Thursday, June 8, 2017

Heo gà ế ẩm, sao vẫn phải chi 33.000 tỉ mua thức ăn chăn nuôi?

Minh Huệ-08/06/2017 16:13

Hiện nước ta thường xuyên phải nhập khẩu 50% trên tổng sản lượng bắp phục vụ ngành chăn nuôi, khô dầu gần như 100%

Mặc dù chăn nuôi heo, gia cầm - 2 mảng chiếm tỷ trọng lớn nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp khó khăn, phải giảm đàn song các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn vẫn đang cấp tập nhập khẩu thức ăn chăn nuôi vì giá bắp (ngô), đậu tương của các cường quốc nông nghiệp như Mỹ, Argentina, Ấn Độ… đang ở mức hấp dẫn.
Heo gà ế ẩm, sao vẫn phải chi 33.000 tỉ mua thức ăn chăn nuôi? - Ảnh 1.
Chăn nuôi lợn ở Vĩnh Phúc. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Theo số liệu của Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NNPTNT), ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 5-2017 của nước ta ước đạt 344 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 5 tháng đầu năm 2017 lên 1,53 tỉ USD (tương đương hơn 33.000 tỉ đồng), tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm 2017 là Argentina (chiếm 44,7% thị phần), tiếp đến là Mỹ (13%), Ấn Độ (chiếm 5% thị phần) và Trung Quốc (4,2%). Thị trường có tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là Italia (tăng gần 9 lần), Ấn Độ (tăng hơn 2 lần).
Trong đó, khối lượng bắp nhập khẩu trong tháng 5-2017 ước đạt 809.000 tấn với giá trị đạt 161 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu bắp 5 tháng đầu năm 2017 đạt 3,05 triệu tấn và 625 triệu USD, tăng 1,5% về khối lượng và tăng 6,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2017, chiếm lần lượt là 28,6% và 20,3% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm 2017, khối lượng nhập khẩu ngô từ thị trường Thái Lan tăng hơn 48 lần so với cùng kỳ năm 2016 nhưng giá trị lại chỉ tăng có hơn 4,5 lần.
Theo một số chuyên gia, dù Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang ngô để phục vụ chăn nuôi nhưng thực tế không hiệu quả. Do đặc điểm đất đai manh mún, hạ tầng chia cắt mà việc trồng ngô ở nước ta khó áp dụng cơ giới hóa, khiến năng suất thấp, giá thành cao hơn nhiều so với các cường quốc về nông nghiệp như Mỹ, Ấn Độ... 
Đơn cử như giá bắp nhập từ Mỹ, Argentina về đến cảng của Việt Nam chỉ khoảng 4.700 đồng/kg, luôn thấp hơn giá ngô trồng trong nước, độ ẩm thấp; giá bã đậu tương cũng chưa tới 10.000 đồng/kg.
Trước băn khoăn cho rằng Việt Nam là nước nông nghiệp mà phải nhập lượng lớn nguyên liệu như ngô, đậu tương, ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho rằng nếu cứ nghĩ như trên là không hiểu kỹ về nông nghiệp Việt Nam. Thực tế đất để canh tác nông nghiệp ở nước ta không nhiều; là nước nông nghiệp lâu đời nhưng trình độ sản xuất của nông dân nhỏ lẻ, lạc hậu. Trong khi đó các quốc gia khác đã công nghiệp hóa nông nghiệp nên họ có thể cho ra sản lượng bắp, đậu tương rất lớn, giá thành thấp. Bắp, đậu tương trồng ở Việt Nam gần như không thể cạnh tranh về giá.
Theo ước tính, hiện nước ta thường xuyên phải nhập khẩu 50% trên tổng sản lượng bắp phục vụ ngành chăn nuôi, khô dầu gần như 100% và các nguyên liệu phụ gia như premix, vitamin, axit amin, các chất phụ gia màu, mùi sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi chúng ta phải nhập gần như 100%. Thị trường nhập khẩu các mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc, các nước châu Âu và Nhật Bản.
“Vì vậy, thay vì nghĩ sản xuất nhiều bắp, đậu tương để phục vụ ngành chăn nuôi, ngành nông nghiệp Việt Nam nên tập trung sản xuất những sản phẩm có lợi thế hơn, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, rồi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi” - ông Lịch nói.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, hiện Việt Nam có 207 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 58 doanh nghiệp FDI và 149 doanh nghiệp nội với thị phần tương ứng là 60%/40%. Trong số đó, 5 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (Dabaco, Masan, GreenFeed, Vina, Lái Thiêu) chiếm 23% thị phần; 5 doanh nghiệp FDI lớn nhất (CP, Deheus, ANT, Jafa comfeed, Cargill) chiếm 37% thị phần. Một số doanh nghiệp FDI để tối đa lợi nhuận, họ đã không ưu tiên nguồn nguyên liệu ở Việt Nam mà nhập khẩu nguyên liệu rẻ hơn từ các nước khác.
Theo  (Dân Việt)

Kinh tế XHCN: Thành tựu là bề mặt, bản chất là khủng hoảng

Anh Văn09-06-2017 
(VNTB) Trong bài viết “Sức thuyết phục của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được đăng tải trên báo Nhân Dân ngày 05/06 vừa qua, ông Trương Minh Tuấn (Bộ trưởng Bộ TT&TT) khẳng định, các thành tựu phát triển đất nước trong các năm qua đã chứng minh thể chế kinh tế của chúng ta là đúng đắn, là phù hợp với mục đích của cách mạng Việt Nam. Điều này thực sự đúng? 
Nội dung bài viết trên báo Nhân Dân của ông Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đề cập đến sự tất yếu của Kinh tế thị trường định hướng XHCN. 
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ra đời từ chương trình cải cách kinh tế do Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành từ năm 1986. Những cải cách này cho phép sở hữu tư nhân trong các doanh nghiệp nhỏ bên cạnh doanh nghiệp nhà nước. Thêm vào đó, những cải cách này cũng cho thấy vai trò lớn giữa các lực lượng thị trường với hoạt động kinh tế giữa các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ. 

Mục tiêu của hệ thống kinh tế này là để cải thiện lực lượng sản xuất của nền kinh tế, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc cho nền tảng của chủ nghĩa xã hội, và cho phép Việt Nam hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới. 

Dù thế, Kinh tế thị trường định hướng XHCN, doanh nghiệp tư nhân đóng một vai trò nhỏ trong tổng thể nền kinh tế. 

Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo và sự bất ổn xã hội đang được kéo giãn. Yếu tố xã hội chủ nghĩa về mặt quyền sở hữu, yếu tố sản xuất, phân phối lợi ích kinh tế ngang bằng trong xã hội đang trong tình trạng thiếu sự điều hòa/ cân bằng. Tăng trưởng kinh tế trong vài năm trở lại đây đã chậm lại, tham nhũng là kết quả của “chủ nghĩa tư bản thân hữu” đang tràn lan, đặc biệt trong lĩnh vực nhà nước. Đời sống của người dân như đề cập là “bấp bênh”, xuất phát từ trạng thái lạm phát tăng vọng do thiếu chính sách tiền tệ thích hợp và quản lý kém gắn với căn bệnh “thu nhập bẫy trung bình”. Sở hữu tập thể trong nền kinh tế đã và đang trở thành những lực cản chủ chốt trong sở hữu tư nhân (cần nhấn mạnh rằng khu vực kinh tế tư nhân đã không được hưởng lợi từ chính sách tín dụng mở rộng - như các chính sách kích thích kinh tế trong năm 2009 - nhưng đã phải gánh chịu những tác động của chính sách thắt chặt tín dụng vào năm 2011. Và bản thân của nền kinh tế/ tài khóa vẫn chưa có một giải pháp đủ lớn để ngăn chặn nguy cơ sụp đổ - vốn được nhắc đến gần đây. Điều đó cho thấy rằng, những hỗ trợ cho kinh tế tư nhân chỉ mang tính chất “miễn cưỡng chứ không phải hỗ trợ”, nó khác hoàn toàn so với Trung Quốc, khi mà khu vực tư nhân đã được công nhận là một đối tác quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia. 

Riêng đối với hệ thống kinh tế nhà nước, vốn được đánh giá là “trụ cột” của nền kinh tế, nay so với khu vực tư nhân thì tăng trưởng và độ năng động kém hơn, trong khi được ưu đãi nhiều hơn. Rõ ràng, sự hình thành một chiến lược quản trị trong khối doanh nghiệp nhà nước (vốn quen ăn ưu đãi cơ chế) là một thách thức không hề nhỏ (trong đó cổ phần hóa doanh nghiệp chỉ là bước đầu tiên) để xóa bỏ sự vô trách nhiệm của nhiều doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ tình trạng hoạt động trong các ngành thay thế như đầu tư bất động sản, tài chính và các ngành dịch vụ khác (thay vì sản xuất các hàng hóa sản xuất để xuất khẩu). 

Cần nhắc lại, mặc dù vào đầu năm 2004, Thủ tướng Phan Văn Khải đã kêu gọi cổ phần hóa trong các lĩnh vực như năng lượng, hàng không, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm và mở ra một vai trò thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đến tháng 4/2004, Bộ Tài chính đã đưa ra một đề xuất mang tính hạn chế, theo đó: “Nhà nước cần giữ cổ phần chi phối trong các lĩnh vực chính hoặc lĩnh vực 'nhạy cảm' liên quan đến an ninh như ngành điện, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông.” Tiếp đó, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định sự cải cách sẽ vẫn diễn ra nhưng theo cách rất “cải lương”: Cải cách DNNN quan trọng để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong thúc đẩy hội nhập sau vào nền kinh tế, kể từ thời điểm năm 2007 (gia nhập WTO) dường như đang bị trì trệ trở lại. Lý do chính của nó là Việt Nam vẫn là một nước dựa vào nguồn tài nguyên và lực lượng lao động giá rẻ; sản xuất công nghệ thấp với hàm lượng nội địa không cao (điển hình như Công nghiệp oto với sự thừa nhận thất bại trong nội địa hóa từ Bộ Công thương Việt Nam). Chưa dừng tại đó, hầu hết các ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài, trong đó bao hàm công nghệ, R&D và thị trường xuất khẩu. Tất cả đã đưa đến việc, thâm hụt thương mại khổng lồ (đặc biệt là với Trung Quốc) và hội nhập nghèo vào chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này giải thích tại sao, tính bền vững (chưa đề cập đến sự thịnh vượng) vẫn là một mục tiêu mà Việt Nam đang hụt hơi theo đuổi. Gần đây nhất, ngoài việc xóa sổ mục tiêu “công nghiệp hóa” vào năm 2020; xóa sổ ngành công nghiệp ôtô trong nước; thì Việt Nam đã có tỷ lệ nợ xấu lên đến 600.000 tỷ đồng, trong đó 90% tiền người dân, 10% tiền ngân hàng. 

Các thách thức nêu trên chính là bản chất kéo dài mà nền kinh tế Việt Nam đang phải hứng chịu và nó sẽ “thải” hệ quả tất yếu trong tương lai. Tất nhiên, đó là những hệ quả không hề tốt đẹp (khả năng cạnh tranh quốc tế yếu, tăng trưởng chậm và bất ổn kinh tế vĩ mô) như cách mà ông Bộ trưởng Bộ TT&TT vẽ nên. 

Trong câu chuyện về nền kinh tế, có thể nhìn qua Trung Quốc. Ở khía cạnh nào đó, cải cách của Trung Quốc mang tính triệt để hơn kể từ năm 1992, trong khi Việt Nam dừng lại từ năm 1990 khi đã vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội. Một trong số cải cách mang tính cầm chừng của Việt nam là vấn đề cải cách ruộng đất, khi Trung Quốc chia đất mang tính công bằng vào giai đoạn 1981-1983 thì Việt Nam lại dựa trên cơ sở cải cách ruộng đất thời chiến trước đó. Do đó, nếu Trung Quốc thời gian giao quyền sử dụng đất cho nông dân lên đến 30 năm và không giới hạn sở hữu đất ở mỗi hộ, thì Việt Nam chỉ dừng ở 20 năm và hạn ché mức 3ha đất. Năm 1998, dù nhận yêu cầu từ sự sở hữu tư trong đất đai nhằm tạo một sự phân phối bình đẳng hơn, nhưng Quốc Hội Việt Nam đã từ chối lời đề nghị của Ủy Ban T.Ư trong mở rộng hợp đồng thuê đất đến 50 năm và bãi bỏ mức trần. Đến năm 2000, một dự luật mới cho phép sở hữu cá nhân “các trang trại lớn”. Dù thế, “dồn điền đổi thửa” và “thị trường đất đai” vẫn chưa được hiện thực hóa đúng chất cho đến ngày hôm nay. 

Những yếu tố nêu trên nên về mặt lý thuyết, Việt Nam vận hành thành công nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng trên thực tế, lãnh đạo cấp cao Việt Nam (trong đó có ông Nguyễn Xuân Phúc) liên tục tìm kiếm ​sự công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam từ các nước TBCN. Và điều này vẫn là một cuộc kiếm tìm không lối thoát. 


Nghĩa rằng, những thành tựu mà ông Trương Minh Tuấn chỉ ra là bề mặt của hiện tượng, là kết quả từ chương trình cải cách nửa vời từ năm 1986 đến nay, và nó đang đến chu kỳ kết thúc. Nếu tiếp tục cải cách nửa vời như trước đó, tức giữ lại cái đuôi định hướng XHCN thì chu kỳ khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội thập niên sẽ quay trở lại trong một tương lai không xa. 

Trong 1 ngày, 13.000m2 đất rừng thành đất ở cho Giám đốc Sở Tài nguyên Yên Bái

HẢI NINH -10:30 08/06/17
(GDVN) - Chỉ trong 1 ngày, 06 quyết định có số liên tiếp nhau được cấp dưới ký để chuyển hàng ngàn mét vuông đất rừng sang đất ở cho vợ ông Phạm Sỹ Quý.

Ngày 20/7/2015, ông Nguyễn Yên Hiền, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái đã “vung bút” ký liên tiếp 06 quyết định chuyển đổi hơn 13 ngàn mét vuông đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản sang… "đất ở" cho gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái.
Đó là các Quyết định số 2356, 2357, 2358, 2359, 2360 và 2361, tổng diện tích của 06 quyết định “siêu tốc” này là 13 ngàn 272 mét vuông đất rừng, đất trồng cây lâu năm, đất thủy sản "biến" thành đất ở.
Đến ngày 02/6/2016, lại chính ông Nguyễn Yên Hiền ký tiếp Quyết định số 1639/QĐ-UBND để chuyển đổi 308 mét vuông cho gia đình ông Quý.
Tháng 9/2016, ông Phạm Sỹ Quý được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái. Ảnh Báo Tài nguyên Môi trường.
Như vậy, sau 07 quyết định của Ủy ban thành phố Yên Bái (trong đó 06 quyết định ký trong một ngày), gia đình ông Phạm Sỹ Quý đã có khu “đất ở” với tổng diện tích 13.577m2, và hợp thành một khu đất rộng bao la ở tổ 42, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái.
Người đứng tên quyết định là vợ ông Quý - bà Hoàng Thị Huệ, sinh năm 1975, thường trú tại tổ 51, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái.
Căn cứ mà ông Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái “vung bút” là Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 12/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái "về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) của thành phố Yên Bái".
Theo chức năng, nhiệm vụ thì chính Sở Tài nguyên Môi trường, nơi ông Quý đang làm Giám đốc là đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh để ban hành Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 12/5/2014.
Khu đất của gia đình ông Quý, với những công trình  mà nhiều dân địa phương phải trầm trồ, khen ngợi. Ảnh Hải Ninh
Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 12/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phần “Cơ quan, chủ đầu tư” lại chỉ ghi tên “người dân”, chứ không hề ghi là gia đình ông Phạm Sỹ Quý;
Phần “Quy mô diện tích dự kiến thực hiện” ghi là 2,98 héc ta, trong đó đất trồng lúa là 0,3 héc ta, đất khác là 2,68 héc ta… Quyết định cũng ghi rõ, thời gian thực hiện và hoàn thành là năm 2016.
Như vậy, gia đình ông Quý đã đi trước “người dân” 1 bước, khi tháng 7/2015 đã hoàn thành việc chuyển đổi mục đích và trong số 2,68 héc ta "đất khác" mà tỉnh quy hoạch cho phép người dân chuyển đổi thì gia đình ông Quý đã “ôm trọn” hơn 1,3 héc ta (chiếm gần 50%) diện tích.
Người đề xuất ký các quyết định trên chính là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Yên Bái – đây là cấp dưới (theo ngành dọc) hiện nay của ông Quý.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 07/6/2017, lúc đầu, ông Phạm Sỹ Quý không thừa nhận đây là khu đất của gia đình ông.
Ông Quý cho rằng: “Đấy không phải nhà tôi. Tôi làm gì có nhiều đất như vậy…”.
Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Thế người đứng tên là bà Hoàng Thị Huệ, sinh năm 1975, ở tổ 51 phường Minh Tân không phải là vợ ông?”.
Lúc này ông Quý lại biện bạch: “Huệ đúng là vợ tôi, nhưng đất không phải của tôi…”.
Lòng vòng mãi tới khi phóng viên trưng ra bằng chứng “không thể chối cãi” thì ông Giám đốc Sở Tài nguyên mới thừa nhận đây chính là khu đất gia đình ông và bản thân ông đang phải làm “giải trình” cho lãnh đạo tỉnh.
Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái xác nhận đây là khu đất gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường.
Tôi đã nắm được sự việc này và tỉnh cũng đang yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái và Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh làm rõ quy trình, thủ tục chuyển đổi. Tỉnh cũng đang yêu cầu ông Quý báo cáo giải trình…”, ông Khánh cho biết.
Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng liên hệ làm việc với ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Mặc dù nắm được nội dung mà báo chí đang xác minh, làm rõ liên quan đến khu đất gia đình ông Giám đốc Sở Tài nguyên nhưng ông Duy từ chối phát ngôn và hướng dẫn phóng viên làm việc với Chánh Văn phòng tỉnh.
Vụ việc ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái “thâu tóm” hơn 13 ngàn mét vuông đất rừng, đất thủy sản rồi chuyển đổi sang đất ở để xây các công trình quy mô đồ sộ là điều khó có thể chấp nhận được? Ai đang đứng ra che chắn, để cho các cơ quan chức năng và các cá nhân làm như vậy?
Vào ngày 09/9/2016, ông Phạm Sỹ Quý (sinh năm 1971) được bà Phạm Thị Thanh Trà, lúc này là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (hiện bà Trà là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái) ký quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Trả lời trên báo chí, bà Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, việc bà ký bổ nhiệm ông Quý là thừa hành theo luật định ở vị trí mà bà đang đương nhiệm chứ không phải là quyết định cá nhân. "Quy trình bổ nhiệm là cực kỳ chặt chẽ, không có gì để gọi là ưu ái trong trường hợp này", bà Trà khẳng định.

Bị triệt phá kinh tế vì bày tỏ quan điểm cá nhân, bức xúc vấn nạn xã hội

Hàn Giang-09-06-2017 
(VNTB) Vì thể hiện quan điểm chính kiến cá nhân lên các trang mạng xã hội như Facebook, Blog hoặc các trang báo “lề trái” cũng như xuống đường biểu tình chống Formosa, bảo vệ môi trường biển Việt Nam mà anh Đàm Ngọc Tuyên (sinh năm 1979) lên án bản thân bị công an các cấp ở thành phố Hồ Chí Minh liên tiếp gây khó khăn, triệt phá kinh tế và chổ ở…

Anh Đàm Ngọc Tuyên và con. Ảnh: FB Ngọc Tuyên
Tốt nhất nên lo làm ăn nuôi con!

Trao đổi với Việt Nam Thời Báo sau nguồn thông tin vào ngày 31/05/2017 vừa qua, trên trang Facebook cá nhân của anh Đàm Ngọc Tuyên có nội dung buồn bã vì phải từ giã nơi ở và chổ buôn bán là một quán bán nước giải khát các loại. Theo anh Tuyên, đây là lần thứ hai anh buộc lòng phải sang nhượng chổ buôn bán đang khá ổn định, có thu nhập để đi tìm chổ khác đặng tiếp tục hành trình kiếm kế sinh nhai, lo giúp cho vợ con ở quê nhà miền Trung. Anh Tuyên kể:

“Trước kia tôi sinh hoạt Facebook chính quyền họ chưa để ý gì nhiều vì có quá nhiều nhưng kể từ khi tôi viết một số bài trên các trang Anhbasam, Danlambao.... sau lần tôi bị bắt vào ngày 15/05/2016 vì lý do đi biểu tình Cá, đây là lần bắt “nguội” sau khi đợi tôi ra khỏi công viên là có khoảng mười mấy an ninh bắt tôi. Họ đưa tôi qua 4 đồn công an tất cả, trong đó có đồn công an ở đường Nơ Trang Long và từ đây an ninh làm việc với tôi liên tục. Qúa trình làm việc họ điều tra biết tôi không hoạt động cho bất cứ hội, nhóm nào hết, tôi chỉ là một người nhân danh tôi khi thấy những việc sai trái thì tôi nói thôi.”

Kể từ đây, qua trao đổi với anh Tuyên thì Việt Nam Thời Báo được biết quán bán nước giải khát các loại, chổ ở mà anh Tuyên thuê ở Củ Chi nhiều lần bị phía công an các cấp ở thành phố Hồ Chí Minh gây khó khăn, gây áp lực.

“Ngay cả thời điểm bầu cử cũng vậy, phía an ninh họ xuống áp tải tôi lên tận chổ bầu cử, thời điểm này tôi làm ở bên Củ Chi. Cuối cùng họ không lay chuyển được tư tưởng của tôi, họ yêu cầu tôi không có viết bài, không có làm gì ví như mọi sự bức xúc đã có Đảng và Nhà nước lo, người dân không cần thiết phải lên tiếng, tôi không đồng ý vấn đề này.”

Qua lời kể của anh Tuyên, công an các cấp ở thành phố Hồ Chí Minh đã gây áp lực đến chủ nhà không cho anh Tuyên tiếp tục thuê mặt bằng để buôn bán. Mặc dù chủ nhà rất quý anh Tuyên nhưng cũng đành để anh Tuyên đi, đây là lần thứ nhất anh Tuyên phải sang nhượng chổ buôn bán.

“Đầu tiên ở Củ Chi, họ ép chủ nhà buộc tôi phải ra đi, họ không làm việc trực tiếp với tôi nhưng họ yêu cầu chủ nhà đuổi tôi đi bằng không họ sẽ kiểm tra hành chính liên tục và họ đã làm. Được cái chủ nhà biết những việc tôi làm nên cũng không quá khó khăn đối với tôi, người ta cũng quý tôi nên muốn giữ tôi ở lại nhưng sau họ kiểm tra hành chính liên tục nên chổ thuê buôn bán buộc phải sang nhượng lại để ra đi.”

Không thể tiếp tục ở và buôn bán tại Củ Chi, anh Tuyên về Hóc Môn thuê mặt bằng mở quán buôn bán trở lại nhưng rồi phía công an các cấp ở thành phố Hồ Chí Minh một lần nữa liên tục đến.

“Suốt một thời gian họ đến hăm he nhiều lần và tôi có nhớ một người là Trung tá an ninh tên Sơn nói thẳng với tôi tốt nhất nên lo làm ăn nuôi con chứ không bức xúc gì những chuyện đó. Họ còn có lời như mua chuộc mình, họ nói tôi có thể gia nhập hội nhóm nào thì lấy thông tin cung cấp cho họ. Tôi nói với họ đây là những việc làm, nghiệp vụ của bên an ninh còn tôi chỉ là một người dân, làm việc hằng ngày để đóng thuế cho Nhà nước, tôi còn nói với họ các anh làm công việc theo tiền thuế của dân thì phải làm sao cho đúng, tình trạng đất nước hiện tại tôi thấy có rất nhiều vấn đề.”

Quê hương, người thân ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, anh Tuyên có về đó và có biết những khu phố Tàu mọc lên, chính quyền lên tiếng rất hạn chế thì người dân phải lên tiếng.

“Cách đây khoảng 03 tháng, phía công an họ xuống gặp tôi và nói thẳng luôn mà tôi nhớ đại khái là tôi phải giữ cái quán để làm ăn nuôi con bằng không thì họ sẽ dẹp, trong suốt 03 tháng đó họ luôn làm khó dễ với chủ nhà. Nhà thuê ở Hóc Môn nhưng chủ nhà thì ở Quận 5 mà họ mời chủ nhà liên tục. Đầu tiên, họ nói với chủ nhà là quán của mình chứa chấp cờ bạc, những thành phần bất hảo, xì ke, ma túy...chủ nhà bực mình nói lại phía công an là nếu mấy ông cho rằng tôi có vi phạm hình sự thì cứ xuống bắt tôi. Hằng ngày và họ sử dụng rất nhiều số điện thoại để gọi điện cho chủ nhà khiến chủ nhà chịu không nổi.”- Lời của anh Tuyên.

Và ngày 31/05/2017, công an lại đến, anh Tuyên buộc phải tuyên bố ngưng việc buôn bán để ra đi. Anh Tuyên nói:

“Hôm ngày 31/05/2017, phía chính quyền họ mời người nhà của chủ nhà lên Hội trường UBND xã Tân Xuân làm việc, đích thân Chủ tịch xã Nguyễn Thanh Tú ký giấy mời. Ban đầu họ mời người con gái của chủ nhà sau thì họ mời luôn bà chủ nhà và họ nói đất đai chổ đó họ cho gia đình xây dựng tạm thôi để gia đình kinh doanh kiếm sống nhưng bây giờ gia đình nếu để cho đối tượng (tôi) thuê thì họ không chấp nhận và buộc mình phải ra đi còn không thì họ sẽ xuống cưỡng chế quán mình, khi mình ra đi rồi thì mọi chuyện êm ấm. Nhà người ta quý mình, cưu mang mình nên mình không đi thì không được nên mình chấp nhận ra đi.”

Vợ con anh Tuyên ở quê nhà miền Trung nên không bị áp lực gì từ những việc sinh hoạt của anh Tuyên, còn bạn bè của anh Tuyên thì họ bị phía công an mời lên mời xuống liên tục. Bản thân anh Tuyên ngày trước làm ở công ty thì phía công an gửi giấy mời đến, giờ mở quán buôn bán thì bị gây khó khăn, ngoài ra không bị gì khác ngoài vấn đề kinh tế khiến anh Tuyên lao đao.

“Dù có đi đâu họ cũng làm cho mình lên bờ xuống ruộng, muốn cuộc sống yên bình thì mình không được có bất cứ phản biện nào trên Faceboook hoặc các trang báo “lề trái” như trang Danlambao, Anhbasam đại khái những trang này họ cho là chống phá chế độ, chống phá Nhà nước”

Anh Tuyên cho biết, hiện anh đang trôi dạt về nhà bạn bè, người thân và vài ba ngày sau sẽ tiếp tục kiếm mặt bằng để tiếp tục kế mưu sinh. Anh Tuyên nói dù khó khăn mấy cũng không thể làm anh từ bỏ lý tưởng, suy nghĩ của mình./.

Sự thật là tử huyệt của CSVN

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Từ khi thành lập đảng CSVN đến giờ chuyện dối trá, bịp bợm, bưng bít là sở trường ruột của họ.

Bệnh này đã thành căn bệnh mãn tính không có thuốc nào trị dứt điểm được, nó đã thành khối u ác tính, gọi đúng tên là ung thư di căn giai đoạn cuối.

Khối u đã tới giai đoạn cuối, nó sẽ tự bể ra và nó sẽ giết chết những kẻ bị mắc khối u ác tính đó.

CSVN cũng thế, sau gần thế kỷ sống chung với căn bệnh quái ác này, đã đến lúc họ sẽ tự đào huyệt chôn chính họ khi căn bệnh ung thư di căn đã tới thời kỳ cuối, đây là thời kỳ mà bất cứ chế độ nào, dù muốn hay không cũng không thoát khỏi.

Một khi đã lên đến tột đỉnh vinh quang, nghĩa là đã tận hưởng cái vinh quang giả tạo mà họ đã xây lên bằng chính xương máu, mồ hôi, nước mắt của những người Dân vô tội, thời kỳ huy hoàng của họ cũng sẽ phải chấm dứt, như một người trèo lên tới ngọn cây cuối cùng cũng phải tụt xuống, không lẽ cứ lúc lắc trên ngọn cây chờ cành cây trên ngọn gãy xuống mới chịu té xuống.

Trước đây CSVN độc tài dùng báo đài trong nước làm công tác tuyên truyền, tự sướng cho chế độ, mọi nơi, mọi lúc đều ca ngợi, đều tâng bốc cái chế độ CS là quang vinh, là sáng suốt đã dẫn dắt toàn dân VN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, dẹp tan mọi âm mưu xâm lược của các đế quốc sừng sỏ nhất như Pháp, Nhật, Mỹ.

Sau khi đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào như đảng đã tuyên truyền thì chính đảng là người lãnh đạo sáng suốt lại thu gom tất cả mồ hôi, nước mắt của nhân dân đem qua gởi tại các ngân hàng ngoại quốc, đảng đã đưa con em mình qua du học tại các nước tư bản giãy chết như, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, châu âu khác.

Hơn thế nữa đảng còn sáng suốt hơn khi đội lên đầu kẻ thù truyền kiếp của Cha Ông ngày xưa, lúc nào cũng có mộng thôn tính lãnh thổ VN. Nhiều lần họ đã thất bại, nhưng chưa bao giờ họ từ bỏ ý định xâm lấn Tổ Quốc VN bằng những âm mưu cho dù 100 hay hằng ngàn năm sau.

Cứ nhìn người sáng lập ra cái đảng CSVN thì biết vị thế của VN hiện tại đang ở chỗ nào. Từ một Quốc Gia có lịch sử ngàn năm chống Tàu, trăm năm chống Tây, cha ông ta đã anh dũng, hy sinh đánh đổi sinh mạng của chính mình để giữ yên bờ cõi từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, đến giờ thì sao? Từ khi công hàm của Phạm Văn Đồng xác nhận 2 quần đảo Hoàng Trường Sa thuộc về Trung Cộng, lúc đó Hồ Chí Minh là người đã chỉ đạo cho Phạm Văn Đồng ký cái công hàm này để lấy lòng phía Trung Cộng. Và cũng để trả ơn cho Trung cộng đã viện trợ vũ khí cho CSVN đánh Mỹ cứu nước dâng cho Tàu như bây giờ.

Cho tới nay cái gien di truyền này vẫn còn tồn tại trong giới lãnh đạo đảng CSVN, họ vẫn nhớ câu nói là: "Trung Quốc với VN như môi với răng,  môi hở thì răng lạnh". Bài học năm 1979 còn đó, khi môi hở thì răng rụng chứ không phải là lạnh nữa, bây giờ không còn môi hở răng lạnh mà là ghi tạc trong đầu bằng 4 tốt 16 chữ vàng. Không còn phải là Hoàng Trường Sa nữa mà là núi Lão Sơn, thác Bản Giốc, ải Nam Quan, các yếu điểm tiếp theo như Formosa Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bô xít Tây Nguyên, các nhà máy điện Nguyên Tử tại Ninh Thuận, Lee and Man miền Tây Nam Bộ.

Họ đã để lộ bộ mặt thật của họ ra khi cướp đất,  cướp nhà của người Dân đẩy họ trở thành những Dân oan, đã đàn áp dã man những người bất đồng chính kiến, những người dám nói lên sự thật, đòi quyền con người, tự do, dân chủ cho quê hương.

Chính họ đã nói một đường làm một nẻo, cái gì cũng do Dân, nhưng người Dân chẳng có quyền tự quyết,mọi cái nhất nhất phải theo chỉ đạo của đảng.

Chính họ đã làm mất đi thể diện của một chế độ, hèn với giặc, ác với Dân, thấy giặc thì khép nép, tay bắt mặt mừng, còn người Dân thì họ thẳng tay đàn áp hết sức man rợ bằng cách cho côn an giả dạng côn đồ trà trộn để khủng bố tính thần người Dân yêu nước.

Cái tử huyệt cuối cùng của họ là nền kinh tế kiệt quệ, chỉ biết dựa vào Tàu Cộng, bằng cách mở cửa tự do cho khách du lịch Tàu, hàng hóa Tàu ùn ùn kéo vào VN với mức thuế O$.

Họ dẫn giặc vào nhà phá nát nền kinh tế trong nước, gieo nỗi khốn khổ cho các nhà máy trong nước và những người nông dân khi bị Tàu Cộng đánh lừa kêu phá lúa, phá cây trồng để cấy những thứ chúng ra giá thật cao, nhưng khi thu mua thì chúng báo lại là không thu mua nữa thế là nông dân trắng tay như dưa hấu, Dứa miền Tây, Dừa Bến Tre.v.v..

Tất cả những sự thật được phơi bày trên Internet sẽ là tử huyệt từ từ chôn sống chế độ độc tài, thối nát, đã mang trong mình khối u ác tính chỉ chờ bể ra là báo tử.

09/06/2017 

Câu chuyện của dòng sông

Trần Thảo (Danlambao) - Lúc ấy tôi còn bé lắm mà Ban Hợp Ca Thăng Long đã là ban hợp ca nổi tiếng nhất ở miền nam VN. Những ca khúc được Ban Thăng Long trình bày, với giọng ca của Hoài Bắc Phạm Đình Chương, Hoài Trung Phạm Đình Viêm, Thái Thanh, Thái Hằng, Khánh Ngọc, như Ra đi khi trời vừa sáng, Ngựa Phi Đường Xa, Hội Trùng Dương v.v. đã để lại trong tâm hồn tôi chẳng những là sự thích thú vì được thưởng thức nghệ thuật mà còn là mênh mang một tình yêu quê hương thắm thiết.

Là một cậu bé ở một tỉnh lỵ nhỏ miền trung nghèo nàn, tôi làm gì có cơ hội để tận mắt chứng kiến những cảnh giang sơn hùng vĩ trên khắp miền quê hương! Nên không hề cường điệu khi nói rằng Ban Hợp Ca Thăng Long đã chắp cánh cho tôi bay tới những chân trời, dẫu là bằng trí tưởng tượng, để thấy hãnh diện, để thấy yêu quý quê hương vô vàn qua hình ảnh Sông Hồng cuồn cuộn, Sông Hương tĩnh lặng êm đềm, và giòng sông Cửu Long bốn mùa tưới tiêu cho miền đồng bằng nam bộ thành một vựa lúa, một vùng trái ngọt cây lành.

Không hiểu sao trong cuộc đời của tôi, tôi luôn thấy một tình yêu đậm đà với những con sông:

Quê hương tôi có núi đồi trùng điệp
Có sông dài soi bóng ngã hàng cây
Tôi ra đi dan díu với trời tây
Đời lưu lạc sầu nước non ngàn dặm.

Những con sông của quê hương Quảng Ngãi như Sông Vệ, Sông Trà Khúc đã thực sự gắn liền với một thời thơ dại của tôi. Lúc còn học lớp một, tôi rất gần gũi với Sông Vệ, nhưng từ năm 1965, sau khi chạy nạn chiến tranh,tản cư ra ngoài Thị Xã, tôi trở nên gần gũi hơn với Sông Trà Khúc, một con sông nằm về phía bắc của Thị Xã.

Tôi nhớ mãi, năm đó tôi học lớp bảy TQT. Tan trường, những bạn cùng lớp nhà ở dưới vùng gần đường đi Phú Thọ, rủ tôi về quê chơi. Cả bọn nhóc reo hò nhào ra sông tắm. Tôi chưa biết bơi rành nên lủm chủm ở gần bờ. Mấy đứa bạn bày tôi bắt mấy con tép nhỏ thân trong suốt. Nhìn thằng bạn bỏ con tép sống vào miệng rồi nhai tỏm tẻm, tôi rùng mình. Thằng bạn bảo: "Ăn thử đi, ngon lắm, đừng sợ." Tôi nhắm mắt nhắm mũi bặm gan ăn thử. Mà lạ thiệt, tôi nghe mùi vị ngon ngọt chứ không tanh tưởi như tưởng tượng của mình.

Sau năm 1975, tôi có dịp ra Huế hai lần. Một lần ra ngoài đó thăm người bạn gái, và một lần khác ra thi tuyển vào Trường Đại Học Sư Phạm Huế ngành English. Cả hai lần đều để lại những ký ức khó quên về con sông Hương nổi tiếng tĩnh lặng, êm đềm của miền đất Thần Kinh:

Con đường đêm ấy nhiều trăng quá
Tôi với người, tay nắm bàn tay
Trường Tiền xa, đèn đêm lấp loáng
Mờ ảo giòng Hương, sương trắng bay.

Tôi đưa người bạn gái đi chơi ở chợ Đông Ba. Buổi sáng ấy trời mưa nhưng không nặng hạt. Tôi và cô bạn đứng chờ đò qua sông. Xa xa dưới hạ nguồn Sông Hương là cả một vùng trời trắng xóa mưa bụi:

Chuyến đò Sông Hương, chợ Đông Ba
Em ngại ngùng bước nhỏ
Áo che mưa, không đủ ấm vai gầy
Anh sát vào em, chuyền hơi ấm bàn tay
Để thấy trong mắt em, nỗi dịu dàng hạnh phúc.

Năm 1981, tôi rời quê hương. Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với một nhánh nhỏ của Cửu Long khi dòng sông này chảy tới hạ nguồn, chia ra trăm nhánh nhỏ trước khi tuôn ra biển. Tôi có dịp tiếp xúc, dù chỉ thoáng qua, với cảnh sống của người nam bộ. Người miền nam ở Sài Gòn đã dễ thương rồi, nhưng nếu muốn thực sự tiếp cận và cảm được cái bản chất chân thành, hề hà của người miền Nam thì bạn phải về miệt dưới như Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre v.v.

Tôi tìm đường vượt biển nên trên đường đi tôi phải ké né khá nhiều, không dám công khai tìm hiểu hoàn cảnh xung quanh, tôi chỉ quan sát và cảm thấy tính tình người dân nam bộ hiện nay là do phần lớn hoàn cảnh sông nước tạo ra như thế.

Mặc dù tôi chưa bao giờ đặt chân ra đất Bắc để cảm nhận được Sông Hồng ngoài đó như thế nào, nhưng trong đời tôi đã tự mình nhận diện được Cửu Long Giang và Hương Giang, điều ấy đã là niềm an ủi đối với tôi.

Năm 1987, trong một đại nhạc hội tại địa phương Houston, Texas, tôi rất hân hạnh khi nhìn thấy tác giả của Hội Trùng Dương, ca nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương. Qua bao lớp sóng phế hưng, hôm đó tôi thấy nhạc sĩ PĐC trông có vẻ khắc khổ và già đi rất nhiều. Trước khi bước ra sân khấu, ôm đàn tự đệm cho mình trong ca khúc Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn, một ca khúc do ông phổ thơ của Du Tử Lê, ông đã ngửa cổ trút cạn ly rượu Martin. Đêm đó, nghe ông hát ca khúc quá đổi thê thiết, lần đầu tiên tôi muốn khóc vì một tiết mục văn nghệ. Hình ảnh nhạc sĩ PĐC đêm hôm đó cô đơn quá, tuyệt vọng quá khiến tôi không thể nào quên được. Năm 1991, nhạc sĩ Phạm Đình Chương qua đời ở California. Tôi thành tâm cầu nguyện cho hương linh của ông được về cõi an lạc, vĩnh hằng.

Thời gian như cánh gió. Kể từ năm 1975, thì đã là 42 năm đất nước nằm trong tay những người được mệnh danh cách mạng. Quá trình đô thị hóa, kỹ nghệ hóa bát nháo của mọi vùng đất nước đã đan tâm vùi dập sinh mệnh của những con sông xinh đẹp của quê hương.

Theo số liệu thống kê, Việt Nam có hơn 2360 sông suối dài. Trong số đó hầu như không có con sông nào còn nguyên vẹn tình trạng thông thoáng, xinh đẹp như xưa, tất cả đều bị tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng, chỉ là ô nhiễm ít hay nhiều mà thôi.

Có bao giờ mà con kênh Tàu Hủ lại nổi đầy bọt trắng hôi thối, nhìn xa xa giống như một cảnh phim đầy tuyết trắng ,được quay tại một vùng Bắc Âu vào mùa đông nào đó ?

Tôi đi ngang giòng kênh Tàu Hủ
Mà ngỡ mình đang ở Bắc Âu
Bắc Âu mùa đông màu tuyết trắng
Nơi này bọt cũng trắng phau phau.

Như ở miền bắc VN hiện nay, những con sông như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhìn hình ảnh những con sông một thời xinh đẹp, từng đi vào thơ văn, bây giờ bị nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải công nghiệp v.v. làm cho đen kịt và bốc mùi hôi thối, tôi thật sự không hiểu rồi đây tất cả những dòng sông trên quê hương VN sẽ như thế nào? Một câu hỏi không lời đáp, cứ lơ lửng như thế như chính bản thân người dân tôi đang sống một cuộc đời tối tăm mờ mịt, không biết tương lai của mình sẽ về đâu trong cái chế độ ruỗng mọt đầy áp bức bất công thế này?

Gần đây, tình cờ trên mạng tôi nghe được cô bé Hiền Trân, một thí sinh nhỏ tuổi của chương trình tuyển lựa tài năng, trình bày ca khúc Chảy Đi Sông Ơi của nhạc sĩ Phó Đức Phương. Cô bé Hiền Trân trình bày ca khúc thật điêu luyện, thật hay, nhưng nghe xong tôi lại cảm thấy buồn mênh mông. Trên đất nước này, làm gì còn những con sông hiền hòa, xinh đẹp, miệt mài bồi đắp phù sa, tưới tiêu đồng lúa, nuôi sống người dân để mà CHẢY ĐI SÔNG ƠI! Những đầu óc thiển cận, tham lam một cách bệnh hoạn đã không màng tới sinh mệnh của từng con sông. Mỗi ngày hàng tấn chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải sinh hoạt v.v. vô tư xả ra ào ào vào những dòng sông, vô tư cắt đứt sinh mệnh của mọi loài thủy sản, và cắt luôn tương lai của dân tộc bất hạnh này.

Đảng vô thần - quốc hội vô tâm - viết luật vô nghĩa

Phạm Trần (Danlambao) - Đảng Cộng sản Việt Nam vô thần chống người hữu thần không là chuyện lạ ở Việt Nam, nhưng Quốc hội là “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” (Điều 69 Hiến pháp 2013) mà làm Luật vô nghĩa để khống chế tôn giáo theo lệnh đảng thì có bù nhìn nào hơn?

Cũng cái Quốc hội "đảng cử dân bầu" này đã viết rõ trong Điều 24, Hiến Pháp năm 2013:

1. "Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật."

Thế mà trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (TNTG - 02/2016/QH14), ban hành ngày 18/11/2016, các Đại biểu của dân đã dành cho nhà nước nhiều quyền kiểm soát để bóp ngẹt hoạt động của các Tôn giáo. Những Đại biểu này cũng đã tiếp tay cho nhà nước cướp đi nhiều quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo cơ bản của người dân.

Càng xấu hổ hơn, trong tổng số 491 Đại biểu tại chức, sau khi có 5 người bị cách chức, tự ý rút lui hay qua đời, vẫn còn tới tới 472 người của đảng Cộng sản vô thần và 19 người khác ngoài đảng nhưng là cảm tình viên được chọn cho nhiệm kỳ 2016-2021.

Những Đại biểu gọi là “Chức sắc Tôn giáo” được đảng cho bầu vào Quốc hội để trang trí cho tính đại diện các tầng lớp nhân dân đã không dám chống lại chủ trương kiểm soát các Tôn giáo của nhà nước.

Họ gồm:

1. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Đặng Minh Châu, sinh ngày 27 tháng 12 năm 1956), Đơn vị bầu cử Số 10: Gồm các huyện: Sóc Sơn và Mê Linh, Hà Nội

2. Linh mục Nguyễn Văn Riễn (Nguyễn Văn Riễn, sinh ngày 20 tháng 12 năm 1955), Đơn vị bầu cử Số 3: Gồm thị xã Bến Cát và các huyện: Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên

3. Ni sư Thích Nữ Tín Liên (Nguyễn Thị Yến), sinh 10/02/1951, Đơn vị bầu cử Số 8: Gồm quận 12 và quận Gò Vấp, TPHCM

4. Hòa thượng Thích Chơn Thiện (Nguyễn Hội), sinh 01/12/1942, mất 8 tháng 11 năm 2016, Đơn vị bầu cử Số 2: Gồm thành phố Huế và thị xã Hương Thuỷ, Huế

5. Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Lương Công Quyết), sinh 15/6/1962, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đơn vị bầu cử Số 2: Gồm thành phố Uông Bí và các thị xã: Đông Triều, Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

6. Trần Văn Huynh (Huệ Tín, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ), sinh 10/01/1952, Trưởng ban Thường trực Hội thánh Cao Đài Bạch Y, Đơn vị bầu cử Số 2: Gồm các huyện: An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng và Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.

Bốn đại biểu Phật giáo đều thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam quốc doanh được Nhà nước bảo trợ. Tu sỹ Trần Văn Huynh thuộc một hệ phái Cao Đài thân đảng. Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Văn Riễn, theo Bách khoa toàn thư mở, sinh năm 1955 là người Công giáo duy nhất trúng cử vào Quốc hội khóa XIV và cũng là Ủy viên Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, tổ chức những người Công giáo theo đảng. Ông hiện là linh mục chánh xứ kiêm hạt trưởng Hạt Phước Thành, Giáo phận Phú Cường

Như vậy, sự có mặt của 6 “chức sắc tôn giáo này” không có nghĩa gì trong Quốc hội khóa XIV.

Phủ nhận

Vì vậy, trong Kháng thư đề ngày 20/10/2016 Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, quy tụ nhiều chức sắc của 5 Tôn giáo lớn (Cao Đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo) và Tin Lành) có mục đích tranh đấu cho Tự do Tôn giáo và Dân chủ Nhân quyền tại Việt Nam đã “hoàn toàn bác bỏ Luật Tín ngưỡng Tôn giáo”.

Kháng thư viết: "Chế độ cai trị hiện thời tại Việt Nam là chế độ cộng sản với hai tính chất nổi bật: vô thần và toàn trị. Vô thần cộng sản là vô thần tranh đấu, quyết tâm xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Tôn giáo trên xã hội khi hoàn toàn bất lực xóa bỏ sự hiện hữu của Tôn giáo trong quốc gia. Toàn trị là kiểm soát, lũng đoạn để công cụ hóa mọi cá nhân và tập thể, mọi tổ chức và định chế, mọi thế lực và ảnh hưởng, mà đặc biệt là thế lực tôn giáo và ảnh hưởng tâm linh, để đảng cộng sản muôn năm lãnh đạo và nhà nước cộng sản muôn năm cai trị."

Do đó, Hội đồng kết luận: "Mọi luật lệ xuất phát từ chế độ độc tài toàn trị cộng sản đều không ngoài mục đích kiểm soát, lũng đoạn và công cụ hóa nói trên. Nên cho dù có đưa ra cho toàn thể nhân dân, mọi giai tầng xã hội đóng góp ý kiến cho có vẻ dân chủ, rốt cuộc đảng và nhà cầm quyền cộng sản vẫn biên soạn các luật lệ (từ cao xuống thấp) hoàn toàn theo ý muốn độc đoán của họ và hoàn toàn nhằm mục đích tối hậu của họ: củng cố chế độ độc tài đảng trị. Hiến pháp 2013 là ví dụ rõ nhất. Luật Tín ngưỡng Tôn giáo cũng không nằm ngoài ý đồ thâm độc này."

Bằng chứng này được Hội đồng vạch ra: "Mọi văn kiện pháp lý của nhà cầm quyền CSVN từ xưa tới nay về Tôn giáo, kể từ Sắc lệnh Tôn giáo năm 1955, Nghị quyết 297 năm 1997, Pháp lệnh về Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2004 tới Luật Tín ngưỡng Tôn giáo sắp ban hành, tất cả đều không ngoài mục đích dùng bạo lực hành chánh -kết hợp với bạo lực vũ khí- để cướp đoạt mọi tài sản tinh thần (các quyền tự do) và tài sản vật chất (đất đai, cơ sở) của các Giáo hội, để sách nhiễu, bắt bớ, cầm tù, thậm chí thủ tiêu nhiều chức sắc và tín đồ can đảm (mãi cho tới hôm nay), nhằm làm cho các Thực thể Tinh thần vô cùng cần thiết và cực kỳ hữu ích cho xã hội này bị tê liệt hoạt động, bị cản trở sứ mạng, thậm chí bị biến đổi bản chất. Hậu quả là xã hội Việt Nam ngày càng tràn ngập bạo hành và gian dối, ngày càng suy đồi về văn hóa và đạo đức, kéo theo suy đồi các lãnh vực khác nữa."

Hội đồng giám mục Việt Nam

Đến ngày 01/06/2017, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đại diện cho trên 7 triệu người Công giáo đã lên tiếng chỉ trích Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mới, sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Theo Hội đồng GMVN thì Luật mới đã “có những bước lùi” so với hai bản Dự thảo Luật số 4 và số 5 mà nhà nước đã gửi ra để tham khảo ý kiến.

Hội đồng GMVN viết: "Theo Dự thảo 5 ngày 17-08-2016, các tổ chức tôn giáo “được thành lập cơ sở giáo dục theo hệ thống giáo dục quốc dân” (Điều 53), và “được thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội (Điều 54). Nhưng trong Luật Tín ngường, Tôn giáo, vấn đề này được gói gọn trong điều 55 với những từ ngữ tổng quát và mơ hồ:”Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội và từ thiện, nhân đạo, theo quy định của pháp luật có liên quan.” Tham gia thế nào? Tham gia mức nào? Tham gia có đồng nghĩa với việc thành lập cơ sở không? Như vậy, nếu so sánh với các bàn Dự thảo 4 và Dự thảo 5, thì Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có những bước lùi."

Kiềm chế để kiểm soát

Hội đồng GMVN còn vạch ra rằng: "Ngoài ra, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho. Bộ Luật này không dùng từ “xin phép” và “cho phép”, thay vào đó là các từ “đăng ký, thông báo, đề nghị”. Việc thay đổi từ ngữ như trên tạo cảm giác có sự cởi mở hơn, nhưng vì các tổ chức tôn giáo vẫn phải thông báo với chính quyền và chính quyền có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận, nên rốt cuộc vẫn là cơ chế xin-cho. Cơ chế này cho thấy tự do ín ngưỡng tôn giáo không thật sự được coi là quyền của con người nhưng chỉ là ân huệ cần phải xin và được ban phát. Chính cơ chế đó hợp pháp hóa sự can thiệp của chính quyền vào sinh hoạt nội bộ và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo."

Thật vậy, nếu ai có thời giờ đọc hết 68 Điều trong 9 Chương của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (TNTG) của nhà nước CSVN sẽ tìm ra vô số những hàng rào cản ẩn hiện trong ngôn ngữ của Bộ Công an và Ban Tuyên giáo với mục đích duy nhất là kiểm soát nghiêm ngặt người theo đạo, các chức sắc lãnh đạo, tài sản của các tôn giáo và những hoạt động thuộc lĩnh vực linh thiêng.

Ngoài những quy định trong Luật TNTG như việc gì cũng phải đăng ký, thông báo để được các cấp chính quyền cứu xét, các tổ chức tôn giáo và người theo đạo còn phải tuân theo những quy định của nhiều Luật khác của nhà nước. 

Những nhóm chữ ràng buộc mơ hồ như: "theo quy định của pháp luật; theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; theo quy định của pháp luật có liên quan v.v..." đang nhảy múa loạn lên trong toàn bộ Luật.

Nhà nước còn thọc tay vào tất cả mọi việc của Tôn giáo chỉ để kiểm soát chặt chẽ. Tỷ dụ như Khoản 5, Điều 66 quy định các cấp lãnh đạo trách nhiệm của tôn giáo phải: "Thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền."

Rồi Điều 12 còn viết về “đăng ký” như sau:

"1. Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.

2. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng…”

Cấm để diệt

Bấy nhiêu chưa đủ, Luật TNTG còn có những ngăn cấm rất mơ hồ cho phép nhà nước toàn quyền “tự biên tự diễn” để đàn áp các Tôn giáo. Quốc hội đã ghi trong Điều 5 những cấm đoán này như sau:

1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Luật không giải thích rành mạch các khoản (a, b, c và d) nên nhà nước sẽ tha hồ và tùy tiện để vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh và tung ra mưu chước gài bẫy người phải thi hành Luật. Bởi vì trong chế độ nhà nước độc tài và toàn trị Cộng sản Việt Nam, chả có việc gì hay hành động nào mà tránh khỏi bị mấy anh công an chụp cho chiếc mũ “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường”, hay “an ninh trật tự”, “chống phá nhà nước”, “phản động” v.v…. Bằng chứng đã có mấy chục nhà đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền đang bị ngồi tù như Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga v.v…

Đó là lý do tại sao Hội đồng GMVN đã chỉ trích: "Cùng với những nhận định trên, chúng tôi muốn nêu lên một vài suy nghĩ. Ẩn sâu bên trong những bất cập đã trình bày là cách nhìn của chính quyền về tôn giáo và các tổ chức tôn giáo. Chính quyền nhìn các tổ chức tôn giáo thuần túy trên bình diện chính trị, xem các tổ chức tôn giáo như những lực lượng đối kháng."

Các Nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo viết tiếp: "Do cách nhìn như thế, trong Luật Tín ngưỡng, Tốn giáo có những điệp khúc được lập đi lập lại nhiều lần, như “theo quy định của Pháp luật”, “chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo”, hoặc những khái niệm mơ hồ trừu tượng như “xâm phạm quốc phòng, an ninh”, “xâm phạm chủ quyền quốc gia”; “xâm phạm trật tự an toàn xã hội, môi trường”. Những điệp khúc và những từ ngữ mơ hồ trên rất dễ bị lạm dụng để quy kết trách nhiệm và lên án các tổ chức tôn giáo khi chính quyền không hài lòng."

Phong thẩm phải trình

Liên quan đến công việc nội bộ phong phẩm, bổ nhiệm (không có yếu tố nước ngoài) của các Tôn giáo, nhà nước cũng muốn chĩa mũi vào dậy khôn để xoi mói như đã quy định trong Điều 32:

"1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo hiến chương của tổ chức tôn giáo.

2. Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự."

Những đề phòng trong khoản 2 có dư thừa không, hay nhà nước nghĩ các Tôn giáo sẽ nhắm mắt thăng chức bừa cho cả những người không đủ phẩm hạnh, hay phạm pháp?

Nếu bấy lâu nay nhà nước biết đề phòng như thế trong công tác bổ nhiệm cán bộ thì làm gì còn có những kẻ tham nhũng tầy trời mà chạy được ra nước ngoài sống thảnh thơi như trường hợp Trịnh Xuân Thanh?

Tỷ dụ này cho thấy đảng và nhà nước CSVN chỉ biết bắt nạt những người dân hiền lành mà không dám đụng đến lỗ chân lông bọn người phá hoại và làm tay sai cho ngoại bang.

Bằng chứng Luật TNTG đã buộc các Tôn giáo phải “thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc”, như quy định trong Khoản 1, Điều 33:

"Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương về người được phong phẩm hoặc suy cử làm hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; mục sư của các tổ chức Tin lành; phối sư trở lên của các Hội thánh Cao đài; giảng sư trở lên của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam và các phẩm vị tương đương của tổ chức tôn giáo khác chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử."

Riêng Giáo hội Công giáo thì việc phong phẩm và thuyên chuyển các chức danh Giám mục trở lên có liên quan đến Tòa thánh Vatican. Do đó, Luật TNTG cũng đặt ra Điều 51 riêng, bao gồm cả việc phong chức cho người nước ngoài ở Việt Nam được viết nguyên văn như sau:

"1. Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức tôn giáo Việt Nam phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam;

b) Tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử cho công dân Việt Nam ở Việt Nam.

2. Người được đề nghị phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đề nghị phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được đào tạo tôn giáo tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam;

b) Tuân thủ pháp luật Việt Nam.

3. Việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này phải được sự chấp thuận trước của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

4. Công dân Việt Nam được tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài khi về Việt Nam làm chức sắc, chức việc thì tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

5. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chấp thuận, đăng ký việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài quy định tại Điều này."

Sao thù dai thế?

Nêu ra một số điều luật TNTG ngặt nghèo để thấy rõ hơn sự sợ hãi chân lý và sự thật của những người Cộng sản Việt Nam vô thần. Đã có thời họ gọi Tôn giáo, nhất là đạo Công giáo, là thuốc phiện. Nhưng chính Tôn giáo đã đóng góp rất nhiều cho sự tồn tại và trưởng thành của đất nước và con người Việt Nam.

Trong dân số trên 90 triệu con người mà chỉ có 4.5 triệu đảng viên Cộng sản vô đạo thì số người không biết Trời, Phật là ai sẽ làm được trò trống gì so với sức mạnh tinh thần và lòng tin vào tín ngưỡng, tôn giáo của 85.5 triệu người còn lại? Vì vậy, thật dễ hiểu tại sao đảng CSVN đã sợ hãi Tôn giáo vì lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh chế độ chỉ nhất thời nhưng dân và đức tin Tôn giáo của họ tồn tại muôn đời.

Vì vậy, ta hãy nghe Hội đồng GMVN nói tiếp trong Nhận định gửi Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các Đại biểu Quốc hội: "Cũng vậy, chính quyền đã tiêu tốn biết bao nhiêu tiền của và nhân lực để theo dõi, dò xét, kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo, đồng thời sử dụng các tổ chức tôn giáo như công cụ của chế độ. Trong khi đó, những hoạt động của các tôn giáo trong lĩnh vực từ thiện, y tế và giáo dục không được đánh giá đúng mức, thậm chí bị ngăn cản.

Ngoài ra, tại một số cơ sở đào tạo cán bộ và sinh viên, Đạo Công giáo được trình bày với những thành kiến thù nghịch, tạo nên nhận định sai lầm và hình ảnh biến dạng về Giáo Hội Công giáo nơi thế hệ trẻ.

Cách nhìn và cách hành xử như vậy có nguy cơ làm mất bản sắc đích thực của các tôn giáo, gây chia rẽ trong nội bộ các tôn giáo cũng như giữa các tín đồ và người ngoài tôn giáo, vốn là những hành vi bị Luật này nghiêm cấm (Điều 5). Thiết nghĩ Quốc hội cần có một tầm nhìn tích cực hơn về các tôn giáo và các tổ chức tôn giáo."

Còn nhớ ngày 09/05/2014, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ra Tuyên bố về tình hình Biển Đông, sau khi Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương (HD)-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở miền Trung, và liên tục tấn công các tầu đánh cá Việt Nam ở Biển Đông.

Các Giám mục đã kêu gọi người Công giáo Việt Nam hãy “xám hối”, tiết giảm chi tiêu và ăn uống để cầu nguyện cho Quê hương và dành tiền giúp các gia đình nạn nhân của tầu Trung Quốc và các chiến sỹ cảnh sát bị tầu Trung Quốc tấn công trong khi bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Hành động của Hội đồng GMVN khi ấy không được nhà nước CSVN quan tâm lắm, nhưng không có bất cứ tổ chức tôn giáo nào của nhà nước, kể cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam dám làm việc tốt như Giáo hội Công giáo.

Vậy mà, người theo đạo Công giáo và Giáo hội Công giáo Việt Nam luôn luôn bị nhà nước canh chừng và tìm cách hãm hại thì liệu Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có giúp nhà nước vô thần dành lại được lòng tin của những người hữu thần? -/-

(06/017)