Tuesday, September 20, 2016

Phó chủ tịch phường ký lụi giấy chứng nhận… vệ sinh thực phẩm

Ðoàn liên ngành kiểm tra lô hàng không nguồn gốc xuất xứ tại cơ sở ông Thắng, phường Tam Phú, quận Thủ Ðức. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
SÀI GÒN (NV) – Dù không có thẩm quyền, chuyên môn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho doanh nghiệp, nhưng ông phó chủ tịch phường Tam Phú, quận Thủ Ðức, vẫn bất chấp ký liều để trục lợi.
Ngày 20 tháng 9, đoàn liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm quận Thủ Ðức, tiếp tục phối hợp với Chi Cục Quản Lý Chất Lượng và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Sài Gòn kiểm tra hai kho đông lạnh tại cơ sở kinh doanh Ð.D.X trên đường Tam Bình, phường Tam Phú do Hồ Vĩnh Thắng (25 tuổi) làm chủ.
Theo tin báo Tuổi Trẻ, cơ sở kinh doanh của ông Thắng là ngôi nhà cấp 4 rộng gần 80 mét vuông, cỏ lau um tùm và chỉ có 3 công nhân chưa học về an toàn thực phẩm làm việc để vận hành quy trình tích trữ, đóng gói thực phẩm tại chỗ.
Tin cho biết, tại thời điểm kiểm tra, đoàn liên ngành phát hiện một lượng lớn các loại thực phẩm như vú heo, lòng gà, lưỡi vịt và hải sản không có nguồn gốc xuất xứ, bao bì không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng và bốc mùi hôi thối.
Thế nhưng, ông Thắng xuất trình một giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm “bán lẻ hải sản, sản phẩm đông lạnh và rau quả tươi,” do ông Ðỗ Tâm, phó chủ tịch phường Tam Phú ký cấp ngày 30 tháng 1 năm 2015, có giá trị 3 năm. Ðiều đáng nói là với hộ kinh doanh như của ông Thắng, ủy ban phường không có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận mà phải do ủy ban quận, huyện cấp.
Nói với phóng viên báo Tuổi Trẻ sáng 20 tháng 9, ông Ðỗ Tâm thừa nhận do: “Cán bộ trạm y tế phường tham mưu sai nên tôi mới ký sai.” Song, trước câu hỏi ngoài trường hợp trên, ông Tâm còn ký bao nhiêu giấy chứng nhận tương tự cho những cơ sở khác, thì ông này nói: “Hình như có vài trường hợp, còn sau này tôi không ký cấp cái nào cả. Có gì sai sót thông cảm. Trường hợp này để coi rút lại giấy chứng nhận và xử phạt hành chính bình thường.”
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Phúc, chủ tịch phường Tam Phú chỉ cho biết: “Bước đầu kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trên là không đúng thẩm quyền và đang cho xác minh lại quy trình.(Tr.N)

Vụ đổ máu ở Phú Riềng: Cưỡng chế ‘đúng một cách đáng ngờ’

Cục Thi Hành Án Dân Sự tỉnh Bình Phước kiểm tra hiện trường vụ cưỡng chế còn nhiều điểm đáng ngờ. (Hình: Tuổi Trẻ)
BÌNH PHƯỚC (NV) – “Ðúng một cách đáng ngờ.” Ðó là nhận định của nhiều người sau khi Cục Thi Thi Hành Án Dân Sự tỉnh Bình Phước công bố kết quả kiểm tra vụ cưỡng chế khiến cả dân lẫn công an cùng đổ máu ở Phú Riềng.
Ngày 15 tháng 9, các lực lượng hữu trách ở huyện Phú Riềng đã tổ chức cưỡng chế, tịch thu vườn điều diện tích 4,500 mét vuông tọa lạc tại xã Long Bình của bà Lý Thị Luân để giao cho người đã mua đấu giá mảnh vườn này.
Cả bà Luân lẫn thân nhân cùng kháng cự vụ cưỡng chế này. Theo tường thuật của tờ Tuổi Trẻ thì lực lượng công an tháp tùng các viên chức của Chi Cục Thi Hành Án dân sự huyện Phú Riềng “đã dùng súng, dùi cui điện trấn áp thân nhân của gia đình bị cưỡng chế và bị chống trả quyết liệt khiến xung đột bị đẩy đến đỉnh.”
“Do bị công an dùng dùi cui điện dí vào người nên Dũng Văn Hai (29 tuổi) đã dùng dao nhọn đâm thủng bụng Thượng Úy Lê Xuân Mạnh (32 tuổi) làm việc tại công an huyện Phú Riềng. Trước hành vi quá manh động, một chiến sĩ công an đã dùng súng bắn vào người Dũng Văn Quang (31 tuổi – không phải là người đâm viên thượng úy), đồng thời ra đòn trấn áp với những người còn lại.”
“Sau khi bị đâm thủng bụng, Thượng Úy Mạnh đã được chuyển đến bệnh viện cấp cứu, thương tích không ảnh hưởng đến tính mạng. Còn Dũng Văn Quang cũng được người thân đưa đi cấp cứu.”
Hai ngày sau, công an tỉnh Bình Phước khởi tố bảy người tuổi từ 25 đến 46 và cùng là thân nhân của bà Lý Thanh Luân để điều tra hành vi “chống người thi hành công vụ.” Trong bảy người này có cả ông Dũng Văn Quang – người đã bị công an bắn trọng thương.
Vụ cưỡng chế bắt nguồn từ việc bà Luân vay của hàng xóm là ông Phạm Tiến Sáng một khoản tiền. Vì bà Luân không trả nợ nên ông Sáng kiện bà ra Tòa án huyện Phú Riềng. Do bà Luân không phủ nhận chuyện vay mượn và vẫn khẳng định sẽ trả cả vốn lẫn lãi nên tòa không xử mà chỉ làm thủ tục hòa giải. Quyết định công nhận thỏa thuận giữa hai bên (có giá trị như một bản án) xác định bà Luân phải trả cho ông Sáng 50.2 triệu đồng.
Có một điểm đáng chú ý nhưng trước đây không được làm rõ là tại sao bà Luân đã thừa nhận và khẳng định sẽ trả nợ nhưng Chi Cục Thi Hành Án dân sự huyện Phú Riềng lại tổ chức đấu giá vườn điều có diện tích 4,500 mét vuông của bà Luân để thu… 50.2 triệu trả cho ông Sáng (?).
Tờ Tuổi Trẻ chỉ cho biết vụ đấu giá đã diễn ra cách nay hai năm một cách suôn sẻ nhưng cũng chưa rõ vườn điều của bà Luân đã được ai mua và mua với giá bao nhiêu (?). Bởi bà Luân không chịu bàn giao vườn điều cho người trúng đấu giá nên mới xảy ra vụ cưỡng chế ngày 15 tháng 9.
Hôm 20 tháng 9, Cục Thi Hành Án Dân Sự tỉnh Bình Phước cho biết đã kiểm tra vụ cưỡng chế thi hành án đối với bà Luân. Những thắc mắc vừa kể đều được giải đáp song cách giải đáp còn khiến người ta… thắc mắc nhiều hơn!
Theo đó, sở dĩ Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự huyện Phú Riềng tổ chức đấu giá vườn điều của bà Luân để thu 50.2 triệu trả cho ông Sáng vì “cho rằng bà Luân không tự nguyện thi hành án.” Lúc đầu, mảnh vườn được một công ty chuyên thẩm định giá xác định giá trị là 197.75 triệu đồng. Tuy nhiên “Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự huyện Phú Riềng ‘cho rằng’ không có ai tham gia đấu giá nên phải giảm giá đến… 13 lần. Cuối cùng có một người chịu mua với giá chỉ có… 69.5 triệu đồng.”
Cũng theo Cục Thi Cục Thi Hành Án Dân Sự tỉnh Bình Phước thì hiện giờ, ngoài khoản tiền 50.2 triệu đồng thiếu ông Sáng, bà Luân còn thiếu tiền lãi của khoản nợ này trong sáu năm kèm với chi phí đấu giá, chi phí cưỡng chế. Tổng số nợ lên tới 119 triệu đồng. Ðã mất mảnh vườn, bảy người thân bị tống giam, bà Luân còn ôm thêm món nợ 49.5 triệu đồng!
Không thấy báo chí Việt Nam hỏi ý kiến bà Luân xem bà nghĩ thế nào về vụ cưỡng chế này. (G.Ð)

Nhiều loại hải sản ở 4 tỉnh miền Trung có độc chất

Theo kết luận của Bộ Y Tế, các loại cá biển tầng nổi đã “đủ an toàn để dùng làm thực phẩm.” (Hình: báo Người Lao động)
HÀ NỘI (NV) – Bộ Y Tế Việt Nam cho hay đã kiểm tra và phát hiện 132 trên 1040 mẫu hải sản sống như: ghẹ, tôm, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá… của bốn tỉnh miền Trung có chất phenol, đồng thời cảnh báo là “không ăn các loại trên trong vòng 25 hải lý gần bờ.”
Truyền thông Việt Nam loan tin, tại cuộc giao ban báo chí của Ban Tuyên Giáo Trung Ương sáng 20 tháng 9, các bộ: Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp đã công bố kết quả xét nghiệm 1,340 mẫu hải sản thuộc 4 vùng biển chịu ảnh hưởng chất thải độc hại do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra và 3 vùng biển của các tỉnh không chịu ảnh hưởng của sự vụ này để so sánh.
Cả 4 tỉnh này là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nằm trong vùng biển chịu ảnh hưởng chất thải độc hại do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra.
Ông Nguyễn Thanh Long, thứ trưởng Bộ Y Tế khẳng định, các loại hải sản sống ở tầng nổi hay các loại cá như: cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hay nuôi trong đầm của 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế không có chất Cyanua hay chất Phenol.
Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm đối với các loài hải sản khác sống ở tầng đáy như: tôm, ghẹ, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá… trong vòng 25 cây số đã phát hiện 132 trong tổng số 1,040 mẫu tại 4 tỉnh trên có chất chất Phenol và nơi nhiễm cao nhất là tại Hà Tĩnh, Quảng Bình và thấp nhất tại Thừa Thiên Huế.
Tin cho biết, mặc dù công bố khá chi tiết, song dư luận cho rằng, với kết luận này, làm sao biết cá nào sống ở tầng nổi và cá nào sống ở tầng đáy, cũng như ghẹ, cua, mực… nào không phải nằm trong vùng cấm để người dân sử dụng.
Một người tên Tuấn Hồ, bình luận vui trên Facebook rằng, “Trước khi ăn hải sản, cần hỏi nó nguyên quán, thường trú, tạm trú ở đâu, sau đó chờ nghe câu trả lời rồi mới tiến hành bước tiếp theo ăn hoặc không.” (Tr.N)

Hiếm nơi nào thủy điện gây họa nhiều như Việt Nam

Thủy điện Sông Bung 2 vỡ đường dẫn nước đã làm chết người, thiệt hại nhiều tài sản. (Hình: VietNamNet)
HÀ NỘI (NV) – Vụ vỡ đập thủy điện Sông Bung 2 tiếp tục nối dài danh sách và đưa Việt Nam vào danh sách những nước có nhiều dự án thủy điện gây tai họa cho người dân trên thế giới.
“Tôi chưa thấy nơi nào có nhiều thông báo về sự cố thủy điện nhỏ và vừa như ở Việt Nam, năm nào cũng có,” ông Phạm Hồng Giang, cựu thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp, chủ tịch Hội Ðập Lớn và Phát Triển Nguồn Nước Việt Nam thốt lên.
Theo thống kê của báo báo điện tử VietNamNet ngày 20 tháng 9, kể từ 2011 đến nay, hầu như năm nào, những scandal liên quan đến thủy điện cũng xuất hiện trên truyền thông Việt Nam, gắn với những thiệt hại khôn lường về người và tài sản.
Cụ thể, tháng 6 năm 2011, đường ống dẫn nước từ đập về nhà máy thủy điện Ðam Bol, tỉnh Lâm Ðồng, bất ngờ bị vỡ, khiến 5 người chết và bị thương nặng.
Năm 2012, đập chính nhà máy thủy điện Ðakrông 3, tỉnh Quảng Trị đã bị vỡ, làm thiệt hại ước khoảng 20 tỷ đồng, khiến người dân một phiên “khiếp vía.” Cũng trong năm này, thủy điện sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam, bị phát hiện có nhiều vết nứt, rò rỉ nước ở thân đập chính của công trình “do lỗi thiết kế đã quên đường ống thoát nước kết nối từ dãy tầng hầm bên trái với dãy bên phải dẫn về phía hạ lưu,” làm dư luận hoang mang khi đây là một trong những vùng có nhiều nguy cơ xảy ra động đất.
Ðến tháng 6 năm 2013, đập dâng thủy điện Ia Krêl 2, tỉnh Gia Lai, đã bị vỡ toác, đe dọa tính mạng hàng trăm hộ dân phía sau đập và phá hủy hàng trăm hecta hoa màu, làm 69 ngôi nhà bị ngập, nhiều xe hơi, xe máy bị hư hại. Cùng lúc, dự án thủy điện Vĩnh Hà, tỉnh Lào Cai, mưa lũ đã gây vỡ đê bao kỹ thuật đập thủy điện, làm thiệt hại cho công ty đầu tư khoảng 20 tỷ đồng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nhiều hộ gia đình trong vùng. Chưa dừng lại, đến tháng 8 năm 2014, cũng ở tỉnh Gia Lai, dự án thủy điện Ia Krel 2, lần thứ hai vỡ đê quai thượng lưu.
Và mới đây là vụ đường hầm dẫn dòng thi công tại đập thủy điện Sông Bung 2, tỉnh Quảng Nam bị vỡ, khiến nhiều người chết và mất tích, cuốn trôi nhiều máy móc, nhà cửa,…
Theo các chuyên gia, ở Việt Nam thủy điện chiếm hơn 30% tổng lượng điện quốc gia. Thế nhưng, với những sự cố thủy điện liên tục xảy ra gần đây cho thấy, việc làm thủy điện của Việt Nam còn thiếu trách nhiệm. Việc cấp phép thủy điện lẽ ra phải dựa trên cơ sở quy hoạch, nhưng hiện nay quy hoạch đang bị buông lỏng có phần dễ dãi. Nhiều doanh nghiệp đổ xô đầu tư thủy điện nhưng các địa phương không có người am hiểu chuyên môn để giám sát xây dựng. Thậm chí, có dự án vẽ ra cho đẹp để thuyết phục vay tiền và nếu chẳng may bị trục trặc hay nợ xấu lại tìm cách xoay sở để thoát.
“Sự cố xảy ra tại một số đập mấy năm qua cho thấy, những người chịu trách nhiệm của dự án không am hiểu kỹ thuật, làm rất ẩu, làm bừa, cứ tưởng làm thủy điện thì ai cũng làm được,” ông Giang nói. (Tr.N)

Ùn tắc cả trên trời: Bi kịch sân bay Tân Sơn Nhất gây ra bởi nhóm lợi ích quân đội

Sân bay Tân Sơn Nhất ngập chiều 11/9. Ảnh: FB Linh Đoàn
Năm 2016, sân bay này đã chính thức được dân gian đặt tên “sân bơi Tân Sơn Nhất”. Nếu những năm trước sân bay này còn chưa bị ngập sau những trận mưa lớn, thì vào năm nay chỉ sau một trận mưa khoảng 200 mm, Tân Sơn Nhất biến thành một biển nước mênh mông.
Mới đầu, giới lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất còn phủ nhận về tình trạng nước ngập bao la, nhưng sau đó đã phải thừa nhận trước những tấm ảnh không thể chối cãi. Thậm chí một thứ trưởng chủ quản của sân bay Tân Sơn Nhất - Thứ trưởng Bộ giao thông vận tải Nguyễn Nhật - cho biết trong chuyến bay từ Hà Nội đi TP.HCM hôm 11/9 mới đây, ông cùng hơn 200 hành khách đã phải bay vòng trên trời hơn 40 phút do trời mưa to.
Sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập nặng khiến máy bay không thể hạ cánh được. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến vào những  ngày trời mưa to. Có lúc 9 chuyến bay phải bay vòng trên trời.
Từ sau 1975 sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm diện tích méo mó (nơi mà đại gia nhóm lợi ích quân đội lấy cớ chiếm đoạt làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư), việc làm hai đường băng cách nhau cả km với diện tích hiện tại là khó. Từ nhiều năm qua, nhóm lợi ích quân sự đã bất chấp luật pháp lấy 157 ha đất vàng để làm sân golf, nhà hàng, khách sạn kinh doanh kiếm lời riêng.
Dù đất trống trong sân bay vẫn còn, nhưng một bàn tay đen đúa nào đó vẫn quyết cắt 157 ha đất vàng trong sân bay cho tập đoàn Him Lam làm sân golf, mặc cho sân bay này bị tắc nghẽn nghiêm trọng.
Được biết, dự án sân golf trong sân bay bận rộn nhất Việt Nam do Tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh làm chủ đầu tư. Tập đoàn nổi tiếng với loạt scandal như: xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khác; lọt danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài Chính với số tiền nợ lên tới 34.8 tỷ đồng…. Nổi tiếng với những bê bối tày đình như thế nhưng không hiểu sao tập đoàn này vẫn được bảo kê để lập lãnh địa riêng trên 157 ha đất trong sân bay. Thậm chí chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm đầu độc người dân thành phố, bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất mỗi năm, nhưng vẫn không bị truy cứu trách nhiệm.
Cũng phải kể đến một nhân vật có máu mặt khác - Đại tá Phùng Quang Hải - “chủ” một doanh nghiệp lớn trong quân đội mà được biết đã chiếm được rất nhiều khu đất vàng ở nhiều địa phương trên toàn quốc,trong đó có đất ở sân bay Tân Sơn Nhất. 
Chỉ gần đây, trước tình trạng quá tải và hết chỗ thoát nước của sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Quốc phòng mới chịu “nhả” gần 20 ha để mở rộng sân bay này. Tuy nhiên trong lúc việc bàn thảo còn chưa đâu vào đâu, một liên danh nhà đầu tư gồm Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng), Công ty Dịch vụ thương mại, sản xuất, xây dựng Đông Mêkong và Công ty Cổ phần hạ tầng Đông Á lại đề xuất dự án xây dựng hệ thống đường trên cao kết nối sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình) với đường Nguyễn Văn Trỗi – Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận) theo hình thức đầu tư PPP (nhà nước và tư nhân hợp tác) nhằm giải quyết ùn tắc giao thông ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, dự kiến vốn đầu tư khoảng 3,500 tỷ đồng.
Dự án trên về thực chất là nhằm né sân golf của nhóm lợi ích quân đội. Bi kịch của sân bay Tân Sơn Nhất cũng bởi thế vẫn còn lâu mới chấm dứt!
Lê Dung / SBTN

Album: Những bản nhạc cấm


Một album nhạc vừa mới được trình làng với 12 nhạc phẩm bị cấm hát tại 12 quốc gia. Album nhạc mang tựa đề Unsong – tạm dịch là Không Được Hát – do nhạc sĩ Pal Moddi Knutsen thực hiện với sự hổ trợ của tổ chức Nghệ Thuật Na Uy Fritt Ord và Bergesentifelsen.
Lời giới thiệu trên trang web www.unsongs.com, cho biết nhạc sĩ Moddi và nhiếp ảnh gia Jogen Nordby đã theo gót những bản nhạc đã bị cấm hát, cấm lưu hành, kiểm duyệt hay bị xóa sổ. Lặn lội đến những quốc gia thật xa như Mexico và Việt Nam, nhạc sĩ Moddi đã gặp gỡ những nhạc sĩ tuy không có cùng hoàn cảnh lịch sử đang sống nhưng có cùng một ngọn lửa đấu tranh thật mãnh liệt cho quyền được hát những sáng tác của chính mình.
12 nhạc phẩm từ 12 quốc gia gồm có Do Thái, Palestine, Nga, Chí Lợi, Mễ Tây Cơ, Na Uy, và Việt Nam đã được chính nhạc sĩ Moddi hát bằng tiếng Anh trong Album Unsong.
Tuy hoàn cảnh lịch sử sống có khác nhau, nhưng những bản nhạc bị cấm hát đều chuyên chở một ước vọng chung mang bản chất nhân bản, là quyền được sống như ý mình muốn, quyền được nói lên sự khác biệt và quyền được làm chủ chính đời của mình. Nhiều nhạc sĩ đã phải trả một cái giá rất đắt cho quyền tự so sáng tác của mình. Có nhạc sĩ bị mất mạng, có nhạc sĩ bị đi tù.
Việt Khang là một nhạc sĩ được chọn xuất hiện trong album Unsong, đã phải trả cái giá rất đắt với những sáng tác của anh với 4 năm tù và 3 năm quản chế.
Nhận thấy đảng cộng sản Việt Nam, cùng công cụ của nó là công an, cảnh sát đàn áp, đánh đập những người dân biểu tình ôn hòa chống Trung Cộng, Việt Khang nhật chân ra một sự thật là những người đó tuy hình hài là người Việt Nam nhưng tâm và trí tuệ của họ là những người vô sản ngoại lai!
Nhạc phẩm Anh Là Ai do anh sáng tác trong cơn xúc động, đặt lại vấn đề căn cước tính của đảng cộng sản Việt Nam và hệ quả mà anh gánh lấy là 4 năm tù, 3 năm quả chế, gia đình tan nát vì vợ ly dị anh khi anh còn trong tù.
Unsong là một album của sự phản kháng cho quyền được làm người, quyền được hát, quyền được sáng tác mà không bị trù dập

Human Rights Watch đòi C.S.V.N. trả tự do cho ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy

Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch hôm Thứ Hai 19/09 đưa ra thông cáo nói rằng nhà cầm quyền CSVN phải hủy bỏ bản án mang động cơ chính trị đối với blogger Anh Ba Sàm và người cộng sự của ông- bà Nguyễn thị Minh Thúy- thả họ ra khỏi nhà tù.
Vào ngày 22 tháng 9, tòa án cấp cao ở Hà Nội sẽ xử phúc thẩm ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy về tội điều hành một trang mạng chỉ trích nhà cầm quyền. Công an bắt giữ ông Vinh và bà Minh Thúy vào tháng 5 năm 2014 và tới gần 2 năm sau mới đưa họ ra tòa xét xử về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước" theo Điều 258 Bộ Luật Hình Sự.
Nhận định về phiên xử phúc thẩm dự trù diễn ra hôm 22/09, ông Brad Adams, giám đốc Châu Á của Human Rights Watch, nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam đã khẳng định việc cung cấp thông tin độc lập cho công chúng là tội hình sự.
Theo Human Rights Watch, CSVN đã gia tăng đàn áp những người viết trên mạng trong năm 2016. Trong 9 tháng đầu năm nay, các tòa án Việt Nam đã kết án tù ít nhất 18 blogger và nhà hoạt động vì vi phạm hàng loạt điều khoản trong Bộ Luật Hình Sự, vốn hình sự hóa các quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.
Ông Brad Adams nói rằng, Việt Nam có hơn 1,000 tờ báo, trang mạng, đài phát thanh và truyền hình nhà nước, nhằm cung cấp những tin tức được chính quyền chấp thuận. Nhưng nhà cầm quyền vẫn truy tố các blogger và nhà báo can đảm không chịu đưa tin theo luận điệu chính thống. Các lãnh đạo CSVN cần phải biết rằng việc bỏ tù các blogger và nhà báo sẽ không ngăn chặn được họ thông tin cho người dân Việt Nam về tình trạng của đất nước.
Human Rights Watch kêu gọi các nhà bảo trợ quốc tế và đối tác thương mại công khai làm áp lực với Việt Nam để chấm dứt tình trạng nhà cầm quyền bách hại công dân chỉ vì họ sử dụng các quyền của mình một cách ôn hòa.
Huy Lam / SBTN

Tiến trình Hán hóa của Trung Cộng: Xâm nhập và chiếm “Đất” Việt Nam

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Con đường xe lửa Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội: Con đường này đã được khánh thành vào giữa năm 2008. Tuy là con đường Trung-Việt nhưng chỉ cho xe lửa Tàu cộng di chuyển mà thôi vì đầu máy xe lửa Việt Nam không đủ kích thước để sử dụng. Từ đó, hàng hóa lậu và cả người Tàu di dân không cần chiếu khán cũng xâm nhập vào nội địa Việt Nam bằng phương tiện này.

Một thiểu số không nhỏ người Việt, tức con buôn cũng lợi dụng đường xe lửa trên để buôn lậu vì nhiều lợi thế:

- Tránh được hải quan vì hải quan Việt Nam không có quyền hạn gì cả trên “tài sản và phương tiện” của đàn anh nước lớn;

- Con buôn được hưởng nhiều quyền lợi như có hướng dẫn, có “cò” đưa đón để giúp đỡ trong việc mua bán hàng hóa và làm thông dịch;

- Hiện có những lớp huấn luyện “cò” mở ra tại Côn Minh để giúp đám con buôn nầy.


Và dĩ nhiên, đất nước Việt Nam phải gánh chịu nhiều đắng cay qua “con đường tơ lụa Trung-Việt” này. Có thể nói, hầu hết sản phẩm may mặc, đồ chơi, thực phẩm, trái cây, thực phẩm... bị chối bỏ vì chứa hóa chất độc hại ở thị trường Hoa Kỳ và Âu châu đều đổ dồn về Việt Nam qua cửa ngõ nầy.

Từ đó các sản phẩm trên lần lần tiêu diệt sản phẩm nội hóa tạo ra một sự xáo trộn thị trường lao động và giết chết một số kỹ nghệ ở trong nước như may mặc, chăn nuôi, trồng tỉa. Kể từ năm 2008 trở đi, những mặt hàng kể trên ngày càng xâm nhập nhiều hơn vào thị trường Việt Nam và càng xuôi Nam cho đến tận cùng mũi CÁ Mau và vùng Cao nguyên. Một thí dụ điển hình là tại chợ Đà Lạt, hàng may mặc đầy dẫy và được bán với giá rẻ mạt và hầu hết sản phẩm bày bán tại đây đầu mang nhãn hiệu “Made in DaLat” dù có rất nhiều mặt hàng cũng như trái cây hoàn toàn không phải là sản phẩm địa phương. Một chiếc áo gió bán chỉ với giá 15 ngàn đồng, trong lúc một chiếc áo tương đương dệt ở nội địa giá cả không dưới 3, 4 chục ngàn. Chỉ nội cái fermeture cũng đã bán trên dưới 15 ngàn rồi.

Con đường Đông Trường Sơn còn được gọi là xa lộ Trường Sơn hay đường mòn HCM, hay quốc lộ 14 (thời VNCH) chạy xuyên suốt từ Bắc chí Nam từ Quảng Bình trở đi cắt ngang xa lộ số 9 (sẽ nói ở phần dưới), qua Khe Sanh, A Lưới ở địa phận tỉnh Thừa Thiên. Tiếp theo là trị trấn Prao, Khâm Đức thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam.


Tiếp tục xuôi Nam, đường nầy xuyên qua nhiều thị trấn của tỉnh Kontum như Đắk Giai, Plai Cầm, Tân Cảnh, Đắk Tô, Đắk Hà và thị xã Kontum. Tiếp đến tỉnh Pleiku gồm thị trấn Phú Hòa, Pleiku, Chu Sè trước khi đi vào địa phận của tỉnh Đắk Lắk xuyên qua các thị trấn Ea Drăng, Ban Mê Thuột, Ea T’ling.

Sau đó, con đường tiếp tục vào địa phận tỉnh Đắk Nông xuyên qua Đák Mil và Nhân Cơ.

Suốt chặng đường xuôi Nam kể trên, những thị trấn trên ngày càng tiếp cận một số lượng không nhỏ người di dân từ Vân Nam qua cũng như hàng hóa và những dịch vụ như nhà cửa, hàng quán, thậm chí những nơi có những địa điểm giải trí không lành mạnh cũng mọc lên như nấm. Xe cộ chở hàng 35 tấn dập dìu ở cả hai chiều. Các cửa hiệu, thậm chí những tên đường hầu hết viết bằng tiếng Tàu.

Đặc biệt hơn hết là thị trấn Nhân Cơ có thể được xem như bị Hán hóa hoàn toàn với trên 20 ngàn nhân công Tàu làm việc cho dự án khai thác Bauxite Nhân Cơ từ năm 2009. Thỉnh thoảng chỉ còn thấy một vài người thiểu số thả bộ dọc theo hay bên đường rực đầy ánh sáng với nhiều đèn màu về đêm nói lên toàn cảnh hoang tàn so với thời xa xưa của 15 sắc dân thiểu số hiện diện trên mãnh đất Hoàng triều cương thở hàng ngàn năm qua.

Cũng cần thêm một chi tiết nhỏ là có thêm một con đường Đông Tây trong nội địa Việt Nam là đường số 27 bắt đầu từ Ninh Thuận (Phan Rang) đã được nối dài đến Nhân Cơ xuyên qua Đà Lạt đã được khánh thành vào năm 2013.

Con đường Tây Trường Sơn cũng cần nêu ra đây với quốc lộ 13 nối liền biên giới Lào với Vân Nam, xuyên qua Sawanakhet đến tận biên giới Cambodia đã được Vân Nam viện trợ và khánh thành vào tháng 12 năm 2008.

Tiếp theo là quốc lộ số 7 tiếp nối xuyên qua Nam Vang và đổ ra hải cảng Sihanoukville, cũng được khánh thành vào cuối năm 2010.


Hai con đường nầy cũng nhộn nhịp không kém đường Đông Trường Sơn với lượng xe vận tải hạng nặng dập dìu chuyển hàng hóa từ Vân Nam ra thế giới qua hải cảng Sihanoukville.

Trở qua con đường Đông Tây chiến lược, đó là con đường số 9 bắt đầu từ Quảng Trị qua Khe Sanh, Schepone, Sawanakhet và xuyên qua địa phận Thái Lan. Để rối cuối cùng dừng lại ở hải cảng Mawlamyine nằm ở phía Tây Thái Lan.

Tóm lại, qua sự phát triển những con đường Bắc Nam qua ngõ Việt Nam, Lào Thái Lan và Cambodia, cũng như việc nạo vét lòng sông Cửu Long từ biên giới Vân Nam đến tận biên giới Cambodia khiến cho tỉnh Vân Nam trong tương lai có thể mạnh dạn tách rời khỏi chính phủ trung ương Bắc Kinh để thành lập Cộng hòa Vân Nam với trọng tâm chuyển hướng phát triển kinh tế quốc gia trong tinh thần kinh tế thị trường và phát triển trong chiều hướng ứng hợp với tiến trình toàn cầu hóa.

Thay lời kết

Đối với Việt Nam, một quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất và bị ảnh hưởng lên nhiều mặt, đặc biệt là tiến trình Hán hóa của của Tàu cộng. Mặc dù không còn chịu áp lực của Bắc Kinh, nhưng người Vân Nam (vẫn là một trong 5 chủng tộc chính của TC) vẫn còn ẩn dấu một não trạng là luôn luôn muốn đồng hóa và thôn tính Việt Nam. Não trạng nầy thể hiện ngay từ những ngày lập quốc của Việt Nam.

Ở vào thời điểm nầy, Vân Nam càng muốn tiến hành khẩn cấp những âm mưu Hán hóa vì lý do vừa là sắc tộc (đồng hóa) vừa là giải tỏa áp lực của tình trạng trái thừa gái thiều (tỷ lệ trai-gái 125/100) của tỉnh nầy. Và cho đến hôm nay, có thể nói họ đã gần như đồng hóa người Thượng qua việc khai thác hai công trình Nhân Cơ và Tân Rai và nhiều nơi khác ở tỉnh Đắk Nông cùng sự hiện diện của họ trên Kontum và Ban Mê Thuột qua việc “truy đuổi” các sắc tộc như Bahnar, Jolong, Rongao, và Sirang chạy ẩn trú vào tận rừng sâu và đến tận cao nguyên Bolloven bên Lào.

Tại những nơi trên, những cuộc hôn nhân dị chủng giữa người Thượng và Hán xảy ra rất nhanh qua những khuyến dụ về hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm v.v... Những nơi nào có bước chân của họ, thì từ địa hình, địa vật... từ đó, tất cả bộ mặt còn lại của cộng đồng bản xứ đều bị thay đổi hoàn toàn và có thể nói không sợ sai lầm là đã có thêm nhiều thị trấn, thành phố Tàu mới trên vùng đất hoàng triều cương thổ xa xưa của nước Việt.

21.09.2016

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam

Truyền thống láo toét của cộng sản

Trần Đại (Danlambao) - Láo lếu thô bỉ nhất, trơ trẻn nhất được dùng làm cục gạch xây nền cho căn nhà láo lếu bắt đầu từ chưởng môn phái láo lếu Hồ Chí Minh. Cục gạch ấy có tên gọi là Trần Dân Tiên. Năm tháng trôi qua, truyền thống Hồ Láo Lếu đã được con cháu của Hồ học tập, thực hành, ăn sâu vào máu, ngấm sâu vào tủy và trở thành đồ văn hóa láo toét.

Thể hiện mới nhất của đồ văn hóa láo toét Ba Đình được chứng kiến qua việc bổ nhiệm người nhà vào các ghế quyền lực của các quan chức cộng sản.

Trước những phản ứng của dư luận, những tên cộng sản thâu góp quyền lực vào tay người thân, tên nào cũng đóng bộ mặt buồn rầu, bất ngờ như vợ bỏ theo trai, đăng đàn đóng vai láo toét rất kịch tính chỉ thiếu các khăn mù soa lau nước mắt là ngang tầm với Hồ Láo Lếu.

Tại Hà Giang, sau khi bị dư luận tố cáo, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh, kẻ đã bổ nhiệm 8 vợ-anh-em vào các vị trí chủ chốt của tỉnh sụt sùi với báo chí rằng:

"Tôi không cảm thấy vui khi những người trong gia đình mình được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo". (1)

Chỉ thiếu cái khăn mù xoa chấm nước mắt là giống Hồ Chí Minh sau vụ CCRĐ, tên bí thư UVTƯĐ này đã buồn rầu đem bàn thờ tổ tiên ra láo toét rằng:

"Trước bàn thờ tổ tiên của mình, tôi luôn tâm niệm là phải làm những gì tốt nhất cho người dân và cho đến giờ, tôi vẫn đang cố gắng hết sức để làm điều đó.

Nhưng đúng thực sự có những vấn đề, việc mà mình không tránh được. Đối với việc này cũng vậy, cá nhân tôi sẵn sàng đối diện và thấy có trách nhiệm phải trả lời rõ để mọi người hiểu.

Tuy nhiên, ở đây, hình ảnh bên ngoài có thể giống nhau nhưng bản chất là khác nhau và nhiều người có thể chỉ nhìn thấy như thế còn không biết chất lượng làm việc của những người này ra sao và nguyên tắc cũng như quy trình công tác cán bộ ở Hà Giang chất lượng được duy trì như thế nào..."

Trước sự việc có đến 8 người nhà nắm hết các vị trí chủ chốt của tỉnh, Triệu Tài Vinh còn láo lếu rằng:

"Không những tôi không ưu ái người nhà mà nhiều lần khi Ban thường vụ tỉnh ủy đưa người thân của tôi ra để bàn bố trí cán bộ tôi còn là người phản đối."

"Năm 2006, vợ tôi được được ngành đề xuất bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang nhưng tôi là người phản đối. Đến năm 2009, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lúc bấy giờ đã đưa ra đề nghị, trình bổ nhiệm vợ tôi làm phó giám đốc sở nhưng tôi tiếp tục phản đối và hai vợ chồng xin không nhận chức vụ này vì lúc đó tôi đang là Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Bí thư huyện ủy Hoàng Su Phì, gia đình rất bận nên vợ tôi khó hoàn thành nhiệm vụ đó được."

Kết quả của sự phản đối: vợ của ông ta là Phạm Thị Hà đoạt chức Phó GĐ sở NN tỉnh Hà Giang.

"Trong những lần đầu em trai được đề xuất làm lãnh đạo huyện Quang Bình, em rể được đề xuất làm lãnh đạo Công an TP Hà Giang thì cũng chính tôi là người phản đối."

Kết quả của sự phản đối: em ruột Triệu Tài Phong nắm chức BT huyện ủy Quảng Bình; em ruột Triệu Sơn An là phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang; em ruột Triệu Tài Tân trở thành Phó GĐ Viễn thông Hà Giang; em gái Triệu Thị Giang là Phó GĐ sở KH-ĐT Hà Giang; em rể Mặc Văn Cường nắm giữ chức vụ Phó GĐ Công an Hà Giang; anh họ Triệu Là Pham ngồi vào ghế Phó ban Nội chính Tỉnh ủy; em họ Triệu Thị Tình là phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hà Giang.

Một bí thư tỉnh ủy, quyền hạn cao nhất tỉnh, phản đối thì có ai dám cãi? Kết quả của "phản đối" này là 8 người nhà chiếm ghế chủ chốt tỉnh. (2)

Phụ họa cho sự láo toét của Triệu Tài Vinh, em trai của Vinh là Triệu Tài Phong tuyên bố: "Khi Bí thư được điều về tỉnh, có ý kiến đề nghị bầu tôi làm Bí thư nhưng chính anh Triệu Tài Vinh không đồng ý, gạt tôi ra và tìm người thay thế" (3)

Đương nhiên người được "thay thế" đó vẫn là Triệu Tài Phong Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Quang Bình (Hà Giang).

Từ Hà Giang chuyển sang Yên Bái thì có bà Phạm Thị Thanh Trà. Sau vụ án mạng Yên Bái - quan chức thanh toán nhau - Bà này được thăng chức trở thành Bí thư tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND Yên Bái. Thành tích mới nhất của bà ta là bổ nhiệm em ruột Phạm Sỹ Quý vào chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường.

Cả Triệu Tài Vinh lẫn Phạm Thị Thanh Trà đều khẳng định việc bổ nhiệm là đúng quy trình.

Dĩ nhiên nó đúng quy trình hoạn lợn của Triệu Tài Vinh là con của Triệu Đức Thanh - nguyên CT UBND Hà Giang; như Nông Đức Tuấn con Nông Đức Mạnh, như Nông Đức Mạnh con rơi Hồ Chí Minh, như Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Truyết con Nguyễn Tấn Dũng, như Nguyễn Xuân Anh con Nguyễn Văn Chi, như Vũ Quang Hải con Vũ Huy Hoàng, Trần Anh Tuấn con Trần Đức Lương, như Lê Mạnh Hà, Lê Thị Hồng là con Lê Đức Anh, như Tô Linh Hương con Tô Huy Rức, như Lê Trương Hải Hiếu con Lê Thanh Hải, như Nguyễn Chí Vịnh con Nguyễn Chí Thanh, như Phạm Bình Minh con Nguyễn Cơ Thạch, như Nguyễn Bá Cảnh con Nguyễn Bá Thanh, như Lê Trung Kiên con Lê Duẫn, như Trần Bình Minh con Trần Lâm...

Tất cả đều đúng quy trình. Từ quy trình đảng cử đảng bầu cho đến quy trình chồng cử chồng bầu, cha cử cha bầu, chị cử em bầu... Tất cả đều là quy trình "dân chủ đến thế là cùng" của Nguyễn Phú Trọng.

Tuy nhiên, 1 đứa đẻ ra 8 đứa lãnh đạo thì phải nói là một "thành quả" vượt bực của thể chế "dân chủ đến thế là cùng" của cái đảng láo toét này. Trong "thành quả" vượt bực này, trình độ láo toét Trần Dân Tiên của đám học trò đã lên ngang tầm với Hồ sư phụ: "Tôi không cảm thấy vui khi những người trong gia đình mình được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo."

21.09.2016



_____________________________________




Tin bịa đặt cần phải xử lý nhất

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Trước nguồn tin Tỉnh ủy Thanh Hóa, ngày 19/9/2016 đã có văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị xử lý các trang mạng, bờ-lốc đăng tin tức sai lệch về Bí thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa - Trịnh Văn Chiến, Bá tước Đờ Ba-le cực kỳ hồ hởi phấn khởi và đồng tình ủng hộ việc nhà nước ta từ đây sẽ xử lý tất cả mọi tin tức bịa đặt, đặc biệt ưu tiên hàng đầu những tin bịa đặt gây hậu quả nghiêm trọng mà đồng bào cả nước ai cũng sáng mắt sáng lòng đã, đang và sẽ mãi mãi “bức xúc” nếu không được xử lý đúng đắn nghiêm minh.

Như ai cũng biết, chứ chẳng riêng gì Bá tước Đờ Ba-le tự khoe mình là “Lom ki ăng xa-ve tờ-rố/L’homme qui en savait trop/ kẻ biết nhiều quá”, rằng thì là nước nhà kể từ ngày “bác ta” cướp giựt trên tay ông Trần Trọng Kim được chính quyền, để dựng nên thiên đàng XHCN, chuyện bịa đặt nổ ra hơi bị nhiều, đúng với tinh thần bốn chữ X, H, C và N viết tắt.

Chuyện bịa đặt dưới thời XHCN “được” phát huy tối đa, lên đỉnh cao chói lọi nhờ chất xúc tác hay là nguồn cảm hứng từ “chân lý” sông có thể cạn núi có thể mòn, nhưng “không có gì quý hơn” tự do... bịa đặt.

Không bịa đặt “Địa chủ ác ghê” làm sao có chuyện xách đại ân nhân của Cách Mạng ra bắn để “làm gương”. Gương gì? Để mở đường cho triệu triệu bịa đặt tiếp theo trong Cải cách Ruộng đất Đấu tố khiến hàng trăm ngàn người đã bị cướp sạch tài sản làm nên qua bao đời và cả mạng sống của họ, đó là chưa kể đến hàng triệu người khác phải sống giở chết dở.

Không bịa đặt “Xét lại chống đảng” làm sao có những vụ thanh trừng đẫm máu đồng chí vốn là những “khai quốc công thần” nên chế độ.

Không bịa đặt “Đuốc Sống” Lê Văn Tám”, làm gi có chuyện thằng bé người phàm tự tẩm xăng tự đốt rồi tự chạy phây phây một chặng đường 50m, nhắm thẳng cửa kho xăng Nhà Bè mà xông vào đốt (1).

Không bịa đặt “Anh hùng Nguyễn Văn Bé hy sinh” thì làm gì có chuyện “Năm 1966, sau khi bị trong một chuyện vận chuyển vũ khí, theo yêu cầu của quân Mỹ Ngụy, anh hùng Nguyễn Văn Bé phải giải thích của các loại vũ khí này. Lợi dụng cơ hội cơ hội đó, anh hùng Nguyễn Văn Bé cầm quả mìn Cờ-lê-mo đập vào một chiếc xe tăng, làm chết 69 tên Mỹ Ngụy; hy sinh tan xác tại chỗ”, để sau đó “Liệt sĩ” Nguyễn Văn Bé phải lên đài Sài Gòn thanh minh” Tôi là Nguyễn văn Bé, tôi vẫn còn sống đây, và đã chiêu hồi...” (3)

Bàn đến tin bịa đặt trong thời đại Hồ Hẹ hay Hồ Nghệ gì thì cũng nhiều vô kể, mổ đến khi mô cụng nhớ về Hà Tịnh, à lộn, mổ đến khi mô cũng không biết cho xuể. Là do Việt Nam mình đang giai đoạn kinh quá chế độ XHCN mà đặc trưng bản chất là Xạo Hết Chỗ Nói. Không bịa thì còn gì là XHCNVN nữa.

Nhưng nói đến chuyện bịa đặt dưới thời nhà Sản mà không nói nói đến chuyện bịa đặt “hoành tráng” nhất là không có gì vô duyên bằng, hoặc nói theo quản giáo - “tự khai báo tội ác Mỹ Ngụy như vậy là chưa thành thật, chưa thực tâm cải tạo”. 

Chuyện bịa đặt “hoành tráng” nhất lịch sử ấy có thể tóm tắt mấy ý sau đây:

Một là, Đồng bào Miền Nam sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị bóc lột đến tận xương tủy, lao động vất vả nhưng áo không có mặc, cơm không có ăn, thậm chí không có cả cái chén cái bát, phải dùng vỏ dừa;

Hai là, Đồng bào Miền Nam bị đàn áp dã man, bị tước đoạt hết quyền làm người, hoàn toàn không tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do tôn giáo, tự do bầu cử, tự do di trú, tự do hành nghề;

Ba là, Ngô Đình Diệm lê máy chém khắp Miền Nam để giết hại những người Việt Nam yêu nước;

Bốn là, chính VNCH là tay sai của đế quốc Mỹ, tiếp sức với “con đĩa hai vòi; một vòi hút máu nhân dân trong nước Mỹ, một vòi thò ra hút nhân dân nước ngoài trong đó có nhân dân Việt Nam;

Năm là, Quân đội Việt Nam Cộng Hòa là lính đánh thuê cho đế quốc Mỹ, giết hại đồng bào, hãm hiếp phụ nữ; 

Đại khái là đảng, “bác” ta bịa ra cảnh đồng bào Miền Nam đang bị quằn quại dưới đôi dép Tháng Tư, à lộn, dưới ách Mỹ Diệm rồi sang Mỹ Tho, lại quên, rồi sang Mỹ Thiệu, cuối cùng Thiệu Kỳ.

“Anh em như thể tay chân”; “Máu chảy ruột mềm”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng”... Bầu “tuy rằng khác giống” nhưng còn biết thương Bí vì “chung một giàn”, huống gì người Việt cùng chung đất Việt lại không biết thương lấy nhau.”

Thế là thuở đảng ta thổi cơn gió Bịa, đồng bào miền Bắc bừng bừng nổi “bức xúc”. Mặc dầu đang “mỗi năm ba tấc vải thô” phải phơi lủng la lẳng “ông cụ” ra đó, vì biết “lấy gì che kín... em ơi”, nhân dân Miền Bắc đành phải “cắn hạt muối làm 3; cắn hạt gạo làm hai” chi viện cho đồng bào Miền Nam ruột thịt đang nằm ngắc ngoải chờ chết; 

Thế là thanh niên nam nữ miền Bắc “hồ hỡi” xung phong hoặc bị xung phong lên đường “Bác cùng chúng cháu hàng quân”, ”Đi ta đi giải phóng Miền Nam”, “Đêm mắc võng Trường Sơn, hai đầu xa thẳm”, những “cô gái vót chông” phải quên cả chuyện “mót” chồng.

Thế là đồng bào Miền Nam đang sống an lành hạnh phúc bỗng dưng đường đi bị đắp mô đặt mìn, chợ búa bị nổ đạn gài bom, trường học bị pháo “tên lửa” Nga Tàu... Thế là dân Miền Nam đón Tết Mậu Thân 1968, đang cúng giỗ ông bà, tổ tiên bỗng nhiên bị quân “Giải Phóng” chấp hành mật lệnh “bác” Hồ qua thơ chúc Tết đồng bào ruột thịt Miền Nam “trong trái tim “bác” đồng loạt rót đại pháo xuống khắp các thành phố Miền Nam và dân Huế được “bác” và đảng đặc biệt chiếu cố, xông vào nhà bắt đi đập đầu chôn sống. Kết quả đúng là “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua”:

Khăn sô vắt trắng kinh thành Huế,
Vì “bác”, tang thương khắp mọi nhà.

Thế là “hai mươi năm nội chiến từng ngày”, gia tài không phải của Mẹ mà của “Bác” để lại một rừng xương khô, cả nước đầy mồ; mồ trên đất liền, mồ dưới biển Đông, tất cả là “công” đại bịp của “bác” và đảng.

Cú bịa đặt bịp bợm vĩ đại mang tên “Giải Phóng Miền Nam” ấy đã bị lật mặt không phải bởi quân Ngụy mà do quân “Giải Phóng”, không phải bây giờ mà ngay khi “bộ đội cụ Hồ” vào thành phố, “bỗng dưng muốn khóc”, tự cảm nhận thấy mình như “Mán về thành”, mà ai cũng đã biết rồi nhắc lại “khổ lắm, nói mãi” nhột thấy bà... 

Đó là sự bịa đặt “đảng ta” phải ưu tiên “xử lý” trước nhất, vì nó chẳng những bóp méo, mà là treo cổ Sự Thật. 

21.09.2016



_____________________________________

Ghi chú: