Thursday, December 21, 2017

Những câu hỏi trong vụ bán Sabeco

Theo VOA-22/12/2017 
Trân Văn
Dây chuyền sản xuất bia Sài Gỏn ở Hà Nội.
Dây chuyền sản xuất bia Sài Gỏn ở Hà Nội.
Ngày xưa – lúc nhiều bài thơ của Tố Hữu còn là những tác phẩm mà học sinh trung học buộc phải thuộc lòng, nhiều người rỉ tai nhau mấy câu cải biên khổ đầu của “Hãy nhớ lấy lời tôi”, từ:

Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có con người như chân lý sinh ra

thành:

Có những phút làm… nhơ lịch sử
Có cái chết… đúng là tắc tử
Có những lời… chua xót lòng ta
Có những người… do vô ý sinh ra

Giai đoạn mà thiên hạ chỉ cười ha hả vì sự dí dỏm của những câu thơ cải biên ấy đã qua. Theo thời gian, những phút làm nhơ lịch sử, những vụ tắc tử, những lời khiến người ta chua xót về trí tuệ, liêm sỉ càng lúc càng nhiều và cái gánh do những người dường như do vô ý sinh ra cố tình chất lên vai dân tộc này càng lúc càng nặng, nếu thiên hạ chưa khóc thì cũng lo bạc mặt.

***

Sau khi Liên Xô và khối quốc gia đeo đuổi việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ, kinh tế kế hoạch (toàn bộ nền kinh tế được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước và phải vận động theo kế hoạch do nhà nước ấn định) - nền móng của các xã hội hướng tới xã hội chủ nghĩa – bị khai tử. Dù muốn hay không thì thực tế cũng buộc người ta phải thừa nhận, kinh tế kế hoạch là cha đẻ của bất công, đói nghèo và biến tất cả các xã hội theo con đường đó trở thành phi nhân tính, trượt dài trên con đường suy thoái về tất cả mọi mặt. Những người khai sinh, tham gia vào việc thúc đẩy các quốc gia đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội bị xếp vào loại do vô ý sinh ra, phủ nhận tất cả những qui luật mà nhờ đó giúp nhân loại tiến hóa, các xã hội phát triển.
Trong bối cảnh như thế, Đảng CSVN chỉ còn một đường: Tuyên bố từ bỏ kinh tế kế hoạch, đưa Việt Nam quay lại với kinh tế thị trường (tự do sản xuất, kinh doanh, nền kinh tế vận hành dựa trên quy luật cung cầu) – lối đi mà suốt năm thập niên họ từng khẳng định, chỉ dẫn tới… “giãy chết”. Ngặt là kinh tế luôn luôn song hành với chính trị, chấp nhận kinh tế thị trường tất nhiên sẽ phải chấp nhận đa nguyên, chấp nhận để dân chúng tự do lựa chọn thể chế, tổ chức chính trị mà họ muốn, vì thế mà “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” ra đời. Đã có nhiều người khẳng định “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” sẽ cho ra đời một thứ… quái thai, bởi làm sao “kinh tế thị trường” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” có thể dung hợp với nhau (?) nhưng Đảng CSVN không màng. Không có “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” làm sao Đảng CSVN có thể tiếp tục tồn tại như tổ chức chính trị duy nhất nắm giữ độc quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối tại Việt Nam?
Sau bảy năm vận động “Ưu tiên dùng hàng Việt”, nay lại muốn đem bán hết những thương hiệu Việt mạnh nhất.
Kim Hạnh
Với “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (vừa tuyên bố chấp nhận quyền tự do kinh doanh, tôn trọng quy luật cung cầu, vừa tiếp tục kiểm soát hoạt động của nền kinh tế), suốt từ thập niên 1990 tới nay, gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia đã được bơm hết cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước bất chấp thảm trạng vì bị đối xử như con hoang, hệ thống doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam suy kiệt, phá sản hàng loạt, thất nghiệp tràn lan, thất thu, bội chi, nợ nần càng ngày càng trầm trọng. Cho dù Đảng CSVN kỳ vọng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ trở thành những “anh cả” của kinh tế Việt Nam, giúp họ khống chế kinh tế Việt Nam và nhờ thế tiếp tục áp đặt sự kiểm soát toàn diện, tuyệt đối về chính trị nhưng càng ngày, số lượng các “đại dự án” ngốn hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng song chẳng những không sinh lợi mà còn tạo ra những khoản nợ khổng lồ, càng nhiều.
Những “anh cả” của kinh tế Việt Nam vừa góp phần đẩy kinh tế Việt Nam vào tình thế càng ngày càng bi đát, vừa giúp người ta tỏ tường diện mạo thực của “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Các “đại án” theo sau những “đại dự án” chứng minh “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”… ưu việt như thế nào và “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” có thật sự là “của dân, do dân, vì dân” hay không?
Vào lúc này, cho dù Đảng CSVN đang thu dọn hậu quả mà các “anh cả” bày ra, bắt đầu mạnh tay thực hiện điều mà nhiều chuyên gia cả trong lẫn ngoài Việt Nam khuyến cáo từ lậu: Giải tư (ngưng đầu tư, rút vốn khỏi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các “anh cả”) thế nhưng hậu họa và di hại của giải tư chẳng những không nhỏ mà còn lớn hơn, đáng ngại hơn.

***

Cuối cùng thì đầu tuần này, 54% cổ phần của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cũng đã được bán cho ThaiBev một tập đoàn tư nhân của Thái Lan. Tuy Sabeco là công ty cổ phần nhưng cho đến trước ngày 18 tháng 12 năm 2017, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn nắm trong tay 90% cổ phần của Sabeco.
Nghĩ từ Sabeco. Liệu có cần cân nhắc giữa hai bài toán: Những đồng tiền “khủng” thu vội, ăn xổi, với giá trị, tài sản của tương lai bền vững?
Kim Hạnh
Thương vụ mua bán Sabeco giúp Việt Nam thu về khoảng 5 tỉ Mỹ kim. Giữa lúc nhiều viên chức hữu trách trong hệ thống công quyền tỏ ra hết sức “hồ hởi, phấn khởi” thì một số người khác như bà Vũ Kim Hạnh công khai bày tỏ sự lo âu. Bà Hạnh, cựu Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, một trong những người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (SBA), Quỹ Hỗ trợ công nhân (WSF), tham gia soạn thảo và đệ trình đề án “Thúc đẩy thị trường nội địa” để hỗ trợ những doanh nghiệp Việt Nam làm chủ thị trường Việt Nam (đề án đã được chấp nhận như một chương trình trọng điểm quốc gia), vừa nêu ra mười câu hỏi sau sự kiện hệ thống công quyền Việt Nam bán 54% cổ phần của Sabeco cho ThaiBev. Mười câu hỏi của bà Hạnh có đáng ngẫm nghĩ hay không, xin lược thuật để độc giả đọc và ngẫm:
(1) Câu đầu tiên từ miệng một doanh nhân Thái Lan: Sabeco đang chiếm tới 41% thị phần Việt Nam. Ai làm ăn cũng biết hiếm có doanh nghiệp hàng tiêu dùng nào mạnh như vậy, sao đành bán? Muốn khai thác cho đáng, sao không bỏ vài triệu Mỹ kim thuê CEO. Phát triển tiếp sẽ kiếm ra hàng chục lần, thu dài dài mà tài sản quí vẫn là của mình?
(2) Sau bảy năm vận động “Ưu tiên dùng hàng Việt”, nay lại muốn đem bán hết những thương hiệu Việt mạnh nhất. Phải chăng vận động cho mạnh để... bán?
(3) Đi hỏi khắp thế gian, xứ nào cũng cố gầy dựng cho được những thương hiệu mạnh nổi tiếng để làm hình ảnh tiêu biểu của quốc gia. Một thương hiệu dám “chơi tay vo” thắng Heineken, Tiger, Sapporo... thì cũng là “thương hiệu quốc dân” đó chứ, sao giao cho nước ngoài làm chủ?
(4) Thoái vốn nhà nước khỏi tất cả công ty nhà nước. Đúng, song có nhất thiết phải bán bằng được cho nước khác chứ không phải cho nhà đầu tư trong nước? Nếu thu ít tiền hơn, liệu có cần cân nhắc bài toán chủ sở hữu thương hiệu cho quốc gia?
(5) Nhà kia tình cảnh như vầy: Nghèo nhưng nhiều năm, có bao nhiêu của nả đem nuôi mấy thằng con lớn to xác, làm biếng, ham chơi, ngỗ ngược, có đứa buồn buồn còn chơi ma túy, rước cướp vào đánh cha, đánh mẹ vỡ đầu. Tụi này được xài, được phá hết của cải trong nhà, khiến mấy đứa con khác, vốn bị thầy bà nói là “khắc tuổi” nên bị ghét, bỏ bê, tuy thông minh chịu khó nhưng cứ suy dinh dưỡng, èo uột lớn hổng nổi. Hiếm hoi có vài đứa lớn kha khá, đem bán, bán hết, mai mốt tan nhà nát cửa, còn gì?
(6) Khi cần bán vì túng quá, bán, sao không dừng để lấy 49 đồng, vẫn giữ con mình, là của mình, mà cứ phải lấy tới 54 đồng để “nó” về tay người ta?
(7) Chợ đời, có bán có mua, con mình có ngon người ta mới gánh tiền khủng tới mua. Làm cha mẹ, bán con, nói vậy cũng đúng nhưng bán một, ba, năm, bảy... đứa vào loại khá nhất, ngon nhất rồi liệu có thật sự là có tiền, có lực để đi mua lại vài ba đứa ngon cỡ vậy của thiên hạ để gọi là có bán có mua?
(8) Đây là bước đi tình cờ hay cái bẫy thâu tóm? Có ai còn nhớ, tháng 4 năm 2016, chính quyền Thái ráp nối bộ bốn “Bộ Thương Mại, doanh nghiệp lớn, ngân hàng, doanh nghiệp nhỏ” cùng làm chương trình “Pracha Rath” (State of People - có nghĩa là Quốc gia của dân), theo đó, chính phủ Thái giúp doanh nghiệp Thái đầu tư ra nước ngoài. Một trong những mục đích được nêu công khai là “tính sổ” thiệt gọn thị trường bốn quốc gia yếu kém trong ASEAN là Campuchia, Lào, Miến Điện, Việt Nam (CLMV – bốn chữ cái từng khiến người Việt thi nhau tra cứu ngữ nghĩa sau khi nghe Thủ tướng Việt Nam giới thiệu là “Cờ Lờ Mờ Vờ”), trong đó giao hẳn cho Berli Jucker (BJC) thâu tóm thị trường Việt Nam. Giàu và giỏi, là hùm lại được chắp thêm vây, BJC bắt đầu mua toàn hệ thống bán sỉ Metro C&C, bình thản hạ dần rồi tiễn hầu hết hàng Việt Nam ra ngoài, giành toàn bộ hệ thống cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thái. Giờ “ông” mua tới doanh nghiệp hàng tiêu dùng mạnh nhất nhì của Việt Nam, rồi… sao nữa khi “ông” đã nắm cả chợ, lẫn những mặt hàng mạnh nhất?
(9) Ai ngồi đếm số hội chợ Thái đang tổ chức đồng loạt, liên tục khắp cả ba miền được chính phủ Thái khôn khéo ủng hộ đúng luật quốc tế. Hàng Thái thay hàng Tàu, nhưng nhờ đâu họ hoạch định và thực thi được tất cả những gì họ muốn?
(10) Nghĩ từ Sabeco. Liệu có cần cân nhắc giữa hai bài toán: Những đồng tiền “khủng” thu vội, ăn xổi, với giá trị, tài sản của tương lai bền vững? Vì sao không nghiên cứu bước đi của các quốc gia ASEAN khác, khi tất cả đều đang ra sức bồi đắp nội lực, nâng bước cho doanh nghiệp xứ họ có đủ sức ra ngoài cạnh tranh với thế giới? Bình tĩnh nghĩ lại đi, chính sách của ta đang làm gì cho doanh nghiệp?

***
Nếu quan sát kỹ diễn biến kinh tế - chính trị - xã hội tại Việt Nam, ắt ai cũng có thể thấy, những cá nhân trong nhóm mà thiên hạ cho là do… vô ý sinh ra luôn tìm ra cách nào đó để thu lợi lớn nhất cho mình. Khi rút hết nguồn lực quốc gia bơm cho các “anh cả” không còn hợp thời thì “giải tư” các “anh cả” là một cơ hội mới.
Sabeco chỉ là sự kiện mới chứ biến giải tư thành cơ hội thì đã được ứng dụng từ lâu. Muốn kiểm chứng thì xem lại trường hợp bà Hồ Thị Kim Thoa vì có rất nhiều thông tin đã được bạch hóa để đối chiếu.
Uống bia Sài Gòn, một sản phẩm của Sabeco, tại Hà Nội.
Uống bia Sài Gòn, một sản phẩm của Sabeco, tại Hà Nội.
Vào năm 2000, bà Thoa được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang (DQC) – một doanh nghiệp nhà nước. Năm 2005 khi DQC được giải tư, bà Thoa kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị của DQC và bà nhanh chóng thâu tóm 11 triệu 780 ngàn cổ phiếu của DQC cho mình, con cái, mẹ, em, em dâu. Giá trị số cổ phiếu của DQC mà bà Thoa và thân nhân đang nắm giữ là 718 tỉ đồng Việt Nam.
Năm 2010, bà Thoa được cất nhắc làm Thứ trưởng Bộ Công Thương. Ông Hồ Quỳnh Hưng, một người em trai của bà Thoa trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc DQC. Một trong hai cô con gái của bà Thoa vừa là thành viên Hội đồng Quản trị, vừa đảm nhận vai trò Phó Tổng giám đốc DQC.
Ông Hồ Đức Lam, một người em trai khác của bà Thoa tuy không có cổ phần tại DQC nhưng là thành viên Hội đồng Quản trị của DQC. Ông Lam đang nắm giữ 65% cổ phiếu của Công ty Nhựa Rạng Đông (RDP) sau khi doanh nghiệp nhà nước này được cổ phần hóa.
Chẳng hiểu chuyện bà Thoa là Thứ trưởng Bộ Công Thương có liên quan gì tới việc tháng 9 năm 2014, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) – nơi giám sát việc sử dụng vốn nhà nước trong các doanh nghiệp đã rút hết vốn ra khỏi DQC và tháng 8 năm 2015, SCIC đã thực hiện hành động tương tự với RDC. Sau khi cổ phẩn hóa hai doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu toàn dân phần lớn đã trở thành tài sản của riêng bà Thoa và gia đình bà.
Bà Thoa chỉ lâm nạn khi tương quan lực lượng trong nội bộ Đảng CSVN thay đổi. Người ta “phát giác” bà dính líu tới việc sắp đặt, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh sai qui định. Đầu năm nay bà bị “khiển trách”. Báo chí được bật đèn xanh, dư luận tạo thành sức ép, Ủy ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN nhập cuộc và chính thức kết luận bà có nhiều sai phạm trong tiến trình giải tư. Ngày 1 tháng 8, bà Thoa nộp đơn xin thôi việc, ngày 16 tháng 8, Thủ tướng Việt Nam chấp nhận cho bà Thoa miễn nhiệm, thôi làm Thứ trưởng Bộ Công Thương
Năm 2010, bà Thoa được cất nhắc làm Thứ trưởng Bộ Công Thương. Phần lớn tài sản của DQC và RQP - hai doanh nghiệp nhà nước vốn thuộc sở hữu toàn dân vẫn là tài sản của riêng bà Thoa và gia đình bà.

***
Những người do vô ý sinh ra chưa bao giờ thất bại. Chỉ có đám đông nhẫn nại mang vác gánh nặng do họ cố tình chất lên lưng mình đi từ thảm bại này đến thảm bại khác.

Công an khám nhà đại gia BĐS Vũ “nhôm” ở Đà Nẵng

VOA Tiếng Việt-21/12/2017  
Cảnh sát khám nhà đại gia bất động sản Phan Văn Anh Vũ (Vũ "Nhôm") ở Đà Nẵng.
 Cảnh sát khám nhà đại gia bất động sản Phan Văn Anh Vũ (Vũ "Nhôm") ở Đà Nẵng.
Các nhân viên công an “khám xét” nhà riêng của ông Phan Văn Anh Vũ, người làm chủ hoặc góp vốn vào nhiều công ty bất động sản, trong nhiều giờ vào tối 21/12 ở Đà Nẵng, theo truyền thông Việt Nam.
Một số nhà báo địa phương có mặt tại hiện trường đã xác nhận về diễn biến này với VOA. Căn nhà bị khám xét nằm ở quận Hải Châu. Một phóng viên đề nghị không tiết lộ danh tính nói:
“Mình thấy được là công an đang làm việc ở trong nhà. Họ chưa công bố việc khởi tố, bắt giam gì cả mà gần như là đang khám nhà. Họ có thể có quyết định khởi tố trong tay rồi còn họ chưa công bố là việc của họ”.
VOA cố gắng liên lạc với các lãnh đạo chính quyền và công an Đà Nẵng để có thêm thông tin, nhưng họ không trả lời điện thoại.
Một số báo mạng Việt Nam trích lời Đại tá Lê Văn Tam, Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng, và Đại tá Nguyễn Đức Dũng, Chánh Văn phòng, cho hay việc khám xét do một tổ công tác của Cục An ninh điều tra, Bộ Công an, thực hiện bắt đầu từ khoảng 5h30 chiều ngày 21/12.
Đến hơn 7h tối cùng ngày, Đại tá Dũng được báo mạng Infonet dẫn lời nói rằng ông “chưa có thông tin ông Vũ ‘nhôm’ có bị bắt hay chưa”.
Tin đăng trên mạng lúc 9h tối của báo Pháp Luật TP.HCM cho biết báo này đề nghị Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an, xác nhận thông tin về việc khởi tố, bắt giam ông Vũ, song tướng Quang trả lời: “Tôi chưa nắm được thông tin này”.
Từ đầu năm 2017, ông Phan Văn Anh Vũ được dư luận và báo chí nhắc tới nhiều do có liên quan đến các cuộc điều tra của nhà chức trách về những sai phạm trong thị trường bất động sản ở Đà Nẵng.
Có những cáo buộc rằng đại gia này khét tiếng về thao túng rất nhiều dự án hạ tầng đất đai ở thành phố du lịch biển nổi tiếng miền trung Việt Nam. Một bản tin của báo Tuổi Trẻ nói ông Vũ dính líu vào việc mua bán rất nhiều nhà công sản dưới thời ông Nguyễn Bá Thanh làm bí thư thành ủy và ông Trần Văn Minh làm chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Doanh nhân 42 tuổi Phan Văn Anh Vũ sở hữu nhiều công ty như Công ty Trách nhiệm hữu hạn IVC, Công ty cổ phần 79, Công ty cổ phần Bắc Nam 79, và ông cũng góp vốn vào một số công ty khác.
Trước đây, ông Vũ có thời gian sản xuất, kinh doanh các sản phẩm khung nhôm, kính nên được đặt cho biệt danh Vũ "nhôm".
Một ngày trước khi vụ khám nhà ông Vũ “nhôm” diễn ra, vào chiều 20/12, tại một buổi gặp mặt các cán bộ quân đội cấp tướng nghỉ hưu ở Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho hay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam “đã trực tiếp yêu cầu Bộ Công an điều tra và trả lời với Tổng Bí thư và Bộ Chính trị” về chuyện ông Vũ “nhôm” thao túng, tác động đến bộ máy lãnh đạo Đà Nẵng.
Đánh giá rằng các hoạt động phòng, chống tham nhũng trên toàn Việt Nam “đang diễn ra rất quyết liệt” trong khi “quyết tâm của Bộ Chính trị, của Chính phủ, của Quốc hội” đang ngày càng mang lại các kết quả rõ rệt, Bí thư Trương Quang Nghĩa khẳng định “Đà Nẵng không thể đứng ngoài cuộc phòng, chống tham nhũng của cả nước được”.

Những bông hoa tỏa hương thơm năm 2017

Theo VOA-22/12/2017 
Bùi Tín 
Cụ Lê Đình Kình (trái), người đứng đầu phong trào chống lấy đất ở Đồng Tâm, khiến ông Nguyễn Đức Chung phải xuống tận nơi giải quyết.
Cụ Lê Đình Kình (trái), người đứng đầu phong trào chống lấy đất ở Đồng Tâm, khiến ông Nguyễn Đức Chung phải xuống tận nơi giải quyết.
Năm 2017 sắp kết thúc. Ở phương Tây, các báo lớn đều bàn luận về những nhân vật nào nổi bật nhất trong năm qua, đi cùng với những cuộc thi chọn Hoa Hậu trong năm rất sôi nổi, chọn nhân vật xứng đáng in ngoài bìa các báo lớn.
Trên bìa báo Times nổi tiếng, ông D. Trump rất nhã nhặn từ chối không dám nhận là nhân vật nổi trội năm 2017, nhường chỗ cho một nhóm các cô gái tự trọng, dũng cảm dám lên tiếng tố cáo những kẻ đã suồng xã xúc phạm thân thể mình, dù người đó quyền lực và nổi tiếng đến đâu.
Phong trào bảo vệ danh dự phụ nữ, mạnh dạn tố cáo bọn yêu tinh dâm đãng lan sang Anh, Canada, Pháp, Úc… làm mất chức không ít kẻ tai to mặt lớn.
Ở Việt Nam, trong năm qua có những ai có thể được chọn là nhân vật của năm 2017? Xét riêng về các chiến sỹ dấn thân cho dân chủ và nhân quyền - thật lòng yêu nước, thật lòng thương dân, kiên cường chống bành trướng, không sợ tù đầy, dám đương đầu với một chính quyền thô bạo hèn với giặc, ác với dân - năm 2017 là một năm được mùa khá lớn, dù cho hiện đã có 140 anh chị em bị tù đầy phi lý, phi pháp.
Đây là một nét đen ngòm về hạnh kiểm nhân quyền của lãnh đạo đảng Cộng sản bên cạnh nét son tươi thắm của phong trào yêu nước yêu dân chủ đang trên đà phát triển. Xin mạnh dạn kể ra dưới đây những bộ mặt đáng yêu đáng quý ấy, những bông hoa đẹp tỏa hương thơm, theo một trật tự ngẫu nhiên để công luận xem xét:
1. Kính lão đắc thọ, xin kể đầu tiên là Cụ Lê Đình Kình, một đảng viên cộng sản lão thành hơn 50 tuổi đảng trong đảng bộ xã Đồng Tâm/Mỹ Đức, một cựu chiến binh, cầm đầu phong trào chống đối bọn cướp 49 ha đất xã Đồng Tâm là công ty Viettel thuộc bộ Quốc phòng. Cụ Kình bị bọn côn đồ - Công an đánh rạn nứt xương hông, vẫn một mực kiên cường chiến đấu vì nhân dân, lẽ phải.
2. Cô bí thư đảng ủy cộng sản xã Đồng Tâm Nguyễn Thị Lan, lãnh đạo cuộc « nổi dậy » của toàn xã, bắt giữ hòa bình, giam lỏng cả trung đội cảnh sát cơ động vũ trang, buộc chủ tịch chính quyền thủ đô Nguyễn Đức Chung phải đích thân về « đối thoại » và cam kết không truy tố trước nhân dân toàn xã, đại biểu quốc hội, các nhà báo, luật sư, để rồi sau đó trở mặt một cách ô nhục, khai trừ cô Lan ra khỏi đảng ủy, truy tố cụ Lê Đình Kình về tội chống chính quyền. Cuộc đấu tranh còn tiếp diễn với tinh thần xã Đồng Tâm quyết sống chết để bảo vệ tự do, đồng ruộng của mình. Cô Lan vinh dự tự hào trở về với nhân dân để lãnh đạo cuộc nổi dậy độc đáo quyết liệt chống bạo quyền tàn ác này.
3. Cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Mẹ Nấm kiên quyết chống bành trướng, bênh vực dân oan mất đất, có sáng kiến nêu lên câu hỏi « Chúng tôi cần biết » chất vấn chính quyền về các vấn đề quốc kế dân sinh như « Mật đàm Thành Đô? », « vụ án Formosa? », « trận Gạc Ma? »… và nêu cao khẩu hiệu « Chúng ta là Một - We are one », đề cao tình đòan kết keo sơn giữa các chiến sỹ dân chủ thương yêu bảo vệ nhau trước cường quyền tàn bạo. Trước tòa, bị tuyên án 10 năm tù giam, cô khẳng khái khẳng định mình vô tội, được bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và bà Melana Trump bỉểu dương và bênh vực, được các nước CHLB Đức và Liên Âu, Canada… đòi trả lại tự do ngay.
Mẹ Nấm cùng hai con phản đối Trung Quốc đem giàn khoan HD-891 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Mẹ Nấm cùng hai con phản đối Trung Quốc đem giàn khoan HD-891 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
4. Cô Trần Thị Nga, bị tòa án Hà Nam tuyên án 9 năm tù vì kiên cường, chống bành trướng, bảo vệ dân oan mất đất, trước tòa không những không nhận tội, còn lên án cường quyền nhu nhược trước quân xâm lược, bị công an tra tấn đánh đập gãy chân vẫn hiên ngang bảo vệ chính nghĩa của mình.
5. Cô Đinh Thảo, một sinh viên tỉnh Thái Nguyên chịu khó học tập ngoại ngữ, các điều luật, tập ăn nói lưu loát tiếng Anh, dẫn đầu nhóm 3 người, cùng cô Anna Nguyễn và cô Minh Hà - vợ anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, đến trụ sở Liên Hợp Quốc trình bày tường tận về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam với những dẫn chứng cụ thẻ, hiện đang còn trên đường vận động ở 6 nước CHLB Đức, Na Uy, Thụy Điển, Thụy sỹ, Bỉ và cộng hòa Séc.
6. Cô Đoan Trang, từng là nhà báo sắc sảo của VietNam Net, trở thành một chiến sỹ dân chủ năng nổ, hoạt bát, kiên cường, đối thọai trực diện với các nhân viên công an, còn để thời gian nghiên cứu tổng kết công phu các kinh nghiệm đấu tranh cụ thể, viết cuốn sách xúc tích, dày 300 trang « Chính trị bình dân », một cẩm nang quý hướng dẫn đấu tranh không bạo động có hiệu quả, vừa là nhà họat động thực tế rất năng nổ vừa là nhà lý luận dày dạn.
Blogger Phạm Đoan Trang.
Blogger Phạm Đoan Trang.
7. Cô Phạm Thanh Nghiên, người nhỏ nhắn nhưng tinh thần thép trong đấu tranh đòi dân chủ tự do cho đồng bào mình, còn viết cuốn hồi ký có giá trị « Những mảnh đời sau song sắt », nêu cao tinh thần bất khuất lạc quan của người tù chính trị, coi nhà tù là nơi rèn luyện ý chí đấu tranh vì dân vì nước.
8. Cô Trịnh Kim Tiến, cha cô là ông Trịnh Xuân Tùng một chiến sỹ dân chủ dấn thân bị công an tra khảo đến chết, thù nhà nợ nước, cô trở nên kiên cường, là « hoa khôi xuống đường », gần đây trở thành phóng viên tường thuật sinh động kịp thời các cuộc đấu tranh qua truyền thanh truyền hình. Cô tường thuật rất kỹ tại chỗ phiên tòa phi pháp xử « Mẹ Nấm » như một phóng viên chuyên nghiệp gan góc.
9. Cô Lưu Thị Duyên, sinh viên khoa Luật Hà Nội, từng viết trên Facebook của mình, kiến nghị các đại biểu Quốc hội cần yêu cầu chính phủ báo cáo thật rành mạch tỷ mỷ các khoản thu chi trong ngân sách, không thể đại khái qua loa, để thất thoát hàng trăm nghìn tỷ đồng năm này qua năm khác, đó là xương máu mồ hôi của nhân dân và quân đội. Facebook của cô lập tức được 12.600 phản hồi tán đồng nhiệt liệt. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyển chọn cô Lưu Thị Duyên là 1 trong 10 tài năng trẻ toàn cầu được Giải thưởng – Global Emergency Young Leaders Awards, cùng các bạn khác thuộc các nước Algeria, Bỉ, Malta, Peru, Sri Lanka…
10. Nhóm « Nhịp cầu Hoàng Sa » gồm các nhà báo, nghệ sỹ Vũ Kim Hạnh, Lê Thế Thanh, Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập… cùng lập nên để tổ chức tưởng niệm các liệt sỹ 2 miền Bắc, Nam chống quân Tàu cộng ở Trường Sa và Hoàng sa, quyên góp ủng hộ các gia đình liệt sỹ thiếu thốn, đặc biệt nêu cao chiến công các chiến sỹ chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma.
Đáng chú ý là nhân dịp này thiếu tướng Lê Mã Lương công khai đăng đàn tố cáo Lê Đức Anh hồi đó nhân danh bộ trưởng Quốc phòng đã ra nghiêm lệnh cho Đô đốc Giáp Văn Cương tư lệnh hải quân cấm các đảo không được nổ súng dù bị quân Trung quốc tấn công, một mệnh lệnh mang tính chất phản quốc đê hèn.
11. Tiếp theo, xin kể đến số 118 nam nữ luật sư Hà Nội, Sài Gòn, Phú Yên… cùng ký tên bênh vực luật sư Võ An Đôn bị Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên độc đoán xóa tên với lời vu cáo là « lợi dụng quyền tự do dân chủ » mà không có chứng cứ nào. Bản tuyên bố của 118 luật sư biểu dương LS Võ An Đôn là luật sư ngay thật, hay bào chữa cho dân nghèo miễn phí, được xã hội và đồng nghiệp quý trọng, có tinh thần phục vụ công lý cộng đồng. Một số luật sư có công tâm dự định lập tổ chức « Đòan luật sư độc lập vì công lý ».
Luật sư Võ An Đôn
Luật sư Võ An Đôn
12. Cuối cùng nhưng chưa phải là hết, xin kể đến nhóm tài-xế (lái xe) ở BOT Cai Lậy đã kiên cường khôn khéo và bền bỉ đấu tranh trong ôn hòa không bạo động, dựa vào pháp lý (phân biệt đường quốc lộ và đường tránh, có đấu thầu theo luật hay không, mức phí không hợp lý), tranh thủ nhiều luật sư và các nhà báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Lao động, Pháp luật… hỗ trợ, vận động bà con địa phương tận tình ủng hộ ngày càng đông đảo thành một cuộc đấu tranh rộng.
Hơn 100 bông hoa thơm mùi dân chủ thanh khiết nở rộ năm 2017 trên đây báo hiệu cho một vườn hoa dân chủ mênh mông ngát hương thơm năm 2018 đầy triển vọng khi đảng cộng sản phơi bày tất cả sự xuống cấp tha hóa, với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đảng, các bộ trưởng thứ trưởng, các bí thư tỉnh ủy, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch… ở Vĩnh Phú, Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Nam… hàng trăm cán bộ kinh tế tài chính cấp cao của đảng, Tổng Giám Đốc các đại công ty đang chờ ra trước vành móng ngựa để trả lời về tội lỗi của họ. Dù cho năm 2017 tổng thống Hoa Kỳ D. Trump không mấy mặn mà quan tâm đến giá trị dân chủ và nhân quyền, anh chị em đấu tranh xác định ta phải tự cứu lấy ta, rồi sẽ được sự đồng tình ủng hộ của cả loài người tiến bộ trên thế gian này. Một niềm tự tin đầy hứng khởi để chào đón năm 2018 nhiều triển vọng.

Chỉ 12 ngày là kết thúc điều tra Đinh La Thăng?

Theo VOA-21/12/2017 
Lê Anh Hùng 
Ông Đinh La Thăng.
Tiết trời Hà Nội đang ở vào giai đoạn lạnh nhất kể từ đầu mùa, nhưng bầu không khí chính trị tại thủ đô Việt Nam xem ra lại đang “nóng” hơn bao giờ hết.
Những diễn biến bất ngờ nối tiếp bất ngờ tiên tục diễn ra trên sân khấu chính trị Ba Đình khiến thiên hạ “hoa mắt hoa mũi”, chẳng biết đường nào mà lần.
Sự kiện gần nhất đang gây xôn xao dư luận là cuối buổi chiều ngày 20/12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đột ngột thông báo về bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố Đinh La Thăng cùng đồng phạm.
Thời gian kể từ khi cựu Bí thư Thành uỷ TP HCM bị khởi tố và bắt giam cho đến khi bản kết luận điều tra liên quan đến tội trạng của ông ta được công bố chỉ vọn vẹn 12 ngày, kể cả 4 ngày nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật. Không còn nghi ngờ gì, đây là một kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong lịch sử tư pháp Việt Nam.
Với những vị trí mà Đinh La Thăng từng kinh qua, từ Chủ tịch Tập đoàn Sông Đà, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Bộ trưởng Giao thông - Vận tải cho đến Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP HCM, đây được cho là vụ án tham nhũng “nhạy cảm” nhất từ trước tới nay.
Trong hệ thống chính trị cộng sản, việc đưa một quan chức như Đinh La Thăng ra toà là cực khó.
Điều tra án tham nhũng thường mất nhiều thời gian. Án tham nhũng liên quan đến một nhân vật cỡ bự và từng nắm giữ nhiều trọng trách như Đinh La Thăng lại càng cần thời gian điều tra và kết luận điều tra hết sức thận trọng. Vì thế dư luận không khỏi “thắc mắc”: Tại sao Đinh La Thăng bị truy tố gấp gáp đến thế?
Lại “đầu voi đuôi chuột”?
Từ tháng 7 năm 2016, nhà báo Huy Đức – nhân vật không cần che dấu sự ủng hộ dành cho TBT Nguyễn Phú Trọng – đã đăng tải nhiều bài viết trên trang Facebook cá nhân, vạch trần một loạt sai phạm khủng khiếp và mang tính hệ thống của Đinh La Thăng cùng bộ sậu. Dĩ nhiên, không nói thì người ta cũng biết ai đã cung cấp thông tin để viên cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ “đánh” Đinh La Thăng.
Vì thế, sau khi Đinh La Thăng bất ngờ bị bắt vào ngày 8/12, công chúng Việt Nam có lý do chờ đợi vụ án sẽ được mở rộng và viên cựu Bí thư Sài Gòn không phải là “khúc củi” duy nhất bị ngài TBT tống vào “lò”, bởi nếu thiếu “ai đó” đứng đằng sau nâng đỡ, che chắn cùng đám đệ tử ngoan ngoãn, tận tuỵ “tiền hô hậu ủng” thì ông ta không thể tự tung tự tác suốt một thời gian dài như thế.
Vậy nhưng, trái với kỳ vọng của dân chúng, chỉ 12 ngày sau vụ khởi tố và bắt giam, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra kết luận điều tra và đề nghị truy tố Đinh La Thăng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ PVN góp 800 tỷ VNĐ vào Ngân hàng Đại Dương năm 2008.
Đâu là nguyên do?
Việc Đinh La Thăng xộ khám được xem là thắng lợi lớn nhất của TBT Nguyễn Phú Trọng kể từ khi ông ta thay thế (cựu) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng, cũng như trong cuộc chiến quyền lực với các phe phái khác trong bộ máy. Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng thậm chí còn nhận định: “Đến lúc này, Nguyễn Phú Trọng đã có thể tự so sánh vị thế của mình với Tập Cận Bình.”
Sau bao công sức đã bỏ ra để điều tra nội bộ (thể hiện qua những số liệu chi tiết, cụ thể mà nhà báo Huy Đức công bố), sau những màn tung hô lên đến tận mây xanh của truyền thông nhà nước và ngay giữa lúc kỳ vọng của một bộ phận dân chúng dành cho “bậc nhân kiệt – thế thiên hành đạo” Nguyễn Phú Trọng đang dâng cao, việc cơ quan CSĐT công bố kết luận điều tra đối với Đinh La Thăng và chỉ truy tố ông ta về tội “cố ý làm trái” trong một vụ sai phạm mà hậu quả chỉ là 800 tỷ VNĐ chắc chắn đã làm hoen ố chiến thắng mang tính biểu tượng của người đứng đầu Đảng Cộng sản cũng như bộ máy phòng chống tham nhũng tại Việt Nam.
Trái với kỳ vọng của dân chúng, chỉ 12 ngày sau vụ khởi tố và bắt giam, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra kết luận điều tra và đề nghị truy tố Đinh La Thăng.
Chả nhẽ ngài TBT lại muốn vậy ư? Nếu không thì đâu là nguyên do?
Lời giải đáp dành cho “thắc mắc” nói trên đã được chúng tôi đưa ra trong bài “Đằng sau vụ La Thăng” ngày 11/12 và bài “‘Tử huyệt’ của Nguyễn Phú Trọng ở đâu?” trên VOA ngày 20/12 vừa qua.
Trong bài “Đằng sau vụ La Thăng”, tác giả đã nhận định rằng, sự kiện Đinh La Thăng bị bắt ngày 8/12 và việc một loạt cơ quan truyền thông nhà nước “cáo lỗi” vì đưa tin sai về vụ hai cựu Tổng Giám đốc PVN Phùng Đình Thực và Đỗ Văn Hậu bị khởi tố và bắt giam báo hiệu từ đó đến Hội nghị Trung ương 7 sẽ còn những diễn biến hết sức khó lường, và cán cân quyền lực giữa các phe nhóm có thể thay đổi mau lẹ chỉ trong một sớm một chiều.
Còn trong bài “‘Tử huyệt’ của Nguyễn Phú Trọng ở đâu?”, chúng tôi đã nêu lý do vì sao Nguyễn Phú Trọng lại dàn dựng cả một kế hoạch bài bản ngay từ giữa năm 2016 để quyết bắt Đinh La Thăng “cho bằng được”. Viên cựu Bí thư Sài Gòn từng một thời gian dài nắm giữ những hầu bao khủng nhất trong hệ thống (Tập đoàn Sông Đà, PVN và Bộ GTVT), và không ai nắm rõ hơn ông ta về “đường đi” của những khoản tiền tham nhũng lên tới hàng tỷ USD mà không một ai trong bộ máy hiện hành đủ sức cưỡng lại được “ma lực” của chúng.
Với mưu đồ tiếp tục khuynh loát hệ thống chính trị và trói chặt Việt Nam vào quỹ đạo Trung Quốc, cặp bài trùng Hoàng Trung Hải - Nguyễn Phú Trọng muốn dùng lời khai của Đinh La Thăng – nhân vật từng hơn 10 năm phục tùng dưới trướng Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hải – hòng khống chế các đối thủ của mình.
'Củi tươi' Đinh La Thăng (trái) và 'kẻ đốt lò' Nguyễn Phú Trọng.
'Củi tươi' Đinh La Thăng (trái) và 'kẻ đốt lò' Nguyễn Phú Trọng.
Trong hệ thống chính trị cộng sản, việc đưa một quan chức như Đinh La Thăng ra toà vốn đã cực khó, đưa một nhân vật đủ sức cạnh tranh hay đe doạ ngôi vị TBT ra trước vành móng ngựa lại càng khó gấp ngàn lần – đơn giản là điều đó có thể khiến cả hệ thống sụp đổ. Thế nên lời khai của Đinh La Thăng liên quan đến các nhân vật chóp bu chỉ có giá trị để các phe nhóm đấu đá nhau trên những vũ đài được che chắn bằng nhiều lớp màn đen. Và để những lời khai ấy có thể phục vụ cho “sự nghiệp cao cả” của ngài TBT thì thời gian điều tra vụ án phải được kéo dài ít nhất là qua Hội nghị Trung ương 7, kỳ hội nghị quyết định số phận chính trị của Nguyễn Phú Trọng.
Quá trình điều tra sai phạm của Đinh La Thăng kết thúc chỉ sau vỏn vẹn 12 ngày đã cho thấy là kế hoạch mà Nguyễn Phú Trọng cùng bộ sậu “dày công dàn dựng” đã phá sản. Và dĩ nhiên, chỉ có “gót chân Achilles” mang tên Hoàng Trung Hải mới đủ sức khiến cho nhân vật vừa được nhà quan sát chính trị Phạm Chí Dũng ví như Tập Cận Bình “made in Vietnam” phải lùi bước trước các đối thủ.

Nào, xin vỗ tay cho đều!


Trong đêm 21/12, giới quan tâm thời sự trên các trang mạng, xôn xao chuyền tay nhau một mật thư bị tiết lộ, gọi là "báo cáo tin tình báo", nhắm vào blogger Trương Duy Nhất. Trong đó, nội dung kể lại quá trình theo dõi nhiều năm và đề nghị bắt giữ "Trương Duy Nhất cùng đồng bọn".
Báo cáo số 601 của Tổng Cục II, ghi ngày 15-4-2017, ký bởi Tổng cục trưởng, trung tướng Phạm Ngọc Hùng.
Đồng bọn của ông Trương Duy Nhất được nhắc tới trong "tin tình báo" này là ai?
Đọc lướt qua hồ sơ, có thể những gương mặt quen thuộc như tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, bí thư Hội An Nguyễn Sự... và rồi nhiều người khác nữa. Nhưng cốt lõi vẫn là những người có khuynh hướng phản ứng trước hiện thực xã hội, theo những phương thức ôn hòa. Đa phần là những người được xã hội kính trọng.
Sự bất an của tên gọi Việt Nam hiện ra mồn một trong văn bản đó. Sự bất an có khả năng và chủ đích xô con người quỳ xuống, khom lưng trong mê muội.
Tính ấu trĩ thể hiện rõ trong báo cáo "mật" bị tiết lộ này, đến mức sẳn sàng quy chụp bất cứ ai, chỉ một lần, gặp hay trò chuyện với ông Trương Duy Nhất cũng có thể là trở thành "đồng bọn", và nếu ông Trương Duy Nhất yêu thích ai thì người đó cũng có thể bị vạ lây, bị coi là cùng "băng đảng". Các chi tiết được ghi ra và kết tội cũng mơ hồ, ngớ ngẩn không kém gì các điều 79, 88 hay 258.
Cái gọi là tin tức tình báo của Tổng cục II, công an Việt Nam, qua vài tờ giấy A4 này, thì bất kỳ ai quan tâm đến các vấn đề thời sự và biết về ông Trương Duy Nhất đều có thể viết ra được, thậm chí viết dài hơn, hấp dẫn và có lý hơn. Thậm chí cái "tin tình báo" này còn tệ lậu đến mức ghi danh nhiều tổng biên tập, biên tập viên... của các tờ báo mà ông Nhất từng cộng tác trong đời làm phóng viên của ông ta, và những người này bị coi là có khả năng thù địch với chế độ. Bất chấp trong danh sách được liệt kê đó, không khó để nhận ra những kẻ vẫn đang cúc cung tận tụy và ăn vay hưởng lợi từ hệ thống cầm quyền.
Cũng có thể nhóm - hay cá nhân thực hiện bản "tin tình báo" này đang bị chứng rối loạn lo âu (anxiety disorder) vây hãm.
Hoặc, đây cũng có thể là một trường hợp đáng để phân tích theo sách giáo khoa về thuyết âm mưu. Mà trong thời chiến tranh lạnh, Stasi hay KGB vẫn hay hô hoán để cường điệu, nhằm quan trọng hóa vị trí của mình cũng như dễ bòn rút thêm ngân sách để duy trì cho sự tồn tại của mình.
Không khỏi bật cười khi đọc đến đoạn nhận xét ông Trương Duy Nhất đã viết bài "tuyên truyền kích động dư luận phản đối dự án Sơn Trà / Đà Nẳng, vu cáo cán bộ, chính quyền địa phương bao che, dung túng doanh nghiệp..." Những tình tiết có đầy dẫy trên báo chí và truyền hình nhà nước như vậy, mà cũng được gọi là "tình báo" sao?
Và ngay cả khi các nhân vật cỗ vũ phá hoại Sơn Trà là đảng viên cấp cao như Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ... đã bị chính hệ thống cầm quyền vạch mặt. Người tố cáo vẫn bị mang tình tiết của tội phạm?
Chỉ mới là một người viết blog phản biện xã hội, mà đã bị đưa vào vấn đề "nghiên cứu tình báo", thì chắc ông Trương Duy Nhất không phải là một trường hợp đơn lẻ trong xã hội Việt Nam hôm nay. Không loại trừ việc hàng triệu công dân Việt Nam khác cũng đang bị ngành tình báo nước nhà dòm ngó như vậy, chiếu theo những lý do được nêu trong hồ sơ tình báo - mật (đăng kèm theo) đang lan tràn trên mạng xã hội. Dĩ nhiên trong số đó, chắc cũng không thể thiếu số phận bọt bèo của tôi hay của bạn.
Chỉ còn biết bật cười.
Thôi thì chỉ còn biết vỗ tay, xin chào đất mẹ một đêm cuối năm, khi biết rõ nơi đất nước 90 triệu dân, ai trên quê hương mình cũng có thể là một tội nhân dự khuyết.
Và xin chào mọi người, những anh chị em tôi, những người luôn có thể bị coi là thù nghịch, là tội phạm, nếu dám yêu một bán đảo hay biết chống lại một kẻ tham ô. Xin hãy cùng nhau vỗ tay thật đều, nhận mặt nhau và dành cho tôi một chỗ đứng cùng. Tôi không thích mình vô tội, và cũng không muốn bị đứng cùng với những kẻ tự cho mình có quyền phán xét lẽ phải và công lý trên đất nước hôm nay.

Nhân quyền Quốc tế kêu gọi trả tự do cho Trần Thị Nga

RFA -2017-12-21  
Bà Trần Thị Nga (phải) bế con và cầm biểu ngữ phản đối Trung Quốc trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 8/7/2012
 Bà Trần Thị Nga (phải) bế con và cầm biểu ngữ phản đối Trung Quốc trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 8/7/2012  AFP
Trước phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại Hà Nam, Tổ chức theo dõi Nhân Quyền Human Rights Watch lên tiếng yêu cầu Việt Nam thả tự do ngay lập tức và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga
Trong thông cáo phổ biến ngày 20 tháng Mười Hai 2017 tại New York, ông Brad Adams, giám đốc Châu Á của tổ chức theo dõi nhân quyền, nói rằng thay vì chính quyền Việt Nam xúc tiến đối thoại với các nhà hoạt động nhưng lại sử dụng các mức án nặng nề và bạo hành ngày càng thường xuyên hơn đối với các nhà hoạt động.
Thông cáo cũng nhấn mạnh Bà Trần Thị Nga là một trong những mục tiêu của đợt đàn áp mà chính quyền Việt Nam nhắm vào các nhà hoạt động bất đồng chính kiến trong thời gian gần đây.
Trong bản phúc trình được công bố vào tháng 6 năm 2017, tổ chức theo dõi nhân quyền đã ghi nhận 36 trường hợp các blogger và các nhà hoạt động bị tấn công, dọa dẫm.
Hiện nay hơn 100 nhà hoạt động đang bị giam giữ vì họ thực thi các quyền tự do cơ bản về chính kiến, tự do hội họp, lập hội và tư do tôn giáo. Tổ chức theo dõi nhân quyền cũng yêu cầu Việt Nam thả tự do cho những người này vô điều kiện.
Xin được nhắc lại Nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga, hay còn gọi là Thúy Nga, ở Phủ Lý, Hà Nam bị bắt giữ hôm 21/01/2017, ngay trước Tết Nguyên Đán Đinh Dậu với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam.
Đến ngày 25 tháng 7 năm 2017, bà bị tòa kết án chín năm tù giam và 5 năm quản chế về tội “tuyên truyền chống nhà nước”, phiên tòa diễn ra nhanh chóng và gia đình cùng những người ủng hộ bà Nga cũng bị ngăn không được tham dự phiên tòa.
Trước khi bị bắt giam, bà Nga cùng các con nhỏ luôn bị chính quyền tỉnh Hà Nam quấy rối, sách nhiễu, kể cả hành hung đến thương tật.
Ông Lương Dân Lý chồng của bà Nga cho biết, ông và gia đình đến nay vẫn chưa được gặp bà Nga kể từ ngày bà bị bắt.
Bà Nga là một nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động, bà đấu tranh chống lại các hình thức xâm phạm nhân quyền như buôn người, công an bạo hành và trưng thu đất đai.
Sau khi bà Nga bị bắt, đã có gần 1000 cá nhân và hơn 30 tổ chức xã hội dân sự tham gia ký vào kiến nghị đòi chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho bà Nga ngay lập tức và vô điều kiện

Tổng bí thư chỉ đạo cuộc họp chính phủ, chỉ dấu cho sự hợp nhất đảng nhà nước?

Theo RFA-2017-12-21  
Chủ tịch Trần Đại Quang (trái) đứng đầu Nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (giữa) đứng đầu Đảng Cộng sản. Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12, tháng 1/2016.
Chủ tịch Trần Đại Quang (trái) đứng đầu Nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (giữa) đứng đầu Đảng Cộng sản. Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12, tháng 1/2016.  AFP
Việc ông Nguyễn Phú Trọng người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chỉ đạo cuộc họp chính phủ vào cuối năm, có phải là chỉ dấu cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đang quyết tâm đi đến việc hợp nhất hai bộ phận đảng và nhà nước hay không?
Chúng tôi xin điểm lại những bình luận của nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước về vấn đề này trong khoảng thời gian hai năm vừa qua.
Sự việc chưa có tiền lệ
Vào ngày 14 tháng 12, báo chí Việt Nam loan tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tham gia dự họp và chỉ đạo một buổi họp của Chính phủ vào cuối năm. Ngay sau đó chúng tôi có liên lạc với hai nhà quan sát trong nước là ông Nguyễn Khắc Mai, và ông Trần Quốc Thuận để hỏi về vấn đề chưa có tiền lệ này.
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ nghiên cứu của Ban dân vận trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho rằng đây là một sự công khai hóa, theo nguyên văn lời ông, “sự toàn trị trực tiếp của đảng đối với chính quyền.”
Ông Trần Quốc Thuận, nguyên Chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam nói rằng mặc dù chưa có tiền lệ nhưng:
Các viên chức nhà nước vẫn có lợi thế hơn là bên đảng, bởi vì họ nắm những nguồn lực kinh tế rất là lớn.
-Tiến sĩ Vũ Tường.
Trong Hiến pháp qui định ông Chủ tịch nước được dự tất cả phiên họp của Chính phủ cũng như Thường vụ Quốc hội.  Tổng bí thư ở Việt Nam chưa là Chủ tịch nước nhưng Đảng lãnh đạo toàn diện và trực tiếp thì việc tham dự là không có vấn đề gì.
Như vậy với sự kiện Tổng bí thư đảng tham gia chỉ đạo chính phủ, một lần nữa câu hỏi về khả năng hợp nhất hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng bí thư đảng có xảy ra hay không? Hay ở mức độ rộng hơn là khả năng hợp nhất bộ máy song trùng Đảng – Nhà nước?
Hợp nhất đảng và nhà nước hay không?
Các câu hỏi này đã được đặt ra từ lâu ở Việt Nam, với lý do là hai bộ máy đảng và nhà nước hoạt động trùng lắp lên nhau, trong khi đó ở Việt Nam lại chỉ có duy nhất một đảng chính trị, là Đảng Cộng sản được hoạt động mà thôi.
Vào tháng Chín, năm 2016, trên tờ Tạp chí cộng sản có đăng tải bài viết của ông Nhị Lê bàn về việc hợp nhất hai bộ máy đảng và nhà nước mà ông gọi là hệ thống nhất nguyên. Ông Nhị Lê cho rằng phải sát nhập các bộ máy của đảng và nhà nước hiện đang làm chung một việc. Lúc đó, Luật sư Lê Công Định hiện sống ở Sài Gòn, nhận xét với chúng tôi như sau:
“Thì tôi hoàn toàn thấy là cần thiết vì nếu không chúng ta sẽ tốn rất nhiều nguồn lực để tài trợ cho hai hệ thống làm cùng một chuyện là quản lý. Tôi nghĩ cái họ đề cập về cải tổ chính trị trong bài phỏng vấn ông Nhị Lê là một hình thức xóa dần vai trò của của đảng cộng sản và nhập vào vai trò của nhà nước, mà tôi cho là hợp lý.”
Sang đến tháng Sáu năm 2017, lại thấy xuất hiện bài viết của một cựu quan chức nhà nước là ông Nguyễn Sĩ Dũng, nói về sự cần thiết của việc hợp nhất hai bộ máy đảng và nhà nước mà ông gọi là nhất thể hóa, trong đó trọng tâm là hợp nhất hai chức vụ Chủ tịch nước và Tổng bí thư đảng.
Lúc đó, bình luận với đài RFA từ Singapore, nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng việc nhất thể hóa này đã được nghiên cứu lâu rồi nhưng chưa thực hiện được, và một trở ngại lớn cho việc này là những nhà lãnh đạo Việt Nam sợ rằng khi hợp nhất như vậy quyền lực sẽ tập trung quá lớn vào tay một người.
Vào tháng Năm năm nay, sau Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản lần thứ Năm, người ta lại nói rằng có thể ở Hội nghị trung ương lần thứ Sáu, việc nhất thể hóa sẽ được mang ra để bàn luận.
Tiến sĩ Vũ Tường, dạy khoa chính trị tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ, đánh giá khả năng đó với chúng tôi như sau:
“Tôi nghĩ việc nhất thể hóa và việc nên làm nhưng mà họ không thể làm được là bởi vì sự yếu kém của các nhân vật lãnh đạo, cũng như là sự phân chia quyền lực, sự tản quyền rất là lớn trong nội bộ của Đảng Cộng sản. Cho nên họ sẽ lúng túng mà không thể áp dụng được ở mức cao nhất, có thể áp dụng ở mức độ cao nhất là bí thư tỉnh ủy chứ không thể cao hơn.”
Việc áp dụng ngoài thực tế mô hình nhất thể hóa hiện nay vẫn chưa được thực hiện rộng rải ở bất cứ cấp độ nào ở Việt Nam, ngoại trừ một nơi là tỉnh Quảng Ninh, được thí nghiệm mô hình này ở cấp xã và được cho là thành công. Theo một số nhà quan sát, trong đó có nhà báo Phạm Chí Dũng ở Sài Gòn, cho rằng nhờ thành công này mà ông Phạm Minh Chính, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh đã được thăng tiến lên làm ủy viên bộ chính trị trong kỳ đại hội đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016.
Nói về sự khác biệt khó có thể dung hòa giữa các viên chức nhà nước và các viên chức chỉ làm công tác đảng, Tiến sĩ Vũ Tường cho chúng tôi biết:
Các viên chức nhà nước vẫn có lợi thế hơn là bên đảng, bởi vì họ nắm những nguồn lực kinh tế rất là lớn, luôn luôn họ có thế mạnh, nếu họ tiếp tục biết tận dụng thì sẽ vẫn mạnh hơn là bên đảng.”
Nhận xét này của ông Vũ Tường, cũng được ông Phạm Chí Dũng đồng ý, và trước Hội nghị trung ương đảng lần thứ Sáu, diễn ra vào đầu tháng 10, năm 2017, ông Dũng nói với chúng tôi rằng khả năng nhất thể hóa khó có khả năng xảy ra, vì lý do là những viên chức bên phía nhà nước sẽ phản kháng.
Bây giờ kể cả Đảng, cũng như Nhà nước đều tan hoang, đều phân hóa, thì phải có một người, có ông Trọng, để đi đến một quyết định.
-Ông Nguyễn Gia Kiểng.
Kết thúc Hội nghị trung ương đảng lần thứ Sáu, một loạt sự kiện diễn ra cho thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nắm quyền lực rất mạnh về tay mình.
Bắt đầu là sự kiện ông Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên bộ chính trị bị bắt giam để điều tra, mà ông Thăng được xem là một nhân vật thuộc chính phủ cũ của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là đối thủ chính trị đã mất hết quyền lực của ông Trọng.
Sau đó là tin cho biết ông Trọng sẽ tham gia chỉ đạo cuộc họp chính phủ vào ngày 28 tháng 12, một việc chưa có tiền lệ.
Đánh giá sự đi lên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hai năm qua, ông Nguyễn Gia Kiểng, một nhà quan sát sống tại Pháp cho biết:
Đảng Cộng sản Việt Nam cần có một người, để khi mà không có ai quyết định được, không đồng ý, thì cái người đó có quyền lấy quyết định, chứ nếu không thì Đảng sẽ bế tắc hoàn toàn. Thành ra bây giờ kể cả Đảng, cũng như Nhà nước đều tan hoang, đều phân hóa, thì phải có một người, có ông Trọng đi đến một quyết định.”
Đánh giá của ông Kiểng khá tương đồng với nhận xét của Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, từ Hawaii, ông viết cho chúng tôi trong một tin nhắn rằng hiện nay không có nhân vật đương chức nào của bộ máy đảng và chính phủ Việt Nam có thể đảm trách công việc điều hành đất nước, nên ông Trọng phải đứng ra cáng đáng.
Khi chúng tôi hỏi rằng liệu khả năng nhất thể hóa có xảy ra sau này hay không, ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng nó phải xảy ra vì nhiều lý do mà một trong những lý do quan trọng là các viên chức đảng thuần túy cảm thấy bị thua thiệt vì không đảm trách các vị trí có nhiều bỗng lộc trong chính quyền.
Ông Kiểng phân tích thêm rằng mô hình song trùng đảng và nhà nước đã giúp cho nhiều nhà nước cộng sản tồn tại lâu dài vì mọi lỗi lầm sẽ được đổ cho các giới chức chính quyền, còn đảng, theo nguyên văn lời ông Kiểng, là không bao giờ có lỗi. Tuy nhiên nếu như hai bộ phận này được hợp nhất với nhau, ông Kiểng nói tiếp, “thì đảng sẽ phải chịu mọi trách nhiệm một cách chính thức.”
Chúng tôi đặt câu hỏi với Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một nhà quan sát về Việt Nam đang làm việc tại Singapore, rằng liệu việc ông Trọng chỉ đạo cuộc họp chính phủ vào cuối năm có phải là chỉ dấu cho thấy Việt Nam đang đi đến thực hiện nhất thể hóa đảng và nhà nước không, ông trả lời rằng có thể sẽ không xảy ra khả năng hợp nhất, nhưng sẽ có việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản lên các cơ quan nhà nước.

An Giang phạt tù 19 năm đối với 5 người treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

An Giang phạt tù 19 năm đối với 5 người treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
Tòa án nhân dân tỉnh An Giang hôm Thứ Năm 21/12 tuyên phạt 5 người những án tù giam từ 3 tới 5 năm, tổng cộng lên tới 19 năm, với cáo buộc họ đã treo cờ vàng ba sọc đỏ tại một số nơi trong thị xã Châu Đốc.
Họ bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự của chế độ cộng sản. Theo cáo trạng, vào ngày 25 tháng Tư năm nay, năm người này đã treo 26 lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa tại một số nơi trong thị xã Châu Đốc. Năm người bị kết án là Nguyễn Tấn An, 25 tuổi, bị 5 năm tù giam; Huỳnh Thị Kim Quyên, 38 tuổi, 4 năm tù giam; Nguyễn Ngọc Quí, 25 tuổi, 4 năm tù giam; Phạm Văn Trọng, 23 tuổi, 3 năm tù giam; và Nguyễn Thanh Bình, 23 tuổi, 3 năm tù giam.
Nguyễn Tấn An được xem là người cầm đầu. Theo cáo trạng, anh An đã thành lập trên mạng xã hội những tổ chức mang tên “Nghĩa Quân An Giang” và “Tuổi Trẻ An Giang”. Trang Facebook của anh An đăng nhiều hình ảnh về những hoạt động tôn giáo như những bữa cơm chay từ thiện, và rất nhiều hình ảnh của Đức Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo.
Tỉnh An Giang là một trong những địa phương mạnh tay đàn áp hoạt động của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy. Nhiều tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã bị bắt giam. Mới đây nhất, ông Nguyễn Hữu Tấn, 38 tuổi, bị bắt tại Vĩnh Long và được cho là đã tự sát trong đồn công an bằng cách cắt cổ. Tuy nhiên, người thân của ông Tấn cũng như công luận không tin rằng ông đã tự sát.
Huy Lam / SBTN