Tuesday, July 8, 2014

Biển Đông: Mỹ lại nói thẳng, quan Trung Quốc đuối lý

 (Baodatviet) - Tuyên bố chủ quyền “nuốt” gần trọn Biển Đông của Trung Quốc là “có vấn đề” - một quan chức cấp cao của Mỹ nhận định hôm 8/7.

Cập nhật thông tin đến thời điểm 16h ngày 8/7, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, trong ngày lực lượng Kiểm ngư Việt Nam phát hiện thêm máy bay dạng trinh sát điện tử của Trung Quốc bay liên tục quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981.

Cụ thể, từ 7h15 đến 8h 5 phát hiện một máy bay dạng trinh sát điện tử TU-154M số hiệu 1224 từ hướng Đông Bắc, bay 4 vòng trên khu vực đội tàu Việt Nam hoạt động ở độ cao 200-300m, sau đó rời khu vực theo hướng Tây Bắc.

Theo đó, phía Trung Quốc duy trì khoảng 106 tàu các loại tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981; trong đó có 46 tàu Hải cảnh, 14 tàu vận tải, 14 tàu kéo, 27 tàu cá các loại và 5 tàu quân sự.

Một máy bay trinh sát điện tử của Trung Quốc hoạt động trên khu vực giàn khoan Hải Dương 981
Một máy bay trinh sát điện tử của Trung Quốc hoạt động trên khu vực giàn khoan Hải Dương 981

Đáng chú ý, khi các tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền thì các tàu của Trung Quốc ở vòng ngoài đã tiến hành dàn hàng ngang, đồng loạt tăng tốc độ, cơ động áp sát các tàu Kiểm ngư của Việt Nam; ngăn cản, hú còi nhằm uy hiếp và không cho các tàu cá của Việt Nam tiến vào gần giàn khoan nhưng các tàu Kiểm ngư Việt Nam đã chủ động vòng tránh, kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.

Đường 9 đoạn của Trung Quốc 'có vấn đề'

Cùng ngày 8/7, một quan chức ngoại giao Mỹ tháp tùng đoàn quan chức Mỹ dự Đối thoại thường niên Mỹ - Trung Quốc cho biết tuyên bố của Trung Quốc về đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) trên Biển Đông là "có vấn đề", và đó sẽ là một trong những chủ đề chính của cuộc đối thoại này.

Việc Trung Quốc đòi chủ quyền hầu hết Biển Đông qua cái gọi là "đường 9 đoạn" cùng những hành động gây căng thẳng của nước này gần đây đã gia tăng căng thẳng.

Phái đoàn Mỹ cũng bày tỏ lo ngại sâu sắc trước việc các bên tranh chấp đang sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự, bán quân sự, lực lượng bảo vệ bờ biển nhằm đẩy mạnh các yêu sách chủ quyền.

Trung Quốc đã đòi sở hữu đến 80% diện tích Biển Đông thông qua đường 9 đoạn. Nhận xét về vấn đề này, một quan chức tháp tùng đoàn của Ngoại trưởng Kerry nhận xét: "Sự mơ hồ liên quan đến đường chín đoạn này là có vấn đề".

"Quan sát của chúng tôi là sự mơ hồ về tuyên bố này có thể gây mất ổn định và dẫn đến sự đối đầu, thậm chí là xung đột".

Việc Trung Quốc gây tranh chấp với các nước trên Biển Đông đã dẫn đến việc nước này cho tàu đâm húc, phun vòi rồng và bắt giữ ngư dân (của Việt Nam).

Mỹ nhấn mạnh sẽ không đứng về bên nào trong các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, nhưng đã cáo buộc Bắc Kinh có các hành vi gây mất ổn định và thúc giục Trung Quốc duy trì tự do hàng hải trên các tuyến đường thủy quan trọng.

Dù Trung Quốc từng nói là cam kết sử dụng các biện pháp ngoại giao và hòa bình để giải quyết các yêu sách chủ quyền, vị quan chức Mỹ nhận xét: "Chúng tôi muốn Trung Quốc tôn trọng và sống đúng với những lời họ nói".

goại trưởng Mỹ John Kerry tiếp xúc với giới truyền thông trên chuyến bay tới Trung Quốc hôm 7/7
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp xúc với giới truyền thông trên chuyến bay tới Trung Quốc hôm 7/7

Trước đó, ngày 7/7, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Tất Thành đã có bài viết “Ai là kẻ gây bất ổn tại biển Đông-Vài lời với Đại sứ Ninh Phú Khôi" đăng trên báo Matichon (Thái Lan) phản bác những luận điệu sai trái của Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan về vấn đề Biển Đông.

Trong bài viết của mình, Đại sứ Nguyễn Tất Thành cho rằng thông tin mà Đại sứ Ninh Phú Khôi nêu trong bài cho rằng "Việt Nam quấy rối hoạt động của Trung Quốc" thực chất là chép lại từ tài liệu ngày 8/6/2014 công bố trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Theo Đại sứ Thành, cả tài liệu này cũng như trong các cuộc họp báo khác nhau, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra được bằng chứng thuyết phục và khách quan để chứng minh luận điểm của mình.

Thực tế là hoạt động trái phép của giàn khoan Trung Quốc cũng như hành động hung hăng, vô nhân đạo của các tàu hộ tống giàn khoan của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam đã được thông tin đầy đủ bởi nhiều cơ quan truyền thông cả trong và ngoài khu vực, của các nước phát triển và đang phát triển.

Thứ hai, Đại sứ Nguyễn Tất Thành nhấn mạnh ông không thể đồng ý với quan điểm của Đại sứ Ninh cho rằng Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chủ quyền liên tục, hợp pháp và ổn định đối với quần đảo Hoàng Sa từ giữa và cuối thế kỷ thứ 10 vì điều này mâu thuẫn với lịch sử và nhầm lẫn về pháp lý.

Hơn nữa, chính tài liệu của Trung Quốc, như "Hải ngoại Kỷ sự" (Haiwai jishi) năm 1696 hay "Hải Lục" (Hailu) năm 1820 và tài liệu quốc tế như "Journal of the Asiatic Society of Bengal" (1837) và "Journal of the Geographical Society of London" (1849) đã công nhận và thể hiện quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam," Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan nhấn mạnh.

Người dân tham quan Triển lãm
Người dân tham quan Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam-Những bằng chứng lịch sử" ở tỉnh Đắk Lắk.

Thứ ba, Đại sứ Việt Nam bác bỏ nhận định của Đại sứ Trung Quốc khi ông Ninh Phú Khôi cho rằng "hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 lần này là sự tiếp nối của tiến trình thăm dò trong suốt 10 năm qua, hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền và quyền quản lý của Trung Quốc và Việt Nam không có quyền phát biểu, không có quyền can thiệp hoặc ngăn cản."

"Việc Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 lần này là để bảo vệ khu vườn cùng các cây cối tại đó của mình đang bị một người hàng xóm vô cớ đòi sở hữu," Đại sứ Thành nhận định.

Đại sứ Nguyễn Tất Thành nhấn mạnh: "Tôi nghĩ rằng điều thiết thực nhất hiện nay là Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan Hải Dương-981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam và cùng Việt Nam giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan.

Trung Quốc hành động sai lầm tại Biển Đông

Trong một bài viết mới đây, ông Rivislei Gonzalez Saez, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách quốc tế của Cuba, nhận định rằng Trung Quốc đã hành động sai lầm tại Biển Đông.

Theo ông Saez, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Chuyên gia Saez nhấn mạnh Trung Quốc đề nghị giải quyết mọi vấn đề bằng biện pháp hòa bình, nhưng lại có những hành động đi ngược lại lời nói của chính mình. Điều này gây quan ngại sâu sắc đối với các quốc gia có liên quan, các nước khác trong khu vực cũng như Mỹ.

Ông cho rằng những căng thẳng mà Trung Quốc gây ra với Việt Nam là một sai lầm nghiêm trọng, bất chấp các lợi ích có liên quan của Bắc Kinh.

Tiêu cực hơn chính là cách hành xử của Trung Quốc với việc phát động một chiến dịch tuyên truyền hung hăng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tấn công Việt Nam.

Theo ông Saez, lập trường của Bắc Kinh cần mang tính xây dựng và cân nhắc kỹ. Cho dù thế giới có thể tràn ngập thông tin, nhưng sự thật sẽ luôn được tôn trọng. Mỗi ngày sẽ có thêm hàng nghìn trí thức, nhà ngoại giao, quân nhân và nhân dân trên thế giới hiểu và lên tiếng bảo vệ quyền lợi của Việt Nam.

Việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lụa địa của Việt Nam là một hành động sai lầm của Trung Quốc. Đó không còn là vấn đề của Việt Nam hoặc của Đông Nam Á mà là vấn đề cả thế giới phải quan tâm và lên tiếng bởi lẽ nó đã vượt quá phạm vi của sự ổn định khu vực.

Bên cạnh đó, chuyên gia Harry J.Kazianis tại Viện Nghiên cứu chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham (Anh) cũng chỉ trích mạnh mẽ việc xuất bản bản đồ khổ dọc nói trên cùng những hành động khác của Trung Quốc như hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam.

Trong bài bình luận đăng trên chuyên san The Diplomat, ông Kazianis cảnh báo nếu cộng đồng thế giới để mặc Trung Quốc dần dần thay đổi hiện trạng và kiểm soát toàn bộ Biển Đông thì sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm trong khu vực và trên thế giới. Từ đó, chuyên gia này kêu gọi Mỹ phải lưu ý và có hành động ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.

Tương tự, chuyên gia Matthew Hipple tại Trung tâm an ninh hàng hải quốc tế (Mỹ) cho rằng Mỹ cần theo dõi sát sao tàu hải quân hoặc tàu hải cảnh của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong bài bình luận đăng trên chuyên trang War on The Rocks, ông Matthew còn đề nghị tàu hải quân Mỹ nên can thiệp hoặc ít nhất quay lại cảnh tàu Trung Quốc đâm vào tàu phi quân sự của các nước khác. Thậm chí ông cho rằng tàu hải quân Mỹ có thể phải chấp nhận va chạm hay bắt đầu hành động can thiệp khi sự tự do đi lại của các nước đồng minh trong khu vực bị xâm phạm.

Sự “ngoa ngôn” của báo chí Trung Quốc

Trong khi đó, trang mạng “Tiền Thiêm” (Tầm nhìn, qianzhan.com) Trung Quốc ngày 5/7 có bài viết tiếp tục luận điệu xuyên tạc, vu cáo thường thấy của truyền thông Trung Quốc, cho rằng Philippines và Việt Nam trước sau “gây phiền phức” cho Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 13.
Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 13.

Bài báo cho rằng, “Việt Nam như người chạy tiếp sức với Philippines để “gây hấn” với Trung Quốc, Việt Nam “đi con đường cũ” của Philippines, nhưng Việt Nam “cứng” hơn Philippines, quyết tâm “đối đầu” cũng kiên quyết hơn.

Bài báo vu vạ nực cười rằng, “trong quá trình đối phó với Việt Nam, Trung Quốc đã khó thoát được hoàn cảnh khó xử “nước lớn bị nước nhỏ bắt cóc”, rằng bất cứ Trung Quốc làm gì ở Biển Đông hay Việt Nam chủ động “khiêu khích, gây sự”, dư luận quốc tế đều đứng về phía Việt Nam.

Bài báo thừa nhận một lý do để Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, rằng “nếu Trung Quốc không cứng rắn trong vấn đề chủ quyền”, thì sẽ không thể làm dịu thái độ bất mãn ở trong nước. Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục tiến hành “khẩu chiến”, “vòi rồng chiến” chỉ có thể là “kế tạm thời thích nghi”.

Bài báo gắp lửa bỏ tay người cho rằng, giữa Trung-Việt có thể bùng phát chiến tranh quy mô lớn thực sự ở Biển Đông bất cứ lúc nào. Cuộc chiến giữa Trung-Việt ở Biển Đông có thực sự phải dùng vũ lực hoàn toàn tùy thuộc vào sự lựa chọn của Việt Nam.

Trung Quốc tuy “quyết tâm, kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng Trung Quốc sẽ không nổ phát súng đầu tiên”. Bài báo cho rằng, nếu Việt Nam dám nổ phát súng đầu tiên thì Trung Quốc và Việt Nam sẽ lại nổ ra chiến tranh trên biển. Đây thực sự là một ý đồ thâm hiểm vì bài báo đẩy quả bóng về phía Việt Nam, cho rằng cuộc chiến nếu có nổ ra hay không là do Việt Nam.

Lan Phương (Tổng hợp)

Sau Hồng Kông, Macau đòi dân chủ

(NLĐO) – Hôm 8-7, ba nhóm hoạt động tại Macau, đặc khu của Trung Quốc và là trung tâm cờ bạc lớn nhất thế giới, đang có kế hoạch thực hiện cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về dân chủ.

Đặc khu trưởng Macau Thôi Thế An được cho là sẽ tái đắc cử trong cuộc bầu cử ngày 31-8 tới đây. Tuy nhiên, tương tự Hồng Kông, việc bầu chọn lãnh đạo lãnh đạo mới của đặc khu Trung Quốc từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha này do một ủy ban chính thức gồm 400 quyết định. Phần lớn thành viên của ủy ban đó đều thân với Bắc Kinh có thể khiến việc bỏ phiếu của người dân trở nên vô nghĩa.

Ma Cau là trung tâm cờ bạc lớn nhất thế giới. Ảnh: AP
Ông Jason Chao, một trong những người tổ chức cuộc bỏ phiếu, cho hay: “Bằng cách tổ chức cuộc trưng cầu dân ý, chúng ta có thể thúc đẩy sự quan tâm của người dân trong việc đấu tranh cho một cuộc bầu cử dân chủ công bằng”.
Câu hỏi được đặt ra là liệu có nên tổ chức cuộc bỏ phiếu phổ thông để bầu ra lãnh đạo Macau vào năm 2019 hay không và các cứ tri có thể tin tưởng như thế nào vào ứng cử viên duy nhất là ông Thôi Thế An, người đã năm giữ vị trí cao nhất kể từ năm 2009.
Ông Chao hy vọng sẽ có ít nhất 10.000 người tham dự. Dân số Macau vào khoảng 550.000 và các cử tri sẽ được bỏ phiếu điện tử hoặc đến các điểm bỏ phiếu.

Cư dân Hồng Kông biểu tình phản đối. Ảnh: Reuters


Hồi tháng 5 có khoảng 20.000 người biểu tình phản đối một dự luật cho phép các bộ trưởng đặc khu này hưởng các quyền lợi hưu trí hậu hĩnh. Ông Chao nói: “Người dân Macau từ trước đến nay vẫn bị xem là thờ ơ với chính trị. Nhưng cuộc biểu tình hồi tháng 5 đã thay đổi mọi thứ khi có nhiều người trẻ tham dự và người dân Macau sẵn sàng xuống đường phản đối mà không sợ hãi”.
Các diễn biến tại Hồng Kông và Macau là minh chứng về thách thức lớn nhất đối với các quy định của Trung Quốc áp đặt tại hai đặc khu này. Một số quan chức tại Trung Quốc cảnh báo trong những tháng gần đây Bắc Kinh sẽ chuẩn bị mở các đơn vị đồn trú quân sự để giải quyết tình trạng bạo loạn tại Hồng Kông.

Người Lao Động - 09/07/2014 10:06

Tiếp nối Hong Kong: Macau làm trái ý Bắc Kinh

(Baodatviet) - Trung Quốc: Làn sóng trăm hoa đòi dân chủ tại các vùng miền dâng cao, Tân Cương vẫn chưa yên.
Làn sóng biểu tình đòi dân chủ

Sau Hong Kong, chính quyền Bắc Kinh lại thêm một bài toán đau đầu mới. Lần này đến lượt đặc khu Macau. Kinh đô cờ bạc thế giới muốn noi gương Hong Kong tổ chức một cuộc trưng cầu đòi cải cách dân chủ.
Ngày 8/7, ba nhóm hoạt động ở đặc khu Macau thuộc Trung Quốc tuyên bố sẽ tiếp bước Hong Kong lên kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý không chính thức về dân chủ.
Dù chính quyền trung ương Trung Quốc cho rằng cuộc bỏ phiếu này là bất hợp pháp nhưng điều đó không cản được quyết tâm của người Macau.
Các nhóm tổ chức thăm dò ý kiến​​ là Lương tâm Macau, Thanh niên Macau cấp tiến và Xã hội Macau cởi mở. Họ đang có kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý từ 24 đến 30/8 với cả hai cách bình chọn trực tuyến và tại các trạm bỏ phiếu.
Macau là đặc khu hành chính của Trung Quốc giống như Hong Kong, theo "dự kiến" sẽ tái bầu lãnh đạo hiện nay là ông Fernando Chui trong một cuộc "bỏ phiếu" được Bắc Kinh công nhận vào ngày 31/8.
Cuộc biểu tình tại Hong Kong đã có tác động tới Macau
Cuộc biểu tình tại Hong Kong đã có tác động tới Macau
Quy chế bầu lãnh đạo Macau buộc ứng cử viên phải thông qua một hội đồng 400 người, gồm toàn thành viên thân Bắc Kinh trước khi đưa ra cho người dân bỏ phiếu.
"Bằng cách tổ chức một cuộc trưng cầu, chúng ta có thể kích thích sự quan tâm của người dân trong đấu tranh cho một cuộc bầu cử dân chủ chân chính", nhà tổ chức thăm dò ý kiến ​​Jason Chao, nói với hãng tin Reuters hôm 8/7.
Được biết, trong năm vừa qua, người dân Macau càng trở nên bất bình với sự kiểm soát của Bắc Kinh. Đã có hơn 20.000 người xuống đường trong tháng 5 để phản đối chính quyền Trung Quốc.
Trước đó, Trung Quốc cũng phải đối đầu với làn sóng biểu tình rầm rộ nhằm chống đối chính quyền Bắc Kinh ở Hong Kong.
Cụ thể, chiều 1/7, đúng ngày kỷ niệm 17 năm Hong Kong trở về Trung Quốc Đại lục (1/7/1997-1/7/2014), phe dân chủ mở rộng ở Hong Kong đã tổ chức biểu tình, giống như mọi năm kể từ năm 1997, để bày tỏ những yêu sách chính trị của họ.
Trước đó, gần 800.000 người Hong Kong đã bỏ phiếu đồng ý tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tự do về cải cách dân chủ. Các nhà tổ chức hôm 30/6 đã yêu cầu chính quyền Hong Kong thực hiện nghiêm túc ý nguyện của người dân.
Gần 800.000 người tham gia bỏ phiều lần này chiếm gần 1/4 trong tổng số 3,47 triệu cử tri năm 2012 của Hong Kong, thành phố có dân số khoảng 7,2 triệu người.
Hôm 27/6, hơn 1.000 luật sư Hong Kong đã tuần hành trong yên lặng với trang phục màu đen để phản đối điều mà họ cho là mưu toan của Trung Quốc nhằm xâm phạm sự độc lập tư pháp của đặc khu hành chánh này.
Hôm 24/6, đặc khu trưởng Hong Kong Lương Chấn Anh đã phản đối mạnh mẽ bài xã luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu của Trug Quốc khi cho rằng cuộc trưng cầu là “một trò hề bất hợp pháp” và tuyên bố 1,3 tỉ dân Trung Quốc đại lục đủ sức “đè bẹp dí” ý kiến của dân Hong Kong.
Không những thế, ông cũng lên tiếng bảo vệ quyền được đưa ra ý kiến của cử tri: “Nhiều người dân tham gia cuộc trưng cầu đã bày tỏ hy vọng và đòi hỏi với cuộc bầu cử Đặc khu trưởng vào năm 2017”.
Trong một diễn biến có liên quan, Bắc Kinh cũng đang xoay xở với các cuộc biểu tình ở Đài Loan.
Ông Trương Chí Quân (giữa) trong chuyến thăm Đài Loan
Ông Trương Chí Quân (giữa) trong chuyến thăm Đài Loan
Ông Trương Chí Quân Chủ nhiệm Văn phòng các vấn đề Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc (SCTAO) đang có chuyến công du lịch sử đến Đài Loan, ngày 28/6 đã hủy bỏ 2 sự kiện sau khi những người phản đối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh đã ném sơn vào đoàn xe của ông, theo hãng tin AP.
Nhiều người ở Đài Loan phản đối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc, và những người phản đối đã cố gắng ném sơn vào đoàn xe của ông Trương vào tối 27/6.
Hồi cuối tháng 3, hàng nghìn người Đài Loan đã tụ tập xung quanh tòa nhà Quốc hội để phản đối thỏa thuận thương mại giữa vùng lãnh thổ này và Trung Quốc.
Đám đông những người biểu tình mặc đồ đen và ngồi tại chật kín giữa một đại lộ. Họ mang theo những bông hoa hướng dương, biểu tượng của phong trào biểu tình và vẫy những dải băng màu vàng có dòng chữ: “Đấu tranh vì dân chủ, hãy rút lại hiệp định thương mại”.
Họ phản đối ý định của người đứng đầu vùng lãnh thổ này, ông Mã Anh Cửu, chấp thuận một thỏa thuận thương mại có thể khiến các công ty tư nhân của Đài Loan và Trung Quốc Đại lục làm việc trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, chăm sóc sắc đẹp… có thể mở chi nhánh hoặc cửa hàng tại lãnh thổ của cả hai bên.
Tân Cương vẫn chưa yên
Hiện tại chính, quyền Bắc Kinh không chỉ đau đầu với làn sóng biểu tình đòi dân chủ ở các vùng miền Trung Quốc mà rối bời với tình hình bạo loạn ở khu vực Tân Cương.
Truyền thông Trung Quốc hôm 7/7 cho biết, nước này đã phá vỡ hơn 40 tổ chức khủng bố bạo lực, đồng thời bắt giữ hơn 400 nghi can tại khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Báo Pháp chế Trung Quốc cho biết trong số những vụ liên quan đến khủng bố trên, cơ quan công an Trung Quốc đã được người dân cung cấp tin tức và bằng chứng khoảng 10 trường hợp.
Cảnh sát Trung Quốc đứng canh gác ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương
Cảnh sát Trung Quốc đứng canh gác ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương
Từ những tin tức này, cơ quan chức năng đã truy quét và bắt giữ hơn 100 nghi can cùng nhiều công cụ, thiết bị kích hoạt chất nổ và khối lượng lớn nguyên liệu thô dùng để chế tạo bom.
Trước đó, hôm 21/6, cảnh sát Tân Cương cũng đã bắn chết 13 kẻ tấn công vào đồn cảnh sát của khu vực này.
Khoảng 17h45 chiều ngày 15/5 theo giờ địa phương có ba người đàn ông cầm dao lao vào phòng chơi mạt chược trên đường Nghênh Bân và chém loạn xạ vào những khách đang vui chơi ở quận Hòa Điền, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Chưa hết, chiều 8/5, cũng tại khu tự trị Tân Cương, tây bắc Trung Quốc, đã xảy ra một vụ tấn công bằng dao nhằm vào lực lượng cảnh sát. Một đối tượng đã bị tiêu diệt và một người bị bắt giữ.
Trước đó, nhiều vụ nổ bom cũng từng xảy ra tại khu vực này. Chính phủ Trung Quốc cho biết, trong năm qua, có khoảng 200 người đã chết trong các cuộc tấn công khủng bố của lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Tân Cương.
Những phần tử khủng bố ở Trung Quốc thời gian gần đây đã tăng cường các cuộc tấn công chớp nhoáng, sử dụng các loại vũ khí đơn giản như dao, bom tự chế… ở khắp Trung Quốc, nhắm vào nơi đông người, từ nhà ga xe lửa cho đến đồn cảnh sát.
 09/07/2014 10:34

Trung Cộng đối đầu với Nhật Bản

Ông Shinzo Abe đi thăm Canberra. Hai vị thủ tướng Nhật và Australia (Úc Châu) nói hai nước không liên minh để chống Trung Quốc. Trước đó, ông Tập Cận Bình sang Seoul gặp bà Park Geun-hye, tổng thống Nam Hàn. Cả hai đều nói lên nỗi lo ngại khi chính phủ Nhật giải thích bản “hiến pháp hòa bình” theo cách mới để tăng cường quân lực và sẵn sàng tham chiến, không phải chỉ để tự vệ mà cả khi cần hỗ trợ các đồng minh.

Chính phủ Úc trù tính mua tầu ngầm Soryu của Nhật, loại tầu ngầm sẽ khiến Trung Cộng phải hết sức dè dặt nếu muốn gây chiến với Nhật Bản. Soryu là thứ tầu ngầm lớn nhất và trang bị kỹ thuật mới có khả năng lặn chìm dưới đáy biển suốt hai tuần liền. Chính phủ Obama đã gia tăng số thủy quân lục chiến Mỹ đóng ở Úc lên 2,500 người. Nhật Bản cũng là nơi gần 50,000 quân Mỹ đồn trú trong nhiều căn cứ quân sự, được Mỹ bảo vệ bằng liên minh quân sự, và trao đổi kỹ thuật quân sự thường xuyên với Mỹ. Bộ tư lệnh Hạm Ðội Bảy của Mỹ cũng đặt tại Nhật Bản. Nhật Bản và Úc đang tiến tới một thỏa ước mậu dịch tự do; hiện nay Nhật là nước mua bán với Úc nhiều thứ nhì, sau Trung Quốc. Hai phần ba số quặng than và sắt Nhật nhập cảng là mua từ nước Úc.

Trong lúc ông Abe đang ở Úc, Thủ Tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường tiếp đón bà Angela Merkel, thủ tướng Ðức, đã nhân cơ hội tố cáo các tội ác của quân đội Nhật trong thời Ðại Chiến Thứ Hai, hai nước Nhật, Ðức đã liên minh trong cuộc chiến đó.

Hàn Quốc và Trung Quốc đều đã bị quân Nhật chiếm đóng từ trước Ðại Chiến Thứ Hai; và cả hai đều còn đang tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền trên một số hòn đảo. Hiện có hơn 28,000 quân Mỹ còn đóng ở Nam Hàn, sau khi đẩy lui hàng triệu quân Trung Cộng trong cuộc chiến Nam Bắc Cao Ly năm 1950. Bà Park Geun-hye nói thông thạo tiếng Trung Hoa và bà đã gặp Tập Cận Bình năm lần, kể từ khi ông nhậm chức, mới gần hai năm trời. Trung Quốc là nơi các công ty Nam Hàn xuất cảng và đầu tư nhiều nhất. Ðiện thoại di động của Samsung bán chạy nhất ở nước Tàu. Dân Trung Hoa lục địa cũng mê phim bộ Hàn Quốc, mà ông Vương Kỳ San, người đứng đầu ủy ban chống tham nhũng ở Bắc Kinh rất hoan nghênh, vì luân lý trong phim bộ chính là nền đạo lý cổ truyền của các nước Á Ðông.

Tập Cận Bình kêu gọi các nước xây dựng một “cấu trúc hợp tác an ninh mới trong Á Châu và Thái Bình Dương.” Nhưng Trung Cộng hiện nay không có một đồng minh quân sự nào trong vùng, trừ Bắc Hàn, mà ông Tập sẽ đi thăm sau khi thăm Nam Hàn. Bản thông cáo chung ở Seoul kêu gọi chống võ khí nguyên tử, nhưng không nói đến tên Bắc Hàn!

Thế cờ trong vùng Á Ðông đang thay đổi, với những chuyển động mạnh kể từ sau cuộc Ðại Chiến Thứ Hai và sau khi chấm dứt Chiến Tranh Lạnh. Có những quốc gia thù nghịch (Úc, Nhật hoặc Nam Hàn, Trung Cộng) nay lại hợp tác. Nhật Bản và Nam Hàn vừa cộng tác, vừa đối đầu. Mỹ, Nhật từng là kẻ thù, nay là đồng minh. Mối thù cũ giữa Nhật Bản và Trung Quốc vẫn được chính quyền Trung Cộng dùng để khích động dân chúng, để họ lãng quên ách cai trị độc tài đầy tham nhũng.

Bản Hiến Pháp năm 1947 do quân đội Mỹ soạn trong thời gian chiếm đóng đã lỗi thời. Sau khi ông Abe xác định muốn nước Nhật trở lại vai trò “một quốc gia bình thường,” chính phủ Mỹ cũng ủng hộ lối giải thích mới của ông. Chỉ có một nửa dân chúng Nhật hoàn toàn ủng hộ chính sách quân sự mới của ông Shinzo Abe. Sống trong chế độ dân chủ tự do, cho nên nhiều người Nhật đã biểu tình phản đối, một người đàn ông đã tự thiêu ở nhà ga xe lửa Shinjuku, Tokyo.

Nước Nhật sẽ tái võ trang, lập lại quân đội chính quy, không thể nào tránh được. Một quốc gia với nền kinh tế lớn hàng thứ nhì, rồi thứ ba trên thế giới không thể nào “tự cung,” không lập quân đội và từ bỏ quyền dùng vũ lực bên ngoài lãnh thổ của mình. Trung Cộng đang hô hoán về mối đe dọa quân phiệt Nhật tái xuất hiện. Nhưng chúng ta biết dân Nhật đã nếm mùi dân chủ tự do từ hơn nửa thế kỷ qua, khó lòng chấp nhận một chính quyền quân phiệt.

Chính sách nước Nhật thay đổi chính vì mối đe dọa bành trướng của Trung Cộng, đặc biệt là tham vọng kiểm soát vùng Ðông Nam Á. Ông Shinzo Abe đã so sánh hành động của Trung Cộng trong Biển Ðông nước ta với tham vọng của các đế quốc Ðức và Áo muốn kiểm soát bán đảo Balkan đầu thế kỷ 20, đầu mối gây ra cuộc Ðại Chiến Thứ Nhất, xảy ra trước đây đúng 100 năm. So với Trung Cộng thì hiện nay quân đội Nhật Bản thua về số lượng, nhưng vượt hơn rất xa về phẩm chất. Ngân sách quốc phòng của Trung Cộng lên tới 188 tỷ đô la trong lúc nước Nhật chi 49 tỷ (Mỹ chi 640 tỷ, sau khi đã cắt giảm). Quân đội Trung Cộng có 2 tỷ 3 sĩ tốt dưới cờ, còn “quân tự vệ” Nhật Bản chỉ có 58,000 người.

Nhưng thực ra, ngay trong tình trạng chỉ có “quân tự vệ” theo bản Hiến Pháp hòa bình đòi hỏi, lực lượng quân sự Nhật cũng đủ sức đương đầu với quân Trung Cộng, không cần Mỹ can thiệp, hỗ trợ. Hầu hết các vũ khí quân Trung Quốc đang dùng đều cũ kỹ, vì nền kinh tế và công nghiệp suy sụp trong những năm Mao Trạch Ðông còn sống. Trong số gần 8,000 xe thiết giáp, chỉ có 450 chiếc thuộc thế hệ mới sản xuất. Phần lớn máy bay chiến đấu là di sản thời 1970, nhập cảng máy bay Nga Xô Viết. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh mua lại của Ukraine, do Nga Xô chế tạo thời 1980, chỉ dám hoạt động ở vùng ven biển Trung Quốc; không đủ sức phóng những máy bay đường xa. Chỉ có một nửa số tàu ngầm của Trung Cộng được chế tạo trong 20 năm gần đây.

Trong khi đó, Nhật Bản vẫn tiếp tục mua vũ khí, phi cơ của Mỹ từ mấy chục năm qua; cho nên hải quân và không lực Nhật mạnh hơn Trung Cộng. Trong ba năm nữa, Nhật sẽ nhận được những máy bay F-35 mới, chỉ bán cho các nước đồng minh thân nhất. Tạp chí Hoàn Cầu Thời Báo của Bắc Kinh tiết lộ rằng máy bay F-35 có thể bắn hạ những hỏa tiễn do hàng không mẫu hạm Liêu Ninh phóng lên, từ khoảng cách an toàn xa 290 cây số. Những máy bay J-15 tối tân nhất của Trung Cộng có thể bị bắn trước khi biết sắp gặp F-35 của quân địch. Hệ thống phòng thủ trên đất liền của Nhật được trang bị với các hỏa tiễn Mỹ có thể hạ các hỏa tiễn địch bắn bên trong hay bên trên bầu khí quyển.

Trong lúc ở Canberra, ông Abe phân trần rằng nước Nhật không có ý gây chiến với ai mà chỉ muốn “xây dựng một trật tự thế giới dựa trên tinh thần thượng tôn luật pháp.” Ðó cũng là điều ước ao của mọi người dân trong vùng Ðông Á. Người dân ở xã hội nào cũng muốn được bảo đảm an toàn bằng luật pháp minh bạch, công khai. Trong bang giao, các chính phủ cũng phải tôn trọng luật lệ quốc tế. Hành động của chính quyền Cộng sản Trung Quốc hiện nay trong vùng Biển Ðông hoàn toàn bất chấp luật pháp của loài người. Ðó là điều khiến tất cả các quốc gia khác đều lo ngại. Khi nào người dân Trung Hoa được sống trong một thể chế dân chủ tự do thì họa may họ mới có thể bầu lên một chính quyền biết tôn trọng luật pháp thế giới.

Chúng ta đã thấy người Trung Hoa sống ở Ðài Loan đã thực hiện được công cuộc dân chủ hóa từ ba chục năm qua. Dân Hồng Kông cũng mới biểu lộ khát vọng dân chủ trong tuần qua. Từ năm 1997, mảnh đất này được trao trả lại cho Trung Quốc, chính phủ Anh đã đòi Bắc Kinh không được áp dụng ở đó thể chế cai trị như trong lục địa, nhờ vậy dân Hương Cảng vẫn được hưởng nhiều quyền tự do như còn sống dưới chế độ thuộc địa Anh. Trong tuần qua, dân Hồng Kông đã đi bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý, và 87% cử tri đồng ý các cuộc bàu cử trong tương lai phải theo đúng các thủ tục dân chủ tự do quốc tế.

Chúng ta có thể tin rằng sớm hay muộn người dân Trung Hoa trong lục địa cũng đứng dậy xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị của đảng Cộng sản. Trào lưu dân chủ hóa tràn lan khắp miền Á Ðông, có thể sẽ thay đổi cục diện bang giao. Vì các chính quyền do dân chúng bầu lên thường không thể gây chiến tranh phi lý. Dưới chế độ dân chủ chính quyền khó lòng mê hoặc dân bằng những tình tự dân tộc quá khích; mà dân nước nào cũng chỉ muốn được sống hòa bình.

07-08-2014 6:14:36 PM
Ngô Nhân Dụng

Mỹ: Tham vọng của Bắc Kinh gây căng thẳng trên Biển Đông

BẮC KINH (NV) .- Bắc Kinh khẳng định chủ quyền hầu hết Biển Đông đó là vấn đề và các hành động của họ gây ra căng thẳng, một viên chức cấp cao Hoa Kỳ nói như thế vào buổi chiều có cuộc họp Mỹ-Trung.


 Người dân ở Hà Nội biểu tình ngày 19/6/2014 khi ủy viên Quốc vụ viện Trung quốc, Dương Khiết Trì, tới đây giữa lúc hai nước đang căng thẳng tranh chấp chủ quyền biển đảo. (Hình: AP Photo/Tran Van Minh.)

'Bên cạnh chuyện Biển Đông, Trung Quốc cũng tranh chấp với Nhật về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Hoa Kỳ có hiệp định tương trợ nếu Nhật bị tấn công.'

Theo một bản tin của thông tấn AFP, các viên chức du hành cùng với ngoại trưởng John Kerry cho hay họ “gia tăng quan ngại” đối với “sự sẵn sàng của các nước tranh chấp sử dụng quân sự, bán quân sự, cảnh sát biển để củng cố tuyên bố chủ quyền”.

Ngoại trưởng John Kerry đến Bắc Kinh hôm Thứ Ba 8 tháng 7 năm 2014 để dự cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế lần thứ 6 giữa hai nước, được mô tả như cuộc đàm phán chính yếu thường niên giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Qua hai ngày đàm phán khó khăn, phái đoàn ông Kerry sẽ cố hình thành chiều hướng hợp tác giữa hai nước trong tương lai giữa mối quan hệ nhiều bão tố hiện đang bị vẩn đục bởi các bất đồng về những vấn đề liên quan đến căng thẳng trên biển Á Châu Thái Bình Dương, tin tặc và mậu dịch.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần hết Biển Đông dựa vào bản đồ “Lưỡi Bò” họ tự vẽ hồi thế kỷ trước, trùng lặp nhiều khu vực với Việt Nam, Philippines và một số nước khác.

“Sự mơ hồ liên quan 9 cái vạch đứt là cái vấn đề rắc rối.” Một viên chức tháp tùng theo ông Kerry đến Bắc Kinh nói.

Trung Quốc và các nước lân cận gia tăng hoạt động tuần tiễu ở các khu vực tranh chấp và những tranh cãi gần đây đã dẫn đến vụ húc tàu, xịt vòi rồng và bắt giữ ngư dân. Những căng thẳng gia tăng đều “rất liên quan đến Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương, một đối tác thương mại chính yếu, cũng như một khách hàng quan trọng của các hải lộ và là một người đảm bảo trường kỳ cho sự ổn định của khu vực Á châu Thái Bình Dương”, viên chức Hoa Kỳ nói.

Hoa Kỳ từng nhấn mạnh không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ nhưng đã lên án Bắc Kinh là có các hành động làm mất ổn định nên đòi hỏi Bắc Kinh duy trì tự do lưu thông ở các thủy lộ chính yếu. Theo viên chức trên, Trung quốc từng nói họ theo đuổi các phương cách ngoại giao và hòa bình để giải quyết tranh chấp, ông nói “Chúng ta muốn Trung quốc giữ lời cam kết”.

Chen Zeguang (Trần Tắc Quang) thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, hôm Thứ Hai vừa qua đả kích rằng Hoa Kỳ “đã có những bình luận và hành động sai trái về các vấn đề trên biển cũng như về internet, tạo ra tác động tiêu cực trong mối bang giao giữa hai nước....”

Theo một số nhà phân tích thời sự, vấn đề căng thẳng trên biển Đông sẽ là một đề tài chính yếu trong các cuộc thảo luận giữa ông Kerry và Bắc Kinh ngoài các vấn đề quan trọng khác. (TN)

07-08- 2014 4:14:49 PM  

Brazil và World Cup: Thôi thế thì chia tay!

Trên nguyên tắc, một trận banh phải kéo dài 90 phút đồng hồ. Về mặt kỹ thuật, những trận tranh tài giữa các vương quốc bóng tròn thường kết thúc sau 30 phút đá thêm hiệp phụ và đôi khi, thắng bại chỉ được giải quyết bằng những quả phạt đền.

Dự đoán đó được cả thế giới đưa ra trước khi banh lăn trên sân Estadio Mineirao ở Belo Horizonte, trước khi cả trăm triệu người ngồi trước màn ảnh truyền hình để xem trận bán kết giữa ông khổng lồ chủ nhà Brazil và ông khổng lồ Ðức tiêu biểu cho làng banh da Châu Âu. Chẳng ai ngờ trận banh kết thúc chỉ trong vòng 29 phút của hiệp đầu. Cũng chẳng ai tin Brazil lại vỡ trận quá dễ dàng, anh thủ môn Julio Cesar 7 lần lầm lũi vào lưới nhặt banh, trong đó phải kể tới 4 lần bị tung lưới trong thời gian kỷ lục: vỏn vẹn trong vòng 6 phút đồng hồ.

Thủ quân David Luiz (trái) và hậu vệ Thiago Silva của Brazil cùng khóc sau khi kết thúc trận thua Ðức 1-7 tại vòng bán kết World Cup 2014. Trong năm trận trước, Silva là thủ quân, và anh bị cấm đá trận với Ðức vì bị hai thẻ vàng trước đó. (Hình: Robert Cianflone/Getty Images)

Trận mưa banh khởi đầu ở phút 11 khi Mueller đưa chân tạt quả banh để ghi bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển Ðức, bàn thắng đó khiến cầu thủ lẫn khán giả Brazil giật mình, nhưng chỉ vài giây đồng hồ sau mọi người lấy lại được bình tĩnh, bảo nhau “chẳng có gì phải lo,” nhắc lại trận đầu vòng bảng đoàn tuyển thủ chủ nhà cũng bị Croatia dẫn trước 1-0 trước khi vùng lên san bằng cách biệt và chiến thắng vẻ vang với tỷ số 3-1.

Lời trấn an này quả có giúp cho những người ủng hộ đội tuyển áo vàng vững tâm, nhưng cũng chỉ được đúng 12 phút đồng hồ, trước khi họ chứng kiến pha dàn xếp tuyệt đẹp của dàn trung ứng và tiền đạo Ðức: bảy chiếc áo đỏ lừng lững như những cỗ xe tăng tiến thật nhanh và thật đều, Kroos đưa banh từ cánh phải vào vùng cấm địa của Brazil, bảy chiếc áo vàng đứng thủ thành không chỉ ngỡ ngàng với đường banh tuyệt chiêu đó, mà còn sửng sốt khi thấy banh từ chân Muller chuyền sang cho Klose, khẩu thần công của nước Ðức không bỏ lỡ cơ hội tung cú sút thật căng. Banh chạm tay thủ môn Cesar văng ra phía trước, Klose không chần chờ bắn phát súng ân huệ, ghi tỷ số 2-0 cho Ðức.

Cả cầu trường im lặng, khán giả khắp thế giới cũng im lặng, không tin những gì xảy ra trước mắt họ. Và những giọt nước mắt bắt đầu rơi trên đất Brazil, những cậu bé và những cô thiếu nữ tiêu biểu cho sức sống của xứ sở với điệu Samba đều nước mắt lưng tròng, bặm môi lại, mắt nhắm nghiền không dám nhìn vào sự thật. Sự thật quá phũ phàng này không dừng ở đó, vì chỉ một phút đồng hồ sau đến lượt Philipp Lahm đưa đường banh thật độc để Kroos nâng tỷ số lên 3-0 cho đội tuyển. Trận bán kết World Cup Brazil 2014 kể như chấm dứt, ước mơ cầm chiếc cúp vô địch ngay tại sân nhà mà người dân Brazil đã nuôi trong suốt 7 năm trời qua bỗng dưng tan thành mây khói. Không còn ai muốn tiếp tục xem trận banh, cũng chẳng thèm chú ý đến bàn thắng thứ tư do công của Kroos, chẳng thèm để ý đến pha công thành và trái banh từ chân Khedira ghi bàn thắng thứ 5 cho Ðức (cầu thủ Ðức cũng không ôm nhau vồn vã mừng chiến thắng như họ đã làm sau những bàn thắng đầu tiên). Nếu có để ý, thì mọi người chỉ đưa mắt nhìn chiếc đồng hồ: mới có 29 phút trôi qua, tức chỉ mới có 1 phần 3 thời gian tranh tài. Ðâu đó có người bảo: “coi như xong, Brazil có đá đến nửa đêm cũng không thể nào lật ngược được tình thế.”

Thất bại này từ đâu đến?

“Ðây là ngày buồn nhất trong cuộc đời tôi” ông huấn luyện viên Luis Filipe Scolari của Brazil trả lời câu hỏi đầu tiên trong cuộc họp báo sau khi trận banh kết thúc. “Thất bại này là lỗi của tôi,” ông nói tiếp, “tôi là người đưa ra chiến lược, tôi sắp xếp cầu thủ, tôi soạn thế trận, không thành công thì tôi phải nhận lỗi.” Trước đó ngay ở một góc sân, anh thủ quân David Luiz cũng nghẹn ngào nói “tôi xin lỗi mọi người dân Brazil. Tôi luôn muốn người dân Brazil tươi cười” ý muốn nói chính anh và các đồng đội cũng chẳng ngờ có ngày hôm nay, không tin có một trận banh kết quả thảm bại như thế. Trước ngày thua Ðức, Brazil đã đá 62 trận ở sân nhà mà chưa thua trận nào, chưa hề bị tung lưới quá 5 quả trong một trận World Cup (thắng Ba Lan 6-5 hồi 1938), và đây cũng là lần đầu tiên Brazil thua trận bán kết World Cup.

Thất bại này từ đâu đến?

“Tôi nghĩ họ chưa chuẩn bị đủ để so giầy với Ðức,” cựu cầu thủ Michael Ballack từng 3 lần đoạt giải cầu thủ xuất sắc nhất của làng bóng nhà nghề Ðức nhận định. “Trận banh này cho thấy Brazil chỉ là một đội tuyển trung bình, và lối đá của họ khiến người xem có cảm tưởng đang xem một trận banh giữa một đội nhà nghề và một đội banh hàng tài tử.” Ðiều đó được dẫn chứng: “đá ngay sân nhà mà Brazil để cho Ðức làm chủ tình thế, để cho Ðức quyết định mức độ nhanh chậm của trận banh. Với lợi thế đó, Brazil không thể nào địch lại với một đội tuyển Ðức vốn dĩ đã quá mạnh.”

“Không thể đổ lỗi thiếu Neymar” anh Hải, một nhà báo trẻ của Việt Nam chia sẻ cảm nghĩ khi được hỏi ý kiến về trận banh. “Không ai tin kết quả Ðức thắng tới 7-1, ngay cả cầu thủ Ðức cũng chẳng tin họ có thể thắng to đến thế, nhưng dù có cả chục Neymar thì cục diện trận bóng cũng chẳng đổi khác được. Ðội tuyển Brazil ra sân với những cầu thủ cần phải có, nhưng họ thiếu anh nhạc trưởng Di Silva. Anh David Luiz mang số 4 cố gắng đóng tròn vai trò đó nhưng cục diện trận bóng thay đổi quá nhanh, khiến anh ta không thể và cũng chẳng có kinh nghiệm để xoay xở.” Một yếu tố khác nữa: “sau vòng bảng cả thế giới bóng đá chẳng ai nể nang Brazil, trong lúc các cầu thủ Brazil ra sân mà cứ nơm nớp lo mình sẽ thua.” Yếu tố đó “đủ để Ðức trên chân Brazil, dù Brazil đá ở sân nhà, có cả trăm ngàn khán giả reo hò ủng hộ thì cũng chẳng có lợi ích gì.”

Bất kể lỗi do ai gây nên, từ đâu đến, Brazil cũng biết ước mơ chiến thắng đã vuột khỏi tầm tay, hay nói như ông huấn luyện viên Scolari “bây giờ chuyện phải làm là dồn mọi chú tâm cho trận tranh hạng ba” sẽ diễn ra vào ngày thứ Bảy tới đây trên sân Sao Paulo. Còn nhớ trước trận mở màn, ông Scolari có nói “chỉ cần đi 7 bước là đến thiên đàng” (nguyên văn: “seven steps to heaven”), ý nói chỉ cần thắng 7 trận là cầm chiếc cúp vô địch trong tay. Ðội tuyển chủ nhà đã đi được 6 bước thì vấp ngã. Phải nói cho đúng: bước vấp này quá đau, bước ngã này quá nặng, không biết phải mất bao lâu họ mới có thể đứng dậy để làm lại từ đầu?

07-08- 2014 7:20:59 PM
Nguyễn Văn Khanh

Mỹ: Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là “có vấn đề”

VOV.VN - Theo vị quan chức Mỹ, Washington có trách nhiệm duy trì sự ổn định dài hạn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Hãng tin AFP ngày 8/7 dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho rằng, tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Bắc Kinh với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông là “có vấn đề” và những hành động gần đây của nước này đã gây căng thẳng trong khu vực.
Ngoài việc gây hấn ở Biển Đông, Trung Quốc cũng có những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản – một đồng minh thân cận bậc nhất của Mỹ.
Tàu Trung Quốc chặn tàu tiếp tế của Philippines ở Biển Đông (Ảnh: AFP)
Một quan chức tháp tùng Ngoại trưởng John Kerry trong chuyến thăm Trung Quốc lần này cho hay, Mỹ “đặc biệt quan ngại” trước việc “các quốc gia có tranh chấp chủ quyền sẵn sàng sử dụng quân đội, lực lượng bán quân sự và lực lượng tuần duyên để củng cố các yêu sách của họ”.
Trước đó, ngày 7/7 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã rời căn cứ không quân Andrews ở ngoại ô thủ đô Washington lên đường tới Trung Quốc để thảo luận về những vấn đề song phương cũng như chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Dự kiến, Ngoại trưởng Kerry và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lews sẽ làm việc với Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương trong khuôn khổ Đối thoại Chiến lược và Kinh tế lần thứ sáu, một cuộc họp thường niên giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới diễn ra trong hai ngày 9 - 10/7.
Theo AFP, hai ngày đối thoại sẽ rất khó khăn để vạch ra một con đường phía trước khi mà lập trường của Bắc Kinh và Washington vẫn còn nhiều khác biệt, đặc biệt là liên quan đến những căng thẳng trên biển, các vấn đề liên quan đến gián điệp mạng…
Nhận định về tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc trên biển Đông, một quan chức Mỹ giấu tên đi cùng ông Kerry nói với AFP: “Sự mập mờ xung quanh yêu sách đường lưỡi bò là có vấn đề".
Bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây đã phát hành bản đồ khổ dọc, trong đó, đường 9 đoạn đã trở thành đường 10 đoạn nuốt trọn gần trọn diện tích biển Đông.
Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn tăng cường tuần tra ở khu vực tranh chấp, tàu của nước này sẵn sàng đâm va, sử dụng vòi rồng tấn công các tàu của láng giềng, bắt giữ ngư dân…
Vị quan chức Mỹ này cũng khẳng định, những động thái gây căng thẳng ở Biển Đông có liên quan đến Mỹ bởi khu vực này là tuyến đường biển quan trọng của thế giới và với vị thế của mình, Washington có trách nhiệm đảm bảo sự ổn định dài hạn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Quan chức cấp cao Mỹ cho biết, các cuộc đàm phán sắp tới giữa Ngoại trưởng Mỹ với các đối tác Trung Quốc sẽ diễn ra “trực tiếp, thẳng thắn và xây dựng”; đồng thời khẳng định Mỹ sẽ hối thúc Trung Quốc tôn trọng cam kết theo đuổi các nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao./.
 Thứ 3, 17:39, 08/07/2014Hùng Cường/VOV.VN

CSGT bị nhiều người vây đánh

NLD-Khoảng 17 giờ ngày 8-7, hàng trăm người trên địa bàn TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã vây đánh 2 CSGT vì cho rằng rượt đuổi đối tượng vi phạm dẫn đến suýt tông người.

Nhiều người chứng kiến vụ việc cho biết lúc đó, 2 CSGT điều khiển xe đuổi theo một xe máy có dấu hiệu vi phạm. Khi đến đoạn giao nhau giữa đường Trần Hưng Đạo và Hoàng Văn Thụ, xe CSGT suýt tông một người đi đường. Tuy người suýt bị tông không bị thương tích nhưng ngay sau đó, hàng trăm người kéo đến đòi hành hung 2 CSGT trên. Một số đối tượng quá khích lợi dụng lúc đông người để đánh người đang làm nhiệm vụ, buộc lòng 2 CSGT phải gọi điện cho lực lượng CSCĐ đến giải cứu. Được biết, đây là tổ công tác thuộc lực lượng CSGT Công an TP Kon Tum.
Hàng trăm người dân vây quanh CSGT
Hàng trăm người dân vây quanh CSGT
Tối cùng ngày, đại tá Từ Lam, Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Kon Tum, cho biết chưa nghe thông tin vụ việc và sẽ cho điều tra.

Thứ Tư, 09/07/2014 02:03
Tin-ảnh: H.Thanh

Ngư dân ngày đêm đối mặt với tàu chiến Trung Quốc

Đăng Bởi  - 

Một trong hai ngư dân bị Trung Quốc tấn công hồi cuối tháng 5.2014 vừa qua
Một trong hai ngư dân bị Trung Quốc tấn công hồi cuối tháng 5.2014 vừa qua
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2014 đến nay, Trung Quốc đã tấn công, đâm va, rượt đuổi 27 tàu cá ngư dân Quảng Ngãi, làm bị thương ít nhất 3 người, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Trung Quốc ngày càng hung hăng, sử dụng vũ khí uy hiếp ngư dân
Chiều 7.7, vừa trở về sau chuyến biển bị Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa, thuyền trưởng kiêm chủ tàu Mai Văn Cường (ngụ xã An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi), chủ tàu QNg 96185 TS cho biết, tàu của ông liên tục bị tàu chiến Trung Quốc tấn công, đuổi đâm ở Hoàng Sa khiến tàu bị hư hỏng nặng.
Ông Cường kể lại sự việc, vào lúc 16 giờ ngày 3.7 khi tàu QNg 96185 TS đang đánh bắt ở khu vực đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) thì bất ngờ xuất hiện một tàu chiến Trung Quốc mang số hiệu 1312 có trang bị pháo, súng truy đuổi lại gần.
Thấy vậy các ngư dân trên tàu QNg 96185 TS thu lưới tránh né phiền phức. Sau khoảng 30 phút truy đuổi tàu QNg 96185 TS, tàu chiến Trung Quốc liên tục dùng loa công suất lớn yêu cầu tàu QNg 96185 TS dừng lại.
Trong quá trình truy đuổi, lính trên tàu chiến Trung Quốc đã dùng búa sắt, đá ném sang tàu cá Việt Nam, khiến cửa kính cabin, cửa sổ tàu QNg 96185 TS vỡ vụn.
Không dừng lại ở đó, tàu Trung Quốc còn dùng các thanh sắt nhọn ở mũi tàu đâm vỡ cabin tàu QNg 96185 TS. Khi tàu cá Việt Nam dừng lại, tàu chiến Trung Quốc còn đâm thẳng vào đuôi tàu khiến phần đuôi hư hỏng nặng, chiếc tàu lảo đảo sắp chìm. 
Nhiều thiết bị như máy Icom, máy dò, ngư cụ đánh bắt bị rơi xuống biển. Sau khi đâm xong, tàu chiến Trung Quốc mới bỏ đi. Tổng thiệt hại hơn 150 triệu đồng, chưa kể nhiều hải sản đánh bắt được bị hư hỏng.
Ngay sau khi bị tấn công, tàu QNg 96185 TS đã quay về đất liền vì không thể tiếp tục đánh bắt khi ngư cụ bị rơi xuống biển.
“Đây là lần thứ ba tàu của tôi bị Trung Quốc tấn công, truy đuổi chỉ trong vòng một tháng qua. Trung Quốc ngày càng hung hăng và vô nhân đạo. Đề nghị cơ quan chức năng cần phải có hành động mạnh mẽ hơn đáp trả Trung Quốc để bảo vệ ngư dân”, ông Cường nói.
Ông Bùi Hồng Vân, Trưởng đài Icom công cộng ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, liên tục từ đầu tháng 7 đến nay, ngày nào cũng có tàu ở Hoàng Sa báo về bị Trung Quốc rượt đuổi ở Hoàng Sa. Có ngày bốn năm tàu bị Trung Quốc rượt đuổi.
 “Cứ mỗi lần máy Icom bần bật rung lên là biết có chuyện chẳng lành từ Hoàng Sa báo về. Ở đất liền nghe thông tin bà con bị Trung Quốc tấn công báo về ai cũng lo lắng, ăn ngủ không yên”, ông Vân nói. 
   Người thân của 6 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ đang chờ đợi tin tức
Không chỉ tấn công tàu cá ngư dân khi đang đánh bắt ở Hoàng Sa, Trung Quốc còn ngang ngược tấn công, bắt bớ tàu cá cùng ngư dân khi đang đánh bắt ở vùng biển vịnh Bắc Bộ.
Điển hình ngày 3.7 mới đây, khi hai tàu cá mang số hiệu QNg 94913 TS và 94912 TS của ông Võ Đạt (ngụ xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi) khi đang đánh bắt ở vịnh Bắc Bộ bị Trung Quốc tấn công. Sau đó, Trung Quốc đã bắt giữ tàu QNg 94912 TS cùng 6 ngư dân về đảo Hải Nam.
Hiện nhiều người thân của 6 ngư dân vô cùng lo lắng về tình hình 6 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ.
Ngư dân vẫn ra vùng “biển nóng”
Theo ông Phạm Trường Thọ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, tính từ đầu năm 2014 đến nay, Trung Quốc đã ngăn cản, đâm va và rượt đuổi 27 tàu cá Quảng Ngãi.
Từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc đã tấn công 15 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi khiến 3 người bị thương, bắt giữ 1 tàu cá và 6 ngư dân, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.

Nhiều tàu Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, phá hoại thời gian gần đây
Không chỉ tấn công tàu cá, Trung Quốc còn gia tăng các hoạt động cản trở, uy hiếp, hăm dọa ngư dân khi đang khai thác hải sản trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo thống kê, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 5.459 tàu cá, trong đó có 2.650 chiếc tàu cá có công suất 90 CV trở lên có khả năng đánh bắt xa bờ ở các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
“Trước việc Trung Quốc gia tăng hành động quấy phá, cản trở ngư dân, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng như Chính phủ đang gấp rút hỗ trợ mọi mặt cho bà con ngư dân Quảng Ngãi đóng mới tàu vỏ thép, có điều kiện sửa chữa tàu thuyền, nâng công suất để phát triển kinh tế biển ở Quảng Ngãi, qua đó khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc”, ông Thọ nhấn mạnh.
Ngư dân Trương Tày (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), một trong những người thường xuyên bám biển Hoàng Sa, bày tỏ, dù Trung Quốc có hung hăng, có cản trở bà con ngư dân đến đâu, chúng tôi vẫn kiên quyết ra Hoàng Sa đánh bắt.
“Biển Hoàng Sa là của Việt Nam chúng ta. Bà con ngư dân chúng tôi từ bao đời nay đã đánh bắt ở đó. Biển của mình thì mình đánh bắt, việc gì phải sợ Trung Quốc”, ông Tày nói.

Dù Trung Quốc liên tục cản trở, quấy phá ngư dân khi đang đánh bắt ở Hoàng Sa, nhưng nhiều tàu cá ngư dân Quảng Ngãi vẫn quyết tâm ra Hoàng Sa đánh bắt
Không chỉ ngư dân Trường Tày, rất nhiều ngư dân khác ở tỉnh Quảng Ngãi đều không ngán ngại trước hành động quấy phá, ngang ngược của Trung Quốc ở Hoàng Sa. 
Mỗi ngày ở đây có hàng chục con tàu hướng vùng “biển nóng” Hoàng Sa đánh bắt. Những con tàu đầy ắp tôm cá từ Hoàng Sa trở về, cập cảng.     
Từ An

Đua nhau tắm trắng.... rủ nhau nhập viện!



Cách đây 38 phút
Trên thị trường hiện nay không khó để tìm mua được các lại kem tẩy trắng, tắm trắng. Tuy nhiên, tác dụng và tác hại của nó thế nào thì người tiêu dùng vẫn còn rất lơ mơ.
Viện Bỏng Quốc gia vừa tiếp nhận một phụ nữ trong tình trạng khắp người ngứa ngáy, nổi mụn nước li ti, da mặt đen thui như Bao Công.
Trước đó, bệnh nhân sử dụng dịch vụ tắm trắng ở một spa chuyên về chăm sóc da tại Hà Nội với giá hàng chục triệu đồng cho một liệu trình tắm trắng.

Đến ngày thứ ba của liệu trình, cơ thể xảy ra phản ứng với sản phẩm dùng để tắm trắng.

Trước đó, bác sĩ Lượng điều trị cho bệnh nhân N.T.H (30 tuổi, ở Sơn La) cũng là nạn nhân của tắm trắng tại cơ sở thẩm mỹ viện.

Hóa chất sử dụng để tắm trắng khiến toàn bộ da trên cơ thể của H. bị mẩn đỏ, rỉ nước gây đau, xót. Mất ba tuần nằm điều trị tại Viện Bỏng, H. mới được xuất viện.

Còn làn da nâu trước đó của cô đã trở nên đen nhẻm, nhem nhuốc và sần sùi do tác hại của hóa chất tẩy trắng.

Một người chuyên làm nghề tẩy trắng da tại thị xã Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) từng gọi điện cầu cứu bác sĩ Lượng điều trị cho nhiều khách hàng và cũng là nạn nhân của dịch vụ tẩy trắng do chị ta cung cấp.
Tắm trắng rồi đi viện
Bác sỹ điều trị cho bệnh nhân vì sử dụng thuốc mĩ phẩm tắm trắng da.
Người này chuyên mua sản phẩm tẩy trắng, tắm trắng da từ Trung Quốc, Đài Loan được bán với giá vài trăm ngàn một cân, đựng trong bọc nilon.

Bác sĩ Nguyễn Minh Quang, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, cho biết màu sắc da của mỗi người tuỳ thuộc số lượng tế bào hắc tố melanin có sẵn ở lớp thượng bì do di truyền.
Nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng, dưới tác động của tia cực tím, lớp mầm sẽ tăng sinh lượng tế bào hắc tố melanin và đẩy dần lên trên bề mặt da khiến da trở nên đen sạm.

Tắm trắng thực chất chỉ là sử dụng mỹ phẩm để lột bỏ lớp da đen chết bên ngoài nằm trong lớp sừng. Trong khi đó, các tế bào hắc tố melanin vẫn được lớp mầm của thượng bì sản sinh và tái tạo màu da ban đầu liên tục. Do đó, tắm trắng không thể thay đổi số lượng melanin trong tế bào.

TS. Nguyễn Viết Lượng cho hay, những loại kem tẩy trắng mà bệnh nhân mang tới cho bác sĩ xem đều là hóa chất chứ không phải sản phẩm làm hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, do đó nguy cơ gây dị ứng cho cơ thể rất lớn.
Những loại kem tẩy trắng này được chỉ định bôi trực tiếp lên da, sau đó tắm kỹ lại bằng nước sạch. Hóa chất trong kem tẩy trắng khiến da bỏng rộp, nhiễm trùng da, phổi bị ứ nước, tức ngực, nôn mửa nhiều. Có bệnh nhân bị suy thận, suy gan.

Theo bác sĩ Quang, những loại kem được quảng cáo với lời giới thiệu là tắm trắng thực chất là kem lột, tẩy lớp tế bào biểu bì trên cùng bị đen hoặc sạm màu do tác động của môi trường.

Sau khi sử dụng những kem này, lớp da bên trong còn non nên nhìn có vẻ trắng sáng, mịn màng nhưng lại chưa có khả năng bảo vệ tự nhiên và nhạy cảm với bức xạ mặt trời nên dễ tổn thương.

Nguy hại hơn, những vùng da đó tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến nguy cơ mắc thêm các bệnh về da, thậm chí bị ung thư da.

Hiện nay, nhiều phương pháp tắm trắng sử dụng các hoá chất bao gồm các thành phần như thuỷ ngân, hydroquinone, corticoid, acide salicylique, iode có tác dụng làm tiêu huỷ lớp sừng ở tầng thượng bì, khiến lớp non lộ ra, mang lại cảm giác trắng sáng. Tuy nhiên, chúng lại tiềm ẩn nguy cơ ung thư da cao, không tốt cho sức khoẻ.

Trên thị trường hiện nay không khó để tìm mua được các lại kem tẩy trắng, tắm trắng. Tuy nhiên, tác dụng và tác hại của nó thế nào thì người tiêu dùng vẫn còn rất lơ mơ.

TS. Lượng khuyến cáo những chương trình tắm trắng có pha thuốc tẩy trắng là loại có hại cho sức khỏe (thường có trong chương trình tắm trắng cấp tốc và tại cơ sở không uy tín), vì thuốc tẩy trắng có chứa thành phần hóa chất độc hại, có thể gây viêm loét da, vàng lông hay nặng hơn là ung thư da.
Nguồn: phunutoday.vn

8 chiếc tàu ngầm Mỹ đang ở gần biển TQ

Đăng Bởi  - 

Ảnh: Sức mạnh tàu ngầm Mỹ
Ảnh: Sức mạnh tàu ngầm Mỹ
Trung Quốc đừng tưởng bở sẽ đánh thắng Mỹ trong một trận chiến, vì quan niệm như thế là một sai lầm tai hại, không biết sức mạnh quyết định của hạm đội tàu ngầm chạy bằng hạt nhân của Mỹ.
Đây là nội dung bài viết “China thinks it can defeat America in Battle” của tác giả David Axe trên trang War is Boring ngày 8.7. Một Thế Giới xin lược dịch:
Tin xấu trước: TQ nay tin họ có thể thành công trong việc ngăn chặn Mỹ can thiệp vào tình huống TQ xâm chiếm Đài Loan hoặc một cuộc tấn công quân sự nào khác của Bắc Kinh.
Kế đến là tin tốt: TQ sai lầm vì một lý do chính: xem ra họ không biết sức mạnh quyết định của tàu ngầm hạt nhân Mỹ.   
Hơn nữa, vì những lý do kinh tế - địa chính, Bắc Kinh chỉ có cửa hẹp trong việc sử dụng quân sự để thay đổi cơ cấu trật tự thế giới. Nếu TQ không có động thái quân sự nào trong 20 năm tới, có lẽ họ sẽ không bao giờ động binh.
Hạm đội tàu ngầm của hải quân Mỹ - lực lượng lặng lẽ bảo vệ trật tự thế giới hiện tại - phải giữ thế chặn TQ trong 20 năm nữa. Sau đó, Mỹ có thể tuyên bố một dạng chiến thắng ngầm trong cuộc Chiến tranh Lạnh ngày càng lạnh với TQ.
TQ làm sao chiến thắng ?
Tin xấu đến từ Lee Fuell thuộc Trung tâm tình báo không gian và vũ trụ của không quân Mỹ, khi ông giải trình trước Ủy ban xem xét an ninh - kinh tế Mỹ-Trung tại Washington D.C ngày 30.1.2014.
Suốt nhiều năm, kế hoạch quân sự TQ nhận định bất kỳ cuộc tấn công nào của Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) lên Đài Loan hoặc một hòn đảo tranh chấp đều sẽ bắt đầu bằng một cuộc tấn công tên lửa phủ đầu kiểu Trân Châu Cảng, chống lại quân Mỹ ở Nhật và đảo Guam.
Vì PLA rất sợ một cuộc can thiệp ồ ạt của Mỹ, nên họ tin họ không thể thắng, trừ khi Mỹ bị loại khỏi cuộc chiến ngay từ trước khi chiến dịch chủ lực bắt đầu.
Không cần phải nói nhiều, một cuộc tấn công phủ đầu là một lựa chọn rất liều lĩnh. Nếu thành công, PLA chỉ có thể có đủ không gian - thời gian để đánh bại quân phòng thủ, chiếm địa bàn rồi tự lập thế có lợi cho một cuộc hòa giải hậu chiến.
Nhưng nếu TQ không thể làm tê liệt quân Mỹ bằng một cuộc tấn công bất ngờ, Bắc Kinh sẽ thấy mình tham gia một cuộc chiến tổng lực trên hai mặt trận: chống lại nước mà họ đang xâm lược, cộng với sức mạnh của Bộ chỉ huy Mỹ tại Thái Bình Dương vốn trang bị đầy đủ và có thể nhận sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Đó là trước đây. Nhưng sau 20 năm hiện đại hóa quân sự, PLA đã thay đổi hẳn chiến lược chỉ từ năm ngoái. Theo Fuell, các bài viết gần đây của các sĩ quan PLA chỉ ra “sự tin tưởng ngày càng lớn trong PLA rằng họ có thể dễ dàng đương cự sự dính líu của Mỹ”.
Chuyện đánh phủ đầu bị loại vì dễ bị Mỹ phản công tổng lực. Thay vào đó, Bắc Kinh tin họ có thể đánh Đài Loan hoặc một nước láng giềng khác đồng thời ngăn chặn được sự can thiệp của Mỹ mà không bị đổ máu.
Họ sẽ làm thế bằng cách triển khai ồ ạt lực lượng quân sự - tên lửa đạn đạo, tàu sân bay, chiến đấu cơ mà Washington không dám nhảy vào.
Tác động “nốc-ao” trong việc chặn Mỹ có thể làm thay đổi thế giới. Học giả  Roger Cliff ở Hội đồng Atlantic cũng nói ở cuộc điều trần của Fuell: “Việc chúng ta rút lại sự quyết tâm bảo vệ Đài Loan, Nhật hoặc Philippines sẽ góp phần nhượng Đông Á cho sự thống trị của TQ”.
Tệ hơn, trật tự kinh tế tự do của thế giới - cùng với nó là toàn bộ khái niệm dân chủ - có thể phải chịu sự tổn thất không thể nào sửa chữa được. Cliff khẳng định: “Mỹ có đủ lợi ích vật chất và tinh thần trong một thế giới mà các quốc gia dân chủ có thể tồn tại và phát triển”.
Phục vụ lặng lẽ
May mắn cho trật tự tự do ấy, Mỹ hiện sở hữu lực lượng tàu ngầm mạnh nhất thế giới, vốn có thể nhanh chóng đánh chìm bất kỳ hạm đội xâm lược nào của TQ.
Mỹ có nhiều lớp tàu ngầm. Nhiều chiếc thuộc lớp tấn công Los Angeles bắt đầu hoạt động thời Chiến tranh Lạnh, hiện được thay thế bằng lớp tàu Virginia mới hơn vốn được cải thiện khả năng cảm biến và tàng hình.
Toàn bộ 3 chiếc Sói biển đang ở Thái Bình Dương đều to, nhanh và trang bị vũ khí nhiều hơn các tàu ngầm khác.   
Tàu ngầm lớp Ohio mang tên lửa là các chiếc mang tên lửa đạn đạo cũ, mỗi chiếc mang 154 tên lửa hành trình. Nhìn chung, tàu ngầm Mỹ to hơn, nhanh hơn, lặng lẽ hơn và mạnh hơn đội tàu ngầm của toàn thế giới.
Tàu ngầm tên lửa Georgia của hải quân Mỹ 
Tuy chỉ là một số nhỏ, tàu ngầm có tác dụng chiến lược-chiến thuật hiệu quả cao, với khả năng lặng lẽ lướt dưới biển, đột ngột tấn công bằng thủy lôi và tên lửa. 
Khi tuyên bố sẵn sàng chặn quân Mỹ, PLA xem ra quên mất lợi thế dưới biển khổng lồ của Mỹ. Không bất ngờ khi Bắc Kinh xem thường tàu ngầm Mỹ. Đa số dân Mỹ cũng coi thường hạm đội dưới biển của họ và đó hoàn toàn không phải lỗi họ.
Lực lượng tàu ngầm Mỹ đau lòng tránh sự chú ý của giới truyền thông, nhằm tối ưu hóa sự bí mật và tàng hình của họ. Trang web của hải quân Mỹ viết: “Tàu ngầm lướt dưới biển thế giới mà không bị ai thấy”.
Không ai thấy, không ai nghe nói đến. Đó là lý do tại sao lực lượng tàu ngầm tự gọi họ là “Phục vụ lặng lẽ”.
Hải quân Mỹ có 74 tàu ngầm, gồm 60 chiếc là tàu ngầm tấn công hoặc tàu ngầm trang bị tên lửa, được hiện đại hóa để tìm-diệt các tàu khác hoặc đánh các mục tiêu trên bộ. Tính cân bằng là tàu tên lửa đạn đạo mang tên lửa hạt nhân và không tham gia vào các chiến dịch quân sự kiểu Thế chiến 3 bằng hạt nhân.  
33 chiếc tàu ngầm tấn công và trang bị tên lửa thuộc Hạm đội Thái Bình Dương với căn cứ chính ở bang Washington, bang California, Hawaii và đảo Guam.
Triển khai hoạt động từ 6 tháng đến một năm rưỡi, các tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương thường cập cảng ở Nhật và Hàn Quốc, đôi lúc đến cả vùng Bắc cực băng giá.
8 tàu ngầm Mỹ ở gần bờ biển TQ 
Theo đô đốc Cecil Haney, cựu chỉ huy hạm đội tàu ngầm Hạm đội Thái Bình Dương, ngày nào cũng có 17 tàu ngầm lướt dưới đáy biển và 8 chiếc “triển khai tới phía trước”, có nghĩa họ ở gần vị trí có thể xảy ra đánh nhau.
Đối với Hạm đội Thái Bình Dương, điều này có nghĩa là vùng biển gần TQ. 8 chiếc tàu ngầm này có thể hủy diệt kế hoạch quân sự TQ, nhất là do kỹ năng chống ngầm của PLA bị hạn chế.  
Chuyên gia Cliff giải trình “Dù TQ có thể khống chế mặt biển quanh Đài Loan, khả năng phát hiện và đánh chìm tàu ngầm của Mỹ của họ sẽ rất hạn chế trong tương lai gần. Các tàu ngầm này có khả năng ngăn chặn và đánh chìm các phương tiện đổ bộ của TQ khi họ tiến tới chiếm Đài Loan”.
Vì thế, không thành vấn đề chuyện PLA hiện đại cho rằng họ sở hữu các điều kiện đánh Mỹ trên mặt biển, trên bộ và trên không. Nếu họ không thể di chuyển lực lượng xâm lược trong tham vọng chiếm đoạt lãnh thổ, thì họ không thể thực hiện các mục tiêu chiến lược, như chiếm Đài Loan hoặc vài hòn đảo mà nước láng giềng cũng tuyên bố chủ quyền dù bằng các phương cách quân sự.
Mỹ sẽ không tạo ra Thế chiến 
Thực tế này sẽ định hướng cho chiến lược của Mỹ. Khi Mỹ đã tạo được trật tự thế giới, họ chỉ cần bảo vệ trật tự này. Nói cách khác, Mỹ có chiến lược cao hơn TQ, vì TQ phải tấn công và làm thay đổi thế giới theo trật tự họ muốn.
Về mặt quân sự, điều này có nghĩa Mỹ có thể không cần quan tâm ít nhiều đến khả năng của TQ, gồm những khả năng xem ra đe dọa các lợi thế truyền thống của Mỹ về chiến tranh hạt nhân, không chiến, bộ chiến và hải chiến.
Giáo sư Wayne Hughes của Viện hải quân Mỹ chỉ rõ: “Chúng tôi sẽ không xâm lược TQ, nên không cần đến bộ binh. Chúng tôi sẽ không đánh phủ đầu bằng hạt nhân. Chúng ta không nên chọn kế hoạch phủ đầu bằng không quân-hải quân vào Hoa lục, vì đó là cách gây ra Thế chiến”.   
Thay vào đó, Mỹ phải không cho TQ tự do trong vùng biển của họ. Giáo sư Hughes nói: “Chúng ta chỉ cần đủ chỗ để đe dọa một cuộc chiến trên biển”. 
Theo ông, một hạm đội tối ưu hóa để chống TQ cần có nhiều tàu nhỏ nổi để tạo một cuộc bao vây thương mại. Nhưng lực lượng chủ chiến sẽ là tàu ngầm, “để  đe dọa hủy diệt toàn bộ tàu chiến TQ và tàu thương mại của họ trên biển Đông”.
Chuyên gia Cliff đánh giá nếu xảy ra chiến tranh, mỗi tàu ngầm Mỹ “có thể phóng vài thủy lôi trước khi rút lui để bảo toàn lực lượng”.
Nhưng nếu mỗi trong 8 chiếc tàu ngầm Mỹ phóng 3 thủy lôi, và chỉ cần nửa số thủy lôi này bắng trúng mục tiêu, thì tàu tấn công Mỹ có thể tiêu diệt toàn bộ lượng tàu đổ bộ chủ lực của TQ, từ đó triệt tiêu khả năng chiếm Đài Loan hoặc chiếm đảo tranh chấp của Bắc Kinh.
Chờ Trung Quốc suy tàn
Nếu tàu ngầm Mỹ tạo được hàng rào ngăn chặn trong 20 năm nữa, TQ có thể sẽ chấm dứt thái độ hung hăng hiện tại mà không tấn công được ai. 
Vì hướng kinh tế và dân số TQ đang tiến nhanh tới một thế hệ cao tuổi, sức tăng trưởng kinh tế xẹp hẳn, và chỉ còn vài nguồn lực để có thể hiện đại hóa quân sự.
Công bằng mà nói, hầu hết các quốc gia phát triển đều trải qua sự lão hóa của dân tộc, chậm tăng trưởng và ý thức hòa bình ngày càng tăng. Nhưng TQ đã phải thừa nhận tỷ lệ sinh con tụt giảm đáng kể do chính sách một con của Đảng Cộng sản TQ.
Một yếu tố khác là tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh trong 30 năm qua của TQ tỏ ra không bền vững, theo nhà phân tích Andrew Erickson của Học viện Hải chiến Mỹ. Ông còn nói từ năm 2030, TQ sẽ có tỷ lệ người trên 65 tuổi cao nhất thế giới.
Mà một xã hội lão hóa với quá nhiều kỳ vọng, bị đè nặng vì tỷ lệ bị bệnh kinh niên của lối sống ru rú trong nhà chắc chắn sẽ buộc TQ phải giảm chi quân sự và giảm chi phát triển kinh tế để xử lý vấn đề này.
Tàu tấn công - đổ bộ Type 071 của TQ 
Khôn ngoan hơn, các chính khách cùng lãnh đạo quân đội Mỹ đã đầu tư cần thiết để duy trì sức mạnh dưới đáy biển trong một thời gian dài như vậy.
Sau giai đoạn giảm sản xuất tàu ngầm đến đáng ngại, kể từ năm 2012, Lầu Năm Góc đã đề xuất và Quốc hội Mỹ thông qua, hải quân Mỹ đã có 2,5 tỉ USD để đóng hai chiếc tàu ngầm lớp Virgina/năm, một sức mua thích hợp để duy trì vĩnh viễn hạm đội tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới.
Lầu Năm Góc cũng cải thiện mẫu thiết kế lớp tàu này, tăng thêm máy bay không người lái phóng từ dưới biển, lắp thêm tên lửa và khả năng có một loại tên lửa chống tàu mới. 
Trần Trí (theo War is boring)