Wednesday, January 10, 2018

Quy định 105: Đảng ‘không làm thay’ mà ‘làm luôn’!

Theo VOA-Phạm Chí Dũng /11/01/2018 
Nắm được Bộ Công An, liệu Nguyễn Phú Trọng có trở thành Tập Cận Bình của Việt Nam?
Nắm được Bộ Công An, liệu Nguyễn Phú Trọng có trở thành Tập Cận Bình của Việt Nam?
“Tiến hóa” chưa từng có
Sau bản Quy định số 105 mang tính tập quyền cao độ chưa từng có cho “Ban chấp hành trung ương”, nhưng trên nữa là cho Bộ Chính trị đảng và trên hết là cho người ký văn ban này là Tổng bí thư Trọng, đó đây trong chốn quan trường chỉ quen gục đầu đã bắt đầu hiện ra nhiều hơn hẳn những cái nhăn mặt, nhún vai, cười khẩy và ta thán thầm thì.
“Lợi ích chính đáng của công dân” - giới quan chức khối hành pháp và cả lập pháp vẫn cúc cung phục vụ đảng - đang có nguy cơ bị đảng xâm phạm nặng nề…
Gần đây, nguy cơ đó không còn tiềm ẩn mà đã lộ hẳn ra.
Lần đầu tiên trong cuộc đời hơn 6 năm làm tổng bí thư của mình Nguyễn Phú Trọng bắt đầu “nắm” được Bộ Công an.
Sau khi chủ trương “nhất thể hóa” được phóng ra tại Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2017 với “nhất thể hóa chức danh đảng và nhà nước”, một số quan chức đã nhìn thấy trước tương lai “3 thành 1”, nghĩa là nếu trước đây quyền lực được chia thành ba khu vực cho bí thư tỉnh/thành, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh /thành và chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh/thành, thì với “3 thành 1”, quyền lực và cả lợi ích sẽ chỉ thuộc về duy nhất một người. Và tất nhiên người đó phải là của đảng, được đảng “tín nhiệm và giao trọng trách”. Nói cách khác, vận hội đảng cầm quyền chuyển từ độc tài tập thể sang độc tài cá nhân.
Còn với Quy định 105 do Tổng bí thư Trọng ký ban hành vào tháng 12/2017, giới quan chức bị lột mất quyền lực và lợi ích đương nhiên càng có thêm lý do để bức xúc và bức bối, cho dù thói quen ngủ ngày quá lâu năm sẽ khiến bất cứ một phản ứng nào cũng chỉ mang tính tạm bợ qua ngày đoạn tháng, để nếu không bị khối đảng quá đụng chạm đến lợi ích riêng tư thì cuối cùng tất cả lại cung cúc “theo đảng, tin đảng”.
Quy định 105 đã “tiến hóa” chưa từng có so với những quy định trước đây của đảng về phân cấp thẩm tra, xét duyệt và bổ nhiệm lãnh đạo cao cấp.

Đảng “không làm thay” mà đảng “làm luôn”!

“Phụ lục 1, chức danh cán bộ do bộ chính trị, ban bí thư quyết định hoặc phân cấp; chức danh cán bộ cần có sự thẩm định nhân sự của các ban đảng trung ương (kèm theo Quy định số 105-QĐ/TW, ngày 19-12-2017 của Bộ Chính trị)”, lại “đá” với Luật Tổ chức Quốc hội 2014, bởi rất nhiều chức danh trong Quy định 105 thuộc thẩm quyền bầu và phê chuẩn của Quốc hội theo Luật Tổ chức Quốc hội chứ không phải của Bộ Chính trị.
Quy định 105 có thể được xem là một bằng chứng rất lộ diện cho quan điểm vào năm 2014 của ông Nguyễn Phú Trọng: “cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp”.
Một lần nữa trong nhiều lần, Quốc hội được đặt cho biệt danh là “nghị gật” và bị nhiều dư luận xem là “vô dụng”, lại càng trở nên vô tích sự. Nếu trước đây vẫn còn rơi rớt một ít chức danh mà Quốc hội được đảng “nhả” cho để thực thi bầu bán cho có vẻ “dân chủ xã hội chủ nghĩa”, thì tới đây Quốc hội rất có thể chỉ phải làm động tác “gật, gật nữa, gật mãi” dành cho tất cả các nhân sự cao cấp mà Bộ Chính trị, hay nói chính xác hơn là tổng bí thư, đã phê chuẩn.
Với Quy định 105, đã rất rõ rằng tuyến quan chức nhà nước, chính phủ và quốc hội từ nay chỉ có quyền đề nghị, còn việc có chấp thuận hay không là quyền của tuyến lãnh đạo đảng.
Một số luật gia đánh giá rằng Quy định 105 đã phủ nhận hầu như toàn bộ tính chính danh của các cơ chế bầu cử, các quy chế dân chủ cơ sở, các cơ chế đảm bảo “công khai, minh bạch” do chính Đảng Cộng sản Việt Nam xác lập. Ngay cả quyền hạn của 3 chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng cũng bị cắt giảm rất mạnh.
Quy định 105 đánh dấu một bước ngoặt về “tái cơ cấu quyền lực”.
Vào tháng 12/2017, Tổng bí thư Trọng đã lần đầu tiên “dự và chỉ đạo” một cuộc họp kéo dài hai ngày của chính phủ. Những chi tiết đáng mổ xẻ là trong phiên họp này, ông Trọng đã ngồi chính giữa dãy chủ tọa đoàn và bàn về chi tiết những vấn đề điều hành kinh tế - xã hội và chống tham nhũng chứ không còn là nghị quyết chung chung.
Nếu hệ thống lại và so sánh những phát ngôn công khai trên mặt báo chí của Nguyễn Phú Trọng từ đầu năm 2016, bắt đầu bằng “tôi bất ngờ…” sau khi ông Trọng đột biến giành chiến thắng vang dội trước đối thủ chính trị Nguyễn Tấn Dũng, cho đến “từ thuở bé đến giờ mới được dự họp chính phủ” - một lối nói vui không cần giấu diếm khi ông Trọng “được mời dự”, mới thấy thái độ tự tin của Tổng bí thư Trọng đã dâng cao đến thế nào.
Về lý thuyết, mô hình “nhất thể hóa” chức danh và cả nội dung giữa đảng và chính quyền có thể dẫn đến cơ chế “gom” hai vị trị tổng bí thư và thủ tướng chính phủ làm một, theo đúng tinh thần “bí thư kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân” ở cấp tỉnh thành đã được “thí điểm”.
Một dấu hỏi lớn nổi lên là với việc “dự và chỉ đạo họp chính phủ” mà có thể là dấu hiệu đầu tiên của “nhất thể hóa đảng và chính phủ”, và nếu vai trò của tổng bí thư có thể sẽ “kiêm thủ tướng” theo một cách nào đó trong tương lai không xa - tương lai của ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ ra sao? Hay ông Phúc sẽ “về” đâu?
Quy định 105 cũng đánh dấu một bước ngoặt về “tái cơ cấu quyền lực”: nếu từ tháng 11/2017 trở về trước, đảng cầm quyền hoạt động theo cơ chế tập quyền nhưng quyền lực được phân bổ theo hướng tản quyền tương đối cho các chức danh trong “tứ trụ” và các ủy viên bộ chính trị, thì từ nay trở đi quyền lực của chủ tịch nước và thủ tướng được “chuyển bớt” cho tổng bí thư và thường trực Ban bí thư.
Trước đây, đảng chỉ “lãnh đạo toàn diện” với nguyên tắc “không làm thay”. Nhưng nay với Quy định 105, rất nhiều khả năng đảng sẽ “làm luôn” những đầu việc quan trọng nhất của chủ tịch nước, thủ tướng và cả chủ tịch quốc hội.
Có thể trong thời gian tới, hàng loạt nhân sự của đảng sẽ được cho kiêm chức bên chính quyền địa phương và cả chính quyền trung ương, lấy đó làm cơ sở để “người của đảng” kiêm việc điều hành chính quyền, và từ đó sẽ xuất hiện một cơ chế “chính ủy trong chính quyền”.
Nếu đà nhất thể hóa thuận lợi, lẽ đương nhiên bên đảng và do đó tổng bí thư sẽ “nắm” hết. Mô hình “đảng quản lý” thay cho “đảng lãnh đạo” sẽ ứng với hai chức danh chính là tổng bí thư và thủ tướng mà không quá cần thiết vai trò chủ tịch nước.

Quy định 105 ra đời trong “bối cảnh cách mạng” nào?

Quy định số 105 ra đời vào tháng 12/2017, ngay sau sự kiện bắt Đinh La Thăng mà đã phá vỡ tiền lệ “ủy viên bộ chính trị không thể bị bắt giam và truy tố”.
4 tháng trước đó, vào tháng Tám năm 2017, một hiện tượng chính trị đặc biệt đáng chú ý và mổ xẻ là chỉ ít ngày sau hiện tượng “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú” mà đã gây tranh cãi và nghi ngờ rất lớn, sau lời ví von xuất thần của Nguyễn Phú Trọng “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy”, vị tổng bí thư này đã ký ban hành Quy định số 89 - QĐ/TW về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp; và đặc biệt là Quy định số 90 -QĐ/TW về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Người ký và rất có thể chính là tác giả của “phát minh Quy định 90” là ông Nguyễn Phú Trọng. Với nhân vật này, nếu dư luận chung còn ví ông với hình ảnh “giáo làng” trước đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016, thì sau đại hội này cùng chiến thắng gần như tuyệt đối dành cho ông Trọng, dư luận xã hội đã từ ngạc nhiên đến có phần kinh ngạc, thậm chí một số chính trị gia còn dành cho ông Trọng một sự thán phục lần đầu tiên về “thủ pháp chính trị” của ông đã “nâng lên một tầm cao mới”.
Nếu “tiêu chí đặc biệt” về “không để người thân trục lợi” và “vấn đề lịch sử chính trị hiện nay” được ban hành ngay trước đại hội 12 được coi là chỉ nhắm vào trường hợp Nguyễn Tấn Dũng, Quy định 90 được công bố khi Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền có thể dành cho một cấp số nhân lớn hơn nhiều đối với giới quan chức cao cấp thuộc chính phủ, bộ ngành và các địa phương.
Từ cảnh “nước mắt rơi vào lịch sử” đầy não nuột trước Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012 đến lệnh bắt chấn động đối với Đinh La Thăng vào cuối năm 2017, quyền lực thực tế của Nguyễn Phú Trọng đã sải một bước đủ dài để khiến ông không có đối thủ chính trị, ít ra cho tới khi kết thúc năm 2017 và có thể trong suốt năm 2018.
Vụ bắt Đinh La Thăng không chỉ phá vỡ tiền lệ “ủy viên bộ chính trị không thể bị tống giam” trước đây, không chỉ mở màn cho chiến dịch “chống tham nhũng giai đoạn 2” của Tổng bí thư Trọng, không chỉ khiến một số văn nghệ sĩ một lần nữa ca tụng ông Trọng ngút trời như “Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo”, “Minh quân”, không chỉ đánh dấu lần đầu tiên trong cuộc đời hơn 6 năm làm tổng bí thư của mình Nguyễn Phú Trọng bắt đầu “nắm” được Bộ Công an, mà sau Quy định 105 Nguyễn Phú Trọng thậm chí còn có thể tự so sánh vị thế của mình với Tập Cận Bình độc trị hành pháp và “đảng chỉ huy súng” ở Trung Quốc.

Phục? Ai phục nếu Bộ Chính trị vô can?

Theo VOA-Trân Văn/11/01/2018  
Bộ Chính Trị vô can?
 Bộ Chính Trị vô can?
Ngày 9 tháng 1, trong phiên xử Phạm Công Danh và các đồng phạm “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (thiệt hại khoảng 6.000 tỉ đồng), tại Sài Gòn, ông Trầm Bê, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank – người bị cáo buộc là đã giúp ông Phạm Công Danh gây thiệt hại 1.800 tỉ đồng – bảo với Hội đồng xét xử rằng, ông “không phục” khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì có nhiều ngân hàng khác cũng cho ông Danh vay tiền như ông nhưng chẳng có cá nhân hữu trách nào của những ngân hàng đó phải hầu tòa …
Liệu Bộ Chính trị - cơ quan điều hành Đảng CSVN, tổ chức chính trị duy nhất nắm giữ quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối tại Việt Nam – có thật sự vô can.
Cũng ngày 9 tháng 1, trong phiên xử Đinh La Thăng và các đồng phạm “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “tham ô tài sản”, tại Hà Nội, ông Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy Sài Gòn – người bị cáo buộc gây ra thiệt hại 119 tỉ đồng – bảo với Hội đồng xét xử rằng, sở dĩ ông không tổ chức đấu thầu mà chỉ định Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) làm tổng thầu Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, vì đó là “chủ trương của Bộ Chính trị”, muốn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trở thành “anh cả” của nền kinh tế như các tập đoàn, tổng công ty khác của nhà nước. Từ “chủ trương” đó, chính phủ Việt Nam cho phép PVN làm đủ thứ, kể cả chỉ định PVC vốn thiếu cả năng lực về tài chính lẫn khả năng thi công làm tổng thầu
Dẫu không tuyên bố bất phục như ông Trầm Bê song khi nhấn mạnh “động cơ” khiến mình phải hầu tòa vì “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, ông Thăng cũng tỏ ra bất phục vì Bộ Chính trị - phía đề ra “chủ trương” hoàn toàn vô can.
***
Liệu Bộ Chính trị - cơ quan điều hành Đảng CSVN, tổ chức chính trị duy nhất nắm giữ quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối tại Việt Nam – có thật sự vô can khi càng nỗ lực “tái cơ cấu” thì hệ thống ngân hàng càng nát thành ra Ngân hàng Nhà nước phải mua lại hàng loạt ngân hàng với giá 0 đồng – hành động mà ai cũng biết là dùng công khố để chống cho những ngân hàng được mua với giá 0 đồng khỏi sụm, hệ thống ngân hàng không sụp đổ?
Liệu Bộ Chính trị - cơ quan điều hành Đảng CSVN, tổ chức chính trị duy nhất nắm giữ quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối tại Việt Nam – có thật sự vô can khi từ năm 2000 đến nay, ba đợt “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng chỉ tạo thêm một mớ “đại gia” kèm theo hàng loạt “đại án”, thiệt hại của hệ thống ngân hàng đối với kinh tế - xã hội càng ngày càng lớn, từ hàng tỉ, thành hàng chục ngàn tỉ rồi hàng trăm ngàn tỉ song chỉ điều tra – truy tố - xét xử các “đại gia”, dù ai cũng thấy họ dựa vào đâu để trở thành “đại gia” rồi gây “đại án”?
Đinh La Thăng (trái) và Trịnh Xuân Thanh tại tòa Hà Nội
Đinh La Thăng (trái) và Trịnh Xuân Thanh tại tòa Hà Nội
Liệu Bộ Chính trị - cơ quan điều hành Đảng CSVN, tổ chức chính trị duy nhất nắm giữ quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối tại Việt Nam – có thật sự vô can khi thiết lập, duy trì những tiêu chuẩn về “qui hoạch nhân sự” giúp những Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh,… giũ bỏ trách nhiệm ở PVN, PVC,… “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” trên con đường trở thành lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo các ngành, lãnh đạo chính quyền các địa phương? Xét cho đến cùng, tống giam, truy tố, kết án những Thăng, Thanh,… cũng chỉ là một kiểu giũ bỏ trách nhiệm khác!
Liệu Bộ Chính trị - cơ quan điều hành Đảng CSVN, tổ chức chính trị duy nhất nắm giữ quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối tại Việt Nam – có thật sự vô can khi chủ trương xây dựng “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, chỉ đạo dồn toàn bộ nguồn lực quốc gia cho những tập đoàn, tổng công ty nhà nước để hàng tỉ, hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ không những không sinh lợi mà còn làm cho kinh tế suy sụp, nợ nần chồng chất? Năm 2011, khi khai mạc Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN, từng thay mặt Bộ Chính trị, khẳng định, “xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị” là một trong ba “vấn đề cấp bách, cần làm ngay” thế thì vì lẽ gì mà đến giờ Bộ Chính trị tiếp tục vô can?

Chính quyền chặn tín đồ dự lễ đản sanh Phật giáo Hòa Hảo

 VOA Tiếng Việt/10/01/2018  
Lực lượng an ninh, dân phòng lập chốt chặn vào nơi tổ chức lễ đản sanh Phật giáo Hòa Hảo ở tỉnh An Giang, ngày 8/1/2018. (Facebook Bin Nguyen)
Lực lượng an ninh, dân phòng lập chốt chặn vào nơi tổ chức lễ đản sanh Phật giáo Hòa Hảo ở tỉnh An Giang, ngày 8/1/2018. (Facebook Bin Nguyen)
Một chức sắc của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo nói rằng chính quyền đã dựng chốt chặn không cho tín đồ đi dự lễ đản sanh, và ông bày tỏ thất vọng về việc Hoa Kỳ không đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, tức là danh sách các Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt về tự do tôn giáo.
Hôm 10/1, ông Lê Quang Hiển, Chánh Thư ký Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần túy, vốn không được chính quyền Việt Nam công nhận, cho VOA biết công an và dân phòng đã bố trí và đóng chốt “mọi nẽo đường dẫn đến địa điểm cử hành lễ đản sanh lần thứ 98.
Ông Lê Quang Hiển, còn là Tổng Thư ký Hội đồng Liên tôn Việt Nam, nói với VOA.
“Tại trụ sở tạm thời của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thuần túy ở xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, công an đã xuống chốt vào ngày 8/1/2018. Cả đoạn đường gần 500 mét, họ đóng mỗi đầu một cái chốt, bắt ghế, có cây chặn ngang đường, không cho ai vào, bắt buộc chúng tôi phải đi đường tắt ở bên kia con rạch.”
Cả đoạn đường gần 500 mét, họ đóng mỗi đầu một cái chốt, bắt ghế, có cây chặn ngang đường, không cho ai vào, bắt buộc chúng tôi phải đi đường tắt ở bên kia con rạch.
Ông Lê Quang Hiển
Ông Hiển cho biết hôm chính lễ 10/1, tức ngày 25/11 âm lịch, vẫn không có ai có thể đi vào hay ngang qua điểm địa điểm tổ chức lễ.
“Mấy năm về trước họ còn cho người địa phương đến dự, nhưng năm nay họ ngăn cấm không cho ai tới cả. Vào tháng trước, chính quyền có gặp ông Hà Văn Duy Hồ, Hội Trưởng Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy tỉnh tỉnh An giang, và nói rằng năm nay không cho tổ chức, không cho dựng lễ đài, không cho làm gì cả, dù bất kỳ hình thức nào cũng không cho làm.”
Chính quyền lập chốt chặn các ngỏ vào Quang Minh Tự, từ ngày 10/6/2017, Facebook Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy
Chính quyền lập chốt chặn các ngỏ vào Quang Minh Tự, từ ngày 10/6/2017, Facebook Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy
Trên Facebook hôm 9/1, ông Hiển cho biết tại nhà ông Hà Văn Duy Hồ, có khoảng trên 50 nhân viên an ninh “rải rác đóng chốt chung quanh, ngồi trong quán cà phê hay mượn nhà dân gần đó trú ngụ, tất cả đều mặc thường phục thỉnh thoảng có xe công an giao thông chạy qua lại.”
Ông Bửu Tý, một tín đồ tại tỉnh Đồng Tháp, thông báo trên mạng xã hội trưa ngày 10/1 rằng: “Trong lúc chúng tôi trang trí lễ đài và tiến hành nghi lễ thì có vài anh công an đi ngang qua lại để quay phim. Tình hình lúc này là nội khả xuất, ngoại bất nhập."
Việc ngăn chặn và cấm đoán tín đồ Hòa Hảo sinh hoạt tôn giáo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long diễn ra chưa đầy một tuần sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ một lần nữa quyết định không đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC hôm 4/1.
Ông Hiển nói Hội đồng Liên tôn Việt Nam hoàn toàn không đồng ý với quyết định đó của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ:
“Hội đồng Liên tôn Việt Nam hoàn toàn không đồng ý về quyết định của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không đưa Việt Nam vào danh sách CPC, điều này không thể hiện đúng tình hình thực tế tôn giáo tại Việt Nam.”
Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF), có trụ sở tại thủ đô Washington DC, cho rằng danh sách CPC gồm 10 nước trong năm nay “vẫn chưa đủ vì thiếu tên Việt Nam”.
Trong cùng ngày 4/1, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, dân biểu Ed Royce, ra thông cáo bày tỏ bất bình vì Việt Nam lại “thoát khỏi danh sách CPC”.
Tôi bất bình khi thấy rằng một lần nữa Việt Nam lại không bị đưa trở lại danh sách này. Người dân Việt Nam tiếp tục chứng kiến quyền tự do tôn giáo và các quyền làm người khác của họ bị vi phạm. Hoa Kỳ chớ nên e dè khi chỉ ra các nước vi phạm như thế.
Dân biểu Mỹ Ed Royce
Trong một thông cáo, dân biểu Royce nói:
“Tôi bất bình khi thấy rằng một lần nữa Việt Nam lại không bị đưa trở lại danh sách này. Người dân Việt Nam tiếp tục chứng kiến quyền tự do tôn giáo và các quyền làm người khác của họ bị vi phạm. Hoa Kỳ chớ nên e dè khi chỉ ra các nước vi phạm như thế.”
Kể từ khi Việt Nam được xoá tên khỏi CPC từ 2006 đến nay, mỗi năm Ủy hội USCIRF đều đề nghị đưa Việt Nam trở lại CPC vì các vi phạm về tự do tôn giáo.
Việt Nam từng bị chính phủ Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC từ tháng 9/2004 đến tháng 11/2006.

Việt Nam tăng cường ‘bảo vệ Tổ quốc và Đảng’ trên mạng

VOA Tiếng Việt/10/01/2018  
Nhà hoạt động internet Nguyễn Lân Thắng là một trong những người có nhiều ý kiến bất đồng với chính quyền. Việt Nam đang tăng cường các biện pháp thắt chặt an ninh mạng với danh nghĩa bảo vệ 'tổ quốc.'
 Nhà hoạt động internet Nguyễn Lân Thắng là một trong những người có nhiều ý kiến bất đồng với chính quyền. Việt Nam đang tăng cường các biện pháp thắt chặt an ninh mạng với danh nghĩa bảo vệ 'tổ quốc.'
Không lâu sau khi người dân Việt Nam được biết tới Lực lượng 47 có nhiệm vụ 'bảo vệ Đảng', Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố thành lập Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng với chức năng “bảo vệ Tổ quốc.”
Lực lượng này được thành lập tại một buổi lễ có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đại tướng Ngô Xuân Lịch, theo một quyết định của Thủ tướng Việt Nam ra ngày 15/8/2017. Bộ tư lệnh tác chiến mới này của quân đội, theo truyền thông trong nước đưa tin, sẽ “nghiên cứu và dự báo các cuộc chiến tranh không gian mạng” để “bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.”
Theo lời Thủ tướng Phúc, lực lượng này được “trang bị vũ khí đồng bộ, hiện đại nhất” và thường xuyên nắm chắc tình hình” để “xử lý kịp thời các tình huống.”
“Cụ thể trang bị cái gì, huấn luyện thế nào, phương án tác chiến ra sao thì thuộc về bí mật quân sự. Không ai biết,” một chuyên gia IT không muốn nêu tên nói với VOA từ Hà Nội.
Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố thành lập Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng nhằm "bảo vệ chủ quyền quốc gia."
Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố thành lập Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng nhằm "bảo vệ chủ quyền quốc gia."
Có rất ít thông tin về lực lượng mới này nhưng gần đây chính phủ Việt Nam đã công khai những lực lượng tác chiến mạng trong quân đội và nâng tầm quan trọng của “an ninh phi truyền thống.”
Vào tháng 3 năm nay, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị bàn thảo về "hoạt động đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu độc trên không gian mạng."
Tháng trước, thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa công bố quân đội có 10.000 ‘binh sỹ đấu tranh trên mạng’ để ‘phản bác các quan điểm sai trái.’
Trong khi Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng có nhiệm vụ ‘bảo vệ quốc gia’ thì Lực lượng 47, theo các nhà quan sát, ‘chiến đấu để bảo vệ những quan điểm của Đảng Cộng sản.’
Trước khi Thượng tướng Nghĩa “bật mí” về Lực lượng 47 mà ông gọi là “vừa hồng vừa chuyên” nhiều người đã không biết đến sự tồn tại của lực lượng này.
Lực lượng 47
Họ là ai? Họ làm gì trên mạng? Và tại sao họ lại bị các nhóm và tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích.
“Trước khi ông (Nghĩa) tuyên bố, chúng tôi chưa được nghe về việc có Lực lượng 47,” nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến cho VOA biết.
Số lượng người dùng internet ngày càng tăng ở Việt Nam, chiếm hơn 60% dân số.
Số lượng người dùng internet ngày càng tăng ở Việt Nam, chiếm hơn 60% dân số.
Lực lượng 47 được hình thành từ Chỉ thị 47 của ban Bí thư về phòng chống thông tin xấu độc.
"10.000 người này có chức năng ngăn những thông tin xấu độc ở các đơn vị quân đội trong bộ quốc phòng," theo nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng. "Nhưng hoạt động của họ như thế nào thì đúng là không ai biết.”
Theo chuyên gia IT không muốn nêu tên, đội an ninh mạng của quân đội là “đội cơ yếu và chỉ bảo vệ trọng điểm một số thứ chứ không đủ sức dàn trải trên mạng để bảo vệ chế độ.”
10.000 người lính này có nhiệm vụ phản biện và tranh cãi tất cả những quan điểm đi ngược lại với ý của Đảng.
Nguyễn Chí Tuyến, nhà hoạt động
Do đó Lực lượng 47, theo chuyên gia này, có thể chỉ là những người như ‘dư luận viên’ được trang bị một số công cụ để truy ra địa chỉ người dùng và báo cáo với quản trị mạng, thậm chí ghi sổ đen để giám sát.
'Dư luận viên' là tên gọi mà những người dùng mạng xã hội đặt cho những "chuyên gia bút chiến trên internet" có nhiệm vụ tranh luận với các quan điểm đi ngược lại chính quyền. 'Dư luận viên' nằm dưới sự quản lý của Ban Tuyên giáo. Cách đây 5 năm, Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội truyên bố nhóm này có 900 thành viên.
Với 10.000 người, Lực lượng 47 có quân số tương đương với 1 sư đoàn.
Theo nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, họ là những người lính chuyên “ăn lương của nhà nước, dân nuôi đóng góp” và làm những việc như đấu tranh trên mạng để phản đối những quan điểm sai lệch với quan điểm của Đảng.
“Họ, Lực lượng 47 này, 10.000 người lính này có nhiệm vụ phản biện và tranh cãi tất cả những quan điểm đi ngược lại với ý của Đảng,” theo ông Tuyến.
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến nói với VOA rằng ông chưa gặp được ai xưng danh là người của Lực lượng 47.
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến nói với VOA rằng ông chưa gặp được ai xưng danh là người của Lực lượng 47.
Lực lượng này không xuất hiện cụ thể, và không ai biết họ ở đâu.
Ông Tuyến, người thường có các bình luận chỉ trích chính quyền trên mạng, cho biết ông “vẫn chưa tìm thấy một người nào dám nói hoặc tự xưng mình rằng ‘tôi là một quân nhân thuộc biên chế của Lực lượng 47 này và tôi sẵng sàng đối đáp với anh/ông.”
Theo chân Trung Quốc?
Chính phủ Việt Nam gần đây đã có nhiều động thái siết chặt tự do trên mạng bằng cách yêu cầu Google và Facebook xóa bỏ những thông tin và clip ‘độc hại.’ Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn tháng trước cho biết Google và Facebook đã ngăn chặn và gỡ bỏ hàng nghìn video ‘xấu độc’ và thông tin ‘bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.”
VOA Tiếng Việt không liên lạc được với Google và Facebook để kiểm chứng thông tin này.
Việt Nam, theo lời của Thượng tướng Nghĩa nói tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 vào tháng trước, “là một quốc gia phát triển nhanh, đến nay có 62,7% người dân sử dụng internet.
Ban Tuyên giáo là nơi quản lý những 'dư luận viên' nhằm chống lại những nhà hoạt động xã hội, nhân quyền và môi trường.
Ban Tuyên giáo là nơi quản lý những 'dư luận viên' nhằm chống lại những nhà hoạt động xã hội, nhân quyền và môi trường.
Nhưng cùng với đó là sự lớn mạnh của những người dùng mạng xã hội, viết blog, đưa ra những quan điểm trái chiều với truyền thông chính thống do nhà nước quản lý.
Các tổ chức nhân quyền cho rằng phương thức này là “nhằm để siết chặt những tiếng nói chỉ trích trên mạng.”
Các nhà quan sát gọi Lực lượng 47 là một ‘vũ khí’ mới của chính phủ chống lại ‘những quan điểm trái triều.”
Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 100 nhà báo, blogger và những nhà hoạt động dân chủ từng ‘chỉ trích’ chính phủ, theo thống kê của tổ chức Human Rights Watch.
Cùng với Freedom House và Human Rights Watch, Tổ chức bảo vệ các nhà báo CPJ, có trụ sở ở New York đều cho rằng Lực lượng 47 là “một phương thức mới đầy kinh ngạc nhắm vào việc đàn áp những ý kiến bất đồng,” theo AFP.
Nhưng theo các chuyên gia về chính sách internet, các phương pháp mà Việt Nam đang áp dụng tương tự như những động thái nhằm thắt chặt tự do thông tin ở những nơi khác trên thế giới. Thái Lan cũng đã đe dọa sẽ chặn Facebook nếu mạng xã hội này không gỡ bỏ những hình ảnh nhạy cảm về nhà vua mới của họ hay Trung Quốc cũng đã mở rộng thêm rất nhiều bức tường lửa của họ.
“Phải nói rằng Việt Nam đang bắt chước những cái mà nước láng giềng Trung Quốc đang làm," Steven Butler, điều phối viên chương trình châu Á của CPJ nhận định với VOA. "Trung Quốc đang đi đầu trong cách làm thế nào để khống chế internet. Họ có hàng triệu người theo dõi để chỉ ra và phản ứng nhanh chóng với những gì không có lợi cho chính phủ. Có vẻ như Việt Nam đang làm đúng như vậy.”

Tham nhũng và chủ quyền

RFA 2018-01-10  
Nguyên Bộ trưởng Giao Thông Đinh La Thăng (trái) đi bộ cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) tại một buổi lễ ở Hà Nội hôm 2/7/2015
Nguyên Bộ trưởng Giao Thông Đinh La Thăng (trái) đi bộ cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) tại một buổi lễ ở Hà Nội hôm 2/7/2015 -Reuters
Việc một số đảng viên cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam bị đưa ra tòa xét xử về tội tham nhũng khi quản lý tài sản của nhà nước từ nhiều năm trước là một biến cố hy hữu, nhất là khi một trong các bị cáo đã từng là Ủy viên Bộ Chính trị. Diễn đàn Kinh tế phân tích hiện tượng này từ một giác độ khác…
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, bắt đầu từ tuần này, hai đảng viên cao cấp là ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo khác bị đưa ra tòa xét xử tại Hà Nội về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội "Tham ô tài sản” khi họ thực hiện một số dự án kinh tế từ chục năm trước. Ông nhận xét thế nào về biến cố hy hữu đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin dùng một từ đơn giản là “tham nhũng” để nói về tội lợi dụng đặc quyền chính trị để kiếm đặc lợi kinh tế. Trong khu vực kinh tế ngoài chính trị thì chỉ có tội gian lận chứ không có tội tham nhũng. Trong vụ thanh trừng tham nhũng tại Việt Nam, hai cơ chế là đảng và nhà nước có những quy định khác biệt, và chính là đảng đã quyết định cho bắt giam các đảng viên cao cấp rồi nhà nước mới tiến hành thủ tục xét xử. Việc ông Đinh La Thăng từng là Ủy viên Bộ Chính trị có đầy triển vọng và việc ông Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc tại Cộng hòa Liên bang Đức rồi ngầm giải giao về nước là các yếu tố đáng chú ý của vụ này. Đáng chú ý hơn vậy là việc làm sai trái của các nghi can đều xảy ra từ đã lâu mà nay mới bắt đầu bị đem ra thi hành kỷ luật. Vì vậy, chúng ta cần phân tích nội vụ từ nhiều giác độ khác nhau.
Nguyên Lam: Thưa ông, những giác độ ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thứ nhất, đảng cất nhắc nhân sự theo nhiều tiêu chuẩn không được công khai hóa, nhưng nhờ đó các đương sự mới được chỉ định vào bộ máy nhà nước. Thứ hai, các đương sự trục lợi bất chính khi ở trong bộ máy nhà nước, chứ ở trong bộ máy đảng thì khó làm tiền vì đảng không có chức năng làm ra tiền. Thứ ba, việc sai phạm hay tham nhũng đó kéo dài từ lâu, lan tỏa trong mọi lĩnh vực và lên tới cấp cao trong bộ máy chính quyền, kể cả bộ máy công an, như trường hợp Phan Văn Anh Vũ hay Vũ “Nhôm”. Thứ tư, nạn tham nhũng ăn sâu như vậy làm ruỗng nát chế độ kinh tế chính trị và đánh sụt uy tín của một đảng độc quyền cai trị.
Nhưng trách nhiệm của đảng nằm ở đâu trong một sâu chuỗi tham ô chằng chịt như vậy của quốc gia? _ Nguyễn Xuân Nghĩa
- Ngày nay, để khôi phục uy tín, đảng phải thanh trừng tham nhũng sau khi lập ra Ban Chỉ Đạo Trung Ương về Phòng, Chống Tham Nhũng do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban chỉ đạo đúng bốn năm trước. Sau cùng, tình trạng tham nhũng kéo dài từ hơn 10 năm trước, khi Nông Đức Mạnh còn làm Tổng bí thư và Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng. Thời cực thịnh của loại đảng viên cao cấp có hành vi cấu kết thành những nhóm lợi ích đầy quyền thế để bao che cho nhau có thể đang chấm dứt và nay họ sẽ lần lượt ra đền tội. Nhưng trách nhiệm của đảng nằm ở đâu trong một sâu chuỗi tham ô chằng chịt như vậy của quốc gia? Đấy là ta chưa nói đến khía cạnh quốc tế.
Nguyên Lam: Nếu thế, có lẽ chúng ta nên nhìn ra ít nhất hai giác độ là kinh tế và chính trị trong các vụ án tham nhũng này. Thưa ông, có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là ta còn cần nhìn tới giác độ quốc tế nữa. Thứ nhất, đảng có trách nhiệm lãnh đạo để đảm bảo cho quốc dân sự ổn định và phát triển kinh tế trong tình trạng an ninh. Thứ hai, vì trách nhiệm chính trị đó, đảng chỉ đạo công tác của bộ máy nhà nước, là cơ chế tiếp cận với kinh tế, an ninh và quốc phòng. Cơ chế đó bị ung thối vì tệ nạn tham nhũng đã mở rộng và củng cố dưới cái dù bảo vệ của đảng. Thứ ba, trong tiến trình thực hiện các dự án sai trái, cơ chế nhà nước do nhân sự được đảng chỉ định lại hợp tác với nước ngoài, trường hợp cụ thể ở đây là Trung Quốc. Đâm ra Trung Quốc có góp phần vào nạn tham nhũng tại Việt Nam và hiện nắm trong tay nhiều chứng cớ sai phạm.
- Năm năm sau khi lãnh đạo Trung Quốc thi hành kế hoạch diệt trừ tham nhũng trong nội bộ của họ thì đảng Cộng sản Việt Nam mới tiến vào giai đoạn ấy và có thể đang trông cậy vào sự trợ giúp của họ để thanh trừng hàng ngũ đảng viên bị biến chất của mình. Như vậy, nếu đảng thành công trong việc diệt trừ tham nhũng thì liệu có lệ thuộc hơn vào Trung Quốc không? Chúng ta đang thấy ra một vòng luẩn quẩn.
Nguyên Lam: Ông vừa nêu ra một điểm rất đáng suy ngẫm. Đó là Trung Quốc có ảnh hưởng tới chiến dịch phòng chống tham nhũng tại Việt Nam qua quá nhiều dự án gây tai tiếng, như Vũng Áng hay Formosa. Nhưng mặt kia, Trung Quốc cũng có chiến lược bành trướng về kinh tế lẫn quân sự khiến chủ quyền của Việt Nam bị đe dọa trong lãnh thổ và ngoài lãnh hải. Như vậy, làm sao đảng Cộng sản Việt Nam có thể khôi phục uy tín để duy trì vai trò lãnh đạo trong khi lại lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho rằng đấy là một thắc mắc của nhiều người ở trong nước khi họ lập luận rằng ông Nguyễn Phú Trọng thuộc phe thân Tầu và càng củng cố thế lực nhờ chiến dịch giải trừ tham nhũng thì lại càng lệ thuộc vào Bắc Kinh. Ngược lại, cũng có người cho rằng vụ thanh trừng tham nhũng này chỉ là mặt nổi của chuyện đấu đá quyền lực chính trị nhằm tiến tới tranh thủ đặc lợi kinh tế của những người đã có cả chục năm bòn rút tài sản quốc gia nay sẽ phải ộc ra. Nếu chỉ lanh quanh trong vòng lý luận ấy thì người ta khó thấy được lối ra.
Nguyên Lam: Riêng ông thì thấy lối ra là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta cần thấy một thực tế kinh tế chính trị rắc rối hơn vậy. Các đảng viên có tiếp cận với kinh tế và thị trường khi được đưa vào bộ máy nhà nước thì mới có biểu hiện tạm gọi là “cải cách”, còn giới đảng viên phụ trách về lý luận thì bảo vệ định hướng của đảng nhưng mang tiếng là thủ cựu vì sống ngoài kinh tế thị trường. Thứ hai, đảng viên nằm trong bộ máy nhà nước mới có cơ hội tham nhũng còn các đảng viên thuộc ban lý luận hay tuyên giáo thì không rờ tới bạc nên có thể được tiếng là liêm chính. Cách phân biệt ấy có tính chất phiến diện và không thực tế. Khi châm thêm yếu tố Trung Quốc thì bài toán càng rối mù.
Chỉ trong các chế độ độc tài, đảng viên tham nhũng mới lên tới vị trí lãnh đạo như làm Ủy viên Bộ Chính Trị. - Nguyễn Xuân Nghĩa
-Vì chẳng hóa ra là đảng viên tham ô lại thuộc phe cởi mở và nhiều người bị bắt là khi đang tìm cách sinh sống ở nước ngoài hay sao? Và ngược lại, các đảng viên muốn diệt trừ tham nhũng lại thuôc về phe thân Trung Quốc, là điều không dễ gì được quần chúng Việt Nam chấp nhận. Cũng xin nói thêm rằng các nước dân chủ Tây phương đều đề cao luật lệ minh bạch và cấm nạn tham nhũng nhưng cũng chủ trương phát huy nhân quyền và tự do của người dân, là điều mà đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận. Vì vậy, câu hỏi then chốt là quyền của người dân nằm ở đâu trong sâu chuỗi tham ô và lệ thuộc ngoại bang đó?
Nguyên Lam: Đúng là một vòng luẩn quẩn rối mù như ông Nghĩa vừa trình bày. Nhưng thính giả của chúng ta muốn biết là làm sao thoát ra khỏi tình trạng này. Ông trả lời thế nào cho câu hỏi đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng tham nhũng dễ nảy sinh và phát triển trong một cơ chế độc đảng, nôm na là một chế độ độc tài. Chỉ trong các chế độ độc tài, đảng viên tham nhũng mới lên tới vị trí lãnh đạo như làm Ủy viên Bộ Chính Trị, là trường hợp Chu Vĩnh Khang hay Bạc Hy Lai của Trung Quốc và Nguyễn Tấn Dũng hay Đinh La Thăng tại Việt Nam.
- Một đảng chính trị có thể lãnh đạo khi đem lại cơm ăn áo mặc cho người dân, nhưng đảng viên nằm trong bộ máy nhà nước mà tham ô thì bị luật lệ của nhà nước, nói theo ngôn từ Việt Nam, là pháp quyền nhà nước, xử lý và nghiêm trị. Sở dĩ tham nhũng phát triển mạnh và lên tới thượng tầng chính trị của các chế độ độc tài là vì đảng quyền lại bí mật và cao hơn pháp quyền nhà nước.
- Đảng gây ra tham nhũng rồi cậy công diệt trừ tham nhũng để duy trì quyền lực, đấy là một hiện tượng tham nhũng chính trị. Trong mâu thuẫn cơ bản đó, người ta lồng thêm một lý luận sai rằng nếu thanh trừng các đảng viên có kinh nghiệm kinh tế và thị trường thì ai đảm bảo được sự ổn định và phát triển kinh tế cho quốc dân? Lý luận này sai từ đầu vì đảng viên được đưa vào bộ máy nhà nước để phụ trách về kinh tế lại dùng bộ máy đó để trục lợi trên đầu trên cổ của quốc dân.
Nguyên Lam: Phải chăng ông đang nói tới một khía cạnh khác của vấn đề tham nhũng là cơ chế dân chủ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ tới một chuyện bất ngờ khác mà báo chí Việt Nam ít tường thuật. Hôm 21 tháng trước, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa ban hành một Sắc lệnh Hành pháp mang tính cách đối ngoại. Đó là ra lệnh phong tỏa tài sản của những ai can tội chà đạp nhân quyền và tham nhũng.
- Cơ chế dân chủ, như điển hình ngày nay tại Hoa Kỳ, là sự bất ổn chính trị thường trực ở trên thượng tầng, nhưng bên dưới thì người dân và thị trường vẫn tự do vận hành và nạn tham nhũng bị cả xã hội kết án và bị pháp quyền nhà nước nghiêm trị. Nói cách khác, không gian sinh hoạt kinh tế tự do của người dân vẫn được bảo vệ.
- Trái lại, chế độ độc tài thì đem lại ổn định chính trị ở mặt ngoài, chứ bên trong thì vẫn nuôi dưỡng tham nhũng và dưới cùng thì người dân là nạn nhân của những “quả đấm thép” trong ngoặc kép và sau này sẽ lại è cổ trả nợ. Đâm ra bài toán tham nhũng lại là bài toán về quyền dân và nếu châm thêm hiệu ứng của Trung Quốc thì đấy là bài toán của chủ quyền dân tộc.
Nguyên Lam: Nói về chủ quyền dân tộc, Nguyên Lam xin đề nghị ông nêu ra một kết luận cho bài phân tích kỳ này về chuyện tham nhũng.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta có hai chọn lựa. Các nước dân chủ Tây phương có nhiều thế kỷ suy ngẫm và hành động với các khái niệm tưởng như trừu tượng là dân chủ và nhân quyền. Về đối ngoại, họ thường lên tiếng phê phán hay khuyến cáo mà không trực tiếp can thiệp vào lãnh thổ hay nội tình của xứ khác.
- Ngược lại, chế độ độc tài như tại Trung Quốc thì luôn luôn nói tới việc không can thiệp vào nội tình chính trị của xứ khác nhưng thực tế thì không chỉ can thiệp mà còn khuynh đảo và thậm chí xâm lấn nữa. Việt Nam nên nhìn vào viễn ảnh dài để xem là chủ quyền và sự thịnh vượng của quốc gia và quốc dân nằm ở đâu giữa hai ngả đó. Việc giải trừ tham nhũng và phá vỡ các nhóm quyền lực trong đảng là cơ hội chọn lựa cho một tương lai sáng sủa hơn.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích rất lý thú kỳ này.

Đừng trông chờ Bộ Chính trị và Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm nhân chứng tại tòa

Kính Hòa RFA 2018-01-10  
Ông Đinh La Thăng bị dẫn ra tòa tại Hà Nội, ngày 8 tháng Giêng, năm 2018.
 Ông Đinh La Thăng bị dẫn ra tòa tại Hà Nội, ngày 8 tháng Giêng, năm 2018.  AFP
Trong phiên tòa ngày 9 tháng Giêng, năm 2018, Ông Đinh La Thăng, nói rằng quyết định chỉ định thầu của ông là chủ trương của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, và quyết định của Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Thăng nguyên là Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam, nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, đang bị truy tố về tội cố ý làm trái các nguyên tắc quản lý nhà nước.
Liệu tòa án sẽ triệu tập các thành viên Bộ Chính trị và Cựu Thủ tướng Dũng làm nhân chứng hay không?
Luật sư Lê Công Định: Câu trả lời của ông Thăng là một thực tế chính trị kinh tế ở Việt Nam. Tuy rằng Bộ Chính trị không có một tư cách pháp lý, một địa vị pháp lý chính thức nào, nhưng Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản luôn can thiệp vào mọi quyết định, kể cả những quyết định thuần túy về kinh tế của chính phủ.
Tôi từng đọc rất là nhiều hồ sơ của những dự án đấu thầu, chẳng hạn như sân bay Nội Bài, xây dựng sân Mỹ Đình,… tất cả những dự án đó tuy thuộc về chính phủ, nhưng bao giờ chính phủ cũng phải báo cáo lên Bộ Chính trị để xin ý kiến, luôn chờ Bộ Chính trị quyết định cho một cái chủ trương chọn nhà thầu này hay nhà thầu kia, hay là phê duyệt cái giá của gói dự án đó như thế nào, thì tất cả đều phải thông qua Bộ Chính trị cả. Cho nên lời khai của ông Đinh La Thăng trước tòa ngày hôm qua là phản ảnh một thực tế hoàn toàn chính xác.
Kính Hòa: Theo những phiên tòa ở Việt Nam, người ta hay nói đến những cá nhân và tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, phải có mặt tại tòa, vậy Bộ Chính trị và ông Nguyễn Tấn Dũng phải có mặt tại tòa?
Luật sư Lê Công Định: Điều đáng tiếc là pháp luật không bao giờ với tới Bộ Chính trị được. Cho nên tuy ông Đinh La Thăng nói về một thực tế như vậy, xét về phương diện tố tụng hình sự thì hoặc là Viện Kiểm sát, hoặc Tòa án phải yêu cầu triệu tập những bên có liên quan đến lời khai của đương sự, đến tòa để xem xét. Đó là qui định trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta biết rằng những quan chức cao cấp nhất của Việt Nam thì thường luật pháp cũng không với tới, đặc biệt trước những vụ án hình sự như thế này. Huống chi Bộ Chính trị là một tổ chức mà chẳng bao giờ chúng ta thấy qui định về nó như thế nào trong hiến pháp. Chúng ta đừng trông mong là trong một vụ án như thế này Bộ Chính trị sẽ bị triệu tập, hoặc ít nhất tòa án có thể đình chỉ phiên xét xử để cơ quan điều tra xem về sự dính líu của lời khai của ông Đinh La Thăng, với vai trò của Bộ Chính trị trong việc đưa ra chủ trương chỉ định thầu mà ông khai hay không.
Viện Kiểm sát, hoặc Tòa án phải yêu cầu triệu tập những bên có liên quan đến lời khai của đương sự, đến tòa để xem xét. Đó là qui định trong luật tố tụng hình sự Việt Nam.
-Luật sư Lê Công Định.
Không bao giờ có chuyện đó, và chúng ta thấy những báo chính thức nào đưa tin ông Thăng khai có chủ trương của Bộ Chính trị, đều gỡ xuống những thông tin đó. Điều đó muốn nói rằng chúng ta đừng nghĩ rằng Bộ Chính trị có liên can vì một lời khai trước tòa của một bị cáo như ông Đinh La Thăng cả.
Kính Hòa: Trong những bàn luận về thể chế, về sự điều hành của Đảng, của Chính phủ, chúng ta cũng hay nghe nói rằng lấy quyết định trong nền chính trị Việt Nam, trong nền quản trị đất nước Việt Nam hiện nay là những quyết định tập thể, nhưng cá nhân chịu trách nhiệm. Nếu chúng ta cố gắng hiểu họ theo một hướng tích cực, thì họ muốn nói gì?
Luật sư Lê Công Định: Qui chế điều hành bên trong đảng cầm quyền ở Việt Nam là qui tắc tập trung dân chủ, tức là quyết định tập thể dựa trên những ý kiến dân chủ của những cá nhân. Họ bao giờ cũng đưa ra một quyết định có tính cách tổng quát, do nhiều người chịu trách nhiệm, chứ không riêng một cá nhân cụ thể nào.
Và thường thì họ phải xử lý nội bộ trong trường hợp những quyết định tập thể đó có một vấn đề nào đó về phương diện pháp lý. Chẳng hạn như một quyết định gây tổn hại về kinh tế như vụ án ông Đinh La Thăng.
Khi cần phải qui trách nhiệm thì họ có hai giải pháp: một là xử lý nội bộ những cán bộ nào chịu trách nhiệm cá nhân nhưng không bao giờ đưa người đó ra trước pháp luật, bởi vì sẽ có một tập thể bảo bọc cá nhân đó.
Gần đây chúng ta thấy giải pháp thứ hai là họ bắt những cá nhân chịu trách nhiệm và đưa những cá nhân đó ra tòa luôn, chẳng hạn vụ án chúng ta đang theo dõi.
Nhưng một câu hỏi đặt ra là vậy thì cái phạm vi thế nào để xử lý nội bộ, tập thể bảo vệ cá nhân, khi nào một cá nhân phải chịu trách nhiệm pháp lý chứ không xử lý nội bộ. Chúng ta hoàn toàn không biết có một ranh giới nào như vậy.
Và như thế người ta hiểu rằng trên thực tế, việc đưa những cá nhân chịu trách nhiệm pháp lý có tính chất cá nhân trước pháp luật, thì đó là trong trường hợp phe nhóm này đấu đá phe nhóm kia bằng cách lôi người của phe kia ra tòa để trừng trị. Trong vụ án của ông Đinh La Thăng chúng ta thấy rõ điều đó.
Kính Hòa: Trong kinh nghiệm về luật pháp trên thế giới, có khi nào đảng cầm quyền phải ra tòa không?
Luật sư Lê Công Định: Rất thường xuyên. Những cá nhân của đảng cầm quyền vi phạm pháp luật thì chắc chắn họ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Đảng cầm quyền của họ không phải là một đảng độc tôn, nó phải bị chi phối của luật pháp. Điều đó rất là bình thường. Chỉ có bất thường ở Việt Nam thôi.
Cuộc chiến chống tham nhũng ngày hôm nay, tuy chúng ta cũng ủng hộ, nhưng chúng ta chờ xem nó đến đâu? Nó dẫn đến một cuộc thanh trừng nội bộ, đấu đá nội bộ, hay dẫn đến một nhà nước pháp quyền.
-Luật sư Lê Công Định.
Kính Hòa: Trong những diễn biến chính trị tại Việt Nam trong một năm qua có nhiều vụ tham nhũng được đem ra xử lý. Có những ý kiến cho rằng ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có những ý tưởng cải cách. Để tiến tới điều mà người ta gọi là có trách nhiệm giải trình, tiến tới cai trị bằng một nhà nước pháp quyền, thì trước tiên là chống tham nhũng cái đã. Ông quan sát thấy đúng không?
Luật sư Lê Công Định: Nếu cuộc chiến chống tham nhũng dọn đường cho một nền pháp trị trong tương lai, như những lời đồn anh vừa nói, thì cuộc chiến chống tham nhũng này thực sự rất đáng hoan nghênh.
Tuy nhiên bản chất một chế độ cộng sản thì không bao giờ chấp nhận một nhà nước pháp quyền thực sự, trong đó họ chấp nhận tam quyền phân lập.
Không bao giờ.
Chúng ta thấy hồi năm 2013 đã có một cuộc tranh luận lớn về hiến pháp mới, ông Tổng Bí thư của đảng cầm quyền đã tuyên bố là nhà nước và hệ thống chính trị ở Việt Nam không bao giờ chấp nhận thể chế tam quyền phân lập cả. Và như vậy chúng ta hiểu rằng nhà nước pháp quyền là vẫn theo cách hiểu của đảng cầm quyền, tức là phục vụ cho một đảng độc tôn cai trị đất nước này. Cho nên cuộc chiến chống tham nhũng ngày hôm nay, tuy chúng ta cũng ủng hộ, nhưng chúng ta chờ xem nó đến đâu? Nó dẫn đến một cuộc thanh trừng nội bộ, đấu đá nội bộ, hay dẫn đến một nhà nước pháp quyền. Riêng cá nhân tôi thì tôi không bao giờ tin là sẽ dọn đường cho một cuộc cải cách chính trị nào cả.
Kính Hòa: Xin cảm ơn ông.

Hiến kế kịch bản phiên tòa Trịnh Xuân Thanh: Lối thoát?

J.B Nguyễn Hữu Vinh - Theo RFA--2018-01-08  
Trịnh Xuân Thanh (giữa) trogn phiên tòa ở Hà Nội hôm 8/1/2018.
 Trịnh Xuân Thanh (giữa) trogn phiên tòa ở Hà Nội hôm 8/1/2018.  Vietnam News Agency/AFP
Trước tình hình bất lợi cho Trịnh Xuân Thanh thì ít, mà bất lợi cho "đảng vĩ đại và nhà nước Pháp quyền XHCN quang vinh" thì nhiều. Có lẽ vấn đề đau đầu nhất cho các nhà lãnh đạo vụ bắt cóc này là tìm một lối thoát khả dĩ có thể cho vụ án để mong bước ra khỏi cái hố do chính họ đào chôn mình.
Có thể nhiều phương án sẽ được vạch ra. Thậm chí đã có nhiều tiếng nói rất tâm huyết được đưa ra với hy vọng rằng đảng cộng sản Việt Nam vi lợi ích dân tộc, đất nước mà xử lý vụ việc càng nhanh, càng tốt. Tuy nhiên, những phương án và những lời kêu gọi đó đều chỉ là hy vọng hão huyền. Dù nước Đức có đưa bom nguyên tử ném xuống Hà Nội đi nữa, thì đảng vẫn "kiên định lập trường" vững như bàn thạch không hề thay đổi.
Bởi đơn giản là nếu có ném bom Hà Nội đi nữa, chỉ chết thằng dân, còn đảng bất cứ khi nào cũng bình an vô sự.
Đã từng quan sát nhiều vụ việc, chúng tôi vẫn nghĩ rằng việc bắt đảng Cộng sản Việt Nam nhận sai lầm là chuyện hoang tưởng. Dù trước đây, đảng cũng có nhận sai lầm trong cuộc Cải cách ruộng đất, nhưng cách nhận sai lầm để sai lầm tiếp như một sự khôi hài, diễu cợt thì điều đó chỉ làm cho nạn nhân những sai lầm đó đau đớn hơn, tủi hổ hơn mà thôi.
Do vậy, chúng tôi dự đoán rằng, trong vụ việc này, vẫn sẽ là ứng dụng câu Kiều xưa kia:
Ma đưa lối, quỷ dẫn đường
Lại lần theo bước đoạn trường mà đi
.
Và kịch bản sẽ lại tiếp tục được công diễn bằng màn sử dụng chính Trịnh Xuân Thanh để tấn công lại Cộng Hòa Liên bang Đức.

Hiến kế một kịch bản!

Thử hình dung một đoạn đối đáp sẽ được sử dụng tại phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh như sau:
- Tòa: Bị cáo có biết vì sao bị cáo bị đưa ra tòa không?
- Trịnh Xuân Thanh (TXT): Thưa tòa, bị cáo biết, vì đi xe biển trắng gắn biển xanh ạ.
- Tòa: Không phải, nhưng bị cáo đã khai thì bị cáo giải thích việc đi xe biển số giả trước Tòa.
- TXT: Thưa tòa, bị cáo không đi xe biển số giả mà đó là biển số thật do Công an cấp. Còn vì sao họ cấp thì hỏi công an ạ. Mà bị cáo thấy nhiều trường hợp vậy cũng đâu có sao. Đại tá Lê Ngọc - Trưởng phòng CSGT Đà Nẵng - cho biết hai xe có biển giống hệt nhau về chữ số đều là biển thật vì còn khác... màu sơn. Đâu có sao ạ.
- Tòa: Nhưng, ngoài việc cái xe, bị cáo còn tội gì nữa biết không?
- TXT: Thưa tòa, bị cáo biết cái xe chỉ là cái cớ như chuyện "hai bao cao su đã qua sử dụng" thôi ạ. Mà còn vì bị cáo tham nhũng ạ.
- Tòa: Bị cáo là cán bộ cao cấp, là đảng viên cộng sản được rèn luyện từ nhỏ, là con lãnh đạo làm lãnh đạo, mà theo đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm thì đó là hồng phúc cho đất nước. Vậy tại sao lại tham nhũng của công?
- TXT: Thưa tòa, bị cáo chỉ học tập và làm theo thôi ạ. Đảng ta đã phát động cuộc vận động học tập và làm theo từ lâu ạ, là cán bộ lãnh đạo, bị cáo kiêm luôn là Trưởng ban cuộc vận động đó ở cơ quan dầu khí và các nơi khác bị cáo đã làm lãnh đạo ạ.
- Tòa: Bị cáo cần thành khẩn khai rõ bị cáo nói như vậy là ý gì? Bị cáo học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại sao lại tham nhũng.
- TXT: Thưa tòa, thực ra nói là tham nhũng là oan cho bị cáo. Bị cáo không tham nhũng mà tiền bạc, của cải đó chỉ do cấp dưới đem cho, biếu, tặng...
- Tòa: Nhưng đó là tiền bạc của nhân dân. Bị cáo có thấy ai dám lấy tiền của dân làm giàu cho mình mà không gọi là tham nhũng không?
- TXT: Thưa tòa, bị cáo học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngày trước bác Hồ cũng không tham nhũng, nhưng cấp dưới tự làm biếu bác ngôi nhà sàn gỗ quý, biếu bác cả khu vực đất vàng tiền tỉ, cấp dưới tự động lấy hàng bao nhiêu đất đai xây lăng, xây tượng đài, xây đài lưu niệm, xây bảo tàng, xây nơi kỷ niệm bác đến, bác đứng nói chuyện và không khéo là cả nơi đi đái... hàng trăm nơi và bây giờ còn 58 dự án tượng đài bác, mỗi cái cả ngàn tỉ đồng. Thậm chí biếu bác hai chiếc xe ô tô thời đó chứ không chỉ như một chiếc bị cáo mượn của bạn từ Hà Nội vào dùng... Bây giờ bác Hồ là người giàu nhất nước, đất đai, tài sản bạt ngàn, giờ chẳng ai giàu bằng bác Hồ đâu ạ.
- Tòa: Bị cáo nói vậy là không được. Những công trình bị cáo kể trên, đó là vì cấp dưới của bác "thể theo nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân" nên đó không phải là bác tham nhũng. Đó không phải là ý của bác.
- TXT: Thưa tòa. Bị cáo cũng tương tự nên không thể ghép vào tội tham nhũng được ạ. Người ta đưa của cải cho bị cáo cũng "thể theo nguyện vọng của tuyệt đại đa số" cán bộ công nhân viên dưới quyền thôi ạ. Đó cũng không phải ý của bị cáo ạ.
- Tòa: Tại sao bị cáo không trả lại ngay khi không phải là của mình?
- TXT: Thư tòa, vì bị cáo học tập theo gương đạo đức Hồ Chí Minh ạ, bác ngày xưa cũng có trả lại nhà sàn và ô tô cũng như các thứ khác đâu ạ.
- Tòa: Bị cáo so sánh vậy là hỗn láo và không được phép. Ngoài bác Hồ, từ trước đến nay, sau bác thì có lãnh đạo nào dám lấy của công cho riêng mình đâu.
- TXT: Thưa tòa, bị cáo thấy muốn giàu, phải có tiền, của. Muốn làm nhà to, cung điện phải có đất đẹp, tiền, vàng nhiều. Thế nên bị cáo thấy các lãnh đạo đảng, nhà nước đều giàu có thì bị cáo cũng phải kiếm tiền, của để học cách làm giàu như vậy. Đó chính là học tập làm theo ạ. Vấn đề chính là bị cáo chưa biết chính xác họ lấy cách nào thôi vì không ai đi điều tra họ ạ.
- Tòa: Yêu cầu bị cáo không nói chung chung và quy kết cho lãnh đạo. Lãnh đạo ta sáng suốt, đạo đức, là lương tâm thời đại, là trí tuệ nhân loại, xuất phát từ giai cấp công nhân, nông dân, của cải cha ông để lại không có gì. Làm sao có chuyện giàu có như bị cáo nói. Các đồng chí của chúng ta luôn thanh bạch, đời sống rất thanh tịnh, về hưu làm người tử tế rất thanh thản, nên chết rất thanh thoát. Bị cáo không được vu cáo mà không có chứng cứ.
- TXT: Thưa tòa, bị cáo học tập các bậc lãnh đạo tiền bối thôi ạ.
Bị cáo thấy lãnh đạo lương ba cọc ba đồng nhưng bận rộn họp hành, chỉ đạo suốt ngày nên không thể buôn chổi đót, chạy xe ôm. Nhưng vẫn giàu có, điển hình như đồng chí Nông Đức Mạnh, có cả cung điện vàng chới, lấy vợ trẻ, xinh xắn, mũm mĩm lại là chủ một doanh nghiệp sắp phá sản và đi tù thì được đồng chí Đinh La Thăng ở bên cạnh đây "thể theo nguyện vọng của tuyệt đại đa số cán bộ công nhân viên dưới quyền" tặng cho cái BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, thế là sống ngon, có cung điện nguy nga...
Hoặc như đồng chí Lê Khả Phiêu kính mến, tuy xấu trai vậy nhưng trong nhà đầy ngà voi, trống đồng là những bảo vật quốc gia và động vật hoang dã bị cấm. Vậy thì phải có tiền, hoặc tham nhũng, hoặc do cấp dưới biếu "thể theo nguyện vọng của tuyệt đại đa số cán bộ công nhân viên dưới quyền" thôi ạ.
- Tòa: Bị cáo có biết là việc làm thất thoát tài sản nhà nước, của nhân dân sẽ bị trị tội không?
- TXT: Thưa tòa, bị cáo thấy có nhiều người tội nặng hơn mà chẳng bị sao cả nên cũng tranh thủ chút thôi ạ.
- Tòa: Tại sao bị cáo nói như vậy?
- TXT: Thưa tòa, bởi vì bị cáo thấy nhiều người tội nặng hơn nhiều đâu có bị trị tội ạ. Chẳng hạn đồng chí Nguyễn Phú Trọng khi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội đã làm thất thoát hơn 3.000 tỷ đồng thuế nhà nước chỉ riêng ở Ciputra, rồi đồng chí Nguyễn Kim Cự rước tai họa về đầu độc không chỉ Miền Trung mà cả nước và nhiều đồng chí khác nữa... nhưng đâu có bị sao đâu ạ.
- Tòa: Vậy bây giờ pháp luật đã đưa bị cáo đến đây, bị cáo suy nghĩ gì?
- TXT: Thưa tòa, bây giờ thì bị cáo nghĩ rằng thôi thì "Tổng bí thư kêu ai, nấy dạ" thôi ạ. Bị cáo tiếc rằng không ở trong đường dây của Tổng bí thư ạ.
Tòa nghỉ hội ý.
- Tòa: Bị cáo cho biết, tại sao bị cáo lại trốn ra nước ngoài?
- TXT: Thưa tòa, tôi có chốn đâu ạ. Tôi đi bằng hộ chiếu hẳn hoi, qua cửa khẩu đàng hoàng chứ sao chốn được.
- Tòa: Tại sao khi biết có lệnh truy nã lại không về để bị bắt?
- TXT: Thưa tòa, tôi đã điên đâu ạ. Thằng nào có tội mà chẳng muốn chốn nếu chốn được.
- Tòa: Vậy tại sao bị cáo lại có mặt ở đây?
- TXT: Thưa tòa, tôi về tự thú ạ.
- Tòa: Tại sao bị cáo về tự thú?
- TXT: Thưa tòa, tôi đã ghi trong Đơn xin tự thú rồi ạ. Đó là do "trong thời gian chốn chánh tôi có cuộc sống bấp bênh luôn lo sợ, được sự động viên của gia đình và bạn bè". Mặt khác tôi là đảng viên cộng sản, là con cháu bác hồ, nên học tập gương dũng cảm là về chấp nhận chịu tội chứ không chốn chánh như ở hang nữa ạ.
- Tòa: Thôi, bị cáo chỉ nói việc của bị cáo thôi, không được nhắc đến đồng phạm.
Bị cáo cho biết về việc tự thú. Bị cáo phải trả lời rõ điều này.
- TXT: Thưa tòa, bị cáo sẽ khai rõ ạ. Mong tòa xem xét để bị cáo về làm cán bộ chức vụ cũ để có cơ hội khác, sửa chữa khuyết điểm ạ.
- Tòa: Bị cáo có biết việc bị cáo bỏ trốn rồi về tự thú đã bị thế lực thù địch dùng làm cái cớ để chống phá Việt Nam không?
- TXT: Thưa tòa, không biết ạ. Tôi bị đưa vào nhà tù ngay, không gặp được ai, chỉ được đọc báo Nhân Dân nên chỉ biết nhà nước "lấy làm tiếc" thôi ạ.
- Tòa: Bị cáo từ nước ngoài về Việt Nam, tại sao nước Đức bảo rằng bị cáo bị bắt cóc? Bị cáo có bị bắt cóc không?
- TXT: Thưa tòa, không ạ. Bị cáo tự nguyện về nước bằng biện pháp bảo đảm an toàn bằng xe và máy bay do Đại sứ quán ta bố trí thôi ạ.
- Tòa: Bị cáo có liên hệ với ĐSQ ta tại Đức không?
- TXT: Thưa tòa, có ạ. Bị cáo lên xe, rồi vào đó uống rượu với anh em, xong mới về ạ.
- Tòa: Tại sao bị cáo lại vào đó để nhà nước mang tiếng là bắt cóc trên đất Đức?
- TXT: Thưa tòa, vì bị cáo sợ không về đến nơi đã bị bắt, dẫn giải đi nộp công an theo lệnh truy nã ạ. Mà đã bị bắt kiểu đó thì rất nguy hiểm trong khi bị cáo hoàn toàn không muốn vào đồn để tự tử ngồi đâu ạ.
- Tòa: Vậy nếu bị cáo không bị bắt cóc, thì bị cáo đã nghĩ gì khi tự nguyện về tự thú.
- TXT: Thưa tòa, vì khi về đến Việt Nam, không tự thú không được ạ. Cũng giống như những người đấu tranh bị bắt trong đợt vừa qua được công an giam giữ riêng và tự nguyện viết đơn từ chối luật sư mới đây ạ. Bị cáo và tòa cũng thừa biết không ai lại ngu như thế, nói gì đến những người đấu tranh ạ.
- Tòa: Bị cáo không được nhắc đến những nhân vật đó, đó là bí mật nhà nước Pháp quyền XHCN.
- TXT: Vâng ạ, xin lỗi ạ.
- Tòa: Tại sao bị cáo không nhận là tham nhũng, mà gia đình bị cáo lại đưa tiền nộp lại mấy tỷ đồng?
- TXT: Thưa tòa, vì biết đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn ạ. Chắc mẹ bị cáo nghĩ rằng số tiền đó chẳng bõ bèn gì mà giữ trong nhà nên mới làm vậy ạ.
- Tòa: Cho bị cáo nói lời sau cùng.
- TXT: Thưa tòa, kính thưa các đồng chí bị lộ và chưa bị lộ:
Bị cáo chỉ là một cán bộ lèm nhèm cỡ phó chủ tịch tỉnh chứ chưa đến chân trung ương. Cả nước có 64 tỉnh thành, mà như Nghệ An có đến 6 phó chủ tịch thì tính sơ sơ cũng hơn 300 phó Chủ tịch tỉnh, 64 chủ tịch, 64 bí thư Tỉnh ủy, rồi hàng loạt phó bí thư Tỉnh ủy... Rồi Cục, vụ, viện, bộ, ngành, biết bao nhiêu thứ trưởng, bộ trưởng... nên nếu bắt tất cả vào tù thì bị cáo lo ngại nhà nước sẽ rất vất vả vì không đủ chỗ nhốt các đồng chí ấy.
Bởi vì Tòa biết thừa rằng cả hệ thống đảng, nhà nước của chúng ta tuy trong sạch, vững mạnh đấy nhưng đố tìm ra ai không tham nhũng. Con số tham nhũng, làm thất thoát của công mà bị cáo phạm phải, chỉ là con muỗi trên lưng con voi trong số các đồng chí của chúng ta.
Bị cáo muốn tòa lượng thứ vì bị cáo là con cán bộ lãnh đạo, gia đình có công với nhà nước, bố bị cáo là bạn thân của hàng ngũ lãnh đạo đảng và nhà nước nên rất hiểu nhau.
Bị cáo có tiền sử tốt, luôn luôn là đảng viên gương mẫu xuất sắc, được tặng Huân chương lao động hạng ba. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của bị cáo, Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhì... Chẳng lẽ những cái huân chương đó đều là sai lầm? Nếu bị cáo bị tù, thì những người đã tặng huân chương cũng bị tù theo. Bởi vì những huân chương đó đã làm cho bị cáo thấy rằng mình làm việc tốt.
Xin tòa tha tội để bị cáo tiếp tục làm việc và cống hiến như Bộ trưởng Trần Kim Tiến, sau khi Bộ y tế nát bét, thì kiên quyết không từ chức để ở lại sửa chữa sai lầm.
Nếu tòa tuyên tội tù thì tôi "chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa".
Nếu tòa tuyên tội chết thì "Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".
- Tòa: Bị cáo không được đọc di chúc của bác hồ ở đây.
- TXT: Thưa tòa, tôi xin lỗi vì quen mồm và thuộc lòng qua các đợt học tập và làm theo di chúc ạ.
Tòa nghị án 2 phút.
- Tòa: Tuyên án:
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tuy có nhiều hành động gian dối, tham nhũng với số tài sản rất lớn, nhưng xét rằng đó là tình hình chung của cách mạng Việt Nam. Những điều này lỗi ở Cơ chế là chính.
Tòa khiển trách đồng chí Cơ chế đã gây ra tình trạng hiện nay trong đảng và nhà nước.
Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như khai báo trung thực. Là con của cán bộ lãnh đạo có công với đảng và nhà nước, là cán bộ có năng lực và được tặng thưởng nhiều huân chương, có công lao phát triển Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Tiền sự và tiền án không...
Bị cáo và gia đình đã nộp lại một số tiền để khắc phục hậu quả, chứng tỏ thiện chí.
Bên cạnh đó, xét về những khó khăn của nhà nước hiện nay, việc bắt số cán bộ như thế này vào tù thì lượng tù nhân sẽ khó kiểm soát.
Tòa tuyên án: 1 năm tù, cho hưởng án treo, thử thách 1 năm trước khi đảm nhiệm vị trí cũ.
Ngày 7/1/2018, ngày trước khi xét xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do