Monday, April 4, 2016

Thỉnh nguyện thư xin Obama tha Minh Béo

Bắt giam cầm, phải giam cầm

Cho tâm thần, mới được phần thả ra

Kính gửi: Tổng thống Mỹ Barack Obama
Thưa Ngài Tổng thống,

Chúng tôi ký tên dưới đây là đại diện “fan” của Minh Béo, một nghệ sĩ hài hước từ Việt Nam đến quý quốc để, trước là làm ăn kiếm đồng Đô-la USA, sau là mua vui cho một số người Mỹ gốc Việt hay bị buồn ngủ cuối tuần vì trong tuần phải đi cày mệt không nghỉ, nhưng chẳng may, danh hài thiên tài của chúng tôi bị Cảnh Sát của Ngài bắt và truy tố về tội sách nhiễu tình dục trẻ dưới tuổi thành niên, và đang bị tạm giam tại nhà tù Quận Cam tức Orange County, California, USA, chờ ngày ra tòa, mà dựa vào cáo buộc thì coi như tương lai không khá nổi (1).

Chúng tôi cực kỳ long trọng thỉnh nguyện ngài Tổng thống Mỹ Obama tha phần phạt cho Minh Béo và khẩn trương thả cậu ấy về với mẹ già trên đất nước CHXHCN Việt Nam anh hùng từng đánh thắng hai tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới Pháp và Mỹ, còn bọn Phát xít Nhật, không đánh cũng thắng nhờ chúng đầu hàng quân Đồng Minh do Mỹ cầm đầu; đất nước của đảng Cộng Sản quang vinh muôn năm; có nền tự do dân chủ gấp triệu lần nên người dân không bị bắt bừa bãi như ở Mỹ, làm đến Tổng thống cũng bị hạch họe chỉ vì thân mật trên mức bình thường với cô thư ký riêng, trong trường hợp Ngài Biêu Cờ-linh-tơn. 

Thưa Ngài Tổng thống,

Chúng tôi biết đây không phải là lần đầu tiên công dân Việt Nam đến Mỹ “giao lưu” bị bắt tại trận phạm pháp; trước Minh Béo đã có ngài Lê Văn Bàng, đại sứ nước CHXHCN này tại Liên Hiệp Quốc ở Hoa Kỳ, bị bắt quả tang đang trộm sò ngay tại nơi có bảng cấm, mặc dầu ngài Đại sứ chạy tội bằng con đường “ I no English!” (2)

Ông Đại sứ phạm tội trộm sò, còn lòi thêm tội nói dối. Làm đại sứ của một nước, lại là nước “cái nôi của thế giới”, có “Hà Nội, thủ đô của phẩm giá con người”, tại LHQ ở Mỹ mà “I no English” với cái bảng cấm bắt sò; may ra con bò mới tin vì không hiểu tiếng người. 

Theo chúng tôi biết, người Mỹ ghét nhất tội nói dối. Ấy thế mà, ông đại sứ Bàng vừa phạm tội bắt trộm sò, vừa mắc tội nói dối với cảnh sát, lại được Mỹ cho huề tiền: tha. 

Thưa Ngài Tổng thống,

Xét thấy rằng: nếu quý quốc đã tha được một đại sứ Việt Nam XHCN, thì quý quốc cũng có thể thả được một anh hề đồng hương của ông đại sứ bắt sò;

Xét thấy rằng: Từ trước tới nay, một số người Việt XHCN không chỉ phạm pháp ở Mỹ mà còn vi phạm pháp luật một cách “đại trà” trên nhiều quốc gia khác, như Anh, Thụy Điển, Nhật bản, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Đại Hàn vân vân... và cũng có những phạm nhân được tha cho về nước. Điển hình như:

- Bác Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong chuyến đi thăm nước Indonesia vào Tháng 3, 1959, đã vi phạm thuần phong mỹ tục của quốc gia Hồi giáo này bằng cách ôm hôn phụ nữ, nhưng Cha già DT của chúng tôi đã được chính quyền nước chủ nhà nhân đạo khoan hồng tha tào, thay vào đó, chỉ kêu gọi bác Hồ “stop kissing girls” (3)

Cháu Vũ Kiều Trinh, người phụ trách “Câu Chuyện Văn hóa” của Truyền hình Nhà nước TVT: Năm 2001, được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu đã ăn cắp siêu thị và bị tù, nhưng 15 ngày sau được thả, nhờ cha làm quan lớn nên nhà nước CHXHCNVN can thiệp bằng tờ giấy chứng nhận cô em bị bệnh tâm thần (4). Về nước lại tiếp tục dạy văn hóa hàng tuần. Năm 2006, Kiều Trinh lại “công tác” nước Anh, bệnh tâm thần lại tái phát và cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Và lá bùa hộ mạng Tâm Thần do bác sĩ nước CHXHCN cấp vẫn còn linh nghiệm để cô trở về nước tiếp tục dạy văn hoá cho 90 triệu dân Việt Nam anh hùng (4);

Xét thấy rằng: Sau khi bị bắt, Minh Béo được hai nhà ngoại giao nước CHXHCN VN từ tòa Tổng Lãnh sự của họ đã cấp tốc đến nhà tù thăm hỏi, trái với cách đối xử nín khe của họ dành cho những công dân VN khác cũng bị bắt đang khi “lao động hợp tác” ở nước ngoài. Sự quan tâm này của nhà nước CHXHCN sẽ là “tiền đề” cho cái giấy chứng nhận Minh Béo bị mắc bệnh tâm thần mà tòa án của quý quốc sẽ được trao tận tay, “day tận cánh” tay quan tòa USA để xin tha tội cho cậu danh hài. Đúng là danh hài, đang ngồi tù mà cũng tạo được trò cười cho thiên hạ bên ngoài;

Xét thấy rằng: Nước Mỹ là quốc gia giàu lòng từ thiện nhất trên thế giới, một phần do giàu có, nhưng phần chính là do tinh thần Bác ái của Thiên Chúa giáo mà hầu hết dân Mỹ là tín đồ trong đó có Ngài. Mười năm trước, Thủ tướng Phan Văn Khải của nước chúng tôi đích thân đến nhà tỷ phú Biêu Ghết ở Xi-a-tồ (Bill Gates in Seattle) để xin ông bà tư bản bóc lột ấy làm từ thiện giúp đỡ nước Việt Nam Vô Sản chuyên chính chúng tôi (5);

Xét thấy rằng: còn nhiều thứ như sau... Nhưng làm mất thì giờ của Ngài quá, nên xét thấy phải ngưng... “xét thấy rằng” nơi đây. Để túm lại một điều vắn tắt:

Kính xin Ngài Obama tha cho Minh Béo. 

Trong khi chờ đợi sự đặc xá của Tổng thống nước Mỹ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của chúng tôi đã hân hạnh được bắt tay, được đặt chân vào, và được ngồi mông trên ghế Nhà Trắng một lần rồi đi gặp cụ Mác, cụ Lê cũng thỏa dạ tấm lòng, bỏ công chống Mỹ cứu nước, kính xin Ngài nhận nơi đây lòng tri ân sâu xa. 

God bless America, and God bless you too!

Làm tại Hà Nội, Ngày 4/4/2016

Chủ tịch “Hội những người yêu Minh Béo” vưà được bầu nhưng “fan” chưa bỏ phiếu (Giống như Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN vậy)

Ký tên:


_________________________________

Ghi chú:






Êkip Nguyễn Phú Trọng hoàn tất Hiệp ước Thành Đô?!

Người Quan Sát (Danlambao) - Sau khi đại hội đảng CSVN lần thứ 12 kết thúc với sự lên ngôi của êkip Nguyễn Phú Trọng, có thể nhận thấy rằng đất nước Việt Nam đang chuyển mình hướng về Trung Cộng khá rõ rệt. Điều này khiến người ta dễ dàng liên tưởng đến công cuộc hoàn tất Hiệp ước Thành Đô, mở đầu thời kỳ Bắc thuộc mới.

Quân đội mở cửa vịnh Cam Ranh, đón “láng giềng” đến dạo.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Trung Cộng – ông Thường Vạn Toàn, lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam ngoài việc tuần tra chung còn tay bắt mặt mừng cùng quyết tâm củng cố “lòng tin chính trị” với láng giềng “nước mẹ”. Thông điệp trước sau như một, vì “đại cuộc” hai đảng lãnh đạo độc tài nên Việt Nam sẵn sàng bỏ qua những hy sinh mất mát trên biển của ngư dân Việt.

Chọn nhà thầu Trung Quốc cung cấp đường ống nước sông Đà. 

Theo thông tin trên báo Dân Việt, có 2 nhà thầu Trung Quốc, 1 nhà thầu Pháp, 1 nhà thầu là liên danh Ấn Độ - Việt Nam đủ điều kiện tham dự. Điều bất ngờ mà nhà thầu Ấn Độ gặp phải là 2 nhà thầu đã không thực hiện thủ tục cơ bản nhất khi nộp hồ sơ dự thầu.

Theo báo cáo của Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu (Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ KHĐT), tại thời điểm mở hồ sơ dự thầu, hai nhà thầu là Công ty Hydrochina Corporation và Công ty Saint - Gobain PAM không có bảo đảm dự thầu. Điều này có nghĩa là 2/4 đối thủ nộp hồ sơ dự thầu đã "tự loại mình" để hai nhà thầu còn lại một của Trung Quốc, một liên danh của Ấn Độ – Việt Nam vào vòng trong. Và điều bất ngờ hơn, trong cuộc “đấu tay đôi” với nhà thầu Trung Quốc sau đó, liên danh Ấn Độ - Việt Nam đã bị loại với lý do: "Không có hợp đồng tương tự theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu".

Được biết Công ty Liên danh Jindal Saw – Newtatco là công ty đứng thứ 3 thế giới trong việc cung cấp sản phẩm ống gang dẻo.

Đoàn công tác của Viwasupco đã sang Abu Dhabi chứng kiến từ đầu đến cuối khâu sản xuất, thậm chí bấm giờ để biết thời gian sản xuất một đường ống mất bao lâu. Họ đánh giá rất cao quy trình sản xuất của chúng tôi. Thế nhưng chỉ sau mấy ngày, chúng tôi nhận được thư báo bị loại. Tôi không hiểu chuyện gì đang diễn ra!” - Đại diện cấp cao Jindal Saw trả lời báo chí. 

Đại diện Jindal Saw cũng cho biết thêm "Chúng tôi rất thất vọng với cách chủ đầu tư đã loại nhà thầu. Điều này ít nhiều tạo ra môi trường thiếu cạnh tranh. Tôi cũng không thấy sự minh bạch, rõ ràng trong suốt quá trình đấu thầu. Tôi có cảm giác các nhà thầu khác đã bị loại bỏ hoặc phải tự bỏ cuộc để duy nhất một công ty thắng thầu" (1)

Phát hành tiền VNĐ gần giống đồng Nhân dân tệ

Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sắp tới để kỷ niệm 65 năm ngày thành lập NHNN Việt Nam loại tiền mệnh giá 100 đồng sẽ được phát hành nhằm mục đích lưu niệm.

Sẽ không có gì đáng nói nếu bản mẫu của đồng tiền với mệnh giá 100 phiên bản Việt Nam lại quá giống với đồng nhân dân tệ của Trung Cộng.


Ngay sau khi thông tin trên vừa được công bố, ngay lập tức với kinh nghiệm bị lừa hàng chục năm qua dưới sự lãnh đạo “tài tình” của đảng Cộng sản, nhiều người đã nghĩ ngay tới viễn cảnh sắp có đổi tiền.

Không những thế, theo ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc NHNN cho biết:“Toàn bộ kinh phí thực hiện nghiên cứu, thiết kế loại tiền này được tài trợ bởi các công ty có công nghệ, kỹ thuật in ấn, bảo an tân tiến nhất thế giới.” Ông Tú khẳng định, dù là đồng lưu niệm nhưng đây là tiền sử dụng các công nghệ tiền tốt nhất hiện nay, tương tự với đồng USD của Hoa Kỳ, đây là một bước thử nghiệm cho những loại tiền thật của Việt Nam trong thời gian tới. (2) 

Không có công bố về công ty hay công nghệ in ấn.

Điều này làm nhiều người nghĩ ngay đến việc nhập nhằng, “lộng giả thành chân”, biến giả thành thật, từ 100 Việt Nam đồng tiến tới sát nhập với 100 nhân dân tệ cho tiện. 

Có thể thấy rằng, ngay sau đại hội XII, êkip Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành rất nhiều phương thức sát nhập Trung Cộng hết sức tinh vi và khéo léo mà không gặp phải bất kỳ trở ngại hay phản ứng nào. Hiệp ước Thành Đô 1990 đang được hoàn tất, dưới sự lãnh đạo và dẫn dắt của Tổng bí thư đảng độc tài Cộng sản Việt Nam - ông Nguyễn Phú Trọng.



___________________________________

Chú thích:

Dốt và gian

Thục Quyên (Danlambao) - Ngày 23 tháng 3 vừa qua "Tòa án Nhân dân" Hà Nội sau 2 năm nhốt người trái luật mà vẫn lúng túng không tìm được bằng chứng buộc tội, lại đem cái tội danh vớ vẩn "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước" ra để kết án tù Anh Ba Sàm và cộng sự viên của ông, cô Nguyễn thị Minh Thúy.

Việc nhà nước Việt Nam đem cái luật đặc biệt đặt ra để xiết cổ những tiếng nói phản biện không có gì là lạ. Cái đặc biệt kỳ này là họ bị đẩy vào chân tường vì dù cố gắng ngăn chặn nhưng luật quốc tế đã không cho phép họ cấm hẳn một nghị sĩ Đức, ông Martin Patzelt, đến Việt Nam.

Ông Patzelt đã nhũn nhặn xin phép qua Việt Nam từ nhiều tháng trước và nhà nước Việt Nam đinh ninh cứ trơ ra không trả lời là qua chuyện. Nhưng một Nghị Sĩ Đức thì rất rành luật và ông Patzelt theo đúng chương trình "Bảo vệ Người bảo vệ Nhân Quyền của Quốc hội Đức" , với sự cho phép của chủ tịch Quốc Hội Liên bang Đức, đã bay qua Việt nam với tư cách là một thành viên của Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Đức, để bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với những bị cáo, đặc biệt là Anh Ba Sàm Trước thế giới, ông Patzelt và Quốc hội Đức đã chính thức nói lên bằng hành động: Anh Ba Sàm là một nhà bảo vệ Nhân quyền!

Nghị sĩ Patzelt đã đến tận tòa đưa hộ chiếu ngoại giao xin vào.

Trong cơn quẫn bách, nhà nước Việt Nam đành muối mặt nói dối là phòng xử hết chỗ để ngăn chận người khách vào, vì không thể quên là người này đến từ một nước bạn đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam. Nhưng tiến thoái lưỡng nan, những tưởng đóng cửa xử kín thì có thể bưng bít sự việc, không ngờ lại phải nhận thêm cú sốc chưa từng có là Nghị sĩ Patzelt đã nhẫn nại đứng nhiều tiếng đồng hồ trước cửa toà án, kéo theo sự có mặt của Tham tán chính trị và Nhân quyền Felix Schwarz của tòa Đại sứ Đức, cũng như ký giả những hãng thông tấn quốc tế. Một dịp quá ư thuận lợi để thế giới được xem bao nhiêu video, nghe phỏng vấn chi tiết, liên quan đến vụ án. Thí dụ như được chứng kiến đại biểu Liên Minh Âu Châu cho Nghị sĩ Patzelt biết trong phòng xử còn nhiều chỗ trống! Bằng chứng hiển nhiên nhà cầm quyền Việt Nam dám nói láo ngay tại toà án! 

Trở về Đức, ông Patzelt viết trong bản thông tin chính thức: Tôi thật rất muốn đã được tham dự phiên toà để thấy mức độ tính chất pháp lý của nó. Tôi không thể hiểu tại sao phải xét xử đằng sau những cánh cửa đóng kín. Nếu nghĩ rằng mọi việc đều theo đúng quy trình pháp luật, thì đâu cần phải làm một cách giấu giếm như vậy?.

"Ich wÄre gerne bei diesem Prozess dabei gewesen, um zu sehen, inwieweit rechtsstaatlich vorgegangen wird. Es ist mir unverstÄndlich, dass das Verfahren hinter verschlossenen Türen stattgefunden hat. Wenn man der Auffassung ist, dass alles seine rechtsstaatliche Ordnung hat, hÄtte man das Verfahren nicht geheim durchführen müssen".

Nhà nước Việt Nam chưa cho biết lý do tại sao. Có nghĩa là câu hỏi này chính ông Patzelt hay mọi đồng nghiệp của ông khi tham dự những buổi thương thuyết để hợp tác phát triển kinh tế Đức-Việt, lại phải đặt ra, vì đó là nhiệm vụ của họ. Trên trang nhà của Đại Sứ quán Đức tại Hà Nội, trong bài nhận định về mối quan hệ song phương giữa Đức và Việt Nam có biên rõ:

"Đức không chỉ giúp đỡ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế mà còn hỗ trợ Việt Nam trong quá trình cải cách hệ thống pháp luật" 

Nghị sĩ Martin Patzelt sinh ra và lớn lên tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức, và lẽ dĩ nhiên rất tường tận về những gì xảy ra trong Xã hội Chủ nghĩa. Những trao đổi của ông với những người tranh đấu dân chủ Việt Nam khi đứng sát vai với nhau trước cổng tòa xử Ba Sàm, mang âm hưởng thân mật, ấm tình người pha lẫn chút thương xót cho sự hy sinh của họ.

Nhưng đó là sự hy sinh phải có. 

Ông nói "Từ ngoài chúng tôi chỉ có thể giúp, chính qúi vị phải tự làm. Ngày xưa chúng tôi cũng phải tự làm. Tây Đức cũng không thể làm hộ."

Tuy vậy, với bản tính thành thật, ông Patzelt cũng đã tìm được một điều để khen ngợi: nhà nước Việt Nam đã không đàn áp những người ủng hộ Anh ba Sàm đứng tụ tập trước cửa toà án, điều mà theo ông khó có thể xảy ra lúc trước tại Đông Đức.

Lời khen duy nhất này cũng tan biến chỉ vài ngày sau, khi Nghị sĩ Patzelt nhận được tờ báo cáo và hình ảnh những người bị sách nhiễu, ngăn cản từ nhà không thể đến tham dự, dù là chỉ đứng trước toà án, và ngay cả những người đã tiếp chuyện với ông, ngay sau đó đã bị "bắt cóc" cưỡng bách đem đi.


“Biệt phái” đại tướng quân đội sang làm phó chủ tịch quốc hội

Đại tướng Đỗ Bá Tỵ được coi là một lãnh đạo hiếm hoi trong bộ quốc phòng từng nhiều lần lên tiếng cảnh báo Trung Cộng trong âm mưu độc chiếm Biển Đông.

Hoàng Trần (Danlambao) - Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vừa phải nhận “đề cử” chuyển sang giữ chức Phó chủ tịch Quốc hội. Thông tin này vừa được công bố sáng 4/4/2016 theo nội dung tờ trình của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Quyết định này đồng nghĩa với việc tướng Tỵ sẽ sớm rời khỏi chức vụ Tổng tham mưu quân đội Việt Nam, vị trí mà ông được bổ nhiệm hồi cuối năm 2010 sau cái chết đáng ngờ của người tiền nhiệm là thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên.

Một nhân sự khác cũng được đề cử làm phó chủ tịch quốc hội là ông Phùng Quốc Hiền, vừa được miễn nhiệm chức vụ chủ nhiệm Ủy ban tài chính - Ngân sách.

Ban đầu, kết quả bỏ phiếu tại quốc hội dự kiến sẽ công bố vào chiều ngày 4/4/2016, nhưng sau đó có thông báo hoãn lại và dời sang ngày 5/4. 

Cả hai ông Phùng Quốc Hiền và Đỗ Bá Tỵ đều là uỷ viên trung ương đảng. Trong đó, ông Tỵ, người sinh năm 1954, thuộc diện “trường hợp đặc biệt” được tái cử ở lại cơ quan lãnh đạo cao cấp của đảng tại đại hội 12 vừa qua. 

Trong trường hợp được “biệt phái” từ quân đội sang quốc hội, hiện chưa rõ người lên thay vị trí tổng tham mưu trưởng quân đội của ông Tỵ sẽ là ai. 

Tương tự, đại tướng Ngô Xuân Lịch gần như chắc chắn sẽ thay Phùng Quang Thanh lên giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Chủ nhân mới cho chiếc ghế chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội do ông này để lại vẫn chưa rõ là ai.

Nhiều khả năng, đây sẽ là một cuộc đua “tứ mã” của các ông thượng tướng gồm: Lương Cường, Bế Xuân Trường, Võ Trọng Việt và Nguyễn Chí Vịnh.

Một rừng không thể hai cọp?
Hai ông Đỗ Bá Tỵ và Ngô Xuân Lịch đều cùng sinh năm 1954. Năm 2015, khi đại tướng Phùng Quang Thanh không rõ sống chết, ông Tỵ và ông Lịch đều là những ứng cử viên sáng giá cho chiếc ghế bộ trưởng quốc phòng.

Khi ấy, xét về mặt tổ chức trong quân đội, tướng Lịch vừa là bí thư trung ương đảng, đồng thời cũng là người đứng đầu tổng cục chính trị nên có chức vụ cao cấp đứng thứ 2 trong Bộ Quốc phòng.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, ông Đỗ Bá Tỵ mặc dù chỉ giữ quyền lực thứ 3, nhưng có tầm ảnh hướng lớn trong quân đội. Ông cũng được nói là vị tướng người có nhiều kinh nghiệm trận mạc, lập nhiều công trạng trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Cộng những năm 80.

Trong các lãnh đạo bộ quốc phòng đương nhiệm, tướng Tỵ được đánh già là người có nhiều phát ngôn lên ánh hành vi xâm lượng của Trung Cộng tại Biển Đông. Điều này hoàn toàn trái ngược với thái độ im lặng, tránh né của tướng Lịch - người vốn chuyên trách về công việc của đảng.
Tháng 10/2015, cả hai ông được thăng hàm đại tướng vào cùng thời điểm, quyền lực dần trở nên ngang hàng.

Kết quả bầu bán tại đại hội 12 cho thấy một chiến thắng dễ dàng dành cho tướng Lịch khi ông này trở thành uỷ viên bộ chính trị. Còn tướng Tỵ thì lận đận giành một chiếc “vé vớt” tham gia ban chấp hành trung ương đảng khoá mới theo diện “trường hợp đặc biệt”.

Tuy vậy, một rừng không thể có hai cọp, nhất là đối với bộ quốc phòng CSVN. Trong quá khứ, các tướng lĩnh cộng sản liên tục triệt hạ, thanh toán lẫn nhau. "Truyền thống" này đã trở thành một bóng ma luôn ám ảnh, đe doạ đến sự tồn vong của chế độ. 

Do đó, việc điều chuyển một đại tướng quân đội sang làm việc dưới quyền một nữ chủ tịch quốc hội cũng là kế sách tạm thời về mặt nhân sự. Trước mắt, các tân lãnh đạo cộng sản hy vọng có thể trì hoãn một cuộc chiến quyền lực trong bộ quốc phòng – điều  mà họ biết rõ chắc chắn sẽ xảy ra trong một tương lai không xa.

Xưa có chuyện nhà thơ đi làm kinh tế, thống chế đi đặt vòng. Nay thì lại xảy ra chuyện đại tướng CA lên làm chủ tịch nước, còn đại tướng quân đội thì xuống làm phó chủ tịch quốc hội. Một lần nữa, lịch sử lại tái diễn những chuyện cười ra nước mắt dưới chế độ CS.

4.4.2016

Trước ngày mãn nhiệm, một ĐBQH bất ngờ lên tiếng chửi bới Trung Cộng giữa nghị trường


Bạn đọc Danlambao - Phát biểu tại kỳ họp cuối cùng của khoá 13, ông Lê Văn Lai - một đại biểu quốc hội sắp mãn nhiệm đã bất ngờ lên tiếng tố cáo dữ dội hành vi xâm lược của Trung Cộng tại Biển Đông.

Vị dân biểu thuộc đoàn Quảng Nam chia sẻ, đây chính là những ý kiến, tâm tư cuối cùng của ông trong tư cách là đại biểu quốc hội, vì sắp tới sẽ phải nghỉ hưu do lớn tuổi.

“Nếu như còn một vài phút để nói một điều gì đó trên diễn đàn này thì có lẽ tôi sẽ nói ngay đến từ "biển Đông"”, ông nói trong phiên họp chiều 1/4/2016 bàn về vấn đề kinh tế - xã hội.

Nhắc lại những tuyên bố mạnh dạn trước đó của luật sư Trương Trọng Nghĩa, ông Lai cho rằng nếu đó là một tác phẩm thì ông xin tình nguyện tuyên truyền bài phát biểu đó trong xã hội. 

Tuy vậy, vị dân biểu này cũng bày tỏ thái độ nghi ngờ và ngạc nhiên về các báo cáo của chính phủ, trong đó có nội dung “đảm bảo chủ quyền an ninh quốc gia” trong vấn đề Biển Đông. 

“Đánh giá về đảm bảo chủ quyền an ninh quốc gia, trong khi đó người ta nắn từ đảo ngầm thành đảo nổi, người ta xây sân bay, người ta kéo pháo hạm, người ta đưa máy bay tiêm kích, người ta o ép dân, cướp bóc, thậm chí giết chóc, người ta sắp tuyên bố những điều xâm phạm đến chủ quyền như nhận dạng hàng không, dùng các chuyến bay cắt ngang chuyến bay truyền thống được quốc tế thừa nhận của Việt Nam…”

“Tôi cố gắng ép suy nghĩ của mình để đồng thuận với đánh giá là chúng ta đảm bảo chủ quyền quốc gia, nhưng nói thật với các đại biểu là tôi ép không nổi”. 

Đại biểu quốc hội Lê Văn Lai cho rằng, những hành vi như trên của Trung Cộng cần phải được gọi chính xác là sự xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

“Thời Trung cổ, ông Galile trước khi nhận bản án, ông nói trái đất vẫn xoay, nếu bây giờ có một ông Galile của thời đại thì ông sẽ nói câu biển Đông đang bị xâm hại, chứ không thể có việc chúng ta đảm bảo chủ quyền”.

Trong tư cách là một đại biểu sắp mãn nhiệm, ông Lai gửi gắm những “tâm huyết” đến nhiệm kỳ 14 với hy vọng vọng quốc hội mới sẽ quan tâm và có thái độ đúng đắn hơn về vấn đề Biển Đông. Trong đó, vấn đề thiết yếu là phải chống được giặc nội xâm – tức tham nhũng và giặc ngoại xâm Trung Cộng.

“Chỉ cần làm được 2 việc đó thì nhân dân đã tôn vinh các đồng chí lên đỉnh cao của lịch sử và sẽ không bao giờ quên còn lại mọi cái khác, tôi cho đều là thứ yếu”,ông Lai kết luận.

Như vậy, sau hơn 4 năm an phận trong vai trò là một nghị gật tại quốc hội, ông Lê Văn Lai cũng đã có cơ hội được nói thật với lòng mình. Đúng vào thời điểm sắp mãn nhiệm, ông lên tiếng tố cáo Trung Cộng cho thật đã miệng, ông chửi như chưa bao giờ được chửi.

Tuy rằng, những phát ngôn của ông cũng không thể làm nên thay đổi gì giữa một nghị trường với 500 ông, bà nghị gật. Nhưng ít nhất, ông cũng để lại được một điểm sáng duy nhất trong cuộc đời làm đại biểu quốc hội của mình.

Từ đồng chí đến đồng tệ

Bạn đọc Danlambao - Ngân hàng nhà nước Việt Nam hôm 4/4/2016 vừa thông báo sẽ phát hành tờ tiền mệnh giá 100 đồng nhằm… lưu niệm, mục đích được nói là để kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngân hàng Việt Nam.

Mặc dù không có giá trị lưu hành, nhưng tờ tiền này vẫn được rao bán với giá từ 20 ngàn đến 25 ngàn đồng cho mỗi tờ. 

Một việc làm cực kỳ hoang phí và vô bổ. Liệu có ai sẽ dại dột đến mức bỏ hơn 20 ngàn đồng, tức 1 đô-la ra để mua tờ giấy lộn này? Hay lại giở trò mang vào trường học ép các em học sinh mua?

Theo quan sát, tờ 100 đồng của ngân hàng nhà nước Việt Nam (ảnh trên) có màu sắc và bố cục thiết kế khá giống với tờ 100 nhân dân tệ của Trung Cộng (ảnh dưới).

Điểm khác biệt duy nhất là hình ảnh Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh trên mỗi tờ tiền, nhưng khi mang ra so sánh thì hai lãnh tụ cộng sản trông cứ tưởng như hai anh em.

Phải chăng, đây lại là một động thái có chủ đích của giới chóp bu cộng sản Việt Nam ngay khi vừa được lên nắm giữ quyền lực?


Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Vi phạm luật giám hộ, ai xử công an?

Mẹ Nấm (Danlambao) - ... Ai sẽ xử công an khi có sai phạm? Câu hỏi này chắc hơi... bị khó trả lời khi Chủ tịch nước mới lên lại là cựu Bộ trưởng Bộ Công an và trong suốt thời gian ông nắm giữ vị trí đầu não của ngành tình trạng vào đồn thì sống ra đồn tắt thở đã xảy ra như cơm bữa...

Theo quy định của pháp luật, với một người chưa đến tuổi thành niên (chưa có đủ năng lực hành vi dân sự) thì các giao dịch liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp phải do “người giám hộ” (cha mẹ) thực hiện. 

Luật dân sự cũng quy định rõ: người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi có nghĩa vụ “đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ”.

Tuy nhiên, thực tế không như mơ. Đôi khi luật chỉ là nói cho vui, để cho đẹp, còn dưới chế độ mà nhiều người gọi là chế độ công an trị như hiện nay thì việc hỏi cung, bắt giữ, tạm giam trẻ vị thành niên xảy ra khá nhiều lần. 

Điều này không những đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các em vị thành niên, của gia đình mà thậm chí còn có thể để lại những hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển bình thường của tuổi trẻ Việt Nam.

Chiều ngày 31/3/2016, em Nguyễn Đức Anh (học sinh lớp 10, Trường THPT Cao Bá Quát) phải nhập viện điều trị sau khi công an đồn Nam Đuống thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội “mời” lên trụ sở công an xã để làm rõ về việc đánh nhau với một nam sinh khác trong trường. Trước đó vào buổi sáng cùng ngày, phụ huynh và đại diện gia đình các bên đã có buổi làm việc với công an và thống nhất với nhau là tự giải quyết. Việc học sinh Nguyễn Đức Anh bị hỏi cung không có người giám hộ bên cạnh là việc làm trái pháp luật. Không chỉ thế, Đức Anh còn thông báo với gia đình việc bị đánh đập ở vùng bụng dù công an chối phăng. Đức Anh có thể may mắn trở về nhà sau khi nhận “lời mời”, còn em Tu Ngọc Thạch - học sinh lớp 9 ở xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa - thì đã vĩnh viễn ra đi sau khi được công an “mời”.

Việc công an “mời” học sinh về trụ sở làm việc không có người giám hộ không phải là chuyện mới. Tuy nhiên hướng giải quyết hành vi sai phạm này chỉ mới dừng lại ở mức độ cảnh cáo, nhắc nhở và kết thúc bằng lời xin lỗi của của công an với gia đình nạn nhân là xong.

Điển hình như ngày 9/9/2009, thượng tá Nguyễn Thanh Tiền - phó công an Tp. Sóc Trăng đã trực tiếp nhận lỗi với gia đình em N.T.T, học sinh lớp 8 Trường THCS phường 1, TP Sóc Trăng vì khi nghe con trai kêu mất điện thoại đã đưa cả nhóm thanh niên chơi chung với con mình về trụ sở công an TP Sóc Trăng bằng xe Jeep để ghi lời khai, trong đó có em T. không có người giám hộ. 

Tháng 2/2008, em T.T.T.T, một nữ sinh lớp 9 Trường THCS An Khánh, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cũng bị rơi vào hoàn cảnh tương tự. Công an xã Phú Túc, huyện Châu Thành đưa Thủy về xã hỏi cung mà không có người giám hộ vì nghi ngờ lấy cắp điện thoại di động là tang vật vụ án. Sau đó, em Thủy có dấu hiệu rối loạn tâm lý.

Một trong các thủ thuật thường được ngành công an sử dụng để né tội trước tòa đó là sử dụng thuật ngữ “mời” thay vì thừa nhận việc “bắt người”, “tạm giữ”, “tạm giam”. 

Hình thức “mời” đối với các đương sự không có khả năng phản kháng, đặc biệt là các trẻ chưa đến tuổi vị thành niên mà không có người giám hộ là một hình thức dọa dẫm, trấn áp tinh thần người em cần phải bị nghiêm trị.

Bên cạnh đó, tính thiếu nghiêm minh trong các sai phạm của lực lượng hành pháp điển hình là ngành công an nên việc hỏi cung, đánh đập và giam giữ tùy tiện với trẻ vị thành niên vẫn thường xuyên diễn ra. 

Ai sẽ xử công an khi có sai phạm? Câu hỏi này chắc hơi... bị khó trả lời khi Chủ tịch nước mới lên lại là cựu Bộ trưởng Bộ Công an và trong suốt thời gian ông nắm giữ vj trí đầu não của ngành tình trạng vào đồn thì sống ra đồn tắt thở đã xảy ra như cơm bữa.

05.04.2016

Chính phủ các nước quyết điều tra trốn thuế trong vụ ‘Tài liệu Panama’

Ảnh chụp màn hình trang web của Hiệp hội các Nhà báo điều tra Quốc tế, trong đó đưa tin vụ Tài liệu Panama, có khả năng trở thành vụ rò rỉ thông tin nội bộ lớn nhất trong lịch sử.
Ảnh chụp màn hình trang web của Hiệp hội các Nhà báo điều tra Quốc tế, trong đó đưa tin vụ Tài liệu Panama, có khả năng trở thành vụ rò rỉ thông tin nội bộ lớn nhất trong lịch sử.
VOA-05.04.2016
Chính phủ các nước khắp thế giới tuyên bố sẽ truy ra những những người giàu, có quyền thế và nổi tiếng - những người đã mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài để che giấu tài sản của họ và có thể để trốn thuế. Đây là phản ứng ngay tức thì trước một báo cáo quy mô lớn của một nhóm những nhà báo điều tra.
"Điều chúng ta thấy là rất dễ để những người muốn che giấu danh tính của mình thành lập những công ty vỏ bí mật ở nhiều khu vực thẩm quyền pháp lý. Và việc đó về cơ bản là che giấu kết nối của họ với nguồn tiền," Maggie Murphy của tổ chức Minh bạch Quốc tế tranh đấu chống tham nhũng, nói.
Điện Kremlin lên án những tài liệu này, nói rằng chúng chủ yếu nhắm mục tiêu vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, và tuyên bố những cựu quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan Tình báo Trung ương đã giúp phân tích 11,5 triệu tài liệu bị rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca của Panama.
Báo cáo cho biết những cộng sự của ông Putin đã chuyển gần 2 tỉ đôla qua những tài khoản ở nước ngoài trong gần 40 năm qua.
"Thái độ bài Putin ở nước ngoài đã lên đến điểm mà nói tốt về nước Nga, về bất kỳ hành động nào của Nga hay bất kỳ thành tích nào của Nga đều là điều cấm kỵ," phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói.
Chính phủ ở những nước khác đã hối hả bắt đầu điều tra hành vi trốn thuế khả dĩ, với những nhân vật chính trị trọng yếu bị đặt vào thế phải giải thích lý do tại sao họ mở những tài khoản nước ngoài bị nêu tên trong báo cáo của Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế đặt ở thủ đô Washington của Mỹ.
Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson đang chịu áp lực từ chức sau khi những tài liệu cho thấy ông ta và vợ, Anna Sigurlaug Palsdottir, đã mua một công ty ở nước ngoài tại Quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 2007. Ông ta nói hai vợ chồng không giấu giếm tài sản nào cả, nhưng bỏ đi khỏi một cuộc phỏng vấn với một đài truyền hình công của Thụy Điển sau khi bị thúc ép giải thích về bản chất của vụ đầu tư này.
"Như thể bạn đang buộc tội tôi về điều gì đó vậy," ông Gunnlaugsson nói.
Các nhà lập pháp Ukraine yêu cầu quốc hội điều tra những cáo buộc nói rằng Tổng thống Petro Poroshenko đã chuyển công ty bánh kẹo của mình, Roshen, đến Quần đảo Virgin thuộc Anh vào tháng 8 năm 2014 để tránh thuế vào lúc đỉnh cao chiến sự giữa lực lượng Kiev và phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine.
Một phát ngôn viên của Thủ tướng Anh David Cameron từ chối bình luận về việc liệu gia đình ông ta có gửi tiền trong những tài khoản ở nước ngoài do người cha quá cố của ông, Ian Cameron, lập ra hay không. Người phát ngôn gọi đó là "một vấn đề riêng tư."
Sở Thuế Úc cho biết họ đang điều tra hơn 800 khách hàng của công ty luật Panama về hành vi có thể là trốn thuế. Một quan chức thuế nói, "Thông điệp là rõ ràng: người đóng thuế không thể dựa vào những sự dàn xếp bí mật được giữ kín, và chúng tôi sẽ hành động dựa trên bất kỳ thông tin nào được cung cấp cho chúng tôi."
Bộ trưởng Tài chính Arun Jaitley của Ấn Độ tuyên bố, những ai không tận dụng lời đề nghị của chính phủ vào năm ngoái tiết lộ những tài khoản nước ngoài được che giấu giờ đây sẽ thấy "hành động phiêu lưu như vậy là cực kỳ đắt giá."
Nhà chức trách Na Uy, Áo và Thụy Điển đã bắt đầu điều tra những ngân hàng lớn để xác định vai trò của họ trong việc lập ra những tài khoản ở nước ngoài, trong khi Pháp cho biết sẽ rà soát lại những khoản thuế của những cá nhân bị nêu tên và đánh giá mức phạt đối với những khoản thuế chưa đóng.
Tổng thống Pháp François Hollande gọi những tài liệu bị rò rỉ là "tin tốt." Ông nói "những cuộc điều tra sẽ được thực hiện, những vụ án sẽ được mở ra và những phiên tòa xét xử sẽ được tổ chức."
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ đang xem xét báo cáo của những nhà báo và "coi là rất nghiêm túc tất cả những cáo buộc khả tín về tình trạng tham nhũng cao cấp, ở nước ngoài có thể có liên hệ tới Hoa Kỳ hoặc hệ thống tài chính của Hoa Kỳ."
Một nguồn ẩn danh đã cung cấp hàng triệu tài liệu liên quan đến 214.488 công ty và 14.153 khách hàng của công ty luật Mossack Fonseca cho báoSueddeutsche Zeitung của Đức, rồi tờ báo này chuyển cho nhóm phóng viên điều tra thực hiện công trình này.
Tờ báo đặt ở thành phố Munich cho biết số lượng dữ liệu mà họ nhận được trong năm qua lớn hơn vài lần so với những điện tín ngoại giao của Mỹ bị WikiLeaks rò rỉ vào năm 2010, và những tài liệu tình báo bí mật mà Edward Snowden trao cho những nhà báo vào năm 2013.
Công ty luật ở tâm điểm vụ rò rỉ đã mạnh mẽ phủ nhận vi phạm bất kỳ luật nào.

Chuyện chỉ có ở VN: Dự án nhiệt điện hàng tỷ USD được giao cho một công ty chuyên doanh…mực in!!!

Ảnh minh họa: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận.
Ảnh minh họa: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận.
Ngày 15/12/2015, một loạt tờ báo chính thống ở Việt Nam loan tin: Tập đoàn Toyo Ink của Malaysia sắp sửa triển khai dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 2 theo hình thức BOT, sau khi đã thoả thuận xong các điều khoản và ký tắt hợp đồng thuê đất với UBND tỉnh Hậu Giang.
Theo quy hoạch của chính phủ Việt Nam, Sông Hậu 2 là nhà máy nhiệt điện có công suất 2.000MW, với tổng mức đầu tư 3,5 tỷ USD, và là một trong ba nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu ở thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Đây là dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nhiệt điện có công suất lớn nhất từ trước đến nay.
Suốt bao năm qua, người Việt Nam đã quá bội thực với những thông tin lặp đi lặp lại như tập đoàn X của Trung Quốc được chọn làm tổng thầu dự án nhiệt điện A, công ty Y của Trung Quốc ký hợp đồng làm tổng thầu dự án thuỷ điện B hay liên danh nhà thầu Trung Quốc Z làm tổng thầu dự án nhà máy xi-măng C, v.v. và v.v. Vì thế, dường như bất kỳ tin tức gì về việc một công ty nước ngoài nào đó không phải của “nước lạ” được giao thực hiện một dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia cũng đều đem đến cho công chúng Việt Nam ít nhiều cảm giác phấn chấn.
Tuy nhiên, cũng đã không ít lần, khi chưa kịp tiêu hoá hết cái sự phấn chấn hiếm hoi đó, dư luận đã phải ngã ngửa vì những sự thật trần trụi về những công ty nước ngoài kia bị phơi bày. Và lần này cũng y như vậy.
Theo phần giới thiệu trên website công ty thì Toyo Ink được thành lập ngày 7/2/1979. Và từ đó đến nay, công ty này chỉ chủ yếu sản xuất mực in, vật liệu in và phẩm màu; buôn bán, xuất nhập khẩu mực in và thiết bị in… Nghĩa là, trong suốt thời gian tồn tại 37 năm của mình, Toyo Ink chưa hề có bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào liên quan đến ngành điện lực nói chung và nhiệt điện than nói riêng. Danh sách đối tác của Toyo Ink cũng toàn những công ty chuyên về mực in và thiết bị in ấn. (Ink trong Tiếng Anh có nghĩa là mực.)
Toyo Ink bắt đầu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Kuala Lumpur từ năm 2003. Vì thế, những thông tin về trị giá thị trường, giá cổ phiếu cũng như doanh thu và lợi nhuận của nó đều được công bố trên trangMalaysiaStock.Biz.
Giá trị thị trường của Toyo Ink ở thời điểm hiện tại là 67.410.000 RM (Ringgit Malaysia), tương đương 16.852.500USD (1RM = 0,25USD).
Tình hình doanh thu và lợi nhuận của Toyo Ink từ năm tài chính kết thúc ngày 31/3/2012 cho đến 3 quý đầu của năm tài chính kết thúc ngày 31/3/2016 (hình chụp trên trang MalaysiaStock.Biz):
Bảng 1: Doanh thu và lợi nhuận của Toyo Ink 5 năm qua
Theo bản Báo cáo Thường niên 2015 của Toyo Ink thì ngày 7/12/2011, Toyo Ink nhận được một công văn từ Văn phòng Chính phủ Việt Nam gửi Bộ Công Thương và UBND tỉnh Hậu Giang, theo đó Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý để Tập đoàn tiến hành nghiên cứu và triển khai Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2 với công suất 2 x 1000MW tại tỉnh Hậu Giang.
Ngày 22/3/2013, Văn phòng Chính phủ gửi công văn cho Bộ Công Thương và UBND tỉnh Hậu Giang, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của PTT Hoàng Trung Hải là đồng ý để Toyo Ink làm chủ đầu tư Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 theo hình thức BOT.
Một công ty chuyên về mực in, doanh số mỗi năm vỏn vẹn vài chục triệu USD, lợi nhuận hơn một triệu USD, mà lại được giao thực hiện một dự án thuộc một lĩnh vực hoàn toàn lạ lẫm với họ là nhiệt điện than, với tổng mức đầu tư lên tới 3,5 tỷ USD, tức hơn… 160 lần doanh thu hàng năm của chủ đầu tư. Xem ra trên thế gian này, những chuyện lạ đời như vậy chỉ có thể xẩy ra ở Việt Nam.
Chúng tôi sẽ còn trở lại vụ việc động trời này trong bài điều tra về những khuất tất và mờ ám đằng sau nó.

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

‘Ráng làm người tử tế’

Ông Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Nguyễn Tấn Dũng.
Chủ trì phiên họp cuối cùng nhằm từ biệt các thành viên nội các ngày 26 tháng 3, sau khi cám ơn mọi người, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khuyên những người sắp về hưu như ông “ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, đảng viên tốt, ráng làm người tử tế, sống tử tế”. 
Lời khuyên trên bao gồm bốn ý chính. Chuyện “giữ gìn sức khoẻ”, “làm công dân tốt” và “đảng viên tốt” không có gì lạ. Lạ nhất là ý cuối “làm người tử tế”. Lạ vì nó ngược với thực tế: Muốn làm một đảng viên tốt thì khó mà sống tử tế được.
Nhớ, trong cuốn phim tài liệu “Chuyện tử tế”, sản xuất vào năm 1985, đạo diễn Trần Văn Thuỷ đã trăn trở đi tìm ý nghĩa của sự tử tế trong xã hội cộng sản thời bao cấp. Cuối cùng, ông tìm ra sự tử tế ở những nơi khuất vắng, ít người biết nhất: một bà mẹ bị bệnh cùi, hằng đêm làm gạch để xây nhà cho đứa con còn bé dại, và đặc biệt, ở bệnh viện cùi với các nữ tu Công giáo, bất chấp những hiểm nguy lây bệnh, tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân lở loét đau đớn. Bộ phim đầy những hình ảnh tương phản: bên cạnh những người ăn nhậu thoả thuê là những người nghèo khổ rách rưới lam lũ đói khát dọc hai bên đường; bên cạnh hình ảnh hàng ngàn người chen chúc mua vé xe đò là hình ảnh những cán bộ cao cấp đi xe hơi và bước trên những chiếc thảm đỏ sang trọng mới tinh. Những sự tương phản ấy gợi lên ấn tượng: giới lãnh đạo cộng sản không hề tử tế.
Trong bài “Tao là đứa bé ngoẻo trên lưng Linda Lê”, Nguyễn Quốc Chánh, hiện sống trong nước, nhận định một cách khái quát:
“Có 3 thứ không thể kết hợp với nhau nổi. Đó là: Thông minh, lương thiện & cộng sản.
Một người thông minh & lương thiện thì không thể cộng sản,
Một người thông minh mà cộng sản thì không thể lương thiện, &
Một người lương thiện mà cộng sản thì chắc chắn không thông minh”. 
Ở đây có hai vấn đề: Một, thế nào là tử tế (hay lương thiện)? Và hai, tại sao những người cộng sản, ít nhất là lúc tại chức, không thể tử tế?
Khái niệm tử tế, theo tôi, có hai nội dung chính: Thứ nhất, sống theo một chuẩn mực đạo đức phổ quát; và thứ hai, biết nghĩ đến người khác.
Đảng Cộng sản, bất cứ là đảng Cộng sản nào, khi lên cầm quyền, đều hăm he tiến hành ba cuộc cách mạng: cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng quan hệ sản xuất và cách mạng văn hoá tư tưởng. Một trong những nội dung chính của cuộc cách mạng văn hoá tư tưởng là xoá bỏ những bảng giá trị truyền thống mà họ cho là tàn tích lỗi thời của chế độ phong kiến cũng như những mầm mống hư hoại của chủ nghĩa tư bản. Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, cái gọi là giá trị truyền thống ấy chính là những hệ thống đạo đức gắn liền với Nho giáo cũng như với văn hoá làng xã. Những quan hệ tốt đẹp giữa người và người như tình nghĩa và nhân nghĩa vốn kết tinh trong xã hội cả hàng ngàn năm bỗng dưng bị phê phán và đả kích kịch liệt. Cuộc cải cách ruộng đất tàn khốc vào giữa thập niên 1950 phá vỡ mọi quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Hậu quả là sau mấy chục năm cầm quyền, đảng Cộng sản làm cho mọi giá trị đạo đức truyền thống sụp đổ. Sau này, một số người cố gắng phục hồi lại Nho giáo nhưng đó chỉ là một nỗ lực lẻ tẻ và muộn màng: Những gì bị đánh sập thì khó mà vun đắp lại được. Thành ra, ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong giới đảng viên, hầu như không có một bảng giá trị phổ quát nào còn tồn tại.
Ngoài việc phá hoại những bảng giá trị truyền thống, đảng Cộng sản còn đề cao việc đấu tranh giai cấp. Một trong những nội dung chính của cuộc đấu tranh giai cấp ấy là giành giật quyền lợi từ những tầng lớp thượng lưu vào tay mình. Trong một bài viết ngắn trên facebook, nhà nghiên cứu âm nhạc và văn học Hoàng Ngọc-Tuấn phát hiện ra một điểm lạ trong bản tiếng Việt của bài “Quốc tế ca”. Câu “Le monde va changer de base / Nous ne sommes rien, soyons tout” trong nguyên tác tiếng Pháp của Eugène Pottier (viết năm 1871) có nghĩa là “Thế giới sẽ thay đổi từ căn bản / Chúng ta chẳng là gì, chúng ta hãy là tất cả” được Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của đảng Cộng sản, dịch là “Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa / Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình”. Bản dịch ấy, từ mấy chục năm nay, trở thành lời ca chính thức tại Việt Nam.
Điều đó cho thấy mục tiêu lớn nhất mà đảng Cộng sản Việt Nam nhắm tới, từ lúc mới sơ sinh, là giành giật “lợi quyền” vào tay họ. Khi giành được rồi, hầu như toàn bộ nỗ lực của họ là làm sao giữ được những quyền lợi ấy. Trong chiều hướng ấy, đứng trước nguy cơ “diễn tiến hoà bình”, để mua chuộc sự trung thành của các đảng viên, đặc biệt trong lực lượng công an, họ đặt ra câu khẩu hiệu “Còn đảng còn mình”. Để bảo vệ quyền lợi, có khi họ sẵn sàng hy sinh cả đất nước, điều được dân gian khái quát hoá qua câu nhận định sắc sảo: “Đi với Mỹ thì mất đảng, đi với Trung Quốc thì mất nước. Thà mất nước còn hơn mất đảng.” Có thể nói một cách tóm tắt, từ khi được thành lập đến nay, mục tiêu tối hậu của đảng Cộng sản là giành và giữ quyền lực và quyền lợi cho họ. Cái gọi là “vì dân” của họ chỉ là một chiêu bài rỗng tuếch.
Bởi vậy, khái niệm “đảng viên tốt” rất khó đi liền với khái niệm “sống tử tế”.
Tuy nhiên, có một vấn đề khác cũng cần được chú ý: Lời khuyên làm người tử tế và sống tử tế của Nguyễn Tấn Dũng chỉ được thốt ra khi ông sắp sửa về hưu. Hiện tượng ấy cũng khá phổ biến. Hầu hết những đảng viên lên tiếng phản biện lại chính quyền và đảng cầm quyền cũng như hô hào cho tiến trình dân chủ hoá tại Việt Nam hiện nay đều là những người đã nghỉ hưu. Điều ấy cũng cho thấy khi còn nằm trong bộ máy quyền lực, người ta không thể tử tế được.
Muốn tử tế, người ta phải đi ra ngoài bộ máy quyền lực của đảng, thậm chí phải đi ra khỏi đảng.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.