Thursday, November 17, 2016

Tin thất thiệt lan tràn trên Facebook nhiều hơn tin thật

(Hình minh họa: Getty Images/Carl Court)
SILICON VALLEY, California (NV) – Ông Mark Zuckerberg, tổng giám đốc công ty mạng xã hội Facebook, nói tin thất thiệt loan truyền trên mạng của ông là vấn đề hiếm xảy ra, nhưng ông là người duy nhất mới nói như vậy.
Theo trang mạng Vox.com, Facebook gần đây bị tố cáo cho phép tin thất thiệt, tin phóng đại, tin đồn và các “nhà báo” vô trách nhiệm tha hồ loan tin trên Facebook, mà nhiều giới am tường cho rằng việc làm đó gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử vừa qua.
Hôm 12 Tháng Mười Một, ông Zuckerberg trả lời những cáo buộc này bằng cách lên tiếng rằng tất cả nội dung trên trang mạng của ông được đánh giá là “thất thiệt,” chỉ chiếm chưa đến 1%.
Cứ cho con tính của ông Zuckerberger là chính xác, thì những nội dung thiếu trung thực tuy được đánh giá là không có giá trị đó lại được loan truyền rộng khắp và nhanh hơn tin thật.
Nói chung là giá trị của những tin tức thất thiệt đăng trên Facebook không mang ý nghĩa quan trọng nào, nhưng số người chia sẻ cho nhau những thông tin đó mới là vấn đề hệ trọng.
Nghiên cứu gần đây cho thấy 44% tất cả người tuổi trưởng thành thu thập tin tức từ Facebook, và rằng mạng truyền thông xã hội như Facebook và Twitter có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quan điểm chính trị của người dân.
Như vậy, thật hợp lý khi cho rằng những tin thất thiệt chia sẻ trên Facebook, dù thuộc cánh thiên tả hay thiên hữu, đều có thể gây ảnh hưởng đến không ít người của trang mạng mà dân mạng của nó chiếm đến khoảng 1 tỉ người.
Bài đăng của Denver Guardian, được đưa lên Facebook ba ngày trước hôm bầu cử, ám chỉ bà Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ, sắp xếp đưa đến cái chết của hai nhân vật tưởng tượng, một nhà điều tra của FBI và vợ ông, mà cái chết của họ được dàn dựng như là một vụ giết người rồi tự tử.
Câu chuyện tuy hoàn toàn bịa đặt nhưng vẫn không ngăn được hơn 560,000 người chia sẻ cho nhau trên Facebook, có nghĩa là có nhiều khả năng hàng triệu cử tri có dịp thấy được, đọc được, hay nghe nói về bài báo đó, trước ngày bỏ phiếu.
Một tin đồn thất thiệt khác nữa, đó là, “Đức Giáo Hoàng Francis chính thức ủng hộ ông Donald Trump,” được khối người chuyển đi khắp thế giới và đương nhiên có không ít người tin!
Hồi đầu năm nay những cuộc điều tra do tổ chức BuzzFeed thực hiện, nhận thấy gần 40% nội dung do các trang Facebook thuộc cánh hữu và 19% thuộc cánh tả, đều là thất thiệt hoặc để đánh lạc hướng người đọc.
BuzzFeed cũng khám phá thấy rằng tại một thị trấn ở Macedonia, một băng thiếu niên kiếm tiền bằng cách đăng hàng ngàn tin cuội của cánh hữu và mỗi khi một câu chuyện được phát tán nhiều thì họ thu được tiền từ quảng cáo đăng kèm theo.
Hôm Thứ Hai, Google, công ty tìm kiếm thông tin mạng khổng lồ loan báo chấm dứt việc các mạng loan truyền tin thất thiệt không còn được hưởng lợi từ các công ty quảng cáo.
Không lâu sau đó, Facebook cũng loan báo quyết định tương tự. (TP)

Quyền lực của Đảng phải được kiểm soát

Trần Quang Thành (Danlambao) - Giáo sư Nguyễn Đình Cống trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Mới đây Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết 4 của Đảng cộng sản Việt Nam về chỉnh đốn, xây dựng Đảng. Dư luận xã hội có nhiều cách đánh giá khác nhau. Có người cho là nghị quyết thể hiện nhiều nội dung mới để ngăn đà suy thoái của đảng. Nhưng cũng có dư luận chỉ ra về mặt lý luận nghị quyết vẫn theo con đường mòn sáo rỗng, sơ cứng.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống qua cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành đã đưa ra một vài bình luận về nghị quyết 4 như sau – Mời quí vị cùng nghe

(Youtube PV GS Cống)




Trần Quang Thành
danlambaovn.blogspot.com

Nông dân lên đời

Trần Thảo (Danlambao) - Cái chữ lên đời hình như được thêm vào kho tàng tiếng Việt vào khoảng cuối thế kỷ hai mươi. Lên đời hay đổi đời cũng cùng một ý nghĩa. Đang nghèo rách mồng tơi, cuốc bộ dài dài, ở cái lều gió thổi vi vu, chợt trúng mánh mung gì đó, bèn xây lầu ba tấm, sắm xe bốn bánh, mua năm chân dài v.v... thì được gọi là lên đời.

Người sống ở thành phố còn có cơ hội gặp may để lên đời, chứ người nông dân thì quanh năm suốt tháng bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, dễ gì mà lên đời. Nhất là sống trong thời đại vinh quang của nhà sản, đất đai phần thì bị nước mặn xâm thực, phần thì bị lũ cướp ngày cưỡng chiếm, bán cho công ty nước ngoài xây nhà máy, xây vũ trường, sân golf v.v... người nông dân chỉ biết ngậm ngùi cúi mặt, uất ức lắm thì cũng biến thành những người dân oan, trương biểu ngữ khiếu kiện lan tràn những đường phố Hà Nội, ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, hoặc ven Hồ Tây. Những phận số hẩm hiu đó có bao giờ dám mơ tới chuyện lên đời?

Thế nhưng nhà nước CS mới đây lại có khuynh hướng muốn giúp cho người nông dân lên đời. Đây đúng là tin mừng cho người nông dân. Hãy nghe ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang nói gì để cùng chung vui với họ, những người cả đời chỉ mong cho khạp gạo trong nhà được đầy, vợ con được tấm áo lành lặn để mặc trong buổi trời đông.

Ông Phúc nói: "Hãy quan tâm để giới nông dân có thể từ từ nắm vai trò lãnh đạo". Ông Quang thì nói: "Vị thế chính trị của người nông dân đã được nâng cao"

À thì ra thế. Săm soi cả ngày vào những lời hai ông bự nói, ráng kiếm mấy chữ gạo tiền mà chả thấy bóng dáng nó đâu. Chỉ thấy ông Phúc và ông Quang ném cái bánh vẽ to tổ mẹ về phía những người đang đói gạo, đói tiền. Xin lạy mấy cha. Tôi tuy hiện giờ không là nông dân, nhưng cũng từ gốc rạ chui ra, nên mặt dày mày dạn xin được đại diện cho cái giới mà mấy cha, gần một thế kỷ qua đã ráng nhét vô làm cái giai cấp cơ bản của đảng cướp mấy cha. Xin mấy cha tha cho họ làm phước, họ đã khổ lắm rồi. Từ đầu thập kỷ năm mươi ở ngoài miền bắc VN, và sau năm một chín bảy lăm ở miền nam, họ đã ăn đủ bánh vẽ rồi. Họ đã hoan hô và đả đảo trong những toà án nhân dân được trang trí với mặt Hồ, mặt Mao, họ đã u mê nghe theo lời đường mật của mấy cha, lôi những người hiền lương, có khi là anh em cha mẹ vợ chồng của chính mình, ra đấu trường để xỉ vả, tra tấn, giết chóc. Máu đã đổ lênh láng trên những làng quê miền bắc, rồi tới khi đã thỏa mãn ý đồ thâm độc nhằm triệt tiêu giới tư sản trí thức để tất cả chỉ còn là dân ngu khu đen cho mấy cha dễ cai trị, thì mấy cha, dẫn đầu bởi Hồ già, rút mù soa ra chậm nước mắt, nói lời xin lỗi. Người nông dân ngày nào hiền hòa với đời sống nông thôn, vì nghe lời xúi bậy của mấy cha, tham lam muốn chiếm mấy cái giường, phản gụ, bộ chén dĩa, có khi chỉ là mấy cái quần rách, sau cơn động cỡn điên cuồng, họ đã thấy gì, được gì? Nhân tình tan hoang, xóm làng rách nát, người nhìn người với nổi ê chề, nghi kỵ. Con mẹ nó, Hồ già cái miệng thơn thớt lời nhân nghĩa, thế mà ra liệnh xử bà Nguyễn Thị Năm, một nhà buôn hết lòng ủng hộ kháng chiến. Bà bị bắn, và được thí mấy mảnh gỗ tạp để vùi nông ngoài đất hoang. Con trai của bà, một trung đoàn trưởng vệ quốc quân, cũng bị hành hạ thành dở điên dở khùng. Đây chính là điều mấy cha mong muốn mà, đúng không? Bởi vì già Hồ đích thân đeo râu, mang kiếng đen, đội mũ để đến dự khán đàn em xử tử bà Năm.

Chưa hết đâu, khi mấy cha tiến hành cuộc xâm lăng miền nam Việt Nam, người nông dân hiền lành nam bộ nào có biết cái mặt gian ác, quỷ quyệt của loài cộng sản mặt người dạ thú, nên biết bao bà mẹ, bà chị cất giấu mấy cha dưới hầm địa đạo, cơm bưng nước rót cho mấy cha. Mấy cha có trả ơn cho họ cái con mịa gì đâu, ngoài mấy tấm giấy chứng nhận Mẹ Liệt Sĩ, Mẹ Anh Hùng v.v... mà có đem chùi đít cũng không được.

Bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, một thời trí thức của MNVN, thế mà cũng để lọt tai mình những lời đường mật của mấy cha, ra sức chống đối chính quyền MNVN, rồi nhảy núi tham gia vào cái tổ chức bung xung MTDTGPMNVN của mấy cha. Một trí thức như thế mà còn ngây thơ cỡ đó, thì trách làm gì những người nông dân hiền lành chơn chất của nam bộ VN?

Gần cuối đời bà DQH mới sáng mắt sáng lòng nhưng đã quá muộn màng, bà chỉ còn là miếng chanh đã hết nước hết cái, bà nói ra kết luận cuối đời: "Người CS khi đã nắm quyền lực trong tay, thì sẽ coi nhân dân như những kẻ thù tiềm ẩn."

Ông Phúc, ông Quang nghĩ gì mà lại đem bánh vẽ ném tiếp cho người nông dân vậy? Sau bao nhiêu năm nằm gai nếm mật, mấy cha vẫn nghĩ là họ lại cắn câu tiếp sao? Hổng dám đâu. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đã nói rất rõ rồi, con cái của lãnh đạo tiếp tục làm lãnh đạo là phúc lớn của toàn dân, người nông dân không dám chen chân vô đâu. Con cái các quan bây giờ đang hườm hườm chờ tới lượt mình để trèo lên đầu lên cổ của nhân dân, con cái nông dân làm sao tranh cho nổi mấy cha?

Hay là mấy cha thấy cái xu thế sụp đổ tất yếu của cái đảng cướp, nên lấy lòng trước, sau này nhỡ có gì lại chui xuống địa đạo trở lại, lại có cơm bưng nước rót? Mấy cha đừng có nghĩ dại nhé. Tui cái gì cũng dám cá với mấy cha, bây giờ mà mấy cha chui xuống địa đạo lần nữa, sẽ không có cơm bưng nước rót, không thuốc men y tế gì cả. Người ta sẽ nấu từng thùng nước sôi để tắm cho mấy cha đó. Đừng có tưởng bở nhé. Hãy liệu cái thần hồn.


Đảng Cộng hòa kiểm soát cả 2 viện, nhóm Vietnam Caucus và nhân quyền VN

Quốc hội Hoa Kỳ.

Quốc hội Hoa Kỳ.

Phạm Chí Dũng 
Theo VOA-17.11.2016 

Đã đến thời ‘đối tác toàn diện’
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 đã khép lại với chiến thắng đảo lộn của Donald Trump, nhưng lại mở ra một trang sử mới đầy khó khăn hơn hẳn trong quan hệ Mỹ - Việt. Sau nhiều năm, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thỏa nguyện về yêu cầu “quan hệ với cả kênh đảng” khi họ không còn được chơi với một Đảng Dân chủ Mỹ bị xem là mềm mỏng thái quá đối với vấn đề nhân quyền Việt Nam, mà sẽ phải “đối tác toàn diện” với một Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát cả hai viện trong Quốc hội Mỹ.
Về truyền thống, Cộng hòa là đảng có tiếng cứng rắn không chỉ với những hoạt động đối ngoại “bảo vệ lợi ích Mỹ ngoài biên giới Mỹ”, mà về cả nhân quyền. Trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama từ năm 2008 đến năm 2016, không phải giới nghị sĩ Đảng Dân chủ mà chủ yếu là những người của Đảng Cộng hòa mới là nhân tố gây áp lực liên tục về yêu sách nhân quyền đối với các quốc gia còn độc tôn ý thức hệ và chế độ một đảng như Cuba, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, kể cả với những quốc gia dù đa đảng nhưng mang màu sắc độc tài như Nga và Syria. Vào năm 2015, vài chục nhân vật cao cấp của Nga và vài trăm nhân vật cao cấp của Syria đã bị Mỹ cấm nhập cảnh vào Mỹ và phong tỏa tài khoản ngân hàng ở nước ngoài là một dẫn chứng xác thực về chủ trương cứng rắn của giới lập pháp thuộc Đảng Cộng hòa.
Trong khi đó, một hiện tượng kỳ lạ là vào cuối thời kỳ cầm quyền của Đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ, “quan hệ với cả kênh đảng” lại trở thành một nhu cầu tối thiết thân của giới quan chức Đảng Cộng sản Việt Nam, được khởi nguồn từ chuyến đi lặng lẽ đến Washington vào tháng 7/2014 của Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị - nhân vật đã đặt dấu mốc chẳng mấy ấn tượng khi tiếp xúc với Đảng Cộng sản Mỹ và hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Một năm sau đó, “quan hệ kênh đảng” đã trở nên chính thức không cần tuyên bố qua cuộc đón tiếp tại Phòng Bầu Dục của Tổng thống Obama dành cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng. Đến lúc này - và hiểu theo cách nào đó - Tổng Bí thư Trọng đã trở thành “nguyên thủ quốc gia”, cho dù ở Việt Nam khi ấy vẫn còn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và một thủ tướng chưa biết sẽ “ở” hay “về” là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Ngay trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11/2016, “quan hệ với cả kênh đảng” một lần nữa được nhắc lại bởi chuyến công du Washington của ông Đinh Thế Huynh - người được đồn đoán sẽ trở thành “truyền nhân” của Tổng Bí thư Trọng. Trong chuyến đi này, ông Huynh đã hành xử gần khớp với trường hợp ông Phạm Quang Nghị trước đó, nghĩa là tìm cách tiếp xúc với cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa theo tỷ lệ dàn đều - một tỷ lệ truyền thống mà giới lãnh đạo Việt Nam rất sính dùng trong phương pháp đu dây tay ba Việt - Trung - Mỹ.
Tuy thế, có một thứ “điềm” gì đó không mấy suôn sẻ đã ứng vào chuyến công du của ông Đinh Thế Huynh: một trong vài nội dung then chốt mà ông Huynh muốn Mỹ tái xác nhận như thể “sẽ cho Việt Nam vào TPP” đã chịu cảnh thất vọng ghê gớm ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Tương lai TPP gần như sụp đổ sau gần một chục năm ròng rã đàm phán. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong chuyến đi Mỹ của ông Huynh cũng bởi thế đã tan thành mây khói.
An ủi còn lại với ông Đinh Thế Huynh cùng những người bên đảng ở Việt Nam chỉ còn là họ đã được chính phủ của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ xác nhận mối quan hệ chính thức một cách không cần tuyên bố.
Thế nhưng nỗi thất vọng thầm kín thứ hai, sau cú sốc TPP, là Đảng Dân chủ đã bị rơi vào cảnh thoái trào có vẻ đột ngột sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, để từ đầu năm 2017 Đảng Cộng hòa mới là ông chủ thực sự của cả Thượng viện lẫn Hạ viện Hoa Kỳ.
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải khởi động lại “quan hệ kênh đảng”?
Vẫn còn quá sớm để dự đoán, và vẫn chưa có gì chắc chắn để chính phủ mới của tổng thống “không biết đâu mà lường” - Trump - cùng các nhân vật cốt cán của Đảng Cộng hòa có chịu “quan hệ với cả kênh đảng” với Việt Nam, hay là không.
Làm lại từ đầu!
Một khả năng gần như rõ ràng sẽ diễn ra là cùng với vai trò gia tăng mạnh mẽ của Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ, vai trò của những nghị sĩ Mỹ quan tâm đặc biệt đến chủ đề đối ngoại và nhân quyền cũng sẽ nổi lên và có thể sẽ nổi bật. Một trong những mối quan tâm ấy đã được thể hiện bởi ảnh hưởng của Vietnam Caucus, còn gọi là “Nhóm làm việc về Việt Nam” của Hạ viện Hoa Kỳ, bao gồm những nghị sĩ có tên tuổi và quen thuộc như Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, Chris Smith, Frank Wolf, Alan Lowenthal, Ed Royce…, cùng vài chục nghị sĩ khác của cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ.
Trong nhiều năm qua, đã nhiều lần Nhóm Vietnam Caucus không giấu giếm mối quan tâm và hành động cụ thể đối với việc cải thiện nhân quyền tại Việt Nam như tự do tôn giáo, tự do báo chí, xã hội dân sự, thả tù nhân lương tâm. Nhưng đáng ngại hơn cả đối với giới lãnh đạo Việt Nam có lẽ là những dự luật liên quan đến nhân quyền mà các nhà lập pháp của Vietnam Caucus đã soạn thảo và vẫn tiếp tục thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua: Dự luật nhân quyền Việt Nam, Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam, và gần đây nhất là một văn bản yêu cầu đưa Việt Nam trở lại Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC List).
Nếu vai trò của Vietnam Caucus gia tăng đáng kể trong trào lưu “chiếm Quốc hội” của Đảng Cộng hòa Mỹ, hẳn nhiên những dự luật trên có khả năng được thông qua. Đặc biệt, nếu Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam được thông qua, sẽ tương tự tình trạng chế tài nhân quyền đối với Nga và Syria khi hàng loạt nhân vật cao cấp và kể cả trung cấp của giới lãnh đạo Việt Nam bị đưa tên vào “sổ đen nhân quyền” của Mỹ và Liên minh châu Âu, để từ đó những người này sẽ không được nhập cảnh vào Mỹ, cùng lúc tài khoản, tài sản của họ, kể cả của người thân của họ, sẽ bị Mỹ và Liên minh châu Âu phong tỏa tại bất kỳ ngân hàng hoặc địa điểm quốc tế nào mà nước Mỹ có thể với tay tới.
Nếu bị đưa trở lại Danh sách CPC, đó sẽ là cú chìm lịch sử của chính thể Việt Nam sau 10 năm. Có thể hiểu ra sao nếu 10 năm trước, Tổng thống Bush của Đảng Cộng hòa đã đưa Việt Nam ra khỏi CPC, thì nay cũng có thể là một tổng thống khác của Đảng Cộng hòa sẽ đặt lại Việt Nam vào vị trí cũ? Để khi đó, tất cả những hiệp định thương mại song phương (FTA) mà Việt Nam ký với nhiều nước, đặc biệt với những nước là đồng minh kinh tế và quân sự của Mỹ, sẽ mang số phận thế nào?
Có lẽ cho đến giờ này, một số trong giới lãnh đạo Việt Nam mới nhận ra rằng họ đã bỏ phí thời gian và thời cơ để giành được nhiều thứ hơn trong cuộc chơi với Đảng Dân chủ của Obama. Họ đã hoài phí đến 8 năm trời để trả treo từng chút về nhân quyền, để thực thi chính sách “đổi nhân quyền lấy kinh tế”, nhưng lại kém thành tâm đến mức chính những người bị coi là cởi mở lẫn nhẹ dạ thái quá như Obama cũng bị khựng lại. Cuối cùng, mọi cơ hội đã vuột trôi.
Khác rất nhiều với thời “hoàng kim” năm 2008, chính thể Việt Nam giờ đây đang phải đối phó với đủ thứ: một đất nước với tài nguyên cạn kiện, một nền kinh tế hoang tàn kề miệng hố, phản kháng xã hội của dân chúng chỉ chờ bùng nổ, nội bộ đảng chưa bao giờ gần với “nguy cơ tồn vong” như thế, và “đồng chí tốt” Bắc Kinh có thể ra tay thôn tính Việt Nam bất cứ lúc nào.
Còn Việt - Mỹ? Giờ đây, tất cả có thể phải làm lại từ đầu!
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Đại sứ VN: Học tiếng Trung là nhu cầu của dân Việt

Đại sứ Phạm Quang Vinh.
Đại sứ Phạm Quang Vinh.
Theo VOA-18-11-2016
Hôm 16/11, trong bài phát biểu trước báo giới tại Trung tâm Lợi ích quốc gia ở thủ đô Washington (Hoa Kỳ), đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Phạm Quang Vinh, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Châu Á cả về mặt kinh tế lẫn chiến lược, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác. Tuy nhiên ông cho rằng Hoa Kỳ vẫn đóng vai trò quan trọng số một tại khu vực. Ông nói:
“Về mặt chiến lược, chúng ta có những nước lớn trong khu vực, số một vẫn là Hoa Kỳ, một quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng. Xếp thứ hai và thứ ba lần lượt là Nhật Bản và Trung Quốc với vai trò ngày càng tăng trong khu vực và trên toàn thế giới.”
Ông Vinh cho rằng quan hệ giữa Mỹ và các nước trong khu vực Châu Á có lich sử lâu dài và mật thiết. Vẫn theo lời ông, Việt Nam hy vọng và tin rằng rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đặt ưu tiên cho mối quan hệ này.
TPP và quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ trong nhiệm kì Tổng thống đắc cử Donald Trump
Khi được hỏi về kế hoạch của Việt Nam trước những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump, đại sứ Việt Nam tỏ ra khá dè dặt. Tuy nhiên, ông Vinh cho rằng quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, du lịch, giáo dục, và xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại Việt Nam.
Một trong những trọng tâm của cuộc trao đổi lần này là vấn đề Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã liên tục khẳng định sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định này. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama mới đây cũng tuyên bố ngừng nỗ lực để Quốc hội phê chuẩn TPP. Hôm 17/11, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết “Việt Nam chưa có đủ cơ sở trình tham gia TPP”.
Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng nếu không có TPP, Việt Nam-Hoa Kỳ vẫn là Đối tác toàn diện, cùng tham gia nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế.
“Mỹ và Việt Nam đã xác lập quan hệ đối tác toàn diện, trong đó bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, giáo dục, an ninh và cả vấn đề nhân quyền. Chúng tôi tin rằng cho dù hai nước có thể chế chính trị xã hội không giống nhau, chúng ta đều là thành viên của Liên hiệp quốc. Hai nước đã có những kênh đối thoại hiệu quả để giải quyết những khác biệt, và tôi tin rằng cho dù ai trở thành Tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ, hai nước sẽ tiếp tục hợp tác trong tất cả lĩnh vực.”
Ông Vinh cũng khẳng định Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề nhân quyền cho dù thừa nhận quan liêu, tham nhũng đang là những trở lực lớn trong quá trình dân chủ hoá.
Quan hệ Việt- Mỹ- Trung và việc dạy tiếng Trung tại trường phổ thông
Trong cuộc thảo luận lần này với báo chí, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc đa phương hoá, đa dạng hoá và mong muốn củng cố mối quan hệ với hai siêu cường thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi của phóng viên VOA về việc dạy tiếng Trung bắt buộc tại các cấp học của Việt Nam, ông Vinh cho biết:
“Khi nền kinh tế mở cửa, chiến tranh lùi xa, Việt Nam hội nhập nhiều hơn với thế giới, thì việc học các ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, Nhật, Hàn và cả tiếng Trung, là một nhu cầu của người dân hơn là một thứ bắt buộc. Đây là kết quả của quá trình toàn cầu hoá, sức ép của nhu cầu tìm việc và cơ hội làm ăn.”
Trước đó ngày 22/09, bộ GD-ĐT Việt Nam đã có thông tin chính thức giải thích về kế hoạch thí điểm đưa chương trình giảng dạy tiếng Nga, tiếng Trung vào các trường, trong đó khẳng định học sinh có thể lựa chọn 4 thứ tiếng, trong đó có tiếng Trung là ngoại ngữ bắt buộc.

Cuộc đấu Nguyễn Phú Trọng - Đinh La Thăng: chiêu trò mới của Bắc Kinh?

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.

Lê Anh Hùng Theo VOA-15.11.2016 

‘Truyền nhân’ của ‘đồng chí X’
Đinh La Thăng là một nhân vật gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam, không phải chỉ mới gần đây mà ngay từ khi ông ta ngồi vào chiếc ghế Bộ trưởng Giao thông Vận tải tháng 8/2011. Báo chí chính thống mấy năm qua cứ liên tục tung hê ông ta lên đến tận mây xanh, hết “hiện tượng Đinh La Thăng”, “hiệu ứng Đinh La Thăng”, lại đến “phong cách Đinh La Thăng”, v.v. và v.v.
Cách nay vài tháng, sau khi ngài Bí thư Thành uỷ TP HCM lên tiếng tán thành việc cựu Thượng nghị sỹ Bob Kerry được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Quốc tế Fulbright và ủng hộ việc công đoàn tổ chức đình công, một số cơ quan truyền thông độc lập và báo chí “lề dân” lại coi ông ta như là người “kế tục” đường lối “cải cách”, “bài Tàu”, “thân Mỹ” của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. (Trước đó, trong buổi làm việc với Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, tổng thầu EPC của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, vào chiều ngày 4/1/2015, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã lớn tiếng: “Và kể cả các ông hướng vào chuyện vay vốn thì chúng tôi báo cáo Chính phủ ngừng việc vay vốn, dùng nguồn vốn khác chứ không thể đánh đổi quyền lợi, tính mạng của người Việt Nam để vay vốn được.”)
Tuy nhiên, bất chấp những gì nêu trên, bất kỳ ai tinh ý đều không khó nhận ra rằng, Đinh La Thăng không chỉ là đệ tử thân tín của ngài cựu Thủ tướng cũng gây nhiều tranh cãi kia, mà còn xứng đáng là “truyền nhân” của ông ta. Duy chỉ có điều, họ Đinh không phải là người “kế tục” sự nghiệp ích nước, lợi dân nào của nhân vật từng được coi là quyền uy nhất Việt Nam một thời đó, mà chỉ là trò bịp bợm “nói một đằng, làm một nẻo” của ông ta.
Ngày 20/9/2016, báo chí đưa tin Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng mời bàMary Etta Tarnowka, tân Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, đi thăm các cơ sở tôn giáo ở TP HCM, “để chứng kiến người dân được thực hiện quyền bình đẳng, tự do về tôn giáo.” Mỉa mai thay, chỉ hơn 10 ngày trước đó, chính quyền TP HCM lại huy động một lực lượng hùng hậu để cưỡng chế và san phẳng chùa Liên Trì, một cơ sở tôn giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của dư luận và sự quan ngại đặc biệt của giới chức ngoại giao quốc tế.
Cuối tháng 7/2016, công chúng Việt Nam lại phản ứng gay gắt trước thông tin Bộ Giao thông Vận tải đề xuất vay vốn Trung Quốc để xây dựng tuyến cao tốc Móng Cái - Vân Đồn. Và không phải ai khác mà chính Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã ký công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ chuyển thẩm quyền quyết định đầu tư dự án từ UBND tỉnh Quảng Ninh về Bộ Giao thông Vận tải để đưa vào danh mục dự án vay vốn ODA Trung Quốc.
Chưa hết, trong bài “Những Vinashin của Đinh La Thăng” ngày 17/10 vừa qua, nhà báo Huy Đức còn cho biết: “Khi các thông tin về công trình nhà máy sợi Đình Vũ, PVN đầu tư gần chục nghìn tỷ giờ đang phải trùm mền được công bố, biết việc Đinh La Thăng để cho nhà thầu tráo ‘dây chuyền thiết bị kéo sợi’ xuất xứ Đức, theo thiết kế, thành dây chuyền Trung Quốc, hy vọng các bạn sẽ nhận biết Thăng là người ‘thân gì’.”
Trong bài “Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng?” trên VOA ngày 1/2/2015, chúng tôi đã vạch trần việc ngài cựu Thủ tướng dù là người Việt Nam lập nhiều chiến tích cho Trung Quốc nhất kể từ khi chế độ cộng sản lên nắm quyền năm 1945 nhưng bề ngoài vẫn lớn tiếng “lên án” Bắc Kinh. Và để giúp cho con bài lợi hại nhất của mình giành được sự ủng hộ của dư luận trong cuộc chạy đua vào ngôi vị Tổng Bí thư khoá XII, các ông chủ Trung Nam Hải đã chỉ đạo truyền thông nhà nước ra sức “lên án” Thủ tướng Việt Nam, hết lần này đến lượt khác, thậm chí còn nêu đích danh ông ta là “kẻ thù” của Trung Quốc.
Chiêu trò mới của Bắc Kinh?
Bằng thủ đoạn sử dụng đội ngũ dư luận viên cao cấp tung tin hoả mù, lèo lái dư luận, đến nay bộ máy tuyên truyền CSVN vẫn khiến phần lớn công chúng tin rằng chiếc ghế Tổng Bí thư khoá XII là cuộc cạnh tranh giữa TBT khoá XI Nguyễn Phú Trọng và (cựu) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trên thực tế, kết cục Đại hội XII là nỗ lực của phần lớn thành viên Bộ Chính trị để ngăn chặn điều mà TS Cù Huy Hà Vũ gọi là “thảm hoạ bắc thuộc mới mang tên Nguyễn Tấn Dũng” trong một bài viết trên VOA vào ngày 15/1/2016. (Xin lưu ý, bài này ra đời sau thời điểm Hội nghị Trung ương 14 khoá XI bế mạc, tức là khi mà số phận chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng coi như đã an bài. Nó có thể được xem như là lời cảnh cáo trước bất kỳ mưu toan hòng đảo ngược tình thế nào của ông ta.) Và do ứng cử viên triển vọng nhất trước Đại hội XII là Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang vẫn chưa đủ uy tín để hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng nên “giải pháp quá độ” mang tên Nguyễn Phú Trọng đã được lựa chọn.
Là một nhân vật không thèm che dấu khuynh hướng thần phục Trung Quốc (dù chưa bị Bắc Kinh khống chế và thao túng đến mức độ như ông Nguyễn Tấn Dũng) nên bất kỳ ai mà người ta cho là “đối đầu” với ông Nguyễn Phú Trọng cũng đều được coi là “chống Tàu”, theo đường lối “cải cách”, “thân Mỹ”. Đó là trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị Trung ương 6 khoá XI tháng 10/2012 và trong Đại hội XII tháng 1/2016, hay Bí thư TP HCM Đinh La Thăng trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” hiện nay, khi những đệ tử thân tín nhất của ông ta là Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận kẻ thì đào tẩu, người thì bị bắt. (Không hiểu sao người ta lại dễ dàng quên mất một thực tế là ông Nguyễn Tấn Dũng đã xoay chuyển tình thế sau cuộc gặp Tập Cận Bình tại Nam Ninh ngay trước thềm hội nghị mà ông Nguyễn Phú Trọng phải mếu máo đọc diễn văn bế mạc vào chiều ngày 15/10/2012.)
Thời gian gần đây, Đinh La Thăng nổi lên như một trong vài ứng cử viên tiềm năng để thay thế TBT Nguyễn Phú Trọng. Tuy vẫn còn quá sớm để khẳng định ai sẽ trở thành Tổng Bí thư sắp tới, nhưng chừng đó cũng đủ cho thấy Đinh La Thăng ít nhất là đang nhắm đến một vị trí trong “tứ trụ triều đình” hoặc thậm chí là ngôi vị lãnh đạo tối cao.
Mức độ tham nhũng, ăn tàn phá hại của Đinh La Thăng và đám đàn em đã có thể nói là khủng khiếp, song vẫn chưa thấm vào đâu nếu so với Nguyễn Tấn Dũng cùng bộ sậu. Ấy vậy nhưng, chỉ cần Nguyễn Tấn Dũng “chém gió” vài câu về luật biểu tình, về dân chủ, pháp quyền, về chủ quyền biển đảo… là ông ta lại được tung hê lên đến tận mây xanh, lại được công chúng bỏ qua hết những gì mà trên thực tế là tội ác với cả dân tộc. Trong đám đệ tử của ngài cựu Thủ tướng, xem ra không ai thuộc “bài” này hơn ngài cựu Bộ trưởng GTVT. (Sau lời “cảnh báo” nhà thầu Trung Quốc khiến công chúng “mát lòng mát dạ” kia, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông diễn ra thế nào thì mọi người đều đã biết. Trong khi đó, y như với Nguyễn Tấn Dũng, Hoàn Cầu Thời Báo lại nhanh chóng “ghi điểm” dư luận cho Đinh La Thăng bằng cách lớn tiếng lên án ông ta. Lối ứng xử này rõ ràng là trái ngược với kết cục mà những Nguyễn Khắc Nghiên [2010], Nguyễn Bá Thanh [2015] hay Lê Xuân Duy [2016] phải âm thầm nhận lãnh, và chắc chắn không xứng với ‘thương hiệu’ “thâm như Tàu” của tập đoàn Trung Nam Hải.)
Việc Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng, cánh tay mặt của TBT Nguyễn Phú Trọng trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam, hiện diện trong phái đoàn thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 10 đến 15/9/2016 đủ cho thấy bàn tay lông lá của Bắc Kinh đằng sau vở tuồng mang tên “chống tham nhũng” do người đứng đầu Đảng CSVN khởi xướng.
Sau khi con bài Nguyễn Tấn Dũng bị rớt đài, những nhân vật thủ cựu như Nguyễn Phú Trọng hay Đinh Thế Huynh vốn khó che dấu bản chất tay sai nên dễ bị dư luận soi xét và phản đối, Bắc Kinh đang rất cần một Nguyễn Tấn Dũng mới, kẻ bên ngoài luôn bô bô “không đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy tình hữu nghị viễn vông” nhưng bên trong lại sẵn sàng “dâng” cho Trung Quốc hết Bauxite Tây Nguyên lại đến Formosa Vũng Áng, hết những cánh rừng đầu nguồn biên giới lại đến 90% dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, hết thị trường nội địa lại đến những tuyến cao tốc mở toang cửa ngõ biên giới với kẻ thù truyền kiếp, v.v. và v.v. Con bài đó xem ra không ai khả dĩ hơn đương kim Bí thư Thành uỷ TP HCM Đinh La Thăng.
* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cử nhân thất nghiệp – Giáo dục cần cải tổ

Bộ trưởng GD&ĐT cho biết khoảng 80% sinh viên ra trường có việc làm nhưng theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng, công tác đào tạo của ngành giáo dục Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu của xã hội. (Ảnh minh hoạ)
Bộ trưởng GD&ĐT cho biết khoảng 80% sinh viên ra trường có việc làm nhưng theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng, công tác đào tạo của ngành giáo dục Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu của xã hội. (Ảnh minh hoạ)
VOA Tiếng Việt-17.11.2016 
Nhà lãnh đạo mới của bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã bị các đại biểu quốc hội chất vấn về tình trạng 300.000 sinh viên ra trường không tìm ra việc làm.
Giáo dục là vấn đề nóng trong buổi chất vấn tại quốc hội hôm 16/11 khi tân bộ trưởng bộ Giáo dục Đào tạo phải giải trình về tình trạng sinh viên ra trường bị thất nghiệp, theo báo chí trong nước.
Báo Người Lao Động dẫn lời một đại biểu ở Thanh Hóa hỏi rằng “bộ trưởng có trách nhiệm gì đối với thực trạng này và giải pháp khắc phục?”
Bộ trưởng GD&ĐT cho biết khoảng 80% sinh viên ra trường có việc làm nhưng theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng của trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội, công tác đào tạo của ngành giáo dục Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu của xã hội:
"Nếu chúng ta cứ dựa vào các vị trí nhà nước – hiện nay là 6,5 triệu người trong biên chế - thì không thể nào đáp ứng được. Cho nên phải xã hội hóa cho nên đổi mới của giáo dục sắp tới sẽ phải hướng tới nhu cầu thực tế của xã hội để đào tạo. Cho nên vừa rồi không phải là thất nghiệp mà là không làm đúng cái chuyên môn được đào tạo thì nó phí đi."
Bộ trưởng Nhạ cũng thừa nhận điều này khi phát biểu tại phiên họp Quốc Hội ở Hà Nội. Ông nói chất lượng giáo dục hiện chưa cao. Nguyên nhân chính theo ông, là do chương trình đào tạo chưa bám sát nhu cầu của thị trường lao động, dẫn đến tình trạng sinh viên khi ra trường, thiếu kỹ năng thực tế cũng như trải nghiệm, và không đạt yêu cầu về các kỹ năng khác.
Theo thống kê của bộ Giáo Dục khoảng 7% lực lượng lao động ở Việt Nam là sinh viên tốt nghiệp đại học trong khi con số trung bình ở các nước phát triển xê dịch từ 25-30%.
Giám đốc sở đào tạo và dạy nghề của bộ GD&ĐT Dương Đức Lân được Thanh Niên News trích lời nói Việt Nam có thể có nhiều cử nhân hơn so với nhu cầu của thị trường nhân dụng.
Giáo sư Lân Dũng, người đã có 60 năm giảng dạy ở trường đại học Tổng Hợp, nói việc các em học sinh không có định hướng đúng đắn khi chọn ngành học là một trong những nguyên nhân chính khác:
"Sinh viên có định hướng nhưng định hướng có đúng hay không lại là một chuyện khác. Sinh viên muốn làm nghề đó nhưng ra trường lại không có nhu cầu của nghề đó cho nên ý muốn của sinh viên không phù hợp với nhu cầu thực tế. Lâu nay sinh viên tự chọn thì họ không biết được xã hội phát triển như thế nào. Sau 4 năm sau thì ngành nghề đó mới xuất hiện chẳng hạn thì sinh viên không thể chọn được."
Theo ghi nhận của Tin Tức, trả lời một đại biểu chất vấn về việc “liệu Việt Nam có quá nhiều trường đại học hay không?” bộ trưởng Nhạ cho rằng nếu xét tỷ lệ số sinh viên trên vạn dân là không nhiều. Theo ông, hiện Việt Nam có hơn 200 sinh viên/10.000 dân so với mức trung bình 450 sinh viên/10.000 dân. Giáo sư Lân Dũng nói việc mở quá nhiều trường đại học – chất lượng giảng dạy không đồng đều – đã làm các trường đại học ở Hà Nội và các thành phố lớn khác xa với các trường đại học ở các tỉnh lẻ. Giáo sư Lân Dũng nói:
"Học sinh Việt Nam qua các kỳ thi quốc tế thì không kém nhưng vấn đề là vì mở nhiều trường đại học quá nên chất lượng không đồng đều. Nhìn nhận chung một nhận định rằng giáo dục Việt Nam kém thì tôi không đồng ý mà giáo dục Việt Nam có nhiều trường yếu kém."
Theo giáo sư Lân Dũng việc người Việt Nam thích học đại học dẫn tới việc mở các trường đại học để đáp ứng nhu cầu đó. Và đó là một nhận thức không thực tế của cha mẹ và các em học sinh. Giáo sư Lân Dũng cho biết:
"Hiện nay gia đình nào cũng muốn con vào đại học thì điều đó là không hay. Và từ cha ông ta cứ thích là phải vào học cao đẳng và đó là tâm lý không được đúng lắm. Và hơn nữa là các ngành công nghiệp của chúng ta gần đây mới phát triển còn trước đây chưa có nhiều ngành công nghiệp pháp triển nên nếu không học đại học mà về làm ruộng thì rất là chán."
Giáo sư Lân Dũng cho biết nhiều sinh viên chọn học các ngành như kế toán và giáo viên thì nhu cầu lại thấp trong khi nhu cầu cho các ngành như công nghệ thông tin lại cao.
Số liệu đánh giá của Tổ chức Năng suất Châu Á-Thái Bình Dương cho thấy 80% nhân lực của Việt Nam khi các công ty đa quốc gia đăng tuyển đánh giá chưa đạt yêu cầu.

Đại sứ CSVN muốn Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện tại Á Châu

Đại sứ CSVN muốn Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện tại Á Châu
Ảnh: Viettimes.vn
Theo tin USA Today ngày 16/11, Việt Nam muốn Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện ở Á châu, và đóng vai trò lớn hơn trong việc kết nối giữa hai quốc gia cựu thù trong vùng.
Phạm Quang Vinh, đại sứ Cộng sản Việt Nam tại Washington tuyên bố tại  Center For The National Interest rằng, Việt Nam muốn Hoa Kỳ tiếp tục đóng vai trò quan trọng tại Á châu. Ông Vinh phát biểu như vậy, trong lúc tổng thống đắc cử Donald Trump phác thảo thành phần tân chính phủ. Trong chiến dịch vận động, Trump tuyên bố sẽ xoá bỏ hiệp ước đối tác thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương đã được thúc đẩy trong năm nay giữa Hoa Kỳ và 11 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Ông Trump cũng kêu gọi các đồng minh của Hoa Kỳ tại Á châu nhận lãnh sứ mạng nặng nề hơn trong việc tự bảo vệ mình.
Ông Vinh nói không biết rõ những chính sách mới sẽ như thế nào, nhưng Á châu gồm nhiều quốc gia mới nổi, chiếm tới 60% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới, chiếm 50% thị trường cung cấp hàng hoá toàn cầu. Nơi đây gồm các nền kinh tế đứng hàng thứ 2 và thứ 3 trên thế giới  là Trung Cộng và Nhật Bản, và là thị trường phát triển nhanh nhất đối với nền kinh tế Hoa Kỳ.
Song Châu / SBTN

Bị công an tra tấn vì ký tên đòi trả tự do cho blogger Mẹ Nấm

Bị công an tra tấn vì ký tên đòi trả tự do cho blogger Mẹ Nấm
Một Facebooker ở thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) đã bị công an bắt cóc, tra tấn chỉ vì người này đã tham gia ký tên yêu cầu chính quyền CSVN phải trả tự do cho blogger Mẹ Nấm.
Trước đó, vào ngày 16/11/2016, trên Facebook xuất hiện một số thông báo về việc mất tích của anh Vũ Đạt Phong ở Cam Ranh. Theo nguồn tin này, anh Phong bị công an đến nhà, bắt lên đồn công an vào sáng cùng ngày.
Tuy nhiên, sau khi ra khỏi đồn công an, anh Phong cho biết là không phải như vậy. Sự thật là anh bị mật vụ, an ninh bắt vào 15h chiều, ngày 15/11. Họ đưa anh về đồn công an thành phố Cam Ranh, và tra khảo liên quan đến việc ký tên yêu cầu chính quyền CSVN trả tự do cho blogger Mẹ Nấm. Những tên công an và mật vụ núm tóc đập đầu Phong xuống bàn và yêu cầu Phong phải ký nhận chính anh là người đã xúi giục những người khác ký tên đòi trả tự do cho blogger Mẹ Nấm.  Theo anh Phong kể, an ninh Cam Ranh coi đầu anh “như trái banh” và đánh đập không thương tiếc.
Mãi đến gần 0h ngày 16/11, dù tra tấn tàn nhẫn, nhưng anh Phong vẫn không ký nhận, an ninh đã thả anh ra. Trước đó, điện thoại của anh đã bị an ninh tịch thu. Và an ninh đã truy cập vào Facebook, cho đăng một đoạn status ngụy tạo, về việc anh này đã rút tên ra khỏi phong trào ký tên đòi trả tự do cho Mẹ Nấm. Cho đến nay, Facebook của Vũ Đạt Phong vẫn bị an ninh Cam Ranh kiểm soát và chưa thể khôi phục lại được.
Trong một diễn biến khác, vào ngày 14/11, đại tá công an CSVN, ông Nguyễn Khắc Cường, người trước đây là phó giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa, nay đã được đưa lên làm giám đốc công an tỉnh. Rất có thể, việc đưa ông Nguyễn Khắc Cường lên làm giám đốc công an là để tưởng thưởng cho ông này, vì đã ra quyết định bắt giam blogger Mẹ Nấm.
Tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua đã có những quyết định bắt giam người hết sức vô phép. Trước blogger mẹ Nấm, hai thanh niên Nguyễn Hữu Thiên An và Nguyễn Hữu Quốc Duy cũng bị bắt. Nguyễn Hữu Quốc Duy dù chỉ là người có những bình luận về xã hội trên Facebook, nhưng cũng đã bị tòa kêu án 3 năm tù.
Trong trường hợp blogger mẹ Nấm, ngoài việc đi ngược lại các công ước quốc tế về nhân quyền và chính trị mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế, chính quyền CSVN lại còn cho thấy họ là chế độ vô nhân đạo, khi bắt giam bà mẹ đơn thân đang nuôi 2 đứa con nhỏ, một cháu còn chưa được 4 tuổi.
Ngọc Quân / SBTN

SBTN trình chiếu “Nỗi Đau Mất Đất”- bộ phim tài liệu trung thực và đầy đủ nhất về dân oan

SBTN trình chiếu “Nỗi Đau Mất Đất”- bộ phim tài liệu trung thực và đầy đủ nhất về dân oan

Vào ngày Thứ Sáu 18/11/2016, vào lúc  7:30 AM, 1:30 PM, 9:00 PM (giờ Cali), Đài Truyền Hình SBTN sẽ trình chiếu bộ phim tài liệu có tựa đề “Nỗi Đau Mất Đất”. Đây có thể xem là bộ phim tài liệu đầu tiên đầy đủ nhất, trung thực nhất về số phận của những người dân oan tại Việt Nam ngày hôm nay.
Phim Nỗi Đau Mất Đất là tập đầu tiên trong bộ phim tài liệu 5 tập, có chủ đề “Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi”. Tác giả của bộ phim này là Helena Lee, nữ nghệ sĩ Kim Chi, và rất nhiều cộng tác viên trong và ngoài nước khác. Nỗi Đau Mất Đất chính là nỗi đau của những người dân oan Việt Nam. Họ hầu hết là những người nông dân, đã bị chính quyền cướp đi những mảnh ruộng vườn, là di sản của tổ tiên để lại, và cũng là phương tiện sống duy nhất của họ.
Nỗi Đau Mất Đất là bộ phim trung thực. Bởi vì chính những người dân oan là nhân vật chính của phim. Họ là Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng Hải Phòng. Ông đã từng là chiến sĩ cầm súng chống giặc ngoại xâm Trung Cộng trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979. Vào năm 2012, ông đã phải dùng vũ khí tự tạo để chống lại đội quân của chính quyền xông vào đập phá nhà, cưỡng chế đất của ông. Vụ cưỡng chế bất thành, sau đó những kẻ ra lệnh cưỡng chế đã phải ra tòa. Họ là những nông dân của vùng đất Dương Nội, ngoại ô Hà Nội. Trong số họ, một gương mặt nay đã trở thành biểu tượng đấu tranh của dân oan: chị Cấn Thị Thêu, người vừa vinh dự nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam 2016 do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao tặng. Không được như ông Đoàn Văn Vươn, chị Cấn Thị Thêu nay vẫn bị giam cầm sau khi bị bắt lần thứ hai, và sắp phải ra tòa xử phúc thẩm vào ngày 30 tháng 11 này.
Nỗi Đau Mất Đất là bộ phim đầy đủ. Bởi vì lần đầu tiên, nguyên nhân sâu xa, cách giải quyết bất công và quay lưng lại với người dân của chính quyền, hậu quả thảm thương mà người nông dân phải gánh chịu từ những vụ cưỡng chế đất mới được nhìn nhận, phân tích theo góc nhìn của người dân một cách cặn kẽ. Từ trước đến nay, đại đa số các phương tiện truyền thông “lề đảng” trong nước Việt Nam chỉ đưa tin về các vụ này như những người nông dân bị bắt, bị đưa ra toà vì tội “cản trở người thi hành công vụ”, hay “gây rối trật tự công cộng”.
Đâu là nguyên nhân? Lợi nhuận khổng lồ từ các vụ cưỡng chế đất! Dưới cái tên đẹp đẽ “đô thị hóa nông thôn”, từng thửa ruộng mảnh vườn của người nông dân đã được nhà nước “thu hồi, đền bù” theo đúng chính sách “quyền sử dụng đất” của chính quyền CSVN để làm đất dự án, đất thổ cư. Nếu lấy giá trị bán ra của những khu đất cưỡng chế này, đem trừ đi tiền đền bù rẻ mạt trả cho người nông dân, tiền san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng… ai cũng thấy được đó là những món tiền lãi khổng lồ, hàng tỉ tỉ!
Đâu là cách chính quyền CSVN giải quyết vấn đề? Tiền đền bù mà họ chi trả cho người nông dân là rẻ mạt, vì theo mức giá đất ruộng, trồng trọt. Số tiền này không đủ để người dân làm lại cuộc sống mới. Nhà nước cũng không hề có kế hoạch hiệu quả để tạo ra công ăn việc làm mới cho những người nông dân mất đất. Khi người nông dân nhận ra sự bất công, không chịu giao đất, chính quyền đã huy động cả một lực lượng khổng lồ từ cán bộ, công an, dân phòng và cả đến côn đồ đến để “giải tỏa, cưỡng chế”.
Hậu quả mà người nông dân Dương Nội phải gánh chịu ra sao? Họ ở trong những khu vực nghèo khó, bẩn thỉu, không có điều kiện làm ăn sinh sống. Họ trở thành những kẻ vô nghề nghiệp, bởi vì khi người nông dân bị cướp đất mà vẫn chưa biết làm gì để sinh nhai. Đứng trước nỗi oan khiên như vậy, người dân Dương Nội tìm cách khiếu kiện lên đủ mọi tầng lớp chính quyền, nhưng vô vọng. Họ trở thành những kẻ phạm pháp, phải ra tòa nhiều lần, như trường hợp của chị Cấn Thị Thêu…
Trong đoạn cuối của phim, tác giả đã nhắn nhủ với người xem rằng, đã đến lúc người dân Việt Nam phải thoát ra khỏi sự vô cảm, để chia sẻ nỗi đau với người dân Dương Nội, và hàng ngàn người dân oan khắp ba miền. Nỗi đau của họ hôm nay có thể là nỗi đau của chính bạn ngày mai. Mong những người trong chính quyền còn chút lương tâm hãy đứng về phía người dân. Mong tất cả người dân Việt hãy vượt qua nỗi sợ hãi, để đòi lại công lý, quyền làm người cho chính mình.
Nỗi Đau Mất Đất, một bộ phim về dân oan không thể bỏ qua!
Đoàn Hưng / SBTN

‘Tàu ma’ Trung Quốc trôi dạt vào biển Bình Thuận

Tàu “ma” Trung Quốc nghi đã tham gia xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo ở Trường Sa bị bỏ trôi dạt trên biển Bình Thuận. (Hình: báo Pháp Luật Sài Gòn)
BÌNH THUẬN (NV) – Trên tàu không có người nhưng trong số đồ đạc bỏ lại có giấy khen của chính quyền Trung Quốc ghi khen thưởng con tàu này “đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thi công dự án Trung Kiến Nam.”
Chiều nay 17 tháng 11, lính biên phòng Bình Thuận đã khám xét xong con tàu không có người, mang số hiệu “Quỳnh Lâm Ngư 19007,” dài khoảng 50 mét, rộng 10 mét của đảo Hải Nam-Trung Quốc trôi dạt trên vùng biển Bình Thuận, được hai tàu cá đưa vào bờ. Cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận bước đầu xác định chiếc “tàu ma” trên đến từ đảo Hải Nam-Trung Quốc.
Theo báo Pháp Luật Sài Gòn, qua khám xét trên tàu này, cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận cho hay, ngoài 12 phòng thủy thủ còn có 4 tủ lạnh nhưng không hoạt động. Về dự đoán tàu này bị cướp biển tấn công được loại bỏ “do không có vết máu, không có vết đạn bắn, hầm dầu khô cạn.”
Ðặc biệt, phát hiện một bằng khen ghi chữ Trung Quốc trong khoang thủy thủ, có nội dung khen thưởng con tàu này “đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thi công dự án Trung Kiến Nam.”
Các giới chức điều tra còn phát hiện giấy chứng nhận tập thể thủy thủ trên tàu nhận “Huy chương hạng 3” do đảo Hải Nam, Trung Quốc cấp. Bằng chứng này cho thấy, đây là một trong những con tàu tham gia vào việc xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
Theo lính biên phòng Bình Thuận, nhiều khả năng con tàu đã ngưng hoạt động từ lâu vì nước trên khoang thiếu, không có dầu, không có đồ đạc của thủy thủ ngoài chăn màn đã cũ. Trên tàu có hai máy, cả máy chính và máy phụ đều không hoạt động được. Thiết bị hàng hải trên tàu chỉ có một la bàn đã hỏng.
Thế nhưng, trả lời truyền thông Việt Nam đây có phải tàu cá Trung Quốc hay không, đại diện cơ quan điều tra lính biên phòng Bình Thuận chỉ nói, “Khả năng là tàu Trung Quốc. Phải chờ kết quả các phân tích chuyên môn điều tra mới có thể khẳng định chính thức về nguồn gốc của con tàu không có người này.”
Trước đó, truyền thông Việt Nam loan báo, khi đánh bắt ngoài khơi, các ngư dân ở thị xã La Gi đã phát hiện con “ tàu ma” trôi tự do trên vùng biển Bình Thuận, gọi về báo cho lính biên phòng và dắt vào bờ tối 16 tháng 11. (Tr.N)

Đại hội giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XIV: Đức cha Paul Nguyễn Thái Hợp: “Làm đúng quy trình hay làm đúng “thị mẹt”

Đại hội giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XIV: Đức cha Paul Nguyễn Thái Hợp: “Làm đúng quy trình hay làm đúng “thị mẹt”
Vào sáng ngày 16 tháng 11 năm 2016, khoảng 10,000 bạn trẻ thuộc Giáo phận Vinh ở Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình đã có mặt tại Toà giám mục Xã Đoài ở Nghi Lộc, Nghệ An để tham dự đại hội giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ 14, được tổ chức tại Giáo phận Vinh với chủ đề: “Hãy đi và hãy làm như vậy”.
Trong chương trình buổi sáng, Các cha trong giáo phận và Ban tổ chức đã tiếp đón 10.000 bạn trẻ, là những thành viên ưu tú thuộc Giáo phận Vinh về tham dự đại hội lần thứ 14.
Lúc 9:30, Đức cha Paul Nguyễn Thái Hợp đã có buổi gặp mặt, chia sẻ với các bạn trẻ về chủ đề “trách nhiệm của người trẻ với môi trường sống hôm nay”.
Đức cha Paul đã nhấn mạnh 4 điểm mà người trẻ hôm nay cần phải có và thực hành bao gồm: “Là người trẻ cần phải có tri thức và sáng tạo để kiến tạo cuộc sống hôm nay. Người trẻ phải có chiều kích về tâm linh và lòng tin cậy, để thổi ngọn lửa tình yêu vào thế giới và làm chứng cho công lý, hoà bình, sự thật. Là người công giáo, nên chúng ta sống trong thời đại hôm nay cần phải yêu anh em đồng loại như Chúa đã yêu chúng ta. Và cuối cùng là trách nhiệm của mỗi người trẻ với môi trường sống xung quanh khi tương quan giữa Thiên Chúa với con người, giữa anh em với nhau và với môi trường”.
Đức cha Paul còn nhắc nhở,  nhấn mạnh đến thảm hoạ môi trường do “nhân tai” gây ra vụ thảm hoạ môi trường trong vụ Formosa, và vụ xã đập nước Hố Hô gây thiệt mạng về người và tài sản một cách nặng nề. Ngài đã nhắc lại biến cố cá biển chết hàng loạt ở các biển Miền Trung do lãnh đạo Formosa vì lợi nhuận mà không có cái tâm, vụ xã đập Hố Hô đã gây ra nhiều cái chết đau thương, thiệt hại hàng trăm tỉ đồng về tài sản.
Đức cha Paul chia sẻ: “không một đất nước nào trên thế giới này phát triển kinh tế bền vững nếu không có bảo vệ môi trường. Điều này Liên Hợp Quốc và các nước phát triển trên thế giới đã lên tiếng và cảnh báo một cách mạnh mẽ. Chúng ta còn nhớ vụ thảm hoạ môi trường do Formosa và lũ lụt do xã đập Hố Hô. Chúng ta đã lên án, thế giới đã lên án một cách mạnh mẽ. Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn luôn một mực biện minh đúng quy trình. Nhiều người đã thiệt mạng vì thảm hoạ xảy ra. Vậy đây là xã lũ đúng quy trình hay làm đúng “thị mẹt”?
Một bạn trẻ đã đặt câu hỏi với Đức cha Paul: “trước những vấn nạn về thảm hoạ môi trường như vậy và theo thông điệp Laudato Si của Đức giáo hoàng Phanxico thì người trẻ chúng con phải làm gì trong thời đại hôm nay?”
Đức cha Paul đã trả lời: “các con phải liên kết với nhau, liên kết với mọi người, và bắt đầu hãy lên tiếng nói lên tiếng nói của sự thật, bênh vực trước những bất công của xã hội, giúp đỡ những người dân đang phải gồng mình gánh chịu những khó khăn do “nhân tai” gây ra. Các con hãy ra đi và làm như người Samaria để chia sẻ nỗi đau với anh em, đồng loại. Ngoài ra, chúng ta còn phải bảo vệ môi trường để lại cho thế hệ mai sau những gì mà chúng ta đã kế thừa từ cha ông tổ tiên. Chúng ta hãy hành động và đừng để con cái, cháu hỏi bố mẹ ông bà đã làm gì khi thảm hoạ môi trường xảy ra?”
SBTN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin trong dịp đại hội.
image-4
Nguyên Nguyễn/SBTN

Donald Trump thắng lớn - Việt Nam thua to

Cộng Hòa không đủ phiếu xóa Obanmacare

Phạm Trần (Danlambao) - Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 8/11/2016 đã đẩy nhà nước Cộng sản Việt Nam, lực lượng công nhân và phong trào đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền ở cả 2 bờ Đại Dương lâm vào ngõ mù khó thở vì Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, gọi tắt là TPP) bị coi như đã chết trước khi có hiệu lực.

Biến chuyển này xảy ra sau khi lãnh tụ đa số Cộng hòa tại Thượng viện, Nghị sỹ Mitch McConnell, vào hôm 11/1/2016, đã thông báo cho Tổng thống Barack Obama biết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP - Trans-Pacific Partnership - sẽ không được đem ra thảo luận tại khóa Quốc hội thứ 114 trong những ngày còn lại của nhiệm kỳ, kết thúc ngày 03/01/2017. 

Quyết định của Quốc hội Mỹ đã đánh trúng vào kế hoạch sẽ đình chỉ TPP của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Khi vận động tranh cử, ứng cử viên Donald Trump đã chỉ trích Hiệp định TPP không tạo ra công ăn việc làm cho dân Mỹ mà chỉ giúp cho nước khác giàu thêm.

Sau ngày bầu cử, ít người ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn hy vọng ông Donald Trump sẽ thay đổi ý định bỏ TPP để thương thuyết lại với 11 nước khác. Hơn nữa, cũng không có dấu hiệu nào cho thấy Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát cả Thượng lẫn Hạ viện sẽ bảo vệ TPP, sản phẩm của Tổng thống Dân chủ Barack Obama.

Như vậy TPP coi như đã chết.

Ảnh hưởng với Việt Nam

Vậy ảnh hưởng của TPP tử vong đối với Việt Nam và người Việt trong và ngoài nước như thế nào?

Trước hết, nhà nước Cộng sản Việt Nam đã mất cơ hội làm giàu để thoát khỏi gọng kìm chính trị-kinh tế Trung Hoa.

Thứ hai, người công nhân Việt Nam đã mất hy vọng thành lập một công đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi cho mình để thoát khỏi sự kìm kẹp của Tổng liên đoàn Lao động nhà nước CSVN.

Thứ ba, các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân tranh đấu cho dân chủ và tự do ở Việt Nam cũng lâm vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan vì chính quyền mới Donald Trump, ít nhất trong 2 năm đầu, sẽ chỉ quan tâm vào việc làm giàu, dành lại ưu thế mậu dịch và tạo thế mạnh chính trị và quân sự cho nước Mỹ hơn lo cho quyền con người và chuyện nội bộ của nước khác. Hơn nữa cá nhân ông Trump và những người thân cận ông chưa có bất cứ kinh nghiệm nào trong lĩnh vực nhân quyền và tình hình Việt Nam. Ở Châu Á, ưu tiên trước mắt của chính quyền Trump là quyền lợi kinh tế của Mỹ với Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn.

Tình hình bất ổn ở Biển Đông và kế hoạch ngăn chặn sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở khu vực Á Châu và Thái Bình Dương cũng sẽ chịu ảnh hương gay gắt khi TPP mất chân đứng tại Úc, Brunei, Japan, Malaysia, Singapore, New Zealand và Việt Nam. 

Thứ tư, người Việt ở Mỹ, đi bầu hay không đi bầu, cũng thấy bâng khuâng vì không biết tương lai của nước Mỹ lẫn Việt Nam sẽ đi về đâu trong 4 năm tới. Liệu nước Mỹ có tránh khỏi phân hóa, kỳ thị giữa các sắc dân, xáo trộn trật tự xã hội vì những lời nói và quan điểm “chói tai” của ứng cử viên Donald Trump, hay nước Mỹ sẽ hòa bình và thịnh vượng với một Tổng thống Donald Trump biết kiềm chế bản tính bất bình thường để gạn đục lấy trong?

Như vậy là sau 7 năm vất vả thương thuyết để được ký kết ngày 4/02/2016 tại Tân Tây Lan (New Zealand), TPP đã bị bức tử bởi phe đa số Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ và chính quyền tương lai Donald Trump. Cũng thật trớ trêu là đa số Dân biểu và Nghị sỹ Cộng hòa, của Quốc hội trước ngày bầu cử 8/11/2016, đã ủng hộ TPP vì nếu được thi hành, nó sẽ tăng số hàng xuất cảng và lợi tức cho các xí nghiệp và kỹ nghệ Hoa Kỳ là những mạnh thường quân hào phóng của đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu cho thấy TPP không tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Mỹ mà chỉ làm giàu cho các Đại Công ty và giới chủ nhân. Ngược lại, sẽ giúp cho các nước hội viên khác có số lao động giá rẻ như Việt Nam có thêm công ăn việc làm và giàu thêm lên vì hàng nhập và xuất cảng được hưởng nhiều loại thuế thấp.

TPP là tổ chức quy tụ 12 nước gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru, Mỹ và Việt Nam. Khối kinh tế này, nếu hoạt động, sẽ có trị giá 28,000 Tỷ dollars ($28 trillion dollars), chiếm lối 40% tổng sản lượng của Thế giới và là một khối kinh tế hùng mạnh có khả năng cầm chân Trung Quốc.

Việt Nam mất hết

Do đó, khi TPP không còn nữa thì về lĩnh vực kinh tế, Việt Nam sẽ không được hưởng mối lợi giảm khoảng 18,000 loại thuế đánh vào hàng hoá được trao đổi giữa các quốc gia hội viên.

Tác giả John Boudreau của mạng thông tin chuyên về kinh tế-tài chính Bloomberg của Mỹ tiết lộ các chuyên gia từng phỏng đoán trong vòng 10 năm, TPP sẽ giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng nội địa lên 11 phần trăm, hay 36 tỷ dollars. Hàng xuất cảng cũng sẽ tăng 28%. Các loại hàng may mặc, giầy dép và nông-ngư phẩm cũng sẽ gia tăng để giúp Việt Nam giảm dần lệ thuộc vào Trung Quốc.

Giờ đây, khi TPP không còn nữa thì Việt Nam sẽ bị Trung Quốc khống chế mạnh hơn vì sản xuất của Việt Nam gần như hoàn toàn phải lệ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Hoa.

Bằng chứng trong năm 2015, Việt Nam đã nhập siêu khoảng 32,3 tỷ dollars từ Trung Quốc, tăng 12,5% so với năm 2014, căn cứ vào báo cáo của nhà nước.

Trong khi đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, chỉ số nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là trên 14 tỷ dollars, tuy có giảm lối 2 tỷ so với cùng thời gian năm 2015.

Nhưng hầu như tất cả các hàng tiêu dùng của người dân Việt Nam đều đến từ Trung Quốc, cả đường chính ngạch lẫn buôn lậu. Nhiều món hàng, kể cả những thứ độc hại, chế tạo từ Trung Hoa nhưng đám con buôn bất chính đã dán nhãn sản xuất ở Việt Nam để đánh lừa người mua mà nhà nước không kiểm soát nổi.

Đối với khối công nhân lao động, vốn bị các cán bộ của Tổng liên đoàn Lao động nhà nước về hùa với chủ đầu tư nước ngoài để hưởng bổng lộc thay vì phải bênh vực cho quyền lợi của công nhân, sẽ mất cơ hội thành lập nghiệp đoàn độc lập để tự bảo vệ quyền lợi cho mình theo như theo Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization)

Công ước này viết: "Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó.” (Điều 2)

Hay:(1) "Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền lập ra điều lệ, những quy tắc quản lý, tự do bầu các đại diện, tổ chức việc điều hành hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình." (2) "Các cơ quan có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó."

Quan trọng hơn, Điều 4 khẳng định: "Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động không thể bị bất cứ một cơ quan hành chính nào buộc phải giải tán hoặc đình chỉ."

Nhằm tạo sức mạnh cho quyền của người Lao động, Công ước 87 viết trong Điều 5: "Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền hợp thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn đó đều có quyền gia nhập đều có quyền liên kết với các tổ chức quốc tế của người lao động và người sử dụng lao động."

Để bảo đảm sự minh bạch và công bằng giữa người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước, Điều 8 nói rõ: "(1)Trong khi thi hành những quyền mà Công ước này đã thừa nhận cho mình, người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức tương ứng của họ, cũng như mọi người và mọi tập thể có tổ chức khác, đều phải tôn trọng pháp luật trong nước."

Tuy nhiên trách nhiệm phải tuân thủ Luật pháp cũng buộc nhà nước phải tuân thủ quy định ở khoản 2 trong Điều 8 viết rằng: "(2)Pháp luật quốc gia không được có những quy định mang tính chất xâm hại, cũng như không được áp dụng với mục đích xâm hại tới những đảm bảo đã được quy định trong Công ước này."

Giờ đây, khi TPP không còn nữa thì tuy bị thiệt hại về kinh tế nhưng chiến thắng của Donald Trump đã giúp cho nhà nước Việt Nam mỉm cười vì rũ bỏ được nỗi lo sợ phải chấp nhận một Công đoàn lao động độc lập và tự do như TPP đã ấn định.

Quyết định giết TPP của Donald Trump và phe Cộng hòa đa số ở Quốc hội Mỹ cũng đã gây thất vọng rất lớn cho những nhà đấu tranh từng hy vọng TPP sẽ giúp họ nạnh dạn hơn khi đòi quyền được tự do lập hội và hội họp và quyền được tự do trao đổi thông tin vốn đang bị kiểm soát chặt chẽ và nghiêm cấm, nếu nhà nước thấy bất lợi cho chế độ.

Hoạt động của các Tổ chức xã hội dân sự cũng đã mất đi một vũ khí lợi hại để gây áp lực với nhà cầm quyền Cộng sản khi đòi hỏi và đấu tranh quyền lợi cho người lao động. 

Những cuộc đình công đòi quyền lợi tự phát của công nhân trên khắp lãnh thổ như đã xảy ra từ trước đến nay cũng đã mất thế tựa lưng vào TPP.

Phản ứng Việt Nam

Vậy thì nhà nước Việt Nam đã phản ứng ra sao?

Báo chí Việt Nam, vào ngày 11/11/2016, đã đồng loạt đưa tin Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, "quan điểm của Việt Nam trong việc phát triển thương mại với quốc tế là đều định hướng phát triển đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ."

Ông nói: "TPP cũng chỉ là một trong những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Bên cạnh TPP chúng ta còn có nhiều hiệp định thương mại tự do khác đã và đang ký kết… trong trường hợp nào thì Việt Nam cũng luôn luôn sẵn sàng bởi vì hội nhập của Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào TPP, mà hội nhập là yêu cầu và động lực để phát triển trong tương lai, do vậy quan điểm của Bộ Công Thương Việt Nam là xu thế mở cửa và hội nhập của Việt Nam sẽ tiếp tục được khẳng định."

Tuy nhiên, các báo cũng viết: "Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam có thể có những diễn biến khá phức tạp, không giống như dự đoán."Ông nói: "Tổng thống mới của Hoa Kỳ khả năng sẽ có những động thái ảnh hưởng đến tâm lý cũng như dòng chảy của thương mại thế giới. Nhưng chúng ta phải đợi xem vì từ những thông tin, quan điểm trong vận động tranh cử đến thực thi chính sách của chính thể mới còn phải có thời gian".

Người đứng đầu Bộ Công Thương cũng khẳng định rằng: "Việt Nam đang bơi ra biển lớn và biển khơi bằng chính sức vóc của mình chứ không đi nhờ vả."

Lời tuyên bố tự trấn an của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh sẽ không giúp thay đổi hậu quả nghiêm trọng khi Việt Nam không còn TPP. Trước mắt là Việt Nam đã mất cơ hội giảm dần bị lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Tuy trong những năm gần đây Việt Nam có quan hệ kinh tế và thương mại tốt với Hoa Kỳ, Nga, Liên Hiệp Châu Âu (European Union, EU), Nhật Bản, Nam Hàn và các nước trong khối ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) nhưng không sao so với mối lợi đem lại từ 11 nước trong khối TPP.

Bức tường và Obamacare

Như vậy, nếu ông Trump chưa nhận chức mà coi như đã dẹp xong TPP thì ngược lại ông sẽ gặp nhiều khó khăn tại Quốc hội, nếu không muốn nói là bất khả kháng, khi ông muốn dẹp Obamacare như đã hứa khi tranh cử.

Lý do vì phe Cộng hòa chỉ chiếm đa số ở Hạ viện mà không có đủ 60 phiếu đa số tuyệt đối ở Thượng nghị viện 100 Nghị sỹ. Sau bầu cử 8/11/2016, Cộng hòa có 51 ghế, Dân chủ có 48 ghế, cộng thêm 1 ghế độc lập (49) luôn luôn có truyền thống bỏ phiếu với phe Dân chủ. Khi nghiêng ngửa, Phó Tổng thống đảng cầm quyền Mike Pence sẽ bỏ phiếu cho Cộng hòa để tăng lên 52 phiếu, nhưng thu được thêm 8 phiếu của đối lập Dân chủ cho đủ 60 phiếu để loại Obamacare là điều rất khó xẩy ra, nếu không là ảo tưởng.

Vì vậy, sau cuộc họp với Tổng thống Obama tại Bạch Ốc ngày 8/11/2016, Tổng thống đặc cử Donald Trump đã cho biết sẽ duy trì 2 điều quan trọng trong Obamacare, đó là: Các hãng không được từ chối bán bảo hiểm cho người có bệnh truyền nhiễm từ trước khi mua; và, sinh viên tiếp tục được hưởng bào hiểm sức khỏe của bô mẹ đến năm 26 tuổi.

Các chuyên gia lập pháp cho biết, ông Trump và phe Cộng hòa ở Thượng viện chỉ có thể thông qua những thay đổi đối một số điều khỏan với Obamacare, qua thủ tục được gọi là “hòa giải” (reconciliation) kèm theo một dự luật, chẳng hạn như luật ngân sách. Thủ tục này chỉ cần cần 51 phiếu đa số ở Thượng viện.

Người ta phỏng đoán phe Cộng hòa sẽ giúp ông Trump bỏ đi khoản mở rộng Medicaid; ngân khoản trợ giúp chi phí bảo hiểm cho những người có lợi tức trung bình hay thấp qua nơi làm việc, nhận Medicaid và Medicare, hay khoản luật cho phép “trừng phạt những ai không mua bảo hiểm” của chương trình Obamacare.

Nhưng để thay thế những khoản này bằng chương trình bảo hiểm có lợi cho dân qua một Bảo hiểm sức khỏe mới thì chính ông Trump và phe Cộng hòa lại chưa có kế hoạch rõ ràng.

Như vậy, tham vọng bỏ Obamacare ngay sau khi nhận chức của ông Trump đã bị thất bại, trong khi sửa đổi ra sao lại chưa rõ ràng và phải mất ít nhất 5 hay 6 tháng sau mới biết. 

Có điều chắc chắn là dù bằng cách nào, quyết định về bảo hiểm sức khỏe của chính quyền Donald Trump cũng sẽ gây hoang mang không ít cho 22 triệu người Mỹ đã mua bảo hiềm Obamacare.

Về lời hứa xây bức tường ngăn chặn dân Nam Mỹ vượt biên giới Mexico vào Mỹ của ứng cử viên Donald Trump cũng đã bị thách thức để thay đổi. Giờ đây các cố vấn của ông Trump và Chủ tịch đa số Cộng hòa ở Hạ viện, Paul Ryan cho biết việc xây bức tường chưa được bàn tới vào lúc này mà chỉ tăng cường kiểm soát biên giới là ưu tiên.

Hơn nữa, muốn xây tường thì phải có tiền, nhưng tiền lấy đâu ra nếu không được Quốc hội đồng ý? Do đó, những đe dọa xây tường của ông Trump cũng bị đảo ngược.

Duy nhất có kế hoạch trục xuất từ 5 đến 8 triệu cư dân bất hợp pháp Nam Mỹ của ông Trump còn đang được bàn tán xôn xao. Liệu ông Trump có làm nổi hay không là điều chưa ai trong đảng Cộng hòa dám quả quyết, nếu không muốn nói ai cũng sợ sẽ có xáo trộn xã hội nguy hại cho nước Mỹ và uy tín của chinh phủ Donald Trump.

Sau cùng, đối với Thỏa hiệp kinh tế Bắc Mỹ gọi là NAFTA (North America Free Trade Agreement), giữa Mỹ, Canada và Mexico, có hiệu lực năm 1994 thời Tổng thống Bill Clinton thì ông Trump, trong tư cách Tổng thống có thể rút nước Mỹ ra khỏi NAFTA, sau khi báo trước cho Mexico và Canada 6 tháng.

Trong thời gian tranh cử, ông Trump chỉ trích NAFTA không có lợi cho Mỹ vì đã mở đường cho các Công ty Mỹ di chuyển việc làm qua Mexico để hưởng lao động rẻ mà hàng làm ra quay về Mỹ lại tránh được nhiều khoản thuế. 

Ông hứa sẽ thương thuyết lại, nhưng nói là một chuyện, làm được hay không lại là chuyện khác. Các Công ty Mỹ, tỷ dụ như hãng Ford đã đe dọa sẽ di chuyển đến các nước có chi phí công nhân rẻ ở Nam Mỹ, nếu NAFTA không còn nữa, thay vì quay về Mỹ.

Mexio và Canada cũng cho biết họ đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với Donald Trump.

Cuối cùng, như ta đã thấy, chỉ có Việt Nam và người Việt Nam ở trong và ngoài nước đã bị thiệt thòi vì quyết định bỏ TPP của ông Donald Trump. Những ai có ý nghĩ Tổng thống Donald Trump sẽ giúp thay đổi chế độ ở Việt Nam hay giúp cho phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền lớn mạnh thì hãy kiên nhẫn chờ xem, trong 4 năm tới, chính quyền Trump có khả năng vần nổi khối đá khổng lồ Trung Quốc ra khỏi đầu Việt Nam hay chỉ làm cho nước Việt Nam và con người Việt Nam nhỏ bé hơn trong bàn tay của Bắc Kinh ?. -/-

(11/016)