Friday, November 13, 2020

Thảm nạn? Sống, chết mặc… bay!

 


Trân Văn

Sau mưa bão, lũ lụt, giờ, sạt lở đang diễn ra trên diện rộng ở nhiều tỉnh miền Trung. Ngày 12 tháng 11, chính quyền tỉnh Quảng Nam tuyên bố tạm ngưng tìm kiếm nạn nhân mất tích hôm 11 tháng 11 vì khu vực này tiếp tục sạt lở (1)…

Chiều 11 tháng 11, một quả đồi đột nhiên sụp xuống phủ một phần Quốc lộ 40B ở đoạn chạy ngang Thôn 3, xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. khiến một người mất tích, hai người trọng thương (2)…

Trước đó, vào rạng sáng 11 tháng 11, không chỉ một quả đồi mà rất nhiều quả đồi ở xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi cùng sạt lở khiến các triền đồi xung quanh rách toạc, tạo thành lũ bùn, xóa sổ một ngôi làng.

Chủ tịch xã Sơn Long cho biết từ đầu mùa mưa đến nay, sạt lở xảy ra liên tục, đợt sau lớn hơn đợt trước. Vụ sạt lở mới nhất là vụ lớn nhất, diện tích xảy ra sạt lở đến một héc ta. Sau các thôn, xóm, sạt lở đe dọa xóa bỏ cả trường học và trụ sở xã (2).

Sạt lở không chỉ xảy ra ở khu vực nhiều đồi, núi. Trước nữa, ngày 7 tháng 11, do lụt lớn, ngập sâu, giao thông giữa hai huyện Bắc và Nam Trà My. Kế đó, bờ sông sạt lở, 14 ngôi nhà ở xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam mất dấu (3).

Cũng thời điểm này tại Bình Định, lũ quét, sạt lở phá hủy gần như toàn bộ hệ thống hạ tầng (điện, nước, đường sá), đẩy nhiều gia đình ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thịnh vào cảnh màn Trời, chiếu đất. 6/6 thôn của xã bị cô lập với nhau cũng như với bên ngoài (4).

Trong ngày 6 tháng 11, sạt lở vô hiệu hóa hệ thống giao thông ở nhiều xã, nhiều huyện, nhiều đoạn quốc lộ ở Quảng Ngãi. Báo chí Việt Nam tường thuật, cứ vừa dọn dẹp xong đất đá thì các con đường lại tắc bởi đợt sạt lở mới (5).

Ngày 6 tháng 11, cư dân huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi còn đối diện với tình trạng sạt lở dữ dội ven sông Vệ. Hệ thống giao thông, nhà cửa, vườn tược ở xã Đức Hiệp đang trong tình trạng có thể mất dấu bất kỳ lúc nào (6)…

***

Tin, bài tường thuật của báo giới Việt Nam về tình trạng sạt lở ở miền Trung cho thấy, chỉ có chính quyền các xã, các huyện ứng phó với thảm nạn này. Phương thức ứng phó chủ yếu là theo dõi địa mạo trong vùng và di tản dân, dọn dẹp đất đá rồi… báo cáo!

Giống như tất cả các tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc, lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, cũng là… đại biểu Quốc hội nên tất cả đang ở… Hà Nội vì Quốc hội có… Kỳ họp thứ 10.

Còn chính phủ? Từ Thủ tướng đến nhiều bộ trưởng hữu trách đã xác định, lũ lụt, sạt lở nghiêm trọng không phải do phá rừng, rừng còn rất… tốt, cũng không phải vì tác động của thủy điện nên không làm gì thêm!

Sau khi bị chỉ trích kịch liệt vì các chuyên gia đã từng khảo sát, cảnh báo về hiểm họa sạt lở (7) nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền không bận tâm đến phòng ngừa, đầu tư hệ thống quan trắc nhằm giảm thiểu thiệt hại nhân mạng lẫn tài sản, ông Trịnh Đình Dũng – Phó Thủ tướng, tuyên bố: Sạt lở là ‘kẻ thù’ vô cùng khó dự báo, cảnh báo. Động tác duy nhất của chính phủ đối với thảm nạn sạt lở là giao cho Bộ Tài nguyên – Môi trường báo cáo về công tác nghiên cứu, lập bản đồ cảnh báo, ứng phó sạt lở đất (8).

Thủ tướng thì sao? Dường như cảm thấy đã… hoàn thành nhiệm vụ trước thảm nạn sạt lở, xác định nguyên nhân chủ yếu khiến lũ lụt, sạt lở vừa trầm trọng, vừa kéo dài ở miền Trung, Tây Nguyên, chỉ vì… mưa thối đất (9), nên Thủ tướng không… bận tâm nữa.

Theo báo chí Việt Nam, Thủ tướng đang tập trung chú ý, dốc toàn lực vào… chống giặc suy thoái (10), sau khi hoàn tất việc… chống dịch như chống giặc (11). Thiếu viễn kiến, vô trách nhiệm, vô cảm trước thảm nạn do mưa bão, lũ lụt, sạt lở đã cũng như đang khiến hàng triệu người khốn cùng, giống như… đặc tính của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hoàn toàn không phải là… giặc nên không cần… chống. Đồng bào muốn chống cứ tự mà… chống!

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/clip-kinh-hoang-nui-lai-sat-lo-khi-luc-luong-tim-kiem-nan-nhan-mat-tich-moi-nguoi-thao-chay-20201112142755647.htm

(2) https://tuoitre.vn/sat-lo-o-quang-ngai-lu-bun-chay-nhu-mot-dong-song-2020111111371944.htm

(3) https://tuoitre.vn/sat-lo-bo-song-14-ngoi-nha-o-xa-tra-leng-bi-cuon-troi-20201107100356926.htm

(4) https://tuoitre.vn/lu-quet-bat-ngo-sat-lo-chia-cat-hoan-toan-mot-xa-tai-binh-dinh-20201106155427244.htm

(5) https://tuoitre.vn/sat-lo-lien-tuc-cay-pha-chia-cat-nhieu-tuyen-duong-mien-nui-quang-ngai-20201106164024892.htm

(6) https://tuoitre.vn/sat-lo-du-doi-song-ve-ngoam-bo-160-ho-dan-nom-nop-lo-au-20201106174847326.htm

(7) https://laodong.vn/moi-truong/don-vi-xay-dung-ban-do-sat-lo-len-tieng-ve-viec-canh-bao-ma-khong-ai-nghe-849994.ldo

(8) https://tuoitre.vn/pho-thu-tuong-trinh-dinh-dung-sat-lo-dat-la-ke-thu-vo-cung-kho-du-bao-canh-bao-20201102182631543.htm

(9) https://plo.vn/thoi-su/thu-tuong-cac-bo-truong-noi-ve-ly-do-sat-lo-o-mien-trung-947699.html

(10) http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Thu-tuong-Nguyen-Xuan-Phuc-Chong-suy-thoai-nhu-chong-giac/413297.vgp

(11) https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/-/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/content/thu-tuong-chong-dich-nhu-chong-giac-

Chà đạp lên pháp luật để bảo vệ…cán bộ?

 



Thao Ngoc|

Mấy chục năm nay, người dân Việt Nam sống dưới thiên đường XHCN được giáo dục và học tập rằng: Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.

Câu khẩu hiệu này cũng được treo nhan nhản khắp nơi, nhất là tại các công sở, tại các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an.v.v.

Và ai cũng biết đến câu, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, và “Pháp luật bất vị thân”. Nghĩa là pháp luật không thiên vị người nào.

Thế nhưng nay thì người dân mới được “sáng mắt sáng lòng” khi được hiểu thêm một câu nói mới, để giải thích về cách thực thi pháp luật của lực lượng chức năng.

Phát biểu tại phiên thảo luận tại tổ chiều 10/11/2020, để góp ý các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Thiếu tướng Đào Thanh Hải (Phó Giám đốc Công an Hà Nội) nói:

Nhiều trường hợp để bảo vệ được cán bộ thì phải… làm trái luật

Theo đó: “Phó GĐCA Hà Nội cho biết: “ông được Ban tổ chức Trung ương mời tham gia xây dựng chỉ thị về việc bảo vệ cán bộ đảng viên, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp để bảo vệ được cán bộ thì phải… làm trái luật”.

Nên biết rằng đây là phát ngôn của một vị tướng của ngành công an. Mà ai cũng biết, ngành công an là “Thanh kiếm lá chắn”của chế độ, là “lực lượng còn đảng còn mình”. Nghĩa là họ chỉ biết bảo vệ đảng, chứ không phải bảo vệ dân, dù việc đó có vi phạm pháp luật?

Chỉ cần dẫn chứng một ít trường hợp sau đây để chứng minh câu nói của Thiếu tướng Đào Thanh Hải (Phó Giám đốc Công an Hà Nội) đã được áp dụng, và sẽ được áp dụng lâu dài tại Việt Nam.


Dư luận vừa chứng kiến trường hợp bắt người trái pháp luật của Công an Đắk Lắk. Để bảo vệ ông Bí thư Tỉnh ủy của mình, Công an đã bất ngờ bắt giữ tiến sĩ Phạm Đình Quý, giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng, vì ông này tố cáo Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Phạm Văn Cường đạo văn và gian dối trong học thuật. Lẽ ra nếu ông Bùi Văn Cường bị ông Phạm Đình Quý vu khống, thì phải kiện ra tòa để phân xử, để làm rõ trắng đen. Nhưng ở đây ông Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk đã dùng luật rừng để bắt người trái phép gây hoang mang dư luận. Điều lạ lùng là: Vợ ông Quý, người bị bắt cùng với ông Quý trong đêm 24/9/2020, đến 4g sáng ngày 25/9/2020 thì được thả và bị buộc phải ký giấy cam kết là không được tiết lộ với người thứ ba về việc vây bắt này.

Tại Bạc Liêu: Biết có đơn tố cáo mình, lãnh đạo một ban quản lý ở Bạc Liêu chỉ đạo không chuyển đơn lên cấp trên, đòi trích xuất camera tìm người gửi đơn, kêu công an giám định chữ viết người nghi tố cáo.

Tại Hà Nội: Ông Lương Xuân Bình,Phó trưởng BQL Đường sắt đô thị Hà Nội,vì tố cáo tham nhũng, bị hạ nhục bằng cách đuổi ra khỏi phòng họp, bị thuyên chuyển vị trí việc làm nhiều lần, bị cắt lương thưởng…như báo Nông Nghiệp ra ngày 12/11/2020 phản ánh.

Chính ông Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đã thừa nhận điều này tại diễn đàn QH, khi ông nói: ”Vẫn xảy ra hiện tượng trù dập, trả thù người tố cáo“

Mà chúng ta đều biết rằng, chỉ có những kẻ có chức quyền địa vị mới có điều kiện tham nhũng. Nghĩa là những kẻ tham nhũng đều là cán bộ đảng viên. Như mấy chục vị tướng công an và quân đội bị kỷ luật trong những năm qua.

Điều này giải thích vì sao đại quan tham Lê Thanh Hải và Tất Thành Cang, kẻ đã gây ra biết bao tội ác với dân Thủ Thiêm, mà dư luận cho rằng, có xử bắn trăm lần cũng chưa đền hết tội. Tội lỗi của chúng đã bị Thanh tra Chính phủ, dù muốn bao che nhưng cũng đã phơi bày một phần. Vậy mà hai kẻ này đến nay vẫn ung dung “bình chân như vại”.

Nghĩa là để bảo vệ cán bộ, kể cả những người đó có tội trạng tày trời đến đâu đi nữa, người ta có quyền chà đạp lên pháp luật để bảo vệ những kẻ tội lỗi này. Bó tay!

Một năm dài không thể dài hơn!

 


VietTuSaiGon’s blog – RFA

Giả sử như đời người được đánh dấu bằng những năm tháng đi qua, bằng tuổi tác, và tầm vóc của con người được đánh giá bằng những biến cố, sự kiện gắn trên các năm tháng ấy, thì có lẽ, nên ví năm 2020 là một đời người riêng lẻ, một đời người với đầy đủ mọi biến cố đi qua và tầm vóc của cuộc đời này lại được đánh giá bằng những cái chết, những giọt nước mắt tang thương và cả sự tuyệt vọng, không lối thoát. Năm 2020 là một năm quá dài, dài không thể dài hơn.

Khởi động năm 2020 là dịch tả lợn châu Phi, hàng triệu người làm nông, chăn nuôi của Việt Nam phải điêu đứng vì dịch bệnh, giá thịt heo tăng vùn vụt, kèm theo thời giá các loại hàng khác cũng tăng tỉ lệ. Như để xoa dịu không khí này, một quan chức cấp Bộ đã khuyên người dân nếu không ăn được thịt lợn thì dùng thịt gà thay thế. Vậy là các trại gà, vịt xuất hiện khắp đất nước cùng với dịch cúm gia cầm khiến mọi thứ trở nên thậm thò thậm thụt, rất khó nói. Và thiệt hại của người nuôi lợn cũng được nhà nước cử các thôn trưởng, đại diện hội phụ nữ tới lấy thông tin thiệt hại, hứa sẽ hỗ trợ. Lời hứa ấy vẫn còn giá trị cho đến ngày nay, người dân vẫn dài cổ chờ đợi tiền hỗ trợ, càng đói thì sự kiên nhẫn chờ đợi càng cao.

Sau dịch tả lợn châu Phi là dịch cúm Vũ Hán (tại sao cứ phải gọi tên y học là Covid-19 trong khi nó xuất phát từ Vũ hán, Trung Quốc? Liệu một nhà khoa học của Trung Quốc phát hiện ra ngôi sao nào đó thì ông/bà ấy có chịu để người ta gọi tên khác ngoài tên ông/bà ấy hoặc nơi ông/bà ấy đang sống không?!), dịch bùng phát khắp các tỉnh thành Trung Quốc, sang các nước châu Á, châu Âu, sang Mỹ, và đương nhiên là Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đợt chống dịch lần 1 diễn ra vào tháng 4, kéo dài hơn tháng, mọi chuyện tưởng rằng đã ổn thỏa, chính quyền cũng bắt đầu gáy thành tích. Chưa kịp dứt tiếng gáy thì đợt nhiễm dịch lần hai, có người chết, có những hình ảnh đau lòng, làm rúng động tâm lý, rồi từ tỉnh này qua tỉnh khác, gần hai tháng trời cầm cự, chống chọi… Mọi thứ bắt đầu lộ rõ sự bất ổn của nó.

Trong đợt chống dịch lần hai, tỉnh Thừa Thiên Huế gần như cấm người Quảng Nam và Đà Nẵng vào địa phận Thừa Thiên Huế. Điều này gây bức xúc không ít. Nhưng người Huế chưa kịp mừng vì “thoát nạn” Covid-19 thì liền sau đó, bão số 5 tiến thẳng vào Huế, Quảng Trị và Quảng Bình quăng quật, dày xéo làm nhà cửa tan nát, trụ điện gãy hàng trăm cây, hoa màu ngã đổ… Tiếp sau đó là lụt lội, thủy điện xả đập. Huế chưa kịp hoàn hồn thì tiếp tới Quảng Nam, rồi Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… Các cơn bão liên tục đổ bộ vào miền Trung, từ Nam Trung Bộ, đến Trung Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, không có tỉnh nào là không có thiên tai, lụt lội, đất chuồi, sạt lở núi, chết người…

Người ta chưa kịp nguôi xót xa vì hình ảnh người chồng quì lạy thần nước hãy buông tha người vợ đang trở dạ của anh ở Thừa Thiên Huế thì tiếp đó, sạt lở núi, thủy điện Rào Trăng 3 làm hàng chục người mất tích, chết chóc ở Tây Thừa Thiên Huế, rồi sạt lở đất ở Quảng Trị, Hà Tĩnh, tiếp đến là Trà Leng, Trà My, Tây Quảng Nam sạt lở đất gần thủy điện Sông Tranh 2 làm chết nhiều người, sau đó các vụ sạt lở liên tiếp xảy ra ở Quảng Nam, rồi đến đồi Ra Pan ở Quảng Ngãi nổ tung sau một trận mưa và gây ra sạt lở nghiêm trọng…

Chưa bao giờ miền Trung thấm cảnh lụt vào, lụt ra rồi lại lụt vào, bão ra thì lụt vào, đủ các kiểu biến tấu của thiên tai, nhân họa như năm nay. Và cũng chưa bao giờ người Việt nghe khái niệm “đa thiên tai” như năm nay, chưa bao giờ mà đất khắp mọi nơi, núi non khắp các miền đất nước lại nhão chảy như bùn trong vài năm trở lại đây. Ba năm trước, ở Yên Bái và các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc đều xảy ra hiện tượng lũ bùn, lũ quét. Và năm nay thì miền Trung Việt Nam xảy ra tình trạng sạt lở đất kinh khủng hơn nhiều!

Công tâm mà nói, rừng ở miền Bắc còn nhiều diện tích nguyên sinh hơn rừng miền Trung, hơn nữa, lượng thủy điện ở miền Bắc nhiều chưa bằng 50% lượng thủy điện ở miền Trung, đó là chưa kể tới các thủy điện cóc âm thầm mọc lên trên khắp đỉnh Trường Sơn, nơi giáp ranh với nước bạn Lào. Đương nhiên, tình trạng thủy điện mọc ra như nấm sẽ kéo theo tình trạng khai thác rừng lòng hồ, khai thác rừng vùng đệm lòng hồ, khai thác gian lây lan, khai thác tài nguyên, khoáng sản, khai thác lớp đất mặt của rừng để làm phân bón… Có một ngàn lẻ một kiểu khai thác rừng trước khi làm thủy điện và tôi cũng không muốn nhắc đến những chiêu bài của nhà đầu tư thủy điện cũng như mục đích làm giàu từ rừng nấp sau tấm bình phong thủy điện của họ. Vấn đề là cách nhìn nhận, đánh giá từ phía Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan của Việt Nam hiện tại chỉ làm cho tình hình càng thêm xấu đi.

Điều này khiến tôi đặt câu hỏi: Liệu có chăng những người của chính phủ cũng có lợi ích liên đới từ các thủy điện nên họ cố tình che giấu sự thật? Hoặc giả chính phủ Việt Nam không còn đủ sức, đủ quyền hạn, quyền lực và uy tín để quản lý một cách rốt ráo vấn đề rừng cũng như thủy điện. Bởi tôi nhớ không lầm, Việt Nam có hai hiện tượng Thủ tướng, đó là Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phúc.

Nguyễn Tấn Dũng khi nhậm chức Thủ tướng đã tuyên bố đến năm 2010 mà đất nước còn tham nhũng thì ông sẽ từ chức, không làm Thủ tướng nữa. Và để trả lời cho tuyên bố này của ông Dũng, nhiệm kỳ của ông Dũng là nhiệm kỳ mà tham nhũng tác oai tác quái mạnh nhất, lợi ích nhóm nổi lên như giặc cỏ, và hậu quả của nó là tình hình tham nhũng hiện tại dường như không thể khống chế mặc dù ông Nguyễn Phú Trọng đã chính thức đốt lên cái lò chống tham nhũng gần ba năm trời rồi mà tham nhũng vẫn có mặt mọi nơi, lúc nhúc từ trung ương tới địa phương. Đươgn nhiên là ông Dũng không từ chức, mà còn muốn leo lên cao hơn, cho đến khi bị hất cẳng ở đại hội 12.

Ông Phúc thì ngay thời còn làm Phó Thủ tướng thường trực đã tuyên bố bằng mọi giá phải đóng cửa rừng, không để một cái cây trong rừng nào chảy máu nữa, khi người ta chặt một cái cây thì phải thắp hương vái lạy… Kết quả là từ lúc ông tuyên bố đóng cửa rừng, cây rừng nhanh chóng tự mọc chân chạy khỏi rừng, vì trên các văn bản luôn báo cáo là rừng được bảo tồn rất tốt, không mất mét vuông nào. Thế nhưng khi ông Phúc chính thức làm Thủ tướng chưa đầy ba năm thì chuyện mất rừng không còn và vấn đề nổi cộm để nhức nhối nữa (vì nó đã vượt ngưỡng) mà lúc này, nỗi nhức nhối chuyển sang vấn đề hậu quả của việc tàn phá rừng và những phát biểu đầy bất minh của giới chức.

Bởi không cần nói nhiều thêm nữa, ai cũng biết rừng nguyên sinh ở miền Trung gần như bị cạo nhẵn và thay vào đó là rừng trồng, lớp vỏ núi bị đục xới và biến thành lớp đất vườn để trồng rừng, khi mưa tới thì biến thành lớp mặt ruộng, chức năng điều tiết nước, dẫn nước xuống các mạch ngầm của lớp vỏ mùn rừng triệu năm cộng với rễ cây chằng chịt đan xen làm lưới giữ đất của rừng nguyên sinh đã bị lấy mất. Thay vào đó là những đám ruộng trồng keo lá tràm giữa rừng, mùa nắng thì khô khốc, cháy bất kì lúc nào, mùa mưa thì nhão nhoét, sạt lỡ. Mạch nước ngầm bị khô hạn bởi núi không còn là nơi điều tiết nước đưa về mạch ngầm. Bên cạnh đó, thủy điện tích nước sẽ làm tổn thương các mảng địa tầng, gây chấn động địa tầng, tạo đới đứt gãy giãn nở… Hậu quả là chỉ cần mưa nhẹ đã sạt lở núi, bởi vì trước đó, núi đã được rùng cho rạn nứt bằng những trận động đất…

Và nếu làm một bài toán thô sơ thì mỗi năm, thiên tai, nhân họa gây tổn thất nhân mạng và tài sản không hề ít, tổng tài sản bị mất đi trong nhân dân luôn nhiều hơn một vài cái thủy điện, năm sau nhiều hơn năm trước, đến năm nay thì kinh khủng hơn, và chẳng biết năm sau ra sao nữa! Trong khi đó, chính phủ vẫn tìm cách chứng minh rằng thủy điện không ảnh hưởng, rừng nguyên sinh vẫn còn nhiều, chưa hề bị tàn phá… Nói như vậy là che giấu sự thật, phủ nhận nỗi đau của nhân dân và đang cười nhạo vào sự khờ khạo của nhân dân!

Nói như vậy để thấy rằng chưa có năm nào dài hơn năm 2020, bởi một năm chưa kết thúc mà có quá nhiều chuyện để đau đầu, để xót xa, và xót xa hơn nữa là dường như người dân tự che chở, bảo vệ nhau là chính, may mắn lắm thì có lực lượng quân đội đến tìm xác sau khi lâm nạn. Còn lại, mọi thứ vẫn là một ẩn số chết chóc. Năm 2020 quá dài và bi thảm! Và với kiểu đánh giá lấp liếm như chính quyền Việt Nam hiện tại, thì tình hình càng thêm xấu đi!

Thật là vô tri vô giác!

 


nguyenngocgia’s blog|

Đài RFA phỏng vấn [1] một số người dân trong nước với tựa bài “Nhiều người Việt quan tâm bầu cử ở Mỹ nhưng thờ ơ chuyện bầu bán ở nhà!”. Bài phỏng vấn cho thấy rõ sự thờ ơ là có thật, gây ra bởi chế độ độc đảng toàn trị suốt 45 năm qua tại Việt Nam.

Những ngày này, Quốc hội của nhà cầm quyền CSVN đang nhóm họp vẫn không thu hút được đông đảo người dân chăm chú theo dõi, bất chấp Quốc hội đang bàn thảo những vấn đề quốc kế dân sinh gắn liền với đời sống người dân, bởi câu chuyện bầu cử tổng thống Hoa Kỳ gây náo động toàn thế giới và Việt Nam không là ngoại lệ.

Dõi theo kỳ họp đang diễn ra, các vị đại biểu vẫn tiếp tục “phun châu nhả ngọc” những ý tứ khiến người dân bật cười.

Một vài trong số những màn hoạt kê, có ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông với phát ngôn: ““Sàn giao dịch điện tử cũng đã sẵn sàng để bà con bán được nải chuối buồng cau của mình với giá cao” [2]. Ông Hùng dường như không biết người dân nghèo lam lũ vốn quen với sự tiện lợi từ đôi vai quang gánh hay một chiếc xe ba gác để làm sao bán nải chuối buồng cau nhanh, gọn, thu chút tiền bỏ túi liền và ông ta cũng không màng đến việc tính giúp về chi phí bỏ ra và khoản lời còm cõi của nải chuối, buồng cau mà người nông dân cần phải bỏ ra khi lên sàn giao dịch (!)

Chỉ bán có vài chục nải chuối hay vài ba buồng cau, người dân nghèo có cần “học làm sang” dữ thần vậy không, thưa ông Bộ trưởng Hùng với bộ đồ lớn trịnh trọng giữa hội trường mát lạnh, mênh mông?!

Không chịu thua kém về cách thức lo cho dân của ông Bộ trưởng Hùng, ông Trần Hồng Hà – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường, khi nói đến nạn phá rừng,  làm người dân ngã ngửa với phát ngôn: “phải phục hồi rừng nguyên sinh đúng với bản chất tự nhiên” [3]. Chắc là khi còn ngồi trên ghế học đường, ông Hà không được dạy những khái niệm căn bản về: Rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng cấm v.v… là gì, nên ông ta (ráng)  “phục hồi rừng nguyên sinh” sao cho “đúng với bản chất tự nhiên”.

Thưa ông Hà, ông vui lòng về coi lại khái niệm căn bản rừng nguyên sinh vốn là loại rừng không bao giờ có thể phục hồi, bởi nó hình thành từ lịch sử cổ đại xa xưa. Ông Hà đừng lẫm lẫn lộn việc “trồng rừng” vài ba chục năm là “CHÚNG TA” lại có rừng nguyên sinh thật là… tự nhiên (!) Nếu ông giữ ý định đó, ngay bây giờ ông có thể xin Quốc hội của nhà cầm quyền CNVN kinh phí để đặt hàng ở các Sở Thú nước ngoài nuôi sẵn vài chục con cọp, con voi và nhiều loài thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng để vài chục năm sau thả chúng vô rừng nguyên sinh… “của ông” được rồi đó!



Cấp trên của ông Hùng, ông Hà – ông Nguyễn Xuân Phúc, với tầm cao lớn hơn một bậc, bày tỏ sự băn khoăn về “văn hóa từ chức” như báo Thanh Niên trích dẫn : “Tại Quyết định 1847 năm 2018 của Thủ tướng về phê duyệt đề án văn hoá công vụ cũng nêu rõ, “cán bộ lãnh đạo chủ chốt chủ động xin thôi khi thấy bản thân còn hạn chế về năng lực, uy tín” và “để có văn hoá từ chức trong cán bộ, công chức, cần phát huy vai trò, trách nhiệm, tinh thần nêu gương, gương mẫu trước nhân dân, trước Đảng và Nhà nước, do cán bộ ta tự thấy, dưới sự giám sát của nhân dân”.

Thưa ông Phúc, “văn hóa” không phải “để có” hay “để cho có”. Bởi văn hóa là quá trình hình thành theo suốt quá trình tiến hóa của loài người. Văn hóa dân tộc Việt Nam là quá trình hình thành theo suốt quá trình tiến hóa của người Việt Nam.

Từ chức – nói cho đúng – đó là tính liêm sỉ cần phải có của một con người. Tính liêm sỉ là một phần nhỏ trong đạo đức. Đạo đức là một phần nhỏ trong văn hóa.

Thật là vô tri vô giác!

Sau này, chữ “vô cảm” được dùng tràn ngập. Lần theo chữ này cho thấy, người sử dụng đầu tiên chữ “vô cảm” là bà Nguyễn Thị Hoài Thu cựu chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội với phát ngôn [5] “Ai không thấy trách nhiệm của mình là vô cảm” do báo Tuổi Trẻ phỏng vấn vào ngày 11 tháng Năm năm 2004, tức cách đây 16 năm. Không tìm thấy chữ “vô cảm” được dùng trước thời điểm này.

Theo định nghĩa của các loại từ điển tiếng Việt sau này, được đông đảo người dân biết đến và chấp nhận, “vô cảm” nghĩa là trạng thái con người thờ ơ, không màng đến mọi diễn biến trong cuộc sống và sống vô trách nhiệm.

Về y học, “vô cảm” không được công nhận. Chỉ có trong y văn về “bệnh lãnh cảm” (dành cho phụ nữ trong lãnh vực tình dục) và các loại bệnh về tâm thần.

Về chữ “tri”, thành ngữ rất quen thuộc hầu như người Việt Nam nào cũng biết:

Họa hổ họa bì nan họa cốt

Tri nhân tri diện bất tri tâm

Nghĩa là:

Vẽ cọp thì vẽ được hình dáng bên ngoài (bì là da), khó có thể vẽ được bộ xương (cốt)

Biết người biết mặt không biết được trong lòng (tâm) họ.

Chữ “tri” – một từ Hán – Việt, có nghĩa “nhận biết”.

Con người có 5 giác quan, bao gồm: thị giác (mắt), thính giác (tai), vị giác (lưỡi), khứu giác (mũi) và xúc giác (da).

Người đời cũng biết “giác quan thứ 6” thường được gọi là linh tính mách bảo, giác quan thứ 6 vượt trội hơn hẳn 5 giác quan bình thường nói trên.

Do đó, đứng trước hiện trạng xã hội Việt Nam phơi bày đầy đủ mọi ngóc ngách, mọi lãnh vực, từ kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục, tín ngưỡng – tôn giáo cho đến an ninh – quốc phòng đều quá ê chề với hàng triệu hình ảnh, thước phim cay đắng, xót xa và phẫn uất, mà dùng chữ “vô cảm” dành cho người CSVN quả là không đủ diễn tả tâm trạng!

Vô tri – vô giác tức là có não mà không nhận biết gì cả, có mắt như mù, có tai như điếc, có lưỡi như câm, có mũi như cơ quan chỉ làm nhiệm vụ nhận oxy và thải carbonic, có da nhưng không biết đau khi lửa táp vào; không biết rát như một vết thương sâu hoắm bị muối xát; không biết nhột nhạt khi cả bầy ruồi bu vào.

Vô tri – vô giác thuộc về Con Người – Con Người Bình Thường!

Nhà cầm quyền CSVN hãy là Con Người Bình Thường trước khi làm Người Cộng Sản – dù là Người Cộng Sản Chân Chính đi chăng nữa!

Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau – Trịnh Công Sơn.

Ngoài trời đang vần vũ, dư âm nghe tang thương và thê lương của cơn bão rớt vào quê hương tôi, chiều nay…!

[1] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-are-many-vns-in-the-country-…

[2] https://dantri.com.vn/xa-hoi/bo-truong-tttt-co-san-giao-dich-dien-tu-de-…

[3] http://kinhtedothi.vn/bo-truong-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-tran-hong-ha…

[4] https://thanhnien.vn/thoi-su/thu-tuong-van-hoa-tu-chuc-la-co-toi-xin-tra…

[5] https://tuoitre.vn/ai-khong-thay-trach-nhiem-cua-minh-la-vo-cam-32500.htm

Hút máu dân



 Đỗ Ngà|

Tại Thái Lan, quốc lộ được sử dụng miễn phí, và người ta chỉ trả phí khi đi trên cao tốc. Cũng phải thôi, hạ tầng cơ bản cho người dân thì nhà nước phải xây chứ? Mà nhà nước cũng không phải tự bỏ tiền ra xây đâu là dùng tiền thuế của dân để xây. Cao tốc là dịch vụ cao cấp nên người ta bán dịch vụ thu tiền là đúng rồi. Đấy là với nước giàu hơn Việt Nam, còn nước nghèo hơn Việt Nam thì sao? Được biết, năm 2016 Campuchia đã cho tháo dỡ trạm BOT cuối cùng trên quốc lộ. Nước giàu cũng miễn phí quốc lộ, nước nghèo hơn cũng miễn phí quốc lộ cho dân nhưng cớ sao Việt Nam vẫn cứ è cổ dân ra móc túi vậy?

Được biết, hiện nay Việt Nam là nước có mức thuế cao thứ 3 thế giới chỉ sau EU và Trung Cộng. Điều này cũng có nghĩa là những nước như Thái hoặc Campuchia đều đánh thuế dân họ thấp hơn ĐCS Việt Nam đã làm với dân Việt, thế nhưng tại sao họ lo đường đi miễn phí cho dân của họ được còn đảng thì không? Câu trả lời rất đơn giản, bởi vì đảng xem dân là mỏ vàng để đảng khai thác chứ không hề xem dân như là một đối tượng phục vụ. Được biết, trên cả đất nước này hiện có đến 88 trạm BOT các loại, với khoảng cách trung bình là từ 60 đến 70 km một trạm. Trong đó có rất nhiều điều bất cập như làm đường một nơi đặt BOT một nẻo, BOT thu phí quá hạn vv… Đảng làm mọi cách miễn sao trấn lột được dân. Nói chung đảng thấy dân là như thấy tiền nhưng là tiền chưa được khai thác, chính vì vậy mà đảng phải mọi cách để vắt cho tiền rơi ra.

Bao năm nay, BOT đặt sai vị trí là nhức nhối xã hội, nhưng rồi người dân đấu tranh dẹp trạm cũng bị bắt nhốt tù chứ trạm thì vẫn không được dẹp hết. Bản chất của CS thì bao giờ cũng thế, họ chỉ giỏi siết cổ dân chứ không có thói quen buông tay cho dân dễ thở. Chính vì vậy, không những họ không dẹp BOT lại đặt thêm BOT ngày một dày đặc hơn. Hiện nay, người dân đang rất bức xúc rằng, tại sao lại có 2 trạm BOT chỉ cách nhau vỏn vẹn 10 km? Đại biểu quốc hội cũng chất vấn Nguyễn Văn Thể điều phi lý này, nhưng cuối cùng ông ta nói “không sai luật”. Đấy là một thói quen chạy tội của quan chức CS, nó tựa như đổ lỗi “tại cơ chế” vậy. Hút máu dân, bị chất vấn thì đổ tại luật hay tại cơ chế là xong, cuối cùng cũng.. huề cả làng.

Đường xá thì không chịu làm thêm mà cứ muốn đặt thêm trạm BOT hút máu dân thì tất khoảng cách trung bình giữa các trạm bị thu ngắn lại. Đất nước Camphuchia nghèo hơn nhưng người ta vẫn xây thêm đường xá và cố gắng giảm số trạm thu phí, thế nhưng còn Việt Nam thì ngược lại, chính quyền CS chỉ muốn tăng thêm trạm thu phí trong khi đó đường xá được xây dựng thêm không hề tương xứng nên cự ly BOT mới ngày càng rút ngắn. Nhìn vào cách thực hiện chính sách đầu tư xây dựng cơ bản giữa 2 chính phủ Việt Nam và Campuchia thì không khó để nhận ra rằng, bản chất của CS Việt Nam là hút máu dân.

Phí đường bộ quá nhiều thì tất giá cả hàng hóa sẽ bị nâng cao lên. Người dân Việt Nam vốn chịu thuế cao nhất nhì Châu Á thì đã là bất lợi so với người dân các nước khác rồi, vậy mà nhà nước này còn è cổ họ móc thêm tiền dưới dạng các loại phí. Kết quả tất yếu là chất lượng cuộc sống của người dân Việt bị đảng bị dìm xuống. Dìm đến tận đáy bùn sâu. Đấy! Đấy là công lao “to lớn” của đảng với nhân dân đấy. Đấy là cách mà đảng “vì dân” đấy./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://vtc.vn/vi-sao-campuchia-bo-thu-phi-bot-cach-day…

https://zingnews.vn/thue-cua-viet-nam-co-cao-thu-3-the…

https://vneconomy.vn/bo-truong-nguyen-van-the-ly-giai-vu…?

Công tác cứu trợ: những scandals và chuyện ăn chặn không dứt

 Người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt được cứu trợ lương thực tại làng Mỹ Thượng Lộc, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam ngày 26 tháng 10 năm 2020.

Người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt được cứu trợ lương thực tại làng Mỹ Thượng Lộc, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam ngày 26 tháng 10 năm 2020.
 REUTERS/Thanh Huệ

Nữ ca sĩ Phương Thanh vào ngày 12/11 đã có buổi làm việc với Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi liên quan phát ngôn của cô trên tài khoản Facebook bị cho là xúc phạm người dân Quảng Ngãi khi nữ ca sĩ này đi làm từ thiện tại các tỉnh miền Trung.

Theo tin được truyền thông Nhà nước Việt Nam đăng tải, tại buổi gặp gỡ, ca sĩ Phương Thanh không nói rõ phát ngôn trên tài khoản cá nhân Facebook là đúng hay sai mà cho rằng chỉ phản ánh thực trạng “mặt trái của từ thiện” và không có mục đích xúc phạm người dân Quảng Ngãi hay Quảng Nam.

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, qua điều tra, ca sĩ Phương Thanh chưa hề đến Quảng Ngãi làm từ thiện, nhưng lại có nội dung phản ánh phát ngôn trên trang Facebook cá nhân được cho đã xúc phạm, gây mất uy tín người dân Quảng Ngãi và đã vi phạm pháp luật theo Nghị định 15 của Chính phủ.

Nữ ca sĩ Thủy Tiên cũng vướng nhiều ồn ào liên quan tới công tác cứu trợ miền Trung của cô năm nay. Nhiều ý kiến cho rằng nữ ca sĩ có thể vi phạm luật pháp Việt Nam theo Nghị định 64/2008, khi làm từ thiện không thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Việt Nam…

Tuy nhiên, các quan chức lãnh đạo Việt Nam sau đó khi trả lời báo chí chính thống đều cho biết hành động của ca sĩ Thủy Tiên không vi phạm pháp luật, có chăng cô ca sĩ nên bàn giao cho một tổ chức thực hiện sẽ tốt hơn vì số tiền huy động được quá lớn.

Theo thông tin được nữ ca sĩ Thủy Tiên chia sẻ, chỉ trong 2 tuần kêu gọi, đã có 150 tỷ đồng được gửi đến tài khoản của cô để đi cứu trợ đồng bào miền Trung.

Trao đổi với RFA tối 12/11, Nhà hoạt động xã hội, blogger Nguyễn Lân Thắng, từng tham gia cứu trợ người dân tại vũng lũ Quảng Bình cuối tháng 10 vừa qua lý giải vì sao người dân lại tin tưởng gửi tiền đến nữ ca sĩ Thủy Tiên:

“Từ trước đến giờ thường công tác cứu trợ do Hội chữ thập đỏ hoặc do ban ngành, đoàn thể thuộc Mặt trận Tổ quốc phát động, nhưng trong rất nhiều năm người dân cũng biết, cũng chứng kiến nhiều lần cái trách nhiệm cũng như công tác cứu trợ phía Mặt trận, Hội Chữ thập đỏ rất kém. Có những năm chính những cán bộ phụ trách trong Mặt trận Tổ quốc hay bên Chữ thập đỏ dính vào chuyện tham ô, tham nhũng. Chính vì thế, trong những năm gần đây, khi những hoạt động thiện nguyện do các cá nhân hoặc các tổ chức tôn giáo phát động thường được người dân quan tâm, ủng hộ hơn.”

Vẫn theo blogger Nguyễn Lân Thắng, chính vì khối dư luận quần chúng chuyển hướng sang các hoạt động của các hội nhóm phi nhà nước, nên phía nhà nước mới có phát biểu, cũng như chỉ đạo sao cho việc cứu trợ có thể tập trung vào các ban ngành, đoàn thể thuộc phía nhà nước.

Đồng quan điểm nêu trên, cô Nguyễn Thị Hòa, ở quận Phú Nhuận, cũng gửi tiền cứu trợ đến tài khoản nữ ca sĩ Thủy Tiên trình bày, xin trích nguyên văn:“Ca sĩ, nghệ sĩ mà có tâm, có trách nhiệm, không cắt xén bớt tiền người khác đóng góp là được rồi. Cỡ hai chục năm trước cô cùng bạn bè cũng từng đem mì và tiền đi cứu trợ người dân bị lũ. Tới nơi thì ủy ban phường đó kêu mọi người ngồi chờ để kêu dân tới. Phát một hồi toàn thấy những người quần áo thẳng thớn đã nhận trước đó đang vòng lại nhận tiếp, nên nhóm cô quyết định dừng phát, nói muốn đi thẳng tới nhà dân phát. Lúc này người bên phường mới nói phải đưa tiền mướn xuồng để chở đi. Tới từng nhà thì thấy ai cũng đang co ro ngồi trên tủ. Từ lần đó cô và bạn cô có kinh nghiệm. Như ca sĩ Thủy Tiên cô thấy trên Facebook tới tận nhà dân nên cô ủng hộ, còn đưa tiền cho mấy ông phường, xã, nhà nước chắc khó tới tay dân.”

Người dân xếp hàng để được tặng những thùng mì gói tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vào ngày 16 tháng 10 năm 2020.
Người dân xếp hàng để được tặng những thùng mì gói tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vào ngày 16 tháng 10 năm 2020. AFP

Tệ nạn tại các cấp chính quyền trong việc cứu trợ như cô Hòa nêu ra thực tế đến nay vẫn còn.

Cụ thể, Ban cán sự thôn Ngọa Cương, xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã đến thu lại toàn bộ 414 triệu đồng của 69 hộ nhận được cứu trợ từ ca sĩ Thủy Tiên vào ngày 28/10. Nguyên nhân được nói là để chia đều cho 170 hộ của thôn.

Tuy nhiên, dưới sức ép của dư luận, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo cán bộ thôn Ngọa Cương, xã Cảnh Hóa trả lại tiền cho người dân.

Do đó, với góc nhìn của một người dân, cô Nguyễn Thị Hòa đưa ra đề xuất, cũng xin trích nguyên văn: “Năm nào báo chí cũng có tin ông này, ông kia ăn chặn, hoặc như kinh nghiệm của cô đó. Nên nhà nước mình phải quản lý, ra luật chặt chẽ hơn, còn những người ăn chặn như vậy khi phát hiện phải xử mạnh tay để nêu gương. Còn nhà nước vẫn phải hỗ trợ là chuyện đương nhiên, nhưng mà nhiều tầng lớp bộ máy, xuống tới nơi sợ cũng trễ, nên cứ để người dân giúp đỡ lẫn nhau bằng cách thức của họ nếu không phạm pháp, đừng gây khó dễ cho người ta. Đối với mấy người mất nhà, mất cửa tại thiên tai thì mình có cho bao nhiêu cũng không đủ với họ đâu.”

Chị Nguyễn Thị Bích ở thôn 1 Trà Mé, xã Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, người nhận được 40 triệu từ cô ca sĩ Thủy Tiên cho biết:

“Ca sĩ Thủy Tiên, vài đoàn đến cho nước sạch, gạo, mì tôm, có đoàn tới cho chút tiền hoặc 300 (ngàn đồng) mỗi phong bì, cho lương khô, đồ, các thứ khác, cả chăn cho những người già. Nói chung em thì hoàn cảnh cũng cực khổ mà nhà tan nát hết rồi. Em ở giữa làng mà các đoàn không biết nên mỗi lần đoàn nào về thì em chạy theo cầu cứu, kêu van để cho em một chút tiền để em sửa lại căn nhà để ở.”

Còn theo anh Phan Quốc Vũ ở thôn Trương Xá, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, chỉ cần được hỗ trợ thì từ nhà nước hay tư nhân đều đáng quý:

“Họ cho được từng nào thì người dân hưởng chứ bên chỗ mạnh thường quân, cá nhân, tập thể hoặc bên chỗ Ủy ban Mặt trận tổ quốc ủng hộ thì em không biết. Người dân đen họ không biết, cho họ là họ chỉ biết mừng thôi, cho họ ăn uống, cái này cái nọ, ủng hộ của cải vật chất thì họ không ý kiến.”

Từ Hà Nội, blogger Nguyễn Lân thắng cho rằng tâm lý chung việc quản lý xã hội của chính phủ Hà Nội từ trước đến nay là nhà nước ôm đồm quá nhiều việc trong sự quản lý của họ, không riêng từ thiện mà rất còn nhiều việc khác. Ông Thắng cho rằng với tư duy đó thì chính phủ đang bóp siết hoạt động dân sự rất bình thường của người dân:

“Tôi đã chứng kiến, tôi đã trực tiếp đi cũng có rất nhiều lần thiện nguyện bị ngăn trở, bị hạch sách, nói chung rất nhiều. Những kinh nghiệm đó cho tôi thấy nếu như nhà nước không thay đổi thì những tồn tại trong công tác thiện nguyện vẫn còn và đến một lúc nào đó thì người dân cũng thấy bức xúc và những bất đồng xã hội sẽ làm cho hố sâu ngăn cách giữa nhà nước và công dân ngày càng tăng lên. Chắc chắn điều đó sẽ gây ra bất ổn chính trị, xã hội lớn hơn nữa.”

Người dân Việt với truyền thống tương thân tương ái, luôn hướng về miền Trung mỗi khi eo đất nối dọc 2 miền Nam – Bắc phải hứng chịu nhiều thiệt hại về cả người và của do bão lũ đổ về hàng năm.

Tuy nhiên, những bất cập xung quanh chuyện cứu trợ vẫn luôn là đề tài tranh cãi từ trước đến nay và được nhận định sẽ còn tiếp diễn nếu chính phủ Hà Nội không nghiên cứu cẩn thận và có biện pháp cứng rắn trong chuyện này.

Môi trường và sinh thái, chỉ sáu ngày là thấy… bình minh?

 Theo VOA/Trân Văn/13/11/2020


Anh hỗ trợ Việt Nam 500.000 GBP để khắc phục hậu quả lũ lụt. Photo Facebook UK in Vietnam. Hình minh họa.

Quốc hội Việt Nam vừa quyết định hoãn xem xét – bỏ phiếu thông qua Dự luật Bảo vệ môi trường (BVMT) mới, thay thế cho Luật BVMT hiện hành.

Nói cách khác, kiến nghị của cộng đồng các chuyên gia về môi trường, sinh thái, cuối cùng đã có người nghe...

Tuy nhiên việc lắng nghe lại… nửa vời: Không xem xét – bỏ phiếu thông qua Dự luật BVMT mới vào ngày 11 tháng 11 theo nghị trình của Kỳ họp thứ 10 nhưng… chỉ dành sáu ngày cho Ban soạn thảo dự luật chỉnh sửa để xem xét - bỏ phiếu vào 17 tháng 11 (1).

***

Sở dĩ Liên minh Năng lượng bền vững Việt NamLiên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễmMạng lưới sông ngòi Việt Nam và Nhóm Công lý - Môi trường - Sức khỏe cùng kiến nghị Quốc hội không xem xét - thông qua Dự luật BVMT mới vì theo họ, dự luật: Thiếu logic trong cấu trúc, không rõ ràng về tầm nhìn và mục tiêu phát triển môi trường bền vững. Không cụ thể những điểm có thể và phải cụ thể về quyền và trách nhiệm của mỗi chủ thể trong bảo vệ môi trường…

Từ thực tế môi trường, sinh thái ở Việt Nam, nhiều chuyên gia và các tổ chức dân sự hoạt động vì môi trường, sinh thái từng kiến nghị (2):

- Công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường với bản trình thẩm định và bản đã bổ sung được phê duyệt, các hồ sơ xin giấy phép môi trường.

- Công khai hội đồng thẩm định, gồm tên tuổi thành viên, chuyên gia để ngoài trách nhiệm về chuyên môn, họ còn phải có trách nhiệm với xã hội khi được ủy thác và chấp nhận chịu sự giám sát nếu không phản biện hết trách nhiệm.

- Công khai các kết quả thanh tra, quy định cụ thể thời điểm công khai.

- Công khai kết quả quan trắc của các dự án đầu tư để người dân giám sát nếu có vi phạm về môi trường.

Các chuyên gia và tổ chức dân sự hoạt động vì môi trường, sinh thái đã giới thiệu chín nguyên lý vốn là căn bản trong luật BVMT của thiên hạ:

- Minh bạch và giải trình trách nhiệm (the accountability and transparency principle).

- Xem cảnh giác an toàn là tiêu chí hàng đầu (the precautionary principle).

- Dự phòng xuyên suốt (prevention principles).

- Người gây ô nhiễm phải bổi hoàn tổn hại môi trường (“the Polluter Pays” principle).

- Lồng ghép, tích hợp, đồng bộ hóa (the integration principle).

- Phát triển bền vững (the environmental sustainability principle).

- Tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia (the public participation principle).

- Trách nhiệm xuyên biên giới (cross-border responsibility principle).

- Công bằng và sòng phẳng trách nhiệm của thế hệ trước với thế hệ sau (equity and equality principle).

Vì lợi ích lâu dài của quốc gia, dân tộc, trách nhiệm với hậu sinh, họ đề nghị bộ phận soạn thảo Dự luật BVMT mới hãy tuân thủ những nguyên lý ấy (3).

Không những không theo các nguyên lý vừa kể, bộ phận soạn thảo Dự luật BVMT mới còn khiến luật mới về BVMT… lạc hậu hơn luật BVMT cũ.

Ngày 2 tháng 11, khi tham gia góp ý cho Dự luật BVMT mới, ông Hoàng Dương Tùng, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên – Môi trường (TNMT) lưu ý: Dự luật BVMT mới đã loại bỏ yêu cầu công khai Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kết quả thanh tra mà Luật BVMT 2014 từng xác định là bắt buộc. Chuyên gia và xã hội sẽ không có thông tin để giám sát nếu né tránh công khai thông tin về các dự án, nhất là những dự án tác động lớn đến môi trường.

Tuy nhiên, Bộ phận soạn thảo Dự luật BVMT mới đã vứt tất cả góp ý của các chuyên gia, tổ chức vào… thùng rác, không tiếp thu mà cũng chẳng bổ sung.

Thái độ của Bộ phận soạn thảo Dự luật BVMT mới nói riêng và Bộ TNMT nói chung đã khiến nhiều chuyên gia, tổ chức dân sự phẫn nộ.

Những tổ chức dân sự như Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) vừa đề nghị các đại biểu Quốc hội không xem xét – bỏ phiếu thông qua Dự luật BVMT mới để ngăn chặn nguy cơ môi trường thoái hóa, ảnh hưởng tới sức khoẻ toàn dân, sức khoẻ môi trường sinh thái, đe dọa phát triển bền vững, vừa kêu gọi các đại biểu Quốc hội phê phán những vi phạm nặng nề cả về khoa học, đạo đức tồn tại trong cấu trúc và nội dung của Dự luật BVMT mới.

NCDs-VN còn kiến nghị những cá nhân là lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đánh giá và loại ngay ra khỏi hệ thống lãnh đạo các Bộ TNMT, Bộ Tư Pháp, Vụ Pháp luật - Văn phòng chính phủ, Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội những nhân sự yếu kém về đạo đức công vụ đã tạo ra Báo cáo Giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự luật Môi trường”, bởi đó là đầu mối che đậy những thủ đoạn tinh vi, tạo ra một dự luật không tuân thủ nguyên lý làm luật môi trường cho mục tiêu phát triển bền vững.

***

Phản ứng của các chuyên gia, công chúng chỉ mới có một tác dụng: Quốc hội quyết định không xem xét – biểu quyết thông qua Dự luật BVMT mới vào ngày 11.

Tuy nhiên thay vì loại hẳn việc xem xét – thông qua Dự luật BVMT mới trong kỳ họp này như đề nghị của các chuyên gia, tổ chức dân sự hoạt động vì môi trường, sinh thái thì Quốc hội yêu cầu bộ phận soạn thảo Dự luật BVMT mới thẩm định tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện dự luật để Quốc hội xem xét – bỏ phiếu vào ngày 17 tháng 11! Chẳng lẽ nghị trình quan trọng hơn một bộ luật góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái một cách hữu hiệu hơn giai đoạn vừa qua?

Với thực trạng môi trường – sinh thái như đã biết và hàng loạt vấn nạn, hậu quả từ sự bất cập. phi lý của các qui phạm pháp luật liên quan tới môi trường, sinh thái như đang thấy, với cách hành xử cho thấy mức độ thành tâm – thiện ý của bộ phận soạn thảo Dự luật BVMT mới ra sao, dựa vào đâu mà Quốc hội tin rằng, sáu ngày là đủ điều chỉnh một dự luật quan trọng song lại lắm vấn đề như vậy? Nghị trình cần bận tâm để bảo vệ hơn các tiêu chí khoa học – hiệu lực thực thi – hiệu quả thực tế của một bộ luật như Luật BVMT?

Bao nhiêu đại biểu Quốc hội ngây thơ tới mức tin rằng, sáu ngày là đủ để tiếp thu chỉnh lý, hoàn thiện nội dung Dự luật BVMT mới, khi thông qua, Luật BVMT mới sẽ là trụ cột trong việc giải quyết vấn nạn môi trường, sinh thái? Không tin sao lại nhất trí?

Chú thích

(1) https://kinhtemoitruong.vn/lui-lich-thong-qua-luat-bao-ve-moi-truong-sua-doi-51041.html

(2) https://tuoitre.vn/sua-luat-bao-ve-moi-truong-can-them-quy-dinh-ve-cong-khai-bao-cao-danh-gia-moi-truong-20201102155231989.htm

(3) https://www.facebook.com/trantuanrtccd/posts/10219249537004226



Dân bảo có – đảng bảo không?

 Theo VOA-12-11-2020


Hoàng Hoành Sơn


Nhân chuyến thăm thôn Phật Tích – Bắc Ninh, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhìn cảnh sắc đầy cờ hoa, đã hào hứng tuyên bố: “đất nước có bao giờ được thế này không?” (1). Một lời phát biểu làm nức lòng những người đảng viên cộng sản cả nước. Có lẽ ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước muốn gián tiếp nói đến thiên đường cộng sản đã đạt được chăng?

Tuy nhiên, đấy chỉ là phát ngôn vô tư của đảng trưởng, còn hiện trạng đất nước Việt Nam (VN) về mọi mặt lại rất khác.

Theo các con số báo chí quốc doanh báo cáo, thì nền kinh tế VN vô cùng ảm đạm và thảm hại: Nhà máy in tiền Quốc gia báo lỗ ròng 11 tỷ sau 6 tháng đầu năm (2); Tập đoàn Điện lực lỗ hàng nghìn tỷ đồng (3); Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài: Lỗ dồn 1,1 tỉ USD, nguy cơ mất vốn nhà nước (4); các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước: Nợ 1.454.668 tỷ đồng, chiếm 54% tổng nguồn vốn của các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh (5).

Chưa dừng lại ở đó. Ngân sách nhà nước còn phải gánh gồng những tổ chức, hội đoàn ngồi không hưởng lương, phục vụ cho ý đồ riêng của đảng. Tổng chi phí xã hội cho các tổ chức quần chúng công này ước tính khoảng 1,7% GDP (riêng năm 2014 là hơn 71.000 tỉ đồng), trong đó riêng ngân sách Nhà nước phải chi khoảng 14.000 tỷ đồng (6).

Và đó là câu trả lời hiện thực nhất cho câu tuyên bố xanh dờn của ông tổng bí thư – chủ tịch nước rằng “đất nước mình có bao giờ được như thế này”. Các phát ngôn theo kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược hoặc ngoa ngữ, vĩ cuồng không hề thiếu trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản VN hiện nay. Nên nếu muốn biết sự thật mỗi khi nghe một phát ngôn nào đấy của lãnh đạo đảng, người dân đều phải nghĩ ngược lại và cộng thêm nhiều con số nghịch lại con số đảng đưa, là ra con số thực tế.

Ở VN báo chí là công cụ của đảng. Viết báo dưới sự hướng dẫn, lèo lái trực tiếp của đảng cộng sản. Vì thế, trong dân truyền miệng câu nói mỗi khi có sự kiện hiển nhiên nào đó. Sẽ có kiểu thông tin trái chiều giữa đảng và dân: dân bảo có, đảng bảo không, còn khoa học chưa chứng minh. Thế là xong, chấm hết bàn luận hay tranh cãi, khỏi đau đầu nhức óc. Bởi cái lề thói cưỡng từ đoạt lý, cả vú lấp miệng em, Chí Phèo to mồm thích ăn vạ luôn được đảng cộng sản VN với mấy trăm tờ báo đảng áp dụng triệt để.

Chẳng hạn về rừng, một vấn đề nổi cộm hiện nay trong Quốc hội, gây ra lũ ống, lũ quét từ đầu nguồn đổ xuống, gây sạt lở đất khiến chỉ mới đầu mùa mưa đã tai ương xảy đến cho người dân đã quá khắc nghiệt. Vậy dân nói có, đảng nói không và sự thật ra làm sao?

Đảng nói rừng tự nhiên ở VN không chỉ nói rừng y nguyên, mà hơn thế còn tăng diện tích lên nữa: Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, diện tích và độ che phủ rừng của Việt Nam đã tăng lên trong 30 năm qua. Theo ông Cường, diện tích rừng của Việt Nam vào năm 1990 là 9 triệu ha với độ che phủ là 27%. Tới nay, diện tích rừng của chúng ta là 14,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha, rừng trồng là 4,3 triệu; độ che phủ là gần 42% trong khi mức bình quân thế giới chỉ là 29% (7).

Nữ đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (Gia Lai) phản biện: “làm gì có chuyện rừng tự nhiên lại tăng lên như Bộ trưởng nói”, nữ đại biểu Gia Lai cho rằng “nghe Bộ trưởng phát biểu thực sự là thấy sai sai”.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cũng chất vấn: “Trong 14 - 15 triệu hecta rừng, có bao nhiêu là rừng tự nhiên, bao nhiêu rừng trồng?” vì chức năng của 2 loại rừng này khác nhau (8).

Thực tế là người dân đã chứng kiến hàng ngàn mét khối gỗ trôi lấp kín mặt nước hồ thủy điện Đăk Mi 4 sau lũ (9). Nếu bạn vào trang tin sẽ thấy hình ảnh cả một đoạn sông dài bị lèn kín và trôi đầy những súc gỗ hay cây gỗ lớn. Nó là hệ quả của những cánh rừng bị chặt hạ chưa kịp xẻ thịt hoặc chưa kịp vận chuyển và đã bị nước lũ cuốn ra khúc sông đấy.

Tuy vậy, hiện tượng sông đầy cây gỗ từ rừng trôi về chưa phải là lần đầu tiên. Hẳn những ai sống vùng Ái Nghĩa, Hà Tân, Quảng Nam còn nhớ vụ khai thác hàng ngàn mét khối gỗ trên sông Vu Gia đợt lũ năm 2009, một chuyện lạ xưa nay hiếm ở Quảng Nam. Đó là những gì đã diễn ra ở cầu Quảng Huế, bắc qua sông Vu Gia, huyện Đại Lộc – Quảng Nam. Hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người dân trong vùng kéo về đây để tìm kiếm gỗ, biến cả khúc sông trở nên nhộn nhịp như một ngày hội. Cho dù lũ trên sông vẫn đang ở mức báo động cấp 3 (10).

Người viết đã từng có mặt ở khúc sông vào thời điểm đó. Thực tế là có một cây cực lớn, mà người dân địa phương gọi là thần mộc, trôi về khúc sông ở cầu Quảng Huế và chắn ngang khúc sông đó. Vậy là hàng ngàn mét khối gỗ trôi về mắc kẹt lại khúc sông tạo nên quang cảnh nhộn nhịp khai thác gỗ tự nhiên ấy. Bấy nhiêu gỗ đây cho thấy số phận rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh ở VN ra sao.

Vậy mà vẫn theo ông bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong 30 năm qua, rừng tự nhiên không thể phục hồi như trước đây, một phần do bị tàn phá bởi chất độc hóa học của Mỹ trong chiến tranh. Muốn phục hồi rừng phải phải từng bước (11). Cùng một ông bộ trưởng trong nhà nước cộng sản VN, khi không lấp liếm được việc tính luôn rừng công nghiệp vào rừng nguyên sinh, ông này lại quay sang đổ cho thuốc phát quang của Mỹ. Sự lươn lẹo này diễn tả việc quyết nói dối đến cùng, một đặc tính rất xã hội chủ nghĩa trước khi tiến lên cộng sản chủ nghĩa, sẽ biến thành cha kẻ dối gian chuyên lừa khắp thiên hạ.

Trong bầu cử Mỹ, người ta thường chiếu câu: “watch what they do nor what they say!” Nó rất phù hợp với hiện trạng chính trị VN hiện tại. Trong chiến tranh VN, Mỹ thả chất độc khai quang để phá rừng; vậy mà rừng vẫn còn xanh, vẫn là rừng nguyên sinh che chở cho bộ đội ẩn nấp. Khi không còn chiến tranh, đảng giữ rừng bằng biết bao lực lượng kiểm lâm, nhận biết bao tiền lương từ đồng thuế của dân; hậu quả rừng sạch sành sanh từ gốc tới ngọn, rừng trụi lủi từ đầu nguồn cho đến cuối nguồn. Dân mạng đã phát biểu: Kiểm lâm, lực lượng thay mặt đảng bảo vệ rừng, có tài “phá rừng” bỏ xa đế quốc Mỹ.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phán chắc nịch: Dù bất kỳ một dự án thủy điện ở quy mô nào nếu chỉ sử dụng 1m2 đất rừng tự nhiên cũng sẽ bị loại trừ và không bao giờ cho phép triển khai thực hiện (12). Ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng tài nguyên và môi trường còn phát biểu ghê hơn nữa: rằng ông sẽ “rà soát từng mét vuông đất... Sắp tới với rừng phòng hộ đặc dụng, nếu nơi nào không còn rừng nhưng có chức năng bảo vệ, phòng hộ con người thì chúng ta phải phục hồi lại rừng, mà phải phục hồi rừng nguyên sinh, rừng tự nhiên" (13).

Lý do phát biểu này “ghê” vì dân đi rừng, sống ở rừng hoặc những ai học kỹ về địa lý, lâm nghiệp… nghe ông này phát biểu mà hú hồn. Cách phân tầng phân tán, các nền cấu trúc và hệ sinh thái động thực vật của rừng, đặc biệt là rừng nguyên sinh vùng mưa nhiệt đới, có lịch sử hình thành cách đây hàng trăm triệu năm. Có ai đã được thông não dám phát ngôn như thế chưa ngoài ngài bộ trưởng? Phục hồi lại rừng nguyên sinh chăng? Dù ông có bỏ đảng, rời chức vụ ngay lúc này, vào ở luôn trong rừng để trồng lại rừng nguyên sinh, dân xin đảm bảo hết đời con cái cháu chắt chút chít chụt chịt của ông bộ trưởng Hồng Hà vẫn không thể và không bao giờ phục hồi lại rừng nguyên sinh, dù chỉ là 1m2, đâu nhé. Ông đang ngủ mơ hay ông cố gạt dân vậy?

Chưa hết. Còn ông phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát ngôn về sạt lở đất như sau: “đối với vấn đề sạt lở đất do mưa lâu ngày, đất chứa nhiều nước hay còn gọi là no nước làm cho tính kết dính rất kém. Khi có thêm tác động sẽ gây ra sạt lở đất rất mạnh. Đơn cử như ở Quảng Nam khi bão vào tác động mưa cục bộ thì sạt lở đất rất mạnh. Khu vực đó rừng nhiều lắm chứ không phải không có rừng, các đồng chí xem ảnh kìa” (14). Ai đã từng lên vùng Nam và Bắc Trà My sẽ biết còn rừng hay không; thực tế vụ sạt lở đất ở Trà Leng, vốn trước đây là đất rừng, đã bị xóa sổ thêm một làng nữa; sau vụ sạt lở cuối tháng 10 làm chết 22 người mà tới nay chỉ mới tìm được thi thể 9 nạn nhân (15).

Ông Trương Hòa Bình, chánh án tòa án tối cao VN, tuyên bố: “Chưa phát hiện kết án oan người vô tội” (16). Cái này rất cần đảng vỗ tay thật to: cụ Lê Đình Kình, chưa có bản án đã bị thảm sát ngay tại phòng ngủ nhà riêng của cụ, ngay trong đêm; một ông già hơn 80 tuổi đời, gần 60 năm tuổi đảng, từng bị công an đạp gãy chân, giờ đi phải chống nạn, có tội tình gì bị bắn mấy phát đạn vào tim, đầu và bị bắn đứt lìa chân cụ như thế? Ông Bùi Viết Hiểu ngồi cùng cụ Kình tối oan nghiệt đó cũng bị bắn trọng thương.

Giết dân như giết con kiến không oan sai thấu trời thì là gì hả ông chánh án? Nếu đảng thượng tôn pháp luật cần phải có kết án mới giết chứ? Hoặc ông chánh án không tính mấy vụ kể trên vào nên chưa phát hiện kết án oan người vô tội? Thế công chính liêm minh chí công vô tư của tòa ở đâu, khi dân lành bị giết tại nhà mà ông vẫn đinh ninh không có kết án oan sai, như thể cái tòa ông đang ngồi liêm chính như tòa án của Bao Thanh Thiên vậy.

Còn biết bao người như Nguyễn Thanh Chấn, Hồ Duy Hải và những nạn nhân trong việc hủy 716 quyết định tạm giữ thiếu căn cứ, trái phép luật trong năm 2020; việc công an Cần Thơ xin lỗi 2 người dân oan sai và bồi thường 900 triệu đồng; tất cả nói lên điều gì? Có đại biểu Quốc hội đã trả lời thay cho dân: Án oan sai đang bào mòn lòng tin của người dân (17). Ông chánh án Hòa Bình trả lời sao đây?

Đấy là chưa kể đến những nhà báo Lê Anh Hùng bị tạm giam rồi gán cho bệnh tâm thần, nhưng vẫn không cho người nhà gặp mặt hay săn sóc; những người can đảm lên tiếng cho các bất công, sai phạm nghiêm trọng, án oan ngút trời: Phạm Chí Dũng, Mẹ con chị Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, chị Nguyễn Thị Liên, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang… bị bắt giam tùy tiện cho đến nay vẫn chưa được xét xử hợp hiến. Ông chánh án là kẻ cầm cân nẩy mực cho dân mà không học được một điều căn bản này: chỉ khi nào VN có tam quyền phân lập mới hết được án oan sai.

Thủy Tiên phát quà tiền từ 150 tỷ từ thiện, cô lặn lội phát cả mấy tuần vẫn chưa xong; đang khi Hội chữ thập đỏ đi phát tiền cứu trợ gần 8 ngàn tỷ đồng mà phát nhanh không tưởng. Phát xong thông báo, tuyên truyền rầm rộ trên báo đài của đảng, thế mà dân vùng lũ vẫn chưa hay vì thực tế trên tay dân chưa cầm được đồng nào từ Hội này (18). Hội chữ thập đỏ đi cứu trợ nhanh như lũ quét tràn về, dân chưa kịp ngửa tay Hội đã phát xong từ đời nào.

Mới đây nhất là câu nói của ông bộ trưởng thông tin: “Não người Việt không nằm ở Việt Nam sẽ nguy hiểm tới an ninh quốc gia” (19). Dân xin thưa ngài bộ trưởng, thế hóa ra ông muốn nhốt gần 90 triệu não người dân (không tính não của hơn 5 triệu đảng viên) khỏi chạy lung tung ảnh hưởng an ninh quốc gia? Thế não ông Hồ ngày xưa không chạy quanh Pháp, Trung quốc và Nga xô, tham gia cộng sản đệ tam, thì giờ đây VN làm gì có ý tưởng cộng sản cho ông bộ trưởng phát biểu nhỉ?

Vâng, con dân VN xin cắn rơm cắn cỏ, bó tay bó chân trước hằng hà sa số những phát ngôn “lạ” từ ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, các ông phó thủ tướng, bộ trưởng và những kẻ đại diện lãnh đạo cao cấp nhà nước cộng sản VN.

Làm nguyên thủ quốc gia mà dân tộc mình bị thế giới khinh miệt, người dân đói nghèo và chết chóc vì thảm họa nhân tai thì phải biết lo, chớ có ba hoa khoác lác "đất nước có bao giờ được như thế nầy chăng." Ngoài biển Đông, đảo Trường và Hoàng Sa đã mất trắng vì công hàm Phạm Văn Đồng; các mỏ dầu và nguồn hải sản mất quyền khai thác trước ông kẹ Trung cộng; tàu thuyền ngư dân bị “tàu lạ” đâm chìm và bắt giữ tùy tiện chả thấy ông tổng Chủ-Bí lên tiếng; cứ thế lâu lâu lại ra sách lược kệ trung cộng làm gì thì làm, đảng cộng sản VN cứ “bình tĩnh và bình thường” (20). Vì thế, điều phản tỉnh cho hàng ngũ lãnh đạo cộng sản tại VN cần tự vấn: đất nước mình có bao giờ nước ngập mặt, nợ ngập đầu, rừng như tóc trên đầu bây giờ trọc lóc không?

Quả thế, nhiều người lớn tuổi có kinh nghiệm sống chung với cộng sản lâu năm cho biết: khi cần tiền, đảng lấy dân làm gốc; khi cần chức vụ, đảng lấy đạo đức gương mẫu ông Hồ làm gốc; và khi bại lộ, đảng lấy nước mắt, huân chương, tuổi đảng, có công chế độ và ung thư làm vũ khí. Tâm lý hèn mạt như thế được diễn tả nơi những kẻ hạ cấp; khi còn có chức vụ sẽ thượng đội hạ đạp, phát ngôn bừa bãi; khi mất hết quan chức lại ăn mày lòng thương hại và cố gắng chạy tội, chối tội cũng như đổ tội.

Quả là đảng cộng sản VN luôn tung những tin fake, những tin thiếu chính xác, hoặc lấy những tin cũ trá hình thành tin mới hòng lừa những ai ngây thơ nhẹ dạ. Hiện nay nhan nhản trên các trang mạng đầy những tin giả vô trách nhiệm kiểu cộng sản như thế để lung lạc tâm tư những ai dễ chuyển lay.

Dân bảo vô tội, đảng phán có tội, giết. Dân bảo oan quá, đảng xử y tội, tử hình. Dân báo bị cướp đất, đảng bảo đất toàn dân, lấy. Dân kiện thủy điện xả lũ hại dân, đảng ung dung thủy điện xả lũ đúng quy trình, xả tiếp. Dân nói hết rừng, đảng hô còn rừng, sạt lở đất do no nước. Dân bảo sai sai, đảng bảo đúng đúng. Cứ thế, cuộc chiến dân có – đảng không mãi tiếp diễn và phe đảng luôn đè đẫu cưỡi cổ chiến thắng dân.

Quý vị nào thuộc thế hệ trước năm 54 hẳn còn nhớ thời điểm cải cách ruộng đất kinh hoàng đã nổ ra ở miền Bắc. Đang yên lành, bỗng đùng một cái từ vô tội trở thành có tội chỉ vì mấy cái chén kiểu, bộ phản gỗ, mấy lư đồng, vài mảnh ruộng… đều trở thành kẻ thù nhân dân. Mọi báo đài đảng tăng công suất hết cỡ tuyên truyền cho sự kiện này, thậm chí cả những nhà văn, nhà thơ cũng nhảy vào biến mình thành thi nô, bút nô tung hô cho chiến dịch long trời lở đất mất mạng dân đen này. Lịch sử mãi nhắc đến những kẻ tội đồ sáng tác những bài thơ ca ngợi thảm sát người dân vô tội ấy. Giết một mạng người vô tội đã phải đền mạng, vậy giết hàng triệu người như thế giới chuyên chính vô sản đã làm sẽ mang lại thể loại đạo đức gì cho chúng?

Nhà thơ Xuân Diệu từng uốn lưng cong gối ca ngợi cải cách ruộng đất: Anh em ơi! quyết chung lòng. Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tư thù. Địa hào đối lập ra tro. Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương. Thắp đuốc cho sáng khắp đường. Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay. Lôi cổ bọn nó ra đây. Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôi (Trăm hoa đua nở đất Bắc. tr 38)

Đại thi nô Tố Hữu còn tởm lợm hơn nữa: Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ. Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong. Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng. Thờ Mao chủ tịt, thờ Xít-ta-lin bất diệt (Trăm hoa đua nở đất Bắc. tr 37).

Thế là thế nào? Nếu không đủ can đảm cứu người, thì cứ dửng dưng trố mắt mà nhìn, thà mang tội vô tâm còn hơn vấy máu người. Đằng này lại nhảy vào vỗ tay, khuyến khích cổ động. Đấy hẳn là những kẻ sát nhân trong tư tưởng, xăng xái đi cổ động cho tội ác diệt chủng. Cũng thế, khi các cấp lãnh đạo đảng cộng sản VN cố gắng chối tội và đổ mọi lỗi lầm cho thiên tai, họ vẫn cố tình tung tin giả dối gạt người dân trong nước cũng như thế giới. Vậy những oan ức của người dân từ chết thảm trong sạt lở đất, trong lũ lụt hoặc bị đàn áp, bắt giam vô cớ, bắn chết tức tưởi sẽ mỗi ngày mỗi thêm đông số. Chả có đảng viên nào chịu trách nhiệm, chấm hết.

Thật đúng như nhà báo Lê Phú Khải, tác giả Lời Ai Điếu, đã viết: "Nghĩ ra một chủ nghĩa bao giờ cũng là các bậc thiên tài. Thực hiện cái chủ nghĩa đó bao giờ cũng là những kẻ cuồng tín và hưởng thành quả của chủ nghĩa đó thì bao giờ cũng là bọn lưu manh."

Tư liệu tham khảo:

(1) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/nhin-tong-quat-dat-nuoc-co-bao-gio-duoc-the-nay-khong-339469.html

(2) https://zingnews.vn/nha-may-in-tien-quoc-gia-viet-nam-lo-rong-11-ty-dong-post979548.html

(3) https://www.tienphong.vn/kinh-te/tap-doan-dien-luc-lo-hang-nghin-ty-dong-1352672.tpo

(4) https://laodong.vn/kinh-te/doanh-nghiep-nha-nuoc-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-lo-don-11-ti-usd-nguy-co-mat-von-nha-nuoc-823218.ldo

(5) https://thanhtra.com.vn/kinh-te/tai-chinh-ngan-hang/Cac-Tap-doan-Tong-Cong-ty-Nha-nuoc-No-1454668-ty-dong-155764.html

(6) https://cafef.vn/verp-tong-chi-phi-cho-cac-to-chuc-quan-chung-cong-nam-2014-la-hon-71000-ti-dong-20160611092715746.chn

(7) https://thanhnien.vn/thoi-su/dai-bieu-ksor-hbo-khap-nghe-bo-truong-phat-bieu-thuc-su-thay-sai-sai-1301034.html

(8) https://tuoitre.vn/dai-bieu-nghi-ngo-thong-tin-dien-tich-rung-tang-len-20201106080343668.htm

(9) https://tuoitre.vn/hang-ngan-met-khoi-go-troi-lap-kin-mat-nuoc-ho-thuy-dien-dak-mi-4-sau-lu-20201104095854803.htm

(10) https://vtv.vn/trong-nuoc/chuyen-la-sau-lu-o-quang-nam-34320.htm

(11) https://baomoi.com/bo-truong-nguyen-xuan-cuong-noi-gi-ve-van-de-giu-rung/c/36906000.epi

(12) https://vov.vn/kinh-te/bo-truong-tran-tuan-anh-khong-cho-phep-thuy-dien-dung-du-chi-1m2-dat-rung-tu-nhien-814368.vov

(13) https://baoquocte.vn/bo-truong-tran-hong-ha-mat-rung-khong-co-nghia-la-cu-nghi-den-thuy-dien-128425.html

(14) http://vinanet.vn/kinhte-taichinh/pho-thu-tuong-noi-ve-nguyen-nhan-gay-ra-lu-cao-sat-lo-dat-736061.html

(15) https://nld.com.vn/thoi-su/sat-lo-gan-nhu-xoa-so-them-mot-ngoi-lang-o-tra-leng-20201107135612279.htm

(16) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/chanh-an-nguyen-hoa-binh-chua-phat-hien-ket-an-oan-nguoi-vo-toi-686478.html

(17) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/cong-an-cai-rang-xin-loi-2-nguoi-bi-oan-sai-boi-thuong-900-trieu-586554.html

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/huy-716-quyet-dinh-tam-giu-thieu-can-cu-trai-phep-luat-trong-nam-2020-683855.html

(18) https://laodong.vn/thoi-su/hoi-chu-thap-do-da-cuu-tro-khan-cap-77-nghin-ti-cho-dong-bao-vung-lu-850235.ldo

(19) https://thanhnien.vn/thoi-su/nao-nguoi-viet-khong-nam-o-viet-nam-se-nguy-hiem-toi-an-ninh-quoc-gia-1146148.html

(20) https://www.youtube.com/watch?v=A10gpgI3-PU, xem từ phút 31