Monday, February 16, 2015

“Trung Quốc không thể chiến thắng dù có nhiều vũ khí tối tân”

Theo infonet.vn-15/02/15 05:50
Ủy ban Quốc hội Mỹ nhận định nếu phải tham chiến, quân đội Trung Quốc vẫn chưa đủ năng lực để giành chiến thắng dù Bắc Kinh đã chi một khoản tiền lớn trang bị các loại vũ khí tối tân.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời Ủy ban Quốc hội Mỹ cho hay nạn tham nhũng, năng lực binh sĩ yếu kém và bộ máy điều hành lỗi thời là những vấn đề mà quân đội Trung Quốc đang phải tìm cách khắc phục nhằm nâng cao khả năng chiến đấu.
Nhận định của Ủy ban Quốc hội Mỹ dựa theo báo cáo của nhóm nghiên cứu tại thành phố Santa Monica mang tên Rand Corporation. 
Trong những năm gần đây, quân đội Trung Quốc đã tích cực đổ tiền của trang bị các loại vũ khí tối tân. 
“Mặc dù, trong thời gian qua, năng lực của quân đội Trung Quốc đã có những cải tiến đáng ghi nhận nhưng họ vẫn tồn tại những mặt yếu kém làm giới hạn khả năng giành chiến thắng trước các nhiệm vụ mà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc giao phó”, bản báo cáo của Rand Corporation viết.
Ngoài ra, khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc cũng chỉ được đánh giá ở mức thấp. Điển hình, công tác hậu cần cũng như khả năng vận chuyển bằng máy bay yếu kém do số máy bay đảm nhận nhiệm vụ đặc nhiệm chỉ có số lượng giới hạn và thiếu vắng năng lực phòng không và chống ngầm.
Trung Quốc đã triển khai chương trình hiện đại hóa quân đội kể từ khi nền kinh tế nước này tăng trưởng mạnh giữa thập niên 90. Trong năm 2014, Trung Quốc là quốc gia chi tiêu ngân sách quốc phòng lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ.  
Thậm chí, nhà lãnh đạo Trung Quốc kiêm Chủ tịch Quân ủy trung ương, ông Tập Cận Bình đã yêu cầu quân đội nước này chuẩn bị năng lực để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tại khu vực với sự hỗ trợ của phương tiện quân sự hiện đại và triệt tân gốc rễ vấn nạn tham nhũng.
Theo báo cáo của Rand Corporation, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều nhận thức rõ những điểm yếu kém của quân đội nước này cũng như khoảng cách năng lực với các cường quốc quân sự khác như Mỹ.
Năng lực chiến đấu của Hải quân Trung Quốc bị đánh giá thấp hơn so với những quốc gia tiên tiến trên thế giới như Mỹ. 
Trong đó, Hải quân Trung Quốc hiện đang đối mặt với những thách thức lớn khi mà lực lượng tàu chiến mặt nước và tàu ngầm “không đủ năng lực đối phó với hải quân của các nước tiên tiến trên thế giới”. Ngoài ra, số lượng vũ khí tối tân lại không đủ để trang bị cho các binh sĩ sử dụng và duy trì bảo dưỡng.
Lực lượng Không quân của Trung Quốc cũng gặp phải vấn đề tương tự. Các phi công Trung Quốc đang phải sử dụng quá nhiều thế hệ máy bay trong khi họ không hề có một nhóm chiến đấu cơ đặc nhiệm và công tác đào tạo cũng “phi thực tế”.
Ngay cả ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc cũng đang gặp nhiều vấn đề nan giải. Không thể phủ nhận rằng trong thời gian qua, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã gặt hái được không ít thành công. Nhưng họ lại phải đang giải quyết các vấn nạn tồn đọng như tham nhũng, thiếu tính cạnh tranh, chi phí sản xuất đắt đỏ, chất lượng sản phẩm thấp, nạn quan liêu, hệ thống kiểm duyệt lỗi thời và khả năng tiếp cận công nghệ nước ngoài chỉ có giới hạn.
Do đó, bản báo cáo của Rand Corporation kết luận rằng các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cần tìm hiểu và nắm bắt những điểm yếu kém của quân đội Trung Quốc để chắc chắn rằng Washington và các quốc gia đồng minh có đủ khả năng ngăn chặn cũng như kiềm chế Bắc Kinh sử dụng vũ lực để giành được mục đích chính trị.
Hiện nay, Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh quân sự để khẳng định các tuyên bố chủ quyền đơn phương trên nhiều vùng biển và lãnh thổ bao gồm Biển Đông. Sự hung hăng và táo tợn vủa Trung Quốc đã dẫn đến không ít những vụ đụng độ với lực lượng thực thi pháp luật của các quốc gia láng giềng trong khu vực như với Philippines.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), tờ báo tiếng Anh đầu tiên của Hồng Kông được Tập đoàn SCMP phát hành. 
MINH THU (lược dịch)

"Cán bộ, đảng viên là công bộc của dân, không được xa dân"

NGỌC QUANG (TỔNG HỢP) 17/02/15 06:09  

(GDVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại lời dạy ấm áp ấy khi tới dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Nhà 67 trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại đây, vào dịp kỷ niệm 39 năm Ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", trong đó nhấn mạnh cá nhân chủ nghĩa là một trong những nguyên nhân khiến một số cán bộ Đảng viên phạm nhiều sai lầm.

Ðể làm cho tất cả cán bộ, Đảng viên xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng, Ðảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Ðảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Ðảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người Đảng viên. Phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Ðảng.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dân hương và trò chuyện với các cán bộ trong khu di tích. Ảnh: TTXVN.

Nhắc lại bài báo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh những nội dung cơ bản, sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Ðảng cầm quyền luôn luôn là vấn đề then chốt trong công tác xây dựng Đảng: Cách mạng trước hết phải có Đảng lãnh đạo, để trong vận động dân chúng, ngoài thì liên lạc với vô sản, giai cấp khắp mọi nơi để vận động bạn bè quốc tế ủng hộ. Cách mạng phải có Đảng lãnh đạo thì mới thành công cũng giống như thuyền có người lái thì thuyền mới chạy đúng hướng. Để làm tốt vai trò lãnh đạo, Đảng phải là tổ chức cách mạng chân chính của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc; phải hết lòng, hết sức vì dân, vì nước, đặt lợi ích của dân tộc, của quốc gia lên trên hết, trước hết. Cán bộ, đảng viên là công bộc của dân, không được xa dân.

Tổng Bí thư cũng nhắn nhủ, mỗi cán bộ, nhân viên khu di tích phải là những người đi đầu trong việc thực hiện những lời dạy của Bác về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Bác Hồ, làm tốt công tác xây dựng Đảng, góp phần tuyên truyền sâu rộng những lời dạy, việc làm của Bác tới đông đảo đồng bào, đồng chí cả nước và bạn bè quốc tế.

Lập khống hồ sơ, biến đền 10 năm “trong vườn” thành di tích lịch sử văn hóa


DUY PHONG 16/02/15 07:19
(GDVN) - Xây dựng mới được 10 năm nhưng UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Ngày 06/6/2014, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Thanh Hóa ban hành Thông báo số 964/TB-SVHTTDL về việc giải quyết đơn tố cáo về di tích đền thờ Lê Nhân Tế, tại xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương.

Theo Sở Văn hóa, Di tích lịch sử văn hóa đền thờ Hoàng Giáp Lê Nhân Tế tại thôn 8, xã Quảng Hải do bà Nguyễn Thị Khuyến, cán bộ Ban quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh thực hiện lập hồ sơ đề nghị xếp hạng.

Kết quả phiên âm, dịch nghĩa, thẩm định giá trị văn bản của Viện Nghiên cứu Hán nôm về các tài liệu do địa phương, dòng họ Lê cung cấp được Ban Quản lý di tích cho là văn bản gốc và tài liệu đánh máy chữ Hán, phiên âm dịch nghĩa của bà Nguyễn Kim Măng, cán bộ Viện nghiên cứu Hán nôm phiên âm, dịch nghĩa ngày 15/1/2006 là cơ sở lập hồ sơ khoa học di tích đền thờ Hoàng giáp Lê Nhân Tế, xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương cho thấy không đảm bảo tính pháp lý, chưa đủ cơ sở khoa học, không có tính chính xác của tài liệu lịch sử.



Thông báo của Sở Văn hóa tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: Duy Phong)

Ngoài ra, Sở Văn hóa còn kết luận từ trước đến năm 2004 tại thông 8, xã Quảng Hải không có đền thờ Hoàng giám Lê Nhân Tế. Di tích đền thờ Lê Nhân Tế hiện nay được xếp hạng theo Quyết định số 414/QĐ-UBND ngày 31/1/2013 tại ngôi đền thờ được dòng họ Lê mới xây dựng năm 2004 trên đất vườn nhà ông Lê Văn Tằn, thôn 8, thuộc con cháu hậu duệ ông Lê Nhân Tế.

Sở Văn hóa căn cứ vào khoản 1, Điều 28 và khoản 1, Điều 29 Luật Di sản và cho rằng, việc công nhận xếp hạng di tích đền thờ Hoàng giáp Lê Nhân Tế hiện nay chưa đảm bảo với quy định của pháp luật.

Từ những sai phạm trên, Sở Văn hóa đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh thu hồi, hủy bỏ quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hóa đền thờ Hoàng giáp Lê Nhân Tế, xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương do hồ sơ khoa học di tích không đảm bảo tính pháp lý, chưa có cơ sở khoa học.

Sở Văn hóa cũng yêu cầu ông Phạm Văn Tuấn, Trưởng Ban Quản lý di tích và Danh thắng tỉnh, Chủ tịch Hội đồng khoa học nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm trong việc chỉ đạo chuyên môn, tham mưu thẩm định đề nghị xếp hạng đề thờ Hoàng giáp Lê Nhân Tế không đảm bảo tính pháp lý, chưa có cơ sở khoa học dẫn đến sai phạm phải thu hồi, hủy bỏ.

Tuy nhiên, điều trở trêu là, đến nay đã hơn nửa năm khi có Thông báo của Sở Văn hóa nhưng UBND tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa ban hành quyết định hủy công nhận di tích lịch sử văn hóa đối với đền Hoàng giáp Lê Nhân Tế ở xã Quảng Hải. Đồng thời, những cá nhân sai phạm vẫn chưa bị xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Nhân vật lịch sử Hoàng giáp Lê Nhân Tế là có thật, ông là người xã Đại Nhuệ (nay là thôn Đông Nhuệ, xã Hoằng Thắng), huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ khoa thi Nhâm Tuất – Niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502). Hiện tên ông được khắc tại Bia Tiến sĩ Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. Tại thôn Đông Nhuệ, xã Hoằng Thắng hiện đã có đền thờ ông.

Tết khóc cười của những công nhân xa nhà

Đăng Bởi  - 

tet xa nha cua cong nhan
Ảnh minh họa

Vì kinh tế khó khăn, đồng lương của công nhân bèo bọt trong khi nhà xa, việc di chuyển gặp nhiều khó khăn khiến cho “tình cảm bị gián đoạn”. Và cũng 3 năm rồi, cứ đến thời khắc giao thừa, khi tivi vang lên bài hát “Happy new year - Chúc mừng năm mới" là lúc chị Hoài bật khóc nức nở vì tủi thân. Năm nay, lại một cái Tết nữa chị xa mẹ, xa nhà...

 Ngày Tết đang đến gần nhưng dạo qua các khu công nghiệp ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Cà Mau..., người ta vẫn dễ dàng bắt gặp nhiều khu trọ sáng đèn. Họ là những người công nhân ở lại đón cái Tết xa quê. Khi nhắc tới chuyện không được về quê đón tết, ai cũng ngậm ngùi nhưng trong chốc lát, họ lại đưa tay quệt đi dòng nước mắt, nỗi nhớ nhà để nhường  chỗ cho nụ cười,  kể về những chuyện đầm ấm đùm bọc lẫn nhau của công nhân nơi đây.
Mỗi người một nơi hoàn cảnh khác nhau nhưng Tết đến thì nguyện ước chung về năm mới tốt lành, làm ăn khấm khá để có điều kiện về sum họp bên người thân trong mâm cỗ cúng gia tiên khi thời khắc giao thừa tới đã đưa họ lại gần bên nhau hơn. Họ bảo rằng "đời công nhân là thế", khổ cực bộn bề nhưng cũng chẳng kém tình người ấm áp giống như tiết trời đang đổ về Xuân.
Khi tivi vang lên bài hát “Chúc mừng năm mới” là lúc... bật khóc nức nở!
Không khí Tết đang tràn ngập khắp nơi, len lỏi cả vào những xóm trọ nghèo nơi hàng chục nghìn công nhân làm việc ở khu công nghiệp Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đang ở. Từ sáng sớm, các con chợ xung quanh khu công nghiệp đã tất bật buôn bán rộn rã. Khác với những ngày thường, mặt hàng không chỉ là những vật dụng cá nhân mà thêm vào đó là còn có nhiều quầy bán vật dụng phục vụ cho Tết Nguyên đán. Những cây mai nở hoa vàng rực rỡ hay những hàng lá dong cũng đang được chuyển vội vã từ trên xe xuống để kịp tới tay người tiêu dùng... Tất cả như hối hả, vun vén cho một cái Tết đầy đủ và sung túc nhất.
Từ Nghệ An vào làm việc tại khu công nghiệp Bình Minh này đã được 3 năm nhưng chưa năm nào chị Phạm Thị Hoài (22 tuổi) được về quê ăn Tết với gia đình. Lý do cũng chỉ vì kinh tế khó khăn, đồng lương của công nhân bèo bọt trong khi nhà xa, việc di chuyển gặp nhiều khó khăn khiến cho “tình cảm bị gián đoạn”. Và cũng 3 năm rồi, cứ đến thời khắc giao thừa, khi tivi vang lên bài hát “Happy new year - Chúc mừng năm mới" là lúc chị bật khóc nức nở vì tủi thân và nhớ nhà. Năm nay, lại một cái Tết nữa chị xa mẹ, lại một cái Tết nữa chị không được thấy cây đào ngoài vườn bung nở những đóa hoa đầu tiên.
Chia sẻ thêm về cuộc đời mình, chị Hoài nói: “Bố em mới mất, nhà giờ chỉ còn mẹ và đứa em trai. Càng gần Tết càng thấy nhớ bố da diết. Càng nhớ bố lại càng thương mẹ giờ thui thủi một mình. Em muốn về an ủi mẹ mà không về được. Bao nhiêu tiền dành dụm, khi bố mất, em đã mang về trang trải hết, giờ chẳng còn tiền mà về”.
Chị Hoài bảo rằng, cùng dãy trọ với chị còn rất nhiều người phải ở lại ăn Tết như thế. Hầu hết họ là người ở miền Bắc hoặc miền Trung, khoảng cách xa xôi không thể về được. Trong khu nhà trọ chị đang ở có gần 60 phòng thì có tới một nửa số đó vẫn sáng đèn trong đêm giao thừa. Phòng nào nhiều thì 2-3 người ở lại, phòng ít chỉ có 1 người.
Chị Hoài kể: “Mặc dù vậy nhưng không khí Tết vẫn tràn ngập trong chúng tôi. Không ai bảo ai, cứ cách giao thừa khoảng nửa tháng, phòng nào phòng nấy tự thu dọn đồ đạc lại cho ngăn nắp. Rồi mấy phòng góp tiền với nhau đi chợ mua sắm gạo nếp, hành, thịt, lá dong về gói bánh chưng. Dù ai bận mấy cũng tranh thủ góp công sức vun vén cho cái Tết chung của xóm. Sao cho đến tối giao thừa có mấy nồi bánh chưng luộc ở ngoài sân, cười nói rôm rả lắm. Những câu chuyện về đón Tết quê hương được mỗi người kể lại, nghe mãi mà không chán. Có những người không kìm được lòng, ôm nhau khóc nức nở, chúng tôi nhìn thấy thế cũng òa lên khóc theo...”.
Người bạn ở cùng xóm trọ với chị Hoài tâm sự: “Vui là vui vậy chứ có thế nào đi chăng nữa cũng không được bằng ở quê. Trong nụ cười với nhau đêm giao thừa ấy, nhưng ai cũng cô đơn lắm khi phải đón Tết nơi đất khách. Người ở lại hướng cả tâm hồn, lòng thương nhớ về quê đã đành, người ở quê suốt mấy ngày Tết cũng chỉ ngong ngóng người đi xa không về. Thành ra, Tết cả hai bên đều không trọn vẹn”.
Nhớ nhà khi năm cũ sắp qua, anh Phan Văn Dương, 26 tuổi (quê Nghệ An), đang làm việc tại khu công nghiệp quận Bình Thủy - TP. Cần Thơ ngậm ngùi chia sẻ: “Năm nay là năm thứ hai tôi ăn Tết một mình ở nhà trọ. Mấy người cùng phòng quê ở gần nên về hết. Ăn Tết ở đất khách quê người đã buồn, ăn Tết một mình càng buồn hơn. Đi đâu cũng thấy gia đình người ta sum vầy đông đủ mà tủi phận mình. Nghĩ thì nghĩ vậy, tôi lại càng phải cố gắng phấn đấu năm sau chăm chỉ hơn, dành dụm tiền để về quê ăn Tết cùng với gia đình. Cũng may sao ở nơi đây cũng có nhiều anh em đồng cảnh ngộ đùm bọc lẫn nhau, sang năm mới cũng bớt cô đơn hơn”.
Không muốn bỏ lại bạn trai ở nơi xa xứ ăn Tết một mình nên năm nay, người bạn gái của anh Dương là chị Trần Hoài Thương (24 tuổi) cũng ở lại Cần Thơ đón Tết trong tình thương của bè bạn. Chị Thương bảo: "Mấy ngày hôm nay, ngày nào em cũng gọi điện về nhà cho mẹ, nhưng chẳng nói được gì vì cả hai mẹ con cùng khóc. Đến khi cái điện thoại ướt nhẹp vì nước mắt, mẹ con cũng chỉ kịp nói với nhau một câu “đừng buồn" rồi cúp máy.
Và hôm sau gọi về cũng lại y như thế. Cũng vì điều kiện kinh tế cả anh ạ, chúng em xác định nên duyên vợ chồng với nhau nên cố gắng khổ cực vài năm, dành dụm ít tiền rồi sang năm về nhà làm đám cưới. Hy vọng lúc đó sẽ được ở bên gia đình, người thân đón Tết cho hạnh phúc trọn vẹn”.
 
 Niềm vui của “đời công nhân”
Ba ngày Tết của công nhân xa nhà cũng mang nhiều sắc thái. Có nhiều công nhân "giết thời gian Tết" bằng cách tụ tập đánh bài. Với con gái, thường chỉ là đánh bài vui, đánh bài cá độ là chầu cà phê, chầu kem. Nhưng với con trai, nhiều khi đánh bài trở thành trò cờ bạc, sát phạt nhau. Có những công nhân dành mấy ngày Tết chỉ để... ngủ, bù cho những ngày thức khuya tăng ca. Cũng có những công nhân mấy ngày Tết không đi đâu, chỉ dành thời gian gọi điện về nhà rồi nằm đắp  chăn khóc vì nhớ nhà.
Phải ở lại ăn Tết nơi xứ lạ, công nhân nữ thường là người cô đơn nhất. Những lúc như thế, họ cần tình cảm và sự an ủi từ những người xung quanh. Bởi vậy, theo lời anh Hoàng Thanh (khu nhà trọ An Bình, quận Bình Thủy -TP.Cần Thơ), ở đây hay có chuyện chị em phụ nữ khóc lóc vì không được về quê, các anh qua an ủi nên dễ nảy sinh nhiều cuộc tình chóng vánh. Có nhiều chuyện xảy ra, khiến người trong cuộc phải hối tiếc cả đời. Nhưng hầu hết công nhân khi ở lại, hay tìm đến những người đồng hương để tìm sự cảm thông và chia sẻ. Cũng giống như ở ngoài quê, ngày Tết công nhân cũng đến “xông" phòng cho nhau, thăm hỏi động viên, mời nhau ăn miếng bánh, cái kẹo để có cảm giác như đang sống trong tình làng nghĩa xóm. “Trẻ nhỏ cũng được  lì xì, cũng có người đại diện trong xóm đứng lên phát biểu, chúc tụng nhau rồi đề ra phương hướng phấn đấu của xóm trong năm mới. Tất cả những hành động đó đều vì mục đích vơi đi nỗi nhớ quê hương. Khi đó, mọi lo toan thường ngày đều nhường chỗ cho tình người tỏa sáng” - anh Thanh rưng rưng nói.
Không chỉ có vậy, ? những người công nhân còn tổ chức văn nghệ  giao lưu tại các xóm trọ trong đêm giao thừa. Trong ký ức của anh Thanh vẫn còn nhớ như in đêm giao thừa năm ngoái, cả xóm được trận phen “giật mình” khi hai người bạn một nam, một nữ trẻ nhất trong xóm được cử ra để thi tài văn nghệ với nhau. Cuộc thi đang diễn ra thì bỗng người bạn nam xin thua rồi chạy lại ôm người bạn nữ vào lòng, bất ngờ nói “anh yêu em”. Thì ra, người bạn nam ấy đã đem lòng thương mến bạn gái kia từ lâu nhưng không dám ngỏ lời. Mãi đến khi được mời lên sân khấu, trong giây phút cảm xúc dâng trào nên có thêm động lực thốt ra lời gan ruột của mình. “Một năm rồi đấy, bây giờ cô cậu ấy đã sinh con. Năm nay đưa con về quê ăn Tết cùng đại gia đình” - anh Thanh hướng đôi mắt ra xa như ánh lên hy vọng.
Để quên đi nỗi nhớ nhà, nhiều công nhân khác chọn cho mình phương án đến những nơi vui chơi giải trí ở thành phố lớn như Đầm Sen, Suối Tiên (TP.HCM) hoặc Long Hải (Vũng Tàu). Chị Nguyễn Thị Thu Vân (quê Hải Hậu – Nam Định) bảo rằng, từ ngày đặt chân đến đất Vĩnh Long làm việc, chỉ cách bến Ninh Kiều - TP. Cần Thơ không đầy 20km nhưng 4 năm nay chị chưa bao giờ đặt chân tới. Tết này, chị Vân dự định sẽ rủ bạn bè ra bến Ninh Kiều đón giao thừa cho vơi đi nỗi nhớ nhà.
Không chọn cho mình kiểu đón Tết cùng với những đồng nghiệp trong xóm trọ, chị Lê Thị Nguyệt, quê Nam Định, hiện đang làm việc tại thị trấn Long Hồ - Vĩnh Long, kể rằng, để Tết đỡ buồn tẻ, chị em cũng rủ nhau đi sắm Tết, đi chợ hoa. Nhưng thường thì ngắm là chính chứ ít mua. Chủ yếu là mua con gà, ít thịt để cúng gọi ông bà về ăn Tết với mình. Giao thừa, mấy người ở lại cùng khu trọ cũng rủ nhau nhậu tắt niên và thường sau đó là... ngồi khóc.
Đón Tết xa quê cô đơn nhưng không vì thế mà không khí đón Tết của họ kém vui, bởi họ có niềm vui của “đời công nhân”. Những ngày Tết, một số người công nhân sống xa quê chọn nhà trọ là "tổ ấm" thứ hai để cùng nhau đón một cái Tết xa nhà.
Chị Hoàng Thị Tĩnh, công nhân đang làm việc tại Trà Nóc - TP. Cần Thơ, chia sẻ trong niềm vui: “Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, lúc tan ca, tôi lại cùng chồng con chuẩn bị đồ lễ đưa ông Táo về trời. Mâm cơm cúng không thể thiếu được một số món đặc trưng của miền Bắc”. Trong không khí ấm áp của những ngày giáp Tết, chị Tĩnh xúc động kể rằng, Tết này là Tết thứ 5 gia đình chị không về quê, bởi mỗi khi về quê, gia đình chị phải tốn khá nhiều chi phí. Chị Tĩnh tâm sự: "Năm nay công ty cũng thưởng tiền lương tháng 13, những người khó khăn công ty thưởng thêm gạo, động viên, chăm lo đời sống của công nhân, năm nay tiền lương tăng hơn mọi năm. Xa quê cũng nhớ quê nhưng ở đây cũng có bạn bè nên vơi đi nỗi nhớ. Mỗi nơi có phong tục khác, miền Tây khác, miền Bắc khác, mỗi nơi có cái vui riêng”.
Ngồi bên cạnh vợ, anh Trần Văn Bình - chồng của chị Tĩnh ngậm ngùi: "Nỗi lòng ăn Tết xa quê thì nhà nào cũng vậy, cố gắng vun vén sao cho có được cái Tết đầy đủ, giống với Tết quê hương mình nhất. Bận nhiều việc nhưng ngày tiễn ông Táo về trời, gia đình tôi cũng cố gắng ngồi quây quần bên nhau, mời anh em bạn bè cũng là để làm tiệc tất niên cuối năm. Người ta nói đi đâu cũng không bằng người miền Tây, tình cảm rất là quý mến. Ở lại đây đón Tết cũng có nhiều cái hay riêng, cũng cho tôi thêm nhiều kỷ niệm".
Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 đã cận kề, mỗi người con xa quê trong lòng đều nôn nao chuẩn bị thu xếp hành lý về quê đón Tết cùng với gia đình, nhưng em Trần Xuân Quý, quê tại tỉnh Bình Phước, công nhân làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Quý (thị trấn Long Hồ, tình Vĩnh Long), lại tranh thủ sau giờ tan ca dọn dẹp lại phòng trọ để đón năm mới với những dự định riêng của mình. Em Quý vúi vẻ nói: 'Tết em không về quê chơi, em ở đây thấy cũng vui vẻ. Tết em đi thăm mấy anh em, thăm bạn gái, chắc em gắn bó lâu dài ở Vĩnh Long luôn quá".
Những ngày giáp Tết, nơi nhà trọ không ồn ào, náo nhiệt, nhưng không vì thế mà không khí Tết nơi đây kém vui. Những người “xa xứ” cũng chuẩn bị dọn dẹp, trang trí lại phòng trọ, họ xem đây như là ngôi nhà thứ hai của mình để đón năm mới xa quê. Chị Nguyễn Thị Kim Hương, công nhân làm việc tại Công Ty Busin, quê tỉnh Sóc Trăng, bày tỏ:"ở đây mình buồn lắm! Muốn về thăm ba mẹ mà về không được, mình cũng có điện qua điện lại hỏi thăm. Còn mình ở đây mình ăn Tết với chủ nhà trọ, họ cũng tốt, coi mình như con cái trong nhà nên sum họp như một thành viên trong gia đình. Thấy không khí rất náo nhiệt, nay mới hai mấy mà em thấy nhộn nhịp, nôn nao quá".
Ngoài những người công nhân tự đem lại niềm vui cho nhau trong ngày Tết Nguyên đán thì bên cạnh đó còn có rất nhiều người khác cũng thấu hiểu được nỗi lòng của họ nên tạo điều kiện hết mức tổ chức cho công nhân đón xuân trong niềm vui phấn khời. Đó là những chủ nhà trọ, hay chính quyền địa phương nơi công nhân cư ngụ. Theo lời kể của chị Hương, năm nào ban lãnh đạo công ty nơi chị làm việc đến từng khu nhà ở của công nhân để tặng quà và thăm hỏi động viên những công nhân không về quê ăn Tết.“Năm nào, vào đúng mùng 1 Tết, mình cũng có mặt tại văn phòng của công ty để nghe lãnh đạo chúc Tết, phát lì xì, quà bánh... Ấm lòng lắm! Trước đó, từng phòng ban còn cử ra các thành viên thi gói bánh chưng, bánh tét, nếu đoạt giải thì công ty sẽ có thưởng rồi cả hội cùng liên hoan thân mật”.
Ngày Tết không được đoàn tụ với gia đình để ăn một bữa cơm sum họp truyền thống là một thiệt thòi lớn đối với người dân Việt Nam, nhưng đối với những công nhân xa xứ, phấn đấu "vượt lên chính mình" để tìm được niềm vui Xuân trong công việc, trong "tình đồng hương" chính là nghị lực giúp họ vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, hoàn thành tốt công việc tại công ty trong năm 2015.
Hoài Phố / Hôn nhân & Pháp luật

Cháy nhỏ ở khách sạn Majestic, xe cứu hỏa làm du khách hoảng loạn

Đăng Bởi  - 

chay o khach san Majestic

Vào lúc 18 giờ ngày 16.2, ngọn lửa bất ngờ bốc cháy tại biển quảng cáo lắp trước mặt tiền khách sạn Majestic (TP.HCM). Dù vụ cháy không lớn, song tiếng hú còi của 4 chiếc xe cứu hỏa đã tạo ra không khí náo loạn trong khu vực và dẫn đến ách tắc giao thông.

Ngọn lửa bùng phát từ tấm biển "Chúc mừng năm mới" được làm bằng chất liệu mouse lắp trước khách sạn Majestic (số 01, Đồng Khởi).
Theo một tài xế taxi đậu trước khách sạn cho biết: "Rất nhiều người đi đường phát hiện vụ cháy đã hô hoáng để nhân viên khách sạn dập lửa. Ngọn lửa có thể do chập điện từ hệ thống đèn trang trí và cháy lan sang biển quảng cáo làm bằng mouse".
Lực lượng PCCC TP.HCM đã huy động 4 xe cứu hỏa đến hiện trường, tuy nhiên nhân viên khách sạn đã dùng bình chữa cháy tại chỗ để dập tắt ngọn lửa.
Dù vụ cháy là không đáng kể, song sự phản ứng rất nhanh của lực lượng cứu hỏa phải nói là rất đáng khen.
Tuy nhiên, vụ cháy xảy ra ngày thời điểm khai mạc đường hoa 2015 trên đường Hàm Nghi nên đã gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.
CLIP: Cháy khách sạn Majestic
Nghĩa Phạm

Nữ phó giám đốc bị côn đồ đánh đập, đòi cướp 500 triệu đồng

Theo Dan Tri-Thứ Hai, 16/02/2015 - 15:44

Nhóm xã hội đen do Linh ‘Camry’ cầm đầu đi theo tới công ty Ngọc Sáng, vào phòng làm việc nữ phó giám đốc gây áp lực cướp số tiền trả lương Tết.


Ngày 14/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, tạm giam Nguyễn Xuân Linh (tức Linh “Camry”, 47 tuổi, ở Nghệ An) cùng 5 đàn em về hành vi cướp tài sản xảy ra tại công ty TNHH Ngọc Sáng (chuyên khai thác quặng sắt).

Đối tượng Linh Camry
Đối tượng Linh "Camry"

Theo cảnh sát, Linh cầm đầu nhóm bảo kê, cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản ở khu mỏ xã Trí Lễ (Quế Phong, Nghệ An). Gã có một tiền án về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, bị TAND Hà Nội kết án 3 năm tù giam. Ra tù, gã thâu nạp một nhóm thanh niên mới lớn, sẵn sàng vác dao đi “làm việc” theo lệnh của đại ca Linh.
Trong số đó có Phạm Thành (30 tuổi), từng vác súng bắn đạn cao su gây thương tích một công nhân và đập vỡ chai bia, chọc cổ làm bị thương một công nhân khác ở khu mỏ. Do sợ bị trả thù, các nạn nhân không dám tố cáo với cảnh sát.
Cùng với đám đàn em ngổ ngáo, Linh nhiều lần đến trụ sở công ty gây gổ, đòi bảo kê khai thác than. Thời gian gần đây, công ty vay tiền làm ăn và một số người đã thuê Linh “Camry” đòi thuê.
Khoảng 13h30 ngày 12/2, khi thấy hai cán bộ công ty Ngọc Sáng đi taxi đến phòng làm việc, Linh và 5 đàn em đã đi theo vào trụ sở. Linh cầm chén đập vào trán nữ phó giám đốc và đánh đồng nghiệp của chị này thương tích. Thành cầm dao đe dọa.
Khi cả nhóm đang lộng hành, cướp số tiền 500 triệu đồng công ty mang trả lương cho nhân viên tiêu Tết thì bị các trinh sát Phòng 5, Cục Cảnh sát hình sự bắt quả tang.
Cơ quan chức năng đang mở rộng làm rõ các hành vi khác của nhóm côn đồ trên.

Nếu Mỹ phát huy ưu thế bá quyền, Putin dễ rơi vào chiến tranh hủy diệt

VIỆT DŨNG 14/02/15 07:00
(GDVN) - Bài viết đề xuất Mỹ tận dụng ưu thế siêu cường để tư duy và hành động tương xứng, không nhượng bộ trước đối thủ nhỏ yếu hơn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tại Hội nghị 4 bên ở Minsk, Belarus. Các bên đã đạt thỏa thuận ngừng bắn

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 12 tháng 2 dẫn tờ "Washington Post" Mỹ ngày 5 tháng 2 đăng bài viết "Mỹ cần tư duy và hành động như một siêu cường" của David Ignatius, phó chủ biên tờ "Washington Post", nội dung bài viết như sau:

Niccolò Machiavelli cũng có lẽ là triết học gia chính trị khôn khéo nhất trong lịch sử, ông tin tưởng sự kiện quan trọng bị ảnh hưởng bởi vận may - ông gọi sức mạnh không thể dự đoán này là "nữ thần may mắn". Tư tưởng sai lầm lệ thuộc vào nữ thần may mắn, hành động như vậy có thể sẽ mang lại thành công, cũng có thể dẫn tới thất bại.

Từ lời nói của những người bi quan, bạn sẽ không nghe được những lời dưới đây: Trên thực tế, Mỹ gần đây luôn cực kỳ may mắn. Thực lực kinh tế cố hữu của Mỹ đã trở nên ngày càng nổi bật. Đồng thời, kẻ thù của Mỹ đã gặp xui xẻo - một số gieo gió gặt bão, một số gặp hạn.

Tận dụng vị thế ưu thế này, Mỹ có khả năng tư duy như một siêu cường. Mỹ không nên nóng lòng tiến hành nhượng bộ đối với các nước tương đổi nhỏ yếu hoặc vội vã đạt được thỏa thuận vẫn chưa chín muồi, đàm phán hạt nhân với Iran có lẽ chính là trường hợp như vậy. Mỹ không nên xấu hổ giúp đỡ bạn bè của mình hoặc để kẻ thù phải trả giá cho hành động thô lỗ của họ, giống như khi xử lý sự "xâm lược" của Nga đối với Ukraine.

Hành vi tàn bạo đối với phi công Hồi giao Jordan của "Nhà nước Hồi giáo" (IS, tổ chức khủng bố tạo ra mối đe dọa chí tử cho Syria và Iraq) cũng là một vận may kiểu ma quỷ. Người Ả rập vô cùng căm phẫn và mạnh mẽ yêu cầu tiến hành trả thù.

Người Mỹ luôn đang hỏi, tại sao người Ả rập không lên án sự tàn bạo gây ra với danh nghĩa Hồi giáo. Mỹ không nên để danh tiếng của mình cao hơn thế giới Hồi giáo tức giận. Giữ kiềm chế về lời nói, sử dụng vũ lực cần thiết, hành sự như một siêu cường.


Hội nghị 4 bên tại Minsk, Belarus về vấn đề Ukraine

Để hiểu “quan hệ lẫn nhau giữa các thế lực” (đây là cách nói ưa thích của người Nga), cần xem xét một số chứng cứ trong báo cáo “Mỹ xuất sắc” vào tháng trước của công ty Goldman Sachs.

Trước hết là tỷ lệ tăng trưởng GDP. Tính từ đỉnh cao tăng trưởng trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kinh tế Mỹ thực tế đã tăng 8,1%, trong khi đó, khu vực đồng Euro và Nhật Bản đã lần lượt giảm 2,2% và 1,1%. Khoảng cách tỷ lệ tăng trưởng GDP giữa nền kinh tế thị trường mới nổi trỗi dậy nhanh chóng và Mỹ từ 6,5% năm 2007 thu hẹp còn 2,6% năm 2014, hơn nữa cùng với sự tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại, năm 2015 dự đoán sẽ còn tiếp tục thu hẹp đến 1,2%.

Khi xét tới con số thống kê thương mại, thành tích thậm chí càng ngạc nhiên. Tỷ lệ nợ của các công ty Mỹ niêm yết trên thị trường chứng khoán thấp hơn mức bất cứ nước đối tác thương mại nào của Mỹ. Năng suất lao động của Mỹ cao hơn nhiều khu vực đồng Euro, Nhật Bản, thậm chí bất cứ nền kinh tế thị trường mới nổi nào. Trên phương diện chi phí chế tạo bình quân, Mỹ có ưu thế hơn tất cả các nước trong 10 nước xuất khẩu lớn, trừ Trung Quốc.

Cuối cùng, sản lượng năng lượng của Mỹ tăng trưởng rõ rệt. Năm 2014, Mỹ vượt Saudi Arabia trở thành nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, sớm hơn 6 năm so với dự đoán của các nhà phân tích. Cùng với giá dầu từ đỉnh cao tháng 7 năm 2014 giảm khoảng 50%, nhân tố kích thích sản xuất dầu nham thạch đã giảm ở mức độ nhất định. Nhưng, điều này là tin tốt đối với người tiêu dùng Mỹ.

Các cường quốc như Mỹ có ưu thế “được trời ưu ái”. Họ không cần thông qua chính trị đảng phái ầm ĩ và báo chí đưa tin không gián đoạn 24 giờ để cầu gấp đạt thành công. Đây chính là nguyên nhân tôi hy vọng chính quyền Obama không nên tiến hành nhượng bộ quá nhiều đối với Iran để hy vọng cấp bách đạt được thỏa thuận hạt nhân.

Nếu Iran thực sự chuẩn bị rời xa đối lập và thông qua cách có thể chứng thực để từ bỏ chương trình hạt nhân của họ thì rất tốt. Nếu không phải như vậy để chúng ta mỏi mắt mong chờ. Trong một thế giới giá dầu rẻ và người dân Iran cấp bách hy vọng kết thúc cô lập, thời gian hoàn toàn không đứng về phía phe cứng rắn của Iran.


Hội nghị 4 bên tại Minsk, Belarus về vấn đề Ukraine

Trong vấn đề Ukraine, nước Mỹ mạnh luôn sáng suốt để lại đường lui cho Tổng thống Nga Putin không tính tới hậu quả - cùng với việc tiếp nhận Ukraine, chú ý tới chủ trương lợi ích của Nga và phương Tây. Những nỗ lực này gần đây tiếp diễn ở Kiev. Nhưng, nếu ông Putin từ chối thỏa hiệp, tiếp tục cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở miền đông Ukraine, thì Mỹ cần cung cấp vũ khí ở mức độ nhất định cho Kiev, giống như điều được đề xuất gần đây trong một báo cáo của các chuyên gia Ủy ban các vấn đề toàn cầu Chicago, Viện Brookings và Hội đồng Đại Tây Dương.

Nếu ông Putin khư khư cố chấp khi nước Nga suy yếu vì giá dầu trượt dốc, thì ông sẽ đối mặt với một cuộc chiến tranh mang tính hủy diệt bao trùm lên toàn bộ Ukraine. Đây là quyết định của ông ấy, không liên quan đến việc của chúng ta.

Nữ thần may mắn thiên vị cường quốc, nhưng điều kiện là họ hành sự không được chùn bước. Để có được thành công ngoại giao trong ngắn hạn mà lãng phí ưu thế thực sự của Mỹ sẽ là một sai lầm to lớn.

Thách thức nào cho Trung Quốc năm 2015?

Theo infonet.vn-15/02/15 12:42

Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) của Hong Kong, năm 2014,Trung Quốc có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại về kinh tế, môi trường, an ninh. Vậy năm 2015, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với những thách thức gì

Quan hệ đối ngoại


Năm 2014, Bắc Kinh cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu thông qua đầu tư, viện trợ nhưng vẫn có những chính sách gây căng thẳng với nhiều nước láng giềng trong khu vực.
Nhằm tăng cường vị thế của Trung Quốc và giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần kêu gọi xây dựng một cấu trúc an ninh, trong đó các vấn đề khu vực sẽ do các nước trong khu vực tự giải quyết. Ông này cũng đã kêu gọi thành lập tuyến đường thương mại Đường Tơ lụa thế kỷ 21, nối các quốc gia từ châu Á đến châu Âu và châu Phi.
Năm 2015, Trung Quốc sẽ thể hiện thiện chí hơn trong các tranh chấp với láng giềng?
Trong năm 2014, ông Tập cũng đã đến thăm 18 quốc gia từ châu Âu đến Đông Á, Mỹ Latin, Trung Á, Nam Á và Thái Bình Dương.
Tuy vậy, mặc dù tỏ ra hào phóng về tiền bạc và tăng cường thể hiện sự thân thiện nhưng Trung Quốc vẫn chưa có những hành động cần thiết để cho thấy mong muốn giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng một cách hòa bình.
Kinh tế
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc được dự đoán là sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 7% vào năm 2015 khi đang có những dấu hiệu đáng lo ngại về đầu tư bất động sản, lạm phát và tình trạng nợ xấu ngày càng tăng.
Mặc dù thừa nhận nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới sẽ không tránh khỏi tình trạng phát triển chậm lại, nhưng các nhà lãnh đạo nước này vẫn khẳng định sẽ nỗ lực để ổn định tăng trưởng trong năm 2015 đồng thời tăng cường cải cách và đấu tranh chống ô nhiễm.
Hình ảnh bên ngoài Ngân hàng Công thương Trung Quốc.
Nhà kinh tế trưởng  Zhu Haibin của Ngân hàng JP Morgan tại Trung Quốc cho rằng, trong năm tới, thặng dư thương mại sẽ cao, tiêu thụ ổn định nhưng đầu tư yếu.
Theo ông, thặng dư tài khoản vãng lai có thể đạt 3,6 % Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mức cao nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, nhờ vào giá dầu và giá hàng hóa giảm.
Ông Zhu nói thêm: "Theo quan điểm của chúng tôi, lực cản lớn đối với tăng trưởng kinh tế là sự sụt giảm liên tục trong đầu tư bất động sản cũng với năng suất dư thừa trong nhiều bộ phận của lĩnh vực sản xuất. Tốc độ đầu tư tài sản có thể giảm một nửa so với 12% của năm 2014”.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Lu Ting của ngân hàng Merrill Lynch (Mỹ) hy vọng sẽ có nhiều cải cách hơn nữa về quản lý nợ và những tiến bộ lớn hơn trong việc tự do hóa tỷ giá và lãi suất.
Mặc dù vậy, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ thận trọng hơn trong việc mở rộng kinh doanh tại Trung Quốc sau khi nước này tiến hành một loạt các cuộc điều tra chống độc quyền đối với các công ty đa quốc gia. Gần đây nhất, Bắc Kinh còn chặn người dân tiếp cận với dịch vụ Gmail của Google.
Chống tham nhũng
Các nhà chức trách đã cam kết duy trì chiến dịch chống tham nhũng trong năm mới. Tại một cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quốc hồi cuối tháng 12/2014, các nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định sẽ thắt chặt kỉ luật đảng kết hợp với các hình thức xử lý nghiêm ngặt đối với hành vi tham nhũng.
Ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục tăng cường chống tham nhũng trong năm 2015.
SCMP dẫn lời Tiến sĩ Peng Peng thuộc Học viện Khoa học Xã hội Quảng Châu cho hay: "Nhiều cán bộ cơ sở phàn nàn với tôi rằng thu nhập của họ bị sụt giảm, trong khi những người cấp cao hơn đều cảm thấy không an toàn. Do vậy, nên có một giới hạn nếu không sẽ có rất nhiều tác động tiêu cực”.
Hôm 30/12/2014, một bài bình luận của tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) cho hay các quan chức nước này sẽ bị theo dõi chặt chẽ hơn trong năm tới. Hơn nữa ủy ban thanh tra kỷ luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ phải có trách nhiệm kiềm chế lạm dụng quyền lực và có một thái độ tích cực hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Môi trường
Năm ngoái, cụm từ  "Màu xanh APEC" (APEC Blue) đã trở thành một thuật ngữ môi trường của Trung Quốc. Thuật ngữ này được cư dân thành phố đặt ra đế miêu tả mơ ước về một bầu trời trong xanh khi các nhà máy bị đóng cửa và nhiều phương tiện giao thông bị hạn chế đi lại.
Mặc dù trong năm 2014, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên bố cuộc chiến chống ô nhiễm, nhưng vẫn không ngăn được tình trạng khói bốc lên từ ba cụm đô thị lớn xung quanh Bắc Kinh và trong vùng đồng bằng sông Dương Tử và sông Pearl - và lan rộng đến các thành phố khác. Một báo cáo chính phủ cho biết mức độ ô nhiễm không khí trong hai phần ba số các thành phố trung tâm của Trung Quốc đang cao gấp hai lần so với các tiêu chuẩn quốc gia.
Hồi đầu năm 2015, Trung Quốc ra mắt một mạng lưới mới để quản lý tình trạng ô nhiễm cũng như thắt chặt hơn nữa các tiêu chuẩn đối với ngành công nghiệp có khói như sản xuất điện, xi mặng, sắt thép.
Khói bụi ngập trời Bắc Kinh.
Từ ngày 1/1/2015, 338 thành phố Trung Quốc sẽ phải báo cáo về các chất gây ô nhiễm độc hại đối với sức khỏe con người theo thời gian thực. Con số này gấp đôi so với 161 thành phố phải báo cáo trong năm 2014.
Giáo sư Đại học Nhân dân Trung Quốc Song Guojun cho rằng mặc dù cuộc khủng hoảng khói bụi sẽ giảm trong năm tới do sức ép của công chúng nhưng xã hội nói chung vẫn đang phải trả một giá quá cao để có thể đóng cửa các nhà máy và hạn chế xe hơi.
Ông nói: “Chính phủ cần phải dựa nhiều hơn vào các cơ chế pháp luật và thị trường để giải quyết cuộc khủng hoảng khói bụi”.
An ninh
An ninh quốc gia điểm nổi cộm trong các chương trình nghị sự của chính phủ Trung Quốc năm qua.
Hồi tháng 4/2014, tại cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc gia, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc tạo ra một hệ thống an ninh toàn diện bao gồm tất cả các khía cạnh của nhà nước từ các vấn đề chính trị đến quân sự, kinh tế và môi trường.
Giáo sư Wang Hongwei, một chuyên gia về an ninh quốc gia, tại Đại học Nhân dân cho hay định nghĩa về an ninh quốc gia đã được mở rộng dưới thời ông Tập Cận bình.
Một chuyên gia chống khủng bố của Trung Quốc cho biết, các mối đe dọa an ninh quốc gia truyền thống như khủng bố sẽ bị xử lý với “bàn tay sắt”.
Trong số những mối đe dọa này phải kể đến các nhóm cực đoan ở Tân Cương, nơi thường xuyên diễn ra các cuộc tấn công đẫm máu bất chấp việc thắt chặt an ninh của chính phủ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), tờ báo tiếng Anh đầu tiên của Hồng Kông được Tập đoàn SCMP phát hành. Tse Tsan-tai và Alfred Cunningham là hai nhà sáng lập công ty TNHH SCMP vào năm 1903. Ấn bản đầu tiên của tờ báo này được phát hành vào ngày 6/11/1903.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Trung Quốc không hài lòng cục diện Biển Đông, tích lũy khả năng thay đổi

HỒNG THỦY 16/02/15 07:00
(GDVN) - Trung Quốc liên tục tăng chi tiêu cho quân sự nhưng thiếu minh bạch, đồng thời lại luôn đi kèm các hành động hung hăng, từ chối tham gia các cuộc đối thoại.


Tàu hải cảnh Trung Quốc liều lĩnh lao về phía tàu Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan 981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Tờ The Epoch Times của người Hoa hải ngoại ngày 16/2 bình luận, một nghiên cứu do Viện Lowy ở Sydney tiến hành cho thấy người Úc có mối quan tâm cơ bản về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. 56% người Úc được hỏi cho rằng, chính phủ của họ đã cho phép quá nhiều đầu tư vào Trung Quốc. Gần một nửa dân số Úc cũng tin rằng Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa quân sự với Úc trong vòng 20 năm tới.

Mối quan tâm của người Úc với Trung Quốc không phải không có cơ sở, nghiên cứu của các tổ chức và chuyên gia quốc phòng đã chỉ ra một số lý do người Úc cần phải lo ngại trước Bắc Kinh. Đầu tiên là chiến lược quân sự phát triển mạnh mẽ nhưng mờ ám. Trung Quốc liên tục tăng chi tiêu cho quân sự nhưng thiếu minh bạch, đồng thời lại luôn đi kèm các hành động hung hăng, từ chối tham gia các cuộc đối thoại gây ra lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang ở Bắc Á.

Théo giáo sư Des Ball từ đại học Quốc gia Úc, lo ngại quân sự cụ thể từ Trung Quốc bao gồm: Gây tổn hại bằng tình báo mạng, tấn công mạng, tăng số lượng vệ tinh tình báo quân sự, phát trển tàu quân sự mang tên lửa tầm xa, máy bay quân sự thế hệ mới...

Lý do thứ hai về mặt đối nội, mặc dù ông Tập Cận Bình đang nỗ lực thực hiện chiến lược truy quét tham nhũng, nhưng vẫn nạn này vẫn tiếp tục hành hoành ở cả cấp trung ương lẫn địa phương. Trung Quốc sử dụng pháp luật "phù hợp với lợi ích riêng của bộ máy cầm quyền", những đề xuất thay đổi phù hợp không được chấp nhận.

Về mặt đối ngoại, Bắc Kinh "xuất khẩu quan điểm" cho cộng đồng người Hoa ở hải ngoại. Một nghiên cứu do tiến sĩ John Fitzgerald tiến hành năm ngoái từ đại học Swinburne ở Melbourne phát hiện ra rằng, phần lớn các tờ báo tiếng Hoa ở Úc hoặc thuộc quyền sở hữu hoặc nằm dưới sự ảnh hưởng chỉ đạo nội dung từ Trung Nam Hải.

Tiếng Hán được giảng dạy, theo dõi, tổ chức tại Úc giống như giảng dạy tại Bắc Kinh. Sinh viên ngôn ngữ của Úc cũng có thể gặp phải các vấn đề tuyên truyền của Bắc Kinh thông qua hệ thống viện Khổng Tử gây tranh cãi.

Đặc biệt về mặt lãnh thổ, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (vô lý và phi pháp) với gần như toàn bộ Biển Đông và thực hiện các hành vi khiêu khích, bành trướng ở cả Hoa Đông lẫn Biển Đông. Bắc Kinh đã lựa chọn đối đầu với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines và Malaysia.

Những hành động khiêu khích này càng làm nâng cao mối quan tâm về sự ổn định của khu vực, chính quyền Trung Quốc đang có ý định trở thành một sức mạnh vượt trội trong khu vực. Bắc Kinh không hài lòng với tình trạng hiện tại trên Biển Đông và đang tích lũy dần dần khả năng thay đổi tình thế có lợi cho mình, nhà phân tích Mỹ Bonnie Glaser viết cho Viện Lowy.

Đặng Tiểu Bình trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Trong chuyến công du các quốc gia Á Châu để chuẩn bị hậu thuẫn dư luận trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình tuyên bố“Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. Câu “Việt Nam là côn đồ”được các đài truyền hình Trung Quốc phát đi và chính Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Quảng Châu, đã xem đoạn phóng sự truyền hình đó “Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói “bạo đồ” đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền hình trực tiếp và tiếng người phiên dịch sang tiếng Anh là “hooligan” – tức du côn, côn đồ.”


Tại sao Đặng Tiểu Bình nói câu “lỗ mãng” đó?


Đảng CS Trung Quốc đầu tư quá nhiều cho đảng CSVN. Không nước nào viện trợ cho CSVN nhiều hơn Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ). Trong cuộc chiến Việt Nam, Trung Quốc không chỉ viện trợ tiền của mà còn bằng xương máu. Trong tác phẩm Trung Quốc lâm chiến: Một bộ bách khoa (China at War: An Encyclopedia) tác giả Xiaobing Li liệt kê các đóng góp cụ thể của 320 ngàn quân Trung Quốc trong chiến tranh Việt Nam: “Trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn năm 1964 đến năm 1973, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lần nữa can thiệp. Tháng Bảy năm 1965, Trung Quốc bắt đầu đưa quân vào Bắc Việt, bao gồm các đơn vị hỏa tiển địa-không (SAM), phòng không, làm đường rầy xe lửa, công binh, vét mìn, hậu cần. Quân đội Trung Quốc điều khiển các giàn hỏa tiển phòng không, chỉ huy các đơn vị SAM, xây dựng và sửa chữa đường sá, cầu cống, đường xe lửa, nhà máy. Sự tham gia của Trung Quốc giúp cho Việt Nam có điều kiện gởi thêm gởi nhiều đơn vị Bắc Việt vào Nam đánh Mỹ. Giữa năm 1965 và năm 1968, Trung Quốc gởi sang Bắc Việt 23 sư đoàn, gồm 95 trung đoàn, tổng số lên đến 320 ngàn quân. Vào cao điểm năm 1967, có 170,000 quân Trung Quốc hiện diện”.

Trong số năm nhân vật hàng đầu lãnh đạo Trung Quốc giai đoạn 1977 đến 1980 gồm Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Uông Đông Hưng và Đặng Tiểu Bình thì Đặng Tiểu Bình là người có hoạt động gần gũi nhất với phong trào CSVN. Hơn ai hết, họ Đặng đã tiếp xúc, làm việc với các lãnh đạo CSVN, biết cá tính từng người và cũng biết một cách tường tận và chính xác những “hy sinh” của Trung Quốc dành cho đảng CSVN. Trong thập niên 1960, CSVN sống bằng gạo trắng của Trung Quốc nhưng cũng ngay thời gian đó quê hương Tứ Xuyên của Đặng Tiểu Bình chết đói trên 10 triệu người. Trong thời gian hai đảng CS cơm không lành canh không ngọt, bộ máy tuyên truyền CSVN ca ngợi Lê Duẩn như một nhân vật kiên quyết chống bành trướng Bắc Kinh nhưng đừng quên tháng 4, 1965, chính Lê Duẩn đã sang tận Bắc Kinh cầu khẩn Đặng Tiểu Bình để gởi quân trực tiếp tham chiến.


Xung đột biên giới và xô đuổi Hoa Kiều


Theo báo cáo Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, các đụng độ quân sự trong khu vực biên giới giữa các lực lượng biên phòng hai nước đã gia tăng đáng kể sau 1975, gồm 752 vụ trong 1977 đến 1,100 vụ trong 1978. Không chỉ về số lượng mà cả tầm vóc của các vụ đụng độ cũng gia tăng. Dù không phải là lý do chính, những đụng độ quân sự cũng là cách gợi ý cho Bắc Kinh thấy giải pháp có thể phải chọn là giải pháp quân sự. Tháng 11, 1978 Phó Chủ Tịch Nhà nước Uông Đông Hưng và Tướng Su Zhenghua, Chính Ủy Hải Quân, đề nghị đưa quân sang Cambodia và Tướng Xu Shiyou, Tư lịnh Quân Khu Quảng Châu đề nghị đánh Việt Nam từ ngã Quảng Tây. Chính sách xô đuổi Hoa Kiều vào sáu tháng đầu 1978 cũng làm Trung Quốc khó chịu về bang giao và khó khăn về kinh tế.


Đánh Việt Nam để củng cố quyền lực


Đặng Tiểu Bình được phục hồi lần chót vào tháng 7, 1977 với chức vụ Phó Chủ Tịch BCH Trung Ương Đảng, Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, Phó Thủ Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả chức vụ này không đồng nghĩa với việc tóm thu quyền lực. Hoa Quốc Phong vẫn là Chủ Tịch Nước và Chủ Tịch Đảng. Các ủy viên Bộ Chính Trị khác như Uông Đông Hưng, người ủng hộ Hoa Quốc Phong, Lý Tiên Niệm, Phó Chủ Tịch Nước và Phó Chủ Tịch Đảng CSTQ đều còn nhiều quyền hành. Sự đấu tranh quyền lực trong nội bộ đảng CSTQ ngày càng căng thẳng. Ảnh hưởng của họ Đặng chỉ gia tăng sau chuyến viếng thăm Đông Nam Á và đặc biệt sau Hội Nghị Công Tác Trung Ương từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12, 1978 cũng như Hội Nghị Trung Ương Đảng kỳ III, trong đó các kế hoạch hiện đại hóa kinh tế được đề xuất như chiến lược của Trung Quốc trong thời kỳ mới. Trong nội dung chiến lược này, Mỹ được đánh giá như nguồn cung cấp khoa học kỹ thuật tiên tiến để phục vụ các hiện đại hóa.


Nỗi sợ bị bao vây


Tuy nhiên, câu nói của họ Đặng không phải phát ra từ cá lý do trên mà chính từ nỗi sợ bị bao vây. Học từ những bài học cay đắng của mấy ngàn năm lịch sử Trung Hoa, nỗi sợ lớn nhất ám ảnh thường xuyên trong đầu các thế hệ lãnh đạo CSTQ là nỗi sợ bị bao vây. Tất cả chính sách đối ngoại của đảng CSTQ từ 1949 đến nay đều bị chi phối bởi nỗi lo sợ đó.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, trong tác phẩm Về Trung Quốc (On China) vừa xuất bản, đã trích lại một đoạn đối thoại giữa Phạm Văn Đồng và Chu Ân Lai trong cuộc viếng thăm Trung Quốc của họ Phạm vào năm 1968. Chu Ân Lai: “Trong một thời gian dài, Trung Quốc bị Mỹ bao vây. Bây giờ Liên Xô bao vây Trung Quốc, ngoại trừ phần Việt Nam”. Phạm Văn Đồng nhiệt tình đáp lại: “Chúng tôi càng quyết tâm để đánh bại đế quốc Mỹ bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam”. Chu Ân Lai: “Đó chính là lý do chúng tôi ủng hộ các đồng chí”. Phạm Văn Đồng phấn khởi: “Chiến thắng của chúng tôi sẽ có ảnh hưởng tích cực tại châu Á, sẽ đem lại những thành quả chưa từng thấy”. Chu Ân Lai đồng ý: “Các đồng chí nghĩ thế là đúng ”.

Chính sách của Đặng Tiểu Bình đối với Liên Xô kế thừa từ quan điểm của Mao, qua đó, sự bành trướng của Liên Xô được xem như “một đe dọa đối với hòa bình”. Khi Việt Nam rơi vào quỹ đạo Liên Xô sau Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác Việt-Xô được ký ngày 3 tháng 11, 1978, nỗi sợ hãi bị bao vây như Chu Ân Lai chia sẻ với Phạm Văn Đồng không còn là một ám ảnh đầy đe dọa mà là một thực tế đầy nguy hiểm.


Cambodia, giọt nước tràn ly


Không những Trung Quốc sợ bao vây từ phía nam, vùng biên giới Lào mà còn lo sợ bị cả khối Việt Miên Lào bao vây. Để cô lập Việt Nam và ngăn chận khối Việt Miên Lào liên minh nhau, ngay từ tháng 8 năm 1975, Đặng Tiểu Bình cũng đã chia sẻ với Khieu Samphan, nhân vật số ba trong Khmer Đỏ “Khi một siêu cường [Mỹ] rút đi, một siêu cường khác [Liên Xô] sẽ chụp lấy cơ hội mở rộng nanh vuốt tội ác của chúng đến Đông Nam Á”. Họ Đặng kêu gọi đảng CS Campuchia đoàn kết với Trung Quốc trong việc ngăn chận Việt Nam bành trướng. Hoa Quốc Phong cũng lập lại những lời tương tự khi tiếp đón phái đoàn của Tổng bí thư đảng CS Lào Kaysone Phomvihane nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc của y vào tháng Ba, 1976. Tháng Sáu, 1978, Việt Nam chính thức tham gia COMECON và tháng 11 cùng năm Việt Nam ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác có bao gồm các điều khoản về quân sự với Liên Xô. Tháng 12 năm 1978, Việt Nam xâm lăng Campuchia đánh bật tập đoàn Pol Pot vào rừng và thiết lập chế độ Heng Samrin thân CSVN. Đặng Tiểu Bình xem đó như giọt nước tràn ly và quyết định chặt đứt vòng xích bằng cách dạy cho đàn em phản trắc CSVN “một bài học”. Đặng Tiểu Bình chọn phương pháp quân sự để chọc thủng vòng vây.


Quyết định của Đặng Tiểu Bình


Hầu hết tài liệu đều cho thấy, mặc dầu có sự chia rẽ trong nội bộ Bộ Chính Trị, quyết định tối hậu trong việc đánh Việt Nam là quyết định của Đặng Tiểu Bình.

Tại phiên họp mở rộng ngày 31 tháng 12, 1978 Đặng Tiểu Bình chính thức đề nghị thông qua kế hoạch tấn công “trừng phạt” Việt Nam. Các thành viên tham dự chẳng những đồng ý với kế hoạch đầu tiên tấn công vào Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai mà cả kế hoạch được sửa đổi trong đó có việc phối trí hai binh đoàn có thể tấn công vào Điện Biên Phủ từ ngã Mengla và Vân Nam qua đường Lào để đe dọa trực tiếp đến Hà Nội. Cũng trong phiên họp này Đặng Tiểu Bình cử Tướng Hứa Thế Hữu, Tư lịnh cánh quân từ hướng Quảng Tây, Tướng Dương Đắc Chí, đương kiêm Tư Lịnh Quân Khu Vũ Hán, chỉ huy cánh quân từ hướng Vân Nam.

Soạn kế hoạch trên giấy tờ thì dễ nhưng với một người có đầu óc thực tiễn như Đặng Tiểu Bình, y biết phải đối phó với nhiều khó khăn. Trong điều kiện kinh tế và quân sự còn rất yếu của Trung Quốc vào năm 1979, đánh Việt Nam là một quyết định vô cùng quan trọng. Đặng Tiểu Bình nắm được Bộ Chính Trị CSTQ nhưng về mặt đối ngoại, Đặng Tiểu Bình phải thuyết phục các quốc gia Đông Nam Á, Á Châu và nhất là Mỹ.


Lên đường thuyết khách tìm đồng minh


Cuối năm 1978, Đặng Tiểu Bình, 74 tuổi, thực hiện một chuyến công du chính thức và lịch sử với tư cách lãnh đạo tối cao của Trung Quốc để vừa thúc đẩy Bốn Hiện Đại Hóa và vừa dọn đường đánh Việt Nam.

Họ Đặng viếng thăm hàng loạt quốc gia châu Á như Nhật, Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Miến Điện, Nepal. Tại mỗi quốc gia thăm viếng, họ Đặng luôn đem thỏa ước Việt-Xô ra hù dọa các nước láng giềng như là mối đe dọa cho hòa bình và ổn định Đông Nam Á. Đặng Tiểu Bình phát biểu tại Bangkok ngày 8 tháng 11 năm 1978: “Hiệp ước [Việt Xô] này không chỉ nhắm đến riêng Trung Quốc... mà là một âm mưu Sô Viết tầm thế giới. Các bạn có thể nghĩ hiệp ước chỉ nhằm bao vây Trung Quốc. Tôi đã trao đổi một cách thân hữu với nhiều nước rằng Trung Quốc không sợ bị bao vây. Thỏa hiệp có ý nghĩa quan trọng hơn đối với Á Châu và Thái Bình Dương. An ninh và hòa bình châu Á, Thái Bình Dương và toàn thế giới bị đe dọa.” Ngoại trừ Singapore, họ Đặng nhận sự ủng hộ của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN lên án Việt Nam xâm lăng Kampuchea. Nhật Bản cũng lên án Việt Nam.

Trong các chuyến công du nước ngoài, việc viếng thăm Mỹ đương nhiên là quan trọng nhất. Trong phiên họp của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng CSTQ ngày 2 tháng 11, 1978, Đặng Tiểu Bình chỉ thị cho Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thông báo cho Mỹ biết ý định bình thường hóa ngoại giao. Đầu tháng 12, Đặng báo cho các bí thư đảng ủy một số tỉnh và tư lịnh các quân khu rằng Mỹ có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào đầu năm Dương Lịch 1979. Chính bản thân Đặng đàm phán trực tiếp bốn lần với Leonard Woodcock, Giám Đốc Văn Phòng Đại Diện Mỹ tại Bắc Kinh trong hai ngày 13 và 15 tháng 11, 1978. Trong các buổi đàm phán, Đặng đã nhượng bộ Mỹ bằng cách không đưa vấn đề Mỹ bán võ khí cho Đài Loan như một điều kiện tiên quyết để tiến tới bình thường hóa vì Đặng nóng lòng giải quyết quan hệ với Mỹ trước khi xăm lăng Việt Nam.


Chính thức viếng thăm Hoa Kỳ


Ngày 28 tháng Giêng 1979, Đặng Tiểu Bình lên đường chính thức viếng thăm Mỹ. Y nghĩ rằng Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một đồng minh chiến lược chống Sô Viết trên phạm vi toàn cầu nhưng không có gì chắc chắn Mỹ sẽ ủng hộ ra mặt trong cuộc chiến chống Việt Nam sắp tới. Trong thời gian ở Mỹ, Đặng Tiểu Bình gặp Tổng Thống Jimmy Carter ba lần. Chỉ trong vài giờ sau khi hạ cánh xuống Washington DC, Đặng yêu cầu được gặp riêng với Tổng thống Carter để thảo luận về vấn đề Việt Nam. Đề nghị của họ Đặng làm phía Mỹ ngạc nhiên. Chiều ngày 29 tháng Giêng, Đặng và phái đoàn gồm Ngoại Trưởng Hoàng Hoa, Thứ trưởng Ngoại Giao Zhang Wenjin đến gặp TT Carter tại Tòa Bạch Ốc. Phía Mỹ, ngoài TT Carter còn có Phó Tổng Thống Walter Mondale, Ngoại Trưởng Cyrus Vance và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Brzezinski. Trong buổi họp, Đặng Tiểu Bình thông báo cho TT Mỹ biết Trung Quốc đã quyết định chống lại sự bành trướng của Liên Xô bằng cách tấn công Việt Nam và cần sự ủng hộ của Mỹ. Trái với mong muốn của Đặng Tiểu Bình, TT Carter không trả lời ngay, ngoài trừ việc yêu cầu họ Đặng nên“tự chế khi đương đầu với tình trạng khó khăn”.

Ngày hôm sau, Đặng Tiểu Bình nhận lá thư viết tay của TT Carter, trong đó ông có ý cản ngăn họ Đặng vì theo TT Carter dù Trung Quốc có đánh Việt Nam, Việt Nam cũng không rút quân khỏi Cambodia mà còn làm Trung Quốc sa lầy. TT Carter cũng nhắc việc xâm lăng Việt Nam có thể làm cản trở nỗ lực của Trung Quốc cổ võ cho một viễn ảnh hòa bình trên thế giới.

TT Carter viết lại trong nhật ký Jimmy Carter, Keeping Faith, Memoirs Of A President, Ngô Bắc dịch: “Sáng sớm hôm sau, họ Đặng và tôi một lần nữa hội kiến tại Văn Phòng Bàu Dục, chỉ có một thông dịch viên hiện diện. Tôi đã đọc to và trao cho ông ta một bức thư viết tay tóm tắt các lý luận của tôi nhằm ngăn cản một cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam. Ông ta đã nhấn mạnh rằng nếu họ quyết định chuyển động, họ sẽ triệt thoái các bộ đội Trung Quốc sau một thời gian ngắn - và các kết quả của một cuộc hành quân như thế nhiều phần có lợi và có hiệu quả lâu dài. Hoàn toàn khác biệt với tối hôm trước, giờ đây ông ta là một lãnh tụ cộng sản cứng rắn, quả quyết rằng dân tộc ông không xuất hiện với vẻ yếu mềm. Ông ta tuyên bố vẫn còn đang cứu xét vấn đề, nhưng ấn tượng của tôi là quyết định đã sẵn được lấy. Việt Nam sẽ bị trừng phạt.”

Ngày 30 tháng Giêng, trong một buổi họp khác với TT Carter, Đặng Tiểu Bình cho biết việc đánh Việt Nam đã được quyết định và sẽ không có gì làm thay đổi. Tuy nhiên, họ Đặng cũng nhấn mạnh chiến tranh sẽ xảy ra trong vòng giới hạn.

Đặng Tiểu Bình không mua chuộc được sự ủng hộ công khai của Mỹ để đánh Việt Nam nhưng ít ra không phải về tay trắng. Tổng thống Carter để lấy lòng “khách hàng khổng lồ” và “đồng minh chiến lược chống Liên Xô” đã đồng ý cung cấp tin tức tình báo các hoạt động của 50 sư đoàn Liên Xô trong vùng biên giới phía bắc Trung Hoa. Mỹ cũng dùng vệ tinh để theo dõi trận đánh biên giới và cũng nhờ những tấm ảnh chụp từ vệ tinh mà các cơ quan truyền thông biết ai đã dạy ai bài học trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979. Trong buổi họp riêng với Tổng thống Carter trước khi lên máy bay, Đặng khẳng định “Trung Quốc vẫn phải trừng phạt Việt Nam”. Chuyến viếng thăm Mỹ là một thành công. Dù Mỹ không ủng hộ nhưng chắc chắc Đặng biết cũng sẽ không lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Trên đường về nước, Đặng ghé Tokyo lần nữa để vận động sự ủng hộ của Nhật.

Hai ngày sau khi trở lại Bắc Kinh, ngày 11 tháng 2, 1979 Đặng triệu tập phiên họp mở rộng của Bộ Chính Trị và giải thích đặc điểm và mục tiêu của cuộc tấn công Việt Nam. Ngày 17 tháng 2, 1979, Đặng Tiểu Bình xua khoảng từ 300 ngàn đến 500 ngàn quân, tùy theo nguồn ghi nhận, tấn công Việt Nam. Nhiều tài liệu Việt, Hoa và quốc tế đã phân tích về chiến tranh biên giới Việt Trung 1979.


Lãnh đạo CSVN ở đâu trong ngày quân Trung Quốc tràn qua biên giới?


Trong khi Đặng Tiểu Bình chuẩn bị một cách chi tiết từ đối nội đến đối ngoại cho cuộc tấn công vào Việt Nam, các lãnh đạo CSVN đã bị CSTQ tẩy não sạch đến mức nghĩ rằng người Cộng Sản đàn anh dù có giận cỡ nào cũng không nỡ lòng đem quân đánh đàn em CSVN. Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự tại Quảng Châu nhắc lại “Trong tận đáy lòng chúng tôi vẫn hy vọng, có thể một cách ngây thơ rằng, Việt Nam và Trung Quốc từng quá gần gũi và hữu nghị, họ [Trung Quốc] chẳng lẽ thay đổi hoàn toàn với Việt Nam quá nhanh và quá mạnh như thế.”

Khi hàng trăm ngàn quân Trung Quốc tràn sang biên giới, Thủ Tướng CS Phạm Văn Đồng và Đại Tướng Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng vẫn còn đang viếng thăm Campuchia. Tình báo Việt Nam không theo dõi sát việc động binh ồ ạt của Trung Quốc và cũng không xác định được hướng nào là trục tiến quân chính của quân Trung Quốc. Tác giả Xiaoming Zhang viết trong Tái đánh giá cuộc chiến Trung Việt 1979 “Rõ ràng tình báo Việt Nam thất bại để chuẩn bị cho việc Trung Quốc xâm lăng” và “Mặc dù Trung Quốc nhiều tháng trước đó đã có nhiều dấu hiệu chiến tranh, các lãnh đạo Việt Nam không thể nào tin “nước xã hội chủ nghĩa anh em” có thể đánh họ.

Dù bị bất ngờ, hầu hết các nhà phân tích quân sự, kể cả nhiều tác giả người Hoa, cũng thừa nhận khả năng tác chiến của phía Việt Nam vượt xa khả năng của quân đội Trung Quốc. Tạp chí Time tổng kết dựa theo các nguồn tin tình báo Mỹ, chỉ riêng trong hai ngày đầu thôi và khi các quân đoàn chính quy Việt Nam chưa được điều động đến, dân quân Việt Nam vùng biên giới đã hạ bốn ngàn quân chủ lực Trung Quốc. Tác giả Xiaobing Li, trong bài viết Quân đội Trung Quốc học bài học gì dựa theo khảo cứu A History of the Modern Chinese Army đã mô tả quân Trung Quốc chiến đấu tệ hại hơn cả trong chiến tranh Triều Tiên mấy chục năm trước.

Nếu ngày đó giới lãnh đạo CSVN không tin tưởng một cách mù quáng vào ý thức hệ CS và “tình hữu nghị Việt Trung”, nhiều ngàn thanh niên Việt Nam đã không chết, Lạng Sơn đã không bị san bằng, hai tiểu đoàn bảo vệ thị trấn Đồng Đăng chống cự lại hai sư đoàn Trung Quốc đã không phải hy sinh đến người lính cuối cùng.

Bài học lịch sử từ chiến tranh biên giới 1979


Từ đó đến nay, khi đánh khi đàm, khi vuốt ve khi đe dọa nhưng các mục tiêu của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc đối với Việt Nam từ chiến tranh biên giới 1979 đến Hội Nghị Thành Đô 1990 vẫn không thay đổi. Trung Quốc bằng mọi phương tiện sẽ buộc Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc về chế độ chính trị, là một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Quốc và độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.

Đặng Tiểu Bình trước đây và các lãnh đạo CSTQ hiện nay sẵn sàng dùng bất cứ phương tiện gì để thực hiện các chủ trương đó kể cả việc xóa bỏ nước Việt Nam trong bản đồ thế giới bằng một chính sách đánh phủ đầu (preemptive policy).

Đừng quên họ Đặng đã từng chia sẻ ý định này với Tổng thống Jimmy Carter “Bất cứ nơi nào, Liên Xô thò ngón tay tới, chúng ta phải chặt đứt ngón tay đó đi”. Đặng Tiểu Bình muốn liên minh quân sự với Mỹ như kiểu NATO ở châu Âu để triệt tiêu Liên Xô tại châu Á. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger giải thích quan điểm này của họ Đặng trong tác phẩm Về Trung Quốc (On China) của ông: “Những gì Đặng Tiểu Bình đề nghị về căn bản là chính sách đánh phủ đầu, đó là một lãnh vực trong chủ thuyết quân sự ngăn chận tấn công của Trung Quốc... Nếu cần thiết, Trung Quốc sẽ chuẩn bị phát động các chiến dịch quân sự để phá vỡ kế hoạch của Liên Xô, đặc biệt tại vùng Đông Nam Á”. “Đông Nam Á” và “ngón tay” theo ý Đặng Tiểu Bình tức là Việt Nam và liên kết quân sự theo dạng NATO không phải là để dời vài cột mốc, dở một đoạn đường rầy xe lửa, đụng độ biên giới lẻ tẻ mà là cuộc tấn công phủ đầu, triệt tiêu có tính quyết định trước khi Việt Nam có khả năng chống trả.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ bà Madeline Albright có câu nói rất hay “Lịch sử chưa bao giờ lập lại một cách chính xác nhưng chúng ta phải gánh lấy tai họa nếu không học từ lịch sử.” Với Chiến Tranh Lạnh đang diễn ra tại Châu Á hiện nay và với nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhưng không lối thoát cho bộ máy chính trị độc tài toàn trị đang được chạy bằng nhiên liệu Đại Hán cực đoan, chiến tranh sẽ khó tránh khỏi dù các bên có muốn hay không.

Việt Nam, quốc gia vùng trái độn giữa hai quyền lực thế giới, chưa bao giờ đứng trước một chọn lựa sinh tử như hôm nay. Một người có trách nhiệm với tương lai đất nước, dù cá nhân có mang một thiên kiến chính trị nào, cũng phải biết thức tỉnh, biết đặt quyền lợi dân tộc lên trên, biết chọn hướng đi thích hợp với đà tiến văn minh dân chủ của thời đại, chấm dứt việc cấy vào nhận thức của tuổi trẻ một tinh thần bạc nhược, đầu hàng.

Lịch sử đã chứng minh, Trung Quốc giàu mạnh nhưng không phải là một quốc gia đáng sợ. Nỗi sợ hãi lớn nhất của người Việt Nam là sợ chính mình không đủ can đảm vượt qua quá khứ bản thân, không đủ can đảm thừa nhận sự thật và sống vì tương lai của các thế hệ con cháu mai sau.


______________________________

Tham khảo:

- Deng Xiaoping and China’s Decision to go to War with Vietnam, Xiaoming Zhang, MIT Press 2010.
- China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment, Xiaoming Zhang.
- Henry Kissinger, On China, The Penguin Press, New York 2011.
- Graham Hutchings, Modern China, Harvard University Press, 2001.
- Todd West, Failed Deterrence, University of Georgia.
- Reuter, China admits 320,000 troops fought in Vietnam, May 16 1989.
- Russell D. Howard, The Chinese People’s Liberation Army: “Short Arms and Slow Legs”, USAF Institute for National Security Studies 1999.
- Wikipedia Đặng Tiểu Bình.
- Wikipedia Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979.
- Vietnam tense as China war is marked, BBC, 16 February 2009.
- A History of the Modern Chinese Armypp. P 255-256, 258-259, Xiaobing Li (U. Press of Kentucky, 2007).
- Jimmy Carter, cựu Tổng Thống Hoa Kỳ, Ghi nhớ về chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam năm 1979, Ngô Bắc dịch.
- “Côn đồ” Đặng Tiểu Bình trong quan hệ Việt-Trung-Miên, Trần Trung Đạo.
- Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên, Trần Trung Đạo.