Sunday, September 30, 2018

Biển Đông: Tàu Mỹ tới Gạc Ma, TQ tập bắn đạn thật

Theo BBC-3 giờ trước 

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionUSS Decatur là tàu khu trục lớp Arleigh Burke, có vị trí đóng quân chính là cảng San Diego, California.
Một tàu khu trục của hải quân Mỹ hôm Chủ Nhật 30/09 áp sát hai đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa, chỉ một hôm sau khi Trung Quốc công bố việc vừa có hoạt động tập bắn đạn thật ở Biển Đông.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn một quan chức ẩn danh của Hoa Kỳ nói rằng tàu Decatur đã tiến vào trong phạm vi 12 hải lý quanh cặp Đá Gaven - Đá Lạc (thuộc cụm Nam Yết) và Đá Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson Reef).
Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp, xây cất tại cả hai nơi này trong những năm gần đây.
Đây là nơi có tranh chấp giữa Trung Quốc với một số nước, trong đó có Việt Nam, và do Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát kể từ 1988.
DigitalGlobe/Getty ImagesBản quyền hình ảnhDIGITALGLOBE/GETTY IMAGES
Image captionTrung Quốc sau khi chiếm Gạc Ma từ Việt Nam, đã xây cất nơi này thành đảo nhân tạo. Hình chụp vệ tinh hôm 25/05/2018
Trung Quốc lấy Gạc Ma từ tay Việt Nam sau trận hải chiến 14/3/1988, một cuộc chiến không cân sức khiến 64 lính hải quân Việt Nam hy sinh.
Hoạt động của tàu Decatur là hành động mới nhất trong các nỗ lực mà Washington gọi là nhằm thực thi "quyền tự do đi lại" ở vùng biển chiến lược.
"Chúng tôi thực thi các chiến dịch tự do đi lại thường lệ, giống như việc chúng tôi đã từng làm và sẽ tiếp tục làm," quan chức Mỹ giấu tên nói với Reuters.
DigitalGlobe via Getty ImagesBản quyền hình ảnhDIGITALGLOBE VIA GETTY IMAGES
Image captionHình ảnh chụp từ vệ tinh một phần bãi Gaven hôm 25/5/2018 cho thấy có bãi đá này đã được bồi đắp, xây cất kiên cố
Hoa Kỳ đã mạnh mẽ chỉ trích việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo và xây cất các cơ sở quân sự trên các đảo ở Biển Đông, và quan ngại rằng việc làm của Trung Quốc sẽ gây cản trở tới quyền tự do đi lại.

Căng thẳng Trung-Mỹ

Việc tàu khu trục Mỹ áp sát vùng biển đảo do Trung Quốc kiểm soát diễn ra vào lúc quan hệ Mỹ-Trung đang căng thẳng.
Bắc Kinh và Washington đang trong cuộc chiến thương mại, với cuộc chạy đua từ mỗi bên, đẩy mức thuế quan lên cao đối với các mặt hàng nhập khẩu từ nước kia.
US-China shipping containers clashBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBắc Kinh và Washington đang trong cuộc chiến thương mại, với cuộc chạy đua từ mỗi bên, đẩy mức thuế quan lên cao đối với các mặt hàng nhập khẩu từ nước kia
Không chỉ trong lĩnh vực thương mại, cuộc đối đầu còn nổ ra ở các chủ đề khác.
Trong tuần rồi, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cáo buộc Bắc Kinh là tìm cách can thiệp vào kỳ bầu cử quốc hội của Mỹ tới đây, khiến tình trạng căng thẳng giữa hai bên càng trở nên nghiêm trọng.
Gần đây, Trung Quốc bác bỏ yêu cầu của Mỹ, muốn một tàu chiến của Hoa Kỳ được tới Hong Kong.
Trong tháng Chín, Bắc Kinh đã hoãn các cuộc thảo luận quân sự chung nhằm phản đối việc Mỹ ra quyết định áp lệnh trừng phạt do Trung Quốc mua các chiến đấu cơ và một hệ thống tên lửa đất đối không của Nga.
Hồi tháng Năm, hai tàu chiến Mỹ cũng tiến sát các đảo trên Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Bắc Kinh tập bắn đạn thật trên biển

Bắc Kinh luôn tỏ ra tích cực trong việc xác quyết chủ quyền của mình tại vùng biển có tranh chấp và không ngại phô trương sức mạnh.
Trung Quốc trong những ngày cuối tháng Chín đã cho các chiến đấu cơ và các máy bay ném bom tiến hành tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông, kênh truyền hình quốc gia Trung quốc CCTV tường thuật hôm thứ Bảy 29/09.
Tin này cũng được tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, loan tải trên Twitter trong cùng ngày.
Việc diễn tập được thực hiện chỉ vài ngày sau khi Hoa Kỳ cho máy bay ném bom B-52 bay qua vùng biển chiến lược này hai lần trong tuần trước, hành động mà Bắc Kinh gọi là "khiêu khích".
Bản tin ngắn trên CCTV nói rằng hàng chục chiến đấu cơ và phi cơ ném bom thuộc Lực lượng Hải quân dưới quyền Bộ Tư lệnh miền Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập.
Mục tiêu cuộc diễn tập lần này là nhằm thử nghiệm khả năng tấn công, xâm nhập khu vực và thực hiện các cuộc tấn công chính xác trên biển.

Vì sao nhiều Facebook của giới phản biện bị xóa?

Theo BBC-29 tháng 9 2018 

Doanh nhân Lê Hoài Anh và nhà hoạt động Hoàng Dũng là hai trong số hàng chục 'dân oan Facebook', rơi vào tình trạng mất 'nhà ảo'Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES/HOÀNG DŨNG/LÊ HOÀI ANH
Image captionDoanh nhân Lê Hoài Anh và nhà hoạt động Hoàng Dũng là hai trong số hàng chục 'dân oan Facebook', thường xuyên rơi vào tình trạng mất 'nhà ảo'
Tối 29/8, như mọi khi, doanh nhân Lê Hoài Anh lại đăng một livestream về bữa tiệc gia đình bà lên tài khoản Facebook của bà với hơn 300.000 người theo dõi.
Nhưng sang ngày hôm sau, tất cả mọi thứ biến mất, tất cả những bài viết, hình ảnh và hàng ngàn bạn bè bà tích lũy trong suốt 6-7 năm qua trên ngôi nhà ảo của mình đã hoàn toàn bốc hơi.
"Facebook báo là 'Bạn đã bị vô hiệu hóa vì vi phạm quy định cộng đồng'. Tôi thật sự rất buồn và rất giận vì nó như một tài sản tinh thần của tôi," bà Hoài Anh nói.

'Dân oan Facebook'

Doanh nhân Lê Hoài Anh là một trong khoảng hàng chục hot Facebooker bị xóa hoặc khóa tài khoản - những người có từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn người theo dõi và chuyên viết những bài viết về chính trị, xã hội gồm những tên như:
Lê Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Ngọc Chu, Trương Châu Hữu Danh, Hoàng Dũng, Mạnh Kim, Trần Quốc Quân, Nguyễn Anh Tuấn, Đỗ Trung Quân...
Nhà văn Trần Quốc Quân ở Warsaw, CH Ba Lan xác nhận với BBC ông bị xoá tài khoản Facebook đã bảy lần.
"Mấy lần trước BBC đã có bài về vấn đề này, hai hôm sau Facebook vào hộp thư thanh minh và hướng dẫn. Lần này khóa nick luôn. Tôi đã đăng nguyên thư trả lời của Facebook trong status mới."
Cũng thường xuyên tương tác với các Facebooker này, bà Hoài Anh nói bà nhận thấy hầu hết đây là những người thường xuyên viết bài về vấn đề Luật An ninh mạng, Luật Đặc Khu và các cuộc biểu tình xảy ra hồi tháng Sáu.
"Tôi có liên hệ với Help Center (Trung tâm trợ giúp) của Facebook nhưng họ không bao giờ trả lời. Tôi đã tìm hiểu tiêu chuẩn cộng đồng của họ và tôi thấy tôi không vi phạm điều nào cả. Tôi chỉ muốn biết tôi đã vi phạm ở bài viết nào, nhưng Facebook không trả lời."
Nhà hoạt động Hoàng Dũng thì cho BBC biết anh đã sống chung với tình trạng bị khóa Facebook liên tục hơn một năm qua.
"Lần cuối tôi bị khóa Facebook là cách đây 2, 3 ngày, sau khi tôi đăng hình ảnh Phó chủ tịch UBND Hà Nội đi thăm mấy anh chàng nghiện ma túy và có đăng số điện thoại trên hình." ông Dũng nói với BBC hôm 28/9. "Tôi bị report là đăng thông tin cá nhân."

Thủ thuật tố cáo tinh vi, phức tạp

Hoàng Dũng nói ông hay bị report vì "đã đăng tải thông tin cá nhân".
"Khi viết một bài viết liên quan đến vấn đề xã hội thì phải có những thông tin đó [email, số điện thoại] nhưng Facebook không xem xét cẩn thận mà dựa trên số lượng report. Nên có người đã lợi dụng cái này để tấn công tôi," anh Dũng nói.
Còn trong trường hợp của bà Lê Hoài Anh, bà phát hiện bà đã bị ba tài khoản bà không hề kết bạn, đưa bà vào làm quản trị viên của một trang Facebook đăng những hình ảnh ấu dâm mà bà không hề hay biết.
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng chia sẻ lá thư trên điện thoại do hơn 50 nhà hoạt động và tổ chức nhân quyền viết gửi cho Mark Zuckerberg về khả năng Facebook có thể đang câu kết với chính quyền cộng sản để ngăn chặn tiếng nói của giới bất đồng chính kiến.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNhà hoạt động Lã Việt Dũng chia sẻ lá thư trên điện thoại do hơn 50 nhà hoạt động và tổ chức nhân quyền viết gửi cho Mark Zuckerberg về khả năng Facebook có thể đang câu kết với chính quyền cộng sản để ngăn chặn tiếng nói của giới bất đồng chính kiến
"Sau đó họ báo rằng trang đó vi phạm và Facebook đã khóa trang đó và khóa luôn tài khoản của tôi. Đây là một lỗ hổng của Facebook, khiến một người không phải bạn của tôi cũng có thể cho tôi vào làm thành viên một nhóm nào đó mà tôi không hay biết," bà Hoài Anh nói.
Trường hợp của anh Nguyễn Anh Tuấn còn tinh vi, phức tạp hơn. Anh nói có người đã hack vào tài khoản của một ca sĩ giống tên, sử dụng hình ảnh của anh và tố cáo anh giả mạo ca sĩ này; hoặc nói rằng tấm ảnh do chính anh chụp đăng trên Facebook vi phạm bản quyền.

Âm mưu nào đằng sau?

Bà Hoài Anh và ông Hoàng Dũng đều nghi ngờ rằng có khả năng Facebook đã thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam trong việc khống chế, 'bịt miệng' giới bất đồng chính kiến.
Bà Hoài Anh nói các bài viết về chính trị đặc biệt bị nhắm đến, thường xuyên bị ẩn đi hoặc xóa vì "vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook", còn những bài đăng bình thường thì không gặp bất cứ vấn đề gì.
Những người theo dõi bà Hoài Anh cũng nói họ không thấy bài viết bà xuất hiện nhiều trên News Feed của họ như trước.
Ông Dũng cho biết có người thừa nhận đã được thuê với giá 500.000 đồng để report (báo cáo) tài khoản của ông.
Đồng thời, cả hai cũng không loại trừ khả năng có những doanh nghiệp sử dụng các công ty truyền thông mạng xã hội để tấn công các tài khoản chỉ trích một doanh nghiệp nào đó.
Bà Hoài Anh nói tài khoản của bà bị khóa 30 ngày sau khi viết bài bênh vực công ty Con Cưng hôm 10/8.

Facebook nói gì?

Phóng viên BBC đã liên lạc với đại diện của Facebook tại Việt Nam trong nhiều ngày qua về tình trạng nhiều tài khoản của những nhân vật có ảnh hưởng trên mạng xã hội Việt Nam bị khóa.
Facebook đề nghị BBC cho biết thông tin danh sách các tài khoản bị khóa để Facebook "kiểm tra lại".
Ban biên tập BBC giải thích rõ thêm câu hỏi là về cơ chế khóa và xóa tài khoản của Facebook đối với những cá nhân tại Việt Nam, và liệu Facebook có biết về các nhóm được nhà nước bảo hộ như Lực lượng 47 hay dư luận viên hay không.
Hiện BBC vẫn chưa nhận được phản hồi của Facebook.
FacebookBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Giải pháp?

Bà Hoài Anh cho biết tài khoản cũ của bà đã được mở lại vào chiều hôm qua, tuy nhiên bà không nhận được bất cứ lời giải thích hay thông báo gì của Facebook.
"Rất nhiều người bạn của tôi đột nhiên nhắn cho tôi rằng 'Ô chị ơi, em thấy Facebook chị rồi'," bà Hoài Anh nói.
Tuy vậy bà vẫn không "hài lòng với cách làm việc của Facebook".
Bà cho biết trước đó bà đã nhờ nhiều người bạn bên Mỹ, soạn lá thư gửi cho Thượng nghị sĩ Marco Rubio, trước phiên điều trần trước Thượng viện của Giám đốc hoạt động (COO) của Facebook Sheryl Sandberg hôm 5/9.
mindsBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionMột số nhà hoạt động, văn nghệ sĩ, trí thức Việt Nam đã hiện diện trên Minds
Và cách đây năm ngày bà cũng viết một lá thư khác gửi đến văn phòng thượng nghị sĩ.
Bà Hoài Anh nói bà cũng dùng thêm tài khoản mạng xã hội Minds song song với Facebook để lưu giữ các bài viết.
Tuy nhiên Minds vẫn chưa có một cộng đồng lớn như Facebook.
"Facebook rất có thể đã thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam, vì nó kiếm rất nhiều tiền từ người dùng Việt, nhất là những người ăn chơi nhảy múa, mua hàng quảng cáo trên các fanpage. Còn những người viết về chính trị thì không được chú ý nên việc bị tấn công cũng dễ hiểu," ông Hoàng Dũng nói.
"Mình buộc phải sống chung, nhưng những tài khoản có tiếng nói thì vẫn nên lên tiếng và thay vì chỉ share thì những người khác nên copy và đăng toàn bộ tại trên tường của mình. Đây là cách mình thách thức trước sự tấn công của Facebook," nhà hoạt động bình luận.

Đi mãi không ra khỏi đầm lầy



Chủ và đày tớ, đày tớ và chủ!

Song Chi.
Có một thời những người cộng sản kịch liệt lên án chế độ phong kiến, căm ghét từ giai cấp địa chủ, phú ông ở nông thôn cho tới tầng lớp trí thức nửa Nho học nửa Tây học ở các thành thị. Đa số dân chúng hồi đó vốn cùng khổ, đã nghe theo lời những người cộng sản vùng lên cướp chính quyền với hy vọng xã hội rồi sẽ khác, người người được sống bình đẳng, ấm no, không còn giai cấp, không còn ai bóc lột ai.
Thế rồi đến khi những người gọi là cộng sản giành được chính quyền, một thời gian sau, họ lại học theo nếp sống của giai cấp phong kiến ngày xưa. Người thì xây nhà ngói nguy nga chiếm cả một quả đồi, sàn lát gạch Bát tràng, đồ đạc toàn gỗ gụ, gỗ đàn hương, chạm trổ rồng phượng cầu kỳ, người thì xây nhà theo kiểu biệt thự xưa, tường, cột ốp vàng lóa mắt, trong nhà từ sinh hoạt, ăn mặc cho tới kẻ ăn người ở hầu hạ…y hệt giai cấp phong kiến. Chỉ có điều giàu hơn, ác hơn, vô luân và coi thường pháp luật hơn gấp nhiều lần!
Có một thời những người cộng sản kịch liệt lên án chế độ tư bản, cái gì của tư bản cũng xấu xa, đồi trụy, thối nát, chỉ có các nước XHCN mà đứng đầu là Liên Xô, Trung Quốc…là thiên đường! Cuộc chiến tranh vừa dứt tiếng súng, những người cộng sản vào tới Sài Gòn, miền Nam, chưa được mấy ngày đã lập tức tiến hành cuộc xóa bỏ vĩ đại mọi dấu tích của chế độ tư bản từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, con người cho tới đầu óc, tư tưởng.
Thế rồi vài chục năm sau chính họ lại trở thành đám tư bản “đỏ”, thi nhau vơ vét làm giàu bằng mọi cách, cái gì bán được là bán, từ đất đai tài nguyên lãnh thổ, lãnh hải, con người…Họ đua nhau mua nhà cửa, bất động sản, chạy quốc tịch, cho con đi học ở các nước tư bản, khi bệnh thì cũng chạy sang các nước tư bản! Và cũng như thế, họ giàu hơn, ác hơn, vô luân và coi thường pháp luật hơn giai cấp tư bản cũ gấp nhiều lần!
Có một thời những người cộng sản kịch liệt lên án mọi tôn giáo, phá chùa phá nhà thờ, cực đoan đến mức không thắp hương, không cúng ông bà tổ tiên.
Rồi không biết tự khi nào, có lẽ là từ khi có chức có quyền lại có quá nhiều tài sản trong tay, bản thân lại gây quá nhiều tội ác với dân với nước, các quan chức cộng sản từ trên xuống dưới bỗng thay đổi 180 độ. Người nào cũng siêng đi chùa khấn vái, cúng dường, phóng sinh…Khi chết thì rước sư thầy cầu siêu rầm rộ, lăng mộ xây nguy nga, có thầy đi coi ngày, coi đất, cất hình gì, ra sao…
Nhưng đó chẳng phải là sùng đạo hay thật tâm tin vào Phật, vào Chúa. Trong thâm tâm, các quan chức, chính khách của đảng và nhà nước cộng sản vẫn là những con người theo chủ thuyết tam vô: vô Tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo. Họ không thực sự là những người có niềm tin vào tôn giáo, họ chỉ là những người mê tín dị đoan. Vì tâm bất an nên càng siêng đi chùa cúng kiếng, cầu siêu. Trong khi nếu thật sự thấu hiểu lẽ vô thường của đời người, hiểu luật nhân quả, họ đã phải từ bỏ lòng tham, thói sân si, ăn ở cho tử tế, có nhân có đức, thay vì làm hại cho dân cho nước thì trong những ngày tại vị, làm được điều gì có lợi cho dân cho nước trong quyền hạn của mỉnh thì làm. Nhưng họ vẫn tiếp tục vơ vét, đấu đá, hãm hại lẫn nhau để tranh giành chức quyền, với dân thì tiếp tục đàn áp, xách nhiễu, hành hạ…
Không chỉ ác với dân, họ còn ác với nhau, hại chết nhau.
Chỉ đau cho đất nước này, dân tộc này, đi suốt cả một chặng đường hơn bảy thế kỷ, trải qua vài cuộc chiến, chết mất mấy triệu người cộng thêm vài triệu người nữa bị chết, bị giam cầm tù đày vì những chính sách sai lầm của đảng cộng sản, từ Cải Cách Ruộng Đất, vụ án xét lại chống Đảng, cải tạo tự sản, cải tạo công thương nghiệp, học tập cải tạo, vượt biên, lao động xuất khẩu v.v…Để cuối cùng, dân vẫn khổ, vẫn không có tự do dân chủ, quyền Con Người vẫn bị chà đạp, đất nước vẫn lạc hậu, đói nghèo, chủ quyền luôn luôn bị đe dọa…Thậm chí còn tệ hơn bảy thập niên trước là lãnh thổ lãnh hải bị co lại, tài nguyên cạn kiệt, từ môi trường sống, đạo đức xã hội cho tới lương tri, tính thiện, lòng nhân ái, tự trọng…của con người bị hủy hoại nặng nề!
Đi suốt cả một con đường dài, mất mát quá nhiều để làm gì?