Thursday, May 21, 2015

Có thực sự ngành giáo dục Việt nam được xếp hạng cao?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-05-21
12 quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng chất lượng giáo dục dựa trên điểm thi toán và khoa học của học sinh ở độ tuổi 15 do OECD thực hiện.
12 quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng chất lượng giáo dục dựa trên điểm thi toán và khoa học của học sinh ở độ tuổi 15 do OECD thực hiện. OECD.org
Vừa qua Tổ chức Hợp tác và phát triển gọi tắt là OECD, căn cứ vào kết quả kỳ thi toán và khoa học do tổ chức này thực hiện, xếp Việt nam đứng hạng thứ 12 về giáo dục, trên cả các cường quốc công nghiệp như Mỹ và Úc. Tin này cũng được nhiều người Việt nam đón nhận với sự tự hào về ngành giáo dục của mình. Tuy nhiên nhiều ý kiến của những người Việt nam làm việc trong ngành giáo dục trong và ngoài nước lại không phấn khởi như vậy. Sau đây là ghi nhận những ý kiến đó do Kính Hòa thực hiện.
Kỳ thi không thể đại diện cho ngành giáo dục
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, một nhà nghiên cứu giáo dục độc lập tại Sài gòn cho biết về quan điểm của bà về thứ hạng khá cao của Việt nam trong bảng xếp hạng của OECD vừa qua:
Gần đây kết quả Việt nam đứng hạng thứ 12 do OECD xếp hạng thì kết quả đó làm nóng dư luận ở Việt nam, nhưng theo tôi thì đa số không nhìn chuyện đó một cách tích cực. Tất nhiên cũng có những ý kiến khác nhưng ít, mà đại đa số cho rằng kết quả đó không phản ánh đúng thực trạng.
Kỳ thi do OECD tổ chức là dành cho các thành viên của mình, đa số là các quốc gia đã phát triển cao, nhưng những nước khác ngoài tổ chức cũng có thể tham gia, và đó là trường hợp của Việt nam.
Giáo sư Nguyễn Thế Hùng từ Đại học Bách khoa Đà Nẵng, khi được hỏi về bảng xếp hạng này thì ông phân tích những vấn đề yếu kém của Việt nam như thiết bị trường học, trình độ giáo viên và đi đến kết luận là trình độ giáo dục Việt nam không thể ở thứ hạng cao như vậy được.
Nhưng mà kết quả mà OECD đưa ra không phải là sai, nó dựa trên cách đánh giá mà đa số người Việt nam trong giới (giáo dục) cho là một cách đánh giá phiến diện. Cái cách đó tình cờ trùng hợp với Việt nam vì Việt nam nhấn mạnh đến toán. Toán ở trình độ thấp học một một cách máy móc, biết công thức rồi làm
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ở Australia, người thường xuyên theo dõi tình hình giáo dục tại Việt nam thì bảng xếp hạng của OECD được dựa trên một kỳ thi gọi là PISA với các môn toán và khoa học cho lứa tuổi 15. Theo Giáo sư Tuấn thì chỉ lấy kết quả một kỳ thi với một số ít môn học như vậy, dù là kết quả ấy được thống kê một cách nghiêm túc cũng không thể phản ánh được thực trạng một nền giáo dục. Theo ông việc đánh giá một nền giáo dục cần phải có những chỉ tiêu khác như là chuyện bình đẳng trong giáo dục, chuyện học sinh bỏ học, chuyện sau khi ra trường thì đi làm việc như thế nào,…
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh giải thích thứ hạng cao vừa qua của Việt nam trong kỳ thi của OECD:
Đội thi Toán quốc tế đạt thành tích cao
Đội thi Toán quốc tế đạt thành tích cao
Nhưng mà kết quả mà OECD đưa ra không phải là sai, nó dựa trên cách đánh giá mà đa số người Việt nam trong giới (giáo dục) cho là một cách đánh giá phiến diện. Cái cách đó tình cờ trùng hợp với Việt nam vì Việt nam nhấn mạnh đến toán. Toán ở trình độ thấp học một một cách máy móc, biết công thức rồi làm.”
Mục đích của một nền giáo dục là gì?
Tiến sĩ Lê Dũng, hiện dạy toán tại Đại học Texas ở San Antonio thì so sánh mục đích của nền giáo dục Việt nam và Mỹ nơi ông đang sinh sống:
Kiểu ở Việt nam là thi để có kết quả trong chuyện học. Ở Mỹ này thì học để ra làm việc. Vì vậy với hai cái tiêu chí như vậy thì hai bên khác xa nhiều lắm. Thành ra nếu nhìn một bên chỉ với chuyện học thôi thì cái đánh giá của OECD đúng. Dựa vào kết quả đó là đúng, còn nếu nói là để ra làm việc thì cái đó sai.”
Ông Lê Dũng nói thêm là những vấn đề trong cuộc sống rất là phức tạp, không thể giải giỏi những bài tập toán mà có thể giải quyết những vấn đề đó một cách tốt đẹp được.
Một lý do khác được nhiều người đưa ra để giải thích kết quả cao của Việt nam trong kỳ thi OECD là sự tập trung cả hệ thống chính trị để chuẩn bị cho kỳ thi đó. Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh nói:
Có sự quan tâm của Bộ, rồi sự chỉ đạo,v.v… Nói chung là mình tham gia cái gì thì mình cũng rất là thành tích.”
ở Việt nam là thi để có kết quả trong chuyện học. Ở Mỹ này thì học để ra làm việc. Vì vậy với hai cái tiêu chí như vậy thì hai bên khác xa nhiều lắm. Thành ra nếu nhìn một bên chỉ với chuyện học thôi thì cái đánh giá của OECD đúng. Dựa vào kết quả đó là đúng, còn nếu nói là để ra làm việc thì cái đó sai
Tiến sĩ Lê Dũng
Theo tìm tòi của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, thì truyền thông Việt nam cũng từng đưa tin về sự chuẩn bị kỳ thi này của các cấp trong ngành giáo dục Việt nam, từ chuyện nghiên cứu đề thi, cho đến tuyển chọn các học sinh. Và Giáo sư Tuấn căn cứ vào các chỉ số thống kê về thí sinh do OECD đưa ra thì các học sinh Việt nam rất đồng nhất, tức là được tuyển lựa một cách kỹ lưỡng hơn các quốc gia khác.
Giáo sư Nguyễn Thế Hùng than phiền về chuyện học thi này cũng như những gì mà ông thấy đáng lẽ ra phải được ngành giáo dục Việt nam thực hiện:
Ở Việt nam nhiều lúc học cái kiểu như gà đá. Tức là có những bài vở người ta học rồi người ta làm bài nhanh chóng như thế, mà thể lực thì không chú ý, khả năng phát triển trí tuệ độc lập suy nghĩ, tìm tòi thì không có.
Và ông cho rằng với thực trạng học hành hiện nay thì học sinh Việt nam sẽ càng học càng lùi đi, chứ không giống như kết quả tốt đẹp của kỳ thi quốc tế.
Tiến Sĩ Lê Dũng hiện vẫn trợ giúp cho các sinh viên tại Việt nam tìm học bỗng ở Mỹ có nhận xét về sinh viên Việt nam và cách học của người Việt nam:
Những em ở Việt nam qua đây một hai năm đầu thì rất bỡ ngỡ trong chuyện làm việc với bạn bè, thiếu hẳn cái đó! Ở Mỹ người ta đào tạo những con người biết làm việc với nhau, chuyện đó rất quan trọng mà những nước như Việt nam rất là thiếu.
Ông nói là những người cầm chịch ngành giáo dục Việt nam nên lựa chọn, nếu mục tiêu là những cuộc thi thì chương trình giáo dục hiện nay là đáp ứng được cho yêu cầu đó, còn nếu để làm cho một xã hội phát triển hơn thì cần phải thay đổi.
Khi mở đầu câu chuyện với chúng tôi ông Lê Dũng có nói vui là nếu các giảng viên ở đại học Texas ở San Antonio của ông mà sang thi đại học ở Việt nam thì nắm phần chắc là rớt.
Kết thúc buổi nói chuyện, trở lại với môn Toán là lĩnh vực của ông và cũng là điểm quan trọng của kỳ thi do OECD tổ chức, ông Lê Dũng nói là sinh viên Việt nam có thể giải hàng ngàn bài tập của một phép toán nào đó, nhưng thường thì không biết phép toán ấy được đặt ra để làm gì.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-edu-high-rank-05192015120157.html/05192015-vn-edu-high-rank.mp3

Việt Nam sẽ bị TPP ràng buộc vào nhân quyền

Hải Ninh, phóng viên RFA
2015-05-21
Phóng viên Hải Ninh đài RFA có cuộc phỏng vấn ông Malinowski tại thủ đô Washington D.C. Ngày 20/5/2015
Phóng viên Hải Ninh đài RFA phỏng vấn ông Malinowski tại thủ đô Washington D.C. Ngày 20/5/2015 - RFA
Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách về vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động của Mỹ Tom Malinowski nói rằng Việt Nam sẽ phải thay đổi về nhân quyền trước khi có thể gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Hải Ninh có cuộc phỏng vấn với ông Malinowski sau cuộc gặp gỡ của ông với cộng đồng người Việt ở thủ đô Washington D.C. tối 20/5.
Hải Ninh: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này. Xin hỏi ông câu đầu tiên. Ông có nói trong cuộc trò chuyện với cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ vừa rồi rằng chúng ta có nhiều cơ hội tốt trong năm nay về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này được không?
Tom Malinowski: Đây là một năm rất quan trọng giữa Mỹ và Việt Nam, không chỉ vì nó là dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ mà là năm chúng ta có những quyết định quan trọng cần đưa ra về TPP, về việc liệu chúng ta có thể có một mối quan hệ gần gũi hơn về kinh tế, an ninh hay không; liệu hai bên có thể tiến tới quan hệ đối tác chiến lược hay không. Chúng tôi đã tỏ rõ quan điểm với chính phủ Việt Nam rằng tất cả điều đó phụ thuộc vào những tiến bộ của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. Vì thế, tôi cho rằng có cơ hội cho cả hai nước vì cả hai đều muốn thu lợi được từ mối quan hệ này, cả hai đều muốn xích lại gần nhau hơn. Chúng ta đều muốn điều này xảy ra và chúng tôi muốn tận dụng điều đó.
Hải Ninh: Vậy ta có thể chờ đợi những thay đổi gì từ Việt Nam khi TPP kết thúc?
Chúng tôi đã tỏ rõ quan điểm với chính phủ Việt Nam rằng tất cả điều đó phụ thuộc vào những tiến bộ của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. Vì thế, tôi cho rằng có cơ hội cho cả hai nước vì cả hai đều muốn thu lợi được từ mối quan hệ này, cả hai đều muốn xích lại gần nhau hơn
Tom Malinowski
Tom Malinowski: Đây là một tiến trình dài và khó khăn. Đầu tiên, Quốc hội cần thông qua Dự luật về Quyền thúc đẩy thương mại TPA. Nó sẽ cho Tổng thống Barack Obama nhiều quyền lực hơn để đảm phán thoả thuận cuối cùng với Việt Nam và các quốc gia khác. Sau đó, Quốc hội cần thông qua hiệp ước cuối cùng. Điều quan trọng là xuyên suốt tiến trình này chính phủ Việt Nam có những thay đổi về những vấn đề như cải cách luật pháp, thả tù nhân lương tâm, cho phép tự do tôn giáo, vân vân. Và đi đến cuối cùng, nếu chúng ta có thể đi đến bước ấy, tôi nghĩ nó sẽ tốt cho Việt Nam, Việt Nam sẽ giàu có hơn, sẽ có quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, và tôi cũng cho rằng các tổ chức dân sự ở Việt Nam cũng sẽ mạnh mẽ hơn. Tôi tin rằng cần phải có những thay đổi trong luật lao động, Việt Nam phải có một công đoàn tự do và độc lập. Hy vọng đây sẽ là một tiến trình khó có thể thay đổi để đi tới sự cởi mở hơn về lâu dài ở Việt Nam.
Hải Ninh: Vâng, đúng là Việt Nam cần phải thay đổi nhiều. Thế nhưng như ông vừa nói trong cuộc gặp gỡ với cộng đồng người Việt là ngay khi ông đang ở Việt Nam, một nhà hoạt động bị đánh. Sau khi ông về lại Mỹ thì có vài nhà hoạt động nữa bị tấn công và bị tra hỏi và bị cấm xuất cảnh. Theo ông Việt Nam đang gửi đi thông điệp gì và Mỹ có thể làm gì?
Tom Malinowski: Tôi nghĩ họ đang gửi  nhiều thông điệp tới chính người dân nước họ, rằng đúng ở VN có nhiều thay đổi nhưng cũng có những chống đối việc đổi thay. Có những người hiểu rằng đất nước họ sẽ hùng mạnh hơn, ổn định hơn, thịnh vượng hơn nếu người dân được tự do, được phép nói lên tiếng nói của mình và sống cuộc đời theo ý họ. Nhưng cũng có những người bị đe doạ bởi viễn cảnh thay đổi. Vì thế chúng ta thấy những căng thẳng và đấu tranh trong đó. Chúng ta thấy họ thả tù nhân nhưng cũng thấy những nhà hoạt động khác bị đe doạ hay bị đánh. Tôi tin rằng khả năng hai nước gần gũi nhau chỉ càng khiến những người muốn cởi mở, muốn tôn trọng luật và nhân quyền trở nên mạnh mẽ hơn và chúng tôi đang cố gắng giúp nhóm này nhiều hơn.
Có những người hiểu rằng đất nước họ sẽ hùng mạnh hơn, ổn định hơn, thịnh vượng hơn nếu người dân được tự do, được phép nói lên tiếng nói của mình và sống cuộc đời theo ý họ. Nhưng cũng có những người bị đe doạ bởi viễn cảnh thay đổi. Vì thế chúng ta thấy những căng thẳng và đấu tranh trong đó
Tom Malinowski
Hải Ninh: Chuyển sang một khía cạnh khác của vấn đề nhân quyền. Việt Nam liên tục nói họ không có tù nhân lương tâm. Vậy Mỹ làm sao có thể trò chuyện với họ khi Việt Nam không thừa nhận vấn đề này?
Tom Malinowski: Chúng ta nói những tiếng nói khác nhau. Tôi nói tiếng Anh, họ nói tiếng Việt. Tôi nhắc đến tù nhân lương tâm, họ dùng thuật ngữ nào đó khác. Điều đó cũng không sao miễn là chúng ta đạt đến một kết quả tốt cho cả hai nước và quan tâm của hai bên được giải quyết. Khi ai đó được thả, tôi vui mừng, không cần biết chính phủ Việt Nam gọi họ là gì. Tất nhiên, nói vậy nhưng về lâu dài, điều quan trọng nhất là cải tổ luật pháp, và Việt Nam cần thay đổi những định nghĩa về các loại tội cùng hiến pháp thuận theo một hiệp ước mà chúng tôi đã ký. Đó là điều chính phủ Việt Nam hứa sẽ làm và chúng tôi muốn khuyến khích họ thực hiện lời hứa đó.
Hải Ninh: Và có một chuyện nữa rằng các tù nhân này khi được được đưa sang Mỹ tị nạn. Chẳng phải điều đó biến Mỹ thành chỗ chứa chấp những người làm trái pháp luật ở VN hay sao? Mỹ có cách nào khác để giúp họ ở lại Việt Nam và hoạt động tiếp không?
Tom Malinowski: Một số người được thả với điều kiện rằng họ đến Mỹ, điều đó không hay chút nào. Nhưng chúng tôi cũng nói rõ với chính phủ Việt Nam rằng để thúc đẩy phát triển về nhân quyền, họ cần thả người và cho phép những người đó được tiếp tục cuộc sống của họ ở trong nước. Thực ra cũng có một số người được thả và tiếp tục sống ở Việt Nam rồi. Tất nhiên, chúng tôi muốn thấy nhiều sự việc như thế này hơn.
Hải Ninh: Thưa ông, chính phủ Việt Nam bị mang tiếng là hay nuốt lời, hứa rồi sau khi đạt được thoả thuận rồi là thay đổi ngay. Vậy Mỹ có cách nào để Việt Nam không thể quay lại đường cũ một khi đã ký kết xong TPP?
Chúng ta nói những tiếng nói khác nhau...Tôi nhắc đến tù nhân lương tâm, họ dùng thuật ngữ nào đó khác. Điều đó cũng không sao miễn là chúng ta đạt đến một kết quả tốt cho cả hai nước và quan tâm của hai bên được giải quyết
Tom Malinowski
Tom Malinowski: Để TPP được hoàn tất thì họ cần phải có những thay đổi đã. Một khi thoả thuận hoàn tất, cả hai bên sẽ bị ràng buộc về pháp lý, Mỹ sẽ có nghĩa vụ với chính quyền Việt Nam và Việt Nam cũng có nghĩa vụ với Mỹ, về kinh tế, về luật lao động và những vấn đề khác. Trong trường hợp có tranh cãi, cả hai bên sẽ có cơ chế để xác định bên nào đúng, bên nào sai. Đây là một thoả thuận có ràng buộc về pháp lý.Tôi nghĩ rằng sẽ có gặp những trở ngại, không có gì là dễ dàng cả, nhưng tôi nghĩ có nhiều công cụ để buộc Việt Nam và cả Mỹ nữa giữ lời.
Hải Ninh: Và cuối cùng xin hỏi ông về vấn đề xã hội dân sự ở Việt Nam. Mỹ làm gì giúp những tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn?
Tom Malinowski: Chúng tôi hoạt động gần gũi với nhiều tổ chức xã hội dân sự ở nhiều nước trên thế giới và cung cấp hỗ trợ cho họ để giúp họ phát triển, giúp họ trở nên hiệu quả hơn và học từ lẫn nhau, kết nối với nhau. Chúng tôi thực hiện điều đó ở hơn chục nước trên thế giới và chúng tôi thuyết phục chính phủ các nước cho họ nhiều cơ hội không gian hơn. So với 10 năm trước thì các tổ chức dân sự ở Việt Nam đã có nhiều “đất” hơn. Những tổ chức này không chỉ vận động cho dân chủ mà còn nhiều mặt phát triển nữa cho Việt Nam. Họ bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh ở Hà Nội, họ đang làm rất nhiều điều tốt cho đất nước và tôi nghĩ nhiều người trong chính phủ bắt đầu nhận ra rằng họ nên hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự để đạt được mục tiêu của chính họ.

8 sĩ quan Hải Quân gốc Việt cùng tốt nghiệp, lần đầu tiên tại Mỹ

ANNAPOLIS, Maryland (NV) - Lần đầu trong lịch sử Hoa Kỳ, số sĩ quan Hải Quân Mỹ gốc Việt khóa 2015, tốt nghiệp đông nhất, tám người, và ra trường vào lúc 10 giờ sáng hôm nay, Thứ Sáu, 22 Tháng Năm, tại sân vận động Navy-Marine Corps Memorial của Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ ở Annapolis, Maryland.

Theo cựu Trung Tá Ross Nguyễn, chủ tịch Hội Quân Nhân Mỹ Gốc Việt (VAUSA), danh sách các tân thiếu úy hải quân Mỹ gốc Việt và (nguyên quán), gồm có Heather Bùi (San Diego, CA), Tina Kiều (Garden Grove, CA), Brandon Trần (Montebello, CA), Ryan Trần (Quartz Hill, CA), Andrew Trương (Marriottsville, MD), Ryan Lê (High Point, NC), Jake Ðặng (Annandale, VA), và Amanda Thạch (Seattle, WA).

 
Heather Bùi. (Hình: VAUSA cung cấp)   Tina Kiều. (Hình: VAUSA cung cấp)

“Cứ mỗi lễ ra trường của học viện, thành phố Annapolis tưng bừng cả tuần lễ trước. Giây phút mở đầu chương trình mãn khóa dự trù sẽ rất ngoạn mục với màn biểu diễn của đội phản lực cơ Navy Blue Angels, xuất xứ từ năm 1946, tính đến nay đã thu hút 463 triệu khán giả,” Trung Tá Hải Quân Tuấn Nguyễn, giám đốc điều hành hội VAUSA, cho nhật báo Người Việt biết.
Nói về kinh nghiệm gặp gỡ các sinh viên sĩ quan gốc Việt khi còn trong thời gian huấn luyện, Trung Tá Tuấn nhận xét: “Các em có thiện cảm khi thấy tôi mặc quân phục hải quân nên không ngần ngại tâm sự khi được chúng tôi mời sinh hoạt chung. Các em còn rất trẻ, thuộc thế hệ thứ ba, rất dễ thương và lý tưởng. Ða số các sinh viên là cháu của các cựu quân nhân QLVNCH.”

Brandon Trần. (Hình: VAUSA cung cấp)    Ryan Trần. (Hình: VAUSA cung cấp)

Ðể bày tỏ sự ủng hộ, vị trung tá gốc Việt cho biết thêm: “Chúng tôi có xin được 50 vé để các bác, các chú trong cộng đồng người Việt có thể tham dự vào ngày mãn khóa. Ai cũng vui và nô nức đón chờ nhìn các con cháu tung nón, làm rạng danh nòi giống.”

Ông cho biết, ông Ðoàn Hữu Ðịnh, chủ tịch cộng đồng Việt Nam vùng Washington, DC, Virginia, và Maryland, cũng sẽ tham dự lễ tốt nghiệp của các tân sĩ quan.

Muốn được nhận làm sinh viên sĩ quan, ứng viên phải là công dân Mỹ, ít nhất 17 tuổi và không quá 23 tuổi tính đến ngày 1 Tháng Bảy năm nhập trường; phải có giấy giới thiệu chính thức, thường từ một dân biểu, hai thượng nghị sĩ của Quốc Hội Hoa Kỳ và phó tổng thống Hoa Kỳ. Không cần quen biết nhưng được chọn theo thành tích cá nhân.

Mỗi khóa có khoảng trên 2,000 sinh viên sĩ quan cho hai ngành Hải Quân hay Thủy Quân Lục Chiến.

Andrew Trương. (Hình: VAUSA cung cấp)  Ryan Lê. (Hình: VAUSA cung cấp)

Chương trình học bốn năm, ngoài thuật lãnh đạo chỉ huy, sinh viên sĩ quan được đào tạo các ngành học chính như kỹ sư, khoa học tự nhiên, nhân văn, và xã hội học, giống như tại các trường đại học dân sự hàng đầu.

Sinh viên cũng được học những kỹ năng chuyên môn cần thiết cho một sĩ quan Hải Quân hay Thủy Quân Lục Chiến, và có những lớp cao cấp chuẩn bị cho sinh viên chương trình cao học. Khi tốt nghiệp sinh viên được cấp văn bằng cử nhân và mang cấp bậc thiếu úy.

Hải Quân đài thọ 100% học phí và sinh viên sĩ quan được trả mỗi tháng $920.49, và trừ từ lương, các phí tổn, như hớt tóc, giặt quần áo, lệ phí sách lưu niệm, và các hoạt động khác trong thời gian huấn luyện. Tiền mặt thật sự một sinh viên sĩ quan năm thứ nhất nhận được là $100/tháng và tăng dần trong những năm sau.

Ban đầu, học viện được gọi là Trường Hải Quân, do ông George Bancroft, bộ trưởng Hải Quân Hoa Kỳ, thành lập năm 1845 tại Fort Severn, Annapolis. Chỉ huy trưởng đầu tiên là ông Franklin Buchanan với ban giảng huấn gồm bốn sĩ quan và ba giảng viên dân chính. Số sinh viên theo học chỉ có 50 người. Chương trình học kéo dài năm năm, với năm đầu và năm cuối học tại Annapolis, ba năm thực tập hải hành.

Jake Ðặng. (Hình: VAUSA cung cấp) Amanda Thạch (trái). (Hình: VAUSA cung cấp)

Năm 1850 Trường Hải Quân trở thành Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ. Một năm sau, học viện chuyển sang chương trình đào tạo bốn năm như hiện nay tại Annapolis, với chương trình thực tập hải hành vào các mùa hè của khóa học.

Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ được tạp chí U.S. News & World Report xếp hạng trường công số một trong ba năm liền, và từng đào tạo những lãnh đạo nổi tiếng, gồm một tổng thống Hoa Kỳ, 16 đại sứ, 24 dân cử Quốc Hội Hoa Kỳ, năm thống đốc tiểu bang, năm bộ trưởng hải quân, một bộ trưởng không quân, năm tổng tham mưu trưởng, 52 phi hành gia, hai người được giải Nobel, và nhiều học giả các ngành khác, trong đó có những tên tuổi quen thuộc như Tổng Thống Jimmy Carter, Tướng Charles Bolden, Thượng Nghị Sĩ John McCain, Tư Lệnh Hạm Ðội Chester W. Nimitz, ông H. Ross Perot, v.v...

Chỉ huy trưởng hiện tại của trung đoàn sinh viên sĩ quan ngành hải quân là Ðại Tá William D. Byrne, Jr. và chỉ huy phó ngành thủy quân lục chiến là nữ Ðại Tá Bobbi Shea.

Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ tọa lạc tại số 121 Blake Road, Annapolis, MD 21402.

05-21- 2015 9:05:42 PM
Linh Nguyễn/Người Việt

Quốc Hội CSVN lại hoãn bàn luật biểu tình

HÀ NỘI 21-5 (NV) - Luật Biểu Tình từng được loan báo sẽ được thông qua vào khóa họp cuối năm nay nhưng nay lại được đề nghị “lùi thời gian” sang kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV tức cuối năm tới.


Các phụ nữ biểu tình vì cây xanh ở Hà Nội bị Công an bắt giữ hồi tháng Tư 2015. (Hình: FB Tất Thành Phan)

Theo tin của một số báo tại Việt Nam, ngày 21/5/2015 tức ngày họp thứ hai của Quốc hội Khóa 8, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội loan báo “Chính phủ đã đề nghị Quốc hội lùi thời gian trình dự Luật Biểu tình sang kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV”.

Kỳ họp thứ hai năm tới là thuộc quốc hội khóa mới sẽ có nhiều mặt cũ về vườn và một số mặt mới theo sự “cơ cấu” của Bộ Chính Trị. Lý do bề ngoài thấy loan báo của sự trì hoãn dài dài chuyện thảo luận và biểu quyết Luật Biểu Tình là “do có một số nội dung phát sinh cần đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng, và tham khảo kinh nghiệm quốc tế”.

Hiến pháp năm 2013, điều 25 vẫn xác định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, theo quy định của pháp luật.”

Nhưng chỉ có những cuộc biểu tình do nhà nước tổ chức thì mới được “biểu tình”. Bất cứ cuộc biểu tình nào của người dân “tự phát” đều bị quy chụp tội danh “bất hợp pháp” và có thể bị bắt giữ.

Nhiều tổ chức quần chúng từng kêu gọi Quốc Hội biểu quyết thông qua luật biểu tình, nhưng cho đến nay, người ta không biết nội dung của nó như thế nào. Luật lệ hiện hành chỉ để giúp nhà nước kiểm soát quần chúng theo nhu cầu độc tài đảng trị.

Dự thảo Luật Tín Ngưỡng và Tôn Giáo bị Giáo hội Công Giáo phê phán chỉ là công cụ giúp nhà cầm quyền trói tay các giáo hội tôn giáo sinh hoạt theo những quy định áp đặt của nhà nước và bị coi là một bước thụt lùi về quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng tại Việt Nam.

Mới giữa tháng trước, hàng trăm người dân tỉnh Bình Thuận đã biểu tình chặn quốc lộ 1A gây trở ngại lưu thông suốt nhiều cây số và suốt nhiều giờ để phản đối nhà máy nhiệt điện xả khói, để bụi xỉ than theo gió ô nhiễm trầm trọng môi trường sống. Nhiều người không che giấu được sự phẫn nộ đã ném đá vào lực lượng công an cảnh sát được đưa tới đàn áp.

Tháng 5 năm ngoái, hơn 1,400 người dân ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh và Sài Gòn đã bị nhà cầm quyền các địa phương bắt giữ vì biểu tình bạo động chống Trung Quốc. Hình ảnh công an thường phục bắt giữ, kéo lê một số phụ nữ khi tuần hành vì cây xanh ở Hà Nội hồi tháng trước gây phẫn nộ trong dư luận.

Nhà cầm quyền CSVN đã dạo đờn soạn thảo Luật Biểu Tình từ năm 2011 và năm nào cũng thấy Quốc Hội "lôi ra rồi lại cất vào."

Theo tin tức tại kỳ họp thứ 9, của Quốc hội khóa XIII (tháng 5-2015), Quốc hội cho ý kiến về dự thảo luật biểu tình, và kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII (cuối năm 2015) sẽ thông qua dự luật biểu tình. Tuy nhiên, Bộ Công An lại “có tờ trình gửi thủ tướng chính phủ về việc tạm lùi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án luật biểu tình đến… tháng 10-2016”. (TN)


05-21-2015 6:09:02 PM

Indonesia đánh chìm 41 tàu đánh cá, có 1 Trung Quốc, 5 Việt Nam

JAKARTA 21-5 (NV) - Hải quân Indonesia đã đánh chìm hôm Thứ năm 21/5/2015 hàng chục tàu đánh cá nước ngoài bị bắt giữ mà họ cáo buộc đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển đặc quyền kinh tế của họ.


Một trong số 41 tàu đánh cá ngoại quốc bị Hải quân Indonesia đánh chìm ngày 20/5/2015 tại vùng biển Bitung. (Hình:Inayah Azmi Atifah/Pacific Press/ Getty Images)

Theo báo Jakarta Post, hôm Thứ Năm 20/5/2015, Hải Quân Indonesia đã đánh chìm tại nhiều địa điểm khác nhau tổng cộng 41 tàu đánh cá nước ngoài từng bị bắt giữ những năm qua trong vùng biển đặc quyền kinh tế của họ.

Trong số đó có 5 tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, 2 tàu của Thái Lan và 11 tàu của ngư dân Philippines. Chiếc tàu đánh cá lớn nhất bị đánh chìm vào dịp này là tàu Gui Xei Yu 12661 trọng tải 300 tấn của Trung Quốc đã bị bắt giữ từ năm 2009 tại một khu vực gần với Biển Đông.

Theo báo mạng VNExpress, "Việt Nam đang phối hợp với đại sứ quán tại Indonesia xác minh việc các tàu cá Việt Nam bị đánh chìm do bị cáo buộc đánh bắt trái phép và đề nghị Indonesia xử lý vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế, tinh thần nhân đạo."

Trong khi đó, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc “bầy tỏ quan ngại sâu xa” về tin nói trên và đòi chính phủ Indonesia phải giải thích.

Nói trên báo Jakarta Post, bà Susi Pudjiastuti, bộ trưởng Ngư Nghiệp Indonesia, biện minh hành động đánh chìm các tàu đánh cá nước ngoài là nhằm “bảo vệ quyền lợi ngư dân” của họ.

Từ khi lên cầm quyền từ năm ngoái, tổng thống Indonesia là ông Joko Widodo có vẻ cứng rắn trên một số vấn đề, trong đó có chuyện đối phó với tội phạm ma túy và vấn đề bảo vệ nguồn thủy sản.  Ông đã ra lệnh xử tử một số người ngoại quốc bị bắt liên quan đến ma túy bất chấp lời kêu gọi của chính phủ các nước.

Ông Widodo kêu rằng người ngoại quốc đánh cá lậu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Indonesia đã làm cho nước ông thất thu kinh tế mỗi năm nhiều triệu đô la. Chính phủ Indonesia còn cáo buộc rằng nhiều tàu đánh cá lậu đã dùng cả chất nổ và chất độc cyanide để khai thác thủy sản, những hành vi bị coi là bị cấm dù bất cứ ở đâu.

Việc gài chất nổ và bắn chìm các tàu đánh cá ngoại quốc hôm Thứ Năm không phải là lần đầu tiên Indonesia bầy tỏ quyết liệt với ngư dân nước ngoài bị cáo buộc đánh cá bất hợp pháp. Khi bị tàu tuần của Indonesia bắt, ngư dân nước ngoài đã bị kết án tù và tàu bị tịch thu.

Ngày 5/12/2014, Hải Quân Indonesia đã bắn chìm một số tàu đánh cá ngoại quốc trong đó có ba chiếc tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam.

Cuối Tháng Mười năm ngoái, báo chí Việt Nam cho hay 29 người cuối cùng trên tổng số 61 ngư dân trên 8 tàu đánh cá tỉnh Kiên Giang bị hải quân Indonesia bắt giam đã về nước.

Theo tờ Tiền Phong ngày 27/10/2014 tường thuật, “Trong khuôn khổ chương trình hợp tác khai thác thủy sản giữa Việt Nam và Indonesia, được sự cho phép của Tổng cục Thủy sản, ngày 30/8/2013, Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang tổ chức trao giấy phép cho hai chủ tàu cá, ông Trần Hon và Trương Văn Ngữ, đưa tám tàu cá cùng 61 ngư dân đi khai thác thủy sản tại ngư trường Indonesia. Ngày 4/1/2014, trong lúc khai thác tại vùng biển đảo Tagempa thì bị lực lượng chức năng của Indonesia bắt giữ. Sau hơn 10 tháng bị bắt giữ, 61 ngư dân mới được thả về.”

Cho tới nay, không thấy có sự giải thích nào từ phía nhà cầm quyền tỉnh Kiên Giang hay Tổng Cục Thủy Sản Việt Nam về sự “hợp tác” này. Theo tờ Tiền Phong thuật lại lời chủ tàu Trương Văn Ngữ khi bị bắt ra tòa thì người ta nói “Hợp đồng đánh bắt là giả mạo.” (TN)
05-21-,2015 4:15:49 PM

Những đứa con hoang hãy trở về đất mẹ phương Bắc

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Dân đi biểu tình chống Trung cộng cướp biển giành đất ngang ngược. Đảng nhận lệnh “đảng lạ” chụp mũ dân là tay sai thù địch, phản động rồi dùng công an nhân dân, quân đội nhân dân, tòa án nhân dân trong tay đảng lãnh đạo bắt người yêu nước bỏ tù. Đảng lấy cớ là đừng làm thêm rối reng để đảng một mình tự lo. Khác với Phi Luật Tân chính phủ khuyến khích dân chúng đứng lên phản đối quân xâm lược chứ không như lũ người rừng dùng luật rừng đàn áp bắt bớ đồng bào cuả mình. Xem ra cái nhà nước độc tài đảng trị dễ âm mưu thông đồng với kẻ thù để bán nước lấy tiền bỏ túi cho đảng. Còn cái chính phủ có tam quyền phân lập dân chủ tự do hẳn hòi không có lập lờ đánh lận con đen mà quả quyết đứng về phía dân tộc để cùng lòng bảo vệ quê hương xứ sở khi đối diện ngoại xâm.

Lộ chân tướng việc trọng hệ nào cũng để đảng lo rồi nhé. Dân không có quyền tự ứng cử, bầu cử mà bao lâu nay chỉ có cái cánh tay nối dài Mặt trận Tổ quốc cùng đảng hoạch định chỉ định người trong đảng tự ứng tự bầu. Vì thế chuyện để đảng lo người dân không có quyền thắc mắc chia phần lo là phải. Vì đảng muốn tuỳ tiện đưa dân tộc từ gông cùm nô lệ đảng tới họa diệt vong trong bàn tay cha mẹ đảng là Trung cộng.

Trong khi Chệt ra lệnh cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên biển từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8 trong phạm vi vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới của vùng biển tỉnh Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến (bao gồm vịnh Bắc Bộ). Người phát ngôn Lê Hải Bình của cái nhà nước CHXHCNVN nêu rõ: “Chúng tôi kiên quyết phản đối quyết định vô giá trị này.”

Thế mà cách Hà Nội không bao xa. Báo đảng đưa tin: “Đứng tại phân mốc ranh giới Việt-Trung trên cầu Cốc Lếu (cửa khẩu Lào Cai), Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt-Trung bắt tay nhau thật chặt.”

“Lần đầu trong lịch sử 65 năm quan hệ ngoại giao, hai Bộ trưởng Quốc phòng gặp nhau tại biên giới hai nước.”

“Sau cuộc hội đàm giữa hai đoàn đại biểu quốc phòng hai nước trưa 15/5, Bộ trưởng Quốc phòng TQ đã trao món quà cho Đại tướng Phùng Quang Thanh.

Đó là một chiếc bình gốm đặc trưng phong cách Trung Hoa. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã nhận món quà với sự trọng thị, vui vẻ và cảm ơn chân thành”

Người ta không lạ gì gần đây thôi ông Thanh tỏ rõ thái độ, khuynh hướng bênh vực quan thầy: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc.”

Đây cũng là luận điệu cả quyết ai chống Trung cộng bành trướng là nguy hiểm cho dân tộc Trung cộng như họ Phùng diễn nghĩa Tam quốc chí. Lâu nay tại sao xử dụng quân đội đi cưỡng chế đất tạo thêm làn sóng dân oan trong lúc Chủ tịch Sang lại kêu gọi ngư dân bám biển tự đương đầu chống chọi lại với bọn cướp Bắc Kinh.

Báo QĐND dưới trướng Phùng Quang Thanh đã viết hàng trăm bài về chiến thắng người Việt giết người Việt kể lại những vụ ám sát, những cách tự chế mìn phá sập cầu làm nỗ xe đò, những trận mưa pháo trên đầu vợ con gia đình lính “ngụy” triệt thoái trên tỉnh lộ số 7 Pleiku-Tuy Hoà, trận đánh nhà hàng Mỹ cảnh với Huỳnh Phi Long v.v... Nhưng không thấy xuất hiện những tít lớn kể lại những trận đánh mà Tàu Đặng Tiểu Bình dạy bài học 79, trận chiến Vị Xuyên 84, trận 64 người lính không có quyền nổ súng tự vệ đảo gạc ma 88…

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới là đòn phép tẩu hỏa nhập ma, đánh lừa mà Trung cộng ru ngủ tập đoàn bán nước để rảnh tay thâu tóm biển Đông. Ôm gọn các vị trí quân sự xây trên đảo coi như khống chế toàn bộ đất liền Việt Nam trong đó có các căn cứ địa lập xóm lập phố hỗ trợ nổi dậy tấn công tiêu biểu như là Vũng Áng, vùng khai thác Bô Xít Tây Nguyên, Bình Dương, Cửa Việt, Hải Vân Đà Nẵng…

Theo Vietnamnet: Tại cuộc tiếp xúc của Chủ tịch nước với cử tri quận 4, TP.HCM sáng nay, nhiều ý kiến lo lắng trước những hành vi của TQ trên Biển Đông. Người đứng đầu Nhà nước nhấn mạnh: “TQ làm như vậy thì sao mà giữ được hòa hiếu giữa 2 nước? Sao mà giữ được niềm tin giữa láng giềng với nhau?”

Hòa hiếu cái gì khi lãnh đạo đảng, nhà nước đã cúi đầu làm thân phận đứa con hoang trở về với cha mẹ Bắc Kinh.

Trọng Lú đã có lần ví Trung cộng “người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu”.

Những đứa con hoang cuả bè lũ Dương Khiết Trì, Tập Cận Bình hãy mang cục bướu 4 tốt 16 chữ vàng về ăn đời ở kiếp với cha mẹ phương Bắc. Đất nước Việt Nam không có chỗ cho bọn bán nước làm trò khỉ để đưa toàn bộ dân tộc thành tỉnh lẻ của giặc Đại Hán.

21/5/2015


Hoa Kỳ điều máy bay quân sự áp sát Trường Sa


Bạn đọc Danlambao - Ngày 20/5/2015, hải quân Trung Cộng đã phải 8 lần phát đi lời cảnh cáo khi chiếc máy bay săn ngầm P8-A Poseidon của Hoa Kỳ áp sát Trường Sa thực hiện nhiệm vụ. 

Vụ chạm trán xảy ra đúng thời điểm quốc hội CSVN bắt đầu ngày khai mạc, trong đó vấn đề Trung Cộng ráo riết xây dựng căn cứ quân sự tại Biển Đông sẽ được mang ra họp kín.

Phiên ‘họp riêng' vừa được thêm vào chương trình nghị sự quốc hội, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 5/6/2015 với thời lượng khoảng 1 tiếng đồng hồ. 

Bên cạnh những thông điệp mạnh mẽ, sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Biển Đông vẫn chưa thể khiến quốc hội CSVN giảm bớt sự sợ hãi trước Trung Cộng.

Dù vậy, việc máy bay quân sự Hoa Kỳ tuần tra vùng biển Trường Sa là một thông tin gây nhiều chú ý đối với người dân Việt Nam trong buổi sáng ngày 21/5/2015. 

Đây cũng là lần đầu tiên bộ quốc phòng Hoa Kỳ cho phép phóng viên CNN thực hiện phóng sự ngay trên chiến đấu cơ, qua đó quốc tế chứng kiến rõ thủ đoạn bành trướng ngày càng ngang ngược của Trung Cộng.

Chỉ trong vòng 2 năm, Trung Cộng đã bồi lấp bãi Đá Chữ Thập lên đến 800 ha, tương đương với tổng diện tích của 1,500 sân bóng đá.

Khi phát hiện máy bay quân sự Hoa Kỳ áp sát, hải quân Trung Cộng lập tức cảnh báo xua đuổi qua sóng radio:

“Máy bay quân sự nước ngoài, đây là hải quân Trung Cộng. Quý vị đang đến gần vùng cảnh báo quân sự của chúng tôi. Hãy rời khỏi ngay lập tức”

“Đi đi”.


CNN cho hay, một phi công của hãng Delta khi qua vùng trời này đã phải xác nhận là chuyến bay thương mại với hải quân Trung Cộng.

Điều này dấy lên nghi ngờ rằng Trung Cộng đã lập ra vùng nhận diện phòng không tại Biển Đông, nhưng chưa chính thức công bố.

Video cũng cho thấy rõ Đá Chữ Thập đang bị biến thành một căn cứ quân sự quy mô lớn, với đường băng dài cho máy bay cùng đội tàu chiến đông đảo.

Chỉ riêng trong chuyến tuần tra lần này, máy bay P-8 của Hoa Kỳ đã bị phía Trung Cộng cảnh cáo đến  8 lần. 

Trước một nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Cộng không dám manh động mà chỉ xua đuổi bằng màn khẩu chiến qua sóng radio với những giọng điệu tức tối. 

Cho đến thời điểm này, nhà cầm quyền CSVN thông qua người phát ngôn Lê Hải Bình chỉ đưa ra một số bình luận chung chung về vụ việc.

Sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Biển Đông có thể sẽ giúp ngăn chặn âm mưu bành trướng của Trung Cộng. Tuy nhiên, những nỗ lực này sẽ là vô nghĩa nếu chế độ CSVN vẫn tiếp tục tỏ thái độ thần phục Bắc Kinh vô điều kiện.  

Cảnh sát Anh bắt người Việt nhập cư lậu

Theo BBC-21 tháng 5 2015


Mười người bị nghi là nhập cư bất hợp pháp được phát hiện trốn trong cốp các xe hơi thể thao Maserati mới tinh đang được nhập khẩu.
Những người này, được cho là từ Việt Nam tới, bị cảnh sát Surrey phát hiện khi các xe hơi đang được chở trên một xe vận tải qua Egham.
Chín trong số những người bị bắt giữ đã được đưa tới cảng Dover thuộc tỉnh Kent, và một người vị thành niên đang bị cảnh sát tạm giữ để chờ trợ giúp từ các cơ quan bảo trợ xã hội.
Tài xế lái chiếc xe vận tải không bị bắt giữ. Các xe hơi nhập khẩu được choàng vỏ bọc để bảo vệ lớp sơn.
Một phát ngôn nhân cảnh sát nói lực lượng cảnh sát được gọi tới khu vực Egham vào lúc 13:00 hôm thứ Tư.
Ông nói: "Chín người lớn đã bị bắt, còn một người vị thành niên bị tạm giữ do bị nghi là vào nước Anh bất hợp pháp."
"Những người lớn đã được chuyển tới trung tâm Nhập cư và Visa Anh tại Dover, còn người vị thành niên được đưa vào trung tâm tạm giữ, một nơi an toàn, để chờ được các cơ quan bảo trợ xã hội trợ giúp."
Nhập cư là chủ đề nhạy cảm tại Anh và tân chính phủ thuộc đảng Bảo thủ đang bị áp lực phải giảm bớt lượng di dân vào Anh.
Tin về vụ bắt giữ mới nhất này được loan tải đúng vào lúc Thủ tướng David Cameron hôm thứ Năm công bố một dự luật nhằm tăng cường kiểm soát tình trạng nhập cư lậu.

Bạo lực với các nhà hoạt động xã hội VN

Theo BBC-9 giờ trước
Ông Đinh Quang Tuyến là nạn nhân mới nhất của tình trạng bạo lực với các nhà hoạt động
Làm cho mọi người dân 'biết được quyền của mình' chính là khởi đầu của việc làm giảm thiểu lạm dụng bạo lực nói chung trong xã hội, cũng như bạo lực, bạo hành nói riêng nhắm vào giới hoạt động dân chủ và xã hội ở Việt Nam, theo ý kiến của một khách mời tại cuộc Tọa đàm Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC.
Trao đổi với Bàn tròn hôm 21/5 với chủ đề "Tình trạng bạo lực với các nhà hoạt động dân sự" ở Việt Nam, nhà quan sát tình hình chính trị - xã hội Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói:
"Tôi nghĩ có một cách rất hiệu quả, tức là chúng ta làm cho mọi người dân biết được quyền của mình.
"Bởi vì như Luật sư Vũ Đức Khanh nói là người dân có rất nhiều quyền và nếu người ta hiểu ra được quyền của mình, người ta thực thi quyền đấy.
"Và quyền đấy là quyền của dân, không phải hỏi ai ban phát cho cả, cứ thế thực thi, và ngay trong việc thực thi đó, người ta sẽ mạnh dạn dần lên, sẽ bớt sợ dần đi.
"Và lúc đó tôi nghĩ những tiếng nói, kể cả những người làm chứng, kể cả những người đột nhiên thấy những trường hợp hành hung như thế, thì có thể giơ luôn điện thoại ra, có thể chụp một cái ảnh, có thể quay một video clip, hoặc là nhận diện những kẻ đấy.
"Và chỉ có như thế thì tình hình mới được cải thiện mà thôi," ông Nguyễn Quang A nói với Bàn tròn.

Tự bảo vệ mình

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, người bị hành hung hôm 11/5/2015 tại Hà Nội chia sẻ quan điểm về những gì mà ông cho là các biện pháp có thể giúp giảm thiểu bạo lực, lạm dụng bạo hành ở Việt Nam.
Ông Chí Tuyến nói:
"Chúng tôi là công dân và chúng tôi chỉ thực hiện các quyền dân sự, các quyền căn bản của con người là quyền phát biểu chính kiến của mình, quyền được tham gia hội họp để sinh hoạt trong những cái mà pháp luật cho phép, và Hiến pháp Việt Nam cũng quy định, cũng như các công ước quốc tế.
"Tôi nghĩ rằng những việc tôi làm và bày tỏ chính kiến của mình như thế không mang tính bạo lực hay là đe dọa một sự lật đổ đối với chính quyền Việt Nam, hay là... chúng tôi kêu gọi một lời gì đó để mang tính bạo loạn hay lật đổ gì cả.
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến (trái) tin rằng tiếp tục 'hoạt động ôn hòa' là phương cách tự bảo vệ và đối phó bạo hành hữu hiệu nhất.
"Mà tất cả hoạt động, lời nói của các anh chị em chúng tôi rất ôn hòa, trong khuôn khổ pháp luật cho phép, đấy là cách thức để chúng tôi bày tỏ quan điểm.
"Còn về phương pháp, thực ra chúng tôi là những con người thể hiện quan điểm của mình thôi, chúng tôi là những tập hợp tự tạo thành những mối quan hệ trở thành bạn bè, chứ chúng tôi chưa phải là các tổ chức hay là để có những thiết chế, hay... lập ra những đội bảo vệ hay gì đó để bảo vệ chính chúng tôi.
"Cho đến hiện tại, chúng tôi chưa có những điều đó và pháp luật Việt Nam người ta cũng sợ thành lập những hội nhóm, hay người ta cũng chưa cho phép thành lập đảng phái, hay cái gì.
"Nên hiện tại chúng tôi cũng chỉ biết là tự bảo vệ bằng cách là anh em đoàn kết với nhau để hỗ trợ cho nhau, rồi hạn chế những tình huống mà có thể dẫn đến những rủi ro cho chúng tôi," ông Tuyến nói với BBC.

'Lấy mạng làm chứng'

Trong khi đó nhà hoạt động Đinh Quang Tuyến, người vừa bị bạo hành hôm 19/5/2015 tại Sài Gòn đề cập một góc độ khác trong việc đấu tranh làm giảm thiểu nạn bạo hành chống giới hoạt động dân sự ở trong nước.
Ông nhấn mạnh một khía cạnh trong đó nhiều nhà hoạt động đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ hóa tại Việt Nam đang buộc phải chấp nhận rủi ro để có 'bằng chứng' tố cáo nạn bạo hành này.
Ông Đinh Quang Tuyến nói:
"Cứ đòi chúng tôi 'bằng chứng', thì chúng tôi lấy mạng chúng tôi ra làm bằng chứng, chứ còn có cách nào khác nữa đâu.
"Nhưng mà tôi thấy rằng các quan chức (ngoại giao), các tòa lãnh sự..., Liên hiệp quốc... có mặt ở một số nơi, cái hiệu ứng rất là lớn, vì nó làm cho người dân chung quanh thấy được có một điểm tựa từ bên ngoài.
"Và bắt đầu từ điểm tựa đó, họ bắt đầu lên tiếng, họ bắt đầu làm chứng, thì cái mô hình này sẽ thay đổi.
"Thế còn chúng tôi là những người cảm tử đi đầu, là chúng tôi phải xác định là điều chúng tôi nói ra, chúng tôi phải lấy mạng của chúng tôi để làm giá, chứ không có thể có cách khác được đâu," nhà hoạt động nói với Tọa đàm của BBC.

'Không có đồng bộ'

Từ Ontario, Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh, Giáo sư bán thời gian tại Khoa Luật, Đại học Ottawa, chia sẻ với BBC góc nhìn của mình về một số vụ bạo hành xảy ra với giới hoạt động nhân quyền và dân chủ hóa ở Việt Nam gần đây.
Luật sư Vũ Đức Khanh đưa ra các quan sát với Tọa đàm Bàn tròn từ góc nhìn một luật gia từ quốc tế.
Luật sư nói:
"Từ nhiều năm nay chúng ta thấy, chứ không phải mới thấy, chẳng hạn trước đây, trước chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết (nguyên Chủ tịch Nước của Việt Nam) sang Hoa Kỳ thì có chuyện gần như là bạo hành ở ngay giữa công đường qua vụ án Linh mục Nguyễn Văn Lý.
"Hay là mỗi lần có chuyến đi quan trọng của quý vị (lãnh đạo) Việt Nam ra nước ngoài và đặc biệt tới Hoa Kỳ, thì hình như ở trên và ở dưới không có sự đồng bộ.
"Hoặc ở giữa cơ quan an ninh và những cơ quan khác không có sự nhịp nhàng với nhau, mà họ có tính cách như là muốn đánh phá lẫn nhau.
"Tôi nghĩ rằng trong vấn đề này có sự rối loạn trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như trong hệ thống chính quyền của Việt Nam."
Luật sư Vũ Đức Khanh còn cho rằng có thể nhà nước Việt Nam đã đang ở trong tình trạng 'bất lực'.
"Có thể nhà nước Việt Nam đã bất lực, không thực hiện đúng chức năng của mình là bảo vệ cho người dân," ông nói thêm với BBC.

Quyết ra khỏi Đảng

Cuộc tọa đàm bàn tròn trực tuyến được BBC mở hôm thứ Năm và phát trên YouTube từ 19:30-20:00 ngày 21/5 về tình trạng bạo lực xảy ra với các nhà hoạt động xã hội sau khi ít nhất ba người bị tấn công.
Các cây viết tự do Gió Lang Thang, tức Trịnh Anh Tuấn, Anh Chí, tức Nguyễn Chí Tuyến ở Hà Nội và Đinh Quang Tuyến ở thành phố Hồ Chí Minh đều bị tấn công gây thương tích nặng.
Trước sức ép của dư luận, công an Việt Nam dường như đã mở cuộc điều tra vụ tấn công với nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến.
Một số nhà ngoại giao từ các Đại sứ quán Hoa Kỳ, Đức và Australia đã tới thăm ông Tuyến sau khi ông bị hành hung.
Sau vụ các nhà hoạt động này bị tấn công, một số người cáo buộc lực lượng an ninh đứng đằng sau các hành động bạo lực đối với các cây viết tự do và nhà hoạt động xã hội.
Cách đây vài năm đã xảy ra vụ lực lượng an ninh bị cáo buộc " đạp vào mặt" người biểu tình chống Trung Quốc Nguyễn Chí Đức, khi đó là đảng viên cộng sản.
Mặc dù có hình ảnh ghi lại nhưng khi đó lực lượng công an cũng không tiến hành điều tra.
Ông Nguyễn Chí Đức sau này đã quyết định ra khỏi Đảng Cộng sản.

Cuba từ chối cho Trung Quốc đặt chiến hạm ở cảng

Theo VTC news-05-21- 2015
Cuba quyết định từ chối thỏa thuận đã ký kết với Bắc Kinh hồi nửa cuối năm ngoái về việc triển khai các tàu của Hải quân Trung Quốc ở nước mình.

 Cuba từ chối cho Trung Quốc đặt chiến hạm ở cảng
Hải quân Trung Quốc

Theo các nguồn tin của tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun, ‘tiến bộ lớn đã đạt được trong việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ’ đã thúc đẩy Cuba đến bước đi này.

Bài báo lưu ý rằng từ năm 2012, phía Cuba đã đề xuất Trung Quốc đặt các tàu của họ trong vùng biển Caribbean cũng như tiến hành các cuộc tập trận chung.

Sáng kiến này đã được khẳng định trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Cuba hồi tháng 7/2014, và sau đó bắt đầu công tác chuẩn bị cho việc triển khai tại đây các tàu khu trục được trang bị những công nghệ tên lửa tân tiến nhất, Yomiuri Shimbun cho biết.

Video cái bắt tay lịch sử giữa Mỹ và Cuba

Tuy nhiên, ‘vào phút cuối, khi các bên đã phải bắt đầu các cuộc tham vấn làm việc về vấn đề này, Cuba đã thay đổi lập trường của mình’, Yomiuri Shimbun lưu ý.

Mỹ và Cuba đã công bố kế hoạch khôi phục quan hệ ngoại giao vào tháng 12/2014 và kể từ đó 2 bên có các cuộc đàm phán về việc mở các đại sứ quán tại Washington và Havana. –

Mỹ: Trung Quốc mất danh dự quốc tế vì hành động bất hợp pháp ở Biển Đông

Theo Đất Việt-05-20- 2015

Trợ lý Michael Fuchs cho biết, Mỹ phải bảo vệ lợi ích của mình trong các vấn đề, khuyến khích Trung Quốc thực hiện toàn diện DOC, đẩy nhanh đàm phán COC.

Mỹ: Trung Quốc mất danh dự quốc tế vì hành động bất hợp pháp ở Biển Đông
 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa có chuyến thăm ngắn tới Trung Quốc

Tờ “Nam Hoa buổi sáng” Hồng Kông ngày 20 tháng 5 đưa tin, trợ lý Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, Michael Fuchs cho rằng, hành động độc đoán (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm cho họ phải mất danh dự quốc tế.

Ông Michael Fuchs đã trả lời như vậy với phóng viên các nước Đông Nam Á vào ngày 18 tháng 5. Trước đó 1 ngày, quan chức cấp cao quân đội của hơn 20 nước đồng minh và đối tác của Mỹ đã nhận lời mời của Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, đến Hawaii tham dự cuộc hội thảo kéo dài 5 ngày.

Mục đích chính của hội nghị là kiềm chế Trung Quốc – nước đang ngày càng gia tăng hoạt động trên biển (một cách hung hăng, hăm dọa), tăng cường hợp tác giữa Mỹ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong các nước được mời có quá nửa là các nước châu Á-Thái Bình Dương, nhưng không có Trung Quốc.

Khi cuộc hội thảo trên bắt đầu, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa kết thúc chuyến thăm ngắn tới Trung Quốc dài 35 giờ đồng hồ, trao đổi ý kiến với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị về vấn đề Biển Đông.

Ông John Kerry cho biết, Mỹ quan ngại hành vi bồi đắp, tôn tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông. Còn Vương Nghị xuyên tạc cho rằng, hành vi đó là “hành vi hợp pháp phù hợp với chủ quyền của Trung Quốc” (theo yêu sách “đường lưỡi bò” bất hợp pháp, tham lam và lố bịch – PV).

Trước đó, có tin cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị điều máy bay quân sự, tàu chiến đến địa điểm Trung Quốc bồi đắp, tôn tạo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) để tuyên bố “tự do hàng hải”.

Khi trả lời phỏng vấn, Trợ lý Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Michael Fuchs tái khẳng định, Mỹ sẽ không can thiệp vào tranh chấp chủ quyền Biển Đông, nhưng phải bảo vệ lợi ích tự thân trong các vấn đề như luật pháp quốc tế, thương mại và tự do hàng hải, ổn định khu vực.

Ông cho hay, Mỹ áp dụng biện pháp ứng phó “đa tầng”, ngoài thúc đẩy đối thoại ngoại giao, cũng tìm cách thông qua cơ chế đa phương và xây dựng năng lực hàng hải cho các nước trong khu vực để bảo vệ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế.

1
Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở gần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ Diêm Thành (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc vào năm 2012) theo dõi (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)

Michael Fuchs cho biết: “Điều này bao gồm tiếp tục duy trì lực lượng quân sự của Mỹ ở khu vực này, chúng tôi tin tưởng, đây là khâu cần thiết trong bảo vệ hòa bình và ổn định”.

Đầu tháng này, Báo cáo sự phát triển quân sự của Trung Quốc bản năm 2015 của Lầu Năm Góc đã đặc biệt quan ngại hành động tăng tốc bồi đắp, tôn tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông, chỉ ra, diện tích đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông đã từ 500 mẫu Anh cuối năm 2014 mở rộng tới 2.000 mẫu Anh hiện nay.

Công dụng quân sự tiềm tàng của những đảo nhân tạo này cũng gây lo ngại cho các nước ven Biển Đông, nhất là Việt Nam và Philippines cùng với các nước như Mỹ, Nhật.

Những nước này chỉ ra, Trung Quốc đang cố gắng thông qua hiện diện thực tế để tiến hành cái gọi là “kiểm soát thực tế”, thậm chí là để mở đường cho lập ra Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông (vô giá trị).

Michael Fuchs cho rằng, kinh nghiệm trước đây cho thấy, Mỹ liên tục trao đổi ý kiến với Trung Quốc sẽ có hiệu quả trên thực tế, “Trung Quốc đã không chỉ một lần nhượng bộ, hoặc không thực hiện chính sách do họ tuyên bố, chẳng hạn quy định nghề cá và Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông, những điều này đều cho thấy Trung Quốc ý thức được hành vi quá tự tin của họ, dẫn tới phản pháo của khu vực”.

Michael Fuchs nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đang trả giá về danh dự cho hành vi của họ ở Biển Đông”.

Ông cho biết, Mỹ khuyến khích Trung Quốc thực hiện toàn diện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc giục Trung Quốc tiến hành hiệp thương có tính xây dựng hơn với các nước châu Á, thúc đẩy nhanh đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).

Ông nói thẳng, tiến độ đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) chưa đạt dự kiến, phía Mỹ tin tưởng, một châu Á mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn sẽ có năng lực hơn tìm được phương án giải quyết thích hợp.

2
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc được Philippines xác định đích danh là bọn “cướp có vũ trang”