Saturday, April 16, 2016

Đừng tin chính trị bằng sự mù quáng?

04/16/2016 - 14:11 

Trong lúc trà dư tửu hậu, mấy anh em tôi ngồi nói chuyện chính trị, có một người nhận xét rằng "Lịch sử chính trị cận đại của nhân loại cho thấy, kể cả ở các nước nhân danh dân chủ người dân hầu như chẳng có vai trò gì đối với quyền lực nhà nước, vì đằng sau đó là sự thao túng của các nhóm lợi ích và các nhà tài phiệt.". Cũng có người còn cao hứng nhận xét rằng"Quần chúng chỉ là một đám đông ngu xuẩn, luôn bị các chính trị gia thao túng và biến họ trở thành một tấm bình phong mà thôi".
Chưa hết, họ còn khẳng định rằng, kể cả trong một nền dân chủ, được coi là lý tưởng như trường hợp nước Mỹ, cho dù nó tuy chưa phải là hoàn chỉnh tuyệt đối, song là một nền dân chủ mà chúng ta cho rằng tỏ ra tối ưu nhất hiện nay cũng không là ngoại lệ.
Để bảo vệ nhận định của mình, họ đưa một vài dẫn chứng như dưới đây:
Từ vận động tranh cử Mỹ năm 2016 
Theo nguyên tắc, bầu cử là quá trình cử tri thực hiện quyền lực chính trị để lựa chọn đại diện của mình ngồi trong cơ quan lập pháp. Đây là sự biểu hiện của dân chủ ở một quốc gia. Tuy vậy, diễn biến của vận động tranh cử Mỹ năm 2016, một quốc gia có nền dân chủ được đánh giá ưu việt nhất, đã cho thấy có những biểu hiện được bị coi là phi dân chủ.
Đó là việc, ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hòa Donald Trump là người thành công nhất và đã thu hút được sự ủng hộ của số đông cử tri, và trên thực tế Donald Trump luôn dẫn đầu vượt xa các đối thủ trong đảng Cộng Hòa. MVới chính sách tranh cử của Donald Trump đã hướng tới thành phần dân chúng Mỹ chiếm số đông nhưng được đánh giá là ít học. Đó là tầng lớp cử tri công nhân, những người bất mãn vì mất việc làm hay những thay đổi về sắc tộc và tôn giáo đang diễn ra trên đất Mỹ. Do nắm được tâm lý của số đông cử tri đã chán ngán với các chính trị gia chuyên nghiệp, bằng việc sử dụng thứ ngôn ngữ bình dân và nói không cần suy nghĩ, vì Donald Trump không nhận sự hỗ trợ tài chính của ai. Đây là thế mạnh vượ trội của ứng cử viên này.
Điều này đã khiến nội bộ đảng Cộng hòa hết sức lo lắng về hiện tượng này. Theo VnExpress, giới lãnh đạo theo đường lối chính thống của đảng Cộng hòa đã bàn nhiều kế sách hòng cản bước Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng nhưng đều thất bại, khiến nội bộ đảng này thêm chia rẽ. Ví dụ, phát biểu tại Washington hôm 19/2/2016, ông Karl Rove đã lên tiếng cảnh báo, việc Donald Trump ngày càng có cơ hội trở thành đại diện tranh cử của đảng Cộng hòa sẽ gây hậu quả ghê gớm, khiến đảng này chịu thất bại trong cuộc bầu cử tháng 11 tới. Ông này đã hối thúc đồng nghiệp dự thảo một bức thư gửi "tới nhân dân", với nội dung chối bỏ ông Trump. Theo báo Người Việt, trong buổi hội luận “town hall” do CNN điều hợp, ông Trump rút lại lời cam kết sẽ ủng hộ ứng cử viên được đảng Cộng Hòa đề cử. Nghị Sĩ Ted Cruz và Thống Đốc Jonh Kasich cũng xác định sẽ không ủng hộ Trump nếu là ứng cử viên chính thức của đảng. Theo lời ông Priebus - chủ tịch đảng Cộng Hòa, thì đảng này đã yêu cầu các ứng cử viên ký cam kết này nhằm tạo lòng tin tưởng cho cử tri của đảng. Trước những hành động như thế, Donald Trump đã lên tiếng dọa rằng ông ta sẽ ứng cử với tư cách độc lập nếu đảng Cộng Hòa đối xử với ông không công bằng.
Về hiện tượng này, có một cử tri người Mỹ gốc Việt có nói với tôi rằng: "Cũng còn may, chế độ bầu cử ở Mỹ là thông qua đại cử tri, cho nên đó là cách mà Donald Trump khó có thể trở thành Tổng thống". Điều đó đã chứng tỏ cho thấy, có những lúc quyết định của đại cử tri Mỹ không nhất thiết tuân theo ý nguyện của số đông các cử tri. 
... tới nền dân chủ Myanmar
Bà Aung San Suu Kyi là biểu tượng của phong trào đấu tranh vì dân chủ, là người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1991. Kể từ năm 1988 đến nay, bằng sự can trường, bền bỉ và dũng cảm, bà Aung San Suu Kyi với sự ủng hộ của đa số người dân đã làm nên sự thay đổi ngoạn mục cho nền chính trị Myanmar. Kể từ năm 2016, đã chuyển từ nền chính trị độc tài quân sự sang một nền chính trị dân chủ với một chính quyền dân sự. Sự thành công của phong trào dân chủ Myanmar là tấm gương cho những người đấu tranh dân chủ trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt nam.
Tuy nhiên, ngay trước cuộc bầu cử ngày 08/11/2016, bà Aung San Suu Kyi có một phát ngôn hết sức "ấn tượng", đó là "Tôi sẽ đứng trên cả tổng thống" tuyên bố này đã gây bão trên chính trường suốt một thời gian dài. Cần biết rằng Hiến pháp Myanmar được quân đội soạn thảo cấm người có vợ, chồng hoặc con cái mang quốc tịch nước ngoài trở thành tổng thống, trong khi người chồng (đã mất) và hai con trai của bà Aung San Suu Kyi có quốc tịch Anh. Điều đó cho thấy đây là biện pháp nhằm ngăn cản bà Suu Kyi trở thành tổng thống, dù đảng NLD do bà lãnh đạo giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hồi tháng 11.2015. Cho dù Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đang cầm quyền và nắm đa số trong Quốc hội, cùng với việc bà Aung San Suu Kyi trong cương vị Chủ tịch đảng NLD, song việc sửa đổi Hiến pháp bắt buộc phải nhận được sự đồng thuận từ quân đội, chứ đơn phương đảng NLD không thể quyết định được. Nghĩa là NLD buộc phải thương thuyết với lãnh quân đội để nhận được sự đồng thuận cho phép sửa đổi Hiến pháp để mở đường cho bà Aung San Suu Kyi có thể nằm giữ chức vụ tổng thống
Chính vì thế, phát biểu "Tôi sẽ đứng trên cả tổng thống" bà Aung San Suu Kyi đã trở thành một phát ngôn chà đạp lên Hiến pháp Myanmar. Với bất kể lý do nào thì bà Aung San Suu Kyi cũng không thể biện minh cho lời phát biểu phi dân chủ đó. Nhiều người đã đặt câu hỏi, tại sao một nhân vật là biểu tượng cho phong trào đấu tranh dân chủ, lại có những phát ngôn đi ngược lại một trong những tiêu chí của nền dân chủ, đó là xây dựng một nhà nước pháp quyền?
Lời nói dối của LS. Võ An Đôn
Trên trang Facebook cá nhân, LS. Võ An Đôn cho biết "Sáng nay ngày 02/4/2016, Mặt trận tổ quốc tỉnh Phú Yên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tôi tại nơi làm việc. Mở đầu hội nghị giới thiệu sơ lượt về tôi, sau đó cho các luật sư tham dự đấu tố tôi: có 05 luật sư tham gia đấu tố, nội dung xoay quanh việc tôi trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài, tôi bị sở Tư pháp phạt tiền vì không lập sổ báo cáo tài chính nhưng không khai báo, tôi không thừa nhận Facebook là không trung thành với tổ quốc…. nên không đủ điều kiện làm Đại biểu quốc hội".
Qua tìm hiểu, được biết, ngày 07/3/2016 LS. Võ An Đôn đã có mặt tại Phòng an ninh Chính trị nội bộ, theo Giấy mời của Công an tỉnh Phú Yên để làm rõ việc đăng tin trên mạng xã hội Facebook. Khi làm việc nhân viên an ninh điều tra hỏi tài khoản Facebook Đôn An Võ có phải của anh không? Thì LS. Võ An Đôn trả lời là không phải. Sau khi hỏi LS. Võ An Đôn xong, cơ quan an ninh điều tra cho in toàn bộ các bài viết đăng trên Facebook Đôn An Võ ra đưa cho LS. Võ An Đôn ký xác nhận với nội dung là Facebook Đôn An Võ và các bài viết không phải là của LS. Võ An Đôn và ông đã ký xác nhận theo nội dung trên.
Chỉ ít giờ đồng hồ sau, LS. Võ An Đôn đã viết trên trang facebook cá nhân như sau: "Công an tỉnh Phú Yên mời tôi làm việc liên quan đến Facebook của tôi đã vi phạm pháp luật trắng trợn, cụ thể là quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ quan điểm của mỗi công dân đã được Hiến pháp và pháp luật qui định, cũng như Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 mà Việt Nam đã ký kết. Hơn nữa, việc này còn nhằm mục đích giằn mặt vì tôi nộp đơn tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 này.
Tôi là người trung thực không biết nói dối, hôm nay là lần đầu tiên trong đời tôi nói dối, không phải tôi hèn nhát không dám nhận Facebook Đôn An Võ là của mình, mà chính là tôi muốn tiếp tục được làm luật sư bào chữa cho dân nghèo và người cô thân yếu thế trong xã hội. Nếu hôm nay tôi thừa nhận Facebook Đôn An Võ là của tôi, thì họ sẽ tìm cách tước Thẻ luật sư của tôi và vĩnh viễn tôi không bao giờ giúp được người dân. Xin lỗi cộng đồng vì hôm nay tôi đã nói dối!"
Xung quanh sự việc này cũng đã có nhiều luồn ý kiến khác nhau, có ý kiến thấy rằng trong thể chế chính trị độc đảng như ở Việt nam, khi quyền lực tập trung trong tay một nhóm người đã cho phép lực lượng công an một sức mạnh vô song. Họ có quyền bắt người nọ, thả người kia không cần căn cứ theo quy định của pháp luật pháp, thì việc LS. Võ An Đôn chối tội (nói dối) cũng là biện pháp cần thiết để tự bảo vệ mình. Ngược lại, có ý kiến thấy rằng LS. Võ An Đôn không chỉ là một luật sư nhân quyền, còn là một người hoạt động chính trị - đang tham gia tự ứng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 sẽ diễn ra vào tháng 5/2016 và là một người của công chúng. Theo họ, việc nói dối là hành động xỉ nhục và khó có thể chấp nhận được. 
Nên hiểu như thế nào?
Thông qua ba dẫn chứng nêu trên cho thấy, phải chăng trong chính trị người ta có thể bất chấp các nguyên tắc, chuẩn mực và các chính trị gia được phép nói một đằng làm một nẻo không có giới hạn?
Tuy vậy, các trường hợp nêu trên cần được hiểu như sau:
Không nên coi, những diễn biến của vận động tranh cử Mỹ 2016 đã một lần nữa cho thấy nền dân chủ ở Mỹ cũng không là tuyệt đối như chúng ta tưởng và cũng có lúc nguyện vọng của cử tri sẵn sàng bị các chính trị gia bỏ vào sọt rác. Vì trên thực tế, những điều đang diễn ra trong nội bộ đảng Cộng hòa là việc làm mang tính giám sát và tự điều chỉnh trong nội bô của một tổ chức chính trị. Đây là việc làm cần thiết, vì nếu không khả năng đảng Cộng hòa sẽ nhận thất bại là cao trong cuộc bầu cử năm 2016 trước đảng Dân chủ. Do vậy, vì quyền lợi của đảng Cộng hòa nói riêng hay nước Mỹ nói chung, thì việc tạo ra các áp lực cần thiết, kể cả là việc loại bỏ Donald Trump vì nó không giữ được uy tín cho đảng này.
Về phát biểu "Tôi sẽ đứng trên cả tổng thống" bà Aung San Suu Kyi về nguyên tắc thì đúng đây là một phát ngôn chà đạp lên Hiến pháp Myanmar. Song nếu hiểu, thời điểm của phát ngôn ấy là trước ngày bầu cử Quốc hội Myanmar là điều hết sức cần thiết, nhằm để khẳng định quyết tâm cao độ của bà Aung San Suu Kyi với cử tri và ủng hộ viên của bà. Phát ngôn đó nhằm để đảm bảo với họ rằng bà sẽ không bao giờ chịu lùi bước trước những khó khăn đồng thời để tạo cho họ một niềm tin mãnh liệt. Và kết quá thắng lợi áp đảo của đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc bầu cử vừa qua đã chứng minh điều đó. Tuy vậy, sự im lặng của bà Aung San Suu Kyi trước các câu hỏi của các phóng viên báo chí Myanmar và quốc tế đã cho thấy bà ta đã nhận ra sai lầm trong phát biểu của mình.
Việc LS. Võ An Đôn đã buộc phải nói dối được cho rằng, cũng vì sự an toàn cho bản thân mình là việc làm cần thiết, việc ngay sau đó tiếp tục công khai khẳng định và xin lỗi cộng đồng là một hành động dũng cảm, đáng trân trọng. Cũng như trường hợp một số nhà đấu tranh dân chủ, khi bị bắt đã chấp nhận nhận tội, để đổi lại họ được hưởng lượng khoan hồng từ phía chính quyền, bằng những bản án rút xuống chỉ còn 1/3 và sau khi được tự do thì họ lại tiếp tục đấu tranh. Song họ đã bị cộng đồng coi thường, thậm chí không chấp nhận chỉ vì họ đã từng đầu hàng. Như vậy thử hỏi chúng ta có bất công với họ không?
Từ xưa đến nay, người ta luôn coi chính trị là thủ đoạn, thậm chí người ta không ngần ngại cho nó là dối trá và bẩn thỉu. Nhưng nếu theo định nghĩa, thì thủ đoạn là cách làm khôn khéo (thường là xảo trá) để đạt được mục đích riêng của mình thì chính trị cũng có thể chấp nhận được. Nên hiểu được như thế để tạo cho bản thân mình một thói quen, đó là mọi việc trên đời có cái gì là tuyệt đối đâu? Và chính trị cũng vậy, chúng ta hãy đừng tin nó bởi sự mù quáng. Nhưng quan trọng hơn, như phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trước thềm chiến dịch tranh cử vận động cho cuộc tổng tuyển cử năm 2015, khi cho rằng "Nhân phẩm yếu kém, đừng làm chính trị".
Ngày 16/04/2015
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.

Về một vấn nạn còn ít được nhắc tới: sử dụng ma túy cho công việc

04/16/2016 - 11:11 

     Xã hội Việt Nam ngày nay đang tồn tại rất nhiều vấn nạn. Một trong số các vấn nạn nghiêm trọng, nhưng ít được biết và nhắc tới, đó là vấn nạn các lái xe sử dụng ma túy. Nhiều nhất trong số này là các lái xe công-ten-nơ, lái xe đường trường (cả xe tải và xe khách). Hầu như tỉnh, địa phương nào cũng phát hiện được những trường hợp sử dụng ma túy của giới tài xế.
     Nếu như việc sử dụng ma túy của các lái xe chỉ do nguyên nhân cá nhân, tức là đua đòi, chơi bời dẫn tới nghiện hút thì không có gì đáng nói. Vấn đề ở đây, những lái xe sử dụng ma túy không phải với mục đích thử nghiệm, hoặc chơi bời mà sử dụng ma túy cho công việc, công việc lái xe của họ. Đây là một vấn nạn không mới, nhưng chỉ mới được nhắc tới ở Việt Nam, và điều đặc biệt nghiêm trọng là vấn nạn này góp phần không nhỏ vào việc gia tăng tai nạn giao thông.
     Đi vào tìm hiểu nguyên nhân lái xe sử dụng ma túy cho công việc, chúng ta mới biết rằng, những người này cũng chỉ là nạn nhân của xã hội, của thời cuộc và của cách làm ăn chụp giật và bất chấp hậu quả ở Việt Nam hiện nay. Mọi người đều biết, lái xe là công việc nhìn qua thì rất nhàn hạ, không tốn sức những lại là công việc cần sự tập trung cao độ nếu muốn bảo đảm an toàn trên các tuyến đường, nhất là ở Việt Nam tình trạng giao thông hỗn loạn như hiện nay. Thông thường, một lái xe trong một ngày, chỉ bảo đảm an toàn trong thời gian 8 giờ, với điều kiện sau 4 giờ lái xe liên tục cần được nghỉ ngơi một thời gian ngắn. Về lý thuyết và về tiêu chuẩn lái xe an toàn thường là như vậy, nhưng ở Việt Nam, các doanh nghiệp vận tải không bao giờ áp dụng những tiêu chuẩn và điều kiện như vậy. Ở Việt Nam, tình trạng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng đã phải chi tiêu rất nhiều tiền, chi phí bôi trơn, đút lót, hối lộ để doanh nghiệp được hoạt động bình thường. Phí đường bộ hiện nay đã tăng nhanh và lạm thu  rất nhiều trên các cung đường. Đặc biệt, các doanh nghiệp vận tải, phải đáp ứng thảm họa “mãi lộ” trên các cung đường cho cảnh sát giao thông. Chính vì những chi phí này đội lên, nếu doanh nghiệp làm đúng luật, đúng các yêu cầu, điều kiện kinh doanh, sử dụng nhân lực thông thường thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại được, tức là phá sản. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp vận tải đã tăng lượng hàng hóa, tăng chuyến các xe dẫn tới tình trạng xe chở quá khổ, quá tải mà các báo, đài liên tục nhắc tới. Nhưng nguy hại hơn, các doanh nghiệp đã ép lái xe tăng giờ làm, giảm lương của họ, nếu ai không đáp ứng, không đồng ý, họ sẽ sa thải ngay. Chính từ lý do này mà các lái xe đã phải nghĩ cách để tồn tại, và cách sau cùng của họ là sử dụng ma túy cho công việc của mình.
     Có hai lý do trực tiếp mà lái xe phải sử dụng ma túy cho công việc của họ. Trước hết, việc kéo dài thời gian lái xe trong một ngày (bình thường 8h là an toàn), tăng từ 8 giờ lên 12-16 giờ, họ cần một sự tập trung tối đa để bảo đảm thực hiện công việc với thời gian kéo dài như vậy. Tất cả những thử nghiệm như uống nước trà đặc, hút thuốc lá, cafe, rửa mặt liên tục cũng không giúp họ tỉnh táo, tập trung được trong khoảng thời gian dài như vậy. Cuối cùng, chỉ có ma túy là giúp họ làm được việc đó. Lý do thứ hai, công việc kéo dài, đòi hỏi sự tập trung liên tục nên các lái xe thường mất ngủ triền miên, liên tục. Để chống lại các cơn buồn ngủ ngay trong lúc lái xe, họ không còn cách nào khác là sử dụng ma túy. Chỉ có ma túy mới cho họ sức khỏe và sự tập trung mà họ cần cho công việc, mặc dù biết rằng sử dụng ma túy có hại tới sức khỏe (về lâu dài) và nếu bị phát hiện, họ có thể phải trả cái giá tối thiểu là mất việc làm. Nhưng những lái xe này ít còn lựa chọn nào khác bởi xã hội dư thừa lao động, người khôn của khó và quan trọng hơn, các doanh nghiệp vận tải khác cũng đối xử với họ như vậy. Chính vì để giữ công việc, với mức lương bèo bọt và lao động cật lực họ đã phải sử dụng ma túy cho công việc của mình. Đây là vấn nạn vô cùng thương tâm đối với các lái xe ở Việt Nam.
     Chính từ vấn nạn sử dụng ma túy, dẫn tới tình trạng lái xe không an toàn (do sử dụng quá liều, tới cữ không có ma túy sử dụng…) gây nhiều tai nạn giao thông trên các tuyến đường. Nếu đi sâu tìm hiểu, chúng ta có thể khẳng định, không chỉ có nghề lái xe, mà một số nghề nghiệp khác ở Việt Nam cũng rơi vào tình trạng tương tự, người dân phải sử dụng ma túy cho công việc của mình. Một vấn nạn mà xuất phát điểm lại là do thể chế, thể chế độc tài dẫn tới vấn nạn hối lộ, tham nhũng, mãi lộ. Từ vấn nạn tham nhũng hối lộ dẫn tới doanh nghiệp phải chèn ép người lao động, lái xe…chính vì vậy, cũng như tất cả các vấn nạn khác, để giải quyết tận gốc rễ vấn nạn lái xe sử dụng ma túy cho công việc của họ, chỉ có thể giải quyết từ gốc rễ, đó là thay đổi thể chế, không còn tình trạng tham nhũng, hối lộ tràn lan như hiện nay nữa. Một xã hội dân chủ đa nguyên sẽ giải quyết tận gốc rễ các vấn nạn này./.
Hà Nội, ngày 16/4/2016
N.V.B

Lại phát hiện thêm 42 tấn măng có dòi bốc mùi hôi thối

MIỀN TRUNG (NV) - Chỉ trong một ngày, giới hữu trách phát hiện hơn 42 tấn măng ngâm hóa chất hôi thối, đầy dòi bọ ở Nghệ An và thành phố Huế.

Măng chua bốc mùi hôi đầy dòi bọ bị cơ quan công an bắt giữ. (Hình: VnExpress) 

VnExpress dẫn lời, ngày 16 tháng 4, Đội Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Về Môi Trường Công An thành phố Huế cho biết, ngày 15 tháng 4, khi kiểm tra 2 cơ sở chế biến thực phẩm ở đường Chi Lăng, phường Phú Hậu, thành phố Huế, công an đã phát hiện và tạm giữ hơn 2 tấn măng tươi ngâm hóa chất, trong đó có nhiều phi măng bốc mùi hôi thối.

Tại hiện trường, công an đã lập biên bản tạm giữ 17 phi măng chua có tổng trọng lượng hơn 1.7 tấn, 8 bao măng khô trọng lượng hơn 200kg có “dấu hiệu vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.” Chủ các cơ sở khai rằng, họ đã mua măng tươi, khô từ Lao Bảo, Quảng Trị đưa về chế biến thành măng chua, măng sợi để bán sỉ cho các nơi.

Cũng trong ngày 15 tháng 4, công an tỉnh Nghệ An cho biết đã phối hợp Chi cục quản Lý Thị Trường Nghệ An kiểm tra kho chứa măng của ông Dương Văn Lợi, ở phường Lê Mao, thành phố Vinh.

Tại đây, giới hữu trách phát hiện 330 thùng phuy chứa măng tươi đang ngâm trong nước hóa chất; 70 bao tải chứa măng đã bốc mùi hôi thối; 2 bồn ngâm măng khoanh..., với tổng khối lượng khoảng 40 tấn. Đặc biệt, trong một số thùng măng đang ngâm xuất hiện dòi đang bò lẫn trong măng tươi. Trong khi đó, ông Lợi không xuất trình được giấy chứng nhận An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm.

Cơ quan chức năng đã niêm phong và lấy mẫu các loại măng để kiểm nghiệm chất lượng, hóa chất để xử lý theo luật định. (Tr.N)

04-16-2016 4:14:19 PM 

Cựu TNLT Nguyễn Đình Cương bị hành hung

GNsP (15.04.2016) – Cựu TNLT Nguyễn Đình Cương bị công an xã Diễn Đồng đánh đập tại đồn công an vào chiều ngày 14.04.2016.
Cựu TNLT Nguyễn Đình Cương bị đánh đập tại công an xã Diễn Đồng
Cựu TNLT Nguyễn Đình Cương bị đánh đập tại công an xã Diễn Đồng.
Cựu TNLT trẻ tuổi này cho hay: “Công an đưa tôi đến xã Diễn Đồng với lý do công an nói tôi đi khỏi địa phương không báo cho chính quyền sở tại biết. Trong buổi làm việc tôi giữ quyền im lặng thì bị họ đánh đập hết sức dã man, họ đấm vào người, cổ và vào đầu. Họ còn lấy cốc uống nước đánh vào đầu tôi nữa, hiện giờ tôi đang còn bị đau ở đầu và khắp người. Họ còn bảo với tôi rằng, đối với mày chúng tao không cần dùng luật để nói chuyện, chúng tao sẽ dùng luật rừng để trừng trị mày. Họ còn vật tôi ra và lột lấy đi chiếc áo vận động, tẩy chay hàng độc hại của Trung Cộng và họ đã không trả lại cho tôi.”
Đến gần 19 giờ cùng ngày, anh Cương đã được trả tự do ở xã Nghi Phú. Trước đó công an đã di lý anh từ Diễn Châu vào Vinh để bàn giao cho công an Nghi phú.
Sự việc xảy ra khi Cựu TNLT này đang trên đường về nhà, sau khi tham dự đám cưới của một người bạn.
Cựu TNLT Thái Văn Dung cho biết thêm: “Lúc chiều tôi và một số anh em khác có đến xã Diễn Đồng, Diễn Châu, Nghệ An, để yêu cầu họ cho chúng tôi biết hiện tại anh Cương đang ở đâu, sức khỏe anh thế nào, thì công an xã Diễn Đồng trả lời một cách thô lỗ và hăm dọa mọi người. Công an Diễn Châu còn nói với tôi rằng, anh Cương đang được chuẩn bị đưa vào Vinh và chúng tôi không có đánh đập gì anh Cương cả, chúng tôi đánh anh Cương làm gì cho thêm rắc rối. Tuy nhiên, lời nói của cộng sản Việt Nam là những lời nói trơ trẽn, lẻo mép mà thôi. Công an (côn đồ)  nói một đàng làm một nẻo. Chúng tô cực lực phản đối hành vi đê hèn, thiếu nhân tính của công an Diễn Châu, công an Nghệ An…”
Cựu TNLT Nguyễn Đình Cương đã bị nhà cầm quyền Việt Nam vô cớ bắt bỏ tù trong lúc anh đang làm các công việc bác ái, giúp đỡ người khó khăn. Anh Nguyễn Đình Cương là thành viên nhiệt thành của Trung tâm Bảo vệ Sự sống Gioan Phaolo II, yêu mến công lý sự thật, hoạt động tích cực cho công việc bảo vệ môi trường, và các công việc phòng chống tệ nạn xã hội ở giáo xứ Yên Đại và thành phố Vinh. Anh Cương còn tham gia quỹ phát triển con người Vinh, tham gia tất cả các cuộc biểu tình phản đối nhà cầm quyền Nghệ An cướp đất đai của nhà thờ Cầu Rầm, Giáo phận Vinh trong năm 2011. Anh Cương bị bắt ngày 24 tháng 12 năm 2011 và bị kết án 4 năm tù và 4 năm quản chế với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Trong tù nhiều lần anh bị biệt giam và bị cùm chân, bị bỏ đói, không được tắm, không được giặt giũ quần áo vì anh không ký biên bản nhận tội. Anh Cương cũng đấu tranh đòi cán bộ trại giam tôn trọng quyền sống của con người.
CTV. GNsP tại Vinh

Thanh niên cần chế độ Cộng Sản thay đổi mới không bị tụt hậu

GNsP- Ngày 24-3, TƯ Đoàn tổ chức cái gọi là “Phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế’’. Trọng tâm của cuộc hội thảo do TƯ Đoàn – một tổ chức của cộng sản đề cập đến  ‘’thanh niên chúng ta nghĩ gì, hành động gì’’ trong bối cảnh thế giới phẳng ngày hôm nay, Báo tuoitre  đưa tin.
Ông PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế TƯ đặt vấn đề “chúng ta đang cùng thời đại với thế giới, nhưng Việt Nam và thanh niên Việt Nam có phát triển tương đồng với thế giới không?’’
Một số so sánh với các nước cho sự tụt hậu rất đáng báo động  “Chúng ta đang tụt hậu so với thế giới. Công nghiệp chỉ là lắp ráp, gia công. Nông nghiệp thì chưa phát triển. Có chuyên gia nói Việt Nam tụt hậu so với Singapore đến 160 năm, nhưng cũng có người nói khoảng cách của ta với họ là trên 200 năm”.
Trong hội thảo người ta cũng dám mạnh mồn mà nói đến chữ nhục, Theo GS Tung, thanh niên phải thấy sự tụt hậu của đất nước là một nỗi nhục. Phải thấm được cái nhục tụt hậu của mình khi kinh tế thì phụ thuộc, văn hóa thì thấp, thanh niên thì kém ngoại ngữ, lười học, lười đọc…
Nhưng cái nhục đó từ nguyên cớ sâu sa dẫn tới những thế hệ thanh niên trì trệ là do đâu, vì ai, như thế nào thì không có ai dám nhắc đến.
Sự xuống dốc, tụt hậu cả về kiến thức, văn hóa, đạo đức của thanh niên chính là do chế độ lãnh đạo đã tạo ra,  đúc nên những cơ chế kiềm hãm sự phát triển của thanh niên?.
Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, thanh niên là rường cột của đất nước. Cái cơ chế có mở để cho thanh niên họ phát triển được hay không mới là điều cần bàn tới.
Trong hội thảo đã đưa ra các mô hình phong trao của Thanh niên mà từ xưa cũ cộng sản đã từng phát động và được gọi là phong trào hành động cách mạng của thanh niên. Nó có giá trị bất biến, nó chức năng dẫn dắt thanh niên theo đường lối của đảng cộng sản.
Đảng cộng sản muốn biến thanh niên giống như đàn cừu để dễ bề chăn dắt.
Người Việt Nam có thông minh không ? rất thông minh, sáng tạo và chăm chỉ đến nỗi mà được ví như là dân Do thái ở phương Đông.
Thông minh vậy tại sao chúng ta lại tụt hậu? tại sao thanh niên lại  bê tha rượu chè cờ bạc, đánh thuê chém mướn, cướp giật, ma túy …mà không có lối thoát?
Tại sao nhiều quốc gia lên tiếng và sợ người dân Việt Nam vì nạn trộm cắp, đánh lộn nơi xứ người ?
Vì nhà cầm quyền Hà Nội Cấm mọi phương diện, giữ khư khư quyền lực và đề phòng tất cả mọi sáng tạo dổi mới của Thanh niên.
Trong một diễn biến mới nhất về chính sách liên quan tới thanh niên, ngày 13.04.2016 trên vietnamnet đưa tin về việc cấm sinh viên bình luận, chia sẻ bài viết dung tục, bạo lực. Theo quy định mới ban hành của Bộ GD-ĐT trong công tác học sinh, sinh viên, những hành vi bình luận, chia sẻ bài viết dung tục, bạo lực – nhẹ thì bị khiển trách, nặng thì buộc thôi học hoặc xử lí theo pháp luật.
Một sự vi phạm quyền tự do tiếp cận thông tin, trao đổi thông tin, báo chí và ngôn luận trắng trợn của cộng sản Hà Nội mà đối tượng bị tước quyền lại là sinh viên mới đau chứ.
Trong những điều cấm của cộng sản liệt kê ra có tổ chức hoặc tham gia tụ tập đông người, biểu tình, khiếu kiện trái pháp luật, tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh, trật tự an toàn trong cơ sở giáo dục đại học hoặc ngoài xã hội.
Thêm đó, sinh viên không được đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Internet.
Bài báo trên vietnamnet cho biết cụ thể hình phạt đối với các bạn trẻ nếu lên tiếng phản biện xã hội là xử lý theo pháp luật, tức là bị đi tù chẳng chơi.
Vì sao Hà Nội cấm thanh niên bày tỏ chứng kiến, cấm khiếu kiệu, cấm liên đới với nhau, cấm không cho chống đảng cộng sản ? trong khi đảng chỉ là một tổ chức thiểu số của đất nước Việt Nam, họ làm sao không cho người khác lên tiếng sao?
Dùng cơ chế đàn áp và nhà tù để bịt miệng người dân lên tiếng phản biện xã hội thì cái xã hội đó phát triển được không?
Nếu cứ đà này thì các thế hệ tiếp theo của đất nước Việt Nam sẽ tiếp tục là những con hến chết ươn.
Một thế hệ tụt hậu, nhiều thế hệ tụt hậu bởi cái chế độ tụt hậu thì họa đất nước tụt hậu là chuyện đương nhiên thôi.
15.04.2016 - 7:21am
Paulus Lê Sơn

Nhật Bản : Hai trận động đất liên tiếp, hơn 40 người chết

Anh Vũ 
Theo RFI-16-04-2016 15:58 
media
 Đường cao tốc Kyushu bị phá hủy do động đất tại thành phố Kunamoto, ngày 15/04/2016. REUTERS/Kyodo
Trong vòng chưa đầy hai ngày, từ đêm 14/04 đến rạng sáng 16/04/2016, hai trận động đất với cường độ mạnh đã xảy ra liên tiếp tại miền tây nam Nhật Bản.
Trận địa chấn đầu tiên có cường độ 6,5 độ Richter xảy ra cách thủ đô Tokyo 900 km. Trận thứ hai với sức chấn động lớn hơn 7 độ đã diễn ra ngay trong thành phố Kumamoto. Tổng cộng ít nhất 41 người thiệt mạng. Hàng nghìn người vẫn bị mắc kẹt trong thành phố.
Trận động đất đã tàn phá nặng nề các công trình xây dựng, gây ra hỏa hoạn và lở đất. Người dân trong vùng nạn đang lo sợ một tai họa khác là ngọn núi lửa Aso trong vùng động đất có thể hoạt động dữ dội trở lại.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã hủy chuyến công du trong khu vực và triệu tập hội đồng chống khủng khoảng của chính phủ. Hàng chục nghìn nhân viên cứu hộ đã được tăng cường đến vùng động đất.
Thông tín viên RFI Frédéric Charles tại Yatsugatake cho biết thêm chi tiết :
"Trận địa chấn thứ hai còn dữ dội hơn so với trận trước. Sức rung chấn của nó mạnh như trận động đất đã xảy ra ở miền đông bắc Nhật Bản và nhà máy điện hạt nhân Fukushima cách đây 5 năm. 
Tâm chấn nằm ở rất nông trong lòng đất, ngay tại thành phố Kumamoto, cách Tokyo một nghìn km về phía nam. Chấn động dữ dội diễn ra trong một khu vực có khoảng 750 nghìn dân cư. Tuy nhiên, người dân ở đây đã quen sống trong một đất nước có cường độ địa chấn cao như Nhật Bản. Rất nhiều người đã chạy ra khỏi nhà. 
Họ đã quan sát thấy trong tháng ngọn núi lửa gần thành phố vẫn còn hoạt động đã có phun trào nhỏ. Nếu núi lửa phun trào mạnh sẽ làm thành phố mất điện. Nhà máy điện Sendai có hai lò phản ứng duy nhất được hoạt động trở lại sau vụ tai nạn Fukushima chỉ nằm cách núi lửa này khoảng 100 km.
Gần 80 người còn bị kẹt trong đống đổ nát của các tòa nhà chung cư ở trong thành phố Kumamoto. Một bệnh viên đã được sơ tán. Ngoài ra, trong vùng nhiều nhà cửa, cầu cống và một đường hầm bị sập".

Trái ý Trung Quốc, Malaysia trục xuất người Đài Loan về Đài Loan

Anh Vũ Đăng 
Theo RFI-16-04-2016 
media
 Tân tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại một cuộc họp báo công bố bổ nhiệm cựu bộ trưởng Tài Chính làm thủ tướng, Đài Bắc, ngày 15/03/2016. REUTERS/Tyrone Siu
Ngày 15/04/2016, chính quyền Malaysia quyết định trục xuất 20 người Đài Loan bị cáo buộc lừa đảo về Đài Loan, mặc dù trước đó Bắc Kinh yêu cầu Kuala Lumpur trao trả những công dân trên cho Trung Quốc. Sự cố tranh chấp công dân này cho thấy lập trường khác biệt giữa Bắc Kinh và Đài Bắc về vấn đề Đài Loan.
Sự việc xảy ra khi trong tháng 04/2016 Malaysia bắt giữ 52 người Đài Loan bị cáo buộc tham gia vào các hoạt động lừa đảo. Một số trong nhóm này phải bị trục xuất khỏi Malaysia. Ngay lập tức Bắc Kinh đã can thiệp đòi Kuala Lumpur phải trục xuất số người Đài Loan về Trung Quốc, với lý do là đối tượng vụ án xảy ra ở Hoa lục.
Tuy nhiên, ngày 15/04, bộ Ngoại Giao Đài Loan cho hay, Malaysia đã quyết định vẫn trao trả những người người Đài Loan nói trên cho chính quyền Đài Bắc và sẽ tiếp tục đàm phán để Malaysia trục xuất những người còn lại về Đài Loan.
Một vụ việc tương tự đã diễn ra trong tuần, chính quyền Kenya quyết định trao trả 45 người Đài Loan, cũng tham gia vào một vụ lừa đảo trên mạng, cho chính quyền Bắc Kinh. Ngay lập tức Đài Bắc đã phản đối và coi đó là hành động « bắt cóc » công dân của họ. Đài Bắc tố cáo tư pháp Kenya đã « hợp tác bất hợp pháp » với chính quyền Bắc Kinh trong vụ trục xuất người Đài Loan về Trung Quốc.
Ngày 15/04, báo chí Trung Quốc đồng loạt đưa bài và hình ảnh, một cách có dụng ý, những nghi phạm người Đài Loan bị Kenya trục xuất về Trung Quốc. Với Đài Loan, hành động trục xuất người Đài Loan về Trung Quốc là vi phạm thô bạo chủ quyền đối với công dân. Trong khi đó, Bắc Kinh lại coi đây là một thắng lợi trong việc khẳng định lập trường chỉ có một nước Trung Quốc duy nhất và Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc.
Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan được cải thiện dưới thời chính quyền của cựu tổng thống Mã Anh Cửu thuộc Quốc Dân Đảng. Nhưng từ khi bà Thái Anh Văn, thuộc đảng Dân Tiến, một người có xu hướng ủng hộ Đài Loan độc lập, lên nắm quyền hồi tháng 01/2016, Bắc Kinh muốn tỏ ra cứng rắn trên lập trường về vấn đề Đài Loan.

Panama, « Ổ gián điệp »

Thụy My 
Theo RFI-15-04-2016 19:24 
media
 Chưởng lý Javier Caraballo phát biểu trước báo chí sau khi khám xét văn phòng Mossack Fonseca tại Panama, 13/04/2016. REUTERS/Carlos Jasso
Không chỉ giới doanh nhân mới cần đến bí mật tài chính, mà các điệp viên cũng rất cần để xóa dấu vết. Tổ hợp luật sư Mossack Fonseca đã thành lập khoảng vài chục công ty offshore cho những người này, mà đôi khi không biết họ là nhân viên tình báo.
Werner Mauss còn là « điệp viên 008 », được một bài viết của trường đại học Delaware, Mỹ phong tặng là « điệp viên hàng đầu của nước Đức ». Văn phòng luật sư Mossack Fonseca hoàn toàn bất ngờ khi đọc được bài viết hồi tháng 3/2015. Bài báo tiết lộ tên thật của Werner Mauss là Claus Möllner, mà đây là khách hàng thân thiết của Fonseca từ ba chục năm qua.
Luật sư của ông Mauss nói rằng các công ty offshore của ông được dùng cho « các hoạt động nhân đạo », trong các cuộc thương lượng để thả con tin hoặc cung cấp thiết bị y tế. Một nhiệm vụ đôi khi bị hiểu lầm : chính quyền Columbia từng bắt giữ Werner Mauss một thời gian ngắn năm 1996, cáo buộc ông cùng với phe du kích đã tổ chức bắt cóc và giữ lại một phần tiền chuộc. Ông chỉ được minh oan sau đó.
Werner Mauss không phải là điệp viên duy nhất sử dụng dịch vụ của Mossack Fonseca. Còn có thể kể tỉ phú Hy Lạp Sokratis Kokkalis, có biệt danh là « điệp viên Rocco », trước đây bị tố cáo là làm gián điệp cho Stasi, cơ quan tình báo Đông Đức cũ.
Một ngạc nhiên khác : năm 2005 Mossack Fonseca bất ngờ phát hiện bảy trong số các công ty mà văn phòng này lập ra có giám đốc mang tên Francisco Paesa Sanchez, một gián điệp Tây Ban Nha nổi tiếng. Ông này làm giàu nhờ truy lùng các nhà ly khai và làm mất ghế một chỉ huy cảnh sát tham nhũng, rồi bỏ trốn với vài triệu đô la trong túi.
Trong số các khách hàng của Fonseca còn có lãnh tụ Hồi giáo Kamal Adham, người đứng đầu ngành tình báo Ả Rập Xê Út, được một ủy ban Thượng viện Mỹ coi là « nhà trung gian chính của CIA cho toàn vùng Trung Đông, từ giữa thập niên 60 cho đến năm 1979 ». Hoặc trung tướng Ricardo Rubiano Groot, cựu giám đốc tình báo Không quân Colombia ; tướng Emmanuel Ndahiro, giám đốc cơ quan tình báo của tổng thống Rwanda Paul Kagamé…
Một nhân vật khác có liên quan đến CIA là doanh nhân giàu có Loftur Johannesson, từng hợp tác với Mỹ trong thập niên 70 và 80 trong việc cung cấp vũ khí cho Afghanistan.
Còn Farhad Azima, người Mỹ gốc Iran, mạnh thường quân hào hiệp cho các chiến dịch bầu cử ở Hoa Kỳ, từng nằm trong tâm bão xì-căng-đan lớn được gọi là « Contra ». Vào giữa thập niên 80, chính quyền Reagan đã bí mật bán vũ khí cho Iran để đổi lấy việc thả bảy con tin Mỹ, và số tiền này được dùng để tài trợ cho phe nổi dậy Contra chống chính quyền Nicaragua. Đến năm 2013, Mossack Fonseca tình cờ đọc được một bài viết cho biết quan hệ giữa Farhad Azima với CIA, và một bài báo khác dẫn lời một nhân viên FBI khẳng định được CIA báo cho biết Azima là nhân vật « bất khả xâm phạm ».

Đảng có thế nào Trung cộng mới xem Việt Nam là nhà tù của họ

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Nếu không có những cuộc dàn xếp thảo luận giữa chủ và tớ, Trung cộng khó mà trúng các đấu thầu xây dựng các điểm trọng yếu có tính cách quốc phòng khắp nước Việt Nam. Những con đường tàu, những trục lộ giao thông liên kết một nhà, bên cạnh đó chia chung khai thác vịnh Bắc bộ, xử dụng 4 tốt 16 chữ vàng qua hoạt động tuần tra biên giới để cầm chân QĐND, trong mưu đồ xây dựng các căn cứ quân sự trên đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trung cộng đã thành công gần như toàn diện tạo dựng thiết kế một nhà tù - mà - không - tù trong cái bang của mình. Lợi dụng các hoạt động giành giật cấu xé chia ghế phân quyền của triều đình xôi thịt, giặc ngoại xâm TC đã đi một bước khá lộ liễu khi tuyên bố chuyện bồi đắp các đảo (thuộc lãnh hải VN) là thuộc quyền hành xử của họ vì là đất thời tiền sử ông bà họ để lại. Song song với hợp tác trao đồi học hỏi, TC đã toại nguyện khi huấn luyện quân đội công an đảng CSVN những thủ thuật bắt bớ đàn áp mà ta đã thấy trong các cuộc biểu tình, những cuộc cưỡng chiếm đất đai.

Nạn nhân bị tù đày về chuyện chống ngoại xâm cũng như dân oan ngày một nhiều. Dùng người Việt bỏ tù người Việt là thượng sách của thế lực ngoại bang trong mưu đồ đào thêm hố chia rẽ giữa nhà cầm quyền và nhân dân. Giặc thường đánh ta qua tay sai trên nhiều phương diện chẳng hạn như đưa thực phẩm độc hại xâm nhập giết người không cần súng đạn, dùng chiêu bài văn hóa lồng qua phim ảnh sách vở chiêu dụ thanh thiếu niên say mê mà quên mình đang sống trong thời nô lệ một cổ hai tròng là đảng nội xâm và giặc ngoại xâm.

Lê Duẩn đã nói: “Ta đánh cho Liên xô cho Trung quốc”. Cho nên ăn mừng lễ 30 tháng Tư là ăn mừng cho giặc Trung cộng, trong khi TC đã đặt hải đăng tại Trường Sa của Việt Nam. Công an côn đồ nhà nước CHXHCNVN phá hoại bắt bớ những người làm lễ tưởng niệm lính hy sinh bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Cũng những người ăn lương do dân đóng góp đó, đánh đập dân chúng thắp nhang tưởng nhớ công lao người nằm xuống chống giặc chiếm 6 tỉnh biên giới.

Đảng ăn mừng ngày 30 tháng 4 trong lúc hàng triệu gia đình miền Bắc làm lễ giổ chồng vợ cha con anh chị em đã chết cho cuộc chiên nồi da xáo thịt vô nghĩa (đánh cho Trung Quốc).

Đảng ăn mừng trên nỗi chết trong lúc hàng chục triệu nhà miền Nam và hải ngoại đau buồn cố hàn gắn vết thương mất mát chết ngoài trận chiến, chết trong ngục tù “cải tạo”, chết nơi biển khơi sóng gió, chết trong tay công an đánh chìm khi tàu rời bến đi tìm tự do. Bao nhiêu cái chết tức tưởi trên đầu dân Việt để rồi kẻ cỏng rắn phụ họa ăn mừng khánh thành đường bay, reo hò vỗ tay ngọn hải đăng Trương Sa chiếu rọi dẫn đường máy bay tàu chiến trực chỉ tấn công cơ sở yết hầu trọng yếu của địch (địch là đảng ta, ta là địch).

Qua bao nhiêu cuộc chiến tranh, người Việt chịu đựng quá nhiều đau thương, tổn thất không ai muốn tái phát. Đó là lý do tâm lý mà bọn giặc nội xâm và ngoại xâm Trung Cộng triệt để khai thác. Đó cũng là lý do tại sao trưởng đảng Nguyễn Phú Trọng lo tổ chức “mình có ngồi đây họp đảng được không” để mặc cho giặc tung hoành ngang dọc trong lãnh hải VN để rồi đặt trong tình thế đã rổi.
Đảng cứ để tàu “lạ”, máy bay “lạ”, hải đăng “lạ”, căn cứ quân sự “lạ”, thực phẩm ngộ độc “lạ”… nhan nhản xuất hiện như chỗ không người. Tất cả đó có dễ dàng xảy ra không, nếu đảng không thò cánh tay phù thủy tiếp sức.

Dân đi biểu tình chống Trung Cộng xâm lăng thì đảng bắt bỏ tù. Thế thì đảng thế nào Trung cộng mới xem Việt Nam là nhà tù của họ chứ!

Càng nói tới giặc giã nỗi lên do đảng CSVN gây ra cũng như giặc ngoại xâm do Trung Cộng chủ xướng qua các trận chiến 79, 84, 88… Người dân làm sao quên được vết thương âm ỉ chảy trong từng thớ thịt của mình.

Làm sao đảng bắt dân vui mừng ngày lễ tang thương mà mỗi một người dân sau 41 năm quằn quại quậy cựa trong cái nhà tù vĩ đại do đảng làm cai ngục và Trung Cộng làm chủ nhân.


Bắt hai cán bộ lập ‘phương án ma’ rút tiền nhà nước

HẢI PHÒNG (NV) - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cán bộ Phòng Tài Nguyên - Môi Trường quận Hồng Bàng, đã cố tình kiểm kê, lập hồ sơ bồi thường đất ma sai lệch số tiền hơn 400 triệu đồng bỏ túi riêng. 



Khu đất dự án khu đô thị Xi Măng Hải Phòng. (Hình: Tuổi Trẻ)

Tuổi Trẻ dẫn tin từ công an Hải Phòng ngày 15 tháng 4 cho biết, vừa bắt tạm giam hai cán bộ Phòng Tài Nguyên - Môi Trường quận Hồng Bàng là ông Bùi Hoàng Hiền (57 tuổi), giám đốc Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất quận Hồng Bàng và ông Trần Hiếu, cán bộ trung tâm vì “sai phạm nghiêm trọng trong công tác đền bù giải tỏa mặt bằng tại dự án khu đô thị Xi Măng,” ở phường Thượng Lý, cùng quận. Ông Hiền cũng bị tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng.

Theo đó, ông Hiếu là trưởng nhóm kiểm kê số 2, thuộc tổ kiểm kê số 1, đã “lợi dụng chức vụ, quyền hạn được phân công để thực hiện kiểm kê, lập phương án hỗ trợ bồi thường sai với thực tế.”

Trong khi đó, ông Hiền, phó chủ tịch hội đồng bồi thường, tổ trưởng tổ kiểm kê số 1 “thiếu trách nhiệm khi cùng Trần Hiếu làm sai lệch hồ sơ đền bù đất số tiền hơn 400 triệu đồng.”

Tin cho biết, “Dự án khu đô thị Xi Măng” được coi là dự án trọng điểm của thành phố Hải Phòng, khởi động lại từ tháng 5 năm 2015 và phải kiểm kê, lập phương án bồi thường cho hơn 1,400 hộ dân.

Tuy nhiên, tháng 2 năm 2016, trước những biểu hiện tiêu cực cùng những tố cáo của người dân, giới hữu trách đã điều tra và phát hiện những sai phạm nói trên của các cán bộ phụ trách dự án. Hiện cơ quan công an đang làm rõ sự việc. (Tr.N)

04-16-2016 3:55:29 PM

Chiến tranh ngư dân

Theo Người Việt-04-16-2016 3:40:21 PM 
Lê Phan
Trong vùng biển đang tranh chấp ở Biển Đông, theo nhật báo Washington Post, ngư dân Trung Cộng đang đóng vai một lực lượng tiền phương cho cuộc chinh phục Biển Đông.

Trung Cộng đang sử dụng đoàn tầu đánh cá khổng lồ của họ để dành chủ quyền trên Biển Đông. Việc này không những sẽ gây đụng chạm với các quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á, mà còn đưa vào một sự khó tiên đoán nâng cao nguy cơ của những cuộc khủng hoảng hầu như định kỳ.

Mùa này là mùa đánh cá của Biển Đông, và chỉ trong vòng mấy tuần qua, căng thẳng đã bùng lên giữa Indonesia, Malaysia và Việt Nam với các ngư dân Trung Cộng, thường được hộ tống và bảo vệ bởi các hình thức tàu tuần duyên từ hải giám, hải cảnh đến kiểm ngư. Những ngư dân này đã đi rất xa ra khỏi vùng bờ biển của Trung Cộng. Và họ chỉ là chương mới nhất trong cuộc chiến tiệm tiến của Bắc Kinh nhằm nới rộng ngư trường và đồng thời dành chủ quyền và sự chế ngự hàng hải trên một trong những hải lộ quan trọng nhất của thế giới.

Chỉ cách đây vài năm thôi, hồi năm 2012, báo chí Việt Nam ồn lên việc Trung Cộng xua 23,000 tàu đánh cá xuống Biển Đông. Bản tin của báo chí Việt Nam nói đến ngư dân của các tỉnh Hải Nam và Quảng Đông được lệnh tìm xuống Biển Đông. Báo điện tử Báo Mới cho biết là trong tháng 7, cơ quan ngư nghiệp tỉnh Hải Nam đã đưa tàu đến đánh cá ở quần đảo Trường Sa “trong chiến dịch chuyển hướng hoạt động của các tàu đánh cá Trung Quốc từ đánh bắt gần bờ đến đánh bắt xa bờ.” Hồi đó sự hiện diện của ngư dân Trung Cộng ở Trường Sa còn là chuyện hiếm có. Chuyện đó ngày nay đã thay đổi hẳn.

Giáo Sư Zhang Hong Zhou, chuyên viên của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại viện đại học kỹ thuật Nanyang của Singapore giải thích: “Nhà chức trách Trung Quốc coi ngư dân và tàu đánh cá là những khí cụ quan trọng để nới rộng sự hiện diện của Trung Quốc và để giúp khẳng định chủ quyền trên vùng biển tranh chấp.

 Ngư dân ngày càng trở thành tiền tuyến của các tranh chấp Biển Đông, và các vụ đụng chạm ngư nghiệp có thể tạo nên những căng thẳng lớn hơn về ngoại giao và an ninh giữa Trung Quốc và các quốc gia trong vùng.”

Ở cảng Đàn Môn, một cảng ngư nghiệp ở phía nam của đảo Hải Nam, thuyền trưởng họ Trần đang ngồi trong phòng lái của cái tàu đánh cá của ông hôm tuần rồi, tờ Post kể, nói chuyện về đánh cá biển xa. Một tấm hình chủ tịch Mao Trạch Đông vẫn còn giữ chỗ danh dự ngay sau lưng ông, cùng với một hệ thống định vị và hải hành rất mắc tiền mà chính phủ Bắc Kinh đã cung cấp cho ông miễn phí. Ông Trần bảo là nguồn cá ở Trường Sa dồi dào hơn là những vùng biển gần bờ của Trung Quốc, nhưng ông còn bảo là ông thực hiện một nghĩa vụ với tổ quốc. Ông khẳng định, như chính quyền Bắc Kinh đã chỉ bảo, “Đó là vùng biển của chúng tôi, nhưng nếu chúng tôi không đánh cá ở đó thì làm sao chúng tôi có thể bảo đó là lãnh thổ của chúng tôi được?”

Các chuyên gia nói là cuộc chiến dành ngư trường này, thường bị bỏ quên không được nhắc đến, là một ảnh hưởng tạo bất ổn trong Biển Đông, là một nguồn của những sự khó tiên đoán, dễ thay đổi và đầy nguy cơ.

Vào cuối tháng 3 vừa qua, cơ quan hải cảnh của Malaysia thấy 100 tàu đánh cá Trung Cộng, hộ tống bởi các tàu tuần duyên Trung Cộng, trong vùng biển của họ. Những con tàu này ở gần Đảo Luconia, chỉ chưa đầy 100 hải lý cách bờ biển Borneo thuộc Malaysia nhưng đến 800 hải lý cách điểm cực nam của đảo Hải Nam. Đầu tháng này, Hà Nội bắt một tàu Trung Cộng mà họ nói đang cung cấp dầu và tiếp tế cho các tàu đánh cá Trung Cộng ngay trong vùng biển của Việt Nam ở Vịnh Bắc Việt.

Nhưng vụ bùng nổ lớn nhất là hôm 20 tháng 3, khi các viên chức Indonesia áp tải một con tàu đang tiến gần đến Quần đảo Natuna. Khi tàu tuần duyên của Indonesia bắt đầu kéo con tàu đánh cá Trung Cộng vào bờ, một tàu tuần duyên của Trung Cộng can thiệp, đâm vào con tàu đánh cá, đẩy nó trở lại Biển Đông, cho đến khi Indonesia phải thả sợi dây kéo. Có điều trước đó, Indonesia đã bắt thuyền trưởng và ngư dân trên tàu mang về đất liền.

Indonesia lâu nay vẫn đứng bên lề các tranh chấp Biển Đông và cho đến nay Bắc Kinh vẫn tôn trọng và nói là họ công nhận chủ quyền của Indonesia trên Quần đảo Natuna, gần khu mỏ dầu quan trọng. Nhưng lần này chính phủ Indonesia đã phản ứng giận dữ, nói là họ cảm thấy cố gắng để duy trì hòa bình trong vùng biển tranh chấp đã bị “phá hoại.” Các viên chức quốc phòng Indonesia thề sẽ gửi những chiến hạm ra để bảo vệ các tàu tuần dương trong vùng, đang tính đến chuyện cưỡng bách tòng quân ở các hòn đảo hẻo lánh trong quần đảo Natuna, và đã gửi một phi đội F-16 đến Natuna để chống lại “những tên ăn cắp.” Trong khi đó bộ ngoại giao ở Jakarta đã triệu đại sứ của Bắc Kinh đến để gửi công hàm phản đối.

Trung Cộng như chúng ta biết đã vẽ đường lưỡi bỏ chín đoạn và dành chủ quyền trên toàn thể Biển Đông. Con đường chín đoạn đó có những nơi đi gần bờ biển của Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và nay Quần Đảo Natuna. Nhưng trả lời phóng viên trong cuộc họp báo định kỳ, phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh thản nhiên nói: “Vùng biển xảy ra xung đột là ngư trường truyền thống của Trung Quốc, tàu đánh cá Trung Quốc tiến hành đánh bắt cá bình thường tại vùng biển này. Ngày 19 tháng 3, khi tàu cá liên quan bị tàu vũ trang Indonesia quấy nhiễu, tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đến cứu trợ, nhưng không đi vào lãnh hải Indonesia. Trung Quốc đã ngay lập tức yêu cầu Indonesia trả tự do và đảm bảo an toàn nhân thân cho ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ.”

Phải nói thái độ và hành động của Trung Cộng đúng là vừa đánh trống vừa ăn cướp. Một trong những luận cứ của Bắc Kinh về việc các ngư dân Trung Cộng tìm đến những vùng biển xa xôi, như ở Indonesia, họ đến chỉ cách đảo Natuna có 4 hải lý, tức là bên trong ngay cả hải phận của Indonesia mà họ công nhận, là vì đó là “ngư trường truyền thống.” Nhưng Trung Cộng cũng đồng thời tạo nên một thực tế ở ngay hiện trường qua việc nới rộng vùng hoạt động của các tàu đánh cá của họ.

Giáo Sư Alan Dupont, giáo sư về an ninh quốc tế của viện đại học New South Wales ở Sydney bên Úc, giải thích chiến lược tiếp theo: Sau tàu đánh cá mở đường, tàu tuần duyên sẽ tiến tới, theo sau là việc xây dựng các đảo nhân tạo trên các đá, bãi cạn, rạn san hô và sau cùng là quân sự hóa và kiểm soát. Ông Dupont bảo: “Tôi gọi chiến thuật này là ‘đánh cá, bảo vệ, chiếm đóng và kiểm soát.’”

Trung Cộng trong khi đó đổ tội cho là Hoa Kỳ đã quân sự hóa Biển Đông, dẫn chiến lược tái thăng bằng ở Á châu của Tổng Thống Barack Obama, một thu xếp mới để cho phép lực lượng quy ước của Hoa Kỳ sử dụng năm căn cứ của Philippines lần đầu tiên từ nhiều thập niên nay, và cuộc tập trận thường niên giữa hai quân đội mang tên là Balikatan (có nghĩa là sát cánh). Nhưng Trung Cộng, theo Giáo Sư Dupont, đang theo đuổi một kế hoạch lâu dài để chế ngự vùng Tây Thái Bình Dương và đẩy Hoa Kỳ ra, tìm cách lợi dụng một chính phủ Obama mà họ tin là đang bị bận tâm bởi những cuộc khủng hoảng toàn cầu khác. Nhưng theo ông, chính sách “cơ hội” của Bắc Kinh đã có hậu quả ngược lại, đoàn kết nhiều quốc gia trong vùng chống lại Trung Cộng.

Hai ông Dupont và Zhang, theo tờ Post, thì nói là mọi sự không phải chỉ vì quyền lợi quân sự và chính trị mà còn vì quyền lợi kinh tế. Theo thống kê của Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế, tiêu thụ tính theo đầu người của Trung Cộng về cá đã gia tăng lên gần 80lb vào năm 2010, gần gấp đôi mức trung bình của thế giới, và đang tăng trưởng khoảng 8% một năm. Ngành ngư nghiệp cũng sử dụng 15 triệu người. Mà so với vùng bờ biển phía bắc hay gần bờ thì quả ở Trường Sa cá chưa bị đánh cạn như gần bờ, chưa kể nhưng con hào khổng lồ, san hô và tôm hùm cùng hải sâm để tha hồ vơ vét.

Chính quyền cũng thúc đẩy ngư dân hãy đi xa bờ. Họ cung cấp xăng dầu trợ giá, và nếu chịu đóng tàu lớn đi Trường Sa còn được giá rẻ nữa. Chính quyền đảo Hải Nam trợ cấp lớn cho việc xây dựng những con tàu đánh cá lớn hơn, bọc thép và một hệ thống hải hành mắc tiền được cung cấp hầu như miễn phí cho toàn thể khoảng 50,000 con tàu. Và với nó các ngư dân Trung Cộng sẽ có thể gửi điện cầu cứu đến các tàu tuần duyên với vị trí rõ rệt nếu họ gặp vấn đề.

Tiến Sĩ Rodger Baker của công ty nghiên cứu tình báo chiến lược toàn cầu Stratfor thì nói là “quyền bảo vệ các tàu đánh cá” của Trung Cộng theo họ nghĩ là tương đương với quyền tự do hải hành của Hải Quân Hoa Kỳ, mà theo ông nhằm để khẳng định Biển Đông là “biển nhà” của họ.

Hơn thế, nằm vùng bên trong các tàu đánh cá và thường đứng ra tổ chức các chuyến đi này là một lực lượng mà Trung Cộng gọi là “dân quân biển,” nhưng người dân được huấn luyện sử dụng vũ khí nhẹ mà nhiệm vụ là để bảo vệ cái gọi là chủ quyền biển. Lực lương Dân Quân Biển Đàn Môn là nhóm nổi tiếng nhất. Họ đã từng được Chủ Tịch Tập Cận Bình đến thăm vào tháng 4 năm 2013, ngay sau khi ông nắm quyền. Thành viên của lực lượng này đã đóng vai chủ đạo để khuyến khích ngư dân xuống Trường Sa từ năm 1985. Chính các chuyến đi thường xuyên của họ đến Bãi Scarborough để bắt bào ngư đã khiến xảy ra cuộc đụng độ với Philippines vào năm 2012 mà sau cùng đã dẫn đến việc Philippines, nghe lời Hoa Kỳ, tin vào lời hứa của Bắc Kinh, rút lui để lại cho Trung Cộng kiểm soát. Chính họ là những tàu đánh cá đâm vào các tàu Việt Nam ở cuộc đụng độ về vụ giàn khoan HD 981.

Giáo Sư Andrew S. Erickson của học viện Hải Quân Hoa Kỳ gọi họ là những “little blue men” của Trung Quốc, so sánh họ với “little green men” của ông Putin, những tay vũ trang đã đóng vai trò chính ở Crimea và Ukraine. Tiến Sĩ Baker của Stratfor thì bảo có một nguy cơ lớn cho Trung Cộng trong chính sách này: “Tàu đánh cá đi đến chỗ nào có cá, hào và cua. Khi khích bác họ với những khẳng định chủ quyền và quốc gia chủ nghĩa, các thuyền trưởng tàu đánh cá biết là họ có thể xông tới bất chấp hiểm nguy, bởi họ biết họ sẽ được cứu. Thành ra họ sẽ xông tới. Điều đó có nghĩa là các cuộc khủng hoảng trong vùng biển tranh chấp sẽ không là chuyện thường xảy ra.”

Tàu cá, cuộc chiến âm thầm của Trung Quốc trên Biển Đông

TRUNG QUỐC - Từ trước đến nay, qua nhiều hình thức, Trung Quốc nhiều lần vi phạm công pháp quốc tế trên Biển Đông, bằng những sự lấn chiếm hải đảo của Việt Nam và Philippines, bằng tuyên bố chủ quyền về cái gọi là Đường Lưỡi Bò và gần đây với việc bồi đắp các đảo nhân tạo.

Một đoàn tàu đánh cá Trung Quốc trên Biển Đông. (Hình: Getty Images)


Bên cạnh đó, có một việc làm liên tục và lặng lẽ hơn nên ít gây sự chú ý, đó là hoạt động của tàu đánh cá. Những va chạm tranh chấp giữa đội tàu cá với nước khác nếu đôi khi xảy ra thì cũng chỉ được coi như chuyện thường tình ngoài dự tính và không thể tránh khỏi trên mặt biển.

Nhưng nhìn toàn bộ và nhận xét về những sự kiện gần đây, thì vấn đề không chỉ đơn giản như thế. Những hoạt động có hệ thống của tàu cá Trung Quốc nằm trong mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của chiến lược bành trướng ở Biển Đông. Trung Quốc có hàng chục ngàn tàu cá hoạt động trên Biển Đông, con số lớn hơn gấp bội các nước ASEAN.

Cũng đừng nên quên, khác với mọi quốc gia, trên Biển Đông, tàu cá Trung Quốc – một tàu hay một đội tàu – luôn được yểm trợ bởi tàu hải giám. Tàu hải giám Trung Quốc (China marine surveillance) là loại tàu cảnh sát biển, không phải chiến hạm tuần duyên. Trên lý thuyết đây là tàu bán quân sự thuộc một cơ quan dân sự, vũ khí trang bị chỉ từ súng nhỏ cho tới đại liên. Với tàu hải giám, Trung Quốc tỏ ra không sử dụng phương tiện quân sự, nhưng khi cần thiết chiến hạm hải quân có thể sẵn sàng can thiệp.

Trong một bài trên tờ Washington Post ngày 12 tháng Tư, ký giả Simon Denyer khẳng định Trung Quốc đang dùng hạm đội tàu đánh cá và lực lượng ngư dân đông đảo của họ cho trận chiến bí mật trên Biển Đông. Trận chiến đó có hai mục tiêu rõ ràng là trước mắt vơ vét tài nguyên hải sản và lâu dài mở rộng việc xác định chủ quyền biển đảo. Ngư dân là con chủ bài, là hàng tiền vệ của Trung Quốc trong trận chiến không công khai ấy. Trung Quốc sẽ không phá vỡ hòa bình và không nổ súng trước, vì họ có đủ ưu thế để thắng trận trong mọi trường hợp.

Trong những tuần lễ vừa qua, tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc với nhiều nước ASEAN, không chỉ Việt Nam và Philippines mà còn Indonesia và Malaysia. Cuối tháng Ba, Malaysia khám phá một đội khoảng 100 tàu cá được một tàu hải giám hộ tống, xâm phạm lãnh hải của mình gần bãi ngầm Luconia. Tọa độ này chỉ cách đảo Borneo của Malaysia dưới 100 hải lý, nhưng cách bờ biển phía nam đảo Hải Nam Trung Quốc tới 800 hải lý.

Một vụ căng thẳng khác xảy ra vào ngày 20 tháng Ba khi Indonesia bắt giữ một tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép gần quần đảo Natuna. Trong khi tàu cá này đang bị lôi về Indonesia thì một tàu hải giám Trung Quốc đến, dùng sức mạnh hơn để cản việc kéo, cho đến khi tàu Indonesia phải buông giây kéo.

Mặc dù đang có mối quan hệ khá tốt đẹp với Trung Quốc, chính phủ Indonesia đã phản ứng rất giận dữ với sự kiện ấy, và khẳng định là Bắc Kinh đã phá hoại những nỗ lực duy trì hòa bình trong vùng biển tranh chấp. Bộ Quốc Phòng Indonesia cam kết sẽ điều phái chiến hạm lớn đến yểm trợ cho các tàu tuần duyên, triển khai lực lượng đồn trú bảo vệ những hải đảo xa và kể cả việc có thể dùng chiến đấu cơ F-16 tuần thám vùng lãnh hải.

Đầu tháng Tư, Việt Nam bắt giữ một tàu dầu Trung Quốc tiếp tế nhiên liệu cho những tàu cá hoạt động xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Đây là trường hợp rất hiếm thấy, vì Việt Nam luôn tránh những hành động có thể tạo điều kiện cho Trung Quốc viện cớ làm lớn chuyện hơn. Tất cả các nước ASEAN không nước nào có quân lực ngang tầm cỡ Trung Quốc nếu xảy ra một trận chiến tranh toàn diện, vì vậy việc gia tăng lực lượng và vũ khí chỉ có thể nhằm mục đích chống trả trong những xung đột nhỏ nhất thời.

Việc tàu cá mở rộng hoạt động trên Biển Đông trước hết là một phần của nỗ lực gia tăng thu hoạch thủy sản mà nguồn cung cấp trong vùng biển thuộc Trung Quốc đã gần cạn kiệt. Trung Quốc có 15 triệu ngư dân và ngành xuất cảng hải sản đứng vào hàng đầu thế giới. Cơ quan Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) ước lượng mỗi đầu người dân Trung Quốc một năm tiêu thụ khoảng 80 pounds hải sản, gần gấp đôi trung bình của toàn cầu, và tiếp tục gia tăng 8% từng năm.

Nhưng Trung Quốc cũng còn sử dụng đội tàu đánh cá để bắt đầu một chuỗi hành vi nhằm khẳng định những yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông. Khi xảy ra tranh chấp va chạm nào, Trung Quốc đều nêu lên lập luận phi lý về Đường Lưỡi Bò và cho rằng Biển Đông là nơi ngư dân của họ đã hoạt động từ nhiều thế kỷ trong lịch sử.

Bài báo trên tờ Washington Post nêu ra trường hợp của Chen Yuguo, 50 tuổi, thuyền trưởng một tàu cá ở ngư cảng Tanmen bờ biển phía Nam đảo Hải Nam. Ông này cho biết đánh bắt trong vùng biển Trường Sa đang còn tranh chấp, thu hoạch khá hơn nhiều so với những chỗ khác. Chen nói thêm: “Đây là vùng biển của Trung Quốc. Không họat động tại đó thì làm sao có thể xác định chủ quyền của chúng tôi.”

Cũng theo  Simon Denyer, tác giả  bài báo, thì “đánh bắt, bảo vệ, chiếm đoạt và kiểm soát” là một chuỗi trong trình tự lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Bắc Kinh xem các ngư dân và tàu cá là công cụ quan trọng trong việc mở rộng sự hiện diện và khẳng định những yêu sách của Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp.

Ngư dân Trung Quốc, với sự hỗ trợ bởi các tàu cảnh sát biển, được khuyến khích hải hành đi rất xa đất nước mình đến gần bờ biển của các quốc gia khác. Nhà cầm quyền Trung Quốc trang bị miễn phí cho các tàu cá hệ thống Bắc Đẩu, hệ thống định vị vệ tinh giống như GPS của Mỹ. Khi cần các tàu cá có thể liên lạc trực tiếp để tàu hải giám tới ngay địa điểm được báo.

Những tàu hoạt động xa cũng được trợ cấp nhiên liệu. Chính quyền tỉnh Hải Nam cũng trợ giúp cho việc đóng những tàu lớn hơn, có vỏ bọc thép, cho hạm đội ngư thuyền khoảng 50,000 chiếc riêng ở vùng Biển Đông. Tất cả những việc làm ấy cho thấy mục đích chính của tàu cá Trung Quốc không chỉ là đánh bắt hải sản mà còn nhằm sẵn sàng gây hấn với các nước láng giềng khu vực.

Thêm nữa, Trung Quốc còn có một đội võ trang nhẹ gọi là Dân Quân Biển (Tanmen Maritime Militia) ngụy trang vào trong hạm đội tàu cá. Trong vụ cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974, hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã đụng độ với dân quân loại này. Thuyền cá của Tanmen cũng từng nhiều lần khiêu khích các chiến hạm Mỹ đi vào Biển Đông, đồng thời còn làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu xây dựng tới các khu vực Trung Quốc đang cải tạo và xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa.

Rodger Baker, phân tích gia hàng đầu của Tổ Chức Tình Báo Toàn Cầu Stratfor, nhận định rằng việc sử dụng lực lượng dân quân biển đang khiến Trung Quốc phải đối mặt với rủi ro lớn. Ông nói: “Khi bị xúi giục bằng những luận điệu chủ quyền, chủ nghĩa dân tộc, hay chủ nghĩa yêu nước, các thuyền trưởng tàu cá sẽ cho rằng họ có thể hành động ngang ngược vì đã có người đứng sau bảo vệ. Và họ nghĩ rằng mình có thể vượt quá các giới hạn.” Theo ông, tâm lý đó chắc chắn gây ra nhiều cuộc khủng hoảng hơn nữa trên Biển Đông. 
(HC) 

04-14-2016 1:49:36 PM 

Việt Nam phải hành động mạnh hơn

Theo Người Việt-15-04-2016 5:55:33 PM 
Ngô Nhân Dụng
Từ đầu năm đến nay, Cộng Sản Việt Nam đã phải lên tiếng hai lần yêu cầu Trung Cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981 đi nơi khác. Mỗi lần, họ lại nói Trung Cộng phải “ngưng các hành động đơn phương làm tình hình thêm phức tạp,” từ phi trường tới đài hải đăng trên những hòn đảo nhân tạo. Nói đi nói lại, vẫn chỉ nói suông, đã ba năm nay rồi.

Trung Cộng cho giàn khoan HD 981 vào trấn ngự ở hải phận nước ta lần đầu năm 2014. Họ rút đi, tiếp tục thăm dò đáy biển trong một vùng rộng lớn, từ Vịnh Bắc Việt sang tới Vịnh Bengal thuộc Ấn Ðộ Dương. Không có lý do nào khiến họ phải đưa cả khối kim loại khổng lồ bơi qua bơi lại vùng biển nước ta liên tiếp, nếu không phải vì động cơ chính trị. Mao Trạch Ðông vẫn nhắc nhở: Chiến tranh là chính trị. Thăm dò đáy biển cũng là chính trị. Cả hai lần phản đối HD 981 trong năm nay đều trùng hợp với những sự kiện chính trị trong nội bộ Cộng Sản Việt Nam. Lần trước, vào Tháng Giêng, 2016, là hai ngày trước khi Việt Cộng họp đại hồi kỳ thứ 12. Lần mới nhất, diễn ra sau khi quốc hội Hà Nội tấn phong bà Kim Ngân, Trần Ðại Quang và Nguyễn Xuân Phúc lên làm chủ tịch Quốc Hội, chủ tịch nước và thủ tướng.

Tại sao Bắc Kinh lại đưa HD 981 tới “diễn võ” vào đúng các thời điểm đó? Ông Tập Cận Bình muốn gửi lời chúc mừng tới đám tay chân ở Hà Nội khi thấy họ thành công trong “công tác sắp xếp nhân sự” đẹp ý thiên triều? Hay là ông ta “dương oai” để thách thức, đe dọa tất cả những người dân Việt Nam nào còn có ý kháng cự cuộc bành trướng của Trung Quốc? Ông ta chỉ cần dùng một mũi tên để bắn cả hai con chim, vừa khích lệ vừa đe dọa?

Chiến thuật “diễn võ, dương oai” này là một phần trong chiến lược “bóc bắp cải” của Tướng Trương Thiệu Trung (Zhang Zhaozhong, 張召忠), như đã trình bày trong mục này kỳ trước. Trung Cộng đang lần lượt bóc từng lá bắp cải, để dần dần thống ngự cả vùng biển Ðông Nam Á, hoàn thành Ðường Tơ Lụa Trên Biển. Chiến pháp này được thực hiện chậm chạp, có thể kéo dài trong một thế hệ đến một nửa thế kỷ, có thể còn lâu dài hơn nữa. Trong thời gian đó, Cộng Sản Trung Hoa sẽ cố giữ một thế quân bình, gọi là ổn định, trong mạng lưới bang giao quốc tế. Họ sẽ tránh không gây chiến, để các cường quốc khác, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Ðộ, và các nước Châu Âu không có lý do can thiệp vì tự do hàng hải bị ngăn trở.

Cộng Sản Trung Quốc cần giữ một tình trạng ổn định, vì nếu thế quân bình hiện nay đổ vỡ thì sẽ tai hại cho chính số phận của đảng và cho cả nước Trung Hoa.

Giới lãnh đạo Trung Nam Hải cần duy trì một khung cảnh quốc tế ôn hòa để thực hiện những mục tiêu của họ. Mục tiêu quan trọng nhất là duy trì guồng máy cai trị của đảng trên hơn một tỷ người dân Trung Hoa. Muốn vậy, trước hết phải phát triển kinh tế liên tục, dù kinh tế có trồi sụt nhưng không thể ngưng phát triển với tốc độ hơn 5% mỗi năm. Ðảng Cộng Sản sẽ tiếp tục nắm quyền nếu nhu cầu kinh tế của dân lục địa được thỏa mãn. Cho tới nay, những cuộc phản kháng dù đã lên tới hàng trăm ngàn vụ một năm vẫn không làm cho chế độ lung lay. Mạng lưới kiểm duyệt thông tin và guồng máy công an sẽ tiếp tục đàn áp những người muốn đòi dân chủ tự do.

Cộng Sản Trung Quốc không dám gây chiến tranh vì cần thời gian để canh tân quân đội với ngân sách quốc phòng ngày càng cao. Họ hy vọng trong một, hai thế hệ, sẽ mạnh ngang với quân đội Mỹ, ít nhất khi phải đọ sức trong vùng biển phía Tây Thái Bình Dương và phía Ðông Ấn Ðộ Dương. Nếu chiến tranh xảy ra, Nhật Bản, Ấn Ðộ và phần lớn các nước Ðông Nam Á sẽ liên kết với Mỹ.

Có ổn định Trung Cộng mới thực hiện được mục tiêu đối ngoại, định nghĩa bởi những khu vực gọi là “quyền lợi cốt lõi,” mà Bắc Kinh đã xác định, bao gồm các tỉnh Tân Cương, Cam Túc ở phía Tây, đảo Ðài Loan, Biển Nhật Bản, và sau cùng là vùng Cửu Ðoạn Tuyến, trùm lên tất cả biển, đảo ở Ðông Nam châu Á.

Vùng biển Ðông Nam Á hiện nay đang là nơi thử thách lớn nhất trước tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. Ðó là nơi chiến lược “bóc bắp cải” đang được triển khai. Muốn thực hiện kế hoạch này, Trung Cộng cần duy trì thế cân bằng ổn định đối với Mỹ, Nhật, Ấn Ðộ, để lần lần áp đảo các nước trong vùng. Họ sẽ làm sao cho không một nước nào dám quyết liệt kháng cự khi các lá bắp cải lần lượt bị bóc ra.

Trung Cộng vẫn coi Mỹ là kẻ thù. Dân chúng lục địa được báo, đài của đảng cho “học tập căm thù” mỗi ngày. Nhưng giới lãnh đạo họ biết rằng không thể khiêu khích Mỹ đến độ gây ra xung đột lớn. Kinh tế hai quốc gia đang gắn bó với nhau, nhưng Trung Quốc cần bán hàng Mỹ và chạy đuổi theo kỹ thuật tân tiến của Âu Mỹ nhiều hơn Mỹ cần Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ nếu chiến tranh xẩy ra, còn nước Mỹ sẽ chịu đựng được cơn “sốc” đó; như hai cuộc đại chiến trong thế kỷ 20 đã cho thấy. Cho nên, Bắc Kinh phải dùng chiến thuật mềm nắn, rắn buông, không dám để cho các xung đột với Mỹ bùng lên thành chiến tranh trực diện. Tình trạng “bang giao ổn định” này cũng giống như quan hệ giữa Liên Bang Xô Viết và Mỹ trong các thập niên 1970-80. Trong thời gian đó Nga đã đồng ý “hòa dịu” (détente) với Mỹ, ký các thỏa hiệp giảm vũ khí hạch tâm và hỏa tiễn liên lục địa, để dành sức đàn áp các lực lượng phản kháng bên trong khối cộng sản ở Châu Âu, đối phó với Trung Cộng, rồi khi cần sẽ can thiệp vào các nước lân cận, như Afghanistan.

Trung Cộng dang theo đuổi một chiến lược nhất quán như vậy, nhưng cho tới nay giới lãnh đạo Mỹ vẫn quan niệm âm mưu bành trướng của Trung Cộng như một vấn đề ngoại giao chứ không phải một cuộc so tài quân sự và tranh giành ảnh hưởng trên thực địa. Các chính phủ Mỹ chưa bao giờ coi Trung Cộng là một mối đe dọa “sinh tử” đối với nước Mỹ. Từ thời cố Tổng Thống Richard Nixon đến nay, chính giới Mỹ vẫn suy nghĩ theo một nếp: “Nếu nhìn Trung Cộng như một nước thù địch thì sẽ biến họ thành kẻ thù thật sự.” Cựu Tổng Thống George W. Bush bỏ qua Á Châu, dành mọi quan tâm cho vùng Trung Ðông. Chính quyền Barack Obama đã tuyên bố “chuyển trục” sang Châu Á nhưng vẫn chủ trương “tiếp cận” (engagement) chứ chưa thấy nhu cầu “kìm hãm” (deterrence) hoặc “ngăn chặn” (containment) như chiến lược đối phó với Liên Xô trước đây.

Trong khung cảnh đó, Bắc Kinh nhìn thấy cơ hội thực hiện chiến lược “bóc bắp cải.” Trước hết, họ dùng áp lực quân sự và kinh tế chia rẽ các nước Ðông Nam Á, khiến các nước này hoặc vì lợi mà theo đuôi (Miến Ðiện trước đây, Campuchia hiện nay) hoặc vì sợ hãi mà cam chịu (Việt Nam là thí dụ tiêu biểu). Trung Cộng sẽ theo đường lối này trong nửa thế kỷ tới, vừa giữ sao cho chiến tranh không xẩy ra, vừa lần lần gậm nhấm các đảo và vùng biển bên trong vòng đai Cửu Ðoạn Tuyến.

Trong chiến lược bắp cải này, Bắc Kinh luôn luôn chiếm vai chủ động, liên tục đặt thế giới trước những “sự đã rồi.” Với các hành động quân sự cũng như hành chánh và pháp lý. Họ đắp những hòn đảo nhân tạo, lập phi trường, đặt hỏa tiễn, dựng hải đăng hay các đài khí tượng. Những hành động này diễn ra âm thầm và bất ngờ, không để cho thế giới kịp trở tay.

Các hành động xâm lấn đã gia tăng cường độ và nhịp độ nhanh hơn trong ba năm qua. Trung Cộng buộc các nước khác phải đàm phán song phương, không muốn các cường quốc can dự. Trong những cuộc đàm phán song thương này, vừa chia rẽ vừa cô lập hóa bên địch, Trung Cộng đặt vấn đề theo cùng một khuôn mẫu: Những gì tôi chiếm được đều là của tôi rồi, không bàn đến; những gì anh còn giữ được, chúng ta sẽ thảo luận để chia phần! Bắc Kinh sử dụng các đòn hành chánh, công bố lập huyện Tam Sa, công khai sát nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào đảo Hải Nam. Trong khi đó, họ từ chối không công nhận thẩm quyền của các tòa án trọng tài quốc tế.

Những bước chiến thuật này đã thành công. Các nước Ðông Nam Á bị đè nén đã lâm thế thụ động, không thể phản ứng tương xứng và kịp thời, rồi càng ngày càng yếu thế. Cho tới gần đây tình thế mới thay đổi, Philippines, rồi Malaysia, Indonesia dám phản ứng mạnh mẽ. Thế giới được đánh thức dậy, nhìn rõ âm mưu bành trướng của Cộng Sản Trung Quốc; các chính phủ Mỹ, Nhật Bản, Australia đã tỏ thái độ cứng rắn hơn. Mọi người bắt đầu nhìn thấy vùng biển Ðông Nam Á đang trở thành một vùng tranh chấp quyền lợi của tất cả các nước trong thế kỷ 21, không còn là xung đột riêng giữa các nước nhỏ trong vùng và Trung Quốc. Ngay đến các nước Châu Âu cũng tự đặt mình vào cuộc, như hội nghị G-7 vừa qua đã cho thấy. Ai cũng thấy nền “trật tự toàn cầu” sau Chiến Tranh Lạnh đang có cơ thay đổi, do Trung Cộng cố ý gây ra.

Ðây là một cơ hội cho nước Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam. Từ hai ngàn năm trước, dân tộc Việt Nam phải đóng vai con đê ngăn chặn làn sóng bành trướng của Hán tộc xuống vùng Ðông Nam Á. Khi nước Việt Nam bị chia đôi ở vĩ tuyến 17 vào năm 1954, con sông Bến Hải cũng trùng hợp với lằn ranh đã chia đôi ảnh hưởng của Hán tộc với văn minh Ấn Ðộ trong những thế kỷ đầu Công nguyên.

Bây giờ là lúc nước Việt Nam cần có một chính quyền dám đứng lên đối đầu với cuộc xâm lăng của đế quốc đỏ Trung Hoa. Cả thế giới sẽ đứng về phía mình, dân tộc Việt không thể bỏ lỡ cơ hội này.

Những lời tuyên bố phản đối giàn khoan Hải Dương 981 chỉ là một lối phản ứng yếu ớt. Vì tương lai dân tộc, vì nền hòa bình của cả vùng Ðông Nam Á và thế giới, Việt Nam phải hành động mạnh bạo hơn; để Trung Cộng không thể tiếp tục bóc bắp cải, mà lá cải đầu tiên đang bị bóc dần dần chính là đất nước chúng ta.