Tuesday, April 15, 2014

VIDEO : NGƯỜI VIỆT TRỘM CẮP BỊ ĐƯA LÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH NHẬT


Ngày hôm qua 15/4/2014, đài truyền hình Nhật đã đưa lên hình ảnh trộm cắp của người Việt khắp nơi trên đất Nhật.

Bốn Việt Nam, trong đó có một người phụ nữ, đã bị bắt giữ trong tháng 4 năm 2014 tại Nhật Bản vì bị cáo buộc đã ăn cắp mỹ phẩm và thực phẩm chức năng trị giá lên tới 188.000 ¥, trong tổng số trong các cửa hàng khác nhau tại các thành phố của Muragame và Mitoyo.

Theo Nippon TV. Nhiều người VN bị buộc tội buôn lậu hàng hoá bị đánh cắp với sự hỗ trợ của các tiếp viên hàng không Việt Nam Airlines.

Một tiếp viên hàng không bị bắt tháng nầy trong khi cô ở Nhật Bản. Trong clip, một người đàn ông Việt được xác định là Đỗ Trung đã bị cảnh sát tại Sakaide thành phố Kagawa bắt giữ khi ông đang cố gắng để chạy trốn.



Nổ súng, tấn công cảnh sát chấn động Cần Thơ


TTO - Từ 3g sáng 16-4, tại Nhà nghỉ 555, P. Châu Văn Liêm, Quận Ô Môn TP Cần Thơ đã xảy ra vụ đột nhập, sau đó khống chế con tin, nổ súng tấn công cảnh sát gây chấn động thành phố.
Công an tại hiện trường vụ án

Nhà nghỉ 555 là một địa điểm khá nổi tiếng tại Quận Ô Môn. Nhà nghỉ sử dụng mặt bằng của các tầng từ tầng 3 trở lên của tòa nhà. Tầng trệt và lầu 1 của tòa nhà được một ngân hàng lớn thuê đặt chi nhánh.
Sau khi nhận được thông tin có người đột nhập vào nhà nghỉ trên, công an phường đã nhanh chóng tới hiện trường.
Tuy nhiên, đối tượng đột nhập đứng trên tầng cao nhất của tòa nhà yêu cầu công an dừng lại, sau đó nã đạn liên tục khiến hai cán bộ công an phường phải xô xe tránh đạn.
Đại tá Trần Ngọc Hạnh, phó giám đốc Công an Cần Thơ, cho biết ngay lập tức vụ việc được cấp báo lên công an cấp trên. 
Công an Cần Thơ nhanh chóng huy động hàng trăm cảnh sát hình sự đặc nhiệm và lực lượng chuyên môn có vũ trang nhanh chóng phong tỏa nhà nghỉ.
Đối tượng cố thủ bên trong và liên tục nã đạn ra phía ngoài. Người dân và lực lượng tại chỗ cho biết có khoảng 50 viên đạn được bắn về phía công an.
Đến khoảng 6g30, nghi can bị bắt dẫn ra xe. Súng được dùng là loại AK báng gấp. Bước đầu xác định đối tượng hoạt động một mình. Công an thu giữ ba băng đạn.
Ngay trong buổi sáng Công an TP.Cần Thơ đã xác định đối tượng thực hiện vụ đột nhập, khống chế con tin và nổ súng chống lại cảnh sát là Tống Hoàng Phúc, 21 tuổi, quê ở P.Thới Long, Q.Ô Môn, Cần Thơ. Công an cũng xác định nguyên nhân vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn tình cảm cá nhân.
Tống Hoàng Phúc là trung sĩ nghĩa vụ công an thuộc PC65, Công an TP.Cần Thơ, hiện đang làm nhiệm vụ bảo vệ Đài phát sóng VN2 ở huyện Cờ Đỏ.
Theo thông tin từ phía công an, trước đó, Tống Hoàng Phúc lấy khẩu súng AK báng gấp của đơn vị rồi mang đến thuê phòng nghỉ tại Nhà nghỉ 555.
Rạng sáng 16-4, Phúc gọi nhân viên nhà nghỉ mang thức ăn lên phòng cho mình. Khi nhận thấy nhân viên đã phát hiện mình mang theo súng, lập tức Phúc khống chế nhân viên này khoảng 1 giờ đồng hồ.
Thấy đồng nghiệp lên phòng khách quá lâu, hai nhân viên khác của nhà nghỉ đi lên phòng để tìm. Thấy có người đến, Phúc bắt đầu xả súng về phía các nhân viên. Các nhân viên bỏ chạy và lập tức báo cáo tình hình cho cơ quan chức năng.
Khi công an xuất hiện, Phúc cố thủ và đưa ra yêu sách buộc công an phải điều một tài xế nữ lái một chiếc xe bồn chở xăng, chở theo bạn gái của mình chạy đến khách sạn. Tuy nhiên, yêu sách này của Phúc đã không được đáp ứng.
Sau đó, Phúc yêu cầu được gặp cha mẹ mình. Công an đã đáp ứng yêu sách này của Phúc, đưa cha mẹ Phúc tới hiện trường.
Theo Công an TP.Cần Thơ, trước mắt Công an TP chỉ đạo tước quân tịch công an nhân dân đối với Tống Hoàng Phúc đồng thời củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định pháp luật.
Hàng trăm cảnh sát được huy động tới hiện trường
Hàng chục viên đạn bắn về phía cảnh sát
Vỏ đạn vương vãi tại hiện trường
Dấu vết đạn tại hiện trường
Nhà nghỉ 555 nơi xảy ra vụ việc - Ảnh: Phương Nguyên
Nghi can bị bắt giữ - Ảnh: Phương Nguyên
Cảnh sát phải nhờ người thân khuyên răn một hồi thì nghi can mới chịu bỏ súng đầu hàng - Ảnh: Phương Nguyên
Cảnh sát đưa nghi can lên xe về cơ quan công an - Ảnh: Phương Nguyên
Cơ quan chức năng áp giải nghi can ra khỏi hiện trường vụ nổ súng - Ảnh: Phương Nguyên
Cảnh sát sẵn sàng bên ngoài khu nhà khi nghi can bên trong - Ảnh: Phương Nguyên
Nghi can được dẫn giải ra - Ảnh: Phương Nguyên
Cơ quan chức năng đưa nghi can về trụ sở công an - Ảnh: Phương Nguyên
PHƯƠNG NGUYÊ

Kẻ trộm xe máy đâm ba cảnh sát hình sự đặc nhiệm

Ngày 15-4, CSĐT Công an Q. Tân Bình (TP.HCM), cho biết đã tạm giữ Nguyễn Phú Quý (22 tuổi, ngụ quận 12) để điều tra hành vi trộm cắp tài sản và đâm trọng thương ba chiến sĩ hình sự đặc nhiệm của quận Tân Bình.

Đồng thời, cơ quan này đang truy bắt một đồng bọn của Quý do có hành vi liên quan.
Vào khoảng 21g ngày 14-4, tổ cảnh sát hình sự đặc nhiệm công an quận Tân Bình phát hiện Quý cùng một đồng bọn chở nhau bằng xe gắn máy có  biểu hiện nghi vấn nên đeo bám. Khi đến trước nhà số 68 Nguyễn Quang Bích (P. 13, Tân Bình) cả hai thấy chiếc xe tay ga hiệu Air Blade đậu phía trước nên dùng đoản bẻ khóa rồi tăng tốc tháo chạy.
Ngay lập tức, nhóm cảnh sát đặc nhiệm đuổi theo. Chạy khoảng vài trăm mét các hình sự đặc nhiệm đạp ngã xe, khống chế Quý. Nghi can đi cùng Quý nhanh chân bỏ chạy.
Quý rút dao bấm trong người ra tấn công nhóm trinh sát gồm Trung sĩ Nguyễn Hoài Hân, Nguyễn Hoàng Ngọc, Tô Hoài Thanh khiến cả ba người này bị trọng thương. Các hình sự đặc nhiệm vẫn khống chế Quý và đưa về trụ sở công an P. 13.
Cả ba chiến sĩ được đưa vào bệnh viện Trưng Vương cấp cứu.
       ĐỨC THANH

Động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 có thể còn kéo dài

Nhà máy thủy điện này có bị rung rinh cũng chỉ là..chuyện nhỏ, khi nào cái nhà máy này bị..sụp bà chè & chết vài ba ngàn mạng người..mới là chuyện lớn. Ohh mà lúc đó thì nhà Sản lại ca bài ca...rút kinh nghiệm..thì huề cả làng thôi, đâu có sao đâu. 
Mấy bác tư lệnh lớp 3 trường làng nhà mình có muốn sống ở khu vực gần thủy điện này không? 
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Các chuyên gia cho rằng hệ thống đới đứt gãy ở khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 phức tạp, tần suất động đất kích thích ở công trình này tiếp tục diễn ra, còn kéo dài.
Trước tình hình động đất kích thích xuất hiện trở lại ở thủy điện Sông Tranh 2, ngày 15/4, đoàn công tác của Viện Vận lý địa cầu do PGS.TS Cao Đình Triều làm trưởng đoàn đã về kiểm tra địa chất xung quanh công trình này ở huyện Bắc Trà My. 
15-4-Anh-1-Dap-Song-Tranh-2-4531-1397557
Công trình đập chính, thủy điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) nhìn từ phía thượng lưu. Ảnh: Trí Tín.
Các chuyên gia nhận định, động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 là loại động đất hồ chứa phản ứng nhanh, có biểu hiện dồn dập theo từng đợt. Những biểu hiện này hoạt động kéo dài suốt hàng chục năm giống với đập thủy điện Koyna (Ấn Độ).
"Tại các nhà máy thủy điện trên thế giới, thông thường sau thời gian vài năm đầu tích nước tần suất động đất kích thích sẽ giảm dần, đi vào ổn định. Điều kỳ lạ là ở thủy điện Sông Tranh 2 dù tích nước lòng hồ 4 năm qua nhưng tần suất động đất kích thích vẫn còn kéo dài, chưa giảm ", ông Triều nhận định. 
Ông Triều dẫn chứng, năm 1967 từng xảy ra trận động đất 6,3 độ richter ở gần đập thủy điện Koyna. Trận động đất trong vùng lòng hồ đã tạo cột sóng khổng lồ vượt qua đập khiến 200 người thiệt mạng, hơn 1.500 người bị thương và hàng nghìn người không có nơi cư trú. 
Sau thảm họa này, Chính phủ Ấn Độ đã chi 70 triệu USD lắp đặt 10 trạm địa chấn, quan trắc vừa theo dõi cảnh báo hiện tượng động đất vừa phục vụ nghiên cứu môi trường sinh chấn. 33 năm sau, ở khu vực này tiếp tục xảy ra trận động đất khoảng 5 độ richter nhưng nhờ có hệ thống trạm cảnh báo kịp thời nên người dân trong vùng đã kịp sơ tán, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản. 
15-4-Anh-2-Dap-Song-Tranh-2-1274-1397557
Vùng lòng hồ công trình thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Trí Tín.
Các chuyên gia đều có chung nhận định hệ thống đứt gãy tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 có biểu hiện phức tạp. Đới đứt gãy này mang tên Trà Bồng hoặc Hưng Nhượng - Tà Vi cách tuyến đập Sông Tranh 2 khoảng 2 km.
Ông Triều cho rằng, động đất mạnh nhất có thể xuất hiện tại khu vực hồ Sông Tranh 2 đạt xấp xỉ 5,5-6,1 độ richter. Nếu động đất mạnh xảy ra trong lòng hồ thì nguy cơ tạo nên cột sóng lớn (sóng thần) tác động trực tiếp vào thân đập có nguy cơ gây vỡ đập. Muốn nắm được quy luật động đất kích thích ở thủy điện Sông Tranh 2 thuộc dạng nào, kéo dài bao lâu, cần phải nghiên cứu thêm môi trường sinh chấn (cấu trúc đất đá, khả năng tích lũy đới dập vỡ, cột nước vùng lòng hồ tác động gây biến đổi môi trường).  
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu) đã ghi nhận hai trận động đất đều ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Cụ thể, ngày 12/1 có độ lớn 2,6 độ richter, độ sâu chấn tiêu 5,5 km và đêm 3/4 có độ lớn 3,4 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 5 km. Hiện Viện Vật lý Địa cầu đã đưa vào hoạt động 10 trạm quan trắc động đất ở khu vực này, trong đó 9 trạm có đường truyền Internet và truyền dữ liệu về Hà Nội, cập nhật 24/24.
Trước đó, sau hơn 1 năm ngưng tích nước, tháng 12/2013, thủy điện Sông Tranh 2 được phép tích nước trở lại đến cao trình 166m, dưới 4m so với cao trình tích nước đầy là 170m.
Trí Tín

Tây Nguyên: “Tiêu tặc” hoành hành

Thứ tư, 16/4/2014 7:26 GMT+7
Kho chứa tiêu của gia đình chị Oanh bị “tiêu tặc” cắt khóa.
TN-Khoảng thời gian này đa số những hộ trồng tiêu trên địa bàn xã Ia Băng, huyện ChưPrông, Gia Lai đã thu hoạch tiêu xong, trong đó có một số người dân đã bán hết tiêu vừa thu hoạch và cũng có một số người dân đang cất trữ tiêu trong nhà. Đây cũng là cơ hội để “tiêu tặc” lợi dụng lúc người dân sơ hở thực hiện hành vi trộm cắp.
Thông tin từ Công an xã Ia Băng, huyện ChưPrông cho biết vào đêm ngày 05/4/2014, tại gia đình chị Nguyễn Thị Oanh (SN 1975, ngụ thôn Phú Tân, xã Ia Băng, huyện ChưPrông, Gia Lai) lợi dụng lúc đêm khuya trời mưa “tiêu tặc” đã cắt khóa cửa nhà kho và khoắng đi gần 7 tạ tiêu mà gia đình chị Oanh vừa thu hoạch xong với tổng trị giá ước tính hơn 100 triệu đồng.

Trao đổi với PV chị Oanh tâm sự: Gia đình chị quanh năm làm rẫy, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào rẫy tiêu và cà phê, suốt năm chỉ đợi đến mùa thu hoạch, bao nhiêu là thứ tiền phải chi ra từ việc lo cho 3 đứa con đang tuổi ăn học, còn phải lo trả tiền phân bón mua nợ để chăm sóc cho rẫy tiêu và cà phê.

Năm nay, do thời tiết khắc nghiệt, mặc dù trồng hơn 1.000 trụ tiêu trong vườn nhà nhưng một số cây có biểu hiện bị chết khô nên gia đình chị chỉ thu hoạch được 7 tạ tiêu khô đang chuẩn bị làm sạch để mang bán lấy tiền trả nợ tiền phân bón cho đại lý và trang trải cho cuộc sống gia đình, nhưng chưa kịp thực hiện thì gia đình đã bị “tiêu tặc” vào khoắng sạch lúc nửa đêm.

Hiện cơ quan Công an đang điều tra và làm rõ vụ việc.

Hân Hân

Nạn nhân TMV Cát Tường bị rạch bụng sau khi chết để làm gì?


(Kênh 13) – Một luật sư tham gia vụ án này vừa hé lộ: sau khi chị Huyền chết, đã được thay quần áo, bác sỹ Nguyễn Quang Thành – nhân chứng trong vụ án này đã rạch hai vết trên bụng nạn nhân. Vậy, rạch bụng để làm gì?
Thêm chứng cứ chị Huyền bị rạch bụng, nhiều khả năng cơ quan điều tra sẽ tập trung làm rõ nguyên nhân chết của chị Huyền sau khi lời khai của nhân chứng Nguyễn Thị Ngọc Thư cho thấy cuộc phẫu thuật có vấn đề nghiêm trọng ngay từ đầu. Nếu kết quả điều tra đúng như vậy thì có thể Nguyễn Mạnh Tường sẽ bị thay đổi tội danh.
Nạn nhân bất thường sau gây tê?
Phiên tòa xét xử vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường hôm 14/4 vừa qua bị hoãn do xuất hiện tình tiết mới: lời khai của Thư mâu thuẫn với Tường. Từ tình tiết mới này có thể điều tra làm rõ nguyên nhân chết của chị Lê Thị Thanh Huyền, dù chưa tìm thấy xác. Vậy, lời khai của nhân chứng Thư có thể làm thay đổi bản chất vụ án không? Được biết, trong lời khai tại cơ quan điều tra, Thư khai không giống tại phiên tòa, lý do của việc thay đổi lời khai này hiện chưa rõ, sẽ được cơ quan điều tra làm rõ.
Những người theo dõi phiên tòa này, nếu tinh ý sẽ nhận thấy không chỉ Thư mà một nhân viên khác cũng khai chị Huyền có biểu hiện bất thường ngay từ khi tiêm thuốc gây tê nhưng Tường vẫn tiến hành phẫu thuật, thậm chí còn cố làm nhanh hơn.
Một luật sư tham gia phiên tòa cho biết: “Lẽ ra HĐXX phải truy đến cùng, làm rõ những mâu thuẫn giữa lời khai của Tường và nhân chứng Thư để tìm ra sự thật thì HĐXX lại cho ngồi xuống, không hỏi gì nữa. Rất có thể khi đó nhân chứng ấp úng vì đang đấu tranh tư tưởng để nói ra sự thật”.
Nỗi đau không nguôi của gia đình nạn nhân
Nỗi đau không nguôi của gia đình nạn nhân
Điều tra bổ sung theo hướng nào?
Nếu đúng như lời nhân chứng Thư thì rất có thể chị Huyền đã sốc phản vệ sau khi Tường tiêm hỗn hợp các loại thuốc và Tường đã bỏ mặc chị Huyền, không đưa đi cấp cứu ngay khi đó. Chị Huyền có thể chết vì thứ thuốc hỗn hợp đó.
Giả thuyết này càng được củng cố khi trong hồ sơ vụ án, cơ quan chuyên môn về y tế đã kết luận quy trình pha thuốc hỗn hợp của Tường là không được phép, có thể gây phản ứng. Điều này ngược hoàn toàn với lời khai của Tường rằng chị Huyền phẫu thuật xong xuôi rồi mới có biểu hiện bất thường.
Để làm rõ nguyên nhân chết, cơ quan điều tra cũng cần làm rõ thời gian cuộc phẫu thuật kéo dài bao lâu, kết thúc lúc mấy giờ vì lời khai của Thư hé lộ Tường đã thực hiện ca phẫu thuật nhanh hơn những ca khác vì nạn nhân bất thường ngay từ đầu.
Từ lời khai của Thư, có thể có những giả thuyết: Phải chăng chị Huyền đã rơi vào tình trạng nguy kịch rồi nên không phẫu thuật tiếp nữa, kết thúc lúc 2 giờ chiều? Sau đó, Tường đi lễ chùa cũng vì vấn đề tâm linh trong chuyện này? Để làm rõ thời gian, cũng cần điều tra người đã được Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường nhờ “dò la” tình hình trước cổng nhà chị Huyền từ lúc mấy giờ?
Theo một luật sư nhận định: “Nếu Tường có hành vi không cấp cứu chị Huyền ngay sau thời điểm tiêm thuốc thì đó là hành vi cố ý gián tiếp. Lẽ ra, Tường là một bác sỹ phải biết được tình trạng bất thường của chị Huyền, phải cấp cứu tại chỗ hoặc đưa đi cấp cứu, vào Bệnh viện Bạch Mai ngay gần đó. Có thể kết quả điều tra sẽ thay đổi tội danh của Tường, lỗi cố ý thì chắc chắn tội nặng hơn.
Khi đó, chắc chắn những người là nhân chứng hiện nay sẽ “dính” tội theo”.Cùng với bị cáo Đào Quang Khánh, đến nay có thêm nhân chứng là bác sĩ Nguyễn Quang Thành- bạn của Tường tại Bệnh viện Bạch Mai, cũng là người giúp Tường tham gia sơ cứu nạn nhân đã khẳng định: Nạn nhân Huyền đã bị rạch bụng sau khi chết?
23
Nạn nhân bị rạch bụng sau khi chết?
Một luật sư tham gia vụ án này vừa hé lộ: sau khi chị Huyền chết, đã được thay quần áo, bác sỹ Nguyễn Quang Thành – nhân chứng trong vụ án này đã rạch hai vết trên bụng nạn nhân. Vậy, rạch bụng để làm gì?
Luật sư này cho biết, tại bản lấy lời khai trong hồ sơ vụ án thể hiện, sau khi chị Huyền chết, nhân viên thay quần áo của chị Huyền vào người chị Huyền, sau đó bác sỹ Thành đã rạch hai vết từ vết chích hút mỡ trên bụng ban đầu. “Trong hồ sơ thể hiện Thành rạch thêm hai nhát, mỗi nhát dài 3cm. Các nhân viên khai rạch ra để bóp dịch, nhưng lúc đó ép không có nhiều dịch, không đủ thấm. Sau khi bóp dịch xong, Thành khâu hai bên, mỗi bên hai mũi”.
Điều này trùng khớp với lời khai của Đào Quang Khánh rằng vì gió thổi tốc áo chị Huyền nên Khánh nhìn thấy vết rạch trên bụng chị Huyền khi nâng xác vứt xuống sông.
Tuy nhiên, chiều dài vết rạch lại mâu thuẫn với Cáo trạng. Cáo trạng chỉ nêu: “Tường dùng dao mổ chích vào hai bên thành bụng dưới, mỗi bên 1 mũi, có kích thước khoảng 0,2cm. Còn Khánh khai với luật sư, vết rạch mình nhìn thấy áng chừng 10cm. Và điều mà chưa được làm rõ trong hồ sơ vụ án là vì sao bác sỹ Thành rạch bụng nạn nhân sau khi đã chết? Nếu để hút dịch ra thì đó là dịch gì, hút ra để làm gì? Việc rạch bụng có liên quan gì đến kế hoạch vứt xác không?
Bởi vậy, luật sư tiếp cận vụ án này cho biết, cần phải làm rõ chi tiết trên để làm rõ vai trò của nhân chứng Thành trong vụ án gây rúng động này. Hôm 14/4, Nguyễn Quang Thành được triệu tập với vai trò nhân chứng nhưng chưa được hỏi gì thì phiên tòa đã bị tạm hoãn.

VIDEO: Nhà hàng “đầu độc” sinh viên bằng thùng nhựa?

N.B-11/04/2014 - 17:02

Nhà hàng “đầu độc” sinh viên bằng thùng nhựa?

(PLO) - Ngay gần kí túc xá trường Đại học Bách Khoa – Hà Nội có 1 hàng bán đồ ăn sáng cho sinh viên.  Toàn bộ số cơm rang của cửa hàng đều được đựng vào trong thùng đựng nhựa mà không có nắp đậy, những ẩn họa khôn lường đến sức khỏe nhưng sinh viên vẫn hồn nhiên không biết.


Toàn bộ số cơm rang  của hàng này đều đã được rang sẵn và đựng trong những chiếc thùng nhựa mà không có nắp đậy như vậy. Nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cao do bụi bặm, ruồi nhặng, chưa kể đến lượng cơm thừa không bán hết có thể sẽ bị lưu lại và tiếp tục mang bán vào những ngày kế tiếp. Đây chính là mầm mống gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm.
Qua tìm hiểu sơ bộ với chủ hàng chúng tôi được biết số cơm này là cơm nguội được chủ hàng thổi từ trước và sơ chế tại nhà bằng cách rang qua với nước hàng cho có màu đẹp mắt hơn sau đó cho vào thùng và mang đi bán. Tuy nhiên nguồn gốc thực sự của những thùng cơm này cần phải được kiểm chứng.
Tới địa điểm bán, chủ hàng lấy cơm từ trong thùng ra cho vào 1 cái chảo to và đặt lên trên bếp than để làm nóng cơm. Nếu có khách tới hỏi mua cơm thì chỉ việc xới cơm trong chảo ra và cho vào thêm một số thức ăn khác như : Dưa, thịt, chả… tùy thuộc vào nhu cầu của khách.
Mỗi ngày quán này bán hết khoản 2 thùng cơm rang sẵn, mỗi thùng có thể tích khoảng 18 lít.  Khách hàng chủ yếu của quán là các bạn sinh viên Bách Khoa, Xây dựng… Thông thường mỗi suất như vậy có giá khoảng 15 ngàn đồng.
Bạn Bùi Xuân Đạt – sinh viên năm 3 trường Đại học Bách Khoa – Hà Nội vừa mua cơm rang tại đó cho biết : “ Mình thường xuyên ăn tại các quán ăn trong khu vực kí túc xá của trường vì gần và quan trọng là giá thành rẻ. 1 tuần mình ăn cơm rang ở đây khoảng  hai đến ba ngày”

 Bạn Bùi Xuân Đạt vừa mua cơm rang tại quán cơm gần trường ĐH Bách Khoa
Khi hỏi về vệ sinh an toàn thực phẩm tại hàng này như thế nào Đạt cho biết : “Bây giờ bẩn thì ở đâu chả bẩn, mình ăn ở đây từ năm thứ nhất tới giờ chưa lần nào bị ngộ độc cả, mà bây giờ chỉ có khu vực này là rẻ, phù hợp với sinh viên bọn mình thôi”
 Cơm rang tại quán sau khi bán cho khách 
Chưa nói đến việc cơm rang của quán này có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe của người ăn trong 1 thời gian. Nhưng việc đựng cơm vào những chiếc thùng nhựa không có nắp đậy và đặt xuống gầm bàn như vậy đã gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng.  Mặc dù giá những hộp cơm của quán ăn kiểu như thế này rẻ hơn so với mặt bằng chung, nhưng hậu quả về sức khỏe mà nó mang lại là 1 điều đáng bàn./.

Gà thải Trung Quốc lộng hành “dìm giá“ gà ta

Như Thảo-14/04/2014 - 07:04
(PLO) - Người dân xã Tân Hòa (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) có câu ví von “gà mổ sổ đỏ” để nói về tình trạng điêu đứng càng nuôi gà càng lỗ. Một trong những nguyên nhân chính là do tình trạng gà thải loại Trung Quốc nhập lậu ồ ạt, giá quá rẻ khiến gà ta không bán nổi.
Ngoài trông vào đồng ruộng, nhiều năm nay người dân xã Tân Hòa còn đầu tư chăn nuôi, trong đó thôn U luôn “đi đầu tiên phong”. Trưởng thôn Nguyễn Văn Định cho biết, trước khi cả làng ồ ạt chăn gà, người dân đã từng một phen điêu đứng với nuôi lợn. 
Thời điểm những năm 2000, nhà nào cũng đầu tư chăn lợn. Khi gặp dịch bệnh, lợn chết nhiều, thua lỗ, người dân chuyển sang nuôi gà. Để có vốn chăn nuôi, người ta nối nhau mang sổ đỏ đến ngân hàng vay lãi. “Ban đầu chỉ có ít hộ đem sổ đỏ đến ngân hàng thế chấp. Thấy lãi suất thấp, lại vay được lâu dài nên nhiều hộ làm theo, hiện gần nửa hộ dân trong thôn thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng”, ông Định nói.
Thế chấp sổ đỏ nuôi gà
Mỗi lần đến kỳ trả lãi ngân hàng, cả làng nhốn nháo đi vay tiền. Một số hộ có khả năng mang sổ đỏ về, nhưng cứ rút ra, họ “quay vòng” vay tiếp đầu tư vào nuôi gà, hi vọng giá gà lên.
“Hôm qua không cho đàn gà ăn, nó đói, phá lưới bay ra mổ toang cái sổ đỏ”, anh Nguyễn Văn Kiên (40 tuổi) tự trào. Gần 10 năm nay sổ đỏ nhà anh “yên vị” ở ngân hàng để lấy vốn nuôi gà. Ban đầu chăn nuôi nhỏ lẻ vì vốn ít, khi bán thấy lãi nhiều, nhà nhà đều mở rộng quy mô. Nhớ lại dịp Tết năm 2012, anh xuýt xoa tiếc nuối: “Năm đó giá gà đắt chưa từng thấy, lên đến 84 ngàn đồng/kg. Tôi chăn gần nghìn con gà thịt, bán “cháy chuồng”, trừ chi phí vẫn lãi hơn trăm triệu”.
Một nông dân bên đàn gà đến ngày xuất mà “cho không ai lấy”. 
 
Chuyện vui ấy chỉ còn trong quá khứ. Sau khi trúng đậm, cả làng lại thi nhau mở rộng chuồng trại, mua thêm giống. Ngay cả những nhà chưa chăn gà bao giờ cũng đầu tư “hoành tráng”. Các đại lí cám và thuốc thú ý cũng mọc lên nhan nhản, sẵn sàng đầu tư. “Họ cho mua chịu tiền cám, tiền thuốc, khi bán gà thì thanh toán một thể”, anh Kiên nhớ lại.
Từ cuối năm 2013, giá gà sụt giảm, các hộ chăn nuôi rơi vào tình trạng thua lỗ. Lứa gà chăn bán Tết vừa rồi, nhà nào cũng lỗ ít nhất 20 - 30 triệu đồng. Nhà chăn nhiều lỗ đến gần 100 triệu. 
Người làng chủ yếu chăn giống gà mía để bán thịt. Giá gà phải 50 - 55 ngàn đồng/kg mới hòa vốn, nhưng hiện tại thương lái chỉ trả 40 ngàn đồng/kg, có khi xuống đến 32 ngàn đ/kg. Nhiều hộ tiếc không nỡ bán, cố để lại chăn thêm, đợi giá lên. Tuy nhiên đợi mãi không thấy giá tăng, càng để càng lỗ thêm tiền cám. Đến nay thì bán cũng chẳng ai mua: “Nhà tôi nuôi gần 1000 gà, mỗi ngày cho ăn hết 1,3 triệu tiền cám. Hôm qua vừa gọi điện mà thương lái nói ế lắm, không bán được nên không mua. Trước kia chẳng cần gọi điện, họ vẫn đánh cả ô tô đến gạ bắt”, anh Kiên ngao ngán.
Gà thải loại từ Trung Quốc là “thủ phạm”?
Các hộ dân chăn gà lao đao đồng nghĩa các đại lí phân phối cám, thuốc thú y và cả các trại ấp gà giống cũng “chết chùm” theo. Ông Nguyễn Văn Quyên, chủ đại lí cám không ngừng than thở: “Gà không bán được, người chết đầu tiên là chúng tôi. Toàn bộ các hộ chăn nuôi trong làng đều được các đại lý đầu tư cám. Trong khi các công ty cám không cho chúng tôi chịu tiền dù chỉ một bao, còn người dân thì chúng tôi vẫn bán chịu toàn bộ”. Không biết bao giờ các đại lý cám mới lấy lại được tiền đầu tư vào các hộ chăn nuôi. “Nhà đọng ít là 30 triệu đồng, nhà đọng nhiều hơn 200 triệu đồng”, ông Quyên cho biết.
Nông dân nuôi gà lỗ vốn, trại ấp trứng, đại lý thức ăn chăn nuôi cũng   “chết chùm”.   
 
Lao đao không kém là các hộ cung cấp gà giống. Trại ấp trứng của chị Đồng Thị Hường (42 tuổi) mới đầu tư thêm máy ấp hơn 20 triệu, giờ “trùm mền”. Nhà chị Hường theo nghề này từ hơn chục năm nay. Trước kia chị chỉ ấp thủ công, nhưng từ năm 2013, thấy nhu cầu chăn nuôi của các hộ dân trong vùng lên cao, chị quyết định mua máy ấp về. “Trước kia làm theo đơn đặt hàng nên rất yên tâm. Mỗi ngày ra hàng vạn gà giống, mà ra mẻ nào hết ngay mẻ đó”, chị Hường nhớ lại.
Về nguyên nhân giá gà sụt giảm, theo người dân, do hộ nào cũng chăn nuôi gà rồi mở rộng quy mô nên nguồn cung vượt hơn cầu, giá gà sụt giảm. “Thôn U chăn nuôi mạnh nhất, các thôn khác và các xã khác cũng học tập theo. Ngay cả việc cắm sổ đỏ lấy vốn nuôi gà, các xã bên cũng làm tương tự. Giờ thì cả vùng, ở đâu cũng rơi vào tình trạng “gà mổ sổ đỏ” như dân thôn tôi”, Trưởng thôn chia sẻ.
Một nguyên nhân chính khác, từ năm 2013 đã xuất hiện gà thải loại nghi là từ Trung Quốc được nhập lậu vào nước ta. Loại gà này lại bán với giá rẻ, thịt sẵn nên làm giá gà nuôi trong nước bị giảm theo. “Người tiêu dùng cứ ham đồ rẻ, không cần biết xuất xứ từ đâu ra. Không những thế, nhiều nơi còn nhập lậu giống gà Trung Quốc, cám Trung Quốc về chăn, chi phí rẻ nên bán ra cũng rẻ. Gà của chúng tôi cũng bị đánh đồng, rồi bị thương lái ép giá”, một người dân nói.
Hiện chỉ còn lác đác ít hộ chăn gà, nhưng người ta luôn thắc mắc tại sao giá gà vẫn không hề tăng? .Nhiều hộ chăn nuôi lo ngại, nếu không siết chặt việc gia cầm nhập lậu thì chỉ sau 2 - 3 tháng nữa sẽ xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, giá cả sẽ tăng vọt, nhập lậu gia cầm sẽ tràn lan. Nghịch lý ở chỗ dự đoán trước được như vậy mà không thể làm gì. Hiện giá con giống đã xuống rất thấp, nhưng vốn đã hết, nợ nần ngập đầu, tiền đâu chăn nuôi?

Bộ Y tế: Chúng tôi không giấu dịch sởi

Xin nện 1 câu thần chú:
Đừng nghe những gì việt cộng nói, hãy thấy những gì việt cộng làm.

Cả trăm đứa trẻ chết rồi mới chịu tuyên bố là có dịch sởi, thế không phải là giấu diếm chứ là gì. May cũng nhờ có facebook & những mạng xã hội khác đánh nặng tay quá mới chịu tuyên bố, chứ không thì số oan hồn có thể lên đến ..chục hoặc trăm ngàn thì mới chịu tuyên bố phải không?
Tư lệnh lớp 3 trường làng và cũng là mụ phù thủy Nguyễn Kim Tiến phải chịu trách nhiệm với những oan hồn này.

Đã có 25 trẻ tử vong vì sởi

------------------------------------------------------------------------
Bộ Y tế khẳng định không giấu dịch, virus sởi chưa biến đổi gene và độc lực trong khi phác đồ điều trị mới sẽ tiếp tục được đưa ra bàn thảo.
Theo tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), trong số 103 trường hợp tử vong ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương, có 25 ca tử vong do sởi, 78 ca còn lại bệnh tình nặng, xin về và tử vong do mắc sởi kết hợp với các bệnh nền khác như viêm phổi, viêm đường hô hấp, tim mạch, suy dinh dưỡng… Ngoài ra, Bệnh viện Bạch Mai cũng báo cáo 4 ca, Bệnh viện Nhiệt đới có 1 ca tử vong do sởi.
"Số mắc sởi tại cộng đồng năm nay có thấp hơn so với đợt dịch năm 2009-2010 nhưng số tử vong cao hơn, số ca nặng nhiều hơn. Con số 25 ca tử vong mà Bộ Y tế công bố là hợp lý", tiến sĩ nói.
soi87-4171-1397556790.jpg
Nhiều bệnh viện tại Hà Nội quá tải bệnh nhân sởi. Ảnh: N.Phương. 
"Nghiên cứu virus sởi cho thấy chưa có biến đổi gene và độc lực, do đó việc xác định nguyên nhân là rất cần thiết. Công bố số liệu phải hết sức khoa học và chính xác để tránh hoang mang cho người dân. Bộ Y tế cũng đang tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu về virus học, đặc điểm lâm sàng, dịch tễ học của bệnh để có những kết luận chính xác nhất", tiến sĩ Phu nói.
Bộ trưởng Y tế đã giao cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cùng các bệnh viện ở phía Bắc, Viện Pasteur TP HCM phối hợp với các bệnh viện ở phía Nam khẩn trương thực hiện các nghiên cứu này. Đồng thời cũng tìm hiểu tại sao các ca tử vong sởi chỉ tập trung ở phía Bắc.
Tiến sĩ Phu cũng cho rằng, trước đây bệnh nhân bị sởi chủ yếu điều trị ở nhà, chỉ khi nào có biến chứng mới vào viện. Nay xuất hiện tình trạng quá tải ở tuyến trên, tập trung đông tại Bệnh viện Nhi Trung ương; khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Saint Paul của Hà Nội. Bệnh viện ở các tỉnh lân cận rất ít hoặc gần như không có bệnh nhân sởi.
soi90-9449-1397567396.jpg
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đến thăm khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Hà An.
Tại buổi làm việc chiều 15/4, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế bằng mọi biện pháp không để bệnh nhi bị lây chéo các bệnh khác khi đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế; Khẩn trương tìm biện pháp tiến tới khống chế và cân nhắc công bố dịch sởi nếu thực sự cần thiết.
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng yêu lãnh đạo Bộ Y tế có cơ chế linh động đối với các y bác sĩ đang trực tiếp điều trị bệnh nhân sởi được hưởng cơ chế như đang có dịch. Bệnh viện Nhi Trung ương khẩn trương bổ sung trang thiết bị, cơ số thuốc còn thiếu nhằm đáp ứng đủ khả năng điều trị cho các bệnh nhân tại đây.
Liên quan đến phác đồ chẩn đoán, điều trị sởi, một thành viên hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế cho biết, ngày 16/4, các chuyên gia sẽ tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, về cơ bản cũng sẽ không có sự thay đổi nhiều mà sử dụng thêm các thuốc tăng cường miễn dịch, uống vitamin A liều cao...
Nói về việc quá tải tại bệnh viện, theo tiến sĩ Phu, nếu trẻ có bệnh không lây nhiễm, bệnh nặng, liên quan đến phẫu thuật thì nên chuyển lên tuyến trung ương. Nhưng trong thời điểm này nếu cha mẹ cứ đưa con lên tuyến trung ương - nơi có nhiều bệnh truyền nhiễm đều là những bệnh nặng, nguy hiểm thì trẻ rất dễ bị lây bệnh. 
"Trong hoàn cảnh hiện nay, tôi khuyên các bậc cha mẹ không nên đưa con đến những nơi này. Bệnh viện Nhi Trung ương cũng làm hết sức mình nhưng 3-4 trẻ vẫn phải nằm ghép thì không thể đảm bảo việc phòng chống lây chéo", tiến sĩ Phu nhấn mạnh. 
Thực tế hiện nay các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện cũng có đủ năng lực và giường bệnh điều trị, cách ly, phòng chống, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện. Bộ cũng đã chỉ đạo các bệnh viện không chuyển các bệnh nhân lên tuyến trên trong khả năng điều trị của mình để tránh trẻ bị lây sởi. 
Bộ Y tế khuyến cáo, người dân nên khám cho con tại các bệnh viện tuyến cơ sở, phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc theo dõi sát diễn biến bệnh của trẻ. Đồng thời lưu ý trong việc chăm sóc về dinh dưỡng và vệ sinh cho trẻ để tránh nguy cơ mắc các biến chứng do sởi gây ra. Để trẻ không mắc sởi, biện pháp duy nhất là các bà mẹ phải đưa con em đi tiêm phòng sởi đầy đủ và đúng lịch.
Theo tiến sĩ Trần Đắc Phu, việc công bố dịch được thực hiện theo Quyết định của Chính phủ quy định về điều kiện công bố dịch. Theo đó, sởi là dịch bệnh nhóm B nên việc công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh trên cơ sở đánh giá tình hình dịch bệnh và khả năng kiểm soát của địa phương. Khi có 2 tỉnh trở lên đồng thời yêu cầu công bố dịch, Bộ Y tế sẽ xem xét để công bố dịch theo thẩm quyền được giao.
Về các điều kiện khác như virus sởi biến đổi gene, thay đổi độc lực thì các nghiên cứu của Bộ Y tế, cũng như thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới cũng chưa phát hiện bất thường. Việc Bộ Y tế chưa công bố dịch sởi không có nghĩa là không triển khai các hoạt động phòng chống dịch hoặc không cung cấp tình hình bệnh sởi đến người dân.
Nam Phương

Doanh nghiệp gây ô nhiễm, chính quyền ngại xử vì coi trọng “đóng góp“?

Ngô Toàn - Zen Linh- 16/04/2014 - 06:22
Doanh nghiệp gây ô nhiễm, chính quyền ngại xử vì coi trọng “đóng góp“?
Sống bên cạnh nhà máy bia người dân bị tra tấn bởi ô nhiễm
(PLO) - Trong khi người dân ngày đêm quay quắt sống trong ô nhiễm và mong muốn nhà máy sớm được di dời thì UBND tỉnh Nghệ An thay vì phải có giải pháp triệt để lại có văn bản coi trọng sự đóng góp ngân sách của doanh nghiệp hơn sức khỏe của dân…
Chưa xử lý xong ô nhiễm, đã xin nâng công suất
Như PLVN đã đưa tin trong bài viết Nhà máy bia Sài Gòn bốc mùi hôi thối, dân cư đeo khẩu trang đi...ngủ. Một thời gian dài người dân phường Trường Thi phải sống trong ô nhiễm do Nhà máy Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh tại số 54 đường Phan Đăng Lưu gây ra. 
Trong khi công suất 25 triệu lít/năm nhà máy này đã gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân và nhà máy cũng như các cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lý triệt để thì Cty  Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh lại có động thái nâng công suất lên 50 triệu lít/năm. 
Trước những bức xúc của người dân, trả lời PLVN Chủ tịch UBND phường Trường Thi Nguyễn Tất Thiện cho biết, vừa rồi có đoàn kiểm tra, thẩm định để cấp phép cho xả thải xuống mương nước dân sinh nhưng phường không tham gia. 
Đoàn của Bộ Tài nguyên Môi trường vào làm việc và đi khảo sát thẩm vấn từng tổ dân cư, nhưng không chỉ riêng phường Trường Thi không đồng ý mà nhiều phường khác cũng không đồng ý. Từ trước đến nay chỉ có năm 2007 Bộ Tài nguyên Môi trường về một lần đánh giá tác động môi trường. Theo những người dân thì họ không đồng ý với việc tiếp tục nâng công suất sản xuất bia của nhà máy vì sẽ gây ô nhiễm nặng hơn.

Cty Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh
Được biết, ngày 15/5/2013 ông Thiện thay mặt UBND phường Trường Thi ký văn bản trả lời Công văn số 178 của Cty Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh rằng: Cơ bản đồng tình với bản tóm tắt nội dung của Đề án bảo vệ môi trường chi tiết gửi kèm theo Công văn 178/CV-BSGNT của Công ty Bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh. Biện pháp xử lý môi trường đối với Cty Bia là yêu cầu cấp thiết, nhằm bảo vệ sức khỏe của nhân dân cư khu vực bị tác động trực tiếp. 
Vì vậy công ty cần tập trung các điều kiện kỹ thuật xử lý nước thải và khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Nâng cấp hệ thống thoát thải, không để ô nhiễm đến không khí tự nhiên các vùng gần kề… Đề nghị cơ quan chức năng xem xét phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho Công ty CP Bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh để đưa vào hoạt động, chấm dứt việc gây ô nhiễm môi trường của nhà máy. 
167 tỷ đồng có bằng sức khỏe, tính mạng người dân ?
Theo tìm hiểu của PLVN, ngày 17/1/2014 Thanh tra Bộ Tài nguyên & Môi trường đã có Quyết định số 06 xử phạt Cty CP bia Sài Gòn – Nghệ  Tĩnh 40 triệu đồng do thải khí CO vượt quy chuẩn kĩ thuật về chất thải 2.1 lần trong trường hợp lưu lượng khí thải là 13.200m3/giờ. Còn tại Báo cáo số 44 ngày 20/2/2014 về công tác bảo vệ môi trường tại Cty bia thừa nhận năm 2013 đã để xảy ra sự cố về hệ thống xử lý nươc thái và khói lò; sự cố bụi than phát tán ra khu dân cư; sự cố mùi hôi phát tán; sự gây ồn ào và mất vệ sinh tại cổng phụ nhà máy. Ngoài ra, trước đó nhiều lần nhà máy này cũng bị phát hiện gây ô nhiễm và bị phạt hành chính. 
Có thể thấy, việc ô nhiễm do nhà máy này gây ra không chỉ mới đây, không chỉ một lần mà đã trờ thành “truyền thống” khiến người dân vô cùng bức xúc. Tuy nhiên, trong khi ô nhiễm của nhà máy chưa được xử lý triệt để thì ngày 25/11/2013, Bộ Tài nguyễn Môi trường lại có Quyết định số 2344 phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Nhà máy bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh công suất 50 triệu lít/năm tại phường Trường Thi. 
Về phía địa phương, ngày 15/1/2014, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Huỳnh Thanh Điền đã Văn bản số 289/UBND-TN do ông Huỳnh Thanh Điền về việc xử lý ô nhiễm môi trường của Cty CP Bia Sài Nghệ Tĩnh không những không chỉ đạo di dời nhà máy ra khỏi khu dân cư mà lại còn “tuyên dương” nhà máy gây ô nhiễm này trong việc đóng góp ngân sách địa phương: 
“Nhà máy Bia Nghệ An nay là Cty CP Bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh được xây dựng từ những năm 1986, trước khi có quy hoạch đất dân cư xung quanh nhà máy. Với diện tích mặt bằng được quy hoạch sản xuất là 2,3ha với công suất ban đầu là 1 triệu lít/năm. Đến năm 2002, nhà máy nâng công suất lên 25 triệu lít/năm.
Hiện nay Cty CP bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh là một trong những đơn vị đóng góp nhiều cho ngân sách của tỉnh (năm 2013 trên 167 tỷ đồng). UBND phường Trường Thi và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức tuyên truyền giải thích, vận động dân cư xung quanh nhà máy bia tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Cty Bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh…”
Nói về “ý chỉ” của Phó Chủ tịch Điền, ông Lê Xuân Hòa (TP Vinh) ngao ngán: “Không thể tưởng tượng được lãnh đạo lại coi thường sức khỏe, mạng sống của dân đến như vậy. Trong khi người dân lo lắng cho tính mạng của mình nên phản đối việc cho nhà máy nâng công suất và yêu cầu di dời nhà máy ra khỏi khu dân cư, thì ông Điền lại không hề nhắc đến nguyện vọng tha thiết của nhân dân là di dời nhà máy mà còn “tung hô” doanh nghiệp đóng góp 167 tỷ đồng/ năm; Chẳng lẽ sức khỏe và sinh mạng của hàng trăm con người không bằng 167 tỷ đồng”.
Theo tìm hiểu của PLVN, bức xúc của người dân không phải là không có lý; bởi lẽ không chỉ người dân mà ngay chính quyền cơ sở cũng kiến nghị di dời nhà máy. Cụ thể, tại văn bản trả lời Cty Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND phường Trường Thi Nguyễn Tất Thiện cũng nhấn mạnh “Tiếp tục nghiên cứu phương án di dời nhà máy ra khỏi khu dân cư”.
Kêu gọi và ưu đãi đầu tư là việc là chính đáng và nên khuyến khích. Tuy nhiên, cũng không phải vì thu ngân sách và phát triển kinh tế mà chính quyền địa phương lại bỏ qua kiến nghị, coi thường sức khỏe và tính mạng của người dân.
PLVN tiếp tục cập nhật thông tin.