Friday, May 19, 2017

California rút dự luật cho phép nhận đảng viên Cộng Sản làm công chức

Theo VOA-20/05/2017
Cộng đồng người Việt tham dự buổi lễ tưởng niệm ngày 30/4 trên tàu USS Midway tại San Diego, bang California.
Cộng đồng người Việt tham dự buổi lễ tưởng niệm ngày 30/4 trên tàu USS Midway tại San Diego, bang California.
Một nhà lập pháp bang California vừa rút lại dự luật cho phép nhận các đảng viên Đảng Cộng sản vào làm việc trong các cơ quan chính phủ của tiểu bang, đồng thời ngỏ lời xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ và cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Dự luật AB 22 do Dân Biểu Rob Bonta đề xuất, loại bỏ một điều khoản của đạo luật đã có từ thời Đe Dọa Đỏ, theo đó các cơ quan chính phủ Mỹ được phép sa thải các công chức nào là thành viên của Đảng Cộng sản, hoặc cổ xúy cho chủ nghĩa Cộng Sản. Mục đích của đạo luật này là nhằm ngăn chặn nguy cơ những người Cộng Sản có thể lật đổ chính quyền tiểu bang hoặc liên bang.
Tuần trước, dự luật AB 22 được thông qua trong kỳ họp của Hạ viện tiểu bang với tỷ lệ 41-30 phiếu.
Trao đổi với VOA-Việt ngữ, Phó Thị trưởng Phát Bùi của thành phố Garden Grove, Chủ tịch Cộng đồng người Việt Quốc Gia Nam California, nói ông cảm thấy “yên tâm” khi Dân biểu Rob Bonta rút lại Dự luật AB 22, vì tất cả cộng đồng người Việt đều không muốn dự luật được thông qua để thành luật.
“Vì như vậy, những thành viên của Đảng Cộng Sản, không nhất thiết là Đảng Cộng Sản ở Hoa Kỳ mà là ở khắp nơi trên thế giới như Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng Cộng Sản Trung Hoa, đều có thể chính thức vô làm việc trong các cơ quan công quyền của tiểu bang California. Điều đó hết sức tai hại cho những người tị nạn Cộng Sản nói riêng, và chúng tôi nghĩ nó cũng không có lợi cho Hoa Kỳ”.
Thời gian qua, Dự luật AB 22 đã vấp phải sự chống đối gay gắt của các cựu chiến binh và cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Trong thư vận động phản đối dự luật AB 22, nữ Thượng nghị sĩ gốc Việt Janet Nguyễn nói:
“Dự luật này là một sự xúc phạm trầm trọng đối với người dân California đã chạy trốn khỏi chế độ Cộng Sản, mà trong đó có hơn 500,000 người Mỹ gốc Việt. Dự luật này cũng là một sự phủ nhận công lao của những binh sĩ Hoa Kỳ can đảm, những người đã chiến đấu và hy sinh một cách dũng cảm, chống lại các lực lượng Cộng Sản khắp thế giới, như họ từng chiến đấu tại Việt Nam”.
Phó Thị trưởng Phát Bùi của thành phố Garden Grove, Chủ tịch Cộng đồng người Việt Quốc Gia Nam California, nhận định Dân biểu Rob Bonta đã làm một việc “thiếu suy nghĩ chín chắn” khi đưa ra Dự luật AB 22.
“Đáng lẽ, những việc như thế, những người làm luật cần phải liên lạc với những người lãnh đạo hay đại diện trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt để tham khảo ý kiến trước khi đưa dự luật đó ra”.
Ông Phát Bùi nói cộng đồng người Mỹ gốc Việt cần rút ra 2 bài học kinh nghiệm từ sự việc này. Thứ nhất, cần theo dõi các dự luật được đưa ra ở Hạ viện và Thượng viện tại tiểu bang và liên bang Hoa Kỳ. Thứ hai, cần liên lạc chặt chẽ với các dân biểu để nắm các thông tin liên quan tới cộng đồng.
Phó Thị trưởng Garden Grove nói vụ này cũng cho thấy sự thiếu nhạy cảm của một số dân biểu tiểu bang đối với những vấn đề quan tâm của cộng đồng người Việt.
Ông cho rằng Dự luật AB 22 “là một khuyến khích sai lầm, không đúng đắn cho Đảng Cộng Sản cứ tiếp tục đàn áp người dân trong nước. Bởi vì họ thấy mặc dù họ làm như thế mà một số dân biểu của tiểu bang California vẫn thờ ơ, và không hề có lập trường chống đối dứt khoát đối với việc làm của Cộng Sản Việt Nam”.
Hôm thứ Tư, Dân biểu Bonta tuyên bố rút lại dự luật AB 22. Trong thông cáo báo chí, Dân biểu Bonta cho biết: “Qua những cuộc nói chuyện với các cựu chiến binh và thành viên trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, tôi đã được nghe về Dự luật AB 22 có thể làm tổn thương và gây ra đau khổ cho những người đáng kính và đáng tự hào như thế nào. Vì vậy, tôi rất ân hận”.

Xử án kiểu ‘Chúa Sơn Lâm’

Bùi Tín Theo VOA-19/05/2017
Đinh La Thăng (trái) và "Chúa Sơn Lâm."
Đinh La Thăng (trái) và "Chúa Sơn Lâm."
Sự kiện sôi nổi nhất trong cuộc Hội nghị Trung Ương 5 khóa XII vừa qua là xử vụ án lớn Đinh La Thăng, bị cáo buộc làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng khi còn làm người đứng đầu quản lý ngành dầu khí.
Kết quả là ông Thăng bị đưa ra khỏi Bộ Chính Trị. Chấm hết.
Không có bản khởi tố. Không có bản luận tội. Không có bản trình bày của bị cáo. Không có một nhân chứng, vật chứng, hồ sơ, tài liệu liên quan. Không có luật sư, không có tranh biện. Không có kết luận, kể rõ những tội, chiếu theo đạo luật nào. Không có bản tuyên án.
Vì vậy, sau khi kết án xong, nhiều vấn đề xuất hiện, to lớn hơn, quan trọng hơn chính vụ án.
Đó là: 200 vị trong Ban Chấp Hành TƯ có ai chất vấn gì về vụ án hay không? Có ai thắc mắc là việc xử cao hay thấp hay đúng người, đúng tội? có ai thắc mắc sao bị cáo vẫn còn ở trong Ban Chấp Hành TƯ, lại còn là Phó Ban Kinh Tế TƯ Đảng? lại còn là Đại Biểu Quốc Hội? Sao cả gần 200 vị dều như những chiếc robot vô hồn làm theo lệnh bấm nút của Tổng Bí Thư, ngoan ngoãn, nhanh nhẩu giơ tay, không một ai mở mồm có một ý kiến riêng.
Đây là vụ án về tội vô trách nhiệm, làm thất thoát tài sản lớn, dính đến tham nhũng, vậy bị can đã tham nhũng bao nhiêu, phải hoàn bồi ra sao? tài sản bị trưng thu trả lại công quỹ bao nhiêu? Không ai được biết. Một vụ án dang dở!
Vụ án thế là đã kết thúc hẳn hay chưa? Cũng là chuyện tù mù. Có nhà bình luận phán đoán sẽ còn 4 bước dành cho bị cáo. Một bước là đưa ra khỏi Ban Chấp Hành TƯ, đồng thời đưa ra khỏi Ban Kinh Tế TƯ. Một bước nữa là đưa ra khỏi Quốc Hội, để trở thành một công dân, rồi bị truy tố theo luật Nhà Nước. Rồi một bước đưa ra Tòa Án, ví như Bạc Nhất Ba bên Tàu, có thể bị tử hình rồi hoãn thi hành, coi như bị tù chung thân, và tài sản bị xung công. Được như thế còn là hay, là tốt. Nhưng không ai biết sẽ ra sao! Một nền tư pháp u ám, mờ ảo.
Ông Tổng Bí Thư vừa cho biểu diễn một vụ xử án độc đáo, nhanh chóng, êm đềm, thực thi một nền tư pháp Đảng trị không giống ai, giơ cao đánh khẽ; tự khoe là nghiêm minh, nhưng đầy những câu hỏi chưa được giải đáp. Một mình ông, ông làm quan tòa, ông kể tội, ông kết luận, ông tuyên án và buộc 200 vị giơ tay tán thành, thế là xong.
Chính ông Tổng Bí Thư từng kêu gọi đổi mới nền tư pháp công bằng minh bạch,
thì nay ông xử một vụ án lớn sau lưng ngành Tư Pháp, phớt lờ Viện Kiểm Sát, phớt lờ Tòa Tối Cao, phớt lờ Hiến Pháp, luật pháp. Ông là Chúa Sơn Lâm!
Chợt nhớ đến câu nói của bà luật gia Ngô Bá Thành khi còn là Đại Biểu Quốc Hội: «Ta có cả một rừng luật, nhưng lại xử theo luật Rừng!» Tức là trong ngôi rừng Việt Nam, vị Chúa Sơn Lâm là kẻ cầm cân nảy mực, muốn trị ai là trị, có toàn quyền sinh sát, muốn thịt ai là thịt, muốn cho sống được sống, muốn bắt chết phải chết. Hiến Pháp ư? Luật hình sự ư? Luật phòng chống tham nhũng ư? Một nền tư pháp công minh, bình đẳng cho mọi người ư? Ông Chúa Sơn Lâm Nguyễn Phú Trọng cóc cần. Vì ông có riêng một nền dân chủ phát triển đặc biệt, «cao đến thế là cùng!»
Xin nhắc nhở vị Chúa Sơn Lâm rằng ông vừa kêu gọi ngành tư pháp khẩn trương xử 12 vụ án lớn nhất. Các vụ xử án tới sẽ gay go khó khăn vì các bị cáo sẽ ghen tỵ với ông Đinh La Thăng, họ chỉ mong Ngài Chúa Sơn Lâm cho họ hưởng kiểu xử án rất tài tử như Ngài đã làm mẫu ‘’dơ cao, đánh khẽ, cho hạ cánh êm ru, an toàn, còn được giữ nguyên bổng lộc dồi dào cho các đời con cháu.»

Mừng sinh nhật Hồ Chí Minh với tượng đài 118 tỷ đồng

VOA Tiếng Việt/19/05/2017 
Tượng đài Nguyễn Tất Thành và thân phụ Nguyễn Sinh Sắc tại tỉnh Bình Định, 18/5/2017. (Ảnh chụp từ Báo Bình Định)

Tượng đài Nguyễn Tất Thành và thân phụ Nguyễn Sinh Sắc tại tỉnh Bình Định, 18/5/2017. (Ảnh chụp từ Báo Bình Định)
Tối 18/5, Bình Định tổ chức lễ kỷ niệm 127 năm ngày sinh ông Hồ Chí Minh và khánh thành tượng đài tượng đài ông Hồ với kinh phí 118 tỷ đồng.
Báo Tuổi Trẻ cho biết Phó Chủ Tịch nước, Đặng Thị Ngọc Thịnh, đến dự lễ và khánh thành tượng đài “hoành tráng” của ông Nguyễn Tất Thành, tên gọi lúc sinh thời của ông Hồ Chí Minh, và thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc.
Báo này trích lời phát biểu của bà Thịnh, đánh giá tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành là “công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch sử và nhân văn sâu sắc của nhân dân Bình Định và đồng bào cả nước hướng về Bác Hồ.”
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí Thư Tỉnh Ủy Bình Định nói trong bài diễn văn khánh thành tượng đài rằng ông Nguyễn Tất Thành từng sống ở Bình Định từ tháng 5/1909 đến tháng 8/1910, trong đó có sự kiện ông Thành chia tay thân phụ Nguyễn Sinh Sắc tại đây: “Mặc dù những tháng ngày Nguyễn Tất Thành ở Bình Định là không nhiều, nhưng đó là dấu ấn quan trọng, góp phần hình thành nên tư tưởng, ý chí cứu nước của Người.”
Nhận định về việc xây tượng mừng sinh nhật, các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam cho rằng điều này “có tính tuyên truyền.”
Ông Nguyễn Đan Quế, một nhà vận động nhân quyền lâu năm ở Sài Gòn, phát biểu:
“Phía nhà cầm quyền chỉ muốn tuyên truyền thôi. Chúng tôi bác bỏ hoàn toàn chuyện mang tiền của dân để làm tượng đài. Không phải một cái tượng này đâu. Có nhiều lắm. Bây giờ phải bỏ hết.”
"Phía nhà cầm quyền chỉ muốn tuyên truyền thôi. Chúng tôi bác bỏ hoàn toàn chuyện mang tiền của dân để làm tượng đài."Ông Nguyễn Đan Quế
 Theo truyền thông trong nước, tượng đài đôi này cao hơn 15 mét, nặng 30 tấn, được đặt trên diện tích hơn 3.000 mét vuông tại quảng trường trung tâm ở thành phố biển Quy Nhơn. Hai bức tượng làm bằng chất liệu đồng ép ngoại nhập, mô tả “cả hai cha con cùng nhìn ra hướng Biển Đông.”
Trang Trithucvn.net nói rằng tổng kinh phí đầu tư xây dựng tượng đài này trên 118 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn huy động khác.
Dân nghèo chống chọi lũ lụt ở Việt Nam
Dân nghèo chống chọi lũ lụt ở Việt Nam
Cùng nhận định với bác sĩ Quế, Hòa Thượng Thích Không Tánh, thành viên Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một tổ chức tôn giáo không được chính quyền công nhận, nói với VOA:
“Việc xây dựng, tưởng niệm các nơi đều xây tượng đài thì tốn phí biết bao nhiêu, trong khi đời sống người dân thì khổ sở, thiếu thốn.”
"Việc xây dựng, tưởng niệm các nơi đều xây tượng đài thì tốn phí biết bao nhiêu, trong khi đời sống người dân thì khổ sở, thiếu thốn."Hòa Thượng Thích Không Tánh
  tỉnh phải đề nghị chính phủ hỗ trợ 500 tỷ đồng để cứu trợ đợt mưa lũ cuối năm ngoái khi ấy có đến 25 người chết, nhưng chính phủ chỉ có thể cấp 80 tỷ đồng.
Hòa Thượng Không Tánh, người cùng các thành viên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từng thực hiện nhiều đợt cứu trợ người dân vùng lũ ở Bình Định vào cuối năm ngoái, nói rằng đằng sau việc xây tượng đài là các “khoản lợi ích” cho chính quyền:
“Việc xây tượng đài cũng kèm theo những khoản lợi trong đó trong đó, cho nên họ chú trọng xây tượng đài. Việc này làm tốn công quỹ rất nhiều. Điều đó chứng tỏ chế độ nặng về chuyên chính, chủ nghĩa, chứ họ không lưu tâm đến người dân. Họ đặt quyền lợi của Đảng, hay cho những người đã chết. Chưa chắc cái đó có ích lợi gì cả.”
Ông Nguyễn Đan Quế nhấn mạnh rằng việc xây tượng hay thần thánh hóa ông Hồ Chí Minh là không thể chấp nhận được:
“Ngày xưa, khi chế độ Cộng Sản còn mạnh, nhận thức còn kiểm soát được thì người dân còn chịu đựng, chứ còn bây giờ mà xây tượng đài, thậm chí mang hình, mang tượng Hồ Chí Minh để trưng cạnh tượng Phật hay để phong thánh thì hỏng vì ý thức người dân ngày hôm nay người ta không chấp nhận sự điều khiển hóa của chế độ Cộng Sản bởi vì chủ nghĩa hỏng, bởi vì chính quyền tham nhũng, phung phí trong quốc doanh, rồi bây giờ lại đến tượng đài.”
Ông Quế cho biết thêm, việc chính quyền xây tượng đài hay tuyên truyền quá mức hình tượng Hồ Chí Minh thì chỉ gây thêm phản ứng ngược:
“Việc xây tượng đài chỉ gây thêm phản ứng ngược về phía quần chúng đối với một chế độ độc tài đảng trị đang suy tàn, cố dùng tuyên truyền để cứu vãn được cái ghế chính quyền của họ.”
Trong một diễn biến liên quan, báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/5 đưa tin Hòa Thượng Thích Huệ Văn, Phó Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo thành phố Hồ Chí Minh, từng họa ảnh Hồ Chí Minh tại chùa trước năm 1975.
Tượng ông Hồ Chí Minh
Tượng ông Hồ Chí Minh
Nhà sư 70 tuổi trụ trì chùa Pháp Giới ở Sài Gòn nói với báo Pháp Luật rằng: “sắp tới tôi sẽ vẽ lại ảnh chân dung của Hồ Chủ tịch bằng chất liệu sơn dầu trên vải bố để treo trong phòng khách”.
Trong khi báo Tuổi trẻ cho biết rằng các tượng và tượng đài tưởng niệm ông Hồ Chí Minh có mặt tại khoảng 20 nước trên thế giới ở cả châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi, thì vào tháng 2 vừa qua, thành phố Vienne ở Áo đã cho ngưng dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh trước “làn sóng phẫn nộ của người Việt khắp nơi trên thế giới.”
Trước đó, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã xây dựng đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài,” và đã được Ban Bí Thư thông qua.

Ai phản động: Dân hay Nhà nước?

Hòa Ái, phóng viên RFA 2017-05-19 
 Linh mục Anton Đặng Hữu Nam và những người dân Nghệ An đi kiện Formosa hôm 18/10/2016.

Linh mục Anton Đặng Hữu Nam và những người dân Nghệ An đi kiện Formosa hôm 18/10/2016.  File photo
Vì sao dân thành “phản động”?
Chính quyền tỉnh Nghệ An sau khi tổ chức biểu tình đấu tố Linh mục Đặng Hữu Nam và Linh mục Nguyễn Đình Thục, trong tuần qua còn ra lệnh truy nã toàn quốc đối với hai nhà hoạt động xã hội, bao gồm Bạch Hồng Quyền và Hoàng Đức Bình về các tội “kích động biểu tình”, “gây rối trật tự công cộng”, “bắt giữ người trái pháp luật” “chống người thi hành công vụ”, “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” là thông tin được khán thính giả và độc giả RFA đặc biệt quan tâm.
Vụ việc liên quan anh Hoàng Đức Bình bị nhóm người mặc thường phục lôi ra khỏi xe, bắt đi trong lúc chiếc xe hơi chở anh bị Cảnh sát Giao thông chặn lại, ở khu vực huyện Diễn Châu, để kiểm tra giấy tờ vào hôm 15/05/2017 khiến cho dư luận phẫn nộ, cụ thể người dân địa phương đã tập trung về quốc lộ, nơi anh Hoàng Bình bị bắt, để đòi người mà theo ước lượng của những người có mặt thì con số lên đến hàng ngàn người dân.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận với vụ việc vừa nêu, rất nhiều thính giả lên tiếng ủng hộ việc làm của Linh mục Nguyễn Đình Thục, người đi chung xe và chứng kiến cảnh anh Hoàng Bình bị bắt, thông báo cho giáo dân cùng đến đòi người vì cho rằng cách hành xử của chính quyền tỉnh Nghệ An không đàng hoàng và chính danh. Tuy nhiên, không ít thính giả bày tỏ ý kiến phản đối những việc làm của các vị linh mục và giáo dân ở Nghệ An. Thính giả lấy tên Nước Cá Đuối giận giữ nói:
“Chúng mày biểu tình phản đối điều gì chăng nữa thì cũng không được phép nhân danh hai chữ ‘nhân dân’ ra chặn quốc lộ, vốn là một con đường chiến lược của đất nước. Ai cho phép chúng mày trắng trợn chà đạp lên kỷ cương phép nước và quyền lợi của người khác? Chỉ vì đám người chúng mày mà hàng hóa của tao bị hỏng, quá thời gian khách hàng đặt thì ai chịu trách nhiệm?”
Thính giả Bùi Văn Hiển đưa ra câu hỏi cho hai vị Linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục:
“Tu hành thì lo tu hành. Đạo giáo thì phải cầu nguyện quốc thái dân an. Đàng này các ông lo xách động giáo dân quấy rối dân sinh. Các ông có đáng được tôn kính không hả?”
Còn thính giả Truongdu Nguyen khẳng định:
“Ở quốc gia nào cũng có luật pháp răn đe, giáo dục công dân của nước đó. Nếu có gì không hài lòng thì cùng nhau tìm cách giải quyết. Ở đây họ lợi dụng vấn đề Formosa để cấu kết với bọn phản động lưu vong ở nước ngoài nhằm chia rẻ dân tộc, làm mất an ninh trật tự, gây ảnh hưởng xấu đến đất nước Việt Nam.”
_96059345_17862438_1883156518633608_1891575296402503857_n-400.jpg
Hai nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền (trái) và Hoàng Đức Bình.Courtesy of chantroimoimedia.com
Sau đây là một số ý kiến trái chiều với các ý kiến vừa rồi:
“Chính quyền Cộng sản Việt Nam đã bị Formosa sai khiến, họ hay vì bỏ tù những lãnh đạo, quan chức dính líu tới các sai phạm của Formosa thì họ lại trấn áp người dân, những người chịu thiệt hại trực tiếp từ tội ác của Formosa. Người dân đi biểu tình đòi quyền lợi, đòi lại những gì chính quyền chưa đền bù xứng đáng thì đó là quyền công dân được hiến định trong Hiến pháp. Nhưng nhưng chính quyền Cộng sản Việt Nam lại không đứng về phía người dân. Trước khi trách cứ người dân ở Nghê An thì hãy tận tường mà truy tìm gốc rễ của vấn đề. Chỉ những người không có lương tâm mới thờ ơ trước nỗi đau của đồng bào.”
“Linh mục chỉ giúp người dân theo lương tâm của một người có lương tâm theo lẽ phải và dân Nghệ An là đoàn chiên của giáo hội, giao phó cho linh mục giúp đỡ về mặt tinh thần lẫn thể xác. Nếu phần xác mà bị sự khó về mọi mặt thì linh mục phải giúp đỡ là việc phải giúp. Người ta ví ‘một con ngựa đau, cả tàu chê cỏ’, chứ có gì sai đâu mà nói linh mục sai. Kể cả chị Mẹ Nấm cũng nói lẽ phải thôi.”
Cầu mong sao tất cả anh chị em giáo dân giáo phận Vinh luôn đặt niềm tin vào vị chủ chăn của mình. Chắc chắn công lý và sự thật sẽ chiến thắng.
- Thính giả 
“Vừa rồi tôi coi trong tivi và Youtube có một cuộc biểu tình ở huyện Quỳnh Lưu. Đồng bào ta biểu tình rất rầm rộ để tuyên án hai Linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục. Tôi thấy có một bác già rất oai nghiêm, làm tôi tưởng nhớ đến hồi cải cách ruộng đất, cũng có mấy bác già giống như vậy làm quan tòa, tuyên án cho các nạn nhân hồi đó. Việc này khiến tôi có sự hồi tưởng lại thế kỷ XX, đã xử lý biết bao nhiêu người, gọi là cường hào-địa chủ bị chết oan.”
“Nhìn thấy linh mục này mà tôi lại nhớ đến các linh mục miền Nam sau ngày 30/4/1975, đặc biệt là giáo phận Xuân Lộc. Các Cha lúc đó cũng giống như tình trạng các Cha hiện nay và có thể còn hơn thế nữa. Nhưng giáo dân luôn ở bên các Cha, bảo vệ các Cha và luôn tin tưởng vào vị chủ chăn của mình. Ngày hôm nay giáo dân đã vượt qua những sự vu khống, những sự gian dối, bởi chúng tôi chưa bao giờ tin tưởng ai bằng tin tưởng các ngài. Cầu mong sao tất cả anh chị em giáo dân giáo phận Vinh luôn đặt niềm tin vào vị chủ chăn của mình. Chắc chắn công lý và sự thật sẽ chiến thắng.”
Thảm họa môi trường ở Vũng Áng không kém phần vụ biển bị đầu độc Miatamata tại Nhật Bản. Thế nhưng việc giải quyết hậu quả biển bị nhiễm thì hoàn toàn khác thường. Nhật Bản bắt công ty xả thải phải bồi thường và đóng cửa. Chính phủ cũng phải bỏ ra một khoản tiền cực lớn với công nghệ và khoa học hiện đại để nạo vét làm sạch biển. Còn chính phủ Việt Nam thì nhờ vào tuyên truyền viên của đảng, đọc những câu thần chú, viết những câu thần thoại là biển sạch, ăn cá đi, tắm biển đi... Như thế chẳng khác nào giết dân thêm một lần nữa? Hơn nữa, những ai hiểu biết nguy hại từ Formosa, đòi Formosa đền bù công bằng và phải đóng cửa là bị trù dập và vào tù.”
“Người dân là nạn nhân của Formosa đi đòi công lý thì bị tội. Chỉ những quan tham bán nước, hại dân, tham nhũng là không có tội”.
“Giờ này tại Việt Nam, người dân miền Trung đói ăn vì biển chết do Formosa. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam quy trách nhiệm xả chất độc của nhà máy Formosa cho một vài quan chức tép riu đã về vườn, trong khi Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải phải chịu trách nhiệm chính yếu thì lại bỏ qua. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tham nhũng. Công an thì gia bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ. Đến bao giờ người dân Việt Nam mới thoát khỏi ách Cộng sản?”
Chính quyền “phản động” hay không?
Thuc1-400.jpg
Linh mục Nguyễn Đình Thục (trái). file photo
Trong tuần qua, quý thính giả RFA cũng chú ý đến thông tin Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định lập đoàn kiểm tra công tác cán bộ tại Bộ Xây dựng vì có những tin tức về tình trạng bổ nhiệm cán bộ tại cơ quan này. Dư luận trong và ngoài nước theo dõi sát sao diễn tiến một loạt các quan chức nhà nước như Vũ Huy Hoàng, Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Võ Kim Cự bị kỷ luật và sắp tới thêm một hoặc nhiều nhân vật trong Bộ Xây dựng được nêu tên có phải là Chính phủ Hà Nội đang ráo riết chống tham nhũng? Thế nhưng với cách thức xử lý các cán bộ cao cấp của nhà nước vừa qua, những người quan tâm đến hiện tình đất nước Việt Nam càng ngao ngán hơn, như thính giả Trần Minh quả quyết:
“Không bao giờ và vĩnh viễn Việt Nam chống được tham nhũng. Bởi vì nói nôm na là một triều đình mà không ai kiểm soát được ai, cứ thế tham nhũng mọc lên như nấm. Kẻ đi trước ăn no tìm cách hạ cánh an toàn, người đi sau tiếp nối và cũng tìm cách vơ vét. Cả hệ thống như một hệ tuần hoàn đã định hướng và đúng quy trình.
Không bao giờ và vĩnh viễn Việt Nam chống được tham nhũng. Bởi vì nói nôm na là một triều đình mà không ai kiểm soát được ai, cứ thế tham nhũng mọc lên như nấm.
- Thính giả Trần Minh
Một thể chế chỉ một đảng cai trị đã đành, cộng thêm một quốc hội, toàn là đảng viên mà trong đó chủ tịch hoặc bí thư lại làm trưởng đoàn. Thế mấy vị lãnh đạo vừa thao túng đất nước vừa làm sai thì đâu ra để chống tham nhũng?
Người dân như chúng tôi gọi đó là ‘một thể chế cực kỳ lạ lẫm nhất thế giới”. Một thể chế không mang lại ấm no, hạnh phúc cho người dân mà khiến dân chúng ngày càng bất mãn và phẫn nộ, đẩy người dân phải trở thành đối đầu, vậy thể chế đó là ‘phản động’ hay không?”
Mục “Trao đổi Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Trước khi chấm dứt chương trình, Hòa Ái trả lời các tin nhắn sau:
“Em ở Dăk Nông. Khi nào anh chị nhận được lời nahwsn này của em thì gọi em qua số em đang gọi nhé. Tại vì em có việc muốn nhờ.”
Quý thính giả không nêu tên quý mến, Ban Việt ngữ rất muốn liên lạc với quý vị, nhưng vì quý vị không đã để lại số điện thoại nên chúng tôi không thể gọi lại được. Mong là quý vị nghe được tin nhắn này và liên lạc lại với đài.
Quý thính giả lưu ý, mỗi khi quý vị gọi vào hộp thư thoại của Ban Việt ngữ, Đài RFA, tại (202) 530-7775, quý vị vui lòng để lại tên và số điện thoại trong trường hợp quý vị muốn đài liên lạc lại vì nhiều lúc số điện thoại của quý vị không hiển thị trong hộp thư thoại của đài.
“Chào các anh chị em trong đài, tôi tên là Sanh. Xin quý đài vui lòng cho tôi số điện thoại mới để tôi nghe đài mà không bị tính tiền. Trước đây tôi vẫn gọi các số cũ và bị T-Mobile tính tiền. Cảm ơn.”
Hòa Ái cảm ơn quý thính giả Sanh đã liên lạc với đài. Quý vị vui lòng gọi vào số 360-398-4204, nếu như quý vị sử dụng dịch vụ viễn liên của công ty T-Mobile. Quý thính giả nào sử dụng dịch vụ viễn liên từ các công ty điện thoại khác ở Hoa Kỳ, quý vị có thể gọi vào số 712-735-447.

Việt Nam siết chặt kiểm soát thông tin mạng

RFA 2017-05-19

Một tiệm cho thuê máy dùng internet ở Hải Phòng, ảnh chụp hôm 27/04/2010. Photo by Tyler Chapman/RFA
Bộ Công an chú trọng đến an ninh mạng trong thời gian tới để đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống mạng quốc gia và mạng nội bộ.
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Công an sẽ triển khai trong tháng Sáu, được nêu ra tại buổi họp giao ban của Bộ này vào hôm 18/5.
Theo đó, Bộ Công an tập trung vào công tác bao gồm ngăn chặn các trang web, trang blog có nội dung xấu, phản động; chủ động tấn công các đối tượng và mục tiêu trên không gian mạng; tuyên truyền và phản bác các quan điểm thù địch, sai trái đối với đảng và nhà nước và tăng cường biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục thiệt hại bởi mã độc WannaCry.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm yêu cầu nhân viên trong ngành bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các sự kiện trong khuôn khổ năm APEC 2017 và kỳ hợp thứ 3 của Quốc hội khóa 14.

Một bóng ma đang ám ảnh Việt Nam


Trần Trung Đạo (Danlambao) - Câu “bóng ma chủ nghĩa cộng sản” mà Marx đã viết trong Tuyên ngôn đảng cộng sản để thách thức quyền lực của các nhà nước tư sản giữa thế kỷ 19, đã trở thành bóng ma của quá khứ. Một trăm năm chục năm sau ngày công bố Tuyên ngôn đảng cộng sản, nơi yên nghỉ của Marx tại nghĩa địa High Gates ở ngoại ô London đã nhiều lần được chọn để làm ngoại cảnh cho những cuốn phim ma.

Thế nhưng, có một nơi, bóng ma Cộng Sản vẫn còn đang ám ảnh trong nhiều lãnh vực của đời sống xã hội. Nơi đó là Việt Nam.

Những sản phẩm của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam còn đầy dẫy: cơ chế chính trị độc tài, nền kinh tế lạc hậu, xã hội sa đọa, đạo đức suy đồi, sùng bái cá nhân, suy tôn lãnh tụ, lừa dối nhân dân, bưng bít có chủ trương, đổ thừa có hệ thống. 

Lấy trường hợp suy tôn Hồ Chí Minh làm ví dụ. 

Rất đông người Việt trong nước vẫn còn tin rằng “Bác Hồ” của họ có một “tình yêu bao la” dành cho dân tộc Việt Nam, tương tự như Marx đã có một “tình yêu bao la” dành cho nhân loại. Tin hay không tin là quyền của mỗi người, điều đó không có gì phải bàn, tuy nhiên điều thắc mắc làm thế nào để biết ông Hồ có “tình yêu bao la” trong khi tất cả những gì đại đa số người Việt đang sùng bái ông Hồ biết về ông ta đều chỉ qua những dữ kiện, tài liệu do đảng bào chế, gạn lọc và giảng dạy? 

Bộ máy tuyên truyền của đảng bắt 90 triệu người dân Việt, từ một em bé vừa tập nói cho đến cụ già đang mất dần trí nhớ, phải học thuộc, phải tin, phải lặp đi lặp lại những khẩu hiệu, những lời sùng bái, ca tụng ông Hồ cho đến khi chúng được ghi sâu vào ý thức của con người, trở thành một phần thiêng liêng trong đời sống đạo đức và tình cảm của con người. 

Nếu một đề thi tuyển đại học hỏi về “Tình yêu bao la” của ông Hồ, tất cả bài trả lời của học sinh trung học tại Việt Nam đều sẽ viết giống hệt nhau. 

Một sinh viên năm đầu cũng biết phương pháp căn bản của mọi nghiên cứu khoa học là hoài nghi, đặt vấn đề, phản đề, đối chiếu, phân tích và tổng hợp. Nếu đồng ý như thế thì bao nhiêu người Việt Nam hiện nay, có quyền hoài nghi một cách công khai về cuộc đời và sự nghiệp của ông Hồ, có quyền so sánh những gì họ học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa với những công trình nghiên cứu độc lập khác, có quyền nói lên điều họ không đồng ý? 

Rất nhiều bài viết về “cách mạng tư duy” của nhiều người trong nước, đặc biệt những người trẻ đang sinh hoạt trong guồng máy của đảng. Tuy nhiên cho đến nay, ngoại trừ các nhà phản kháng nằm ngoài hệ thống đảng, chưa ai dám thách thức vai trò chủ đạo của đảng Cộng sản trong tiến trình cách mạng tư duy đó. 

Trong lúc người viết thông cảm với các tác giả, những người vừa mang khát vọng phục hưng đất nước lại vừa khó có thể từ bỏ ân huệ bổng lộc của chế độ ban cho, nhưng sự can đảm là đức tính cần phải có của một người trí thức. 

Đặc tính của mọi cuộc cách mạng là triệt để và cách mạng tư duy cũng không thoát khỏi quy luật đó. Nếu không, đó chỉ là những cải cách nửa vời, vá víu, sáo rỗng. 

Chống tham nhũng không phải là một hình thức cách mạng vì tham nhũng sẽ không bao giờ bị tận diệt nếu các điều kiện tạo ra tham nhũng còn tồn tại. 

Làm thế nào để trong sạch hóa chính quyền khi các cơ quan nhà nước (hành pháp, lập pháp và tư pháp) không có sự phân quyền, độc lập và kiểm soát lẫn nhau? 

Làm thế nào để trong sạch hóa xã hội khi sinh mạng của hơn 90 triệu người tập trung trong tay của một nhóm vài chục người? 

Trong lúc ở một phần lớn thế giới, chủ nghĩa cộng sản đã là bóng ma của quá khứ, học thuyết Marx chỉ còn trong thư viện nghiên cứu, hàng triệu học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn phải tụng một cách từ chương mỗi ngày những khái niệm, những định nghĩa, những giá trị đã lỗi thời. 

Con đường dân tộc đang đi, tuy không còn nghe tiếng bom rơi, đạn hú nhưng có nhiều tiếng xiềng xích khua vang, tiếng người rên siết. 

Đất nước Việt Nam không còn những đại lộ kinh hoàng, những cánh đồng nhuộm máu, nhưng đã mọc lên thêm rất nhiều nhà tù và sân bắn, các thế hệ Việt Nam măng non của hai miền vẫn tiếp tục lớn lên trong hận thù và nghi kỵ lẫn nhau. 

Cuộc chiến tranh bằng súng đạn gắn liền và phục vụ cho quyền lợi của các đế quốc đã chấm dứt hơn 40 năm, nhưng một cuộc chiến tranh mới, khó khăn, gian nan và làm tiêu mòn sinh lực dân tộc hơn nhiều cũng bắt đầu ngay từ hôm đó. 

Cuộc chiến mới không phải riêng của nhân dân miền Nam hay nhân dân miền Bắc, không phải riêng của người Việt trong nước hay người Việt hải ngoại, không phải của những người từng bị chế độ cầm tù hay những người một thời chiến đấu trong hàng ngũ Việt Minh. 

Cuộc chiến mới là của dân tộc Việt Nam chống lại ý thức hệ ngoại lai xâm lược. 

Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Marx vào Việt Nam, chúng ta sẽ thấy cuộc chiến đấu mới sẽ rất khó khăn, bởi vì kẻ thù của một người Việt Nam trong cuộc chiến mới không phải mắt xanh, mũi cao, da trắng, không phải ai xa lạ mà nhiều khi lại là quá khứ của chính người đó. 

Từ bỏ thói quen cà-phê, thuốc lá đã là khó đừng nói chi từ bỏ cả một phần đời đầy kỷ niệm có tất cả những đau thương và hạnh phúc, có vui và buồn, có những phút vinh quang và có cả những vết thương còn hằn sâu trên thân thể, không phải là chuyện dễ dàng. 

Người viết thường nói vui với bạn bè, quyết định ẵm cô gái đẹp xuống ghe thì dễ nhưng để cô ta lại trên bờ bên kia và ra đi trong an nhiên tự tại mới là chuyện khó. Bao nhiêu người trong số hàng trăm ngàn người Việt chiến đấu trong hàng ngũ Việt Minh để giải phóng dân tộc trước 1954 thấy được sự khác nhau giữa chiếc ghe cộng sản giúp cho họ qua sông và chiếc ách cộng sản đã và đang nhiễm trùng sâu xa trong cổ họng của dân tộc mình. Rất ít. 

Nói như thế không có nghĩa là tôi không kính trọng các nhà phản kháng cao niên trong nước hiện nay. Tôi kính trọng họ. Các chú các bác đã dám nói lên những điều mà ít ai dám nói. Yêu nước không bao giờ sớm và cũng chẳng bao giờ trễ. Nói lên một tiếng nói yêu nước, dù trong lúc tàn hơi, trong tuổi về già vẫn còn hơn những người khác, trẻ hơn, có học hơn mà chỉ chỉ biết ngậm miệng ăn tiền, nhắm mắt làm ngơ trước nỗi bất hạnh của dân tộc mình. 

Lịch sử Việt Nam như một dòng sông, bốn ngàn năm đã chảy qua bao nhiêu thăng trầm ghềnh thác nhưng phải tiếp tục chảy, chảy cho ngày mai, chảy cho các thế hệ Việt Nam mới, được lớn lên trong thương yêu đoàn kết, dù phải vượt qua nhiều thác ghềnh đang đợi chờ phía trước. 

20/5/2017

Khi cộng sản không sợ đối thoại

Hải Âu (Danlambao) - Ngày 18/5, Ban tuyên giáo của cộng sản đảng đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết một năm triển khai chỉ thị 05 của Bộ chính trị. Được biết chỉ thị này có nội dung xoay quanh vấn đề tuyên truyền sống và làm việc theo tư tưởng đạo đức của “cha già đảng trị”. Tại buổi hội nghị, Trưởng ban tuyên giáo trung ương của cộng sản đã nói nhiều về khuyết điểm khi thực hiện nhiệm vụ của chỉ thị 05.

Theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thước đo quan trọng nhất trong thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị vẫn là kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy đảng, cơ quan đơn vị. Việc này đòi hỏi đảng viên các cấp phải thấm nhuần tư tưởng, đạo đức và phong cách “cha già đảng trị”. Lấy tư tưởng của “cha già đảng trị” để soi rọi suy nghĩ và hành động, đổi mới tác phong làm việc thật sự dân chủ, khoa học, gần dân, sát dân, coi trọng trao đổi, lắng nghe với dân, nói đi đôi với làm.

Cũng tại buổi hội nghị, Võ Văn Thưởng-Trưởng ban tuyên giáo của cộng sản đảng đã nói: "Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”

Võ Văn Thưởng cho biết: “ban tuyên giáo trung ương đang chờ ban bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến khác quan điểm với đường lối, chủ trương, quan điểm của đảng và pháp luật của nhà nước”. Thoạt nghe tưởng chừng như cộng sản đảng đã thay đổi theo chiều hướng tích cực một khi can đảm trao đổi với nhân dân qua hình thức đối thoại.

Nói là nói vậy nhưng Võ Văn Thưởng cho rằng “cần có qui định rõ ràng để từng cấp từng ngành từng cơ sở từng đơn vị xác định rõ trách nhiệm của mình và phương pháp trong trao đổi, đối thoại”. Đến đây thì cái đuôi cáo của kẻ đứng đầu hệ thống tuyên truyền trong cộng sản đảng đã lòi đuôi cáo.

Đã xem đối thoại là vấn đề rất quan trọng nhưng tại sao lại phải chọn, phải xác định cấp, ngành, sở hay đơn vị nào sẽ được trao đổi và phải trao đổi trong phương pháp mà cộng sản đảng sẽ qui định. Rõ ràng Võ Văn Thưởng đã cho thấy khả năng lươn lẹo và sự dối trá của những kẻ chuyên làm nhiệm vụ tuyên truyền đường lối chính sách đểu cáng của cộng sản đảng.

Trong nhận thức của những tên hồng vệ binh rác rưởi, bợ đỡ như Phan Sơn Hùng hay cái đám dư luận viên kiểu như Trần Nhật Quang hoặc những kẻ cuồng cộng và đặc biệt là những đảng viên cộng sản luôn xem những ai không cùng quan điểm với hệ thức cộng sản là thành phần “phản động”.

Với cái nhìn kỳ thị và đầy ác ý ấy, liệu những người yêu nước, yêu cá, yêu môi trường, yêu tự do dân chủ có cơ hội nói lên quan điểm của mình một cách sòng phẳng với cộng sản đảng không? Liệu những phương pháp trao đổi, đối thoại mà Võ Văn Thưởng đang chờ ban Bí thư của cộng sản đảng thông qua có cho phép những người bất đồng chính kiến tranh luận để tạo cơ sở hình thành chân lý như lời Trưởng ban tuyên giao trung ương vừa nói hay không? Điều này chắc chắn sẽ không thể xảy ra một khi cộng sản đảng còn độc tài nắm quyền cai trị đất nước.

Trong qui trình cai trị của đảng cộng sản, ban tuyên giáo được xem là một cơ quan rất quan trọng của đảng. Đây là một tổ chức với nhiệm vụ tham mưu quan điểm, chính sách của cộng sản đảng và cũng là nơi chuyên thực hiện kế hoạch tuyên truyền đường lối cai trị của đảng cộng sản. Võ Văn Thưởng là một nhân vật còn khá trẻ (sinh năm 1970) nhưng có quá trình sinh hoạt và làm việc trên “mặt trận” tuyên truyền cho cộng sản đảng trong nhiều năm và nhiều vị trí. Võ Văn Thưởng được xem là một nhân tố quan trọng trong hệ thống đảng cộng sản, đã từng khiến Lê Thanh Hải (nguyên bí thư thành Hồ) rơi lệ khi nhận nhiệm vụ Trưởng ban của một tổ chức tuyên truyền cao nhất trong hệ thống đảng cộng sản.

Và lần này, có lẽ Võ Văn thưởng cũng đã làm thổn thức bao trái tim của những kẻ vẫn đang mộng du trong “thiên đường” xã hội chủ nghĩa do cộng sản đảng cai trị. Nhưng có lẽ đại đa số người dân Việt Nam vẫn hằng ghi nhớ câu nói của Tổng Thống VNCH-Nguyễn Văn Thiệu: “đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.

20/5/2017

Đã cuồng cộng thì không thể có tinh thần dân tộc

Le Nguyen (Danlambao) - Viết sự thật Hồ Chí Minh, có nhiều bạn lề đảng “không đồng quan điểm” có phản ứng tiêu cực với “gạch đá, gậy gộc” giống như các ông đội của thời đấu tố trong cải cách ruộng đất và với các tài liệu trưng dẫn các bạn lề đảng phải đồng ý, Hồ Chí Minh là một tên cộng sản. Theo chiều hướng nhìn nhận ông Hồ là cộng sản, có nhiều bạn ngu Hồ còn đi xa hơn bảo: “Bác Hồ là cộng sản thì đã sao?...” Tôi biết bạn nói ra câu nói đó là thật lòng. Tôi cũng biết không phải chỉ có bạn ý là người duy nhất có suy nghĩ “đơn sơ” như thế mà hầu hết các đảng viên mù đảng, các cháu ngoan bác Hồ mê muội đều có cùng suy nghĩ như vậy!

Do đó, Bài viết này sẽ bàn đến con người cộng sản và đã là cộng sản thì có làm sao không để các bạn cùng thảo luận nhằm hiểu rõ hơn con người cộng sản, cũng là một phần sự thật Hồ Chí Minh?

Ai cũng thấy có một bộ phận không nhỏ mù đảng, cuồng Hồ nên đã bị một bộ phận lãnh đạo cộng sản ma dầu đánh tráo khái niệm làm cho lẫn lộn “tinh thần cộng sản” với “tinh thần dân tộc” để chúng lợi dụng phục vụ cho ý đồ, cho tham vọng quyền lực, quyền lợi của chúng. 

Chính vì lẽ đó, chúng ta những người chiến sĩ thông tin, mỗi người một tay, bằng mọi phương tiện có được tấn công, đánh thẳng vào bộ não bại liệt của bọn mù đảng, cuồng Hồ để giúp chúng nhận ra, biết phân biệt tinh thần cộng sản với tinh thần dân tộc trong con người Hồ Chí Minh. 

Có lẽ trong chúng ta, ai cũng biết, người cộng sản lấy tư tưởng Mác-Lênin làm ngọn đuốc soi đường, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa và thế giới đại đồng là kim chỉ nam, là mục tiêu cộng sản phải đạt tới. Đặc thù của người cộng sản là tôn thờ chủ nghĩa tam vô: vô gia đình; vô tôn giáo; vô tổ quốc và người cộng sản thuộc nằm lòng phương châm hành động “cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Thế cho nên, người cộng sản bất chấp thủ đoạn, đạo đức và bằng mọi giá thực hiện đấu tranh giai cấp, hô hào chuyên chính vô sản, hô khẩu hiệu vô sản toàn thế giới đoàn kết lại, kêu gọi “nô lệ”vùng lên làm cách mạng vô sản, làm cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân theo chỉ đạo của quốc tế cộng sản. 

Tài liệu, bút tích lịch sử đã chứng thực Hồ Chí Minh là một tên cộng sản cuồng tín nên trong tư tưởng Hồ chỉ có tổ quốc xã hội chủ nghĩa và nhiệm vụ quốc tế cộng sản giao phó phải hoàn thành. Trong quá trình lãnh lương làm việc cho cộng sản quốc tế với trăm tên nghìn mặt, Hồ giỏi che dấu thân phận, tông tích cộng sản dưới lớp vỏ bọc yêu nước. Hắn giỏi phô diễn tinh thần dân tộc cao độ cộng với bản chất gian manh, tàn bạo giết người không gớm tay của cộng sản nên Hồ đã uy hiếp tinh thần cũng như lừa gạt một bộ phận không nhỏ người dân lao vào cuộc đánh thuê cho cộng sản quốc tế dưới khẩu hiệu đánh đuổi thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ vì độc lập tự do, vì thống nhất đất nước...

Thế nhưng thực sự là Hồ đánh Pháp, đuổi Nhật, chống Mỹ chỉ là “đánh đuổi” cho Nga-Tàu, cho quốc tế cộng sản và ngày nay các văn kiện lịch sử đã chỉ ra phát xít Nhật đã trao trả độc lập cho Việt Nam được diễn ra như sau:

“...Ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi tình hình chiến tranh Thái Bình Dương thay đổi bất lợi, Nhật đổi chính sách và đảo chính Pháp, bắt giam các tướng lãnh và tước khí giới của quân đội Pháp ở Đông Dương. 

Đại sứ Nhật ở Đông Dương là Matsumoto Shunichi giao cho đại diện Pháp là Toàn quyền Đông Dương Đô đốc Jean Decoux tối hậu thư đòi người Pháp phải chấp nhận vô điều kiện quyền chỉ huy của Nhật trên mọi phương diện. Ở Huế đại úy Kanebo Noburu vào trình báo vua Bảo Đại quyền lực của Pháp đã bị loại. Cùng chiều hướng đó Đế quốc Nhật Bản thỏa thuận trao trả độc lập cho Việt Nam trên danh nghĩa. 

Hai ngày sau, 11 tháng Ba vua Bảo Đại triệu cố vấn tối cao của Nhật là đại sứ Yokoyama Masayuki vào điện Kiến Trung để tuyên bố nước Việt Nam độc lập... Cùng đi với Yokoyama là tổng lãnh sự Konagaya Akira và lãnh sự Watanabe Taizo. 

Bản tuyên ngôn đó có chữ ký của sáu vị thượng thư trong Cơ mật Viện là Phạm Quỳnh, Hồ Đắc Khải, Ưng Úy, Bùi Bằng Đoàn, Trần Thanh Đạt, và Trương Như Đính, nguyên văn chiếu chỉ đề ngày 27 Tháng Giêng ta năm thứ 20 niên hiệu Bảo Đại: “Theo tình hình thế giới nói chung và hiện tình Á Châu, chính phủ Việt Nam long trọng công bố rằng: Kể từ ngày hôm nay, Hòa ước Bảo hộ ký kết với nước Pháp được hủy bỏ và vô hiệu hóa. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một Quốc gia Độc lập.”

Thế nhưng Hồ Chí Minh không chấp nhận Việt Nam độc lập nằm ngoài quỹ đạo cộng sản nên đã chủ động tổ chức cướp chính quyền của thủ tướng Trần Trọng Kim năm 1945. Năm 1946 Hồ sang Pháp đơn phương ký tạm ước Modus Vivendi với Moutet thuộc phe cánh tả, một viên chức của bộ thuộc địa. Tạm ước có 11 điều khỏa trong đó có điều khoản cho phép thực dân Pháp trở lại Việt Nam, là nguồn gốc phát sinh 9 năm kháng chiến chống Pháp, với thịt xương dân tộc Việt Nam nát tan!

Điểm đáng chú ý khác là trong 9 năm kháng chiến chống Pháp do Hồ Chí Minh phát động thì chính quyền Pháp sau hai năm đàm phán, từ năm 1947 đến tháng 01/1949 tổng thống Pháp Vincent Auriol và vua Bảo Đại đã ký hiệp ước Elysée trao trả độc lập cho Việt Nam. Một lần nữa sự thật lịch sử đã chỉ ra, Hồ Chí Minh làm theo lệnh quốc tế cộng sản, không để Việt Nam độc lập trong hòa bình nằm ngoài hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa nên Hồ đã chủ động núp bóng dân tộc, phát động chiến tranh đánh Pháp cho Nga-Tàu mở rộng đế chế cộng sản, là sự thật lịch sử đã diễn ra.

Việc cộng sản Hồ Chí Minh khoát áo dân tộc hô hào chống xâm lăng không dừng lại ở đó! Sau chiến tranh kháng Pháp, Hồ tiếp tục nhiệm vụ của quốc tế cộng sản phát động chiến tranh đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng, với chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”. 

Hầu như những người dân Việt Nam yêu nước lao vào cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” chỉ thấy phần ngọn của sự hoang tàn đổ nát, khốc liệt của khói lửa bom đạn chiến tranh. Những đứa ngu Hồ, mù đảng, cuồng cộng không mấy ai bình tĩnh đủ trí tuệ nhận ra căn nguyên của sự tàn bạo, lạnh lùng của con người cộng sản “máu lạnh, khát máu” Hồ Chí Minh. Chính Hồ gây ra cuộc chiến để thực hiện nhiệm vụ nhuộm đỏ Việt Nam cho cộng sản quốc tế như chính tổng bí thư Lê Duẩn, tên học trò lớn của Hồ đã thú nhận: “...Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc và cho chủ nghĩa xã hội...”

Nếu chịu khó đọc tài liệu lịch sử nhiều nguồn và bình tỉnh phân tích sẽ thấy cái gọi là chống Pháp của Hồ không phải là vì độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam bởi thực tế tài liệu lịch sử đã chỉ ra Nhật, Pháp đã trao trả độc lập cho Việt Nam và chống Mỹ cứu nước cũng chỉ là trò mị dân trò của tên cộng sản quốc tế trăm tên nghìn mặt Hồ Chí Minh. Ngày nay ai cũng biết, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam là công cụ Hồ lập ra năm 1960, mãi đến năm 1965 mỹ mới đưa quân vào Việt Nam tham chiến để bảo vệ miền nam tự do và quân đội Mỹ rút về nước từ năm 1973, mãi đến năm 1975 cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” mới kết thúc thì Mỹ ở đâu để ông Hồ và bè đảng gọi là “chống Mỹ cứu nước?”

Con người cộng sản Hồ Chí Minh trước sau như một. Với Hồ tất cả chỉ có tổ quốc xã hội chủ nghĩa và nhiệm vụ quốc tế cộng sản bằng mọi giá phải hoàn thành, kể cả hoàn thành với núi xương sông máu của dân tộc Việt Nam! 

Thời thông tin bùng nổ, ai cũng biết Hồ Chí Minh là thành viên, là tình báo của quốc tế cộng sản với tư tưởng được chứng minh qua các tài liệu lịch sử chỉ ra tư tưởng Hồ không có gì... Tất cả tư tưởng của Hồ chỉ là vay mượn hoặc là tư tưởng bệnh hoạn, quái đản đã thể hiện qua các bài viết giả danh Trần Lực, C.B, Trần Dân Tiên, T.Lan... và đạo đức của Hồ trong cuộc sống đời thường dan díu với nhiều người đàn bà nhưng một mực bảo là sống độc thân để toàn tâm toàn ý cho dân cho nước, thật đáng ghê sợ, là câu chuyện đạo dức của Hồ có một không hai trong lịch sử Việt Nam.

Cuộc đời sự nghiệp của của tên cộng sản Hồ nhòe nhẹt, bẩn thỉu, nhem nhuốc nhưng nó đã được tuyên giáo trung ương đảng tô son trét phấn theo quy trình tư tưởng, đạo đức bệnh hoạn, quái đản trong các tác phẩm hư cấu bịa đặt, tự biên soạn, tự khen mình thánh thiện, tài giỏi của Hồ và do chính ông ta bịa đặt, làm ra, phát tán để dẫn dắt cán bộ, đảng viên vào mê lộ, tin Hồ là đạo đức, văn minh...

Cũng từ các tài liệu, bút tích lịch sử trong kho lưu trữ của đảng, nhà nước đã chỉ ra - Hồ Chí minh chẳng phải vì độc lập dân tộc, vì thống nhất đất nước và Hồ cũng chẳng có công lao gì trong công cuộc đánh Pháp, đuổi Nhật, chống Mỹ. Tất cả hào quang đánh thắng chỉ là bịp bợm do tuyên giáo biên soạn hư cấu, thu gom từ các ý tưởng Hồ tự khen mình và cuộc đời hoạt động cách mạng của cộng sản Hồ cũng chỉ vì lý tưởng cộng sản, vì yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội của Hồ mà thôi! 

Ngày nay các câu chuyện Hồ núp bóng dân tộc phát động chiến tranh dưới danh nghĩa đánh đuổi thực dân, đế quốc do bộ máy tuyên giáo, thông tin truyền thông, tuyên truyền Hồ thần thánh đã bị lột trần truồng... Thực chất là Hồ “làm công ăn lương” làm tên lính đánh thuê cho Nga-Tàu, cho cộng sản quốc tế, là sự thật Hồ Chí Minh và sự thật lịch sử đã được phơi bày không ai có thể lấp liếm che dấu nổi cho bộ mặt ghê tởm của Hồ Chí Minh. 

Thật ra nói đến công lao của ông Hồ nếu có, thì chỉ là công lao đối với cộng sản chứ không phải công lao đối với dân tộc Việt Nam. Sự thật Hồ Chí Minh đã chỉ ra, động cơ hành động của Hồ là vì quốc tế cộng sản, vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa vĩ đại của ông ta. Nếu những đảng viên mù đảng, các cháu ngoan cuồng Hồ tôn thờ những việc làm vô đạo, bạo tàn, gian trá của Hồ và cho rằng đó là hình mẫu của thánh nhân thì cứ tự nhiên chứ đừng vơ dân tộc Việt Nam vào rồi bảo Hồ là thánh của dân tộc Việt Nam, là ngoa ngôn loạn ngữ mang tội với tổ tiên nòi Việt.

Thời nay ai cũng biết cộng sản là tội ác chống nhân loại, nó xuất hiện rất ngắn trong giòng lịch sử phát triển của xã hội loài người nhưng nó đã lập nên kỳ tích “giết” hơn trăm triệu mạng người với cách tàn bạo nhất. Lịch sử phát triển xã hội loài người cũng đã chỉ ra cộng sản còn độc ác, bạo tàn hơn cả bạo chúa Tần Thủy Hoàng và Phát xít Hitler. Cụ thể là Tần Thủy Hoàng giết người tàn độc, man rợ vào lúc loài người còn mông muội hoang dã, đạo đức chưa định hình và dù Hitler giết người hàng loạt trong lò hơi ngạt cả thế giới lên án tội diệt chủng nhưng Hitler không giết dân tộc Đức, giết người đồng chủng với ông ta. Trong khi cộng sản giết người man rợ trong thời con người tương đối văn minh, chúng giết người như loài thú hoang dại khát mồi, giết cả dân của chúng như cộng sản Nga giết dân Nga, Cộng sản Tàu giết dân Tàu, cộng sản Miên giết dân Miên... cộng sản Hồ giết dân Việt. 

Nhìn chung, vì một bộ phận thiếu thông tin về sự thật Hồ Chí Minh nên đã bị lãnh đạo gian manh lợi dụng lòng tin mù quáng phục vụ ý đồ đen tối của họ. Tin tưởng mù quáng dễ bị lợi dụng cũng chính là một trong những nguyên nhân sản sinh ra nhóm lợi ích, với ngày càng nhiều cán bộ, quan chức suy thoái đạo đức lối sống, tiêu cực tham nhũng không thể đẩy lùi và chế độ ngày càng mục ruỗng, thối nát. Do đó nếu một bộ phận đảng viên mù đảng, cháu ngoan bác Hồ mê muội vẫn thiếu thông tin, không biết cộng sản Hồ Chí Minh vẫn nhập nhằng, hiểu lệch lạc Hồ Chí Minh yêu nước với tinh thần chủ nghĩa dân tộc thì sẽ còn bị lãnh đạo gian manh buôn bán xác chết Hồ lợi dụng lòng tin mù quáng phục vụ cho tham vọng quyền, tiền và vô tình tiếp tay cho bọn sâu dân mọt nước kiềm hãm đất nước chìm đắm trong vũng lầy đói nghèo, lạc hậu, chậm tiến.

Thật không hiểu tên cộng sản Hồ như vừa lược thuật, có làm sao không? Xin nhường cho bạn đọc suy ngẫm, phán xét!

19/5/2017

Lại ‘tự đập đầu xuống bàn’ trong đồn công an Việt Nam

Ông Trần Quốc Huy phải vào bệnh viện cấp cứu vì bị công an ở Huế dập đầu xuống bàn. (Hình: Dân Việt)
THỪA THIÊN-HUẾ, Việt Nam (NV) – Một ông phải vào bệnh viện cấp cứu sau khi ra khỏi trụ sở công an phường tại thành phố Huế với các thương tích trên đầu và ngực do “tự đập đầu xuống bàn và lao đầu vào tủ.”
Đại diện công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cung cấp thông tin như vậy tại “Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy Thừa Thiên-Huế tổ chức,” về vụ ông Trần Quốc Huy, 34 tuổi, cư ngụ tại 78A Lương Ngọc Quyến, phường Tây Lộc, thành phố Huế, tố cáo ông bị lực lượng của công an phường Thuận Hòa đánh đập gây thương tích.
Bản tin của báo điện tử Dân Việt tường thuật cuộc họp “giao ban” và kể cho biết ông Trần Quốc Huy đã gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền ở tỉnh và báo chí cáo buộc việc ông bị lực lượng của công an phường đánh đập gây thương tích vào tối 15 Tháng Năm.
Theo đơn tố cáo của ông Huy, tối hôm đó ông cùng một số người đến nhà hàng Hương Sen ở phường Thuận Hòa uống bia. Khi ra về, ông “cho rằng mình để quên bật lửa hiệu zippo và gói thuốc nên hỏi chủ nhà hàng, dẫn đến hai bên lời qua tiếng lại. Sự việc này khiến chủ nhà hàng gọi lực lượng của Công An phường Thuận Hòa đến đưa ông Huy về trụ sở.”
Ông Huy kể lại, tại trụ sở công an phường có ba người xét hỏi ông, trong đó hai người là công an, người còn lại là dân phòng.
“Lúc đó họ bắt tôi viết tường trình theo ý họ là không bị mất zippo, nhưng tôi không làm theo nên bị họ đánh liên tục vào mặt và ngực,” lời ông Huy được dẫn lại trên báo Dân Việt.
Ông Huy còn cho biết thêm, tại trụ sở công an phường, ông bị giữ từ 20 giờ 30 phút tối 15 Tháng Năm đến 0 giờ 30 phút khuya 16 Tháng Năm thì được người thân bảo lãnh cho về. Sau khi rời trụ sở công an phường, “ngoài bị bầm tím mặt, ngực trầy xước, ông còn bị triệu chứng tức ngực, nôn mửa nên gia đình đưa đến bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế điều trị.”
“Đại diện công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho rằng, thương tích của anh Huy xảy ra tại trụ sở công an phường Thuận Hòa nhưng là do anh này tự gây ra. Cụ thể, theo đại diện công an tỉnh, anh Huy đã tự đập đầu của mình xuống bàn gỗ, sau đó lao đầu vào tủ của công an phường nên dẫn đến một số thương tích,” theo bản tin của báo Dân Việt.
Những tháng gần đây, người ta thấy công an Việt Nam vẫn chứng tỏ hung bạo không thay đổi dù chế độ Hà Nội đã ký vào Công Ước Quốc Tế về Chống Tra Tấn. Bộ Công An cũng từng ra thông tư gửi sở công an các địa phương không được tra tấn, ép cung. Tuy nhiên, lạm dụng võ lực, tra tấn, nhục hình dẫn đến thương tích trầm trọng thậm chí chết người rồi đổ cho người ta tự tử, xảy ra vẫn phổ biến tại Việt Nam.
Chỉ riêng trong Tháng Năm, ít nhất ba người bị công an tra tấn thương tích trầm trọng nhưng may mắn thoát chết. Một người chết là ông Nguyễn Hữu Tấn ở tỉnh Vĩnh Long bị tra tấn đập đầu đến vỡ sọ rồi còn bị cắt cổ để vu cho ông là tự tử nhưng gia đình nạn nhân hoàn toàn không tin.
Cái chết thảm ngày 3 Tháng Năm của ông Tấn khiến dư luận vô cùng phẫn nộ, bởi vì chỉ một ngày sau khi bị công an tỉnh Vĩnh Long bắt giữ với cáo buộc chống chế độ. Cổ ông bị cắt sâu từ phải sang trái và một vết đâm, hộp sọ thì móp vào, mềm nhũn. Công an giải thích rằng ông Tấn tự tử và cho coi một đoạn video clip rất mờ rất ngắn không rõ mặt một người mặc quần áo sọc nhà tù tự cắt cổ nói rằng đó là ông trong khi ông Tấn mới bị bắt và không mặc quần áo tù.
Theo báo Tuổi Trẻ, trường hợp ông Vũ Văn Chiến, ngụ tại xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, bị công an đến nhà bắt ngày 8 Tháng Năm với cáo buộc “cố ý gây thương tích” vì xung đột với hàng xóm hồi… năm ngoái. Đến sáng 10 Tháng Năm, vợ ông nhận được tin ông được cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk… Bà nói rằng, bà chỉ biết công an đưa ông vào bệnh viện cấp cứu với nhiều vết bầm tím nhưng nặng nhất là não bị chấn thương và đã được giải phẫu nhưng công an không thèm giải thích tại sao dù bà và những thân nhân khác đòi phải được biết lý do.
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, trong ngày 10 Tháng Năm, ông Nguyễn Ích Hiếu, trưởng công an xã Nam Dong, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông, cả quyết ông không hề đánh ông Tạ Văn Thông, mà nói do “anh Thông tự động nằm vật ra nền nhà rồi la hét, bảo là bị đánh, rồi… tự lao đầu vào tường, lao đầu vào cạnh bàn ghế tới sưng húp trán, vùng mặt.”
Theo báo này, tối 9 Tháng Năm, thấy một chiếc xe gắn máy nằm chỏng chơ bên vệ đường, ông Thông và một người bạn đã dắt chiếc xe này tới giao cho công an xã. Do chủ xe đã báo với công an về việc xe bị đánh cắp, nên công an xã đã giữ ông Thông lại tra hỏi xem ông có phải là… thủ phạm hay không.
Ông Phạm Văn Thắng, bạn ông Thông, khẳng định ông sẵn sàng làm chứng vì tận mắt chứng kiến ông Hiếu đánh ông Thông bằng cả tay lẫn chân. Ông Thắng nói thêm, ngoài ông còn có ba công an trong xã cùng chứng kiến vụ hành hung này. Thấy ông Hiếu đánh đập ông Thông quá dã man, ông đã gọi điện thoại báo cho gia đình ông Thông. Khi họ tới thì ông Thông đã rũ xuống… (TN)