Thursday, May 3, 2018

Từ ba dòng thác cách mạng đến ba nhóm lợi ích


Hiện trạng sau ngày 30-4-1975 

Có thể nói, ngay sau ngày 30/4/1975, một cuộc “đổi đời” trong ý nghĩa đi xuống (hay “tụt hậu”, chữ của CSVN) ảnh hưởng lên hầu hết 25 triệu người con Việt sống rải rác từ phía nam sông Bến Hải đến mũi Cà Mau. Ngoại trừ những thành viên của Mặt trận Giải phóng Miền Nam không nghĩ như thế cho đến năm 1976, khi CSVN giải tán Mặt trận, và còn một số ít người miền Nam cũng không nghĩ như thế trong một giai đoạn ngắn ngủi. Đó là thời gian “cam tâm” gia nhập sư đoàn 304 và sau đó cũng bị “giải tán” vì bị vắt chanh bỏ võ! Còn một số rất ít, đếm được trên đầu ngón tay, kéo dài thời gian “hồ hởi” lên được “dăm ba năm”, đôi khi được “thăng chức” lên thành đại biểu quốc hội, đại sứ tại LHQ, hay xếp UB Phát triển ĐBSCL v.v… rồi cũng được cho… về vườn.

Có thể nói, những dữ kiện vừa nêu trên, thể hiện một cách “sâu sắc” ý nghĩa của “Ba dòng thác cách mạng”, bài học đầu tiên của những giáo chức đại học vào những ngày ngay sau 30/4/75. Nhưng chính những thành viên của sư đoàn 304 (sư đoàn 304 là những người sống ở miền Nam nhưng vội vã theo đuôi CSVN để lập công hay che giấu những tội lỗi của mình!), mặc dù trong vai trò “tổ trưởng học tập chính trị”, có “quyền” (hão!) và huêng hoang ra lệnh cho tổ viên (giáo chức đại học) “phải” phát biểu quan điểm sau mỗi bài học tập, phải làm bản đúc kết sau mỗi đợt học tập, mà trước đó, chưa đầy một ngày các tổ trưởng trên chỉ là… "cấp dưới" của nhiều tổ viên tổ học tập chính trị. 

Họ phụ các cán bộ chính trị từ Bắc vào để giảng giải “bài học đầu tiên” trên. Nhưng thật ra chính họ cũng “vô tư” không hiểu số phận của họ sẽ ra sao (?) cho đến ngày phải… gặm mối căm hờn trong củi sắt! 

2. Ba dòng thác cách mạng 

Nhắc lại năm chữ “ba dòng thác cách mạng” ngày hôm nay, không chắc mấy ai còn nhớ. Ngay cả từ ngày khởi động học tập ba dòng thác nầy do chính Lê Duẫn đề xướng và đẩy mạnh. Những khóa bồi dưởng chính trị của đối tượng Đoàn, Đoàn, đối tượng Đảng, và Đảng không biết có ai còn nhớ không? 

Lê Duẫn, TBT Đảng CSVN thời đó, nhận định là thế giới thể hiện ba dòng thác ngay sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt: 

- Phong trào giải phóng dân tộc và các quốc gia xã hội chũ nghĩa do Liên Sô lãnh đạo đang lên; 

- Phong trào đấu tranh giai cấp nông dân ở các quốc gia tư bản đang nổi dậy rầm rộ; 

- Phong trào đấu tranh giai cấp của công nhân và lao động ở các nước trên cũng đồng loạt đứng lên. 

Và, trong giai đoạn nầy, ba dòng thác đã “tiến công dồn dập vào chủ nghĩa phong kiến và đế quốc với mục đích vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Chung cuộc là hệ thống đế quốc và tư bản chủ nghĩa phải tan ra từng mảnh và đang đi trên con đường giãy chết. Thí dụ điển hình là Mao Trạch Đông đã đẩy lùi Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan năm 1949. 

Phải chăng, ba dòng thác cách mạng đã thành công (?) 

3. Ba dòng thác cách mạng áp dụng cho Việt Nam 

Sau 1975, ba dòng thác cách mạng áp dụng cho Việt Nam trở thành: 

- Cách mạng quan hệ sản xuất; 
- Cách mạng văn hóa tư tưởng; và
- Cách mạng khoa học kỹ thuật. 

Thử hỏi, ngày hôm nay, năm 2018, cả Bộ Chính trị gồm 19 Ủy viên có còn trong đầu ý nghĩa nguyên thủy của năm chữ “ba dòng thác cách mạng” hay không? Hay là sau hơn 43 năm áp dụng, mà ngay từ đầu chính CSVN gán cho danh hiệu là “thời kỳ quá độ”, có nghĩa là thời kỳ chuẩn bị và thực hiện cuộc cách mạng với ba dòng thác trên, nhưng rốt cuộc rồi, cho đến ngày người viết đang viết những dòng chữ nầy, CSVN vẫn còn… "đong đưa" với ba dòng thác cách mạng, thời kỳ quá độ, và xã hội chủ nghĩa… mà vẫn không biết đang đi về đâu? 

Đi đến đâu? Và sẽ đi về đâu? Hay là sẽ đi vào sự “tự hủy” do chính chế độ đã tạo ra!!! 

Kết quả là: 

Nông dân và công nhân là hai tầng lớp tiên phong của cách mạng Việt Nam, nhưng dòng thác thứ nhất là “cách mạng quan hệ sản xuất” đã đưa hai giai cấp nầy vào hàng thấp nhất, nâng khoảng cách giàu-nghèo càng đi xa hơn trước 1975; 

Còn dòng thác thứ hai là “cách mạng văn hóa tư tưởng”, mang ý thức hệ xã hội chủ nghĩa lấy lý thuyết Mác-Lê làm phương châm. Đây là một mớ lý thuyết hổ lốn, vô cùng sai lầm và lỗi thời mà nhân loại đã tẩy chay vứt bỏ hàng thập kỷ qua. Thế mà đến hôm nay đảng CSVN vẫn ngoan cố nhồi nhét nó vào đầu dân chúng. Vì vậy, thay vì “cải tạo” mọi người dân thông suốt đường lối và đi dưới là cờ của đảng. Nhưng ngược lại, hầu hết mọi tầng lớp đại chúng từ trí thức, tri thức, sinh viên, học sinh, các tôn giáo, tầng lớp lao động đều chống lại tất cả “những bảng chỉ đường của đảng” vẽ ra. Và hầu hết những thành phần kể trên đang dần dần lớn mạnh và có thể …đẩy đảng ra khỏi “quỹ đạo xã hội Việt Nam” trong giai đoạn sắp tới. 

Sau cùng, dòng thác cách mạng khoa học - kỹ thuật đưa đất nước đi vào ngõ cụt sau hơn 40 năm làm cách mạng ngoài những con số. Theo định nghĩa của Wikipedia, thì cách mạng khoa học-kỹ thuật là “việc áp dụng những công nghệ hoàn toàn mới tạo điều kiện cho sản xuất phát triển theo chiều sâu, giảm hẳn tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại cho môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sản xuất, dùng máy móc thay thế lao động tay chân”. Thế mà, theo số liệu chính thức do ban tuyên giáo trung ương của đảng cộng sản Việt Nam tổng kết và đưa ra trong năm 2013, tính trên toàn quốc Việt Nam đã có 4,28 triệu người có trình độ học vấn từ bậc cao đẳng, hay đại học trở lên, trong đó có hơn 24.300 tiến sĩ, hay Ph.D tức Doctor of Philosophy và 101.000 thạc sĩ, tức Master’s degree, như MA (Master of Art ), hay MS (Master of Science), hoặc MBA (Master of Business Administration)… tùy ngành học. Số lượng giáo sư, phó giáo sư sau 25 đợt chính phủ cộng sản Việt Nam tổ chức xét tuyển và phong cấp chức danh từ 1980 đến 2016, đã có 10.774 người trong tổng số các tiến sĩ nói trên, được cấp chức danh giáo sư (Professor), hoặc phó giáo sư (Associate Professor), trong đó có 1.715 giáo sư và 9.059 phó giáo sư. 

Còn bằng sáng chế (patent) thì đếm được trên đầu ngón tay. (Ở Hoa Kỳ, một người Mỹ gốc Việt trẻ mà người viết biết, đã có 5 bằng sáng chế và trên 20 báo cáo khoa học trong vòng 10 năm sau khi tốt nghiệp tại đây!) 

4. Biến thái của ba dòng thác cách mạng 

Một trong những tính “ưu việt” của chế độ là “sửa sai”. Từ sự thất bại của ba dòng thác cách mạng trên, vào năm 2012, CSVN sửa sai bằng cách: "phòng chống chiến lược “diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng việt nam” nhằm mục đích “Nắm vững âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá các nước xã hội chủ nghĩa và cách mạng Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó để mỗi người nâng cao cảnh giác cách mạng, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và lực lượng vũ trang làm thất bại mọi chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chúng”. 

Với yêu cầu là: “Ra sức học tập, trau dồi phẩm chất năng lực của người đoàn viên thanh niên, kế tiếp các thế hệ cha anh góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. 

Và nội dung chính của chiến lược “Diễn biến hòa bình” là: “Kẻ thù sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đối ngoại, an ninh… để phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa. Kích động các mâu thuẫn trong xã hội, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tụ do tôn giáo, sắc tộc, khuyến khích tư nhân hoá về kinh tế và đa nguyên chính trị, làm mơ hồ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao động. Khích lệ lối sống tư sản và làm phai nhạt mục tiêu, lí tưởng xã hội chủ nghĩa ở một số bộ phận sinh viên. Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bước chuyển hoá và thay đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quĩ đạo chủ nghĩa tư bản”. 

Về khái niệm Bạo loạn lật đổ, CSVN quan niệm rằng: “Là hành động chống phá bằng bạo lực do lực lượng phản động hay lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương bao gồm hình thức như: - Bạo loạn chính trị, - Bạo loạn vũ trang, - Bạo loạn chính trị kết hợp vũ trang”. 

Từ đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định nhiệm vụ của chúng là: “Kiên quyêt làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn “Diễn biến Hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc. Đây là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh hiện nay, đồng thời còn là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Phải chủ động phát hiện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta, kịp thời tiến công ngay từ đầu”. (Trích trong các tài liệu học tập của Đảng). 

Qua các trích đoạn trên báo đảng, chúng ta thấy gì? 

Phải chăng đó là những “biện bạch bào chữa” các sai trái do chính đảng đưa ra qua ba dòng thác cách mạng đưa đến kết quả là đất nước phải gánh chịu nạn kiếp nghèo đói và đi sau các quốc gia khác như Thái Lan, Nam Hàn, Mã Lai, Tân Gia Ba hàng mấy mươi lần, trong khi vào năm 1975, các nước kể trên vẫn đứng sau Miền Nam về phương diện phát triển quốc gia và lợi tức đầu người! 

Thử hỏi, với thành thích rực sáng như: "Năm 2010 Việt Nam có 578 giáo sư, phó giáo sư và diễn tiến công nhận mới từng năm được ghi nhận gồm năm 2011 có 408 người, năm 2012 có 469 người, năm 2013 có 547 người, năm 2014 có 644 người, năm 2015 có 522 người, năm 2016 có 703 người và năm 2017 dự trù có thêm 1.226 người mới", mà sao Việt Nam vẫn tiếp tục bị “tụt hậu”? 

Hỏi tức là trả lời rồi! 

Và những tiên liệu của đảng CS qua đại hội X trên đây, phải chăng là những báo hiệu cho một cuộc cách mạng đang manh nha của toàn dân trong nước qua các hành động “Bất tuân dân sự” qua sự việc bắt đầu đốt nhà máy hóa chất của CSVN và TC tại Cần Thơ vào tháng 3/2017 vừa qua? 

5. Từ ba dòng thác cách mạng chuyển sang ba nhóm lợi ích 

Sau 10 năm, sự phát triển đất nước qua dòng thác thứ ba là “cách mạng khoa học – kỹ thuật” dưới thời TT CS Nguyễn Tấn Dũng thất bại. Một thí dụ điển hình là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Đây là tổ chức chính trị xã hội, nhà nước cung cấp kinh phí hoạt động theo quy chế tổ chức chính trị xã hội đặc thù. Về hành chính, LHHKH&KTVN chịu sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Chính trị, thông qua Ban Tuyên giáo và Ban Tổ chức trung ương Đảng (đây là kẻ hở dễ lách các thủ tục chi tiêu, vì các ban Đảng thiếu chuyên môn về quản lý tài chính nên dễ bị qua mặt). 

Công bằng mà nói, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã từng có giai đoạn huy hoàng khi người lãnh đạo là những nhà khoa học đầy “tâm huyết” như: Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Giáo sư Hà Học Trạc, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng. Ngay khi Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng vừa mất, Phạm Văn Tân đã muốn thâu tóm tài chính, nhưng lại gặp “vật cản” là ông Nguyễn Mạnh Đôn – Trưởng ban Khoa học công nghệ, là người sắc sảo, có tài, một công thần của LHHVN ngăn chặn nên bọn chúng không làm gì được. Nhưng khi ông Nguyễn Mạnh Đôn vừa nghỉ hưu thì Phạm Văn Tân đã mau chóng kéo bè kết đảng, đưa người đồng hương vào các vị trí trọng yếu để thâu tóm quyền lực, ăn chia trắng trợn tiền Nhà nước. (Trích báo lề đảng). 

Theo nhận định của báo Viet Calitoday qua ký giả Hoàng Vũ, tuy không chấp nhận đa đảng và cạnh tranh chính trị công khai nhưng trong nội bộ đảng lại chia thành nhiều phe nhóm, mỗi phe thao túng một vài lĩnh vực kinh tế trọng điểm của đất nước. Khi Việt Nam mở cửa hội nhập vào thế giới thì dòng tiền tư bản đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều và vì thế các “nhóm lợi ích” ngày càng lớn mạnh. Đất đai là lĩnh vực mà bất cứ “nhóm lợi ích” nào cũng phải có phần vì nguồn lợi mang lại từ đất đai là khổng lồ và vô tận. 

Các nhóm lợi ích được các thế lực trong đảng chống lưng đang tìm mọi cách vơ vét và bòn rút mọi nguồn tài nguyên của đất nước và người dân Việt. Tham nhũng là một trong những vấn nạn trầm trọng đe dọa sự phá sản của Việt Nam và cả sự tồn vong của chế độ. Ý thức được nguy cơ đó nên đảng cộng sản BV đã chọn ông Nguyễn Phú Trọng làm lãnh đạo tối cao của đảng sau khi loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng, kẻ nổi tiếng tham lam và phá hoại. 

Bước qua Đại hội XII, TBT CSVN điều chỉnh lại qua việc bài trừ tham nhũng (?) (vì trong hệ thống CS, nếu dứt khoát bài trừ tham nhũng thì Việt Nam đã không còn sự hiện hữu của CSVN nữa rồi!) và lần lần hoàn chỉnh công cuộc biến việc lãnh đạo tập thể, một nguyên lý “cai trị” của Đảng cộng sản quốc tế từ ngày thành lập, thành “độc trị”, “nhất thống quyền lực” qua cá nhân …chính ông ta! Và Đảng ngày hôm nay “vẫn” tiếp tục trực tiếp quản lý và điều hành hành pháp tức chính phủ, tư pháp tức quốc hội, và an ninh tức quân đội, và công an để từ đó... độc trị do một mình TBT đảng cầm đầu, đứng trên cả Hiến pháp. Và từ khi tóm thâu quyền lực từ năm 2012, NPT đã lèo lái “con tàu kinh tế Việt Nam” theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, theo Báo cáo 'Chỉ số tự do kinh tế 2018' xếp hạng 180 nền kinh tế, Việt Nam xếp hạng 141/180 với 53,1/100 điểm. Trong 43 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hạng 35, sau cả Lào, Myanmar và Campuchia. 

Và, việc phân định “Ba Nhóm lợi ích” trong đảng hiện tại cho chúng ta thấy rõ là TẤT CẢ ngành phát triển quốc gia “mũi nhọn” quan trọng đều được “phân phối” cho Ba chân vạc “Nhóm lợi ích”, tuy bất thành văn như: - Dầu khí, - Điện lực, - Ngân hàng, - Viễn thông, - Hàng không, - Khu chế xuất, - Khu công nghệ, - Dịch vụ du lịch, - Dịch vụ xuất cảng lao động, - Dự án Bauxite, - Dự án Formosa, Vũng Áng, -Thậm chí cho đến dịch vụ quản lý các “động” nữa. 

Ba chân vạc của Nhóm lợi ích chính là: Chánh phủ, Công An, và Quân đội. Một thí dụ điển hình rõ nét nhất là vụ khai thác sân golf trong địa phận của phi trường và việc mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất vẫn còn đang bị dằn co giữa quyền lợi và quyền lực giữa “Chánh phủ” và “Quân đội”! Và nếu chúng ta tin ý, vẫn thấy được những tranh chấp quyết liệt trong việc phân chia nhóm lợi ích qua việc phòng chống tham nhũng. 

Tất cả chỉ là bức màn che đậy việc thanh toán lẫn nhau vì quyền lợi trong việc phòng chống tham nhũng mà thôi! 

6. Thay lời kết 

Trong suốt năm qua, dưới nhiều tên khác nhau, CSVN vẫn hằn học tiếp tục “chửi rủa” người viết qua các đề tựa điển hình trong những bài viết trong năm 2017-2018 như: - Thủ đoạn vu khống hèn hạ của Mai Thanh Truyết, - Bộ mặt phản nước, hại dân của Mai Thanh Truyết, - Mai Thanh Truyết lại đào huyệt chôn mình, - Mai Thanh Truyết ngụp đáy giếng kêu trời, và có thể còn nhiều bài nữa mà người viết không thể sưu tầm được… 

Bài viết sau cùng nầy đăng lên nhanvanviet.com ngày 13/2/2018 với lời mào đầu như: "Chuyện kể rằng, có một chú ếch ương lười học, ham chơi, một hôm thế nào bị rơi xuống giếng. Do lười học nên ít chữ, thành ra đường suy nghĩ cũng kém hơn chúng bạn nên chẳng biết trời cao, đất dày là gì, ngồi ở dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta tưởng trời chỉ to bằng miệng giếng. Vì thế, mà dân gian mới có câu “ếch ngồi đáy giếng”, để chỉ hạng người lười học, suy nghĩ thiển cận, hẹp hòi nhưng lại luôn to miệng kêu gào cho rằng mình biết tuốt". 

Thế mới biết những lời “trung ngôn nghịch nhĩ” của người viết từ hơn 30 năm qua, viết lên những sai trái về phát triển không cân bằng với việc bảo vệ môi trường, phát triển không bền vững, việc ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí, v.v… cũng như gợi ý nhiều biện pháp giải quyết vấn đề… mà vẫn bị kết án do những người quản lý đất nước… khiếm thị! 

Tiến trình tiến lên “xã hội chủ nghĩa” của đảng CSVN vẫn còn nằm trong… “thời kỳ quá độ” ngay sau ngày 30/4/1975. Và thời kỳ nầy, vẫn còn dậm chân tại chỗ và lao đao lận đận sau hơn tám lần Đại hội Đảng với 5-năm mỗi kỳ. CSVN vẫn còn bế tắc trong thời kỳ nầy vì vẫn chưa “định hình” được phát triển tư bản chủ nghĩa “theo định hướng chủ nghĩa xã hội” là gì??? 

Vì vậy, đất nước vẫn còn lầm than… 

Xin được trích lời của một sinh viên năm thứ hai, anh Lê Vũ Cát Đằng viết cho cô giáo chủ nhiệm ban Khoa học Nhân Văn năm 2012, và nếu Tuổi Trẻ Việt Nam ngày hôm nay đều có nhận thức như em thì Dân Tộc Việt Nam chúng ta dành lại chủ quyền từ tay đảng CSVN không khó. 

“Kính thưa Cô, 

Đến tận bây giờ, gõ những dòng E-mail trần tình này gửi đến Cô, em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết “Lịch Sử” hôm ấy trời đừng mưa to thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò chuyện khuyến khích sinh viên mình... Và, hôm nay, em cũng không phải gõ email này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui... 

Em còn nhớ hôm ấy lời Cô nói: “Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, được tái hiện lại, trong hôm nay và ngày mai, phải trung thực, chân thật nhằm cho người sau biết và lấy đó làm kinh nghiệm, xấu xa sai trái thì tránh nếu tốt đẹp có ích thì tự hào để nhân bản thêm lên, vì vậy đề tài bài tham luận: ’37 mùa xuân Đại Thắng’ nói về ‘chiến công thần thánh’ của quân dân ta chống ‘đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nước’ của mỗi bạn, cần phải gọt giũa đánh giá cho xứng tầm vĩ đại của dân tộc, …. 

Và Cô cười, nụ cười giao lưu rất thoải mái. Em cũng nhớ, mình là người thứ tư, sau các bạn, vô tư ngập ngừng cười, nói với Cô: 

“Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì không phải – thưa Cô! Em nghĩ như vậy…” 

**** 

Cô dừng chân, như thầy giáo nhắc bài học trò, cô nói với em: “Bạn cần phải lên thư viện nhiều hơn, tìm trong sách, ở đó có nhiều câu trả lời cho vấn đề của bạn vừa nêu ra, tôi nghĩ, không khéo danh hiệu Đoàn viên Thanh niên CS/HCM ưu tú, xuất sắc, đối tượng của đảng nơi bạn sẽ lung lay...” 

Cuối cùng SV Đằng kết luận trong lá thư gửi cho Cô là:

"Thưa Cô! Làm sao biện minh? 45.000 quân “xâm lược” Mỹ vẫn hiện diện trên đất Hàn Quốc, một quốc gia khủng hoảng lương thực trầm trọng không đủ cơm gạo cho dân sau chiến tranh Nam Bắc nhưng hôm nay thì: nhiều báo chí ở Việt Nam nói về đất nước này hay thường gọi là Kỳ tích sông Hàn hay Huyền thoại sông Hàn. Hàn Quốc từ đống tro tàn của cuộc nội chiến Bắc Nam đã vươn lên thành một quốc gia phát triển hùng mạnh thịnh vượng hơn hẳn nửa kia ở phía Bắc nghèo nàn lạc hậu. GDP cán mốc 1.000 tỷ USD/năm cũng như nhiều tập đoàn lớn nổi tiếng như SamSung, LG, Hyundai, Kia, Daewoo… Nhưng, thành tựu đó họ có được là do đâu? Ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của các nguyên thủ Hàn Quốc, thì sự hỗ trợ nhiệt tình như là một đồng minh của Mỹ trên tinh thần kế hoạch Marshall là yếu tố quyết định. 

Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới (hạ tầng cơ sở, thiên nhiên, thổ nhưỡng kém xa Việt Nam) trở thành một trong những nước giàu nhất. 

...

Thưa Cô! 

Với những gì thuộc thế giới quan mà kiến thức em tích lũy được, thì dù rất muốn hãnh diện về “chiến công thần thánh” của quân dân ta chống “đế quốc Mỹ xâm lược cứu nước” nhưng: Lịch sử rất cần sự “trung thực” đến “chân thật” (lời Cô nói). Nên: Em cũng muốn tin – nhưng không thể, thưa Cô! Em cám ơn Cô đọc email trần tình này và mong có lời chỉ giáo thêm của Cô”. 

Lời sinh viên Lê Vũ Cát Đằng vẫn còn đây! 
Tuổi Trẻ Việt Nam cần tiến lên đáp lời sông núi! 
Hỡi những người con Việt khắp năm châu ơi! 
Cuộc cách mạng Bất tuân Dân sự đang chờ chúng ta! 

02.05.2018

Sợ gì chứ?

Hưng Yên (Danlambao) - Khi bài viết "Rối như nồi canh hẹ" được Dân Làm Báo đăng lên, bạn bè có người điện thoại hói chúng tôi: Ông viết như vậy mà không sợ bị người ta hại à? Ngạc nhiên tôi hỏi lại: Làm gì mà hại, tôi có vu oan giá họa gì cho ai đâu, toàn những chuyện báo chí đã đăng đầy cà ra... Bác Tổng Trọng muốn làm sạch đảng, đốt lò mới thiêu được vài anh, tưởng hết, không ngờ nó lại ló đầu ra một lô một lốc, đếm không xuể, tưởng như "đảng ta" lớn bé toàn một thứ sâu dân mọt nước...

Tôi nói thế có đúng không nào? Cứ giả thử đảng CSVN hiện nay chia làm 3 phe: Phe bác Tổng Trọng có biệt danh là "Trọng lú", phe thứ hai theo bác Nguyễn Tấn Dũng có biệt danh là anh Ba Ếch, số còn lại thuộc thành phần thứ 3 ấm ớ, ngu xi hưởng thái bình. Phe nào mạnh, phe nào yếu gì không cần biết, cứ nuốt được đầy họng lúc nào hay lúc ấy, "Lú" hay "Ếch" gì cũng mặc! Bởi vì Trọng lú hay Ba ếch gì cũng thế thôi, cũng một lũ "hèn với giặc ác với dân" cả, chỉ có điều: Cờ đến tay ai người ấy phất, ăn được gì cứ ăn, miễn sao chùi mép cho nhanh, cho sạch là được rồi!.. 

Đẩy được anh Ba Ếch về nhà đuổi gà cho vợ rồi, bác Tổng Lú ra cái điều nhân nghĩa Bà Tú Đễ, bác phàn nàn: "Đánh tham nhũng, chẳng lẽ ta lại đánh ta"? Mới đầu có lẽ bác Tổng cũng chỉ định "bóp dế" mấy gã nổi cộm nhất cho nó nhẩy nhổm lên khiến cho quốc dân đồng bào biết "bác nói là Bác làm" đấy! Không ngờ cái đám báo chí chết tiệt chúng lại tưởng bác Tổng có thành tâm, thành ý làm thiệt, chúng bèn lôi ra một lô, một lốc những tay xưa nay được "đảng" đưa lên quá trời, tưởng như các gã là những thanh bảo kiếm bảo vệ "bác", bảo vệ đảng thật. Tỷ du như các vị Thượng tá Phan Văn Anh Vũ, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hòa và Trung tướng Phan Văn Vĩnh đấy. Toàn là những khuôn mặt ưu tú của công an ta, đã một thời được ca tụng, được đưa lên đến tận mây xanh cả đấy, thực chất bây giờ thì sao? Vậy thì câu nói của Nguyên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: "Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm" là đúng hay sai nào? 

Trở lại với câu hỏi của bạn bè: Viết như vậy mà không sợ người ta hại à? Thú thật nếu còn trẻ có khi chúng tôi cũng hơi sợ thật đấy, nhưng nay đã xấp xỉ 80 rồi mà còn không dám nói lên một sư thật thì lại thấy sao mình "hèn" quá? Nghĩ cho cùng... người sợ phải là bác Tổng Trọng mới đúng. Rõ như ban ngày là cái đảng chết tiệt này sắp đến ngày cáo chung rồi bởi vì nó đã lỗi thời quá rồi, cho nên mạnh anh nào anh nấy hốt, càng được nhiều càng tốt rồi dọt lẹ ra nước ngoài. "Bá ngọ" các lão: Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào! Thế nhưng khi "Mỹ cút" thì cha con các lão lại bám theo đít Mỹ, "Ngụy nhào" thì cha con các lão cũng "bám" theo đít "Ngụy" để kiếm ăn! Không đúng hay sao? Giầu ú ụ rồi, các lão thi nhau cho con du học nước ngoài, mà phải Mỹ, Pháp, Anh, Úc... cơ bằng cấp nó mới có giá trị, chứ còn Liên Sô với Tàu cộng là bằng cấp rởm. 

Đừng nói là chúng tôi vì ghét mà nói oan cho chúng hắn: Lớn bé bằng mọi cách ăn cắp, ăn bẩn, giầu ú ụ rồi tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài mua nhà mua đất, chạy chọt cho con cháu du học nước ngoài... Người ta đã chẳng đồn ầm lên là ở tiểu bang Cali có một cái xóm toàn người "gốc Việt mới" mà nếu tinh ý người ta sẽ thấy vị nào trên trán cũng có một cái dấu lờ mờ 2 chữ... Việt cộng! Các vị ở túm tụm lại với nhau thành một xóm, nên có người đã đùa kêu xóm ấy là xóm Việt cộng, để nếu lỡ có ai ghét VC mà chửi VC thì tất cả đều cùng được... nghe! 

Trở lại với việc "làm sạch đảng" của bác Tổng Trọng: Các đồng chí đang làm ăn ngon lành thì bác Tổng ra cái điều ta đây cần "làm sạch" đảng! Thế rồi cứ đệ tử ruột hoặc phe cánh của Ba Ếch là bị Bác nắm đầu. Kế đó là kết cho những cái tội từ đời nảo đời nào... Làm ăn thua lỗ từ mấy chục năm vê trước bây giờ mới bắt người ta chịu trách nhiệm. Kế đó là cách chức hoặc lôi ra tòa. Thậm chí có đồng chí thấy động ổ đã chạy bán sống bán chết trốn được ra nước ngoài rồi còn bị bằt cóc đưa về bảo là nó... tự đầu thú! Có giỏi sao bác Tổng Trọng không nắm cổ Ba Ếch đi, vì Ba Ếch mới thực sự là đầu nậu, là chúa trùm đấy. Còn nhớ đã có một hồi báo chí phe ta tiên đoán phen này anh Ba Ếch sẽ... Tổng bí thư đảng, có báo còn mạnh miệng tiên đoán có thể Ba Ếch sẽ là Tổng Thống Việt Nam trong tương lai! Có thế không hay bảo chúng tôi đặt điều nói bậy, không tin thì các vị cứ lật chồng báo cũ ra mà xem! 

Ba Ếch mà làm t ổng thống Việt Nam thì cái đảng cộng sản sẽ ra sao và bác Trọng lú sẽ đi về đâu? Khốn nỗi các hắn hình như có mắt mà không tròng, thế nên mới bị bác Trọng lú cho vào... xiếc hết! Tha hồ cho các hắn bảo là bác lú với bác lẫn, cái mặt bác vẫn cứ lù đù, đần đần thế thôi. Thế rồi đại hội đảng CSVN XII chả biết bác bùa phép thế nào mà trúng quả chức Tổng bí thư đảng, đẩy được bác ba Ếch ra dìa, mất hết, trắng tay vế nhà đuổi gà cho vợ! 

Sau khi "trúng quả" chức Tổng Bí đỏ rồi, tay chân của Bác lại "ồn" lên: Bác Tổng Trọng bất đắc dĩ mà phải giữ chức TBT, nhưng bác chỉ làm 6 tháng hay nửa nhiệm kỳ rồi cũng sẽ nhường chức cho người khác vì bác cũng đã mệt mỏi quá rồi! Thế là bác ba Ếch lại yên trí lớn, yên phận không quậy phà gì, cứ đợi "cờ đến tay rồi sẽ phất"! Thế nhưng mà khổ lắm, đến rụp một cái, đám tay chân ưu tú của Ba Ếch bị Trọng Lú đốn hết. Việt Nam mình có câu nói: "rắm kêu là rắm không thối", vâng, tự nhiên nghe đến "bủm" một cái, ớn thì có ớn thật nhưng lại chẳng thấy gì, còn cái thứ chẳng nghe thấy gì hay chỉ "xịt" một cái thì lại thối um một góc nhà. Tưởng tượng thế này có khi là không được "thanh tao" lắm, nhưng đôi khi chúng tôi lại cứ nghĩ: Cái rắm "bủm" là đám đàn em của anh ba Ếch, còn chỉ "xì hay xịt" một cái mới là tay chân của bác Trọng Lú. Lạng quạng, chả biết lúc nào, chính anh ba Ếch bị còng tay bấy giờ mới trắng mắt ra. 

Không thấy có báo đã đăng Chủ tịch Nước Trần Đại Quang có thể sắp được thay thế vì "vấn đề sức khỏe" và TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm nhiệm luôn chức Chủ tịch Nước đó sao? Vậy thì ai mới thực sự sợ bị "bụp" nào, bác Tổng Trọng hay lão già gần xuống lỗ là Hưng Yên này nào? 

Hì hì, đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm! (TT Nguyễn Văn Thiệu). 

02.05.2018

Mùa Tháng Tư Đen với Bảo Yến qua ca khúc “Phố Biển Tôi Về”

 


Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao) - Bây giờ là cuối tháng 4. Tháng tư nay lại nhớ tháng tư xưa. Vẫn chập chùng một vùng trời ký ức khó phai mờ. Nơi này những người con xa xứ ngậm ngùi thay nhau làm lễ truy điệu tưởng nhớ, nơi kia cờ phướn pháo hoa tung bay ngập lối, mặc kệ tiếng ve kêu và phượng nở màu máu đỏ. Khi Sài Gòn chừng như lòng trời lòng dân đang nung nóng như có ngàn thiêu đốt.

Dường như tôi thấy mình cũng chẳng viết nổi câu thơ nào ra hồn cho tháng tư, khi vô số con dân Việt phải lũ lượt đi tù như điên. 43 năm nhìn lại có lẽ bạn và tôi đều chợt thấy không còn muốn làm thơ nổi. Câu thơ dẫu có nức lòng hay tiếng nhạc da diết để mà làm gì, không phải có ông Phó CT của HNV vừa lên giọng chê bai chúng ta đang xả rác những xác thơ trên những trang mạng cá nhân hay sao, và điều mà có lẽ làm tôi tâm đắc nhất bây giờ là câu nói cũ càng nhưng vẫn hợp thời của Platon: “Hãy choàng cho thi sĩ một vòng hoa và đuổi hắn ta ra khỏi thành phố.”

Thi sĩ ở lại trong thành phố để lòng cứ chùng xuống và chỉ biết nhìn nhau thì coi bộ vô tích sự quá chăng.

Tháng 4 này, thật tình tôi chỉ ước gì được đánh động vào lòng bạn một chút nhạc, từ một bài thơ không mấy vui mà nhạc sĩ phổ thơ số 1 Vĩnh Điện đã nắn nót thành nhạc phẩm “Phố Biển Tôi Về”.

Vâng, xin mời bạn thưởng thức một tiếng hát rất Huế ở trong nước mà tôi vốn yêu thích nhất: ca sĩ Bảo Yến. Cám ơn một giọng ca tràn ngập những tiếng nấc thầm trên từng cung bậc và nét nhạc. Phố biển tôi về hay phố biển nay còn đâu có lẽ cũng một nghĩa như nhau. Buồn quá phải không bạn.

Thắng hay thua đối với tôi lúc này cũng chẳng mang một ý nghĩa nào là thế. Được, mất liệu ích gì cho đất nước vào buổi này?




Tại sao 43 năm vẫn xa mặt cách lòng?

Phạm Trần (Danlambao) - Lần kỷ niệm thứ 43 ngày "30 tháng 4" năm 2018 ở Việt Nam không còn được người dân quan tâm bằng những cuộc vui chơi, tắm biển và giải trí, nhưng hận thù dân tộc lại được phe Tuyên giáo và Quân đội khơi lên gay gắt hơn bao giờ hết.

Ở Trung ương, đảng và nhà nước đã thay việc tổ chức các lễ kỷ niệm hào nhoáng và tốn phí bằng những buổi ca nhạc để phô trương thành tích đã mờ nhạt và phản cảm gọi là "giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước". Các buổi lễ ở địa phương cũng chỉ bày ra để cho các viên chức lãnh đạo xếp hàng chụp ảnh để báo cáo nhưng rất ít có dân tham dự.

Trong khi ấy thì hàng triệu người dân đã lợi dụng 4 ngày nghỉ lễ dịp 30-04 và Lao động 01/05 (từ 28/04 – 01/05/2018) để trốn khỏi cảnh sống chật hẹp và oi bức ngộp hơi ở thành phố đến những nơi có biển tắm mát và nghỉ ngơi thoải mái.

Tuy nhiên, có nhiều người ra đi mà không bao giờ trở lại. Theo báo cáo của Bộ Công an thì: "Trong bốn ngày nghỉ lễ, từ 28-4 đến 1-5, cả nước xảy ra 113 vụ tai nạn giao thông, làm chết 79 người, bị thương 79 người. Riêng ngày cuối cùng kỳ nghỉ lễ 1-5 có 27 người chết, 33 người bị thương."

So với bốn ngày nghỉ lễ năm 2017 (29-4 đến 2-5-2017), tai nạn giao thông (TNGT) năm nay, giảm 12 vụ (9,6%); giảm 19 người chết (19,4%), giảm 11 người bị thương (12,2%).

Đó là những chuyện bề nổi của ngày đã được cơ quan tuyên truyền của đảng tô son vẽ phấn gọi là "Đại thắng mùa Xuân 1975", một bi hài kịch tự kiêu Công sản. 

Nhưng khác với các năm trước, lần đầu tiên trong 43 năm kỷ niệm ngày Quân đội Cộng sản vào Sài Gòn ngày 30/04/1975, Ban Tuyên giáo và Tổng cục Chính trị Quân đội đã phải tập hợp một số người viết bài đề cao ý nghĩa của “Đại thắng mùa Xuân”. Mục đích là để bác bỏ những quan điểm cho rằng, dù phải vừa chiến đấu và xây dựng, nhưng “chế độ Việt Nam Cộng hòa” ở miền Nam trước 1975, vẫn có nhiều lĩnh vực thành công và đáng trân trọng hơn Chính phủ Cộng sản của thời bình.

Báo quân đội nhân dân

Báo Quân đội Nhân dân viết: "Chiến tranh đã lùi xa, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam mong muốn khép lại quá khứ để nhìn về tương lai hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Đại thắng mùa xuân năm 1975 thực sự là động lực để chúng ta vượt qua mọi gian nan, thử thách, vững bước tiến lên vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho hôm nay và muôn đời sau.

Thế nhưng đến nay vẫn có những kẻ cố lừa phỉnh dư luận qua việc ngợi ca chế độ dân chủ, tự do và kinh tế phát triển dưới thời chính quyền Sài Gòn, phủ nhận giá trị của chiến thắng trong thời kỳ mới. Những luận điệu ấy lan truyền trên internet dưới nhiều hình thức, như bài viết, clip hòng đánh lừa những người ít thông tin, thiếu hiểu biết, đặc biệt là nhắm vào thế hệ trẻ." (QĐND, ngày 01/05/2018)

Ăn nói như thế là tự lừa dối mình, bởi vì, dù có xuyên tạc đến đâu thì cũng không thế phủ nhận:

1. Việt Nam Cộng hòa, từ 1954 đến 1975, không hề có chủ trương "đảng cử dân bầu". Dù bị chiến tranh tàn phá và đe dọa, khủng bố, chế độ ứng cử và tranh cử ở miền Nam hoàn toàn tự do. Ở miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn này không có ứng cử và bầu cử dự do. Chỉ có một đảng Cộng sản cầm quyền toàn trị.

Ngay đến bây giờ, sau 43 năm thống nhất đất nước, cả nước Việt Nam vẫn chỉ có một đảng cầm quyền và chỉ có đảng viên Cộng sản hay những cảm tình viên Cộng sản mới được bầu vào các chức vụ đại diện dân ở Quốc hội và trong các Hội đồng Nhân dân. Đảng tiếp tục không chấp nhận đa nguyên, đa đảng.

2. Nền kinh tế ở miền Nam là "kinh tế thị trường, tự do kinh doanh và phát triển". Và mặc dù phải lệ thuộc vào viện trợ kinh tế của Mỹ để tồn tại và phát triển trong khi cùng lúc phải chiến đấu chống Cộng sản miền Bắc xâm lược, người dân miền Nam cũng chưa bao giờ phải xếp hàng trước các cửa hàng quốc doanh hay hợp tác xã để mua từng lon gạo, lạng thịt, cân đường, bó rau hay sợi chỉ cây kim bằng tem phiếu như người dân miền Bắc.

Tiến Sỹ Bùi Khiến Thành

Riêng trong lĩnh vực kinh tế, bài viết của QĐND đã trích lời chuyên gia kinh tế Việt kiều Mỹ, ông Bùi Kiến Thành để cố ý hạ thấp giá trị chính sách kinh tế thời VNCH. 

QĐND nói trong cuộc phỏng vấn của BBC tiếng Việt, ông Thành đã: "Từng đánh giá, kinh tế dưới chế độ Sài Gòn là "nền kinh tế phát triển ảo", "không vững chắc", "không dựa vào cơ sở kinh tế mà chỉ dựa vào chiến tranh là chính". Ông Bùi Kiến Thành nhận định đây là nền kinh tế "chưa trong sáng", cụm từ chỉ tình trạng tham nhũng tràn lan của chính quyền Sài Gòn."

Trích dẫn mà chắp vá và cắt xén như thế là “không có đạo đức” và suy diễn thiếu nghiêm chỉnh. Sự thật thì Tiến sỹ Bùi Kiến Thành đã nói nguyên văn ý của ông trong vế “chưa trong sáng” như thế này: "Trong những năm dưới Đệ nhị Cộng hòa thì có khó khăn do cơ chế quản lý nhà nước vẫn chưa có những kinh nghiệm trong vận hành kinh tế thị trường, quản lý‎ nhà nước vẫn chưa hoàn toàn trong sáng."(BBC Tiếng Việt, phát thanh ngày 25/4/2015)

Như vậy thì những chữ "cụm từ chỉ tình trạng tham nhũng tràn lan của chính quyền Sài Gòn", được ráp vào sau 3 chữ “chưa trong sáng” là của báo QĐND tự chế ra để nhét vào miệng Tiến sỹ Bùi Kiến Thành, con Bác sỹ nổi tiếng Bùi Kiến Tín, bạn thân của cố Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, chủ hãng dầu Khuynh Diệp, với chủ ý xuyên tạc Chính phủ thời VNCH.

Đáng chú ý là báo QĐND đã bỏ qua mấy câu nói khác của ông Thành như: "Việt Nam ngày nay nên học chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong cách nhìn về kinh tế thị trường cũng như cách đào tạo, trọng dụng nhân tài."

BBC viết tiếp: "Ông Thành cũng cho rằng "dư âm của nền kinh tế tập trung" đang hạn chế sự phát triển của Việt Nam trong thời điểm hiện tại, cũng như trong tương lai."

BBC hỏi: Ông có thể cho biết một số đặc trưng của nền kinh tế miền Nam trước năm 1975?

Ông Bùi Kiến Thành: "Trước 1975 thì kinh tế miền Nam, dù có những khó khăn do chiến tranh, nhưng vẫn là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.

Vì trong bối cảnh chiến tranh nên chính sách thời đó là mở rộng tất cả những gì có thể. Nông nghiệp thì gặp khó khăn về chiến tranh, thương mại cũng chỉ trao đổi hàng hóa, chứ việc phát triển công nghiệp thì chưa được bao nhiêu.

Nhưng nó vẫn là nền kinh tế cho phép nhân dân tự do tham gia, để những người có ‎ý chí muốn làm kinh tế được tạo điều kiện tốt."

Ông Thành, hiện đang làm việc ở Việt Nam bảo thẳng: "Nói chung nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa là một nền kinh tế thị trường có nhiều tiềm năng, nếu được phát triển trong hòa bình thì sẽ có nhiều khả năng phát triển tốt hơn là chính sách phát triển tập trung sau 30/4/1975.

Nếu Việt Nam có hòa bình thì những chính sách phát triển kinh tế bắt đầu từ nền Đệ nhất Cộng hòa vẫn được duy trì, như khu công nghiệp Biên Hòa, các trung tâm phát triển công nghiệp. Khi đó chúng ta học dần dần thì bắt đầu tích lũy kinh nghiệm và bắt đầu đi lên.

Tuy nhiên, sau 30/4 thì tất cả những kinh nghiệm đó bị chặn đứng, áp dụng kế hoạch tập trung của miền Bắc vào miền Nam, bao nhiêu doanh nghiệp bị quốc hữu hóa, doanh nhân thì vào trại cải tạo hoặc bỏ xứ ra đi.

Nền kinh tế tan vỡ ra hết và nền kinh tế tập trung không phát triển được, việc ngăn sông cấm chợ khiến nền kinh tế đi vào ngõ cụt.

Đến khi đó nhà nước cộng sản mới áp dụng chinh sách Đổi Mới. Nhưng Đổi Mới không phải là kinh tế thị trường mà là nền kinh tế 'nhiều thành phần vận hành theo kinh tế thị trường dưới sự quản lý‎ của nhà nước".

Cho đến nay định nghĩa của nền kinh tế Việt Nam sau Đổi Mới vẫn chưa có gì mới hơn là định nghĩa năm 1986, là kinh tế nhiều thành phần có sự quản l‎ý của nhà nước.

Vì vậy nên đến 2015, chúng ta vẫn bị sự chi phối nặng nề của các doanh nghiệp nhà nước, không thoát ra được tư duy kế hoạch tập trung của một số lãnh đạo, và không thoát ra khỏi sự vận hành của kinh tế nhà nước, trì trệ và không có hiệu quả.

Từ năm 1985 đến giờ ta không bắt kịp các nền kinh tế khác vì tư duy không rõ ràng, không ai biết kinh tế xã hội chủ nghĩa là cái gì.

Một mặt thì nói là kinh tế thị trường, một mặt thì nói là có sự quản l‎ý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta đã mất hết 30 năm mà vẫn còn loay hoay trong những việc làm không rõ ràng."

Giáo dục - văn hoá

3. Bước sang lĩnh vực Giáo dục và Văn hóa thì dù một hay trăm thợ viết thuê của Ban Tuyến Giáo hay Tổng cục Chính trị Quân đội cũng không thể đổi trắng thay đen để xóa đi những thành tựu sáng chói và tính nhân văn của nền giáo dục và nhân bản của văn hóa dân tộc thời VNCH trước 1975.

Trước hết, hãy nghe Tiến sỹ Bùi Kiến Thành phát biểu trên BBC ngày 25/04/2015: "Ở miền Nam trước 75 thì là một nền giáo dục rất mở, người sinh viên và các thầy giáo được quyền tiếp cận các nền giáo dục tư tưởng, dù là tư bản hay cộng sản, không hạn chế."

Bỏ qua những chương trình giáo dục học vẹt, vừa hồng vừa chuyên, chỉ biết thầy đọc trò viết cho đầy tập, chạy điểm, mua bằng thật và bằng giả và những tệ trạng “muốn lên lớp, được điểm cao” thì phải “ngủ với Thầy” v.v… đã và đang diễn ra ở Việt Nam mà hãy nhìn vào khả năng lao động của công nhân Việt Nam để thấy tương lai đang đi về đâu.

Theo bà Saranya Skontanarak, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan (TBA) thì năng suất lao động của người Việt Nam khá thấp so với các quốc gia xung quanh. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất lao động của một người Singapore cao gấp 20 lần năng suất lao động của một người Việt Nam.

Ngay người Thái Lan cũng có năng suất lao động gấp 3 lần người Việt Nam.

Bà Saranya Skontanarak đã đưa ra nhận xét tại cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/4/2018.

Và tại cuộc Hội thảo chuyên đề "Cải thiện năng suất trong bối cảnh công nghiệp hóa", ông Ngô Văn Tuấn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cho biết: "Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% năng suất lao động của Singapore; 17,6% của Malaysia và đặc biệt chỉ tương đương với 87,4% của Lào."(theo VNNET ngày 13/01/2018)

Trong khi ấy thì Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam, báo cáo năm 2017 lượng bia các loại tiêu thụ trên cả nước đạt hơn 4 tỉ lít, tăng 6% so với năm 2016.

Con số này chưa xấu hổ cho bằng đánh giá trong sáng trong kinh doanh của Thế giới đã đặt Việt Nam xếp hạng 141/180 với 53,1 điểm, mức tổng điểm thấp hơn điểm bình quân khu vực và thế giới. Trong 43 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hạng 35, thua Lào (53,6 điểm, hạng 34), Myanmar (53,9 điểm, hạng 33) và Campuchia (58,7, điểm hạng 22).

Về số thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2017, theo lời Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thì rất thấp, tương đương 2.385 USD. Ông nói với báo Tuổi Trẻ: "Trong khối ASEAN, con số này thua Lào, chỉ hơn Campuchia và Myanmar." (Miến Điện)

Như vậy thì vinh hạnh gì, nếu so với thời Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam trước năm 1975?

Văn hoá đồi truỵ?

4. Trong lĩnh vực Văn hóa, hãy tạm gác sang hành động "gục mặt bước dồn" của những nhóm cán bộ lãnh đạo thiếu học, vô văn hóa, kém văn minh khi họ ra lệnh đốt sách, bắt giam các Văn nghệ sỹ miền Nam sau ngày vào Sài Gòn 1975, mà hãy nói đến phong trào “hát nhạc vàng”, hay dòng nhạc Bolero của miền Nam đang lên cơn sốt ở khắp miền đất nước, sau 43 năm mấy anh Bộ đội mũ tai mèo, dép râu bước vào Sài Gòn hoa lệ.

Những cán bộ Tuyên giáo, Dân vận hãy tự hỏi mình xem tại sao bây giờ nhân dân lại say mê những dòng nhạc của Đoàn Chuẩn và Từ Linh, Văn Cao một thời bị cấm? Hay vì sao mà nhạc Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Minh Kỳ, Lê Dinh, Ngô Thụy Miên, Duy Khánh, Nhật Trường Trần Thiện Thanh v.v… của miền Nam đã được ưa chuộng hơn nhiều Nhạc sỹ miền Bắc, kể cả Phạm Tuyên, con Nhà văn hóa Phạm Quỳnh?

Luôn tiện những người còn mê ngủ của Tuyên giáo cũng nên tự vấn lương tâm xem do đâu mà Mầu Tím Hoa Sim của Nhà Thơ Hữu Loan, người đã can đảm bỏ đảng và công khai mạt sát đám “cai thầu văn nghệ” làm tay sai cho đảng thời Nhân văn Giai phẩm, đã đi vào lịch sử văn học và được hàng triệu người yêu mến gấp triệu lần hơn những vần Thơ thờ nhà độc tài Cộng sản (Joseph Vissarionovich) Stalin, hay chứa đầy dao găm mã tấu thời Cải cách Ruộng đất của Tố Hữu và Xuân Diệu?

Ôn lại những chuyện cũ để thấy sự so sánh thành công và thất bại ở miền Nam thời Việt Nam Cộng hòa, trước vào sau ngày gọi là "Đại thắng mùa Xuân 1975", không phải là không có lý.

Bởi vì, sau 43 năm của cái gọi là “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” ấy, nhân dân miền Nam đã hoàn toàn mất hết các quyền: Tự do ngôn luận và Tự do báo chí; Tự do Lập hội và Biểu tình; Tự do Ứng cử và Bầu cử. Và trong nhiều trường hợp, quyền tự do Tín ngưỡng và Tôn giáo đã bị quản chế khe khắt.

Thời VNCH, khi ra đường người dân không sợ bị cướp giật và xâm phạm an ninh cá nhân như thời Cộng sản. Họ cũng không phải đem theo tiền để hối lộ dọc đường hay mánh mung chạy chức chạy quyền, lo đút lót để cho con được điểm cao hay tốt nghiệp ra trường, và có việc làm ổn định.

Cũng dưới thời VNCH ở miền Nam, làm gì có chuyện truyền thống “tôn sư trọng đạo” trong giáo dục đã bị bị xúc phạm trắng trợn như vụ Cô giáo phải qùy xin lỗi phụ huynh tại Long An tháng 2/2018. Rồi sau đó vào tháng 3/2018 cô giáo mang thai Phan Thị Hiên, tập sự tại trường mầm non Việt-Lào ở Nghệ An, cũng đã phải qùy gối van xin tha đánh bởi một phụ huynh, chỉ vì trước đó cô giáo đã xử phạt kỷ luật con người này.

Chỉ kể sơ ra đây ít chuyện làm quà để thấy thời Việt Nam Cộng hòa, tuy chưa có dân chủ như nhiều nước khác vì có chiến tranh, cũng đáng sống hơn thời tham nhũng ngập đầu và xã hội có nhiều trộm cắp và giết người như ngóe mất an ninh ở Việt Nam thời Xã hội Chủ nghĩa.

Gay gắt hù doạ

Thế mà cán bộ Tuyên giáo vẫn có thể bô bô nói rằng: "Chiến tranh đã lùi xa, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam mong muốn khép lại quá khứ để nhìn về tương lai hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Đại thắng mùa xuân năm 1975 thực sự là động lực để chúng ta vượt qua mọi gian nan, thử thách, vững bước tiến lên vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho hôm nay và muôn đời sau.

Thế nhưng đến nay vẫn có những kẻ cố lừa phỉnh dư luận qua việc ngợi ca chế độ dân chủ, tự do và kinh tế phát triển dưới thời chính quyền Sài Gòn, phủ nhận giá trị của chiến thắng trong thời kỳ mới. Những luận điệu ấy lan truyền trên internet dưới nhiều hình thức, như bài viết, clip hòng đánh lừa những người ít thông tin, thiếu hiểu biết, đặc biệt là nhắm vào thế hệ trẻ." (Quân đội Nhân dân, 01/05/2018)

Phân bua như thế xong, báo này quay sang hù họa: "Đảng, Nhà nước ta đã chủ động đề ra và thực hiện phương châm “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, nhưng trong bối cảnh mới, hoàn cảnh mới, mỗi người dân của “con Lạc cháu Hồng” dù ở trong nước hay đang định cư, học tập, công tác ở nước ngoài, không bao giờ được lãng quên lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; càng không được vào hùa với các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, bất mãn để bóp méo, bôi nhọ, xuyên tạc, đòi đánh giá lại lịch sử, phủ nhận tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa xuân năm 1975 nhằm phục vụ cho những mưu đồ đen tối." (báo Quân đội Nhân dân, 30/04/2018)

Cũng tát nước theo mưa là bài viết trên Tạp chi Quốc phòng Toàn dân (QPTD) của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hưởng, cũng đưa ra luận điểm bảo vệ cho cái gọi là “chiến thắng” mùa Xuân 1975.

Ông Hưởng cảnh giác hiện vẫn có "những ý kiến lạc lõng xuyên tạc về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng đó, cần phải cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, bác bỏ."

Ông viết: "Suốt hơn bốn thập kỷ qua, những luận điệu xuyên tạc bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta; những mưu đồ bóp méo, hạ thấp, phủ định ý nghĩa và giá trị của Đại thắng mùa Xuân 1975 liên tiếp được các thế lực chống đối, thù địch tung lên trên mọi phương tiện thông tin với nhiều hình thức, cả ở trong nước và nước ngoài. Họ thường “thảng thốt” rằng, chiến thắng lịch sử của nhân dân ta ngày 30-4-1975 đối với họ là “tháng 4 đen”; “ngày quốc hận”. Đồng thời, xuyên tạc bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, rằng đó là cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn” giữa hai miền Nam - Bắc." (theo QPTD, ngày 26/04/2018)

Viết như thế, nhưng liệu ông Hưởng có sờ lên gáy xem những dư luận không đồng tình với mấy chữ “Đại thắng mùa Xuân 1975” có phản ảnh sự thật trong đời sống nhân dân như mọi người chưa được “no cơm ấm áo” và đất nước chưa thật sự “có độc lập tự do” , hay những thứ này mới chỉ dành cho một thiểu số có chức, có quyền và những tay sai của đảng cầm quyền?

Hay xa hơn, vẫn đang có những kẻ nội thù và tay sai ngoại bang muốn phân hóa dân tộc?

Đó là lý do tại sao sau 43 năm mà “kẻ thắng” và “người thua” vẫn còn xa mặt cách lòng bởi những con người “kêu ngạo Cộng sản” tiếp tục giáo điều, lạc hậu và chỉ biết đặt quyền lợi cá nhân và phe nhóm trên quyền lợi tối cao của dân tộc. -/-

(05/018)

Hãy cùng nhau hãnh diện mình là công dân Việt Nam Cộng Hòa!

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Ngày kỷ niệm 43 năm Quốc hận 30 tháng Tư năm nay mở ra một bước tiến mới cho tinh thần Việt Nam Cộng Hòa. 

Lần đầu tiên tại Dinh Độc Lập, vào năm nay, người ta thấy có triển lãm di tích của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng với nhiều bài viết bàn về sự thăng trầm của dinh Độc Lập. Cuộc triển lãm này đem đến nhiều chi tiết, sự thật về Việt Nam Cộng Hòa trong nỗ lực ngăn cản thảm họa Cộng Sản. Khác với cuộc triển lãm “Cải Cách Ruộng Đất” vào bốn năm trước tại Hà Nội, do bị nông dân khiếu kiện đất đai ồ ạt tràn về biểu tình khiến phải đóng cửa sớm, cuộc triển lãm về Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Dinh Độc Lập có thể kéo dài đến thêm hai năm nữa.

Những di ảnh về gia đình cụ Diệm thể hiện một niềm hãnh diện về bản sắc dân tộc, về ý chí tự cường và ước vọng tự do hòa bình phú cường của dân tộc Việt trước mắt mọi người. Từ cuộc triển lãm này, giới trẻ ngày nay tự nhiên lại hỏi, "tại sao Hồ Chí Minh chưa bao giờ bận đồ quốc phục mà chỉ bận đồ cán Tàu? Đứng đầu một nước mà sao kỳ vậy?" 

Di ảnh về gia đình cụ Diệm trong Dinh Độc Lập còn mở ra ánh sáng cho mọi người thấy về nỗ lực của cụ Diệm khi tìm cách an cư lạc nghiệp hàng vạn người dân miền Bắc di cư vào Nam tỵ nạn Cộng Sản sau năm 1954. 

Ước tính có khoảng hơn 800 ngàn người miền Bắc đã di cư vào Nam sau năm 1954. 

Một miền Nam nông nghiệp đã quá thành công trong việc khai điền lập ấp cho hàng vạn người dân miền Bắc tị nạn Cộng Sản, di cư vào Nam sau Hiệp Định Geneve 1954. Hơn 43 năm, người ta thấy các vùng kinh tế mới XHCN vắng bóng, đổ vỡ và nghèo sơ xác nhưng các làng mạc của người Bắc di cư năm 1954 vẫn sầm uất ở miền Nam Việt Nam cho đến bây giờ. 

Dinh điền Cái Sắn được cụ Diệm thiết lập cho hơn 45 ngàn người, hầu hết nghề nông với nhiều chợ búa được dựng lên, ngay ở các đầu kinh như kinh A, kinh B, kinh Tân Hiệp, kinh Cái Sắn. Nam Bắc sống chung một nhà, hơn 60 năm qua, trong đó có 43 năm trầm mình trong Quốc Hận, vùng dinh điền này vẫn trù phú, người dân vẫn một lòng chờ đợi ngày CNXH bị xóa sổ. 

Còn Hố Nai thì sao? 

Từ một vùng đất nóng, không người ở, nhờ nổ lực giúp đỡ của chính phủ Ngô Đình Diệm đối với người di cư an cư, đã trở thành một vùng đất sinh sống trù phú cho đến giờ này; góp phần không nhỏ trong việc đánh gục nền kinh tế bao cấp XHCN Mác Lê mà CSVN áp đặt lên đầu lên cổ người dân Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1978 đến hết năm 1990. 

Hố Nai được thành lập vào khoảng năm 1957 bởi chính phủ Ngô Đình Diệm, đến nay là đã 61 năm. Người dân sống ở Hố Nai hiếu khách, cần cù chịu khó, cương quyết giữ vững truyền thống dân Việt. 

Vào giai đoạn mà CSVN gọi là “Quá Độ,” chiếc áo dài quốc phục Việt Nam bị vắng bóng, bị dẹp hẵn ở mọi công sở, trường học, đường phố, chợ búa nhưng ở Hố Nai thì không! Người ta vẫn thấy hàng trăm giáo dân trong tà áo dài đi lễ mỗi sáng hoặc cuối tuần ở Hố Nai, bất chấp CSVN đang đẩy đời sống người dân Việt Nam Cộng Hòa đi vào cùng cực nghèo khó đến mức nào. 

Hố Nai nổi tiếng với đủ mặt hàng tiểu thủ công nghệ và nông nghiệp như các loại thùng thiếc, bánh đa, bánh phở, mì sợi khô, bán rộng khắp các tỉnh thành miền Nam, nhất là ở Sài Gòn. Đó là chưa kể chợ búa, mua bán giao thương vô cùng nhộn nhịp. Việt Cộng không thể nào dẹp được Hố Nai mà phải nương theo sức sống kinh tế và danh tiếng của Hố Nai để lấy thuế mà nuôi cán bộ đảng viên. 

Nếu đem so sánh Hố Nai với các khu kinh tế mới của CSVN đặt lên miền Nam sau năm 1975, thì rõ ràng, Hố Nai là một chiến thắng vinh quang không cần tiếng súng của Việt Nam Cộng Hòa trước chủ nghĩa CS trong con mắt người dân. 

Ngã Ba ông Tạ, Tân Bình, Long Khánh, và còn bao nhiêu địa danh định cư khác được hình thành dưới thời cụ Diệm, suốt bao nhiêu năm qua, những nơi này vẫn vươn lên trù phú, đời sống kinh tế sinh động bất chấp khó khăn trù dập cướp bóc của CSVN. 

Bốn mươi ba năm qua, các vùng "kinh tế mới" của CSVN đã chết! 

Bốn mươi ba năm qua, nền kinh tế Quá Độ XHCN cũng đã chết! 

Bốn mươi ba năm qua, nền kinh tế "định huớng XHCN" đang giãy chết! 

Đến sau cùng, chỉ có nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa, một nền kinh tế theo định hướng dân tộc: tự do, công bằng và phú cường cho mỗi người dân thì vẫn sống. Sống trong thực tế khó khăn, sống ở tương lai đầy triển vọng! 

Bốn chữ "Việt Nam Cộng Hòa" cũng đã thay thế dần ngôn từ xảo trá "Mỹ ngụy" mà CSVN cố nhồi sọ giới trẻ, giới trí thức trong nước bấy lâu nay qua mọi hệ thống báo đài, sách vở. Giới trí thức XHCN đành lòng bẽ bàng mà buộc phải "nhìn vào sự thật." 

Khi tiếng súng lặng yên, dối trá và chính nghĩa không thể nào nhầm lẫn được nữa! Chiếc xe tăng T 54 đã thúc thủ trước sự thật, sự thật về một Việt Nam Cộng Hòa can trường đương đầu với hỏa lực của toàn khối XHCN để cưu mang duy trì vẻ đẹp của làng quê, tình tự yêu thương dân tộc trước thảm họa Cộng Sản. 

Cũng sau đúng 43 năm, sự trở lại của HKMH Carl Vinson tại Đà Nẵng, với hình ảnh các quân nhân Hoa Kỳ hát hò kêu gọi "nối vòng tay lớn" đầy thân thiện càng làm cho cả một hệ thống lý luận tuyên truyền về tội ác "đế Quốc Mỹ" bị đổ vỡ. Giới trẻ Việt Nam đã bắt đầu nêu lên câu hỏi về bản chất của sự "giải phóng", nhất là hiện trạng thuyền nhân Việt Nam sau năm 1975 kéo dài với cả triệu người Việt bỏ xứ. Ai thật sự là tay sai của ngoại bang đây khi đảng ta đã hy sinh bao nhiêu thế hệ trẻ để đánh Mỹ cho Chủ Nghĩa Xã Hội, cho Liên Xô và Trung Cộng? 

Cũng trong năm nay, Tổng thống Trump đã tuyên bố lấy ngày 7 tháng 11 chính thức làm ngày tưởng niệm các nạn nhân của Cộng Sản. Lời tuyên bố này của một vị tổng thống Hoa Kỳ là sự thừa nhận một cách gián tiếp giá trị cống hiến và hy sinh của dân tộc Việt Nam Cộng Hòa cho hòa bình của thế giới tự do không Cộng Sản. Sự phản bội lầm lẫn của Hoa Kỳ trong quá khứ đối với Việt Nam Cộng Hòa không còn có thể giấu nhẹm hay lấp liếm được nữa! Sự phản bội này sẽ đi vào sử như là một bài học quý giá cho hậu thế, mà ý nghĩa lớn nhất của bài học này là họng súng và mưu mô không thể chôn lấp được khát vọng chính nghĩa của tự do và quyền tự quyết dân tộc của bất cứ dân tộc nào. Chỉ khi Việt Nam Cộng Hòa được phục hồi lại, thì các giá trị căn bản của nhân bản, danh dự của Hoa Kỳ mới thực sự được khôi phục. 

Tranh chấp tại biển Đông đang gia tăng, tranh chấp mậu dịch Mỹ -Trung đang gia tăng, kỹ thuật kỹ nghệ của Hoa Kỳ đang bị Trung Cộng trộm cắp từng ngày. Các nguyên tắc mậu dịch căn bản đang bị Trung Cộng lừa đảo thay đổi. Hoa Kỳ nay đã chính thức coi Trung Cộng là kẻ thù nguy hiểm nhất của mình. Nhiều hậu quả tai hại nghiêm trọng khác về an ninh quốc phòng do Trung Cộng gây ra cho Hoa Kỳ ngày hôm nay khiến Hoa Kỳ phải trả giá rất đắt. Những hậu quả này là hệ lụy của sự phản bội Việt Nam Cộng Hòa gây ra! Bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa lương thiện chí tâm chống đỡ Cộng Sản để dung dưỡng Trung Cộng. Nay quả báo đã hiện rõ! Cũng vì vậy, lời tuyên bố của tổng thống Trump chính là một sự nhìn nhận sai lầm của nước Mỹ trong quá khứ! Phe phản chiến đã biến mất, giới truyền thông giối trá đã im lặng. Ác nghiệp của quá khứ nay thành quả báo. Hơn bao giờ hết, giá trị chính nghĩa và hợp pháp hợp hiến của Việt Nam Cộng Hòa trước công pháp thế giới đang mặc nhiên hiện rõ, không còn là những dự đoán bàn luận mơ hồ nữa. Cái gì của Việt Nam Cộng Hòa thì phải trả lại cho Việt Nam Cộng Hòa! 

Suốt bốn mươi ba năm, nhạc của Việt Nam Cộng Hòa lan khắp các hang cùng ngõ hẻm của Việt Nam. Giới nghèo khó hát rong trên khắp các nẻo đường Việt Nam ngày nay hát toàn nhạc lính Việt Nam Cộng Hòa hay nhạc Vàng Việt Nam Cộng Hòa kiếm tiền mưu sinh qua ngày. Không có một bài nhạc tuyên truyền nào của CSVN được đem ra hát giữa chợ đời xin chút từ tâm bố thí cả! Nếu hát loại nhạc này thì không ai cho tiền cả! Phải chăng nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa đã và vẫn còn tiếp tục cưư mang những thân phận nghèo khó trong tình tự của dân tộc. 

Có đôi khi chúng ta phải tự hỏi, phải chăng những người nghèo khó hát dạo này là Bồ tát hóa thân, đứng khắp đường phố ở Việt Nam, từ Nam chí Bắc, giữa trời trưa nắng gắt, hát nhạc lính Việt Nam Cộng Hòa không mệt mõi cho mọi người nghe đề hồn nước được mãi còn, đề tình người được mãi gìn giữ, để văn hóa nước nhà không bị phôi phai? Những người đi ngang cho tiền, ai cũng có bộ mặt ngậm ngùi trắc ẩn, trắc ẩn vì cái nghèo của người hát dạo hay trắc ẩn cho chính mình chưa nhìn thấy hồn nước sống dậy, chưa nhìn thấy tình tự và chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa sống dậy? 

Bốn mươi ba năm trôi qua, những ai nằm xuống thì đã nằm xuống, những ai còn thì vẫn tiếp tục đấu tranh bảo vệ tình thần Việt Nam Cộng Hòa, thế hệ sau tiếp thế hệ trước, một quyết tâm đấu tranh mà nhà tù hay hệ thống tuyên truyền CNXH không thể nào lay chuyển được. Nước chảy đá mòn, trong khi chủ nghĩa CS cứ mỗi ngày bị bêu rếu, tàn lụng dần trong xã hội, thì ánh sáng trong tâm thức về Việt Nam Cộng Hòa cứ mỗi ngày mỗi nhân rộng. Nhân rộng từ giới nghèo đến giới giàu, từ dân đến đảng viên, từ Nam ra Bắc. 

Chồng chất với nhiều căng thẳng thanh trừng đấu đá nội bộ vì tiền tài, quyền lực, đảng CS đã làm mất dần niềm tin ở quân đội, ở CA. Những người lính tại ngũ sẽ tự hỏi tại sao họ phải chiến đấu để bảo vệ đảng thay vì bảo vệ dân tộc. Một khi cả dân tộc đã quen dần với việc đặt câu hỏi, thì sự vô tri bắt đầu bị đổ vỡ. Toàn bộ đảng Cộng Sản VN ngày nay như con rắn già nằm bất động chờ bị toàn dân vùng lên tiêu diệt. 

Hàng loạt các vụ bắt bớ những ai đấu tranh đơn độc không làm giảm đi ảnh hưởng ngày một lớn mạnh Việt Nam Cộng Hòa. Việc anh Dũng ra tòa bận đồ có biểu tượng cờ Vàng với hàng chữ " it's in my DNA" càng cho thấy CS đã không còn hy vọng gì để có thể chôn sống Việt Nam Cộng Hòa trong nhận thức của người dân Việt được nữa. 

CSVN lầm tưởng nghĩ rằng sự trở lại của Việt Nam Cộng Hòa là nhờ vào họng súng. 

Không! Sự trở lại của Việt Nam Cộng Hòa nằm ở nhận thức, nằm ở khát vọng nhìn thấy Việt Nam tự do, tự cường và công bằng cho mỗi người dân! 

Sự trở lại của Việt Nam Cộng Hòa nằm ở tình thương dân tộc và văn hóa! 

Với năm tháng, chiếc xe tăng T54 ủi sập dinh Độc lập vào ngày 30 tháng Tư năm 1975 sẽ nằm bất động như mộtđống sắt vụn vì dân tộc Việt Nam không cần chiến thắng của chủ nghĩa Mác Lê, mà ngược lại dân tộc này đang cần thấy ngày quật khởi thật sự của Việt Nam Cộng Hòa, một sự quật khởi từ cõi vô tri để tìm về nhận thức, một sự quật khởi từ hung ác để tìm về tình thương dân tộc đầy thánh thiện, một sự quật khởi của những người con Việt Nam từ gông xiềng độc tài để lấy lại tư do dân chủ và công bằng. 

Bốn mươi ba năm, CSVN đang hấp hối và lần đầu tiên, ngày Quốc Hận năm nay cho chúng ta thấy sự trở lại của Việt Nam Cộng Hòa không còn là một hy vọng, một giấc mơ mà là điều đang đến, sẽ đến và không còn có thể cản lại được nữa! 


Việt Nam Cộng Hòa muôn năm! 

“In front of the Yellow flag, we believe!” 

Hãy cùng nhau hãnh diện mình là Công dân Việt Nam Cộng Hòa! 

01.05.2018