Trời ạ! Đáng lẽ phải đưa “thông tin biểu quyết của Quốc hội vào diện Bí mật quốc gia chứ”! Ai lại để con số chỉ có 32% ĐBQH tán thành đánh thuế “Tài sản bất minh” (TSBM) và chỉ 01 ĐBQH tán thành tịch thu “TSBM”! TSBM thì chủ yếu của quan chức chức chứ còn ai. Thảo nào hàng chục năm nay Bản kê khai tài sản của quan chức nhất định không được công khai, coi như bí mật quốc gia!
Thế là giờ đây, dân biết, dân bàn về 68% ĐBQH cho rằng TSBM là “trong sáng”, do buôn chổi đót, nấu rượu, chạy xe ôm, nuôi lợn của quan chức mà có, không thể bị đánh thuế (?); và hơn 400 ĐBQH cho rằng TSBM đó là quyền sở hữu chính đáng của quan chức, không được phép tịch thu (?).
Thế là tâm địa của các ĐBQH “dân biết, dân bầu, đại diện cho dân” lòi mẹ nó cái mặt ra: ĐBQH là tay sai của quan chức, hay đúng hơn 68% số họ cũng là quan tham; ai lại tán thành tịch thu hay đánh thuế vào TSBM của chính mình. Và hơn 400 ĐBQH không cho phép tịch thu TSBM tư hữu của quan. Nhưng hẳn là hơn 400 ĐBQH ấy lại tán thành biến ruộng đất tư hữu của dân thành “sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý”, để chính quyền tha hồ cướp đất tư hữu của dân. Không những thế, bao dân oan đã cầm Giấy chứng nhận quyền sở hữu vườn đất, nhà cửa bị cướp, đi khiếu kiện đến 30 – 40 năm lên QH và các cơ quan do QH giám sát, mà vẫn không được giải quyết, mấy người phải tự thiêu. Dân tự thiêu, chứ có phải ĐBQH tự thiêu đâu mà QH động lòng!
Ôi, chỉ mấy con số % mà phơi bầy hết tâm địa cái quốc hội “của quan, do quan, vì quan”, báo hại dân như thế nào! Thảo nào QH đã định chỉ cho các nhà báo vào xem QH “diễn” 15 – 20p đầu cuộc họp, chụp hình PR cho quốc hội; còn sau đó là cấm nhà báo vào đưa tin. Nay thì lộ tẩy hết cả rồi. Thế là ĐBQH “ăn cơn dân, mặc áo dân”, mà dân “nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”!
Sao dân mình chịu thương, chịu khó, hay lam, hay làm, “đóng thuế là yêu nước”, nhẫn nhục trăm đường để quan “ăn không chừa cái gì của dân” mà Trời cứ bắt dân tôi khổ mãi! Trời ơi là Trời!
Sai thì phải sửa, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không kịp“.
Đấy là câu nói của ông Nguyễn Sinh Hùng khi đang là chủ tịch Quốc hội. Rõ ràng ông này đã thừa nhận, đã làm quan chức thì có làm sai. Và cũng thừa nhận, đừng dùng đúng pháp luật để xét tội quan chức (tức dùng đạo đức để tha thứ), nếu làm thế thì không còn ai để lãnh đạo. Và thực tế là vậy, có quyền là tất tham nhũng, cho nên khi đấu đá, họ dùng bài chống tham nhũng thì đối thủ có mà chạy đằng trời.
Để chống được tham nhũng, phải làm gì? Ở các nước tự do, người ta làm rất khoa học. Thứ nhất, lương phải đủ sống để người ta có thể sống khi không tham ô. Thứ nhì, giáo dục nhân bản để hướng thiện con người, giúp họ tránh khỏi sự cám dỗ của tiền bạc. Thứ ba, phải minh bạch để mọi hành động tham ô, dù nhỏ nhất, cũng được phát hiện. Thứ tư, phải thượng tôn pháp luật để trừng trị kẻ tham ô thích đáng. Như vậy, người làm công chức ở các nước tự do phải chịu 4 lớp khống chế như thế, cho nên bộ máy chính quyền của họ trong sạch.
Còn ở Việt Nam? Hoàn toàn không có một lớp nào để khống chế tham nhũng cả. Tất cả đều được thả cửa.
Thứ nhất, lương cơ bản không đủ sống là buộc họ phải tìm cách tham ô. Mà để phát lương đủ sống thì bộ máy phải tinh giảm. Nhưng chính quyền CS không làm.
Thứ nhì, giáo dục thất bại, kết quả là con người ta có lối sống trọng vật chất. Từ thế hệ trẻ đến thế hệ trưởng thành, đa phần thích khoe tiền của, khoe sự xa hoa hơn là nâng cao trí tuệ. Anh nào giàu thì làm tủ rượu bạc tỷ để khoe cuộc sống vương giả thay vì làm một tủ sách để học làm người và nâng cao kiến thức. Những con người như thế, có quyền lực trong tay sẽ bốc hốt thật nhiều về mình.
Thứ ba, phải minh bạch nghĩa là liên quan đến thể chế chính trị. Phân quyền để giám sát và chế tài, báo chí tự do soi rọi mọi ngóc ngách của bộ máy công quyền để đem lên mặt báo. Nhân dân có quyền biểu tình để đòi hỏi chính quyền xử lý vv.. Nếu được như vậy thì ai dám làm bậy? Nhưng thể chế độc tài CS không thể có những đặc điểm này. Họ không minh bạch để che chở cho nhau.
Thứ tư, Việt Nam không thượng tôn pháp luật. Tức luật pháp chỉ để trừng trị dân, còn với quan chức thì dùng thứ luật riêng của đảng. Không có tư pháp độc lập nên tòa án chỉ là nơi làm theo chỉ thị. Với dân thì họ tuyên những bản án nặng đến phi lý, với quan chức thì án nhẹ như lông hồng. Ăn cắp ổ bánh mi thì bị tù, ăn cắp ngàn tỉ thì miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ở Việt Nam, làm quan chức là không thể không tham nhũng. Chính quyền lập ra một uỷ ban chống tham nhũng, nhưng chống đâu không thấy, chỉ thấy tham nhũng len lỏi vào trong uỷ ban này. Và cuối cùng lại hô hào chống tham nhũng ngay trong uỷ ban chống tham nhũng. Thuốc trị bệnh của chính quyền CS cũng mang mầm bệnh thì thử hỏi trị gì?
Tham nhũng sẽ gây hậu quả gì? Tiền thuế của dân đóng là cho quan chức bỏ túi. Chính quyền đánh thuế cao và vay nợ nhiều nhưng an sinh xã hội không có. Cuối cùng, thế hệ này trả không xong thì con cháu trả. Con cháu trả nhưng nợ công vẫn ngày một tăng và thuế má vẫn ngày một nặng. Thế là đến thế hệ tiếp nữa gánh. Và cứ như thế nợ truyền kiếp, đói khổ truyền kiếp. Khi kinh tế sụp đổ như Venezuela thì dân sẽ gánh hết hậu quả, còn chính quyền thì dùng quyền lực để tìm chỗ nào hốt được thì hốt. Thằng hàng xóm xảo trá sẵn sàng quẳng ra một chút lợi ích để đổi lấy sự nhượng địa cho của con nợ vvv… Thế đấy! Chấp nhận Cộng Sản là chấp nhận kiếp trâu ngựa./.
Lời ngài Phó Thủ Tướng dạy: "Đời sau các con cháu nhớ đòi lại biển đảo nước mình nhé".Tác giả: Quê Hương
ào những ngày này, bên cạnh bóng đá, chủ đề được bàn luận nhiều nhất ở Việt Nam luôn là ngày nhà giáo Việt Nam khi các trường từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học hay trường dạy nghề đều tổ chức các sự kiện kỷ niệm ngày nhà giáo VN 20/11. Nhiều trường học còn tổ chức mấy chục năm ngày thành lập thu hút hàng ngàn lượt người tới dự.
Tuy nhiên, cũng giống bao sự kiện khác trong năm như ngày nhà báo, ngày phụ nữ, ngày đoàn thành niên, ngày ABC … Ngày nhà giáo Việt Nam cũng chỉ là sản phẩm của tuyên truyền bởi suy cho cùng, những sự kiện như vậy không thể giúp cải thiện được thực trạng giáo dục của đất nước. Đơn cử như trường hợp của ông bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ – tư lệnh ngành và là mẫu mực của nền giáo dục thì nói ngọng.
Trong một bài phát biểu bằng tiếng Anh gần đây, ông Nhạ cũng gây sốt cộng đồng mạng với lối phát âm tiếng Anh mà có lẽ ông ấy cũng không thể hiểu nếu nghe lại bài diễn văn của mình. Không chỉ kém về chuyên môn và phát âm L… N nẫn nộn, bộ trưởng Nhạ còn cho thấy một thái độ làm việc thiếu nghiêm túc khi ông ngủ ngon lành trong một phiên họp của Quốc Hội. Chưa hết, trước những sai phạm nghiêm trọng của ngành giáo dục trong thời gian qua cùng với số phiếu tín nhiệm rất thấp và bị quốc hội kêu gọi từ chức nhưng Nhạ ngọng vẫn bình yên trên chiếc ghế bộ trưởng của mình bất chấp sự lên án của xã hội cho ông là “Thờ ơ, vô trách nhiệm và vô liêm sỉ”.
Trong khi đó, dù đã liên tục đổi mới nhưng Việt Nam vẫn chưa có bất cứ đại diện nào góp mặt trong tốp 350 trường đại học tốp đầu châu Á. Đấy là chưa kể đến việc nhiều chuyện trong thực tế xã hội khác hẳn với sách giáo khoa và với lời thầy cô truyền đạt cho các em học sinh trên lớp học. Ngay cả những vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà Nước như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân cũng không phải là tấm gương của học giỏi.
Trong bối cảnh như vậy, học sinh sinh viên học được gì từ ngày 20/11 năm nay nhỉ???
Hàng ngàn người dân Sài Gòn biểu tình chống luật đặc khu vào ngày 10/6/2018, trước khi luật an ninh mạng được thông qua ngày 12/6/2018. Ảnh: AFP Fb. Đỗ Ngà
Lớp trẻ hôm qua là một tầng lớp mê muội. Họ bị nhốt trong lò nhồi sọ 12 năm phổ thông. Rồi vào đại học họ bị hầm nhừ trong cái nồi nhồi sọ tầng cao hơn thêm 4 năm nữa. Khi bước ra cuộc sống tự chủ lúc đó là 22 tuổi thì hết 16 năm liên tục nhồi sọ. Chính vì thế lớp người mà hiện giờ đang ở độ tuổi trung niên khó thoát khỏi mê muội. Họ hoàn toàn phó mặc cho ĐCS lo liệu, họ mặc định Đảng và nhà nước sẽ lo cơm no áo ấm cho họ. Chỉ ngoại trừ, một tỉ lệ rất thấp có nhận thức và chuyển hướng suy nghĩ. Nhưng để hiểu biết được bản chất của nền chính trị độc tài toàn trị, họ phải mất hàng chục năm, thậm chí hàng vài chục năm với biết bao va chạm và chiêm nghiệm mới nhận ra. Đến lúc ngộ ra thì vướng phải nỗi sợ. Còn lại số lượng cực ít dám cất lên tiếng nói, nhưng quá lạc lõng. Có người cũng hành động nhưng quá cô đơn trong một xã hội thờ ơ. Cho nên, lớp già là lớp người thất bại.
Lớp trẻ hôm nay cũng bị ngập trong lò nhồi sọ của nền giáo dục XHCN ấy, nhưng khác thế hệ trước là họ được tiếp xúc với mạng xã hội từ sớm. Đa số cũng ham chơi, ham khoe khoang những thứ thấp hèn mà nền giáo dục XHCN hướng cho họ. Nhưng một số không ít bạn trẻ cũng có suy nghĩ thiết thực hơn nhờ có mạng xã hội. Chính thế giới phẳng đã giúp họ phóng xa tầm mắt đến trời Mỹ trời Âu, nên hôm nay cũng có khá nhiều những bạn trẻ hiểu biết hơn về tình hình đất nước. Thay vì tốn cả 10 đến 20 năm quan sát nhân tình thế thái, thì thế giới phẳng đã đưa họ đến với hiểu biết nhanh hơn. Họ tiết kiệm được khoảng thời gian dài quan quan sát, thế nên, hôm nay, những bạn rất trẻ hiểu biết chín chắn hơn thế hệ trước tầm tuổi ấy. Đấy là sự phát triển, đáng mừng.
Có thể khẳng định, chính quyền CS được sinh ra là để phá hủy. Nó phá hủy tinh thần dân tộc, nó phá hủy dân trí, nó hủy hoại dân khí, nó mang quyền lợi đất nước trao tay giặc. Cho nên, nó sẽ ngăn chặn con đường nhận thức của giới trẻ. Luật An Ninh Mạng không phải do chính quyền này nghĩ ra, mà đó là hành động cầu viện để ngoại bang trao cho nó chiếc roi thần trừng trị dân tộc Việt. Mục đích là để tiếm tục công cuộc phá hủy dân tộc này theo ý thế lực khác.
Phá hủy là trách nhiệm mà ĐCS đã được quan thầy giao phó để quan thầy hoàn thành công cuộc xâm lăng mềm một cách dễ dàng. Cho nên bảo toàn sự tồn vong đất nước là trách nhiệm nặng nề đặt trên vai người dân, mà đặc biệt là lớp trẻ. Lớp già đã thất bại trước CS, giờ họ chỉ còn trao cho kinh nghiệm, và những bài học thất bại đó. Quỹ thời gian trong cuộc đời họ đã cạn nên cần lớp trẻ tiếp bước. Với tương lai còn dài và nhiệt huyết có thừa, các bạn trẻ hôm nay sẽ là thành phần trụ cột cho cho Việt Nam ngày mai.
Chuyện biết quan tâm đến chính trị là xưa rồi, chỉ quan tâm không dấn thân thì sẽ không đủ để làm đất nước đổi thay. Vậy hôm nay các bạn trẻ phải làm gì? Phải làm nhiều hơn thế, tức phải làm chính trị chứ không phải rụt rè cất lên vài tiếng nói nhẹ nhàng như lớp già. Các bạn phải làm khác. Các bạn phải có ý chí làm chủ đất nước chứ không thể phó mặc cho một tổ chức mà chính bạn đang khinh khi nó.
Đất nước này không của riêng ai, ĐCS lập đảng được thì các bạn cũng phải đặc câu hỏi, tại sao các bạn là hậu sinh mà không làm được? Đảng Cộng Sản giành đất nước về tay nó để sử dụng như một công cụ thì tại sao các bạn không thấy bất bình? Nó chiếm đất nước rồi dùng nhân dân như một thứ nô lệ, nhưng với ngoại bang nó phục tùng vô điều kiện thì các bạn trẻ phải nghĩ ngay đến giải pháp chứ? Hiện tại, ĐCS rất mạnh nhưng cái mạnh dựa trên sự tàn bạo nào cũng phải đến thời điểm sụp đổ. Là giới trẻ phải chuẩn bị ngày hôm nay để đoán lấy thời điểm sụp đổ của CS. Là tuổi trẻ có nhiệt huyết cần phải dám suy nghĩ khác, dám làm chính trị để phụng sự đất nước. CS mạnh nhưng không phải là không có cách. Với một con ong, bạn đuổi nó được, nhưng một đàn ong, bạn phải bỏ chạy. Tương tự vậy, một vài đảng chính trị, CS phá được, còn hàng trăm hàng ngàn đảng phái mọc lên, phải có lúc CS cũng phải nhường bước. Đó là nguyên tắc dùng để chiến thắng thế lực đen đang tàn phá đất nước.
Tuổi trẻ dám nghĩ dám làm thì đất nước còn phúc. Tuổi trẻ thuần phục những kẻ vô minh thì rõ ràng đó là đại họa. Cho nên, là tuổi trẻ phải nghĩ khác làm khác và đừng bao giờ dẫm lên vết xe của lớp già. Theo vết xe cũ thì ai cũng có kế sách phá đổ các bạn chứ đừng nói chi một tổ chức ranh ma như ĐCS./.
Minh Quân (VNTB) – Tháng Mười Một năm 2018, một lần nữa sau một cơn suy trầm, Nguyễn Phú Trọng – người mà giờ đây còn được gắn thêm chức danh chủ tịch nước – lại vươn lên thế thượng phong trước các đồng chí không đồng sàng của ông.
Sau mùa hè năm 2018 chẳng kỷ luật được ai và thậm chí còn bị đồn đoán ‘sức khỏe bất ổn’, đến tháng Mười Một năm 2018 ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng đã quay lại vụ án ‘MobiFone mua AVG’. Cao Duy Hải – cựu tổng giám đốc MobiFone – và cựu cấp phó của MobiFone là Phạm Thị Phương Anh đã cùng chung số phận với một cựu tổng giám đốc khác của MobiFone là Lê Nam Trà đã bị khởi tố và bắt giam trước đó ít tháng.
Cao Duy Hải (trái) và Phạm Thị Phương Anh (phải).
Cùng lúc, dư luận xã hội rộ lên một số đồn đoán có cơ sở ‘biện chứng lịch sử’ về khả năng sắp tới, thậm chí ngay trong thời gian Quốc hội còn họp, cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son – kẻ bị cho là đã ăn đậm đến hàng ngàn tỷ đồng trong vụ AVG – sẽ phải tra tay vào còng. Đồng thời, vụ ‘ăn đất Thủ Thiêm’ đang có chiều hướng ‘cẩu đầu trảm’ đối với một số quan chức cao cấp ở Sài Gòn như Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải. Chỉ ít ngày sau vụ ‘bắt thêm’ ở MobiFone, một cựu phó chủ tịch chính quyền TP.HCM là Nguyễn Hữu Tín bị khởi tố thêm tội danh, còn Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận sai phạm ‘rất nghiêm trọng’ – tín hiệu chính thức mở màn cho chiến dịch ‘đốt lò’ ở thành phố này.
Sau hai chiến dịch ‘thay máu’ Đà Nẵng và Bộ Công an, từ quý hai năm 2018 đến nay đã xuất hiện ngày càng nhiều những dấu hiệu và biểu hiện cho thấy ông Trọng chọn địa bàn TP.HCM như một mục tiêu tiến công tiếp theo – mục tiêu chiến lược nằm trên sơ đồ tổng thể Nam Bộ, đặc biệt là khu vực các tỉnh thành ở miền Tây Nam Bộ, nơi mà ‘người Bắc có lý luận’ như ông Trọng muốn ‘trấn Nam’.
Đốt lò’ cũng bởi thế nhiều khả năng sẽ tập trung vào TP.HCM và một số tỉnh thành miền Tây Nam Bộ, và giai đoạn này có thể sâu hiểm nhất, sắc máu nhất, kể cả tàn nhẫn nhất kể từ đầu chiến dịch ‘đốt lò’. Nhiều quan chức Nam Bộ sẽ chính thức vào ‘lò’ và làm ‘bạn chăn kiến’ với Đinh La Thăng.
Tại Thành ủy TP.HCM, Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang – kẻ mới bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận với mức độ sai phạm ‘rất nghiêm trọng’ – chắc chắn sẽ bị mất chức ở Thành ủy và mất luôn cái ghế ủy viên trung ương.
Với nhiều dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng, và đặc biệt là thuộc ‘cánh Lê Thanh Hải’ mà Nguyễn Phú Trọng có vẻ chưa bao giờ có thiện cảm, Tất Thành Cang đang có nhiều triển vọng ‘theo chân’ Đinh La Thăng.
Nhưng Tất Thành Cang vẫn chưa phải ‘sâu chúa’. Một dài nhạc của báo đảng đang rộ lên về khả năng những ai nằm trong nhóm lợi ích của Tất Thành Cang.
Dường như muốn ám chỉ Lê Thanh Hải.
Vào quý 3 năm 2018, vài tờ báo nhà nước thậm chí đã chỉ đích danh Lê Thanh Hải – trên cương vị chủ tịch và và sau đó là bí thư thành ủy TP.HCM – đã liên đới mật thiết về trách nhiệm với vụ phá nát quy hoạch Thủ Thiêm.
Giờ đây và khi không còn ‘bức tường Trần Đại Quang’, có vẻ thế tiến công vào khu vực phía Nam, đặc biệt lộ trình dẫn đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng của Nguyễn Phú Trọng có vẻ hanh thông hơn nhều.
Cùng với việc chiếm lĩnh được hai cục công an ‘bắt, bắt nữa, bắt mãi’ là Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra kể từ tháng Tám năm 2018, ông Trọng sẽ tha hồ đánh đông dẹp bắc trong nội bộ đảng.
Nhưng ngày sắp tới, ‘Đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng sẽ khiến nhiều quan chức bậc trung cấp hay cao cấp đau đầu, quá dễ tăng huyết áp và trụy tim mạch.
Một cựu quan chức mô tả về tâm thế của những quan chức trên theo một cách rất tâm thần học: co rúm lại bởi những cơn ám ảnh xuất hiện ngay trong cả trong giấc ngủ.
Dĩ nhiên loại quan chức nhiều tiền lắm của luôn lo sợ chiến dịch “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng lặp lại những gì của Tập Cận Bình mà sẽ đốt ráo trọi của thứ củi, và chẳng ưa ông Trọng đến mức có lẽ chỉ cầu mong ông này bị đột quỵ hoặc bị… ám sát.
Nhưng cả hai khả năng xấu tệ trên đều chưa có hơi hướng nào sẽ xảy ra.
Những quan chức nhúng chàm nhưng không muốn gột rửa cũng chẳng mấy hy vọng việc Tổng Bí Thư Trọng bị một sát thủ vô hình bắn hạ như cảnh vẫn diễn ra trong phim Mỹ. Sau vụ “cả ba bị bắn” ở Yên Bái vào tháng Tám, 2016, nghe nói quân số bảo vệ các ủy viên bộ chính trị và đặc biệt cho tổng bí thư đã tăng gấp đôi gấp ba nên quá khó để ông Trọng bị thế này thế nọ, thậm chí cả bị đe dọa cũng chưa thấy.
Tôi không quen tướng Vĩnh, nên không biết chuyện ông không biết SMS và không xài máy tính (như tiết lộ từ người bạn thân ông, nhà báo đại tá Nguyễn Như Phong) thực hư mức nào.
Nhưng tôi nghi ngờ thông tin này.
Yêu cầu công việc của một tư lệnh cảnh sát quốc gia như tướng Vĩnh, không thể không nhắn tin hay dùng laptop.
Ừ, thì cũng có thể nhiều vị quan liêu, lính làm cho hết. Nhưng tham mưu, lính lác giúp là ở công việc.
Những chuyện đánh đấm, giành giật, hoặc móc ngoặc, bảo kê như ông làm với bọn đánh bạc công nghệ cao thì phải thực tay ông, không thể nhờ – sai đứa nào giúp được.
Cũng có thời, tôi cứ tưởng hàng Bộ Chính trị hay nguyên thủ, họ chẳng bao giờ cầm điện thoại đâu, trong tay thư ký hết.
Nhầm to! Thậm chí có người 2,3 máy. Máy cho công việc, máy cho gia đình, máy cho việc… không phải công việc.
Đừng tưởng các quan Bộ Chính trị không biết nhắn tin hay xài laptop nhé. Bây giờ là thời của chỉ thị, mệnh lệnh tin nhắn. Công văn lạc hậu, vứt lâu rồi. Đặc biệt, đối với những việc “nhạy cảm”. Cờ Lờ Mờ Vờ là ở việc nước việc công thôi, việc khác chớ xem thường họ.
Tôi biết, và nhiều lần chứng kiến những vị hai tay choanh choách hai máy. Những năm 2009 – 2010, một nhân vật cũ như ông Nguyễn Văn Chi mà đã dùng tới 3,4 điện thoại. Thay sim rác, nhắn 1 tin, vứt, thay sim khác. Tháo lắp soẹt soẹt như chuyên nghiệp vậy. Khi đánh vụ Vinashin, thời cao điểm, tôi nhìn ông ngồi chỉ đạo “đánh án” mà hai tay cùng lúc 3,4 máy choanh choách. Không thể tin nổi.
Nói chung, hễ những chuyện đánh đấm, đốt lò, hay mờ ám chi đó thì đều phải xài tin nhắn, sim rác. Họ không dốt như chúng ta tưởng.
Không ít vị giờ còn chơi cả Whatsapp, Telegram… nữa đấy.
Vì thế, chuyện tướng Vĩnh nghi lắm. Hay có phải do bênh bạn quí bạn quá mà ông Phong mắc phải cái lỗi, giống kiểu mấy tay nhà báo nào đó ca ngợi cậu học trò nghèo Trần Đại Quang bắt đom đóm cho vào vỏ trứng làm đèn học vậy?
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Mỗi ngày có hơn 300 người chết vì ung thư là số liệu do các chuyên gia đưa ra tại Hội Nghị Ung Thư Pháp-Việt diễn ra tại bệnh viện Đa Khoa Xuyên Á (Sài Gòn) hôm 18 Tháng Mười Một, theo Dân Trí.
Theo số liệu của các chuyên gia tại Hội Nghị, năm 2018 Việt Nam có khoảng 165 nghìn ca mắc bệnh mới, và ngày có hơn 300 người chết vì ung thư. Số ca mắc bệnh ung thư ngày càng tăng nhanh, đến năm 2020 dự kiến có hơn 190,000 ca, tỷ lệ tử vong 110/100,000 người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư.
Báo Dân Trí trích số liệu thống kê đến năm 2018, thế giới có khoảng 23 triệu người đang sống chung với ung thư, trong đó mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc bệnh mới và 8.2 triệu người tử vong. Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong hàng đầu, kế đó là dạ dày, gan, đại trực tràng. Ở nữ giới, ung thư vú đứng đầu, kế đến là dạ dày và phổi.
Phần lớn ung thư đều có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tuy nhiên, thực tế, hầu hết người bị bệnh ung thư ở Việt Nam đến khám và điều trị khi bệnh đã tiến triển vào các giai đoạn sau nên việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém. Mặt khác, việc điều trị cho bệnh nhân ung thư hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn khi hệ thống các cơ sở điều trị ung thư vẫn chưa phủ rộng trên cả nước.
Hiện nay các bệnh viện chuyên khoa ung thư luôn trong tình trạng quá tải đã làm chậm khả năng phát hiện sớm và điều trị ung thư kịp thời, giảm cơ hội sống của người bệnh.
Tại hội nghị, Giáo Sư Jean Chung Minh, Chủ Tịch Hội Trao Đổi Y học (Medical Exchange) nói: “Việt Nam cần xây dựng thêm nhiều bệnh viện chuyên về ung thư, đào tạo chuyên môn cho y bác sĩ. Quan trọng hơn là khuyến cáo người dân tăng cường các giải pháp phòng bệnh, tầm soát bệnh từ khi chưa có biểu hiện, để điều trị sớm cho bệnh nhân ung thư.” (T.A)
NHA TRANG (NV) – Hơn chục người chết và mất tích khi đất đá lở từ núi đổ xuống sau cơn mua lớn ở Nha Trang là nạn nhân của các vụ giải tỏa nhà đất của nhà cầm quyền tại địa phương.
Các tin tức tiếp theo về hậu quả của mưa lũ xối xả, hệ quả của áp thấp nhiệt đới tức con bão số 8 giảm cường độ, các ngày 17 và 18 Tháng Mười Một, 2018, làm lở núi, nước chảy như thủy điện xả lũ qua các khu dân cư làm nhà vô trật tự trên sườn núi tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa đã làm cho 13 người thiệt mạng và 4 người còn mất tích.
Tờ Thanh Niên hôm Thứ Hai, 19 Tháng Mười Một, 2018, cho hay: “Phần lớn các gia đình có người tử nạn đều là những gia đình quá nghèo, nhà của họ bị giải tỏa để mở rộng đường hoặc bị giải tỏa từ các dự án ‘phát triển đô thị’. Nhận được một ít tiền đền bù, không đủ để mua miếng đất tại các khu đô thị, họ bèn ‘nhảy dù’ lên các sườn núi để chiếm đất làm nhà.”
Nguồn tin kể tiếp rằng: “Vì là nhà ‘tự phát’ nên mạnh ai nấy làm, xây theo ý mình hoặc tùy vào túi tiền. Hầu như việc quy hoạch hệ thống thoát nước cho các khu dân cư này không có, mỗi lần lũ lớn là cư dân ở đây nơm nớp với chuyện lở núi!”
Thành phố Nha Trang hiện có trên 500,000 dân, nhưng số “nhảy dù” theo tờ Thanh Niên: “…đã lên tới hàng ngàn gia đình. Các ngọn núi quanh thành phố, hoặc là bị hay được xúc đất để san lấp mặt bằng cho các dự án, hoặc là được san ủi để hình thành các khu dân cư nhưng hệ thống bờ kè chống sạt lở là rất mong manh, số còn lại là dành cho những người nghèo không đủ khả năng mua đất các dự án. Họ sống quá tạm bợ trước sự ‘bất lực’ của chính quyền thành phố. Các cuộc ‘nhảy dù’ của dân nghèo nay bắt đầu trả giá mỗi khi có lũ.”
Cưỡng bách giải tỏa nhà đất của dân rồi đền bù bằng những số tiền nhỏ, không đủ cho người ta mua miếng đất khác ở chỗ khác, hoặc mua lại những căn nhà “tái định cư” do nhà cầm quyền xây dựng rất phổ biến tại Việt Nam suốt mấy chục năm qua. Quan chức các cấp của chế độ Hà Nội lợi dụng chính sách để ăn hối lộ, ăn cắp đủ kiểu trong khi dân trở thành vô gia cư. Hàng đoàn người khiếu kiện khắp nơi và ngay cả trung ương Hà Nội trong vô vọng.
Hiện hàng ngàn gia đình ở Thủ Thiêm, quận 2 Sài Gòn, đang chống đối quyết liệt, đòi bồi thường thiệt hại vì nhà cầm quyền địa phương cướp ngang nhà đất của dân nằm ngoài ranh giới “quy hoạch” đô thị mới. Có nhiều dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền chỉ muốn giải quyết khiếu kiện của những gia đình nằm trong diện tích hơn 4 ha trong khi hàng ngàn gia đình đã bị giải tỏa trên diện tích tới 160 ha.
Nhiều vụ chống đối giải tỏa đền bù xảy ra tại Việt Nam được dư luận báo chí quốc tế biêt đến như vụ cưỡng chế đầm nuôi thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012, vụ đàn áp dân Dương Nội, quận Hà Đông ngay tại Hà Nội năm 2014. (TN)
Biết rằng 20/11, nhưng không thể không nói. Xin lỗi quý cô thầy.
Bộ trưởng ngọng:
Vẫn cần những bông hoa cho nhà giáo hôm nay. Nhiều thầy cô đáng được như thế. Nhưng có một người, ít nhất một người không đáng, đó là ông Nhạ, Phùng Xuân Nhạ bộ trưởng.
Người đứng chót bảng tín nhiệm qua cuộc bỏ phiếu gần nhất của quốc hội. Người tạo ra quá nhiều hệ quả bê bết và điều tiếng cho giáo dục nửa nhiệm kỳ qua.
Lịch sử, chưa thời nào giáo dục Việt đụng một bộ trưởng tệ hại, phi giáo dục và phản văn hoá thế.
Một bộ trưởng từ cách ngồi, dáng đứng chẳng khác kẻ du côn. Một bộ trưởng đánh vần đến trẹo mồm không ra nổi chữ "nồn". Một bộ trưởng tự duyệt phong hàm giáo sư cho chính mình.
Những chính khách giáo sư và hiện tượng nhà giáo vô giáo:
Ai thống kê cho tôi, hiện bao nhiêu vị mang hàm giáo sư, phó giáo sư nhưng "mất dạy", tức không còn hoặc chưa từng giảng dạy?
Nhiều lắm.
Thế gian, chẳng đâu như nước Việt mình, một ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng hàm giáo sư. Bộ trưởng công an cũng giáo sư. Rồi la liệt những chính khách khác, những quan chức chính phủ, địa phương không liên quan, chẳng hiểu biết gì về giáo dục, phi giáo dục hoàn toàn, vẫn giáo sư.
Đến một ông "mất dạy" mấy thập niên rồi như Nguyễn Thiện Nhân cũng giáo sư, cũng được vinh danh là "nhà giáo ưu tú".
Hề đến mức, có "đại tướng giáo sư", "thượng tướng giáo sư", "đại tá giáo sư"...
Có thể nói, ngoài chuyện bộ trưởng ngọng, việc trùng điệp một đội ngũ những tướng tá quân đội, công an được phong hàm giáo sư, cùng những chính khách giáo sư như Tổng Bí thư giáo sư, Chủ tịch nước giáo sư, Bí thư tỉnh giáo sư... là những điều bậy bạ và phản giáo dục nhất của sự nghiệp giáo dục.
Họ là những nhà giáo vô giáo.
Chất lượng giáo dục là chất lượng con người. Chất lượng con người là chất lượng chế độ.
Vì thế, nhìn vào ông Nhạ, nhìn vào đội ngũ các giáo sư vô giáo đó, không chỉ để thấy chất lượng giáo dục, đó còn là chất lượng con người, chất lượng chế độ.
Tôi tin, đếch có quan chức nào dám móc tiền túi mua chiếc Rolex trị giá hàng tỷ đồng.
Cũng như rượu ngoại. Tôi viết lâu rồi: là thứ người mua không bao giờ uống, và người uống không bao giờ mua.
Móc tiền túi mua chai Macallan mấy chục triệu đồng, vợ nó tát cho xưng mồm.
Nhưng:
Đời đau ở chỗ, nhiều khi nốc rượu dổm đến nát gan mà đếch biết. Bọn đại gia, trọc phú Việt nhà mình lắm thằng cũng đểu giả. Mua rượu về nhà chúng uống là rượu thật, chính hãng. Nhưng rượu biếu, nhất là mỗi dịp lễ tết, toàn hàng đểu.
Cũng không gì ngạc nhiên lắm. Bởi không chơi rượu đểu, tiền đâu phục vụ hàng valy, thậm chí container rượu phân phát cho đội ngũ quan chức tầng tầng lớp lớp vậy.
Mà nốc rượu như quan Việt, cũng chẳng có hãng nào sản xuất kịp.
Đồng hồ, một chiếc Rolex đểu hàng Tàu, vàng chóe như của tướng Vĩnh, có 7000USD, nhưng khi đem biếu chúng hét lên tới 1,1 tỷ.
Khổ thân, tròng lên cổ tay mấy năm rồi không biết hàng đểu.
Chưa chắc chỉ đồng hồ, còn nhiều thứ nữa.
Sau vụ này, tôi nghĩ các quan chức, nhất là hàng Bí thư, Chủ tịch tỉnh thành hoặc trung ương ủy viên trở lên, hãy vén cổ tay áo lên nhìn kỹ lại xem chiếc Rolex hay Patek Philippe đang đeo nó có mùi Tàu không nhé. Không chừng, ngay con Patek Philippe của "người hùng" Đoàn Ngọc Hải cũng chắc gì đã made in Thuỵ Sỹ. Đời, có sự trả giá hết. Tham lam lắm cũng có ngày gặm cứt, à quên gặm cái... ông Nhạ!
Nhưng phải nói lá cờ máu này xui thấy mẹ. Mang đi ủng hộ đội tuyển bóng đá, màu cờ đỏ ngập tràn sân vận động thì ta thua liểng xiểng. Vác cờ đỏ sao vàng đi biểu tình thì CA cứ thấy thằng mang cờ đỏ sao vàng là xông vào đánh tơi bời.
Chị Phương Anh (nhà xuất bản Quê Mẹ) và chị Trương Anh Thụy (nxb Cành Nam) cùng vài ông anh khác – Võ Thắng Tiết, Uyên Thao, Trần Phong Vũ, Huy Phương – đều đã có lúc khuyến khích tôi “ra” một cuốn sách, cho nó ... giống với mọi người. Tôi lắc đầu quầy quậy trước sự ân cần và tử tế của qúi anh/qúi chị vì sợ lỡ có tác phẩm, rồi bị trao giải Nobel (về văn học) là hư bột/hư đường ráo trọi.
Lập thân tối hạ thị văn chương! Tôi tin rằng mình có thừa khả năng để có thể “lập thân” trong rất nhiều lãnh vực khác, ngon lành và bảnh bao hơn nhiều! Ngoài việc tìm hiểu (để giải trí) Vũ Trụ Học và Thiên Văn Học, tôi dành hết đời mình để cặm cụi nghiên cứu về nguyên nhân nghèo đói của những nước ở Đông Nam Á. Tài liệu, nay, đã chất thành từng núi. Chỉ cần sắp xếp, ghi chép lại, rồi cho trình làng xong là tôi tin (chắc) rằng mình sẽ ẵm cái giải Nobel về kinh tế.
Niềm tin này – tiếc thay – vừa hơi bị lung lay, sau khi tôi (tình cờ) đọc được một cái stt trên FB của bạn Tư Sài Gòn:
“Trong một thời gian dài mình quan sát, mình thấy cứ nhà nào treo ảnh ông Hồ là nghèo mạt, mình cứ suy nghĩ hoài, ko hiểu sao lại như vậy, hay tại ổng ám quẻ ko thể làm ăn được(?!) Như VN mình cũng vậy, nghèo có số má trên thế giới, hay tại để cái lăng giữa thủ đô nó ám ?!”
Ah, đù! Thiệt là hậu sinh khả úy. Hoá ra cái “công trình nghiên cứu trọn đời” của tôi còn thiếu hẳn một cái “mảng” quan trọng là ... khoa phong thủy. Ai mà dè VN nhất định không chịu, hay không thể, phát triển chỉ vì bị “cái lăng giữa thủ đô nó ám” như thế – hả Trời. Vậy mà suốt mấy chục năm ròng, tôi cứ cố đi tìm “nguyên nhân” ở mãi tận đâu đâu.
Về mặt này, mặt feng shui, tôi nhận là mình có khiếm khuyết nhưng về nhận xét khác của Tư Sài Gòn (“cứ nhà nào treo ảnh ông Hồ là nghèo mạt”) thì tôi hoàn toàn không đồng ý. Giữa năm 2016, báo chí quốc doanh đều đồng loạt loan tin: “Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng ảnh Bác Hồ kính yêu cho các các thiếu nhi... Các em là đại diện trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo và đạt thành tích cao trong học tập cũng như các lĩnh vực năng khiếu như âm nhạc, mỹ thuật…”
Cuối năm nay, vào ngày 5 tháng 11, trang mạng của Bộ Thông Tin & Truyền Thông lại hớn hở cho hay là một cậu học sinh nghèo vừa được Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước vinh danh và tặng ảnh Bác Hồ.” Thấy chưa? Rõ ràng: không phải “cứ nhà nào treo ảnh ông Hồ là nghèo mạt” mà vì “nhà nghèo mạt” nên mới hay có tấm ảnh (thổ tả) này thôi.
Thời Đại Thông Tin giúp nhiều người dân Việt biết được rằng (té ra) Chủ Tịch Hồ Chí Minh và tác giả Trần Dân Tiên là một. Từ đó, Bác mỗi lúc một thêm xuống (giá) nên không còn “trụ” được ở Thủ Đô hay ở thành phố – như xưa – nữa. Bỏ thì thương, vương thì tội, Nhà Nước bèn đem hình ảnh của Người làm quà tặng cho trẻ em và người già ở vùng xa (vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo) nơi mà ít ai có được cơ hội nhìn thấy cái phóng ảnh lá đơn xin vào học Trường Thuộc Địa của chàng trai Nguyễn Tất Thành.
Bác xuống thê thảm, đã đành; điều khó đành lòng hơn là ngay cả đến lá cờ đỏ mà chính tay Người mang về từ Phúc Kiến và ký sắc lệnh (vào ngày 5 tháng 9 năm 1945) để hoá nó thành quốc kỳ – rồi – cũng bị dè bỉu, chê bai hay chế riễu từ trong ra ngoài.
Ngày 16 tháng 12 năm 2016, người dân An Giang lớn tiếng phản đối việc CA tự tiện treo cờ đỏ trước nhà của họ rồi thản nhiên dùng dao cắt đứt dây cờ. Cùng vào thời điểm này, hội đồng thành phố Westminster và San Jose – hai địa phương có đông đảo người Việt ngụ cư trên đất Mỹ – đều đồng thuận (với tỉ số tuyệt đối) thông qua lệnh cấm treo lá cờ đỏ sao vàng của Cộng Sản Việt Nam, vì “lá cờ này trong quá khứ và đến nay vẫn tiếp tục là biểu tượng cho một nền độc tài chuyên chế.”
Nhà báo Mai Tú Ân nhận xét là “lá cờ máu này xui thấy mẹ. Mang đi ủng hộ đội tuyển bóng đá, màu cờ đỏ ngập tràn sân vận động thì ta thua liểng xiểng. Vác cờ đỏ sao vàng đi biểu tình thì CA cứ thấy thằng mang cờ đỏ sao vàng là xông vào đánh tơi bời.”
Mà phải công nhận là lá cờ này xui thiệt, và xui lắm. Nó khiến cho VN chuyên “cầm cờ đỏ” trong mọi lãnh vực. Theo World's Worthless Fiat Currency List, xứ sở này là một trong mười quốc gia có đồng tiền trị giá thấp nhất thế giới. Còn theo Good Country Index (Chỉ Số Tử Tế Quốc Gia) năm 2017 thì VN bị xếp thứ 124 trên tổng số 125 quốc gia được điều tra! Chỉ số này dựa trên khoảng 35 bộ dữ liệu, trong 7 lĩnh vực: khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, y tế sức khỏe.
Ngược lại, theo NOW (Campaign For The Release of Prisoners of Conscience in Vietnam) Việt Nam là nước đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về số lượng người hoạt động bị giam cầm, chỉ sau Myanmar. Xứ sở này hiện đang giam giữ ít nhất 246 tù nhân lương tâm trong tù hoặc trong điều kiện tương tự, tăng hơn 80 người so với con số 165 vào tháng 11 năm 2017... Trong chín tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã bắt giữ 24 người hoạt động nhân quyền, và kết án 33 người hoạt động với tổng cộng mức án 225.5 năm tù và 56 năm quản chế.
Nạn nhân sắp tới có thể sẽ là bà Huỳnh Thục Vy, điều phối viên của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Theo bản Kết luận điều tra số 46, ngày 16-10-2018 của công an thị xã Buôn Hồ – tỉnh Đắc Lắc – người phụ nữ bất đồng chính kiến này bị khép tội “xúc phạm quốc kỳ” tại Điều 276 (BLHS năm 1999) với hình phạt “phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Theo tôi khung hình phạt này hơi bị nhẹ. Án tù nên tăng lên đến 30 năm để ai cũng ý thức được rằng lá cờ đỏ sao vàng của ĐCSVN xui thiệt, và xui lắm, mọi người không nên đụng chạm hay dây dưa với nó làm gì. Bẩn tay!