Thursday, August 2, 2018

Đi tìm thế lực thù địch

 Lê Anh
Từ lâu, tôi đã nghe nhiều, rất nhiều cụm từ “thế lực thù địch”. Nghe đến nhàm, nhưng chẳng ai chỉ giùm tôi, bởi nó vô hình. Vậy thì phải đi tìm thôi.
Tôi đã đi tìm thế lực thù địch từ những ngày hợp tác hóa, đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường xã hội chủ nghĩa.
Cái ngày mà tôi chưa phân biệt được chủ nghĩa Mác đúng sai thế nào.


Cái ngày mà khi có kẻng là xã viên hợp tác ra đồng, chờ phân việc, làm chiếu lệ vài giờ rồi về. Tối họp bình công chấm điểm thì cãi nhau om sòm, mà có nhiều nhặn gì đâu, giỏi lắm mỗi công một cân thóc. Để rồi “Ơi anh chủ nhiệm anh chủ nhiệm/ Hai tiếng thân yêu lời cảm mến/ Tay anh nắm chặt tay xã viên/ Xốc cả phong trào cùng tiến lên” đi vào trang sách học sinh theo thơ Hoàng Trung Thông.
Cái ngày mà khi thu hoach thì bố mẹ đi trước, con cái theo sau (gọi là đi mót) cướp hết những thứ ngon. Cuối buổi thu hoạch về sân kho hợp tác chỉ những đống lúa xơ xác, hoặc những đống khoai chạc khoai rễ. Để rồi “Dân làm chủ dập dìu hợp tác / Lúa mượt đồng ấm áp làng quê/ Chiêm mùa cờ đỏ ven đê/ Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn” đi vào trang sách học sinh theo thơ Tố Hữu .
Cái ngày mà đói triền miên, cả năm may ra có bữa no cơm và có thịt, đó là ngày tết. Để rồi “Những người lao động quang vinh/ Chúng ta là chủ của mình từ đây” đi vào trang sách học sinh theo thơ Tố Hữu.
“Chẳng nhẽ chủ nghĩa cộng sản lại thế này ư?” Từ thắc mắc đó tôi đọc “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” và “Chính trị kinh tế học”. Vì còn tuổi vị thành niên, nên dù nghi ngờ nhưng tôi chưa dám nghĩ Mác sai, nhưng ít nhất là ta làm sai Mác. Mác nói, đại ý “phải phân biệt vô sản và vô sản áo rách (bọn khố rách, áo ôm)”. Ta đã dùng “vô sản áo rách” trong CCRĐ. Ta đã cưỡng bức vào hợp tác xã, trong khi lẽ ra phải hoàn toàn tự nguyện. Trong “Chính trị kinh tế học”, theo Khơ rút sốp “có thể đoạt chính quyền bằng nghị trường”, còn theo Bregiơnhep “chỉ có thể đoạt chính quyền bằng bạo lực”, ta theo bạo lực. Tại sao lại phải dùng bạo lực? Tôi tự hỏi vì tôi đã đọc đâu đó “bạo lực là sản phẩm của phía yếu, bất tài và vô lực”. Tất cả những nhà cầm quyền theo chủ thuyết “sức mạnh chính trị nằm trên đầu nòng súng” đã đưa đất nước họ (trục phát xít) gục ngã. Sau gục ngã có thể họ bị yếu, có thể họ thuộc bài nên đã điều chỉnh hướng đi. Các nước theo trục chủ nghĩa xã hội lại tiếp tục theo vết xe đổ đó, để đến nay tan rã. Thảm thay!!!
Cái thời mà, thế hệ cha anh tôi, những người đã qua CCRĐ luôn thuộc nằm lòng câu “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” hoặc “chủ nghĩa cộng sản làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”.
Tôi vào đại học, vào bộ đội. Dù làm khoa học và công nghệ, nhưng tôi luôn tìm hiểu về chế độ, khi mà tuyên truyền và thực tế luôn ngược nhau. Tôi đọc mọi loại sách, từ các sách văn học, xã hội học và chính trị; tiếp cận với nhiều tầng lớp người từ cao xuống thấp, từ cổ đến kim. Do công tác đi đây đó nhiều, nhất là các công xưởng, lại sống hòa nhập nên tôi có điều kiện tiếp cận thực tế. Qua lý thuyết và thực tế tôi đã dần tìm ra thế lực thù địch. Đúng hơn là cái gì đã kìm hãm sự phát triển của nước.
Còn nhớ những năm cuối thập niên bảy mươi của thế kỷ trước có lần tôi nói với bố tôi (đang là cán bộ cao cấp) rằng “đảng sai bố ạ”, bố tôi rằng “đường lối đúng, thực hiện sai”. Đáp “lý thuyết đúng là tự nó đem lại tốt đẹp cho xã hội, ta chẳng làm được gì cả, sao gọi là đúng? Nói vậy là bao biện”. Bố tôi lặng im. Lại hỏi “một xã hội sẽ ra sao nếu trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ?” Rằng “câu hỏi đó đã được Gabriel García Márquez – chủ nhân của giải noben văn học 1982 đã hỏi trong một gặp gỡ các nhà văn Á – Phi – Mỹ La tinh, mà chẳng ai biết thế nào để trả lời”. Vài năm sau bố tôi nói “con đúng, bố sai – từ nay con thay bố giải quyết các việc trọng đại trong gia đình”. Cũng từ đó cho đến lúc lìa trần, ông dị ứng với vô tuyến, đài và báo chí (công cụ tuyên truyền) – những thứ mà trước đây là thực đơn hàng ngày của ông. Ông quay lại nghề tử vi, địa lý và kinh dịch – như là nghề gia truyền; nhưng khi đi theo đảng ông phải bỏ. Chính nghề này đã cứu ông cả vật chất, tinh thần và để lại nhiều ân đức trước khi qua đời.
Cuối những năm sáu mươi, đầu những năm bảy mươi của thế kỷ trước, khi người ta cơ cấu những cán bộ chính trị đi tập huấn một thời gian về làm hiệu trưởng các trường cấp 2 và 3, tôi như đã thấy manh nha một cái gì? Sau đó, khi “chuột chạy cùng sào, nhảy vào sư phạm”; tôi đã thấy rằng: “xã hội ta sẽ thê thảm khi những người học yếu nhất vào giáo dục”. Rồi cải cách giáo dục, như một sự tàn phá đất nước nhanh nhất. Mười lăm năm đi học không có ai dạy cho ta yêu bố mẹ, anh em cả; nhưng được dạy nhiều về lý tưởng cộng sản “vì lý tưởng cộng sản, thanh niên anh dũng tiến lên”. Phải chăng bỏ qua cái thực thể hữu hình, chạy theo cái vô hình kiểu “bỏ hình bắt bóng” là đặc trung nền giáo dục của chúng ta?
Rút cục ta đã đào tạo ra những thế hệ “ăn theo nói leo” là chính, ai không như thế được đội cái mũ “tiểu tư sản trí thức” ngay. Ta không dùng những người tài giỏi, nhưng lại coi trọng những người khôn vặt, láu cá nhiều mưu ma chước quỷ. Chính cái sự đào tạo và sử dụng người đã hủy hoại nhân cách của nhiều thế hệ.
Từ đầu những năm tám mươi của thế kỷ trước lại đây, tôi đã chứng kiến rất nhiều những cuộc chạy chức quyền, chia các vai quyền lực từ các bàn nhậu. Mấy chục năm công tác tôi thấy quá rõ kinh phí bôi trơn cho guồng máy, thông thường là 40% chi phí đầu tư, nhiều chỗ còn hơn. Kinh phí vào công trinh chỉ xấp xỉ một nửa. Đất nước không đổ nát mới là sự lạ.
Cách đây hơn năm thế kỷ Thân Nhân Trung đã viết:
“…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”

Đất nước ta không đào tạo và sử dụng được hiền tài, chỉ dùng được những ai dễ sai bảo, biết ăn theo nói leo, thậm chí vô sản áo rách. Dùng hiền tài đâu có dễ, những người không tài làm sao sử dụng được hiền tài, các bậc hiền tài đâu chịu làm đầu sai. Những người có tri thức, biết được điều hay lẽ phải (tri là biết; thức là hay), sao lại có thể a dua theo bầy đàn không có tri thức dẫn lối? Trong hoàn cảnh ấy, hiền tài chỉ có hai con đường, hoặc vùng lên rồi bị diệt như “Nhân văn Giai phẩm” hay như “vụ xét lại chống đảng”. Hoặc co vào ở ẩn bất hợp tác như đa phần còn lại. Rút cục hiền tài không “can dự” được vào sự phát triển đất nước. Không phải vô cớ mà ở nước Đức có bia mộ ghi “ở đây đã an táng một người, mà người đó dùng được rất nhiều người tải giỏi”.
Vậy là “thế lực thù địch” của đất nước chính là sự ngu tối. Mà cái ngu là tổ phụ của cái ác, tàn phá đất nước hơn tỷ lần cái ác. Con đường cách mạng đất nước ta (mà đặc biệt là cách mạng phát triển xã hội sau năm 1975) đang đi là con đường thiếu ánh sáng tri thức soi đường. Để rồi sau bao nhiêu năm đi vào bóng đêm. Đất nước sau gần bốn mươi năm thống nhất tựa như đổ nát. Nạn tham nhũng tràn lan làm rỗng ruột kinh tế, tai nạn giao thông chết người như có chiến tranh, giáo dục lụn bại, nhân cách đạo đức suy đồi, kẻ thù truyền kiếp phương Bắc uy hiếp trên biên giới, rừng núi, biển đảo và đồng bằng. Cách mạng đâu phải là sự nghiệp của bầy đàn khố rách áo ôm kiểu “mo cơm quả cà đi xây dựng chủ nghĩa cộng sản”. Cũng do ngu tối mà từ ngày độc lập, chúng ta chưa tìm được con đường đi cho đất nước.
Không nghi ngờ gì nữa“thế lực thù địch” của đất nước chính là sự ngu tối, thế lực nào dung túng cho cái ngu, để cho cái ngu hoành hành thì đấy chính là thế lực thù địch của đất nước ta, dân tộc ta.
Thời nay ai thiết người tài
Chỉ cần tai tái, dễ sai hợp thời
Thằng thông minh nó lắm lời
Nó thuyết, nó giáo rối bời thằng ngu
Thằng ngu tuy có lù khù
Mưu ma chước quỷ nó bù thông minh
Sự đời nghĩ lại mà kinh
Nhân tình thế thái, rối tinh rối mù.
H.Q

Đặc khu: Rộng cửa cho lao động nước ngoài

BEIJING - MARCH 12: Steel workers attend the ground breaking ceremony for a new steel factory of the Shougang Capital Iron and Steel Group on March 12, 2007 in Beijing, China. Shougang Capital Iron and Steel is one of the main causes of air pollution in Beijing, and the new steel factory is built in Cao Feidian, Hebei Province. Shougang will move its dirtiest plants out of polluted Beijing, host of the 2008 Summer Olympics, by the end of this year. (Photo by Guang Niu/Getty Images)
Việc làm là một lời hứa kinh điển nhất cho mọi chính sách phát triển kinh tế, trong đó có cả đặc khu.
Nói một cách bao quát hơn, và đúng với tinh thần phát triển kinh tế nhất, tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sản sinh công ăn việc làm, từ đó phát triển các chương trình an sinh xã hội, tạo nền tảng ổn định xã hội là đích đến của mọi chính sách nhà nước, bất kể đó có phải là chính sách kinh tế hay không.
Với tư cách là một mục tiêu chủ đạo cho mọi chính sách công như vậy, một dự án thỏa mãn được lời hứa về lao động đủ khiến những chuyên gia kinh tế và pháp luật khó tính nhất cũng phải chấp nhận lùi bước nhượng bộ. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi các nhóm ủng hộ Luật Đặc khu luôn dùng việc làm như một lợi ích đương nhiên mà đạo luật này sẽ mang lại.
Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thật kỹ các chế định lao động bên trong dự thảo Luật Đặc khu để giải quyết những khúc mắc liên quan.
Miễn giấy phép lao động, miễn thị thực có thời hạn cho lao động nước ngoài
Thông thường, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc tuyển dụng lao động nước ngoài cần thoả mãn điều kiện là nhà tuyển dụng không tìm được người bản xứ cho vị trí họ cần tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ cần phải chứng minh điều này trong hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Tuy vậy, Luật Đặc khu tạo ra những điều kiện cực kỳ dễ dàng và thông thoáng cho lao động nước ngoài. Thoáng đến mức cả lao động kỹ thuật và chuyên gia nước ngoài có thể làm việc ở các đặc khu tới 3 tháng hoặc 6 tháng/năm mà không cần xin giấy phép lao động.
Điều này được thể hiện rõ trong Mục 4 của dự thảo Luật Đặc khu về lao động, tiền lương và an sinh xã hội. Theo đó, người lao động nước ngoài là chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành có thời gian làm việc dưới 60 ngày và thời gian cộng dồn không quá 180 ngày/năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Quy định này gấp đôi quyền lợi hiện tại của người lao động nước ngoài có cùng chức danh trong Nghị định 11/2016 về lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Trong khi đó, người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật cũng có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày/năm tại đặc khu cũng không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Ngoài ra, người sử dụng lao động nếu muốn sử dụng lao động nước ngoài nằm trong các trường hợp trên không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Theo quan điểm của người viết, với những quy định thả lỏng như thế này, kèm với việc Nghị định 11/2016 đã xóa bỏ giới hạn sử dụng lao động nước ngoài (mà trước đây là 3%), khả năng nguồn nhân lực của doanh nghiệp chỉ hoàn toàn là người nước ngoài là rất cao.
Nhưng không dừng lại ở đó, ngoại trừ Bắc Vân Phong, cả Phú Quốc và Vân Đồn đều có những ưu đãi đặc biệt khác cho người lao động nước ngoài và khá dễ dãi trong quản lý nhập cảnh của người nước ngoài, vẽ nên một bức tranh ảm đạm cho nguồn nhân lực Việt Nam.
Tại Vân Đồn, người nước ngoài hoạt động trong ngành “công nghiệp văn hóa” (dù Vân Đồn được định hướng phát triển kỹ thuật công nghệ cao) được miễn giấy phép lao động và thị thực (visa) lên đến 12 tháng. Ở Phú Quốc, người hành nghề khám chữa bệnh nước ngoài nhận được ưu đãi tương tự. Nhưng không chỉ vậy, người nước ngoài của các quốc gia “có chung đường biên giới” cũng sẽ được miễn thị thực trong thời gian nhất định.
Ngược hoàn toàn so với đặc khu của Trung Quốc
Những người ủng hộ Luật Đặc khu thường viện dẫn các đặc khu của Trung Quốc như một hình mẫu. Tuy nhiên, chính sách lao động của đặc khu Trung Quốc trái ngược hoàn toàn với Luật Đặc khu Việt Nam.
Hệ thống pháp luật kiểm soát đặc khu của Trung Quốc không hề giấu giếm rằng họ sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa hiệp nào về lực lượng lao động tại các doanh nghiệp hưởng ưu đãi tại đặc khu.
Trong Chương III của Quy định Lao động, mà cụ thể là tại Điều 19, giới làm luật Trung Quốc ghi nhận rõ nội dung như sau:
“Nhà tuyển dụng lao động tự thân có quyền tuyển dụng các cư dân đang sinh sống tại đặc khu và các cư dân thuộc những vùng đô thị khác dưới sự quản lý của chính quyền đặc khu.
Nếu một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc một doanh nghiệp được đầu tư, thành lập bởi cá nhân, tổ chức Hong Kong, Macao và Đài Loan không thể tuyển đủ nhân viên từ bên trong lãnh thổ đặc khu, các doanh nghiệp này được phép tuyển dụng cư dân từ các vùng khác của Trung Quốc. Cơ quan Lao động thuộc chính quyền đặc khu và các sở lao động địa phương có liên quan có trách nhiệm tổ chức, hợp tác và cung cấp các dịch vụ công cần thiết cho việc tuyển dụng nói trên…”
Như vậy, rõ ràng và thẳng thắn, các công ty tham gia hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh ở đặc khu tại Trung Quốc trong những thập niên 80 và 90 chỉ có hai nguồn tuyển dụng: cư dân Trung Quốc bên trong đặc khu và cư dân Trung Quốc bên ngoài đặc khu. Nói cách khác, họ buộc phải tuyển 100% nhân viên là người bản xứ. Một quy định có phần cực đoan nhưng người viết cho là phù hợp trong tình thế của các quốc gia đang phát triển.
Nếu chính phủ chấp nhận bỏ tất cả những nguồn lợi về thuế, về hạ tầng, thứ chúng ta cần nhận lại ít nhất là việc làm cho người dân, an sinh xã hội đi kèm cũng như kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm sản xuất từ các quốc gia phát triển hơn. Nguồn nhân lực này sẽ là một tài sản vô giá cho cuộc bùng nổ khởi nghiệp tại Trung Quốc mươi năm sau đó.
***
Nếu nhìn vào thực tế đáng lo ngại của các đặc khu tại Campuchia hay Lào, đối chiếu với các quy định pháp luật của dự thảo Luật Đặc khu, có thể khẳng định rằng nỗi lo về khả năng tạo công ăn việc làm cho người Việt Nam của các đặc khu không hề thừa. Lại một lần, những lợi ích mà chúng ta được hứa hẹn, dường như không thể hiện đúng trong các quy định của Luật Đặc khu./.

Thiển cận, kết quả nền giáo dục XHCN hay dân tộc tính ?

Fb. Đỗ Ngà |

guyên tắc chia sẻ quyền lợi là giá trị cốt lõi để khai thác sự cống hiến. Công ty cổ phần là một loại chia sẻ quyền lợi, điều đó sẽ dẫn tới chia sẻ trách nhiệm. Người Việt hiện nay đang vướng vào suy nghĩ thiển cận, rằng kẻ giành phần hơn trong miếng bánh sẽ là kẻ giàu có. Điều đó nó dẫn tới tình trạng cấu xé dẫm đạp để tranh quyền đoạt lợi.
Một tỷ đồng lợi nhuận, sếp cạp mất 900 triệu, còn lại chia cho nhân viên trăm triệu. Trong trăm triệu ấy nhân viên chia nhau, họ chỉ đủ sống cơm ngày 2 bữa nên họ không thể có được cuộc sống thoải mái. Kết quả là, nhân viên bất mãn nghỉ việc, công ty xuống dốc và không còn hoạt động nữa. Lúc này ông chủ tham lam chẳng còn một xu để sống.
Cũng 1 tỷ đồng lợi nhuận, nếu chủ khôn, ông ta sẽ chỉ lấy 500 triệu, còn lại chia sẻ lợi nhuận cho nhân viên. Thấy nỗ lực được tưởng xứng đáng, cả khối nhân viên phấn đấu hơn nữa. Kết quả là, năm sau lợi nhuận công ty tăng lên thành 4 tỷ. Thế là chủ được 2 tỷ và nhân viên được 2 tỷ. Công ty cứ thế tăng trưởng doanh số và phát triền bền vững.
Đấy là bài học, muốn tìm kiếm những cái được cho mình thì trước hết phải cho đi. Ta thấy 90% của 1 tỷ thua xa 50% của 4 tỷ. Với người có tầm nhìn xa, họ tính đến giá trị nhận được. Rõ ràng biết chia sẻ lợi nhuận là cách khai thác sự cống hiến. Đây là giá trị cốt lõi mà nhà quản lí cần phải xây dựng. Với người tầm nhìn ngắn, họ tính đến tỷ lệ họ nhận được. Điều đó dẫn tới việc, họ tìm kiếm lợi nhuận bằng sự bóc lột. Đây không phải là cách để phát triển. Tất nhiên, về quản lí, còn có nghệ thuật ứng xử của lãnh đạọ và văn hoá công ty vv…hỗ trợ. Nếu không khí làm việc thoải mái, thưởng phạt nghiêm minh, thì giá trị nhận được từ bộ máy sẽ cao hơn. Có một nguyên tắc chung, hãy cho đi thì sẽ nhận lại nhiều hơn mong đợi. Đó là giá trị bền vững.
Nói đến quốc gia cũng thế. Thuế là nguồn thu chính để chính phủ chi tiêu. Cách đánh thuế cũng rất quan trọng, có cách đánh thuế bảo vệ nền sản xuất, cũng có cách đánh thuế kìm hãm sản xuất. Với Hàn Quốc, ắt họ phải có chính sách thuế hợp lí mới nuôi các Chaebol lớn mạnh như hôm nay. Và chắc họ cũng có chính sách thuế bảo vệ nền sản xuất non trẻ khi nước Hàn Quốc mới bắt đầu công nghiệp hoá. Kết quả, khi nền kinh tế lớn mạnh, tiền thuế đóng góp cho chính phủ chắc chắn là nhiều hơn thuế mà chính phủ Việt Nam thu của dân Việt, mặc dù chính phủ CSVN đánh thuế dân mình rất nặng.
Cũng là thuế, nhưng CS lại chỉ chăm chú làm sao để vét cho sạch túi dân. Thuế nông sản Trung Quốc được áp 0%, còn thuế nội địa đánh trên đầu nhân dân rất nặng. Chiếc ô tô, dân Việt phải bỏ ra số tiền gấp 3 lần xe cùng loại ở Mỹ, trong khi hàng nông sản Tàu không chịu thuế và nó đánh chết nông nghiệp Viêt.
Tầm nhìn ngắn, chăm chăm vào tỷ lệ nhận được để được nhiều hơn kẻ khác mà bất chấp những giá khích lệ. Đấy là tính chất của người Việt Nam hôm nay. Đây là dân tộc tính của người Việt hay do CS nhồi sọ mà thành? Tôi cho là từ nền giáo dục XHCN và tấm gương bẩn của chính quyền. Chính vì thế, Việt Nam cứ luẩn quẩn quanh ao làng mà khó bứt phá lên được./.

Những trái bom nước lơ lửng trên đầu dân Việt

Sự kiện một trong các đập chắn nước của Thủy điện Xepian – Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu của Lào bị vỡ tối 23 tháng 7, nhấn chìm sáu làng của huyện Sanamxay, khiến hàng ngàn gia đình trắng tay, ít nhất 6.500 người rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất, đến nay, lực lượng cứu nạn mới chỉ tìm được 9 thi thể trong số hơn 100 người mất tích,… đã dấy lên mối lo về hàng trăm công trình thủy điện từng được ví von như những trái bom nước lơ lửng trên đầu hàng chục triệu người Việt. Đặc biệt, thảm họa từ thủy điện Xepian – Xe Nam Noy làm người ta liên tưởng đến những cảnh báo về chuỗi thủy điện bậc thang Sơn La – Hòa Bình,…
Đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy bị vỡ gây ngập lụt ở ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào. Ảnh: IT.
Ngay sau đó, hệ thống truyền thông chính thức của chính quyền Việt Nam lên tiếng trấn an công chúng rằng, độ an toàn của Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình là “gần như tuyệt đối” (1), thậm chí theo thiết kế thì đập chắn nước của Thủy điện Hòa Bình có thể chịu được lực tác động tương đương… bốn trái bom nguyên tử mà Mỹ đã từng thả xuống Hiroshima và Nagasaki hồi cuối Thế chiến thứ hai, nếu xảy ra động đất cấp 8, cấp 9 thì con đập này cũng không suy suyển (2). Hệ thống truyền thông chính thức của chính quyền Việt Nam thừa nhận cảnh báo khi chính quyền Việt Nam dự tính xây dựng Thủy điện Sơn La, nếu đập chắn nước của Thủy điện Sơn La vỡ, nước từ trên cao sẽ tràn xuống, khiến đập chắn nước của Thủy điện Hòa Bình vỡ theo, ít nhất sẽ có sáu tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ bị xóa xổ, “khoảng 12 triệu dân sẽ thành… cua, cá hết” song nhờ “trí tuệ Việt Nam, các công đoạn khảo sát chọn vị trí – thiết kế – thi công đều đạt mức tối ưu nên đập Thủy điện Hòa Bình không thể “vỡ ục”, có “rò rỉ, thẩm lậu thì cũng đủ thời gian sửa chữa”…
***
Đập chắn nước của Thủy điện Sơn La, đập chắn nước của Thủy điện Hòa Bình vẫn còn nguyên nhưng từ khi các công trình này và những công trình thủy điện khác thành hình, theo thời gian, mùa mưa đồng nghĩa với thảm họa, mức độ thảm khốc, thiệt hại nhân mạng, thiệt hại tài sản của năm sau luôn luôn cao hơn năm trước…
Chẳng riêng khu vực Tây Bắc – nơi các đợt lũ, lụt cách nay vài tuần đã làm ít nhất 30 người thiệt mạng, nhiều khu vực trở thành bình địa vì sạt lở, lũ quét, dân chúng Hà Nội cũng lâm nạn, các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì,… đều đang chìm sâu trong nước. Thậm chí 3000 người dân của xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ngâm trong mực nước ít nhất là ngang thắt lưng từ 21 tháng 7 đến nay (3). Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Hà Nội xác nhận với báo giới, Hà Nội có tới tám huyện ngoại thành đang đối diện với thảm họa lũ, lụt. Tới nay, diện tích bị chìm trong nước vẫn còn khoảng 3.000 héc ta (4)… Họa vô đơn chí, nước các con sông vẫn đang dâng lên vừa nhanh, vừa cao, đã có một số cống, đoạn đê bị bục, vỡ. Chủ tịch thành phố Hà Nội đã ra lệnh chuẩn bị để khi cần, có thể di tản khẩn cấp 14.000 gia đình ra khỏi khu vực được xác định là… vùng phân lũ (4)!
Tới giờ này lũ lụt đã làm ít nhất ba người dân Hà Nội thiệt mạng (một người dàn ông và hai đứa trẻ, một 9 tuổi, một 12 tuổi, cùng cư trú ở huyện Chương Mỹ) (5). Còn thiệt hại về tài sản? Ông Chu Phú Mỹ tiết lộ, các ao – đầm nuôi thủy sản, trang trại chăn nuôi, xưởng sản xuất,… vẫn chìm trong nước. Sau khi hối hả chạy lũ, hàng ngàn người dân ở các xã Tân Tiến, Tốt Động, Hoàng Văn Thụ,… thuộc huyện Chương Mỹ vẫn chưa thể trở về tư gia của mình vì nước chưa rút. Ông Mỹ giải thích Hà Nội hứng chịu lũ lớn, lụt sâu là vì “lượng nước lớn chảy từ tỉnh Hòa Bình và huyện Ba Vì về”.
Thủy điện Hòa Bình xả lũ Ảnh: Chí Hiếu
Ông Mỹ chỉ dám nói đến thế vì từ khi thiệt hại do lũ, lụt tăng nhanh, Tổng cục Phòng – Chống thiên tai thuộc Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn bắt đầu chỉ trích những nhận định, theo đó, lũ lụt trầm trọng là do các thủy điện Sơn La, Hòa Bình ở thượng nguồn sông Đà xả lũ để bảo đảm an toàn cho đập chắn nước của hai công trình này.
Dẫu cho hệ thống truyền thông tại Việt Nam chưa tự ý đục bỏ các tin đã đưa: Bão đến, mưa lớn, nước từ các nơi đổ về, ngày 7 tháng 7, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng – Chống thiên tai cho phép hai nhà máy thủy điện là Sơn La, Hòa Bình được mở cửa xả nước xuống hạ du (6). Ngày 14 tháng 7, cũng cơ quan này ra lệnh cho bộ phận điều hành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình tiếp tục mở cửa thứ ba để xả thêm nước xuống hạ du (7). Ngày 21 tháng 7, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng – Chống thiên tai gửi công điện ra lệnh cho bộ phận điều hành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở thêm một cửa xả nước nữa (8). Trong bản tin thời sự phát sáng 23 tháng 7, VTV loan báo, sau khi thị sát thực địa, Bộ trưởng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn chỉ đạo: “Đóng ngay một cửa xả của Thủy điện Hòa Bình, giảm bớt lượng nước dồn về hạ du” (9) – song cách nay vài ngày, Tổng cục Phòng – Chống thiên tai bắt đầu chỉ trích, nhận định lũ, lụt nghiêm trọng là do Thủy điện Hòa Bình xả lũ “không chính xác, gây hoang mang dư luận”. Ông Trần Quang Hài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai nhấn mạnh: Lũ, lụt nghiêm trọng là do mưa ở rừng ngang và từ trên núi đổ về. Đây là tình huống đặc biệt nhưng không phải tình huống bất thường bởi năm ngoái đã xảy ra!
Theo khuynh hướng ấy, Tổng cục Phòng – Chống thiên tai bác bỏ thắc mắc, phải chăng chín căn nhà nằm ven sông Đà, đoạn chảy ngang thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, đổ ụp xuống sông từ chiều 30 đến rạng sáng 31 tháng 7 và 25 căn nhà khác trong khu vực vừa kể đang đối diện với nguy cơ tương tự là do các thủy điện Sơn La, Hòa Bình đồng loạt đóng, mở các cửa xả lũ một cách đột ngột (?). Cơ quan này giải thích, tình trạng sạt lở đe dọa tính mạng, tài sản của gần 40 gia đình chỉ vì khu vực này có mưa quá lớn, kéo dài cả tháng, địa tầng đã “no” nước, kết cấu yếu (10).
Không may cho Tổng cục Phòng – Chống thiên tai là đợt lũ, lụt này xâm hại tính mạng, tài sản, lợi ích quá nhiều người thành ra một số chuyên gia không thể phụ họa. Ngày 1 tháng 8, trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam, ông Vũ Trọng Hồng, một Giáo sư Tiến sĩ từng là Thứ trưởng Bộ Thủy lợi (tiền thân của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn) khẳng định, nhận định khu vực ngoại thành Hà Nội lụt nặng do ảnh hưởng từ việc Thủy điện Hòa Bình xả lũ là “hoàn toàn đúng thực tế”. Ông Hồng lưu ý, việc Thủy điện Hòa Bình đóng hay mở cửa xả không chỉ phụ thuộc vào tình hình mưa lũ mà còn do quy trình tích nước ngược theo hệ thống bậc thang từ trên cao, vì thế đã gây ra một loại lũ khác, đó là “lũ nhân tạo. Ông Hồng nhấn mạnh: Vừa qua, Thủy điện Hòaòa Bình đã gây ra một đợt lũ nhân tạo (11).
***
Cuộc tranh luận tại sao lũ, lụt ở Tây Bắc, ngoại thành Hà Nội trong những ngày vừa qua trở thành hết sức nghiêm trọng có thể sẽ còn kéo dài. Dẫu chưa có kết luận cuối cùng nhưng rõ ràng, loại bỏ yếu tố Thủy điện Sơn La, Thủy điện Hòa Bình xả lũ mang lại nhiều lợi ích: Không ai có thể quy kết trách nhiệm, ảnh hưởng đển “sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng” khi biến việc phát triển ồ ạt các công trình thủy điện trên khắp Việt Nam thành “chủ trương lớn”. Tập đoàn Điện lực Việt Nam – chủ đầu tư và cũng là nơi điều hành hoạt động của Thủy điện Sơn La, Thủy điện Hòa Bình – không phải bận tâm đến nguy cơ bị kiện, đòi bồi thường thiệt hại. Thiệt hại thực tế, đẩy hàng trăm ngàn gia đình vào tình trạng khốn cùng là do thiên tai, vì “biến đổi khí hậu”, cho nên chỉ cần “động viên” các nạn dân là… đủ.
Thủy điện Sơn La, Thủy điện Hòa Bình vẫn còn đó. Sắp tới bên trên Thủy điện Sơn La còn có Thủy điện Lai Châu (bậc trên cùng của hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Đà). Khuyến cáo của đủ loại chuyên gia về tác hại lâu dài của các công trình thủy lợi, thủy điện đối với môi trường, dân sinh, nông nghiệp, sinh hoạt, an sinh xã hội,… vẫn không lọt vào tai, khiến bất kỳ viên chức hữu trách nào động não./.
Chú thích

Biểu tình và gây rối: ai biểu tình và ai gây rối?


Trúc Giang (VNTB) – Biểu tình là quyền hiến định. Nếu có xảy ra việc ‘gây rối’ trong cuộc biểu tình đó, thì trách nhiệm ở đây – chiếu theo Điều 167 Bộ Luật Hình sự, đó còn là bổn phận của lực lượng công an, vì họ có nhiệm vụ phải giữ gìn trật tự cho cuộc biểu tình.
***
Biểu tình đương nhiên phải là… tụ tập

Hôm 30-7, Tòa án Nhân dân thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) mở phiên hình sự sơ thẩm, xét xử 20 người về tội gây rối trật tự công cộng. Đây là những đối tượng mà cáo trạng cho rằng quá khích, tụ tập gây rối trong ngày 10-6 trên địa bàn TP Biên Hòa.

Trình bày tại phiên tòa, phía đại diện viện kiểm sát mô tả: “Mặc dù lực lượng công an đã phát loa tuyên truyền, nhắc nhở người dân tuân thủ pháp luật, không được tụ tập thành đám đông trên đường, nhưng đám đông đã không chấp hành mà tiếp tục quay lại ngã tư Lạc Cường chuyển hướng vào đường Dương Tử Giang…

Những đối tượng trên cùng đám đông khoảng 200 người đã gây rối trật tự nơi công cộng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương; làm ách tắc giao thông trên tuyến quốc lộ 1A, đường Phạm Văn Thuận, Dương Tử Giang kéo dài… Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, 20 đối tượng trên bị Công an TP Biên Hòa lập biên bản phạm tội quả tang”. (dừng trích)

Ở đây, phía công tố đã không dùng từ “biểu tình” của một quyền hiến định, mà dùng cụm từ “tụ tập thành đám đông” nhằm để “gây rối”. Khi có đám đông gây rối, thì việc công an tiến hành bắt giữ hình sự và khởi tố là lẽ đương nhiên.

Trên thực tế thì lại không phải vậy. Đó là cuộc biểu tình đúng nghĩa, có điều ai là người khởi xướng cuộc biểu tình ấy thì trong cáo trạng, và diễn biến phiên tòa hình sự sơ thẩm nói trên đã không được đề cập.

Về mặt chính trị, ở đâu dân bất bình ở đó tất có tụ tập, nếu không, không thể nói dân làm chủ. Ngược lại, nếu nhà nước bất chấp và cấm đoán, tất nó (phản ứng, bức xúc xã hội) sẽ tích tụ, cộng hưởng ngày một lớn hơn cho tới khi quá ngưỡng, chuyển qua bạo động.

Cuộc biểu tình lan rộng ở nhiều tỉnh, thành phố hôm 10-6 là một phép thử cho điều đó; và ai đã đủ thế, đủ lực để tiến hành phép thử ấy mới là vấn đề mà tin chắc rằng không phải ngẫu nhiên chủ tịch Nước khi tiếp xúc cử tri, đã biểu thị sự đồng tình cần có Luật Biểu tình; và sau đó là quyết định đình bản 90 ngày tờ Tuổi Trẻ Online vì ‘dám’ đưa phát biểu này của chủ tịch Trần Đại Quang.

Biểu tình nhuốm màu bạo lực vì đám đông gây rối?

Trong một văn bản phát hành ngày 31-7-2018, hai đồng chủ tịch của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam là bác sĩ Nguyễn Đan Quế tại Sài Gòn, và linh mục Phan Văn Lợi tại Huế, kêu gọi chính quyền Đồng Nai “hãy tuân thủ cam kết tôn trọng nhân quyền, trả tự do cho tất cả người người biểu tình ôn hòa bị kết án”.

“Quyền tự do tụ họp nói đến sự hiện diện của một số người tạm thời ở nơi công cộng hay nhà riêng vì một mục đính nào đó. Chỉ tụ họp ôn hòa mới được bảo vệ. Thuật ngữ “ôn hòa” được hiểu bao gồm các hành động có thể gây ra sự bực bội, phiền lòng hay ngay cả làm cản trở các hoạt động sinh hoạt của bên thứ ba. Người tham gia biểu tình cần phải tiết chế hành động bạo lực.

Sự sử dụng bạo lực của thiểu số sẽ không mặc nhiên đưa đến kết luận rằng đó là biểu tình bạo lực. Những cuộc biểu tình có sự phản kháng thụ động chống lại hành động vũ lực thì có thể xem như ôn hòa. Một thí dụ khác, một biểu tình viên không dùng bạo lực trong một cuộc biểu tình có ít nhiều bạo lực thì ngưới đó vẫn xem là biểu tình viên ôn hòa. Những hành vi có thể bị xem như “bạo lực” bao gồm cư xử bất nhân hay xúc phạm nhân phẩm.

Nghĩa vụ của nhà nước là phải tạo điều kiện và bảo vệ quyền tự do tụ họp ôn hòa. Cụ thể, nhà nước cần giữ an ninh địa điểm của người biểu tình và bảo đảm việc thông tin truyền thông về biểu tình được thực hiện mà không bị cản trở.

Các hạn chế, chế tài quyền tự do này cũng phải cân đối. Nhà nước chỉ nên áp dụng biện pháp can thiệp tối thiểu để đạt mục đích theo luật định. Nguyên tắc cân đối đòi hỏi nhà nước không được áp đặt biện pháp hạn chế một cách máy móc, làm lệch mục tiêu biểu tình, thí dụ như chuyển địa điểm biểu tình sang nơi ít dân cư”.

Tuyên bố “Kết án người biểu tình ôn hòa là vi phạm quyền con người” của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam, biện giải như vậy.

Góc nhìn khác, một cán bộ đang công tác trong cơ quan trực thuộc Thành ủy TP.HCM, nói với người viết rằng tại sao không thử đặt câu hỏi về thủ lĩnh của những cuộc biểu tình, của ‘tụ tập gây rối’ kia là ai?

“Thử nghĩ coi có phải nhân vật Vũ nhôm trong vụ án ngân hàng Đông Á vừa bị trả hồ sơ điều tra, vốn liên quan tới tiết lộ bí mật quốc gia với các nội dung từng đăng tải trên trang web Chân dung quyền lực? Không có thủ lĩnh đủ tầm, đủ lực thì chắc chắn cuộc biểu tình, hay ‘tụ tập đông người’ khó thể kéo dài gần như suốt ngày, lan rộng và cả bạo động mà lực lượng công an vẫn khoanh tay đứng nhìn. Tương tự, nghề viết lách nếu không có ‘tin tức nội bộ’, thì làm sao khui được những chuyện ‘bán đứng nhau’ như trên trang Chân dung quyền lực?”. Vị cán bộ này đặt hàng loạt câu hỏi.

Nhìn lại cuộc biểu tình ở Đồng Nai, ở Bình Thuận rồi khi ra tòa thì lại xử tội tụ tập gây rối, xem ra có lẽ không hề có sự ngây thơ chính trị nào ở đây.

Nguyễn Phú Trọng dọn đường để bứng Trần Đại Quang khỏi ghế chủ tịch nước

CTV Danlambao - Khi cho những "chiến sĩ công an" dưới thời Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang trở thành côn đồ - tội phạm, Nguyễn Phú Trọng đang từng bước dọn đường để quy trách nhiệm cho Trần Đại Quang và bứng ông này ra khỏi ghế Chủ tịch nước. Con đường Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước đang được khai quang cho "tổng thống" Nguyễn Phú Trọng.

Cho đến nay, những tướng, tá công an sau đây thuộc đàn em của Trần Đại Quang, với chức vụ từng nắm trong Bộ Công an, đã được đưa vào lò hay nằm trước cửa lò Nguyễn Phú Trọng: 

1. Trần Việt Tân: Thượng tướng, Thứ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo. 

2. Phan Hữu Tuấn: Trung tướng, Phó Tổng cục Tình báo; 

3. Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm: Thượng tá tình báo; 

4. Bùi Văn Thành: Trung tướng, Thứ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật; 

5. Lê Văn Minh: Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật; 

6. Ksor Nham: Trung tướng, Phó Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật

7. Nguyễn Văn Chuyên: Trung tướng, Phó Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật; 

8. Vũ Thuật: Trung tướng, Phó Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật; 

9. Bùi Xuân Sơn: Trung tướng, Phó Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật; 

10. Trần Quốc Cường: Trung tướng, Cục trưởng Cục Chính trị-Hậu cần; 

11. Phan Văn Vĩnh: Trung tướng, Tổng Cục trưởng Cục Cảnh sát; 

12. Nguyễn Thanh Hóa: Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát Công nghệ cao. 

...

Ngoài ra còn một cán bộ công an là Nguyễn Hữu Bách, không công bố chức vụ. 

Tất cả những quan chức công an còn đảng còn mình này đang đối diện với viễn ảnh: còn Trần Đại Quang ngồi ở ghế Chủ tịch nước thì hết còn mình. Ngược lại, bứng đi những tay chân công an thân tín, chuyên gia làm giàu của Trần Đại Quang thì Nguyễn Phú Trọng sẽ có được con đường thênh thang để tính sổ chủ tịch Quang với lý do những vi phạm xảy ra dưới quyền và quản lý của Bộ trưởng công an Trần Đại Quang. 

Bên cạnh chặt gọn tay chân của Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng còn triệt hạ uy tín của chủ tịch nước bằng cách ra lệnh cho đàn em xoá bỏ những tuyên bố của Trần Đại Quang về Luật Biểu tình, đình bản báo Tuổi Trẻ vì đã đăng tải thông tin. 

Nếu kế hoạch loại trừ Trần Đại Quang xảy ra suôn sẻ cộng với sự hỗ trợ của quan thầy Bắc Kinh, Nguyễn Phú Trọng sẽ đạt được mục tiêu nắm luôn cả 2 chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước để trở thành Tổng thống Nguyễn Phú Trọng theo đúng mô hình của Tập Cận Bình. 

03.08.2018

Khối u của CSVN đã bắt đầu di căn

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Căn bệnh ung thư có 3 giai đoạn, giai đoạn bắt đầu, giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn cuối di căn hết phương cứu chữa. CSVN đã trải qua 2 giai đoạn đầu và đang phải trải qua giai đoạn di căn hết thuốc chữa.

Một chế độ độc tài độc đảng, lệnh lạc hay quyết định gì cũng do đảng chỉ định, sống chết gì cũng do đảng định đoạt thì chuyện lợi dụng chức quyền, chuyện tham nhũng là chuyện đương nhiên phải xảy ra. 

Ngay từ ngày đầu thành lập CSVN đã mắc phải căn bệnh này nhưng mới chỉ giai đoạn đầu, sự bịp bợm và tàn ác dã man đã làm cho người dân khiếp sợ trong cuộc CCRĐ 1954. Người dân miền Bắc sợ bị lây bệnh nên đã ùn ùn kéo nhau di cư vào Nam bỏ hết của cải tài sản, ruộng vườn để tìm cái không khí dễ thở hơn và khỏi bị lây lan vi rút cộng sản. 

Sau khi nền đệ nhất Cộng Hoà chấm dứt thì Dương Văn Minh dỡ bỏ hàng rào ấp chiến lược phá vỡ kế hoạch ngăn chặn du kích trà trộn với người dân trong các làng xã, làm cho CSVN hí hửng vì bắt đầu tung người vào nằm vùng, liên lạc, móc nối với bên trong để chống phá miền Nam tự do. 

Cũng trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh này CSVN đã thành lập MTGPMNVN ra sức tuyên truyền, dụ dỗ những người nhẹ dạ đi theo chúng và tiếp tế lương thực cho chúng, chúng nằm vùng và bắt đầu khủng bố miền Nam bằng nhiều hình thức khác nhau, quăng lưu đạn vào đám đông, đặt bom nổ vào các rạp chiếu phim, nhà hàng, chợ búa, trường học. Chính giai đoạn ủ bệnh này chúng làm cho người dân miền Nam cứ nghe tới 2 từ việt cộng lại sởn tóc gáy, cứ nhìn thấy bóng dáng tên VC nào là mặt cắt không còn hột máu, vì thế chúng làm cho người dân mỗi khi có giao tranh giữa QLVNCH và lính VC thì bằng mọi giá phải chạy ra vùng có lính VNCH đóng quân cho an toàn chẳng ma nào dám chạy vào mật khu của chúng cả, đó là sự thật mà ai cũng biết. Nếu chưa kịp chạy thì chúng giữ làm con tin hoặc dùng những người dân này đỡ đạn cho chúng khi chúng chống trả lính VNCH vào làng để giải toả. 

Giai đoạn phát tán là sau năm 1975 cướp được miền Nam VN. CSVN đã chứng kiến cuộc di cư của người miền Nam lần thứ 2 khắp nơi, chúng đã phải chặn và lùng bắt những người đi tìm tự do. Những con người thà chết dưới biển làm mồi cho cá còn hơn sống với căn bệnh thế kỷ CSVN. Chíng điều này đã làm giàu cho chúng vì tiền mua bán bãi, tiền đi bán chính thức của người Hoa, chưa kể chúng gài mìn trên những chiếc tàu thuyền không có người của chúng gài vượt biên, nửa đường tự nổ tung và chúng đi sau vớt hết vàng bạc trôii lềnh bềnh của những người vượt biên đó làm của riêng. Dã man đến thế là cùng. 

Vì giết hết Quân Dân Cán Chính VNCH quá đông cũng không xuể và sợ thế giới nguyền rủa chúng đã nghĩ ra kế hoạch kêu gọi các QDCC đi học tập rồi cho về. Tin lời chúng nên tất cả đều bị trả thù tàn nhẫn trong các trại tù từ Nam cho chí Bắc. Người thân của những QDCC này bị đuổi đi kinh tế mới, bị tống vào rừng sâu nước độc, nhà cửa để lại cho chúng chiếm. Chúng đã vắt cạn sức lao động của người dân bằng những câu lót vàng như:"Lao động là vinh quang", "Tăng gia sản xuất xây dựng XHCN", "L àm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm" v.v... 

Nói chung chúng không từ bỏ thủ đoạn nào dù hèn hạ xấu xa cỡ nào để cướp tiền bạc, cướp nhà cửa của người dân xây dựng trước năm 1975, không cướp được thì chúng mượn nhưng không bao giờ trả lại. 3 lần lừa người dân đổi tiền để cướp trắng trót lọt. Trong nước thì lúa gạo và những gì sản xuất được phải mang đi trả nợ cho Tàu Cộng, người dân cái gì cũng phải mua bằng tem phiếu nhỏ giọt khổ sở trăm bề, phải ăn độn nhiều loại chung với chút gạo như bo bo, sắn mì, khoai lang, thậm chí hết gạo chúng phải bán bột mì cho người dân thành phố ăn trừ cơm, trong khi trước đây miền Tây Nam Bộ là vựa lúa nhất nhì Đông Nam Á. Các nhà máy đều đưa vào quốc doanh để chúng quản lý cho đến khi thua lỗ phải đóng cửa. 

Cứ cho rằng sau chiến tranh thì phải thắt lưng buộc bụng đi, nhưng càng ngày chúng càng lộ bộ mặt bất tài khi kinh tế VN càng ngày càng lao dốc. Sau khi khối Liên Bang Sô Viết tan rã thì các chóp bu của chúng là Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười qua cầu hoà xin thần phục Tàu Cộng để ký kết hiệp ước Thành Đô, vì chúng sợ mất đảng theo gót của Liên Sô. Thời kỳ này chúng gọi là thời kỳ mở cửa, tuy có dễ thở hơn một chút nhưng cũng vẫn nằm trong khuôn khổ do chúng cai trị, mọi cái đều là đảng trị. 

Tới thời Lê Khả Phiêu thì căn bệnh của chúng bắt đầu phát tán, khi LKP được vời qua ép phải cắt đất cắt biển, đất biên giới đã tụt sâu vào bên trong nội địa VN. 

Qua 2 đời thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải sang tới thời Nguyễn Tấn Dũng thì căn bệnh này đã bắt đầu rõ rệt hơn ký cho Tàu Cộng khai thác Boxit Tây Nguyên, ký cho Formosa xây dựng nhà máy sản xuất thép tại Hà Tĩnh. Các công ty Vinashin, Vinalines và các công ty quốc doanh thì nhau phá sản hàng loạt, công ty nào cũng thua lỗ vài ngàn tỷ đồng. Người dân chống đường lưỡi bò bị đàn áp và tù tội một cách dã man. 

Tới thời Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư và Phúc Niểng làm thủ tướng thì căn bệnh này đã trở nặng hơn, làm đâu thua lỗ đấy, thuế má tăng. CSVN không sản xuất được gì ngoài đi vay tiền thế giới hoặc bị gậy đi xin tiền viện trợ không hoàn lại. Trong thời kỳ này chế độ đã đàn áp dã man người dân yêu nước. CS tìm đủ mọi cách để khủng bố tinh thần người dân trong nước những ai chống lại Tàu Cộng, kể cả cầm biểu ngữ "Hoàng Sa - Trường Sa là của VN" là bị ghép tội phản động. Phản đối Formosa gây ô nhiễm môi trường cũng bị ghép cho cái tội nhẹ thì gây rối trật tự công cộng doạ nạt, đánh đập rồi cho về; nặng thì phản động ngồi bóc vài cuốn lịch. Bộ mặt thật bán nước cầu vinh của đảng CSVN đã quá rõ nét khi muốn thông qua đạo luật Đặc Khu cho thuê 99 năm và thông qua Luật An Ninh Mạng. Ra ngoài đường bây giờ đâu đâu cũng nghe nói tiếng Tàu, vì CSVN mở cửa tự do cho Tàu Cộng thoải mái ra vào mà không phải xin bất cứ một thứ giấy tờ nào. 

Kinh tế thì lụi bại toàn quốc, đâu đâu cũng tràn ngập hàng hoá, thực phẩm của Tàu Cộng. Thị trường chứng khoán tụt dốc không ngóc đầu lên được. Đồng tiền mất giá từng ngày, thuế má tăng chóng mặt, hàng hoá tăng vọt đến giật mình. 

Như thế giai đoạn di căn này của CSVN đang chuẫn bị vỡ tung chỉ chờ đem đi chôn. Mà chưa kịp đem chúng đi chôn thì người dân đã bị chôn trước vì nhìn trước nhìn sau, nhìn ngang nhìn dọc cũng đều thấy hàng hoá lương thực tẩm hoá chất của Tàu Cộng tuồn qua đầu độc dân VN đến nỗi các nhà thương quá tải vì căn bệnh ung thư giai đoạn cuối này. 

03.08.2018

Mua vũ khí Mỹ mà sao phải giấu như... Hồ Giấu Gái!?

Tư nghèo (Danlambao) - Quân đội nhăn răng của đẻng ta nổi tiếng là anh hờ ung hung huyền... hèn. Hèn từ chân bám bờ, tay bám ghế, 1 mắt đếm đô, mắt kia lấm la lấm lét liếc ra biển. Hèn từ phương án bảo vệ biển đảo bằng cuốc xẻng đến hạ lệnh quân ta không được bắn (trước) vào quân thù của nước nhưng là bạn của đẻng. Và bây giờ các anh hèn ta lại hèn tới mức mua súng của Mỹ cũng không dám lộ đạn vì sợ các bạn xâm lược nó hết... yêu.

Chuyện đẻng ta xách đờ ít sang Mỹ, bỏ ra trăm triệu đô để mua vũ khí sau khi ông tổng Ô Bà Má tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn cái dzụ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam từ năm 2016, đã trở thành chuyện béc Hù có dzợ. Tức là ai cũng biết! Vậy mà súng câm, đạn lép im ru bà rù... Hỏi mợ Thu Hằng của Bộ ngại giao thì mợ ngại rằng, thui! em hổng xác nhận đâu! để em hỏi các bác đang bám bờ í. 

Thiệt nghe mấy cha, có đi hỏi mấy béc bỏ súng cầm tiền, thả quân dzớt gái, buông giang sơn bán cơ đồ, nhất là cha nội Ngô Xuân Lịch - vua xài thuốc cương dương Nhật Bổn, thì mấy chả cũng biến thành bộ ngại giao luôn: nói ra cha Tập cõi lòng tâm tư! 

Đó là chân dung anh hèn của cái quân đội nhăn răng có số tướng lãnh nhiều nhất hành tinh hiện nay. 

Hồi xửa hồi xưa thì có anh Văn: 

Khi xưa Đại Tướng cầm quân 
Ngày nay Đại Tướng cầm quần chị em! 

Bi chừ thì có anh Lịch: 

Sáng ra Đại tướng cầm... Ottopin  
Đêm về Đại Tướng tuột quần chị em! 

Làm tướng cộng sản thiệt là sờ....ướng!!! 

03.08.2018

Khủng hoảng Tàu cộng và CSVN sụp đổ trước


Cuộc chơi của Trump 

Có lẽ chưa có ông tổng thống nào điều hành chính phủ một cách “khác thường” như ông Trump hiện nay. Có thể vì vậy mà chưa nhiều người lắm hiểu và không tỏ ra thích thú về ông ta, có nhiều tiếng chê bai và chỉ trích hơn. Nhưng, hãy lắng nghe ông ấy.

Có thể nói, ông Donald Trump là người có tính cách cực kỳ quyết đoán và xuyên suốt. Đến tận hôm nay, ông ấy vẫn đang hành động cho mục tiêu “Nước Mỹ Vĩ Đại trở lại!”, ông ấy không hề xa rời mục tiêu này. Và ông ấy quyết đoán đến mức gần như những ông Cộng Hòa cứng rắn cũng không đủ can đảm để làm. Sa thải ngay lập tức những người không theo ý ông ấy hoặc khác quan điểm dù là thân cận như ông Trưởng chiến lược Steven Bannon, hay ông ngoại trưởng tầm cỡ trong ngành dầu khí Tillerson. Có lẽ, một người mà xuyên suốt với mục tiêu trong liền 2-3 năm và còn tiếp tới là rất khó trong bối cảnh chịu áp lực từ nhiều phía, từ những chính trị gia kỳ cựu có mặt trong hai hạ viện, từ các thế lực lớn bên ngoài như ông tổng thống này. 

Thật không may mắn khi Trump và Châu Âu lại đạt về thỏa thuận thương mại với một số nhượng bộ từ Châu Âu và cả từ Mỹ. Những gì không bán ở Tàu Cộng thì bán ở Châu Âu, những gì Châu Âu không mua của Nga thì Ở Mỹ có đến dư thừa. Ồ!, Hóa ra Trump chỉ dọa nạt Châu Âu, vì thật sự Châu Âu đã chìm vào giấc ngủ quá lâu, cần đánh thức dậy, nếu thật sự xem nhau là đồng minh thì cần công bằng trong mối quan hệ ấy trước, và phải hiểu nguyên tắc, không phải kẻ mạnh nào cũng đối đầu nhau, nhưng tuyệt đối, và tương quan, để làm bạn thì tất yếu phải ngang hàng. Châu Âu cần phải nâng cao năng lực quốc phòng, cần xem xét lại nó nghiêm túc, cần nâng cao chi tiêu cho nó, cho đầu tư nghiên cứu, hoặc mua vũ khí, súng đạn chứ không phải đưa tiền cho Mỹ. Và công bằng trong thương mại để tương hỗ lẫn nhau chứ không phải kẻ thù. Nếu Châu Âu chuyển đổi nguồn hàng năng lượng LDG từ Nga qua Mỹ thì coi như Nga lại bị tát cho sệch mặt! 

Trump nói rõ quan điểm xem ông Tập là bạn! Và trừng phạt ZTE đến khủng hoảng, rồi tung gói áp thuế 50 tỷ, và chuẩn bị cho gói tiếp theo nặng ký hơn 200 tỷ! Trump tỏ ra ngưỡng mộ và sùng bái Putin, nhưng lại tìm cách không cho Châu Âu chới với Nga, nếu chơi với Nga thì ngưng chơi với Mỹ. Việc Quốc Hội Mỹ và Hạ Viện trừng phạt, cấm vận Nga, Trump không hề có bất cứ lời nói hay hành động nào can thiệp. 

Tàu cộng khủng hoảng với trò diễn chiến thương mại của Mỹ 

Chúng ta xem xét qua một vài số liệu: 

Thương ngạch Tàu Cộng - Việt Nam: vào khoảng 50 tỷ USD. Với mức thâm hụt mậu dịch này, nền sản xuất quốc nội VN đã gần chết. Với GDP danh nghĩa của Việt Nam là 2,500USD/ người, cho thấy sức dân là nghèo, chi tiêu đa phần người dân là thấp. 

Thương ngạch Tàu Cộng - Phillipines (2016): Tàu Cộng nhập từ Phillipines khoảng 15 tỷ USD nhưng xuất vào nước này đến 19,4 tỷ USD. Tức cán cân vẫn nghiêng về Tàu Cộng đến khoảng 4,4 tỷ USD. 

Thương ngạch Tàu Cộng - Malaysia (2016): Tàu Cộng nhập khoảng 37 tỷ USD và xuất ngược lại khoảng 35 tỷ. Malaysia dôi dư được khoảng 2 tỷ Usd. 

Thương ngạch Tàu Cộng - Indonesia (2016): Tàu Cộng nhập 18 tỷ USD, nhưng xuất ngược lại đến 31 tỷ USD. 

Thương ngạch Tàu Cộng - Thailand (2016): Tàu Cộng nhập từ quốc gia này là 29,2 tỷ USD nhưng xuất ngược lại là 41,9 tỷ USD. 

Thương ngạch Tàu Cộng - Singapore (2016): Tàu Cộng nhập vào khoảng 29,3 tỷ USD và xuất ngược lại là 41,4 tỷ USD. 

Chúng ta xem qua thấy hầu hết các nền kinh tế lớn trong khối ASEAN đều nhập siêu từ Tàu Cộng riêng Malaysia có độ cân bằng khá tốt. Do vậy, có hai vấn đề: 

- Với khối lượng hàng hóa mà nếu ông Trump nâng ngạch thuế trị giá có thể đến 200 tỷ thì các nền kinh tế này không thể hấp thụ thêm được bao nhiêu, tức bản thân thương ngạch giữa các quốc gia này nó đã “đầy”. Ngay như Ấn Độ, quốc gia đang định vị cạnh tranh với Tàu Cộng hiện nhập siêu từ Tàu Cộng khoảng 50 tỷ USD (2016). Nó khó được chấp nhận được “rót thêm” vào thương ngạch nhập siêu, mà ngược lại chính phủ hầu hết các quốc gia này, kể cả Việt Nam, cũng muốn tìm cách làm suy giảm mức thâm hụt này. 

- Các quốc gia lân cận Tàu Cộng luôn ra rả Tàu Cộng là thị trường lớn và cần thiết, nhưng qua số liệu cán cân thương mại cho chúng ta thấy, thật ra ai cần ai nếu các hoạt động thương mại này đình trệ (cứng) hay có các hoạt động gia tăng bảo hộ (mềm)? 

Có thể nói, cuộc diễn chiến thương mại Mỹ-Tàu đẩy các quốc gia này buộc phải có động thái phòng vệ tương tự để bảo vệ hàng hóa và nền sản xuất nội địa trước sức ép của hàng hóa Tàu khi họ hạ giá đồng Yuan. Với những hàng hóa có cùng phân khúc thị trường thì việc hạ giá chủ động đối với đồng nội tệ có tác động cạnh tranh và phòng thủ rất lớn! Đó chính là việc Hà Nội đang triển khai, tính ra qui mô kinh tế thì xét Việt Nam nhỏ hơn so với Ấn Độ, nhưng định mức nhập siêu không hề thua kém! Quá mỏng manh và yếu nên Hà Nội đã hành động trước các quốc gia khác, hạ giá đồng VN, nhưng trong cách nhìn của tôi, cuộc diễn chiến thương mại Mỹ-Tàu kéo càng lâu, Hà Nội càng bất lợi và mất phương hướng diều hành tiền tệ và sẽ có khủng hoảng nội bộ lớn. Kỳ lạ là khối chính trị suy yếu thì sức ảnh hưởng của các nhóm lợi ích kinh tế càng lớn. Nhóm này cũng có đóng góp vào sự thay đổi chính trị ở Hà Nội nhưng vai trò không nhiều và nhất quyết không để nhóm này lớn mạnh. Cho nên, đòi hỏi sự nhận thức đúng đắn của các nhà hoạt động để khi xảy ra sự thay đổi thể chế thì nhất thiết phải tạo ra được hệ thống luật pháp “mạnh” tránh để có sự can thiệp của nhóm này thì đất nước sau này mới có thể phát triển bền vững. Nếu không lại có một thể chế lai căng cộng sản nguy hại tiếp theo và đất nước lại bị bào mòn và không thể phát triển theo hướng bền vững. 

Tàu Cộng khủng hoảng từ cuộc chiến này là tất yếu. Vì mục tiêu của cuộc chiến này có định vị chính trị, nó khiến một cách bắt buộc các dòng đầu tư vào Tàu Cộng phải rút ra. Đây chính là lý do làm kinh tế Tàu Cộng rơi vào khủng hoảng. Vì nó khiến bộc lộ cho cả thế giới và chính nhà lãnh đạo Tàu Cộng nhìn thấy được cái thực lực - cái nội tại giúp họ “tự chủ” được là đến đâu. Một khu vực chủ động về công nghệ như Châu Âu, còn sợ chiến tranh thương mại với Mỹ thì một quốc gia phụ thuộc vào công nghệ, phụ thuộc vào dòng tiền đầu tư, phụ thuộc vào thị trường bên ngoài (Tàu Cộng xuất khẩu hâu hết các sản phẩm công nghệ - nhưng lại nhập khẩu kỹ thuật sản xuất ra nó) để duy trì sản xuất bên trong thì nó không thể chịu nổi áp lực từ cuộc chiến áp thuế khống chế này. 

Ở bài viết trước tôi cho rằng Tàu Cộng sẽ mắc cạn trong hai dự án siêu khủng là tạo lập ngân hàng đối chọi là AIIB, và dự án vành đai vàng - con đường tơ lụa. Vì nó có cấu tạo từ khá nhiều mắt xích, nếu một mắt xích bị vỡ, thì dự án đó sẽ treo vô thời hạn. Mục tiêu kinh tế và mục tiêu chính trị từ hai dự án này không thể hoàn thành. 

Việt Nam sụp đổ trước

Cộng Sản Hà Nội ở đâu khi Tàu Cộng lâm vào khủng hoảng? 

Hà Nội làm gì với núi nợ của mình khi tình trạng kinh tế suy giảm và rớt giá tiền đồng bắt buộc, nhiều người nhầm tưởng đầu tư Tàu Cộng rút đi thì sẽ vào Việt Nam. Đúng! Nhưng không phải thời điểm này, và sẽ không nhiều như những tay chờ sung chính sách Hà Nội chờ đợi. Nếu Hà Nội tự tin mình là cửa ngõ án ngữ thì là sai lầm về nhận thức thời điểm chính trị và ván cờ của ông Donald Trump, kết quả này bộc lộ rõ trong 1 năm tiếp theo và rõ ràng vào giữa quí 3 năm 2019. 

Cộng Sản Hà Nội đối phó ra sao khi các nhà đầu tư sau khi rút ra khỏi Tàu Cộng mà không rót vào Việt Nam như mong đợi?! Họ tìm kiếm đến các nền kinh tế khác có sự ổn định cao hơn và bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn. Thời đại của toàn cầu hóa, lợi thế nhân công rẻ không tác động nhiều nữa, mà là chính sách! Địa thế không còn quan trọng nhiều khi các phương tiện vận chuyển ngày càng phát triển, và chuyển qua các phương thức khác tiết kiệm hơn nhờ những phát minh mới của người Mỹ và giới Tây Phương. Oh, nói đến đây, cho tôi cười mỉa mai cái vào sự ngu dốt của các lãnh đạo đỉnh cao trí tuệ. 

Chúng ta hãy cùng theo dõi kỹ các diễn biến trên thị trường tiền tệ của nhà nước cộng sản Hà Nội. Khi Cộng Sản Hà Nội mất phương hướng điều hành, sẽ có nhiều dấu hiệu bộc lộ và ngay để chúng ta thấy, thì đó là lúc cộng sản Hà Nội chuẩn bị tháo chạy khỏi cái thiên đường của nó. 

03.08.2018