Monday, November 5, 2018

Con đường chính sử

“…Không ai có quyền viết sử Việt Nam ngoài chính dân tộc Việt Nam đang chịu đựng dưới ách độc tài CS. Con đường có thể còn xa nhưng là con đường chính sử…”
quyen_vietsu
Cho đến nay, đảng CSVN biện luận lý do họ vẫn còn cai trị và sẽ tiếp tục cai trị đất nước Việt Nam vì chỉ có đảng CSVN mới là đảng duy nhất thật sự mang lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Không đúng. Đó là lý luận của kẻ cướp.
Đừng quên rằng, 71 năm trước khi đảng CSVN thành lập năm 1930, con đường chiến đấu vì độc lập, tự do của toàn dân tộc Việt đã bắt đầu.
Đừng quên rằng, 40 năm trước khi Hồ Chí Minh đặt chân trở lại Việt Nam lần đầu năm 1941, các tư tưởng dân chủ khai phóng đã được các nhà cách mạng của phong trào Duy Tân truyền bá khắp ba miền. Phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu kêu gọi đã thúc giục hàng trăm người Việt yêu nước lên đường sang Nhật theo học tại các trường đại học quân sự Nhật.
Đừng quên rằng, 21 năm trước khi đảng CSVN ra đời đã có rất nhiều đảng phái chính trị chống thực dân Pháp được thành lập. Các tổ chức cách mạng đó khác nhau về phương pháp thực hiện nhưng đều đặt cơ sở trên nền tảng dân tộc và hướng tới một chế độ Cộng Hòa.
Đừng quên rằng, 90 năm trước khi Tạp chí Cộng Sản ra đời 1955, mấy mươi tờ báo đã được phát hành khắp nước như Gia Định Báo, Tiếng Dân, Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí v.v.. Dù khác nhau lập trường chính trị, lề lối điều hành nhưng tất cả đều nhằm thúc đẩy tiến trình khai dân trí tại Việt Nam.
Đừng quên rằng, năm 1945, theo tài liệu chính thức của đảng CSVN, tổng số đảng viên CS chỉ vào khoảng năm ngàn người trong khi con số người Việt yêu nước bị tù đày trên Côn Đảo qua nhiều thời kỳ, đã lên đến hai trăm ngàn người. Điều đó cho thấy, dù số lượng đảng viên CS có tăng dần, đại đa số những thế hệ Việt Nam chống Pháp là những người không Cộng Sản.
Nhưng tại sao CS thắng?
CS thắng chỉ vì họ không từ chối bất cứ một thủ đoạn nào dù bất nhân đến bao nhiêu, không hề tính toán cân nhắc phải chết hay phải giết chết bao nhiêu người, miễn là đạt được mục đích CS hóa Việt Nam.
Song song đó, đảng CS áp dụng một chính sách tuyên truyền tẩy não, lợi dụng lòng yêu nước, bưng bít thông tin một cách tinh vi và tàn nhẫn nhất trong lịch sử loài người.
Các đảng phái quốc gia Việt Nam không làm được điều đó. Họ nhân ái quá. Họ Việt Nam tính quá. Chính vì lòng nhân ái và Việt Nam tính đó mà phần đông những nhà cách mạng độc lập và dân chủ đã chết, không chỉ chết dưới máy chém thực dân mà còn do CS thủ tiêu.
Và hôm nay, một trăm năm mươi chín năm từ buổi sáng ngày 1 tháng 9, 1858 ở Đà Nẵng những Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga v.v.. lại tiếp tục con đường Phạm Hồng Thái, Lương Ngọc Quyến đã đi, để viết nên trang sử độc lập tự do cho mỗi người Việt Nam và cho dân tộc Việt Nam.
Không ai có quyền viết sử Việt Nam ngoài chính dân tộc Việt Nam đang chịu đựng dưới ách độc tài CS.
Con đường có thể còn xa nhưng là con đường chính sử.
Chuyến xe có thể phải chậm vì chạy bằng máu của chính mình nhưng là chuyến xe tự chủ, không nô lệ cho bất cứ một ngoại bang nào.
Mời nghe toàn bài “Ai Có Quyền Viết Sử Việt Nam”, dài 10 phút qua giọng đọc Kim Loan do Vinna Media Production tại Boston thực hiện, với kỹ thuật của Lâm Vĩnh Tùng:
Mời nghe toàn bài Ai Có Quyền Viết Sử Việt Nam dài 10 phút qua giọng đọc Kim Loan Thái Kim Loan do Vinna Media Production Vinna Media Production tại Boston thực hiện với kỹ thuật của Lâm Vĩnh Tùng Tung V Lam.
Trần Trung Đạo

Bỏ đảng là yêu nước

“…Nếu bạn không phải là kẻ cơ hội, vào đảng Cộng sản chỉ để được “tổ chức tạo điều kiện” cho bạn lên cao hơn trong sự nghiệp, hưởng nhiều bổng lộc hơn. Thì có lý do gì để bạn bám lấy một tổ chức vong bản, bán nước là đảng Cộng sản Việt Nam?...”
giup_dongdoi
Nếu biết lịch sử đảng, dù chỉ ít nhiều, cũng phải thấy rằng gần 70 năm qua (tạm tính từ năm 1950 đến nay), đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn là một học trò dốt nát, gian manh của quan thầy Trung Quốc. Tuy dốt và gian nhưng về căn bản vẫn là thằng học trò, từng ăn cắp nhiều thứ từ thầy và tạo ra những bản sao tồi tệ.
Hồi xa xưa, “đảng ta” răm rắp nghe lời cố vấn Trung Quốc trong cải cách ruộng đất, trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Rồi “đảng ta” đánh Nhân văn Giai phẩm, tiêu diệt mọi tiếng nói phản biện và bất đồng từ trí thức nói chung, văn nghệ sĩ nói riêng. Trước đó không lâu, “đảng bạn” cũng đánh trí thức tơi bời với Trăm hoa đua nở và các phong trào tương tự.
Trong chuyện điều hành kinh tế, quản lý vĩ mô (gọi thế cho nó sang chứ thật ra mafia thì chỉ có làm tiền cho mình thôi chứ vĩ mô vi mô gì), “đảng ta” sao chép nguyên mô hình tập trung bao cấp, sở hữu toàn dân và tập thể, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng… từ anh cả Liên Xô, anh hai Trung Quốc.
Năm 1978, anh hai Trung Quốc hết chịu nổi đói kém, buộc phải cải cách kinh tế. Gần một thập niên sau, em út Việt Nam lại lạch bạch chạy theo làm “đổi mới”.
Giai đoạn đầu đổi mới, ở Việt Nam xảy ra tình trạng vỡ quỹ tín dụng, bể hụi, hàng trăm gia đình phá sản, dân khóc như ri. Bên Trung Quốc trước đó cũng đã xảy ra việc hàng loạt ngân hàng phá sản.
Rồi “đảng bạn” cho mở thị trường chứng khoán, “đảng ta” cũng hối hả mở theo. “Đảng bạn” có chính sách trao quyền xuất nhập khẩu trực tiếp cho khối doanh nghiệp tư nhân, thành lập thị trường chứng khoán, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước… “Đảng ta” học tập, làm theo răm rắp. Bạn có mô hình kinh tế thị trường tự do mang màu sắc XHCN, ta có kinh tế thị trường mang định hướng XHCN. Cả hai đều duy trì vai trò chủ đạo, định hướng phát triển của thành phần kinh tế quốc doanh, cả hai đều thực hiện sở hữu Nhà nước về đất đai, chế độ quản lý chặt chẽ của Nhà nước về tỷ giá hối đoái.
Hai nước, dưới sự lãnh đạo của hai đảng anh em, cũng cùng chứng kiến bong bóng chứng khoán, méo mó trên thị trường bất động sản, sự phình to và hoạt động không hiệu quả của khối quốc doanh… Về mặt xã hội, cả hai “bạn vàng, đồng chí tốt” đều phải đương đầu với các vấn đề gay gắt như: tham nhũng tràn lan, bất bình đẳng xã hội mở rộng, sự nổi lên của đám đại gia tài sản thì tiền tỷ mà tư duy và văn hoá thì ở mức trọc phú, sự bần cùng hóa ở dân cư nông thôn miền núi.
“Đảng bạn” có “sáng kiến” làm đặc khu kinh tế Thâm Quyến. “Đảng ta” thấy thế cũng hăm he làm theo cho bằng bạn bằng bè.
“Đảng bạn” lập “hội 50xu” để kiểm soát không gian mạng, bịt miệng những tiếng nói đối lập. “Đảng ta” cũng nhanh chóng xây dựng lực lượng “dư luận viên ba củ”, “tuyên truyền viên xã hội”, “phóng viên bấm nút”, “lực lượng 47” để làm công việc y hệt với các vũ khí lý luận y hệt.
Hệ thống luật pháp của trò Việt Nam đương nhiên ăn cắp hàng loạt từ quan thầy Trung Quốc. Luật Bầu cử, luật Tổ chức Quốc hội của Việt Nam giống với “hàng Tàu” từ những khái niệm “hội đồng nhân dân các cấp”, “hiệp thương” trở đi. Luật An ninh Mạng, tiếng là “sáng kiến” của ông tướng công an Trần Đại Quang, nhưng “luộc nguyên con” Luật An ninh Mạng Trung Quốc ở những điều khoản mà mục đích duy nhất là bảo vệ chế độ, bịt mồm nhân dân.
Tới cái chiến dịch chống tham nhũng, ném củi tươi củi khô vào lò của đảng trưởng-quốc trưởng Nguyễn Phú Trọng cũng là học tập làm theo tấm gương “đả hổ diệt ruồi” của sư phụ Tập Cận Bình. Phép ẩn dụ “chiếc lồng quyền lực”, tưởng đâu do anh cử nhân văn chương-tiến sĩ xây dựng đảng Nguyễn Phú Trọng chế ra được, hoá ra lại cũng đạo từ thầy Tập.
Còn nhiều, nhiều nữa những ví dụ về sự vong bản, tư duy nô lệ luồn cúi và bán nước của cộng sản Việt Nam trước Trung Quốc. Nhiều không kể xiết.
* * *
Tóm lại, đảng Cộng sản Việt Nam chẳng nghĩ ra được cái gì; trong suốt lịch sử cầm quyền của đảng kể từ khi móc nối được quan hệ với Trung Quốc đến nay, đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn chỉ là một thằng học trò dốt nát, gian manh của quan thầy Bắc Kinh.
Nếu bạn không phải là kẻ cơ hội, vào đảng Cộng sản chỉ để được “tổ chức tạo điều kiện” cho bạn lên cao hơn trong sự nghiệp, hưởng nhiều bổng lộc hơn;
Nếu bạn không tự nhận mình là “thánh tử vì đạo”, phấn đấu vào đảng và ở trong đảng để “nằm vùng”, âm thầm góp phần đấu tranh để đảng tự đổi mới từ bên trong;
Thì có lý do gì để bạn bám lấy một tổ chức vong bản, bán nước là đảng Cộng sản Việt Nam?
Lúc này, BỎ ĐẢNG LÀ YÊU NƯỚC.
Phạm Đoan Trang

Tân thái thú Trọng đã xuống đòn

Tháng Chín (Danlambao) – Sau khi chễm chệ ngồi vào ghế tân thái thú vào ngày 23/10/2018, để né tránh búa rìu dư luận về việc đảng CSVN đã cúi đầu thuần phục phương Bắc, Tổng bí tịch (tên gọi tắt của chúc danh Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước) Nguyễn Phú Trọng không đích thân bẩm báo tình hình với đảng mẹ Trung Cộng mà ra lệnh cho Nguyễn Xuân Phúc đi thay. Đâu là nguyên nhân?

Trước khi tân thái thú nhậm chức, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, tờ báo được xem là tiếng nói chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng bài viết dọn đường dư luận rằng tương lai Việt Nam sẽ tốt đẹp hơn nếu ông Trọng đắc cử chức vị Chủ tịch nước. Sau khi thông tin này được tung ra, cộng đồng mạng dậy sóng với những tiên đoán về bước đi kế tiếp của tân chủ tịch. 

Trong nhiều bài phát biểu trước báo giới, Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao mối quan hệ giữa hai đảng Cộng sản Việt – Trung. Ông Trọng thậm chí còn xem Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình rất thân tình khi cho rằng ông Tập “không tự ái” với những phát biểu của mình. Chưa dừng lại ở đó, ông Trọng cũng là người đem bài học “chấn chỉnh, làm trong sạch nội bộ đảng” qua phương thức “phòng chống tham nhũng” từ Trung Hoa mẫu quốc về áp dụng nguyên xi tại Việt Nam để tạo uy thế cho bản thân và dằn mặt các đối thủ đồng đảng khác.

Bất chấp nhiều ý kiến trái chiều, Tổng bí tịch Trọng dù tuổi cao sức yếu nhưng vẫn rất cố gắng để nắm giữ quyền lực trong tay. Biểu hiện đỉnh điểm tham quyền cố vị là ông Trọng thúc ép Quốc hội thông qua luật kéo dài tuổi nghỉ hưu cho lao động Việt Nam. 

Ngày 23/10/2018, Tổng bí thư đảng CSVN chính thức trở thành Tổng bí tịch trong một cuộc đua không đối thủ. Ông Nguyễn Phú Trọng nhậm chức tân thái thú trong hoàn cảnh kinh tế Việt Nam nát bét, xã hội rối loạn do sự điều hành kém cỏi và bộ máy quan liêu tham ô. Phải đối diện với nhiều nguy cơ sụp đổ kinh tế, ngay sau khi lên ngôi, nhằm cứu vãn mối quan hệ thương mại bị đóng băng với phương Tây do cựu quan chức cấp cao của đảng CSVN bị bắt cóc ngay tại nước Đức, Tổng bí tịch đã hạ một nước cờ mới khi bật đèn cho các cộng tác viên trên mạng xã hội hé lộ thông tin sẽ thả Trịnh Xuân Thanh. 

Liệu Trọng Lú có chấp nhận hy sinh “lá chắn” Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ CA Việt Nam để cứu vãn tình hình? Dù câu trả lời là có hay không thì người quan sát cũng sẽ dễ dàng nhận thấy cam kết Hội nghị Thành Đô 1990 đang được thực hiện một cách triệt để và gấp rút qua từng nước đi của Tổng bí tịch.

Dự luật Đặc khu, luật An ninh mạng là một trong những cam kết mà Tổng bí tịch phải thực hiện để hoàn tất các cam kết đã ký trong Hội nghị Thành Đô. 

Thế nước liệu có đang lên như phát biểu mị dân của Tổng bí tịch trên mặt báo đảng?

6/11/2018

Tại sao các Tiến sĩ cuồng Hồ chưa dứt khoát được

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Thật sự mà nói thì các nhà trí thức xã nghĩa của chúng ta quá biết HCM tốt lành như thế nào rồi, có người còn ở sát ngay bên cạnh HCM nữa là đàng khác nên họ rất hiểu con người của HCM.

Câu hỏi là tại sao cho tới giờ cái đảng thổ tả này đang 2 tay dâng Tổ Quốc cho Tàu Cộng càng nhanh càng tốt có thể là trước thời hạn 2020 theo ký kết hiệp ước Thành Đô mà Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã qua ký với Tàu Cộng?

Chỉ có 3 vấn đề được trả lời cho câu hỏi này mà thôi.

01- Một số ở xa HCM mà chỉ nghe tuyên truyền nhồi sọ bằng thông tin đại chúng của đảng csVN.

02- Vì quá biết nhưng sợ không dám mở miệng nói lên sự thật.

03- Vì dại khờ trót theo HCM bây giờ mà nói ra sự thật thì bằng công nhận là mình quá hăng say thời trai trẻ để phục vụ một cái tên chẳng ra gì nên thấy xấu hổ không dám nói lên sự thật mà chỉ biết im lặng ngậm hột thị.

04- Vì sợ mất sổ hưu và sợ nồi cơm gia đình trống không nên đành thôi thì cứ gió chiều nào xoay chiều nấy cho chắc ăn, cần cái cho vợ con khỏi đói trước cái đã.

Có lẽ tất cả các nhà trí thức xã hộ chủ nghĩa đều mắc phải 1 trong 4 trường hợp này nên trong bụng muốn bỏ nhưng vẫn còn vướng mắc 1 trong 4 điều trên vì thế không dứt khoát được.

Họ là những người có đầu óc hơn hẳn đám dân đen chân lấm tay bùn đáng lẽ họ phải nhìn ra rằng đất nước này không còn là của cái đảng lưu manh mà họ đang phục vụ, thế mà họ vẫn im lặng nhẫn nhịn để mọi việc làm mờ ám của đảng csVN càng ngày càng rõ rệt mà không một lần lên tiếng cho những sai quấy, những phản bội Tổ Quốc khi từng bước chuyển giao cho Tàu Cộng.

Hết giao biển đảo, cắt đất liền, ký xây dựng đặc khu rồi giờ lại cho xài đồng tiền nhân dân tệ thoải mái song hành với đồng Hồ tệ trong nước, giờ tên đại tướng Ngô Xuân Lịch lại qua yết kiến Tàu Cộng để ký kết hiệp ước hợp tác quân sự toàn diện để chuẩn bị chống Mỹ cứu nước Tàu do Tập Cận Bình chỉ đạo.

Bộ mặt bán nước và thần phục Tàu Cộng giờ đây đã quá rõ rệt nhưng các nhà trí thức xã hội chủ nghĩa vẫn bình chân như vại miệng kêu "Bảng Đỏ" nhưng hàng tháng vẫn xoè tay lãnh những đồng tiền bẩn thỉu mà cái đảng bán nước đang hút từng giọt máu của dân còm để trả lương cho chính các vị này mà họ không thấy nhức nhối cứ vô tư vui vẻ tới tháng cầm sổ hưu đi lãnh những đồng tiền này mà không biết rằng một ngày nào đó mình phải tủi nhục phục dịch cho đám Tàu Cộng ngay trên đất nước của mình mà không dám hó hé lên tiếng phản đối như Tân Cương, Nội Mông bây giờ. Các vị không thấy hổ thẹn khi nhận mình là những nhà trí thức mà việc làm mờ ám buôn dân bán nước mà các vị để cho những người dân đen tối ngày đầu trần chân đất còn nhân ra Tổ Quốc đang từng bước rơi vào tay Tàu Cộng mà các vị cứ bình chân như vại mà không thấy hổ thẹn hay sao

Mọi việc còn chưa quá trễ, vì thế các vị hãy dứt khoát và lên tiếng kẻo chần chừ mà không dám lên tiếng bây giờ thì mãi mãi các vị sẽ là những người câm dưới chế độ nô lệ cho Tàu Cộng và chưa chắc các vị còn giữ được mạng sống cho các vị và cho gia đình các vị được nữa không khi sinh mạng của mình do giặc ngoại xâm nắm giữ và như cá nằm trên thớt các vị có hiểu điều này không tự các vị có câu trả lời.

Ngày 05/11/2018

Biến tro xỉ nhiệt điện thành vật liệu san lấp – hiểm họa môi trường mới

Tháng Chín (Danlambao) – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, ông Trần Hồng Hà vừa gián tiếp thông báo cho phép đem chất thải từ các nhà máy nhiệt điện (tro xỉ nhiệt điện) đi san lấp trong phiên trả lời trước quốc hội vào ngày 31/10/2019. Toàn dân Việt Nam cần ghi nhớ ngày lịch sử này, đối chiếu trong tương lai 10 năm nữa để nhận diện tội đồ của dân tộc khi thảm họa môi trường xảy ra.

Thấy gì qua phiên chất vấn?

Ngày 31/10/2018, trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội về việc giải quyết xỉ than của 20 nhà máy nhiệt điện, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) – ông Trần Hồng Hà đã sử dụng cách chơi chữ rất lưu manh để gián tiếp cho phép việc san lấp tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện.

Mở đầu câu trả lời chất vấn ông Trần Hồng Hà khẳng định “chính phủ có chỉ đạo các vấn đề liên quan đến xử lý chất thải nhiệt điện”. Ông cũng cam đoan rằng hoàn toàn có thể kiểm soát được xỉ than có chất độc hại gì khi biết được nguồn nhập than và công nghệ lò đốt nhằm chuyển hóa chất thải thành vật liệu tái chế, tái sử dụng. Viện dẫn hai lý do này, Bộ trưởng Bộ TNMT đã đề cập đến việc biến tro xỉ nhiệt điện thành vật liệu xây dựng, vật liệu trong san lấp.

Trước khi đi vào vấn đề chính, ông Trần Hồng Hà cũng công bố rằng Thủ tướng chính phủ đã giao cho Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn sử dụng đối với các loại xỉ thải này. Được biết với các quy chuẩn do Bộ Xây dựng ban hành, tro xỉ nhiệt điện được trộn lẫn với xi măng đem làm “vật liệu san lấp” “rất tốt” tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Không có một câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi chất vấn. Để nhấn mạnh cho ý tưởng đưa tro xỉ nhiệt điện làm “vật liệu san lấp”, ông Hà cho biết “miền Bắc không còn sức ép trong việc xử lý xỉ than mà thậm chí xỉ than là vật liệu còn phải mua”.

Đây là cách chơi chữ lưu manh nhằm đánh lạc hướng dư luận của Bộ trưởng Bộ TNMT. Bởi một khi đồng ý cho “san lấp” đồng nghĩa với việc nguồn nước, môi trường sống tại khu vực bị chôn lấp sẽ có khả năng bị ô nhiễm nặng nề.

Quy chuẩn mà Bộ Xây dựng và Bộ TNMT đưa ra ai sẽ là người giám sát? Câu trả lời của Bộ trưởng Bộ TNMT đầy mâu thuẫn khi các thông số và các ví dụ minh họa đều không hề rõ ràng. 

Còn nhớ hồi tháng 4/2016, nhà máy nhiệt điện Formosa xả thải độc khiến hàng trăm tấn cá chết, hàng chục ngàn ngư dân rơi vào cảnh khốn cùng tại 4 tỉnh ven biển miền Trung là: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Các quan chức bộ TNMT vẫn trả lời báo chí rằng nguồn nước đạt chuẩn, thủ tục ban hành giấy phép xả thải đúng quy trình. Cuối cùng cá vẫn chết, hàng trăm ngàn gia đình rơi vào cảnh lay lất đến tận hôm nay.

Phải nhấn mạnh ngay trong câu trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ TNMT, ông Trần Hồng Hà trong ngày 31/10/2016 cũng có sự dối trá rất dễ kiểm chứng về việc xử lý tro xỉ tại miền Bắc, bởi tháng 4/2018 lãnh đạo Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 (Quảng Ninh) lên tiếng cầu cứu khi bãi thải tro xỉ gần chạm ngưỡng chịu tải, sắp phải ngừng hoạt động. (1)

Cần biết, hiện có 21 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động tại Việt Nam với tổng công suất lắp đặt trên 14,000MW. Lượng than tiêu thụ khoảng 40 triệu tấn mỗi năm, Vì vậy trung bình sẽ có hơn 15 triệu tấn lượng tro xỉ thải phát sinh mỗi năm.

Sự ô nhiễm từ do các nhà máy nhiệt điện gây ra đã khiến nhiều người dân phải bức xúc diễn ra khắp nơi. Đỉnh điểm là những cuộc biểu tình phản đối tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận) năm 2015

Hiểm họa môi trường mới khi ro xỉ nhiệt diện làm vật liệu san lấp là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai gần ở năm 2030 nếu các lãnh đạo bộ ngành của đảng CSVN mất kiểm soát như đã từng với Formosa trong quá khứ.

Hôm qua là Formosa với trò đánh tráo khái niệm từ thảm họa thành “sự cố môi trường”. Hôm nay nạn nhân sẽ là người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long với chiêu trò sử dụng “vật liệu san lấp” từ tro xỉ nhiệt điện.

Những cái chết được báo trước sẽ đến trong âm thầm vì đau đớn sẽ kéo dài. Nguồn nước, môi trường Việt Nam đang bị đe dọa.

Đừng để một thảm họa Formosa thứ hai tái diễn chỉ vì chúng ta – thế hệ hôm nay thờ ơ với tương lai.


4/11/2018

Ganh đua & đố kỵ

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Sau khi đọc bài "Tôi biết ơn VNCH", có độc giả đề nghị tôi nói rõ hơn về 2 chữ này. Vì vậy, tôi xin phép nói thêm như sau:

Trong nền giáo dục dưới chế độ VNCH, thế hệ chúng tôi được dạy phải nỗ lực tối đa trong việc học. Thầy cô luôn gợi mở sở trường của học trò. Điều đó có nghĩa, một học trò giỏi môn học này, không có nghĩa giỏi tất cả các môn khác.

Khi thấy bạn mình đạt điểm giỏi trong môn học nào đó, mình phải cố gắng giỏi hơn với một chút ganh (tỵ) đua (chen). Thầy cô dạy, nếu không có ganh đua, mãi mãi không bao giờ tiến bộ. Nhưng, sau một thời gian dài miệt mài, mình vẫn không vượt được bạn thì phải công nhận "nó" giỏi hơn mình và theo "nó" mà học. Thế mới có câu "học thầy không tày học bạn" là vậy.

Tính hào sảng, công tâm và khảng khái được thấm đẫm trong thế hệ chúng tôi. Có thể gọi là tính cao thượng cũng được, nếu quý độc giả thấy thích.

Thầy cô rất công bằng. Ví dụ, đứa giỏi về toán, ắt phải công nhận nó giỏi toán. Đứa giỏi về văn, tức phải công nhận nó giỏi văn. Không có sự ưu ái mù quáng theo cảm tính. Cũng không có kiểu "biếu quà lễ tết" như sau này. Do đó, thầy cô không bao giờ chịu sự chi phối bởi vật chất mà ngày nay phụ huynh gọi là "đền đáp công lao thầy cô" (!) Mỉa mai thay!

Ngẫm ra, chính cái lễ mễ như 20/11 góp tay rất lớn "đẩy" "đạo đức" làm nghề của thầy cô "lao dốc xuống vực sâu"!

Nhiều người lại ngỡ 20/11 là dịp vinh danh thầy cô! Quan niệm "tôn sư trọng đạo" trở nên méo mó thảm hại! Thảy đều là đạo đức giả! Ngập tràn hiện nay!

Ngoài ra, trong nền giáo dục dưới chế độ CS, học trò được dạy tính đố kỵ, mặc dù không nói thẳng, nhưng hãy nhìn hiện trạng cũng thấy rõ.

Ví dụ dễ thấy, khái niệm "vừa hồng vừa chuyên" trở nên tai hại khôn lường. Bởi khái niệm đó biến học trò trở thành "lãnh tụ".

Khi bản thân tự coi là "lãnh tụ", cùng với "fans hâm mộ" lủ khủ bao quanh, rồi "tâng bốc tới nóc" sẽ làm "lãnh tụ" càng cao ngạo...

Bỗng một hôm, "lãnh tụ" phát hiện có "đứa bạn" "tự nhiên" nổi trội quá, thế là "lãnh tụ" sợ mất vị trí, nên vội vàng "kết bè kéo cánh" quyết làm sao triệt hạ "thằng bạn" đó, bằng mọi giá, kể cả những trò "đấu tố", "vu khống" và tất cả các cách hạ đẳng nhất.

Việc "kéo bầy" thật dễ dàng, bởi "hàng lô hàng lốc" kẻ nịnh bợ vây quanh bấy lâu. "Thằng bạn" xấu số đó trở nên cô đơn, không chỉ trước bạn bè mà còn ngay cả trước những người gọi "là thầy, là cô"...

Thế là, "thằng bạn" đó chỉ có nước...hoặc là "chết dưới tay lãnh tụ" hoặc phải trở thành "tay sai". Đời sống hèn hạ buộc phải lên ngôi bởi "ai mà không sợ chết" (?!). Nhân cách làm người từ đó cũng tiêu vong!

Tính ganh đua chết đi và tính đố kỵ lên ngôi là như vậy! Kéo theo, tính sáng tạo - vốn được sinh ra từ tự do tư tưởng (tính chất quan trọng bậc nhất đối với con người) - cũng lịm tắt cùng với xã hội thụt lùi là như thế!

Từ học đường, học trò bước ra xã hội với hình ảnh "lãnh tụ" hợp cùng sự huyễn hoặc "tài năng của mình" đã định hình từ lâu, từ đó, hễ một chút gì trái ý là "lãnh tụ" không tài nào chịu nổi! Và...

... nhà tù cùng với 79, 88, 258 v.v... hiện diện như là một thứ "chân lý"...

Trên đây là "chuyện đời xưa, đời nay" dành cho các bạn trẻ hỏi tôi về "ganh đua và đố kỵ" tác dụng và tác hại ra sao!

Một thoáng ngậm ngùi cho nền giáo dục Nhân bản & Khai phóng...



Lời nhắn gửi các đảng viên đã im lặng bỏ đảng và đang muốn ra đảng


Ngày 25/10 TS Chu Hảo bị đảng luận tội thì ngay sau đó, ngày 26/10 Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang, Trần Nam, Hoàng Tiến Cường, Hà Quang Vinh và cả Chu Hảo tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng Sản để vừa tỏ rõ quan điểm cùng ý chí của mình, vừa để phản đối việc luận tội đó. Tiếp theo còn nhiều người khác. Nguyễn Trung, nguyên cán bộ cao cấp Bộ Ngoại giao, nguyên trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông Trung đã lặng lẽ từ bỏ đảng bằng cách nghỉ sinh hoạt, không đóng đảng phí từ năm 2006, ngay sau khi nghỉ hưu. Hồi ấy ông đã biết rõ việc từ bỏ Đảng Cộng Sản là đúng, là cần, nhưng nhận thấy tình thế chưa thuận lợi cho việc công khai nên đành tạm chấp nhận giải pháp lặng lẽ, xem rằng đó chỉ là việc cá nhân. Ngay sau sự việc Chu Hảo, cùng với Nguyên Ngọc và nhiều người khác, Nguyễn Trung công khai việc từ bỏ Đảng Cộng Sản thông qua thư ngỏ gửi các bạn xa gần. Đó là việc được hoan nghênh.

Hiện nay có khá nhiều người đã, đang và sẽ từ bỏ Đảng Cộng Sản theo kiểu im lặng, tổ chức đảng và bạn bè không hề biết, có người còn không báo cho cả người nhà. Các vị cho như thế là khôn. Tôi thật lòng thông cảm với các vị, trong đó có người giới thiệu tôi vào đảng. Lặng lẽ ra đảng là việc làm tốt, nhưng đó là giải pháp tình thế trong lúc chưa có thời cơ công khai. Sẽ là tốt hơn nhiều khi công khai minh bạch. Hiện nay thời thế đã biến chuyển. Người như Chu Hảo nghĩ rằng mặc dầu bất đồng chính kiến nhưng ở lại trong đảng sẽ có được sự đóng góp tích cực và hữu ích, người như Nguyên Ngọc, thấy đảng đã tỏ ra phản nước hại dân, quyết tâm từ bỏ, chỉ cần chọn thời cơ, nay đã có dịp tốt, người như Nguyễn Trung, tự ra đảng từ lâu, vì tình thế chưa thể công khai, nay đã có thời cơ để minh bạch.
Sự ra đảng một cách im lặng dù có tốt, nhưng vẫn thiếu sự minh bạch, thiếu dũng khí, chứa đựng sự sợ hãi. Sợ sẽ làm cho người ta hèn kém. Mà sợ cái gì kia chứ. Phương châm biết sợ để tồn tại đã lỗi thời. Những điều người ta đem ra để hù dọa như sẽ ảnh hưởng xấu đến con cháu chỉ giống như kiểu dọa có ma. Tôi và nhiều người công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng Sản, tuy một vài tháng đầu tiên có gặp phải vài trở ngại, nhưng nhanh chóng qua đi, đặc biệt không ảnh hưởng gì đáng kể đến con cháu.
Tôi nghĩ, các vị đang có ý muốn từ bỏ đảng thì dịp này nên mạnh dạn lên, các vị đã im lặng từ bỏ rồi thì tìm cách công khai. Hãy công khai việc làm chính trực cho bạn bè và tổ chức đảng biết. Đó sẽ là một đóng góp quý báu cho công cuộc chống lại độc tài toàn trị nhằm dân chủ hóa đất nước.
Điều mà Nguyên Ngọc nhận xét, rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam lộ rõ việc phản dân, hại nước, mới nghe qua thấy nặng nề, nghĩ lại thật kỹ thì đúng như thế. Vậy những người tự cho là hiểu biết, trung thực còn ôm ấp nó để làm gì. Phải chăng để trong điếu văn có câu: ông/bà đã có mấy chục năm tuổi đảng. Câu ấy chỉ tồn tại một thời gian ngắn nữa thôi. Về lâu dài con cháu sẽ không dám nhắc đến vì đó là nỗi nhục.
Vì quyền lợi của Dân tộc, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải tự thay đổi hoặc sẽ bị sụp đổ. Việc công khai từ bỏ đảng là góp phần tích cực vào việc để lãnh đạo đảng biết mà tìm cách đổi mới từ một đảng cách mạng vô sản trở thành đảng chính trị cầm quyền, hoặc đảng không chịu đổi mới thì việc từ bỏ đảng góp phần làm cho nó mau sụp đổ.
Cách công khai tốt nhất là đăng tuyên bố hoặc bản tin lên các trang mạng xã hội. Với các bạn đã quen với mạng thì quá đơn giản, nên đăng ở các trang có nhiều độc giả. Với các bạn chưa quen thì có thể nhờ email của bạn bè hoặc con cháu để gửi tin, xin giới thiệu vài địa chỉ:
Báo Tiếng Dân: btvblogbasam@gmail.com
Trang Bô xít: bauxitevn@gmail.com
Trang bạn đọc của ĐCSVN: bandoc.dcsvn@gmail.com
Nguyễn Đình Cống

Bộ giáo dục trở thành bộ gì ?



Báo đăng lời ông Trọng “chưa bao giờ giáo dục của chúng ta được như bây giờ”.
Được ở đây là “được” về cái gì, cụ Tổng chủ ?
Tôi thì thấy giáo dục VN không được cái gì hết!
Cốt lõi của giáo dục là “đào tạo con người” mà bằng cấp là một trong những chứng cớ về hiệu quả của giáo dục.
Bằng cấp của VN hiện nay không được bất cứ quốc gia nào công nhận. Nếu so với VNCH ngày xưa, bằng cấp của miền Nam, từ bằng tú tài cho tới bằng kỹ sư, luật sư, cử nhân, cao học… đều được các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Úc… công nhận. Bằng cấp bác sĩ, chỉ cần “tu học” thêm 2 năm thì được cấp bằng tương đương. Bằng luật sư, về lý thuyết thì được công nhận, chính thức cho ghi danh cao học, tiến sĩ. Về thực hành (nghề luật sư) phải tu nghiệp thêm 1 năm là đủ.
Giáo dục VN nếu so với thế giới, đã bị “tụt hậu” ít nhứt là 40 năm.
Và giáo dục VN đào tạo ra những nhân sự không đủ trình độ cũng như hội đủ các tiêu chuẩn về nghề nghiệp. Học sinh ra trường hầu hết đều không tìm được chỗ làm phù hợp với môn học.
Trong khi đạo đức tệ hại, từ chốn cung đình cho tới hàng dân dã.
Khi đảng chủ trương việc các nữ giáo viên phải có “nhiệm vụ chính trị”, những người này phải đi làm những công việc của những con đĩ, như đi chuốc rượu cho lãnh đạo cấp trên, thì giáo dục VN đã trở thành “dâm dục”. Bộ giáo dục trở thành bộ dâm dục. Vụ ông hiệu trưởng ở Hà Giang dâm loạn với học trò cho thấy vấn đề đạo đức của giáo dục VN.
Đúng là chưa bao giờ giáo dục VN (tệ hai) như bây giờ. Giáo dục, đối với đảng, là một vấn đề chính trị. Vừa rồi bộ giáo dục có ra nghị định sinh viên sư phạm “bán dâm lần thứ tư thì bị đuổi học”. Có nghĩa là những lần bán dâm không bị bắt (không lập biên bản) thì không tính tới. Giáo dục đã trở thành dâm dục.
————————-
Fb. Thach Vu
Trong chuyến xuất hiện đầu tiên ở vai trò chủ tịch nước mới tinh, ông Trọng chọn ngay ngành giáo dục để khen lấy khen để.
Điều này cho thấy 2 sự thật hiển nhiên:
– Ông Trọng say mê quyền lực nhưng khả năng không có. Đúng như ông tự thú nhận. Đến cả khả năng nhận thức tình hình xã hội (chưa nói gì đến khả năng chấn chỉnh) cũng cực kém. Thua cả 1 chủ tịch xã.
– Đám cận thần quanh ông Trọng đều muốn ông đi sớm nên mới chọn chỗ này cho ông tới đầu tiên và viết câu đó cho ông nói. Những cận thần còn lại cũng chẳng ai thiết lên tiếng báo động hay khuyên can.
Hậu quả là hoàng đế ở truồng đang bước ra ánh sáng.
Tổng thư ký QH là người duy nhất dám nhắc nhở: Bác lại quên uống thuốc rồi!

Cần phải thay đổi !



Đạo đức người Việt ngày càng băng hoại. Đảng, nhà nước, quốc hội vội vã đi tìm nguyên nhân do đâu và vì sao đạo đức con người mới xhcn ngày càng xuống cấp? Ha ha ha!!!
Từ khi nắm toàn quyền cai trị, đảng dẹp bỏ hết đạo đức thánh hiền, dẹp luôn thuyết từ bi, hỷ xả của Phật, đá luôn niềm tin vào sự tha thứ của Chúa, quẳng luôn sự tôn ti, nền nếp gia phong của dòng tộc……chỉ bắt buộc từ già đến trẻ phải học tập đạo đức bác hồ.
Có lẽ đạo đức bác hồ không phù hợp với người Việt, cho nên càng học bao nhiêu thì đạo đức càng xuống bấy nhiêu. Như vậy, cần phải cho học đạo đức của các bác khác, thay vì đạo đức bác hồ. Ví dụ:
Chúng ta nên học đạo đức của bác Duẫn. Bác ấy có tấm lòng từ bi, bác ái vì bác đã từng nói: «nhà nước tư bản, Đế quốc mới cần luật pháp để cai trị. Còn nhà nước ta là nhà nước chuyên chính do đảng lãnh đạo, chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ». Đấy! Thấy bác Duẫn đạo đức ghê chưa?
Chúng ta cần phải học tấm gương tự tin của bác Thọ. Bác ấy phán rằng: «chỉ sợ chính quyền sài gòn trấn giữ Hoàng Sa, chứ TQ họ chiếm được thì nay mai sẽ trả lại cho ta thôi»
Chúng ta cũng nên học tấm gương nghiên cứu của bác Đồng. Bác ấy bảo rằng, 1 ký rau muống có chất bổ dưỡng ngang bằng 1 ký thịt bò!
Chúng ta cũng phải học tập tấm gương thật thà của bác Trọng. Bác ấy nói rằng: «CNXH còn xa vời lắm, chẳng biết hết thế kỷ này chúng ta đã hoàn thiện được không».
Rồi còn tấm gương nhịn nhục của bác Giáp, tấm gương giản dị ăn cơm nắm, muối vừng của bác Mười, tấm gương hiếu học của bác Quang, tấm gương làm người tử tế của bác Dũng…
Đấy! Học đạo đức bác hồ hoài mà không khá lên được thì ta chuyển sang học các bác kia. Đất nước ta bác nào cũng rạng ngời đạo đức, chứ đâu phải mỗi bác hồ?
Vậy đi ha!

Ngân sách


Blogger Nguyễn Thông

Những ngày qua, quốc hội trao đổi về ngân sách hơi bị nhiều. Nói vòng vo chán, rồi các ý kiến cũng chốt lại ở ý phải làm sao tiết kiệm ngân sách, không được phung phí.
Bộ Tài chính cũng vừa công bố dự thảo ngân sách năm 2019, thu bao nhiêu, chi bao nhiêu, cũng có ý rằng phải tiết kiệm.
Nói chung, cả quốc hội, cả Bộ Tài chính, cả mồm những ông to bà nhớn đều đúng. Ngân sách là phải tiết kiệm.
Vì sao đúng, bởi vì ngân sách tức là tiền (ngân), là mồ hôi, nước mắt, máu của nhân dân mà thành. Lãng phí là có tội.
Chỉ có điều, cần phải biến lời nói thành việc làm, thành hành vi cụ thể. Đừng có mồm nói tiết kiệm nhưng tay phung phí, coi máu mồ hôi nước mắt nhân dân như rác như bùn.
Xin nêu một vài cách chống lãng phí (sự lãng phí đang tràn lan, công khai, khắp nước, mọi gacấp).
Tôi thử hỏi các ông bà, vậy Mặt trận tổ quốc nó làm nhiệm vụ gì cho đất nước này. Rất chung chung, mơ hồ. Cứ lâu lâu xuân thu nhị kỳ chỉ có mỗi việc hiệp thương chọn người cho đảng để cơ cấu vào bộ máy cán bộ. Thế thôi, tôi chả thấy nó gánh việc gì khác. Nên giải tán cái đoàn thể chính trị-xã hội này. Nó là một phần của bộ máy cai trị tam trùng (đảng, nhà nước, mặt trận), ngốn ngân sách kinh khủng. Nó có bộ máy riêng từ trung ương tới tận cơ sở cấp xã. Tiền để nuôi nó cũng đủ bỏ mẹ dân. Nên dẹp. Ngoài Trung Quốc và Lào, chỉ còn xứ ra dung dưỡng thứ của nợ này. Những nước văn minh, giàu có chả nước nào có mặt trận mặt triếc.
Tiếp nữa là Hội phụ nữ. Thế tôi lại hỏi các ông các bà, đàn ông có hội riêng không mà cứ phải lập riêng hội phụ nữ. Ra cái vẻ tôn trọng phụ nữ, đề cao phụ nữ. Cứ để bình thường thì mới thực là tôn trọng, chứ đã ưu tiên, đặc cách, chẳng qua chỉ là sự bố thí, xót xa, thương hại, mủi lòng. Mà nó cũng chả làm được trò quái gì ngoài việc lâu lâu múa may nhận tiền 8.3 hoặc 20.10. Hãy coi xem, bộ giáo dục ra cái dự thảo về sinh viên bán dâm, nó dám mở mồm lên tiếng được nửa nhời, thì tôi chớ kể. Cho tới lúc này, nó vẫn câm nín chả bảo vệ gì được chị em đàn bà của nó. Để chỉ tốn cơm dân nuôi. Dẹp.
Nói chung, mọi dạng đoàn thể, kệ cả đảng, cứ việc hoạt động thoải mái, chỉ có điều tự lo chi phí hoạt động, đừng xà xẻo tiền thuế của dân, bắt dân phải nuôi. Còn không chịu được thì nên dẹp.
Bớt ngay, bớt triệt để tình trạng khẩu hiệu cờ quạt hoa hoét tràn lan. Đừng dẫm vào vết “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/Váy lê quét đất mụ đầm ra” như hồi xưa nữa, chướng mắt lắm. Mấy ông to bà lớn xứ này tiếp khách, chỉ riêng chỗ ngồi tiếp, tiền hoa trang trí chắc cũng phải vài triệu mỗi lần. Băng rôn, cờ xí khẩu hiệu chăng đầy đường. Tôi hỏi các ông, có khi nào các ông vừa chạy xe vừa đọc nội dung những câu khẩu hiệu chăng ngang đường không. Loạng quạng, ngã bỏ mẹ chứ đùa.
Tôi nhận thấy ở nước ngoài, khi tiếp khách, dù là quốc khách, rất giản dị. Hôm trước coi tivi cảnh phó thủ tướng Nga tiếp ông phó thủ Trương Hòa Bình xứ ta, chỉ có cái bàn dài với mấy cái ghế hai bên, ngồi trao đổi đại sự, cấm có hoa hoét cờ xí gì. Chả nhẽ cứ phải cờ đèn kèn trống hoa hoét cho nhiều thì mới là lịch sự, trang trọng hiếu khách? Vớ vẩn.
Rồi công sở nữa. Tiền nghìn tỉ vạn tỉ của dân đổ vào cái túi không đáy công sở biết bao nhiêu cũng chẳng vừa. Vụ công sở tốn kém lãng phí, tôi đã viết riêng rồi, nay không đề cập cụ thể nữa.
Dân và doanh nghiệp làm ra tiền, nhà nước bán tài nguyên ra tiền, đem giao tiền ấy vào tay mấy ông miệng nói tiết kiệm, tay vung phung phí, khác nào gửi trứng cho ác./.


Vụ GS Chu Hảo khiến sách về dân chủ 'cháy hàng'

Theo BBC-8 giờ trước 





Môi trường học thuật ở Việt Nam còn bị ràng buộc

Tin Giáo sư Chu Hảo bị xem xét kỷ luật làm dấy lên một "làn sóng săn lùng sách của Nhà xuất bản Tri Thức," chủ nhiệm một nhóm nghiên cứu học thuật Việt Nam trả lời BBC hôm 3/11.
Chị Nguyễn Vi Yên, Chủ nhiệm nhóm Tinh Thần Khai Minh, một nhóm hoạt động nghiên cứu thuần túy trong lĩnh vực khoa học chính trị, bình luận rằng không chỉ giới tri thức mà cả đại chúng cũng "bất bình trước cách hành xử vô lý của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản."
Hôm 25/10, cơ quan này tuyên bố ông Chu Hảo, Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức bị "đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật" vì những "vi phạm nghiêm trọng".
Ngày 26/10, ông Chu Hảo ra tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản.
Sau đó, nhiều người trong giới trí thức, văn sĩ đồng loạt tuyên bố rời khỏi Đảng Cộng sản, trong đó đáng chú ý có nhà văn Nguyên Ngọc.

Sách về tự do, dân chủ 'cháy hàng'?

"Chưa bao giờ tôi được chứng kiến một làn sóng săn lùng sách của NXB Tri Thức như lần này," chị Vi Yên bình luận về mối quan tâm của không chỉ giới học thuật mà còn cả quần chúng đối với vụ GS Chu Hảo bị kỷ luật.
"Nhiều chủ tiệm sách cho biết hàng loạt sách về tự do, dân chủ trong Tủ sách Tinh hoa của NXB Tri Thức đã 'cháy hàng'."


"Nói vậy để thấy được vụ việc này đã lan rộng tới đâu," chị Vi Yên nói thêm.
"Không chỉ có giới tri thức hay giới học thuật lên tiếng đứng về phía GS Chu Hảo, mà đại chúng cũng lấy làm bất bình trước cách hành xử vô lý và phản tiến bộ của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản."
"Rõ ràng, qua những sự vụ như thế này, Đảng Cộng sản đang tự đánh mất tính chính danh của mình, làm xấu hình ảnh của mình trong lòng dân."

Giáo sư Chu HảoBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES

'Đóng góp quan trọng cho xã hội dân sự và tri thức'

Chủ nhiệm nhóm Tinh Thần Khai Minh trong chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 1/11 cho biết chị từng có thời gian làm việc với GS Chu Hảo, từ 2014 đến 2016.
Từ kinh nghiệm cá nhân, chị Vi Yên nói chị thấy "những đóng góp của GS Chu Hảo cho xã hội dân sự nói chung và trong mảng tri thức nói riêng là rất quan trọng cho Việt Nam".
"Thầy Bùi Văn Nam Sơn, một nhà nghiên cứu Triết học ở Việt Nam rất nổi tiếng, từng nói là "bạn hãy nói cho tôi biết nước bạn đã dịch được những gì thì tôi sẽ nói cho bạn biết nền học thuật của nước bạn hiện như thế nào," Vi Yên nói với ý so sánh với các đầu sách từng được dịch, in trong thời gian ông Chu Hảo lãnh đạo Nhà xuất bản Tri Thức.

Nguyễn Vi YênBản quyền hình ảnhFACEBOOK NGUYEN VI YEN

'Môi trường học thuật bị chèn ép'

Từng học tập tại châu Âu và hiện đang làm việc tại Cộng hòa Czech, chị Vi Yên nhận xét ở Việt Nam "môi trường học thuật không tự do dẫn đến chưa thể hình thành được một đội ngũ các nhà khoa học chất lượng".
Chị Vi Yên nêu ví dụ về "môi trường học thuật bị ràng buộc" qua việc "những ấn phẩm của Nhà xuất bản Tri thức như cuốn Đường về nô lệ, chỉ đơn thuần là chuyển tải tư tưởng của một vị triết gia là Hayek thôi mà đã bị cấm xuất bản và đã bị nêu tên trên tuyên bố của Ủy ban Kiểm tra Trung ương".


"Có thể thấy là trong quá trình nghiên cứu, trao đổi và thảo luận ở Việt Nam mà mình còn chưa làm sáng tỏ được những vấn đề xã hội về mặt khoa học để có thể làm cơ sở cho việc đưa ra cuốn sách."
"Cho nên là đừng hỏi tại sao các chính sách ở Việt Nam mình lại tồi tệ và đừng hỏi tại sao vấn nạn ở Việt Nam lại xảy ra nhiều như vậy khi mà môi trường học thuật ở Việt Nam bị ràng buộc, bị chèn ép giống như là vừa rồi GS Chu Hảo bị đưa ra xem xét kỷ luật."
Theo chị Vi Yên, ở Việt Nam có nhiều chuyển dịch khác nhau trong xã hội. Có người chọn cách ở trong Đảng và sử dụng vị trí của họ để xây dựng xã hội, trong khi có người chọn cách bước ra khỏi Đảng và "đứng về phía người dân và lên tiếng".
Giáo sư Chu Hảo hoàn toàn có thể bước ra bên ngoài và "tham gia mạnh mẽ hơn vào trong xã hội dân sự giống như có rất nhiều nhóm NGO, CSO vẫn đang hoạt động," chị Vi Yên nói hôm 1/11.