Tuesday, June 10, 2014

Câu chuyện thế nào là yêu nước?


Vũ Đình Quyến (Danlambao) - Chuyện xảy ra trong một ngày tình cờ thầy trò gặp nhau giữa một giáo viên dậy tiếng Việt và một học sinh người Việt được sinh ra và lớn lên tại hải ngoại. 

Hai thầy trò có cuộc tọa đàm thăm hỏi nhau tại nhà của em học sinh. Vị giáo viên thấy em học sinh đang mở máy vi tính để đọc tin tức VN. Muốn trắc nghiệm sự hiểu biết của học trò mình, vị giáo viên làm một cuộc phỏng vấn học trò về những diễn biến thời sự liên quan đến quê hương VN. Câu chuyện giữa thầy (GV) và em học sinh (HS) xảy ra như sau:

(GV) - Em nhận định tình hình diễn biến vừa qua, sau khi TC ngang nhiên đặt dàn khoan dầu HD981 trên thềm lục địa kinh tế ở nước ta, phản ứng của dân chúng trong nước như thế nào? 

(HS) - Theo lịch sử VN, chúng ta bị ngàn năm đô hộ giặc Tầu (Trung Hoa) và trăm năm đô hộ giặc Tây (Pháp) đã thấm nhuần vào dòng máu Lạc Việt tình yêu nước chống ngoại xâm bảo vệ Tổ Quốc. Đó là truyền thống của người Việt. Biến cố dàn khoan HD981 của TC đã khơi dậy lòng yêu nước không hẳn từ người dân quốc nội mà ngay cả người Việt ở Hải Ngoại cũng phẫn nộ lên tiếng chống lại mộng ước bá quyền của TC. 

(GV) - Cuộc chiến "Điện Biên Phủ" Quân Pháp thua trận phải đầu hàng quân đội VN do đảng CSVN chủ động. Em có cho rằng đó là công lao của đảng CSVN dành lại độc lập cho nước nhà không? 

(HS) - Sau thế chiến II cuộc diện thế giới thay đổi. Các cường quốc đồng thuận sẽ trao trả lại độc lập cho các nước nhược tiểu bị đô hộ hoặc bảo hộ, VN dưới ách đô hộ của Pháp. Ông Hồ Chí Minh là một đảng viên của đảng CS quốc tế được sự hỗ trợ của Liên xô và Trung Cộng. Núp dưới chiêu bài chống Pháp cứu nước, lợi dụng lòng ái quốc bất khuất của dân tộc VN Ông ta giải tán Đảng CS Đông Dương và liên minh với các đảng phái quốc gia thành lập chính phủ Việt Minh khơi dậy lòng yêu nước Toàn dân. Sự căm hờn của dân Việt dưới ách thống trị của Pháp tạo một sức mạnh một lòng đánh Pháp nên công cuộc đánh Pháp thành công. 

Tuy nhiên, sau khi dành được độc lập, Hồ Chí Minh đã giết hại các đảng phái Quốc Gia để hiện nguyên hình ĐCSVN, tay sai cho Quốc Tế CS và được sự chỉ đạo của quan thầy ký kết hiệp định Geneve chia đôi đất nước VN vào năm 1954. Vĩ tuyến 17 về phía Bắc VN thuộc về chế độ CS và từ vĩ tuyến 17 về phía Nam thuộc về khối Tư Bản Tự Do. Thế giới chia thành lưỡng cực tạo thành cuộc chiến tranh lạnh ý thức hệ giữa Tư Bản và Cộng Sản. Hoa Kỳ là một cường quốc đứng đầu cho khối Tư Bản. Liên Xô và Trung Cộng thuộc về khối CS. Sau khi Hoa Kỳ thay đổi chiến lược và đã tách được khối cộng làm hai, thế giới biến thành thế chân vạc giữa ba cường quốc (Mỹ - Nga - Trung Cộng). Sự du nhập thể chế CS và làm tay sai cho Nga -Trung Cộng; Ô. Hồ Chí Minh (theo em) Ông không phải là người yêu nước và còn có tội nặng với dân tộc VN. Nếu đất nước không bị chia đôi, chắc hẳn VN sẽ có một trang sử khác tốt đẹp hơn. 

(GV) - Cựu tổng bí thư Ô. Lê Duẫn còn tuyên bố: "Ta đánh là đánh cho TC và Liên Xô" trong thời kỳ CS Bắc Việt tấn công chính thể Tự Do VNCH miền Nam VN trên danh nghĩa đánh Mỹ cứu nước. Nhưng khi tiếm chiếm miền Nam VN. Đoàn quân CSVN tiến vào Sài Gòn không thấy bóng dáng một người Mỹ nào và Bộ Đội miền Bắc ngỡ ngàng trước cảnh phồn Vinh, văn minh giàu có của chính thể VNCH họ đã bật ngửa cho rằng cuộc chiến chỉ là cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Vậy tại sao "những trí thức cách mạng lão thành" họ cho rằng họ là những người yêu nước. Vậy tại sao họ không phản ứng để đưa ra một giải pháp chuyển hướng thành lập một thể chế tốt hơn sau khi chiến tranh đã chấm dứt, Em nghĩ gì về điều này? 

(HS) - Say men trong chiến thắng, ngu dốt trong đui mù, tự hào với đoàn quân bách chiến bách thắng với luận điệu tuyên truyền: "Quân đội VNCS anh hùng đánh thắng hai cường quốc đầu sỏ Pháp Mỹ" nên họ không thoát khỏi âm mưu bá quyền của TC. Họ đã đánh mất thời cơ quay về với dân tộc. Trí thức trở thành nô bộc cho chế độ,. Quân Cán Chính VNCH bị đưa vào những trại tù biệt danh là "Tù cải tạo" họ bị đối xử rất tàn nhẫn và không có ngày về. Ngoài xã hội, VC áp dụng chính sách bài trừ văn hóa miền Nam họ cho rằng đây là thứ "văn hóa đồi trụy". Họ tung ra chiến dịch được gọi là "đánh kinh tế mại bản" nhằm triệt hạ cả nền kinh tế miền Nam, ngay cả đến những doanh nghiệp nhỏ cũng bị tịch thu thành cơ sở quốc doanh. Bắt dân đi vùng kinh tế mới, nhất là đối xử tệ bạc với những thân nhân Quân Cán Chính VNCH, con em của họ bị phân biệt trong môi trường học đường không được vào Đại Học. Em không hiểu các vị cách mạng miền Nam (tay sai cho CS Hà Nội) được mệnh danh là "Đoàn Quân Giải Phóng Miền Nam". Họ sẽ nghĩ gì và đến lúc này sau 39 năm sao chưa sám hối tạ tội với đồng bào?. Họ biết lầm đường lạc lối vẫn còn cố bám lấy thây ma CS thì họ chẳng phải là những người yêu nước. 

(GV) - Một số học giả và nhóm trí thức đang tọa đàm bàn cãi về chủ đề "Thoát Trung" hay "Thoát Cộng". Một số đảng viên cao cấp cũng hiểu điều đó, nhưng họ vì quyền lợi và quyền lực, họ không biết cách nào để thoát một cách an toàn!. Em nghĩ gì về điều này và em có cho rằng đây là một cơ hội có thể thay đổi vận nước, cách nào để thoát Cộng? 

(HS) - Nguyên nhân chính vẫn là đảng CSVN gây ra. Đã gần 7 thập niên dưới sự lãnh đạo của VC không đem lại một thành quả nào cho đất nước. Xã hội thì sa đọa, giáo dục thì suy đồi, kinh tế thì què quặt, nông dân mất đất, dân chúng mất nhà, quan chức thì giàu có, công nhân bị bóc lột, Bán đất dâng biển, tham nhũng cửa quyền v.v... hoàn toàn chỉ là láo khoét, bịp bợm. Những bằng chứng điển hình ấy đã và đang xảy ra trên quê hương VN. Muốn "Thoát Cộng" phải "Thoát Đảng". 

Một là đảng CSVN tự giải tán trao lại quyền cho dân tộc. Một chế độ "Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền" được thành hình do chính người dân tín nhiệm trao phó. Thiết lập một trật tự theo hiến pháp mới do quốc hội được dân bầu lên soạn thảo. Với nhân bản người Quốc Gia Dân Tộc, công và tội được xét xử một cách công minh, cái gì thuộc về Quốc Gia sẽ được thu hồi sung công quỹ, cái gì thuộc về sở hữu cá nhân được chứng minh hữu lý sẽ được bảo đảm không truy xét. Nếu điều này xảy ra sẽ tránh được sự đổ máu và chắc chắn họ sẽ được giảm khinh tối đa. 

Hai là các đảng viên còn nghĩ đến tình tự dân tộc phải "Thoái Đảng". Các nhân sĩ trí thức, học giả, các chức sắc lãnh đạo các Tôn Giáo kêu gọi toàn dân tổng khởi nghĩa truất phế đảng CSVN để thành lập một thể chế mới do dân quyết định. 

ĐCSVN là một chướng ngại, muốn đương đầu với kẻ cướp vào nhà, thì phải dọn dẹp chướng ngại vật để có vị trí thích hợp đối phó địch. "Thoát Đảng" sẽ "Thoát Trung" được. 

(GV) - Cám ơn em. Tương lai nước Việt do chính tuổi trẻ các em sẽ lãnh đạo. Thầy mong rằng thế hệ trẻ trong nước sẽ cùng các em hải ngoại giao hòa cộng tác thi thố Trí - Đức (hậu CS) lèo lái con thuyền Quốc Gia VN thênh thang dưới ánh bình minh rực rỡ, đưa đất nước đến vinh quang. Xây dựng một giang sơn văn minh, tiến bộ trong Tự  Do- Hạnh Phúc - Dân Chủ và quyền con người được tôn trọng. Dân chúng được hưởng thái bình an cư lạc nghiệp. 

Đan Mạch ngày 10-06-2014 


Dàn khoan HD981 làm em sáng mắt sáng lòng


(Meo của một cựu Dư Luận Viên gửi Nguyễn Bá Chổi) 
Chào bác Chổi,

Trước hết em xin thành thật khai báo: em đây chính là Dư Luận Viên lâu nay nổi tiếng anh hùng núp dưới nhiều tên khác nhau để phản biện những gì bác nói xấu Đảng, xúc phạm các đồng chí lãnh đạo, chống phá tổ quốc và nhân dân, bôi bác cha già dân tộc Hồ Chí Minh.

Thú thật với bác, mỗi lần đọc Nguyễn Bá Chổi, em tức ứa gan. Bác nhận là đồng hương xa gần với bác Hồ, nhà văn hóa thế giới được cả loài người tiến bộ kính cẩn ngưỡng mộ, được đảng phong chức thần hoàng làng, đúc tượng Người đưa vào chùa ngồi với Bụt dù trong di chúc bác viết là sau khi chết đi gặp cụ Mác cụ Lê chứ bác không đả động gì đến Trời Phật tổ tiên, sao bác lại đi nói xấu bác Hồ đủ điều đủ tật. Tức giận NBC cực khủng, nhưng vì công tác đảng giao phó và vì cái sổ hưu nên em rán nuốt bác; tuy nhiên nói đi rồi nói lại, cũng nhờ bác thỉnh thoảng đưa vào bài viết “chụm” và “chụt” là cái đồng hương ta - kể cả bác Hồ - ai cũng thích, nên bài nào của bác em cũng ngâm cứu kỹ xem có món “đặc sản quê hương” khoái (lạc) khẩu thượng đỉnh nớ không.

Hôm nay em kính gửi meo đến bác là do sự cố dàn khoan HD 981 làm em sáng mắt sáng lòng.

Em sáng mắt sáng lòng ra sao/ thế nào/ mần răng, thì ôi thôi ấy là cả “một trời tâm sự”. Em không thể giải bày ra đây với bác trong khuôn khổ của một lá meo; em chỉ nêu lên một điều thôi. Đó là là chụm từ “chống Mỹ cứu nước”.

Chính cái chụm từ “chống Mỹ cứu nước” này mà thanh niên Miền Bắc nô nức lên đường đi B (ngoại trừ con các quan lớn, cũng lên đường nhưng lên đường giả đò rồi quay lại lên tàu bay đi du học Liên Xô, Trung Quốc hay các nước Đông Âu) gi ả I phóng Miền Nam làm nên cuộc chiến tranh thần thánh kéo dài 20 năm (1954 -1975), giải phóng Miền Nam, nhưng bác lại đòi “Gọi cho đúng tên một cuộc chiến”.

Trong bài “Gọi cho đúng tên một cuộc chiến”, bác viết (trích):

“...Theo tinh thần Hiệp Định Genève 1954 nước Việt Nam bị tạm thời chia đôi, lấy sông Bến Hải làm ranh giới hai miền. Chính quyền và quân đội Việt Minh Cộng Sản tập trung về Miền Bắc; chính quyền và quân đội Quốc Gia tập trung về Miền Nam. Khi rút quân về Bắc, CS đã để lại một số cán bộ nòng cốt và chôn dấu vũ khí.

Chiến tranh chống Pháp chấm dứt, nhưng nhân dân Miền Nam trước hết là đồng bào nông thôn được hưởng thái bình chưa bao lâu lại phải đối diện với một cuộc chiến mới. Ban đầu là cảnh khủng bố: thôn, xã trưởng và những người phục vụ trong chính quyền bị bắt đi giết một cách dã man. Nạn nhân toàn là người Việt Nam. Rồi tiến lên những trận đánh du kích, sau đó là quân chính quy từ bắc vào, kẻ thù của họ vẫn là hoàn toàn người Việt Nam. Rồi đắp mô gài mìn nổ xe đò chở toàn đồng bào Việt Nam.

Rõ ràng đó là cuộc chiến tranh của người Việt cộng sản từ Miền Bắc chống người Việt Miền Nam. Đến năm 1964, do quân Bắc Việt đe dọa nặng nề đến sự sống còn của Miền Nam, một đồng minh của mình, người Mỹ mới đổ quân vào, vừa giúp quốc gia bạn tự vệ, vừa để ngăn chặn làn sóng Đỏ tràn xuống vùng Đông Nam Á...”

Đọc những lời cực kỳ phản động trên đây, em soi gan điên tiết lên; em bỏ mạng đứng lên hai tay nắm đấm, bặm môi trợn mắt, làm sao bắt được biết tay ông.

Nhưng đó là trước kia, thời kỳ tiền Dàn Khoan HD 981. Còn bây giờ, trước tình trạng tổ quốc lâm nguy, họa mất nước đến nơi, do âm mưu thôn tính VN của kẻ thù truyền kiếp phương được thể hiện công khai trắng trợn qua vụ HD 981 em mới hiểu được tại sao thời đó đồng bào Miền Nam cần có sự hiện diện của Mỹ.

Đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà Cách mạng lão thành nay cũng lên tiếng cần có Mỹ. Điều này em khỏi cần dẫn chứng ra đây vì nhan nhản trên mạng rồi. Các đồng chí chú đồng chí bác ái đã trắng mắt ra huống hồ cỡ bọn em, vốn xưa nay trên bảo gì dưới bị nghe nấy, tội gì mà không sáng mắt sáng lòng.

Thưa bác, nhờ sáng mắt sáng lòng do vụ HD 981, hôm nay em viết meo này với mục đích, trước là tạ tội làm DLV bấy lâu nay, chẳng những đã không tin lời bác mà còn tìm cách chống và chửi bác, sau là bái phục báo Lề Trái viết đâu Phải đó; không như báo Lề Phải toàn bày điều Trái ngược.

Chào bác, em xin ngừng meo lộ ni (nơi đây).


Trung Quốc sắp lĩnh đòn "gậy ông đập lưng ông"?

(BáoĐấtViệt) - TQ ngày càng ngang ngược tại Biển Đông, Mỹ cũng bắt đầu nóng mắt, chỉ một đốm lửa nhỏ sẽ đủ khả năng biến nơi đây thành cuộc chiến tầm thế giới.
Trung Quốc giương oai diễu võ tại Biển Đông

Từ ngày 1/5/2014 cho đến nay, giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) vẫn hiện diện tại vùng đặc quyền kinh tế, chủ quyền của Việt Nam. Và sự căng thẳng leo thang từng ngày khi Trung Quốc không ngừng khoe khoang sức mạnh cơ bắp của mình với những lực lượng chấp pháp và dân sự của Việt Nam.
Cùng nhìn lại Trung Quốc đã sử dụng những chiến thuật gì với lực lượng bán quân sự của họ tại giàn khoan này? Ban đầu, chỉ đơn thuần là cuộc đọ sức giữa tàu hải giám, hải tuần, ngư chính của Trung Quốc với các lực lượng chấp pháp gồm cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam. Trung Quốc cậy sức mạnh của các tàu lớn, hung hăng đâm phá, bắn vòi rồng vào tàu của ta.
Bước tiếp theo, khi họ nghĩ rằng sự tồn tại của giàn khoan Hải Dương 981 là cột mốc trên biển để cướp biển nước khác, thì đáp lại, tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi, mỗi tàu cá là một cột mốc sống, Trung Quốc có một cột mốc tỉ USD, thì Việt Nam có hàng chục cột mốc nhỏ bé nhưng quả cảm.
Sự hiện diện kiên cường của ngư dân Việt Nam buộc Trung Quốc phải đưa tàu cá của họ đến. Nhưng lúc này, sự khác nhau giữa kẻ ăn cướp và người chủ nhà cũng được bộc lộ. Đã có tàu cá Việt Nam bị đâm chìm, đã có ngư dân Việt Nam tử nạn, và thế giới biết điều này.

Tàu tiếp tế Fuchi lớp 903A của Trung Quốc đang tiến gần đến khu vực giàn khoan
Tàu tiếp tế Fuchi lớp 903A của Trung Quốc đang tiến gần đến khu vực giàn khoan

Chưa dừng ở đó, ngày 7/6/2014, Trung Quốc chuyển thế trận, họ giàn hàng ngang cả trăm tàu các loại, tất cả đều lớn hơn, mạnh hơn Việt Nam, hừng hực khí thế lao vào những con tàu nhỏ bé. Vậy đấy, họ muốn khoe khoang với Việt Nam rằng hãy nhìn vào sức mạnh của chúng tôi, các ngươi liệu chịu được mấy nả? Việt nam vẫn kiên cường.
Trung Quốc thừa hiểu Việt Nam sẽ không nổ súng trước vào cái giàn khoan cồng kềnh như một cái bia ngắm, vậy vì sao họ vẫn đưa lực lượng không quân, hải quân hiện diện tại đây?
Đã có 6 loại tàu quân sự của Trung Quốc xuất hiện, bao gồm: Khu trục tên lửa, hộ vệ tên lửa, tên lửa tấn công nhanh, tuần tiễu săn ngầm, quét mìn, vận tải độ bộ. Không quân, họ đưa đến tiêm kích, trực thăng tấn công, săn ngầm, máy bay trinh sát...
Đến lúc này, việc thị uy với Việt Nam chỉ là một phần. Họ muốn cho thế giới thấy khả năng tác chiến đa binh chủng của họ. Đặc biệt trong vùng biển mà Trung Quốc cho là ao nhà, gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, quân đội nước này hoàn toàn có thể tự tin tác chiến dưới mọi hình thức, từ chiến tranh chớp nhoáng cho đến tổng lực.
Đây là điều Trung Quốc muốn, đe dọa Việt Nam, nắn gân đối phương, cụ thể ở đây là Mỹ và các đồng minh.

Mỹ vẽ kịch bản chiến tranh dành cho ai?

Vừa qua, Lầu Năm Góc đã đệ trình lên Quốc hội Mỹ một bản báo cáo thường niên mang tên “Sự phát triển an ninh và quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.” Theo đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã vẽ ra một kịch bản quân đội Trung Quốc dùng vũ lực tái chiếm Đài Loan – một trong những đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Trong bản báo cáo này, Lầu Năm Góc nói đến 4 kịch bản về cuộc chiến giành lại lãnh thổ này, gồm có: Phương án phong tỏa, Phương án chiến tranh bất đối xứng, Phương án không kích, Phương án xâm lược toàn diện. Có thể thấy rằng, dù mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đã có nhiều cải thiện nhờ chính sách ngoại giao mềm mỏng của lãnh đạo vùng lãnh thổ này, đồng thời, cái ô nước Mỹ vẫn còn duy trì được tính đảm bảo của mình. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa một phút nào thôi đề phòng dã tâm và tham vọng của Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc tập trận chiếm đảo
Quân đội Trung Quốc tập trận chiếm đảo

Điều đáng nói ở đây không phải câu chuyện về Trung Quốc sẽ chiếm Đài Loan thế nào, mà là việc những kịch bản mà Lầu Năm Góc vẽ ra hoàn toàn có thể phù hợp với bất kỳ quốc gia nào của Đông Nam Á mà Trung Quốc cho là đối thủ, từ Việt Nam, Philippines, Malaysia… - những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Thực tế, Đài Loan chỉ là một ví dụ cho dễ hình dung, và nước Mỹ biết đó sẽ là vùng lãnh thổ ít khả năng bị Trung Quốc đụng đến đầu tiên nếu họ phát động chiến tranh. Ví dụ Đài Loan chứng minh cho Trung Quốc và khu vực này thấy rằng Mỹ vẫn đang theo dõi Trung Quốc hằng ngày. Và cũng để Bắc Kinh thấy, Washington bắt đầu nóng mắt khi lời nói của họ đang không được coi trọng.

Tính chất bắc cầu Mỹ - Nhật – đồng minh thứ ba

Tuy nhiên, việc Mỹ tham dự vào các cuộc xung đột (nếu có) ở Đông Nam Á hay Đông Bắc Á là rất ít khả năng, bởi ngay từ khi chuyển trục, quốc gia này đã có nhiều tuyên bố về việc không trực tiếp tham chiến, giúp một nước chống lại nước thứ ba.
Song Nhật Bản lại đang dần chiếm thế chủ động và đưa Mỹ vào thế bị động và phải xuôi theo người đồng minh này. Điều này thể hiện qua việc Thủ tướng Shinzo Abe đệ trình lên Quốc hội những vấn đề về thay đổi Hiến pháp nước này hồi tháng 5/2014.
Theo đó có hai điểm cần lưu ý về quốc phòng. Thứ nhất, lực lượng phòng vệ của Nhật Bản sẽ được trao nhiều quyền hạn hơn, họ sẽ được nới rộng việc sản xuất, buôn bán, sử dụng vũ khí sát thương. Thứ hai, Nhật Bản sẽ cho phép mình tham gia vào các cuộc chiến của đồng minh, dù không liên quan đến mình.
Đồng minh của Nhật là những ai? Trước mắt là Mỹ, Philippines. Và Nhật Bản hoàn toàn có quyền chủ động lựa chọn thêm những đối tác chiến lược, có thể là Việt Nam, Singapore, Hàn Quốc, Indonesia… Điều này chắc hắn phải khiến Trung Quốc dè chừng.

Quân đội Nhật Bản có thể sẽ được nâng quyền hạn, có quyền can dự vào cuộc chiến tranh của nước thứ đồng minh thứ ba
Quân đội Nhật Bản có thể sẽ được nâng quyền hạn, có quyền can dự vào cuộc chiến tranh của nước thứ đồng minh thứ ba

Có thể thấy rằng, Biển Đông đã bị quốc tế hóa hoàn toàn. Vấn đề ở đây không phải do Việt Nam, do Philippines, hay một quốc gia nhỏ bé nào, mà do chính sự ngang ngược, bá quyền của Trung Quốc.
Điều đáng chú ý hơn, mâu thuẫn chủ yếu ở đây vẫn là kế hoạch chuyển trục của Mỹ và tham vọng về giấc mơ Trung Hoa của Trung Quốc.
Nếu không có cái giấc mơ ấy của Trung Quốc, thì chưa chắc Mỹ đã phải chuyển trục gấp rút. Nếu không có sự bênh vực đồng minh của Mỹ, làm sao Nhật có những động thái cứng rắn như thế? Và nếu không có sự đe dọa của Trung Quốc, làm sao Nhật Bản dễ dàng thay đổi Hiến pháp?
Tất cả những mối quan hệ ấy đều biến Biển Đông thành một thùng thuốc nổ, chỉ một mồi lửa nhỏ đều có thể châm ngòi cho một cuộc chiến mang tầm thế giới.
Chỉ đáng thương khi các quốc gia nhỏ bé ưa chuộng hòa bình, cần mẫn phát triển đất nước đã vô tình bị kéo vào cái vòng tranh đoạt của những nước lớn.
Thứ Tư, 11/06/2014 07:22
Đỗ Minh Tú

TP.HCM: Nguy cơ công nhân không gom rác vì bị "treo" lương

(ĐSPL) – Hơn 5.500 tấn rác thải mỗi ngày tại TP.HCM có nguy cơ không được thu gom nếu lương công nhân thu gom rác tiếp tục bị treo.

Số lượng công nhân thu gom rác bị treo lương đã lên đến con số hàng nghìn thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM (Công ty Môi trường đô thị), HTX Vận tải Công nông và các công ty dịch vụ công ích quận 2, 3, 9, 12, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Thủ Đức, huyện Nhà Bè và Hóc Môn.

Theo thông tin ban đầu, hầu hết các công ty và HTX nói trên đều đang trong tình trạng nợ “ngập đầu”. Phần lớn, thời gian vừa qua các công ty này phải vay mượn tiền để chi trả lương cho công nhân và các chi phí khác.
TP.HCM: Nguy cơ công nhân không gom rác vì bị "treo" lương - Ảnh 1
Hàng nghìn tấn rác mỗi ngày có nguy cơ không được thu gom nếu như công nhân vẫn bị nợ lương.

Riêng ông Huỳnh Minh Nhựt, giám đốc Công ty Môi trường đô thị đã công bố trên một số trang báo rằng, công ty này đã phải vay ngân hàng hơn 60 tỷ để trả lương cho hơn 1.800 nhân viên và chi phí tiền xăng.

Lãnh đạo các công ty thì than nợ nần, công nhân thu gom rác thì đang trong tình trạng điêu đứng khi đi làm không được lĩnh lương.

Chị Trần Thị T, công nhân thu gom rác Công ty dịch vụ công ích quận 3 bức xúc cho biết, hiện tại chị phải chật vật vay tiền bạn bè và người thân để trang trải cho cuộc sống.

“Cuộc sống gia đình tôi phụ thuộc hoàn toàn vào đồng lương của hai vợ chồng đi gom rác, vậy mà bây giờ công ty chưa phát lương, gia đình tôi không biết phải sống làm sao nếu như kéo dài như thế này”, chị T nói.

Cùng chung cảnh ngộ, chị Nguyễn Thị D, công nhân gom rác công ty công ích quận Phú Nhuận ngậm ngùi cho biết, chị không có chồng nhưng phải nuôi 2 con ăn học, không có lương đồng nghĩa với việc con chị cũng ảnh hưởng rất nhiều.

“Bây giờ tôi chỉ mong sao công ty cố gắng giải quyết cho anh em công nhân, có như vậy chúng tôi mới yên tâm công tác tốt”, chị D nói.

Nguy cơ hơn 5.500 tấn rác/7.5000 tấn rác mỗi ngày tại TP.HCM không được thu gom là rất cao nếu như lương công nhân tiếp tục bị treo kéo dài.

Theo ông Nhựt, giám đốc Công ty Môi trường đô thị, theo đúng quy trình, đầu năm UBND TP.HCM sẽ ủy quyền cho Sở Tài nguyên–Môi trường trực tiếp ký hợp đồng thu gom và vận chuyển rác với Công ty Môi trường đô thị. Sau khi hợp đồng ký kết, Công ty Môi trường đô thị tiếp tục ký với các công ty công ích và các hợp tác xã theo đơn giá hợp đồng.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, UBND TP vẫn chưa ủy quyền cho Sở Tài nguyên- Môi trường, vì vậy các khâu sau đều bị tắc nghẽn.
21:51 PM, 10-06-2014
LÊ THẠCH

Không quân Việt Nam mua 3 máy bay vận tải C-295

(BáoĐấTViệt) - Phát ngôn viên Airbus DS vừa xác nhận rằng công ty này sẽ bán cho Việt Nam 3 máy bay vận tải quân sự C-295.


Máy bay vận tải C-295 của Airbus.


Theo IHS Jane's, công ty Airbus Defense thuộc Tập đoàn Hàng không Airbus châu Âu vừa xác nhận rằng họ sẽ bán cho Không quân Việt Nam 3 chiếc máy bay vận tải C-295.
Phát biểu tại cơ sở của công ty ở Seville (Tây Ban Nha) hôm 9/6, Giám đốc kinh doanh máy bay quân sự của Airbus DS, ông Antonio Rodriguez Barberan
 nói rằng, có 3 biến thể mới của máy bay C-295 đang được phát triển theo đơn đặt hàng cho ít nhất một khách hàng, và 20 chiếc C-295 biến thể vận tải cho các đơn hàng hiện tại được lên kế hoạch cung cấp trong năm nay.
"Chúng tôi đang làm việc trên biến thể máy bay C-295 SIGNIT (thông tin tình báo), hoạt động đặc biệt (GUNSHIP) và C-295 ISR (trinh sát, tình báo, giám sát). Trong đó biến thể C-295 đặc biệt sẽ được bán cho một khách hàng Trung Đông trong thời gian sắp tới", ông Barberan nói.
Vị quan chức Airbus DS còn cho biết thêm rằng, trong năm 2014, Airbus DS đã bán được tổng cộng 20 máy bay C-295.
Hiện tại, mới chỉ có một số lượng tương đối nhỏ các quốc gia sử dụng máy bay C-295 ở Trung Đông (gồm cả Bắc Phi) như Algeria, Ai Cập, Jordan và Oman. Riêng lực lượng Không quân Jordan (RJAF) gần đây mới chỉ đưa vào phục vụ trở lại 2 máy bay vận tải CN-235 được cải tiến gắn thêm vũ khí của ATK.
Các chi tiết liên quan đến các hệ thống cảm biến và vũ khí được lắp trên máy bay C-295 biến thể GUNSHIP không được tiết lộ, mặc dù vậy, trong một slide trình diễn của Airbus DS đã cho thấy máy bay sẽ được trang bị một khẩu pháo 30mm M230 ở một bên cửa và 6 điểm treo dưới cánh cho các tên lửa/đạn rocket dẫn đường không - đối - đất/biển, một radar khẩu độ mở tổ hợp (SAR) và tháp cảm biến điện - quang/hồng ngoại (EO/IR). Ngoài ra, biến thể máy bay này cũng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ giám sát mặt đất giống như một máy bay đặc biệt.
Đối với hai biến thể C-295 SIGNIT và ISR sẽ được Airbus DS trang bị khả năng giám sát điện tử và kit nhiệm vụ chiến trường để có thể thông tinh tình báo điện tử (ELINT và COMINT), radar chỉ thị mục tiêu trên bản đồ mặt đất độ phân giải cao. Ngoài ra còn một số khả năng bổ sung sẽ được cung cấp theo từng kit nhiệm vụ để cho phép chuyển đổi cấu hình từ một máy bay vận tải khi cần thiết.
Ông Barberan cũng lưu ý rằng, thiết kế cánh nhỏ và máy điện nâng cấp trong năm 2013 sẽ bắt đầu được triển khai chế tạo trên máy bay mới kể từ năm 2015, mặc dù chưa chắc tất cả các khách hàng sẽ chọn giải pháp mới này cho các yêu cầu của họ.
Ngoài các biến thể mới của máy bay C-295, ông Barberan tiết lộ thêm rằng, Airbus DS đang tiếp tục làm việc trên biến thể giám sát và cảnh báo sớm trên không (AEW&C) và nỗ lực hơn để đảm bảo trong tương lai sẽ có thêm các đơn hàng các biến thể tuần tra hàng hải dựa và nguyên bản vận tải của máy bay C-295.
Riêng vấn đề tìm kiếm khách hàng bổ sung, quan chức cấp cao Airbus DS nói rằng, ngoài Ecuador đã mua 3 chiếc C-295 biến thể vận tải thì 17 máy bay còn lại đã được bán cho những khách hàng bí mật. Tuy nhiên, một nhân viên trong dây chuyền sản xuất của công ty này đã tiết lộ rằng, Việt Nam chính là một trong những khách hàng như vậy.
Thông tin này sau đó cũng đã được một phát ngôn viên của Airbus DS xác nhận lại với IHS Jane's, phát ngôn viên này cho biết Việt Nam đã thực sự đặt hàng 3 chiếc máy bay vận tải C-295, các thông tin chi tiết không được tiết lộ thêm.
Phạm Thái

"Tin tặc quân đội Trung Quốc đánh cắp bí mật hàng không vũ trụ"

 theo VietnamPlus | 11/06/2014 07:31

Ảnh minh họa: AFP/RT


Công ty an ninh Mỹ Crowdstrike cho biết một đơn vị quân đội Trung Quốc đã tiến hành chiến dịch tin tặc nhằm chặn các liên lạc vệ tinh và bí mật hàng không vũ trụ của Phương Tây.

    AFP dẫn báo cáo ra ngày 9/6 của Crowdstrike cho biết, đơn vị có trụ sở ở Thượng Hải nói trên được đặt tên là "Putter Panda", một “tổ chức thù địch được xác định rõ” đã hoạt động từ ít nhất năm 2007 bằng việc gửi các thư điện tử độc hại nhằm vào Microsoft Outlook, Adobe Reader và các phần mềm thông dụng khác.
    Nhóm này dường như đang tìm cách “thu thập tài sản trí tuệ và bí mật công nghiệp liên quan đến công nghệ quốc phòng” để phục vụ mục đích “giám sát ngành vũ trụ, theo dõi từ xa và chặn các liên lạc vệ tinh”.
    Putter Panda có thể sẽ tiếp tục nhắm đến các thực thể Phương Tây nắm giữ những thông tin có giá trị hoặc tài sản trí tuệ liên quan đến những lợi ích này.
    Theo Crowdstrike, Putter Panda có mối liên hệ với Đơn vị 61486 thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tại một tòa nhà cao tầng ở quận Áp Bắc (Zhabei), phía Bắc Thượng Hải.
    Trước đó, người ta cũng đã biết đến Đơn vị 61398, là đơn vị đã tuyển dụng hàng nghìn nhân viên làm việc tại một tòa nhà 12 tầng gần Thượng Hải để đánh cắp tài sản trí tuệ và các bí mật quốc gia ở nước ngoài.

    Trung Quốc sắp có thêm 3 giàn khoan đe dọa “xẻ nát” biển Đông

    My Lan - theo Trí Thức Trẻ | 11/06/2014 08:16

    Thêm một 982, dã tâm của Trung Quốc không còn phải che giấu….


    (Soha.vn) - Âm mưu sử dụng các giàn khoan nước sâu làm “lãnh thổ di động”, xâm chiếm và thôn tính biển Đông của Trung Quốc đã bị các chuyên gia trong nước và thế giới “nhìn thấu”.

    Dồn dập đóng dàn khoan
    Theo Báo điện tử Chính phủ, Trung Quốc đang huy động toàn lực để đóng giàn khoan Hải Dương 982 tại nhà máy đóng tàu Đại Liên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc CSIC. Ngay từ trong thuyết minh thiết kế, Trung Quốc đã không hề giấu giếm mục tiêu hoạt động của nó là tại khu vực biển Đông. Thậm chí, dự án này còn được coi là một trong 10 chương trình trọng điểm của Trung Quốc và được đích thân ông Tập Cận Bình tới thị sát.
    Cũng như Hải Dương 981giàn khoan Hải Dương 982 là loại giàn nửa chìm thế hệ thứ 6. Hải Dương 982 được thiết kế để hoạt động ở độ sâu tối đa 1.524 m và khoan xuống độ sâu tối đa 9.144 m.
    Theo các chuyên gia, được định vị bằng hệ định động học cấp 3 - cấp cao nhất - với 8 chân vịt lái, mỗi chân vịt được kéo bởi động cơ 4.600 CV, giàn khoan Hải Dương 982 có khả năng định vị trên biển mà không cần mỏ neo.
    Giàn khoan Hải Dương 982 có khả năng chống mệt mỏi – vốn là căn bệnh cố hữu của nhiều giàn khoan trước tác động của thiên nhiên, đặc biệt là có thể chống chịu được cơn bão khủng khiếp nhất theo thống kê trong 200 năm qua tại biển Đông.
    Ngoài Hải Dương 982, theo tờ Hải Dương (Trung Quốc), tháng 10/2013, Công ty TNHH Cổ phần dịch vụ mỏ dầu Trung Hải (COSL) thông báo rằng công ty này đã ký hợp đồng đóng thêmgiàn khoan dầu Hải Dương 943 và Hải Dương 944.
    Giàn khoan Hải Dương-943 được cho là có thể hoạt động ở độ sâu 400 m và khoan xuống độ sâu 10.668 m. Trong khi đó, Hải Dương-944 có khả năng hoạt động trong vùng đất mềm, ở độ sâu 400 m và khoan sâu tối đa xuống độ sâu 9.144 m.
    Theo dự kiến, thời gian bàn giao 3 giàn khoan Hải Dương 943, Hải Dương 944 và Hải Dương 982 lần lượt sẽ là vào tháng 9, 10/2015 và tháng 8/2016.
    Âm mưu thâm độc của Trung Quốc ở biển Đông
    Bài viết của tác giả Việt Long đăng trên Vietnamplus nhận định: “Đích nhắm của Hải Dương-981 tiếp theo sẽ là Tư Chính, là 9 lô dầu khí ven bờ miền Trung Việt Nam mà CNOOC gọi thầu bất hợp pháp, là Bãi Cỏ Rong, Bãi Cỏ Mây, bãi Tăng Mẫu (bãi cạn James theo cách gọi của Trung Quốc), bất cứ nơi đâu trong phạm vi đường lưỡi bò, nhưng ưu tiên các vùng biển ven bờ các nước nơi khả năng khai thác dầu khí thương mại đã được khẳng định.”
    Trả lời phỏng vấn TTXVN tại Pháp, tướng Daniel Schaeffer, nguyên Tùy viên quân sự Pháp tại Việt Nam và Trung Quốc, nguyên cố vấn của Bộ Quốc phòng Pháp, một nhà nghiên cứu về Biển Đông có uy tín nhận định, việc Trung Quốc khoan dầu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là một bước đi mới trong tổng thể các hành động nhằm độc chiếm Biển Đông bằng đường lưỡi bò mà Trung Quốc đã đưa ra trước đó.
    Đồng tình với quan điểm này, ông Đỗ Thái Bình, kỹ sư đóng tàu thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật Biển TP HCM, Thành viên Hội Đóng tàu Mỹ (SNAME) đã chỉ ra thêm rằng: “Chỉ với một 981, Trung Quốc đã thách thức chủ quyền của Việt Nam và rất nhiều quốc gia khác, thách thức an ninh khu vực và ổn định hàng hải quốc tế. Thêm một 982, dã tâm của Trung Quốc không còn phải che giấu…. Trung Quốc đang rất nóng lòng, họ muốn thực hiện càng sớm càng tốt cái giấc mơ Trung Hoa, ít nhất là với Biển Đông”.
    Về phần mình, hãng tin Mỹ AP đã có bài vạch trần âm mưu thôn tínhBiển Đông của Trung Quốc thông qua giàn khoan: “Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. Hiện quốc gia này bắt đầu lên kế hoạch “hiện thực hoá” các công bố của mình bằng cách đưa giàn khoan vào tiến hành khoan dầu trong khu vực được cho là giàu tài nguyên khí đốt. Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là muốn thay thế Mỹ trở thành cường quốc quân sự chiếm ưu thế trong khu vực, đưa các nước láng giềng vào quỹ đạo kinh tế và văn hoá của họ.”

    Trung Quốc thách thức thế giới bằng tham vọng Biển Đông

    (BáoĐấtViệt-Vạch đường lưỡi bò, khiêu khích trên Biển Đông, định xây đảo nhân tạo ở Trường Sa... Trung Quốc đang gấp rút biến tham vọng cường quốc biển thành sự thật.
    Tờ Philstar của Philippines ngày 9/6 đưa tin, dự án xây dựng trái phép đảo nhân tạo lớn nhất trên quần đảo Trường Sa (Việt Nam) đã được trình lên chính phủ trung ương Trung Quốc. Đây là một trong những hành động của chính quyền Bắc Kinh nhằm thiết lập một căn cứ quân sự trên vùng biển đảo này.
    Theo báo cáo được trình lên chính phủ Trung Quốc, Cơ quan Nghiên cứu, Thiết kế và Đóng tàu Trung Quốc số 9 (Thượng Hải) sẽ chịu trách nhiệm thi công dự án này.
    Theo đó, các cơ sở quân sự, cả căn cứ không quân và hải quân, một khu nghỉ dưỡng, nhà văn phòng, nhà thi đấu, và cả nông trại nhân tạo cũng sẽ được xây dựng trên hòn đảo này.
    Tờ Philstar của Philippines ước tính, chính quyền Bắc Kinh sẽ chi khoảng 5 tỷ USD để thực hiện kế hoạch “bê tông hóa” Trường Sa trong vòng 10 năm, tương đương đầu tư chế tạo một tàu sân bay năng lượng hạt nhân khoảng 100.000 tấn.
    Một công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South) của Việt Nam.
    Một công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South) của Việt Nam.
    Theo giới phân tích, kế hoạch "bê tông hóa" Trường Sa nói trên, nếu được phê chuẩn, sẽ là một dấu hiệu nữa cho thấy sự thay đổi về chiến lược của Trung Quốc nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền kéo dài từ vị thế phòng thủ sang tấn công. Đây cũng được xem là một bước đi tiến tới việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
    Zhang Jie, một chuyên gia về an ninh khu vực tại Học viện khoa học Trung Quốc nhận định, việc xây dựng một hòn đảo nhân tạo có thể trợ giúp tiếp tế cho các tàu và các giàn khoan gần đó, nhưng điều này cũng gây những ảnh hưởng rất tiêu cực trong khu vực
    Theo bà Zhang, những động thái như vậy có thể làm gia tăng sự ngờ vực giữa các láng giềng của Trung Quốc và gây mất ổn định trong khu vực.
    Năm nay, thế giới đã chứng kiến một "bước ngoặt" khi Bắc Kinh liên tiếp tiến hành các hành động khiêu khích trong khu vực, trong đó có việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
    Không dừng ở đó, Trung Quốc đưa nhiều tàu hộ tống, trong đó có những tàu quân sự vào khu vực này và có những hành vi hung hăng, ngang ngược, đe dọa sử dụng vũ lực đối với lực lượng thực thi pháp luật và cả ngư dân Việt Nam.
    Những hành động ngang ngược mà Trung Quốc đang tiến hành trong vùng biển Việt Nam được cho là nằm trong một kế hoạch nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò phi lý của nước này.
    Trong báo cáo hàng năm về quân sự Trung Quốc, Lầu Năm Góc nhận định chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc về lâu dài có mục đích “tăng khả năng chiến đấu có vũ trang và giành chiến thắng trong các tình huống bất ngờ trong khu vực, với khoảng thời gian ngắn, nhưng lực lượng mạnh mẽ”.
    Trước sự hung hăng của Trung Quốc trong thời gian qua, nhiều chính trị gia, nhà bình luận, thậm chí các nước đồng minh của Mỹ bắt đầu lo lắng về các cam kết quân sự tại châu Á-Thái Bình Dương của nước này.
    Tuy nhiên, những lo lắng này là hơi thừa. Dự toán ngân sách quốc phòng năm 2015 của chính quyền Obama là 521 tỷ USD, có thể sẽ được bổ sung thêm 79 tỷ USD. Ngân sách quốc phòng phi chiến tranh của năm 2016 vẫn vượt mức bình quân hàng năm trong thời kỳ chiến tranh lạnh và gấp gần 3 lần dự toán ngân sách quốc phòng của Trung Quốc. Tỷ lệ chiếm của chi phí quân sự trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ cũng cao hơn nhiều so với Bắc Kinh.
    Tại Đối thoại Shangri-La 13 mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cáo buộc Trung Quốc có những “hành động gây bất ổn” ở Biển Đông và cảnh báo Washington sẽ không tiếp tục ở thế bị động nếu trật tự quốc tế bị đe dọa.
    Thứ Ba, 10/06/2014 13:57
    Minh Triết

    Cuộc chiến tin tặc Mỹ-Trung đến hồi gay cấn

    (BáoĐấtViệt) - Cuộc chiến tin tặc giữa Mỹ và Trung Quốc vừa tạm lắng nay lại nóng lên khi Mỹ liên tiếp tố các đơn vị của quân đội Trung Quốc do thám mạng.
    Ngày 9/6, công ty bảo mật Crowdstrike của Mỹ cáo buộc một đơn vị của quân đội Trung Quốc thực hiện các hoạt động tin tặc nhằm cải tiến các chương trình hàng không vũ trụ và vệ tinh của nước này.
    Theo đó, đơn vị 61486 (cục 12) của quân đội Trung Quốc có trụ sở tại thành phố Thượng Hải đã tấn công mạng nhắm vào các cơ quan chính phủ phương Tây và các nhà thầu quốc phòng từ năm 2007.
    Theo CrowdStrike, các vụ tấn công chủ yếu nhắm vào các lĩnh vực không gian, hàng không vũ trụ và truyền thông của Mỹ bằng các chương trình độc hại phát tán thông qua email.
    Thông tin mới nhất này có thể khiến những căng thẳng liên quan đến an ninh mạng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới thêm căng thẳng.
    Khoảng 3 tuần trước, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố 5 tin tặc thuộc quân đội Trung Quốc bị truy tố tội do thám mạng 6 công ty Mỹ hoạt động trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, sản xuất kim loại và các sản phẩm năng lượng mặt trời.
    Những người này được cho là thành viên của đơn vị tin tặc 61398 thuộc quân đội Trung Quốc, cũng đóng ở Thượng Hải.
    5 sĩ quan quân đội Trung Quốc bị cáo buộc tấn công mạng và đánh cắp bí mật thương mại của các công ty lớn của Mỹ.
    5 sĩ quan quân đội Trung Quốc bị cáo buộc tấn công mạng và đánh cắp bí mật thương mại của các công ty lớn của Mỹ.
    Bà Jen Weedon, chuyên gia phân tích thuộc hãng an ninh mạng Mandiant của Mỹ, cho biết Trung Quốc có hàng chục đơn vị tương tự như 61398.
    Không chỉ được trang bị đường dây cáp quang đặc biệt, các thành viên trong đơn vị này còn được huấn luyện trong nhiều lĩnh vực, từ tiếng Anh đến các cách thức liên lạc bí mật, an ninh mạng và các chiến thuật tấn công điện tử.
    Theo hãng Akamai Technologies, các vụ tấn công mạng xuất phát từ Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, với con số 40% trong tổng số các vụ tấn công toàn cầu trong quý IV năm 2012. Trong lĩnh vực gián điệp, Trung Quốc chiếm ưu thế hơn nhiều, ước tính có tới 96% các vụ đột nhập mạng lưới để do thám trong năm 2012 là do tin tặc Trung Quốc tiến hành.
    Mỹ lâu nay lên tiếng cáo buộc Trung Quốc tiến hành các cuộc tấn công mạng nhắm vào Mỹ, nhưng Bắc Kinh luôn bác bỏ cáo buộc này, cho rằng họ cũng là nạn nhân của tin tặc.
    Thậm chí, cuối tháng 5 vừa qua, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Thượng tướng Tôn Kiến Quốc đã gọi Mỹ là tin tặc hàng đầu thế giới, đồng thời cho rằng lực lượng gián điệp mạng của Mỹ phải bị các quốc gia khác kết tội.
    Phát biểu bên lề một cuộc hội thảo an ninh quốc tế, ông Tôn Kiến Quốc nói: "Xét cả về bí mật tình báo quân sự-chính trị và bí mật thương mại, Mỹ là tin tặc số 1 thế giới và lực lượng gián điệp nước này phải bị kết tội.
    Thật lố bịch khi Mỹ cho rằng gián điệp mạng nhằm vào lĩnh vực tình báo chính trị và quân sự là hành động bình thường, trong khi kẻ đánh cắp bí mật thương mại lại là phạm pháp. Chừng nào an ninh của một nước bị lo ngại, chẳng nhẽ tình báo chính trị - quân sự lại không quan trọng hơn bí mật thương mại?"
    Những vụ việc trên đây được xem là thách thức lớn nhất trong quan hệ giữa hai nước này kể từ cuộc gặp gỡ hồi mùa hè năm ngoái giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Sunnylands, California.
    Mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới vốn đã căng thẳng vì những chỉ trích công khai gần đây của Washington nhằm vào những động thái khiêu khích của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền ở các khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông.
    Bắc Kinh tố cáo rằng, nỗ lực của chính quyền Obama nhằm thay đổi hướng trọng tâm vào châu Á và mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực đang khiến cho Nhật Bản và các nước láng giềng của Trung Quốc trở nên bạo gan hơn, đẩy tình hình căng thẳng trong khu vực leo thang hơn nữa.
    Thứ Ba, 10/06/2014 16:25
    Minh Thái (Tổng hợp)

    Báo Trung Quốc: “Chấp” Việt Nam, Philippines và Nhật Bản hợp sức

    (BáoĐấtViệt) - Tờ báo Trung Quốc cho rằng sức mạnh của Việt Nam, Philippines và Nhật Bản hợp lại cũng không thể kiềm chế được Bắc Kinh.
    Tờ Thời báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Anh hôm nay (10/6) đã có bài bình luận về sự kiện hải quân Việt Nam và Philippines giao lưu trên đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tờ báo Trung Quốc bình luận thông qua sự kiện này “Hà Nội và Manila có thể nghĩ việc thể hiện tình hữu nghị và đoàn kết có thể tạo nên sự khác biệt ở Biển Đông và có thể gây sức ép nhiều hơn đối với Trung Quốc”.
    Sau khi lập luận một cách mơ hồ về chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, tờ Hoàn Cầu giở giọng đe dọa rằng “nếu lý lẽ không đủ thuyết phục thì họ (Việt Nam và Philippines) ít nhất cũng nên tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của cuộc chơi”. Rõ ràng, tờ báo Trung Quốc đang muốn ám chỉ tới những khả năng khác ngoài các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực luật pháp quốc tế và những cam kết mà Trung Quốc đã đưa ra.
    Không gì có thể biện minh cho hành động ngang ngược và vô nhân đạo của Trung Quốc
    Không gì có thể biện minh cho hành động ngang ngược và vô nhân đạo của Trung Quốc
    Những bình luận tiếp theo đã bộc lộ rõ sự “ngạo mạn” mà tờ Hoàn Cầu muốn thể hiện. Tờ báo này cho rằng “Việt Nam và Philippines đang ấp ủ ảo tưởng rằng các nước phương Tây sẽ giúp chống lại Trung Quốc và sự tham gia của phương Tây ở Biển Đông là yêu tố quyết định”. Theo tờ Hoàn Cầu, việc giúp đỡ Việt Nam và Philippines không nằm trong chương trình nghị sự của Mỹ.
    Tiếp theo đó, phản ứng trước những lời lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, tờ Hoàn Cầu còn giở “bài cùn” khi khẳng định “Trung Quốc không rơi vào cuộc khủng hoảng ngoại giao như rất nhiều nhà quan sát khẳng định.
    Tờ báo rất tự đắc cho rằng “sức mạnh đang lên của Trung Quốc đủ sức hỗ trợ chính sách ngoại giao cũng như bảo vệ an ninh quôc gia của mình”. Sự tự đắc thậm chí lên đến đỉnh điểm khi tờ báo này viết “vị thế và sự ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây nên sức mạnh của Việt Nam, Philippines và Nhật Bản cộng lại cũng không thể kiềm chế Trung Quốc”!!!
    Bài báo đăng tải trên tờ Hoàn Cầu một lần nữa cho thấy bản chất của Trung Quốc. Nó không chỉ chứng minh sự tráo trở của Bắc Kinh mà còn tố cáo một Trung Quốc đang thực sự run sợ trước lẽ phải, công lý và công luận.
    Thứ Ba, 10/06/2014 13:36
    Đông Triều

    16 ngư dân nhảy khỏi con tàu cá bốc cháy ở Hoàng Sa

    Minh nghi.. tieng sung da no tren Hoang Sa

    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------

    16 ngư dân nhảy khỏi con tàu cá bốc cháy ở Hoàng Sa

    Sau tiếng nổ, tàu cá cháy ngùn ngụt rồi nhanh chóng chìm khiến các ngư dân phải nhảy xuống biển.
    Ngày 10/6, ông Dương Nhựt, Phó chủ tịch UBND xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, tàu cá QNg 96084 TS của anh Nguyễn Chí Thạnh (thôn Tây, xã An Hải) một ngày sau khi xuất bến ra vùng biển Hoàng Sa bỗng dưng bốc cháy dữ dội lúc 9h30 sáng nay.
    10-6-Anh-1-Tau-chay-2242-1402399130.jpg
    Một tàu cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn bị bốc cháy. Ảnh: P.Danh.
    Liên lạc về gia đình báo tin, anh Thạnh cho biết con tàu vừa ra đến vùng biển Hoàng Sa thì phát ra tiếng nổ lớn, nghi do chập điện. Lửa nhanh chóng bốc cháy ngùn ngụt, thiêu rụi và nhấn chìm con tàu gỗ công suất lớn cùng trang thiết bị, ngư lưới cụ chìm hoàn toàn ở vùng biển Hoàng Sa. Ước tính thiệt hại khoảng một tỷ đồng.
    16 ngư dân nhảy xuống biển thoát nạn và được các tàu chấp pháp luật của Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa đến cứu kịp thời.
    Các ngư dân đi trên tàu cá bị nạn đang được tàu của lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam đưa về đảo Lý Sơn trong tối nay.
    Trí Tín

    Giải quyết căng thẳng ở biển Đông: Indonesia thúc ASEAN “ra tay”

    (Petrotimes) - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose hôm nay (10/6) đã lên tiếng xác nhận việc Indonesia đề xuất một cuộc họp đặc biệt giữa các bộ trưởng ngoại giao của ASEAN, để thảo luận về căng thẳng gia tăng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
    Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa
    “Đúng là có một lời đề nghị như vậy”, ông Jose nói.
    Trước đó, hãng tin Nhật Bản Kyodo dẫn lời một nhà ngoại giao Philippines giấu tên cho hay, ngày 5/6, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã đề xuất “một cuộc họp cấp Bộ trưởng ASEAN đặc biệt mà chủ yếu sẽ tập trung vào vấn đề Biển Đông”.
    Ngày và địa điểm diễn ra cuộc họp vẫn đang được tham vấn, nhưng theo tiết lộ của nhà ngoại giao trên của Philippines, cuộc họp đặc biệt này sẽ diễn ra trước hội nghị của các ngoại trưởng ASEAN - dự kiến tổ chức vào tháng 8 tới.
    Philippines ủng hộ đề xuất này. Manila cho rằng, cuộc họp sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới Trung Quốc, cho Bắc Kinh biết rằng ASEAN rất quan ngại về sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ”, Kyodo trích lời nhà ngoại giao Philippines.
    Trước thông tin này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, “Philippines, về nguyên tắc, ủng hộ bất kỳ sáng kiến tái khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong việc đối phó với các vấn đề an ninh và quan ngại của khu vực”.
    Không chỉ gia tăng các hoạt động xâm lấn, gây hấn trên Biển Đông, Bắc Kinh còn đang thể hiện thái độ ngang ngược khi bác bỏ yêu cầu của Tòa trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hiệp Quốc.
    PCA đã yêu cầu Trung Quốc phải trả lời hồ sơ kiện do phía Philippines đệ trình phản đối những yêu sách của Bắc Kinh trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông trước ngày 15/12/2014. Trong khi đó, Trung Quốc thản nhiên cho rằng, PCA không có thẩm quyền quyết định chủ quyền của các đảo, bãi ngầm, bãi đá ở Biển Đông, vốn đang là trung tâm của các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Brunei, Philippines, Malaysia, Việt Nam và vùng lãnh thổ Đài Loan.
    Bắc Kinh cũng trắng trợn vu cáo các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam "kích động", "cố tình đâm va" hơn 1.400 lần vào các tàu Trung Quốc đang bảo vệ hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
    Trong bối cảnh đó, Ngoại trưởng Indonesia tỏ thái độ rất quan ngại và kêu gọi các quốc gia thành viên ASEAN quan tâm hơn tới sự xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi tồn tại nhiều tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Ông cũng khẳng định rằng, Indonesia phản đối dùng “giải pháp quân sự” để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
     21:38 | 10/06/2014
    Linh Phương