Friday, January 30, 2015

Mở nắp lon trùn

Lê Minh Nguyên (Danlambao) - Lon trùn khi đậy kỹ nắp thì không sao, nhưng khi mở nắp thì dù có canh chừng, cũng không tránh được việc nó đua nhau bò ra ngoài. Lon trùn không thể không mở nắp, nhưng nếu mở nắp ra trước thềm Đại Hội 12 này thì trùn bò lểnh nghểnh, Đảng biết làm sao đây?

Trùn ở đây là những cái chết không minh bạch trong hàng ngũ của đảng CSVN, nhất là cái chết của ông Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Nguyễn Bá Thanh, một nhân vật tuy có nhiều ân oán giang hồ, nhưng rõ ràng là sau lưng ông có một khối lớn người ủng hộ, nhất là cư dân Đà Nẵng.

Hãy xem và nghe bài hát mà các cư dân Đà Nẵng vừa làm ra để hát về ông Nguyễn Bá Thanh do nhạc sĩ Cao Tâm sáng tác, ca sĩ Khánh Tâm trình bày, thì ai cũng thấy là sau lưng ông có một khối lớn quần chúng đang nóng lòng chờ để biết các thông tin về ông - một cách minh bạch:

Các câu hỏi mà dân chúng muốn biết là: Ông Nguyễn Bá Thanh chết do bệnh tự nhiên hay do bị đầu độc? Nếu bệnh tự nhiên thì căn bệnh thực sự của ông là gì và nó bắt đầu từ bao giờ? Nếu bị đầu độc thì cách bị đầu độc là như thế nào và xảy ra ở đâu? Ai là người chủ mưu? Kẻ sát nhân sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo Vietnamnet ngày 11/1/2015 có viết "Ban chấp hành TƯ Đảng... biểu quyết giữ nguyên hình thức kỷ luật đảng như đề nghị của Bộ Chính trị", như vậy thì cán bộ cao cấp nào đã bị BCT đề nghị kỷ luật mà BCHTU đã biểu quyết đồng ý? Cán bộ đó phạm lỗi gì để bị kỷ luật? (1)

Hôm 12/1/2015 đài RFI có phỏng vấn nhà báo Phạm Chí Dũng mà trong đó có đoạn (2):

"RFI: Thưa anh, vừa rồi báo chí Việt Nam, thí dụ như tờ Vietnamnet chẳng hạn, khi đưa tin kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, có câu "biểu quyết giữ nguyên hình thức kỷ luật Đảng như đề nghị của Bộ Chính trị". Theo anh, điều này có thể lý giải như thế nào?

Có thể nói đó là một thông tin khá bất ngờ. Tôi có đọc một số bản tin của VTV, của Vietnamnet, tôi nhận thấy đoạn đó họ viết khá tối nghĩa và mơ hồ, dường như họ bị kiềm chế bởi một vòng cương tỏa nào đó từ Ban Tuyên giáo Trung ương, mà không thể tiết lộ được thông tin. Nhưng đưa ra thông tin như vậy thì lại gây ra tò mò và hoài nghi nơi công luận.

Phạm Chí Dũng: Đây là một thông tin đặc biệt, vì việc giải quyết khiếu nại, giữ nguyên hình thức kỷ luật Đảng mà lại được đề nghị từ cấp Bộ Chính trị, chứ không phải cấp thấp hơn, làm cho người ta hiểu rằng nhân vật bị kỷ luật có thể là một nhân vật cao cấp, thậm chí ít nhất là cấp ủy viên trung ương Đảng trở lên.

Có lẽ chúng ta nên chờ xem trong những ngày tới, Bộ Chính trị có công khai hóa, minh bạch hóa nhân vật nào bị kỷ luật hay không, và nhân vật đó có liên quan tới một vụ việc nào đó, trầm trọng đến mức mà phải chính do Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật."

Quan sát các sự kiện đã có và đã thấy, cũng như những cái không có (như từ ngày 9/1 tức ngày ông NBT trở về VN cho tới nay, tuyệt nhiên KHÔNG có một ghi âm hay hình ảnh nào cả về ông), làm cho người dân nghĩ rằng Đảng đã nói dối đại trà, nói dối có tổ chức về ông NBT, vì thực sự ông đã chết và được chuyên cơ mang xác về, với sự tốn từ $340,000 đến $380,000, tùy công ty mà giá cả của họ cho biết.

Việc chở một người đã chết qua đường hàng không đòi hỏi các thủ tục đặc biệt được luật pháp quy định chặt chẽ, bởi vì các yếu tố như thời gian, vệ sinh, áp suất không khí trên cao loãng... cho nên thủ tục thường được thực hiện như trong link này:

Theo nhận xét của nhiều người, trong sự tính toán Đảng bắt buộc phải mở nắp lon trùng về những cái chết mờ ám do các đồng chí hạ độc lẫn nhau, mở sao cho trùng bò không sập Đảng trong giai đoạn tranh chấp quyền lực đầy gay cấn này, mà nó ảnh hưởng đến quá nhiều lãnh vực, từ phe nhóm, đến đổi mới chính trị, đến chủ quyền đất nước, đến quan hệ Việt-Trung-Mỹ... thì chắc vài ngày trước Tết (để còn trong năm cũ) Đảng sẽ chính thức cho ông NBT chết, nhằm đạt 3 mục tiêu sau đây:

1. Đảng cho thấy là công việc của Ban Nội Chính, ông Nguyễn Bá Thanh đã bàn giao xong cho ông Phan Đình Trạc.

2. Đảng đã tận tình chữa chạy cho ông Nguyễn Bá Thanh, từ tây y đến đông y, nhưng bất khả kháng.

3. Dân chúng lo đón Xuân, ăn Tết, không muốn nghe tin buồn hay chuyện chết chóc vào những ngày đầu năm, nên giảm thiểu sự chú ý của quần chúng.

Nhưng chỉ còn khoảng 12 tháng nữa là đến Đại Hội 12, cho nên chuyện gì cũng có thể xảy ra.




_____________________________________

(1) m.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/216115/tu-nghe-ket-qua-tin-nhiem-16-uy-vien-bo-chinh-tri.html

Tại sao ông Thủ tướng lại không ngăn chận trang blog Chân Dung Quyền Lực!!!

CTV Danlambao - Phải chăng những bàn tán của dư luận là đúng: Trang CDQL là do chính đàn em của Nguyễn Tấn Dũng lập ra để tấn công các địch thủ của ông Dũng trong cuộc chạy đua quyền lực, để làm cho dư luận sướng lên khi đọc những cáo trạng tham nhũng, hối lộ, tư gia, tài sản chất đống của Nguyễn Xuân Phúc, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Hòa Bình... mà quên mất người đứng sau trang blog ấy lại là trùm tham nhũng số một của Việt Nam?

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, 2015, Thủ tướng đã ra lệnh cho các bộ, ban ngành tăng cường và chủ động cung cấp thông tin chính thống, chính xác, nhanh chóng, kịp thời... Đồng thời ông cũng đã chỉ thị tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, kiên trì các biện pháp ngăn chặn tối đa thông tin xấu, độc hại trên mạng Internet." Câu hỏi đặt ra là: nếu vậy tại sao trang Chân Dung Quyền Lực không bị chặn tường lửa? 

Hiện nay, với khả năng của bộ phận an ninh tin học, ông Nguyễn Tấn Dũng có thừa khả năng để thực hiện điều ông nói. Điển hình là nhiều trang blog lề Dân đã bị Bộ công an dựng tường lửa, ngăn chận trong suốt nhiều năm qua. 

Đặc biệt là đối với trang Danlambao, bên cạnh tường lửa, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã ký công văn số 7169/VPCP-NC ra lệnh cho bộ CA và các cơ quan chức năng phải "điều tra" và "xử lý nghiêm" Dân Làm Báo. Đồng thời, nội dung công văn này cũng ra lệnh cấm đối với cán bộ nhà nước, yêu cầu 'không đọc' và "không phổ biến" các thông tin trên Dân Làm Báo. Tại sao đến bây giờ ông vẫn chưa ký một công văn tương tự ra lệnh cấm trang blog Chân Dung Quyền Lực? 

Nếu cho rằng trong nội bộ có nhiều phe nhóm và bộ phận có thẩm quyền dựng tường lửa để chặn những trang có "thông tin xấu, độc hại" không phải là phe nhóm của Nguyễn Tấn Dũng thì điều đó cũng không đúng. Chính Thủ tướng Dũng là người đã gom tổng cục An ninh I và II và bổ nhiệm đàn em của ông là Trung tướng Nguyễn Chí Thành làm Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh. Điều đó có nghĩa là Thủ tướng có toàn quyền hành xử trong chuyện này. 

Đồng thời nếu theo tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng "hiện nay hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm"thì tại sao ông không thể ngăn cấm những trang ca tụng ông, phanh phui tội ác và tài sản những đối thủ trong đảng của ông, còn những trang khác thì ông lại... rất là có thể và ngăn chặn rất giỏi trong suốt nhiều năm qua? 

Phải chăng những bàn tán của dư luận là đúng: Trang CDQL là do chính đàn em của Nguyễn Tấn Dũng lập ra để tấn công các địch thủ của ông Dũng trong cuộc chạy đua quyền lực, để làm cho dư luận sướng lên khi đọc những cáo trạng tham nhũng, hối lộ, tư gia, tài sản chất đống của Nguyễn Xuân Phúc, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Hòa Bình... mà quên mất người đứng sau trang blog ấy lại là trùm tham nhũng số một của Việt Nam? 

Và cứ thế mà trang CDQL vẫn thong dong, ai ra ai vào cũng được trước những chỉ thị kiên trì các biện pháp ngăn chặn tối đa thông tin xấu, độc hại trên mạng Internet của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. CDQL vẫn cứ mở cửa tan hoang cho bao nhiêu thứ xấu, thứ độc, thứ hại bay đi bốn phương. Bởi vì nó chỉ xấu-độc-hại đối với những địch thủ của ông.


Về quê ăn Tết, Việt kiều Mỹ bị chém trọng thương

HUẾ (NV) - Không gây thù chuốc oán với ai, nhưng một Việt kiều Mỹ về quê đón Tết ở thị trấn Lăng Cô đã vô cớ bị côn đồ chém ngay trước nhà mang thương tích trầm trọng.


 Khi chuẩn bị mở cổng vào nhà thì ông Quýt bị hai thanh niên cầm mã tấu chém tới tấp. (Hình: Người Lao Ðộng)

Theo Người Lao Ðộng, chiều 28 tháng 1, 2015, công an đang điều tra sau khi tiếp nhận đơn cầu cứu của gia đình ông Dương Quang Quýt (62 tuổi),Việt kiều Mỹ, ở thôn An Cư Ðông 1, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, vô cớ bị 2 thanh niên chém trọng thương phải chuyển vào bệnh viện đa khoa thành phố Ðà Nẵng cấp cứu.

Trước đó, ngày 19 tháng 1, ông Quýt từ Hoa Kỳ trở về quê nhà để đón Tết Nguyên Ðán. Khoảng 19 giờ cùng ngày, vừa đi chơi về và trong lúc đang mở cửa nhà thì ông Quýt liền bị 2 thanh niên lạ mặt lao vào dùng mã tấu chém nhiều nhát vào người rồi lên xe máy tẩu thoát.

Ông Quýt bị thương nặng trong tình trạng vùng mặt bị chém với vết thương dài gần 20cm; đứt 3 ngón tay trái; vỡ xương hàm; đứt gân tay phía trên khuỷu tay trái và gãy 10 cái răng. Người nhà lập tức đưa ông vào cấp cứu tại bệnh viện Ðà Nẵng và hiện đã qua khỏi cơn nguy kịch.

Người nhà ông Quýt cho biết, mỗi năm ông đều về quê đón Tết cổ truyền và không hề có mâu thuẫn với ai. Những lý do như tiền bạc, đòi nợ thuê, tình ái... thì ông Quýt không liên quan tới. Ðây là lần đầu tiên ở thị trấn Lăng Cô xảy ra vụ việc lớn như thế này. (Tr.N)

01-29- 2015 4:10:02 PM

Tết cận kề, hàng trăm công nhân bị chủ 'xù' lương

SÀI GÒN (NV) - Nhiều ngày qua, người dân tại ấp Trung Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, Sài Gòn bỗng xôn xao vì có hơn 150 công nhân như “ngồi trên đống lửa” khi Tết đã gần kề mà giám đốc công ty lại “biến mất” mang theo gần 600 triệu đồng tiền lương của họ.


Nhiều công nhân đến công ty để nhận lương vào sáng 28 tháng 1 nhưng đều thất vọng ra về. (Hình: Hồng Hải/Người Việt)

Công ty may mặc Bảy Nguyệt ở ấp Trung Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn do bà Chu Thị Minh Nguyệt làm chủ. Nhà xưởng hoạt động từ đầu năm 2014, trong năm, công nhân liên tục bị chậm lãnh lương. Tháng 12 năm 2014, Công ty không trả lương mà chỉ cho công nhân ứng từng đợt với số tiền ít ỏi.

Chị Thu Hồng, công nhân của công ty cho biết, “Vào tháng 11 năm 2014, chúng tôi đã bị nợ lương, nhưng giám đốc than khó khăn, đề nghị công nhân tiếp tục làm việc và hứa hẹn là ngày 25 tháng 1 sẽ trả đủ lương và ngày 14 tháng 2, công ty sẽ cho công nhân nghỉ Tết. Dù bị nợ lương nhưng nghĩ công ty khó khăn thật nên công nhân vẫn cố gắng làm. Thế nhưng đến sáng 26 tháng 1 vừa qua, chúng tôi đến xưởng thì công ty đã cho đóng cửa xưởng. Ngày 27 tháng 1, công ty cho xe tải đến xưởng chở máy móc đem đi, nhưng công phát hiện kịp thời nên đã chặn lại và nhờ cơ quan chức năng can thiệp.”

Công nhân cho biết, họ gọi điện cho bà Nguyệt thì được trả lời “công ty đang khó khăn, muốn làm gì thì làm,” sau đó bà Nguyệt tắt máy. Ngoài nợ gần 600 triệu đồng lương công nhân, công ty Bảy Nguyệt còn nợ công ty bảo vệ Thăng Long 59 triệu, nợ tiền cơm, thuê nhà của ông Huỳnh Công Bằng để làm xưởng sản xuất - 150 triệu đồng...

 Khốn khổ phận người công nhân tha phương

Ông Bằng, chủ nhà cho công ty thuê cho biết, “Tôi đã đứng ra nhận trách nhiệm trông coi máy móc, nhà xưởng, đồng thời liên lạc với bà Nguyệt để thương lượng, tìm người bán máy móc để thanh toán tiền lương cho công nhân.”


Cửa nhà xưởng vẫn đóng im ỉm. Chiều 30 tháng 1 vẫn còn vài công nhânnán lại với hy vọng công ty sẽ trả lương còn nợ. (Hình: Hồng Hải/Người Việt)

Ông nói, “Tội nghiệp họ, đa số đều ở các tỉnh xa, người bị nợ ít nhất 5-6 triệu, người nhiều gần 20 triệu đồng. Sắp Tết rồi, không biết họ phải xoay sở làm sao để có tiền về quê.”

Anh Huỳnh Văn Lành (45 tuổi, quê ở Thanh Hóa) cho biết, anh mới ở quê vào Sài Gòn để tìm việc, được thuê nên anh rất mừng, anh cố gắng làm việc chăm chỉ, hy vọng Tết này sẽ có chút tiền. Anh cùng vợ là chị Thanh Hằng bị công ty nợ hơn 15 triệu đồng.

Anh Lành than thở, “Tết này vợ chồng tôi dự định đưa con về quê ăn Tết vì đã lâu chưa về, nhưng giờ này lâm vào tình cảnh khốn đốn như vậy, chưa biết Tết này lấy gì để sống.”

Còn chị Hằng thì mếu máo, “Giám đốc hẹn là ngày 14 tháng 2 sẽ cho chúng tôi nghỉ Tết và trả lương đầy đủ, nhiều người đã mượn tiền mua vé tàu xe về Tết, nhưng bây giờ tiền lương không biết có đòi được không. Nhiều người đã đi trả vé tàu, chịu lỗ để lấy lại tiền mà đi trả nợ. Tết này, không biết chúng tôi phải sống sao đây.

Cho đến chiều ngày 30 tháng 1, 2015, nhiều công nhân vẫn còn nán lại với hi vọng công ty sẽ giải quyết lương cho họ. Nhưng mặc nhiên cửa công ty đã đóng và bên trong xưởng hằng ngày vẫn ồn ào làm nơi sản xuất, hôm nay bỗng im lìm.

 Chúng tôi nhận thấy, ngoài một số công an viên của xã Bà Điểm thì không thấy cơ quan chức năng của địa phương có mặt ở công ty để giải quyết vụ việc. Mặc khác công an đã ngăn cản không cho các phóng viên có thể quay phim, chụp hình hay phỏng vấn công nhân.
01-30- 2015 3:51:06 PM
Hồng Hải/ Người Việt

Khánh Hòa: Mất nhà, dân sống tạm bợ, thiếu nước, thừa bụi

KHÁNH HÒA (NV) - Sau gần một năm về khu tái định cư phía Nam đèo Cả, người dân vẫn sống trong tình trạng mỗi ngày nghe mìn nổ, thiếu nước sạch, đường sá ngổn ngang...


Hàng ngày, người dân phải ra suối đào lỗ, chờ nước đọng lại rồi múc về dùng. (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo Tuổi Trẻ, để xây dự án hầm đường bộ đèo Cả, 180/750 hộ dân ở xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa bị giải tỏa trắng và buộc phải sống ở khu tái định cư số 2 phía Nam đèo Cả, xã Đại Lãnh, trong tình trạng thiếu nước thừa bụi.

Đường vào khu tái định cư số 2 lởm chởm đất đá, lầy lội, thậm chí nhiều hộ dân chưa có đường vào nhà. Ở cuối khu tái định cư, đơn vị thi công đang nổ mìn phá núi lấy mặt bằng.

Ông Phạm Văn Sâm, dân cư ở đây cho biết, “Nhà tôi cách khu vực nổ mìn khoảng 200 m; mỗi lần mìn nổ, cả nhà đều rất lo sợ vì nhiều lần bị đá, khúc cây lớn văng vào.”

Cách khu vực này không xa, những hộ dân khác cũng lâm vào tình trạng tương tự. Chỉ vết nứt to bằng ngón tay trên tường nhà, ông Nguyễn Tấn Hoàng bực dọc: “Đơn vị thi công nổ mìn liên tục, nhà tôi mới xây đã nứt toác. Chúng tôi nhiều lần gởi đơn kêu cứu đến cơ quan chức năng nhưng chưa thấy ai đứng ra chịu trách nhiệm.”

Không chỉ khổ vì mìn, từ lúc vào khu tái định cư từ tháng 3, 2014 đến nay, người dân không có nước sạch để xài, vẫn phải ra suối đào lỗ, chờ nước đọng lại rồi múc về dùng vì không có tiền mua nước sạch. Còn nếu khoan giếng thì nước bị phèn, nhiễm mặn, không dùng được.

Ngoài ra, điện chỉ mới có khoảng 2 tháng nay, trước đây phải dùng đèn dầu. Còn “Đường sá lầy lội, sình lún đến đầu gối. Trước đây chưa có cống, mỗi lần đưa con đi học phải cõng qua suối... Khổ trăm bề!” ông Sâm nói thêm.

Ông Trần Đình Thú, chủ tịch xã Đại Lãnh, quan ngại, ngoài cơ sở hạ tầng, đường sá thiếu, người dân còn lo sợ nền đất yếu, sụt lún không xây được nhà. Xã đã nhiều lần có phúc trình với cấp trên và chủ đầu tư dự án, đề nghị phải nhanh chóng giải quyết những quan ngại của dân.

Trao đổi với phóng viên Người Lao Động, ông Trần Đại Xuân, phó ban quản lý dự án hầm đường bộ đèo Cả, thừa nhận việc đưa dân vào khu tái định cư là ngược với quy trình. “Đáng lẽ phải xây dựng khu tái định cư bảo đảm cơ sở hạ tầng trước rồi mới đưa người dân vào sống. Tuy nhiên, do tiến độ cấp thiết của dự án cũng như nhiều hộ dân không thuê được nhà nên đã được chính quyền bố trí vào sinh sống tại khu tái định cư số 2,” ông Xuân nói.

Dự án hầm đường bộ đèo Cả có tổng mức đầu tư trên 15,000 tỷ đồng, theo hình thức BOT, với chiều dài toàn tuyến là 13,4 km, gồm 4 làn xe cao tốc chạy 80 km/giờ, khi hoàn thành sẽ rút ngắn một nửa thời gian cho các xe qua đèo Cả trên Quốc Lộ 1. Dự kiến công trình hoàn thành năm 2016. (Tr.N)

30, 2015 2:58:51 PM

Ai là người có sáng kiến thực hiện Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ?

VRNs (30.01.2015) – Sài Gòn – Có nhiều tài liệu kể về các Lá Cờ được dùng như biểu tượng hay là Quốc Kỳ của nước Việt Nam từ xưa tới nay. Nhưng đặc biệt Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, được dùng làm Quốc Kỳ của Quốc Gia Việt Nam (Quốc Trưởng Bảo Đại) và của hai nển Đệ Nhất và Đệ Nhị Công Hòa thì có tài liệu nói rõ, kể tên người có sáng kiến thực hiện và tên người họa sĩ đầu tiên đã thực hiện vẽ mẩu của lá cờ đó.

150127005Trong tập sách “Câu Chuyện của Những Cây Đại Thụ:Hồi ức của các Linh Mục Giuse Vũ Ngọc Bích, Giuse Trần Hữu Thanh, thuộcDòng Chúa Cứu Thế Việt Nam” (Lưu hành nội bộ 2003)
Người ghi chép những hồi ức này là tác giả Vũ Sinh Hiên, một cựu đệ tử DCCT. Nơi trang 82-83 của tập sách, tác giả VSH đã ghi lại lời kể cùa LM Trần Hữu Thanh về sự “ra đời” của Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ như sau:
“Cựu Hoàng Bảo Đại về chấp chánh trong lúc quân Pháp đã chiếm trọn Nam Kỳ và biến thành một quốc gia riêng với Thủ Tướng là Nguyễn Văn Xuân, có quốc kỳ riêng màu đỏ ở giữa là màu xanh, tượng trưng cho sông Cửu Long chảy giữa miền phù sa. Ở Bắc Việt, quân Pháp thành lập Ủy ban hành Chánh Bắc Bộ đứng đầu là Nguyễn Hữu Trí. Còn ở Trung phần, ông Trần Văn Lý làm Chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Trung Bộ. Mục đích của thực dân Pháp là “chia để trị” và sẽ không có miền nào đủ mạnh để đương đầu với Pháp. Khi đó ông Trần Điền làm Trưởng Ban Thông Tin Trung Việt. Ông muốn vẽ một bức tranh cổ động chào mừng ngày về của Cựu Hoàng ở đầu cầu Trường Tiền, trước cửa khách sạn Morin, cao 2m dài 4m.
Lúc đó ông Tôn Thất Sa, giáo sư hội họa dạy ở đệ tử đang tá túc ở nhà Accueil còn các ông Trần văn Lý và Trần Điền lại tá túc ở trường Thiên Hựu do quân Pháp chiếm đóng. Ông Sa vẽ một người đi đầu đoàn biểu tình hồ hởi cầm một lá cờ, theo sau là hàng hàng lớp lớp quần chúng. Khi vẽ lá cờ, ông hỏi vẽ cờ gì đây? Không lẽ vẽ cờ Long Tinh cùa Khải Định hoặc cờ quẻ ly dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim? Quẻ Ly chỉ hướng Nam và lá cờ là nền vàng hai sọc đỏ liền hai bên và một sọc đỏ đứt đoạn ở giữa. Các ông hỏi ý kiến tôi, tôi bảo để sáng hôm sau tôi trả lời.
Tôi đưa ra lá cờ vàng ba sọc đỏ liền, ở giữa là một con rồng nối liền ba sọc đỏ này. Tôi muốn giải thích là một nòi giống da vàng, ba dòng máu đỏ Bắc Trung Nam được liên kết bằng một con rồng. Tôi hoàn toàn không nghĩ gì về Chúa Trời ba Ngôi cả. Khi đem ý kiến của tôi ra thảo luận, có nhiều ý kiến như của ông Trương Văn Huế đòi bỏ con rồng với lý do là quốc kỳ để toàn thể quốc dân tôn thờ, mà người Công Giáo thì không thể thờ con rồng được. Hơn nữa quốc kỳ phải đơn giản để dễ may. Tất cả đều đồng ý bỏ con rồng.
 150127004
Tôi đưa bản vẽ mẩu lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ cho Hoàng Hậu Nam Phương xem, rồi ông Trần Văn Lý cầm đầu phái đoàn sang Hong Kong thỉnh ý kiến Cựu Hoàng Bảo Đại. Ông chấp nhận và đó là lá cờ Quốc Gia. Tóm lại, lá cờ vàng ba sọc đỏ được ông bảo Đại chấp thuận, ông Tôn Thất Sa vẽ còn ý kiến là của tôi. Hôm sau đi cùng một anh bạn, tôi hỏi anh nghĩ sao về lá cờ này, anh buông một câu: “Ôi dào! Cờ ba que!” Ý anh muốn nói ba que xỏ lá, tôi im luôn, không nhận là tác phẩm của mình nữa”.
Một người bạn của tôi, anh UĐB có hỏi tôi về Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ như sau
Tôi cũng có điều thắc mắc này: Không biết cha THT (Trần Hữu Thanh) nói rằng ngài có ý  và ông TTS (Tôn Thất Sa) có công vẽ ra lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cho TQ (Tổ Quốc)  từ thời Vua Bảo Đại thì có chắc chắn không. Bởi vì tôi đọc được ở đâu đó là lá cờ này có từ thời Vua Thành Thái. Anh thử check lại xem sao nhé.
 150127002
Tôi xin tóm tắt một vài ý chính trong bài viết có liên quan đến Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ  để chúng ta tiện theo dõi: Những dòng đậm nghiên là bài viết của Tiến Sĩ Nguyển Đình Sài, còn lại là của tôi.
Cảm thông tâm trạng bất mãn của nhân dân thể hiện qua những tiếp xúc với các sĩ phu ngoài hoàng thành, vua Thành Thái đã không những không thỏa mãn các đòi hỏi của chính quyền bảo hộ, mà còn trọng dụng nhiều nhân tài thanh liêm và đức độ như các ông Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, với hy vọng khôi phục và canh tân đất nước. Năm 1890, nhà vua xuống chiếu thay đổi quốc kỳ chữ Hán bằng quốc kỳ mới. Lá cờ nền Vàng Ba Sọc Đỏ lần đầu tiên được cấu tạo và được dùng làm quốc kỳ.
Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ – gọi tắt là “Cờ Vàng” – là lá “quốc kỳ” đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt.
…. Lá cờ Quốc Gia đã được tồn tại suốt triều vua Thành Thái. Năm 1907, …
….. Ghi chú: Dữ kiện là Cờ Vàng hiện hữu từ 1890-1920 được tìm thấy trên website của World Statemen. Chủ website này là Ben Cahoonmột chuyên gia Mỹ, tốt nghiệp đại học University of Connecticut. Muốn biết thêm về ông, xin vào đây: http://www.worldstatesmen.org/AUTHOR.html. World Statemen là một website khổng lồ, chứa các lịch sử chính trị của hầu hết quốc gia trên thế giới, trong đó có VN. Tài liệu trong website này vô cùng phong phú, khá chính xác về các phần khác của VN, như các triều vua, các đời quan toàn quyền Pháp, v.v.., với sự đóng góp của nhiều giáo sư danh tiếng. …
…. Sau khi đối chiếu với các sử sách, bằng vào trí thức và sự chân thành của Ben Cahoon, người viết không nghĩ tác giả website đã bịa đặt ra sự kiện Cờ Vàng đã hiện hữu năm 1890-1920, cũng như Cờ Đại Nam bằng chữ Hán xoay 90 độ nghịch chiều. Hiển nhiên Cahoon đã tìm thấy trong hàng đống tài liệu hay thư khố Pháp và Mỹ hoặc các đại học, nhưng lại không trích dẫn rõ ràng tài liệu nào. Riêng cờ chữ Hán “Đại Nam” thì ông cũng không trích dẫn xuất xứ và diễn tả là gì (có lẽ vì không hiểu chữ Hán), nên lúc nhìn qua không ai hiểu được là gì. Về sau, loay hoay xoay chuyển các chữ Đại và Nam, người viết mới khám phá ra cái thâm ý của tiền nhân triều Nguyễn. Trong tinh thần tôn trọng các sách sử và các bài viết của các bậc trưởng thượng, mới đầu người viết cũng có sự nghi hoặc về dữ kiện Cờ Vàng hiện hữu từ 1890, vì không thấy sách Việt sử nào ghi lại chi tiết này. …
Trên đây là sự đối chiếu và chọn lọc của người viết để đi đến kết luận là tài liệu của World Statesmen có tính xác thực và khả tínTuy nhiên, nếu độc giả không thỏa mãn với tài liệu của World Statesmen thì nên trích dẫn tài liệu phản bác lại.  
Tóm lại: Tác giả Nguyễn Đình Sài tìm thấy trong Website World Statemen của Ben Cahoon lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ được sử dụng làm Đại Nam Quốc Kỳ (1890-1920) dưới thời Vua Thành Thái. Nhưng tác giả NĐS cũng nói rõ là Ben Cahoon không trích dẩn rõ ràng tài liệu nào cho biết lá Cờ đó được sử dụng vào thời kỳ đó. Và tác giả cũng xác nhận không thấy sách Việt sử nào ghi lại chi tiết này. … Nhưng bằng những phân tích lý luận của mình tg NĐS vẩn kết luận “Trên đây là sự đối chiếu và chọn lọc của ngườiviết để đi đến kết luận là tài liệu của World Statesmen có tính xác thực và khả tín.”
Phần tiếp theo của bài viết tác gỉa NĐS kể đến các lá cờ được dùng làm Quốc Kỳ của Việt Nam qua các thời kỳ sau Vua Thành Thái.
150127003
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của “Việt Nam Quốc” và “Việt Nam Cộng Hòa” Tại Hà Nội, sau khi Việt Minh rút vào bưng kháng chiến chống Pháp, thì nền hành chánh của miền Bắc và Trung tạm thời rơi vào tay người Pháp. Kế đó, cựu hoàng Bảo Đại được các đảng phái cách mạng cũng như người Pháp mời ra điều khiển đất nước với tư cách “Quốc Trưởng”. Ông đòi hỏi Pháp phải công nhận cho Việt Nam được quyền độc lập và thống nhất ba miền, rồi thành lập “Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam”, cử tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng để điều hành đất nước và thương thảo với Pháp. Tiếp theo, Hội Đồng Đại Biểu Chính Phủ Nam Việt Nam của “Nam Kỳ Cộng Hoà Quốc” gởi kiến nghị tán thành chính phủ trung ương, chấp nhận sự độc lập và thống nhất thật sự của ba miền. Vì thế ngày 2 tháng 6, 1948, chính phủ Nguyễn Văn Xuân công bố Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam trong liên hiệp Pháp, áp dụng cho cả ba miền Nam, Trung và Bắc Kỳ. Lá Quốc Kỳ mới cũng có nền vàng với ba sọc đỏ giống hệt như Đại Nam Quốc Kỳ trong thời khoảng 1890-1920. Nhưng đây là lần đầu tiên, Cờ Vàng được chính thức dùng cho “Quốc Gia Việt Nam”, một chế độ không còn thuộc Đế Chế của Triều Nguyễn. Bàn về xuất xứ của lá Cờ Vàng của chế độ mới, cố GS Nguyễn Ngọc Huy cho biết lá cờ này đã “do một họa sĩ nổi tiếng thời Đệ Nhị Thế Chiến là Lê Văn Đệ vẽ và đã được Cựu Hoàng Bảo Đại chọn trong nhiều mẫu cờ khác nhau được trình cho ông trong một phiên họp ở Hongkong năm 1948″. Tuy nhiên, một số tài liệu khác cho thấy không phải ngẫu nhiên mà Bảo Đại chọn lá cờ ấy, cũng không phải chỉ vì lá Cờ Vàng “đẹp và ý nghĩa”. Nguyên do chính là vì họa sĩ họ Lê đã vẽ lại một lá quốc kỳ từng hiện hữu trên quê hương từ 50 năm về trước, suốt trong thời kỳ hai vị vua ái quốc Thành Thái và Duy Tân còn tại vị. Điều này đã được giải thích tường tận ở mục “3- Quốc kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ dưới hai triều đại Kháng Pháp 1890 –1920″
Theo bài viết của TS NĐS thì Thũ Tướng Nguyển Văn Xuân 2/6/1948 đã công bố Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp.
Và Quốc kỳ này cũng có nền vàng với ba sọc đỏ giống hệt như Đại Nam Quốc Kỳ trong thời khoảng 1890-1920.
Và tiếp theo Ô NĐS còn cho biết cố GS Nguyễn Ngọc Huy cho biết lá cờ này đã “do một họa sĩ nổi tiếng thời Đệ Nhị Thế Chiến là Lê Văn Đệ vẽ và đã được Cựu Hoàng Bảo Đại chọn trong nhiều mẫu cờ khác nhau được trình cho ông trong một phiên họp ở Hongkong năm 1948″
Dựa vào bài viết của TS NĐS và hồi ức của LM Trần Hữu Thanh, cá nhân tôi có thể kết luận như thế này :
  1. Việc tg NĐS nói rằng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đã được sử dụng từ thời vua Thành Thái, theo World Statemen của Ben Cohoon không có gì “khả tín” vì không có tài liệu xuất sứ chứng minh ví dụ Chiếu Chỉ của vua Thành Thái: “Năm 1890, nhà vua xuống chiếu thay đổi quốc kỳ chữ Hán bằng quốc kỳ mới”.
  2. Hồi ức của Cha THT nói về việc có sáng kiến về Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là vào cuối năm 1945 khi Chính Phủ Việt Minh đã thành lập, và đã vào Huế (Bộ đội VM đóng ở cung An Định, phía sau DCCT Huế) trong khi quân Pháp đã trở lại VN, và ở Huế thì chiếm đóng Trường Thiên Hựu.
  3. Thời gian này ờ Nam Kỳ vẩn là Nam Kỳ Quốc do Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân lãnh đạo. Và Cưu Hoàng Bảo Đại vẫn còn lánh nạn ở Hong Kong.
  4. Như vậy Ông Tôn Thất Sa là họa sĩ đầu tiên vẻ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ theo ý kiến của Cha THT, trên bức tranh cổ động dựng ở cầu Trường Tiền, trước KS Morin để chào mừng ngày Cựu Hoàng trở về VN là điều “khả tín” theo trí nhớ của Cha Thanh.
  5. Có thể khi Quốc Gia Việt Nam trong LH Pháp được hình thành với Quốc Trưởng Bảo Đại và Thủ Tướng NVX thì mẫu Quốc Kỳ (Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ) đã được Họa sĩ Lê Văn Đệ “vẽ lại” rồi đệ trình cho QT Bảo Đại (theo Cố GS Nguyễn Ngọc Huy cho biết) chăng?
  6. Tôi “tin” vào “sự thật” của trí nhớ Cha THT.
Tôi xin nói thêm về “Sáng kiến thực hiện Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ”:
- Theo bài viết của TS Nguyễn Đình Sài thì Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đã được sử dụng trong thời Vua Thành Thái (1890 – 1920).
- LM THT sinh năm 1915, chịu chức LM năm 1942, và năm 1945 là giáo sư dạy tại Đệ Tử Viện DCCT Huế.. Như vậy trong suốt thời kỳ từ 1920 (lúc đó cậu THT đã 5 tuổi) đến 1945 (30 tuổi) thì ít nhất cũng đã được nghe nói đến hay là đã được nhìn thấy là cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (đời Vua Thành Thái) rồi. Hơn nữa qua đoạn “Hồi ức” bên trên, Cha Thanh đã mô tả rất kỹ về cờ Long Tinh của vua Khải Định (kế vị vua Thành Thái) và thời vua Bảo Đại (trước 1945).
- Vậy khi nêu ý kiến về mẫu cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cho họa sĩ Tôn Thất Sa vẽ (sau CMT8 1945) sao ngài không nêu ý kiến là “dùng lại” lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thời vua Thành Thái (?)
- Hơn nữa các nhân vật đương thời với ngài lúc ấy như các ông Trần Văn Lý (Thủ Hiến Trung Kỳ), Trần Điền (TNS thời Đệ Nhị Cộng Hòa), Trương Văn Huế, Tôn Thất Sa, đều là những người có học thức cao, đã lớn tuổi ít ra bằng hoặc hơn cha Thanh mà cũng không biết rằng Cờ vàng Ba Sọc Đỏ đã có từ thời vua Thành Thái sao? Mà các ông lại đi thảo luận cùng cha Thanh để đồng ý mẫu cờ do cha Thanh đề nghị để họa sĩ TTS vẽ.
- TS Nguyễn Đình Sài có viết là không tìm thấy trong sách Lịch Sử VN nào nói về Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đã được dùng trong thời vua Thành Thái, nhưng ông tin vào uy tín và sự chân thật của ông Ben Cahoon, chủ của website World Statemen – trong đó Ben Cahoon cho rằng lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đã là Quốc Kỳ Việt Nam từ 1890-1920 (?) – để kết luận rằng điều này “khả tín”.
- TS Nguyễn Đình Sài cũng có nêu là:  “Tuy nhiên, nếu độc giả không thỏa mãn với tài liệu của World Statesmen thì nên trích dẫn tài liệu phản bác lại”.
- Vì cuốn Câu Chuyện của Những Cây Đại Thụ” là sách in giới hạn, lưu hành nội bộ trong DCCT.VN, nên không được nhiều độc giã biết.
- Quý Vị có cách nào giúp tôi chuyển bài viết này đến cho TS Nguyễn Đình Sài như là một “tài liệu phản bác lại” được không?
PHẠM XUÂN HƯƠNG

Cái án tử hình bất công của xã hội

VRNs (30.01.2015) – Vĩnh Long – Hiện nay trên toàn thế giới cũng còn nhiều quốc gia vẫn duy trì án tử hình như: Mỹ, Indonesia, Singapo, Nhựt Bản, Trung Quốc, Việt Nam …


Riêng Việt Nam hiện nay án tử hình oan sai, bất công đã và đang đe doạ sinh mạng của người dân nghèo, thấp cổ bé miệng từng giờ, từng ngày như tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng làm chấn động lương tâm của toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước.
15012900
Vừa qua, vào ngày 26.01.2015 có buổi toạ đàm nhằm “xoá bỏ hình phạt tử hình tiến tới xã hội văn minh” tại DCCT Sài Gòn, có sự tham dự của các Chức Sắc trong Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, Quí đại diện các Đại Sứ Quán và Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, Úc Châu và Liên Âu, Quí tổ chức XHDS.
Là Tôn Giáo Cao Đài trên nền tảng của Luật Thương Yêu và Quyền Công Chánh do Đức Thượng Đế dạy, chúng tôi thiết tha kêu gọi các nhà lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, các tổ chức đoàn thể xã hội trong và ngoài nước, các tổ chức Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, hãy cùng chúng tôi lên tiếng để huỷ bỏ bản án tử hình của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, để đảng CSVN xét lại nhằm xoá bỏ án tử hình trong bộ luật hình sự của Việt Nam và xét lại án tử hình oan sai của hai em Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng hiện nay để trả lại quyền sống cho họ.
Theo chúng tôi mỗi con người sinh ra đều có quyền sống, không ai có quyền giết đi mạng sống ấy dù họ có phạm tội, vì mạng sống không phải mình vi chủ mà là Đức Thượng Đế vi chủ. Đức Thượng Đế có quyền định sống chết, ngoài cái quyền của Đức Thượng Đế không có quyền nào định chết sống cho ta được.
Nhiều phương pháp để răn đe, nhưng chủ yếu phải mang tính giáo dục là chính chứ không phải dùng hình phạt để trừng trị cho xứng tội họ đã làm, điều đó chỉ để trả thù mà thôi không mang tính giáo dục lương tâm để con người trở nên thiện. Xã hội dạy họ hung dữ, bạo lực, dùng côn đồ, xã hội đen trấn áp, đến khi họ dữ thì đem ra giết.
Vì vậy trước sự bất công của xã hội, để trừ cho được cái án tử hình do xã hội giết người một cách phi pháp, tại Đền Thánh Toà Thánh Tây Ninh đêm Rằm tháng 6 năm Kỷ Sửu (1949) Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc – Giáo Chủ Đạo Cao Đài – đã thuyết giảng về “CÁI ÁN TỬ HÌNH BẤT CÔNG CỦA XÃ HỘI”, chúng tôi xin trích nguyên văn lời dạy của Đức Hộ Pháp để quí chư đồng đạo, quí cộng đồng người Việt trong và ngoài nước được am tường, nếu quí vị nào có điều kiện xin dịch ra Tiếng Anh để phổ biến nhằm tiêu huỷ cái án tử hình của nhơn loại không riêng gì nước Việt Nam.
Đức Hộ Pháp thuyết:
“Nhân đương thuyết về sự tương khắc của Thế – Đạo và Chơn – Đạo, trong cơ quan phụng sự Vạn Linh, Bần Đạo ngày nay thừa dịp ấy thuyết về vấn đề án tử hình của các xã hội nhơn quần đã dùng trị thế với một phương pháp phi pháp. Bằng cớ là Đức Chí Tôn đã phú thác cho Bần Đạo đảm nhiệm rất khó khăn và rất trọng yếu, Ngài căn dặn nhiều phen làm thế nào trừ cho được cái án tử hình, do xã hội giết người một cách phi pháp và nơi nào cây cờ Đạo trương lên bất kỳ nước nào, xứ nào, phải làm sao cho được bóng cờ ấy trở nên Thánh  Địa, tức nhiên không có quyền hành nào xâm phạm nó đặng bảo vệ sanh mạng nhơn loại cả mặt địa cầu, tưởng lại ta thi thố có kết quả cùng chăng tại đó ta đã để một dấu hỏi?
Đương nhiên Bần Đạo thi thố phận sự đối với Đức Chí Tôn để phụng sự nhơn loại. Buổi Bần Đạo ở hải ngoại về, khi ở Madagascar có quen biết hai người thân sĩ giống dân Mal-gache, hai vị thân sĩ ấy vì tội phiến loạn tức vận động phục quốc của họ, bị Pháp Triều lên án tử hình, Bần Đạo đánh điện văn xin hủy án tử hình ấy, hoặc thay bằng án nào khác hơn là án giết người. May thay! Nước Pháp là nước cầm quyền được văn minh chiếu diệu nơi địa cầu này, ai cũng biết, lại là nước đề xướng nhơn quyền. Ngày nay, Bần Đạo hữu hạnh thấy vụ án tử hình ấy được đem xử lại.
Lại nữa, khi Bần Đạo hội kiến cùng Cựu Hoàng Bảo Đại tại Đà Lạt trước khi về có để lại cho Người một bức cẩm nang, công việc hành tàng phục quốc trong bức cẩm nang, vấn đề đầu tiên hơn hết là bỏ án tử hình, và toàn xá các tù nhơn. Tại sao Đức Chí Tôn phải căn dặn Bần Đạo hủy bỏ án tử hình, và tranh đấu đến kỳ cùng cho kết liễu điều ấy. Bởi nó phi pháp không có quyền năng nào hơn mặt địa cầu này, hay là Càn Khôn vũ trụ đặng làm chúa mạng sống của Vạn Linh, cả cái chi mình có quyền vi chủ, nhất định xài nó, dùng nó, mình là chủ quyền đặng, cái chi không phải mình vi chủ mà mình cướp đoạt là có tội, mạng sanh không phải mình là vi chủ, Đức Thượng Đế vi chủ. Duy Đức Thượng Đế có quyền định sống chết, ngoài cái quyền của Đức Thượng Đế tức Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ của chúng ta thì không có quyền nào định chết sống cho ta được, chết sống ấy không phải là mình định được. Lại nữa ta biết con người sanh ra nơi cõi thế này có ba xu hướng:
  1. Là trả quả
  2. Là học hỏi
  3. Là lập vị
Đi đến đặng trả quả tức là làm đầy tớ cho đời, học hỏi tức là học trò của đời, còn đến lập vị, tức là làm học trò khó của đời.
Nếu nói từ thử đến giờ có ông chủ nào có quyền giết đầy tớ phi pháp chăng? Không có, dầu cho một con vật như con ngựa kia rủi mắc chứng không chịu cỡi, ta cho kéo xe, không kéo xe được ta tập nó cày, chớ không phải nó không làm được một việc gì rồi đem giết. Con người đến thế này cũng vậy, làm đầy tớ trả quả do nơi căn quả về tri thức tinh thần họ không đủ để bảo vệ thiên lương của họ, ngoài ra phương pháp giáo hóa ấy nhơn sanh nơi mặt địa cầu này còn có nhiều điều mâu thuẩn nếu như một người nào không được chí thiện, chí chơn, ta thử hỏi: Ai là người trên mặt địa cầu này dám nói mình là chí thiện, chí chơn đặng?
Đức Chúa JÉSUS-CHRIST tức là Gia-Tô Giáo-Chủ nói: “Nul n’est parfait ici bas senl notre Père au delà des Cieux qui est parfait”. Không ai dưới thế nầy được toàn mỹ toàn thiện, chỉ có Đức Cha ta trên Thiên Cung mà thôi.
Một cơ quan tại thế nếu nói các chơn linh, mang xác phàm đặng học hỏi, họ đã học bài gì ở thế gian, ta chỉ thấy nước nầy tranh sống với nước kia, mạnh hiếp yếu, giàu hiếp nghèo, cả sự bất công nơi mặt địa cầu đã dẫy đầy không phương thế gì giải cho hết trong khi nước mình hơn nước người ta, đưa binh khí trong tay, xúi giết nhau, quen thói giết rồi, chúng giết người, lại đem ra giết chính mình, đem cái giết ra dạy nó làm, rồi trở lại giết nó.
Giờ phút nào chánh trị nơi mặt địa cầu biết cung kỉnh mạng sanh nhơn loại đồng thể thì đừng dạy nhơn loại dữ. Thánh nhơn đã có nói: “Thánh” bất giáo nhi thiện, “Hiền” giáo nhi hậu thiện, “ngu” giáo diệc bất thiện, rồi hỏi lại. Bất giáo nhi thiện phi thánh nhi hà, giáo nhi hậu thiện phi hiền nhi hà, giáo diệc bất thiện phi ngu nhi hà”.
Nhơn sanh nơi mặt địa cầu nầy vẫn nhiều từng hạng, từng lớp, biểu sao kẻ ngu làm Thần, Thánh được, kẻ dại biết phương pháp cơ quan trị thế được, đương nhiên ta thấy phương pháp giáo dân một cách phi pháp biểu sao không dữ, không tàn ác, nhơn sanh buổi nầy do ông thầy xã hội nhơn quần dạy họ dữ, tới chừng họ dữ, đem họ giết phi pháp, dạy hiền đi, giờ phút nào dạy hiền mà họ còn dữ chừng đó mới giết họ chớ!
Quái dị thay! Đạo Đời vẫn tương khắc điều thiệt hại ấy do họ muốn lập quyền, giành quyền giáo hóa nhơn sanh họ cũng ngăn đạo giáo, họ giành quyền giáo hóa trong tay để họ dạy thiên hạ dữ, hỏi đem ra mặt công lý của tòa lương tâm Đạo kiện Đời thử coi? Tại sao họ giành quyền dạy người ta dữ!
Giết người ta rồi chừng ấy giữa tòa lương tâm họ sẽ trả lời thế nào? Bần Đạo nói quả quyết giờ phút nào còn một hơi thở cuối cùng, Bần Đạo cũng nhứt định chiến đấu cho tiêu hủy cái án tử hình của nhơn loại.”
Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài

Chính quyền huyện Con Cuông ngăn không cho làm việc từ thiện

VRNs (30.01.2015) – Nghệ An – Cha JB. Nguyễn Đình Thục và giáo dân vượt 200 cây số mang quà tết đến cho đồng bào dân tộc ở Con Cuông, nhưng chính quyền xã cấm dân nhận quà.


Với tinh thần bác ái, yêu thương và giúp đỡ người nghèo dân tộc ở vùng núi phía Tây xứ Nghệ, nhân dịp tết sắp đến, sáng ngày 28.01.2015, một đoàn từ thiện gồm có cha JB Nguyễn Đình Thục và khoảng 20 giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh đã vượt qua gần 200 cây số đến với bản Đan Lai thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.
Các thành viên trong đoàn tận mắt chứng kiến cuộc sống khổ cực, nghèo đói của người dân ở nơi đây và cùng xác nhận đây đúng là nơi đang cần sự giúp đỡ, chia sẻ của mọi người hơn cả.
Đây là vùng biên giới, nên đoàn đã qua đồn biên phòng Môn Sơn để xin phép và được ông Mạnh, trưởng đồn trực tiếp dẫn đoàn vào khu vực đó để phát quà. Tuy nhiên khi đoàn đến gặp người dân thì họ có ảnh mắt khác lạ đối với chúng tôi.
Đồn biên phòng
Đồn biên phòng Môn Sơn
Sau khi tìm hiểu, chúng tôi biết là dân nghèo đã bị cán bộ xã xuống nói trước, răn đe không được nhận quà với lý do có thể bị người khác lừa. Một người dân trong bản Đan Lai nói: “Từ sáng sớm đã có 4 hay 5 đoàn của xã đến và nói với chúng tôi là không được nhận quà người lạ, và muốn nhận quà thì phải được xã cho phép.”
Cha JB Nguyễn Đình Thục đã gọi trực tiếp cho bà Hà, chủ tịch xã Môn Sơn thì được bà trả lời: “Tôi đang cho phó chủ tịch xuống nói chuyện và làm việc trực tiếp với các anh”.
Cha Thục, ông Mạnh và giáo dân cùng đi với cha
Ông Mạnh và giáo dân đi làm từ thiện đợi lệnh cho phép
Khoảng một tiếng rưỡi sau, ông Tuấn, phó chủ tịch xã và ông Hiến, trưởng công an xã đến để gặp cha Thục. Hai ông cho biết rất đồng tình và ủng hộ việc đoàn phát quà.
Ông Hiến nói: “Làm việc thiện là cái tốt chúng tôi cám ơn”.
Sau khi bàn bạc thêm, hai ông đã đồng ý cho chúng tôi phát quà. Nhưng được một lúc thì theo chỉ đạo của cấp trên là chúng tôi phải chờ bên Mặt trận xã đến cùng phát quà cho dân. Ông phó chủ tịch xã nói: “Quà do Mặt trận nhận và phát quà cho dân”.
Sau đó, ông Đức, Mặt trận xã đến trực tiếp gặp cha Thục và đồng ý cho đoàn được phát quà cho người dân. Liền đó, chúng tôi chuẩn bị quà để phát vì dân cũng đã tập trung rất đông và lâu để chờ được nhận quà. Nhưng khi bắt đầu thì cấp trên lại cho lệnh ngừng việc phát quà, chờ Huyện xuống.
Dân trao đổi những bức xúc với các thành viên đoàn từ thiện.
Dân trao đổi những bức xúc với các thành viên đoàn từ thiện.
Cha JB Nguyễn Đình Thục hỏi “Tại sao lại ngừng việc phát quà?” Ông Đức nói đang chờ Huyện vào để giải quyết. Cha Thục lấy điện thoại gọi cho ông Hoài, huyện Con Cuông. Cha Thục hỏi “Lý do chúng tôi làm việc bác ái, phát quà là đúng hay sai và khó khăn là ở chỗ nào?” ông Hoài trả lời “Làm việc bác ái phải đăng ký”.
Sau đó ông Hoài chuyển máy cho ông Hùng, trưởng Công an huyện Con Cuông
Cha Thục trình bày sự việc với ông Hùng.
Ông Hùng, trưởng công an huyện Con Cuông trả lời: “Theo Nghị đinh 34, cụ muốn phát quà khu vực dân tộc biên giới thì phải đăng ký với chính quyền địa phương, và muốn phát quà phải đăng ký Mặt trận tổ quốc xã nếu chưa đăng ký thì trao cho mặt trận tổ quốc xã trao lại cho người dân”.
Cha Thục hỏi: “vậy chúng tôi có được phát quà tiếp hay không?” Ông Hùng trả lời: “Cụ muốn phát quà thì phải thông qua Mặt trận xã và giao cho Mặt trận xã phát cho người dân”. Cùng nghe cuộc đối đáp có đầy đủ các ban ngành, ông Chủ tịch mặt trận và đầy đủ người dân.
Cha Thục hỏi tiếp: “Bây giờ có ông Đức mặt trận, tôi muốn trực tiếp với Mặt trận xã phát quà trực tiếp và ghi vài tấm hình lưu niệm có được không? Ông Hùng trả lời: “Vậy cụ cứ giao quà cho Mặt trận, cụ không được trực tiếp phát để bảo đảm an toàn cho cụ”.
Liệu những quy định và quyết định này vì dân nghèo vùng núi ?
Sau đó, ông trưởng thôn gặp và trao đổi với cha JB Nguyễn Đình Thục. Ông nói: “Bây giờ chúng tôi nhận quà và phát cho bà con, các anh cứ về”. Cha Thục đồng ý và đề nghị: “Vậy cũng được, tuy nhiên các ông phát cho chúng tôi chụp một vài tấm ảnh làm kỷ niệm”.
Ông trưởng thôn nói rằng: “Cấp trên chỉ đạo Mặt trận nhận quà và khi phát quà không được quay phim chụp ảnh”.
Trước tình cảnh đó, cha JB Nguyễn Đình Thục và mọi người không chấp nhận. Cuối cùng chúng tôi phải đưa quà về trong khi người dân đang rất cần và chờ đợi để được phát quà.
Dân nghèo đợi ngoài nắng, quà đã sẵn, nhưng các quy định đã không cho người nghèo được nhận quà. Quy định này có vì ai, và vì cái gì?
Dân nghèo đợi ngoài nắng, quà đã sẵn, nhưng các quy định đã không cho người nghèo được nhận quà. Quy định này có vì ai, và vì cái gì?
Bà Lý giáo xứ Song Ngọc nói “Đây có phải chính sách vì dân của đảng hay không, khi muốn làm từ thiện mà phải khó khăn hơn cả đi xin ăn vậy? Anh Các giáo xứ Song Ngọc nhận xét: “Chính quyền thế này thì không biết bao giờ người dân ở đây mới hết nghèo khổ?”
Con Cuông là một huyện nằm ở phía Tây xứ Nghệ, ở đây có nhiều dân tộc sinh sống. Cuộc sống người dân ở đây hết sức khó khăn. Con Cuông là nơi tự do tôn giáo bị bóp nghẹt. Đỉnh điểm là vụ đàn áp tôn giáo năm 2012 tại đây và cha JB Nguyễn Đình Thục cũng là nạn nhân trong vụ việc đó. Chính quyền ở đây rất khắt khe với người dân, đặc biệt là người Công giáo.
Đến bao giờ chính sách mới thay đổi cho dân được nhờ?
Nguyễn Như Minh

Đảng trường tồn cho ai, vì ai?


VRNs (31.01.2015) – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bộ máy lý luận-tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam đang ráo riết biện giải tại sao đảng phải trường tồn để độc quyền cai trị, nhưng lại không sao giải thích được vì đâu mà dân không còn tin vào đảng nữa trong khi cán bộ, đảng viên thì cứ nối đuôi nhau “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”.

Hiện tượng này chưa bao giờ xẩy ra trước các Đại hội đảng 5 năm một lần, nhưng đã nổi lên vào dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng (03/02/1930 – 03/02/2015) và trước Đại hội thứ XII dự trù khai mạc vào tháng 1/2016.

Có 6 lý do khiến Lãnh đạo đảng phải ra quân:

Trước tiên, sau quyết định không công bố kết qủa phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị và Ban Bí thư tại Hội nghị Trung ương 10 (từ 05 – 12/01/2015) như đảng hứa “sẽ công khai” thì Lãnh đạo tự tròng thêm vào cổ sợi giây thòng lọng thất hứa khiến uy tín đảng xuống sâu thêm một nấc dưới đáy lòng dân.

Thứ nhì, sau 3 năm thi hành Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” phổ biến ngày 18/01/2012, đảng vẫn còn vật lộn với “các tệ nạn tham nhũng, lãng phí” trong hệ thống cai trị.
Thứ ba, sau 4 năm thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà đảng đã bắt đầu từ ngày 03-02-2007, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn coi việc “rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” không quan trọng bằng việc “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Thứ bốn, đòi hỏi đảng phải trả quyền tự quyết cho dân đã lên cao và lan rộng trong nhiều tầng lớp từ thành phố về nông thôn.

Thứ năm, làn sóng phẫn nộ của dân về thái độ đảng yếu mềm trước hành động lấn chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Cộng ở Biển Đông không còn hạn chế ở Trí thức mà đã biến thành căm thù người Trung Quốc trong tâm khảm trẻ em và người dân lao động.

Thứ sáu, chủ trương quốc phòng không dựa vào nước lớn để bảo vệ Tổ quốc trước tham vọng bành trướng và đe dọa sự vẹn tòan độc lập, chủ quyền lãnh thổ ngày càng rõ rệt của Trung Quốc đã bị trí thức phê bình không thực tế và “quân tử viển vông” để được ngủ yên trong “qũy đạo Bắc Kinh” nhưng có hại cho nước.

CÀNG LÀM CÀNG HỎNG
Để đối phó với những vấn đề nêu trên, ông Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đảng chỉ biết chống đỡ bằng lời kêu gọi, chỉ thị đảng viên làm tốt hơn để chuẩn bị nhân sự cho khóa đảng XII.

Nhưng tại sao căn bệnh trầm kha của “quốc nạn tham nhũng”, nguyên nhân làm cho đảng viên suy thoái tư tưởng, mất đạo đức vẫn tiếp tục gây nhức nhối cho đảng và khổ cho dân 3 năm sau Hội nghị Trung ương 4 ?

Ông Trọng trả lời: “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được triển khai khá đồng bộ và đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đây là cuộc đấu tranh cực kỳ khó khăn, phức tạp liên quan đến lợi ích, đụng chạm đến những người có chức, có quyền, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ, quyết liệt, không thể nóng vội.” (trích phỏng vấn của TTXVN, 25/01/2015)
Nhưng đảng muốn dân phải “kiên trì, bền bỉ” đến bao nhiêu năm nữa thì mới thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, hay là ông muốn nói thế để “câu giờ” cho dân chờ sung rụng ?

Bởi lẽ từ em bé 5 tuổi cũng biết ông Trong đã nói như thế nhiều lần rồi. Dân nghe mãi cũng nhàm tai huống chi đảng viên thấp cổ bé miệng cấp thừa hành, lớp người chỉ biết nuốt nước bọt mà thèm trước cơ ngơi, tiền bạc của cấp có chức, có quyền ?

Khi Nghị quyềt 4 ra đời, nhiều cựu Lãnh đạo và người dân đã ca tụng ông Trọng có quyết tâm làm sạch đảng để lấy lại niềm tin trong dân, nhưng rồi mọi người lại phải nghe ông lâp đi lập lại hứa : “Trong thời gian tới, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí cần được tiếp tục đẩy mạnh, không phải bằng lời nói, hô hào chung chung, mà phải bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Đó là phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng, một cơ chế trừng trị, răn đe để không dám tham nhũng và một cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng. Đồng thời, phải tăng cường biện pháp tuyên truyền giáo dục để nâng cao đạo đức, xây dựng liêm chính, giáo dục tinh thần biết trọng liêm sỉ, danh dự; mở rộng phạm vi tham gia của công chúng và phát huy vai trò của báo chí, công luận trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Khi đã xảy ra tham nhũng thì phải xử lý kiên quyết, xử lý thật nghiêm, đúng quy định của luật pháp, không có vùng cấm, không có ngoại lệ…” (theo TTXVN, 25/01/2015)
Nhưng đảng đã có đủ mọi “cơ chế” để phòng ngừa, trừng phạt và giáo dục cán bộ, đảng viên từ trước khi có Nghị quyết 4. Đảng cũng đã có Mặt trận Tổ quốc thay mặt dân làm công tác giám sát và khuyến khích báo chí tiếp tay cho chính quyền chống tham nhũng, nhưng chưa bao giờ Mặt trận Tổ quốc làm tròn nhiệm vụ giám sát, ngược lại đã tiếp tay đồng lõa để cho đảng che giấu những kẻ có lỗi.

Bằng chứng cụ thể như việc kê khai tài sản của các ứng cử viên Quốc hội được đảng cơ cấu và Mặt trận đồng ý tuyển chọn sau các cuộc được gọi là “hiệp thương” đã không bao giờ được công bố cho dân biết mà chỉ cất vào hộc tủ đảng bộ cơ sở.

Báo chí cũng bị ngăn cấm không được loan tin, nếu chưa được xác minh bởi cơ quan điều tra thì đó là hành động kiểm duyệt và vi phạm quyền tự do thông tin của người làm báo.

Ngay đến vai trò giám sát của Quốc hội cũng bị hạn chế đến độ chưa bao giờ có một Đại biểu dám đòi Quốc hội điều tra hay đích thân “thăm dân cho biết sự tình” về một vụ tham nhũng được bàn luận trong dân thì làm sao chống được tham nhũng ?
Trong cuộc phỏng vấn đánh dấu 85 năm có đảng, ông Trọng nhìn nhận : “ Sự suy thoái về tư tưởng đạo đức, lối sống chính là một trong những nguyên nhân của tình trạng gia tăng các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.”
Nhưng tại sao phẩm chất và đạo đức của người Cộng sản Việt Nam ngày một suy đồi?
Bởi vì, theo báo cáo của ông Ngô Văn Dụ, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra thì : “ Tình hình vi phạm kỷ luật Đảng trong thời gian qua còn tiếp tục diễn biến phức tạp, tỷ lệ đảng viên bị kỷ luật là cấp ủy viên các cấp còn cao (30,7%) cho thấy việc tu dưỡng, rèn luyện và chấp hành kỷ luật đảng của một số đảng viên có chức vụ còn nhiều hạn chế, kỷ luật do vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ đảng viên có vi phạm bị khai trừ chiếm 12%, bị phạt tù chiếm 1,4% so với số bị thi hành kỷ luật cho thấy tình hình vi phạm trong Đảng thời gian qua vẫn còn nghiêm trọng, chưa được kiềm chế. Một số trường hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm thời gian so với quy định, tỷ lệ thay đổi hình thức kỷ luật qua giải quyết khiếu nại, tố cáo còn cao…” (Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015 tại Hà Nội, ngày 27/01/2015)

Như vậy thì lỗi tại ai mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn hô suông: “Trong đấu tranh cách mạng, lưỡi lê, họng súng của quân thù đã không lung lạc được tinh thần, nhuệ khí của người cộng sản. Ngày nay, công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên càng phải giữ vững và phát huy phẩm chất, đạo đức cách mạng của người cộng sản. Đảng ta đã xác định : Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong đó yếu tố con người là quyết định, công tác cán bộ là then chốt của then chốt. Cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu đi đầu, nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, có hiệu quả cụ thể thì dân mới tin; cán bộ có tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sạch, mới có thể thành công được.”
Quá hay. Nghe ông Trọng nói mà lỗ tai cũng phải reo lên, nhưng có lẽ ông Trọng không được nghe Giáo sư Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại Cuộc tọa đàm trực tuyến ngày 22/01 (2015) do báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức với đề tài “Mãi mãi niềm tin theo Đảng”.
Ông Bảo nói: “Theo tôi, bây giờ, nhất là khi Đảng ta đang nhấn mạnh đến đạo đức, lối sống trong Đảng, thì phải có bổ trợ như thế nào trong giải pháp cán bộ mới khắc phục tình hình nan giải hiện nay – người đông mà việc không chạy, người xứng đáng làm việc thì không có việc mà phải ngồi chờ, còn người không nên để trong bộ máy nữa mà chúng ta không biết xử lý như thế nào. Đó chính là khâu cải cách tư pháp, cải cách hành chính nói riêng và cải cách nhà nước phải tính đến trong thời gian tới. Đó cũng là hướng tư duy của Đảng ta trong khâu giải quyết mắt xích tổ chức cán bộ như một đột phá trong xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.”
Đằng sau lời nói của Giáo sư Hòang Chí Bảo là hình ảnh của tham nhũng, của tình trạng chạy chức chạy quyền, của tệ nạn “con ông cháu cha” được quy họach bởi các nhóm lợi ích trong đảng.

Vì vậy, ông Bảo mới cáo giác rằng: “Hiện nay chúng ta đang đứng trước một tình huống rất nhức nhối: Chưa bao giờ những người có học lại thất nghiệp nhiều như bây giờ. 170.000 cử nhân, thạc sĩ, có cả Tiến sĩ cũng thất nghiệp; cá biệt có Tiến sĩ ở nước ngoài về thi tuyển một công việc bình thường cũng bị trượt.

Ở đây có những lắt léo, bất minh trong vấn đề dùng người, mà nếu nhìn vào sự thật thì ta thấy đây là một sự bất công xã hội. Có lẽ phải dùng đến một hệ thống đồng bộ các giải pháp, từ giáo dục đào tạo, đặc biệt là siết chặt kỷ cương, quy chế, chế tài và phải đổi mới thể chế dùng người, chính sách dùng người thì chúng ta mới đáp ứng được yêu cầu này.”
Vậy Nghị quyết 4 thành công hay thất bại mà cho đến ngày 16/01 (2015), ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn lập lại lời ông nói năm 2013 rằng : “Cán bộ làm công tác chống tham nhũng mà tay đã nhúng chàm thì không thể chống được tham nhũng”.

Câu trả lời là, tuy đã có khỏang 50,000 trên tổng số 4 triệu đảng viên bị khai trừ, kỷ luật, trừng phạt sau 3 năm thi hành Nghị quyết 4 nhưng con số` “một bộ phận không nhỏ” tiếp tục suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống vẫn còn nhan nhản trong xã hội.
Do đó, không ai ngạc nhiên khi nghe ông Nguyễn Đức Hà, Vụ trưởng, Ban Tổ chức Trung ương, thành viên Tổ giúp việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đã nói tại cuộc Tọa đàm ngày 22/01/2015 : “ Mặc dù chúng ta đã tiến hành nhiều cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhiều lần Trung ương đã có nghị quyết, nhưng kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu như mong muốn.”
Ông Hà nói tiếp: “Bên cạnh mặt tích cực, cũng thấy rằng trong Đảng hiện nay, tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn khá nặng nên nhiều khi kiểm điểm nhưng mới nói ưu điểm nhiều, khuyết điểm thì nói ít hoặc không dám nói, hoặc thể hiện ở mức độ nhẹ nhàng… Bên cạnh đó, tính hình thức, bệnh thành tích còn đang khá nặng ở tất cả các cấp, một số cán bộ, đảng viên nhận thức chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc về vấn đề này, nên trong tự phê bình và phê bình vẫn còn nể nang, né tránh, hình thức và thậm chí còn ca ngợi lẫn nhau. Những điều này đã làm ảnh hưởng đến kết quả việc thực hiện Nghị quyết.”

Ai phê bình ai?
Ngoài việc phòng, chống tham nhũng mà đảng cứ nói hoài câu “vẫn còn nghiêm trọng”, dù đã có Luật từ năm 2005 và Ban Chỉ đạo Trung ương từng do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu rồi lại chuyển sang cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp điều hành từ Ngày 01-02-2013, Nghị quyết 4 còn tập trung vào công tác “tự phê bình và phê bình” để cán bộ tự chữa mình.

Tuy nhiên ông Nguyễn Đức Hà đã không ngần ngại nói công khai: “Có thể nói, việc tự phê bình và phê bình của các tập thể và cá nhân thì vẫn còn tình trạng nói ưu điểm nhiều, nói khuyết điểm ít, hoặc nếu có nói về khuyết điểm thì cũng cố gắng né tránh một số từ có tính nhạy cảm, rồi cứ loanh quanh nói khuyết điểm nhưng có khi đây lại là một sự mong muốn. Không phải không có chuyện mượn tự phê bình và phê bình để ca ngợi, để động viên, khen ngợi, thậm chí không phải không có ý kiến có tính chất nịnh nọt trong đó. Tôi cũng từng được nghe những chuyện phê bình lãnh đạo, phê bình người khác nhưng đó lại là sự “phê bình khen ngợi” thì không đúng. Và việc này tôi cũng phải nói thật là ở cấp nào cũng có, từ Trung ương đến các địa phương. Có lẽ chỉ có việc tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân của các đồng chí Bộ Chính trị và Ban Bí thư là thực sự nghiêm túc, thực sự là gương mẫu và đúng là một tấm gương để cho các cấp noi theo.”
Ông Hà nói thế nhưng khi Bộ Chính trị đề nghị Hội nghị Trung ương 6 kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì lại không thành công vì chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Ban Chấp hành Trung ương cho phủi tay với câu nói nghe không lọt tai trong Diễn văn Bế mạc ngày 15/10/2012: “Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.”
Như vậy đảng là đã đẻ ra tình trạng “nể nang, né tránh, ngại va chạm” như câu trả lời sau đây của ông Nguyễn Đức Hà về công tác tự phê bình và phê bình cứ tan lõang theo cấp bậc:
“Quá trình thực hiện xuống từng cấp đã phôi phai, nó cũng bay đi ít nhiều một chút và không còn nguyên vẹn đúng như tinh thần. Tôi thấy đây là cái phổ quát nhất, nếu bây giờ chúng ta cứ từng cơ quan, từng đơn vị, nếu đồng chí nào là cấp ủy, Bí thư Chi bộ, Bí thư Đảng ủy, Bí thư Huyện ủy cứ yêu cầu Ban Tổ chức cung cấp từng bản kiểm điểm cuối năm của mấy nghìn đảng viên của địa phương thì có lẽ hầu như bản kiểm điểm nào cũng đều có một khuyết điểm giống nhau là đôi khi còn nể nang, né tránh, ngại va chạm. Tôi cho đây là khuyết điểm lớn nhất mà có thể nói tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén nhất về xây dựng Đảng, nhưng chính cái sắc bén nhất thì chúng ta lại đang yếu.”

Vậy công tác cả nước “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, sau 8 năm mỏi mòn đã đi về đâu?
Ông Nguyễn Đức Hà không ngại nói thẳng : “Không ít nơi vẫn còn hình thức, chỉ nói thôi chứ những hành động cụ thể chưa nhiều. Vì vậy, cần phải khắc phục cho được bệnh thành tích và tính hình thức. “
Trong nội hàm “hình thức” ai cũng thấy có chuyện phòng, chống tham nhũng lấy “vừa chống vừa xây” hay “răn đe là chính” làm phương châm hành động thì bao giờ dân mới hết bị cán bộ nhũng nhiễu ?

Nhưng liệu tính “hình thức” này có bị biến dạng để làm theo Trung Quốc như trong kế họach đào tạo cán bộ chiến lược cấp cao của đảng CSVN hay không ?

Theo lời ông Tô Huy Rứa – ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tổ chức trung ương tiết lộ ngày 27/01/2015 thì :” Qua làm việc với lãnh đạo các cấp của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc có chuẩn bị nhân sự cấp cao, nhưng không hoàn toàn như cách của Việt Nam là quy hoạch cán bộ cấp chiến lược không những cho nhiệm kỳ này mà cho các nhiệm kỳ sau.”

Như vậy rõ ràng đảng CSVN đã học theo cách chọn cán bộ cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc nhưng chỉ khác ở điểm Trung Quốc chọn người cho từng nhiệm kỳ còn Việt Nam thì chọn cho nhiều nhiệm kỳ.

Do đó, ông Tô Huy Rưá mới khoe : “ Chúng ta đã làm thành công, cuối cùng trung ương, Bộ Chính trị đã quyết định danh sách 290 đồng chí trung ương cho các khóa sắp tới, đã quyết định được 22 đồng chí vào quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Và tới đây chúng ta sẽ tiếp tục giới thiệu, bổ sung theo đúng quy định, quy trình.” (theo báo Tuổi Trẻ, ngày 28/01/2015)

Ông Rứa tuyên bố tại hội nghị cán bộ, công chức của Ban Tổ chức trung ương tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015.

Làm như thế thì đảng CSVN bây giờ là chi nhánh của đảng Cộng sản Trung Quốc hay chỉ còn độc lập trên lý thuyết mà ông Nguyễn Phú Trọng còn nói với TTXVN ngày 25/01/2015 rằng ông chúc “Đảng ta, dân tộc ta ngày càng cường thịnh, mãi mãi trường tồn” , nhưng cho ai và vì ai ? -/-


Phạm Trần

(01/015)