Tuesday, September 22, 2015

Định nghĩa về vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự

Nguyên Thạch (Danlambao) - (Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước)

Vi phạm điều 258 là:
Xâm phạm quyền độc tài độc đảng
Xâm phạm đến sự lừa mị, dối trá, bưng bít, che giấu sự thật của bầy đàn cộng sản gian manh
Xâm phạm đến quyền dùng bạo lực cưỡng hiếp dân lành
Xâm phạm đến thái độ quì lạy đàn anh Tàu cộng.



Xâm phạm đến quyền lợi riêng tư của đảng và sự sống
Vạch trần hành vi cộng đảng đã triều cống non sông
Liệt kê đảng chuyên sử dụng roi điện, dùi cui, nhà tù, tra tấn, xích còng
Nêu ra cho mọi người thấy đảng hèn với giặc, ác với dân để lập công nô lệ.

Trưng bằng chứng cho toàn dân biết Hồ Chí Minh và đảng CSVN là một tập đoàn tụ tập những tên đồ tể
Điểm mặt những tên tham quan giành ghế, giữ uy quyền
Cho toàn dân thấy rằng đảng cộng sản chẳng vì lợi ích của quốc gia mà chỉ vì bạc, vì tiền
Phân tách XHCN chỉ là một xã hội đảo điên hoang tưởng.


Vạch trần quân đội sẵn sàng thí quân đi nướng
Vi phạm vì tố giác những tên gian tham phản quốc luôn núp dưới trướng vì lợi ích của toàn dân
Liệt kê danh sách một lũ thất học, mê muội, ngu đần
Điểm mặt bọn trung ương đảng là đám mị dân và gian dối.

Chỉ cho mọi người thấy con đường của đảng đi là con đường tăm tối
Đảng là nguyên nhân của bao mối hận thù
Là lớp người hoang tưởng, bảo thủ, xuẩn ngu
Là bạo lực, là nhà tù vĩ đại.


Sẽ bị cho là cạnh tranh với tập đoàn buôn dân, điếm đàng, thương lái
Xuất cảng công dân, trai lao nô, gái đĩ phục vụ ngoại nhân
Đánh động người dân để hiểu rằng xã hội chủ ngĩa là khốn khổ cùng bần
Là cúi mặt sợ hãi, chỉ biết vâng vâng dạ dạ.

Điểm mặt chỉ tên đảng cộng sản toàn những tên tham quan láu cá
Là một phường áo giá túi cơm
Là bọn nịnh bợ quì gối lưng khom
Là quân Thái thú đầu lòn bán nước.
Là loài dã thú hai chân bước ngược
Là thứ ăn hại đẩy đất nước thụt lùi
Là quân hèn hạ trốn nhủi trốn chui
Khi Tổ Quốc ngập vùi trong nguy kịch.

Vi phạm điều 258 là tranh giành với nhà nước về quyền lợi ích
Là chen chân với đảng về mục đích độc quyền
Là vạch mặt lãnh đạo thằng con nào cũng có cuộc sống như tiên
Tài sản, của cải, bạc tiền, vàng khối.

Là tố giác những tham quan, làm mất đi cơ hội
Cán bộ cướp của dân, côn an buôn lậu, quân đội cực giàu
Là đòi đa đảng đa nguyên để tránh độc tài: “Đất nước là tao, luật pháp là tao”
Độc quyền qui hoạch đất đai, phố thị… để làm giàu cho băng đảng

Vi phạm điều 258 sẽ làm cho đảng vô cùng ngán
Vì sẽ không còn được những ngày tháng độc tài
Những tên vua một cõi sẽ mất hẳn ngôi vai
Sẽ không còn cơ hội dài dài cướp cạn.


Là tố giác Bộ chính trị, trung ương đảng thứ chư hầu cho ngoại bang tặc Hán
Là thông tin cho toàn dân biết đảng đã bán quê hương
Là cảnh báo cho dân tộc hiểu ngày hôm nay dưới sự nối giáo của đảng, đất nước đã cùng đường
Đất liền, biển đảo, biên cương giao cho Hán tặc.


Vi phạm điều 258 là nói lên sự thật Việt Nam đã nô lệ thiên triều phương Bắc
“Mật Nghị Thành Đô 1990”, đảng CSVN đã đem toàn bộ xã tắc qui hàng
Vi phạm điều 258 là gióng lên tiếng nấc của một dân tộc lầm than, võ vàng nô lệ…

Nguyên Thạch

Phải chăng lòng yêu nước đã tới hồi mệt mỏi

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Như một thói quen, buổi sáng 15 tháng 9, tôi vào mạng CNN, lướt qua một vòng tin nước Mỹ, tin thế giới và dừng lại ở các tin Đông Nam Á. Sáng hôm đó CNN loan tin Trung Cộng đang xây phi đạo thứ ba trong vùng đảo Trường Sa đang tranh chấp. Theo CNN, các hình ảnh do vệ tinh Mỹ chụp được vào ngày 8 tháng 9 cho thấy Trung Cộng đang xây một phi đạo mới dài 3 ngàn mét dọc theo Mischief Reef. Trước đó Trung Cộng đã xây dựng xong hai phi đạo trên Fiery Cross Reef và Subi Reef cũng có chiều dài tương tự.

Greg Poling, Giám Đốc Trung Tâm Quốc Tế Nghiên Cứu Chiến Lược đặt tại Washington DC cho biết nếu quả thật đúng là phi đạo, Trung Cộng sẽ có ba phi đạo để dùng cho bất cứ loại phi cơ chiến đấu nào của Không quân Trung Cộng. 

Phi đạo dùng cho phi cơ chiến đấu Trung Cộng J-11

Trong 18 tháng qua, theo giới chức Mỹ, Trung Cộng đã chiếm thêm 2 ngàn mẫu thuộc khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Các nước tranh chấp như Việt Nam, Philippines cũng có phi đạo nhưng không phi đạo nào thích hợp cho chiến đấu cơ thuộc thế hệ thứ tư, tức những chiến đấu cơ sản xuất khoảng từ 1980 tới nay.

Trước đó, theo phân tích “China's J-11 fighter jet 'may find new role in South China Sea” đăng trên tờ South China Morning Posts phát hành 21 tháng 6, 2015, cũng nhấn mạnh những phi đạo dài này có thể được xây dựng với ý định để các J-11 có tầm bay xa 1500 kilomet sử dụng. Loại chiến đấu cơ này, được nâng cấp từ Sukhoi Su-27SK, sản xuất lần đầu 1998 không phải là chiến đấu cơ tốt nhất của Trung Cộng và dĩ nhiên không phải là đối thủ của những chiến đấu cơ thuộc các nhóm F-18, F-22, F-35 của Mỹ nhưng là một đe dọa trực tiếp đối với an ninh của các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền Trường Sa. 

Lãnh đạo CSVN im lặng

Lãnh đạo CSVN, lẽ ra, dù nói không ai nghe cũng phải nói, dù la không ai nghe cũng phải la, dù kiện chưa chắc đi tới đâu cũng phải kiện. Biển Việt Nam, đảo Việt Nam, không một nước nào có quyền xây dựng phi đạo quân sự trên vùng đảo chỉ cách Cam Ranh 470 kilomet và cách Sài Gòn chưa đến 600 kilomet đường chim bay. Nhưng ngoài một số báo chí Việt Nam dịch lại các bản tin quốc tế, cho đến nay lãnh đạo đảng đã chọn thái độ “im lặng là vàng”. Không một lời phản đối, không tuyên ngôn, tuyên cáo, không đưa vấn đề ra trước dư luận quốc tế. 

Chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng mà các báo chí đảng đánh bóng như là “bước đột phá lịch sử” hay “một mốc lịch sử trong quan hệ Việt – Mỹ” v.v. thực tế chỉ là những khẩu hiệu tuyên truyền. 

Như đã trình bày trong bài Lãnh đạo CSVN trong quan hệ Mỹ Trung, chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng rồi cũng như bao nhiêu chuyến đi trước của các lãnh đạo CS, sẽ không có gì thay đổi. Ngoài Biển Đông, máu của ngư dân Việt Nam đã đổ và sẽ tiếp tục đổ. Trong lòng biển, nguồn dầu khí Việt Nam ngày càng bị vét cạn. Trên đất liền, tài nguyên thiên nhiên bị Trung Cộng khai thác sẽ còn tiếp tục bị khai thác.

Chính sách của Trung Cộng tại Biển Đông cũng không vì áp lực cua Mỹ trong thời gian qua mà thay đổi. Chúng biết ngoài việc gia tăng sự hiện diện của hải quân hay vài chuyến bay thấp trong vùng, Mỹ không có chọn lựa nào khác. Những ai cho rằng Mỹ sẽ đem các chiến đấu cơ tối tân để can thiệp một khi Việt Nam bị không quân Trung Cộng tấn công chớp nhoáng có lẽ là những nhận định quá lạc quan. Mỹ can thiệp hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố an ninh và quyền lợi trực tiếp. Các mâu thuẫn Mỹ-Trung có đó nhưng còn quá sớm cho một cuộc xung đột quân sự giữa hai nước này có thể xảy ra trong vùng Biển Đông. 

Chính sách đối ngoại của Trung Cộng là chính sách ngoại giao của những kẻ có đầu óc ti tiện. Chúng hành xử như cách loài chuột đồng tàn phá mùa màng qua việc gặm nhấm từng bụi lúa. Một mặt chúng lớn tiếng với quốc tế là luôn theo đuổi chính sách “hòa bình” và “ổn định” nhưng mặt khác lấn chiếm từng thước đất, từng bãi san hô, từng hòn đảo nhỏ trên biển Đông, đặt những giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam và hôm nay xây những phi đạo dài trên các vùng biển Trường Sa đang tranh chấp. Những hành động nhỏ nhen này không đủ va chạm quyền lợi nặng đến mức các cường quốc phải đặt vấn đề và các biến cố do chúng gây ra không đủ tác hại an ninh khu vực đến mức quốc tế phải quan tâm nhất là trong gia đoạn bất ổn kinh tế thế giới hiện nay.

Trong thời gian ngắn trước và sau chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng, một số nhà phân tích cho rằng Việt Nam là một góc trong tam giác cân về thế đứng trong tranh chấp Biển Đông. Nhận xét đó không đúng. Lịch sử bang giao quốc tế cho thấy, muốn đứng thế chân vạc, một quốc gia trước hết phải có vị trí độc lập trong tương quan về chính trị, kinh tế và quân sự quốc tế. Để đương đầu với một kẻ thù mạnh hơn, một quốc gia nếu không có đủ lực, phải có đủ thế. 

Bài học Lithuania và Ukraine khi đương đầu với Nga

Có ít nhất hai bài học về thế và lực hiện còn đang là vấn đề thời sự quốc tế nóng bỏng cần được lưu ý: Cách hành xử của Lithuania và của Ukraine đối với chính sách bành trướng của Nga.

Trường hợp Lithuania. Sau khi sáp nhập Crimea năm ngoái, Nga đang nhắm đến các quốc gia nhỏ khác vùng Baltic. Cuối tháng 6, 2015, Bộ Tư pháp Nga cho rằng việc ba quốc gia Baltic gồm Lithuania, Latvia và Estonia tuyên bố độc lập khỏi Liên Bang Sô Viết có thể là không hợp pháp và đe dọa sẽ điều tra về sự kiện này. Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaitė tức khắc tuyên bố: “Nền độc lập của chúng tôi đã đạt được bằng máu và hy sinh của nhân dân Lithuania. Không một ai có quyền đe dọa. Chỉ có chúng tôi, nhân dân Lithuania mới có quyền quyết sinh vận mệnh của chúng tôi”. 

Sở dĩ TT Dalia Grybauskaitė tuyên bố một cách cương quyết và dứt khoát không có chuyện ngồi xuống bàn thảo luận phải trái với Nga vì bà biết Nga chỉ dọa nhưng sẽ không bao giờ làm gì được Lithuania. Quốc gia nhỏ bé này đã là một thành viên của Cộng đồng Châu Âu và hội viên của NATO hùng mạnh. TT Dalia Grybauskaitė không chỉ tuyên bố cứng rắn mà còn là nước hội viên NATO đầu tiên tình nguyện gởi vũ khí viện trợ Ukraine chống Nga và kêu gọi các quốc gia hội viên NATO khác làm theo. 

Các thế hệ lãnh đạo Lithuania nhìn xa thấy rộng. Từ 1990, các lãnh đạo Cộng Hòa Lithuania vừa được hồi sinh đã thẳng thắn từ chối đề nghị của TT Nga Boris Yeltsin để tham gia vào Thịnh Vượng Chung của Các Quốc Gia Độc Lập (Commonwealth of Independent States) trong vòng ảnh hưởng của Nga. Các lãnh đạo Lithuania ngày đó, dĩ nhiên, cũng cảm thấy cay đắng nhìn lại giai đoạn lịch sử đầy đau thương tang tóc khi quốc gia nhỏ bé này bị Anh, Mỹ bỏ rơi sau Thế chiến Thứ hai, nhưng thay vì sống ray rức trong quá khứ, họ dứt khoát đứng về phía Tây phương vì tương lai con cháu họ. 

Trường hợp Ukraine thì khác. Các lãnh đạo Ukraine thiếu khôn ngoan và tầm nhìn nên vào ngày 8 tháng 12, 1991 đã tự đeo cái vòng kim cô Nga lên đầu khi cùng với Nga và Cộng Hòa Belarus sáng lập nên tổ chức Thịnh Vượng Chung của Các Quốc Gia Độc Lập. Vết thương do vòng kim cô Nga gây ra đến nay vẫn chưa lành.

Nước Việt Nam Cộng Sản không so sánh với Lithuania về cả thế lẫn lực. Lãnh đạo CSVN là một đám mù lòa theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. 

Thật vậy, giữa lúc số phận của đất nước như chỉ mành treo chuông lãnh đạo đảng thay vì tập trung ngân sách vào việc tăng cường quốc phòng lại lo đi xây những tượng đài tôn thờ lãnh tụ mà các quốc gia cựu CS đang khổ sở không biết làm sao đập đổ cho hết. 

Giữa một đất nước còn quá lạc hậu về mọi mặt, nghèo đói, tụt hậu kỹ thuật so với các quốc gia tiên tiến hàng thế kỷ, lãnh đạo CSVN chỉ biết ăn, biết tham nhũng, biết sống xa hoa trên máu xương đồng bào. So sánh cảnh trang hoàng nội thất của cựu TBT CS gốc thợ rừng Nông Đức Mạnh và cảnh hàng ngàn học sinh khắp ba miền phải lội sông đi học mỗi ngày để thấy các lãnh đạo CSVN quả thật đui về thị giác và mù tận đáy lương tâm.

Nhưng chỉ nguyền rủa lãnh đạo CSVN không cứu được đất nước. Để cứu nước phải tập trung tháo gỡ cơ chế độc tài đảng trị CS ra khỏi đời sống chính trị đất nước từ đó xây dựng một Việt Nam tự do, dân chủ và phát triển toàn diện phù hợp với thời đại văn minh dân chủ. 

Chỉ có một Việt Nam đoàn kết dưới ngọn cờ dân chủ mới thật sự tập trung được sức mạnh tổng hợp của dân tộc, trong và ngoài nước, để bảo vệ đất nước và làm nền tảng cho một quốc gia dân chủ thịnh vượng lâu dài. Không những thế, dân chủ phải đến sớm, không thể đợi đến khi chiến tranh Á Châu bùng nổ, máu đổ, thây phơi mới đến. 

Một trong những lý do Cộng Hòa Lithuania sớm trở thành hội viên NATO dù với một quân đội hiện dịch chỉ vỏn vẹn 15 ngàn người bởi vì quốc gia này cam kết xây dựng một chế độ dân chủ toàn diện. Lithuania có dân chủ trước Nga và các quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ nên tránh được vòng ảnh hưởng của Nga và các biến động gây bất ổn trong vùng. Ngày nào Việt Nam còn nằm dưới sự cai trị của đảng CS, ngày đó đừng hy vọng gì để trở thành một Lithuania ở Đông Nam Á. 

Phải chăng lòng yêu nước đã tới hồi mệt mỏi?

Ba phi đạo quân sự của Trung Cộng, về lâu dài, có tác hại trầm trọng hơn nhiều so với việc Trung Cộng bắn thủng tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam nhưng không phải người dân nào cũng biết, cũng hiểu, cũng lo. 

Lẽ ra, đây là cơ hội cho những tiếng nói có trách nhiệm của người Việt quan tâm đến tiền đồ đất nước gióng lên một cách công khai, thẳng thắn và rộng rãi trước hiểm họa bành trướng của Trung Cộng. Nhưng một điều đáng buồn, không những lãnh đạo CS im lặng mà những tiếng nói yêu nước cũng thưa thớt dần. Đừng nói chi các cuộc xuống đường phản đối Trung Cộng mà ngay cả những bài báo, bài bình luận trong các mạng “lề dân” thảo luận về vấn đề sinh tử này cũng rất ít. Phải chăng lòng yêu nước đã tới hồi mệt mỏi?

Có thể. Nhưng xin đừng bỏ cuộc. Vẫn biết, con đường tranh đấu cho một Việt Nam dân chủ và cường thịnh đã khá dài và có thể còn dài, nhưng phải kiên nhẫn và tiếp tục đấu tranh. Một trong nhiều đặc điểm của văn hóa Việt là tính kiên nhẫn. Một ngàn năm trong bóng tối nô lệ của các triều đại Tàu nhưng lòng yêu nước như ngọn đèn soi rọi tâm hồn, nuôi dưỡng niềm hy vọng phục hưng để hôm nay trên bản đồ thế giới còn một Việt Nam. 

22/9/2015

Người Hà Nội “bơi” trên tuyến đường ngập sâu gần 1m

Dân trí Cơn mưa lớn sáng nay khiến cả tuyến phố Minh Khai (gần cầu Vĩnh Tuy) chìm sâu trong “biển nước”. Đường phố bị chia cắt, nhiều người liều mình lao qua dòng nước sâu có điểm lên đến gần 1m.


Tuyến đường Minh Khai đoạn gần cầu Vĩnh Tuy chìm trong “biển nước”
Tuyến đường Minh Khai đoạn gần cầu Vĩnh Tuy chìm trong “biển nước”


Người dân liều mình vượt biển nước đi học, đi làm.
Người dân liều mình vượt "biển nước" đi học, đi làm.


Lao qua vùng nước sâu, ô tô, xe máy chết hàng loạt trong sáng nay
Lao qua vùng nước sâu, ô tô, xe máy chết hàng loạt trong sáng nay

 
Sóng cuồn cuộn… trên mặt đường Minh Khai
Sóng cuồn cuộn… trên mặt đường Minh Khai

Đường Minh Khai biến thành “đường thủy”
Đường Minh Khai biến thành “đường thủy”


Nhân viên Công ty Thoát nước chỉ còn biết đứng nhìn
Nhân viên Công ty Thoát nước chỉ còn biết đứng nhìn

Thử sức với nước sâu
Thử sức với nước sâu

Dùng mọi cách nhưng đường Minh Khai vẫn lênh láng nước
Dùng mọi cách nhưng đường Minh Khai vẫn lênh láng nước


Dịch vụ sửa xe sáng nay kiếm bộn tiền
Dịch vụ sửa xe sáng nay kiếm bộn tiền
Quang Phong
Thứ Ba, 22/09/2015 - 14:19 

Tàu ngoại đâm chìm tàu ngư dân Việt rồi tháo chạy

Lê Huân-22/09/2015 21:59
- Hôm nay, Bình Thuận đã có văn bản đề nghị Cục kiểm ngư Việt Nam làm việc với Bộ Ngoại giao để truy tìm con tàu ngoại vừa gây ra vụ tai nạn trên biển cho ngư dân tỉnh này.

Vụ việc xảy ra hôm 6/9, tàu cá BTH 98595 TS có công suất 495 CV do ông Nguyễn Xuân (82 tuổi) làm chủ tàu và con trai là Nguyễn Hùng Cường, 42 tuổi, trú tại KP3, phường Phước Hội, thị xã La Gi (Bình Thuận) làm thuyền trưởng, xuất bến tại cảng La Gi với 7 thuyền viên ra khơi xa làm nghề câu.
ngư dân, biển Bình Thuận, tại nạn, tàu ngoại
ngư dân, biển Bình Thuận, tại nạn, tàu ngoại
ngư dân, biển Bình Thuận, tại nạn, tàu ngoại
ngư dân, biển Bình Thuận, tại nạn, tàu ngoại
Hình ảnh tàu ngư dân bị đâm chìm, các thuyền viên cầu cứu trên biển. Ảnh do tàu ngư dân cứu nạn chụp.   
Đến khoảng 15 giờ 10 phút ngày 15/9, tàu đang neo đậu, hành nghề trên biển tại khu vực tọa độ (07019’N; 109002’E) cách La Gi khoảng 180 hải lý thì bị tàu vận tải mang ký hiệu PANAMA GRACEBRIDGE có số máy định dạng 351968000 tông vào rồi bỏ chạy mà không dừng lại cứu nạn.
Nhận được tin kêu cứu của tàu BTH 98595 TS qua bộ đàm, 2 tàu BTH 98602 TS và BTH 96972 TS ở gần đó đã đến vớt 7 thuyền viên đang trôi trên biển và tiến hành trục vớt tàu bị nạn nhưng không thành do tàu bị phá nước; toàn bộ hải sản đánh bắt được, các máy móc thiết bị theo con tàu chìm nhanh xuống biển. 
Sau khi nhận được hung tin, gia đình ông Nguyễn Xuân đã đưa tàu BTH 98602 TS ra vị trí gặp nạn để đưa 7 thuyền viên về đất liền. Đến 04 giờ 20 phút ngày 18/9 tàu này cập cảng La Gi và đã được đại diện UBND thị xã La Gi đón và thăm hỏi, động viên.
ngư dân, biển Bình Thuận, tại nạn, tàu ngoại
Ông Nguyễn Hùng Cường (thuyền trưởng) ưu tư nhìn ra biển; con tàu trị giá gần 3 tỷ đồng của gia đình ông bị tàu nước ngoài đâm chìm trên biển, không biết bao giờ mới được bồi thường   
“Tàu BTH 98602 TS có giá trị gần 3 tỷ đồng, vừa mới cải tạo nâng cấp từ 295 CV lên 495 CV để đi đánh bắt xa bờ. Do sắp hết hạn đăng kiểm, gia đình tôi dự định khi đến thời hạn mới mua bảo hiểm thân tàu, do vậy tại thời điểm bị nạn, con tàu không có bảo hiểm”, ông Nguyễn Hùng Cường con trai của chủ tàu và là thuyền trưởng nghẹn ngào.
Cha ông Cường, lão ngư Nguyễn Xuân giãi bày thêm: "Trắng tay cùng với con tàu đã chìm xuống đáy biển và món nợ do vay mượn để nâng cấp tàu, chúng tôi mong muốn chính quyền giúp tìm được con tàu gây tai nạn, buộc họ đền bù thiệt hại và cơ quan chức năng cho gia đình tôi vay vốn theo Nghị định 67 của Chính phủ để đóng mới tàu ra khơi”.
Hôm nay, Chi cục Thủy sản Bình Thuận đã có văn bản đề nghị Cục Kiểm ngư Việt Nam làm việc với Bộ Ngoại giao để truy tìm con tàu gây ra vụ tai nạn trên.


Hòa hợp, hòa giải dân tộc và tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền

Phước An Thy (Danlambao) - Khi nghe đến hòa hợp, hòa giải dân tộc thì nhiều người sẽ chống đối và lo sẽ bị lừa dối, vì ngày trước đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần hô hào hòa hợp, hòa giải dân tộc giả hiệu. Cái gọi hòa hợp hòa giải dân tộc đó, chỉ là mưu chước để làm nhiệm vụ cho Quốc tế Cộng sản và là cái bẫy nhằm triệt hạ đối thủ chính trị của đảng Cộng sản. Cho nên ngày nay, Cộng sản ra rả kêu gọi hòa hợp, hòa giải, nhưng chẳng ai còn muốn nghe hay dám hòa hợp, hòa giải với Cộng sản nữa.

Chắc chắn một điều là không thể hòa hợp, hòa giải với đảng Cộng sản Việt Nam, tất nhiên là không thể hòa hợp, hòa giải với các đảng viên vì đảng viên cũng là đảng. Tại sao không thể thực hiện hòa hợp, hòa giải với đảng Cộng sản Việt Nam?

Đảng Cộng sản không phải là Dân tộc hay Tổ quốc, dù đảng luôn tuyên truyền cố đồng hóa đảng là Dân Tộc, là Tổ quốc. Bản chất Cộng sản vừa quỷ quyệt vừa dối trá, luôn phản bội lại những gì mình đã cam kết, như việc kêu gọi thành lập Chính phủ liên hiệp đa đảng phái năm 1946, Hiệp định Genève 1954, Hiệp định Paris 1973… Sau ngày 30/4/1975, đảng đã giam cầm, hành hạ tất cả quân dân miền Nam và hiện nay vẫn bắt bớ giam cầm các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị thì chúng ta thấy rằng, đảng và nhà cầm quyền không bao giờ thật tâm muốn hòa hợp, hòa giải dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam thường rêu rao: “Đảng sinh ra vì nước vì dân, không vì lợi ích riêng tư của Đảng”, nhưng thực tế chúng ta chỉ thấy điều ngược lại. Những ai đã sống trải qua từ thời đảng Cộng sản mới thành lập ở Việt Nam cho đến nay, đều biết rõ những hành động phản dân, hại nước của đảng Cộng sản đã và đang gây ra cho người dân và đất nước. Những người Cộng sản thường không bao giờ có lương tâm của một con người đúng nghĩa, để can đảm dám nhận việc làm tội lỗi, sai trái của mình đã gây ra đối với dân tộc và rất khó để họ thừa nhận, cha ông mình có tội đối với đất nước vì đã đứng chung trong hàng ngũ đảng Cộng sản.

Thực trạng xã hội Việt Nam ngày nay, người dân ngày càng nghèo hơn, đạo đức công dân băng hoại, bạo lực bầy đàn gia tăng, trẻ em thất học, ăn xin đầy đường, thanh niên, phụ nữ ra nước ngoài làm nô lệ lao động, nô lệ tình dục, sự sai trái từ tư tưởng cho đến việc làm của đảng đang đầu độc cuộc sống người dân, đang làm đất nước ngày càng tụt hậu so với các nước lân bang... Vậy mà những đảng viên lại che tai ngậm miệng, hầu mong gìn giữ việc làm, tránh nguy hại, sợ mất sự bình yên của mình và người thân. Nỗi sợ này đeo bám mãi, khiến họ co lại chẳng dám làm điều gì tốt cho người khác, vì họ xem việc hướng đến tha nhân là một hành động tự làm hại chính mình, tự làm mất cơ hội kiếm sống của mình.

Ngày nay, những người vào đảng Cộng sản Việt Nam là để có điều kiện kiếm quyền hành, để có công việc kiếm nhiều tiền, họ quyết định sống chỉ để theo đuổi, tìm kiếm tư lợi và sự an toàn cho bản thân mình. Lâu ngày, lối sống này tác động họ, lúc đó họ chỉ đơn thuần sống dưới sự chi phối bởi đảng và sống tranh giành theo bản năng sinh tồn cho riêng mình. Họ đã lựa chọn ích kỷ thay vị tha, hận thù thay yêu thương, gian dối thay sự thật, ảo tưởng thay thực tại và họ chạy trốn chính mình bằng cách lăn vào những lối ăn chơi, những đam mê truỵ lạc. Vì đã cùng nhau gây ra tội ác, nên họ phải bao che cho nhau và không còn cách nào khác là ngày càng dấn sâu vào tội lỗi. Để giữ được tất cả những gì đang có, họ không sợ làm điều sai, điều xấu, bất chấp thủ đoạn tàn khốc để giữ quyền lực độc tôn cho đảng Cộng sản và bảo vệ chế độ độc tài, một chế độ mà tội ác ngày càng chồng chất.

Có đảng viên nào dám nói rằng, mình không liên hệ, chưa bao giờ làm điều xấu, hay tiếp tay làm điều xấu có hại cho người dân, cho đất nước. Khi trở thành đảng viên là đã đồng lõa, đã tiếp tay qua những hành động gián tiếp hay trực tiếp phạm tội. Một đảng viên lâu năm, cựu đại tá Cộng sản Việt Nam đã nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng cướp”, cho nên khi gia nhập đảng cướp mà ngụy biện: “Tôi không ăn cướp, tôi vào đảng để lo cho dân, cho đất nước” thì thật xem thường người dân là quá “Ngây thơ”. Thử nhìn xem khắp nước, hầu như nhà giàu nào cũng là đảng viên hoặc có liên hệ với đảng. Ngày nay ai cũng thấy lý tưởng của Đảng là sai, vậy mà vẫn nói: “Vào Đảng vì lý tưởng”, thì thật là ngu ngơ hay không còn biết hổ thẹn là gì.

Đừng tự lừa dối mình và lừa dối người khác, vì chính mình cũng như mọi người đều biết đó là sự dối trá, đã vào đảng là phải tham nhũng, ăn cướp, không ít thì nhiều, phải tham nhũng, ăn cướp mới được yên thân làm ăn sinh sống. Những người còn tha thiết, quan tâm đến vận mệnh đất nước thì không thể đứng trong hàng ngũ một đảng cướp, mà phải thức tỉnh bước ra khỏi đảng, sống đúng bản chất con người chân chính, thì mới có cơ hội được đứng về phía nhân dân.

Đó là những lý do vì sao không thể hòa hợp, hòa giải với đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy chúng ta sẽ hòa hợp, hòa giải dân tộc với ai? Tuy hòa hợp, hòa giải dân tộc trong quá khứ đã bị đảng Cộng sản phản bội nhiều lần, nhưng không vì đó mà quá lo sợ đến chối bỏ tất cả, để thấy toàn điều tiêu cực và chẳng dám đối diện với sự hòa hợp, hòa giải dân tộc thật sự.

Ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu sống lẫn lộn, để phân biệt được người tốt kẻ xấu thì phải phán đoán dựa trên hoàn cảnh, động lực và ý hướng, chứ không nên chỉ xét đoán đến hành động của người đó. Cuộc chiến từ năm 1955 đến năm 1975, cuộc chiến đã lôi cuốn hàng triệu thanh niên Việt Nam bắn giết nhau, người dân hai miền Nam Bắc, ai cũng có những đau thương, mất mát người thân. Nhưng chúng ta phải quên đi quá khứ hận thù, tôn trọng, thương yêu nhau, hòa hợp, hòa giải dân tộc giữa người dân hai miền, trở nên một để cùng chung sức giải thể bạo quyền, bất công.

Sau cuộc chiến đầy máu lửa và nước mắt, người dân hai miền đã đến với nhau trong tình tự dân tộc để tự hòa giải với nhau, vì họ đều khốn khổ và là nạn nhân của chế độ. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận là còn một số người Việt Nam vẫn cưu mang hận thù, chưa chịu tha thứ cho những người ở phía bên kia. Ngày nay, vẫn còn không ít người miền Bắc nghĩ một chiều, người dân miền Nam theo chân đế quốc Mỹ xâm lược, bán nước hại dân, phe mình có lý tưởng chống Mỹ, giải phóng thống nhất đất nước... Trong khi đó, nhiều người miền Nam lại nghĩ, mình chiến đấu vì lý tưởng bảo vệ tự do, quốc gia, dân tộc và người dân miền Bắc đã bị lừa, mê muội cầm súng chiến đấu cho quốc tế Cộng sản...

Ngay cả những người trí thức, những nhà đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền nổi tiếng trong và ngoài nước mà vẫn còn vướng mắc nỗi ám ảnh về hận thù quá khứ, còn lấn cấn phe phái, ý thức hệ, vùng miền, để đảng Cộng sản có cơ hội lợi dụng, gây chia rẽ. Cứ để bóng đen quá khứ ám ảnh, ôm mãi hận thù, nhất định không chịu hòa giải với nhau thì thật sự rất khó thống nhất để cùng nhau đấu tranh. Muốn hòa giải, hòa hợp thật sự thì phải hiểu biết những lầm lỗi quá khứ, đánh giá, nhận thức sự thật từ hai phía và đặt mình vào vị trí của người khác, ngồi lại với nhau để tự tha thứ cho mình và tha thứ cho người khác, có như vậy thì phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền mới sớm thành công được.

Những người dân Việt hai miền Nam Bắc, đã chiến đấu và hy sinh đều là những người con dân của tổ quốc Việt Nam. Quá khứ đã đi qua, đã đến lúc cần xóa bỏ các hệ lụy quá khứ, các khác biệt, rút kinh nghiệm cho công cuộc chuyển hóa dân chủ đa nguyên, xây dựng một thể chế chính trị dân chủ, hầu tạo dựng một xã hội tốt đẹp cho hôm nay và cho thế hệ tương lai của đất nước.

Ngày nay, quốc tế hầu như chỉ ủng hộ phương pháp đấu tranh bất bạo động, nhưng hiện nay các tổ chức, các phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt nam quá yếu ớt, trong khi đó chế độ do đảng Cộng sản cầm quyền lại có lực lượng hùng hậu công an và quân đội (Bị ràng buộc với chế độ bằng hiến pháp và được đãi ngộ), sẵn sàng là công cụ trấn áp các phong trào đối kháng. Đó chính là những thách thức và khó khăn của các tổ chức, phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt nam khi phải đấu tranh, đối đầu trực diện với chế độ bằng phương pháp ôn hòa, bất bạo động.

Khi người ta đấu tranh mãi mà tình trạng đấu tranh không phát triển và hầu như giẫm chân tại chỗ thì cũng phải tự hỏi là vì sao? Các phong trào và cá nhân đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam ngày nay vẫn hoạt động đơn lẻ, chỉ đấu tranh với mục đích riêng của nhóm mình, bằng sự nhiệt tình của riêng mình. Vì thiếu sự kết nối giữa các phong trào đấu tranh, không thống nhất hành động và đã do dự, co mình hòa hoãn khi gặp phải sự trấn áp mạnh mẽ bằng võ lực của chính quyền độc tài, khiến người dân không tin tưởng, không dám ra mặt ủng hộ. Đó là những lý do khiến tình trạng đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền không có hiệu quả.

Nếu các tổ chức và cá nhân đấu tranh cho dân chủ ở trong nước, cũng như ở hải ngoại, đoàn kết để có lực lượng đủ mạnh, vận động người dân quan tâm tham gia các sinh hoạt chính trị, thống nhất các chủ trương và hành động chung, thì khi ấy, quyền lực của chính quyền độc tài sẽ lung lay. Khi tất cả các hội đoàn, tổ chức dân sự và các tổ chức chính trị dám cùng nhau xuống đường, biểu tình cùng một lúc thì khi ấy sẽ huy động được sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân, để buộc nhà cầm quyền Cộng sản phải trao trả chủ quyền cho toàn dân.

Hòa giải đi đến hòa hợp dân tộc và tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền là ước muốn chung của tất cả những người Việt Nam yêu nước.

Cầu mong mọi người dân Việt Nam sáng suốt, không phân biệt quá khứ, xuất xứ Bắc Trung Nam, sắc tộc, tôn giáo, thành phần xã hội, trong hay ngoài nước, dũng cảm thể hiện lòng nhân ái, xây dựng tình thương yêu, để hòa đồng dân tộc, để có sức mạnh tập trung vào công việc đấu tranh giải thể chế độ Cộng sản độc tài hiện nay. Và cùng nhau xây dựng một đất nước tự do, dân chủ, giàu mạnh, đưa đất nước, dân tộc chúng ta phát triển ngang tầm với thời đại, bảo vệ nền độc lập nước nhà và thoát khỏi những lệ thuộc của ngoại bang trong tương lai.

22/9/2015

Sếp nội chính tham gia ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng

Phó trưởng ban nội chính trung ương Phan Đình Trạc
Hoàng Trần (Danlambao) - Ông Phan Đình Trạc, người đứng đầu ban nội chính vừa được kiêm nhiệm thêm vị trí mới trong ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú Trọng.

Quyết định phân công vừa được thường trực ban bí thư Lê Hồng Anh ký ban hành vào hôm 8/9/2015, cổng thông tin điện tử ban nội chính trung ương cho biết.

Thay thế ông Nguyễn Bá Thanh

Trên danh nghĩa, chức vụ của ông Phan Đình Trạc vẫn là phó ban nội chính trung ương. Nhưng về thực tế, ông này hiện vẫn đang là người có quyền lực cao nhất tại ban nội chính sau khi ông Nguyễn Bá Thanh qua đời.

Khi còn sống, cố trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh cũng từng kiêm nhiệm chức phó trưởng ban thường trực ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng. 

Ở vị trí này, ông Thanh từng được giao làm việc trực tiếp với vị trưởng ban là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Qua những động thái trên, ông Trọng cho thấy ý đồ rõ rệt trong việc sắp xếp nhân sự thay thế ông Nguyễn Bá Thanh, nhất là vào thời điểm cuộc chiến quyền lực tại đại hội đảng 12 chỉ còn 4 tháng nữa sẽ diễn ra.

Vai trò này rốt cuộc cũng được giao lại cho ông Phan Đình Trạc, một phụ tá của ông Thanh từ những ngày đầu tái lập ban nội chính.

Trên thực tế, ông Trọng cũng không có nhiều sự lựa chọn về mặt nhân sự.

TBT Nguyễn Phú Trọng không có nhiều lựa chọn trong cuộc chiến nhằm lật đổ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Chống Nguyễn Tấn Dũng

Ông Phan Đình Trạc năm nay 57 tuổi, xuất thân từ ngành an ninh với cấp bậc đại tá, từng làm giám đốc CA Nghệ An, sau chuyển lên thành bí thư tỉnh ủy Nghệ An.

Ông này được TBT Nguyễn Phú Trọng đưa về làm phó ban nội chính trung ương nhờ vào việc chống lại thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị trung ương 6 hồi năm 2012.

Hội nghị này cũng buộc ông Dũng phải giao lại cơ quan chống tham nhũng cho ông Trọng, và sau đó được đổi tên thành ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Qua hai ban thuộc trung ương này, Nguyễn Phú Trọng muốn tạo nên một ‘liên minh’ quyền lực nhằm lật đổ Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy vậy, năng lực tổ chức yếu kém cộng thêm sự lú lẫn ngày càng nặng của ông tổng bí thư đã không thể khiến những cơ quan này phát huy tác dụng.

Nguyễn Tấn Dũng sau đó đã dễ dàng lật ngược tình thế, thậm chí còn thâu tóm luôn cả trung ương đảng. Hiện tại, ông ta vẫn là một ứng cử viên nặng ký cho chức vụ tổng bí thư vào năm 2016.

Không chấp nhận thất bại, ông Trọng quyết gia tăng quyền lực cho ông Phan Đình Trạc bằng cách cho thêm một ghế tại ban chỉ đạo chống tham nhũng. Dù vậy, cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh vẫn là một nỗi ám ảnh khiến những người như ông Trạc phải chùn bước.

Những nỗ lực ‘lật đổ’ này cũng sẽ chỉ là một sự vô vọng nếu ông Trọng vẫn quyết tâm bảo vệ ‘thanh danh’ cho đảng, không dám tố cáo hành vi tham nhũng của phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng. Đây cũng là một kết cục có thể dễ dàng dư báo trước.

Ao cá Bác Hồ, tiêu chảy cấp, triều cường, và kinh tế định hướng

Zia Zia (Danlambao) - Thời Tự Đức dân ta có câu ca:

"Vạn Niên là Vạn Niên nào,
Thành xây xương lính, hào đào máu dân".

Cái thời xa xưa đó không có radio, internet hay wifi như bây giờ, nên chi dân đen chỉ có làm câu hò, lời đối để than trách triều đình. Nói xa xôi như thế để nhắc các bác trong thành ủy Sài Gòn, Hà Nội, Cần Thơ và vài chục thành phố đang ngập lụt hay có nguy cơ ngập lụt khác biết rõ: Các bác đừng chờ đến khi dân đen ta lời ca, tiếng hò tả khổ thì mới... hiểu được lòng dân. Khi dân đen oán than đến mức "xuất khẩu thành thơ" thì các bác chỉ còn có nước chui ống đồng qua... Trung Quốc.

Mà các bác cũng chuẩn bị đi là vừa, cứ thử xem thì rõ:


Dân đen đang chửi các bác đấy. Chửi thẳng thừng thì công an bắt, bỏ tù... nên phải ca hát vu vơ như thế. Nhưng thực lòng thì chẳng khác nào họ đang chửi cha, chửi chú nhà các bác... Không chửi sao được. Cách đây 7,8 năm thằng con tôi hỏi, "Cha ơi, bệnh tiêu chảy cấp là gì?" Tôi bí, lục tìm khắp sách vở, internet cũng chẳng rõ là bệnh gì. Ông già hàng xóm bảo tui, "Cứ cái gì không giải quyết được thì "mấy ổng" đẻ ra một danh từ mới, có zậy thôi". Tôi không tin. Nhưng từ gần 10 năm nay, hễ mỗi lần "mưa trên phố Bác" mà lại nghe báo đài bù lu, bù loa... "tại biến đổi khí hậu, tại... triều cường"... thì tôi hiểu ra. Thì ra "triều cường" là nước mưa. 

"Con mẹ nó, nước mưa thì nói là nước mưa!", nhưng tôi chợt nhớ tới ông già hàng xóm. Ổng nói phải, cả thế giới này người ta giỏi hơn mình mấy cái đầu mà người ta cũng chỉ có mấy cái tên, "kiết lỵ", "thổ tả"... "nước cống", "nước mưa" chứ đâu có ai tự tiện phát minh ra cái gọi là "tiêu chảy cấp" hoặc "triều cường" hay "kinh tế định hướng" như nhà nước ta. Phải gọi khác đi như thế thì người dân trong nước mới "bí lù", không hiểu là cái gì, thì mới cho "mấy ổng" "chìm xuồng" được. Và người nước ngoài thì không thể hiểu nổi nó là cái "mô, tê" gì. Thậm chí cái hồ cá tra nuôi bằng phân người bọn chúng cũng văn hoa gọi là "ao cá Bác Hồ" thì... chỉ có bác Hồ mới ngửi nổi.

Tiên sư cha nó, hôm qua tờ Thanh niên đăng báo, đại khái... "họ chỉ lo ngăn triều chứ không lo ngăn nước mưa". Vậy là giấu đầu lòi đuôi. Lúc cần thì đổ thừa, "tại triều cường" nhưng trong thực tế thì không lo chống nước mưa, mà chỉ lo dồn tiền dân để "ngăn triều", như vậy rõ ràng mười mươi đã có sự tráo trở về khái niệm...

Nhưng khốn nạn hơn cả là mỗi khi có vấn nạn quản lý xã hội thì lúc nào cũng có vài thằng trí thức giả cầy nhảy ra biện hộ, thậm chí quay ngược lại "đổ thừa nhân dân".

Nếu sai lầm ở cấp trung ương thì có bọn Vũ Minh Giang, Trần Ngọc Thêm,... ở cấp Quốc hội thì có Dương Trung Quốc, Trần Du Lịch,... ở cấp thấp hơn thì đủ cả lô cả lốc kỹ sư, kiến trúc sư, nhà văn, nhà báo, giáo sư, tiến sĩ (chưa kể cái từ mới "phó tiến sĩ")... Cũng từ bài báo nói trên, con trai kiến trúc sư quá cố Ngô viết Thụ, cho rằng vì đô thị hóa quá nhanh, bê-tông hóa quá "thần tốc" nên các công trình "chống lụt" vừa làm xong đã "mất tác dụng". Ai là người "bê-tông hóa" và "đô thị hóa" quá nhanh? Thì "nhân dân" chứ ai vào đây nữa. Xây dựng CNXH muôn năm mà cái gì xây xong chưa kịp xài đã "quá đát"?

Xin hỏi Ngô đại gia, tốc độ "bê-tông" hóa và đô thị hóa của Sài Gòn bây giờ có bằng tốc độ của những năm 1960s và 1970s không? Lúc đó đang chiến tranh, dân chúng tràn về thành phố rất đông đúc, hệ thống công cộng thì cũ kỹ từ thời Pháp thuộc để lại, nhưng Sài Gòn có khi nào ngập lên tới háng không? Ông là dân tu học từ Mỹ, ông nên hiểu mặc dầu quy định "impervious paving"(*) là 45% maximum, nhưng bài toán "thoát nước mưa" không bao giờ bao gồm thông số này, vì đó là thông số không nhất định và rõ ràng. Do đó người ta mặc nhiên tính toán mọi mặt bằng đều là "impervious", song hành với việc khuyến khích người dân xử dụng "pervious paving"... Xin hỏi thêm, thế lúc bọn Thành ủy SG xây dựng quảng trường to đùng trên dưới 50 ngàn mét vuông bằng "impervious paving" sao không nghe bác "phản biện" tiếng nào? Hay là bác cũng thuộc loại "hàng thần lơ láo" như cái Hội kiến trúc sư của bác?

Bọn chính quyền dốt nát, quản lý xã hội không xong, lòng dân oán ghét. Hãy để cho bọn chúng nghe chửi. Tôi mong các vị trí thức giả cầy dừng nhảy ra bênh vực nữa.

Các bác đừng quên rằng người Việt Nam trên toàn thế giới đang nhìn vào các bác. Mỗi lời, mỗi tiếng trên báo, đài của các bác, dù chỉ một centimet nịnh bợ, xu thời... thì không những chúng tôi, mà ngay cả con em của chúng tôi cũng nghe thấy, phân biệt được rõ mười mươi... Chúng tôi nguyền rủa bọn thống trị dốt nát làm tàn hại đất nước bao nhiêu thì chúng tôi căm phẫn bọn thầy dùi, bọn trí thức giả cầy, bọn khệnh khạng áo mũ cân đai xu thời nịnh thế gấp mấy lần hơn. 

danlambaovn.blogspot.com

_________________________________________

(*) "impervious paving": vật liệu lát đường, lát sân mà nước mưa không thấm qua được; khác với "perviuos paving" là vật liệu mà nước mưa có thể xuyên qua (nhờ không xử dụng cement ở chổ tiếp giáp giữa các viên gạch).