Tuesday, April 10, 2018

“Facebook không nên ủng hộ thể chế độc tài”

RFA-2018-04-10 
Ảnh minh họa mạng xã hội Facebook.
 Ảnh minh họa mạng xã hội Facebook.AFP
50 tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và các tổ chức truyền thông độc lập ở Việt Nam vào ngày 9 tháng 4 đã gửi một bức thư ngỏ tới nhà sáng lập Facebook ông Mark Zuckerberg về tình trạng nội dung thông tin trên Facebook của họ bị lấy xuống và tài khoản bị khóa tại Việt Nam.
Bức thư nêu rõ tình trạng bóp nghẹt tự do biểu đạt trên mạng và bỏ tù các nhà hoạt động, cũng như vấn đề khóa tài khoản và lấy nội dung xuống, đã gia tăng nghiêm trọng kể từ sau buổi gặp gỡ giữa VN và đại diện Facebook năm ngoái. Các nhà hoạt động cho biết họ không nhận được lời giải thích thỏa đáng từ Facebook ngoài lý do mơ hồ là “vi phạm tiêu chuẩn”.
Trước tình hình trên, họ đã thúc giục ông Mark Zuckerberg xem xét lại cách làm việc của Facebook vì có thể dập tắt tiếng nói của giới bảo vệ quyền con người và nhà báo độc lập ở Việt Nam, đồng thời trở thành đồng lão với kiểm duyệt của một nhà nước độc tài cai trị như Việt Nam.
Trao đổi với đài RFA, nhà hoạt động Lã Việt Dũng, một trong những cá nhân ký tên vào bức thư ngỏ cho biết:
Tôi có những bằng chứng rất rõ ràng về việc một số nhà hoạt động và một số người bạn của tôi bị khóa tài khoản facebook như blogger Bùi Thanh Hiếu hay cụ Lê Hiền Đức là công dân chống tham nhũng. Bản thân cụ Lê Hiền Đức rất cần Facebook để đăng những bài về việc tham nhũng của quan chức chính quyền Cộng sản VN nhưng cụ cứ mở được tài khoản Facebook nào là một thời gian sau bị report và bị khóa tài khoản.
Vì quyền tự do ngôn luận cũng như những chính kiến trên những bài viết trên mạng xã hội nên em quyết định ký vào thư đó gửi cho Facebook
- Luật sư Võ An Đôn
Buổi gặp gỡ giữa chính phủ VN và đại diện Facebook mà bức thư ngỏ nhắc tới diễn ra vào tháng 4 năm ngoái. Lúc bấy giờ đại diện cho phía VN là ông Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn đã yêu cầu Facebook can thiệp vào việc gỡ bỏ những tài khoản mạo danh các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, kích động bạo lực và tấn công thù địch.
Trước đề nghị này , phía Facebook cũng đã cam kết rằng tất cả các tất cả các tài khoản đăng tải nội dung xấu mang tính chất bôi nhọ người khác sẽ không còn chỗ “dung thân” trên Facebook. Đại diện phía Facebook cũng nhấn mạnh rằng sẽ tuân thủ pháp luật Việt Nam để tạo một môi trường Facebook lành mạnh.
Anh Lã Việt Dũng cho biết khi tìm cách khôi phục tài khoản, Facebook chỉ đưa ra một lý do rất khó hiểu đó là “vi phạm Tiêu Chuẩn Cộng Đồng” chứ không hề nêu rõ là tiêu chuẩn nào.  Anh nghi ngờ có sự can thiệp của lực lượng dư luận viên trong sự việc này:
Phần lớn những người bị khóa thường bị cộng đồng dư luận viên của Việt Nam hay còn gọi là Lực Lượng 47 họ báo cáo và tiếp xúc không biết có phải là nhân viên Facebook người Việt không mà họ khóa rất nhanh.
Tôi thấy cơ chế đóng tài khoản của Facebook dường như họ thiên về hoạt động của chính phủ VN nhiều hơn mà không tính tới việc hỗ trợ những người cất lên tiếng nói độc lập.
Cuối năm ngoái, VN xác nhận đã thiết lập một đơn vị không gian mạng mới của quân đội bao gồm 10.000 người mang tên "Lực lượng 47" được nói là nhằm chủ động đấu tranh chống các quan điểm sai trái. Lực lượng này được mô tả là "vừa hồng vừa chuyên," vừa kiên định về ý thức hệ, vừa có trình độ và kỹ năng sử dụng công nghệ cao để thực hiện nhiệm vụ. Một số tổ chức tự do ngôn luận đã bày tỏ lo ngại về đội quân này, cho rằng đây giống như một cuộc tấn công nhắm vào quyền tự do thông tin của người dân Việt.
Trong bức thư ngỏ gửi người sáng lập Facebook, các nhà hoạt động cũng tố cáo chính quyền Việt Nam thiết lập đội quân này với mục tiêu duy nhất là tung tin giả và đàn áp tiếng nói đối lập.
Trang Thời Báo Châu Á ngày 2/5/2017 đã đăng tải một bài viết đặt ra câu hỏi liệu Facebook có đang đặt lợi nhuận lên trên tự do dân chủ ở Đông Nam Á? Bài viết đưa ra các dẫn chứng cho thấy Facebook đang hỗ trợ các chính phủ ở Đông Nam Á dập tắt tiếng nói đối lập bằng cách ngăn chặn tài khoản Facebook của họ - một phương tiện chính được giới bất đồng chính kiến sử dụng để bày tỏ quan điểm.
Facebook cần phải hiểu rằng việc tôn trọng và tạo thuận lợi cho những người có tiếng nói độc lập sẽ quan trọng hơn việc ủng hộ chính thể độc tài.
- Nhà hoạt động Lã Việt Dũng
Luật sư Võ An Đôn, ở Phú Yên, người đồng ký tên vào bức thư ngỏ gửi nhà sáng lập Facebook, cũng là người đã bị tước vai trò của một luật sư chỉ vì những bài viết thể hiện quan điểm cá nhân trên mạng xã hội, nói với RFA:
Bản thân em cũng như nhiều người khi viết những bài phản biện xã hội, không biết vì lý do nào đó mà bên Facebook gỡ bài viết hoặc xóa tài khoản một thời gian sau đó mới trả lại. Nhiều thông tin và hình ảnh cũng không đăng được. Vì quyền tự do ngôn luận cũng như những chính kiến trên những bài viết trên mạng xã hội nên em quyết định ký vào thư đó gửi cho Facebook để không làm phiền người sử dụng nữa.
Hãng AFP liên lạc với cơ quan chức năng VN về bức thư này nhưng không nhận được câu trả lời. Trong khi đó, trao đổi với đài RFA chúng tôi vào chiều tối ngày 10 tháng 4, đại diện truyền thông của Facebook bà Sophie Vogel thừa nhận mặc dù Facebook có đề ra Tiêu chuẩn Cộng đồng nhưng đôi khi vẫn phải gỡ bỏ những nội dung dù không vi phạm tiêu chuẩn này nhưng vi phạm luật pháp của một quốc gia. Bà Sophie cũng cho biết Facebook không nhất thiết xóa bỏ nội dung đó hoàn toàn mà có thể chỉ giới hạn quyền truy cập trong phạm vi quốc gia nơi nội dung này bị cho là phạm luật mà thôi.
Đại diện truyền thông Facebook còn nói với RFA rằng Facebook sẽ tiếp tục làm việc với các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam và trên toàn thế giới để bảo vệ cộng đồng người dùng khỏi sự can thiệp một cách quá mức và không cần thiết của chính phủ.
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng chia sẻ về những mong muốn khi gửi bức thư tới ông Mark Zuckerberg:
Facebook cần phải hiểu rằng việc tôn trọng và tạo thuận lợi cho những người có tiếng nói độc lập sẽ quan trọng hơn việc ủng hộ chính thể độc tài. Bởi vì khi Facebook giúp những người có tiếng nói độc lập lên tiếng thì xã hội sẽ thay đổi tốt hơn. Và khi xã hội thay đổi tốt hơn thì người dùng Facebook sẽ mở rộng hơn.
Khác với Trung Quốc, Việt Nam không chặn truy cập vào Facebook nhưng ra sức kiểm soát và kiểm duyệt nội dung. Ngoài Facebook, chính phủ Hà Nội còn thúc ép Google, Youtube gỡ hàng ngàn bài viết, video họ cho là “độc hại”. Giới lãnh đạo cấp cao, trong đó có ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thường xuyên lên tiếng phải xử lý nghiêm những cá nhân đưa tin “thù địch, phản động”. Tuy nhiên, nhiều nhà bất đồng chính kiến nói rằng đối với chính quyền Hà Nội, biên giới giữa phanh phui tiêu cực và phản động quá mong manh, đôi khi họ vì muốn xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn nhưng lại bị quy kết tội chống phá chế độ.

Thêm một thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị tuyên án tù

RFA-2018-04-10  
Cựu tù nhân lương tâm, nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Túc tại phiên tòa vào sáng ngày 10/04/18.
 Cựu tù nhân lương tâm, nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Túc tại phiên tòa vào sáng ngày 10/04/18.AFP
Thêm một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ bị tuyên án 13 năm tù và 5 năm quản chế, với cáo buộc ‘lật đổ chính quyền nhân dân’, theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
Đây là bản án được tuyên bởi Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình đối với nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Túc vào sáng ngày 10 tháng 4 năm 2018. Ông Nguyễn Văn Túc là một cựu tù nhân lương tâm, từng bị tuyên án 4 năm tù giam với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’, theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự hồi năm 2008, do một số hoạt động gồm treo khẩu hiệu ở Hải Phòng yêu cầu ‘đa nguyên, đa đảng’; cũng như biểu tình chống Trung Quốc.
Cô Nguyễn Thị Mai, con gái của nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Túc được tham dự phiên tòa và cô thuật lại với RFA sau khi phiên tòa kết thúc:
“Người ta bảo bố em ‘lật đổ chính quyền nhân dân’. Bố em bảo rằng ‘không’, bố em không lật đổ. Bố em bảo chỉ đấu tranh cho lẽ phải và đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam, làm cho xã hội tốt lên thôi, chứ bố em không lật đổ, bố em không muốn lật đổ. Người ta nói là có tội, người ta kết tội thì bố em bảo bố em chỉ làm như thế không phải là tội nên bố em vô tội.”
Luật sư Ngô Anh Tuấn, là luật sư bào chữa cho nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Túc nói với AFP rằng ông Túc tại tòa đã thừa nhận là thành viên của tổ chức xã hội dân sự độc lập-Hội Anh Em Dân Chủ và ông Túc cũng thừa nhận đấu tranh vì dân chủ, nhưng ông Túc phản bác rằng ông không lật đổ chính quyền.
Một ngày trước khi diễn ra phiên tòa xét xử đối với nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Túc, Phó Giám đốc Đặc trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền-Human Rights Watch, ông Phil Roberson lên tiếng rằng Chính quyền Việt Nam thường xuyên dùng các điều luật hà khắc để bắt bớ và giam cầm các nhà hoạt động ôn hòa. Tòa án tại Việt Nam chỉ tuyên các bản án theo lệnh của nhà cầm quyền mà thôi. Ông Phil Roberson kêu gọi Hà Nội nên công nhận ông Nguyễn Văn Túc không làm điều gì sai trái mà phải chịu án tù, cần phải rút lại các cáo buộc đối với ông Túc cũng như phải trả tự do ngay lập tức cho ông ta.
Vào ngày 5 tháng 4 năm 2018, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội cũng tuyên tổng cộng 66 năm tù đối với 6 nhà hoạt động dân chủ khác trong Hội Anh Em Dân Chủ, bao gồm Luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà, Kỹ sư Phạm Văn Trội, Mục sư Nguyễn Trung Tôn và Luật gia Nguyễn Bắc Truyển.
Các Chính phủ như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu-EU, Đức… cùng nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới đồng loạt phản đối bản án mà Việt Nam tuyên cho các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, đồng thời kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả tù nhân lương tâm và cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm của họ và tụ họp một cách ôn hòa mà không sợ bị trừng phạt.

Hiện đại hóa Hải quân, ngư dân Việt có an tâm hơn?

Hòa Ái, phóng viên RFA 2018-04-10  
Ảnh minh họa: Tàu đánh cá Việt Nam thường hoạt động từng toán hầu bảo vệ lẫn nhau.
 Ảnh minh họa: Tàu đánh cá Việt Nam thường hoạt động từng toán hầu bảo vệ lẫn nhau.RFA
Mỗi khi Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt hải sản hằng năm tại một số khu vực ở Biển Đông thì lại liên tiếp có tin tàu cá của ngư dân Việt bị ‘tàu lạ’ tấn công tại ngư trường truyền thống của Việt Nam.

Liên tục bị tấn công

Truyền thông trong nước loan tin từ trung tuần tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 2018, có đến 4 tàu cá Việt Nam bị tàu nước ngoài tấn công ngay trong ngư trường thuộc chủ quyền lãnh hải quốc gia.
Tàu cá QNa 90822 TS, ở Quảng Nam, khi đang đánh bắt ở ngư trường gần đảo Tri Tôn, Hoàng Sa vào ngày 18 tháng 3, thì bị một tàu lớn không rõ số hiệu tấn công, cướp phá ngư cụ.
Tàu cá QNg 90599, ở Quảng Ngãi trình báo vào chiều ngày 19 tháng 3, trong khi đang neo đậu gần khu vực đảo Linh Côn, gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị tàu vỏ sắt màu trắng, số hiệu 45103 áp sát, đâm vào phía sau cabin. Thuyền trưởng của tàu cá QNg 90599, ngư dân Trần Quang nói với Tuổi Trẻ Online rằng trên tàu vỏ sắt, có nhiều người mặc sắc phục Hải cảnh Trung Quốc, truy đuổi tàu cá của ông và còn phát loa yêu cầu ra khỏi vùng biển của Trung Quốc.
Vào ngày 4 tháng 4, hai tàu cá NA-84281-TS và NA-90427-TS, ở Nghệ An, bị một tàu lớn đâm chìm khi hai tàu này đang khai thác trên ngư trường Vịnh Bắc Bộ, làm cho 19 ngư dân gặp nạn, trong đó có 7 người bị thương nặng. Báo VNExpress.net dẫn lời của ngư dân Hoàng Văn Mạnh, thuyền trưởng của một trong hai tàu cá này nói rằng do vụ việc xảy ra lúc trời tối nên không nhìn thấy được quốc tịch của tàu.
Cư xử là phản đối, không việc gì phải nghe họ cả và bảo vệ người ngư dân. Cách làm như thế là được rồi. Chứ còn làm hơn nữa thì để lúc nào mà căng thẳng quá đến mức người Trung Quốc để tàu Hải quân hay tàu Hải cảnh của họ, hay gọi là tàu Hải giám, thuộc lực lượng Hội Nghề Cá Trung Quốc vào ngăn cản và dùng vũ lực thì (Việt Nam) sẵn sàng cư xử một cách thích đáng thôi
-Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp
Tuy nhiên, trong cùng một bản tin, VNExpress.net lại cho biết theo ghi nhận của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam thì vụ việc xảy ra vào buổi sáng, cách Hòn Mê, thuộc tỉnh Thanh Hóa khoảng 90 hải lý về hướng Đông-Bắc và tàu cứu nạn SAR 411 đến sơ cứu các ngư dân trong đêm cùng ngày, trước khi đưa vào đất liền.
Trả lời câu hỏi của RFA qua các vụ việc vừa nêu, liệu rằng ngư dân Việt lo sợ đến sự an tòa của mình khi ra khơi đánh bắt ở ngư trường biển Đông, đặc biệt trong thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8, là thời điểm Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt ở khu vực Biển Đông; ngư dân Trần Văn Tuất, ở Nghệ An chia sẻ ông vẫn ra khơi mà không nao núng, bởi vì:
“Bây giờ ở Việt Nam, đoàn cứu hộ đông lắm. Có chuyện gì là tàu cứu hộ họ cứu hộ ngay. Nói chung là đầu tư nhiều, cho nên ngư dân đi biển được yên tâm hơn.”

Tiếp tục ra khơi

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về lệnh đơn phương cấm đánh bắt ở Biển Đông hàng năm của Trung Quốc, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho biết Việt Nam cũng có quy định ngư dân khi nào được đánh bắt và khi nào không được đánh bắt để đảm bảo môi trường hải sản, tạo cân bằng về sinh thái trong môi trường biển. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ công bố thông tin về quy định này cho ngư dân trong vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải quốc gia. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhấn mạnh lệnh đơn phương cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là vô lý:
“Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam thì người Việt muốn làm gì là quyền của người ta. Thế thì đấy là về mặt chủ quyền. Không chỉ riêng Trung Quốc và Việt Nam mà nhiều nước trong ASEAN cũng có các quy định chung về khi nào đánh cá và khi nào thì không. Thế nhưng đó không phải là lệnh cấm. Trung Quốc đưa ra lệnh cấm này là Trung Quốc mang màu sắc chính trị, mang màu sắc là tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, chứ không phải liên quan đến nghề cá.”
Chúng tôi nêu vấn đề theo như đề nghị của Hội Nghề Cá Việt Nam rằng Chính phủ Việt Nam cần thiết phải có những biện pháp ngăn chặn khác để Trung Quốc chấm dứt ban hành lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm trong 3 tháng, bên cạnh việc lên tiếng phản đối từ phía Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nêu lên nhận định của ông:
“Cư xử là phản đối, không việc gì phải nghe họ cả và bảo vệ người ngư dân. Cách làm như thế là được rồi. Chứ còn làm hơn nữa thì để lúc nào mà căng thẳng quá đến mức người Trung Quốc để tàu Hải quân hay tàu Hải cảnh của họ, hay gọi là tàu Hải giám, thuộc lực lượng Hội Nghề Cá Trung Quốc vào ngăn cản và dùng vũ lực thì (Việt Nam) sẵn sàng cư xử một cách thích đáng thôi.”
Bây giờ ở Việt Nam, đoàn cứu hộ đông lắm. Có chuyện gì là tàu cứu hộ họ cứu hộ ngay. Nói chung là đầu tư nhiều, cho nên ngư dân đi biển được yên tâm hơn
-Ngư dân Trần Văn Tuất
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp ghi nhận với chủ trương Việt Nam thực hiện hiện đại hóa Hải quân cùng với sự hỗ trợ của một số các quốc gia, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc…về các hoạt động trên biển, ông cho rằng các lực lượng bao gồm Cảnh sát biển, Biên phòng và Hải quân luôn sẵn sàng bảo vệ cho ngư dân Việt ở ngư trường Biển Đông. Một vài chuyên gia về Biển Đông mà Đài RFA tiếp xúc cũng có cùng quan điểm với Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp về xu thế Hải quân Việt Nam được hiện đại hóa thì sự an toàn của các ngư dân Việt được đảm bảo hơn trong tương lai, mặc dù khu vực biển Đông tranh chấp đang bị căng thẳng leo thang do từ phía Trung Quốc gây ra.
Tại cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào sáng ngày 2 tháng 4 vừa qua, ở Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai phía không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, cùng nhau nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên biển.

Sự tin cậy không chắc chắn

Đài RFA trao đổi với một số những ngư dân dọc vùng biển miền Trung Việt Nam và được họ bày tỏ dù tình hình thế nào, nhưng vì cuộc sống mà họ vẫn ra khơi đánh bắt xa bờ. Qua các vụ tàu cá bị liên tục tấn công trong những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4 vừa rồi, những ngư dân cũng cho biết họ hy vọng một khi các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam được tăng cường thì họ càng an tâm hơn cho số phận của mình sẽ không còn bị cô thế ở ngư trường Biển Đông.
Tuy vậy, theo ghi nhận của thông tín viên từ Việt Nam thì cũng không ít ngư dân cho biết họ cứ mặc cho sự may rủi trong mỗi lần ra khơi kiếm sống, do hiện tại họ phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”, vì ngư dân Việt bị uy hiếp, bị cướp bóc và đánh đập trên ngư trường Việt Nam là chuyện xảy ra như cơm bữa, nhưng Cảnh sát biển Việt Nam chẳng làm gì để bảo vệ được cho họ; còn tàu Hải cảnh Việt Nam thì thỉnh thoảng cặp theo tàu cá để xin tiền và hải sản ăn nhậu, chứ hiếm khi xuất hiện vào lúc tàu cá đánh tín hiệu cầu cứu, như một ngư dân chia sẻ:“Ảnh hưởng nói chung là mọi mặt. Bây giờ dân không biết nói sao hết. Đường nào ngư dân cũng phải gánh hết.”

Giới hoạt động Việt Nam cáo buộc Facebook kiểm duyệt nội dung

RFA-2018-04-10   
Bức thư ngỏ của 50 nhà hoạt động,tổ chức nhân quyền và nhà báo độc lập của VN gửi ông Mark Zuckerberg ngày 9/4/2018.
Bức thư ngỏ của 50 nhà hoạt động,tổ chức nhân quyền và nhà báo độc lập của VN gửi ông Mark Zuckerberg ngày 9/4/2018.-Photo: RFA
50 tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và các tổ chức truyền thông độc lập ở Việt Nam vào ngày 9 tháng 4 đã gửi một bức thư ngỏ tới nhà sáng lập Facebook ông Mark Zuckerberg về tình trạng nội dung thông tin trên Facebook của họ bị tháo gỡ và tài khoản bị khóa tại Việt Nam.
Bức thư nêu rõ vào tháng Tư năm ngoái, người đứng đầu Quản Trị Chính Sách Toàn Cầu của Facebook là bà Monika Bickert đã có cuộc gặp gỡ với Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn và đôi bên đã đồng ý hợp tác trong việc theo dõi và tháo gỡ nội dung. Tuy nhiên, kể từ sau buổi gặp mặt giữa hai bên, tình trạng bóp nghẹt tự do biểu đạt trên mạng và bỏ tù các nhà hoạt động, cũng như vấn đề khóa tài khoản và tháo gỡ nội dung đã gia tăng nghiêm trọng mà không nhận được lời giải thích thỏa đáng từ Facebook ngoài lý do mơ hồ là “vi phạm tiêu chuẩn”.
Bức thư cũng cho biết tình trạng nhiều nhà hoạt động không thể đăng tin trên Facebook của họ sau phiên tòa xét xử 5 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ vài ngày trước đó.
Ngoài ra, bức thư còn tố cáo chính quyền Việt Nam thiết lập một đội quân hơn 10 nghìn người, với mục tiêu duy nhất là tung tin giả và đàn áp tiếng nói đối lập. Họ cho rằng Lực Lượng 47 đang lợi dụng chính sách cộng đồng của Facebook và tung tin giả dối về các nhà hoạt động và tổ chức truyền thông độc lập.
Các nhà hoạt động và tổ chức bảo vệ nhân quyền VN đã thúc giục ông Mark Zuckerberg xem xét lại cách làm việc của Facebook vì có thể dập tắt tiếng nói của giới bảo vệ quyền con người và nhà báo độc lập ở Việt Nam, đồng thời trở thành đồng lão với kiểm duyệt của một nhà nước độc tài cai trị như Việt Nam. Bên cạnh đó họ còn yêu cầu Facebook mở cuộc đối thoại trực tiếp và thẳng thắn với các thành phần bị ảnh hưởng tại Việt Nam.
Hãng tin AFP cho biết họ đã liên lạc với cơ quan chức năng Việt Nam về thông tin trên nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Về phía Facebook, chiều tối ngày 10 tháng 4, đại diện truyền thông của Facebook bà Sophie Vogel nới với đài RFA rằng Facebook có các tiêu chuẩn Cộng đồng riêng về những thông tin được phép hay không được phép đăng, nhằm đảm bảo một cộng đồng an toàn. Tuy nhiên bà Sophie khẳng định rằng đôi khi Facebook phải tháo gỡ hoặc hạn chế quyền truy cập tới một nội dung nào đó vì vi phạm pháp luật của một quốc gia nhất định, mặc dù nội dung đó có thể không vi phạm tiêu chuẩn Cộng đồng của Facebook.
Facebook có quy trình rõ ràng và nhất quán nếu một chính phủ muốn đề nghị điều gì, và quy trình này không có gì khác ở Việt Nam so với thế giới. Trong Báo cáo Minh bạch của Facebook có ghi rõ ràng tất cả những nội dung bị hạn chế vì vi phạm luật của một quốc gia.
Đại diện truyền thông Facebook còn cho biết thêm, nếu một quốc gia yêu cầu gỡ bỏ những nội dung bị cho là phạm luật, Facebook không nhất thiết sẽ xóa bỏ nội dung đó hoàn toàn mà có thể chỉ giới hạn quyền truy cập nội dung đó trong phạm vi quốc gia nơi nội dung này bị cho là phạm luật mà thôi.
Facebook cũng cho biết sẽ tiếp tục làm việc với các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam và trên toàn thế giới để bảo vệ cộng đồng người dùng khỏi sự can thiệp một cách quá mức và không cần thiết của chính phủ.

TPHCM huy động lực lượng chữa cháy xưởng bánh kẹo ABC

TPO - Đến 0h ngày 11/4, lực lượng PCCC TPHCM vẫn tiếp tục huy động lực lượng, dồn sức chữa cháy xưởng bánh kẹo ABC trên đường Lâm Hoành (P.An Lạc, Q.Bình Tân).
Lúc 0h ngày 11/4, lực lượng PCCC TPHCM vãn đang tích cực dập lửa tại kho bánh ABC
Lúc 0h ngày 11/4, lực lượng PCCC TPHCM vãn đang tích cực dập lửa tại kho bánh ABC
Có mặt tại khu nhà chế biến bánh kẹo ABC lúc 23h30, những luồng khói đen kịt bao quanh nhà xưởng. Gần cả trăm cảnh sát PCCC đang tích cực dập tắt những tia lửa còn sót, đồng thời kiểm tra toàn bộ khu nhà xưởng.
Anh Tấn (nhà ở gần khu nhà xưởng bánh kẹo ABC) kể: xưởng bánh rộng 1.000m2 mới hoạt động khoảng 1 tháng. Lúc xảy ra cháy bên trong xưởng có nhiều công nhân đang làm việc. Dù phát hiện vụ cháy từ rất sớm, nhưng họ không thể khống chế, phải tháo chạy ra ngoài do lửa bùng phát quá nhanh. Thấy vậy người dân đã gọi chữa cháy đến cứu hỏa.
TPHCM huy động lực lượng chữa cháy xưởng bánh kẹo ABC  - ảnh 1Sau hơn 5 giờ đồng hồ chữa cháy, ngọn lửa cơ bản đã được khống chế
TPHCM huy động lực lượng chữa cháy xưởng bánh kẹo ABC  - ảnh 2Tuy nhiên, đám cháy vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn
Một đồng chí PCCC cho biết, sau hơn 5 giờ đồng hồ tích cực chữa cháy, hiện tại, đám cháy đã được khống chế nhưng vẫn chưa dập tắt được hoàn toàn. Toàn lực lượng đang kiểm tra từng ngõ ngách, đảm bảo không để ngọn lửa bùng trở lại.
Theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, toàn bộ điện ở khu vực này đã được ngắt hoàn toàn. Nhiều người dân sống xung quanh cho biết, họ không dám vào nhà ở vì lo sợ ngọn lửa có thể bùng phát trở lại.
Trước đó, lúc 19h30 ngày 10/4, nhiều người nhìn thấy lửa bốc lên tại xưởng bánh kẹo ABC. Lực lượng tại chỗ cùng người dân hô hoán, dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng bất thành. Lửa cháy nhanh, lan rộng, bốc mùi khét lẹt.
TPHCM huy động lực lượng chữa cháy xưởng bánh kẹo ABC  - ảnh 3Hơn 20 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường
TPHCM huy động lực lượng chữa cháy xưởng bánh kẹo ABC  - ảnh 4Lực lượng cứu hộ vẫn đang làm việc tích cực
Nhận tin báo, lực lượng PCCC TPHCM đã điều động gần 20 xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ đến hiện trường, triển khai phương án dập lửa.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch phường An Lạc (Q.Bình Tân) xác nhận, có vụ cháy xảy ra tại kho bánh ABC. Đến 0h ngày 11/4, lực lượng PCCC TPHCM vẫn đang tích cực dập lửa.
TPHCM huy động lực lượng chữa cháy xưởng bánh kẹo ABC  - ảnh 5
TPHCM huy động lực lượng chữa cháy xưởng bánh kẹo ABC  - ảnh 6Người dân sống xung quanh không dám vào nhà
TPHCM huy động lực lượng chữa cháy xưởng bánh kẹo ABC  - ảnh 7Không có thiệt hại về người nhưng ngọn lửa đã thiêu rụi 300m2 nhà xưởng
Hiện không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, ngọn lửa thiêu rụi khoảng 300 m2 nhà xưởng.
Cảnh sát đang điều tra nguyên nhân vụ cháy.

Tăng thuế môi trường xăng dầu: Gánh nặng đổ đầu ai?

TP - Bộ Tài chính, đơn vị soạn thảo Luật Thuế Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cho rằng đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đánh lên xăng dầu là đúng, và không gì lay chuyển nổi. Như vậy, từ tháng 7 tới, mỗi lít xăng có thể sẽ “cõng” thêm 1.000 đồng tiền thuế; mỗi lít dầu là 1.100 đồng.

Bỏ qua tất cả, Bộ Tài chính vẫn kiên định đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu. Ảnh: Như Ý.
Bỏ qua tất cả, Bộ Tài chính vẫn kiên định đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu. Ảnh: Như Ý.

Lòng vòng để tăng thuế
Đề xuất sửa Luật Thuế BVMT bị phản ứng dữ dội trong suốt 2 năm từ khi dự thảo được đưa ra lấy ý kiến, Bộ Tài chính nhiều lần lặp đi lặp lại quan điểm tăng khung nhưng chưa phải để tăng thuế. Tuy nhiên, khi việc sửa luật để tăng khung phải tạm hoãn, Bộ Tài chính lập tức chuyển sang đề xuất tăng thuế BVMT lên kịch khung ngay, dù chỉ năm sau (2019) luật tiếp tục được đưa ra bàn thảo.
Bộ Tài chính cho hay, sau khi lấy ý kiến, đã có 60 bộ ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp cho ý kiến với Dự thảo Nghị quyết về biểu thuế BVMT. Trong số các ý kiến góp ý, Bộ Tài chính cho hay, có 40/60 ý kiến nhất trí hoàn toàn, một số ý kiến còn lại dù cơ bản đồng ý, nhưng đề nghị giải thích thêm, hoặc đề xuất mở rộng.
Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tăng thuế BVMT với xăng từ 3.000 đồng/lít lên tối đa 4.000 đồng/lít; dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít; nhiên liệu bay do đang áp thuế BVMT ở mức kịch khung là 3.000 đồng/lít, nên không thể tăng thêm.
Riêng dầu hỏa, ở dự thảo đưa ra lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất giữ nguyên mức thuế BVMT là 300 đồng/lít, tức mức sàn trong khung thuế. Tuy nhiên, sau khi có ý kiến đề nghị tăng kịch khung, lập tức Bộ Tài chính tiếp thu và đề xuất lại tăng thuế BVMT với dầu hỏa từ 300 đồng/lít lên mức kịch khung 2.000 đồng/lít. Trong khi đó, với các đề xuất góp ý khác, như cần tăng thuế BVMT có lộ trình, hoặc tăng ở mức thấp để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính đều không chấp thuận.
Hiện giá bán lẻ xăng E5 là 18.932 đồng/lít (tăng từ ngày 7/4), mỗi lít xăng phải chịu các loại thuế, phí như: Thuế nhập khẩu (xăng khoáng), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng tại cửa khẩu, thuế bảo vệ môi trường (3.000 đồng/lít); trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu; thuế giá trị gia tăng tính trên tổng giá bán (10%), lợi nhuận định mức... Tổng các loại thuế, phí trên chiếm khoảng 8.500 đồng/lít xăng. Với việc tăng thuế BVMT với xăng lên 4.000 đồng/lít (tăng 1.000 đồng), riêng tiền thuế, phí người tiêu dùng phải đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 9.000 đồng/lít, tương đương gần một nửa giá bán lẻ xăng.
Cố để đạt được mục đích tăng thuế
Ông Trần Thế Truyền, Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) góp ý, đề xuất tăng thuế BVMT với xăng khoáng như trên, giá xăng E5 chỉ thấp hơn xăng khoáng 200 đồng/lít. Theo đó, mức chênh lệch trên quá thấp, sẽ không khuyến khích sản xuất, sử dụng xăng E5. Thay vào đó, có thể ưu đãi thuế BVMT trên xăng E5 thấp hơn xăng khoáng thêm ít nhất 500 đồng/lít (chưa kể phần chênh lệch hiện nay là 150 đồng/lít). Nếu như vậy, giá bán lẻ xăng E5 sẽ thấp hơn giá xăng A95 2.000 - 2.500 đồng/lít. “Giải pháp này sẽ khuyến khích người dân sử dụng xăng E5, vì giá rẻ hơn xăng khoáng nhiều; tạo đồng thuận nhưng vẫn không giảm thu ngân sách. Ngoài ra, người sử dụng xăng E5 chủ yếu thu nhập thấp nên rất cần được bảo vệ”, ông Truyền góp ý.
Tuy vậy, Bộ Tài chính lập luận, hiện thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng E5 là 8%, đã thấp hơn với xăng khoáng và thuế BVMT chỉ thu với phần xăng khoáng (xăng khoáng chiếm 95% thành phần xăng E5). Do đó, thuế với xăng E5 sẽ thấp hơn xăng khoáng 200 đồng/lít, đã tạo ra chênh lệnh giá hợp lý. “Nên quy định thuế BVMT ưu đãi với xăng E5 là chưa phù hợp”, Bộ Tài chính khẳng định quan điểm.
Cũng có ý kiến đề nghị điều chỉnh thuế BVMT với dầu mazut tăng từ 900 đồng/lít lên 1.200 - 1.500 đồng/lít (thay vì tăng lên 2.000 đồng/lít), để giảm ảnh hưởng tới giá đầu vào của doanh nghiệp sản xuất sử dụng dầu như doanh nghiệp điện, sản xuất kính, gốm sứ... Nhưng Bộ Tài chính không nghĩ vậy. Theo đơn vị soạn thảo, dầu mazut gây ô nhiễm môi trường lớn, độc hại nên cần hạn chế sử dụng, dự thảo đưa ra đã hợp lý.
Giải trình về ý kiến cho rằng, cần tăng thuế BVMT có lộ trình tới năm 2020, để phù hợp với từng giai đoạn phát triển, Bộ Tài chính cho rằng, việc tăng kịch khung ngay đã phù hợp với chính sách trong từng thời kỳ, và vì xăng dầu tác động xấu tới môi trường.
Với ý kiến đề nghị ưu đãi thuế cho xăng, dầu tiêu chuẩn EURO 4 trở lên, để khuyến khích dùng nhiên liệu sạch, Bộ Tài chính cũng bày tỏ ý kiến không đồng tính. Theo đó, bộ này cho rằng, xăng dầu tiêu chuẩn cao còn phụ thuộc vào phương tiện sử dụng mới giảm ô nhiễm và cần các chế tài khác ngoài thuế. Đặc biệt, nếu thu thuế theo tiêu chuẩn nhiên liệu sẽ rất phức tạp, khó khả thi, phải điều chỉnh luật. Bộ Tài chính đã chọn giải pháp dễ hơn, là bảo lưu quan điểm giữ khung thuế bất kể loại xăng, dầu theo tiêu chuẩn gì.
Về vấn đề tăng thuế phí sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, Bộ Tài chính tính toán, với mức đề xuất tăng thuế BVMT với các loại xăng dầu lên kịch trần từ 1/7/2018, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 sẽ tăng hơn tháng 6 liền trước (khoảng 0,27-0,29%; tác động đến giá tiêu dùng bình quân năm 2018 khoảng 0,11-0,15%). Đổi lại, cơ quan soạn thảo cho rằng, việc tăng thuế sẽ khuyến khích sử dụng xăng dầu tiết kiệm và sử dụng hàng hóa thân thiện hơn. Dự kiến, nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua vào ký họp tháng 5 tới, thuế mới sẽ áp dụng từ 1/7/2018.
Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia về giá - TS Ngô Trí Long cho rằng, các lập luận của Bộ Tài chính đưa ra cho đề xuất tăng thuế của mình chỉ mang tính ngụy biện, lập luận chưa thuyết phục và cố đạt được mục đích tăng thuế. Trong khi đó, theo ông Long, việc tăng thuế luôn ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, kéo giảm tăng trưởng, nên các nước rất ít sử dụng công cụ này, đặc biệt khi chúng ta đang ưu tiên cho tăng trưởng. “Để bù nguồn thu ngân sách thiếu hụt, giải pháp căn cơ là cơ cấu lại phần chi để giảm chi, mở rộng nguồn thu khác, phải nuôi dưỡng nguồn thu, không nhăm nhăm vào thu thuế từ xăng dầu. Các dự báo thời gian tới giá xăng dầu sẽ còn tăng cao, cộng với việc tăng thuế sẽ khiến giá xăng dầu bị đẩy quá mức”, ông Long nói.
Ngoài ra, theo ông Long, năm nay mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%, mới hết quý 1 chỉ số giá tiêu dùng đã tăng hơn 2%, nếu tăng thuế xăng dầu chắc chắn lạm phát sẽ khó giữ. Chưa kể, khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ kéo theo lạm phát. “Khi thuế giảm, sản xuất phát triển, lợi nhuận tăng thu thuế sẽ tăng, không cần phải tăng thuế bảo vệ môi trường để tăng nguồn thu. Giai đoạn này chúng ta đang ưu tiên phục hồi tăng trưởng, giờ tăng thuế môi trường với xăng dầu có thể làm mất đà tăng trưởng đó. Bộ Tài chính cần cân nhắc rõ những điều này”, ông Long góp ý.
Trước ý kiến đề nghị xem xét, bổ sung hàng hóa có phát sinh chất thải nguy hại, gây ô nhiễm môi trường như ắc quy, chất tẩy rửa công nghiệp, phốt pho vàng, axit photphoric ... vào đối tượng chịu thuế, Bộ Tài chính cho rằng, việc này cần nghiên cứu và đánh giá tác động cụ thể, nên xin tiếp thu nghiên cứu trong quá trình sửa Luật Thuế BVMT.

Sài Gòn: Người dân tố cáo Tiền ảo- Lừa đảo đa cấp lớn nhất lịch sử

Người dân treo băng rôn tố iFan, Pincoin lừa đảo tiền ảo hơn 15 nghìn tỷ đồng (Ảnh; Huy Hùng- VNF)
Ngày 8/04/2018 vừa qua, hàng chục người dân căng băng rôn, biểu ngữ trước Công ty cổ phần Modern Tech (gọi tắt là Công ty Modern Tech) ở Sài Gòn tố cáo công ty này lừa đảo hơn 15.000 tỷ đồng. Cho đây là vụ lừa đảo đa cấp lớn nhất lịch sử, việc làm của số người dân này nhằm mục đích đánh động sự quan tâm của dư luận và cầu cứu đến các cấp chính quyền can thiệp để giúp đỡ họ đòi lại vốn…
Theo người dân tố cáo cũng như báo đài Việt Nam cho biết Công ty Modern Tech là công ty được dự án huy động vốn có tên Ifan và Pincoin ủy quyền làm đại diện pháp lý tại Việt Nam nhằm qua mặt các cơ quan chức năng. Modern Tech là nơi ban hành đồng tiền ảo Ifan, đồng tiền này giống như phát hành cổ phiếu rồi kêu gọi nhà đầu tư bỏ tiền thật ra mua và đồng tiền Ifan chỉ lưu hành nội bộ của công ty.
Modern Tech hứa hẹn với nhà đầu tư với mức hưởng lợi nhuận từ 48% trở lên, thời gian hoàn vốn từ 2-4 tháng. Ngoài ra, nếu kéo được người đầu tư vào dự án thì sẽ được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia. Tuy nhiên, để trở thành nhà đầu tư thì người tham gia phải bỏ tiền mua đồng Ifan tối thiểu là 1000 USD.
Theo công ty Modern Tech thì những đồng tiền ảo Ifan được tạo ra để thanh toán ứng dựng V-Fan, một ứng dựng dành cho người hâm mộ các ngôi sao âm nhạc, MV, đặt vé trực tuyến
Theo Cali Today tìm hiểu thì chính người đầu tư sau này tạo nguồn lãi để Modern Tech trả lãi cho người đầu tư trước và đây cũng chính là cách kéo dài thời gian sinh tồn của dự án Ifan và Pincoin. Rõ ràng đây là một hình thức kinh doanh đa cấp, chiêu trò thu hút nguồn vốn này được một số công ty đa cấp hoạt động ở Việt Nam sử dụng không hề hề xa lạ với người dân nhưng người dân vẫn bị mắc lừa.
Ifan và Pincoin là dự án huy động vốn gồm 7 người Việt sáng lập chính nhưng lại gắn mác dự án đến từ Singapor và Ấn Độ. Những cái tên Lê Ngọc Tuấn với biệt hiệu “Tuấn Scam”, Vũ Hữu Lợi, Diệp Khắc Cường, Nguyễn Thu Thủy…bị cho là tham gia vai trò nhà đầu tư thế hệ F1, kêu gọi rất nhiều nhà đầu tư tham gia dự án để lấy phần trăm.
Công ty Modern Tech đăng ký mã số thuế ngày 5/10/2017, tức là tính đến thời điểm hiện tại chỉ mới hoạt động khoảng hơn nữa năm nhưng theo báo chí Việt Nam phản ánh thì có khoản hơn 32.000 người tham gia dựa án Ifan và Pincoin với tổng số tiền bị tố cáo lừa đảo lên đến 15.000 tỷ đồng.
Người dân tụ tập trước trụ sở Công ty Cổ phần Modern Tech (ảnh; Huy Hùng- VNF)
Để thu hút được con số hơn 32.000 tham gia đầu tư dự án hẳn Modern Tech phải tổ chức rất nhiều sự kiện, Ifan và Pincoin mở rộng mạng lưới từ nông thôn cho đến thành thị, đủ mọi thành phần xã hội tham gia trong đó kể cả sinh viên.
Sau khi nắm trong tay được số tiền lớn từ nhà đầu tư thì Ifan và Pincoin lập sàn giao dịch nội bộ, tuyên bố quy đổi hình thức bằng cách quy đổi các đồng tiền ảo Ifan quy định giá công bố 5USD/1Ifan nhưng thực tế trên thị trường giá 1 Ifan chỉ khoảng 0,001 USD. Chưa dừng, một số nhà đầu tư F1 của dự án Ifan và Pincoin còn tuyên bố làm ăn không may, dự án thất bại để thoái thác trách nhiệm, điều này khiến nhiều nhà đầu tư mất trắng, tán gia bại sản thậm chí có người đột tử.
Trước áp lực của dư luận, hiện tại Công ty Modern Tech là pháp nhân của dự án tiền ảo Ifan và Pincoin đã bị cơ quan chức năng ở Sài Gòn buộc phải di dời văn phòng và tạm ngưng mã số thuế.
Ở Việt Nam có rất nhiều công ty đa cấp hoạt động công khai như công ty Thiên Ngọc Minh Uy, công ty Everrichs Global, công ty Liên Kết Việt, công ty CP đầu tư toàn cầu Đại Dương Xanh, CLB Yêu bản thân (Vital Group), công ty TNHH TM Lô Hội, công ty CP TM Merro, công ty TNHH SX TM DV Thiên Thuận Mới… Có những công ty khá nổi tiếng vì từng bị người dân tố cáo là lừa đảo như công ty Thiên Ngọc Minh Uy, công ty Everrichs Global, CLB Yêu bản thân…
Các công ty hoạt động kinh doanh đa cấp bất chính thường yêu cầu người đầu tư đặt cọc một lượng tiền và phải mua sản phẩm với giá đắc đỏ của chính công ty vào thời điểm ban đầu, vẽ lợi ích khủng để chiêu dụ nhiều người đầu tư cùng tham gia, thông tin không đúng về lợi ích khi người đầu tư mạng lưới…
Thông thường để thu hút hiệu quả người đầu tư, các công ty đa cấp thường đánh bóng, thổi phồng tên tuổi những cá nhân thành đạt, có địa vị trong xã hội khi tham gia mạng lưới, hoặc ăn theo những ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng để tạo niệm tin cho người đầu tư và song hành đó là vạch ra nhiều ưu đãi, lợi ích ngất ngưỡng hòng đánh động vào sự mơ ước hay lòng tham của những người đầu tư. Thực tế báo đài Việt Nam có thông tin khá nhiều về những hoạt động của công ty đa cấp bất chính nhưng đông đảo người dân vẫn lao vào những lợi ích ảo để rồi trở thành nạn nhân rất khó rút ra, mất tiền của mà còn làm liên lụy thêm nhiều người khác trong đó có người thân, người quen./.

Hà Nội: Thay công an xã bằng lực lượng chính quy nhưng không làm ồ ạt

Tại nhiều xã ở Hà Nội đã bố trí lực lượng chính quy vào chức trưởng công an. Ảnh: NLD
Sáng ngày 10/4, tại Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung-Chủ tịch thành phố cho biết sẽ điều động lực lượng công an chính quy về làm trưởng, phó công an xã. Tuy nhiên, việc thay thế này sẽ làm đúng lộ trình chứ không thay ồ ạt.
Ông Nguyễn Đức Chung cho biết chính quyền đã giao cho công an Hà Nội và Sở Nội vụ phối hợp để làm lộ trình trên. Trước mắt, chỉ một số xã trọng điểm, tình hình an ninh trật tự phức tạp, thường xuyên xảy ra nhiều vụ trộm cắp, đánh nhau, tệ nạn ma túy, cờ bạc…mới được bố trí cán bộ chính quy về đảm nhiệm chức vụ trưởng và phó công an xã.
Việc bố trí công an chính quy đảm trách chức vụ trưởng, phó công an xã sẽ do Giám đốc công an Hà Nội thống nhất với các chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, rồi các huyện sẽ đề cử công an về quản lý ở các xã. Ông Chung cho biết, chỉ có những xã nào thiếu, hoặc khi trưởng công xã nghỉ hưu thì mới bố trí chứ chưa làm ồ ạt.
“Chúng ta không thay tất cả mà chỉ bố trí cấp trưởng hoặc một số đơn vị có thể bố trí thêm cấp phó, 1-2 công an viên, còn lại vẫn giữ bình thường. Chúng ta thực hiện có lộ trình chứ không thay ngay. Và chỉ những xã còn thiếu hoặc khi Trưởng công an xã về hưu thì mới bố trí thay chứ chưa điều chuyển một cách ồ ạt”- ông Nguyễn Đức Chung nói.
Điều này nhằm tránh những xáo động có thể xảy ra ở các xã. Không như trong Nam, chức trưởng công an xã ở các tỉnh miền Bắc thường phải cạnh tranh, chạy chọt mới có được.
Việc bố trí lực lượng chính quy về làm trưởng, phó công an xã cũng được đề cập trong đề án tinh gọn bộ máy công an để làm sao hoạt động hiệu lực, hiệu quả mà Bộ Công an đã đề ra theo chủ trương của Bộ chính trị đảng CSVN.
Việc bố trí lực lượng chính quy về làm trưởng, phó công an xã xem chừng lại rất được người dân ủng hộ. Vì lâu nay, lực lượng công an xã toàn là những người không được đào tạo qua trường lớp, không có trình độ, kiến thức về luật pháp. Đặc biệt có những địa bàn ở vùng sâu, vùng xa trưởng công an xã chỉ mới học xong lớp 5, rất hạn chế về trình độ học vấn. Còn ở những nơi khác, với trình độ học vấn tốt nghiệp lớp 9 (tức tốt nghiệp trung học cơ sở) là đã có thể trở thành trưởng công an xã. Chính vì hạn chế về kiến thức, năng lực nên tình trạng công an xã lạm quyền xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi. Rất nhiều vụ án mạng thương tâm đến từ các trưởng công an xã không hiểu rõ quyền hạn, chức vụ của mình.
Bên cạnh đó, vì không được đào tạo bài bản qua các trường lớp nên các trưởng công an xã hiện nay không không đủ trình độ nghiệp vụ để ngăn chặn tình trạng mất an ninh trật tự tại các địa phương. Trên các phương tiện truyền thông hằng ngày vẫn ra rả tình trạng trộm cắp, bắt chó nhưng công an xã không thể ngăn ngừa không để tình trạng trên tái diễn.
Nếu trước đây, Bộ công an đề nghị tăng quyền cho các trưởng công an xã, trang bị súng để phòng chống tội phạm liền bị dư luận phản đối vì lực lượng này không đủ trình độ, lại chẳng được trang bị đủ kiến thức về luật pháp nên dễ dàng dẫn đến lạm quyền, sử dụng súng một cách vô tội vạ. Thì nay, với lực lượng chính quy, phần nào người dân sẽ an tâm hơn.
Bằng với việc điều chuyển công an chính quy từ huyện về đảm trách trưởng công an ở xã sẽ làm cho bộ máy bớt cồng kềnh, giảm áp lực cho ngân sách về sau

Hải quan buôn lậu xăng dầu, cảnh sát bảo kê cờ bạc

Kho xăng dầu của công ty Dương Đông Hòa Phú. Ảnh: Tuổi Trẻ
Vietnam – Cali Today News – Viện kiểm sát nhân dân Tối cao của chính quyền CSVN vừa hoàn tất cáo trạng đối với 12 nghi can trong vụ “buôn lậu”, “đưa và nhận hối lộ”. Theo kết luận của Viện kiểm sát, 12 nghi can này dính líu đến vụ buôn lậu xăng dầu trên 2,000 tỷ đồng của Công ty Dương Đông Hòa Phú có sự tiếp tay của rất nhiều cán bộ hải quan của Chi cục Hải quan tỉnh Bình Thuận.
Vụ án sẽ được xét xử tại tỉnh Bình Thuận vì đã xảy ra trên địa bàn tỉnh này. Đây là vụ buôn lậu xăng dầu lớn nhất từ trước đến nay với hơn cả tẳm ngàn tấn dầu và số tiền hơn 2,000 tỷ đồng.
Theo hồ sơ, vào tháng 1/2016, do đã có tin báo từ trước nên Bộ Công an đã cho thành lập phái đoàn kiểm tra liên ngành, đứng đầu là C46 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và tham nhũng) đột xuất kiểm tra chiếc tàu BTS Christina, của Công ty BTS Tankers (Singapore) do Romels Pagente Aleria (quốc tịch Philipines) làm thuyền trưởng đang bơm xăng lên bồn chứa của Công ty Dương Đông Hòa Phú tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Qua kiểm tra, phái đoàn đã phát hiện tàu khai báo hải quan nhập về hơn 1,800 tấn xăng nhưng thực tế lại chở đến 9,300 tấn. Như vậy là đã buôn lậu hơn 7,200 tấn xăng. Từ đó, C46 cho mở rộng điều tra và phát hiện rất nhiều sai phạm liên quan đến việc buôn lậu xăng dầu của Công ty Dương Đông Hòa Phú.
Điều đáng nói hơn, việc buôn lậu của Công ty Dương Đông Hòa Phú sẽ không thể nào được trót lọt nếu không có sự tiếp tay của cán bộ hải quan tỉnh Bình Thuận.
Viện kiểm sát nhân dân Tối cao cho biết cơ quan này đã ra quyết định truy tố đối với Đinh Hữu Thùy, người có trách nhiệm trong việc kiểm hóa, giám sát hàng nhập khẩu Công ty Dương Đông Hòa Phú về hành vi “nhận hối lộ” và đồng nghiệp của Thùy là ông Lê Văn Vinh về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Sau một thời gian làm việc với công an, Thùy đã khai nhận rằng, cứ mỗi lần đi kiểm hàng, Thùy sẽ được nhân viên của Công ty Dương Đông Hòa Phú đút phong bì 12 triệu để không hoạch họe về số xăng buôn lậu. Số tiền này Thùy không hưởng hết mà chỉ giữ cho mình 3 triệu, 3 triệu kia đưa cho Lê Văn Vinh, 6 triệu còn lại đưa cho đội nghiệp vụ của Chi cục Hải quan Bình Thuận.
Cứ như vậy, tổng số xăng dầu được buôn lậu trót lọt vào Việt Nam lên đến hàng trăm ngàn tấn, với số tiền lên đến 2,000 tỷ đồng nhờ sự trợ giúp của rất nhiều cán bộ hải quan Bình Thuận. Với trách nhiệm là người đứng đầu, nhưng ông Võ Văn Toàn-chi cục trưởng Chi cục Hải quan Bình Thuận, Tạ Hùng Dũng, chi cục phó và Lưu Trọng Vũ-đội trưởng nghiệp vụ chỉ bị công an cho là thiếu giám sát cấp dưới nhưng không xác định được có bao che cho việc buôn lậu hay không. Với số lượng xăng dầu kể trên, chắc chắn với những cấp dưới như Đinh Hữu Thùy và Lê Văn Vinh không có tiếng nói quyết định, mà phải là những người như Chi cục trưởng hoặc Chi cục phó mới có thể ăn chia với Công ty Dương Đông Hòa Phú.
Trong khi hải quan thì tiếp tay với buôn lậu thì công an lại bảo kê cho tội phạm. Mới đây, công an tỉnh Phú Thọ đã cho khởi tố, bắt giam khoảng hơn 84 nghi can liên quan đến đường dây cờ bạc xuyên quốc gia, lừa đảo và rửa tiền. Đáng chú ý, trong số này có cả trung tướng công an Phan Văn Vĩnh, người từng là Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, cục trưởng cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của Bộ Công an. Ngoài hai người này còn có rất nhiều công an khác cũng bị xộ khám và khởi tố với tội danh trên.

Một bữa ăn của bảo kê với tội phạm. Từ trái sang: Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Văn Dương. Ảnh: Tuổi Trẻ

Theo công an tỉnh Phú Thọ, cả hai tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa đều là những kẻ bảo kê để ăn chia với đường dây cờ bạc của Nguyễn Văn Dương (con rễ bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị) và Phan Sào Nam tổ chức. Số tiền các con bạc tham gia vào đường dây này lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Nhìn sơ qua cũng đủ thấy chế độ Cộng sản ở Việt Nam tan nát biết chừng nào. Hải quan thì chăm chú buôn lậu, công an thay vì bắt tội phạm thì lại bảo kê. Trong khi quân đội không lo bảo vệ chủ quyền, lãnh hải quốc gia mà lại hô hào ngư dân bám biển để bảo vệ chủ quyền, còn họ thì đi làm kinh tế.

‘Lấy tiền bồi thường đi du lịch’ và bản chất ‘chính quyền vì dân’

Thiền Lâm
Quyết định số 2560 của UBND huyện Quảng Trạch ban hành ngày 20/10/2017-Ảnh: Infonet
Vietnam – Cali Today News – Trùng với thời gian kỷ niệm hai năm phát tác hậu quả kinh hoàng của thảm họa xả thải Formosa ở 4 tỉnh miền Trung, nhóm phóng viên điều tra của tờ báo điện tử Infonet thuộc nhà nước đã làm một việc có ý nghĩa: phát hiện tiền hỗ trợ công tác kiểm đếm, thống kê sự cố Formosa cho Hội đồng và cán bộ thôn ủy ban nhân dân xã Xã biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) nhận về, nhưng không chi trả đầy đủ cho các thôn, mà chính quyền xã này giữ lại một phần lớn số tiền để đi du lịch, may quần áo, trang trí và sửa máy móc trong ủy ban.
Theo một quyết định của huyện Quảng Trạch mang số 2560, huyện hỗ trợ mỗi xã 264 triệu đồng/xã, hỗ trợ mỗi thôn 51 triệu đồng/thôn, ngoài ra có hỗ trợ tăng thêm ngoài định mức theo đối tượng. Tổng kinh phí hỗ trợ cho xã Cảnh Dương theo Quyết định 2560 là 1,470 tỉ đồng; trong đó kinh phí đã cấp đợt 1 năm 2016 tại Quyết định 5366/QĐ-UBND là 70 triệu đồng, kinh phí cấp đợt 2 ngày 20/10/2017 là 1,400 tỉ đồng.
Tuy nhiên, khi nhận tiền về, chính quyền xã Cảnh Dương không công khai minh bạch các thông tin để cán bộ thôn được rõ. Công tác chi trả tiền hỗ trợ không đầy đủ, làm cho nhiều người dân trong xã bất bình.
Sau khi đảm bảo không đưa thông tin cá nhân lên báo, một đảng viên đã cung cấp thông tin cho phóng viên.
Người này bức xúc cho biết: “Lúc đầu xã nói chi trả tiền cho cán bộ thống kê, kiểm đếm là 25 triệu/thôn thôi. Tiền chi trả thêm thì bí thư thôn được xã may tặng một bộ quần áo. UBND xã dùng tiền chi trả liên quan sự cố môi trường của các thôn vào việc trang trí cổng làng hơn 50 triệu, sửa máy photocopy, và dành hơn 100 triệu để đi du lịch”.
“Chúng tôi làm ở thôn, nhưng đâu có thiếu áo quần gì đâu mà xã phải đi may tặng, nên chúng tôi không nhận quần áo. Sau đó chúng tôi nhờ người quen xem thông tin chi trả trên huyện thì được biết về Quyết định 2560, lúc đó mới té ngửa là bấy lâu nay xã chi trả không đủ cho thôn, còn sử dụng sai mục đích số tiền trên. Trong các cuộc họp nhiều người phản ánh, nhưng đến nay xã vẫn không chịu trả” – ông Bí thư chi bộ nói.
Mới tính sơ sơ, Ủy ban nhân dân xã Cảnh Dương đã “nuốt” đến 50% số tiền phải chi.
Tỷ lệ 50% bị thất thoát cũng rất tương đồng với tình trạng tiền và quà từ thiện xã hội được chuyển về một số địa phương miền Trung vào những mùa bão lũ mà đã bí chính quyền “ăn” hết phân nửa. Thậm chí có trường hợp người dân bị tốc mái nhà nhận được phần tặng 500.000 đồng của một nhóm từ thiện xã hội, nhưng sau đó bị xã đến nhà thu đến 400.000 đồng.
Tỷ lệ trên cũng hiện hình trong bối cảnh ngay sau khi xảy ra thảm họa Formosa, một đoàn do “đảng trưởng” Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đã đến thăm Formosa và được báo đài quốc doanh đưa tin đậm – hành động được hiểu như một cách “dằn mặt” những tờ báo nào có ý muốn làm tung tóe thảm họa Formosa.
Trong khi đó, chính phủ của Thủ tướng Phúc cũng vướng vào một vụ bê bối khác: quá nhiều dư luận đã nghi ngờ và phản ứng dữ dội khi ông Phúc tự thỏa thuận về Formosa về khoản bồi thường 500 triệu USD của doanh nghiệp này mà không thèm hỏi ý dân. Nhiều ý kiến đã cho rằng Thủ tướng Phúc đã “đi đêm” với Formosa.
Nhưng vẫn chưa hết. Số tiền 500 triệu USD bồi thường đã được Formosa chuyển hai lần, mỗi lần 250 triệu USD, vào tài khoản của Bộ Tài nguyên và Môi trường – một trong những “thủ phạm” gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển kinh hoàng trên. Nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy Bộ TNMT “ngâm” số tiền 500 triệu USD trong tài khoản ngân hàng quá lâu mà không chuyển ngay cho các địa phương nhằm hưởng lãi ngân hàng. Đây có thể là một hành vi vi phạm phát luật nghiêm trọng, tuy nhiên cơ quan bộ này đã không bị hề hấn gì.
Vào cuối năm 2016 khi xảy ra tình trạng tiền Formosa bồi thường cho dân bị quá chậm chuyển giao, Quảng Bình bất chợt trở thành tỉnh phát tiền bồi thường cho dân sớm nhất trong 4 tỉnh miền Trung – theo một báo cáo của bộ ngành cấp trung ương. Một số báo cáo còn cho biết chính phủ đã hoàn tất gần 100% của con số 500 triệu USD việc bồi thường cho dân.
Nhưng tất cả vẫn chỉ là con số báo cáo. Cũng như những báo cáo của chính quyền các địa phương về việc đã hỗ trợ gạo cho bà con ngư dân nhưng ngay sau đó bị chính ngư dân phát hiện một phần gạo đã bị mốc xanh đếtn nỗi vịt còn không chịu ăn, cho tới nay nhiều hộ dân vẫn khẳng định chưa nhận được tiền bồi thường Formosa.
“Báo cáo láo” của chính quyền chính là một trong nguồn cơn khiến phong trào biểu tình phản đối Formosa và phản đối chính quyền đã bùng nổ không ngớt trong hai năm qua, bất chấp cơ chế đàn áp thô bạo và dã man của chính quyền ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình.
Vụ tòa án mới đây đã xử đến 66 năm tù đối với một số thành viên Hội Anh Em Dân Chủ – một tổ chức xã hội dân sự độc lập – cho thấy chính quyền đã tìm ra cách để “trả thù” những nhà hoạt động nhân quyền chỉ chuyên giúp đỡ các nạn nhân Formosa.

Bài báo trên Infonet điều tra vụ thâm lạm, mà thực chất là tham nhũng tiền bồi thường ở xã Cảnh Dương, được xem là quá hiếm hoi trong việc phát hiện ra bản chất thật của một chính quyền vẫn tuyên rao “của dân, do dân và vì dân”, cũng là tiếng nói rất hiếm hoi trong số hơn 800 tờ báo quốc doanh đang tồn tại hiện nay.

Lỗi của Tổng Bí thư, của Chủ tịch Nước, của Thủ tướng hay của Bộ trưởng công an? *

Thảo Vy (VNTB) Theo Luật Công an Nhân dân, thì mọi sai trái đang diễn ra với hàng loạt cấp tướng đang xộ khám, thì đầu danh sách chịu trách nhiệm là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản. Đứng thứ hai là Chủ tịch Nước. Thứ ba mới là Bộ trưởng Bộ Công an. Thủ tướng Chính phủ chỉ giữ vai trò chung chung gọi là quản lý hành chánh về mặt ngân sách Nhà nước (Điều 5.1, Luật Công an Nhân dân).

Đổi mới hệ thống chính trị để Đảng là lãnh đạo tuyệt đối

Chiều ngày 9-4, cổng thông tin điện tử của Bộ Công an đăng tải bài báo dạng phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm về Đề án tái cơ cấu Bộ Công an. [http://bit.ly/2GkemyH]

Bài báo có đoạn viết về câu trả lời của Bộ trưởng Tô Lâm: “Mục tiêu kiện toàn tổ chức bộ máy Bộ Công an gắn với hoàn thiện cơ chế, đổi mới phương thức lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với CAND, bảo đảm thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến cơ sở; xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Đảng ủy Công an Trung ương với các tỉnh ủy, thành ủy; kiện toàn Đảng ủy Công an Trung ương có cơ cấu, số lượng hợp lý; thống nhất thực hiện chế độ thủ trưởng đơn vị đồng thời là bí thư cấp ủy để lãnh đạo chỉ đạo kịp thời, hiệu quả các mặt công tác công an”.

Bộ trưởng Tô Lâm nói rằng, “Việc triển khai thực hiện Đề án là phù hợp với các chủ trương, nghị quyết về đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, giảm tầng nấc trung gian trong điều hành; không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ của CAND”.
VNTB - Lỗi của Tổng Bí thư, của Chủ tịch Nước, của Thủ tướng hay của Bộ trưởng công an? 
Cụm từ đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mà Bộ trưởng nói đến, liệu có phải là sắp tới đây Điều 5.1, Luật Công an Nhân dân chỉ còn mỗi nội dung: “Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam”?.

Điều 5.1 hiện tại ghi thế này: “Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân: Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an”.

Theo điều luật vừa nêu, thì xem ra Bộ trưởng Bộ Công an chịu sức ép từ 3 nơi theo thứ tự: Bộ Chính trị, Văn phòng Chủ tịch Nước, và Văn phòng Chính phủ. Thế nhưng rất khó hiểu khi tuy Bộ chính trị có quyền uy “lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp”, song vai trò thống lĩnh lực lượng công an nhân dân lại thuộc về Chủ tịch nước. Tuy vậy, hệ thống hành chánh, chế độ lương và ngân sách chi tiêu cho lực lượng này lại phụ thuộc vào Chính phủ. Liệu ông Bộ trưởng Bộ Công an sẽ nghe theo lời của ai, hay là cùng lúc phải làm hài lòng cho cả 3 nơi?

Lỗi của ai?

Như lời trần tình của Bộ trưởng Tô Lâm trong bài báo đăng trên trang Bộ Công an (nguồn đã dẫn), có thể hiểu sở dĩ thời gian dài vừa qua trong ngành công an xảy ra nhiều vụ tham nhũng, nhiều phe nhóm hình thành để lũng đoạn tài sản quốc gia, gây mất niềm tin trong dân chúng…, có phần lỗi khách quan là hệ thống chính trị chưa thực sự giúp Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp lực lượng công an (!?).

Một trong những giải pháp giúp củng cố quyền lực lãnh đạo cho Đảng cộng sản, là đề án nhất thể hóa một số chức danh tổ chức đảng kiêm nhiệm chức danh tương đồng của chính quyền, và các đoàn thể chính trị-xã hội. Mục đích còn là để tinh giản số cán bộ được hưởng lương, phụ cấp và tinh giản biên chế trong toàn hệ thống chính trị. Nôm na, để có quyền lực lãnh đạo tuyệt đối, sắp tới đây người đứng đầu Đảng Cộng sản cần kiêm luôn chức danh Chủ tịch Nước, và có thể luôn quyền uy trong quyết định toàn bộ ngân sách quản trị quốc gia mà lâu nay vẫn thuộc quyền của Quốc hội và Chính phủ.

Dĩ nhiên để làm được điều đó thì cần phải sửa luật cho đồng bộ. Bộ trưởng Tô Lâm nói rằng ông sẽ, “Đề nghị Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo để sớm sửa đổi, điều chỉnh, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của Đảng, tạo cơ sở chính thức cho các tổ chức, hoạt động của lực lượng Công an” (trích trong bài phỏng vấn – nguồn đã dẫn).

Thế nhưng việc sửa luật không đơn giản. Trước tiên phải sửa Luật tổ chức Chính phủ. Dắt dây kéo theo là sửa Luật Tổ chức Chính quyền địa phương. Đơn cử, muốn ‘nhất thể hóa’ hai chức bí thư và chủ tịch huyện/ xã thì phải sửa luật, chứ không phải Đảng bảo thế mà làm được ngay. Chủ tịch huyện/ xã do Hội đồng Nhân Dân cùng cấp bầu ra, chứ bí thư là bí thư của đảng, do Đảng tự bầu ra, dân không bầu ra bí thư. Do vậy, về cơ bản, muốn ‘nhất thể hóa’ thì phải sửa đổi chí ít hai luật – bầu cử và tổ chức chính quyền địa phương.

Bởi nếu bí thư ngồi vào ghế chủ tịch huyện/ xã rồi, thì cần gì bầu bán chủ tịch trong phiên họp đầu, kỳ họp đầu mỗi khóa Hội đồng Nhân Dân? Làm gì còn cạnh tranh? Và liệu có còn dân chủ ở cơ sở, dù chỉ hình thức? Hay chỉ còn dân chủ trong Đảng?

Luật có như thế nào đi nữa thì cũng phải hợp luật chơi chung

Trong vô số rối rắm đó, xin tạm kết bài viết này bằng Điều 2 của Luật Công an Nhân dân: “Luật này áp dụng đối với Công an nhân dân, cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó”.

“Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó”. Ràng buộc này có là một rào cản cho Đề án có tên “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” mà ông Tô Lâm đang bắt đầu khởi động?


* Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả về vấn đề được nêu