Tuesday, January 14, 2014

Đặc công Việt khổ luyện giữa mùa Đông rét buốt !

(GDVN) - Chúng tôi đến Trường Sĩ quan Đặc công vào đầu "tháng củ mật". Trời rét đậm như cắt da thịt, nhưng thầy, trò nhà trường vẫn miệt mài trên bãi tập.
Những động tác kỹ chiến thuật, võ chiến đấu, công phu đặc công… được giảng viên, học viên thực hiện một cách điêu luyện, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ tuyệt vời của những quân nhân trong lực lượng “Đặc biệt tinh nhuệ; anh dũng tuyệt vời; mưu trí, táo bạo; đánh hiểm thắng lớn”.
Luyện tập công phu, nằm trên chông sắt, đập đá trước ngực.
Luyện tập bơi ngửa hành tiến kiểu miệng cá chép vượt sông tiếp cận mục tiêu.
Dò gỡ mìn trước khi xung phong đánh chiếm mục tiêu.
Chặt ngói trên lửa.

PICS - Mông Cổ đã hạ tượng Lê Nin





 
 

Sau 58 năm đứng sừng sững ở thủ đô Ulan-Bator của Mông Cổ, tượng đồng Lenin đã bị tháo bỏ hồi sáng nay(15/01/2014).

Theo RFA

60% tàu ngầm Mỹ “canh” Trung - Triều

Bắc Kinh không muốn chạm mặt loại tàu ngầm khét tiếng Ohio bởi nó là nền tảng của lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược Mỹ



Báo cáo mới nhất đăng trên tạp chí Bullentin of Atomic Scientists (tạm dịch: Bản tin Nhà nguyên tử học) của hai chuyên gia hạt nhân Mỹ Hans Kristensen và Robert Norris tiết lộ Mỹ đang tập trung hơn 60% hoạt động do thám bằng tàu ngầm hạt nhân ở Thái Bình Dương.
Cụ thể, Washington vừa triển khai 14 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio trang bị tên lửa đạn đạo Trident II D5 - có tầm bắn hơn 7.000 km và mang được nhiều đầu đạn đa mục tiêu - ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Trong đó, 4-5 tàu ngầm luôn trong trạng thái báo động cao.
Giới quan sát cho rằng động thái này của Mỹ nhằm đối phó nguy cơ chiến tranh hạt nhân ngày càng cao với Trung Quốc và Triều Tiên.

Tàu ngầm lớp Ohio mang tên USS Florida của Mỹ Ảnh: US Navy
Tàu ngầm lớp Ohio mang tên USS Florida của Mỹ Ảnh: US Navy

USS Alaska as it is preparing to dive


The USS Alaska SSBN 732 submarine surfacing
Năm 2012, giữa lúc Trung Quốc và Philippines căng thẳng về bãi cạn Scarborough trên biển Đông, Mỹ đã điều động một tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio cập cảng Philippines khiến báo chí Bắc Kinh đồng loạt chỉ trích. Các chuyên gia phân tích đoan chắc Bắc Kinh không muốn chạm mặt loại tàu ngầm khét tiếng này bởi nó là nền tảng của lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược Mỹ.
Trong một diễn biến khác, Không quân Mỹ cho biết sẽ điều động 12 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor cùng 300 binh sĩ sang Nhật Bản vào giữa tháng này. Đây là một phần trong chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của Washington.
Tuy nhiên, theo TS Paik Hak-soon thuộc Viện Nghiên cứu Sejong (Hàn Quốc), dường như Seoul đang chiếm vị trí quan trọng hơn Tokyo trong việc giúp Mỹ đối trọng với Trung Quốc tại khu vực.
Hàng loạt động thái quân sự gần đây của Mỹ củng cố cho quan điểm của TS Paik. Tuần trước, Lầu Năm Góc tuyên bố triển khai 800 lính bộ binh thiết giáp tới khu vực biên giới Hàn Quốc - Triều Tiên. Hôm 11-1, lực lượng Mỹ đóng tại Hàn Quốc (USFK) cho biết sẽ triển khai 12 chiến đấu cơ F-16 tới nước này ngay trong tháng.
Vị trí trung tâm trong chiến lược “xoay trục” của Hàn Quốc có thể gây tổn hại quan hệ Trung - Hàn. Trung Quốc chắc chắn không muốn thấy Hàn Quốc trở thành căn cứ tiền tiêu của chương trình phòng thủ tên lửa Mỹ, theo GS Jo Yang-hyeon từ Học viện Ngoại giao Quốc gia Hàn Quốc.
“Dù liên minh Mỹ - Hàn đang cải thiện nhưng Hàn Quốc cũng có nhiều lợi ích trong quan hệ với Trung Quốc. Do đó, Seoul cần theo đuổi một chính sách cân bằng giữa 2 nước lớn” - TS Paik nhấn mạnh.

“Hải tặc nhà nước”
Đó là nhận định của GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc khi đề cập lệnh hạn chế đánh bắt cá ở biển Đông mà Trung Quốc mới ban hành.
Viết trên tạp chí The Diplomat hôm 13-1, ông Thayer cho rằng bước đi trên đã thách thức chủ quyền của các nước láng giềng, đồng thời làm gia tăng căng thẳng và nguy cơ đụng độ vũ trang ở biển Đông.
“Tất cả tàu thuyền và tàu nghiên cứu khảo sát trong khu vực đều có quyền tự do đi lại trong các vùng biển quốc tế. Bất kỳ hành động ngăn chặn nào đều bị xem là một dạng hải tặc nhà nước. Tàu thuyền Trung Quốc ra chặn đường có thể đối mặt với hành động pháp lý” - ông Thayer nhận định.
GS Thayer còn đặt ra 2 câu hỏi: “Trung Quốc có thành lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông hay không?” và “Lệnh hạn chế đánh bắt cá sẽ tác động ra sao đến các cuộc tham vấn sắp tới giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC)?”.P.Võ

Đỗ Quyên

Mỹ thay tàu sân bay hạt nhân tại Nhật

Hải quân Mỹ sẽ triển khai một tàu sân bay hạt nhân mới hơn đến Nhật Bản để thay thế tàu USS George Washington. 

tau-uss-ronald-reagan-6434-1389758673.jp
Tàu sân bay hạt nhân Mỹ USS Ronald Reagan. Ảnh: Wikipedia

Tàu USS Ronald Reagan sẽ được triển khai tới căn cứ hải quân Yokosuka. Hàng không mẫu hạm này gia nhập đội tàu năm 2003 và hiện đặt căn cứ ở San Diego, California. Nó có thể chở hơn 6.000 thủy thủ. 
"Môi trường an ninh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình dương - châu Á đòi hỏi hải quân Mỹ đưa những tàu có năng lực nhất vào vị trí. Việc bố trí này giúp lực lượng chung và lực lượng hàng hải phản ứng nhanh nhất có thể, đem những tàu có năng lực nhất của chúng tôi với sức mạnh và năng lực tác chiến mạnh nhất để ứng phó một cách đúng lúc nhất", Yonhap dẫn thông báo của hải quân Mỹ hôm qua cho biết. Thời điểm triển khai cụ thể sẽ được công bố sau, hải quân cho hay.
USS George Washington, gia nhập đội tàu năm 1992, được cử tới Nhật năm 2008. Nó được triển khai tới biển Hoàng Hải, phía tây bán đảo Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng nã pháo vào đảo biên giới Yeonpyeong của Hàn Quốc năm 2010. Siêu tàu sân bay sẽ di chuyển tới Virginia để chuẩn bị cho cuộc đại tu phức tạp. Trong khi đó, tàu USS Theodore Roosevelt sẽ di chuyển từ Norfolk, bang Virginia, tới thành phố San Diego.
Mỹ hiện có 10 tàu sân bay, tất cả đều là tàu hạt nhân. USS Ronald Reagan là chiếc mới thứ nhì. Việc luân phiên tàu sân bay cho thấy chiến lược tái cân bằng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Lầu Năm Góc, hải quân cho biết.
Trọng Giáp

Cầu biểu tượng TP HCM vỡ nợ như thế nào

Vốn xây dựng cầu Phú Mỹ tại thời điểm ký hợp đồng là 1.806 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay tổng số tiền đầu tư công trình này được thẩm định là hơn 3.000 tỷ đồng.

Công trình cầu Phú Mỹ được UBND TP HCM ký hợp đồng giao Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ (PMC) xây dựng theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) vào năm 2005 và khởi công năm 2007. Tại thời điểm hợp đồng được ký kết, tổng số vốn của dự án là hơn 1.806 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của PMC là 30% (khoảng 542 tỷ) còn 70% là vốn đi vay (1.264 tỷ).
Trong quá trình thi công, UBND TP đã yêu cầu bổ sung thiết kế kỹ thuật cầu, tăng hệ số chống ảnh hưởng của sóng thần và dư chấn động đất. Vì vậy PMC đề xuất điều chỉnh vốn lên 2.176 tỷ đồng, chưa kể lãi vay ngân hàng nước ngoài trong thời gian thực hiện đầu tư dự án.
Sau hơn 2 năm thi công, tháng 9/2009 cầu Phú Mỹ được đưa vào sử dụng và được xem là cây cầu biểu tượng của TP HCM. Tại thời điểm này, đây là cầu dây văng có quy mô lớn nhất nước với chiều dài hơn 2 km, tĩnh không thông thuyền 45 m. Tuy nhiên, từ ngày khánh thành dự án bắt đầu phát sinh nhiều vướng mắc và kéo dài cho đến nay.
cpm-4048-1389666327.jpg
Cầu Phú Mỹ nối quận 7 và quận 2 được xem là cây cầu biểu tượng của TP HCM. Ảnh: Hữu Công

Theo hợp đồng BOT xây dựng cầu Phú Mỹ giữa UBND TP HCM và PMC, sau khi thông xe cầu, UBND TP có trách nhiệm thực hiện phân luồng giao thông tại khu vực này theo hướng hạn chế xe tải nặng toàn bộ phía trong tuyến đường vành đai phía đông (lấy đường này làm ranh giới). Xe tải nặng từ cụm cảng, khu chế xuất, khu công nghiệp sẽ đi trực tiếp ra đường vành đai phía đông, hạn chế tối đa việc đi xuyên trung tâm thành phố. Tất cả hành trình đi vào những cụm công nghiệp, chợ, siêu thị, trung tâm hàng hóa, vận chuyển vật liệu xây dựng đều phải đi ban đêm hoặc phải có giải pháp cụ thể cho những hành trình cấp bách, ngoại trừ một số khu vực gần đường vành đai được thành phố cho phép lưu thông. Hạn chế tối đa xe tải nặng lưu thông qua các cầu Khánh Hội, Kênh Tẻ, kể cả đường hầm Thủ Thiêm. Thay vào đó, cầu Phú Mỹ sẽ đảm nhận toàn bộ luồng xe tải nặng qua tuyến đường này.
Tuy nhiên theo PMC, sau khi cầu Phú Mỹ thông xe, Sở GTVT đã không phân luồng theo hướng này nên lượng xe qua cầu rất thấp, số tiền thu phí không đủ theo tính toán. Đồng thời, trong phương án tài chính của hợp đồng cho phép PMC thu 2.000 đồng/lượt đối với xe máy, song thực tế HĐND TP không duyệt. Ngoài ra, trong hợp đồng UBND TP đã cam kết hoàn thành đồng bộ toàn đường vành đai phía đông với cầu Phú Mỹ nhằm tạo điều kiện cho xe lưu thông vào cầu, nhưng bốn năm qua kể từ khi cầu Phú Mỹ thông xe, thành phố vẫn chưa hoàn thành dự án.
Trong khi đó, theo hợp đồng, trường hợp dự án tuyến đường vành đai phía đông do thành phố đầu tư chưa hoàn thành đồng bộ nên dự án BOT cầu Phú Mỹ không thể thu phí giao thông (chậm hơn 3 năm) thì PMC sẽ chuyển giao công trình cho TP HCM quản lý và khai thác. Đồng thời, thành phố phải hoàn trả cho PMC toàn bộ vốn đầu tư của dự án (bao gồm vốn vay, lãi vay vốn sở hữu đầu tư và lãi bảo toàn vốn theo tỷ lệ đã được quy định trong hợp đồng) và được tính từ khi bắt đầu triển khai dự án đến thời điểm chuyển giao. Ngoài ra, PMC còn được hưởng 30% lãi đầu tư BOT để bù đắp một phần thiệt hại về đầu tư (cụ thể là 73 tỷ đồng).
cpm2-2642-1389666327.jpg
Tại thời điểm khánh thành (9/2009), cầu Phú Mỹ là cầu dây văng có quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Ảnh: Hữu Công

Để thẩm định tổng số vốn đầu tư của dự án cầu Phú Mỹ, UBND TP đã giao một cơ quan kiểm toán độc lập làm việc, giữa năm 2013 đơn vị này xác định mức đầu tư xây dựng cầu Phú Mỹ là 3.250 tỷ đồng. Theo PMC, lý do tổng mức đầu tư tăng cao là do tăng tiền đền bù giải tỏa, lãi vay trong thời gian xây dựng (464,5 tỷ đồng), trượt giá ngoại tệ (637,5 tỷ đồng).... Trước đó, vào tháng 2/2011 Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng đã xác định con số này là 3.293 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Phạm Sanh (thành viên tổ điều hành cầu Phú Mỹ), các lý do mà PMC đưa ra là không thuyết phục. Vì hợp đồng với nhà thầu nước ngoài theo hình thức tổng thầu, vốn vay ngân hàng nước ngoài, dự án thi công xong trước tiến độ nên không ảnh hưởng nhiều bởi trượt giá trong nước. Bên cạnh đó, cầu Phú Mỹ là cầu dây văng hiện đại, nhà thầu nước ngoài lập giá, các tổ chức và cơ quan trong nước với kinh nghiệm và kiến thức của mình rất khó tính giá cho đúng nên chỉ tính trượt giá theo các khoản mục gợi ý của nhà đầu tư.
"Dự án cầu Phú Mỹ đội vốn từ khoảng 1.800 tỷ lên 3.250 tỷ đồng có thật hay không thì phải xem lại, nếu làm không kỹ và không rõ ràng, Nhà nước sẽ mất trắng cả nghìn tỷ đồng", ông Sanh nêu ý kiến và cho rằng việc tổng mức đầu tư nếu có tăng do phát sinh ngoài hợp đồng cũng không bao nhiêu, không thể nào cả nghìn tỷ. Vấn đề chính ở đây là phương án tài chính (thu phí) của dự án khó khả thi theo tình hình xe qua cầu hiện nay. Như vậy, UBND TP HCM chỉ nên hỗ trợ giúp nhà đầu tư điều chỉnh lại phương án tài chính. Trường hợp nhà đầu tư không đồng ý thì giải quyết chiếu theo các điều khoản của hợp đồng BOT đã ký.
Trao đổi với VnExpress, ông Bùi Xuân Cường, Phó giám đốc Sở GTVT TP cho biết tại cuộc họp về hướng xử lý dự án cầu Phú Mỹ mới đây, UBND TP đã thống nhất chủ trương điều chỉnh chi phí xây dựng công trình này. "PMC sẽ trình lại phương án tài chính hoàn vốn cho dự án với mức thu phí tăng bao nhiêu, thời gian thu phí kéo dài ra sao. Trên cơ sở đó, cơ quan chức năng thành phố sẽ đàm phán với PMC để điều chỉnh hợp đồng BOT", ông Cường cho biết.
Hữu Công

Miếu thờ quan và ngôi trường mang tên giám đốc sở

15/01/2014 08:34 (GMT + 7)
TT - Trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần phát hành đầu tháng 11-2003 có bài viết “Khi quan được dân thờ”, kể về ông Phan Thế Phương (nguyên giám đốc Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế).

Ngôi trường cấp II ở xã Quảng Công mang tên ông Phan Thế Phương - Ảnh: Nguyên Linh

Khi ông mất,  người dân vùng đầm phá Tam Giang lập miếu thờ, xem ông là ông tổ của nghề nuôi tôm, giúp dân nghèo đổi đời.
Ngày 16-9-2003, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định truy tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” cho ông Phương.
Giờ đây, quay trở lại vùng đất này (xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế), hỏi chuyện “miếu thờ ông Phương”, một cụ cao niên giọng phấn khởi: “Dân tui được như chừ là nhờ ông Phương. Ông dạy cho dân nuôi con tôm, con cá. Nhà ngói, nhà lầu, con cái học hành, xóm làng no ấm cũng từ đó mà ra. Dân tui coi ông Phương là thành hoàng nên lập đền thờ ông ngay ngoài hồ tôm. Nay dân lại lấy tên ông đặt tên trường học, tới đây sẽ dựng bia ghi công ơn. Thấy mát lòng mát dạ lắm...”.
Ngôi trường mang tên giám đốc sở
"Thể theo nguyện vọng của người dân, tên ông Phan Thế Phương đã được lấy đặt tên trường. Tới đây chúng tôi sẽ dựng bia ghi công, quy hoạch xây dựng lại miếu thờ khang trang rộng rãi, không chỉ làm chỗ hương khói tri ân mà còn như một nơi để du khách và người dân tới lui thăm viếng"
Ông Nguyễn Đính(chủ tịch UBND xã Quảng Công)


Trường THCS Phan Thế Phương có cơ ngơi khá khang trang, nằm bên quốc lộ 49B, hướng ra bờ phá Tam Giang lộng gió, là nơi học tập của 400 học sinh của xã Quảng Công.
Ngày 27-10-2013, người dân khắp vùng phá Tam Giang phấn khởi kéo về xã Quảng Công để chứng kiến “sự kiện trọng đại” - lễ tuyên bố đặt tên và khánh thành cổng trường, đúng dịp 22 năm ngày mất ông Phương.
Từ sáng sớm người dân và học sinh đã đứng ken kín cổng trường, trầm trồ khen nó to đẹp; quan khách tỉnh huyện cũng tề tựu khá đông để chung vui với dân.
Thầy Thái Duy Linh - hiệu trưởng Trường THCS Phan Thế Phương - cho biết cổng trường vừa được xây mới to đẹp là nhờ số tiền 150 triệu đồng của người dân tự nguyện đóng góp.
“Dân vùng này may mắn gặp ông Phan Thế Phương mà đổi đời, còn trường chúng tôi tự hào khi được mang tên người anh hùng mà lòng dân luôn tôn kính” - thầy Linh hồ hởi nói.
Chủ tịch UBND xã Quảng Công Nguyễn Đính nói cái tên Phan Thế Phương đã quá gần gũi, máu thịt ân tình với người dân vùng đầm phá. Họ đã tôn ông là thành hoàng, lập miếu thờ ông. Nay có thêm ngôi trường mang tên ông là một lần nữa tỏ lòng tri ân, đồng thời muốn giáo dục thế hệ trẻ về sự đức độ, tình thương, noi gương ông để góp sức xây dựng đất nước.
Ở trường này, tiểu sử và những câu chuyện cảm động về ông giám đốc đã được giáo viên thuộc làu, rồi kể lại cho học sinh qua những buổi chào cờ, lồng ghép vào những buổi sinh hoạt tập thể. Những học sinh xuất sắc, học sinh nghèo vượt khó được vinh dự nhận quỹ học bổng mang tên Phan Thế Phương.
Ông Linh nói bài học vỡ lòng qua tấm gương ông Phương để giáo dục học sinh là tình thương, trách nhiệm và ân nghĩa.
Dẫn chúng tôi đến thăm thư viện trường, thầy Linh giới thiệu: “Chúng tôi đang xây dựng thư viện đạt chuẩn, trong đó có “bảo tàng thu nhỏ” của ông Phương để học sinh, du khách có điều kiện hiểu rõ hơn về một ông quan hết lòng tận tụy với dân”.
Tại phòng thư viện, ảnh của ông Phương kèm tiểu sử được treo trang trọng ngay cửa ra vào. Tấm bằng danh hiệu Anh hùng lao động của ông Phương mà gia đình ông trao tặng trường cũng được treo trong phòng thư viện.
Thầy Linh kể rằng ở đây người già kể cho người trẻ, cô giáo kể cho học sinh hình ảnh một ông giám đốc sở đã trở thành vị cứu tinh của người dân đầm phá.
Chuyện một ông quan không quản ngại khó khăn lặn lội về vùng quê nghèo khó, mang theo khát vọng giúp người dân nghèo đổi đời đã trở thành giáo án sinh động, là gương sáng mà thầy trò noi theo.
Dân lập miếu thờ
Nhìn cảnh quan thôn 14, xã Quảng Công bây giờ khó có thể tin đây vốn là khu tái định cư của người dân chài, đời sống bấp bênh theo từng con nước, chạy ăn từng bữa.
Giờ đây, thôn này mọc lên những ngôi nhà khang trang, san sát, sầm uất như phố thị. Sự đổi đời như một giấc mơ! Ông Phạm Hóa ở thôn 14, “vua tôm” một thời của phá Tam Giang, dẫn tôi men theo con đường đổ bêtông chạy ra cánh đồng nuôi thủy sản của thôn để thăm ngôi miếu thờ ông Phương.
Ông Hóa nhớ lại một chiều tháng 10-1991, dân vùng đầm phá thảng thốt khi nghe tin dữ ông Phương bị tai nạn giao thông qua đời trên đường đi công tác. Nghe tin ông Phương mất mà dân đau đớn như mất người thân.
Hôm tiễn đưa, hàng vạn người dân chài vùng đầm phá Tam Giang đã lặn lội từ sớm lên TP Huế để tiễn biệt ông. Chưa có đám tang của một vị lãnh đạo cấp tỉnh nào đông người dân đến viếng như thế.
“Sau lễ tang, tụi tui đã rước hương hồn ông Phương về lập miếu thờ, tôn ông là thành hoàng của làng, ghi nhớ công lao khai khẩn của ông” - ông Hóa kể về sự tích miếu thờ.
Và rồi hằng năm cứ đến ngày giỗ của ông, người dân khắp vùng đầm phá lại kéo về miếu thờ ông để thắp hương, nguyện cầu. Tấm ảnh ông Phương tại miếu cũng được người dân vùng đầm phá in thành nhiều bản để lập bàn thờ tại các hồ tôm, trại giống của mình.
Hướng mắt ra cánh đồng nuôi trồng thủy sản, ông Hóa kể rằng 27 năm trước ông Phương về đây giúp người dân be bờ, đắp ao lấn đầm phá, dạy cách nuôi tôm. Ông ăn ở tại làng như “cán bộ nằm vùng”, bày cho dân cách cho tôm ăn, theo dõi con tôm bị bệnh...
Đó là những năm tôm xuất khẩu rất được giá, và những người dân vạn chài cứ ngỡ như đang mơ khi kiếm được mỗi năm vài trăm triệu đồng. Nhờ có ông mà hôm nay người dân có hàng trăm hecta hồ nuôi thủy sản, vùng quê nghèo trở nên trù phú.
“Trước đây dân chúng tôi sống bọt bèo theo sông nước, với nghề chài lưới kiếm miếng ăn qua ngày. Trận bão năm 1985, dân đầm phá chết cả ngàn người, hơn 300 người bị cuốn trôi ra biển không tìm thấy xác, tài sản trôi sạch, dân đói rách. Lúc này, ông Phương về tận xã Quảng Công vận động dân lên bờ định cư để tránh lặp lại thảm họa. Và thôn 14 ra đời với 36 hộ dân, từ đó người dân nơi đây đổi thay như huyền thoại”- ông Hóa trầm ngâm.
Ông Phạm Việt, một “đại gia” của thôn 14, góp chuyện: “Suốt ngày ông Phương lặn lội đến từng hồ tôm bày cho dân cách lợi dụng nước triều lên để lấy nước, cách nuôi tôm sinh trưởng. Rồi ông vào Nam ra Bắc, mời các thầy ở Đại học Thủy sản Nha Trang về giúp người dân Tam Giang. Ông đi khắp nơi xin tôm giống đưa về cho bà con, còn nhờ cả kỹ sư thủy sản về “cắm” ở đồng tôm để chuyển giao kỹ thuật. Vụ đầu chưa thành công, ông thức trắng đêm để tìm hiểu nguyên nhân, động viên người dân, rồi làm lại. Năm 1988, 2ha tôm nuôi ở thôn 14 đã thành công, lãi chục triệu đồng, ông Phương đến vỗ vai, ôm từng người vui mừng muốn khóc”.
Sau thành công bước đầu, năm 1989 ông Phương tổ chức hội nghị đầu bờ tại thôn 14, rồi triển khai việc nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn toàn tỉnh.
Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã lên tới 6.200ha, sản lượng đạt 9.973 tấn, hàng vạn hộ dân đầm phá đổi đời.
Ngồi trong căn nhà hai tầng khang trang, ông Việt vẫn nhớ như in cái cảm giác vui sướng lâng lâng của những đêm đầu tiên, không thể nào chợp mắt được. Thôn 14 nay đã to gấp đôi, đời sống sung túc nhất xã.
NGUYÊN LINH
Người dân vùng đầm phá Tam Giang lập miếu thờ ông Phương - Ảnh: Nguyên Linh
Ông Phan Thế Phương sinh năm 1934, quê xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế,  nguyên giám đốc Sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ông Phương tham gia cách mạng từ sau năm 1945, là đội viên đội tự vệ vũ trang bí mật nội thành Huế. Năm 1950 vào Đảng Cộng sản VN khi mới tròn 16 tuổi.
Ông từng giảng dạy tại khoa thủy sản Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Năm 1974, ông làm hiệu trưởng Trường trung cấp Thủy sản trung ương I (Hải Phòng).
Năm 1977, ông chuyển về quê làm phó giám đốc Sở Thủy sản tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) và giám đốc sở từ năm 1979.
Sau khi tách tỉnh, từ năm 1983-1991 ông là giám đốc Sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tháng 10-1991, ông mất trong một tai nạn giao thông trên đường đi công tác miền Nam tìm hướng đi cho xuất khẩu thủy sản.
Ngày 16-9-2003, Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho ông Phan Thế Phương.

Hai học sinh lớp 8 trộm 30 triệu đồng



(Kienthuc.net.vn) - Đến can-tin của trường mua đồ, thấy bà chủ đang ngủ, để túi tiền bên cạnh, D. và P. (cùng là học sinh lớp 8) trộm. 

Vụ việc trên xảy ra tại Trường THCS Trần Quốc Toản, TP Tuy Hòa (Phú Yên). 
Sau khi cướp túi tiền đựng 30 triệu đồng trên, D. chia cho P. một phần, rồi vứt 7 triệu đồng trong túi xách ở nhà vệ sinh.
  Trường THCS Trần Quốc Toản (TP Tuy Hòa, Phú Yên).
Vụ việc chỉ được phát hiện khi hai em học sinh lớp 7 cùng trường là H. và T. tình cờ vào nhà vệ sinh nhặt được túi xách trên và trình báo Ban giám hiệu. Cùng lúc đó, vợ chồng nhân viên bảo vệ bán hàng ở can-tin phát hiện bị mất gần 30 triệu đồng.
Vụ trộm xảy ra vào khoảng 13h ngày 11/1. Nhận được tin, Ban giám hiệu yêu cầu tất cả học sinh ngồi yên trong lớp để kiểm tra, phát hiện trong cặp em P. có khoảng 10 triệu đồng. Nghi ngờ, Ban giám hiệu tiếp tục gọi D. lên kiểm tra, thấy trong cặp cũng có 10. triệu đồng. Sau đó, em này thú nhận thêm đã gửi bạn bè trong lớp một số tiền nữa.
“D. và P. đã làm bản kiểm điểm nhận lỗi và bị tạm đình chỉ học tập một tuần. Sắp tới, hội đồng kỷ luật của trường sẽ họp để xử lý vi phạm. Còn việc tuyên dương hai học sinh trình báo nhặt được túi tiền vẫn chưa được bàn đến; danh tính cả bốn em trên cũng chưa công bố”, ông Dương Văn Sáng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Người thân của em H. cho hay, họ không muốn em H. được nhà trường khen thưởng vì sợ trả thù.
Hiện toàn bộ số tiền đã được giao trả lại cho vợ chồng nhân viên bảo vệ.
Tịnh Yên

Công an tiếp tục đàn áp GHPGVNTN



Công an hành hung Hòa thượng Thích Chơn Tâm tại Saigon, hành hung Sư Cô Đồng Hiếu tại Đà Nẵng, 21 Huynh trưởng Gia Đình Phật tử bị quản chế, các thành viên Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN tiếp tục bị đàn áp.

Paris, ngày 14.1.2014 (PTTPGQT) - Sáng nay, 14.1.2014, Hòa thượng Thích Chơn Tâm, Chánh Thư ký Viện Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), gửi Thư Báo Đông đến Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, trụ sở đặt tại Paris, đề nhờ trình lên Hội đồng Nhân Quyền LHQ trong khóa họp thứ 18 đang diễn ra tại Genève.

Thư Báo động cho biết:

“Từ sau khi công an Thừa Thiên - Huế áp giải tôi về Sài Gòn không cho tôi tham dự lễ Hiệp kỵ tại Tu viện Long Quang ngày 10.1.2014, tôi tạm trú chùa Từ Hiếu, 59 lô đường, đường Dương Bá Trạc, F. 10, Q8, công an Sài Gòn vẫn đóng chốt trước chùa, hằng ngày, tôi cũng như Hòa thượng Thích Nguyên Lý ra khỏi chùa là có xe máy công an theo đuôi, bám sát.

“Trầm trọng hơn là trong 3 ngày qua (10 đến 14.1) công an sách nhiễu, đe dọa tôi, điển hình là sáng nay lúc 8 g, khi tôi trên đường từ Chùa Từ Hiếu đến Thanh Minh thiền viện thăm Đức Tăng Thống, khi xe tôi xuống dốc cầu Nguyễn Văn Cừ, đến đèn đỏ, tôi dừng xe lại thí có 2 xe công an thường phục, chận xe tôi lại và hành hung, một chiếc (biển số 55 P8, 4324) chận trước đầu xe và 1 xe khác từ sau ủi vào xe tôi rầm rầm, công an xe phía sau giơ đấm tay dọa đánh vào mặt tôi (vì họ còn cách xa 1 khoảng), tôi liên tri hô lên: “Bà con ơi! công an đánh nhà sư, công an đánh nhà sư!”, thì lúc đó xe ông công an thường phục khác khoát tay ra lệnh cho 2 xe công an kia và bảo: “Thôi, đủ rồi!”. Lúc nầy tôi mới biết ông kia là xếp, đi theo chỉ đạo cho 2 ông kia. 

“Trong nhiều ngày qua, sinh hoạt hằng ngày của tôi luôn bị đe dọa, chưa biết việc gì sẽ xẩy ra trong những ngày sắp tới. Vì mỗi ngày tôi phải từ Chùa Từ Hiếu Quận 8 đến Thanh Minh Thiền viện ở Quận 3 để chăm sóc Đại lão Hòa thượng Tăng Thống tuổi già sức yếu. 

“Nay tôi báo động tin nầy đến Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam can thiệp giúp đỡ, và khẩn cấp trình lên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Nếu tôi có gặp tại nạn trên đường đi, thì Chính quyền Việt Nam phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong năm mà Nhà nước đăng cai tổ chức lễ Phật Đản LHQ tại Việt Nam.

“Hiện nay công an vẫn đang đóng chốt trước chùa Từ Hiếu”.

Chỉ cần một chữ ký của chúng tôi là ông vào nhà đá 

Tại Huế, Huynh trưởng Lê Công Cầu, Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo, vẫn tiếp tục bị quản chế tại gia dù ngày Lễ Hiệp kỵ tại Tu viện Long Quang bị cấm đoán hôm 10.1 đã trôi qua. Mỗi ngày công an lại đến làm việc, lập đi lập lại luận điệu GHPGVNTN bất hợp pháp, tham gia Giáo hội này là phạm các điều trong bộ Luật Hình sự. Lần nào Huynh trưởng Cầu cũng phản bác rằng nhiều điều trong bộ Luật Hình sự vi hiến, Huynh trưởng chỉ tuân thủ các điều quy định trong Hiến Pháp. Huynh Trưởng xác định vẫn giữ các chức vụ mà Giáo hội giao phó, theo đường hướng của GHPGVNTN và cấp trên chỉ đạo.

Huynh trưởng bị tiếp tục quản chế, hàng ngày có 2 công an ngồi gác trước nhà, không cho đi đâu và không cho ai đến gặp. Sau các buổi làm việc Công an hăm dọa rằng : “Chỉ cần một chữ ký của chúng tôi là ông vào nhà đá”.

Huynh trưởng Nguyễn Tất Trực, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Cư sĩ Viện Hóa Đạo, vẫn bị quản chế tại gia, và tiếp tục bị làm việc cũng như điện thoại cầm tay bị tịch thu. Cùng tình trạng này, là Huynh trưởng Hoàng Như Đạo, hiện hai Huynh trưởng bị công an áp lực phải từ nhiệm mọi chức vụ trong GHPGVNTN.

Liên quan đến việc tham dự lễ Hiệp Kỵ tại Tu viện Long Quang ngày 10.1, các Huynh trưởng Gia Đình Phật tử Văn Thị Hiểu, Văn Đình An, Nguyễn Đức Khóa ở huyện Phú Vang và Phú Lộc, bị bắt đi làm việc và thu giữ giấy tờ. Huynh Trưởng Lê Văn Thạnh, Đại Diện Ban Hướng Dân Trung Ương tại Miền Liễu Quán (nam Trung phần), trên đường ra dự lễ ở Huế, đã bị công an xã Quảng Phú mời làm việc 2 lần và bị công an áp giải về Nha Trang. Huynh Trưởng Phan Trọng Khải, Trưởng Ban Hướng Dẫn Miền Quảng Đức (Saigon) cũng bị đưa về đồn công an, phường Tứ Hạ, làm việc không cho ăn cơm trưa, đến chiều mới cho về. Tại Quảng Nam - Đà Nẵng, Huynh Trưởng Nguyễn Chiến bị công an thẩm vấn liên tục 3 ngày không được tham dự ngày lễ 10.1 và không được tham gia GHPGVNTN.

Tổng cộng đã có 23 Huynh trưởng Gia Đình Phật tử bị sách nhiễu, hăm dọa và quản chế không lý do. Đó là các anh chị Huynh trưởng: Hồ Nguyên Minh Ý, Hồ Văn Nịch, Hoàng Như Đạo, Hoàng Tánh, Hoàng Thị Hồng Phượng, Lê Công Cầu, Lê Nhất Thịnh, Lê Văn Thạnh, Ngô Đức Tiến, Nguyễn Chiến, Nguyễn Đình Mộng, Nguyễn Đức Khóa, Nguyễn Sắc, Nguyễn Tất Trực, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Văn Đê, Trương Diên Hiếu, Trương Minh Dũng, Trương Trọng Tháo, Văn Đình An, Văn Đình Tất, Văn Thị Hiểu, Văn Tiến Nhị.

Công an hành hung Sư Cô Thích Nữ Đồng Hiếu tại Đà Nẵng

Vào lúc 4 giờ 30 sáng ngày 10.1, Hòa thượng Thích Thanh Quang và Sư Cô Thích Nữ Đồng Hiếu gọi xe đi ra Huế dự lễ Hiệp Kỵ ở Tu viện Long Quang, thì bị công an vây chặt quanh chùa Giác Minh ở Đà Nẵng đuổi trở lui. Trong lúc xô xát một công an mập béo khoa tay múa võ nhắm vào mắt Sư cô Đồng Hiếu muốn móc. May mắn Sư Cô tránh kịp.

Đến 7 giờ sáng, một số lớn công an nam nữ tấn công vào chùa quậy phá, văng tục. Hòa thượng Thích Thanh Quang lên tiếng mời họ ra khỏi chùa, thì tên công an hồi sáng nhảy đến tát túi bụi vào mặt Sư Cô Đồng Hiếu đến ngất xỉu.

4 Huynh trưởng GĐPTVN ở Saigon thọ Cấp Tấn và Tín 
tại Tu viện Long Quang 4 giờ sáng ngày 10.1.14 – Hình PTTPGQT

Lễ Thọ cấp cho 4 Huynh trưởng Gia Đình Phật tử

Dù lễ Hiệp kỵ chư Lịch đại Tổ sư, chư Tiền bối hữu công và chư Thánh tử đạo bị ngăn cấm không cho chư Tăng Ni, Phật tử các nơi trên toàn quốc, kể cả Huế, về dự. Nhưng may mắn có 4 Huynh trưởng Miền Quảng Đức (Đô thành Saigon – Gia Định) vào kịp Tu viện Long Quang, và đã được Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Thích Như Đạt, cử hành Lễ Phát Nguyện thọ cấp Tấn và Cấp Tín cho các Huynh Trưởng này vào lúc 4 giờ 30 sáng.


Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net



Gửi Danlambao

Nghề cắt lá... ra tiền và những nhát kéo tiền triệu



Chỉ với chiếc kéo nhỏ dưới bàn tay khéo léo và con mắt nhà nghề tinh thông đã mang lại nguồn thu nhập khá cao cho các nghệ nhân chỉnh sửa cây cảnh.

Tết sắp đến cũng là lúc các nghệ nhân chỉnh sửa cây cảnh ở các làng cây cảnh truyền thống của Nam Định lại tất tả xuôi Nam, ngược Bắc với bộn bề công việc với mong muốn kiếm được khoản thu kha khá dịp cuối năm.

Nhát kéo tiền triệu

Mỗi năm, dịp gần Tết cổ truyền là các nhà vườn cây cảnh hoặc những khu công sở, văn phòng lại trang hoàng cho những cây thế, chậu cảnh một diện mạo mới, đẹp hơn, dáng chuẩn hơn để đón năm mới sau một thời gian để cây mọc tự phát. Có cầu thì ắt có cung, đây cũng là thời điểm cánh thợ sửa cây bận rộn và phải làm ngày làm đêm để hoàn thiện công việc.

Anh Nguyễn Ngọc Sơn chỉnh sửa một cây sanh theo thế long chầu.
Anh Nguyễn Ngọc Sơn chỉnh sửa một cây sanh theo thế long chầu.

Có lẽ trong các nghề thì sửa cây là một trong những nghề sử dụng ít dụng cụ nhất, chỉ 2 thứ: Cưa và kéo. Và phụ kiện cho công việc tạo dáng cho cây cũng chỉ là dây nhôm, dây nylon cùng vài thanh tre nẹp giữ dáng. Thế nhưng chỉ với chiếc kéo nhỏ dưới bàn tay khéo léo và con mắt nhà nghề tinh thông đã mang lại nguồn thu nhập khá cao cho các nghệ nhân làng nghề.

Thoăn thoắt cắt những đám lá mọc lô xô khỏi tán, dựng lại “phom” chuẩn cho một cây sanh thế “sư tử hý cầu” cho một gia đình tại thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, Nam Định), anh Nguyễn Ngọc Sơn – quê xã Nam Toàn - một cao thủ trong nghề sửa cây có thâm niên hơn 20 năm cho biết: “Những người làm nghề này một phần do được đi làm với các nghệ nhân tiền bối, quan sát và tự học hỏi, còn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm trồng, chiết, chăm sóc cây. Từ đó mới nắm được quy luật phát triển của từng loại cây để định hình, tạo dáng theo “phom”, theo thế”.

Theo anh Sơn, trừ những cây sanh, si hay tùng la hán… đã có dáng đứng thẳng, mục đích tạo tầng tán theo 5-7 hay 9 tầng thì chỉ việc buộc cành tạo tầng tán, sau đó để cây phát triển tự do vài năm rồi chỉnh sao cho các tầng tròn đều, nhỏ dần từ gốc lên ngọn. Còn với những cây thế phức tạp, đòi hỏi người thợ phải có con mắt nhìn tinh tế để chỉnh sửa, uốn nắn sao cho cây có dáng ưng ý nhất, đạt thẩm mỹ cao nhất, từ đó sẽ có giá trị kinh tế cao.

Thậm chí có những cây mọc hoang trong vườn nhà người ta, mình xin về trồng, chỉnh sửa, cắt tỉa, gặp khách mua có khi bán được dăm triệu đồng. Thế nên mọi người hay ví von là “nhát kéo tiền triệu”. Nghề này tuy không quá vất vả nhưng nắng cũng như mưa cũng luôn phải loay hoay ngoài sân, ngoài vườn, việc chỉnh sửa cây diễn ra quanh năm, nhưng dịp gần tết là bận rộn nhất.

Sửa cây, xây được nhà

Tại Nam Định có những nghệ nhân nổi tiếng trong nghề dù tuổi đời chỉ ngoài 40 như ông Phạm Minh Châu, ông “Vua lộc vừng” Phạm Trà ở xã Nam Toàn, ông Hoan ở Điền Xá, ông Trịnh ở Nam Thắng… Với tay nghề của những người này, mỗi tháng họ có thu nhập 20-30 triệu đồng.
Với những người thợ có tay nghề cao, việc chỉnh sửa một cây cảnh cỡ nhỏ hoặc trung bình hết từ 1-2 tiếng. Sau khi đã định hình kiểu dáng, người thợ cắt bỏ những nhánh thừa, sau đó dùng dây nhôm 3mm cuộn xoắn theo những cành, nhánh để uốn định hình theo thế cây đã lựa chọn.

Tuỳ thuộc vào loại cây là sanh, si, đa, tùng la hán hay quất, đào… mà người thợ lựa chọn kiểu dáng long, phượng, thác đổ, sư tử hý cầu hay lưỡng long chầu nguyệt… Do luôn đòi hỏi sự sáng tạo tối đa nên để trở thành một nghệ nhân là điều không hề đơn giản, vì vậy lượng người có tay nghề chỉnh sửa cao trong làng sinh vật cảnh không phải là nhiều.

Hiện ngày công chỉnh sửa cây cảnh phổ biến như sanh, si, lộc vừng… khoảng 300.000 đồng/ ngày, còn chỉnh uốn tùng la hán, tùng kim là 500.000 đồng/ngày bởi đặc thù của loại cây này rất khó uốn, tạo dựng thế cây cũng phức tạp hơn. “Bình quân một người thợ có tay nghề cao mỗi tháng cũng kiếm được khoảng 12-15 triệu đồng”- anh Nguyễn Thanh Lâm - thợ sửa cây ở Nam Hồng (Nam Trực) cho biết.

Theo Chu Hồng Châu Dân Việt