Friday, May 16, 2014

Video: Thanh niên cờ đỏ, vừa phất cờ vừa ăn cướp.

Hết chối nhé, mấy anh mang cờ đỏ vứa phất cờ vừa ăn cướp. 
Không có anh chị công nhân nào tự đạp đổ mỉếng cơm của mình đâu.


Post by Hội những người thích xe mô tô phân khối lớn.

Khi thủ tướng..text..dân & khi dân trả lới thủ tướng.


Mỹ trắng: David Douglas Senior Solos Hát bài Việt Nam Tôi Đâu

THÊM ẢNH Ở BIÊN GIỚI..

ĐÂY LÀ QUÂN ĐỘI TRUNG CỘNG







PICS : Cận cảnh tàu CSB Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm



Thứ sáu, 2014-05-16 21:18:05 - Nguồn: Tinmoi.vn
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam 4032 bị tàu Trung Quốc đâm móp tầu ngày 13/5 đã cập cảng Đà Nẵng để sửa chữa hư...


Tàu Cảnh sát biển Việt Nam 4032 bị tàu Trung Quốc đâm móp tầu ngày 13/5 đã cập cảng Đà Nẵng để sửa chữa hư hại.
Video: Tàu CSB Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm

Theo tin tức chiều 16/5, tàu CSB 4032 đã cập càng Đà Nẵng để sửa chữa do bị tàu Trung Quốc đâm vào trước đó. Được biết, ngày 13/5 tàu CSB 4032 cùng các biên đội tàu CSB Việt Nam cơ động, tiến vào vị trí giàn khoan Hải Dương 981. 7 giờ 30 phút cùng ngày, mũi tàu CSB 4032 cách giàn khoan chừng 5,5 hải lý, bất ngờ bị 2 tàu Trung Quốc 7028, 46001 kèm chặt cùng nhiều tàu khác của Trung Quốc hỗ trợ bên ngoài uy hiếp, ngăn cản.
Đến cách chừng 50-70m, 2 tàu Trung Quốc mở hệ thống vòi rồng, phun nước chùm đe dọa, đồng thời tăng tốc áp sát trực diện mũi tàu CSB 4032 của Việt Nam.
Mạn tàu CSB 4032 bị húc trực diện, kèm theo vết đứt gãy lan can, tóe tia lửa. Cả tàu chao đảo trước cú đâm va lớn của tàu Trung Quốc 46001 về phía mạn trái. Mũi tàu bị húc lệch hướng. Rất may không có thương vong nào xảy ra.
Cận cảnh tàu CSB 4032 Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm:
Cận cảnh tàu CSB Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm
Cận cảnh tàu CSB Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm
Cận cảnh tàu CSB Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm
Tàu CSB Việt Nam 4032 bị hư hại phải quay vào đất liền để sửa chữa
Cận cảnh tàu CSB Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm
Cận cảnh tàu CSB Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm
Cận cảnh tàu CSB Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm
Cận cảnh tàu CSB Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm
Những ống thép bị đứt gãy.
Cận cảnh tàu CSB Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm
Cận cảnh tàu CSB Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm
Nguyên Thảo (Tổng hợp)
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

Trung Quốc đưa thêm 27 tàu ra vùng hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương 981



Thứ bảy, 2014-05-17 05:59:05 - Nguồn: VOV.vn
Phía Trung Quốc đã tăng số tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 đang đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam lên tới 126 tàu. So với ngày 15/5, số tàu của Trung Quốc đã tăng thêm 27 tàu tại khu vực này. Đó là thông tin được Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cuối giờ chiều nay (16/5).
Đại diện Cục Kiểm ngư cung cấp thông tin cho báo chí
Trong ngày hôm nay, các tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam khi tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 ở khoảng cách 7 hải lý liền bị các tàu Hải cảnh của Trung Quốc số hiệu: 2401, 2350, 37102, 21102, 2337, 33102, 212, 33006 cùng 2 tàu kéo, và 3 tàu không số áp sát, cản trở chủ động đâm va phun nước làm 1 tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam bị hỏng máy lái và hư hỏng hệ thống ăng ten thông tin. Đáng lưu ý là hôm nay, các tàu vỏ sắt của Trung Quốc đã chủ động đâm, va vào tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang tiến hành di chuyển vào gần giàn khoan Hải Dương 981 để khai thác tại ngư trường truyền thống.
Ông Nguyễn Văn Trung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam nói: Lúc 13 giờ 58 phút các tàu cá của Việt Nam đang khai thác trên khu vực cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 10 hải lý đã bị tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc có số hiệu 71075 đâm vào phía sau lái làm tàu bị hư hỏng, làm sập mái che sau cabin, nứt boong sau. Tiếp đó, lúc 14 giờ 15 phút tàu cá của Việt Nam bị tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc có số hiệu 71075 đâm sập cầu thang, nứt cabin, hỏng giàn đèn có 6 bóng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của ngư dân.
Ông Nguyễn Văn Trung cũng cho biết: các tàu chấp pháp của Việt Nam vẫn tiếp tục thường xuyên bám sát, hỗ trợ các tàu cá và ngư dân Việt Nam, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động tại ngư trường truyền thống quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang đặt trái phép trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam./.
Minh Long/VOV - Trung tâm Tin

Kinh hoàng hàng nghìn công nhân ở Thanh Hóa nôn mửa, ngất xỉu


(Kênh 13) – Khoảng 9 giờ 45 sáng 13.5, tại Công ty TNHH Hong Fu Việt Nam chuyên sản xuất da giày đóng tại Khu công nghiệp Hoàng Long, TP.Thanh Hóa đã xảy ra vụ ngộ độc tập thể nghiêm trọng khiến ít nhất 500 công nhân phải nhập viện. 
Ít nhất 500 công nhân bị ngộ độc, bệnh viện quá tải
Theo tường trình của các công nhân, sáng nay, nhiều công nhân bị buồn nôn, ói mửa, ngứa họng sau khi uống nước tại công ty.
“Sau khi uống nước khoảng 15 phút, một số người có biểu hiện ngứa họng rồi nôn mửa. Khoảng một tiếng sau thì có hàng trăm người bị các triệu chứng tương tự, khiến lãnh đạo công ty phải báo cáo tình hình với các cơ quan chức năng, đồng thời tổ chức đưa các công nhân đi cấp cứu…”, một công nhân nói.
Tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực đến 11 giờ 30 đã tiếp nhận khoảng 500 công nhân đến điều trị cấp cứu khiến bệnh viện này rơi vào tình trạng quá tải nghiêm trọng. Các bác sĩ đã phải trải chiếu xuống sàn tầng trệt của 3 toàn nhà trong bệnh viện để lấy chỗ cấp cứu bệnh nhân.
Hầu hết số công nhân nhập viện đều có chung biểu hiện như ngứa họng, nôn mửa, một số bệnh nhân bị ngất xỉu, co giật. Tuy nhiên, nhiều công nhân được chở đến bệnh viện trong trạng thái hoàn toàn bình thường. Họ không có biểu hiện đau bụng, nôn mửa, nhưng do tâm lý sợ bị ngộ độc vì cũng đã uống nước tại công ty nên đòi đến bệnh viện để yên tâm.
Trước tình hình bệnh nhân tăng lên đột biến, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo lực lượng công an và sở y tế điều tiết các bệnh nhân về các các bệnh viện công trên địa bàn TP.Thanh Hóa để điều trị đồng thời chỉ đạo Công an tỉnh khẩn trương vào cuộc điều tra vụ việc.
Các bệnh viện trên địa bàn Thanh Hóa huy động tối đa phương tiện, nhân lực để cấp cứu cho các bệnh nhân
Lực lượng cảnh sát phải điều động xe chuyên dụng đến chở công nhân đi cấp cứu
Bệnh nhân nhập viên tiếp tục tăng nhanh
Hàng trăm công nhân bỏ việc để đưa những người bị ngộ độc đi cấp cứu

Trung Quốc tăng tàu bảo vệ giàn khoan 981 lên 126 chiếc



Thứ Sáu, ngày 16/05/2014 21:07 PM (GMT+7)
Ngày 16/5, ngoài việc tăng mạnh lực lượng bảo vệ quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 lên 126 tàu, các tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc liên tục chủ động đâm, va, phun nước vào tàu kiểm ngư, tàu cá ngư dân Việt Nam.
Cục Kiểm ngư chiều ngày 16/5 cho biết trong ngày 16/5, Việt Nam vẫn duy trì lực lượng như ngày 15/5.
Các tàu thực thi luật pháp trên biển của Việt Nam vẫn thường xuyên bám sát, hỗ trợ các tàu cá và ngư dân của ta đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động tại ngư trường truyền thống quanh khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trong khi đó, theo quan sát của lực lượng Kiểm ngư, bên cạnh việc duy trì tàu quân sự và 2 máy bay tuần thám, số tàu Trung Quốc đã tăng lên, tổng số tại khu vực giàn khoan là 126 tàu so với khoảng trên 80 tàu những ngày trước đó.
Trung Quốc tăng tàu bảo vệ giàn khoan 981 lên 126 chiếc - 1
Đáng chú ý, tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc đã chủ động đâm va vào các tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang tiến hành di chuyển vào gần giàn khoan Hải Dương 981 để khai thác thủy sản trong như trường truyền thống. Tàu Trung Quốc đã áp sát, vây ép và phun nước vào tàu chấp pháp của Việt Nam trong quá trình tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền.
Cụ thể, khi các tàu kiểm ngư Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 ở khoảng cách 7 hải lý liền bị các tàu Hải cảnh số: 2401, 2350, 37102, 2337, 33102, 2112, 33006; 2 tàu kéo và 3 tàu không số áp sát, cản trở, chủ động đâm va, phun nước làm 1 tàu bị hỏng máy lái và hư hỏng hệ thống ăng ten thông tin.
Trung Quốc tăng tàu bảo vệ giàn khoan 981 lên 126 chiếc - 2
Tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc đã áp sát và đâm vào tàu cá của ngư dân, gây hư hỏng 3 tàu cá. Cụ thể: Lúc 13 giờ 58 phút ngày 16/5, các tàu cá khi đang khai thác trên khu vực cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 10 hải lý thì bị tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc có số hiệu 71075 đâm vào phía sau làm 1 tàu cá bị hư hỏng, làm sập mái che sau cabin, nứt boong sau.
Trung Quốc tăng tàu bảo vệ giàn khoan 981 lên 126 chiếc - 3
Lúc 14 giờ 15 phút, 1 tàu cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc có số hiệu 71075 đâm sập cầu thang, nứt ca bin, hỏng dàn đèn có 6 bóng làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của ngư dân.
Một tàu cá khác của ngư dân bị đâm thủng làm tràn nước vào khoang, phải sử dụng bơm chống thủng, tuy nhiên ngư dân vẫn kiên quyết khắc phục và ở lại sản xuất.
Theo Nguyễn Quyết (Người lao động)

Bệnh sởi và tay chân miệng tại TP HCM tiếp tục tăng cao



Thứ bảy, 2014-05-17 04:06:05 - Nguồn: Docbao.vn
162 ca biến chứng trong tháng 4 và hiện mỗi tuần có hơn 150 trường hợp điều trị nội trú, cùng với bệnh tay chân miệng, tình hình sởi đang nóng lên tại TP HCM.
 

 
Sáng 16/5, khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 vẫn còn nhiều bệnh nhi mắc sởi đang điều trị. Đặc biệt có một trường hợp biến chứng nặng tưởng đã tử vong nhưng may mắn qua cơn nguy kịch. Lượng bệnh nhân sởi nội trú của bệnh viện này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tình hình cũng tương tự tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM.
 
Một trường hợp mắc sởi bị biến chứng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Ảnh: Thiên Chương
 
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, chỉ trong tháng 4 đã có 656 trường hợp nhập viện vì bệnh sởi. Tình hình vẫn chưa hạ nhiệt bởi trong những tuần đầu tháng 5, lượng bệnh đến khám và điều trị nội trú vẫn ở mức cao (khoảng từ 150 đến 200 ca mỗi tuần).
Khác với các bệnh truyền nhiễm khác, số ca mắc sởi được ghi nhận khi xuất viện nhiều hơn lúc nhập viện do khi vào viện nhiều bé chỉ mới sốt, phát ban, sau đó mới được xác định do sởi. Về độ tuổi mắc bệnh, ghi nhận tại các viện cho thấy nhiều nhất là trẻ từ 1-3 tuổi, kế đến là trẻ dưới 1 tuổi và cuối cùng là trẻ từ 5-10 tuổi. Biến chứng thường gặp là hô hấp, số ít bị biến chứng thần kinh.
Phân tích từ trung tâm Y tế dự phòng cho thấy, quận huyện đông dân cư, điều kiện nhà ở chưa cải thiện có nhiều ca mắc bệnh hơn quận huyện khác. Cụ thể, quận 8, Bình Tân, Bình Chánh, Thủ Đức có số ca mắc sởi cao nhất TP HCM. Hầu hết các trường hợp nhập viện đều không được tiêm phòng trước đó. Khoảng 60% trường hợp phụ huynh bỏ mất sổ tiêm phòng và cũng không nhớ con mình đã được tiêm phòng hay chưa.
Cùng với sởi, diễn biến bệnh tay chân miệng cũng đang phức tạp bởi số ca mắc và nhập viện vẫn đang ở mức cao, 90% bệnh nhân dưới 3 tuổi và khoảng 10% trường hợp bị biến chứng.
 
Khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 luôn chật kín bệnh nhi. Ảnh: Thiên Chương
 
Từ đầu năm 2014 đến nay, TP HCM có hơn 3.300 ca mắc bệnh tay chân miệng và theo nhận xét của bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh này đang trong đợt cao điểm đầu tiên của năm. "Nếu không khống chế, số ca mắc sẽ tăng vào tháng 6 và tiếp tục tăng đến cuối năm", bác sĩ Khanh nói.
Thống kê tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 cho thấy, từ đầu năm đến này đã có hơn 2.600 ca tay chân miệng điều trị nội trú với 63 ca biến chứng nặng. Còn tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP cũng có hơn 1.000 trường hợp nhập viện.
"So với năm 2013, tình hình tay chân miệng năm nay cao hơn hẳn. Cho đến nay, tất cả các quận huyện đều đã có ca mắc. Dẫn đầu là quận 8, Bình Chánh và Bình Tân", ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho biết.
Để khống chế số ca mắc bệnh sởi, TP HCM tiếp tục thực hiện đợt tiêm vét, linh động sử dụng lượng vắcxin miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm cho trẻ dưới 10 tuổi. Chương trình được thực hiện rộng rãi tại trạm y tế các phường xã.
Đối với bệnh tay chân miệng, các bác sĩ khuyên phụ huynh cần tích cực đề phòng bằng biện pháp giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt của trẻ. "Thường xuyên rửa tay cho các bé và rửa tay cả người chăm sóc cho các bé là biện pháp hữu hiệu đầu tiên phòng bệnh", trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 nói.
Theo Thiên Chương (VnExpress.net)

Trung Quốc ‘phun vòi rồng’ vào ngư dân Lý Sơn?



tauca
Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ngoài khơi đảo Lý Sơn.
Một ngư dân và một giới chức trên đảo Lý Sơn cho biết rằng các ngư phủ ở đây cũng bị lực lượng Trung Quốc ‘xịt vòi rồng’ trong khi vụ giằng co giữa Hà Nội và Bắc Kinh quanh giàn khoan của Trung Quốc vẫn tiếp diễn.
Cáo buộc trên được đưa ra trong bối cảnh các tàu của hai nước láng giềng cũng mới sử dụng súng phun nước công suất lớn nhắm vào nhau ở gần giàn khoan gây tranh cãi nằm cách đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi khoảng hơn 200 km.
Lực lượng kiểm ngư của mình, bây giờ ngoài cái nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ra thì còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho ngư dân. Nếu mà bây giờ ta bỏ ngư trường, ta bỏ biển mà phía Trung Quốc như thế thì đương nhiên Trung Quốc sẽ lấn tới…
Ngư phủ Bùi Văn Phải nói chuyện với VOA Việt Ngữ sau chuyến đi đánh bắt ở biển Đông.
“Tôi mới đi ở Hoàng Sa về. Rất là khó khăn. Mình đi ra khai thác thì bị xua đuổi, đập phá. Chuyến vừa rồi có một số tàu bị xịt nước [phun vòi rồng], hư tàu. Trên đảo Tri Tôn [thuộc quần đảo Hoàng Sa], tôi thấy tàu rất là nhiều, vừa là tàu quân sự, tàu dân, rất là đông, bao vây xung quanh cái giàn khoan đó. Tôi chỉ nhìn thấy từ xa thôi, chứ tới gần là tàu nó tới xua đuổi, nó xịt nước, không cho mình tới đó”.
Theo báo chí Việt Nam, Trung Quốc đã ‘công bố lệnh cấm tàu bè hoạt động quanh khu vực giàn khoan 3 hải lý’ nhưng trên thực địa Trung Quốc đã ‘nới rộng phạm vi ra khoảng 10 hải lý’.
Ngư dân từng cáo buộc phía Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy tàu cá của mình hồi năm 2013 cho biết thêm rằng ông phải ‘đi đường vòng để đi đánh bắt và chi phí cho chuyến đi bị đội lên cao hơn so với trước đây vì tốn kém nhiên liệu’.
Ông Phải cho hay bản thân ông cũng như các ngư phủ khác hiện cũng cảm thấy lo ngại khi ra khơi.
“Bình thường mình [đi biển] thì mình an tâm hơn, nhưng bây giờ đi thì cũng e ngại, sợ nó [Trung Quốc] ra [chặn]. Mình đi ra ngư trường của mình, nhưng giờ nó lấn qua, xua đuổi, phá phách thì mình không khai thác được, nên thu nhập thất bát cho nên rất là lo ngại về việc đó”.
Dẫu vậy, ông Phải cho biết sẽ tiếp tục đi biển ‘để mưu sinh và bảo vệ chủ quyền’ dù biết rằng ‘có nguy hiểm rình rập’.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Hải trên đảo Lý Sơn, nói rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình là một ‘vấn đề gây chướng ngại cho việc khai thác hải sản của ngư dân, và ngư dân chúng tôi đã kịch liệt phản đối về việc làm này của Trung Quốc’.
Ông cũng cáo buộc phía lực lượng Trung Quốc sử dụng vòi rồng nhắm vào ngư dân Lý Sơn.
“Trung Quốc khi nó đặt giàn khoan thì nó kéo theo trên 80 tàu các loại, trong đó có tàu chiến nữa để hộ tống giàn khoan. Nó gây cản trở, ngăn cản, không cho ngư dân chúng tôi ra khai thác. Chúng xịt nước [phun vòi rồng] khi chúng tôi đi gần giàn khoan buộc chúng tôi phải đi đường vòng. Đây là ngư trường truyền thống, con đường đi của chúng tôi nhưng mà họ cắt ngang như thế này. Họ cũng gây khó khăn rồi đe dọa đến tài sản, tính mạng và ngư trường của ngư dân”.
Phía Trung Quốc chưa lên tiếng trước lời cáo buộc mới nhất từ phía ngư dân Việt Nam. Hà Nội mới đây phản đối Bắc Kinh đâm vào tàu kiểm ngư của Việt Nam nhưng đã bị phía nước láng giềng tố ngược lại.
Ông Chinh nói thêm rằng chính quyền đảo Lý Sơn mới đây đã tập trung ‘cả ngàn ngư dân để kịch liệt phản đối việc làm sai trái của Trung Quốc trái với luật biển quốc tế’.
Giới chức này cũng kêu gọi các ngư dân ‘phát huy truyền thống lâu đời của cha ông trong đội hùng binh năm xưa, là quyết tâm kiên trì bám chắc ngư trường để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc’.
Liên quan tới việc bảo toàn tính mạng cho ngư dân trong tình hình căng thẳng hiện nay, ông Phùng Quang Khải, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết:
“Lực lượng kiểm ngư của mình, bây giờ ngoài cái nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ra thì còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho ngư dân. Nếu mà ngư dân của ta đến các ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa thì đương nhiên là tàu của ta là phải xuất hiện để bảo vệ cho ngư dân. Tàu của Trung Quốc mà ngăn cản tàu của ngư dân thì tàu của kiểm ngư chúng ta cũng phải xuất hiện để bảo vệ cho ngư dân. Nếu mà bây giờ ta bỏ ngư trường, ta bỏ biển mà phía Trung Quốc như thế thì đương nhiên Trung Quốc sẽ lấn tới”.
Ông cũng cho biết xét tương quan lực lượng, hiện ‘Trung Quốc có khoảng trên dưới 80 tàu trong khi đó Việt Nam chỉ có khoảng gần 30 tàu’.
“Sở dĩ tại sao mình không huy động tàu của mình ra nữa là bởi vì đây là chủ quyền của mình, và mình chỉ có nhiệm vụ ra ngăn chặn và mình tuyên truyền để cho Trung Quốc rút giàn khoan này về thôi, tránh tình trạng đối đầu,” ông nói.
THEO VOA


Bắc Kinh tố cáo Hà Nội gây hấn, dù vụ cắm giàn khoan ở Biển Đông bị coi là sai trái



dankhoan
Giàn khoan Hải Dương HD-981 (DR)
Với phong trào bài Trung Quốc bùng lên dữ dội tại Việt Nam từ thượng tuần tháng Năm 2014, bắt nguồn từ vụ Bắc Kinh cho cắm giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa, quan hệ Việt Trung đang trải qua một giai đoạn sóng gió.
Thế nhưng, Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho Việt Nam là bên gây căng thẳng, cho dù ngày càng có nhiều chuyên gia phân tích nêu bật tính « phi pháp » và « khiêu khích » trong hành động của Trung Quốc.
Lập luận của Trung Quốc luôn luôn là vùng biển nơi họ đưa giàn khoan dầu đến hoạt động đó thuộc chủ quyền Trung Quốc, và chính Việt Nam mới là nước gây sự với Trung Quốc khi có hành động phản đối điều này. Theo Thông tín viên RFI Heike Schmidt tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị một lần nữa đã lại tố cáo Việt Nam là bên gây hấn :
« Lập trường của Bắc Kinh không hề suy suyển. Ngoại trưởng Trung Quốc đã lưu ý rằng giàn khoan Hải Dương 981 sẽ tiếp tục hoạt động cho đến ngày 15 tháng 8.
Trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích dẫn Bộ trưởng Vương Nghị xác định : « Lập trường của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình rất kiên định và sẽ không thay đổi ». Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi Hà Nội là không nên làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng, đồng thời nêu bật thủ phạm duy nhất của cuộc tranh chấp hiện nay : Đó là Việt Nam.
Ngoại trưởng Trung Quốc đã đánh giá là « dã man » các vụ tấn công của tàu Việt Nam. Theo Hoàn cầu Thời báo, trong năm ngày, 36 chiếc tàu Việt Nam đã mở 171 vụ tấn công vào tàu Trung Quốc.
Tờ báo đã trích lời một giáo sư Trung Quốc về luật quốc tế cho là nơi hoạt động của giàn khoan hoàn toàn không phải là vùng « tranh chấp » vì Trung Quốc đã thu hồi lại quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) từ năm 1974.
Trong bài xã luận của mình, Global Times cáo buộc thái độ « kiêu ngạo » của Hà Nội và cho rằng Việt Nam có thể trở thành một nước « bị ghẻ lạnh » dưới mắt giới đầu tư nước ngoài nếu bạo loạn tiếp diễn. »
Trung Quốc như vậy vẫn lớn tiếng tố cáo Việt Nam là bên gây rối, trong khi theo các chuyên gia phân tích quốc tế, chính Bắc Kinh mới là bên khởi chiến. Trả lời phỏng vấn riêng của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Carl Thayer – thuộc Học viện Quốc phòng Úc – đã nêu bật tính chất khiêu khích và phi pháp trong hành động của Trung Quốc như sau :
« Động thái của Trung Quốc vừa bất ngờ, vừa khiêu khích, vừa phi pháp.
Bất ngờ vì quan hệ Trung Quốc – Việt Nam đang ở trong một tiến trình tốt đẹp kể ngày Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Việt Nam vào năm ngoái. Mặt khác, cũng không có một lời tuyên truyền cảnh báo nào từ phía Bắc Kinh, theo đó Hà Nội đã vi phạm lợi ích của Trung Quốc, điều mà trong một chừng mực nào đó có thể giải thích cho một phản ứng từ phía Bắc Kinh.
Động thái của Trung Quốc mang tính khiêu khích vì giàn khoan dầu đã được khoảng 80 chiếc tàu đi theo hộ tống, trong đó có 7 chiến hạm. Hành động này đã gây căng thẳng trong khu vực.
Sau cùng, động thái này bất hợp pháp ở chỗ Trung Quốc đã nói một cách sai lạc rằng lô 143 (nơi họ cắm giàn khoan) nằm trong « vùng lãnh hải » của họ. Thế nhưng không hề có thực thể lãnh thổ Trung Quốc nào trong vòng 12 hải lý, nơi giàn khoan dầu đang hoạt động. »
Đánh giá của Giáo sư Carl Thayer về hành động mới đây của Trung Quốc trên Biển Đông cũng không khác quan điểm của Hoa Kỳ và nhiều nước khác, theo đó chính việc Trung Quốc tự động đưa giàn khoan của họ xuống thăm dò ngay tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đồng nghĩa với một hành vi khiêu khich và là nguyên nhân gây căng thẳng.
THEO RFI


Ba viên chức Trung Quốc bị giết khi Tập Cận Bình thăm Tân Cương



tapcanbinh
Ông Tập Cận Bình đến thăm sở công an ở khu tự trị Kashgar, Tân Cương – REUTERS /Lan Hongguang /Xinhua
Ba cán bộ Trung Quốc đã bị giết chết tại Tân Cương, khi Tập Cận Bình đến thăm khu tự trị đang bị bạo lực chủng tộc và tôn giáo hoành hành vào tháng trước. Thông tin trên các trang mạng hôm nay 15/05/2014 cho biết như trên.
Ba viên chức trên đây đã bị sát hại khi đang câu cá trên thuyền, ở một hồ thuộc quận Kargilik tại Khách Thập (Kashgar), thành phố lớn thứ hai ở Tân Cương.
Ông Enver Tursun, phó công an quận Janggikieski nói với đài RFA : « Hai người bị cắt cổ và quẳng xuống hồ, người thứ ba bị đâm 31 nhát rồi bị quăng xuống nước tiếp ». Nhưng bản tiếng Hoa của đài này thì nói rằng nguồn tin là do ban tiếng Duy Ngô Nhĩ thu thập được.
Một trong số ba nạn nhân lãnh đạo một ngân hàng địa phương, hai người kia trong ngành viễn thông. Cả ba đều là người Hán, được chuyển công tác lên Tân Cương cách đây hai năm.
Sự kiện trên xảy ra trong lúc Tập Cận Bình đang có mặt ở Khách Thập cùng ngày hôm đó, trong khuôn khổ chuyến viếng thăm lần đầu tiên tại Tân Cương với tư cách chủ tịch Trung Quốc.
Vùng đất bán sa mạc hẻo lánh ở Trung Á từ một năm qua là nơi diễn ra nhiều vụ bạo động, bị Bắc Kinh cho là những người ly khai và Hồi giáo thực hiện. Người Duy Ngô Nhĩ vốn chiếm đa số tại địa phương này, thường xuyên tố cáo việc người Hán đô hộ Tân Cương, với cả triệu người ồ ạt di cư đến và đàn áp văn hóa, tín ngưỡng của họ.
THEO RFI


Người dân Philippines - Việt Nam đoàn kết biểu tình trước ĐSQ Trung Quốc tại Manila



Cuộc biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Manila với thông điệp kêu gọi sự đoàn kết giữa Việt Nam - Philippines.
CTV Danlambao - Vào lúc 11 giờ trưa hôm nay, thứ sáu 16/5/2014, người dân Philippines đã kéo đến đại sứ quán Trung Quốc tại Manila để bày tỏ sự đoàn kết và  ủng hộ nhân dân Việt Nam, đồng thời biểu tình phản đối những hành động leo thang gây hấn của chính phủ Trung Quốc qua việc hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép tại Biển Đông.  

Bạn đọc Danlambao cho biết, mặc dù phải diễn ra giữa trưa nắng, nhưng cuộc biểu tình đã thu hút sự tham gia của 500 người, gồm cả người Phillipines lẫn Việt Nam. Người Philippines hô các khẩu hiệu "China! Get Out!", "China! Back Off"; còn đoàn biểu tình người Việt cũng tạo ra sự chú ý với những tiếng hô "Hoàng Sa! Trường Sa!" đã vang lên trong các cuộc biểu tình gần đây ở Hà Nội, Sài Gòn...

Đặc biệt, bên cạnh chủ đề chính là chống hành vi và thái độ ngang ngược của Bắc Kinh, cuộc biểu tình lần này còn đưa ra những thông điệp mới kêu gọi sự đoàn kết Việt Nam - Philippines, như "Vietnam and Philippines Stand as One Against Chinese Intrusion" (Việt-Phi đứng dậy cùng nhau chống lại sự xâm nhập của Trung Quốc); "The world supports Vietnam and Philippines" (Thế giới ủng hộ Việt Nam và Philippines.)

Được biết, đây là cuộc biểu tình do cộng đồng người Việt tại Philippines đã phối hợp với một số tổ chức sở tại như USP4GG, Di Ka Pasisiil Movement, Akbayan tổ chức nhân sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 cũng như liên tiếp có những hành vi gây hấn thời gian gần đây.
 Cuộc biều tình thu hút sự tham dự của nhiều người dân Việt Nam hiện đang sống và làm việc tại Philippines

Vào năm ngoái, các tổ chức kể trên cũng đã đứng ra kêu gọi một cuộc biểu tình với nội dung chống những hành động hà hiếp của nhà đương cục Bắc Kinh trên Biển Đông, bao gồm lệnh đánh bắt cá và cho tàu xâm phạm Bãi cạn Scarborough. 

Trong cuộc biểu tình trước đó, báo giới cũng ghi nhận có sự góp mặt của một số người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Philippines.

PICS : Cận cảnh: Tàu hải cảnh Trung Quốc điên cuồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam

(TNO) Trong suốt gần 10 ngày ở khu vực mà Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép (gần đảo Tri Tôn, huyện Hoàng Sa, TP.Đà Nẵng), phóng viên Báo Thanh Niên đã chứng kiến liên tục việc các tàu Trung Quốc ngang ngược, tấn công bằng vòi rồng vào lực lượng chấp pháp của Việt Nam.

Tàu Trung Quốc ngang ngược tấn công và bắn vòi rồng vào tàu kiểm ngư KN 767 của Việt Nam đang chấp pháp trên biển - Ảnh: Mai Thanh Hải
Từ Hoàng Sa, hôm nay 16.5, phóng viên Báo Thanh Niên Mai Thanh Hải đã chuyển về được những hình ảnh tàu Trung Quốc ngang ngược tấn công và bắn vòi rồng vào tàu kiểm ngư KN 767 của Việt Nam đang chấp pháp trên biển.
Thậm chí, hệ thống thông tin liên lạc của tàu chỉ huy trong biên đội tàu bị súng phun nước của tàu hải cảnh Trung Quốc phá hỏng, nên mọi thông tin liên lạc bị cắt đứt. Việc thông tin và chuyển hình ảnh về để cập nhật đến bạn đọc bị gián đoạn.
Bằng nhiều cách phóng viên Thanh Niên phải nhờ tàu CSB 4032, thuộc Vùng Cảnh sát Biển 2, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, truyền hình ảnh giúp.
Theo tường thuật của phóng viên Mai Thanh Hải, đều đặn 3 lần/ngày trong suốt từ ngày 8.5 đến nay, các tàu Trung Quốc đều tấn công truy đuổi và bắn vòi rồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam.
Trong những ngày có mặt trên biển, phóng viên Báo Thanh Niên được phép tác nghiệp ngay trên tàu KN 767 thuộc Biên đội Kiểm ngư Vùng 4, Cục Kiểm ngư Việt Nam.
Trực tiếp sát cánh cùng những người lính làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, cùng ăn ở và chia sẻ mọi gian khó với họ, phóng viên Thanh Niên đã ghi lại được những thời khắc nghẹt thở, khi các tàu hải cảnh, hải giám Trung Quốc liên tục chặn đường, cắt mũi và kè sát 2 bên để bắn vòi rồng làm hỏng các thiết bị ra đa, thông tin, trang thiết bị trên tàu; đâm va hòng làm mất sức chiến đấu của những con tàu nhỏ bé nhưng kiên cường, thuộc Biên đội tàu Kiểm ngư Vùng 4, Cục Kiểm ngư Việt Nam.
Xin giới thiệu những hình ảnh phóng viên Thanh Niên ghi lại được, trong những ngày trên tàu KN 767:

Tàu hải giám Trung Quốc tăng tốc đuổi tàu KN 767 và dùng súng phun nước tự động bắn hỏng thiết bị thông tin liên lạc
 
Hai tàu hải cảnh 21101, 2401 và hải giám 442 lập đội hình bao vây KN 767
 
Kíp lái tàu bình tĩnh trước mọi tình huống
 
Hải cảnh 37102 cản đường đi
 
Hải cảnh 37102 lao thẳng vào tàu KN 770
 
Hải cảnh 21101 chắn ngang trước mũi tàu kiểm ngư Việt Nam
 
Tàu KN 767 tăng tốc, vượt sóng hướng về phía giàn khoan Hải Dương-981
 
Hải cảnh 37102 tìm cách cản đường tàu KN 767
 
Hải giám 442 phun nước tấn công tàu kiểm ngư
 
Tàu kéo Trung Quốc quyết liệt cản phá, tấn công biên đội Kiểm ngư
 
Bắn nước hòng phá hủy ra đa tàu kiểm ngư Việt Nam
 
Lính Trung Quốc quay phim, chụp ảnh
Mai Thanh Hải
(thực hiện)

Tàu Trung Quốc mở bạt che súng, uy hiếp tàu Việt Nam

Từ Hoàng Sa, PV cho biết khác với mọi hôm khi sáng nay 2 biên đội tàu cảnh sát biển Việt Nam tuần tra áp sát giàn khoan Hải Dương-981 đến khoảng 7 hải lý mà không gặp bất cứ cản trở nào từ phía Trung Quốc.
Theo đánh giá của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam thì đây là sự bất thường trong nhiều ngày qua. Bình tĩnh, cảnh giác, tàu cảnh sát biển Việt Nam tiến chậm và gần hơn với giàn khoan Hải Dương-981. Có thời điểm, từ trên tàu CSB 4033, chúng tôi có thể nhìn rất rõ giàn khoan khổng lồ này, hiện đang được đặt phi pháp trong vùng biển Việt Nam.
Sau khoảng 5 phút thì có 5 tàu Trung Quốc với đủ thể loại xuất hiện, áp sát từ phía mạn trái và phải của 2 biên đội tàu cảnh sát biển Việt Nam.
8 giờ 52, tàu Trung Quốc bắt đầu dàn trận tiến đến đương đầu và chia cắt đội hình tàu cảnh sát biển Việt Nam.
8 giờ 55, có khoảng 25 tàu Trung Quốc to lớn, lao ra cản phá đội hình biên đội tàu cảnh sát biển Việt Nam.
8 giờ 58, bên mạn phải tàu CSB 4033 xuất hiện tàu Hải cảnh Trung Quốc tăng tốc lao về cản phá đội hình.
9 giờ 5, nhiều tàu Trung Quốc dùng chiến thuật “lấy đông hiếp yếu”, tăng tốc lao vào mạn trái của biên đội tàu cảnh sát biển Việt Nam với tốc độ cao. Đặc biệt, một số tàu còn chỉa mũi, nhằm thẳng tàu CSB 2013 mà đâm.
Tàu TQ 31101, áp sát tàu CSB 2013. Đứng từ tàu CSB 4033, chúng tôi có thể nhìn thấy rõ những khẩu pháo quân sự đã được tháo bạt, các vòi rồng cùng chỉa mũi, sẵn sàng phun nước và uy hiếp tàu CSB 2013.
Cuộc rượt đuổi kéo dài trong khoảng 10 phút, tàu Trung Quốc lượn quanh tàu CSB 2013 tỏ ý đe dọa và uy hiếp, đồng thời phô trương sức mạnh quân sự.
9 giờ 15, thêm một tàu Trung Quốc số hiệu 33101 lao vào tàu CSB 2013. Lúc này, 2 tàu Trung Quốc kẹp chặt tàu CSB 2013 với hành đông giương oai quân sự rất rõ ràng, tất cả đều cùng tháo bạt che pháo, chỉa mũi pháo về phía lực lượng chấp pháp Việt Nam.
9 giờ 20, sau một thời gian uy hiếp, bất ngờ tàu TQ 31101 đổi hướng lao vào tàu CSB 4033, nơi PV Hoàng Sơn đang có mặt. Không khí trên tàu trở nên căng thẳng, tất cả các cửa kính được đóng chặt, đề phòng phía Trung Quốc phun vòi rồng.
9 giờ 25, hai tàu cách nhau chỉ vài chục mét. Từ tàu CSB 4033, PV Hoàng Sơn nhìn rất rõ những mũi pháo cỡ lớn trên tàu TQ 31101 đã sẵn sàng nhả đạn. Trên boong tàu, súng phun nước cỡ lớn của tàu TQ 31101 chỉa về hướng tàu CSB 4033.
Cuộc rượt đuổi kéo dài trong vòng 15 phút đầy căng thẳng với tốc độ khoảng 30 hải lý/giờ, sau đó các tàu TQ 31101 rút lại và không uy hiếp nữa.
Một cán bộ trên tàu CSB 4033 cho biết ngoài hàng chục tàu Trung Quốc cản phá hiện có trên biển Hoàng Sa, Trung Quốc còn có 4 tàu hộ vệ tên lửa, trong đó tàu số hiệu 511 (Thanh Niên Online đã thông tin) thường xuất hiện trên vùng biển cách giàn khoan khoảng 10 hải lý. Ngoài ra, còn có 1 con tàu thường xuyên bám sát giàn khoan.
Trong suốt quá trình làm nhiệm vụ, cảnh sát biển Việt Nam vẫn hết sức kiềm chế, bình tĩnh và yểm trợ cho nhau rất tốt để thoát khỏi vòng vây, uy hiếp của số đông tàu Trung Quốc đầy kích động.




Những hình ảnh được truyền về từ Hoàng Sa cho thấy tàu Trung Quốc hung hãn hoạt động, truy đuổi và chặn đường hoạt động chấp pháp của tàu cảnh sát biển Việt Nam (Ảnh chụp trong 2 ngày 13-14.5)
Những hình ảnh được truyền về từ Hoàng Sa cho thấy tàu Trung Quốc hung hãn hoạt động, truy đuổi và chặn đường hoạt động chấp pháp của tàu cảnh sát biển Việt Nam (Ảnh chụp trong 2 ngày 13-14.5)

Trung Quốc: 3 quan chức Tân Cương bị sát hại

Trung Quốc: 3 quan chức Tân Cương bị sát hại

Ba quan chức Trung Quốc bị sát hại dã man ở khu tự trị Tân Cương khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm khu vực bất ổn này hồi tháng trước.

Ba quan chức này bị giết khi đang khi câu cá tại huyện Kargilik thuộc khu Kashgar, chỉ 1 ngày trước chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình.

Theo ông Enver Tursun, Phó Trưởng đồn cảnh sát tại trấn Janggilieski, 2 người bị cắt cổ, riêng người thứ 3 bị đâm 31 nhát, sau đó cả ba đều bị ném xuống hồ. Ông Enver Tursun nói người bị đâm nhiều nhát có dấu hiệu chống cự lại hung thủ.

Cả 3 người cùng trong độ tuổi 38 đến 45, được điều đến Tân Cương 2 năm trước, đều là quan chức cấp cao, 1 người đứng đầu ngân hàng và 2 người làm việc ở sở viễn thông. Thi thể của các quan chức xấu số đã nhanh chóng được trao cho gia đình để an táng.

Những người này được cho là không có xích mích với ai, gia đình nghĩ họ là nạn nhân của một “cuộc tấn công khủng bố”. Tuy nhiên, thông tin này chưa được chính quyền địa phương xác nhận. Ngoài ra, diễn đàn mạng Tianya lan truyền thông tin có 4 vụ sát hại khác cùng ngày xảy ra vụ giết hại này.

Ngày cuối cùng ông Tập Cận Bình ở Tân Cương, xuất hiện những kẻ tấn công bằng dao và thiết bị gây nổ nhắm vào một nhà ga xe lửa ở thủ phủ Urumqi, khiến 3 người chết và 79 người bị thương.

Theo H.Bình

Người Lao Động

Bấn loạn sóng dữ, dân Việt lo phòng thủ túi tiền


(VEF.VN) - Những cơn sóng bất thường của chứng khoán cuốn bay hàng tỷ USD, vàng đột ngột tăng giá mạnh, USD đi lên… đã khiến nhiều người dân thận trọng hơn để lo giữ túi tiền của mình. 

Các thị trường trồi sụt mạnh
Hai ngày nay, giá vàng trong nước bất ngờ tăng dựng ngược do sức cầu mặt hàng này ở một số khu vực tăng mạnh. Trong khi giá vàng thế giới không có nhiều biến động và đang đứng ở mức cao 1.300 USD/ounce.

Sáng 15/5, giá vàng trong nước tăng thêm 300.000 đồng/lượng sau khi đã tăng dựng ngược gần 1 triệu đồng/lượng chiều phiên liền trước và đang hướng tới ngưỡng 37 triệu đồng/lượng sau một thời gian dài quanh mốc 35,5 triệu đồng.

Chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới giãn rộng thêm cả triệu đồng/lượng lên mức khoảng 3,5 triệu đồng do các DN kinh doanh vàng trong vài ngày qua luôn nâng giá bán ra với tốc độ cao hơn so với giá mua vào.

Nếu tính theo mức tăng giá trong nước thì tài sản của người dân nằm ở vàng (ước tính khoảng 500-1.000 tấn) có giá trị tăng thêm từ 0,8-1,6 tỷ USD. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, khi giá thế giới không biến động cò nghĩa người Việt đang mất đi số tiền tương ứng để mua sự an tâm với vàng.

{keywords}
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng dựng ngược do sức cầu mặt hàng này ở một số khu vực tăng mạnh

Trong khi đó, TTCK tụt giảm, USD tăng giá trong những ngày gần đây khiến túi tiền của nhiều người tụt giảm nghiêm trọng.

Phiên giao dịch 8/5, chứng khoán đã giảm mạnh nhất trong lịch sử với cả 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index rớt trên dưới 6%, tương đương hơn 3 tỷ USD. Chưa dừng ở đó, sau 1 phiên lấy lại được 30% số mất mát trong phiên lịch sử, TTCK sáng 12/5 lại bốc hơi khoảng 2,5 tỷ USD.

Cùng với xu hướng điều chỉnh giảm trước đó, trong khoảng 6 tuần qua, TTCK đã bị quét bay gần chục tỷ USD.

Hiện tượng tháo chạy trên TTCK được nhiều CTCK đánh giá là do nhiều ảnh hưởng ảnh hưởng từ các diễn biến thời sự gần đây. Cùng với sự sụt giảm của thị trường, rất nhiều đại gia mất hàng nghìn tỷ đồng như ông Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long, Đoàn Nguyên Đức... Nhiều DN mất cả nghìn tỷ đồng vốn hóa như MSN, VNM, VIC, HSG, HPG, HAG...

Sự suy giảm của lãi suất trên thị trường NH cũng khiến cho túi tiền của người dân bị ảnh hưởng và nhiều NH cũng chứng kiến tổng tài sản sụt giảm mạnh như Vietcombank giảm gần 23 nghìn tỷ đồng trong quý I/2014, SHB giảm gần 16 nghìn tỷ...

Tuy nhiên, việc nhiều cổ phiếu xuống mức thấp nhất trong 52 tuần qua cũng khiến hoạt động bắt đáy mua vào diễn ra khá mạnh. Trong khi đó, vàng tăng giá cũng khiến một số người quyết định bán vàng khi thấy giá ở mức cao nhất trong nhiều tháng qua. Dòng tiền cũng được kỳ vọng chảy nhiều hơn vào sản xuất.

Cơ hội kiếm lời cho người bản lĩnh
Hiện tượng vàng trong nước tăng giá mạnh hơn thế giới được đánh giá có một phần lý do từ tâm lý muốn mua vàng để bảo vệ tài sản của một bộ phận người có tiền nhưng chưa kiếm được kênh đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh chứng khoán giảm mạnh, lãi suất NH thấp còn BĐS trầm lắng.
{keywords}
Hiện tượng tháo chạy trên TTCK được nhiều CTCK đánh giá là do nhiều ảnh hưởng ảnh hưởng từ các diễn biến thời sự gần đây

Trên thực tế, khả năng vàng trong nước tăng giá và chênh lệch với vàng thế giới tăng cao đã được nhiều NĐT dự đoán. Tuy nhiên, phản ứng của thị trường vàng không đồng nhịp với những diễn biến trong khu vực. Thống kê của các DN kinh vàng cho thấy, sức cầu khá mạnh ở khu vực miền Nam nhưng ngoài Bắc tình hình khá ổn, chênh lệch mua-bán là có nhưng không mất cân bằng. Việc niêm yết giá có phần theo xu hướng của miền Nam.

Đánh giá về hiện tượng thị trường vàng tại khu vực miền Bắc không sốt nóng như đã từng xảy ra trong nhiều lần trong các năm trước đó, đại diện một DN kinh doanh vàng tại Hà Nội cho biết, là do vàng trong hơn một năm qua không còn thực sự hấp dẫn với giới đầu tư. Vàng thế giới đang trong xu hướng giảm giá sau hơn 10 năm tăng mạnh liên tục. Giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá thế giới khá nhiều nên khả năng tăng mạnh là rất thấp.

Trong phiên giao dịch ngày 14/5, giá vàng thế giới đã tăng gần 1% mà nguyên nhân được đánh giá chủ yếu là do căng thẳng tại Ukraine leo thang sau khi những người ủng hộ ly khai thân Nga tại miền đông bắn chết 7 binh sĩ Ukraine trong một cuộc phục kích đẩy nước này gần bên bờ vực nội chiến. Theo các chuyên gia, cuộc xung đột tại Ukraine khiến nhu cầu đối với vàng hồi phục sau khi mặt hàng này giảm giá 28% trong năm 2013.

Tỷ giá USD cũng được dự báo sẽ không có biến động mạnh. NHNN gần đây cho biết chưa điều chỉnh tỷ giá USD dù có thực trạng USD thời gian gần đây dâng cao. Việc ổn định tỷ giá luôn là ưu tiên của thống đốc Nguyễn Văn Bình kể trong nhiều năm qua.

Còn về TTCK, hiện tượng cổ phiếu giảm giá mạnh cũng có nhiều lý do như các DN còn khó khăn, tình hình vĩ mô chưa được cải thiện nhiều và quan trọng hơn là TTCK đã tăng nhiều trong 3 tháng đầu năm. Việc điều chỉnh giảm có lẽ là không tránh khỏi. Tuy nhiên, dòng vốn ngoại đang chảy vào đều đặn với nhiều phiên mua ròng hàng trăm tỷ đồng cho thấy cổ phiếu giá thấp đang hấp dẫn các quỹ đầu tư. Nhiều NĐT trong nước cũng có xu hướng tìm kiếm cơ hội trong khủng hoảng.

Nói chung, các thị trường tài sản trong nước cũng như trên thế giới chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Diễn biến nhiều khi rất phức tạp và nhiều khi cảm tính lớn hơn là dựa trên các con số. Thị trường có tăng, ắt có giảm và ngược lại. Nhiều NĐT có thể còn phải trải qua nhiều cảm xúc như tiếc nuối hay thót tim trong thời gian tới.