Saturday, March 7, 2015

10 quý bà quyền lực nhất thế giới

(NLĐO) – Tạp chí danh tiếng Forbes của Mỹ vừa công bố bảng xếp hạng 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới, trong đó có 10 quý bà nổi trội khiến giới mày râu phải ngả mũ kính phục.
1. Angela Merkel
Ngôi sao chính trị 60 tuổi người Đức đang dẫn đầu đất nước trong nhiệm kỳ thủ tướng lần thứ 3 của mình. Ngoài vai trò lèo lái quốc gia được xem là xương sống của Liên minh châu Âu (EU), bà Merkel còn được biết đến với lập trường mạnh mẽ và cứng rắn đối với sự can thiệp của Nga vào cuộckhủng hoảng Ukraine cũng như quyết định viện trợ quân sự cho lực lượng dân quân người Kurd chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters

2. Janet Yellen
Bà Yellen là người phụ nữ đầu tiên nắm vai trò Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Fed là ngân hàng trung ương có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, trong đó bảng cân đối tài sản của ngân hàng này tính đến cuối năm 2013 đã tăng lên 4.000 tỉ USD.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Janet Yellen. Ảnh: Independent
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Janet Yellen. Ảnh: Independent

3. Melinda Gates
Bà Melinda là đồng chủ tịch quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates cùng với người chồng - tỉ phú Mỹ Bill Gates. Tính đến năm 2012, quý bà này bỏ ra khoảng 3,4 tỉ USD cho các hoạt động từ thiện và 26 triệu USD cam kết tài trợ cho các vấn đề toàn cầu khác.

Phu nhân tỉ phú Bill Gates, bà Melinda Gates. Ảnh: Forbes
Phu nhân tỉ phú Bill Gates, bà Melinda Gates. Ảnh: Forbes

4. Dilma Rousseff
Nữ tổng thống của Brazil đang tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai ở cương vị người đứng đầu nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới với GDP ước tính đạt 2.400 tỉ USD. Bà được bầu làm nữ tổng thống đầu tiên của Brazil vào năm 2010.

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff (phải). Ảnh: AP
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff (phải). Ảnh: AP
 5. Christine Lagarde
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde (59 tuổi) dành 3 năm đầu tiên trong nhiệm kỳ để giải quyết hàng loạt cuộc khủng hoảng trên thế giới, gần đây nhất là đối phó với những căng thẳng leo thang tại Ukraine và phê duyệt một khoản vay trị giá 17 tỉ USD cho Kiev vào tháng 4 sắp tới. Trước đó, bà từng giữ chức Bộ trưởng Tài chính Pháp trong vòng 6 năm.

Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde. Ảnh: Reuters
Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde. Ảnh: Reuters

6. Hillary Clinton
Cựu Ngoại trưởng Mỹ được mệnh danh là “Người đàn bà thép” này rất có thể trở thành nữ tổng thống đầu tiên của xứ cờ hoa nếu bà ra tranh cử vào năm 2016.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Ảnh: AP
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Ảnh: AP

7. Mary Barra
Bà Barra là giám đốc điều hành tập đoàn sản xuất ô tô lớn thứ 8 thế giới General Motors. Tính cách bình tĩnh và tự tin của bà giúp công ty phục hồi sau bê bối thu hồi 30 triệu xe của hãng do công tắc đánh lửa bị lỗi.

Giám đốc điều hành General Motors Mary Barra. Ảnh: AP
Giám đốc điều hành General Motors Mary Barra. Ảnh: AP

8. Michelle Obama
Đệ nhất phu nhân Mỹ có lẽ không còn là cái tên xa lạ đối với cộng đồng quốc tế. Bà đã dùng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy chương trình chống lại bệnh béo phì ở trẻ em và lối sống lành mạnh của người dân Mỹ. Mức độ yêu thích dành cho bà Michelle Obama là 66% so với 44 % dành cho chồng bà, Tổng thống Barack Obama.

Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama. Ảnh: AP
Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama. Ảnh: AP

9. Sheryl Sandberg
Cựu giám đốc điều hành tập đoàn công nghệ Google được ông chủ mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook, Mark Zuckerberg, cất nhắc làm giám đốc điều hành năm 2007. Tại Facebook, bà trông nom việc giám sát bán hàng, tiếp thị, phát triển kinh doanh - nguồn nhân lực và thông tin liên lạc, đồng thời cũng là một cổ đông lớn.

Giám đốc tác nghiệp Facebook Sheryl Sandberg. Ảnh: AP
Giám đốc điều hành Facebook Sheryl Sandberg. Ảnh: AP

10. Virginia Rometty
Bà Rometty gia nhập công ty máy tính IBM ở tuổi 24 vào năm 1981, làm kỹ sư hệ thống. Năm 2011, bà được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của IBM. Dù vậy, với doanh thu 10 quý liên tiếp bị sụt giảm, bà Rometty đang phải đối mặt với nhiệm vụ hết sức khó khăn.

Giám đốc điều hành IBM Virginia Rometty. Ảnh: AP
Giám đốc điều hành IBM Virginia Rometty. Ảnh: AP
 07/03/2015 18:00
P.Nghĩa (Theo Forbes)

Đừng để lại một ngôi đền

Trần Trung Đạo - Hôm nay, 36 năm trước, ngày 6 tháng 3, 1979, Trung Cộng bắt đầu rút quân ra khỏi Lạng Sơn.

Vì chịu đựng tổn thất quá lớn nhưng không tiến được sâu vào lãnh thổ Việt Nam, trên đường rút lui, các chỉ huy Trung Cộng ra lịnh san bằng tất cả làng mạc, thị trấn chúng chiếm được để trả thù. Đây không phải lần đầu. Tổ tiên chúng đã từng làm như thế nhiều lần với dân tộc Việt Nam. Nhưng sau bao nhiêu thử thách, chịu đựng, hy sinh Việt Nam vẫn tồn tại đến hôm nay như một dân tộc trong cộng đồng nhân loại.

Nhưng lịch sử nhân loại cũng đã chứng minh, lịch sử của một dân tộc không phải là một ngôi miếu để thờ cúng mà là một phần của một đời sống con người luôn đổi mới. Truyền thống chỉ là một thói quen lỗi thời nếu truyền thống không được hiện đại hóa. Angkor Wat, Angkor Thom nguy nga, đồ sộ nhưng không cứu được một phần tư dân tộc Khờ Me khỏi bàn tay Pol Pot. Tương tự, Ấn Độ có nền văn minh lâu đời nhất nhân loại và trải qua các thời đại hoàng kim từ Ashokađến Gupta, cũng đã chịu đựng hàng loạt ngoại xâm từ Mông Cổ, Hồi Giáo và thực dân Anh kéo dài suốt 600 năm.

Việt Nam cũng thế. Nếu chỉ biết tôn vinh quá khứ và làm ngơ trước hiểm họa Trung Cộng hôm nay, rồi lịch sử dân tộc với những chiến công hiển hách của các thời Ngô, Đinh, Lý, Trần cũng sẽ chỉ là những tấm bia trong một ngôi đền cổ. Hãy tưởng tượng, nếu tất cả chúng ta đều im lặng, làm ngơ, chịu nhục trước hiểm họa mất nước, rồi bốn ngàn năm nữa, những đứa trẻ dòng Việt tộc, đi ngang qua di tích đền Hùng, sẽ căm hận biết bao khi nghĩ về tổ tiên nhu nhược của chúng vào bốn ngàn năm trước đó.

Lịch sử mang tính kế tục nhưng đồng thời cũng mang tính thời đại. Mỗi thế hệ có trách nhiệm để hoàn thành những gì lịch sử giao phó cho thời đại của họ nhưng dù không hoàn thành, ngọn đuốc lịch sử vẫn phải được chuyển sang bàn tay thế hệ khác. Tương tự, quyền tự chủ dân tộc trong thời đại ngày nay không chỉ thể hiện bằng những chiến công bảo vệ đất nước như trước đây nhưng phải bảo vệ đất nước trên nền tảng của một xã hội tự do dân chủ. Nói rõ hơn, Việt Nam không bao giờ giành lại được Lão Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa từ tay bá quyền Trung Cộng bằng cơ chế chính trị độc tài mất lòng dân và không được quốc tế ủng hộ như chế độ CSVN hiện nay.

Việt Nam phải có dân chủ và phải có dân chủ trước khi Trung Cộng sụp đổ.

Mối lo hàng đầu của lãnh đạo Trung Cộng là nguy cơ sụp đổ của cơ chế toàn trị hiện nay và mọi chính sách đối nội cũng như đối ngoại đều tập trung vào việc bảo vệ cơ chế CS. Tranh chấp về biên giới trong quan điểm của lãnh đạo Trung Cộng không phải chỉ là vấn đề lãnh thổ, chủ quyền hay danh dự đất nước mà là phần của chính sách đối ngoại và được thay đổi theo từng giai đoạn theo nhu cầu an ninh chính trị nội bộ.

Trung Cộng có xung đột biên giới không chỉ với Việt Nam mà với 14 nước. Từ năm 1949 đến nay, Trung Cộng đã có 23 lần đàm phán biên giới với các nước chung quanh và, ngoại trừ Ma Cao và Hongkong, đã phải nhượng bộ 17 lần, trong số đó có những quốc gia rất nhỏ như Butan (1984) và Kazakhstan (1992). Như đã viết ở trên, Trung Cộng nhượng bộ, dĩ nhiên, không phải vì tôn trọng chủ quyền các nước lân bang nhưng để bảo vệ sự sống còn của chế độ. Lý thuyết chính trị học “hy sinh quyền lợi xa để bảo vệ sự sống còn gần” được Trung Cộng một cách chính xác và áp dụng nhiều lần.

Trong một xung đột có ảnh hưởng toàn cầu về quân sự, chính trị hay cả kinh tế tài chánh, một Trung Cộng mênh mông có nguy cơ tan thành nhiều mảnh, chủ quyền ngay tại lục địa còn không giữ được nói chi là "chủ quyền" trên các vùng đất không người ở hay các nhóm đảo xa xôi, trong trường hợp Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. 

Như người viết đã viết trong bài “Để thắng được Trung Cộng”, Việt Nam chỉ có thể thắng được Trung Cộng bằng (1) dân chủ và dân chủ trước Trung Cộng, (2) đoàn kết dân tộc, (3) chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia và (4) đoàn kết với láng giềng cùng hoàn cảnh và tham gia các liên minh tin cậy.

Chỉ có một Việt Nam đoàn kết dưới ngọn cờ dân chủ mới thật sự tập trung được sức mạnh tổng hợp của dân tộc và là nền tảng cho một quốc gia dân chủ thịnh vượng lâu dài. Trung Cộng không sợ USS George Washington hay bom nguyên tử mà sợ dân chủ và rất lo “sân sau” Việt Nam trở thành một nước dân chủ.

Đừng để lại cho các thế hệ Việt Nam tương lai một ngôi đền mà ngay hôm nay hãy xây cho họ một căn nhà Việt Nam Mới tự do, dân chủ, một dân tộc biết thương yêu nhau và đùm bọc lẫn nhau. 

Cán bộ đảng viên cao cấp ĐCSVN có an tâm khi xây biệt thự nguy nga ...?

Cán bộ đảng viên cao cấp ĐCSVN có an tâm khi xây biệt thự nguy nga, gởi tài sản cướp đoạt của dân và đất nước tại các ngân hàng bên Thụy Sĩ, Mỹ và Tây Âu?

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Trong thời gian gần đây báo chí cả hai lề nhưng đặc biệt báo chí lề đảng thường xuyên đưa tin và những hình ảnh về cơ ngơi nguy nga tráng lệ của hàng loạt cán bộ từ thôn, xả, quận huyện, tỉnh, thành phố và lên đến cả các đảng viên lãnh đạo “vua” trong bộ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam. Càng có chức đảng cao thì biệt thự càng nguy nga tráng lệ, hơn cả các cung điện vua chúa thời phong kiến.

Báo chí mạng và bloggers lề dân... oan thì bàng hoàng với sự giàu sang khủng khiếp của các đảng viên đảng cộng sản, đưa tin “ăn theo”, copy và dán những bài viết của báo lề đảng sợ bị bốc hơi. 

Đó là việc lạ!

Chắc chắn như mười mươi, khi báo lề đảng đưa tin thì phải là tin cực kỳ tốt cho đảng, làm nở mặt đảng, làm vẻ vang cho chủ tịch Hồ Chí Minh người sáng lập và là cha già của đảng cộng sản Việt Nam. Những bài tường thuật về những chuyến đi xông đất đầu năm của đồng chí bí thư trung ương Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh chính là công tác quảng cáo tiếp thị rùm beng theo phong cách kinh tế thị trường định hướng XHCN để tâng bốc các đồng chí cựu hay đương kiêm Tổng bí thư, ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương của đảng cộng sản. Họ hí hửng khoe sự thành công vĩ đại công tác trường kỳ “cướp có văn hóa” của toàn đảng vô sản Việt cộng qua các hình ảnh ghi lại những cơ ngơi khổng lồ bề thế của những đảng viên cộng sản từ cơ sở đến trung ương, không những cho người dân trong nước và luôn cả thế giới biết về tính cướp có văn hóa siêu việt của cộng sản, ngưỡng mộ câu châm ngôn: “Theo cộng sản là được hưởng giàu sang phú quí muôn đời”. Đây là một cách tuyên truyền rất bài bản và tưởng như tuyệt vời của đảng cộng sản VN. Dùng những cơ ngơi tráng lệ và cuộc sống xa hoa của những nhân vật lãnh đạo đảng CSVN, trung ương của Đoàn Thanh Niên Cộng sản đã gián tiếp lên lớp quần chúng khố rách áo ôm phải hiểu rằng: “Muốn sớm giàu sang phú quí, nhà cao cửa rộng, có của ăn của cất tại hầm bí mật kiểu Củ Chi, tại ngân hàng trong ngoài nước như các ngài lãnh đạo của đảng cộng sản thì phải phấn đấu làm tay sai, côn đồ cho đảng để được vào đảng cộng sản Việt Nam”


Bí thư thứ nhất trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Nguyễn Đắc Vinh xông đất đầu năm biệt điện Tổng bí thư cộng sản Nồng Đức Mạnh, 2015. Nội thất của tổng bí thư cộng sản Lê Khả Phiêu, 2014.



Biệt thự của bí thư cộng sản tỉnh Lâm Đồng Huỳnh Đức Hòa (trái); biệt thự của Ủy viên trung ương đảng, bí thư ban cán sự đảng, Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Tuyền (giữa); biệt thự của bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh (mặt)

Các quan đảng viên cộng sản Việt Nam giàu có khủng khiếp, ngoài tiền của chia cho con cháu và bà con dòng tộc, họ còn cất giữ trong biệt thự vô số tiền bạc vàng vòng kim cương đá quí nên bọn cướp cũng “có văn hóa” chỉ chuyên “thăm viếng” cơ ngơi của các quan chức đảng viên để cuỗm tiền Hồ tệ, vàng bạc châu báo và luôn cả đống tiền đô Mỹ họ cất giữ trong các két sắt bí mật. Chỉ tại thành phố Đà Nẵng, những tên cướp có văn hóa “Robin Hood” của nước Việt Nam XHCN, được chính báo đảng vinh danh là “siêu trộm”, đã đột nhập các biệt thự của quan cán bộ đảng viên đảng cộng sản cuỗm đi số tài sản trên dưới 10 tỷ Hồ tệ. Đây chỉ là con số nổi được thông báo công khai chứ con số thực tế bị trộm cao hơn gấp nhiều lần con số 10 tỷ Hồ tệ. Khi được hỏi tại sao họ chỉ chuyên trộm nhà quan cán bộ cộng sản thì những tên cướp có văn hóa “Robin Hood” nói rằng: “Nhà quan cán bộ Việt cộng mới có lắm tiền nhiều của chứ, nhà dân thì có gì mà trộm!”.

Thói thường là những ai đi cướp của hay làm giàu bất chính thì họ không dám khoe khoang, không xây nhà cao cửa rộng, biệt thự nguy nga tráng lệ ngay tại nơi họ cướp đoạt. Việt cộng thì hành động ngược lại, họ công khai tuyên bố chính họ là bọn cướp, họ công khai dùng tiền bạc cướp của dân xây cất biệt thự ăn xài phung phí, sống rất vương giả. Họ ngang ngạnh vỗ ngực thách thức với 87 triệu người dân Việt Nam: “bọn cộng sản chúng tao cướp chúng mày đó!, chúng mày làm được gì nào!”

Trước khi cướp được chính quyền, thâu gọn quyền hành độc tôn trong tay và trấn lột tài sản của người dân, đảng viên đảng cộng sản từ ông Hồ Chí Minh xuống đến đảng viên cơ sở đã giả dối tỏ ra mình yêu nước thương dân. Họ luôn tự xưng mình thuộc giai cấp vô sản, ba đời vô sản hay bần cố nông, sẵn sàng sống và khổ cùng nhân dân. Ngay cả chuyện vợ con họ cũng không màn đến, chỉ một lòng hy sinh vì nước vì dân. Cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được chính ông ta và đảng tô son điểm phấn theo định hướng đó. 

Qua những bài viết và hình ảnh do chính đảng cộng sản phổ biến mới đây về tư dinh của Nồng Đức Mạnh cho thấy sự thật hoàn toàn trái ngược với những gì người dân bị đảng tuyên truyền nhồi sọ trong những năm qua. Đảng viên của một đảng tự xưng là giai cấp vô sản lại giàu sang, sống và như vua trong những căn biệt thự dát vàng sang trọng trong khi đại đa số người dân lại sống cơ cực cùng khổ trong các túp lều tranh xiêu vẹo cơm không đủ ăn áo quần không đủ mặc. Chức vụ đảng càng cao thì họ càng giàu sang phú quí hơn, sống và hưởng thụ trong các biệt thự càng nguy nga tráng lệ hơn, ngay cả những người giàu có tại các nước tư bản cũng không thể nào sánh bằng. Thành phần đảng viên thuộc cấp tỏ ra rất hãnh diện, huyên hoang tự đắc với sự giàu sang hào nhoáng của bọn lãnh đạo đảng cộng sản của họ. Những tên đảng viên cộng sản cao cấp cũng không ảm thấy trơ trẻn khi khoe khoang và tự đại với sự giàu sang bất chánh của họ trước hàng triệu người dân thấp cổ bé miệng. Càng lúc đảng cộng sản càng lố lăng, xem thường nhân dân, xem dân như đàn cừu, như những con bò chỉ biết cúi đầu vâng lời để cho họ tự do vặt lông vắt sữa.

Lịch sử thế giới và ngay cả tại Việt Nam đã chứng minh quyền lực, nhất là quyền lực phát xuất từ các chế độ độc tài chuyên chế, không thể tồn tại mãi mãi. Ngay cả các chế độ cộng sản nổi tiếng tàn ác như tại Nga và các nước Đông Âu, dù cho họ có tàn ác và sắc máu đến đâu thì họ cũng bị tiêu diệt và bị đào thải. Các triều đại vua chúa tại Việt Nam đến rồi đi. Chế độ cộng sản tại Việt Nam rồi cũng sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt. 

Thực tế cho thấy tầng lớp đảng viên cao cấp của đảng cộng sản đã và đang lo trước cho hậu sự của mình. Ngay cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã lo trước con đường tháo chạy của ông và gia đình qua việc gả con gái mình Nguyễn Thanh Phượng cho một người Mỹ “đế quốc” gốc Việt “ngụy” và mới đây có tin đồn cô công chúa vô sản Thanh Phượng đã xin nhập tịch Mỹ. Đây là một sự kiện bất thường đối với người cộng sản, vì chỉ có con cháu của đảng viên cộng sản và lý lịch ba đời thuộc giai cấp vô sản thì mới được cơ quan bảo vệ đảng đồng ý cho lấy nhau, nói chi với cô công chúa cộng sản Thanh Phượng là con của một Ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản đang giữ chức vụ quan trong thứ nhì trong đảng -Thủ Tướng của đảng cộng sản Việt Nam. Tại sao? Không lẽ lý tưởng cộng sản đã bị con cháu của Hồ Chí Minh quăng vào hố xí, hay là lý tưởng cộng sản/vô sản được dùng chỉ để dụ những đám trẻ ngu ngơ xung phong làm tay sai cho những tên đại tư bản đỏ đội lớp đảng viên cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam.

Thực ra trường hợp của TT Nguyễn Tấn Dũng không phải ngoại lệ trong giới vua quan “cộng sản” Việt Nam thời nay. Hầu hết, nếu không nói tất cả, đảng viên cao cấp đã và đang nắm các chức vụ then chốt cai trị dân Việt Nam đều có cơ ngơi bất động sản tại các nước tư bản Âu Mỹ, có tài sản cất giữ trong các ngân hàng tại Thụy Sĩ và các nước phương Tây (trừ tại Tàu). Họ cũng chuẩn bị hậu sự bằng cách dùng tiền bạc thu xếp cho con cháu của họ lấy người nước ngoài hay Việt kiều để chúng được định cư tại các nước Mỹ Âu, để từ đó họ có thể tháo chạy bằng con đường đoàn tụ gia đình khi chiếc thuyền nan cộng sản bị đắm trong nay mai. Những căn nhà của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tậu tại Mỹ là một thí dụ điển hình.



Một căn nhà của phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Mỹ, cảnh đảng viên vô sản cao cấp NXP và đàn con đoàn viên thanh niên cộng sản HCM đang hưởng thụ thành quả “lao động” trên đất Mỹ.
Những tên đảng viên cao cấp hiện nay của đảng cộng sản đã biết rõ hậu vận của họ nhưng tại sao họ vẫn thoải mái tậu nhiều biệt thự nguy nga tráng lệ có thể sánh cùng các vua dầu Trung Đông? 

Có phải họ quá tự cao, tự cho là ngôi vị cai trị là bất khả xâm phạm, quyền lực của họ là tuyệt đối và muôn đời bền vững? 

Thực ra cách suy nghĩ này chỉ có trong lớp đảng viên thiếu học sống tại thôn xã quận huyện bị tuyên truyền nhồi sọ, ngay cả họ còn bị tuyên truyền xem bọn xâm lược Tàu - kẻ thù xâm lược truyền kiếp của Việt Nam - là bạn vàng, đồng chí tốt. 

Những đảng viên cao cấp của đảng cộng sản- Ủy viên trung ương đảng cộng sản- thật ra chỉ dùng một phần rất nhỏ của số tài sản kếch xù mà họ đã cướp “có văn hóa” từ người dân và bán đứng tài nguyên của đất nước xây cất một vài biệt thự để mà mắt đa số đảng viên của đảng cộng sản hạng tép riêu, nghỉ rằng chế độ cộng sản sẽ tồn tại lâu dài tại Việt Nam, với bằng chứng trước mắt là những tên cán bộ đảng viên cao cấp sống thoải mái trong tại các căn biệt thự đắt giá trên khắp cả nước. Họ dùng những cơ ngơi này làm mồi chiêu dụ lớp đảng viên non dại mù quáng để họ sẵn sàng xung phong làm tay sai để được hưởng lợi lộc và công bộc do lãnh đạo đảng bang cho, hy vọng tương lai họ sẽ sống trong nhung lụa như những tên đảng viên cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam đang hưởng thụ.

Xây biệt thự đồ sộ trước để khoe khoang sự giàu có của mình của những người xuất thân nghèo khổ đột nhiên trở nên giàu có từ những việc làm bất chính, dùng nó để chiêu dụ lớp trẻ non dại đua đòi giàu sang phú quí chạy theo làm tay sai cho bọn lãnh đạo đảng cộng sản. Mục đích thâm độc hơn của bọn lãnh đạo đảng cộng sản là phân tán sự quan tâm của dân chúng đến số tài sản kếch xù mà họ cướp đoạt (cướp có văn hóa cộng sản) của dân chúng, số tài sản khổng lồ chúng bán tháo bán đổ tài nguyên quốc gia cho ngoại bang và bọn lợi ích tư bản đỏ. Phần lớn của số tài sản kếch xù được chúng bí mật tuồng ra nước ngoài mua săm nhà cửa, đầu tư và cất giữ tại các ngân hàng nước ngoài, nhất là tại Thụy Sĩ, quốc gia thiên đường của bọn rửa tiền xuyên quốc gia, nhất là bọn lãnh đạo các chế độ độc tài tàn ác.

Sự thực là số tài sản mà nhóm lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản VN đang bí mật gởi tại các ngân hàng và ngay cả những bất động sản họ tậu tại các nước Tây Âu cũng sẽ không được an toàn và sẽ bị tịch thu trả lại cho toàn dân Việt Nam một khi chế độ cộng sản tại Việt Nam bị cáo chung. Vừa mới đây các ngân hàng tại Thụy Sĩ đã phải chấp nhận cung cấp cho Mỹ và các nước danh sách các trương mục bí mật tại ngân hàng. Năm 2009 Quốc Hội Thụy Sĩ vừa chấp thuận nghị quyết cho phép và buộc các ngân hàng tại Thụy Sĩ cung cấp dữ liệu các trương mục họ đang có một khi được yêu cầu. Các nước Mỹ và cộng động kinh tế Âu châu (EU) đã buộc Thụy Sĩ cam kết hợp tác chặt chẽ với các nước, theo dõi và ngăn chặn nguồn “tiển bẩn” và các hình thức “rửa tiền” tuồng vào các ngân hàng tại nước này. Người nước ngoài nằm trong tầm ngắm là Tàu và kế đó là Việt Nam, quốc gia nhận rất nhiều tiền viện trợ nhân đạo từ các nước Âu Mỹ, Nhật, và phần lớn số tiền viện trợ này đều lọt vào tay các cán bộ đảng viên cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam và thân nhân của họ.

Lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam cướp “có văn hóa” hay cướp “vô văn hóa” rồi xây nhà cao cửa rộng để hưởng thụ là bằng chứng hùng hồn của tội cướp dân hại nước của chúng. Tẩu tán tài sản cướp đoạt từ dân chúng và đất nước ra nước ngoài để mua sắm nhà cửa bất động sản, bí mật gởi vào các ngân hàng nước ngoài cũng sẽ bị truy lùng và thu hồi. 

Những tên cướp không bao giờ được sống yên thân với số tài sản họ cướp được mà chúng luôn luôn phải sống trong phập phòng lo sợ. Nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam cũng tương tự, họ đang rất hoang mang lo sợ hậu quả của những việc làm tán tận lương tâm của họ đối với người dân và đất nước. Một ngày không xa dân chúng cả nước sẽ xử tội họ.

Cộng sản các người không thoát được lưới trời! 

Ngày 08/03/2015



___________________________________________

Tham khảo:

'Cướp có văn hóa' và 'tham có… văn hóa'











Lại thêm một bé sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin

(ĐSPL) – Một bé sơ sinh bị tử vong tại khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa (huyện Đức Hòa, Long An) sau khi tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B.

Ngày 7/3, Cơ quan pháp y Công an tỉnh Long an đã tiến hành giải phẫu tử thi làm rõ nguyên nhân bé sơ sinh Phạm Hoàng Ph. bị tử vong tại khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa (huyện Đức Hòa, Long An).

Bé Phạm Hoàng Ph. là con của vợ chồng anh Phạm Văn L. (24 tuổi) và chị Lưu Yến Nh. (25 tuổi), quê huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, đang làm công nhân ở một công ty tại huyện Đức Hòa.


Mẹ bé Ph. khóc ngất trước cái chết của con. (Ành: Dân việt)

Trước đó, chị Nh. có dấu hiệu trở dạ và được người thân đưa vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa. Đến 22h50 ngày 5/3, chị Nhi đã sinh được một bé trai khỏe mạnh, nặng 2,9kg.

Đến 8h sáng ngày 6/3, bé được nhân viên y tế đưa đi tiêm ngừa vắc xin viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, đến khoảng 1h40 phút ngày 7/3, người nhà phát hiện bé bị tím tái nên gọi các nhân viên y tế trực cấp cứu. Tuy nhiên, bé đã tử vong sau đó 15 phút.

Người nhà của bé nghi vấn nguyên nhân dẫn đến bé tử vong là do vắc-xin tiêm ngừa viêm gan và yêu cầu Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa làm rõ sự việc.

Bác sĩ Lê Thanh Liêm - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An, nguyên nhân cái chết của cháu bé sẽ do Cơ quan pháp y kết luận. Tuy nhiên, theo hồ sơ, sau khi sinh và sau khi tiêm phòng vắc-xin thì qua theo dõi thể trạng của bé không có dấu hiệu gì bất ổn.

Trước đó, đã có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin. Gần đây nhất là trường hợp của Bé Thào Thị Dơ, 2 tháng tuổi (Lai Châu) đã bị tử vong sau khi tiêm vắc xin phòng chống lao BCG hồi tháng 11/2014.

Ngày 07/7/2014, tại Đồng Tháp cũng đã xảy ra trường hợp phản ứng sau tiêm vắc xin BCG, Quivaxem mũi 1 và uống OPV lần 1 là trẻ nữ 2,5 tháng tuổi tại địa chỉ: Ấp 5 B, Xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười.

Vụ 3 em bé sơ sinh tử vong đã qua đời chỉ trong khoảng hơn 10 phút sau tiêm văcxin viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa Hướng Hoá ngày 20/7/2013 từng gây chấn động dư luận.
21:25 PM, 07-03-2015
PV (T.H)

Người tù oan phải chứng minh tổn thất tinh thần bằng... hoá đơn chứng từ?!

THIÊN LONG-12:00 PM, 05-03-2015
(ĐSPL) - Sau 10 năm ở tù với nỗi đau oan sai, giờ đây công dân Nguyễn Thanh Chấn lại nhọc nhằn hành trình yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng bồi thường oan sai cho mình.

Trải lòng với PV báo Đời sống và Pháp luật, phía gia đình ông Chấn cho biết, họ đang rất bức xúc vì cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều yêu cầu vô lý, bắt gia đình chứng minh tổn thất về tinh thần bằng hoá đơn chứng từ?!

Người “cứu mạng” ông Chấn lên tiếng

Theo ghi nhận của PV báo Đời sống và Pháp luật, một trong những người đóng góp công sức lớn nhất giúp giải oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn là bà Thân Thị Hải (người cùng huyện Việt Yên).

Tuy là người dưng nước lã, nhưng vì cái tâm trong sáng của một người cùng quê hương, bà Hải nhiều năm liền bỏ ra thời gian, công sức, thậm chí cả tiền bạc, song hành cùng vợ con ông Chấn đi kêu oan cho ông. Giờ đây, gia đình ông Chấn coi bà Hải như một thành viên trong gia đình, thậm chí mọi người còn nói vui, bà Hải là “người phát ngôn” của ông Nguyễn Thanh Chấn.

Ngày 3/3, trao đổi với PV, bà Thân Thị Hải nói giọng buồn buồn: “Có gì bù đắp nổi cảnh tù tội 10 năm do mắc án oan. Vậy mà, cơ quan pháp luật yêu cầu gia đình chứng minh những thiệt hại tinh thần và vật chất của ông Chấn bằng những tờ hoá đơn, chứng từ. Làm như thế khác gì đánh đố những người nông dân chân lấm, tay bùn như gia đình ông Chấn”.

Là người theo đuổi suốt hành trình 10 năm kêu oan cho hàng xóm, bà Hải biết rất rõ gia cảnh ông Chấn trước khi bị bắt cho đến ngày được tha tù.

Theo lời bà Hải kể, trước khi ông Nguyễn Thanh Chấn bị đi tù, gia đình có 2 dãy chuồng lợn, trong chuồng lúc nào cũng có trên dưới 10 con; một xe ngựa chuyên chở hàng thuê cho mọi người; một máy xát gạo, khách lúc nào cũng nườm nượp; một cửa hàng bán đồ tạp hoá... “Nhà cửa sung túc, tiền tiết kiệm rủng rỉnh, vợ chồng ông Chấn đã mua 4 vạn viên gạch, xếp kín sân, chuẩn bị xây nhà. Khi ông Chấn vướng vào án oan giết người, tất cả tài sản trong gia đình cứ đội nón ra đi, chi tiêu hết vào chuyện kêu oan cho ông ấy suốt 10 năm trời.

Người tù oan phải chứng minh tổn thất tinh thần bằng... hoá đơn chứng từ?! - Ảnh 1
Vợ chồng ông Chấn và bà Hải đến làm việc tại báo Đời sống và Pháp luật.

Cũng vì bố bị đi tù, 4 đứa con của ông Chấn phải bỏ học giữa chừng, mẹ già không người chăm sóc...”. Thiệt hại như vậy, thử hỏi, lấy đâu ra hoá đơn, chứng từ để chứng minh đây”, bà Hải bức xúc.

Bà Hải kể tiếp: "Khi gia đình nộp đơn yêu cầu bồi thường lên Toà phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội, cán bộ Toà yêu cầu làm lại đơn theo mẫu chung. Thế nhưng, nhiều yêu cầu bồi thường thiệt hại thực tế của gia đình không có trong mẫu đơn của Toà. Ví dụ, lấy gì để chứng minh thiệt hại cho 4 đứa con của ông Chấn bị thất học vì mất nguồn nuôi dưỡng của bố; những lần gia đình thuê xe đi thăm bố ở tù, đi gửi đơn kêu oan đến các cơ quan chức năng...?".

Một người thân trong gia đình ông Chấn cho biết, vì tin bố Chấn bị tù oan, cháu gái thứ hai là Nguyễn Thị Quyền đã vay tiền của người thân để đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, sau đó gửi tiền về cho mẹ đi kêu oan cho bố gần 10 năm qua. Đến nay, cháu biết bố được minh oan, nhưng vì phải làm để trả nợ cho bà chủ (trước đó có vay tiền của bà chủ) nên không thể về thăm bố được. Cháu Quyền mong muốn báo Đời sống và Pháp luật giúp bố cháu được bồi thường theo luật Bồi thường Nhà nước, để mẹ con cháu đỡ khổ.

Hiện nay, bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) đang phải nhập viện bởi căn bệnh thần kinh do nhiều năm suy nhược vì nghĩ đến chồng bị án oan. Cuộc sống của cả gia đình ông Chấn và bà mẹ già vợ liệt sỹ đều trông hết vào đồng tiền ít ỏi của cậu con trai cả làm nghề thợ xây.

Người tù oan phải chứng minh tổn thất tinh thần bằng... hoá đơn chứng từ?! - Ảnh 2
Ông Chấn chăm sóc người vợ ốm yếu sau 10 năm miệt mài đi kêu oan cho chồng.
Qua báo Đời sống và Pháp luật, gia đình ông Chấn đề nghị Nhà nước và các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm bồi thường, linh động trong quá trình giải quyết bồi thường oan, bởi án oan thì đã rõ. Cả một gia đình đang ăn nên làm ra, nay nghèo túng, con cái thất học, bản thân ông Chấn đã nếm đủ đắng cay tù oan. Những tai họa này do các cơ quan tiến hành tố tụng làm ra, sao bây giờ lại bắt gia đình ông Chấn chứng minh thiệt hại để bồi thường?
Chưa có tiền lệ án

Luật sư (LS) Vũ Thị Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Trưởng văn phòng Luật sư Công Lý Việt là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Nguyễn Thanh Chấn.

Chia sẻ với PV, LS Nga nhận định: “Việc TANDTC ra quyết định huỷ hai bản án dân sự đối với ông Nguyễn Thanh Chấn buộc ông Chấn phải bồi thường cho gia đình nạn nhân Nguyễn Thị H. (vụ án giết người xảy ra tại thôn Me năm 2003) là đương nhiên. Tôi đã tư vấn cho gia đình ông Chấn nộp đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại lên Toà phúc thẩm TADNTC tại Hà Nội.

Theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Toà sẽ thụ lý đơn yêu cầu bồi thường và xác minh thiệt hại. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tổ chức và chủ trì thương lượng với ông Nguyễn Thanh Chấn để giải quyết bồi thường. Trường hợp, vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, thì hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày. Nếu hai bên không thoả thuận được mức bồi thường, người bị thiệt hại có thể khởi kiện ra toà theo quy định của pháp luật tố tụng về dân sự”.

“Gia đình ông Chấn và tôi mong muốn việc bồi thường dừng lại ở giai đoạn thương lượng và không muốn kéo dài vụ việc bằng một phiên toà dân sự. Thế nhưng, nếu việc thương lượng bất thành, về nguyên tắc, ông Chấn sẽ khởi kiện Toà phúc thẩm TANDTC để yêu cầu bồi thường thiệt hại”, LS Vũ Thị Nga nhấn mạnh.

Không chỉ LS Nga, mà nhiều chuyên gia pháp lý nhận định: Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn là một vụ án lớn về tư pháp, chưa có tiền lệ án về bồi thường oan sai. Bản thân gia đình ông Chấn không thể nghĩ được rằng, cần phải giữ những hoá đơn, chứng từ liên quan đến thiệt hại của gia đình, để sau này yêu cầu bồi thường oan sai.

Khi PV đặt câu hỏi: “Vì ông Chấn bị ngồi tù oan, nên 4 đứa con thất học. Trong trường hợp này có được tính vào chi phí tổn thất về tinh thần không?”. LS Nga đáp: “Theo tôi, đây cũng là một dạng tổn thất về tinh thần có tính chất liên đới. Nếu không bị án oan sai, ông Chấn sẽ làm ra tiền, đủ khả năng nuôi con cái ăn học đàng hoàng. Do vậy, cũng cần được xem xét, giải quyết bồi thường như những chi phí hợp lý khác”.

LS Nga phân tích, theo Điều 47, Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước, thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị tù giam được tính như sau: Một ngày tù giam oan được bồi thường bằng ba ngày lương tối thiểu. Số ngày tù oan càng cao, thì tiền bồi thường oan sai càng lớn. Theo LS Nga, Luật quy định mức bồi thường oan sai theo cơ học như vậy là chưa hợp lý. Ví dụ, một người bị tù oan 1 năm, hậu quả sẽ ít hơn nhiều so với người bị tù oan 10 năm như ông Chấn.

“Thực tế, gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn đề nghị bồi thường oan gần 10 tỉ đồng. Số tiền này không phải là lớn so với 10 năm tù oan. Tôi thấy đây là mức bồi thường hợp lý. Cơ quan tiến hành tố tụng làm oan, gây thiệt hại lớn cho công dân, nay bắt chứng minh bằng hoá đơn, giấy tờ, quả là rất khó cho người dân”, LS Nga nêu quan điểm.

Khách quan mà nói, những thiệt hại của gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn và bản thân ông Chấn do bị án oan là nhãn tiền. Có điều, để xác định con số chính thức về thiệt hại lại không hề đơn giản. Dư luận cho rằng, cơ quan bồi thường oan cũng cần linh hoạt trong áp dụng pháp luật, có như vậy, công dân Nguyễn Thanh Chấn mới có cơ hội lấy lại những gì đã mất trong 10 năm ngồi tù oan.

oan. 
Điều 56, Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước quy định: Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách Nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Dân tố trưởng công an xã xịt hơi cay vào mắt

Nguyên Hương-13:56 ngày 07 tháng 03 năm 2015
TPO - Sáng ngày 7/3, Công an huyện Thới Bình (Cà Mau) đang xác minh, làm rõ Công an xã Thời Bình xịt hơi cay vào mắt ông Nguyễn Đông Xuân do mâu thuẫn.

Ông Xuân đang nằm điều trị tại Bệnh viện.
Ông Xuân đang nằm điều trị tại Bệnh viện.

Khoảng 20 giờ 30 phút, ngày 4/3, tại trước cổng chùa Bà Đăng, ấp 3, xã Thới Bình (Thới Bình) xảy ra vụ va chạm giữa lực lượng tuần tra Công an huyện Thới Bình kết hợp với Công an xã Thới Bình giữ gìn trật tự giao thông với người dân. Ông Nguyễn Đông Xuân, sinh năm 1967, ở ấp 3, xã Thới Bình (Thới Bình) bị xịt hơi cay phù mắt, phải nhập viện.

Ông Nguyễn Đông Xuân viết đơn tố cáo: “Vào thời điểm trên, tôi đi lễ chùa thì phát hiện xe của con tôi là Nguyễn Đông Đức bị lực lượng làm nhiệm vụ công an xã Thới Bình giữ. Tôi tìm hiểu thì biết bạn của Đức tên Út ở gần nhà đã tự ý lấy xe chạy đi, không đội mũ bảo hiểm”.

Ông Nguyễn Đông Xuân đề nghị tổ công tác chờ ông gọi Út đến lập biên bản cho rõ ràng, rồi đưa xe về trụ sở vì sợ con tôi bị phạt không có tiền đóng. Ông Nguyễn Đông Xuân nói thêm: “Một cán bộ công an nói: “Muốn gì thì cứ lên xã rồi nói chuyện”.

Sau đó, khi ông đến gần thì một cán bộ công an tên Xuyên vừa lấy tay xô ông ra, vừa thách thức: “Ông có giỏi thì đánh tôi đi”. Ông Xuân trả lời: “Tôi muốn làm cho rõ ràng chứ ông đang làm nhiệm vụ, tôi đánh ông cho bị bắt hả”.

Vụ cãi vã, xô đẩy đang diễn ra thì “ông Nguyễn Văn Toàn, Trưởng công an xã Thới Bình (huyện Thới Bình) từ phía sau tiến tới, xịt hơi cay liên tiếp vào mắt làm tôi gục tại chỗ”- ông Nguyễn Đông Xuân nói.

Sau đó, ông Toàn và các cán bộ trong tổ công tác thản nhiên nhảy lên xe trở về đơn vị bỏ mặc ông Xuân tại hiện trường. Còn ông Xuân được người dân và người dân đưa đến bệnh viện Đa khoa huyện Thới Bình điều trị.

Kết quả chẩn đoán cho thấy, hai mắt ông Xuân bị viêm kết mạc cấp, vùng mắt và cổ nổi nhiều mẩn nước do bị bỏng…

Ông Hồ Quốc Văn, Chủ tịch UBND xã Thới Bình cho rằng, do ông Xuân chống người thi hành công vụ nên lực lượng mới dùng hơi cay để khống chế nhưng nhiều người dân chứng kiến nói ông Xuân không có hành vi chống người thi hành công vụ.

Công an huyện Thới Bình đang xử lý vụ việc nhưng chưa có kết quả.

Mỹ truy tố 2 người Việt

Theo NLĐO-07/03/2015 21:39
Ba người, trong đó có 2 người Việt, bị cáo buộc trục lợi hàng triệu USD sau khi đánh cắp hơn 1 tỉ địa chỉ email

Bộ Tư pháp Mỹ đánh giá đây là vụ đánh cắp dữ liệu lớn nhất nước này từ trước đến nay. Vụ án đã được đệ trình lên quốc hội điều tra vào tháng 6-2011.

Đánh cắp dữ liệu, rửa tiền

Theo thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ hôm 6-3, Viet Quoc Nguyen (28 tuổi) và Giang Hoang Vu (25 tuổi, đều từng sống một thời gian ở Hà Lan) bị truy tố vì liên quan đến vụ đánh cắp dữ liệu nêu trên. Song song đó, Nguyen cùng bị cáo người Canada David-Manuel Santos Da Silva, 33 tuổi, bị cáo buộc có âm mưu rửa tiền.

Nguyen bị cáo buộc đột nhập cơ sở dữ liệu máy tính của các nhà cung cấp dịch vụ email (ESP) và cùng Vu sử dụng dữ liệu lấy cắp để gửi tin rác đến hàng chục triệu địa chỉ email. Cụ thể, hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Bộ Tư pháp Mỹ cho biết từ tháng 2-2009 đến tháng 6-2012, Nguyen bị phát hiện “hack” ít nhất 8 công ty cung cấp ESP trên toàn nước Mỹ, đánh cắp thông tin mật bao gồm dữ liệu thị trường độc quyền chứa hơn 1 tỉ địa chỉ email.

Bộ Tư pháp Mỹ đánh giá vụ đánh cắp dữ liệu mà Viet Quoc Nguyen (ảnh nhỏ) tham gia là lớn nhất nước này từ trước đến nay Ảnh: AP - KREBS ON SECURITY
Bộ Tư pháp Mỹ đánh giá vụ đánh cắp dữ liệu mà Viet Quoc Nguyen (ảnh nhỏ) tham gia là lớn nhất nước này từ trước đến nay Ảnh: AP - KREBS ON SECURITY

Cả 2 người bị cáo buộc đã gửi link dẫn đến trang web Marketbay.com - bán sản phẩm phần mềm giả mạo của hãng Adobe Systems Inc. Theo ước tính, từ tháng 5-2009 đến tháng 10-2011, Nguyen và Da Silva thu được khoảng 2 triệu USD từ doanh số bán hàng nhái trên Marketbay.com.

Mức độ xâm phạm đáng sợ

Vu bị bắt ở Hà Lan hồi năm 2012 và bị dẫn độ sang Mỹ vào tháng 3-2014. Hôm 3-2-2015, Vu đã thừa nhận âm mưu gian lận bằng máy tính. Bản án dành cho Vu dự kiến được tuyên vào ngày 21-4. Trong khi đó, theo Bộ Tư pháp Mỹ, Nguyen đang bỏ trốn.

Bị cáo còn lại Da Silva là đồng chủ sở hữu kiêm Chủ tịch Công ty 21 Celsius, vốn là công ty marketing điều hành trang web Marketbay.com. Hôm 4-3, Da Silva bị truy tố vì có âm mưu rửa tiền nhằm giúp cho Nguyen, Vu thu lợi từ thư rác và quy trình rửa tiền. Theo thông cáo của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Da Silva bị bắt ở sân bay quốc tế Lauderdale tại bang Florida - Mỹ hôm 12-2 và sẽ hầu tòa vào cuối tuần này tại TP Atlanta, bang Georgia.

“Sự việc này phản ánh một tình trạng nguy cấp là tin tặc không chỉ nhắm vào một công ty riêng lẻ mà còn xâm nhập hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ email trên khắp đất nước” - quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ John Horn nhấn mạnh - “Mức độ xâm phạm rất đáng sợ bởi tin tặc không dừng lại ở việc ăn cắp dữ liệu thuộc quyền sở hữu của các công ty. Họ còn xâm nhập hệ thống phân phối của các công ty này để gửi một số lượng lớn email và kiếm lợi nhuận từ lượng truy cập trực tiếp đến các trang web cụ thể”.

Trợ lý bộ trưởng Tư pháp Mỹ Leslie Caldwell cho biết: “Những người này ăn cắp qua mạng từ Việt Nam, Hà Lan và Canada. Họ bị cáo buộc thực hiện các hành vi xâm phạm dữ liệu lớn nhất về tên và địa chỉ email trong lịch sử internet”.

Theo bà Caldwell, các bị cáo kiếm hàng triệu USD nhờ việc ăn cắp hơn 1 tỉ địa chỉ email từ các nhà cung cấp dịch vụ. “Vụ việc này một lần nữa chứng tỏ quyết tâm của Bộ Tư pháp trong việc đưa các tội phạm mạng đến từ nước ngoài ra trước công lý tại Mỹ” - bà nêu rõ. n

HUỆ BÌNH

Những rào cản khiến phụ nữ VN chưa thể khẳng định mình

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-03-07  


Một phụ nữ bán chuối dạo trên đường phố Hà Nội hôm 07/2/2013-AFP photo

Định kiến và rào cản

Việt Nam kể từ lúc chiến tranh chấm dứt cũng là lúc nữ quyền và vai trò phụ nữ trong xã hội hay trong chính trường được chú trọng nhiều hơn theo luật định cũng như theo chính sách.

Nhưng vẫn còn nhiều việc chưa đến nơi đến chốn, còn quá nhiều định kiến và rào cản khiến phụ nữ Việt Nam chưa thể khẳng định đúng mức khả năng lãnh đạo của mình.

Nhân Ngày Phụ Nữ 8 tháng Ba, được coi là một trong những ngày lễ quan trọng của Việt Nam, tiến sĩ Vương Thi Hanh, giám đốc Trung Tâm Hỗ Trợ Giáo Dục Và Nâng Cao Năng Lực Cho Phụ Nữ (CEPEW) ở Hà Nội, nhận định vị trí người nữ trong chính trường tính đến lúc này:

TS Vương Thị Hanh: Hiện nay, ở khóa hiện tại đây thì phụ nữ trong quốc hội là 24,4%. Phụ nữ trong Hội Đồng Nhân Dân cấp tỉnh trên 25%. Phụ nữ trong Hội Đồng Nhân Dân cấp huyện và quận là trên 24%, và phụ nữ ở Hội Đồng Nhân Dân cấp xã là 21%.
"Phụ nữ ở cấp bộ là chưa được 10% đâu, ở cấp thứ trưởng có thể là hơn, trên 10%. Nếu so với một số nước thì tỷ lệ đó không phải là tỷ lệ quá thấp đâu. Nhưng phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử mà giữ những vị trí như chủ tịch hay phó chủ tịch thì tỷ lệ đó đang còn ít. "-TS Vương Thị Hanh
Phụ nữ ở cấp bộ là chưa được 10% đâu, ở cấp thứ trưởng có thể là hơn, trên 10%. Nếu so với một số nước thì tỷ lệ đó không phải là tỷ lệ quá thấp đâu. Nhưng phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử mà giữ những vị trí như chủ tịch hay phó chủ tịch thì tỷ lệ đó đang còn ít, trên 15% ở cấp phó chủ tịch, còn cấp chủ tịch thì chỉ ở con số khoảng 5% hoặc dưới. Cho nên người ta đang mong muốn là phụ nữ vào các cơ quan dân cử đó nhưng ở vị trí nào để mang tiếng nói quyết định nhiều hơn.

Sự tham gia của phụ nữ vào cơ quan dân cử không phải chỉ để cho có hay chỉ để trao đổi mà là để họ có ảnh hưởng đến sự thay đổi chính sách, đem lại lợi ích cho người dân.

Thanh Trúc: Phải chăng những số liệu bà vừa nêu ra cho thấy vai trò phụ nữ Việt Nam trong chính trường đã được xã hội nhìn nhận một cách đúng đắn hơn?

TS Vương Thị Hanh: Nói về mặt lý thuyết thì nhà nước cũng rất quan tạm làm thế nào để phụ nữ có vai trò bình đẳng với nam giới trong tham gia chính trị. Chính trị không cứ là phải ở vai trò quyền lực đây, chính trị còn ở ngay những sự tham gia bình thường vào các hoạt động của cộng đồng, miễn là có sự tham gia và có sự đóng góp.

Đã đạt những mong muốn của chị em chưa thì theo tôi là chưa được. Chưa được bởi vì đúng về mặt số lượng tỷ lệ phụ nữ tham gia trong cơ quan quản lý, có vị trí lãnh đạo hay là trong vị trí đại biểu nhân dân thì nói chung là thấp. Thứ nữa, ở những vai trò hoặc vị trí chủ chốt thì nó lại còn ít hơn, thường thường là những cấp phó.

 
Những phụ nữ bán hàng rong khắp hang cùng ngõ hẻm ở Hà Nội trên chiếc xe đạp. RFA photo

Thanh Trúc: Bà có nghĩ tình trạng này sẽ thay đổi khi mà Việt Nam đang chuẩn bị thông qua luật bầu cử mới?

TS Vương Thị Hanh: Thì trong luật bàu cử mới cũng nói rằng cần phải có những qui định để làm thế nào thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong tỷ lệ về số lượng cũng như chất lượng được nhiều hơn.

Một điểm mà nhiều người mong đợi là có lẽ trong luật bầu cử này cần phải đưa cụ thể hơn ví dụ như quota, ví dụ sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, sự tham gia của mỗi giới trong cơ quan dân cử tức kể cả Quốc Hội cho tới Hội Đồng Nhân Dân,không thấp hơn 35%. Làm thế nào đảm bảo, khích lệ cho nhiều phụ nữ được ứng cử nhiều hơn và do đó họ được nhân dân tín nhiệm nhân dân bầu nhiều hơn. Vấn để của Việt Nam bây giờ đang là vấn đề đó.

Nhấn mạnh đến đào tạo và nhận thức

Thanh Trúc: Thưa TS Vương Thị Hanh, trong quá trình hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ thì bà thường nhấn mạnh đến đào tạo và nhận thức, xin nói rõ hơn về điều này?

TS Vương Thị Hanh: Đầu tiên phải khẳng định quyền tham gia của phụ nữ và nam giới là như nhau. Không phải hoạt động chính trị chỉ là không gian của nam giới, phải nhận thức được như thế.

Vấn đề thứ hai là để tham gia được bản thân phải cố gắng nâng cao năng lực của mình. Có kiến thức, có kỹ năng thì lúc đó nới đủ tiêu chuẩn, đủ tiêu chí để người dân tín nhiệm và bầu cho mình. Đó là phần hết sức quan trọng.
"Để phụ nữ tham gia được tốt thì điều kiện kinh tế xã hội cũng phải được cải thiện, tạo thêm thuận lợi cho chị em phụ nữ. Còn một điều nữa là sự ủng hộ của gia đình, của những thành viên nam trong gia đình hay chồng của họ trong gia đình cho phụ nữ có thể tham gia một cách tự tin hơn. "-TS Vương Thị Hanh
Nhưng mà nâng cao năng lực và kỹ năng thì không chỉ riêng mỗi bản thân phụ nữ tự được mà sự hỗ trợ của các cơ quan tạo cơ hội tạo điều kiện cho phụ nữ được đào tạo được nâng cao năng lực. Còn điều nữa là để mà tham gia được thì các cơ quan lãnh đạo, hay nói khác là những người lãnh đạo phải có sự cam kết, quyết tâm. Ở các nước hoặc các đảng chính trị thì họ đưa hẳn ra là có bao nhiêu ghế dành cho phụ nữ, đúng không? Thế thì ở nước mình cũng phải đưa ra được chỉ tiêu, cam kết đảm bảo cho sự tham gia của phụ nữ cũng được cân bằng với nam giới. Cân bằng đấy không có nghĩa 50/50 đâu, cân bằng có nghĩa là tỷ lệ cho phụ nữ có tiếng nói vào trong quá trình quyết định nó ảnh hưởng tới các chính sách mà có tác động đến cả phụ nữ và nam giới.

Một phần nữa, để phụ nữ tham gia được tốt thì điều kiện kinh tế xã hội cũng phải được cải thiện, tạo thêm thuận lợi cho chị em phụ nữ. Còn một điều nữa là sự ủng hộ của gia đình, của những thành viên nam trong gia đình hay chồng của họ trong gia đình cho phụ nữ có thể tham gia một cách tự tin hơn. Để cho phụ nữ có vai trò chính trị của mình thì nó cần như vậy.

Thanh Trúc: Thưa ngoài những điều kiện trên thì đâu là rào cản đối với sự tham gia của phụ nữ vào lãnh vực xã hội và chính trị?

TS Vương Thị Hạnh: Cơ bản nhất và gốc rễ nhất vẫn là bất bình đẳng giới. Bất bình đẳng giới trong gia đình, đứng về mặt hiểu biết và nhận thức, thì bây giờ khá hơn nhiều rồi. Việt Nam mình luật phòng chống bạo lực gia đình đưa ra khá là tiến bộ nhưng hành động cũng bị cái văn hóa truyền thống ăn sâu vào tâm lý con người.

Thứ hai nữa là đôi khi điều kiện kinh tế gia đình bị khó khăn,tạo xung đột giữa người vợ và người chồng. Thế nhưng gốc rễ người ta nói vẫn là sự bất bình đẳng giới, vẫn cái định kiến truyền đời về vấn đề người phụ nữ luôn luôn ở vị trì là những người phục vụ. Cái đó chưa thay đổi được tận gốc rễ, nó ảnh hưởng đến tâm lý đến suy nghĩ của người phụ nữ.

Thanh Trúc: Việt Nam, trong cơ chế thị trường hiện thời, có một đội ngũ lao động nữ đang phát triển mà chừng như quyền lợi và nhân phẩm của chưa được bảo vệ đúng mức. Bà nghĩ điều gì cần nói lên thay cho cánh chị em khá là bị thua thiệt này?

TS Vương Thị Hanh: Hiện tại có lẽ vẫn là việc làm trong cơ chế thị trường, điều kiện lao động, sự tìm việc làm của phụ nữ vẫn còn nhiều khó khăn. Có thể cả về mức lương, điều kiện làm việc và cả vấn đề đồi xử.

Chẳng hạn nước mình cũng có khá nhiều hội thảo về tạo điều kiện hay bảo vệ người lao động, trong đó có lao động nữ. Nhất là về công đoàn thì Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam và các công đoàn họ cũng đặt ra.

Trong phát triển kinh tế cũng có nhiều doanh nghiệp hiện không phát triển được, cũng có những doanh nghiệp nhỏ đang phá sản, cho nên lao động kể cả nam và nữ mà trong đó nữ là bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Vấn đề đặt ra là đảm bảo quyền lao động cho nữ trong các xí nghiệp tư nhân, xí nghiệp liên doanh, trong những công ty lớn. Tức là phần đó phải được chú trọng nhiều hơn.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn bà Vương Thị Hanh về những nhận định của bà liên quan đến phụ nữ Việt Nam nhân Ngày Phụ Nữ 8 tháng Ba hôm nay.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/efforts-to-review-amid-women-day-in-vn-tt-03072015094635.html/vtt030715.mp3

Mạng xã hội và thách thức hiện thời của thông tin mạng

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-03-07  
fb-rfa-622.jpg
Trang Facebook của Đài Á Châu Tự Do, ảnh minh họa.RFA

Tiếp tục loạt bày về truyền thông mạng, trong phần cuối này chúng tôi xin đề cập đến vai trò của mạng xã hội hiện nay, cũng như những thách thức hiện tại của truyền thông mạng.

Facebook xuất hiện

Theo ghi nhận của nhà báo Đoan Trang thì sau khi Yahoo 360 bị đóng cửa vào năm 2009 thì mạng xã hội Facebook nổi lên như một nơi để chia sẻ ý tưởng. Cũng trong năm 2009 này FB bị chặn đến hai lần. Chính phủ Việt Nam né tránh các câu hỏi về việc chận FB, hoặc nói rằng họ không chận trang mạng này.

Việc ra đời của Facebook làm thay đổi hẳn việc viết blog. Nhà văn Phạm Thành nhận xét rằng FB thì rất nhanh nhưng các bài viết sẽ không được sâu như các trang blog trước kia. Nhà báo Đoan Trang cũng đồng ý như vậy và có thêm nhận xét là các blog cá nhân với giao diện mang tính cá nhân, có chiều sâu hơn, và các blog trên nền tảng wordpress hay blogspot là nơi phát sinh ý tưởng còn FB lại là một kênh để truyền đạt các ý tưởng đó một cách nhanh chóng.
"Theo quan điểm của tôi thì người ta ít sử dụng diễn đàn hơn, người ta sử dụng mạng xã hội là để chia sẻ những đường link, đường dẫn tới những trang blog của họ, nơi mà người ta có cơ hội bày tỏ thấu đáo hơn suy nghĩ của mình. "-Một Facebooker
Người điều hành trang FB Nhật Ký yêu nước xin được phép ẩn danh nhận xét về vai trò của FB và tương tác của nó với blog:

“Mạng xã hội ngày càng phổ biến, nó thay đổi cái cách người ta tiếp cận thông tin và trao đổi với nhau. Theo quan điểm của tôi thì người ta ít sử dụng diễn đàn hơn, người ta sử dụng mạng xã hội là để chia sẻ những đường link, đường dẫn tới những trang blog của họ, nơi mà người ta có cơ hội bày tỏ thấu đáo hơn suy nghĩ của mình. Tôi nghĩ là mạng xã hội và blog sẽ tồn tại song song và hỗ trợ cho nhau.”

Ông Hoàng Ngọc Tuấn phụ trách trang mạng Tiền Vệ cũng đồng ý là FB không sâu sắc bằng blog nhưng cũng có những ngoại lệ:

“Có những trang Facebook vẫn có thể sâu được nếu mà người chủ trương biết cách hướng dẫn những người tham gia comment không bị lạc đề, tức là phải khéo. Thì như vậy vẫn có thể làm cho câu chuyện xoay quanh hay xoáy sâu vào một vấn đề nào đó. Người chủ của trang Facebook đó phải có bản lĩnh.”

Cuộc phản công trên mạng

Đầu năm 2013, lần đầu tiên một giới chức Việt Nam là ông Hồ Quang Lợi, công bố rằng cơ quan công quyền Việt Nam có sử dụng một mạng lưới những người gọi là Dư luận viên để tiến hành các cuộc bút chiến trên mạng chống lại những trang blog hay FB phản biện xã hội.

Nhà văn Phạm Thành nhận xét:

“Có nhiều blog sinh ra là để ủng hộ chế độ, chẳng hạn như là bọn Tre làng hay Mõ làng chẳng hạn, do bởi Dư luận viên, sinh ra là để quấy nhiễu các blog phản biện khác.”

Giữa năm 2014, chức năng báo cáo của FB được nhóm thành viên được gọi là Dư luận viên sử dụng để máy chủ FB khóa các trang bị báo cáo. Một thành viên của nhóm này tự hào công bố rằng họ đã thực hiện được một chiến công dành cho đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam.

Ngay sau đó một cuộc trả đũa được thực hiện bởi các trang FB đối kháng. Cuộc chiến FB này kéo dài trong vài tháng và được cả truyền thông  quốc tế bằng Anh ngữ đưa tin.

Cũng trong khuynh hướng sử dụng blog hay các trang mạng điện tử từ phía đảng cộng sản Việt Nam, người ta thấy xuất hiện các trang thông tin đưa những tin tức mà người ta cho là của những phe phái trong đảng đưa ra để tranh giành ảnh hưởng với nhau. Đó là các trường hợp của trang Chân dung quyền lực cuối năm 2014, và trước đó là Quan làm báo vào năm 2012.

Blog và cuộc đấu tranh dân chủ

Nhà văn Phạm Thành cho là hiện nay hoạt động của các trang blog chính trị trở nên kém tích cực hơn trước:

“Trên các trang blog lúc này ít có bài viết mang tính chiến đấu. Hơn nữa họ cũng ít có bài mới. Những bài viết lên án chế độ cộng sản hiện nay thì tôi nhận thấy là họ có cái gì đó lừng chừng.”

Nhà báo, blogger Đoan Trang không hoàn toàn đồng ý về nhận định này:
"Phải nói là phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam nó đang chững lại. Các hình thức hoạt động không mới, không có thêm nhiều hoạt động. Viết blog chỉ là một trong số những hình thức hoạt động đó thôi." -Blogger Đoan Trang
“Phải nói là phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam nó đang chững lại. Các hình thức hoạt động không mới, không có thêm nhiều hoạt động. Viết blog chỉ là một trong số những hình thức hoạt động đó thôi. Cho nên khi phong trào của anh chững lại thì các hình thức hoạt động kia cũng chững lại.”

Nhưng cô cũng công nhận là các trang blog trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là sau hàng loạt các vụ bắt bớ các blogger trong mấy năm nay:

“Riêng nói về blog chính trị thì sau khi có vụ bắt bớ blogger Ba Sàm và Quê Choa, thì tôi có cảm giác là những trang blog giống như những trang báo lề trái, đưa tin phản biện xã hội, mà chủ nhân nằm trong nước, không còn nữa, hiện giờ hầu như chỉ còn những trang blog mà chủ nhân của nó ở nước ngoài.”

Sự trấn áp của đảng cộng sản đối với các trang blog hay mạng xã hội mang tính đối kháng hay phản biện có khác nhau. Một mặt có rất nhiều blogger bị bắt giam, nhưng cũng có những blogger không bị xâm phạm. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong những người thành lập trang Bauxite Việt Nam nói là muốn truy cập vô trang này hiện nay phải vượt tường lửa, tuy vậy ông cũng nói:

“Phía bên họ chăm nom mình họ rất là lịch sự. Không làm trở ngại một cách trực tiếp gì cả, cũng không có những lời lẽ làm cho mình bất an hay phiền lòng. Tuy nhiên thì không biết bên trong thì như thế nào.”

Trong khi đó thì những người điều hành trang FB Nhật ký yêu nước đều phải ẩn danh.

Ông Hoàng Ngọc Tuấn phụ trách trang Tiền Vệ tại Úc nhận xét:

“Số người đóng góp viết bài từ trong nước ra còn nhiều hơn số người ở hải ngoại. Những bài viết trực tiếp đến chính trị thì thỉnh thoảng tác giả cũng bị đe dọa. Nhưng mà nếu viết một cách bóng bẩy, hay là cũng viết về chính trị mà không nói thẳng đến các ông lãnh đạo hay là đảng cộng sản Việt Nam một cách trực tiếp, hay là ý thức hệ, một cách trực tiếp thì cũng không có vấn đề gì.”

Còn một vấn đề khó khăn của các trang mạng điểm tin hay blog lớn hiện nay là vấn đề nhân sự. Qua trao đổi email với chúng tôi ban biên tập trang mạng Dân làm báo cho biết như thế.

Bà Ngọc Thu hiện điều hành trang mạng Ba Sàm từ nước ngoài cho biết những khó khăn của hoạt động của trang này:

“Khó khăn lớn nhất của trang Ba Sàm hay những trang mạng xã hội phi lợi nhuận khác là vấn đề nhân sự. Do không có bất kỳ thu nhập nào từ các hoạt động của trang Ba Sàm cho nên khó có thể tìm được người nào làm việc theo yêu cầu đòi hỏi mà không phải trả lương. Ngoài ra do không có thu nhập nên cũng không có tiền tả nhuận bút cho các tác giả. Do vậy trang Ba Sàm cũng như các trang blog khác khó có nhiều bài viết xuất hiện mỗi ngày.”

Và  cuối cùng một tác động lớn cũng cần phải được đề cập đến trong vai trò của blog và trang mạng điện tử là kết nối cộng đồng người Việt trong nước và hải ngoại, dù cũng không ít khó khăn.

Nhà báo Đoan Trang nhận xét là những trang blog và mạng điện tử trong và ngoài nước có những cộng đồng độc giả khác nhau, có những ngôn ngữ và văn hóa khác nhau. Ông Hoàng Ngọc Tuấn sống tại Úc cũng đồng ý như vậy và ông nói thêm:

“Có khác biệt về vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, và có chút ít trên quan điểm chính trị nữa. Những người đối kháng ở ngoài Bắc cũng khác những người trong Nam. Nó có thu hẹp lại, từ hồi thành lập Tiền Vệ đến giờ là 13 năm, thì thu hẹp lại rất nhiều, người ta trao đổi được nhiều hơn, có sự thông cảm nhiều hơn, và cái sự thay đổi nó dễ dàng hơn.”

Trong chiều hướng kết nối đó, ban biên tập trang Dân làm báo cho chúng tôi biết là có đến 75% độc giả đến từ Việt Nam, còn đối với trang Ba Sàm, hiện đang được điều hành từ nước ngoài thì có đến 80% là độc giả trong nước. Bà Ngọc Thu cho biết là có nhiều vấn đề mà cả hai cộng đồng cùng quan tâm, còn trang dân làm báo cũng cho biết là sự khác biệt về quan điểm của các độc giả của mình từ trong nước và ở hải ngoại ngày càng thu hẹp đi.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/social-media-n-challenges-of-internet-media-kh-03072015101105.html/kh030715.mp3

Từ dân oan mất đất trở thành người đấu tranh nhân quyền

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2015-03-07
000_Hkg856575
Bà Trần Thị Hài trong một lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc trước đây.AFP photo

Nhiều người dân mất đất tại Việt Nam sau quá trình khiếu kiện lâu năm đã nhận thấy những khiếm khuyết của hệ thống nhà nước. Từ chỗ chỉ vì quyền lợi riêng của gia đình họ nhận thức phải lên tiếng đấu tranh cải tạo xã hội để mọi người dân được hưởng những quyền căn bản lẽ ra phải có.

Một phụ nữ trong số họ từng bị tù tội do khiếu kiện đất đai và nay là thành viên của Hội Phụ nữ Nhân Quyền Việt Nam, bà Trần Thị Hài, trình bày ý kiến của bản thân về một số tình hình hiện nay qua cuộc nói chuyện với Gia Minh.

Luôn bị sách nhiễu

Trước hết bà cho biết hành xử của công an đối với những người tham gia khiếu kiện, đấu tranh như bản thân bà:

Trần Thị Hài: Nói chung việc quấy nhiễu của công an đối với những nhà dân chủ, những hội nhóm vẫn tiếp tục. Họ cứ mời lên, mời xuống, mời cả người thân của mình nữa. Họ nói hoạt động hội nhóm như vậy là vi phạm pháp luật, không có xin phép là sai.
"Nói chung cứ phải tiếp tục đấu tranh thôi chứ còn không có lúc nào mà công an không quấy nhiễu hết; đủ mọi cách họ quấy nhiễu, phá. "-Trần Thị Hài
Nói chung cứ phải tiếp tục đấu tranh thôi chứ còn không có lúc nào mà công an không quấy nhiễu hết; đủ mọi cách họ quấy nhiễu, phá. Kể cả đối với những người dân có ý kiến trái chiều họ, không nói theo ý kiến chỉ đạo, theo quĩ đạo của họ thì họ vẫn cứ kiếm chuyện làm khó dễ.

Gia Minh: Ông thủ tướng Việt Nam có nói phải đấu tranh không để những hội - nhóm phá hoại. Thực tế bà thấy tại Việt Nam hiện nay có những thế lực thù địch, phản động bị nhà nước nói đến như thế không?

Trần Thị Hài: Thực tế ra hằng tháng tôi vẫn đi sinh hoạt hội nhóm. Họ lúc nào cũng nói ‘thế lực thù địch, phản động’; nhưng tôi chẳng biết, chẳng thấy thế lực thù địch nào, và tôi cũng chẳng thấy ai diễn biến tư tưởng gì hết. Tôi chỉ biết những người dân và những hội nhóm chỉ vì lòng yêu nước của họ, là một công dân có trách nhiệm đối với dân tộc, đất nước đi đòi quyền con người cho dân tộc Việt Nam, rồi cũng để bảo vệ chủ quyền đất nước, chống quân Trung Quốc xâm lược. Tôi thấy chỉ có những người dân như vậy thôi.

Tại Việt Nam tôi thấy đủ thứ chuyện, chỉ có Việt Nam đi ngược lại vậy đó! Yêu dân tộc, yêu đồng bào của mình, yêu cầu chính phủ làm đúng luật pháp và hiến pháp do chính phủ và quốc hội của họ soạn thảo ra thì họ lại bảo là phản động, diễn biến hòa bình, chống đối nhà nước, chống đối chính quyền. Không biết bây giờ người dân Việt Nam phải sống như thế nào?

Mất lòng tin với nhà nước

Gia Minh: Nhà nước cũng nói rất nhiều phải chống tham nhũng, phải làm trong sạch đội ngũ. Là người theo dõi tình hình, bà thấy những hô hào đó của nhà nước hiệu quả đến đâu?


Một số thành viên Hội CTNLT (từ trái) Đinh Nhật Uy, Phan Thanh Hải, Dương Thị Tân, Phạm Bá Hải, Nguyễn Đan Quế, Thích Không Tánh, Trần Thị Hài, Phạm Chí Dũng – Chùa Liên Trì, Rằm tháng giêng 2014

Trần Thị Hài: Tôi thấy 85-90% người dân Việt Nam chúng tôi đã mất lòng tin vào những lời nói của thủ tướng, rồi của những người thay mặt Nhà nước CHXHCN Việt Nam rồi.

Họ nói rất hay để quốc tế thấy Việt Nam cũng chống tham nhũng, cũng có dân chủ, cũng có nhân quyền. Nhưng tôi chưa tìm thấy. Sắp sửa đến đại hội Đảng, họ đi tuyên truyền chống tham nhũng, sẽ giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân. Những người đứng đầu các cơ quan chính phủ phải tiếp dân, nhưng tôi thấy tôi không tin nổi. Tại vì chính phủ đi lừa dối dân nhiều quá, nói thì nói nhiều, lừa bịp nhiều mà làm thì không có làm.

Tôi thấy họ ký công ước về quyền con người, đủ các công ước quốc tế hết để người dân Việt Nam chúng tôi được hưởng những gì tốt đẹp nhất, tinh hoa nhất của cộng đồng những người dân Châu Ấu, thì chúng tôi chưa thấy chuyển biến gì ở Việt Nam cả mà ngày càng bị đàn áp, ngày càng bị tù đày, ngày càng bị ‘ức hiếp’, bắt ai có tội thì người đó phải có tội. Luật sư cũng chẳng có tiếng nói gì, luật sư cũng như không vì họ có xử theo luật đâu mà cần luật sư. Họ xử theo luật rừng. Vừa rồi ông bộ trưởng tư pháp Hà Hùng Cường, phụ trách cải cách tư pháp nói rồi: Việt Nam một rừng luật (mà rừng rậm rạp); hệ thống pháp luật Việt Nam phức tạp nhất thế giới mà tòa án xử thế nào cũng được hết. Họ xử theo luật rừng nên luật sư Việt Nam coi như vô hiệu. Họ có xử theo luật đâu, họ xử theo chỉ đạo.

Gia Minh: Về chuyện riêng của gia đình bà, việc khiếu kiện được giải quyết gì chưa?

Trần Thị Hài: Tôi nghĩ nếu còn chế độ cộng sản họ chẳng bao giờ giải quyết tài sản cho tôi đâu. Khi tôi đi tù đợt 2 vừa rồi về, chừng khoảng 2-3 tháng sau, họ không những không giải quyết mà còn chấm dứt khiếu kiện của tôi. Tại vì họ sai từ địa phương đến trung ương, họ đã ‘móc’ với nhau rồi cho nên họ ‘ém’ luôn sự việc của tôi đi.

Theo tôi nghĩ nếu không có một cuộc cách mạng mạnh mẽ, nếu chính quyền cộng sản này còn thì chẳng bao giờ họ trả tài sản cho tôi. Tại vì họ nói ‘đất đai là của toàn dân, do nhà nước quản lý’ nên họ muốn cướp, lấy là quyền của họ. Khi tôi bị đi tù, trong thời gian tạm giam, họ lên đập phá hết nhà cửa của tôi trên đó, sau khi tôi đi tù 9 tháng ra, chừng một tháng sau họ ra quyết định chấm dứt khiếu kiện, nên bây giờ tôi thuộc diện trung ương giải quyết. Nhưng tổng thanh tra, phó tổng thanh tra chính phủ đang bị thanh tra về tham nhũng. Họ có tài sản kếch xù mà không tham nhũng thì làm sao có số tài sản như vậy được. Tổng thanh tra và phó tổng thanh tra còn như vậy thì ai giải quyết cho tôi.

Gia Minh: Cám ơn bà.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/jailed-land-petitioner-becomes-activist-gm-03062015164142.html/vgm030715.mp3