Wednesday, August 15, 2018

Đập Tam Hiệp, điểm chết của bọn quốc xã Trung Hoa duy ác, kẻ đang gây thù chuốc oán với cả thế giới

“…Nếu Trung Hoa quốc xã của Tập Cận Hít vẫn tiếp tục chính sách bắt nạt các nước chung biên giới với mình, tìm cách chiếm nước khác thì chính đập Tam Hiệp không trước thì sau cũng bị nổ tung, dìm một nửa nước của kẻ cướp đê tiện nhất thế giới vào biển cả…”
thaivananh01
Bà tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cảnh cáo Trung Quốc
nếu dám tấn công Đài Loan bà sẽ phá đập Tam Hiệp.
Từ khi Tập Cận Bình xưng vương (buộc “cuốc hội” Trung cộng bỏ phiếu cho Tập làm hoàng đế suốt đời), chế độ quốc xã Tập Cận Bình, càng tỏ ra thèm ăn thịt cả thế giới. Chúng, bọn quốc xã tân thời theo chủ nghĩa cộng sản trá hình, cũng gọi là chủ nghĩa duy ác muốn tiêu diệt cả loài người. Chúng đặt mục tiêu năm 2035, sẽ thay Mỹ làm bá chủ thế giới.

Mục tiêu trước mắt của bọn quốc xã Trung Hoa là phải chiếm được Việt Nam và Đài Loan, chiếm trọn Biển Đông mới có cơ làm chủ Thái Bình Dương và Ấn Độ dương.

Với Việt Nam, đất nước mà mấy nghìn năm cha ông chúng đánh chiếm bằng hàng chục cuộc chiến tàn khốc đẫm máu nhưng rút cuộc bị đánh thua tơi bời, phải bỏ mạng cả chục vạn quân, tháo chạy mất dép.
Chúng biết không thể dùng vũ lực chiếm Việt Nam, nên đã dùng chiêu bài chủ nghĩa cộng sản và tiền để chiếm nước ta; khả năng chiếm Việt Nam (sáp nhập Việt Nam vào Trung cộng theo thỏa thuận Thành Đô) sau khi chúng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và mua đứt ba hòn đảo chiến lược Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc gọi là đặc khu, thì Việt Nam coi như đã giải quyết xong.

Chỉ còn Đài Loan hòn đảo cùng người Hoa như chúng là chúng không thể nuốt trôi, vì sao?

- Đài Loan từ năm 1949 đến nay đi theo xu hướng chung của thế giới là chế độ dân chủ.

- Đài Loan dù không danh chính ngôn thuận, nhưng vẫn nằm trong cái ô hạt nhân của Mỹ.

- Nhân dân Đài Loan vô cùng căm ghét chủ nghĩa cộng sản man rợ của Hoa lục.

- Từ khi đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn thắng cử theo khuynh hướng độc lập đã dám đương đầu với bọn quốc xã Trung Hoa. Bà đe dọa nếu Trung Cộng dám đánh Đài Loan, bà sẽ lệnh cho đặc công phá tan đập thủy điện Tam Hiệp, khiến miền Nam Trung Hoa chìm trong đại dương khủng khiếp.
dap_tamhiep01
Đập thủy điện Tam Hiệp cao 185 m so với mực nước biển.
Đập thủy điện lớn nhất thế giới.
Hoan hô bà Thái Anh Văn tổng thống Đài Loan, vị nữ lưu anh hùng, trong khi có nguyên thủ quốc gia láng giềng hèn hạ dâng nước cho giặc, thì bà, tuy vẫn là người Hoa, nhưng lại có quyết tâm “sát thát” của nhà Trần Việt Nam ba lần đánh thắng quân Nguyên. Đe dọa phá đập Tam Hiệp cao nhất, lớn nhất thế giới nếu Trung Hoa quốc xã dám tấn công Đài Loan là một đòn kinh khiếp nhất mà ngay cả Mỹ và Nhật Bản cũng chưa chắc đã nghĩ tới.

Chắc chắn Tập Cận Bình cũng hiểu rằng, nếu chúng dồn nhân dân Đài Loan vào chỗ chết thì lời bà tổng thống Thái Anh Văn chắc chắn không phải là lời đe dọa suông. Sức tàn phá của đập Tam Hiệp khi bị vỡ mạnh hơn hàng trăm quả bom hạt nhân. Chỉ trong 30 phút hàng vạn con sóng thần khi đập vỡ sẽ san bằng Quảng Châu, Trùng Khánh, Thành Đô, Hồng Kông, Thẩm Quyến, Ma Cao, Thượng Hải, Tô Châu, Hàng Châu… cuốn mấy trăm triệu người ra biển như chơi!

Tự do hay là chết! Đài Loan quyết không chịu dâng nước cho kẻ ác, dù kẻ ấy cũng mang dòng máu Trung Hoa như mình. Không biết nhà cầm quyền Việt Nam có thấy nhục hay không khi nhìn sang đảo Đài Loan bé tí dám liều chết cho nền độc lập, dân chủ tự do?

Nếu Trung Hoa quốc xã của Tập Cận Hít vẫn tiếp tục chính sách bắt nạt các nước chung biên giới với mình, tìm cách chiếm nước khác bằng tiền, bằng vũ khí, bằng các phương tiện bẩn thỉu, lưu manh, gian trá… thì chính đập Tam Hiệp không trước thì sau cũng bị nổ tung, dìm một nửa nước của kẻ cướp, của kẻ ác, kẻ xấu xa đê tiện nhất thế giới vào biển cả.

Kìa, cơn sóng thần đáng sợ không kém gì đập Tam Hiệp bị vỡ đang treo trên đầu Tập Cận Bình và chế độ phát xít của chúng : đó là người Chúa sai đến để ngăn sự tàn bạo vô song của Trung Hoa quốc xã : Donald Trump …
Sài Gòn ngày 11/8/2018
Trần Mạnh Hảo

Tôn giáo bình phong?

“…khối đại chuông khắc tên Thiếu tướng công an Nguyễn Thanh Hoá ở chùa Thiên Hưng (An Nhơn, Bình Định). Rồi hàng loạt chuông đồng, đại thụ gắn tên quan này tướng nọ ở khắp các chùa chiền từ nam chí bắc…”
Vụ 500 biển xe xanh sai đối tượng, vừa được chính Bộ trưởng Công an Tô Lâm thừa nhận là cấp cho “doanh nghiệp và tổ chức tôn giáo”.
“Doanh nghiệp bình phong”, chắc không cần nhắc lại. Nhưng vì sao, tổ chức tôn giáo nào lại được cấp biển xanh, hay đã hình thành những tổ chức “tôn giáo bình phong”?
Dư luận, lâu nay không lạ gì với những đồn kháo về sư trụ trì chùa này hàm “tướng”, sư kia hàm “tá”... Thực hư sao chưa rõ. Thú thật, tôi cũng không tin. Nhưng cứ thấy nhiều sư, hằng ngày ra vào cửa chùa trên những chiếc xe biển xanh 80, loại biển số đặc biệt chỉ dành cho Bộ Công an, quan chức Chính phủ và Trung ương uỷ viên, khối ban ngành của đảng và Bộ Chính trị.
Bức ảnh kèm bài, tôi chụp tại chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn tháng 1/2016. Dàn siêu xe biển xanh 80 là của viên sư trụ trị chùa này. Không biết đến nay đã thu hồi chưa, hay vẫn còn?
Vấn đề không đơn giản chỉ ở cái biển số xe. Nếu thật sự, đã có những sư trụ trì mang quân hàm được cài cắm như thế, những ngôi chùa “bình phong” như thế, thì đây quả là một chủ trương bổ báng Phật giáo. 
Hẳn bạn đọc còn nhớ, khối đại chuông khắc tên Thiếu tướng công an Nguyễn Thanh Hoá ở chùa Thiên Hưng (An Nhơn, Bình Định). Rồi hàng loạt chuông đồng, đại thụ gắn tên quan này tướng nọ ở khắp các chùa chiền từ nam chí bắc.
Có hay không những tổ chức “tôn giáo bình phong”? Tôi chưa dám khẳng định điều này. Nhưng việc ồ ạt xây hàng loạt chùa mới, khoa trương, hình thức như những cung điện xa hoa trong những năm qua, trông rất phản Phật. Cùng các điều tiếng về những “công ty trách nhiệm hữu hạn chùa” của ông này bà nọ, hay chùa của “gã tử tế X” nọ, đến lời thừa nhận về những tấm biển số 80 cấp cho những “tổ chức tôn giáo” nào đó, là một thực tế đáng để nghi hoặc.

Dàn siêu xe biển 80B của sư trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn.
Đại chuông của tướng Nguyễn Thanh Hoá trong chùa Thiên Hưng (An Nhơn, Bình Định).
Trương Duy Nhất

Tướng Đường Minh Hưng & huyền thoại về ngành Tình báo VN

“…Ổng lo xa quá nên nói đại vậy thôi chớ thiệt ra thì cần gì phải “đốt hết những những sách báo láo toét của đảng” làm chi cho nó “ô nhiễm môi trường.” Đất nước còn nghèo, dân chúng nhiều nơi vẫn còn thiếu giấy (để chùi) nên cứ từ từ rồi họ cũng sẽ dùng cho đến hết thì thôi…”


nguoibi_cuachan_saulan02

Nói thiệt, sau này khi cộng sản VN sụp đổ, chỉ riêng với việc đốt hết những biểu ngữ và bích chương về đảng và những sách báo láo toét của đảng cũng đủ khiến chỉ số ô nhiễm môi trường của Việt Nam sẽ đứng đầu thế giới- Hoàng Ngọc Diêu
Wikipedia (tiếng Việt) có cả trang viết về một nhân vật tên Nguyễn Văn Thương, xin ghi lại đôi ba đoạn chính:
Sinh năm 1938 là thiếu tá tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ... Trong 10 năm hoạt động chiến đấu từ năm 1959 đến tháng 2.1969 Nguyễn Văn Thương được giao nhiệm vụ giao liên tình báo ở khu vực Bắc Sài Gòn (Sài Gòn - Bến Cát - Bình Dương) đây là thời điểm khó khăn, bởi quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hoà luôn tỏ ra thận trọng thường xuyên kiểm soát gắt gao trên tuyến hành lang xung yếu này.
Nguyễn Văn Thương đã vượt qua khó khăn, gian khổ, và nguy hiểm, thực hiện hàng nghìn lần chuyển nhận chỉ thị, tài liệu và đưa đón hàng trăm cán bộ từ ngoài căn cứ vào trong Sài Gòn và từ Sài Gòn ra căn cứ an toàn. Ngày 10/2/1969, trong lần trên đường mang tài liệu từ Sài Gòn ra vùng căn cứ, Nguyễn Văn Thương bị máy bay Mỹ phát hiện, hạ thấp định bắt sống.
Ông đã chủ động dùng súng AK bắn rơi một máy bay lên thẳng, diệt 3 tên Mỹ. Quân đội Mỹ phải huy động một lực lượng lớn gồm 72 chiếc trực thăng, mỗi chiếc là một tiểu đội, nguyên trung đoàn 48 và sư đoàn 5 lính Việt Nam Cộng Hòa mới bắt được ông, nhưng ông đã cất giấu tài liệu kỹ trước khi bị bắt.
Sau nhiều lần mua chuộc không thành, quân đội Mỹ đã đưa Nguyễn Văn Thương ra đập nát hai bàn chân. Sau đó chỉ trong 3 tháng, họ 6 lần cưa 6 đoạn chân của ông.
Trong quá trình chiến đấu và phục vụ chiến đấu, nhiều lần bị quân Mỹ tập trung càn quét vào căn cứ, Nguyễn Văn Thương đều tích cực cùng đồng đội tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ. Có lần quân Mỹ tập kích vào căn cứ, Ông trực tiếp chỉ huy một tổ bắn rơi 3 máy bay lên thẳng của Mỹ bằng súng tiểu liên. Quân Mỹ đông, có xe tăng, pháo binh hỗ trợ liên tục tập kích đánh phá vào căn cứ, anh và đồng đội kiên cường, bám vững chiến hào đánh trả quyết liệt, hàng tháng, nhiều lần đánh lui cả đại đội quân Mỹ diệt 50 tên, phá huỷ 8 xe tăng, bảo vệ khu căn cứ an toàn.
Chưa hết, báo Dân Trí  còn cho biết thêm đôi ba chi tiết “hết sức cảm động” khác nữa về sinh hoạt của T.T. Nguyễn Văn Thương, vào những ngày tháng cuối đời:
“Dù đôi chân cụt gần hết cùng hàng trăm vết thương do địch tra tấn khiến ông đau nhức nhưng đôi mắt ông vẫn sáng ngời tình yêu Tổ quốc. Ông thường xuyên tham dự các buổi giao lưu, truyền ngọn lửa cách mạng cho thế hệ mầm non của đất nước.”
Có lẽ vì sợ rằng lớp “thế hệ mầm non” không bắt kịp “ngọn lửa cách mạng” nên Ban Tuyên Giáo còn cho xuất bản tác phẩm (Người Bị Cưa Chân 6 Lần) và cùng lúc phổ biến trên youtube (NGƯỜI SÁU LẦN CƯA CHÂN VẪN CHẠY THOÁT) cho nó chắc ăn.
nguyenvanthuong01
Mọi phương tiện truyền thông, kể cả Wikipedia tiếng Việt – rõ ràng –  đã được cả một “đội ngũ trí thức” đông đảo biên soạn (và lũng đoạn) bằng mọi cách. Tuy thế, giữa huyền thoại và sự thực về ngành tình báo của nước CHXHCNVN là một cách mênh mông đến độ khó ngờ. Theo Wikipedia:
“Quân đội Mỹ phải huy động một lực lượng lớn gồm 72 chiếc trực thăng, mỗi chiếc là một tiểu đội, nguyên trung đoàn 48 và sư đoàn 5 lính Việt Nam Cộng Hòa mới bắt được ...” T.T. Nguyễn Văn Thương. Tuy vậy, cuối cùng, ông vẫn trốn thoát sau sáu lần bị cưa chân. Còn trong Điệp Vụ Bá Linh vừa qua thì Trung Tướng Đường Minh Hưng không hề bị bắt giữ, cũng chả bị cưa chân (hay cưa tay) gì ráo trọi nhưng phen này chắc là khó thoát. Thằng chả mắc nạn, đã đành; cả Bộ Công An lẫn Bộ Chính Trị e cũng sẽ gặp lôi thôi lớn, lôi thôi lâu, và lôi thôi  ... lắm!
Đường Minh Hưng đã phạm những lỗi lầm “chí tử” nào (qua Điệp Vụ 004) mà ra nông nỗi thế?
Từ Berlin, nhà báo Lê Mạnh Hùng tường thuật như sau:
“Là sĩ quan an ninh/tình báo cao cấp, chỉ huy nhóm đặc nhiệm qua Berlin rình bắt TXT, ông Hưng có nhiều đặc điểm nổi trội, dễ nhớ. Nhưng thôi, hãy đi vào một chi tiết đáng nhớ nhất: trả tiền khách sạn.
Tướng Hưng đã trao thẻ nhà băng cá nhân của mình cho khách sạn Berlin tạm giữ để thuê phòng trọ. Kết thúc chiến dịch trở về VN, ông phát hiện ra số tiền phòng bị trừ trong thẻ. Đó là sự nhầm lẫn của khách sạn, bởi một điệp viên của ông khi trả phòng đã nhanh nhẹn thanh toán thay cho sếp bằng tiền mặt (theo thói quen?).
Thế là từ VN, tướng Hưng không chấp nhận việc mất tiền hai lần như thế, ông viết E-Mail cho khách sạn Berlin phê bình, đề nghị trả lại ông số tiền ‘ăn gian’ đó. Vì tiếng tăm có hạn, ông đưa ra một số điện thoại và đề nghị khách sạn hãy liên lạc với một người biết tiếng để giúp ông (đó lại cũng chính là một sĩ quan an ninh dưới quyền ông, một thành viên quan trọng trong nhóm đi bắt cóc TXT của ông Hưng).
Lần theo số điện thoại này, cảnh sát Đức đã không khó khăn gì để tìm ra Facebook cá nhân với đầy đủ thông tin về viên sĩ quan an ninh nọ cùng gia đình, một người trước đây đã từng sang Đức bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh với học bổng do Đức cấp (hồ sơ lưu trữ đầy đủ, số tiền bao nhiêu...).
Đây chính là một trong những đầu mối quan trọng, giúp phía Đức nhanh chóng làm sáng tỏ vụ án bắt cóc TXT ở Berlin.
Khi nhân viên điều tra Đức thuật lại các chi tiết này trước toà, cả phòng xử án đã cười ồ vì ngạc nhiên và thú vị. Đó có lẽ cũng là những giây phút thư giãn hiếm hoi cho những ai tham dự phiên toà ở Berlin trong những ngày nắng nóng vừa qua.”
Nói thiệt: sao tui cười không muốn nổi! Coi: Đảng và Nhà Nước VN tiêu phí không biết bao nhiêu là công của để tuyên truyền, tô vẽ, đánh bóng cho ngành tình báo công an VN mà ông Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục An Ninh chỉ vì tiếc chút tiền (còm) đã làm hư bột hư đường hết trơn hết trọi!
Tuy vậy, với truyền thống ngoan cường cố hữu VNU (Vietnam National University, Ha Noi – Đại Học Quốc Gia Hà Nội) vẫn hân hoan loan báo: “Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giữ chức Chủ tịch Hội đồng.”
Trang web Bách Khoa Toàn Thư cho biết thêm: “Phó Thủ tướng yêu cầu làm sao để bộ sách phải là tri thức cơ bản về Việt Nam, đặc biệt là tri thức ứng dụng cho đất nước, đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với các tiêu chí là dân tộc, khoa học, hiện đại, hệ thống và đại chúng.”
vuducdam01
Ảnh FB
Cứ theo đúng “quan điểm” này thì  Bộ Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam lại sẽ có thêm rất nhiều trang, và nhiều ông Nguyễn Văn Thương nữa – đúng với sự lo ngại của T. S Hoàng Ngọc Diêu:
“Nói thiệt, sau này khi cộng sản VN sụp đổ, chỉ riêng với việc đốt hết những biểu ngữ và bích chương về đảng và những sách báo láo toét của đảng cũng đủ khiến chỉ số ô nhiễm môi trường của Việt Nam sẽ đứng đầu thế giới.”
Ổng lo xa quá nên nói đại vậy thôi chớ thiệt ra thì cần gì phải “đốt hết những những sách báo láo toét của đảng” làm chi cho nó “ô nhiễm môi trường.” Đất nước còn nghèo, dân chúng nhiều nơi vẫn còn thiếu giấy (để chùi) nên cứ từ từ rồi họ cũng sẽ dùng cho đến hết thì thôi.
Tưởng Năng Tiến

Tổng thống Đài Loan ghé Mỹ đọc diễn văn, Trung Quốc tức giận

Từ khi lên cầm quyền tại Đài Loan năm 2016, bà Thái Anh Văn đã phủ nhận « nguyên tắc một nước Trung Quốc ». Còn Bắc Kinh thì liên tục gây sức ép về kinh tế, chính trị và ngoại giao lên hòn đảo Đài Loan…”
thaivananh02
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đọc diễn văn tại Los Angeles,
California, ngày 12/08/2018. REUTERS/Ringo Chiu
Hôm qua 13/08/2018, trên đường công du châu Mỹ Latinh, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã ghé qua Mỹ và đọc bài diễn văn tại Los Angeles. Hành động này đã khiến Bắc Kinh bực tức, phản ứng gay gắt.
Bất chấp Bắc Kinh hồi tháng trước kêu gọi Washington không để lãnh đạo Đài Loan dừng chân tại Mỹ, hôm qua, trước khi tới thăm Paraguay, tổng thống Thái Anh Văn đã ghé qua Los Angeles, và tại đó bà đã có bài diễn văn trong thư viện tổng thống Ronald Reagan.
Bà Thái Anh Văn phát biểu "chúng tôi mong muốn cùng nhau cổ vũ ổn định và hòa bình trong vùng trong sự tôn trọng lợi ích quốc gia, tự do và dân chủ".
Đài Loan không được Liên Hiệp Quốc công nhận là một quốc gia độc lập. Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ của mình, không công nhận chế độ Đài Bắc. Bắc Kinh tìm mọi cách ngăn cản các đối tác của họ quan hệ ngoại giao với Đài Bắc.
Hoa Kỳ vẫn duy trì mối liên hệ nước đôi với hòn đảo này, thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh từ năm 1979 và chấp nhận nguyên tắc một nước Trung Quốc nhưng vẫn duy trì quan hệ thương mại với Đài Loan, tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan.
Khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ năm 2016, ông đã điện đàm với tổng thống Thái Anh Văn. Hành động này đã khiến Bắc Kinh rất bực tức.
Với sự kiện bà Thái Anh Văn ghé Mỹ và có diễn văn công khai, hôm nay Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã ra thông cáo chính thức bày tỏ phản đối với Washington và nhấn mạnh kiên quyết chống lại việc lãnh đạo Đài Loan dừng chân tại Mỹ, cũng như ở những nước có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Từ khi lên cầm quyền tại Đài Loan năm 2016, bà Thái Anh Văn đã phủ nhận « nguyên tắc một nước Trung Quốc ». Còn Bắc Kinh thì liên tục gây sức ép về kinh tế, chính trị và ngoại giao lên hòn đảo Đài Loan.
Anh Vũ

Slovakia hỗ trợ Đức tối đa và chuẩn bị trừng phạt CSVN về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Slovakia hỗ trợ Đức tối đa và chuẩn bị trừng phạt CSVN về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Chính phủ Slovakia sẽ tiếp tục hỗ trợ giới hữu trách Đức tối đa trong cuộc điều tra về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Truyền thông Slovakia hôm Thứ Ba 14/08 đưa tin, Tổng công tố Jaromir Ciznar vừa loan báo dự định cho phép 44 người được miễn trừ quy chế giữ bí mật để có thể hợp tác hoàn toàn với các nhà điều tra Đức. Đây sẽ là nhóm viên chức thứ hai của Slovakia được phép tiết lộ các tình tiết liên quan tới nghi án một phái đoàn của bộ công an CSVN đã vận chuyển Trịnh Xuân Thanh trên một chuyên cơ mượn của chính phủ Slovakia để bay đi Moscow rồi về Hà Nội. Trước đó, 14 cảnh sát hộ tống phái đoàn CSVN đã được Bộ trưởng Nội Vụ Slovakia Denisa Sakova cho phép cung cấp thông tin cho các nhà điều tra Đức.
Chính phủ Slovakia hiện lâm vào một cuộc khủng hoảng ngoại giao và chính trị, với cáo buộc cho rằng họ đã tiếp tay với mật vụ CSVN để thực hiện vụ bắt cóc kiểu Chiến Tranh Lạnh. Nghị Viện và các cơ quan chính phủ Slovakia buộc phải mở hàng loạt cuộc điều tra để chứng minh sự trong sạch của mình.
Phó chủ tịch Nghị Viện Slovakia và cũng là chủ tịch đảng Most-Hid trong liên minh cầm quyền, ông Bela Bugar, hôm Thứ Ba tuyên bố Slovakia nên trục xuất đại sứ CSVN tại Bratislava về nước, nếu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được xác nhận, và Slovakia bị lợi dụng trong vụ này. Ông Bugar cũng nhắc lại lời đe dọa rằng, nếu có xác nhận một số cơ quan nhà nước Slovakia tham gia vào vụ bắt cóc, thì đảng Most-Hid sẽ rút khỏi liên minh cầm quyền.
Bộ Ngoại Giao Slovakia cho biết ý định sẽ triệu đại sứ CSVN Dương Trọng Minh lần nữa để yêu cầu giải thích về những cáo buộc trên báo chí Slovakia và Đức liên quan đến vụ bắc cóc Trịnh Xuân Thanh. Hồi đầu tháng 5 năm nay, Đại sứ Dương Trọng Minh đã bị triệu tập một lần. Khi đó ông này nói sẽ trả lời sau khi liên lạc về Hà Nội.
Huy Lam / SBTN

Tòa phúc thẩm giảm 1 năm tù cho nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng

Tòa phúc thẩm giảm 1 năm tù cho nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng
Một phiên tòa phúc thẩm ở tỉnh Nghệ An hôm Thứ Tư 15/08 giảm 1 năm tù giam đối với nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng. Bản án về tội “tuyên truyền chống nhà nước” đối với thanh niên 32 tuổi mang biệt danh Dũng Phi Hổ nay là 6 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Theo cáo trạng, chỉ trong một giai đoạn ba tuần từ ngày 30 tháng 4 đến 19 tháng 5 năm 2017, anh Nguyễn Viết Dũng đã đăng tải lên mạng xã hội Facebook nhiều bài viết với nội dung bị cho là “tuyên truyền sai trái các chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, nhà nước Việt Nam, phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ nhằm chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cáo trạng cũng nói rằng công an tìm ra tại nhà riêng của anh Nguyễn Viết Dũng bốn lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa. Anh Nguyễn Viết Dũng còn bị tố cáo là treo cờ vàng ba sọc đỏ tại nơi trú ngụ thời kháng chiến của Hồ Chí Minh là hang Pác Bó trong tỉnh Cao Bằng, Dinh Độc Lập trong thành phố Sài Gòn, và tại một khu du lịch ở tỉnh Tiền Giang.
Đài BBC hôm Thứ Tư dẫn lời cha của Nguyễn Viết Dũng là ông Nguyễn Viết Hùng từ Nghệ An nói rằng, dù Dũng được giảm án, nhưng gia đình vẫn giữ quan điểm là mức án 6 năm tù còn lại quá nặng. Ông Hùng cũng cho biết ông không có giấy mời nhưng vẫn đến tòa án, và phải giải thích mới được cho vào dự khán. Theo ông Hùng, anh Nguyễn Viết Dũng đã đề nghị hoãn phiên tòa vì không có luật sư, nhưng tòa tiếp tục xử. Sở dĩ luật sư Nguyễn Khả Thành không đến tòa là vì không nhận được thông báo.
Ông Hùng cũng cho biết là tại phiên tòa, Nguyễn Viết Dũng nói anh không chấp nhận cáo buộc của hội đồng xét xử khi nói về cờ đỏ và cờ vàng. Ông Hùng cũng cho biết thêm là từ lúc Dũng bị bắt đến nay, gia đình không được thăm, mà chỉ được gửi đồ tiếp tế.
Huy Lam / SBTN

Cụ ông được bệnh viện quân đội ở Hà Nội yêu cầu ‘siêu âm thai’

Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108 thừa nhận việc đã chỉ định “siêu âm Doppler thai nhi” cho một cụ ông 85 tuổi khi người này khám chữa bệnh tiền liệt tuyến.
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108 thừa nhận việc đã chỉ định “siêu âm Doppler thai nhi” cho một cụ ông 85 tuổi khi người này khám chữa bệnh tiền liệt tuyến.
Chiều 15 Tháng Tám, 2018, đại diện Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108 xác nhận với báo Người Lao Động, bệnh viện này vừa nhầm lẫn trường hợp của cụ ông Trần Tiến Lâm (85 tuổi) khi tới khám bệnh tại Phòng Khám Tiết Niệu vào ngày 8 Tháng Tám vừa qua.
Theo đó, trong “Phiếu Yêu Cầu Siêu Âm” bác sĩ khám yêu cầu: “Siêu âm Doppler thai nhi (thai, nhau thai, dây rốn, động mạch tử cung).”
Theo đại diện bệnh viện thì “Qua rà soát lại quy trình khám bệnh, chúng tôi thấy bác sĩ tại Phòng Khám Tiết Niệu đã cho chỉ định siêu âm tiền liệt tuyến cho bệnh nhân. Tuy nhiên, do danh mục siêu âm hiện nay của bệnh viện có đến 73 mục, mà mục ‘siêu âm Doppler thai nhi’ nằm ngay gần ‘siêu âm tiền liệt tuyến’ nên đã nhầm khi in phiếu.”
Cụ ông 85 tuổi được yêu cầu chỉ định siêu âm thai nhi. (Hình: Người Lao Động)
Đại diện bệnh viện cũng khẳng định “ngay khi phát hiện sai sót, bác sĩ khám bệnh đã lập tức cho in lại phiếu siêu âm tiền liệt tuyến cho bệnh nhân. Đồng thời, bác sĩ đã xin lỗi gia đình về sơ suất này và gia đình cũng hoàn toàn đồng ý với giải thích của bác sĩ,” báo Người Lao Động cho hay.
Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về một phiếu yêu cầu siêu âm của Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108, trong đó bệnh nhân là cụ ông 85 tuổi khi tới khám bệnh tại Phòng Khám Tiết Niệu của bệnh viện này đã được chỉ định siêu âm thai.
Sau khi thông tin được đăng tải trên mạng, chỉ trong vài giờ đã nhận được hàng ngàn lượt chia sẻ và bình luận với phần lớn nội dung tức giận, mất niềm tin vào một bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc Phòng. (Tr.N)

Phó cục trưởng Cục Thi Hành Án ở Hậu Giang bị tố dan díu với ‘vợ người’

Hình “nóng” được cho là ông Võ Văn Leo đang ôm ấp bà O. (Hình: Thanh Niên)
HẬU GIANG, Việt Nam (NV) – Không chỉ bị tố quan hệ bất chính, ông phó cục trưởng Cục Thi Hành Án Dân Sự tỉnh Hậu Giang còn bung tiền và dụ dỗ vợ người khác dẫn con theo chung sống với mình.
Theo báo Người Lao Động, các cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đã nhận được đơn của ông LTB (51 tuổi, ở thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) tố cáo ông Võ Văn Leo, phó cục trưởng Cục Thi Hành Án Dân Sự tỉnh Hậu Giang, vừa được cho “nghỉ hưu,” có quan hệ bất chính với vợ mình là bà NTO, kèm theo một số hình ảnh “nóng” của ông Leo và vợ của mình, cùng nhiều tang chứng khác.
Trong đơn, ông B. cho biết, ông và bà O. là vợ chồng hợp pháp, có một con gái năm nay 7 tuổi. Vợ chồng ông thuê nhà trọ sống gần nhà ông Leo và hai gia đình “có quen biết nhau.”
Gần đây, ông B. phát hiện ông Leo và vợ mình có quan hệ bất chính với nhau. Thậm chí, ông B. còn cho biết “ông Leo đã cung cấp tiền để bà O. dẫn con nhỏ bỏ nhà đi theo sống chung.”
Theo báo Thanh Niên, phát hiện chuyện của hai người này, ông B. đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang từ cuối Tháng Năm, 2018, nhưng không nhận được kết quả điều tra, giải quyết. Trong khi đó, ông Leo mới chính thức nghỉ hưu vào ngày 1 Tháng Tám vừa qua.
“Tôi cho rằng, Cục Thi Hành Án Dân Sự và Ủy Ban Kiểm Tra Tỉnh Ủy xử lý chậm, kéo dài thời gian để đợi ông Leo về hưu ngày 1 Tháng Tám,” báo Thanh Niên trích lời ông B. bực tức nói.
Chiều 13 Tháng Tám, 2018, ông Sơn Duy Oai, cục trưởng Cục Thi Hành Án Dân Sự tỉnh Hậu Giang, xác nhận: “Qua xác minh ban đầu, ông Leo đã thừa nhận việc quan hệ bất chính với bà O..”
“Ông Leo là cán bộ do Tỉnh Ủy Hậu Giang quản lý và vụ việc này xảy ra trước thời điểm ông Leo nghỉ hưu. Do đó, sự việc đang được Ủy Ban Kiểm Tra Tỉnh Ủy làm rõ và có hướng xử lý theo quy định pháp luật,” ông Oai nói thêm. (Tr.N)

Thu nhập bình quân hơn $2,300, nhưng người Việt phải gánh hơn $1,500 nợ công

Lợi nhuận của tập đoàn dầu khí mỗi năm đều giảm. Theo báo Thanh Niên, lợi nhuận năm 2016 của tập đoàn dầu khí giảm 38% so với năm 2015. (Hình: Thanh Niên)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Năm 2017, Việt Nam mới đạt thu nhập bình quân là $2,385. Tuy nhiên, theo dự báo của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, mỗi người dân có thể gánh hơn $1,500 nợ công năm 2018.
Theo báo VNExpress, trong “Kịch bản về dư nợ công năm 2018 và ba năm tới” được Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư nêu tại báo cáo về thu hút, quản lý và sử dụng vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài 2018-2020, tầm nhìn 2025, cơ quan này dự báo nợ công của chính phủ CSVN sẽ đạt tỷ lệ 63.92% GDP trong năm 2018 “nếu tăng trưởng bình quân 6.53% và lạm phát dưới 4%.”
Ngày 15 Tháng Tám, 2018, báo VNExpress cho hay, dự báo về nợ công của Việt Nam năm 2018 “nhiều khả năng mức nợ công sẽ đạt 3.53 triệu tỷ đồng (hơn $151 tỷ), tương ứng 63.92% GDP.” Trong đó, nợ chính phủ hơn 2.9 triệu tỷ đồng (hơn $124.3 tỷ) (52.5% GDP), nợ chính phủ bảo lãnh 559,000 tỷ (hơn $23.9 tỷ) và nợ chính quyền địa phương 73,000 tỷ (hơn $3.1 tỷ). Mức bội chi ngân sách năm 2018 là 3.71% GDP, trong đó bội chi ngân sách trung ương chiếm đến 3.6% GDP.
“Dữ liệu dự báo nợ công năm nay được đưa ra dựa trên kịch bản cơ sở với tăng trưởng bình quân 6.53%, tương ứng GDP danh nghĩa 5.53 triệu tỷ đồng và lạm phát dưới 4%,” Bộ Kế Hoạch dẫn chứng.
Đây cũng là “kịch bản” được cơ quan ngành kế hoạch đánh giá có “nhiều khả năng xảy ra nhất.” Như vậy, bình quân mỗi người dân Việt Nam có thể gánh hơn 35 triệu đồng (hơn $1,500) nợ công năm nay, tăng gần 4 triệu đồng (hơn $171)/người so với năm 2017.
Thu nhập của người dân Việt Nam đang tăng dần qua các năm, nhưng không đủ để trả nợ công. (Hình: Thanh Niên)
Bộ Kế Hoạch cho biết thêm, các dự báo về con số nợ công và kịch bản đưa ra “dựa trên cơ sở có tính tới rủi ro của ba yếu tố là tái cấp vốn với danh mục trái phiếu chính phủ trong nước, lãi suất và tỷ giá.”
Ngoài số nợ công phải trả lớn như trên, một số “ông lớn” doanh nghiệp nhà nước “còn có nợ quá hạn cao, không có khả năng trả.” Dù nhiều tập đoàn, tổng công ty có số nợ phải trả lớn, từ vài chục ngàn tỷ tới hàng trăm ngàn tỷ đồng, nhưng số nợ này đã được tách khỏi nợ công (theo Luật Ngân Sách Nhà Nước) và các đơn vị này phải tự vay, tự trả. Riêng các khoản vay do chính phủ bảo lãnh, nếu doanh nghiệp không trả được nợ thì ngân sách sẽ ứng trả thay.
Trước đó, theo báo Tuổi Trẻ, tại buổi họp Thường Vụ Quốc Hội CSVN hôm 11 Tháng Giêng, 2018, ông Nguyễn Chí Dũng, bộ trưởng Kế Hoạch Đầu Tư, nhìn nhận rằng trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ còn hơn Lào và Cambodia.
Nguyên văn câu nói của ông Bộ Trưởng Kế Hoạch Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng như sau: “Năm 2017, chúng ta mới đạt thu nhập bình quân là $2,385, trong khi Trung Quốc đã là $8,000 và mục tiêu đến năm 2020 sẽ là $10,000.”
“Đó là Trung Quốc chứ chưa kể đến Singapore, Malaysia… Trong khu vực, chúng ta chỉ còn hơn Lào, Cambodia. Nếu thu nhập bình quân mỗi năm chỉ tăng có $170 như năm 2017, không biết bao giờ Việt Nam mới đuổi kịp các nước,” báo Tuổi Trẻ trích lời ông bộ trưởng. (Tr.N)

Nhiều nhà hoạt động bị bắt trong đêm nhạc của ca sĩ đấu tranh Nguyễn Tín

Những vết thương trên mặt ca sĩ đấu tranh Nguyễn Tín sau khi bị công an bắt. (Hình: Facebook Dương Đại Triều Lâm)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Tối 15 Tháng Tám, 2018, trang Facebook của nhiều nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam đồng loạt đăng nhiều post cho biết các nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng, Huỳnh Thành Phát… bị Công An phường 7, quận 3, Sài Gòn, bắt và bị đánh đập.
Nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm viết trên trang Facebook cá nhân: “Đêm nhạc ‘Sài Gòn Kỷ Niệm’ của ca sĩ trẻ Nguyễn Tín đang diễn ra tại cafe Casanova (61C Tú Xương, phường 7, quận 3) thì bị phá rối.”
“Nguyễn Tín được cộng đồng mạng biết đến với những ca khúc nhạc lính, nhạc chế BOT hát livestream trên mạng xã hội. Anh cũng thường tham gia các hoạt động thiện nguyện cũng như giúp đỡ gia đình các tù nhân lương tâm,” ông viết.
“Ngày 10 Tháng Sáu, Tín xuống đường biểu tình, phản đối hai dự luật Đặc Khu và An Ninh Mạng tại Sài Gòn. Sau đó, đêm 15, anh bị công an ập vào phòng trọ cưỡng chế bắt đi. Anh được trả tự do sau ba ngày, hai đêm bị giam giữ. Trong thời gian này, anh liên tục bị hành hung và đe dọa. Sau đó, các phòng trà nơi Tín hát bắt đầu từ chối để Tín hát mưu sinh vì ‘bị can thiệp,’” ông Lâm viết thêm.
Tiếp theo, nhà báo Phạm Đoan Trang, tác giả cuốn sách “Chính Trị Bình Dân,” viết trên trang Facebook cá nhân: “9 giờ tối nay (15 Tháng Tám), một đám khoảng 20 an ninh, cảnh sát đã ập vào cafe Casanova (phường 7, quận 3), nơi ca sĩ Nguyễn Tín đang tổ chức live show nhạc vàng với chủ đề ‘Sài Gòn Kỷ Niệm.’ Cả bọn xô cửa vào, lăm lăm máy quay, điện thoại chụp hình, thái độ hung hãn rất đúng văn hóa an ninh và tính đảng. Để xem tiếp sau đây chúng sẽ làm trò gì.”
“Công an, an ninh lăm lăm máy quay, điện thoại chụp hình, thái độ hung hãn rất đúng văn hóa an ninh và tính đảng,” nhà báo Phạm Đoan Trang viết. (Hình: Facebook Pham Doan Trang)
“9 giờ 30 phút, MC nói rằng trong số vài chục khán giả, có cả người già 70-80 tuổi, trẻ em, và nhiều người đi từ xa đến, nên xin các thành phần lạ giữ tinh thần lịch sự, ôn hòa, có văn hóa. An ninh – như thường lệ – bèn hạch hỏi giấy phép tổ chức biểu diễn… của một chương trình hát phòng trà cho khoảng 50 khán thính giả!” cô viết.
“Nguyễn Tín vẫn bình tĩnh hát. Nguyễn Tín (sinh năm 1990) là một ca sĩ có sở trường về dòng nhạc bolero (nhạc vàng) và nhạc lính. Anh cũng nhiệt thành ủng hộ phong trào đấu tranh vì dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam, chống Tàu, bảo vệ đất nước. Vì lẽ đó, anh bị lực lượng an ninh căm ghét và tìm đủ cách cản trở, phá rối,” cô viết thêm.
Thế nhưng, mọi chuyện không dừng lại ở đó.
Nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm cập nhật thêm: “10 giờ 20 phút, nhiều công an, an ninh, 3-4 xe chuyên dụng đang bao vây bên ngoài cổng của quán tổ chức đêm nhạc của Tín. Một số anh em đến nghe nhạc đang bị giữ bên trong.”
“Hiện tại, tôi không thể liên lạc với nhà báo Phạm Đoan Trang. Theo một người nữ chứng kiến kể lại thì bà Trang bị hành hung rất nhiều. Đến 10 giờ 50, Nguyễn Tín và anh Nguyễn Đại đang bị giữ lại, làm việc bên trong quán. Những người khác đang ra về,” ông cho hay.
Một Facebooker khác là Bảo Nhi Lê cập nhật thêm về diễn biến ở quán café Casanova: “Đêm nhạc của Nguyễn Tín bị công an bao vây. Tuy mới 9 giờ 30 tối nhưng công an chốt cửa quán cà phê nơi Nguyễn Tín đang hát đòi kiểm tra giấy tờ khán thính giả. Công an đánh Đoan Trang, đá em ngã lăn dưới đất. Và bắt Trang lên xe đem đi đâu không biết. Chúng còn đấm vào đầu Diễm Hằng. Xô bà bầu và trẻ nhỏ. Sau đó công an bắt tất cả đàn ông là khán giả, chốt cửa nhốt hết trong quán, mở cửa cho phụ nữ về.”
Poster đêm nhạc của ca sĩ Nguyễn Tín. (Hình: Facebook Dương Đại Triều Lâm)
Facebooker Đinh Nhật Uy cho hay: “Danh sách những người bị an ninh quận 3 bắt giữ vô cớ trong đêm nhạc tối ngày 15 Tháng Tám của ca sĩ Nguyễn Tín gồm: Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tín, Phạm Đoan Trang, Huỳnh Phương Ngọc, Tạ Quang Linh, Trần Minh Khanh, Huỳnh Thành Phát… Họ đưa lên xe và dự định chở về Công An phường 7, quận 3.”
Tiếp đến, ông cập nhật thêm: “Đã rước Nguyễn Tín ra khỏi đồn… Công An xã Tân An Hội, huyện Củ Chi. Tín bị đánh rất nhiều, bầm toàn thân, đi lết lết. Công An phường 7, quận 3, bắt Tín vô cớ tại quận 3, lấy hết giấy tờ. Rồi bọn họ chở lên tận Củ Chi và đạp xuống con kênh nơi hoang vắng. Xong, họ báo cho công an xã lên bắt Tín thêm lần nữa với tội không giấy tờ tùy thân. Một quy trình rất dã man.”
Lúc 2 giờ sáng 16 Tháng Tám (giờ Việt Nam), Facebooker Trinh Huu Long, tức nhà báo Trịnh Hữu Long – tổng biên tập trang mạng Luật Khoa Tạp Chí, viết: “Phạm Đoan Trang bị bắt tối 15 Tháng Tám cùng với nhiều người khác khi đang tham dự một chương trình ca nhạc của ca sĩ Nguyễn Tín ở một phòng trà ở Sài Gòn. Cô bị bắt về đồn Công An phường 7, quận 3.”
“Tại đây, cô bị đánh nhiều lần trong quá trình lấy lời khai. Cuối cuộc thẩm vấn, công an gọi một người mặc đồ bác sĩ vào khám và xác nhận chỉ chấn thương phần mềm, không sao. Đoan Trang nghi vấn đây là công an giả bác sĩ vì cách hỏi không thể hiện là người nắm rõ chuyên môn. Công an thu giữ máy vi tính, chứng minh thư, thẻ ATM, và mấy trăm nghìn đồng của Đoan Trang. Hiện nay Đoan Trang không còn bất kỳ một giấy tờ tùy thân nào bên người,” ông viết tiếp.
“Sau đó, công an đưa Đoan Trang lên taxi chở về, đến giữa đường họ dừng xe, nói Đoan Trang xuống xe và đánh tiếp. Lần này họ đánh nặng hơn nhiều so với lần trước, gây thương tích ở nhiều nơi trên cơ thể. Họ dùng một chiếc mũ bảo hiểm đánh vào đầu Đoan Trang, khiến chảy máu đầu và vỏ chiếc mũ vỡ làm nhiều mảnh. Sau đó họ bỏ đi. Hiện Đoan Trang vẫn đang giữ chiếc mũ này,” ông viết thêm.
“Cho đến lúc này Đoan Trang tạm an toàn ở Sài Gòn. Công an hẹn Đoan Trang sáng mai (16 Tháng Tám) lên làm việc tiếp để nhận lại máy,” ông cho hay.
Đến 4 giờ 45 phút sáng 16 Tháng Tám (giờ Việt Nam), Facebooker Nguyễn Tín, cũng là ca sĩ đấu tranh Nguyễn Tín – người tổ chức đêm nhạc “Sài Gòn Kỷ Niệm,” viết: “4 giờ 30 sáng Tín đã về đến nhà! Tín và anh Đại bị bịt mắt, trói hai tay ra tống lên xe chở về Củ Chi thả giữa đường với điện thoại, bóp tiền, giấy tờ tùy thân không còn.”
“Chúng ném Tín xuống trước sau đó chở anh Đại đi đâu hiện vẫn chưa rõ, liên lạc với gia đình anh Đại chưa được và chưa rõ anh ấy được mang đi đâu. Cảm giác trói tay và bịt mắt ném xuống đồng không mông quạnh thật khủng khiếp, may mắn Tín tự cởi trói và thoát được còn anh Đại chưa biết tình hình thế nào…. Mọi người có thông tin của anh Đại xin báo cho Tín được biết!” anh tha thiết kêu gọi. (Q.D.)

Chủ tịch Quảng Ngãi: Dân biểu tình chống nhà máy rác bị kẻ xấu xúi giục

RFA-2018-08-15  
Người dân bao vây nhà máy xử lý rác MD hôm 13/8/2018
Người dân bao vây nhà máy xử lý rác MD hôm 13/8/2018-Courtesy of cafef.vn
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ông Trần Ngọc Căng, vào ngày 15 tháng 8 nói rõ sẽ không di dời nhà máy xử lý rác MD tại thôn La Vân, xã Phổ Thạnh theo yêu cầu của người dân địa phương. Ông Chủ tịch UBND tình Quảng Ngãi cho rằng có đối tượng xấu xúi giục người dân chặn đường xe tải chở rác vào nhà máy trong thời gian qua.
Ông Trần Ngọc Căng đưa ra phát biểu này với báo chí trong nước sau cuộc đối thoại lần hai giữa chính quyền tỉnh Quảng Ngãi và người dân thôn La Vân, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ.
Người dân cho rằng hoạt động của nhà máy xử lý rác MD về lâu dài sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Người dân địa phương kiến nghị nhà máy MD chỉ thu gom và xử lý rác của riêng xã Phổ Thạnh, còn nếu thu gom và xử lý cho toàn huyện như thời gian qua thì nhà máy phải được chuyển đi nơi khác.
Kết luận buổi đối thoại, ông Trần Ngọc Căng khẳng định vị trí xây dựng nhà máy đã được cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt và cấp phép đúng quy định; quá trình hoạt động xử lý của nhà máy đảm bảo môi trường. Ông nói tiếp, việc bà con tiếp tục nghe thông tin sai lệch, kẻ xấu xúi giục và tiếp tục ngăn chặn nhà máy hoạt động, có hành vi quá khích, là vi phạm pháp luật.
Đầu năm 2018, nhà máy xử lý rác MD chính thức hoạt động tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Suốt nửa tháng qua, người dân ở khu vực xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ đã dựng chòi tạm, ngăn chặn đường vào nhà máy xử lý rác MD, chính quyền liên tục tuyên truyền, vận động người dân nhưng không hiệu quả.
Ông Võ Văn Hào, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi từng tuyên bố vẫn tuyên truyền vận động là chủ yếu, nhưng đến một lúc nào đó sẽ cho lực lượng chức năng bảo vệ để nhà máy hoạt động.

Bộ TN-MT vẫn đang xem xét nhận chìm bùn thải gần đảo Hòn La, Quảng Bình

RFA-2018-08-15  
Image result for Quang Binh Province
Một góc đảo Hòn La ở Quảng Bình.Courtesy of dautu.quangbinh.gov.vn
Bộ Tài nguyên- Môi trường Việt Nam cho biết vẫn đang xem xét việc nhận chìm 2,5 triệu m3 bùn, chất thải nạo vét của Trung tâm Điện lực Quảng Trạch ở Quảng Bình xuống khu vực cách đảo Hòn La 3,5 hải lý.
Đây là thông tin được ông Vũ Trường Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường nói với báo chí quốc nội ngày 15 tháng 8.
2,5 triệu m3 bùn và chất thải nạo vét này là từ cảng than của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN)
Theo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài Nguyên- Môi Trường, việc nhận chìm các chất vừa nêu xuống biển bắt buộc chủ đầu tư là Tổng công ty Điện lực Việt Nam EVN phải có hai giấy phép là giấy phép nhận chìm chất nạo vét do UBND tỉnh cấp, và giấy phép giao khu vực biển do Bộ cấp. Ông Vũ Trường Sơn cho biết hiện tại EVN vẫn chưa làm xong các thủ tục này.
Ông Trần Phong, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình, người cùng với UBND tỉnh giới thiệu vị trí nhận chìm 2,5 triệu m3 bùn thải, cho rằng vị trí cách hòn đảo Hòn La 3-6 hải lý về phía Tây không ảnh hưởng đến luồng lạch giao thông, và ở xung quanh không có khu bảo tồn.
Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch có hai nhà máy chính bắt đầu xây dựng vào năm 2011 với vốn đầu tư 1,7 tỷ đô la. Dự án này lúc đầu là của Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí nhưng sau đó được chuyển giao cho EVN.
Năm ngoái, Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 (tỉnh Bình Thuận) cũng xin đổ 1 triệu m3 bùn thải nạo vét xuống biển cách khu bảo tồn Hòn Cau 6 km. Đề nghị này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía người dân và các chuyên gia vì những lo ngại bùn thải nạo vét có thể làm đục nước, gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái biển quanh đó. Sau đó Chính phủ phải thay thế bằng phương pháp lấn biển thay vì nhận chìm.

Hiệu quả gì từ dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông?

RFA-2018-08-14 
Đoàn tàu tuyến Cát Linh - Hà Đông
 Đoàn tàu tuyến Cát Linh - Hà Đông-Courtesy of Bộ Giao thông Vận tải
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông tại thủ đô Hà Nội vừa chạy thử nghiệm nhưng đã có những quan ngại về tính hiệu quả khi dự án được đưa vào khai thác thương mại, dự định vào cuối năm nay.
Thực hư thế nào?

Lỗ nặng vì đội vốn và vỡ tiến độ thi công

Sau 10 năm thi công với 6 lần điều chỉnh tiến độ, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông tại thành phố Hà Nội vào ngày 11 tháng 8 vừa qua cũng được đưa vào chạy thử nghiệm và dự kiến cuối năm nay đưa vào khai thác thương mại. Dự án này từ trước đến nay đã gây nhiều ồn ào trong dư luận vì tiến độ thi công chậm và tổng vốn đầu tư bị đội lên quá cao.
Những tác động của nó rất lớn, nhưng đằng sau mình phải nhìn nhận là những sự ưu tiên đối với nhà thầu Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc.
-Nhà báo Đỗ Cao Cường
Nhà báo Đỗ Cao Cường, nguyên phóng viên tờ Pháp Luật trong nước cho rằng những bất cập của dự án gây ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, ngân sách nhà nước, tiền thuế của người dân. Anh đề cập đến vấn đề văn hóa ‘phong bì’ ngay từ những ngày đầu đối với các dự án có vốn đầu tư của Trung Quốc, và cho rằng những người trong cuộc đã trực tiếp gây ra thiệt hại trên.
Ở đâu mà để xảy ra tình trạng này thì mình phải nhìn nhận trách nhiệm thứ nhất là của chính chính quyền Việt Nam về quản lý, giám sát; cho đến chủ đầu tư. Những tác động của nó rất lớn, nhưng đằng sau mình phải nhìn nhận là những sự ưu tiên đối với nhà thầu Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được thực hiện theo Hiệp định ký kết năm 2008 giữa Việt Nam và Trung Quốc và khởi công năm 2011 với vốn đầu tư ban đầu khoảng 550 triệu USD, trong đó vốn vay viện trợ phát triển (ODA) của chính phủ Trung Quốc là 419 triệu USD.
Đến năm 2014, dự án bị đội vốn lên 40%, tức khoảng 891 triệu USD, đồng nghĩa với khoản tiền chủ đầu tư Việt Nam nợ phía Trung Quốc tổng cộng khoảng 700 triệu USD.

Một giải pháp giúp giảm tắc nghẽn giao thông

Báo Tiền Phong hôm 3/4/2018 trích số liệu của Bộ Tài chính cho biết ước tính mỗi ngày Việt Nam đang phải trả cho Trung Quốc 2,4 tỷ đồng tiền lãi phát sinh cộng với nợ gốc của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Bên cạnh đó, khoản chi phí vận hành tuyến đường sắt này được đánh giá là khá cao với sự tham gia của 681 nhân sự mỗi ngày, theo số liệu Ban Quản lý Dự án Đường sắt. Mặt khác, giá vé tàu mỗi lượt chỉ 10 ngàn Việt Nam đồng cộng với số lượng hành khách chưa được thống kê khiến giới chuyên môn có nhiều nghi ngại về tính hiệu quả khi dự án này được đưa vào hoạt động thương mại.
Toa xe công trinh đường sắt đô thị Cát Linh.
Toa xe công trinh đường sắt đô thị Cát Linh. Courtesy of Bộ Giao thông Vận tải
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nhận định dự án sẽ khó có lãi.
Bây giờ dự án đã đầu tư rồi thì phải hoạt động thôi, còn việc lỗ lã như thế nào thì có lẽ phải chờ quyết toán và phải có báo cáo công khai với Hội đồng Nhân dân Hà Nội để xem xét. Nhưng rõ ràng là cho tới nay thì với số lượng hành khách dự kiến và chi phí đội vốn quá cao so với dự toán ban đầu thì dự án này khó có thể có lãi.
Chúng tôi đặt câu hỏi về giải pháp nào để bù lỗ cho khoản nợ đầu tư dự án, nhưng tiến sĩ Doanh từ chối đưa ra kiến nghị vì ông cho rằng đây là việc của bên liên quan.
Còn với quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội phải được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, tiến sĩ Nguyễn Quang A chia sẻ ông không bi quan vào việc vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Ngược lại, ông bày tỏ mong đợi của mình khi tuyến đường sắt này được đưa vào vận hành.
Nếu mà nó giải tỏa được sự tắc nghẽn giao thông thì cái đó cũng góp phần vào hiệu quả của đường sắt, chứ không chỉ tính đến chuyện là bán được bao nhiêu vé, số vé đó có bù được cho các khoản đầu tư, khoản lãi của tiền vay hay không. Thậm chí phải tính cả chuyện bớt ô nhiễm môi trường. Cái đấy làm cho sức khỏe người dân vùng đó tốt hơn, đỡ tốn chi phí y tế… Nếu tính toán hiệu quả kinh tế xã hội thì phải tính rộng ra cả như thế.

Phụ thuộc và lạc hậu sau Trung Quốc

Trong ngày chạy thử nghiệm tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông hôm 11/8, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh được cho là vé lên tàu in song ngữ Việt – Trung, trong đó chữ Trung Quốc in to và đặt phía trên chữ Việt. Vài tuần trước đó, tại các nhà ga của tuyến đường sắt này cũng xảy ra tình trạng tương tự ở các biển hiệu tên ga in tiếng Hoa. Dư luận sau đó phản ứng khiến Ban Quản lý dự án Đường sắt tổ chức cuộc họp ngay hôm 12/8 được nói để ‘chấn chỉnh’ và ‘nghiêm khắc phê bình’ tổng thầu vì tự ý thực hiện các vụ việc trên.
Rõ ràng là cho tới nay thì với số lượng hành khách dự kiến và chi phí đội vốn quá cao so với dự toán ban đầu thì dự án này khó có thể có lãi.
-Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Đứng dưới góc độ một người quan sát xã hội, nhà báo Đỗ Cao Cường thể hiện sự bất bình với phía nhà thầu Trung Quốc.
Chỉ thông qua một buổi chạy đầu tiên như vậy mà mình có thể khẳng định rằng nó làm ăn ở Việt Nam mà nó không hề tôn trọng pháp luật Việt Nam. Nó coi thường chính quyền, coi thường người dân Việt Nam. Những người dân Việt Nam khôn ngoan, có nhận thức, có lòng yêu nước thì người ta sẽ tẩy chay hoàn toàn nó, phải lên án, phản đối, phải chấm dứt ngay những nhà thầu Trung Quốc. Nhưng mà khổ nỗi đằng sau câu chuyện nhà thầu Trung Quốc, câu chuyện Cát Linh – Hà Đông là những câu chuyện về nợ công, bị phụ thuộc vào Trung Quốc bằng những khoản nợ, bằng thể chế, bằng mối quan hệ thâm giao Việt Nam – Trung Quốc, bằng chế độ.
Thực tế, nhiều dự án vốn đầu tư Trung Quốc từ trước đến nay đều mang lại những tác động tiêu cực về tài chính và môi trường cho phía Việt Nam như Sân vận động Mỹ Đình, Dự án mở rộng nhà máy luyện thép Thái Nguyên, Nhà máy cán thép Lào Cai, Dự án Bauxite Tây nguyên, các dự án xử lý rác, nhà máy dệt… Nhà báo Đỗ Cao Cường cảnh báo về nguy cơ Việt Nam bị ‘lún sâu’ vào nền kinh tế Trung Quốc.
Người lao động làm việc tại các mỏ Bauxite ở Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng ngày 13/4/2009.
Người lao động làm việc tại các mỏ Bauxite ở Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng ngày 13/4/2009. AFP
Nếu mình không nhìn nhận vấn đề và đưa ra một giải pháp triệt để và giải quyết thực sự mạnh mẽ thì tất nhiên càng ngày mình càng lún sâu vào nó. Khoản vay, khoản nợ của mình thì càng cao mà chất lượng công trình  càng không đạt chất được. Người Việt Nam phát triển đã lạc hậu rồi mà lại còn phải lạc hậu theo sau Trung Quốc.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì cho rằng Việt Nam không hoàn toàn bị phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc cũng như ông không quá bi quan với những con số gọi là ‘bề mặt’ của quan hệ kinh tế Việt – Trung. Ông dẫn chứng bằng lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng có thể là gốc của Mỹ, Nhật hay EU và cho biết thêm.
Các con số về xuất nhập khẩu mà được những nhà kinh tế quan niệm từ những năm 40 – 50 của thế kỷ trước không phản ánh thực chất lắm bức tranh của một nền kinh tế đã được toàn cầu hóa như bây giờ. Trong thế giới toàn cầu hóa như bây giờ thì sự tương thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế là một chuyện không thể tránh khỏi.
Tuy vậy, tiến sĩ Nguyễn Quang A nhấn mạnh việc cân đối xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như nỗ lực tìm cách ít lệ thuộc hơn vào Trung Quốc là điều mà chính phủ Việt Nam luôn phải cân nhắc.