Thursday, May 5, 2016

Bắt hơn 21 tấn mực khô mốc trắng, bốc mùi hôi thối

THANH HÓA (NV) Công an tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện, bắt giữ một xe tải đang vận chuyển chở 21.3 tấn mực khô không rõ nguồn gốc từ Quảng Ngãi ra miền Bắc tiêu thụ.



Hơn 21 tấn mực khô không rõ nguồn gốc đã mốc trắng bốc mùi hôi thối. (Hình: Tiền Phong)


Theo tin của tờ Tiền Phong, chiều ngày 5 tháng 5, tin từ trạm cảnh sát giao thông quốc lộ 1A, công an tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa tiến hành bàn giao một số lượng lớn mực khô không rõ nguồn gốc cho Chi Cục Quản Lý Thị Trường tỉnh này xử lý theo thẩm quyền.

Trước đó, trưa cùng ngày, trên Quốc lộ 1A, đoạn qua xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương, cảnh sát giao thông đã phát hiện xe tải mang do ông Phạm Tiến Thông (56 tuổi) ngụ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam lái vi phạm luật giao thông.


Tiến hành kiểm tra, công an phát hiện trên xe đang chở 21,370kg khô mực đã mốc và bốc mùi hôi thối. Trong khi lái xe không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Qua khai báo, ông Thông cho biết, số khô mực trên được chở từ tỉnh Quảng Ngãi ra miền Bắc Ninh tiêu thụ. (Tr.N)

05-05-2016 4:39:15 PM 

Cá tiếp tục chết hàng loạt ở biển miền Trung

Formosa không có lỗi, lỗi là nhà cầm quyền CSVN

HÀ NỘI (NV) - Càng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy sự kiện cá chết trắng biển là do nước thải từ nhà máy thép của Formosa ở Hà Tĩnh song nếu đúng như thế thì Formosa cũng không có lỗi.

Ðã tròn một tháng tính từ ngày cả cá sống ở tầng nước sát đáy biển lẫn cá nuôi trong bè hoặc trong lồng đồng loạt chết trên một đoạn bờ biển dài 250 cây số, chảy qua bốn tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế nhưng chính quyền Việt Nam mới chỉ xác định cá chết do nước biển nhiễm độc, chứ chưa cho biết trong nước biển có loại độc chất nào và độc chất đến từ đâu.


Dư luận Việt Nam được hướng đến chỗ ép Formosa cúi đầu xin lỗi dù làm đúng giấy phép mà chính quyền Việt Nam đã cấp. (Hình: Pháp Luật TP.HCM)

Ðể xoa dịu sự phẫn nộ của công chúng, đặc biệt là của những nạn nhân trực tiếp trong thảm họa môi trường này, chính quyền Việt Nam đã tổ chức cấp gạo cứu đói, ra lệnh cho hệ thống ngân hàng xóa nợ hoặc giãn nợ, giảm lãi.

Ðể trấn an công chúng, nhiều viên chức chính quyền từ trung ương đến địa phương dắt nhau ra biển tắm và cùng ăn hải sản kèm theo các tuyên bố, khẳng định biển đã sạch, hải sản đã an toàn.

Không may cho chính quyền Việt Nam là cả cá trong khu vực từng bị ô nhiễm và cá ở những vùng biển khác như Ðà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận vẫn tiếp tục chết. Cảnh báo của một số chuyên gia về khả năng tình trạng biển bị ô nhiễm có thể loang ra đến Phú Quốc và kéo dài tới Cà Mau dường như là... đúng đến đáng sợ!

Hôm 4 tháng 5, một vệt nước đỏ dài 1.5 cây số đột nhiên xuất hiện sát đoạn bờ biển chảy qua xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cả viên chức chính quyền lẫn dân chúng địa phương cùng khẳng định, những vệt nước đỏ với nhiều sắc độ khác nhau thật ra không lạ nhưng trước đây, chỉ thấy ở các vùng biển sâu, chưa bao giờ thấy ở vùng biển sát bờ như vậy.

Giữa lúc các viên chức chính quyền thi nhau tắm biển và ăn hải sản để... “làm gương” thì sự kiện vừa kể vẫn buộc chính quyền tỉnh Quảng Bình phải ra lệnh cấm tắm biển và ăn hải sản.

Cũng trong ngày 4 tháng 5, ngoài những con cá chết bị sóng biển đánh giạt vào khu vực bờ biển, các loại cá mà dân chúng xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế nuôi trong lồng tiếp tục chết với số lượng càng lúc càng lớn. Những người nuôi cá kêu trời vì chỉ trong hai ngày, từ 3 tháng 5 đến 4 tháng 5, họ mất cả trăm triệu đồng.

Do cá có thể bị nhiễm độc nên chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cử người túc trực tại khu vực này để thu gom cá chết mang đi tiêu hủy, ngăn chặn khả năng chủ các lồng cá bán cá chết nhằm thu hồi một phần vốn đầu tư.

*Formosa không có lỗi

Bối cảnh vừa kể khiến sự bất bình đối với Formosa càng lúc càng cao. Giữa lúc các mũi dùi của dư luận cùng chĩa vào nhà máy thép của tập đoàn này tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, facebooker tên là Phạm Hồng Phong vừa đưa lên trang facebook của ông ta một bài viết, phân tích về “quy chuẩn” của Việt Nam, khẳng định Formosa không có lỗi.

Ông Phong đã đối chiếu rất cẩn thận, phân tích rất chặt chẽ các “quy chuẩn” của Việt Nam về “chất lượng nước biển,” về “nước thải đối với hoạt động sản xuất thép” và “giấy phép xả nước thải” mà Bộ Tài Nguyên-Môi Trường của chính quyền Việt Nam đã cấp cho Formosa để chứng minh, Formosa không hề dối trá khi liên tục khẳng định, việc xả nước thải của Formosa nằm trong giới hạn mà chính quyền Việt Nam cho phép.

Ðáng lưu ý là theo phân tích của ông Phong thì không phải Formosa mà chính là các “quy chuẩn” hiện hành của Việt Nam đã cũng như đang hủy diệt các sinh vật trong biển. Những “quy chuẩn” này chấp nhận cho tống một lượng lớn nước chứa đủ loại độc tố vào biển, kể cả cyanide, thủy ngân,... bất chấp việc nước biển không thể trung hòa một lượng lớn độc tố trong một thời gian ngắn.

Thảm họa môi trường xảy ra ngay sau khi nhà máy thép của Formosa tại Hà Tĩnh chỉ mới chạy thử và mới thử xả khoảng 10,000 khối nước thải/ngày ra biển. Trong tương lai, nếu Formosa chính thức hoạt động và xả tới 45,000 mét khối nước thải/ngày đúng như mức mà Bộ Tài Nguyên-Môi Trường của chính quyền Việt Nam “cho phép,” tầm vóc của thảm họa sẽ khủng khiếp hơn rất nhiều.

05-05-2016 6:23:03 PM 

Việt Nam mong muốn Nhật cấp thêm tàu cho Cảnh Sát Biển

HÀ NỘI (NV) Việt Nam đề nghị Nhật Bản cấp viện thêm một số tàu nữa cho lực lượng Cảnh Sát Biển nhân dịp Ngoại Trưởng Nhật Fumio Kishida đến Hà Nội thảo luận tăng cường hợp tác kinh tế hôm Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016.

Hãng tin Reuters cho hay như vậy. dựa theo lời một viên chức chính phủ Nhật Bản tháp tùng ông ngoại trưởng, và cho rằng đây là dấu hiệu mới nhất về mối quan hệ giữa hai nước ngày càng chặt chẽ hơn khi cả hai cùng có mối quan tâm về tình hình Biển Ðông.


Ngoại Trưởng Nhật Fumio Kishida đến Hà Nội thảo luận về hợp tác kinh tế. Viện Nam xin thêm tàu cảnh sát biển. (Hình: Kham/Pool Photo via AP)

Tại Hà Nội, ông Kishida đã họp với cả ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh.
Việt Nam đang rất cần cải thiện khả năng của lực lượng hải quân cũng như các lực lượng phòng vệ biển như cảnh sát biển, kiểm ngư, vốn vừa rất thiếu vừa rất yếu.

“Việt Nam muốn thêm nhiều tàu mới,” phát ngôn viên Masato Otaka nói với báo chí. Theo lời ông này, thời điểm giao thêm tàu cho Việt Nam hoặc cách thức chuyển giao thế nào, tốn phí và số lượng tàu hiện chưa có quyết định gì.

Ngoài một số tàu cảnh sát biển và kiểm ngư được cải sửa tân trang từ một số tàu quân sự, lực lượng Cảnh Sát Biển và Kiểm Ngư của Việt Nam cũng nhận được một số tàu đóng mới ngay tại trong nước với kỹ thuật của Hòa Lan.

Theo tin tức từ Việt Nam, Nhật đã bàn giao cho Việt Nam 6 tàu cảnh sát biển hồi năm ngoái. Chúng đều là những tàu đánh cá cũ khoảng 600 tấn, được sửa chữa và tân trang, cải biến rồi bàn giao cho Việt Nam. Chính phủ Nhật cũng đồng ý cung cấp trang thiết bị và tư vấn kỹ thuật liên quan đến các tàu này. Nay Việt Nam muốn có những tàu được đóng mới, thay vì tàu cũ sửa lại.


Tàu Cảnh Sát Biển Nhật viện trợ cho Việt Nam hồi năm 2015 vốn là tàu đánh cá được tân trang. (Hình: Diplomat/Chính phủ Nhật)

Khi ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, đến Tokyo hồi tháng 9 năm 2015, vấn đề xin Nhật viện trợ thêm cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam cũng đã từng được đề cập.


“Nhật Bản là một quốc gia biển với rất nhiều hiểu biết kỹ thuật. Cho nên người ta hoàn toàn dễ hiểu khi những nước như Việt Nam nhờ Nhật Bản giúp đỡ. Chúng tôi cố gắng hết sức.” Ông Otaka nói với báo chí.
Ông này giải thích thêm rằng, “Việt Nam cảm thấy cần tăng cường lực lượng cảnh sát biển mà đó là lý do tại sao chúng tôi đáp ứng.” Tuy nhiên việc giúp Việt Nam có thêm tàu “không liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Ðông.”

Vào ngày Thứ Sáu, Ngoại Trưởng Kishida sẽ dự cuộc họp chung hai chính phủ với nội dung chính yếu là hợp tác kinh tế.

Nhật Bản là nhà đầu tư ngoại quốc lớn hàng thứ nhì tại Việt Nam chỉ sau Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tư trong các dự án sản xuất lên đến $19 tỉ USD, theo các con số thống kê hồi tháng 4, 2016. Nhật cũng là nước cấp viện và tín dụng phát triển nhiều nhất cho Việt Nam.

Tháng trước, hai chiến hạm Nhật Bản đã đến thăm viếng cảng Cam Ranh. Ðây là một trong những lần hiếm hoi chiến hạm nước ngoài được cập cảng tại đây thay vì ở những nơi khác như Ðà Nẵng, Sài Gòn, Hải Phòng. (TN)

 05-05-2016 6:26:33 PM 

Trung Quốc tập trận, 3 nước ASEAN hợp tác tuần tra

BẮC KINH (NV) - Ðúng vào lúc Trung Quốc khởi động cuộc tập trận tại Biển Ðông, Indonesia, Malaysia và Philippines tuyên bố hợp tác tuần tra tại vùng biển này để chống “hải tặc.”

Theo Tân Hoa Xã thì các chiến hạm của hạm đội Nam Hải đã nhổ neo, rời khỏi cảng Tam Á để “bắt đầu cuộc tập trận thường niên tại Biển Ðông và các vùng biển lân cận.” Ngoài những khu trục hạm có trang bị hỏa tiễn định hướng, tham gia cuộc tập trận năm nay còn có các vận tải hạm và điểm đáng chú ý là lẩn này, các chiến hạm của hạm đội Nam Hải sẽ phối hợp với lực lượng đang đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa để luyện tập, nâng cao khả năng chiến đấu.


Chiến hạm của Philippines tuần tra tại Sulu - vùng biển nằm giữa Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei. (Hình: Tân Hoa Xã)

Song song với việc “luyện tập” tại Biển Ðông, hạm đội Nam hải của Trung Quốc còn “luyện tập” ở phía Tây Thái Bình Dương và phía Ðông Ấn Ðộ Dương. Cũng theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc tập trận khác tại Biển Ðông. Ngoài các khu trục hạm, sẽ có cả sự tham gia của tàu ngầm.

Ðúng vào ngày Trung Quốc loan báo về cuộc tập trận thường niên tại Biển Ðông, bà Retno Marsudi, ngoại trưởng Indonesia, loan báo, Indonesia, Malaysia và Philippines sẽ phối hợp để thực hiện các cuộc tuần tra để ngăn ngừa “hải tặc” ở Biển Ðông. Ba quốc gia hiện là thành viên của ASEAN đã thỏa thuận sẽ “thành lập Trung Tâm ƯÔng Phó Khủng Hoảng” nhằm “chia sẻ thông tin và xử lý những trường hợp khẩn cấp ở Biển Ðông.”

Indonesia, Malaysia và Philippines nằm trong nhóm các quốc gia thành viên của ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Ðông. Trước đây, chỉ có Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền ở biển Ðông. Gần đây có thêm Indonesia phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Ðông vì phát giác yêu sách này xâm phạm chủ quyền của Indonesia tại quần đảo Natuna.

Không thấy đại diện của Việt Nam và Brunei tham dự hội nghị vừa diễn ra ở Indonesia. Chưa rõ trong tương lai, Việt Nam có phối hợp với Indonesia, Malaysia và Philippines tuần tra biển Ðông và tham gia vào hoạt động của “Trung Tâm ƯÔng Phó Khủng Hoảng” tại Biển Ðông hay không.

Năm 2006 Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan đã từng soạn thảo bộ “Quy tắc về tuần tra tại eo biển Malacca.” Bà Marsudi cho biết, hoạt động phối hợp tuần tra và vận hành “Trung Tâm ƯÔng Phó Khủng Hoảng” tại Biển Ðông sẽ dựa trên bộ quy tắc này.

Cũng cần nhắc lại là hồi giữa năm ngoái, đại diện Singapore, Indonesia và Malaysia từng thảo luận về việc hợp tác tuần tra chung tại biển Ðông nhằm “ngăn chặn và tiễu trừ hải tặc.”

Vào thời điểm đó, tư lệnh Hạm Ðội 7 của Hải Quân Hoa Kỳ đã từng dẫn trường hợp hải quân nhiều quốc gia từng hợp tác tuần tra tại vịnh Aden nhằm chống hải tặc như một dẫn chứng minh họa cho tính hiệu quả của việc thành lập lực lượng tuần tra chung tại Biển Ðông.

Tư lệnh Hạm Ðội 7 lúc đó từng nhấn mạnh, các quốc gia trong một khu vực có thể hợp tác với nhau để bảo đảm an ninh hàng hải mà không xâm hại chủ quyền của quốc gia khác.

Tuy việc thành lập lực lượng tuần tra chung tại Biển Ðông không đơn giản nhưng ông khẳng định, nếu ASEAN muốn thực hiện việc tuần tra chung ở Biển Ðông, Hạm Ðội 7 của Hải Quân Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ. Tuy nhiên những cuộc thảo luận về việc hợp tác tuần tra chung tại biển Ðông giữa Singapore, Indonesia và Malaysia chẳng đi đến đâu. (G.Ð)

05-05-2016 4:46:34 PM 

Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc tại Biển Đông : Lợi bất cập hại

Thụy My 
Theo RFI-05-05-2016 17:57 
media
Đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông. Nguồn : US defense department 
Từ khi Bắc Kinh tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông cuối năm 2013, nhiều người tự hỏi liệu Trung Quốc sẽ dấn lên tương tự tại Biển Đông hay không. Đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang huy động nhiều chiến hạm hiện đại tập trận rầm rộ ở Biển Đông, bên cạnh đó còn huấn luyện ngư dân thành « dân quân » trên biển.
Nhà nghiên cứu Felix K.Chang của Foreign Policy Research Institut nhận định trên Eurasia Review, từ đầu năm nay, Hoa Kỳ đã công khai cảnh cáo Trung Quốc, sẽ không chấp nhận, nếu Bắc Kinh tự tiện lập ADIZ trên Biển Đông. Lời cảnh báo của Washington có vẻ như nhằm lường trước phản ứng của Bắc Kinh, vào thời điểm phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye trong vụ Philippines kiện có thể được tuyên trong tháng Năm.
Tuyên bố của Bắc Kinh lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông trước đây đã gây ra nhiều bất ngờ. Theo ông Felix Chang, có lẽ để tránh tái diễn sự việc này, phía Mỹ đã chọn cách cảnh báo trước. Đương nhiên bộ Quốc Phòng Trung Quốc đáp trả, là có quyền lập ADIZ trên Biển Đông - nơi Bắc Kinh vẫn coi là « ao nhà » của mình với đường lưỡi bò tự vạch. Tuy vậy phát ngôn viên của bộ này nhanh nhẩu nói thêm là Trung Quốc không có ý định đó.
Nhà nghiên cứu trên cho rằng, ngoài mục đích xoa dịu Mỹ, còn có các lý do khác khiến Trung Quốc không muốn lập ADIZ tại Biển Đông. Đó là vì việc này còn liên quan đến hai thành viên có ảnh hưởng lớn trong khối ASEAN : Malaysia và Indonesia.
Nếu ADIZ Trung Quốc tại Biển Hoa Đông chỉ nhắm vào Nhật Bản, thì một ADIZ Trung Quốc khác trên Biển Đông sẽ tác động không chỉ vào hai đối thủ Việt Nam và Philippines, mà còn ảnh hưởng đến các nước khác trong khu vực, trong đó có Malaysia và Indonesia.
Từ nhiều thập kỷ qua, Malaysia đã gượng nhẹ trong tranh chấp quần đảo Trường Sa với Trung Quốc. Thay vì đối đầu với Bắc Kinh như Philippines và Việt Nam, nước này cố gắng âm thầm dùng biện pháp ngoại giao để thuyết phục về lợi ích của một giải pháp đa phương cho tranh chấp trong khu vực.
Chiến lược này đạt đến đỉnh điểm vào năm 2002, khi Trung Quốc chịu ký Tuyên bố ứng xử tại Biển Đông với ASEAN, không mang tính ràng buộc. Mặc dù sau đó Bắc Kinh đã vi phạm, Malaysia vẫn trung thành với chủ trương trên. Thậm chí hai lần Trung Quốc tập trận hải lục quân gần bãi cạn James mà Malaysia đòi hỏi chủ quyền (James Shoal, Trung Quốc gọi là Tăng Mẫu) chỉ cách bờ biển Malaysia có 80 km, Kuala Lumpur vẫn chọn lựa không gây căng thẳng.
Tương tự, Indonesia cũng giảm thiểu các tranh cãi với Trung Quốc. Các nhà ngoại giao nước này luôn nhắc đi nhắc lại rằng Jakarta không tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh. Dù đúng là không tranh chấp chủ quyền, nhưng tranh chấp trên biển thì có. Đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ ra bao trùm lên cả một số mỏ dầu khí lớn nhất ngoài khơi Indonesia. Hơn nữa, Bắc Kinh còn gia tăng sự hiện diện trong khu vực. Chỉ mới tháng trước, hai tàu hải cảnh Trung Quốc đã dùng vũ lực xông vào giải thoát cho một tàu cá xâm nhập vùng biển Indonesia khỏi bị cơ quan chức năng bắt giữ. Sự cố này khiến giới quân sự Indonesia phải cảnh giác, nhưng Jakarta vẫn do dự chưa muốn tăng cường phương tiện cho quân đội để bảo vệ khu vực quần đảo Natuna.
Một vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc bao trùm lên toàn bộ Biển Đông chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cả Malaysia lẫn Indonesia. Sẽ rất khó cho Bắc Kinh để biện minh, và điều này cũng đi ngược lại chiến lược dài hơi của Trung Quốc về Biển Đông.
Từ nhiều năm qua, Trung Quốc luôn tìm cách chia rẽ các đối thủ Đông Nam Á, khuyến dụ từng nước nên giải quyết tranh chấp riêng rẽ với Bắc Kinh. Một ADIZ được tuyên bố trên toàn Biển Đông sẽ khó giúp đạt được mục đích này, thậm chí còn ngược lại !
Quyết định này có thể đẩy Malaysia và Indonesia vào tình thế « cùng hội cùng thuyền » với Việt Nam và Philippines, khiến các nước liên quan phải đoàn kết lại. Hơn nữa, vùng nhận dạng phòng không trên toàn Biển Đông sẽ làm những ai tin rằng thái độ dịu nhẹ sẽ làm Trung Quốc bớt hung hăng với mình, phải suy nghĩ lại.
Mặt khác, nếu Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên nửa phía bắc Biển Đông mà thôi – có nghĩa là phía trên các khu vực tranh chấp với Philippines và Việt Nam – Bắc Kinh có thể lý sự là chỉ nhằm bảo vệ khỏi bị phi cơ hai nước này xâm nhập mà thôi. Cả Việt Nam và Philippines đều đang tăng cường Không quân để đối phó với Trung Quốc, và Malaysia, Indonesia có thể theo chân. Hơn nữa, một ADIZ bán phần của Trung Quốc có thể khiến các nước khác chạnh lòng, nghĩ đến việc vùng nhận dạng phòng không này có thể bị mở rộng ra trong tương lai.
Tác giả Felix K.Chang kết luận, như vậy trước khả năng ADIZ, dù toàn phần hay bán phần, có thể khiến cho các nước chủ chốt của ASEAN liên kết với nhau để chống lại mình, Trung Quốc có lý do để tỏ ra thận trọng.
Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông có thể tạo ra nhiều vấn đề cho Bắc Kinh hơn là giải quyết. ADIZ có thể đẩy Malaysia ra khỏi giới hạn tự đặt lâu nay, và khiến Indonesia chính thức lao vào cuộc tranh chấp. Các nước xung quanh như Úc và Nhật Bản cũng ngờ vực hơn, và làm thế nào có thể tin vào thiện chí của sáng kiến « Một vành đai, một con đường(tức Con đường tơ lụa trên biển) » do Bắc Kinh đưa ra ?
Nhìn rộng hơn, một ADIZ bao trùm lên Biển Đông có thể đánh dấu một bước ngoặt thực sự, trong chủ trương của Trung Quốc không chỉ về tranh chấp chủ quyền trên biển, mà cả đối với khu vực Đông Á. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh đã trở nên quá tự tin để hành động, bất chấp các hậu quả trên trường quốc tế.
Trong trường hợp này, dù Trung Quốc vẫn đối phó được, nhưng theo Felix Chang, Bắc Kinh cần phải học được một điều là vùng lên thì có nguy cơ bị những làn gió ngược mãnh liệt quật lại.

Biển Đông : Trung Quốc tập trận quy mô, huy động cả lực lượng ở Hoàng Sa và Trường Sa

 Thụy My 
Theo RFI-05-05-2016 17:37 
media
Khu trục hạm Trung Quốc 052C Ảnh : Wikipedia
 Tân Hoa Xã hôm nay 05/05/2016 loan báo, ba khu trục hạm của Hạm đội Nam Hải đã rời cảng Tam Á ở tỉnh Hải Nam hôm qua để tiến hành cuộc tập trận thường niên tại Biển Đông và các vùng biển lân cận. Bản tin không cho biết cụ thể thời gian và địa điểm, nhưng nói rằng huy động cả các lực lượng ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong số các chiến hạm tham gia tập trận, có hai khu trục hạm loại 052D có tên lửa dẫn đường Hợp Phì (Hefei) và khu trục hạm loại 052B mang tên lửa đa năng Quảng Châu (Guangzhou). Bên cạnh đó là hai chiến hạm đa năng Tam Á (Sanya) và Ngọc Lâm (Yulin) Type 054A, và tàu tiếp liệu Hồng Hồ (Hongshu).
Báo mạng The Diplomat cho biết, khu trục hạm loại 052D thuộc loại chiến hạm hiện đại nhất của Trung Quốc. Truyền thông nhà nước gọi loại này là « Trung Hoa Thần Thuẫn (chiếc khiên thần thánh) » , trang bị radar AESA và hỏa tiễn phòng không tầm xa, có thể so sánh với khu trục hạm lớp Arleigh Burk của Mỹ.
Theo một báo cáo của cơ quan tình báo Hải quân Hoa Kỳ, khu trục 052D « thể hiện xu thế hướng về một lực lượng linh hoạt, với năng lực phòng không hiện đại và tầm bắn xa ». Nói chung các khu trục hạm 052 (gồm cả B và C) « đều được cho là tiên tiến, có thể so với nhiều loại chiến hạm phương Tây hiện đại ».
The Diplomat ghi nhận, điều đáng chú ý là cuộc tập trận này cũng huy động cả lực lượng đồn trú trên quần đảo Hoàng Sa lẫn Trường Sa. Hiện nay trên đảo Phú Lâm (tức Woody Island, thuộc quần đảo Hoàng Sa, cưỡng chiếm được sau trận hải chiến với quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1974), Trung Quốc đã đặt một đội quân chiếm đóng, bố trí hỏa tiễn chống hạm YJ-62 và các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư tại đây. Tờ báo không rõ lực lượng trên đảo Phú Lâm sẽ tham gia như thế nào.
Tân Hoa Xã nói rằng cùng với ba trực thăng và mấy chục đặc công, hạm đội chia làm ba nhóm đến Biển Đông, phía đông Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương để tiến hành các cuộc tập trận đa dạng, « nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, và phối hợp tàu chiến, máy bay và các lực lượng khác ». Các phi cơ của Hải quân, và Hạm đội Bắc Hải cũng được điều động tham gia.
Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc sẽ tiến hành nhiều cuộc tập trận hơn tại Biển Đông trong tháng này, với các chiến hạm tiên tiến và tàu ngầm.

Trung Quốc phá hủy môi trường Biển Đông, giới khoa học kêu gọi cứu nguy

Trọng Thành 
Theo RFI-05-05-2016 20:17 
media
San hô, cũng còn được mệnh danh là "rừng rậm của biển", đang bị đe dọa khắp nơi. Trong ảnh, loài san hô Acropora pulchra. Ảnh : Wikipedia 
Việc khai thác và xây dựng bừa bãi tại Biển Đông, mà rõ nhất là tại các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng tại Trường Sa đang ngày càng trở thành mối lo ngại lớn về sinh thái. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy diện tích san hô tại bảy thực thể địa lý do Trung Quốc kiểm soát giảm ít nhất gần 30%. Việc hủy diệt san hô – nơi trú ẩn và sinh trưởng của nhiều loài cá biển – đe dọa nguồn hải sản nuôi sống hàng chục triệu cư dân ven bờ. Nhiều tiếng nói cất lên kêu gọi các nhà khoa học trong khu vực hợp tác và xây dựng khu vực biển được bảo vệ tại Biển Đông, trước khi tình hình trở nên quá muộn.
Một bài viết trên báo mạng The Huffington Post, (đầu tháng 4/2016), dẫn lại một nghiên cứu của đại học Hawaii, Hoa Kỳ, về các rạn san hô tại bảy địa điểm : Cuarteron (đá Châu Viên), Fiery Cross (đá Chữ Thập), Gaven (đá Gaven), Hughes (đá Tư Nghĩa), Johnsons South (đá Gạc Ma), Mischief (đá Vành Khăn), Subi (đá Xu Bi). Nghiên cứu của đại học Hawaii khẳng định Trung Quốc đã bồi đắp khoảng 10,7km² tại khu vực này từ tháng 2/2014 đến tháng 5/2015, cùng lúc đó diện tích san hô bị giảm là 11,6 km², tương đương 26,9% diện tích.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí mở  PLOS Biology (ngày 31/03/2016) cho biết, san hô tại Trường Sa không chỉ là nạn nhân của việc mở rộng, bồi đắp trực tiếp nói trên, mà còn đe dọa bị hủy diệt hàng loạt do việc nạo vét lòng biển bằng phương thức hút. Hoạt động này để lại vô số các trầm tích, trùm lên các rạn san hô, khiến chúng rất khó lòng hồi sinh. Ông Camilo Mora, người phụ trách của nhóm nghiên cứu, nói : đây là một trong những hoạt động gây tổn hại nghiêm trọng nhất cho san hô. Ông nói thêm, những người chủ trương bồi đắp như vậy không hiểu rằng, về mặt sinh thái, khi nạo vét lòng biển để bồi đắp đảo nhân tạo, với việc san hô bị phá hủy, họ đã tấn công vào chính nền móng của « đảo », việc bồi đắp sẽ phải tiến hành liên tục sau đó, để tránh cho đảo nhân tạo bị chìm. Cho đến nay, các rạn san hô ngoài khơi, còn tương đối yên lành, nhưng cần phải hành động khẩn cấp, theo nhà nghiên cứu Mỹ.
Các rạn san hô vòng ở quần đảo Trường Sa là nơi cư trú của khoảng hơn 6.500 loài sinh vật biển, trong đó có 571 loài san hô.
Nhóm nghiên cứu ra thông cáo kêu gọi thành lập tại quần đảo Trường Sa, Biển Đông một vùng biển được bảo vệ, tương tự như các vùng biển được bảo vệ tại Nam Cực (Antarctica Protected Areas). Ông John MacManus, một đồng tác giả thông cáo nhấn mạnh : « Các quốc gia ven bờ Biển Đông cần ý thức được giá trị của quần đảo Trường Sa, như nơi sinh trưởng của nhiều loài cá », nguồn hải sản không gì có thể thay thế được cho toàn khu vực.

An ninh môi trường cần trở thành trụ cột của an ninh quốc gia
Cứu nguy san hô tại Trường Sa nằm trong chủ trương bảo vệ « an ninh về môi trường » nói chung, là điều mà nhà hải dương học Paul Berkman cho rằng cần được ưu tiên hàng đầu, bên cạnh các tiếp cận về chính trị hay quân sự (1). Báo The Diplomat (ngày 30/04/2016) dẫn lời cựu lãnh đạo chương trình Địa Chính Trị của Viện nghiên cứu Scott Polar, thuộc đại học Cambdrige (nổi tiếng với các nghiên cứu về Bắc Cực và Nam Cực). Ông cho rằng, các nhà hoạch định chính sách cần đặt « an ninh môi trường ở trung tâm của chiến lược an ninh quốc gia ».
Theo chuyên gia hải dương học Anh, « cuộc khủng hoảng thực phẩm đang tới gần », việc cân đối giữa các đòi hỏi về an ninh, quân sự với các lợi ích kinh tế từ biển đòi hỏi các nhà khoa học phải khẩn trương phối hợp để đưa ra các giải pháp, đặc biệt trong việc phát triển bền vững và bảo vệ an ninh môi trường tại vùng biển này. Riêng về việc bảo vệ san hô, ông đề nghị thành lập một Mạng Lưới Hành Động vì San Hô (Reef Action Network Coral), tương tự với mạng lưới bảo vệ rừng trên đất liền.
Các chuyên gia xuất sắc nhất, về đa dạng sinh thái và phát triển bền vững thuộc các nước có tranh chấp tại Biển Đông cần tập hợp trong một diễn đàn về chính sách khoa học biển. Một ủy ban khoa học về Biển Đông cần được thành lập, để mang lại một tiếng nói có trọng lượng trong việc hướng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đến hợp tác trong việc quản lý biển.
Nhà hải dương học Anh cũng khẳng định, trong lúc rất nhiều chuyên gia xuất sắc của Trung Quốc hiểu được giá trị của việc bảo tồn các rạn san hô, duy trì việc khai thác hải sản bền vững, hay khuyến khích loại hình du lịch sinh thái sau này, một khi các căng thẳng về chủ quyền dịu xuống, thì có một số nhà khoa học đã bảo vệ cho lập luận của chính quyền Bắc Kinh, rằng Trung Quốc chỉ xây dựng đảo nhân tạo tại những nơi san hô đã chết từ trước. Đây là một điều khá bất ngờ.
Thảm sát san hô : Trung Quốc dùng thủ đoạn che giấu
Đai diện cho quan điểm biện minh cho Bắc Kinh là tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun), giám đốc Viện Nghiên Cứu Nam Hải (tức Biển Đông). Nhà hải dương học người Anh đưa ra nhiều bằng chứng để bác bỏ quan điểm của học giả Trung Quốc. Nhiều hình ảnh vệ tinh từ Google cho thấy, trước mỗi đợt bồi đắp, mở rộng đảo nhân tạo tại Trường Sa, Trung Quốc đều đưa các tàu cuốc tới hoạt động. Như vậy, theo The Diplomat, rất có thể nhiều chuyên gia về san hô Trung Quốc đã thực sự tới nơi để chứng kiến cảnh tượng san hô chết hàng loạt, đúng như luận điệu mà chính quyền muốn tuyên truyền.
Một bộ phim tài liệu của BBC mới được công bố cho thấy ngư dân Trung Quốc khai thác trai biển trên quy mô lớn tại rạn san hô hình chữ V (Checkmark) nằm giữa đảo Thị Tứ và đảo Tieshi Jiao.
Nhà báo Victor Robert Lee, của báo The Diplomat, là người đầu tiên mô tả cảnh hàng trăm tàu khai thác trai biển của Trung Quốc đã hoạt động tại rạn san hô này, các ảnh vệ tinh cho thấy san hô chết và cát nổi lên thành những đống lớn. Cách nay hai tháng, chuyên gia sinh vật biển John McManus, đại học Miami, người nghiên cứu về rạn san hô này từ những năm 1990, đã tới nơi và tiến hành nhiều cuộc khảo sát dưới lòng biển, ông ghi nhận khắp nơi là cát và san hô chết ngổn ngang. Giáo sư đại học Miami chua xót bình luận, môi trường sống cho san hô một khi đã bị phá hủy như vậy rất khó khôi phục lại, thiên nhiên cần hàng ngàn năm mới tạo được khoảng một mét ụ cát - sỏi - bùn, "đất sống" của san hô.
Nạn khai thác trai biển khổng lồ
Cũng The Diplomat (2), trong một bài viết đầu năm nay, có tổng thuật nói về nạn hủy diệt sinh thái tại Biển Đông. Khai thác trai biển khổng lồ tại các rạn san hô đã diễn ra trên quy mô lớn tại các vùng biển tranh chấp ở Trường Sa, đúng trong nhiệm kỳ ông Tập Cận Bình làm chủ tịch, cùng lúc với việc Trung Quốc gia tăng mở rộng và bồi đắp đảo nhân tạo tại Trường Sa.
Loài trai khổng lồ có kích thước hơn một mét, nặng 200 kg, có tuổi thọ hơn 100 năm, được mệnh danh là « vàng của biển », là đối tượng số một. Với màu sắc kỳ ảo, loại trai này được coi như nguyên liệu để chế các đồ trang sức sang trọng, các biểu tượng tôn giáo, văn hóa quý, và được coi như mang lại nhiều quyền năng phi thường hay cải thiện sức khỏe cho người sử dụng. Giá mặt hàng này tăng vọt trong bốn năm gần đây khiến nhiều ngư dân Trung Quốc bỏ nghề đánh bắt cá thông thường để quay sang món hàng mới. Giá một cặp trai biển loại cao cấp có thể lên tới một triệu yuan (150.000 đô la). 
Vẫn theo The Diplomat, cách nay ba năm, chính quyền Trung Quốc khuyến khích việc phát triển nhiều hoạt động sản xuất sử dụng loại trai nói trên làm nguyên liệu tại Tanmen, một thị trấn biển hẻo lánh thuộc tỉnh Hải Nam. Tháng 4/2013, ông Tập Cận Bình có một chuyến đi tới thị trấn Tanmen, cổ vũ lực lượng dân quân biển "tích cực ủng hộ" hoạt động của chính quyền mở rộng các thực thể địa lý đã chiếm được tại Trường Sa. Nhà báo The Diplomat kết luận, kêu gọi như vậy mang hàm nghĩa, "đánh đổi lại sự ủng hộ" nói trên, Bắc Kinh để mặc cho ngư dân tận diệt loài trai biển khổng lồ, và di sản của ông Tập Cận Bình để lại không gì khác hơn là một "môi trường bị tàn phá nặng nề tại Biển Đông". 
Các hình ảnh vệ tinh ghi nhận san hộ bị thương tổn nặng nề do việc ngư dân Trung Quốc dùng máy cắt khai thác. Các hình ảnh được chụp tại ít nhất 28 rạn san hô tại Trường Sa, trong khoảng thời gian từ 2012 đến cuối 2015. Theo tác giả bài báo, cho đến nay, chưa có hình ảnh nào cho thấy tàu Việt Nam hay Philippines khai thác trai biển bằng phương pháp tàn khốc như trên.
Loài trai khổng lồ có mặt rất nhiều tại vùng bãi cạn Scarborough, mà Trung Quốc cưỡng chiếm từ tay Philippines hồi 2012. Kể từ đó, tuần duyên Trung Quốc túc trực tại khu vực này để bảo vệ ngư dân khai thác trai biển, phá hoại san hô. 
Cá chết hàng loạt tại đảo Thị Tứ : Nghi vấn Trung Quốc thả chất độc
Trong lúc san hô tại Biển Đông bị hủy hoại, trong những ngày gần đây, công luận tiếp tục lo ngại với việc có thông tin từ báo chí Philippines ghi nhận có hiện tượng cá chết hàng loạt, tại khu vực xung quanh đảo Thị Tứ (Pagasa), Trường Sa.
Người ta tình nghi Trung Quốc thả hóa chất để làm chết cá, nhằm cắt đứt nguồn thực phẩm của dân cư cụm đảo Thị Tứ, vốn là một khu vực rất giàu hải sản, với khoảng 20 đến 30 rạn san hô vây quanh.
----
(2) Bài "Hình ảnh vệ tinh cho thấy nạn tàn sát sinh thái tại Biển Đông" (Satellite Imagery Shows Ecocide in the South China Sea), The Diplomat, 15/01/2016

Liên Hiệp Quốc lên tiếng về vụ cá chết ở Việt Nam

Một người phụ nữ cầm tấm bảng với nội dung "Chúng tôi muốn sống" trong cuộc biểu tình về vụ cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam, ngày 1 tháng 5 năm 2016.
Một người phụ nữ cầm tấm bảng với nội dung "Chúng tôi muốn sống" trong cuộc biểu tình về vụ cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam, ngày 1 tháng 5 năm 2016.
Theo The Online Citizen, VOA-06-05-2016
Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở khu vực Đông Nam Á (OHCHR) hôm thứ Năm đã bày tỏ lo ngại về tác động của vụ cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền trung của Việt Nam đối với việc thụ hưởng quyền con người của quốc gia này, đặc biệt là quyền y tế và thực phẩm.
Văn phòng Khu vực cũng quan ngại về việc xử lý các cuộc biểu tình nổ ra sau vụ cá chết, và kêu gọi chính quyền tôn trọng quyền tự do tập hợp, phù hợp với luật quốc tế.
Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải tôn trọng đầy đủ quyền tập hợp ôn hòa, được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Quyền có môi trường an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và bền vững là không thể thiếu đối với các quyền con người, bao gồm quyền được sống, sức khỏe, thực phẩm, nước, vệ sinh môi trường, đã được công nhận trong Công ước Quốc tế về Văn hóa, Kinh tế, Quyền lợi Xã hội mà Việt Nam là một thành viên.
Ông Laurent Meillan, Quyền đại diện Khu vực của OHCHR, nói: “Chính quyền Việt Nam cần áp dụng các khuôn khổ pháp lý và pháp luật để chống lại tác hại môi trường gây cản trở việc thụ hưởng các quyền con người, và đảm bảo rằng tất cả những người bị ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là ngư dân, có quyền tiếp cận các biện pháp hiệu quả”.
Ông Meillan nói thêm: "Chúng tôi kêu gọi Chính phủ [Việt Nam] tiến hành một cuộc điều tra độc lập, toàn diện và khách quan về những trường hợp được báo cáo sử dụng quá nhiều lực lượng cán bộ thực thi pháp luật”.
Ngày 1 tháng 5 vừa qua, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở nhiều khu vực, bao gồm cả thủ đô Hà Nội. Ở Tp. Hồ Chí Minh, đám đông khoảng 1,000 người đã mang các biểu ngữ “hãy trả lại biển sạch cho chúng tôi” và “ngừng xả nước thải vào biển”.
Cuộc biểu tình đã trở thành một thách thức lớn đối với tân chính phủ Việt Nam. Chính phủ cho biết hiện không có bằng chứng cho thấy trách nhiệm là do công ty Formosa gây ra. Cá có thể bị chết bởi chất độc thải ra từ các hoạt động của con người hoặc do hiện tượng ‘tảo nở hoa’ hay còn gọi là ‘thủy triều đỏ’.
Truyền thông Việt Nam đã không đưa tin về các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật 1/5.

Hạ Long: Nén bạc đâm toạc di sản

Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Dù được khoác bộ y phục mỹ miều là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước”, nhưng cũng như Trung Quốc, quốc gia láng giềng cùng chung ý thức hệ cộng sản, Việt Nam lại đang trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ của một hình thái tư bản chủ nghĩa rừng rú.
Đặc trưng cơ bản của thứ chủ nghĩa tư bản “mang màu sắc xã hội chủ nghĩa” này là đám tham quan nhũng lại đội lốt “đầy tớ nhân dân” cấu kết với đám mafia kinh tế khoác áo “doanh nhân” mặc sức cướp đoạt đất đai của nhân dân, tài sản của nhà nước, tài nguyên của quốc gia… thông qua các dự án kinh tế siêu lợi nhuận, bất chấp những hệ luỵ nghiêm trọng như tầng lớp nông dân bị bần cùng hoá, môi trường bị huỷ diệt, hay cảnh quan thiên nhiên bị tàn hại, v.v.
Mới đây, trong một dịp ghé thăm Hạ Long, chúng tôi lại được “mục sở thị” thực trạng đáng báo động đó ngay trên địa danh hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới – lần thứ nhất năm 1994 về giá trị thẩm mỹ và lần thứ hai năm 2000 về giá trị địa chất, địa mạo. Hàng trăm ha mặt biển thuộc vùng đệm của di sản, vốn bị cấm xâm phạm theo hồ sơ di sản cũng như quy định của UNESCO, đang bị san lấp ồ ạt.
Các khu vực thuộc vùng đệm di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long mà Sun Group và Vingroup đang ồ ạt san lấp (nằm bên trong 2 đường màu đỏ). Lưu ý: (i) phần lớn đường Hạ Long trước kia nằm sát bờ biển; (ii) hình ảnh trên Google Map trễ một thời gian so với trên
Các khu vực thuộc vùng đệm di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long mà Sun Group và Vingroup đang ồ ạt san lấp (nằm bên trong 2 đường màu đỏ). Lưu ý: (i) phần lớn đường Hạ Long trước kia nằm sát bờ biển; (ii) hình ảnh trên Google Map trễ một thời gian so với trên
Hàng chục xe tải hạng nặng cùng các thiết bị thi công cơ giới đang ngày đêm gấp rút đổ hàng triệu m3 đất đá xuống vùng đệm của di sản Vịnh Hạ Long. Ảnh chụp ngày 21/4/2016 trước bến tàu du lịch cũ trên đường Hạ Long, tuyến đường chính chạy ven biển của kh
Hàng chục xe tải hạng nặng cùng các thiết bị thi công cơ giới đang ngày đêm gấp rút đổ hàng triệu m3 đất đá xuống vùng đệm của di sản Vịnh Hạ Long. Ảnh chụp ngày 21/4/2016 trước bến tàu du lịch cũ trên đường Hạ Long, tuyến đường chính chạy ven biển 
Cầu tàu của bến tàu du lịch cũ và cả vùng biển xung quanh đã bị chìm trong lớp lớp đất đá. Ảnh: Lê Anh Hùng.
Cầu tàu của bến tàu du lịch cũ và cả vùng biển xung quanh đã bị chìm trong lớp lớp đất đá. Ảnh: Lê Anh Hùng.
Đảo Rều, nơi toạ lạc của khu nghỉ dưỡng Vinpearl Hạ Long (bên phải), giờ chỉ còn cách “đất liền” mấy chục mét, so với mấy km như trước kia. Ảnh: Lê Anh Hùng.
Đảo Rều, nơi toạ lạc của khu nghỉ dưỡng Vinpearl Hạ Long (bên phải), giờ chỉ còn cách “đất liền” mấy chục mét, so với mấy km như trước kia. Ảnh: Lê Anh Hùng.
Đại công trường của dự án “Công viên Đại dương” do tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư. Ảnh: Lê Anh Hùng.
Đại công trường của dự án “Công viên Đại dương” do tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư. Ảnh: Lê Anh Hùng.
Tuyến đường chính Hạ Long ven biển trở thành ruộng bùn. Ảnh: Lê Anh Hùng.
Tuyến đường chính Hạ Long ven biển trở thành ruộng bùn. Ảnh: Lê Anh Hùng.
Bảo vệ của Sun Group ngăn cản, đe doạ, không cho chúng tôi chụp hình. Ảnh: Lê Anh Hùng.
Bảo vệ của Sun Group ngăn cản, đe doạ, không cho chúng tôi chụp hình. Ảnh: Lê Anh Hùng.
Vùng biển ngay dưới chân núi Bài Thơ đang được tập đoàn Vingroup liên tục san lấp và công khai rao bán nền biệt thự. Ảnh: Lê Anh Hùng.
Vùng biển ngay dưới chân núi Bài Thơ đang được tập đoàn Vingroup liên tục san lấp và công khai rao bán nền biệt thự. Ảnh: Lê Anh Hùng
Những toà tháp trên Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc được tái hiện tại Hạ Long? Ảnh chụp Vòng Xoay Mặt Trời của Sun Group ở đầu cầu Bãi Cháy. Ảnh: Lê Anh Hùng.
Những toà tháp trên Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc được tái hiện tại Hạ Long? Ảnh chụp Vòng Xoay Mặt Trời của Sun Group ở đầu cầu Bãi Cháy. Ảnh: Lê Anh Hùng.
Mahatma Gandhi từng nói: “Trái đất có thể đáp ứng mọi nhu cầu của con người nhưng không thể đáp ứng được lòng tham của mỗi người.” Khi pháp luật và các chuẩn mực đạo đức của xã hội, những công cụ tiết chế lòng tham của con người, bị vô hiệu hay băng hoại, sớm muộn gì môi trường sống của chúng ta cũng bị huỷ diệt, mà vụ Formosa Hà Tĩnh xả thải đầu độc cả vùng biển Bắc Trung Bộ mới đây là một minh chứng điển hình.
* Blog của Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thượng đỉnh G7 'bàn về Biển Đông'

Theo BBC-5 tháng 5 2016 

Image copyrightReuters
Hội nghị G7 mở rộng diễn ra tại Nhật cuối tháng 5 có thể sẽ ra tuyên bố về “pháp quyền trên biển, tự do hàng hải, hàng không”.
Đây là thông báo của Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida khi gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội ngày 5/5.
Thủ tướng Việt Nam là một trong các khách mời sẽ dự hội nghị G7 từ 26 đến 27/5.
Ngoại trưởng Nhật đã có chuyến công du châu Á, đến cả Lào, Thái Lan, và Myanmar.
Tại Hà Nội, ông Fumio Kishida được trang web chính phủ Việt Nam dẫn lời nói hai bên “chia sẻ mối quan ngại về việc đơn phương thay đổi hiện trạng trên Biển Đông thông qua san lấp quy mô lớn, xây dựng căn cứ với mục đích quân sự”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng “đánh giá cao và mong Nhật Bản tiếp tục nỗ lực vì mục tiêu chung là bảo đảm an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không”.
Nhật Bản đứng thứ hai về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cũng là nhà tài trợ nhiều nhất cho Việt Nam.
Hai nước cũng tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Một khi hoàn tất, thỏa thuận TPP có thể chiếm tới 40% GDP toàn cầu.

Đêm kinh hoàng của ngư dân Việt trên vùng biển Hoàng Sa

TẤN TÀI - Thứ Năm, ngày 5/5/2016 - 18:17
(PLO)- Con tàu bị đâm chìm nghỉm giữa biển đen mịt mù, những ngư dân chỉ biết bấu víu vào những chiếc thùng phuy trôi dạt.
Chiều 5-5, 34 ngư dân đi trên tàu QNa 95959 TS bị tàu lạ đâm chìm tại khu vực quần đảo Hoàng Sa đã được tàu cứu nạn SAR 412 đưa vào bờ cập cảng an toàn.

Tàu SAR 412 đưa 34 ngư dân vào bờ.
Nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng sau chuyến hải trình. Ngư dân Nguyễn Văn Bốn kể lại vào khoảng 16 giờ chiều 3-5, tài công bắt đầu thả ông cùng 30 người khác xuống những chiếc thuyền thúng để bắt đầu câu mực. Những chiếc thuyền thúng này di tản ra cách xa tàu cỡ mười mấy hải lý. Trên mỗi thuyền thúng đều được gắn bộ đàm liên lạc với tàu mẹ để đảm bảo an toàn.
“Làm việc đến khoảng 23 giờ đêm thì tôi nghe tiếng thuyền trưởng thét lên trong bộ đàm: "Tàu bị đâm chìm rồi, tàu chìm rồi...". Chỉ một lúc sau thì bộ đàm không liên lạc được nữa. Tôi bủn rủn tay chân, không biết chuyện gì đang xảy ra” - ông Bốn nhớ lại.

Những ngư dân bị nạn bước lên từ tàu cứu nạn.
Lúc này trên tàu chỉ còn ba người là thuyền trưởng Phạm Phú Thành cùng con trai Phạm Phú Nhận và anh nuôi Võ Thanh Phương.
Anh Nhận cho biết lúc đó mọi người đã ngủ lấy sức để mai làm việc. “Tôi đang ngủ dưới tầng hầm thì bất ngờ nghe một tiếng ầm như trời giáng. Toàn thân bắn văng ra xa, đụng phải thành tàu. Lúc tỉnh lại thì nghe tiếng kêu thất thanh của ba tôi, rồi con tàu bắt đầu nghiêng hẳn và chìm. Do bị thương nên ba tôi phải dìu tôi lên phía trên, vì nước đã tràn vào tàu. Chỉ trong giây lát, con tàu chìm nghỉm, ba người phải bu bám trên cột cờ. Khoảng 30 phút sau thì cột trụ này cũng chìm xuống nên ba người chuyển sang bám vào thùng phuy đang trôi dạt” - anh Nhận kể lại.

Ngư dân vẫn chưa hết nỗi bàng hoàng sau vụ tàu bị tông chìm.
Thuyền trưởng Thành cho hay do đêm tối mịt mù nên không thể nhận ra hung thủ làm chìm tàu cá. “Sau khi đâm chìm tàu tôi, chiếc tàu kia bỏ đi mất dạng. Tôi chỉ kịp vớ lấy bộ đàm để đánh tín hiệu cầu cứu".
Gần rạng sáng hôm sau, tàu QNa 94998 TS của anh Phạm Phú Trung (cùng trú xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) mới đến hiện trường để ứng cứu được 34 thuyền viên. “Sau cú đâm, tàu của tôi đã chìm hẳn, không lấy được thứ tài sản nào. Chuyến đi biển được hơn 30 tấn, con tàu tổng giá trị gần 8 tỉ đồng và những tài sản khác chìm xuống biển” - ông Thành nghẹn ngào.

Nước mắt đoàn tụ.
Theo DaNang MRCC, vùng biển tàu cá QNN 95959 TS bị đâm chìm cách Đà Nẵng 370 hải lý về hướng đông bắc, trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngay sau khi nhận được thông tin, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam đã khẩn trương triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời, đề nghị Trung tâm Cứu nạn hàng hải Trung Quốc (China MRCC) phối hợp tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên Việt Nam. DaNang MRCC đã điều động tàu SAR 412 cùng 19 nhân viên cứu nạn ra cứu nạn.
Chiều cùng ngày, tàu SAR 412 đã cập cầu cảng Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II tại Đà Nẵng bàn giao 34 ngư dân gặp nạn cho chính quyền địa phương. Ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam, đã có mặt trao quà của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Cục Hàng hải Việt Nam đến 34 thuyền viên gặp nạn. Ông Vũ cũng khẳng định lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải luôn sát cánh bên cạnh bà con ngư dân trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, ở bất cứ nơi nào trên vùng biển Việt Nam.

‘Siêu dự án thủy điện’: Xin đừng băm nát sông Hồng!

TRÀ PHƯƠNG - Thứ Sáu, ngày 6/5/2016 - 02:45
(PL)- Thủy điện Hòa Bình và khai thác cát đã làm lòng sông Hồng ở hạ du tụt thấp 1 m.
“Xin đừng băm nát sông Hồng” - TS Đào Trọng Tứ, chuyên gia Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam, đã thốt lên như thế khi trao đổi với PV về siêu dự án thủy điện trên sông Hồng (Pháp Luật TP.HCM đã thông tin ngày 5-5).
Đòi dập “lửa xa” lại đốt “lửa gần”
Ông Tứ nhấn mạnh, người dân khi nghe đến siêu dự án gồm thủy điện, cảng vận tải trên sông Hồng sẽ giật mình và không hình dung nổi hạ du sông Hồng, đồng bằng Bắc bộ sẽ ra sao. “Chúng ta lại phải đặt câu hỏi: Bạn muốn có thủy điện hay sông ngòi?” - ông Tứ lo ngại.
Ông Tứ cho rằng phía thượng nguồn của dòng sông đã bị phía Trung Quốc xây dựng nhiều thủy điện. Nếu Việt Nam tiếp tục xây dựng các dự án thủy điện trên sông Hồng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy ở phía hạ du. “Tài nguyên nước đứng trước thách thức lớn do ảnh hưởng từ phát triển thủy điện. Việt Nam có hai hệ thống sông lớn là sông Cửu Long và sông Hồng. Sông Cửu Long đang gặp khó khăn về nguồn nước do ảnh hưởng từ các thủy điện trên sông Mekong và lâu nay có nhiều ý kiến phản đối mạnh mẽ đối với các thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn. Đó là bài học lớn để cân nhắc xây dựng thủy điện trên sông Hồng. Nếu xây dựng thủy điện sẽ băm nát dòng sông” - ông Tứ cảnh báo.
Đồng tình, GS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, dẫn chứng: “Chúng ta đã và đang phải trả giá cho việc Trung Quốc xây dựng thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong khiến ĐBSCL ngập mặn. Hàng triệu người dân trong khu vực này đã bị ảnh hưởng”.
Theo GS Long, đồng bằng sông Hồng cũng là vựa lúa của miền Bắc và cả nước, là nguồn sống của cả vùng rộng lớn. Sông Hồng còn mang giá trị văn hóa, lịch sử của nền văn minh lúa nước. Nếu chúng ta làm thủy điện trên sông Hồng thì đồng nghĩa sẽ đánh đổi cả một nền văn hóa, đời sống của dân để lấy thủy điện và giao thông thủy!
Siêu dự án giao thông, thủy điện trên sông Hồng bị các chuyên gia đánh giá thấp về giá trị kinh tế và đời sống. Ảnh: LĐ
Ảnh hưởng toàn bộ sông ngòi Bắc Bộ
Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cho rằng vấn đề là xem xét vị trí đặt nhà máy thủy điện và âu tàu ở đâu. Khi xác định vị trí chính xác mới đánh giá được các tác động đến môi sinh, dòng chảy, đời sống người dân… Tuy nhiên, việc xây dựng thủy điện trên 30 MW vắt ngang qua sông sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến nguồn nước. Bên cạnh đó, khi dự án được triển khai còn ảnh hưởng đến lòng sông, môi trường rừng.
TS Vũ Trọng Hồng, chuyên gia thủy lợi, nhấn mạnh con sông này không chỉ chảy từ Trung Quốc về mà còn kết nối với hàng loạt con sông khác như sông Lô, sông Đà, sông Chảy, sông Luộc... Do vậy nếu dòng sông Hồng bị xáo trộn sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ.
Theo TS Hồng, trước đây xây thủy điện Hòa Bình, Liên Xô đã tính toán và kết luận độ dốc sông Hồng không thay đổi nhưng đến nay thì lòng sông Hồng dưới hạ du đã xuống thấp 1 m, kéo theo mực nước hạ thấp. Sau thủy điện cũng có nhiều nghiên cứu khác cho thấy dòng chảy bị quặn nhiều, lấn sâu vào cả chục mét. Như vậy, nếu sông Hồng bị đào bới thì sẽ phá ra hai bên bờ, Hà Nội sẽ bị ảnh hưởng trước tiên. “Sông Hồng là mạch sống của đồng bằng Bắc Bộ, là tài sản quốc gia nên phải có ý kiến Quốc hội về dự án. Tuy nhiên, nếu chấp thuận đầu tư dự án sẽ ảnh hưởng đến vựa lúa phía Bắc. Lòng sông Hồng hiện đã cạn nước nên nếu tiếp tục làm thủy điện sẽ khiến lòng sông lún, tạo điều kiện cho nước biển xâm lấn làm ảnh hưởng cả vùng hạ du” - TS Hồng quan ngại.
Bên cạnh đó, TS Hồng cũng cho rằng lâu nay người dân đang đi tự do trên sông nhưng bây giờ lại làm dự án thu phí. “Cách làm này giống như thu phí BOT đường bộ để áp dụng cho đường thủy. Trên đường bộ thu phí thì nay ở sông thu phí nữa sẽ làm cho người dân thêm khó khăn” - ông Hồng nói.
Giúp tăng cường giao lưu với Trung Quốc
Theo báo cáo đề xuất của Bộ KH&ĐT, dự án sẽ mở ra một tuyến vận tải thủy thông suốt giữa miền núi và đồng bằng, góp phần tăng cường giao lưu phát triển kinh tế miền núi, giảm bớt quá tải cho hệ thống giao thông. Dự án cũng thúc đẩy phát triển các ngành liên quan đến vận tải thủy như phát triển các cảng, bến thuyền, các xưởng sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy. Dự án sẽ tạo việc làm, tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên các đơn vị liên quan, đóng góp vào ngân sách.
Đặc biệt, dự án này sẽ giúp tăng cường giao lưu thương mại, vận tải xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Vân Nam (Trung Quốc). Dự án không gây ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh, đảm bảo yêu cầu về quan hệ quốc tế, biên giới, an ninh với Trung Quốc.
________________________________
Các nhà máy thủy điện thuộc dự án dự kiến đầu tư chưa có trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, xét đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định 1208/2011 của Thủ tướng.
Ý kiến của Bộ Xây dựng