Sunday, November 23, 2014

Triều Tiên cảnh báo Mỹ, dọa xóa sổ Nhật Bản

(VTC News) - Hãng thông tấn Sputnik nói các lãnh đạo Triều Tiên cho rằng cáo buộc của Liên Hợp Quốc là bịa đặt và sẽ có những biện pháp kháng cự cứng rắn.

Tuần trước, Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết về nhân quyền ở Triều Tiên, trong đó cáo buộc nước này vi phạm tội chống nhân loại và có khả năng đưa ra tòa án hình sự quốc tế, hãng thông tấn Nga đưa tin.
Sputnik cho biết thêm, Triều Tiên chỉ trích nghị quyết của Liên Hợp Quốc và đưa ra lời cảnh báo về các biện pháp phản ứng cứng rắn đối với Nhật Bản và một số quốc gia liên quan đến tài liệu của nghị quyết.
Triều Tiên cảnh báo Mỹ, dọa xóa sổ Nhật Bản
Binh sĩ Triều Tiên và quốc kỳ nước này 
Đại diện Ủy ban quốc phòng Triều Tiên tuyên bố: "Nhật Bản nên nhớ rằng, nếu còn hành xử như bây giờ thì họ sẽ biến mất khỏi bản đồ thế giới". 
Theo Sputnik, Triều Tiên khả năng sẽ thực hiện một cuộc thử hạt nhân mới, như lời cảnh báo đến Mỹ và một số nước châu Âu khác.
"Mỹ và đồng minh sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hậu quả không tưởng và thảm khốc khi chống lại Triều Tiên về vấn đề nhân quyền",Sputnik trích dẫn thêm tuyên bố của Ủy ban quốc phòng Triều Tiên.
Ngày 18/11, Liên Hợp Quốc thông qua dự thảo nghị quyết đề nghị Tòa án hình sự quốc tế điều tra Triều Tiên về tội 'chống nhân loại'.
Theo Telegraph, dự thảo được thông qua với số 111 phiếu thuận và 19 phiếu chống. Nghị quyết được hơn 60 nước dự thảo, dựa trên điều tra của Liên Hợp Quốc, gồm báo cáo 400 trang đưa ra hồi đầu năm nay, rằng Triều Tiên lạm dụng quyền con người, không tuân theo các tiêu chuẩn của thế giới.
Tờ báo Anh nói các cuộc điều tra cho thấy nhiều trường hợp giết người, tra tấn, lạm dụng sức lao động xảy ra ở Triều Tiên.
Thẩm phán người Australia Michael Kirby, người đứng đầu cuộc điều tra, kết luận những lạm dụng cấu thành tội ác chống lại loài người và người chịu trách nhiệm là lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên.

24/11/2014 06:20
Tùng Đinh (Theo Sputnik)

Trung Quốc, Nhật Bản “rung chuyển” vì động đất khiến hàng chục người thương vong

Theo Songmoi.vn-23/11/2014 - 09:55
Ngày 22/11, Trung Quốc và Nhật Bản đã xảy ra động đất với cường độ lớn, trên 6 độ richter khiến gần 90 người thương vong. Trong đó, Trung Quốc ít nhất có 2 người bị thiệt mạng, 54 người bị thương, còn Nhật Bản đã ghi nhận 30 trường hợp bị thương.


Trận động đất diễn ra tại Nhật Bản khiến ít nhất 30 người bị thương, nhiều ngôi nhà đổ sập - Ảnh: Kyodo News

"Thị trấn Khang Định và các huyện phụ cận là nơi sinh sống của 129.320 người. Trong đó, khoảng 70% là người Tây Tạng. Năm 2008, Tứ Xuyên đã phải hứng chịu trận động đất có cường độ 7,9 độ richter khiến gần 90 nghìn người thiệt mạng do các trường học và tòa nhà kém chất lượng bị sụp đổ."

Theo Cơ quan khảo sát Địa chất ở Mỹ, trận động đất xảy ra vào lúc 17 giờ ngày 22/11 ở độ sâu 18 km cách thị trấn Khang Định (Tứ Xuyên, Trung Quốc) hơn 40 km có cường độ 5,8 độ richter. Tuy nhiên, cơ quan địa chấn của Trung Quốc lại đo được cường độ của trận động đất này lên đến 6,3 độ richter.

Theo thông tin từ tỉnh Tứ Xuyên, đến thời điểm hiện tại có hai người thiệt mạng, trong đó có một phụ nữ 70 tuổi. Ngoài ra còn có 54 người bị thương, trong đó 6 người đang trong tình trạng nguy kịch, 5 người bị thương nặng, 19 học sinh bị thương nhẹ.

Theo một nhân viên làm việc tại cơ quan hành chính thị trấn Khang Định, trận động đất chỉ kéo dài vài giây, nhưng đã khiến nhiều tòa nhà bị nứt, tường bị đổ. Theo Tân Hoa xã, hai ngôi nhà đã bị sập, khoảng 100 chiếc xe bị mắc kẹt trong vụ lở đất trên đường cao tốc nối tỉnh Tứ Xuyên với Tây Tạng. Các chuyến tàu cũng bị gián đoạn.

Khoảng 22 giờ cùng ngày (giờ địa phương), Nhật Bản cũng xảy ra trận động đất với cường độ 6,8 độ richter (theo Cơ quan Khảo sát Địa chất ở Mỹ là 6,2 độ richter) gần thành phố Nagano, khiến ít nhất 30 người bị thương, trong đó có hai người nguy kịch. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Hakuba khi có ít nhất 7 ngôi nhà bị sập, nhiều tòa nhà bị hư hại và 17 người bị thương. Theo Kyodo, các chuyến tàu cao tốc trong khu vực bị tạm hoãn. Trận động đất này đã gây ra tình trạng mất điện rải rác ở Hakuba, thành phố Omachi. Hiện nay, nhà chức trách Nhật Bản đang khắc phục sự cố và cứu chữa cho những người bị thương.

Ông Yohei Hasegawa thuộc Cơ quan Khí tượng còn cho biết thêm: Trận động đất đã kéo theo 21 cơn dư chấn. Vì thế, ông Yohei Hasengawa cảnh báo có thể diễn ra các dư chấn và kêu gọi người dân phòng ngừa sạt lở đất.

Hải Băng

Đầy rẫy sách câu khách bằng bìa, tựa ‘trời ơi'

HÀ NỘI (NV) - Vụ “công lý mặc quần lót” lên bìa sách luật chỉ là “giọt nước làm tràn ly” cho thấy sự cẩu thả, buông lỏng trong khâu hậu kiểm từ nhà xuất bản đến Cục Xuất Bản tại Việt Nam hiện nay.

Bìa sách ở Việt Nam ngày một hỗn độn những hình ảnh, tít tựa câu khách. (Hình: Phụ Nữ Sài Gòn)

Ngoài cuốn sách luật có bìa “công lý mặc quần lót” đã bị Cục Xuất Bản yêu cầu thu hồi, còn có một cuốn sách khác là Bộ Luật Hình Sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014 cũng do Nhà xuất Bản Lao Động-Xã Hội ấn hành, với ảnh bìa cán cân công lý một bên là đồng hồ một bên là tiền đô.

Trên đây chỉ là hai trong vô số trường hợp nội dung một đằng, bìa sách một nẻo, hoặc cố tình câu khách bằng những hình ảnh, tít tựa gây sốc đối với sách của Việt Nam và cả sách dịch từ nước ngoài, nhằm tạo sự chú ý vẫn còn nhan nhản tại Việt Nam hiện nay.

Mới đây, phiên bản cuốn sách nổi tiếng Nhật Ký Anne Frank của Hàn Quốc vừa xuất bản đã bị độc giả xứ kim chi phẫn nộ chỉ vì bìa sách là hình ảnh cô gái trẻ nằm nghiêng, áo hơi hở cổ. Còn ở Việt Nam, hở cổ là chuyện thường, bìa sách còn minh họa cả ảnh khỏa thân, gợi cảm khiêu khích.

Ngay cả sách văn học Việt Nam cũng bắt đầu “nắm bắt thị hiếu” này bằng những bìa sách ngày càng táo bạo hơn. Gần đây có lẽ phải kể đến cuốn Nude tình yêu của tác giả Võ Hồng Thu. Bìa là ảnh cô gái khỏa thân nằm ở tư thế cực kỳ gợi cảm, bìa bốn cũng “rạo rực” không kém với đoạn trích dẫn miêu tả cho “khúc dạo đầu.”

Tương tự, tập thơ “Người tình ngoài sổ sách” của nhà thơ Văn Thanh cũng khiến bạn bè “choáng” với bìa cô gái khỏa thân ngồi gục đầu,... không khác lắm so với những cuốn sách khai thác đề tài “tình tiền tù tội” từng được bày bán nhan nhản ở bến xe.

Không đứng ngoài cuộc với các lĩnh vực nghệ thuật “nổi tiếng và tai tiếng” khác, sách cũng ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy câu khách, nếu không gây sốc bằng bìa “gợi cảm” thì cũng bằng tựa sốc: Hễ sướng thì hét lên, Lỡ tay chạm vào ngực con gái, Đàn ông chọn khe ngực sâu, Hợp đồng chăn gối, Yêu anh bằng tất cả những gì em có, Mất anh bằng tất cả những gì em cho...

Nội dung hay dở, yêu thích đồng cảm hay không phụ thuộc thẩm định sau đó của độc giả, nhưng nếu chỉ mới nhìn qua đã thấy rõ ràng là những kiểu đặt tít tựa này chỉ nhằm mục đích trước nhất là thu hút sự chú ý. Tít tựa gây sốc tràn lan vô hình trung khiến văn học cũng giảm giá trị, bát nháo, dễ dãi, rẻ tiền.

Bà Mai Thị Hương, trưởng phòng quản lý xuất bản thuộc Cục Xuất Bản, In và Phát Hành Việt Nam cho biết, một năm cục này nhận được từ 28,000 đến 30,000 đầu sách với khoảng 300 triệu bản.

Song, “Trong khi đó, Phòng quản lý xuất bản chỉ có 10 người, thì 4 người chuyên về lưu chiểu dữ liệu, 6 người làm công tác quản lý văn bản. Nên việc đọc hậu kiểm giỏi lắm cũng được không quá 50% số sách nộp lưu chiểu,” bà Hương thừa nhận. (Tr.N)
11-21-2014 4:13:02 PM

Biết Tạ Ơn Ai

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến 

Đời vẫn vốn không nương người thất thế.

Nguyễn Tất Nhiên
Những ngày cận lễ, tôi hân hạnh nhận được qua email một bài viết mới (“Thanksgiving 2014 & Dân Việt Tỵ Nạn”) của nhà văn Giao Chỉ. Xin được trích dẫn đôi đoạn ngắn để chia sẻ cùng độc giả:
Quả thực người Mỹ đã có đầy đủ lý do để giữ gìn truyền thống với ngày Lễ Tạ ơn vào tháng 11 mỗi năm. Lịch sử ghi rằng vào năm 1620 có một nhóm gia đình người Anh theo Tin Lành đã đi tìm đất mới để sống đời tự do tín ngưỡng...
Trải qua một năm đầu với mùa đông khắc nghiệt, không đủ thực phẩm, không có đủ quần áo, không có nơi cư trú nên di dân đã phải chôn cất 46 người. Qua năm sau, mùa gặt 1621 thành công, di dân cùng dân da đỏ bản xứ tổ chức tiệc mừng lễ tạ ơn trên đất Mỹ.
Đó là ngày lễ hội đầu tiên tại Mỹ Châu và truyền thống còn mãi đến ngày nay...
Đạo luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm trước đã có những lời vàng ngọc như sau: Bất cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận sẽ hưởng quy chế nhập cư.
Như vậy chúng ta hiểu một cách giản dị là nếu đã đến Mỹ thì sẽ có cơ hội trở thành người Mỹ. Căn cứ vào điều khoản của luật 1790, một đạo luật khác đã ra đời năm 1975 có tên là Indochina Migration and Refugee Act...
Khi miền Nam xụp đổ tháng 4-1975 đợt di tản đầu tiên của người Việt đã mở ra một đầu cầu quan trọng cho lịch sử di dân từ Châu Á. Những chuyến đi vô cùng mạo hiểm của thuyền nhân đã làm thành thiên anh hùng ca của con đường đi tìm tự do với hàng ngàn con tàu May Flower của dân Việt đã ra đi trong đó nhiều di dân không bao giờ đến được miền đất Hứa...
Và dù 5 ăn 5 thua con tàu Mayflower Việt Nam đã ra đi từ khắp miền duyên hải có khi chỉ là những chiếc ghe nhỏ bé mong manh.
Người Việt đã vì nhiều lý do để ra đi suốt bao nhiêu năm qua. Và danh từ Boat People trong tự điển thế giới đã không còn cùng ý nghĩa xưa cũ để chỉ những người sinh sống ở trên thuyền. Boat People ngày nay có nghĩa là người Việt đã đi tìm tự do bằng thuyền vượt biển Nam Hải.
Lịch sử các cuộc di dân của nhân loại đã đưa đến nhận định rằng Ta không thể lựa chọn sinh quán, nhưng ta có thể chọn lựa để sống ở miền đất mà chúng ta yêu quý. (You cannot choose the land you birth, but you can choose the land you love).
Nhận định này, tiếc thay, không hẳn đã hoàn toàn đúng với tuyệt đại đa số người Việt đang sống lây lất ở Cambodia. Phần lớn họ không được chính phủ sở tại xem là cư dân hợp pháp nên vẫn cứ là những boat people (bấp bênh sinh sống trên thuyền) ở Biển Hồ, và nhiều bến bờ khác nữa xuôi theo dòng sông Tonlé Sap.
Ảnh NCB – November 2014
Sau một chuyến đi thăm đồng hương ở đất nước này, nhà báo Văn Quang kết luận:
“Hầu hết là người Việt Nam lưu lạc qua Campuchia vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng tựu chung họ là những người đi kiếm sống ở một vùng tưởng rằng đó là đất hứa... Trước hay sau họ cũng phải tìm đường đi thôi. Nhưng đi đâu, làm cái gì để sống là những hòn đá tảng níu chân họ lại. Rồi bao nhiêu đời vẫn cứ thay nhau lầm than cơ cực ở nơi xứ người này, không có lối thoát. Họ vẫn chỉ có một ý nghĩ, ở đây họ còn có chiếc thuyền, dù rách nát, nhưng họ vẫn có một nghề chài lưới kiếm sống qua ngày. Đi nơi khác, chẳng biết bấu víu vào đâu!”
Ảnh NCB – November 2014
Trong bản tường trình (The Situation of Stateless Ethnic Vietnamese in Cambodia) của MIRO – Minority Rights Organization – phổ biến vào tháng 3 năm 2014, tổ chức này đã ví von đám người Việt đang sinh sống nơi đây là “những kẻ đang sống ngoài cửa thiên đàng.” Ngay giữa thiên đàng của xứ Chùa Tháp (ngó bộ) cũng không hạnh phúc hay tự do gì cho lắm, nói chi đến thân phận của những kẻ còn “kẹt” ở bên ngoài.
Họ “kẹt” cái gì vậy Trời?
Xin thưa cái ... quốc tịch Cambodia.
Nhà văn Giao Chỉ cho biết “Đạo luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm trước đã có những lời vàng ngọc như sau: Bất cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận sẽ hưởng quy chế nhập cư.” Cao Miên không phải là Mỹ Quốc nên xứ sở này không có luật lệ gì đàng hoàng và rõ ràng, cùng với những lời lẽ “vàng ngọc” như vậy. 
Vô số người Việt sinh đẻ ở Miên còn chưa được cấp cái giấy khai sinh, nói chi đến những thứ xa xỉ như thẻ căn cước hay quốc tịch. Và không quốc tịch cũng có nghĩa là không có quyền tiếp cận với tất cả những dịch vụ và quyền lợi tối thiểu như người dân bản xứ: không y tế, không giáo dục, không có quyền sở hữu đất đai hay tài sản …
Thực ra thì những người dân trôi sông lạc chợ này cũng chả ai biết (hay dám) đòi hỏi quyền lợi gì ráo trọi. Tất cả chỉ mong được sống cho nó yên thên thôi nhưng sự mong muốn giản dị này – xem chừng – vẫn còn rất xa tầm tay của họ.
Chính phủ Cambodia đang tiến hành một cuộc kiểm tra dân số mà nhiều quan sát viên cho rằng mục đích chính của nó là nhắm vào đám dân Việt Nam đang ngụ cư ở đất nước này. Ông Sok Hieng – công nhân xây cất,  33 tuổi, sinh ở Nam Vang nhưng có bố mẹ gốc việt – bầy tỏ sự lo âu: “Tôi sợ rằng mình sẽ buộc phải rời khỏi Cambodia vì tôi chưa có thẻ căn cước. Khi tôi đến Việt Nam, họ coi tôi là người Miên; tôi ở giữa người Miên và người Việt.” (Sean Teehan & Phak Seangly. “Vietnamese wary of planned census.” The Phnom Penh Post 26 August 2014).
Nỗi lo sợ của Sok Hieng đã trở thành sự thực vào hai tháng sau, vân theo The Phnom Penh Post, số ra ngày 3 tháng 10 năm 2014: “Chỉ trong vòng một ngày 142 người di dân bất hợp pháp Việt Nam đã bị trả qua biên giới – Census deportations hit 142 in single day."
Cùng với sự bất an, nếp sống bấp bênh và nghèo khó là nét nổi bật trong sinh hoạt hàng ngày của đa số dân Việt ở Cambodia –  theo như tường trình của thông tín viên Quốc Việt, RFA:
“Hầu hết người Việt sống trên làng nổi, theo bờ sông đều không có đất đai sản xuất nên họ bắt buộc lăn lộn lén lút đi đánh bắt cá. Các gia đình đều muốn cho con em có nơi chỗ ăn học để vươn lên trong xã hội và đóng góp cho đất nước tuy nhiên tất cả đều không có khả năng.”
Nhiều năm trước, sau khi chia tay đồng bào mình ở Cambodia – vào tháng 12 năm 2008 – nhà báo Văn Quang vẫn còn ngoái nhìn, với rất nhiều ái ngại:
“Hình ảnh những bà cụ già lưng còng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt nhìn khách lạ, những gia đình 7-8 đứa con sống lúc nhúc trên chiếc ghe rách tơi tả còn bám theo tôi mãi.”
Đến hôm nay chúng tôi mới lò dò đến xứ sở này, và kinh ngạc nhận ra rằng hình ảnh của “những bà cụ già lưng còng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt nhìn khách lạ” vẫn còn nguyên vẹn như xưa. Thời gian, dường như, không hề trôi trên những bến nước ở nơi đây.
Ảnh NCB. November 2014
Chúng tôi ghé làng nổi Kandal và Chong Kok, thuộc xã Phsar Chhnang – tỉnh Kampong Chhnang – nằm ở phần đuôi của Biển Hồ (nơi hiếm có khách du lịch nào lai vãng) vào cuối tháng 11 năm 2014. Theo lời ông trưởng thôn: nơi đây có 931 gia đình người Việt, nhân khẩu chính xác là 4,760, tất cả đều là người Việt hay gốc Việt.
Người Miên và người Chàm không sống trên ghe, và họ có quyền lựa chọn một lối sống bình thường (trên bờ) như đa phần nhân loại. Số dân Việt Nam đang trôi nổi ở xứ Chùa Tháp thì không. Họ là thứ sắc dân vô tổ quốc (stateless ethnic Vietnamese, theo như cách gọi chính thức của các N.G.O đang hoạt động ở Cambodia) nên  không có quyền sở hữu tài sản hay đất đai, và buộc phải chấp nhận một nếp sống rất bồng bềnh, và vô cùng bấp bênh – như hiện cảnh.
Chúng tôi đi ghe vòng vòng thăm hỏi và trò chuyện với chừng chục gia đình người Việt, những thuyền nhân (boat people) ở Kampong Chhnang. Không ai chuẩn bị gì ráo trọi cho mùa Thanksgiving này cả. Họ hoàn toàn không có chút khái niệm gì về Lễ Tạ Ơn. Họ biết tạ ơn ai, và “tạ” về chuyện gì đây?
Ảnh NCB – November 2014
Sun, 11/23/2014 - 19:55 — tuongnangtien

Vì sao dối trá ?

Trước những vấn nạn của đất nước, của dân tộc ngày hôm nay, những người Việt Nam nào còn một chút lương tri, còn có trách nhiệm và còn suy nghĩ đều tự đặt câu hỏi: « vì sao chúng ta đến nông nỗi này ? ». Và đã có không ít người đi tìm nguyên nhân trong căn tính của dân tộc.

Thế nhưng, nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của Phương Tây mà tôi từng có dịp tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi, nói với tôi, với những cách diễn đạt có thể khác nhau, nhưng ý tưởng đều rất thống nhất : Đừng tìm nguyên nhân trong truyền thống dân tộc của các bạn. Vấn nạn của các bạn hiện nay đến từ một mô hình chính trị mà các bạn đã nhập khẩu hoàn toàn từ Phương Tây.

Dĩ nhiên, mô hình nhập khẩu đó chính là chủ nghĩa cộng sản.

Theo tôi, điều này rất đáng để chúng ta cùng nhau suy nghĩ một cách thấu đáo.

Ở đây, tôi đưa ra một vấn nạn thôi : sự dối trá.

Chúng ta không phủ nhận được một thực tế là dối trá đang trở thành một hiện tượng phổ biến trong toàn xã hội. Ta có thể tìm thấy sự nhận xét đồng thuận về thực tế này trên báo chí cả lề phải và lề trái, hay lề đảng và lề dân, muốn gọi cách nào thì tùy.

Vậy dối trá có phải là truyền thống của người Việt Nam không, có bắt nguồn từ truyền thống của chúng ta không ? Câu trả lời của tôi là : KHÔNG !

Chúng ta hãy đọc câu này :

« … cách mạng cộng sản luôn luôn là một sự tình cờ có tính lịch sử và một sự lừa dối vĩ đại (tôi nhấn mạnh - NTTH). Theo một nghĩa nào đó thì lí do như sau: không có cuộc cách mạng nào lại đòi hỏi những hoàn cảnh đặc biệt đến như thế và cũng không có cuộc cách mạng nào hứa nhiều như thế mà lại làm ít đến như thế.

Thói mị dân, những lời nói quanh co, không nhất quán là đặc trưng của các lãnh tụ cộng sản, nhất là khi họ buộc phải hứa hẹn một xã hội siêu lí tưởng và “thủ tiêu tất cả áp bức, bóc lột”."

Người viết đoạn văn này là một lãnh tụ cộng sản cao cấp, đã phải vào tù vì chống lại chính chủ nghĩa cộng sản, vì đã sớm nhận thức được tính phi nhân và sự sụp đổ tất yếu của mô hình cộng sản chủ nghĩa. Đó là Milovan Djilas, cựu phó tổng thống Nam Tư, mà tôi từng nhắc đến vài lần.

Tôi dùng trích dẫn này để chúng ta thấy rằng chính những người cộng sản nói về chủ nghĩa cộng sản như vậy, chính những người cộng sản đã nhìn ra rằng chủ nghĩa cộng sản và sự dối trá là một ; và để chúng ta thấy rằng dối trá là hiện tượng thuộc về bản chất của các xã hội cộng sản trên toàn thế giới. Sự dối trá ấy hoàn toàn không liên quan gì đến truyền thống dân tộc của chúng ta. Trái lại sự dối trá nhập khẩu này đang làm biến dạng tính cách dân tộc của chúng ta. Chúng ta cần cứu lấy dân tộc tính và truyền thống của mình, trước khi quá muộn.

Nếu theo dõi các phân tích mà Djilas tiến hành trong cuốn « Giai cấp mới » ( mà tôi khuyến nghị là chúng ta nên đọc, đặc biệt là Hội đồng Lý luận Trung Ương và những người làm khoa học xã hội ở Việt Nam nên đọc, để hiểu thực chất của xã hội chúng ta) thì ta sẽ không ngạc nhiên trước những biểu hiện « lừa dối vĩ đại » (tôi dùng lại chữ của Djilas) của các lãnh đạo cao cấp.

Dối trá trở thành nguyên lý vận hành của toàn xã hội. Các lãnh đạo, dĩ nhiên, theo phân tích của Djilas, không còn cảm thấy xấu hổ khi nói dối. Lâu dần, không chỉ có các lãnh đạo, mà đến người dân bình thường cũng bị lôi vào và thích ứng với sự dối trá. Các quan hệ xã hội được xây dựng trên sự dối trá. Thậm chí các hiện tượng xã hội cũng được xây dựng trên nguyên lý dối trá này. Các khái niệm không cần phải trùng hợp với nội dung thực tế, nhưng điều đáng nói là tất cả mọi người đều thấy chuyện đó là bình thường. Mỗi người đều thấy việc người khác nói dối là bình thường, việc mình nói dối cũng là bình thường, việc tất cả tham gia vào tấn kịch dối trá của toàn xã hội cũng là bình thường.

Một trong những cách thức để bình thường hóa cái nguyên lý dối trá này là người ta cấp cho mọi sự dối trá cái nhãn hiệu : « kiểu Việt Nam ». Ví dụ nhan nhản, ai cũng có thể cung cấp ngay lập tức. Ở đây tôi chỉ lấy một sự việc : Quốc hội kiểu Việt Nam. Quốc hội có đấy, nhưng không phải do dân chọn (đảng đâu có giấu diếm việc « đảng cử dân bầu »), không làm việc vì lợi ích của dân, cũng không làm việc vì lợi ích của đất nước (hẳn chưa ai quên được rằng trong những ngày dàn khoan Trung Quốc cắm sâu vào lòng mẹ Biển Đông của chúng ta thì Quốc hội Việt Nam không ra nổi một nghị quyết về Biển Đông, họ nhường việc đó cho Quốc hội Mỹ). Rồi bây giờ Quốc hội lại chuyển sang họp kín !!! Vậy thì còn lý do gì cho sự tồn tại của Quốc hội ? Trên thực tế chỉ có cái xác chữ « Quốc hội » tồn tại, cái xác chữ đó không có nội dung. Hàng mấy trăm « đại biểu » ấy không làm nên một Quốc hội thực sự, họ cũng chẳng cần quan tâm xem thế nào là một quốc hội thực sự. Một sự dối trá như vậy được hầu như toàn xã hội chấp nhận một cách bình thường.

Sự dối trá mà chúng ta đang phải chịu đựng hiện nay chính là bản chất của mô hình chính trị mà chúng ta nhập khẩu từ Phương Tây : mô hình chính trị độc đảng cộng sản chủ nghĩa. Mô hình này đã bị chính phương Tây loại bỏ sau khi đã chứng kiến bao nhiêu tội ác, bao nhiêu sự trì trệ, đình đốn và phản tiến bộ do nó gây ra.

Nếu không quyết liệt chống lại sự dối trá đang trở thành phổ biến hiện nay, chúng ta sẽ đánh mất dân tộc tính, đánh mất bản sắc, đánh mất truyền thống, và mất nhiều thứ khác nữa. Và muốn chống lại sự dối trá trên phạm vi toàn xã hội, thì mỗi cá nhân phải có khả năng chống lại sự dối trá đã dần dần định hình trong tính cách của mình.

Chúng ta có làm được điều đó không ?

Paris, 23/11/2014

Nguyễn Thị Từ Huy

nguyenthituhuy's blog

Bảo Nguyễn, từ con thuyền vượt biên đến chiếc ghế thị trưởng

GARDEN GROVE, California (NV) - Từ số tuổi đời, tuổi nghề, đến số tiền vận động cho cuộc tranh cử, tất cả chỉ khoảng một nửa so với người thị trưởng đương nhiệm, Bảo Nguyễn gây bất ngờ khi vượt lên dẫn đầu và chiến thắng trong cuộc đua vào chiếc ghế thị trưởng thành phố Garden Grove. 


Bảo Nguyễn vừa vượt qua người đương nhiệm trong cuộc bầu cử chức thị trưởng thành phố Garden Grove. (Hình: baonguyen.us)

Thua sau Bảo Nguyễn đúng 15 phiếu trong tổng số gần 30,000 phiếu bầu, thị trưởng Bruce Broadwater hiện nhờ luật sư yêu cầu tái kiểm phiếu với hy vọng thay đổi kết quả chung cuộc. Dù gì thì ông cũng từng có kinh nghiệm đến 22 năm làm việc cho hội đồng thành phố, trong đó có 5 nhiệm kỳ giữ chức thị trưởng.

Bên cạnh đó, lịch sử Garden Grove chưa bao giờ có một thị trưởng da màu hay chỉ mới 34 tuổi như Bảo Nguyễn.

Trong khi phía ông Broadwater đang tiến hành các thủ tục yêu cầu tái kiểm phiếu, Bảo Nguyễn vẫn theo dự định từ trước, bay sang Washington D.C. để tham dự hội nghị New American Leaders Project và National Association of Lation Elected Officials, nơi mà các nhà lãnh đạo xuất thân di dân cùng gặp gỡ để trao đổi kinh nghiệm.

“Tôi tham gia chương trình này nhiều năm nay rồi,” Bảo giải thích, “những người thành công đi trước có nhiều điều để mình học lắm.” Anh cho  biết vẫn tiếp tục vận động tài chánh vì cần một luật sư giỏi để bảo vệ các lá phiếu mà cử tri dành cho mình.

Bảo Nguyễn nói chuyện từ tốn, từng câu chữ phát ra mạnh mẽ, to và rõ. Lần phỏng vấn qua điện thoại này, anh nói lớn hơn mọi khi vì đang ở ngoài trời, trên đường đến dự sự kiện. Trời Washington D.C. vào một ngày đông xuống còn âm vài độ, những câu trả lời thỉnh thoảng lại xen lẫn vài tiếng xuýt xoa lạnh.

“Dân California quen nắng ấm rồi,” Bảo cười.

Đây chẳng phải lần đầu anh đặt chân đến thủ đô của Hoa Kỳ. Năm cuối trung học, Bảo lần đầu đến đây khi được chọn là học sinh đại diện địa hạt dân biểu liên bang tham dự chương trình Presidential Classroom, một chương trình giáo dục giới trẻ về những ban ngành và vấn đề khác nhau trong chính phủ Hoa Kỳ.


Thích thú đạp thử chiếc xích lô của một cuộc diễn hành Tết. (Hình: baonguyen.us)

Đam mê dành cho chính trị của người thanh niên dong dỏng cao, rất ốm, hay đeo cà vạt hoặc nơ nhiều màu này bắt đầu từ rất sớm. Anh kể:

“Tôi là con thứ sáu, con trai út, trong gia đình có bảy anh chị em. Mẹ tôi khi đó mang bầu tôi, cùng ba và mấy anh chị đi vượt biên nhiều lần, rất nhiều khổ sở, mới đặt chân đến Thái Lan. Lúc đó nhiều người Thái không chào đón thuyền nhân, không cho chúng tôi vào. Cuối cùng, một số nhà sư người Thái Lan đã dang tay đón nhận thuyền chúng tôi, cho vào chùa ăn bữa tối trước khi đưa chúng tôi đến trại tị nạn. Lòng tốt của các vị sư đó chúng tôi không bao giờ quên được.”

“Khoảng một tháng ở trại tị nạn Thái Lan thì mẹ tôi sinh tôi. Gia đình tôi sang Mỹ khi tôi 3 tháng tuổi, ở Tennessee, đến lúc tôi năm tuổi thì chuyển sang sống tại California.”

“Trường tôi học có nhiều bạn người Mexico, và tôi thích thực hành ngôn ngữ này với các bạn. Tôi còn nhớ lúc đó tôi học lớp ba, đang đứng xếp hàng, và nói vài câu chào hỏi bằng Tiếng Tây Ban Nha với bạn bè thì một giáo viên mắng, yêu cầu chúng tôi phải nói Tiếng Anh. Tôi thấy khó chịu và nhớ mãi kỷ niệm này.”

“Tôi quyết định bước vào chính trị là vào những năm trung học. Năm 1996, bà Loretta Sanchez ra tranh cử chức dân biểu  liên bang và bị người đương nhiệm tấn công bằng những thủ đoạn nhắm vào những di dân người gốc Nam Mỹ ủng hộ cho bà Sanchez. Sự kỳ thị và những thủ đoạn của ông này khiến tôi không chấp nhận được. Nhiều bạn bè của tôi cũng có thái độ tương tự, coi thường người di dân.”

“Tôi là con của một gia đình thuyền nhân. Chúng tôi từng vượt biên, mặc sự cấm đoán của chính quyền Việt Nam lúc đó. Đồng cảm, tôi bắt đầu tình nguyện giúp bà Sanchez vận động tranh cử.”

Bảo Nguyễn cười lớn khi nhắc lại kỷ niệm thời trung học, thời mà trong kỷ yếu của trường, bạn bè mô tả anh là “Loretta’s lover”- “người yêu bà Loretta”.

Từ những khởi đầu đó, Bảo Nguyễn bắt đầu tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, và lấy bằng tốt nghiệp cử nhân ngành khoa học chính trị tại đại học UC Irvine. Anh cũng có bằng cao học môn Phật Học tại Naropa University.

Vừa làm việc toàn thời gian cho Nghiệp Đoàn Công Nhân Săn Sóc Tại Gia, vừa giữ một số vai trò khác nhau trong nhiều tổ chức mà vai trò ủy viên Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove là một ví dụ, có thể nói, việc vận động tranh cử vào chức thị trưởng Garden Grove là một cố gắng cam go, đầy tham vọng của Bảo Nguyễn.

Đâu là thử thách lớn nhất để kêu gọi đủ số phiếu đem lại chiến thắng?

“Khó khăn lớn nhất thực ra là về tài chánh,” Bảo Nguyễn trả lời. “Tôi đấu tranh cho quyền lợi của người lao động và người nghèo. Tuy được mọi người ủng hộ, vấn đề lớn nhất của chúng tôi là về chi phí rất tốn kém để trang trải cho cuộc vận động.”

“Khi ông Broadwater gửi thư cho các cử tri Việt Nam, nói tôi là Việt cộng, chúng tôi không có đủ tiền để gửi thư giải thích đến các cử tri,” anh dẫn dụ.

“Giờ thì chúng tôi phải tiếp tục vận động tài chánh để có thể mướn một luật sư giỏi, bảo vệ số phiếu của chúng tôi trước luật sư của ông Broadwater.”

Chia sẻ về việc vượt qua thử thách trên, Bảo Nguyễn cho biết:

“Thành công của tôi là nhờ có được sự tin tưởng của cử tri. Nhiều người không đi bầu vì quá chán ngán những cuộc tranh chấp chính trị, những nhà lãnh đạo đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng, họ không còn tin tưởng vào giới chính trị gia.  Cử tri đặt niềm tin vào tôi qua những việc tôi đã và sẽ làm. Đủ mọi sắc dân, đủ mọi thành phần, có những bạn trẻ đi học xa chưa bao giờ đi bầu nhưng đã ghi danh để bỏ phiếu cho tôi.”

Bảo Nguyễn nhấn mạnh việc anh đại diện cho mọi thành phần, người trẻ hay người lớn tuổi, người Việt hay không phải người Việt. “Tất cả chúng ta, có thể có xuất thân khác nhau, cùng chia sẻ những khó khăn và những giá trị sống.”

Về những dự định dành cho Garden Grove trong thời gian tới, Bảo Nguyễn cho biết anh đang tìm cách tạo thêm nhiều công việc kỹ thuật cao, đặc biệt về ngành máy tính và điện tử.

“Tôi hy vọng sẽ xây dựng một 'Silicon Grove' cho thành phố Garden Grove, tạo nhiều việc làm hơn cho giới trẻ. Khi đó, người lao động sẽ giàu có hơn và con em chúng ta sau khi đi học có thể về lại thành phố để được sống gần cha mẹ, ông bà,” Bảo Nguyễn nói. Anh cũng đề cập đến những giá trị gia đình của người Việt.

Trong ba thành phố có đông người Việt Nam sinh sống nhất toàn nước Mỹ, San Jose là thành phố đông dân nhất với khoảng 1 triệu dân - trong đó có 100,000 người Việt, Garden Grove xếp hạng hai với khoảng 170,000 dân - 47,000 người Việt, và kế đến là Westminster với khoảng 92,000 dân - 36,000 người Việt.

Người gốc Việt từng giữ vị trí cao nhất tại San Jose là phó thị trưởng Madison Nguyễn, và tại Westminster là thị trưởng Tạ Đức Trí. Nếu kết quả cuộc tranh cử chức thị trưởng Garden Grove không thay đổi, Bảo Nguyễn sẽ là người Việt Nam từng giữ vị trí cao nhất của thành phố.

11-22-2014 3:23:38 PM
Thiên An/Người Việt

Cảm ơn đất nước đã dung thân





Tuần này Hoa Kỳ chào đón Lễ Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn. Âu cũng là một dịp để nói chuyện ân tình. 

Và cái câu chuyện ân tình đó phải bắt đầu bằng ngay chính đất nước Hoa Kỳ. Tôi mới được một người bạn gửi cho một bài viết thật chân tình hẳn là của một người Mỹ gốc Việt. Bài mang cái tên “Người Khách Trọ Vô Tình.”

Bài viết không thấy ký tên mở đầu với câu chuyện về thành phố Rialto của quận San Bernadino, California. Quận này, theo bài viết là một quận nghèo, nửa cư dân là người gốc Mexico, một phần năm là dân gốc Phi Châu. Lợi tức đầu người chỉ khoảng 13,375 đô la một năm và 13% dân chúng sống dưới mức nghèo đói ở Hoa Kỳ trong khi tỷ lệ tội ác lại cao hơn các thành phố khác, nhưng thành phố không đủ ngân sách thuê thêm cảnh sát. Rialto cũng có rất nhiều trẻ em bỏ học vì bố mẹ quá nghèo hay không đủ Anh ngữ. Thêm vào đó, hầu hết các gia đình không có computer nên việc học của con cái rất khó khăn.

Gần đây một nhóm người Việt gồm nhà giáo, bác sĩ, sinh viên và tu sĩ cư ngụ trong vùng San Bernadino, đã chọn Rialto để thành lập một trung tâm giáo dục nhỏ mang cái tên tắt là H.O.M.E, viết tắt của chữ House of Meditation & Education nhưng cũng đồng thời có nghĩa là mái ấm gia đình. Các em có thể đến đó để học sử dụng computer, giúp làm homework hay chỉ đọc sách. Phụ huynh theo con đến cũng được chỉ dẫn về computer và giúp đỡ. Người đứng đầu nhóm thiện nguyện này, theo bài viết, là một bác sĩ, sau khi con cái ăn học thành tài, nay cảm thấy mình phải trả nợ cho vùng đất đã dung thân mình.

Bài viết đặt câu hỏi, “Trên nước Mỹ này bao nhiêu người trong chúng ta đã làm được những việc như thế này?”

Rồi kể tiếp câu chuyện của một vị linh mục đã hỏi giáo dân là trong thành phố đã cưu mang chúng ta này, có nhiều người Mỹ nghèo hơn chúng ta, nhưng lòng bác ái của họ thì không nghèo, không một công tác từ thiện nào mà họ không góp công góp của, không như người Việt chúng ta.

Giáo dân đã trả lời linh mục, “Thưa cha. Vậy thì Cha nghĩ, 8 tỷ một năm gửi về Việt Nam không phải là tiền từ thiện hay sao? Có điều chúng ta chỉ lo cho quê hương, họ hàng, còn ở đây chúng ta chỉ là người khách trọ.”

Bài viết sau đó đã than thở về sự bạc bẽo của cộng đồng người Việt với quốc gia đã cưu mang mình. Ngoài những nghĩa vụ luật định mà chúng ta làm đủ, “hình như chúng ta vẫn sống trên đất Mỹ không gì khác hơn là một du khách, hay là một người tình 'vẫn đi bên cạnh cuộc đời' không hề lưu tâm để ý gì đến những chuyện chung quanh.”

Nhưng theo tác giả chúng ta không phải là cộng đồng duy nhất. Một số người Hồi giáo đã “trả ơn” nước Mỹ bằng cách quyên góp tiền gửi về ủng hộ cho al-Qaeda, kẻ thù của đất nước đã cho mình dung thân. Nhiều di dân từ Hoa Lục hay ngay cả Đài Loan đã trở thành gián điệp cung cấp cho quốc gia mình những bí mật quốc phòng hay kinh tế của Hoa Kỳ. Thật là một thứ nuôi ong tay áo.

Những người này cũng như người Việt chúng ta, khi nhập quốc tịch, đã tuyên thệ trung thành với Hoa Kỳ, nhưng vẫn xem việc nước Mỹ như việc hàng xóm, không muốn can thiệp hay đóng góp, thậm chí cũng không muốn đi bầu nữa.

Ấy vậy mà nếu khi không may, nếu bị nạn, Hoa Kỳ đã không bỏ rơi công dân của mình. Hai cô phóng viên người Mỹ gốc Hoa và người Mỹ gốc Hàn bị Bắc Hàn bắt đã được đích thân cựu Tổng Thống Bill Clinton đến đón về, trong khi chính phủ Mỹ đã gửi một viên chức tình báo cao cấp đến để đón ba công dân Mỹ mới đây, trong đó có một người gốc Hàn. Những người Mỹ gốc Việt cũng vậy. Khi Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân bị chính quyền Hà Nội bắt, chính phủ Hoa Kỳ đã tận tình can thiệp giúp giải cứu ông không phải một mà hai lần.

Bài viết rất chân tình của tác giả vô danh mà người bạn tôi gửi cho chỉ nói đến người Mỹ gốc Việt, nhưng điều tác giả viết áp dụng cho tất cả những người gốc Việt đang sống trên khắp thế giới.

Một người Việt nào đó đã phát minh ra chữ “tạm dung” thật chí lý. Nhưng tạm dung là giai đoạn đầu khi chúng ta mới đến nơi đó, chứ khi đã thành công dân, chúng ta cần phải thay đổi thái độ.

Điều mà hầu hết chúng ta quên là bây giờ chúng ta trước hết là công dân Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc hay bất cứ một nơi nào đã dung túng chúng ta rồi sau đó mới là người Việt Nam. Quê hương thứ hai của chúng ta đã trở thành nhà. Nó không những là nơi dung túng chúng ta mà nay là nơi quyền lợi của chúng ta gắn liền. Nếu một mai không may quê hương đó bị tấn công thì không những quyền lợi của chúng ta bị lâm nguy mà ngay cả tính mạng, sự sống của chúng ta cũng sẽ khó còn.

Ấy là chưa kể chuyện nếu lỡ có vấn đề “xung đột về lòng trung thành” thì sao? Giữa quê hương thứ nhất và quê hương thứ hai chúng ta chọn nơi nào?

Những người Việt ra đi sau năm 1975 có ít lý do để trung thành với chế độ hiện nay, nhưng sự trung thành không phải chỉ thu hẹp vào chế độ.

Hôm nọ tôi gặp một người bạn vốn là dân Anh gốc Đức. Bà bạn tôi kể lại là mới về Đức thăm gia đình, vốn tất cả đều còn sống ở Đức.

Bà nửa đùa nửa thật bảo tôi, “Bạn có biết không, bỗng dưng về Đức tôi trở thành một kẻ tìm cách biện minh cho ông David Cameron. Ai cũng hỏi tôi tại sao Anh Quốc đòi rút ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu? Ai cũng hỏi tôi tại sao Anh Quốc không muốn đóng góp phần tiền của mình cho Liên Hiệp?” Điều mỉa mai là bà bạn tôi là một đảng viên trung thành của Đảng Lao Động, một đại diện của nghiệp đoàn tại đài BBC, và là một người ghét cay ghét đắng Đảng Bảo Thủ của ông Cameron. Nhưng, như bà nói, “Ông ta là thủ tướng của nước tôi và tôi đã chọn làm người Anh thì phải bảo vệ lập trường của ổng, dầu cho không đồng ý với những lập luận của ông ta.”

Điều bà nói đã làm tôi thêm suy nghĩ. Ở một khía cạnh nào đó, cũng như bà, tôi đã chọn làm dân Anh, làm thần dân của Nữ Hoàng Elizabeth II. Khi theo dõi các cuộc thi đấu ở Thế Vận Hội, tôi đã hết sức xúc động khi lá cờ Union Jack được kéo lên và bài quốc ca “God Save the Queen” trỗi lên bởi chiến thắng của một người Anh cũng là chiến thắng của tôi. Mỗi năm vào tháng 11 này khi những cựu chiến binh Anh bắt đầu xuống đường bán những bông hoa poppies làm bằng giấy để giúp vào quỹ cho các cựu chiến binh, tôi đã cảm thấy cần phải mua vài bông để chứng tỏ biết ơn sự hy sinh của những quân nhân đó. Và càng sống ở Anh lâu tôi ngày càng cảm thấy cái chất “ăng-lê” nó thấm vào mình. Tôi cũng bất mãn khi người ta không có tinh thần “fair play.” Tôi gật gù khi người Anh lắc đầu bảo “It's just not cricket.” Đây là một thành ngữ có nghĩa là “Chơi như vậy là chơi xấu, không đúng luật chơi.”

Điều đó không có nghĩa là tôi không cảm thấy xúc động khi thấy Việt Nam bị Trung Cộng xâm lấn. Nó cũng không có nghĩa là tôi không tự hào về nguồn gốc Việt Nam của tôi. Nhưng ngoài là người Việt Nam, tôi nay cũng là một người Anh.

Và điều đó có nghĩa là chia sẻ cái hưng suy của đất nước này như là một người dân nước đó chứ không phải chỉ là một khách ghé thăm.

Điều đó cũng có nghĩa là xin cảm ơn đất nước đã dung thân tôi.

11-22-2014 5:10:22 PM
Lê Phan
Theo Người Việt.

Trung Quốc dùng tiền "mua" các nước láng giềng, Mỹ lo ngại

Trung Quốc đang muốn chơi trên cơ Mỹ

Trung Quốc đang muốn chơi trên cơ Mỹ
Trong lịch sử, các nước châu Á thường bang giao bằng cách tổ chức các nghi lễ long trọng và trao lễ vật như môt cách thể hiện sư tôn kính đến quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, chiến lược ngoại giao bằng tiền gần đây của Trung Quốc có lẽ đang đi ngược với truyền thống của các nước.
Theo Wall Street Journal ngày 18.11 bình luận, Mỹ hiện đang rất lo ngại về chiến lược ngoại giao bằng tiền của giới chức Bắc Kinh với các nước láng giềng, khi Trung Quốc cam kết sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các quốc gia này như một biện pháp nhằm “hất cẳng” Mỹ ra khỏi khu vực Đông Á, để giành lại vị trí bá quyền tại khu vực này.
Nếu điều này diễn ra như một trò chơi, Trung Quốc chắc chắn sẽ thắng, tờ báo bình luận khi cho rằng túi tiền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang rủng rỉnh, trong khi chiếc ví của Tổng thống Mỹ Barack Obama thì gần như trống rỗng.
Đối với khu vực Đông Nam Á, khi Mỹ đang tìm cách gia tăng sự hiện diện của mình bằng các ảnh hưởng chính trị, thì Trung Quốc lại cho thấy khả năng thao túng các nước bằng vốn tài trợ. Tiêu biểu là khoản vay 20 tỷ USD cho riêng khu vực này và 8 tỷ USD cho chính quyền Myanmar trong việc phát triển kinh tế.
Ngoài ra, Trung Quốc còn cam kết 50 tỷ USD cho việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Châu Á có trụ sở tại Thượng Hải nhằm hỗ trợ các nước xây dựng cơ sở hạ tầng và 40 tỷ USD để xây dựng cảng và khu công nghiệp dọc theo tuyến đường thương mại đến châu Âu.  
Ngược lại, về phía Mỹ. Vào cuối tuần qua Tổng thống Obama đã viên trợ 3 tỷ USD cho các nước nghèo khắc phục hậu quả biến đổi khí hậu. Và vận động hành lang các đồng minh trong Hội nghị Thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương không tham gia vào Ngân hàng Đầu tư Châu Á mà Trung Quốc dẫn đầu với lý do ngân hàng không đáp ứng được các tiêu chuẩn cho vay. Điều này đã cho thấy khả năng hạn chế của Mỹ trong việc hỗ trợ các nước về lĩnh vực kinh tế, từ đó chứng tỏ tác dụng chính sách ngoại ngoai bằng séc của Trung Quốc.
Sau tất cả những gì đã làm trong những năm gần đây, khi Bắc Kinh khiến thế giới quan ngại sâu sắc vì những hành động quyết liệt và đường lối ngoại giao hung hăng trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các nước láng giềng Ấn Độ, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Trung Quốc dường như một lần nữa muốn khẳng định lại vị thế bá quyền của mình.
Hai năm trước, khi vừa nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã nói đến sự “trẻ hóa” của dân tộc Trung Hoa, hàm ý phục hồi lại uy quyền của Trung Quốc như trong lịch sử trước đây. Và để thực hiện điều này, Bắc Kinh đã không tiếc tay khi  “rót” tiền vào các nước như một biện pháp khẳng đinh sức mạnh của họ. Đồng thời, để lôi kéo các nước mà Trung Quốc cho là đang nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ sau chiến tranh Thế Giơi Thứ II, thì Bắc Kinh không có lựa chọn nào hơn là dùng các khoản đầu tư.

Hàn Giang (theo Wall Street Journal)

Cận cảnh căn biệt thự tại TP.HCM do vợ ông Trần Văn Truyền đứng tên

Đăng Bởi  - 

Căn biệt thự trước đây do vợ ông Trần Văn Truyền đứng tên tại TP.HCM
Căn biệt thự trước đây do vợ ông Trần Văn Truyền đứng tên tại TP.HCM
Căn biệt thự này có diện tích xây dựng 211,8 mét vuông, tổng diện tích sàn là 505,1 mét vuông trước đây do vợ ông Trần Văn Truyền đứng tên tọa lạc tại số 465/48C khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, quận 9, TP.HCM.
Theo Ủy Ban kiểm tra Trung ương, nguồn gốc căn biệt thự 465/48C, khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, quận 9, TP.HCM là từ việc ông Trần Văn Truyền có quen biết gia đình bà Trần Thị Lý (sinh năm 1930) trú tại quận 9, TP.HCM. Bà Lý có nhận ông Trần Văn Truyền làm con nuôi.
Tháng 7.2000, bà Lý lập di chúc để lại cho con gái là Phạm Thị Kim Anh (sinh năm 1967). Trong di chúc của bà Lý có nêu rõ là bà Kim Anh toàn quyền quyết định khi bà mất, trong đó đồng ý việc chia tài sản cho các con đỡ đầu và các cháu.
Sau khi bà Lý mất, bà Kim Anh đã mở di chúc để chia số tài sản thừa kế cho một số người, trong đó có ông Truyền. 
Năm 2008, bà Kim Anh tặng cho vợ ông Truyền là bà Phạm Thị Thủy 1 căn nhà 3 tầng, diện tích xây dựng 211,8m2, tổng diện tích sàn là 505,1m2 tại số 465/48C khu phố Phước Hậu, quận 9, TP.HCM. 
Từ khi được tặng căn nhà, ông Truyền chưa sử dụng, nay theo báo cáo đã giao lại cho bà Kim Anh quản lý, ông Truyền nhận của bà Kim Anh 4 tỉ đồng để làm biệt thự ở Bến Tre.
Căn biệt thự trước đây do vợ ông Truyền đứng tên được bao quanh là cây cối rợp mát, phía sau căn biệt thự là khoảng đất rộng bạt ngàn và con sông dài.
Khu biệt thự được bao quanh bằng tường rào, với cổng vòm rất cao, kiên cố và bề thế. Đường dẫn vào khu biệt thự dài gần 200 mét với hai hàng cau kiểng thẳng tắp.
tran-van-truyen-hinh-anh1
 Đường dẫn vào căn biệt thự đứng tên dài gần 200 mét với 2 hàng cau kiểng thẳng tắp
tran-van-truyen-hinh-anh2
 Cổng lớn vào căn biệt thự được cảnh báo chó dữ và gắn camera 
tran-van-truyen-hinh-anh3
Mặt trái của căn biệt thự kiên cố và bề thế
tran-van-truyen-hinh-anh4
 
tran-van-truyen-hinh-anh5
 Phía sau căn biệt thự là khoảng đất rộng bạt ngàn và con sông dài 
tran-van-truyen-hinh-anh6
Bao quanh căn biệt thự là cây cối rợp mát  
tran-van-truyen-hinh-anh7
 
tran-van-truyen-hinh-anh8
Cổng ngoài và cửa của căn biệt thự luôn đóng kín mít, một người dân sống ở đây cho biết, từ khi căn biệt thự này xây lên không có người ở 
Ngoài căn biệt thự trên trước đây do vợ ông Truyền đứng tên thì ông Truyền còn có một căn nhà tại số 6 Lê Quý Đôn, phường 1, thành phố Bến Tre với diện tích: nhà chính 118,22m2, nhà phụ 24,48m2, khuôn viên đất 117,69m2
Trước khi ông Truyền nhận nhà, Công ty Xây dựng và Phát triển nhà Bến Tre đã tiến hành sửa chữa, cải tạo căn nhà trên với tổng chi phí là 413,385 triệu đồng.
Hiện tại con gái ông Truyền là Trần Thị Ngọc Huệ đang sở hữu căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận, TP.HCM và một căn hộ số 28.04A thuộc khu căn hộ cao cấp Hùng Vương quận 5, TP.HCM
Ngoài ra, con trai ông Truyền là Trần Hoàng Anh cũng đang sở hữu quyền sử dụng căn biệt thự với diện tích xây dựng tầng trệt 441,71m2; tổng diện tích sàn 1.226,61m2; công trình có 3 tầng với chiều cao là 19,96m tại ấp 2, xã Sơn Đông, TP. Bến Tre.
Lê Quyết

“Lật tẩy” vụ đài kiểm soát sân bay Tân Sơn Nhất mất điện

Đăng Bởi  - 

Một góc sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: Người Đô Thị
Một góc sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: Người Đô Thị
TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TPHCM, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học EEI cho rằng, vụ trung tâm kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh - đài kiểm soát sân bay Tân Sơn Nhất mất điện vào trưa 20.11 vừa qua không phải là sự cố kỹ thuật đơn thuần, trái lại "rất khó hiểu".
Thưa ông, cơ sở nào để khẳng định sự việc đài kiểm soát sân bay Tân Sơn Nhất mất điện vừa qua không phải là sự cố kỹ thuật?
Cung cấp điện cho trung tâm điều khiển không lưu trên thực tế không phải ba mà có tới 4 nguồn, gồm nguồn chính, nguồn dự phòng từ lưới điện quốc gia, động cơ điện và bộ lưu điện UPS.
Trung tâm kiểm soát không lưu là đối tượng được ngành điện xếp vào diện hộ tiêu thụ loại 1, bao giờ cũng có hai đường dây, hai nguồn cung cấp điện từ điện lưới quốc gia.
Nguồn thứ nhất bị sự cố, gián đoạn việc cung cấp điện thì nguồn thứ hai lập tức hoạt động. Việc chuyển đổi giữa hai nguồn nói trên hoàn toàn tự động. Cái này có trong hợp đồng giữa cơ quan quản lý trung tâm kiểm soát không lưu và ngành điện, nếu không có, ngành điện sẽ bị phạt rất nặng.
Chẳng hạn doanh nghiệp luyện thép cũng được xếp vào hộ tiêu thụ loại 1, bao giờ cũng có hai nguồn, đề phòng trường hợp việc cung cấp điện bị gián đoạn khiến nguyên liệu trong lò bị đông cứng, phải đập bỏ lò, thiệt hại rất lớn. Vì vậy, khó có khả năng cả 2 nguồn từ điện lưới quốc gia đều gặp sự cố.
Làm kỹ thuật điện từ 53 năm nay, tôi khẳng định chưa bao giờ có chuyện như vậy, kể cả trên thực tế hay lý thuyết. Càng kỳ lạ hơn là sự việc mất điện vừa qua xử lý rất đơn giản nhưng không hiểu sao phải mất đến hơn 1 giờ.
Nhưng thưa ông, Cục Hàng không Việt Nam đã thông tin chính thức nguyên nhân là do các thiết bị tích điện trong bộ lưu điện UPS cung cấp cho trung tâm kiểm soát không lưu gặp sự cố, gây mất điện?
Giả sử cho rằng cả 2 nguồn cung cấp điện từ điện lưới đều mất thì nguồn cung cấp thứ 3 là động cơ diezen sẽ lập tức hoạt động, đảm bảo việc cung cấp điện cho trung tâm kiểm soát không lưu.
Quy trình này hoàn toàn tự động, không cần mất nhiều thời gian. Các nhà hàng, khách sạn, thậm chí một chung cư hạng trung bình tại TP.HCM cũng được thiết kế như vậy để đề phòng mất điện đột ngột, cư dân bị kẹt trong thang máy sẽ gặp nguy hiểm, huống hồ đây lại là trung tâm điều khiển không lưu cho một sân bay lớn.
Nguồn thứ tư là hệ thống tích điện UPS. Bình thường, UPS nạp và lưu điện từ điện lưới. Khi hệ thống mất điện đột ngột thì UPS tự động chuyển sang chế độ cung cấp điện, đảm bảo hoạt động trong một thời gian.
UPS không phải là thứ gì quá cao siêu. Nhà tôi cũng xài UPS cho mấy cái máy vi tính, đề phòng cúp điện đột ngột, dữ liệu vừa cập nhật trên máy sẽ không bị mất. Trung tâm điều khiển không lưu sử dụng điện năng không nhiều. Những nhà máy tiêu thụ điện gấp nhiều lần còn sử dụng UPS.
Nếu đã sử dụng đến UPS cũng có nghĩa là cả 3 nguồn kia đã bị hỏng. Nếu tính cả UPS thì cả 4 nguồn cung cấp điện đều gặp sự cố. 
Làm kỹ thuật điện từ 53 năm nay, tôi khẳng định chưa bao giờ có chuyện như vậy, kể cả trên thực tế hay lý thuyết. Càng kỳ lạ hơn là sự việc mất điện vừa qua xử lý rất đơn giản nhưng không hiểu sao phải mất đến hơn 1 giờ.
Huy Thịnh/TPO
VNA, VJA dự kiến thiệt hại sơ bộ hơn 300 triệu đồng
Đại diện Vietnam Airlines cho biết hãng có 9 chuyến bị ảnh hưởng trực tiếp, có 30 chuyến khác phải khởi hành chậm, ảnh hưởng dây chuyền đến 58 chuyến khác trong ngày.
Trong khi đó, Jetstar Pacific có một chuyến bay từ Singapore, đã phải bay lòng vòng trên vùng trời TP.HCM trong khi chờ được hạ cánh, gây ảnh hưởng dây chuyền tới 32 chuyến khác trong ngày 20.11.
Đại diện Vietjet Air cho biết họ có 2 chuyến bay phải chuyến hướng. Một từ Hà Nội đi TP.HCM phải hạ cánh xuống Buôn Mê Thuột. Chuyến khác từ Hà Nội đi Cần Thơ phải quay lại nơi xuất phát. Việc mất điện ảnh hưởng trực tiếp đến 11 và dây chuyền tới 50 hành trình khác.
Theo bảng tính chi phí từng được Cục Hàng không công bố, với một chiếc máy bay Airbus A320, mỗi phút bay tốn khoảng 17 USD chi phí (gồm lương phi công, tiếp viên, phí dịch vụ bay...) và 50-52 USD tiền nhiên liệu (tùy tốc độ, độ cao bay). Tính ra, chiếc máy bay của Jetstar Pacific lòng vòng trên trời 50 phút ngày 20.11 tốn hơn 71 triệu đồng.
Riêng với chiếc Boeing 777, mỗi phút trên trời có thể tiêu tốn 40 USD chi phí bay và 105 USD nhiên liệu. Do đó, nửa tiếng đồng hồ bay chờ tương đương của Vietnam Airlines trên 93 triệu đồng.
Vietjet Air đòng đi vòng lại cả tiếng đồng hồ trên bầu trời mà không đến đích, dự kiến chuyến bay này tiêu tốn thêm 1.028 USD chi phí bay và trên 3.100 USD chi phí nhiên liệu, tương đương trên 88 triệu đồng.
Theo VNE

Điều tra tham nhũng 15 nhân viên cấp cao ở Đại học Phục Đán ở Thượng Hải

 Yang Yifan 23 Tháng Mười Một , 2014
Ngoại trưởng Pháp là ông Laurent Fabius thuyết trình về biến đổi khí hậu trước các sinh viên và giảng viên tại Đại học Phục Đán ở Thượng Hải vào ngày 17/5/2014. Gần đây, Đại học Phục Đán đưa tin, 15 nhân viên đã bị điều tra tham nhũng. (Ảnh: Mark Ralston/Getty Images)
Các cuộc thanh trừng gần đây bởi cách tay kỷ luật của Đảng, núp dưới lớp vỏ “chống tham nhũng”, đã tấn công vào nhiều lĩnh vực tinh hoa của Trung Quốc. Sau khi sa thải đột ngột ông Dương Ngọc túc, nguyên hiệu trưởng Đại học danh tiếng Phục Đán ở Thượng Hải, 15 nhân viên cao cấp khác ở trường này cũng bị điều tra.
Theo trang web của Ủy ban Kỷ luật Kiểm tra Trung ương Đảng (CCDI), Phó Bí thư Trương Quân cho biết, 15 nhân viên đã được “mời vào thẩm vấn”.
Hai tuần trước khi sa thải ông Trương Ngọc Túc hôm 5/11, Ủy ban Trung Ương Đảng ở Phục Đán đã gửi một báo cáo tới CCDI. Theo nguồn tin bên nội bộ trường từ một người ẩn danh, “ủy ban kỷ luật rất không hài lòng với báo cáo” chỉ cung cấp thông tin hời hợt về một khoa nghiên cứu.
Vào cuối năm, Đại học Phục Đán dính líu tới nhiều sự cố liên quan đến giả mạo thành tích học tập và đạo các nghiên cứu ở nước ngoài. Bệnh viện Trung Sơn trực thuộc đại học cũng đã bị lên án bởi các tổ chức nhân quyền ngoại quốc về việc mổ cắp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công bị bắt giam, môn tu luyện cổ xưa bị chính quyền cấm từ năm 1999.
Đại học Phục đán và nguyên hiệu trường được cho là có liên kết với phe cánh của ông Giang Trạch Dân, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Thượng Hải là quê nhà và cũng là căn cứ chính trị của ông Giang. Nhiều quan chức Đảng viên cao cấp và các doanh nhân là đồng minh của ông Giang đã trở thành mục tiêu trong cuộc thanh trừng được phát động bởi Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tin mật báo: Tập Cận Bình hạ lệnh bắt 8 tay chân thân tín của Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu

 NTD Television 23 Tháng Mười Một , 2014
Ngày 2 tháng 11, tạp chí <Tài Chính> đại lục dẫn lời một nguồn thông tin đáng tin cậy của một nhân sĩ xác nhận, ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương, chủ nhiệm phòng giám sát kiểm tra kỷ luật lần thứ tư – Nhậm Ngụy Kiện, đã tham gia điều tra vụ án tham nhũng hàng loạt trong thời gian tại vị của Chu Vĩnh Khang ở Tứ Xuyên mật báo (Nguồn: Getty Images)
Cựu phó chủ tịch ủy ban quân sự Trung Cộng – Từ Tài Hậu sau khi bị rớt ngựa, Tập Cận Bình cử hành “Hội nghị Tân Cổ Điền”; yêu cầu quân đội nghiêm túc thanh trừ toàn diện di độc của Từ Tài Hâu; sau sự kiện này bên ngoài liên tục chú ý vào động thái của quân đội. Ngày 17 tháng 11 giờ Bắc Kinh, nhiều kênh truyền thông hải ngoại tiết lộ, trong thời gian Tập Cận Bình đến Úc tham dự hội nghị thượng đỉnh G20, ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung Cộng cùng lúc nhận được lệnh hành động, ít nhất 8 thiếu tướng đã bị bắt, trong đó đại bộ phận là thân tín của Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu.
(Chú thích : Hội nghị Cổ Điền là để chỉ năm 1929, Hồng quân công nông quân đội ĐCSTQ triệu tập hội nghị lần thứ 9 toàn quân đội tại thị trấn Cổ Điền, huyện Thượng Hàng, tỉnh Phúc Kiến. Đây là hội nghị quan trọng của ĐCSTQ.) – nguồn wiki
Trang tin mạng Boxun của hải ngoại đưa tin; chiến dịch kiểm tra kỷ luật quân sự lần này là chiểu theo chỉ lệnh của chủ tịch Tập Cận Bình, thống nhất triển khai hành động. Những tướng lĩnh bị rớt ngựa lần này, đa số là có quan hệ với hai ông trùm lớn của ủy ban quân sự trước đây là Quách bá Hùng, Từ Tài Hậu; cho đến ủy viên quân ủy trung ương Lý Kế Nại. Lý từng nhậm chức chủ nhiệm tổng cục chính trị, tổng bộ trưởng thiết bị vũ trang, là thân tín của Từ. Tin tức chỉ ra rằng làn sóng bắt quan tham này không những chủ yếu nhắm vào tổng cục chính trị, tổng cục hậu cần và quân khu tỉnh đương địa, mà điều tra chống tham nhũng trong quân đội đã đi sâu vào các quân binh, các quân khu lớn.

Đại thanh trừ trong quân đội – Tin mật báo nhiều thân tín của Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu bị điều tra

Nhật báo Đông Phương của Hồng Kông trích dẫn  tin truyền thông hải ngoại, một nhân sĩ cho hay, chính quyền đương cục đã đi sâu điều tra vào các loại binh chủng trong quân đội Trung Cộng, các quân khu, các ban ngành chính trị trong quân đội. Phó chủ tích ủy ban quân sự trước đây của ĐCSTQ là Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu  cho đến các thân tín của ủy viên quân ủy Lý Kế Nại, gần đây vì liên quan đến tham nhũng mà bị lập án điều tra. Nghe nói có thông tin truyền rằng, trong đó có chiến hữu của quân khu Bắc kinh, đoàn trưởng ca vũ đoàn Lưu Bân, tư lệnh trước đây của quân khu tỉnh Hồ Bắc Uyển Thế Quân, tư lệnh quân khu tỉnh Hắc Long Giang  Khẩu Thiết, bộ trưởng hậu cần quân khu Thẩm Dương Vương Ái Quốc .v.v..
Thật trùng hợp, tin mạng Boxun tại hải ngoại cũng có tin tức nói rằng: Lưu Bân bị ủy ban kiểm tra kỷ luật quân sự bắt đi vào ngày 13 tháng 11. Được biết, vấn đề của Lưu là có liên quan đến Từ Tài Hậu và Thang Xán. Cho đến các vấn đề của cuộc sống sinh hoạt hũ bại của y. Ngày 16 tháng 11, phó chủ tích quân ủy Trung Ương Hứa Kỳ Lượng tại hội nghị công tác văn nghệ trong quân đội, từng cảnh cáo những người công tác văn nghệ quân đội cần phản tỉnh sâu sắc vấn đề của tự thân, và chỉ rõ đối tượng cụ thể là Lưu Bân .v.v…và các loại người như vậy.
Báo cáo trích dẫn thông tin của một nhân sĩ thân tín với phòng tổng cục quân ủy tiết lộ, những con hổ lớn trong quân đội bị rớt ngựa này, bao gồm phó ủy viên chính trị hải quân thiếu Tướng Mã Phát Tường – người nhảy lầu tự sát tại tổng bộ hải quân vào tuần trước. Giới chức bên ngoài loan truyền rằng Mã đã nhảy lầu vào ngày 14, nhưng tin tức chứng minh là vào trưa ngày 13 tháng 11, sau cuộc nói chuyện của ủy ban kiểm tra kỷ luật quân sự Trung Ương đã thông báo trước với Mã;  lần theo dấu vết của y được biết Mã đã nhảy lầu tự sát từ tầng thứ 15 mà chết.
Theo báo cáo, người thứ 3 bị bắt là phó bộ trưởng tổng cục hậu cần Lưu Tranh. Ông ta không những bị bắt đi, mà còn bị ủy ban kỷ luật quân đội tịch thu tài sản, từ trong nhà đem đi không ít vật chứng nghi ngờ có liên quan đến tham nhũng. Tin tức chỉ ra rằng ông ta đã phụ trách thu mua trang thiết bị truyền thông của tổng cục hậu cần một thời gian dài, mà trong quá trình thăng tiến còn có liên quan đến việc mua quan bán chức với phó chủ tịch quân ủy tiền nhiệm Từ Tài Hậu. Đương thời, Từ được bổ nhiệm làm quản lý cả hai ngành tổng cục chính trị và tổng cục hậu cần.
Người thứ tư bị bắt là bộ trưởng tổng cục bảo an chính trị Vu Thiện Quân. Người thứ năm là phó ủy viên chính trị quân khu tỉnh Cát Lâm, Tống Ngọc Văn.

Ba vị tướng lĩnh về hưu của Trung Cộng cũng bị bắt giữ

Bên cạnh đó, theo tin tức Boxun cho biết: những người bị quân ủy ban kỷ luật điều tra bắt đi còn có ba tướng đã nghỉ hưu: 1 là nguyên tư lệnh quân khu tỉnh Hắc Long Giang Khấu Thiết, 2 là nguyên tư lệnh quân khu tỉnh Hồ Bắc Uyển Thế Quân, 3 là bộ trưởng hậu cần quân khu Thẩm Dương, thiếu tướng Vương Ái Quốc.
Khấu Thiết 64 tuổi xuất thân từ quân dã chiến, nhiều lần đảm nhiệm chức vụ phó đội trưởng sư đoàn cơ giới hóa của quân đoàn 40, đội trưởng sư đoàn bộ binh cơ giới,  sư trưởng sư đoàn xe tăng số 5 của đội quân 40, trưởng tham mưu đội quân 40, phó quân trưởng, quân trưởng quân đoàn 23 và tư lênh quân khu tỉnh Hắc Long Giang. Quân đoàn 40 và quân đoàn 23 đều thuộc về quân khu Thẩm Dương, vốn nằm trong phạm vi thế lực của Từ Tài Hậu.
(chú thích: sư đoàn Cơ giới hóa là lấy bộ binh không trang bị vũ trang phòng hộ làm chủ thể trong bộ đội, thông thường có năng lực di chuyển nhất định và áp chế hỏa lực.)
Uyển Thế Quân 65 tuổi cũng là xuất thân từ quân dã chiến, từng đảm nhiệm Sư trưởng sư đoàn 121 thuộc quận đoàn 41, là phó tư lệnh đầu tiên của bộ đội đóng quân tại Hồng Kông (trước khi trao trả cho Trung Quốc), không có kinh nghiệm đóng quân; sau khi trở về từ Hồng Kông, ông ta đã được điều đến bổ nhiệm làm tư lệnh quân khu tỉnh Quảng Đông, năm 1997 thăng chức làm thiếu tướng, năm 2010 làm đến chức tư lệnh quân khu tỉnh Hồ bắc thì về hưu.
Vương Ái Quốc một thời gian dài nhậm chức tai quân đoàn dã chiến quân khu Thẩm Dương, năm 2007 được thăng chức làm thiếu tướng. Vương giành được đánh giá cao của Từ Tài Hậu, người sau đó đã nâng đỡ ông ta lên chức bộ trưởng hậu cần, đến năm 2011 thì về hưu. Điều bất ngờ là cuối cùng ông vẫn chưa được hạ cánh an toàn, vẫn phải đối mặt với kết cục bị điều tra xử lý.
http://vietdaikynguyen.com/v3/25036-tin-mat-bao-tap-can-binh-ha-lenh-8-tay-chan-tay-than-tin-cua-quach-ba-hung-tu-tai-hau-bi-bat/

Mua dâm trả trước

(Baodatviet) - Thấy một phụ nữ 40 tuổi vẫy lại và gạ mua bán dâm, sau khi thỏa thuận giá cả nhưng chưa hành sự thì đã bị người phụ nữ cướp tài sản.

Đêm 7/11, anh Huỳnh Đức L. (1983, trú Quảng Nam) đến CAP Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, Đà Nẵng trình báo về việc bị mất trộm 1 chiếc máy tính xách tay và 1 triệu đồng tại khu vực bờ kè khu Đảo Xanh.
Theo khai nhận của anh L., 23 giờ ngày 7/11, khi anh điều khiển xe máy qua khu vực đường dẫn cầu Trần Thị Lý thì thấy một phụ nữ độ 40 tuổi vẫy lại và gạ mua bán dâm. Sau khi thỏa thuận giá cả, anh L. chở người phụ nữ này vào khu vực bờ kè phía sau quán cà-phê W để “hành sự”.

CAP Hòa Cường Bắc lấy lời khai của Quý.
CAP Hòa Cường Bắc lấy lời khai của Quý.

Tuy nhiên, trước khi “hành sự” thì anh L. lại có nhu cầu đi vệ sinh nên người phụ nữ này ngồi trên xe của anh L. đợi. Tuy nhiên, sau khi anh L. trở lại thì người phụ nữ đã biến mất cùng chiếc máy tính xách tay và 1 triệu đồng anh L. để trong đó.
Qua điều tra, 21h30 ngày 10/11, phát hiện 2 phụ nữ đứng tại đoạn đường dẫn cầu Trần Thị Lý, có hành vi vẫy, đón các nam giới để nói chuyện và gạ mua bán dâm. Gần đó có 2 đối tượng nam giới liên tục sử dụng xe máy quần đảo quanh khu vực nhằm cảnh giới lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.
Đến 23 giờ cùng ngày, tổ công tác bỗng nghe tiếng hô “cướp, cướp” của một nam thanh niên sau khi đi với một người phụ nữ vào khu vực tối nên tiếp cận.
Tổ công tác đã bắt được người phụ nữ leo lên chiếc xe máy gần đó rú ga và một người đàn ông đang cố ngăn cản người thanh niên vừa tri hô cướp…
Số tiền Quý trộm cắp của anh H. và chiếc xe Quý dùng để chạy trốn là của Tấn.
Số tiền Quý trộm cắp của anh H. và chiếc xe Quý dùng để chạy trốn là của Tấn.
100.000 đồng/ cuốc tàu nhanh, trả trước 20.000 đồng
Đối tượng nữ khai nhận tên là Phan Thị Xuân Quý (1982, trú P. Nại Hiên Đông, Q. Sơn Trà, Đà Nẵng), người tri hô cướp là Trần Văn H. (1985, trú Q. Sơn Trà, Đà Nẵng), còn người đàn ông cố ngăn cản H. tri hô cướp là Nguyễn Hữu Tấn (1968, trú P. Vĩnh Trung, Thanh Khê) hành nghề xe ôm.
Theo khai nhận của Quý, do không có tiền chi tiêu cá nhân nên gần đây đến khu vực cầu Trần Thị Lý đứng đường, gạ nam giới qua đường để bán dâm và khi có cơ hội thì trộm cắp tài sản.
 Đến 22 giờ 45, khi “bắt” được anh H. và thỏa thuận giá là 100.000 đồng/“cuốc” tàu nhanh, trả trước 20.000 đồng thì cả hai vào khu vực tối phía sau quán cà-phê W để “hành sự”.
Lợi dụng lúc anh H. sơ hở, Quý đã móc ví anh H. và rút trộm 2.300.000 đồng rồi nhét ví vào vị trí cũ. Sau khi “hành sự” xong, Quý bỏ đi còn anh H. móc ví trả số tiền còn lại thì phát hiện chỉ còn lại 50.000 đồng trong ví nên tri hô cướp...
Thời gian vừa qua, xảy ra nhiều vụ mua bán dâm nghiêm trọng. Thậm chí có trường hợp gái bán dâm bị cướp xe, siết cổ sau khi 'chiều khách'
Ngày 15/9, Công an huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) cho biết, đã bắt giữ đối tượng Đoàn Văn Sơn (17 tuổi, ngụ xã Vong Xuyên, huyện Cẩm Giàng) và Đoàn Đức Tâm (18 tuổi, cùng nơi cư trú) để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Vào ngày 5/9, Sơn đươc một người tên Tâm dẫn xuống Hải Dương mua dâm. Đến xã Tân Trường (huyệnCẩm Giàng) cả hai ghé vào quán cà phê Ngọc Cường và gặp chị B.T. O (quê Hòa Bình).
Sau khi Thỏa thuận giá cả, chị O. đồng ý bán dâm. Sau khi "mây mưa", Tâm và Sơn phát hiện chị O. mang theo 1 xe máy, 1 điện thoại bèn nghĩ ra kế hoạch cướp tài sản rồi tháo chạy. Hai ngày sau đó, Tâm và Sơn tiếp tục xuống cà phê Ngọc Cường để thực hiện kế hoạch. Cũng như lần trước, cả ba đưa nhau đến nhà nghỉ để mua bán dâm.
Tuy nhiên, sau khi “mây mưa” thì 2 đối tượng lợi dụng sơ hở kẹp cổ chị O, cướp đi một xe máy Jupiter và 1 điện thoại di động. Chị O. do bị siết chặt cổ nên bất tỉnh nhưng may mắn thoát chết.
Sau đó, hai đối tượng đi cầm cố số tài sản cướp được, chia nhau mỗi người 1 triệu đồng. Toàn bộ số tiền trên chúng đã “nướng” vào ăn nhậu và chơi điện tử.

Thanh Thanh (Tổng hợp)

Việt Nam phải nhập khẩu cả cái máng lợn!

(Baodatviet) - Dù là ngành giữ vai trò quan trọng số 2 sau trồng trọt nhưng chăn nuôi Việt Nam đang lệ thuộc rất nhiều thứ từ bên ngoài.

Báo Dân Việt dẫn lời PGS.TS Nguyễn Đăng Vang- Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, trong một hội nghị chăn nuôi ở TP.HCM cho biết: “Ngành chăn nuôi chúng ta đang phải nhập khẩu con giống và phụ thuộc hoàn toàn nước ngoài về công nghệ, chuồng trại”.
Theo dẫn chứng của ông Vang, hiện hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1.000 con giống heo, 7.000 – 8.000 con giống bò sữa và 1,2 triệu con giống gia cầm.
Đấy là chưa kể một lượng giống nhập khổng lồ từ Trung Quốc đổ vào nước ta qua con đường tiểu ngạch không kiểm soát được.
“Không tính giống bò sữa, mỗi năm nước ta tốn khoảng 6 triệu USD nhập giống gia súc, gia cầm. Trong đó khoảng 2 triệu USD nhập giống heo và 4 triệu USD giống gia cầm” – ông Vang cho biết.
Chăn nuôi trong nước phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài. Ảnh : Tuổi trẻ
Chăn nuôi trong nước phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài. Ảnh : Tuổi trẻ
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi chia sẻ, sở dĩ họ phải nhập heo giống về do các loại giống heo trong nước chất lượng kém, năng suất thấp, nhiều mỡ và khả năng chống chịu bệnh tật kém. Nguồn heo giống Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ, Canada, Anh, Hà Lan, Đan Mạch...với giá từ 2.500 – 5.000 USD/con, tùy giống.
“Giá mắc hơn trong nước gấp mấy lần nhưng chúng tôi vẫn phải chấp nhận nhập vì năng suất giống ngoại cao hơn gấp 1,5 lần giống nội. Chưa kể, thịt, cơ bắp chắc hơn, lại tiêu tốn thức ăn ít hơn, thoái hóa lâu hơn và khả năng chịu bệnh tật tốt hơn” – một doanh nghiệp chăn nuôi trong nước giải thích.
Không chỉ bán con giống cho Việt Nam, các công ty nước ngoài còn xuất khẩu vào Việt Nam cả hệ thống dây chuyền công nghệ.
Hiện các trang trại nuôi gia công cho các công ty nước ngoài như CP, Japfa phải sử dụng hầu hết các thiết bị, dụng cụ, thuốc men ngoại. Ngoài ra, hầu hết các trang trại, đặc biệt là các trang trại lớn cũng đều phải sử dụng hàng ngoại.
Ông Trần Mạnh Thắng, chủ trang trại ở thôn 8, xã An Ninh (Bình Lục, Hà Nam) cho biết, về nguyên tắc khi tham gia nuôi gia công cho CP, người nuôi có thể chủ động mua các loại thiết bị như tấm tản nhiệt làm mát, sưởi ấm, sàn chuồng cho lợn nái, hay hệ thống máng ăn, uống… chỉ có vaccine là bắt buộc phải sử dụng 100% vaccine ngoại.
Trao đổi với Đất Việt trước đó, TS Lê Hưng Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho rằng, để có được những con số ấn tượng về số lượng xuất khẩu nông nghiệp, ngoài đất và con người, hầu hết đầu vào của nông nghiệp Việt Nam đều nhập khẩu.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, năm 2013, Việt Nam phải chi 500 triệu USD để nhập hạt giống rau, 12,4 tỷ USD để nhập vật tư nông nghiệp, có tới trên 90% thuốc BVTV và máy móc chúng ta phải nhập khẩu.
"Việt Nam không thể mãi tự hào về 25 năm xuất khẩu gạo được nữa. 25 năm mà người dân vẫn không đủ sống, vẫn phải bỏ ruộng thì chứng tỏ nông nghiệp Việt đã hết động lực phát triển. Thành tích giời bể gì nhưng nông dân trả ruộng, thanh niên bỏ ra thành thị là không thể chấp nhận được. Vấn đề của nông nghiệp Việt Nam hiện nay là vấn đề của thời kỳ hội nhập, thời kỳ của chất lượng, hiệu quả. Chính vì thế mới cần tái cấu trúc nông nghiệp", ông Quốc nói.
Khải An