Tuesday, March 28, 2017

Cát tặc Đồng Nai: Cường hào GTVT thua tiếp hiệp 2

Người Quan Sát (Danlambao) - Sau trận cát chiến trên sông Cầu, đám cường hào trung ương Bộ Giao thông Vận tải đã thua đậm phe ác bá địa phương Bắc Ninh (1). Xuôi về mặt trận cát ở miền Nam, cát tặc GTVT lại thua thêm một trận nữa trong cuộc chiến ăn cắp cát trên sông Đồng Nai. 

Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa truy cùng diệt tận cát tặc phe Đinh La Thăng và Nguyễn Tấn Dũng.

Qua cửa miệng của Từ Nam Thành - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Đồng Nai - Bộ GTVT đã treo cờ trắng: “Sở GTVT đã có thông báo đến các sở ban ngành và chính quyền địa phương, đến thời điểm này tất cả các dự án nạo vét tận thu trên sông Đồng Nai đều đã ngưng hoạt động. Do đó, mọi hành vi hút cát trên sông của các dự án này đều là trái pháp luật”.

Dù không nói cho thật rõ nhưng ai cũng biết những dự án nạo vét tận thu này là của Bộ GTVT.

Trước đó, vào ngày 28/3, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức cuộc họp về tình hình khai thác cát trên địa bàn. Trưởng phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC 49) - Công an tỉnh Đồng Nai, là Đại tá Nguyễn Đình Ngà cho biết: "Từ cuối năm 2015 đến nay, PC49 đã bắt giữ 84 vụ khai thác cát trái phép, tịch thu 37 ghe, triệt phá hai băng nhóm chuyên khai thác cát lậu trên sông Đồng Nai."(2)

Mới nghe tuyên bố của Nguyễn Đình Ngà, người ta sẽ lầm tưởng thành phần băng nhóm cát tặc này là thứ "phó thường dân". Tuy nhiên, với "sự cố" không đánh tự nhiên khai của Từ Nam Thành cho thấy băng đảng này chính là các đồng chí cát tặc mang thẻ đảng và có giấy phép nạo vét tận thu sông Đồng Nai được ký bởi Bộ GTVT.

Phe cường hào còn khai tiếp:

“Đại diện Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai cho biết, 6 dự án nạo vét luồng kết hợp tận thu cát do tỉnh cấp phép đã tạm ngưng hoạt động, 8 dự án do Bộ GTVT cấp phép cũng đã tạm ngưng hoạt động theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.”

Rõ ràng là băng đảng cường hào GTVT đã cấp giấy phép cho đàn em nạo lòng Đồng Nai. Băng đảng ác bá Đồng Nai không chịu nên làm eo với thủ tướng. Thủ tướng đang đứng về phe Nguyễn Phú Trọng, xem các đồng chí trong Bộ Giao thông Vận tải đa số là đàn em của Đinh La Thăng và Nguyễn Tấn Dũng là kẻ thù. Vì thế nên mới có chuyện Thủ tướng chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT phải ngưng ăn cướp cát.

Xong hiệp hai này sẽ đến hiệp ba. Cũng trên dòng sông Đồng Nai nhưng vùng lãnh cứ của các ác bá cộng sản tỉnh Lâm Đồng.

Cuốn phim cát tặc đại chiến tặc cát còn tiếp diễn. Và cần ghi nhận rằng: phe nào cũng là tặc. Chỉ có tài nguyên Việt Nam và người dân Việt Nam là nạn nhân dưới sự cai trị của một tập đoàn nhiều băng cướp, có tên chung là đảng tặc CSVN.

29.03.2017



________________________________


Đọc báo địch và Vùng Lá Me Bay trong lòng địch

Tư nghèo (Danlambao) - Địch đây là ai bà con biết rồi nghe. Hỏi lôi thôi Tư tui bị túm đi học tập cải tạo mút mùa đó. Báo địch Tư tui đọc có tên là Văn Nghệ Công An. Nội cái thương hiệu là đã thấy hết... thương, đã muốn quay mặt vô bô ghìm cơn ói! Văn Nghệ mà có Công An bám đuôi thì chỉ có nước... con đường xưa em đi, ngày nay bác đi rồi, chỉ còn côn với an!

Trên báo địch online này có bài “Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Mèn ơi, sao nhìn đâu cũng thấy tự diễn tự chuyển vậy mấy cha! Từ trong đảng ra tới sân khấu, từ lăng Ba Đình sang sàn nhảy chachacha, mấy cha đồng chí cứ biến hóa lung tung xèng!

Để cho bà con phải nhảy qua nhảy lại giữa Dân Làm Báo và Đảng Mần Báo, Tư tui mạn phép bốc vài đoạn mà gãi cho bà con ngứa chơi nghe. Ngứa quá thì vào còm phụ Tư tui gãi. Đụng vào đám chí rận văn nghệ côn an này không ngứa có mà điên.

Địch nói rằng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng thì báo chí, văn học nghệ thuật là một đội quân cách mạng. Đội quân ấy đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng của mình, đồng hành cùng dân tộc làm nên những chiến thắng lịch sử đánh đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước.

Gãi một cái: quân xâm lược nào vậy mấy cha? Ở miền Nam thì không mất một tấc đất nào cho đến khi Tàu khựa nó xâm lược Hoàng Sa. Ở miền Bắc thì cha nội cạo dừa bằng cái miệng Đồng ký cha cái công hàm bán nước theo lệnh của Hồ Xáng Xếnh, dâng mấy hòn đảo chim ỉa cho Mao Xếnh Xáng.

Địch vừa tự nâng bi vừa tự hoạn lợn rằng: Bước sang thời kỳ đổi mới, báo chí, văn học nghệ thuật góp phần cùng toàn dân làm nên những kỳ tích. Nhưng ở ngày hôm nay thì, hoặc do buông lỏng quản lý, hoặc chưa hiểu đặc trưng, hoặc thiếu định hướng... mà chỗ này chỗ khác, một vài yếu tố của lĩnh vực này cần được hoàn thiện, chấn chỉnh kịp thời.

He he he... kỳ tích sao không đem ra khoe mẽ coi có đại tác phẩm nào ngang tầm với Nhật ký trong tù, Nguyên Tiêu chôm chĩa của Hồ đại ca. Văn học nghệ thuật kỳ tích cái mốc xì gì mà phải "quản lý", buông thỏng là hơi bị... kỳ!!!

Mấy cha nội côn an dzăng mạng còn lý sự cùn rằng: Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng này là tăng cường bồi dưỡng, giáo dục ý thức tư tưởng chính trị thường xuyên, liên tục cho mọi văn nghệ sĩ... Có ý thức chính trị cao mới tạo tiền đề cho tình yêu, cho tâm huyết - vốn được coi là những điều sống còn của nghệ thuật. Cây nghệ thuật có tươi mát, có sum suê hoa trái là nhờ được trồng trên mảnh đất của tình yêu. Thiếu tình yêu nghệ thuật nhất định khô héo. Tình yêu luôn tìm đến tình yêu.

Con mụ vợ của Tư tui ơi, ra mà xem chúng yêu nhau nè. Giờ bà mới biết nghe! bà phàn nàn tui yêu bà không tới bến... Ninh Kiều là tại vì tui có lý do à nghe. Tại anh Tư nghèo mà đẹp trai quá mạng này không được đảng bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng chính trị nên mới không biết yêu em như cha nội Tố Hủ: Mà nói vậy: "Trái tim anh đó /  Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ: Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều / Phần cho thơ, và phần để em yêu..." Không có đảng đổ bê tông cốt sắt cái nền lâu đài tình ái nên tui mới không có cái tiền đề cho tình yêu dành cho bà, tui khô cằn sỏi đá, khô héo tình yêu... Má ơi! chạy mấy chính ủy dzăng nghệ này luôn!

Còn lại bài báo này là mấy cái đoạn viết về quan điểm về văn hóa văn nghệ của Đảng đã gặp gỡ với tinh thần triết học văn hóa hiện đại trên thế giới... rồi kết thúc bài viết bằng ranh ngôn của chuyên gia chôm chĩa văn thơ của thiên hạ là Hồ đại ca: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi".

Nhưng mà: trước khi văn hóa soi đường cho quốc dân thì phải có tụi côn an nó soi đường cho văn hóa đi trước. Đi lộn xộn, không theo đường hồ bi đát, mà cứ con đường xưa em đi là bỏ mẹ đời.

Nói vậy đường ta đi thì ta đi. Đường địch chôn mình, phục kích thì kệ cha địch. Không ai lấy được âm nhạc Miền Nam ra khỏi tâm hồn mình, phải không bà con ta? Ngay cả 2 em nhỏ này. Ca mùi và ngọt như me ngào đường, phê hết biết luôn. Đây mới là kỳ tích nè mấy chú văn nghệ côn an:

Bà Rịa: Ngăn ngừa ô nhiễm giống như ‘chơi trốn tìm’

Màu tím đã từ hồ chứa nước ở Cát Hải loang ra sông. (Hình: Báo Người Lao Ðộng)
BÀ RỊA-VŨNG TÀU (NV) – Sắc độ của nước trong hồ có diện tích 10 héc ta ở thôn Cát Hải, xã Tân Hải, huyện Tân Thành, càng ngày càng đậm. Không chỉ hồ mà nước sông Chà Và cạnh đó cũng được nhuộm tím.
Ông Trần Ðình Khoa, một phó chủ tịch của Hội Ðồng Nhân Dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tuyên bố sẽ “đề nghị” chính quyền tỉnh này “có biện pháp mạnh mẽ hơn” với các nhà máy ở khu vực xã Tân Hải, huyện Tân Thành. Trong cuộc trò chuyện với tờ Người Lao Ðộng, nhân vật này hứa sẽ “đề xuất” với chính quyền tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đóng cửa các nhà máy “cố tình xâm phạm môi trường.”
Những tuyên bố, hứa hẹn như thế chẳng có gì mới, cách nay hai năm, chính quyền tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã từng…
Khu vực xã Tân Hải, huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có tới 22 nhà máy chế biến hải sản và sản xuất bột cá và 2/3 số nhà máy này xả nước thải thẳng vào cống số 6. Nước từ cống số 6 chảy ra sông Rạch Ván rồi đổ vào sông Chà Và. Ðó là lý do, thỉnh thoảng cá nuôi trong bè ở khu vực quanh đó chết sạch.
Ðầu Tháng Chín năm 2015, đủ loại cá được nuôi trong các bè trên sông Chà Và, thuộc xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu tiếp tục chết sạch. Nhiều gia đình trắng tay. Có gia đình mất trắng cả tỉ đồng.
Lần đó, thay vì kêu cứu, sáng ngày 6 Tháng Chín năm 2015, các nạn nhân đã mang toàn bộ số cá bị chết đem đến đổ trước cổng các nhà máy chế biến hải sản. Sang ngày 7 Tháng Chín năm 2015, các nạn nhân tiếp tục chở cá chết đến trụ sở chính quyền tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, yêu cầu gặp chủ tịch tỉnh. Họ nhấn mạnh là chuyện oằn lưng gánh ô nhiễm đã quá sức chịu đựng, đồng thời đã cùng đường…
Trước sự phản kháng hết sức dữ dội của dân chúng, Sở Tài Nguyên-Môi Trường và Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vội vàng cử người xuống hiện trường ghi nhận sự việc và lấy mẫu nước đem đi xét nghiệm.
Vào thời điểm ấy, bà Trương Thị Hường, một phó chủ tịch của thành phố Vũng Tàu, xác nhận với báo giới, riêng năm 2014, thiệt hại do cá nuôi trong các bè ở xã Long Sơn thỉnh thoảng lại chết hàng loạt đã hơn 100 tỉ nhưng giới hữu trách hành động không làm gì cả. Bà Hường đề nghị cần phải truy tìm và xác định thủ phạm gây ô nhiễm để buộc phải bồi thường cho các nạn nhân và chính quyền tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cần có chính sách hỗ trợ các nạn nhân.
Ðể khỏi phải tổ chức dọn dẹp cá chết trước nơi làm việc của mình, chủ tịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xin lỗi các nạn nhân và hứa sẽ có hành động ngay để giải quyết-ngăn ngừa ô nhiễm.
Thông báo sau đó của chính quyền tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, sẽ chỉ cho những nhà máy có đầy đủ hệ thống xử lý nước thải hoạt động. Trong thực tế, không có nhà máy nào ngưng hoạt động!
Khu vực xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có một hồ chứa nước tọa lạc ở thôn Cát Hải để tích nước ngăn lũ vào mùa mưa, ngăn nước biển xâm nhập vào ruộng vườn trong mùa khô. Từ Tháng Chín năm 2015, sau khi chủ tịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cam kết giải quyết-ngăn ngừa ô nhiễm, nước trong hồ thường có màu hồng vào đầu mùa khô, đến giữa mùa khô chuyển thành màu tím, sang mùa mưa thì có màu đen. Trong ba tuần gần đây, mức độ ô nhiễm đột nhiên trở thành trầm trọng hơn.
Tờ Người Lao Ðộng mô tả, ngoài chuyện mùi hôi nồng nặc, người lạ có thể cảm nhận ngay mức độ ô nhiễm khi mắt đau, cổ họng rát và da ngứa ngáy.
Màu tím của nước giờ đã loang ra sông Rạch Ván và sông Chà Và. Lần này, chính quyền tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng… chưa làm gì.
Ông Khoa thừa nhận, các doanh nghiệp có nhà máy ở xã Tân Hải, huyện Tân Thành không đáp ứng yêu cầu về xử lý nước thải và phê phán những doanh nghiệp này “vô cảm.” Không thấy ông đề cập đến mức độ mẫn cảm của bí thư, chủ tịch và các viên chức hữu trách của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thế nào. (G.Ð)

Phú Yên: Triệt hạ hàng trăm hecta rừng để… nuôi bò

Khu rừng đang bị “tàn sát” để lấy đất nuôi bò.(Hình: Báo Pháp Luật Sài Gòn)
PHÚ YÊN (NV) – Hàng chục người mang cưa máy cùng đốn hạ cả ngàn cây rừng đủ loại một cách công khai, gấp rút để làm trại nuôi bò thịt.
Ngày 27 Tháng Ba, nói với báo Pháp Luật Sài Gòn, ông Trần Hữu Thế, phó chủ tịch tỉnh Phú Yên xác nhận, tỉnh đang cho khai thác rừng tại hai tiểu khu ở xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh để giao đất cho công ty chăn nuôi Thảo Nguyên Phú Yên làm “dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao.”
Theo mô tả của báo Pháp Luật Sài Gòn, cùng ngày ở đầu nguồn sông Hinh đang diễn ra công khai việc “tàn sát rừng chưa từng thấy.” Tiếng cưa máy ầm ầm khắp các khu rừng. Nhiều nhóm nhân công thi nhau cưa hạ, cây rừng liên tục đổ xuống ào ào. Hàng ngàn cây gỗ có đường kính 40-50cm nằm la liệt khắp nơi. Chỉ mới sau gần một tuần cưa hạ, đã có hàng chục hecta rừng bị tàn phá hoàn toàn.
Ngay cạnh các khu vực đang bị triệt hạ, nhiều người dân dừng xe đứng nhìn với những ánh mắt bất lực. Ông Huỳnh Tấn Lợi (64 tuổi), ở xã Sơn Thành Ðông, huyện Tây Hòa tức giận nói: “Nhìn những cánh rừng bị triệt phá, hàng ngàn cây gỗ lớn bị cưa hạ, người dân chúng tôi rất xót xa.”
Theo ông Huỳnh Xuân Quang, chi cục phó Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Phú Yên, việc khai thác rừng tự nhiên và rừng trồng trên do Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ huyện Sông Hinh thuê mướn để bàn giao mặt bằng cho công ty Thảo Nguyên, theo yêu cầu trong phân đoạn 1 là 178 ha. Toàn bộ diện tích rừng chuyển đổi trên đều có chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn, vốn được bảo vệ nghiêm ngặt.
Tin cho biết, để phục vụ dự án chăn nuôi bò thịt của công ty Thảo Nguyên, ngày 18 Tháng Giêng, ủy ban tỉnh Phú Yên ban hành quyết định chuyển mục đích sử dụng 377 ha rừng tại địa điểm trên sang mục đích không phải lâm nghiệp. Trong số diện tích rừng bị chuyển đổi có hơn 273 ha tự nhiên, còn lại là rừng trồng, do Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ huyện Sông Hinh quản lý.
Khi phóng viên báo Pháp luật Sài Gòn hỏi, “Vì sao chưa có phương án trồng rừng thay thế mà đã cho khai thác rừng?” “Vì sao khai thác cây gỗ lớn mà trong phương án khai thác gọi là tận dụng gỗ củi”?, “Vì sao thủ tướng đã ra lệnh đóng cửa rừng mà tỉnh Phú Yên vẫn chuyển đổi mục đích hàng trăm hecta rừng rồi cho khai thác, xóa sổ?”, ông Thế chỉ nói “sẽ trả lời trong cuộc gặp mặt với báo chí sắp tới.”(Tr.N)

Du khách Trung Quốc khiến nguy cơ H7N9 xâm nhập Việt Nam cao hơn

Có ngày, số lượng du khách Trung Quốc băng qua biên giới vào Việt Nam lên tới 15,000. Ðây có thể là đường để H7N9 xâm nhập Việt Nam. (Hình: Tuổi Trẻ)
HÀ NỘI (NV) – Trong hai ngày 26 và 27 Tháng Ba, hết phó thủ tướng đến thủ tướng Việt Nam gửi công điện nhắc nhở các ngành hữu trách và chính quyền các địa phương chú ý ngăn ngừa H7N9.
H7N9 là một trong những loại virus gây ra cúm gia cầm và có khả năng lây sang người. Năm 2013, người ta mới nhận biết sự hiện diện của H7N9 sau khi nó bùng phát thành dịch ở Trung Quốc và gây lo ngại trên toàn thế giới vì độc lực rất mạnh. Từ đó đến nay, virus H7N9 đã gây ra năm đợt dịch ở Trung Quốc.
Trong thông báo mới nhất về H7N9, Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết, từ cuối Tháng Ba năm 2013 đến ngày 20 Tháng Ba năm nay, tại Trung Quốc đã có 1,342 người Trung Quốc bị nhiễm virus H7N9 và đã có 494 người thiệt mạng. Riêng trong ba tháng đầu năm nay, số người nhiễm virus H7N9 tại Trung Quốc là 533. Số người bị nhiễm virus H7N9 tại Quảng Tây và Vân Nam, hai tỉnh nằm sát biên giới Trung-Việt là 19.
Giới hữu trách Trung Quốc đã phát giác hàng ngàn mẫu dương tính với virus H7N9 trên gà, vịt, bồ câu, vẹt,… tại các chợ gia cầm, trang trại.
Ngày 26 Tháng Ba, một trong các phó thủ tướng Việt Nam gửi công điện cho chính quyền các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, nhấn mạnh, ngay cả gia cầm được dân chúng Trung Quốc dùng làm quà thì người Việt cũng không được nhận. Trong vài tháng gần đây, chính quyền Việt Nam liên tục lập đi, lập lại lệnh cấm cấm nhập cảng gia cầm và các sản phẩm có nguồn gốc từ gia cầm của Trung Quốc nhưng ai cũng thấy là rất khỏ để ngăn chặn việc buôn lậu gia cầm và các sản phẩm có nguồn gốc từ gia cầm ở Trung Quốc vào Việt Nam.
Tuy giới hữu trách chưa tìm thấy sự hiện diện của virus H7N9 tại Việt Nam nhưng dịch cúm gia cầm do các loại virus khác đã bùng phát.
Hôm 22 Tháng Hai, giới hữu trách tại Việt Nam cho biết, tính đến ngày 20 Tháng Hai, họ đã phát giác hai ổ dịch cúm gia cầm, trong đó, một có sự hiện diện của virus H5N1 ở xã Vĩnh Phú Ðông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu và một có sự hiện diện của virus H5N6 tại xã Phổ Cường, huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Năm ngày sau, hôm 27 Tháng Hai, giới hữu trách tại Việt Nam cấp báo, sau khi tìm thấy hai ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên trong năm 2017, đã có thêm một số ổ dịch cúm gia cầm khác ở: Nam Ðịnh, Ðồng Nai, Sóc Trăng và An Giang.
Kết quả khảo sát các chợ chuyên kinh doanh gia cầm sống tại 32/63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam, cho thấy, tỉ lệ lưu hành virus cúm H5N1 trên gà là 1%, trên vịt là 1.6%. Còn tỉ lệ lưu hành virus cúm H5N6 trên gà là 2%, trên vịt đến 6.5%.
Trong công điện gửi ra ngày 27 Tháng Ba, thủ tướng Việt Nam cảnh báo, ngoài H7N9, Việt Nam còn bị đe dọa bởi những loại virus mới gây cúm gia cầm như H5N2, H5N8. Nguy cơ không chỉ đến từ buôn lậu gia cầm và các sản phẩm có nguồn gốc từ gia cầm mà còn từ du khách Trung Quốc, vốn đang ồ ạt đổ vào Việt Nam. (G.Ð)

“Tàu lạ” tiếp tục đâm tàu Việt Nam, 9 người mất tích trên biển

“Tàu lạ” tiếp tục đâm tàu Việt Nam, 9 người mất tích trên biển
Vào khoảng 0 giờ sáng ngày 28 tháng 3 năm 2017, tàu Hải Thanh 26BLC đang chở hơn 3.000 tấn hàng trên hành trình từ Hải Phòng đi Cần Thơ, đã bị “tàu lạ” đâm khi đang ở vị trí 10 độ 18,9 phút Vĩ độ Bắc; 107 độ 45,6 phút kinh độ Đông, cách Mũi Vũng Tàu khoảng 43 hải lý về phía Đông.
Theo Báo Công An cho biết, khoảng 5 giờ sáng ngày 28.3.2017, trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 nhận được tin: Phao Epirb của tàu Hải Thành 26 BLC phát tín hiệu báo nạn tại vị trí 10 độ 18,9 phút Vĩ độ Bắc; 107 độ 45,6 phút kinh độ Đông. Vị trí phát tín hiệu báo nạn cách Mũi Vũng Tàu khoảng 43 hải lý về phía Đông. Trên tàu có 11 thuyền viên.
Trung tâm 3 đã điều động hai tàu SAR 413 và SAR 272 đến điểm điểm cầu cứu tìm kiếm. Được biết, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy hai phao bè đang trôi dạt trên biển, và vớt được hai thuyền nhân xác định là người của tàu Hải Thành 26-BLC ở trên một bè, còn một bè không có người.
Hai thuyền viên này cho biết, khi tàu Hải Thanh 26BLC đang đi đến vùng biển Vũng Tàu thị bị “tàu lạ” đâm chìm, và hiện 9 người đang bị mất tích trên biển.
Từ nhiều năm nay, nhiều tàu thuyền của Việt Nam liên tục bị “tàu lạ” đâm chìm khi đang lưu thông trên vùng biển Việt Nam. Nhà cầm quyền CSVN vẫn chưa có biện pháp chống trả, hay bảo vệ những trường hợp tương tự diễn ra trong thời gian tới.
6D2CCE6F-8586-4A23-B47B-434A7106B28A-1501-00000131D924D297_tmp
Nguyên Nguyễn/SBTN

Chó dại, thuốc nam và bi kịch về dân trí, y tế ở Việt Nam


Một nạn nhân phát bệnh dại sau khi bị chó dại cắn. (Hình: healthplus.vn)
NGHỆ AN (NV) – Một trong 53 người ở xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, nghi bị chó dại cắn đã mất mạng vì được chữa chạy bằng thuốc Nam. Nạn nhân chỉ mới bốn tuổi.
Theo tin từ tờ Tuổi Trẻ thì sau khi khảo sát diễn biến của bệnh dại tại xã Thanh Mai, cơ quan phòng chống dịch bệnh của Sở Y Tế Nghệ An phát giác trong 53 người gần đây bị chó cắn, chỉ có 17 người đến trạm xá xã để chích ngừa bệnh dại, 36 người còn lại có 14 người không làm gì cả và 22 người đang được một thày lang điều trị bằng thuốc Nam.
Nạn nhân đã mất mạng cũng được thầy lang điều trị và hồi trung tuần tháng này bắt đầu sốt, biếng ăn, sợ gió, sợ nước,… khi thầy lang bó tay, nạn nhân được đưa vào bệnh viện nhưng bệnh viện cũng bó tay vì quá trễ.
Tháng trước, ở Thanh Hóa cũng có một người bị chó cắn rồi mất mạng do giao mạng cho thầy lang. Nạn nhân tên là Ðinh Thị Thương, 34 tuổi, ngụ tại xã Xuân Du, huyện Như Thanh. Bốn ngày sau khi con chó cắn mình chết, bà Thương tìm đến một thầy lang ở huyện Triệu Sơn, cùng tỉnh để điều trị cho đến khi phát bệnh dại, thân nhân đưa tới bệnh viện thì chết.
Ðáng nói là sau khi bà Thương qua đời vì bệnh dại, có tới 27 người là thân nhân, bạn bè từng tiếp xúc với bà Thương tiếp tục đổ đến thầy lang ở huyện Triệu Sơn xin khám bệnh. Sau khi bắt mạch, thầy lang xác định có 12 người bị… lây bệnh dại. Do cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, đau thắt ngực, một trong số 12 người này vội vàng vào bệnh viện. Bác sĩ kết luận ông ta bị rối loạn tiền đình.
Thiếu hiểu biết chỉ là một trong nhiều lý do dẫn tới uổng mạng khi bị chó dại cắn. Những lý do còn lại là sự ám ảnh do vaccine ngừa các loại bệnh có thể gây tắc tử. Chi phí chích ngừa cao, đi lại bất tiện, chờ đợi lâu. Muốn ngừa bệnh dại sau khi bị chó cắn, mèo cào, nạn nhân phải chích ngừa năm lần trong vòng một tháng vào các ngày đã được ấn định. Chi phí trung bình khoảng 750,000 đồng. Nếu chọn loại vaccine rẻ hơn thì tỉ lệ rủi ro cao hơn vì tỉ lệ bị sốc lớn hơn, thậm chí có thể gặp các biến chứng về thần kinh.
Cuối Tháng Chín năm ngoái, cơ quan phòng chống dịch bệnh của Bộ Y Tế Việt Nam, cho biết, trong chín tháng đầu năm 2016, tại Việt Nam có 49 người thiệt mạng vì virus gây bệnh dại.
Theo cơ quan này, mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 400,000 người bị chó, mèo cắn, phải chích vaccine ngừa bệnh dại. Chi phí chích vaccine ngừa bệnh dại khoảng 300 tỉ/năm. Phần lớn những người chết vì bệnh dại cư trú ở vùng núi phía Bắc Việt Nam – khu vực mà phần lớn dân chúng ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, cả con người lẫn chó, mèo đều không được chích ngừa. Khi bị chó mèo cắn chỉ trông vào thầy lang.
Tháng trước, Việt Nam công bố “Chương trình quốc gia khống chế và loại trừ bệnh dại trong giai đoạn từ 2017-2021.” Theo đó, sẽ lập danh sách các gia đình nuôi chó tại 95% xã, phường, thị trấn trên toàn quốc, chích ngừa cho 85% chó mèo, giảm 60% số người thiệt mạng hàng năm vì bệnh dại vào năm 2021,... (G.Ð)

Quảng Nam: Hơn 40 năm bỏ mặc dân nghèo sống cảnh lụy đò

Hàng ngày, người dân và các em học sinh phải đi lại trên con đò cũ kỹ. (Hình: Báo Pháp Luật Sài Gòn)
QUẢNG NAM (NV) – Hơn 40 năm, thời gian đủ để thay đổi cả một vùng đất. Thế nhưng, đối với hàng trăm gia đình người dân sống dựa vào sông Vu Gia chỉ mong có một chiếc cầu nối đôi bờ nhưng vẫn chỉ là mơ ước.
Theo báo Pháp Luật Sài Gòn, ngày 27 Tháng Ba, xã Ðại Sơn, huyện Ðại Lộc, có 7 thôn thì tới bốn thôn gồm: Tân Ðợi, Ðồng Chàm, Tam Hiệp, Ðầu Gò ở bên kia sông Vu Gia, với hơn 300 hộ, khoảng 1,500 nhân khẩu. Nơi này từng được biết đến là vùng đất “4 không”: không điện, không đường, không trường, không trạm và hiện tại người dân “ốc đảo“này vẫn không biết đến khi nào mới thoát cảnh lụy đò.
Bà Nguyễn Thị Cánh (63 tuổi), người cả đời chứng kiến sự thất thường của con nước dòng Vu Gia cho hay, không ai biết bến đò Tân Ðợi này có từ bao giờ, chỉ biết cuộc sống của người dân hai bên bờ phải dựa hoàn toàn vào nó. Trung bình, một người cùng xe máy mất 10,000 đồng cho một lượt qua lại.
“Một ngày tôi đi qua bến đò này 4 lần, làm cả tháng cũng chỉ đủ đi đò. Mùa Hè nước sông hiền hòa vậy chứ đến mùa mưa, con nước từ các lòng hồ thủy điện đổ về dâng lên 5-7 mét, người dân sống bên kia dòng Vu Gia bị cô lập hoàn toàn,” bà Cánh nói.
Còn bà Trần Thị Ngọc Dung (41 tuổi), người có hơn 7 năm buôn bán tại bến đò Tân Ðợi thì cho hay, vào mùa mưa gió, khi nước sông dâng lên cao, mọi hoạt động sản xuất, học tập của trẻ em đều dừng lại. “Không biết bao giờ người dân mới hết cảnh khổ sở vì không có cầu. Chứ hiện giờ vẫn còn đó nỗi lo cảnh đò đầy sông sâu, lo tính mạng của mình không biết khi nào sẽ chìm theo những con đò cũ kỹ,” bà Dung tâm sự.
Trong khi đó, ông Dương Thanh Ka (40 tuổi), chủ đò tại bến Tân Ðợi cho biết, ông phải dậy từ 4 giờ sáng mỗi ngày để đưa đón bà con qua lại đi làm. Ðến 8 giờ tối mới được về với gia đình nghỉ ngơi. Tuy nhiên, tới tháng đi thu tiền đò, nhìn hoàn cảnh gia đình của nhiều nhà, ông cảm thấy ngại ngùng đến mức không dám thu.
Nói với phóng viên báo Pháp Luật Sài Gòn, ông Ngô Vinh, chủ tịch xã Ðại Sơn cho hay, đầu năm 2017 đã có đoàn do hội đồng tỉnh cùng đủ cơ quan chức năng về khảo sát nhưng thời gian cụ thể để xây cầu vẫn chưa biết đến bao giờ.
“Cứ có buổi họp là người dân lại bàn đến việc xin xây cầu để yên tâm sinh sống, đi lại. Xã đã có kiến nghị lên huyện, huyện đã gửi lên tỉnh nhưng đến nay đã hơn 40 năm rồi vẫn chưa có cầu,” ông Vinh chán nản nói. (Tr.N)