Friday, June 13, 2014

Hãng lữ hành TQ 'ngưng hoạt động' ở VN

BBC-10:16 GMT - thứ sáu, 13 tháng 6, 2014

Trung Quốc đã sơ tán hàng nghìn công dân ra khỏi Việt Nam sau các vụ bạo động

Nhiều công ty lữ hành của Trung Quốc đã ngưng hoạt động ở Việt Nam, theo một lãnh đạo du lịch trong nước.

Ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội được báo điện tử Dân trí ngày 12/6 dẫn lời cho biết trong 5 tháng đầu năm, Hà Nội vẫn đón trên 220.000 khách quốc tế.
Tuy nhiên, "các công ty lữ hành Trung Quốc đã chấm dứt hoạt động trên địa bàn thành phố, trong khi khách nước ngoài chủ yếu là người Trung Quốc", ông Lợi cho biết.
Thông tin trên được đưa ra giữa lúc tranh chấp chủ quyền trên biển đang khiến giới quan sát lo ngại sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam.
Trước đó, trong tháng Năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Nguyễn Văn Tuấn được báo trong nước dẫn lời nói không chỉ khách du lịch Trung Quốc mà cả khách du lịch từ những nơi nói tiếng Hoa như Singapore, Đài Loan, Ma Cao, Hong Kong, cũng đang sụt giảm.
Ông Tuấn cũng cảnh báo điều này có thể sẽ dẫn đến tổng thu giảm hơn 500 triệu đôla trong năm nay.
Tổng doanh thu ngành du lịch trong năm 2013 là 7,5 tỷ đôla, theo số liệu được Tổng cục Du lịch công bố hồi tháng 12.
Một báo cáo hồi tháng Tư của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Trung Quốc (CTA) cho biết Việt Nam đứng cuối bảng trong số hơn hai mươi quốc gia người Trung Quốc thường tới du lịch.
Lý do thường khiến du khách Trung Quốc không hài lòng là độ an toàn, dịch vụ bằng tiếng Trung Quốc kém và chi phí du lịch, theo CTA.
Trong số 22 nước mà viện nghiên cứu đặt tại Bắc Kinh khảo sát (gồm cả Trung Quốc), Việt Nam đứng thứ 21, lần lượt sau Indonesia và Campuchia.
Hồi tháng Năm, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Tĩnh và Bình Dương đã leo thang thành bạo động khiến nhiều nhà máy, doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan bị ảnh hưởng.
Bắc Kinh đã cho sơ tán hàng nghìn công dân ra khỏi Việt Nam và yêu cầu Hà Nội bồi thường thiệt hại.

'Ảnh hưởng tạm thời'

Trong một diễn biến khác, các tập đoàn nhà nước của Trung Quốc cũng đã nhận được chỉ thị tạm thời không tham gia đấu thầu tại Việt Nam, theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) trong số ra ngày 9/6.

"Nhìn từ góc độ tăng trưởng, tác động ngắn hạn của những sự kiện gần đây sẽ tương đối ít. Ngành sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất là dịch vụ du lịch nhưng chỉ là tạm thời"-Ngân hàng HSBC
 SCMP cho biết ba công ty Trung Quốc đang thực hiện các gói thầu ở Việt Nam cũng nhận được chỉ thị như vậy.
Trong một báo cáo gần đây, Ngân hàng HSBC cho rằng tác động ngắn hạn từ căng thẳng trên Biển Đông đối với kinh tế Việt Nam tương đối ít.
Tuy nhiên, HSBC cũng cho biết chưa thể đánh giá đầy đủ về tác động dài hạn.
Báo cáo chủ đề "Cái nhìn cận cảnh về FDI và giao thương" cho rằng FDI đăng ký từ Trung Quốc tại Việt Nam, dù có tăng lên trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn tương đối nhỏ.
Thế nhưng, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam và vì vậy, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước đơn thuần là quan hệ chuỗi cung ứng cấp 1 hơn là quan hệ đầu tư, HSBC nhận định.
"Vì thế, nhìn từ góc độ tăng trưởng, tác động ngắn hạn của những sự kiện gần đây sẽ tương đối ít. Ngành sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất là dịch vụ du lịch nhưng chỉ là tạm thời", báo cáo viết.
Tuy nhiên, HSBC cũng khuyến cáo Việt Nam nên cố gắng 'nội địa hóa' nguyên liệu đầu vào để tăng cường quản lý chuỗi cung ứng của mình và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc.

Phản ứng khó lường Trung Quốc mới chùn tay

Việt-Long- RFA, theo Jonathan Eyal, Europe Correspondent for The Strait Tines (Singapore)-2014-06-13    

obama-xi-east-seaHai nguyên thủ Mỹ Trung với những vấn đề chưa xuất hiện vào năm 2012-RFA illustration picture

Tự tung tự tác

Hành động của Trung Quốc hiện nay chỉ có tính cách giai đoạn hay một thách đố chiến lược lâu dài cho nền ổn định của châu Á? Đó là đề tài bàn luận về cung cách hành xử của Trung Quốc hiện nay ở biển Hoa nam (biển Đông theo cách gọi của Việt Nam), hành động tỏ ra đã được cân nhắc kỹ lưỡng để khiêu khích hầu hết các quốc gia trong khu vực.
Trung Quốc không còn phải tiếp tục lớn tiếng xác định chủ quyền lânh hải, lãnh thổ, mà đã thực hiện lịch trình chiến lược bằng những hành động "tiên hạ thủ" để tạo nên thực tế không thể đảo ngược về lãnh thổ, lãnh hải.
Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động như vậy trừ phi Hoa Kỳ và đồng minh của Mỹ ở châu Á cũng như nơi khác có phản ứng gắn bó hơn.

Giải thích chủ quan

Năm 2010, khi giới chức cao cấp của Trung Quốc nói riêng với Ngoại trưởng Hillary Clinton rằng họ xem những phần lãnh hải họ giành chiếm ở biển Đông là quyền lợi cốt yếu, bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ lập tức hiểu ngay ý nghĩa lớn lao của lời lẽ đó; và mặc cho Trung Quốc nổi giận, Washington liền tiết lộ nội dung câu chuyện cho báo chí, với hy vọng làm Bắc Kinh phải nói rõ ý đồ, hay im hẳn.
Trung Quốc không phản ứng, nhưng hầu hết các chính phủ khác, đôi lúc cả chính Hoa Kỳ, đều lấy điều mình mong cầu để giải thích thay cho thực tế bằng nhiều cách, về lý do Trung Quốc thình lình thay đổi phương pháp giải quyết những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.
Nhiều nhà phân tích của Trung Quốc thích gọi sự kiện bị tiết lộ đó là sơ xuất của các viên chức quá nhiều ganh tị với Hoa Kỳ. Một cách giải thích khác rất được phổ biến là Trung Quốc nhất quyết không chịu thua trong cuộc đua giành chiếm tài nguyên dầu khí hay hải sản của biển khơi.  Rồi khi nhịp độ đối đầu trên biển Đông và biển Hoa Đông gia tăng, lại có cách giải nghĩa mới trở nên phổ biến hơn: tất cả những diễn biến trên biển đều do sự tranh đua giữa các cơ quan luật pháp của Trung Quốc, mà không rõ việc mình làm là gì.

Đừng theo ý mong cầu!

Nay là lúc phải vứt bỏ những lối giải nghĩa theo ý mong cầu như vậy, và chấp nhận điều hiển nhiên đang chiếu trước mặt: đó là chính sách của Trung Quốc là chính sách nhất quán, theo đuổi một mục tiêu chiến lược chính xác.
Lúc này Bắc Kinh chẳng thiết tha gì hải sản hay nhiên liệu; vì sao? Vì mọi thứ đều sẽ thuộc về Trung Quốc một khi biển Đông thực sự trở thành cái ao nhà của Bắc Kinh.
Thay vào đó, mục tiêu chính của Trung Quốc là áp đặt một vùng chiến lược độc quyền, chiếm ưu thế và khống chế toàn khu vực, đẩy hải quân Mỹ xa hết mức khỏi bờ biển Trung hoa, đồng thời nhắc nhở các nước láng giềng đừng trông cậy vào chuyện Hoa Kỳ đến giúp họ phòng vệ.
Gọi đó là hình thức quan hệ mới giữa các cường quốc, như chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thích đặt tên, hay chỉ là cách thế xưa cũ để chia vùng ảnh hưởng như các nước lớn vẫn làm với nhau trong hằng thế kỷ, thì kết quả cũng như nhau: đây là thách đố chiến lược táo bạo và trầm trọng nhất đối với nước Mỹ và đồng minh kể từ khi Liên Xô không còn bóng dáng.
Tuy nhiên, có rất nhiều phương cách để Hoa Kỳ đáp trả sự thách đố này mà không cần tung ra một cuộc chiến tranh.

Đối ứng cách nào?

Cần khởi sự một chính sách mới, mà đừng quá trông cậy vào lý luận cho  rằng sớm muộn gì Trung Quốc cũng hiểu ra tính cách phản tác dụng của những kế sách họ đang làm hiện nay, và sẽ chọn đường lối hoà bình để tiến hành kế hoạch giành chiếm chủ quyền
Đúng, sự quả quyết đầy thô thiển của Bắc Kinh đã quốc tế hoá những tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải mà Trung Quốc chỉ muốn hoàn toàn là những vấn đề song phương. Cung cách của Trung Quốc cũng làm cho các nước láng giềng xa lánh và, ít ra vào lúc này, lối xử sự đó đang đưa hải quân Mỹ tiến gần hơn tới duyên hải Trung Hoa.
Nhưng đó không phải là điều quan trọng, theo Bắc Kinh nhận thức. Quan điểm từ Bắc Kinh cho là hầu hết mọi việc đều tiến triển thuận lợi.
...
Người Trung hoa cũng không tin là khối ASEAN sẽ có thể tiến xa hơn là chỉ biết vung vẩy cái bản Quy tắc ứng xử, một văn bản đã bị sự kiện thực tế vượt qua, và trong mọi trường hợp cũng chỉ được coi là công cụ của chính sách hơn là một chính sách thực sự. Không một ai ở Bắc Kinh có vẻ như xem trọng Philippines; các viên chức Trung Quốc, ở nơi riêng tư, đều coi Philippines như bù nhìn con rối của Mỹ, và là xứ cung cấp lao động giá rẻ.
Và trong khi đánh giá Việt Nam khá hơn, Trung Quốc cũng hiểu rằng tuy Việt Nam có khả năng đánh thắng vài trận đụng độ quân sự, xứ này cũng không bao giờ chiếm được ưu thế đối với Trung Quốc.
Điều này giải thích việc Trung Quốc bất ngờ hạ đặt một giàn khoan nước sâu gần quần đảo Hoàng Sa, là nơi Việt Nam cùng nhận chủ quyền, và là nơi xảy ra đối đầu ở biển Đông.
Bên cạnh nhãn quan tự mãn này, Trung Quốc còn coi Tổng thống Mỹ hiện nay như một nhân vật yếu kém, bị đè nặng dưới nhiều áp lực...
Trong khi đó, châu Âu quá bận rộn với đống đổ nát của cuộc khủng hoảng tài chính đến nỗi chẳng hề thấy những sự kiện diễn ra ở vùng biển Hoa Nam.

Chiến thuật xẻ thịt/ bóc cải

Tất nhiên, hầu hết những quan niệm đó của người Trung Hoa đều quá khái quát hóa và đơn giản, và quả có nhiều nhà phân tích người Hoa có nhãn quan thận trọng và nhiều sắc thái hơn.
Nhưng trong giới lãnh đạo Trung Quốc, gồm một số nhỏ những người không nói tiếng nước ngoài và ít khi xuất ngoại, tâm trạng chiếm ưu thế là tâm trạng cho rằng "tương quan lực lượng thế giới" nay cho phép Trung Quốc kiến tạo cái khung cho môi trường chiến lược của mình.
Lúc này điều đó có vẻ phù hợp với tình hình. Đôi ba năm trước, giới chuyên môn còn cười nhạo cái bản đồ với đường chín đoạn, hôm nay sự hiện diện của tàu bè Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp này đã đông dày tới mức trở thành thực tế của cuộc sống hằng ngày.
Càng ngày càng có thêm những đá, những rạn san hô rơi vào quyền kiểm soát thực tế của Trung Quốc, và khi chiếm giữ được thì họ càng mở rộng để gia tăng tầm ảnh hưởng của sức mạnh quân sự. Cứ thế Trung Quốc được đà giành chiếm và tự ấn định thêm cho mình những mảng lớn của vùng đặc quyền kinh tế.
Có người gọi đó là "chiến thuật thái thịt salami", những người khác, như tướng Trương Triệu Trung của Trung Quốc, lại gọi đó là "chiến lược bóc cải", một phương pháp bao vây một vùng tranh chấp bằng số lượng tàu đủ loại nhiều tới mức hòn đảo tranh chấp bị bao bọc như những lớp lá cải bắp trong vòng kiểm soát.
Hình ảnh nào thì thực chất cũng giống nhau: một loạt những bước nhỏ khi được thi hành liền trở nên không thể đảo ngược, và theo thời gian dẫn đến kết quả là Trung Quốc đạt được mục đích về lãnh thổ.

Chiếm thượng phong

Đường lối duy nhất để Hoa Kỳ phản ứng lại hành vi đó là phải chiếm được thế "khống chế hành động leo thang", như các chuyên gia chiến lược đặt tên, bằng cách làm rõ với Bắc Kinh rằng Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất điều kiểm được những cuộc đối đầu dù cho lớn hay nhỏ, và Trung Quốc không bao giờ biết chắc được cường độ hành động đáp trả của Mỹ. Giả sử một bước nhỏ của Trung Quốc trên biển Đông gây nên từ phía Hoa Kỳ một phản ứng mạnh quá mức cân xứng, thì những nhà thiết kế quân sự Trung Quốc sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng cho bước kế tiếp trong tiến trình leo thang đối đầu với nhau.
Mới đây khi Tổng thống Obama thăm Philippines, ông đã bỏ lỡ một cơ hội toàn hảo để giành thế thượng phong trong chiến lược khống chế cuộc leo thang đối đầu đó. Phải chi ông công bố rằng những tàu chiến Hoa Kỳ lập tức đến đóng căn cứ tại Philippines, điều đó hầu như chắc chắn sẽ buộc Bắc Kinh phải suy nghĩ lại về chiến lược. Tuy nhiên nhà lãnh đạo Hoa Kỳ lại chỉ ký thỏa ước để tàu chiến Mỹ đến viếng Philippines trong tương lai. Và Bắc Kinh liền bắt nước bài tố ngập ngừng của Mỹ, giáng ngay giàn khoan nước sâu không lồ xuống gần Hoàng Sa, chỉ một tuần lễ sau khi ông Obama rời khỏi Đông Nam Á.
Vì thế, vào lúc này thế thượng phong trong cuộc leo thang vẫn ở về phía Trung Quốc, là điều đáng lẽ không xảy ra.
Giữa bối cảnh nguy hiểm của tình hình an ninh Đông Nam Á, đề nghị rằng nơi này cần phải chịu thêm bất trắc thì nghe rất ngược đời. Nhưng chỉ khi nào những người quyết định chính sách ở Bắc Kinh nhận thức được rằng họ không thể nào tiên đoán Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao, thì khi đó chiến lược hiện nay của Bắc Kinh mới có thể đảo lại.
Giới chức Trung Hoa rất thích nói đến tính chất "các bên đều thắng lợi" trong chính sách ngoại giao của họ. Nay chính là lúc họ phải chuyển đổi cái khẩu hiệu chán ngắt đó thành thực tế. tung

Trung Quốc xây dựng trái phép tại bãi đá Tư Nghĩa: Lộ mưu đồ

Trung Quốc không chỉ xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma, mà còn thực hiện hàng loạt hành động đưa tàu vận tải công suất lớn cấp tập xây dựng tại bãi đá Tư Nghĩa.

Những thông tin hình ảnh mới nhất từ hiện trường cho thấy Trung Quốc không chỉ xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma, mà còn thực hiện hàng loạt hành động đưa tàu vận tải công suất lớn cấp tập xây dựng tại bãi đá Tư Nghĩa - một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn - thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.



Ghi nhận của phóng viên tại hiện trường cho thấy Trung Quốc đã điều tàu vận tải công suất lớn, tàu cuốc Thiên Kình mở luồng, hút phun cát, cấp tập xây dựng trên bãi đá Tư Nghĩa thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo các chuyên gia pháp luật quốc tế, hành động trên là bằng cứ sống động thể hiện rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông.

Bằng hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam, ngang nhiên cấp tập xây dựng căn cứ quân sự, xây dựng đảo nhân tạo trên đảo Gạc Ma, bãi đá Tư Nghĩa…, Trung Quốc đã tự ý xé bỏ thoả thuận DOC, bất chấp pháp luật quốc tế.



Những hình ảnh ghi nhận từ hiện trường cho thấy không chỉ quy mô xây dựng, mà còn là bằng chứng sinh động thể hiện sự ngang nhiên của Trung Quốc trong việc xây dựng trái phép các công trình trên bãi đá Tư Nghĩa.

 Những ngư dân Việt Nam đánh cá quanh khu vực này cho biết, tàu cuốc Thiên Kình liên tục hoạt động ầm ầm suốt ngày đêm, mở luồng, phun những cột cát cao hàng chục mét. Ngoài ra Trung Quốc còn điều nhiều tàu quân sự đến bảo vệ cho việc xây dựng này.



 Trước đó, báo Philstar (Philippines) dẫn báo cáo mật của chính phủ Philippines cho biết, Trung Quốc đang tiến hành cải tạo đất trái phép không phải trên 1 mà là 5 khu vực - đá Gạc Ma, đá Châu Viên, đá Tư Nghĩa, đá Ga Ven và đá Én Đất - thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Các quan chức cấp cao Philippines cũng xác nhận với đài TV5 và chỉ ra rằng, Philippines đã phát hiện ra các hoạt động nạo vét trái phép và di dời vật liệu của tàu Trung Quốc. Cụ thể, các bức ảnh mà họ cung cấp cho TV5 cho thấy tàu kéo, tàu hút bùn với những đường ống dài ngang ngược cắm xuống đáy biến hút vật liệu rồi đổ lên các rạn san hô.

Nhập mô tả cho ảnh


Trên cơ sở đồn trú trái phép tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã triển khai hệ thống radar giám sát mặt đất và trên không cũng như hệ thống truyền dữ liệu vệ tinh, bãi đỗ trực thăng, cầu tàu. Đã có 200 lính Trung Quốc đóng phi pháp trên đó cùng nhiều vũ khí hạng nặng.

 Còn tại cơ sở đồn trú trái phép trên đá Su Bi, Trung Quốc cũng đã xây dựng bãi đỗ trực thăng và bố trí khoảng 200 lính đồn trú.

 Trang web Stratfor chuyên phân tích về các vấn đề địa chính trị đánh giá rằng, Trung Quốc đang sử dụng chiến lược khai thác dầu và cải tạo đất để củng cố những đòi hỏi chủ quyền phi lý trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, đồng thời làm suy yếu khả năng các quốc gia khác thách thức quyền lực của mình. Stratfor cho rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng biên giới của mình bằng chiến lược đó khi mà nước này vẫn đang nâng cao năng lực hậu cần hải quân.

Theo Nhóm phóng viên/Báo Lao động


Nguồn Zing News

Bệnh viện Thống Nhất : Kê một đường, thu một nẻo

PN - Theo bảng kê của Bệnh viện (BV) Thống Nhất, tổng chi phí điều trị của bà Lê Thị Phúc là hơn 10.000.000đ. Bà Phúc được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán 5.115.910đ, nhưng thay vì chỉ thu thêm của bà Phúc 4.911.242đ, nhân viên BV Thống Nhất lại thu đến hơn 8.900.000đ...

Bốn lần thu tiền, cấp ba biên lai
Khuya ngày 4/3/2014, bà Lê Thị Phúc (ngụ tại P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM) được gia đình đưa vào BV Thống Nhất cấp cứu. Bà Phúc trình thẻ BHYT và đóng tạm ứng 1.000.000đ viện phí. Bác sĩ chẩn đoán bà Phúc bị sỏi niệu quản, chuyển về Khoa Ngoại tiết niệu để điều trị. Sau đó, bà được chỉ định tán sỏi nội soi bằng laser và đặt thông JJ niệu quản. Trước khi ký cam kết điều trị, nhân viên BV có cho bà Phúc biết, chi phí điều trị khoảng 7.000.000đ. Sau khi được tư vấn, bà Phúc đồng ý ký thực hiện thủ thuật. Lúc này, nhân viên BV yêu cầu gia đình bà Phúc đóng tiền hai nơi: đóng cho Phòng Hành chánh Khoa Ngoại tiết niệu 4.000.000đ, chỉ ký sổ mà không có biên lai; 3.000.000đ còn lại thì đóng tại quầy thu viện phí, có biên lai. Tưởng vậy là xong, nhưng khi bà Phúc xuất viện, nhân viên Khoa Ngoại tiết niệu lại yêu cầu bà xuống quầy thanh toán thêm 911.000đ viện phí mới được làm thủ tục xuất viện.
Cầm hóa đơn và bảng kê tổng hợp chi phí khám chữa bệnh, bà Phúc phát hiện bảng kê chi phí điều trị của mình từ ngày 4 - 12/3/2014 là 10.027.152đ. Trong đó, BHYT chi trả 5.115.910đ, bà phải đồng chi trả là 4.911.242đ.
“Tôi đóng tiền bốn lần tất cả, một lần 911.000đ, một lần 1.000.000đ, một lần 3.000.000đ và một lần 4.000.000đ. Tổng cộng hơn 8.900.000đ, nhưng số tiền 4.000.000đ không thấy ghi trong bảng kê tổng hợp của BV và không có hóa đơn. Thêm nữa, việc tính BHYT cho tôi cũng có nhiều biểu hiện không minh bạch. Theo quy định, trường hợp của tôi là trường hợp cấp cứu, được BHYT thanh toán 80% chi phí điều trị. Tính ra, tôi chỉ phải thanh toán hơn 2.000.000đ viện phí, sao lại phải trả tới hơn 8.900.000đ? Tôi thắc mắc với nhân viên Khoa Ngoại tiết niệu, họ không giải thích được lý do”- bà Phúc bức xúc.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Alobacsi.vn.
Làm trái quy định
Ông Nguyễn Vĩnh Thanh - Phó giám đốc BV Thống Nhất cho biết, sau khi nhận được phản ánh từ Báo Phụ Nữ, ông đã có buổi làm việc với Khoa Ngoại tiết niệu. Kết quả, BV đã có những thiếu sót như: chưa thể hiện rõ phần thanh toán đồng chi trả cũng như tỷ lệ phần trăm bệnh nhân được hưởng trên hóa đơn viện phí. Khi thu tiền tại khoa, nhân viên đã không cấp phiếu tạm thu cho người bệnh, khi bệnh nhân xuất viện cũng không liên hệ với công ty đổi lại hóa đơn về giao lại cho người bệnh. Nhân viên BV chưa làm hết trách nhiệm giải thích đầy đủ cho bệnh nhân khi họ yêu cầu.
Theo BS Thanh, trước khi làm thủ thuật, nhân viên BV sẽ tư vấn cho bệnh nhân cụ thể. Có ba phương pháp là mổ hở, tán sỏi nội soi cơ học và tán sỏi nội soi bằng laser, trong đó nội soi bằng laser là an toàn và hiệu quả hơn cả, nhưng BV lại chưa có máy. Để thực hiện phương pháp này, BV phải thuê máy móc bên ngoài. Phương pháp này và đặt ống thông JJ hiện vẫn chưa được BHYT thanh toán như hai phương pháp kia nên bệnh nhân phải trả toàn bộ chi phí. Khoản thu 7.000.000đ được chia làm hai phần, phần thứ nhất gồm bông băng, giường bệnh, thuốc gây tê..., khoản 3.000.000đ thì đóng cho BV, có hóa đơn, có trong bảng kê viện phí; 4.000.000đ còn lại là tiền thuê trang thiết bị của công ty bên ngoài nên không có trong bảng kê BV và BV không thể “ra” hóa đơn (?).
BS Thanh cho biết, tổng số tiền điều trị và thuê trang thiết bị trong trường hợp của bà Phúc là hơn 14.000.000đ. Trong đó, chi phí trang thiết bị, thuốc men nằm ngoài danh mục khoảng hơn 8.000.000đ và trong danh mục hưởng BHYT là hơn 6.000.000đ. Bà Phúc là diện BHYT, nhập viện cấp cứu, nên theo quy định sẽ được BHYT chi trả 80% chi phí điều trị trong danh mục. Như thế, bà Phúc được BHYT thanh toán 80% của 6.000.000đ (tương ứng với 5.115.910đ). Số tiền bà Phúc thanh toán hơn 8.900.000đ bao gồm việc chi trả 7.000.000đ chi phí thực hiện thủ thuật nằm ngoài danh mục BHYT và hơn 700.000đ chi trả cho số thiết bị, thuốc men không có trong danh mục BHYT thanh toán.
Giải thích của BV nghe có vẻ hợp lý, nhưng theo luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Công ty luật TNHH Thiên Niên Kỷ (TP.HCM), khi bà Phúc đến BV Thống Nhất để yêu cầu khám chữa bệnh và đã đóng viện phí, có nghĩa là bà Phúc và BV Thống Nhất đã giao kết hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh. Theo đó, BV Thống Nhất là nơi cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh cho bà Phúc. Việc thuê trang thiết bị chỉ để thực hiện tốt công việc chữa bệnh cho bệnh nhân. Chi phí cho việc thuê máy điều trị bao gồm trong chi phí khám chữa bệnh mà BV đã trực tiếp thu của bệnh nhân. Theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì tất cả hàng hóa dịch vụ cung ứng đều phải xuất hóa đơn trên cơ sở hợp đồng. BV Thống Nhất đã không xuất hóa đơn đối với số tiền thuê máy điều trị là trái với quy định.
 Tiến Đạt

Nhật Bản thoái vốn khỏi Trung Quốc

(DĐDN) -  Số liệu mà cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đưa ra cho thấy đầu tư của các Cty Nhật Bản vào Trung Quốc năm 2013 giảm 33% so với năm 2012 và trong năm 2013 chỉ còn 9,09 tỷ USD.



Cũng theo JETRO, các Cty của Nhật Bản năm 2013 đầu tư 22,8 tỷ USD vào các nước ở khu vực Đông Nam Á như VN, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philipine, nhiều hơn đầu tư vào Trung Quốc rất nhiều cho dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Điều đáng chú ý nữa ở đây là việc giới kinh tế Nhật Bản tăng cường đầu tư trực tiếp vào các nước ở khu vực Đông Nam Á diễn ra đồng thời với việc họ tiếp tục rút vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc.

Chi phí cho đất đai tăng và lương nhân công lao động ngày càng cao ở Trung Quốc là một trong những nguyên do quan trọng đưa đến diễn biến nói trên trong hoạt động đầu tư trực tiếp của các công ty Nhật Bản ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. Nhưng không phải quyết định nhất bởi chi phí cho đất đai và nhân công lao động ở các nước Đông Nam Á không giảm đi mà thậm chí còn có phần tăng lên so với trước. Ngoài ra, tình hình tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc vẫn ổn định và khả quan.

Vì thế, cú hích quyết định đối với chiều hướng diễn biến nói trên chỉ có thể là quan hệ chính trị giữa Nhật Bản với Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Về phương diện này hiện có thể thấy chiều hướng biến động trái ngược nhau. Trong khi quan hệ chính trị của Nhật Bản với Trung Quốc tiếp tục trắc trở và leo thang căng thẳng, đối đầu và ngờ vực thì quan hệ của Nhật Bản với Asean và các nước trong khu vực Đông Nam Á lại được thúc đẩy mạnh mẽ, ngày càng thêm gắn bó và tin cậy hơn trước.

Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản, đặc biệt đương kim thủ tướng Shinzo Abe, tăng cường thúc đẩy quan hệ chính trị, hợp tác kinh tế và thương mại, đặc biệt là cả về quân sự và an ninh với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Ở khu vực này, Nhật Bản không gặp phải những vướng mắc cũ cũng như mới với các nước như với Trung Quốc. Thậm chí Nhật Bản còn nhìn thấy cả cơ hội để thông qua thúc đẩy quan hệ với khu vực này để gây dựng vai trò chính trị khu vực và liên kết các nước có cùng nhu cầu đối phó với việc bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ như Nhật Bản.

Những hành động của Trung Quốc trong thời gian gần đây vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN trên Biển Đông càng củng cố lo ngại của các Cty Nhật Bản và càng thôi thúc họ rút vốn đầu tư khỏi Trung Quốc để đầu tư vào thị trường với môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định hơn về mọi phương diện. Trung Quốc còn gây sự với láng giềng như hiện đang gây sự với VN thì chắc chắn việc các Cty Nhật Bản rút vốn đầu tư khỏi Trung Quốc sẽ còn tiếp tục cả trong thời gian tới. Tạo điều kiện thuận lợi để đón nhận sự chuyển hướng đầu tư của giới kinh tế Nhật Bản sẽ mở ra cho giới kinh tế ở các nước trong khu vực Đông Nam Á cơ hội hợp tác kinh doanh mới.
Thứ Bảy, 14/06/2014 - 07:10
Hoàng Mai

VIDEO:Công an & côn đồ cùng chiến tuyến khủng bố người dân




Đoàn Huy (Danlambao) - Từ ngày 09/06/2014 đến khuya 12 /06 / 2014 Hội Thánh Tin Lành Mennonite chi hội Bến Cát - Bình Dương tại đường D10 - Phường Thới Hòa. Các Mục sư, tín đồ và học viên liên tục bị sách nhiễu bắt bớ, đánh đập... Nhưng đỉnh điểm là vào lúc 21 giờ 15 đêm 12/06/2014 công an và côn đồ đều có mặt bao vây Hội Thánh, cơ quan công quyền ra lệnh cho cắt điện, cúp nước... Bên trong hội thánh có trẻ em, phụ nữ mang thai đều ở trong không khí sợ hãi bao trùm... chỉ ít phút sau là một trận mưa “đá xanh” ném thẳng tay vào nơi hoạt động tôn giáo do Mục Sư Hồng Quang cai quản. 90 % cửa kính bị vở, các thanh sắt khung cửa bị biến dạng do bị công an và côn đồ cưa, phá hoại…

Nhiều người dân chứng kiến vô cùng bất bình và ngao ngán và tự hỏi đây là bọn “Tà quyền” chứ không phải là “chính quyền” bởi trước khi họ hành động là lệnh cho cắt điện để người dân không nhận diện được mặt mủi thế nào.... chỉ có những kẻ làm việc gian tà mới có những hành động như thế. 

Trong video cho thấy nhiều phụ nữ bị đánh đập bị thương ở mặt, vỡ môi, công an Bình Dương còn lăng mạ các Mục Sư bằng cách không cho mặc áo (cỡi trần), hai tay đưa lên đầu như bắt được tù binh trong trận chiến... khi dẫn giải lên đồn công an giam giữ. 

Người dân Bình Dương còn nhớ rất rõ cách đây một tháng những kẻ gây bạo loạn đốt phá các công ty nước ngoài ngày 13/05/2014, những âm thanh đập phá hội Thánh Mennonite và cái cảnh công an đi trước côn đồ theo sau... tiếng xe máy gầm rú rất giống nhau.

Thoát Trung, phò Dũng: Một sai lầm bi đát !


Thoát Trung, nhưng coi chừng một sai lầm bi đát! 

Nguyễn Gia Kiểng (Thông Luận) “...Nguyễn Tấn Dũng có thể không phải là người nhiệt tình nhất với chính sách phục tùng Trung Quốc nhưng cũng không ai có thể thân Trung Quốc hơn ông. Muốn "thoát Trung" mà lại "phò Dũng" là rất sai, sai một cách bi đát…”

*

Một tháng rưỡi đã trôi qua kể từ ngày Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Giàn khoan vẫn còn đó những dư luận thế giới đã ngoảnh sang những vấn đề khác. Bắc Kinh đã thành công một bước trong tiến trình bình thường hóa sự chiếm đoạt các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bước tiến này mở đường cho những hành động lấn chiếm khác.

Hành động của Bắc Kinh đáng lẽ là một sự dại dột và đã phải thất bại bẽ bàng; không những thế còn tạo cho Việt Nam một cơ hội để tái khẳng định chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa và các quyền lợi chính đáng trên Biển Đông theo qui định của luật pháp quốc tế. Trong những ngày đầu khi Trung Quốc vừa đưa giàn khoan HD-981 vào hải phận Việt Nam lập trường của các chính phủ -Hoa Kỳ, Châu Âu cũng như các nước trong khu vực Thái Bình Dương- đã đồng thanh lên án hành động của Trung Quốc như là một sự khiêu khích. Ngược lại không một quốc gia nào bênh vực Trung Quốc cả. Một cách mặc nhiên thế giới đã nhìn nhận Hoàng Sa và vùng biển chung quanh không phải là của Trung Quốc, nghĩa là của Việt Nam hay ít nhất có thể được coi là của Việt Nam.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Việt Nam phản ứng một cách mạnh mẽ, dù ôn hòa, đối với Trung Quốc và đưa vấn đề ra trước Liên Hiệp Quốc? Chắc chắn Trung Quốc sẽ xấc xược phủ nhận thẩm quyền của Tòa Án Công Pháp Quốc Tế (International Court of Justice) và cũng sẽ sử dụng quyền phủ quyết nếu Việt Nam đưa vấn đề ra Hội Đồng Bảo An. Nhưng đó là tất cả những gì mà chúng ta chờ đợi. Trung Quốc sẽ bị cô lập và lên án, chủ quyền của Việt Nam sẽ được thừa về mặt tình cảm, Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt hơn nhiều nếu tái diễn sự khiêu khích. Có mọi triển vọng là họ không dám tái diễn vì Trung Quốc vừa rất lệ thuộc vào thế giới vừa không đủ mạnh để thách thức thế giới, hơn nữa lại đang sắp đi vào một cuộc khủng hoảng lớn. Tóm lại giàn khoan của Trung Quốc sẽ rút đi sau một vài tháng chi phí tốn kém, sau khi bị lên án và khiến Việt Nam được bênh vực.

Nhưng thực tế đã không như vậy bởi vì chính quyền cộng sản Việt Nam đã không có phản ứng. Hành động xâm lược của Trung Quốc vẫn tiếp tục và không còn lôi kéo sự chú ý của thế giới nữa. Lần sau nếu tình trạng này lặp lại sự chú ý của thế giới sẽ còn ít hơn. Lẽ phải lúc đó sẽ chỉ là lý của kẻ mạnh.

Những gì chính quyền CSVN đã làm, như phổ biến một thư luân lưu tới các thành viên LHQ một tháng sau khi sư kiện khởi đầu, một vài tuyên bố nguyên tắc và một số tàu cá và cảnh sát biển tới gần hiện trường, không đáng được coi là một phản ứng. Ngay cả nếu chính quyền CSVN muốn dâng biển và đảo cho Trung Quốc trong một thỏa hiệp ngầm họ cũng khó có thể phản ứng yếu hơn.

Hành động của Trung Quốc vừa là một hành động lấn chiếm vừa là một hành động chiến tranh bởi vì họ đem theo cả hàng trăm tàu chiến và đánh phá các tàu của Việt Nam, kể cả tàu của cảnh sát biển Việt Nam. Trước một biến cố nghiêm trọng như vậy bất cứ một chính quyền nào trên thế giới cũng đã phải thông tin và giải thích đầy đủ cho nhân dân biết những gì xảy ra qua thông điệp long trọng của quốc trưởng và thủ tướng cùng với những phát biểu của các bộ trưởng và các cấp lãnh đạo chính trị để động viên toàn dân đoàn kết trong cố gắng giữ nước, đồng thời lập tức đưa vấn đề ra công pháp quốc tế.

Nhưng chúng ta đã thấy gì?

Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn không nói gì trước hội nghị trung ương của đảng cộng sản diễn ra đúng lúc Trung Quốc đang trắng trợn xâm phạm vùng biển Việt Nam và cũng không thấy có ủy viên trung ương đảng nào tỏ ra bức xúc. Hình như đối với ông Trọng và đảng cộng sản không có vấn đề gì cả.

Về phía nhà nước cả chủ tích nước lẫn thủ tướng đều không tuyên bố gì với quốc dân. Quốc hội cũng không có phản ứng. Ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu ca trong một buổi tiếp xúc với cử tri một quận rằng "anh phải rút đi chứ, nhà tôi chứ đâu phải nhà anh!". Không khác gì một người dân oan trong số hàng triệu dân oan của chế độ. Ông chủ tịch thừa biết những tiếng kêu than này có tác dụng gì. Ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ nói trước hội nghị ASEAN một phần rất nhỏ những điều mà mọi người đều đã biết và cũng không dám kêu gọi hậu thuẫn của thế giới, sau đó cũng chỉ trả lời với ký giả nước ngoài, tại nước ngoài, rằng "không chấp nhận đánh đổi chủ quyền để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc".Không một cấp lãnh đạo quốc gia nào trong trường hợp Việt Nam khi ra nước ngoài và bị các ký giả chất vấn có thể nói yếu hơn.

Ông đại tướng bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh được một cơ hội bằng vàng để bảo vệ lập trường của Việt Nam khi tham dự Đối Thoại Shangri-La 13. Trước đó cả thủ tướng Nhật Shinzo Abe lẫn bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đều đã mạnh mẽ tố giác hành động của Trung Quốc và tuyên bố sẽ không để Trung Quốc lộng hành trên Biển Đông, sẽ sẵn sàng giúp các nước trong vùng, kể cả Việt Nam, phương tiện tự vệ. Một chính quyền Việt Nam quan tâm bảo vệ chủ quyền không thể mong đợi nhiều hơn. Tuy vậy ông Thanh đã tuyên bố rằng "quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp"và vụ giàn khoan HD-981 chẳng có gì nghiêm trọng vì "mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng". Chẳng khác gì bảo Mỹ, Nhật và thế giới đừng xía vào, hãy để mặc Việt Nam giải quyết với Trung Quốc. Nhưng giải quyết như thế nào? Ông Thanh chỉ dám "đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam". Thật khó có thể có một bộ trưởng quốc phòng bất xứng hơn.

Bộ ngoại giao cũng không dám triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối dù đây phản ứng nhẹ nhất trong trường hợp này. Các chính phủ triệu tập đại sứ trong những trường hợp không quan trọng hơn nhiều; thí dụ như Bắc Kinh đã triệu tập đại sứ Mỹ tại Trung Quốc để phản đối việc năm sĩ quan Trung Quốc bị tố giác là có hoạt động gián điệp. Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam là một đại sứ hay một thái thú? Tệ hơn nữa, bộ ngoại giao còn làm một việc rất vô ý thức là triệu tập đại điện sứ quán Trung Quốc (nhấn mạnh: đaị diện sứ quán chứ không phải đại sứ) sau khi một tàu cá Việt Nam bị đụng chìm ngày 26-5. Như vậy là việc Trung Quốc tìm dầu trong hải phận Việt Nam không nghiêm trọng bằng một chiếc tàu cá bị đụng chìm? Chỉ một tháng sau khi hành động xâm lược của Trung Quốc diễn ra phái bộ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc mới cho phổ biến một thư luân lưu đến đại diện các nước, nhưng đây cũng chỉ là một thông báo mà thôi chứ không kêu gọi một hành động quốc tế nào cả.

(Đến đây xin mở một ngoặc đơn. Sự nhu nhược này không phải do lỗi của bộ ngoại giao, mà là vì bộ ngoại giao không có quyền quyết định. Chính sách cũng như hành động đối ngoại hoàn toàn ở trong tay một một vài người trong bộ chính trị; những người này khống chế được bộ máy đảng và nhà nước và quyết định chính sách đối ngoại một cách hoàn toàn bí mật. Ngay cả những cấp lãnh đạo, kể cả đa số ủy viên trung ương đảng, cũng chỉ biết đến những thay đổi định hướng đối ngoại rất lâu sau khi chúng đã thành một thực tế. Cuối thập niên 1950 Lê Duẩn và Lê Đức Thọ quyết định theo Trung Quốc (để có thể phát động nội chiến) và thanh trừng những phần tử bị cáo buộc là "xét lại chống đảng" vì thân Liên Xô. Không ai biết. Gần mười năm sau họ đổi hướng 180 độ và theo Liên Xô chống Trung Quốc. Cũng không ai biết. Năm 1984 sau khi Liên Xô bối rối không bảo vệ được chế độ CSVN nữa, Nguyễn Văn Linh được đưa trở lại bộ chính trị rồi trở thành tổng bí thư để thực hiện chính sách đầu hàng và thần phục Trung Quốc cùng với Lê Đức Anh và Đỗ Mười. Vẫn không ai biết. Trí thức Việt Nam còn tung hô Nguyễn Văn Linh như một người của đổi mới mà không biết rằng ông ta chỉ là người của Trung Quốc).

Chính quyền CSVN đã không nói gì với nhân dân. Họ không cần giải thích gì cả bởi vì họ không thấy có một bổn phận nào đối với nhân dân Việt Nam cả; họ là một lực lượng chiếm đóng và thống trị chứ không phải là một chính quyền Việt Nam. Họ còn dùng bọn côn đồ - mà họ vẫn thường dùng để hành hung những người dân chủ - để gây bạo động và lấy đó làm cớ để cấm đoán những cuộc biểu tình của những người yêu nước phản đối hành động xâm lược của Bắc Kinh. Nếu họ thực sự là dụng cụ của Trung Quốc để bán đứng đất nước họ cũng không thể làm khác.

Chúng ta có thể tự hỏi tại sao Trung Quốc lại làm như vậy? Hành động của họ đáng lẽ phải là một hành động ngu xuẩn rất có hại cho họ, nhưng họ đã thành công bởi vì họ biết trước phản ứng của Hà Nội. Tất cả diễn ra như một kịch bản đã được chuẩn bị trước.

Không thể loại trừ khả năng là giữa Bắc Kinh và Hà Nội đã có những thỏa ước không được công bố và Bắc Kinh đã dựa vào đó để hành động. Nếu không thì không ai có thể giải thích tại sao chính quyền Hà Nội không đưa vấn đề ra công pháp quốc tế dù sau hơn 20 lần tiếp xúc vẫn chỉ nhận được một câu trả lời trịch thượng của Bắc Kinh là không có gì để thảo luận cả vì họ hoàn toàn đúng. Người ta có thể nghĩ như vậy khi đọc lại bản tuyên bố chung Việt – Trung ngày 21/06/2013 sau chuyến thăm viếng Bắc Kinh của ông Trương Tấn Sang:

"Hai bên hoan nghênh Thỏa thuận sửa đổi liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa doanh nghiệp hữu quan hai nước, nhất trí mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận, kéo dài thời hạn thỏa thuận, cùng nhau thúc đẩy hoạt động thăm dò chung đối với cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ sớm đạt được tiến triển tích cực". (Tác giả tô đậm những cụm từ đáng chú ý).

Thỏa thuận sửa đổi nào? Thoả thuận thăm dò chung nào? Khu vực thỏa thuận nào? Mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận tới đâu? Nhân dân Việt Nam không được biết, tất cả đều chỉ là những cam kết dấm dúi giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và quan thày Trung Quốc của họ. Cũng không nên quên câu nói của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - một người rất thận cận với ông Dũng đồng thời cũng là một trong những người nhiều quyền lực nhất hiện nay - đại diện Việt Nam trong cuộc đàm phán Việt – Trung năm 2012: "Việt Nam không còn bất cứ băn khoăn gì khi hợp tác với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực ". Không còn bất cứ băn khoăn nào, vậy việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa coi như đã xong? Nếu quả thực như thế thì Trung Quốc có quyền làm những gì họ đang làm. Có những lúc mà ngôn ngữ không đủ để nói lên sự ngạc nhiên và phẫn nộ.

Cũng đáng ngạc nhiên và thất vọng không kém là thái độ của nhiều trí thức Việt Nam. Họ chống ách lệ thuộc Bắc Kinh và muốn "thoát Trung" nhưng lại ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng. Đối với họ Nguyễn Tấn Dũng là người tiến bộ, thân phương Tây và dám đối đầu với Bắc Kinh. Lý do là vì ông đã gửi con đi du học Mỹ, đã gửi thông điệp đầu năm nói tới "đổi mới thể chế" và "xây dựng dân chủ" và mới đây đã công khai phản đối việc Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó lại tuyên bố không chấp nhận quan hệ lệ thuộc.

Tại sao lại có thể nông cạn và dễ tính đến thế được? Việc ông Dũng gửi con sang du học tại Mỹ không chứng minh gì cả; phần lớn các lãnh tụ chóp bu Nga và Trung Quốc cũng làm như thế, chính bản thân Tập Cận Bình cũng đã thực tập tại Mỹ. Chính quyền Trung Quốc cũng vừa tiết lộ là có hơn một nghìn quan chức tỉnh Quảng Đông gửi con du học các nước phương Tây. Gửi con đi học tại Mỹ không có nghĩa là thân Mỹ. Mà dù có được đào tạo tại phương Tây cũng không có nghĩa là đã trở thành người dân chủ. Cho tới thập niên 1980 hầu như tất cả các chế độ Châu Mỹ La Tinh đều là những chế độ độc tài mafia do những kẻ tốt nghiệp tại các trường đại học Mỹ cầm đầu. Bachar al Assad, tên độc tài khát máu tại Syria, tốt nghiệp tại Anh. Giáo dục quả nhiên thay đổi cách suy nghĩ nhưng thường phải một hai thế hệ. Người ta cố tình gán cho Nguyễn Tấn Dũng những chủ trương mà ông không bao giờ có, hơn nữa còn chống lại một cách hung bạo. Có những vị hân hoan vì ông Dũng nói tới "phát huy dân chủ" trong bài thông điệp đầu năm, nhưng đó hoàn toàn chỉ là thứ dân chủ mà ĐCSVN đã nói tới từ thời Việt Nam Dân Chủ Công Hòa, nghĩa là dân chủ kiểu xã hội chủ nghĩa, cái dân chủ mà bà Nguyễn Thị Doan đánh giá là ưu việt gấp triệu lần dân chủ đa nguyên đa đảng. Hoàn toàn không có gì mới. Điều chắc chắn là ông Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố "nhất định không để nhen nhúm những tổ chức đối lập". Đó là xây dựng dân chủ? Cũng đừng quên rằng chính ông Dũng đã ký quyết định 97/2009/QĐ-TTg cấm phản biện và khai tử nhóm IDS.
...những lời tuyên bố mơ hồ, chung chung, vớ vẩn của ông Dũng
"thể hiện đúng ý chí của nhân dân ta"...
Ca tụng ông Dũng là dám chống Trung Quốc cũng chỉ là lấy mơ ước làm sự thực, hay tệ hơn nữa là tán tụng kẻ có quyền, một thái độ chẳng có gì đáng tự hào. Về vụ HD-981 ông Dũng đã chỉ nói một phần nhỏ những điều mà mọi người đã biết. Còn câu "không chấp nhận đánh đổi chủ quyền để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc"thì quả là vớ vẩn. Có gì là khảng khái? Ai có thể nói ngược lại? Ông Dũng còn phải cố gắng nhiều, rất nhiều, nếu muốn chứng tỏ thực tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc.

Điều chắc chắn là ông Dũng đã góp phần quyết định đưa Việt Nam đi sâu vào thế lệ thuộc Trung Quốc. Lệ thuộc Trung Quốc là chọn lựa chiến lược của ĐCSVN từ giữa năm 1984 và là trách nhiệm chung của các bộ chính trị từ đó. Nhưng cũng có những điều chủ yếu thuộc trách nhiệm của hành pháp, nghĩa là thủ tướng. Như cho Trung Quốc thuê dài hạn rừng đầu nguồn; cho Trung Quốc thuê những vùng biển rộng lớn để khai thác hải sản; cho các doanh nghiệp Trung Quốc đưa công nhân ồ ạt sang Việt Nam và tổ chức như những khu riêng của người Hoa; cho người và hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam không kiểm soát; xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc mang nhãn made in Vietnam sang Hoa Kỳ và Châu Âu đưa thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc lên 24 tỷ USD; cho Trung Quốc trúng thầu gần hết các dự án và sau đó thi công một cách bê bối v.v. Cũng đừng quên Nguyễn Tấn Dũng là người bảo vệ dự án Bô-xit Tây Nguyên một cách quả quyết nhất, tuyên bố "dự án này phải tiếp tục vì là một chủ trương lớn của Đảng". Đinh Đăng Định chỉ có tội phản đối dự án này mà bị cầm tù tới chết. Riêng về điểm này phải nhìn nhận là ông Trương Tấn Sang đã tỏ ra có trách nhiệm hơn và phần nào đã bênh vực những người phản đối. Điếu Cày có tội gì mà bị xử tới 12 năm tù sau khi đã ở tù 3 năm? Anh chẳng viết hay tuyên bố gì đáng nói. Tội duy nhất của Điếu Cày là đã tổ chức những cuộc biểu tình chống ngọn đuốc Thế Vận Bắc Kinh 2008. Nguyễn Xuân Nghĩa bị xử 6 năm tù -và còn bị công an cho thường phạm đánh trong tù- chỉ vì căng những biểu ngữ "Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam". Không thể nói rằng đây là chính sách của Đảng; chính sách phục tùng Trung Quốc là của Đảng nhưng sự hung bạo là của Nguyễn Tấn Dũng. Cũng không nên quan trọng hóa quá đáng vai trò của bộ chính trị. Ông Dũng chẳng coi bộ chính trị ra gì, bộ chính trị muốn kỷ luật ông mà không được, muốn đưa hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào bộ chính trị cũng không được. Nguyễn Tấn Dũng mạnh hơn bộ chính trị vì kiểm soát được đa số trong ban chấp hành trung ương. Ai thắc mắc điều này có thể nhìn vào những bản án dành cho Trần Huỳnh Duy Thức và Cù Huy Hà Vũ. Duy Thức sử dụng tài liệu do văn phòng Trương Tấn Sang cung cấp để tố cáo Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng và lãnh 16 năm tù trước sự bất lực của phe Trương Tấn Sang, Hà Vũ đòi kiện Nguyễn Tấn Dũng về vụ Bô-xit và lãnh 7 năm dù thuộc diện con cháu công thần và được nhiều che chở ngay trong đảng. Bản hiến pháp mới vừa có hiệu lực từ đầu năm nay trong đó nét đậm nhất là rập khuôn theo chế độ Trung Quốc cũng là do ông Dũng đưa ra trước đại hội Đảng thứ 11; chỉ có điều là sau đó có quá nhiều vụ bê bối bị phát giác khiến ông không giành được chức tổng bí thư đảng như dự tính.

Cũng Nguyễn Tấn Dũng vừa ra chỉ thị cấm biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm hải phận Việt Nam. Tại sao cấm những cuộc biểu tình chính đáng này? Và tại sao không thấy trí thức trong nước nào lên tiếng mạnh mẽ phản đối quyết định này? Ông Dũng viện cớ ngăn ngừa những bạo loạn như dã xảy ra tại Bình Dương, nhưng ai điều động bọn côn đồ đập phá? Bọn này rõ ràng là được công an bảo kê. Chúng chỉ có vài chục đứa mà dám đến các doanh nghiệp đòi phải để công nhân ngừng làm việc để đi biểu tình và khi được trả lời là công nhân đã đi biểu tình rồi thì đòi vào khám nhà máy xem còn công nhân không. Nhà máy cầu cứu thì được công an lời là "không thể làm gì cả". Tại sao công an lại không thể làm gì cả, trừ khi được lệnh cấm can thiệp? Rồi sau những thiệt hai to lớn đã có sĩ quan công an nào bị khiển trách không? Bình thường trước một sư kiện nghiêm trọng như vậy chính bộ trưởng công an phải tự kiểm điểm, thậm chí phải từ chức hoặc bị cách chức. Nên nhớ rằng công an hoàn toàn ở trong tay ông Dũng. Giải thích hợp lý nhất là chính ông Dũng đã tạo ra những cuộc bạo loạn này để có cớ cấm những cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Nhưng giải thích này có thể chưa đủ. Có thể còn có cả sự phối hợp với Trung Quốc - cả trong vụ giàn khoan HD-981 lẫn những diễn tiến sau đó - để tạo ra một tình trạng căng thẳng vừa biện minh cho sự suy sụp kinh tế không thể che giấu được nữa vừa giúp Nguyễn Tấn Dũng lấy cớ vãn hồi an ninh trật tự làm một cuộc đảo chính – công khai hoặc ngầm - thu tóm mọi quyền lực trong tay và vô hiệu hóa các đối thủ. Rất có thể. Bởi vì Trung Quốc không thể tìm được một đồng minh lý tưởng hơn ông Dũng, ông vừa hợp tác tận tình với Trung Quốc vừa thẳng tay đàn áp những người chống Trung Quốc. Ai cũng phải thấy là vụ giàn khoan HD-981 đã chỉ có lợi cho Nguyễn Tấn Dũng.

Nguyễn Tấn Dũng có thể không phải là người nhiệt tình nhất với chính sách phục tùng Trung Quốc nhưng cũng không ai có thể thân Trung Quốc hơn ông. Muốn "thoát Trung" mà lại "phò Dũng" là rất sai, sai một cách bi đát.

Có thể nói gì thêm về Nguyễn Tấn Dũng?

Khi lên làm thủ tướng ông tuyên bố nếu không dẹp được tham nhũng ông sẽ từ chức. Thực tế là tham nhũng không giảm đi, cũng không thể nói là tăng lên, mà phải nói là đã bùng nổ dưới chính phủ của ông Dũng. Hối lộ, vơ vét, móc ngoặc, mua quan bán chức đã trở thành qui luật dưới chính quyền Nguyễn Tấn Dũng. Phải nói một cách thật rõ rệt: nếu không dẹp được tham nhũng thì đất nước không có tương lai. Nguyễn Tấn Dũng không dẹp mà còn giúp tham nhũng bành trướng. Như vậy không thể viện dẫn bất cứ lý do nào để ủng hộ ông.

Ông Dũng đã khởi xướng ra "sáng kiến" dùng bọn côn đồ làm cánh tay nối dài của công an để hành hung dân oan và những người dân chủ. Tôi được nghe hai tiếng "đầu gấu" lần đầu tiên từ ông Hoàng Minh Chính qua điện thoại năm 2002. Ông Chính cùng các thân hữu tới tòa án ủng hộ Lê Chí Quang đang bị xét xử. Ông la lên: "Chúng nó dùng bọn đầu gấu đánh anh em dân chủ!". Lúc đó ông Dũng vừa lên làm phó thủ tướng nhưng quyền lực át hẳn ông thủ tướng rất lu mờ Phan Văn Khải. Vài năm sau chính ông Hoàng Minh Chính cũng bị bọn đầu gấu xô đẩy và bị ném đồ dơ bẩn khi đi chữa bệnh ở Mỹ về, người nhà bị hành hung. Hiện tượng đầu gấu liên tục phát triển cùng với quyền lực của ông Dũng, đến mức giờ đây khó phân biệt công an và côn đồ. Hầu như không có người dân chủ trẻ nào không bị đánh, kể cả các phụ nữ như Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Hoàng Vi.

Dưới chính quyền của ông Dũng công an trở thành hung bạo. Hiện tượng tra tấn nghi can, dùng thường phạm đánh chính trị phạm trong nhà tù, đánh người, thậm chí đánh chết người, trong đồn công an ngày càng trở thành bình thường. Đó chủ yếu là thành quả của ông Dũng. Không thể nói rằng trách nhiệm của ông Dũng chỉ là đã không kiểm soát được công an. Ông nắm rất vững lực lượng công an, ông xuất thân là một công an và từng là thứ trưởng trực bộ công an. Công an không thể làm những gì mà ông cấm.

Nhiều người nói hãy cứ tập trung phát triển kinh tế rồi sẽ có dân chủ. Những người này không hiểu kinh tế và nói bậy. Nhưng ngay cả như thế thì Nguyễn Tấn Dũng cũng không phải là người lãnh đạo quốc gia chấp nhận được. Ông tỏ ra rất thiếu bài bản về kinh tế.

Một vài thí dụ:

-Ít lâu sau khi chính thức lên làm thủ tướng ông sang thăm Mỹ và tìm gặp Alan Greenspan, vừa mãn nhiệm kỳ chủ tịch ngân hàng trung ương Mỹ, để chiêm ngưỡng một thiên tài kinh tế. Chỉ một thời gian ngắn sau thế giới nhận ra Alan Greenspan là thống đốc tồi nhất từ một thế kỷ và đã gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có.

- Cuối năm 2007 ông Dũng tung ra 150 nghìn tỷ đồng để mua 9 tỷ USD làm cả nước điêu đứng vì vật giá tăng vọt, lý do là để "hỗ trợ đồng đô la" vì sợ hối suất đồng đô la Mỹ sẽ giảm sút nghiêm trọng so với đồng tiền Việt Nam; dự đoán này sai một cách lố bịch vì điều ngược lại đã xảy ra.  Đồng đô la lúc đó bằng 15.000 đồng Việt Nam, ngay sau đó nó đổi lấy 18.500 đồng.

- Cuối năm 2008 chính phủ của ông Dũng trổ tài một lần nữa. Thấy thực phẩm lên giá đột ngột họ ra lệnh cấm xuất cảng gạo vì nghĩ rằng giá gạo sẽ còn tăng thêm và sợ bán hố. Sau đó thì giá gạo xuống nhanh và nông dân khốn khổ. Thực ra giá thực phẩm chỉ biến động trong một thởi gian ngắn, ngay lúc ông Dũng lấy quyết định ngớ ngẩn đó thị trường gạo đã trở lại bình thường rồi.

- Năm 2009 ông Dũng tung ra "gói kích cầu" 8 tỷ USD để kích thích tăng trưởng kinh tế. Theo lời bộ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Bùi Quang Vinh thì số tiền 8 tỷ USD này đã mất toi và "doanh nghiệp bây giờ chết hết rồi".

Sai lầm tai hại nhất của ông Dũng là lập ra những tập đoàn lớn, bắt chước các chaebol của Hàn Quốc dù không có những cấp lãnh đạo tương xứng và cũng không có cả những công ty đúng nghĩa. Kết quả là tất cả 127 tập đoàn đều lỗ nặng vì chỉ là những ổ lãng phí và tham nhũng. Chúng đang gánh một tổng số nợ gần 100 tỷ USD. Ai sẽ trả cái giá kinh khủng của sự ngu dốt này nếu không phải là thế hệ đang lớn lên? Trung bình mỗi người Việt Nam sẽ phải trả 1000 USD (22 triệu đồng) vì sự bất tài, tham nhũng và tính vĩ cuồng của chính quyền Nguyễn Tấn Dũng. Trong kỷ nguyên tri thức này không một quốc gia nào có thể chấp nhận một người lãnh đạo thiếu hiểu biết như ông Dũng mà không tàn lụi. Ngày nay người ta không còn có thể nói là đã có các cố vấn vì các vấn đề đã trở thành quá phức tạp và các dữ kiện thay đổi quá nhanh chóng. Muốn tuyển chọn các cố vấn có thực tài và sau đó trọng tài giữa các đề nghị phức tạp thì bắt buộc phải có một trình độ nào đó mà ông Dũng hoàn toàn không có.

Điều quan trọng cần được đặc biệt lưu ý là Việt Nam vừa để mất một cơ hội bằng vàng để vươn lên. Năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới vốn và kỹ thuật nước ngoài đã ồ ạt đổ vào nước ta. Khối lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lớn hơn tổng số đầu tư vào tất cả các nước trong vùng. Khối lượng đầu tư nước ngoài to lớn này có lúc đã tạo ra ảo tưởng, nhưng sau đó sự bất tài, tham nhũng và những vụ án chính trị thô bạo đã khiến các nhà đầu tư chán ngán bỏ đi. Họ sẽ chỉ trở lại nếu Việt Nam thay đổi chế độ chính trị.

Đặc tính nổi bật và phải lên án nhất của ông Dũng là sự hung bạo đối với những người dân chủ. Những vụ trước đây bị xử 2 hoặc 3 năm – như thế đã là rất thô bạo vì các nạn nhân hoàn toàn vô tội - có thể bị xử trên 10 năm trong mấy năm gần đây sau khi ông Dũng đã thu tóm được phần lớn quyền lực trong tay. Vào năm 2007 Lê Thị Công Nhân bị xử 3 năm tù, Nguyễn Văn Đài 4 năm, nhưng từ năm 2010 trở đi Trần Huỳnh Duy Thức bị xử 16 năm, Điếu Cày 15 năm, Tạ Phong Tần 10 năm, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm, Đỗ Thị Minh Hạnh 7 năm. Sự hung bạo đã tăng gấp ba.

Tóm lại Nguyễn Tấn Dũng là một người rất thiếu kiến thức và khả năng, rất tham nhũng, rất tận tình với Trung Quốc và rất hung bạo đối với những người dân chủ và những người chống chính sách lệ thuộc vào Bắc Kinh. Hơn nữa còn là người đã gây thiệt hại lớn nhất - về mọi mặt kinh tế, xã hội, đạo đức và môi trường - cho đất nước từ hơn mười năm nay. Người ta có thể không dám đả kích ông Dũng vì ông là người đầy quyền lực và rất hung bạo, nhưng ủng hộ và ca tụng ông là chuyện khác.

Làm sao không khỏi phiền lòng khi đọc thư ngỏ của nhiều trí thức có uy tín đánh giá những lời tuyên bố mơ hồ, chung chung, vớ vẩn của ông Dũng "thể hiện đúng ý chí của nhân dân ta". Ý chí của nhân dân ta đâu phải chỉ có thế. Hay khi đọc lời thuật rằng "cuộc hội thảo về "thoát Trung" là do cảm hứng vì những lời tuyên bố của thủ tướng". Cảm hứng quá hời hợt. Và làm sao có thể thảo luận về "thoát Trung" nếu, như ban tổ chức yêu cầu, không được phép phê phán một chính quyền coi phụ thuộc Trung Quốc là điều kiện để tồn tại? Cần nhấn mạnh lệ thuộc Trung Quốc không phải là yêu cầu của nhân dân Việt Nam mà chỉ là nhu cầu sống còn của chế độ cộng sản.

Các trí thức đang ủng hộ ông Dũng và muốn ông Dũng có thế mạnh hơn nữa phải rất cảnh giác. Họ có thể sắp được mãn nguyện đấy, nhưng đó sẽ chỉ là một thảm kịch cho đất nước.

Để kết luận, xin có một lời cải chính nếu những gì vừa viết ở trên có thể khiến độc giả nghĩ rằng tôi bi quan. Không, tôi không hề bi quan. Trái lại tôi tin rẳng chúng ta có thể lạc quan. Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh lịch sử quan trọng, hạn kỳ dân chủ có thể rất gần.

Dù muốn hay không Trung Quốc cũng sẽ không thể là một chỗ dựa cho chế độ cộng sản Việt Nam nữa. Trung Quốc đã tích lũy quá đủ mâu thuẫn và khó khăn và đang sắp đi vào một cuộc khủng hoảng rất lớn. Khủng hoảng kinh tế, tài chính và môi trường. Khủng hoảng mô hình, chính trị, đồng thuận và căn cước. Chính sự thống nhất của Trung Quốc cũng sẽ không được bảo đảm. Trung Quốc sẽ phải dồn mọi cố gắng để lo cho chính mình và sẽ không còn sức lực và ý chí để tiếp tục chính sách bành trướng bá quyền. Dù muốn hay không quan hệ lệ thuộc Việt Trung cũng sẽ phải chấm dứt. Vấn đề lớn của chúng ta không phải là "thoát Trung" mà là "giải Cộng" nghĩa là chấm dứt chế độ độc tài đảng trị trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc.

Ngay cả nếu kịch bản Nguyễn Tấn Dũng thâu tóm mọi quyền lực xảy ra thì nó cùng lắm cũng chỉ có thể làm chậm lại đôi chút chứ không thể ngăn chặn tiến trình dân chủ hóa. Nó sẽ chỉ là một sự chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân, và sự chuyển hóa này cũng chỉ là một chặng đường quen thuộc trong tiến trình đào thải của các chế độ độc tài.

Chúng ta còn một lý do quan trọng khác để tin tưởng: một tầng lớp trí thức chính trị, tầng lớp mà chúng ta chưa bao giờ có trong suốt dòng lịch sử, đang hình thành. Đó là những trí thức trẻ. Họ hiểu biết về chính trị và tình hình thế giới hơn hẳn thế hệ cha anh, không ràng buộc với chế độ, không khiếp sợ cũng không trông đợi gì ở bạo quyền và thẳng thắn chọn lựa dân chủ. Họ đã nắm được chìa khoá của tương lai, kể cả tương lai rất gần. Sự chuyển giao thế hệ sắp hoàn tất. Đất nước phải thay đổi vì đã thay da đổi thịt.

Kỷ nguyên tự do dân chủ sắp mở ra và các thế hệ mai sau sẽ nhận diện những con người của đất nước hôm nay. Ở thời điểm này quỵ lụy, luồn cúi không chỉ là bệ rạc mà còn là dại dột.

Nguyễn Gia Kiểng

Bắt Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bưu điện TP HCM

(NLĐO)- Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bưu điện TP HCM Trương Anh Kiệt đã bị CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt vì cùng 2 thuộc cấp khác chỉ đạo lập khống hồ sơ bệnh án, nâng khống số ngày điều dưỡng, điều trị nội trú nhằm quyết toán khống 23,1 tỉ đồng tiền hỗ trợ.

 Ông Trương Anh Kiệt bị khởi tố, bắt giam về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Ông Trương Anh Kiệt bị khởi tố, bắt giam về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

 Ngày 13-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt, khám xét đối với ông Trương Anh Kiệt, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bưu điện TP HCM, về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo Điều 281 Bộ luật hình sự.

Liên quan đến vụ án, cơ quan CSĐT cũng khởi tố bị can để điều tra về hành vi trên đối 2 cán bộ dưới quyền của ông Kiệt là ông Phạm Văn Sửu, Trưởng phòng kế toán, và bà Trương Bích Nguyệt, Trưởng phòng kế hoạch (Hai bị can Sửu và Nguyệt được tại ngoại hầu tra).

Theo thông tin ban đầu, từ năm 2009 - 2011, lợi dụng chủ trương của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc hỗ trợ kinh phí điều trị cho cán bộ, nhân viên, ông Kiệt cùng hai bị can trên đã chỉ đạo các phòng, ban lập khống hồ sơ bệnh án, nâng khống số ngày điều dưỡng, điều trị nội trú tại cơ sở 2 của bệnh viện tại quận 2, TP HCM, nhằm quyết toán khống 23,1 tỉ đồng tiền hỗ trợ của Tập đoàn.

Bước đầu, Cơ quan điều tra làm rõ ông Kiệt đã hưởng lợi bất chính gần 118 triệu đồng; ông Sửu hơn 76 triệu đồng và bà Nguyệt hưởng lợi hơn 77 triệu đồng.

Điều 281. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Thứ Bảy, 14/06/2014 08:05
Nguyễn Quyết

Công An tra tấn chết người chỉ bị án treo

BÌNH PHƯỚC 13-6 (NV) - Hai ông chánh, phó Công an xã ở tỉnh Bình Phước dù tra tấn chết một nghi can, chỉ bị bản án treo thật nhẹ nhàng.


Bị cáo Phạm Văn Tự tại phiên toà phúc thẩm ở tỉnh Bình Phước. (Hình: VNExpress)

Theo bản tin VNExpress hôm Thứ Sáu 13/6/2014 tường thuật phiên tòa phúc thẩm ở tỉnh Bình  Phước do kháng án của gia đình nạn nhân, Phạm Văn Tự, 44 tuổi, nguyên trưởng Công an xã Bombo huyện Bù Đăng, và Phạm Hùng Cường, 48 tuổi, phó công an xã vừa kể, vẫn chỉ bị y án tù treo như phiên tòa sơ thẩm ngày 15/11/2013 đã tuyên án.

Trong phiên tòa sơ thẩm, Phạm Văn Tự bị kêu án 1 năm 6 tháng tù treo trong khi Phạm Hùng Cường chỉ bị kêu án 1 năm 3 tháng tù treo về tội đã bắt giữ người “trái pháp luật” rồi tra tấn chết nghi can Nguyễn Văn Long, 45 tuổi, hơn 4 năm trước.

Theo cáo trạng, buổi tối ngày 22/12/2009, sau khi nhận lệnh của trưởng công an xã Phạm Văn Tự về việc ông Nguyễn Văn Long bị tố cáo hiếp dâm cháu của một người trong xã, Phạm Hùng Cường cùng một vài xã đội đến nhà bắt ông Long về trụ sở lấy lời khai.

Nguồn tin trên nói, sáng hôm sau, bà Sang (vợ ông Long) mang cơm đến cho chồng thì được ông Tự thông báo "chồng bà đã tự tử trong phòng giam hành chính". Cho rằng cái chết này quá bất thường, bà Sang yêu cầu giám định pháp y để làm rõ nguyên nhân sự việc.

Ngày 25/2/2010, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bình Phước kết luận: “Nạn nhân có bị ngoại lực tác động vào vùng đỉnh chẩm gây bầm tụ máu nhẹ dưới da đầu sát màng xương sọ. Nạn nhân tử vong do xuất huyết nội sọ”.

Như vậy, cái chết của ông Nguyễn Văn Long là do bị công an xã Bombo tra tấn bằng các vật cứng đến vỡ sọ, chứ không phải tự tử như lời ông trưởng công an xã nói dối. Chính vì vậy, do lời thưa của vợ nạn nhân dẫn đến cuộc điều tra, Phạm Văn Tự và Phạm Hùng Cường bị “khởi tố tội giam giữ người trái pháp luật”.

Cái chết của nạn nhân rõ ràng do bị tra tấn như thế nhưng cho đến nay việc điều tra “nguyên nhân cái chết” của ông Long lại “chưa xác định được nên cơ quan điều tra tách ra để tiếp tục làm rõ”. Nay đã hơn 4 năm, không thấy có gì thay đổi nên cái nhóm từ “tiếp tục làm rõ” được hiểu giản dị là cho chìm xuồng.

Vì thấy chồng bị đánh chết oan khuất, bà Sang kháng án đòi bản án nghiêm khắc hơn cho hai kẻ giết người, nhưng “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”, bà sẽ không thấy công lý ở đâu, cũng giống như bao vụ công an giết người khác, chứng cứ đành rành phải lôi ra tòa.

Ngày 1/12/2009, Phạm Đình Dương, 36 tuổi đã bị tòa án ở Đà Nẵng kết án tử hình vì đã “rút dao thủ sẵn trong người ra đâm liên tiếp 2 nhát vào ngực trái đại úy công an Phan Công Việt” hơn 2 tháng trước đó, trong lúc ông công an bắt giữ một người khác.

Ngày 23/8/2011, cô gái 18 tuổi Phạm Thị Mỹ Linh bị  tòa án quận 12 , Sài Gòn, phạt tới 9 tháng tù giam vì đả tát tai một ông Cảnh sát Giao thông trong lúc cự cãi giấy phạt. Cô bị quy cho tội “Chống người thi hành công vụ”,  bật khóc nức nở và ngất xỉu tại nơi xử án.

Giết công an thì bị kết án tử hình, tát công an bị án tù giam, nhưng giết người như hai ông trưởng và phó Công an xã Bombo huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước thì chị bị án treo, tương tự như nhiều vụ xử án Công an tra tấn chết người khác, cho thấy hệ thống tư pháp ở Việt Nam không hề có công lý.

Hàng năm, hơn chục người dân bị Công an CSVN tra tấn, nhục hình đến chết, thân thể của họ đầy máu, vỡ sọ, gẫy xương, các phần mềm thì dập nát nhưng hầu hết đều được thông báo cho gia đình các nạn nhân là 'tự tử”. Đổ cho nạn nhân “tự tử” là cách giản dị nhất để Công an CSVN thoát tội giết người khi được đồng bọn từ trên xuống dưới bao che.

Nguyễn Công Nhựt bị công an huyện Bến Cát tra tấn đến chết hồi năm 2011 với nhiều dấu tích nhục hình trên thân thể. Vợ và mẹ nạn nhân đi khiếu nại, kiện cáo từ địa phương đến trung ương Hà Nội suốt nhiều tháng trời, đều chỉ là công dã tràng.

Từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 8 người dân bị Công an CSVN tra tấn chết khi đưa về trụ sở cơ quan để thẩm vấn. Trong số này, 5 người được báo cho thân nhân là “tự tử” dù thi thể của họ đầy dấu tích tra tấn. Công an CSVN không hề thay đổi dù từ tháng 11-2013, chế độ Hà Nội đã ký vào Công ước Quốc tế Chống Tra Tấn của LHQ. (TN)
06-13-2014 6:41:30 PM