Wednesday, December 24, 2014

Khi căn cứ quân đội Mỹ 'hóa thành' xứ sở ông già Noel

PETERSON AIR FORCE BASE, Colorado (AP) - Căn cứ không quân Mỹ tại Colorado bỗng dưng trở thành nơi tiếp nhận các cú điện thoại của vô số trẻ em, thay cho ông già Noel vào những ngày Giáng Sinh, chỉ vì một lỗi đánh máy vào năm 1955 trên tờ báo địa phương. Từ đó, cứ đến Tháng Mười Hai là nơi này lại nhộn nhịp với hàng trăm tình nguyện viên, từ tướng, tá đến những người dân sống quanh vùng.

Ðệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama tình nguyện trả lời điện thoại cho NORAD, khi các em gọi vào trong đêm Noel. (Hình: Pete Souza/The White House via Getty Images)

Thay vì cung cấp số điện thoại của tờ báo năm đó cho các độc giả “nhí” gọi vào, mẩu quảng cáo nọ lại viết nhầm số điện thoại của Trung Tâm Phòng Thủ Không Gian Bắc Mỹ (NORAD) đặt trong căn cứ không quân Mỹ tại Colorado. Người sĩ quan tại trung tâm vào lúc đó, vừa làm nhiệm vụ quan sát bảo vệ bầu trời Bắc Mỹ, vừa vui vẻ trả lời các em nhỏ. Cứ thế, mỗi năm sau đó, NORAD trở thành nơi mà hàng trăm ngàn trẻ em gọi điện thoại vào, tìm ông già Noel.

Theo các “nhân viên điện thoại của ông già Noel” công việc này vừa thú vị vừa đòi hỏi sự nhanh trí, khéo léo.

'Phải ngủ sớm'

“Các em rất thích thú khi chúng tôi tỏ ra là luôn biết ông già Noel đang ở đâu vào lúc này,” cô Patty Shook, một tình nguyện viên có 5 năm kinh nghiệm, cho biết. Chồng cô, một người lính hơn 23 năm tại đây, cũng tham gia công việc này.

Theo lời cô Shook, dù các tình nguyện viên chỉ cần trả lời rằng ông già Noel đang ở các địa điểm quen thuộc gần Bắc Cực như Palau, Novosibirsk, Nga... cô chọn trả lời bằng những quốc gia khác. Cô kể khi một em ngạc nhiên rằng ông già Noel lại đang ở Kazakhstan, cô sẽ nói “vì ông đang trao quà tại đó.”

Tiếng chuông điện thoại liên tục reo vang. Cô Shook, trong trang phục mang đậm màu Giáng Sinh cùng chiếc nón ông già Noel và sợi dây chuyền có hình đèn Giáng Sinh, tiếp chuyện với một cậu bé có tên Oliver. Cô Shook bảo cậu bé rằng ông già Noel sẽ đến nhà em trong khoảng 9 đến 12 giờ đêm, nhưng chỉ khi nào em đang ngủ mà thôi.

“Các phụ huynh rất thích chúng tôi nói với các em rằng các em phải ngủ sớm,” cô Shook cười.

Khi một cậu bé khác hỏi rằng cha mẹ nên thức hay ngủ, cô Shook nói cha mẹ cũng phải ngủ sớm.

'Ông già Noel không mang theo điện thoại'

Cô Ashlee Peterson là một tình nguyện viên khác tại NORAD. Năm ngoái là lần đầu tiên cô tham dự, năm nay cô trở lại, dẫn thêm một người bạn. Cô cho biết năm nay cô nói chuyện với khoảng 200 em, trong đó có những cuộc điện thoại mà một lớp học mười mấy em cùng đua nhau nói qua một đường dây điện thoại.

Ðiện thoại liên tục reng, các tình nguyện viên cố gắng giới hạn thời gian của cuộc trò chuyện để có thể trả lời nhiều em hơn.

Nhiều em muốn được trực tiếp nói chuyện cùng ông già Noel, và cô Peterson sẽ trả lời rằng: “Ông già Noel không được mang theo điện thoại lên xe tuần lộc.”

“Chúng tôi nói rằng ông già Noel rất bận vào hôm nay, vì phải đến nhà các em để tặng quà, và ông nhờ chúng tôi giúp ông trả lời câu hỏi của các em bởi vì ông không được mang theo điện thoại lên xe tuần lộc,” cô Peterson nói.

Cô tình nguyện viên 31 tuổi cho biết điều cô thích nhất khi tham gia chương trình là sự háo hức của các em nhỏ. “Nó đưa chúng ta trở về tinh thần và ý nghĩa thực sự của ngày Giáng Sinh.”

Những củ cà rốt cho tuần lộc

Nhiều em không chỉ gọi đòi quà từ ông già Noel, mà còn thăm hỏi và hứa sẽ mang thức ăn cho ông và cho các chú tuần lộc.

Một tình nguyện viên có tên Bergeman kể về một gia đình ở Derbyshire, Anh, có truyền thống gọi cho NORAD vào mỗi dịp Giáng Sinh. Họ nói với cô rằng họ đã chuẩn bị cho ông một chiếc bánh hoa quả khô và sẽ tặng cho các chú tuần lộc ba pound cà rốt.

“Và họ sẽ tắt lửa lò sưởi để ông không bị cháy khi chui qua ống khói,” cô Bergeman cười nói.

Cô cũng kể mình bị nhầm là Ðệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama, người cũng tình nguyện cho một chương trình tương tự khi đang nghỉ phép ở Hawaii.

Tuần lộc dự bị

“Chúng tôi sẽ đưa chú tuần lộc Rudolph lên phía trước lại khi ông đi qua Ðại Tây Dương, và chúng tôi sẽ giữ vị trí này cho Rudolph để tiết kiệm một chút thời gian,” Thiếu Tướng Charles D. Luckey trả lời câu hỏi của một cậu bé ở Virginia khi em lo lắng không biết xe tuần lộc có kịp lịch trình trong cơn mưa hay không.

Thiếu Tướng Charles Luckey là tham mưu trưởng của NORAD, kiêm chỉ huy trung tâm này, một nơi có nhiệm bảo đảm an ninh cho Hoa Kỳ. Vào Thứ Tư, ông cũng như bao người tình nguyện khác, trả lời điện thoại trẻ em khắp thế giới với mọi loại câu hỏi liên quan đến ông già Noel.

“Ông già Noel sẽ đến Virginia trong khoảng 8 giờ 55 đến 9 giờ 20 tối, giờ miền Ðông,” vị thiếu tướng nói cứ như mình đang chỉ huy đường đi của chiếc xe tuần lộc.

“Thật là tuyệt vời khi bạn nghe những tiếng nói trẻ em, và đằng sau là tiếng của cha mẹ các em nói với theo,” Chuẩn Tướng Guy Hamel, phó giám đốc chính sách của NORAD tại phía Canada, chia sẻ, sau khi nói chuyện với ba em nhỏ ở Ontario và một em ở Nhật. (T.A.)

12-24- 2014 6:28:34 PM
Theo Người Việt

Cãi nhau chỉ vì Cuba

Chuyện đang được nói tới ở thủ đô Hoa Kỳ: chưa một công dân Mỹ nào có thể lên máy bay đi sang Havana, chưa có hãng hàng không nào tính đến chuyện sẽ mở đường bay trực tiếp nối liền 2 quốc gia, ngay cả nhân viên Tòa Bạch Ốc cũng chưa có dịp thưởng thức điếu xì gà nổi tiếng “Made in Cuba,” nhưng 2 chính trị gia hàng đầu của đảng Cộng Hòa đã lớn tiếng chỉ trích nhau chỉ vì chính sách mà vị Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama quyết định áp dụng với nước Cộng Sản láng giềng.

 

Thượng Nghị Sĩ Rand Paul (Cộng Hòa-Kentucky). (Hình: Aaron P. Bernstein/Getty Images)

Thứ Tư tuần trước, Tổng Thống Obama loan báo sẽ nối lại quan hệ ngoại giao với Cuba, đưa ra lời giải thích chính sách cấm vận được thực hiện đã hơn nửa thế kỷ qua “không hiệu quả.” Ðến chiều Thứ Năm, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Rand Paul (Kentucky) là người đầu tiên lên tiếng ủng hộ ông Obama, cũng đưa ra lập luận chính sách bao vây Cuba bằng kinh tế “không đem lại kết quả như chúng ta mong muốn.” Ngay sau đó, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Marco Rubio (Florida) dùng cuộc phỏng vấn của đài FOXNews để lên tiếng phản bác, trước hết nói rằng “điều Tổng Thống Obama làm là điều hoàn toàn sai,” lắc đầu than thở “thay vì phải đứng lên tranh đấu cho công bằng và các quyền căn bản của con người thì một lần nữa, chính phủ của ông Obama lại chấp nhận thua bọn độc tài” và kết thúc bằng câu “thật đáng buồn khi thấy ông Rand Paul ủng hộ chính sách ngoại giao kỳ cục của ông Obama” đi kèm với lời chê bai “ông Rand Paul có biết gì về Cuba đâu mà nói.”

Ông Rubio vừa nói xong, tức khắc, ông Rand Paul dùng trang mạng xã hội để phản pháo, chê bai người bạn đồng viện cùng đảng là người chủ trương “bế quan, tỏa cảng,” không muốn mở rộng quan hệ ngoại giao, kinh tế với nước khác, ví von “dám ông ta (Rubio) sẽ tự xây thành, đào hào đắp lũy, rồi tự nhốt ông ta ở bên trong,” đi xa hơn nữa ông cho rằng “đường hướng của ông Rubio không phản ánh ý muốn của đa số người Mỹ gốc Cuba.” Theo Thượng Nghị Sĩ Rand Paul quyết định nối lại quan hệ ngoại giao với Havna “không chỉ được sự ủng hộ của người dân, nhất là những người Mỹ gốc Cuba trẻ tuổi, mà còn giúp các công ty thương mại Hoa Kỳ cơ hội đầu tư và bán hàng,” tin tưởng “chủ nghĩa cộng sản không thể chống lại được sức quyến rũ của chủ nghĩa tư bản” tin tưởng chế độ Raul Castro sẽ lung lay khi “Iphone, Ipad, xe hơi và hàng hóa Mỹ tràn ngập ở Cuba.”

Cuộc tranh cãi giữa ông Rand Paul và ông Marco Rubio được chú ý tới vì cả hai ông có thể sẽ ra tranh cử tổng thống, đồng thời ý kiến “hoàn toàn trái chiều” nhau về chính sách ngoại giao của hai ông được các nhà phân tích chính trị xem là bước đầu của một cuộc tranh cãi lớn hơn giữa những chính trị gia Cộng Hòa: một bên chủ trương tiếp tục theo đường lối cứng rắn sẵn có và bên còn lại muốn đi tìm một hướng đi mới, có thể thu hút được thành phần cử tri trẻ tuổi cấp tiến.

“Ðiều mọi người đều nhìn thấy là sự khác biệt về lập trường giữa ông Rand Paul và ông Marco Rubio,” theo nhận xét của chiến lược gia Cộng Hòa John Feehery. “Câu hỏi được đặt ra là chúng ta vẫn đi theo con đường cũ hay muốn thử bước vào một ngả rẽ ngoại giao mới? Theo cái nhìn của ông Rubiop, chúng ta đang nắm lợi thế đối với Cuba, với Bắc Hàn, thì không có lý do gì để phải thay đổi cả.” Còn ông Rand Paul? “Ông ta đi theo hướng mới, chủ trương hợp tác để thay đổi, vì ông ta tin rằng Hoa Kỳ không thể mãi mãi đóng vai trò cảnh sát quốc tế.”

“Tôi hoàn toàn đồng ý với những điều ông Feehery trình bày,” chiến lược gia Mike Callahan từng làm cố vấn cho ban tham mưu của Phó Tổng Thống Al Gore nói, “nhưng điểm tôi thấy cần phải chú ý là xưa nay ông Rand Paul vẫn thường chỉ mũi dùi chỉ trích vào bà Hillary Clinton, dây là lần đầu tiên ông ta lên tiếng chỉ trích quan điểm của người cùng đảng.” Ông Callahan nói thêm chuyện các vị dân cử bất đồng ý kiến với nhau là điều thường xuyên xảy ra trong những phiên họp kín ở Hạ Viện và Thượng Viện, nhưng công khai chỉ trích nhau về đường hướng ngoại giao như trường hợp của 2 ông Mario Cubio và Rand Paul là điều “khá hiếm hoi và khá lạ,” “lạ nhất là xảy ra trong lúc cả nước Mỹ đang chờ tin hai ông sẽ ra tranh cử tổng thống.”

Nhưng theo bà Julia Strauss, một quan sát viên độc lập làm việc tại tiểu bang North Carolina, cuộc tranh cãi đang xảy ra “chẳng có gì lạ cả,” mà có thể chỉ là điểm khởi đầu cho những cuộc tranh cãi (cũng về chính sách) khác sẽ xảy ra giữa những ứng cử viên Cộng Hòa đang nuôi mộng trở thành người lãnh đạo quốc gia. Bà giải thích sau ngày thất bại hồi 2012, “chính thành phần nòng cốt của đảng Cộng Hòa đã nhóm phiên họp kéo dài cả tuần lễ, sau đó họ đưa ra một danh sách rất dài những điều cần phải làm để thu hút lá phiếu của cử tri” đặc biệt nhắm vào thành phần trẻ, thiểu số và tập thể cử tri độc lập.

Theo nhận xét của bà Strauss, khối cử tri mà đảng Cộng Hòa đang nhắm tới “là tập thể khá cấp tiến, không mặn mà lắm với các chính trị gia bảo thủ hoặc các ứng cử viên có lập trường bảo thủ,” do đó bà tin rằng trong những ngày tháng dẫn về cuộc bầu cử 2016, sẽ có một số chính trị gia Cộng Hòa “một mặt vẫn nhất định xem họ là người tiêu biểu của cánh bảo thủ, nhưng mặt khác họ sẽ viện lý do xã hội Hoa Kỳ ngày nay đã thay đổi để đưa ra những chính sách trung hòa, không quá bảo thủ mà cũng không quá cấp tiến.”

Ông Ari Fleischer, cựu phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng Thống George W. Bush, thì e rằng ông Rand Paul “đã đi quá đà,” không theo đúng sách lược mà đảng Cộng Hòa đã thể hiện trong nhiều thập niên qua. “Có thể ông Rand Paul lấy được cảm tình của giới trẻ, nhưng ông ta sẽ gặp khó khăn vì đa số người trong đảng vẫn ủng hộ chủ trương phải cứng rắn (với những nước cộng sản), đi theo sách lược của Tổng Thống Ronald Reagan.”

Ðó cũng là điều cử tri Cộng Hòa đang nghĩ đến, theo nhận định của ông Richard Viguerie, một trong những thủ lãnh của lực lượng bảo thủ Cộng Hòa. “Trong đảng quả có một số người sẵn sàng bàn thảo lại chính sách của nước Mỹ đối với Cuba, nhưng quyết định bình thường hóa quan hệ với Havana lại được đưa ra bởi ông Obama, người mà chúng tôi không tin tưởng. Nếu quyết định này được loan báo bởi một chính trị gia bảo thủ Cộng Hòa thì chuyện sẽ khác ngay.”

Theo Người Việt-12-24- 2014 4:11:10 PM
Nguyễn Văn Khanh

Cháy lớn tại cửa hàng vàng mã khu phố cổ Hà Nội

(Kiến Thức) - Khoảng 9h30 sáng nay (25/12) một vụ cháy lớn đã xảy ra tại số nhà 81, phố Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Theo một số nhân chứng, vào thời điểm trên, họ thấy khói bốc lên từ tầng 2 của ngôi nhà rồi nhanh chóng lan lên tầng 3, tầng 4.

Ngọn lửa bùng lên dữ dội, khói đen đặc bốc lên ngùn ngụt. Được biết ngôi nhà xảy ra hỏa hoạn là nơi sản xuất hương, vàng mã nổi tiếng tại Hà Nội.

chay lon tai cua hang vang ma trong khu pho co hn hinh anh 1
 Đám cháy bùng phát dữ dội, khói đen mù mịt cả khu phố cổ. Ảnh: otofun.

Thời điểm hỏa hoạn, người dân sống trong căn nhà đã thoát ra ngoài an toàn. Tầng một của ngôi nhà được cho thuê làm cửa hàng kinh doanh nên đám cháy bùng lên, nhiều người đã lao vào di chuyển đồ đạc và hàng hóa ra bên ngoài.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Cảnh sát PCCC Hà Nội đã điều 2 xe cứu hỏa cùng hàng chục cảnh sát đến dập lửa. Tuy nhiên sau một lúc triển khai chữa cháy thì bị hết nước.

Tính đến 10h15, đám cháy vẫn chưa được dập tắt. Đã có thêm ít nhất 10 xe cứu hỏa được điều động tới hiện trường. Toàn bộ con phố được phong tỏa được phục vụ công tác chữa cháy.

chay lon tai cua hang vang ma trong khu pho co hn hinh anh 2
Có hơn 10 xe cứu hỏa được điều động tới hiện trường để dập lửa. Ảnh: otofun.

Gần 11h, ngọn lửa về cơ bản được khống chế, khói vẫn bốc ra từ phía tầng 2 của ngôi nhà. Lực lượng cứu hỏa phải dùng thang và dẫn theo vòi cứu hỏa phun nước làm mát các đồ dễ cháy trong cơ sở sản xuất và bán hương.

Theo quan sát, nhiều hàng hóa, đồ đạc trong các tầng 2, 3 và 4 của ngôi nhà bị thiêu rụi. Tầng một bị ảnh hưởng nhẹ vì nhiều người kịp di chuyển hàng hóa ra ngoài.

Trao đổi với báo chí, đại tá Trần Văn Vụ, trưởng phòng Cảnh sát PCCC quận Hoàn Kiếm cho biết, lực lượng huy động 8 xe chữa cháy tới hiện trường để khống chế và đã sơ tán được 4 người, trong đó có cụ già và trẻ em. Vụ cháy làm một người bị bỏng phải cấp cứu tại bệnh viện Xanh Pôn.

11:35 25/12/2014
Minh Hiếu (Tổng hợp)

Mở rộng quốc lộ 1A: Chưa làm xong đã nứt toác

(Kiến Thức) - Dù mới thi công lớp thảm nhựa bê tông thứ nhất (Bê tông nhựa C19) nhưng chỉ vài tháng, quốc lộ 1A đã xuống cấp nghiêm trọng đoạn qua Quảng Bình.


Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Quảng Bình đang xảy ra tình trạng xuống cấp nghiêm trọng dù gói thầu này chưa bàn giao.

Cụ thể, tình trạng nứt mai rùa, lún xảy ra tại gói thầu số 9 do Công ty cổ phần đầu tư Hùng Thắng thi công từ Km 641đến Km649+700 và Ban quản lý dự án 6 làm chủ đầu tư.

Mặc dù đoạn đường này vừa thảm xong lớp bê tông nhựa chặt C19 chỉ vài tháng (khoảng tháng 7/2014) nhưng đến nay, trên mặt đường liên tiếp có hiện tượng nứt. Tại hiện trường mặt đường bê tông nhựa bị nứt cục bộ nhỏ nhiều chỗ khác nhau. Có chỗ nứt khoảng vài m2, và có nơi lên tới vài chục m2 .

Những vết nứt có kích thước nứt khác nhau. Có chổ vết nứt rộng gần một cm, thậm chí bị bong lên cả mảng như trong ảnh.

Tại nhiều điểm còn có hiện tượng lún. Có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng lún nghiêm trọng trong ảnh.

Theo quy trình thì đoạn đường này còn thảm thêm một lớp cuối cùng là lớp Bê tông nhựa C25 nhưng với những vết nứt, lún tại lớp thảm nhựa đầu tiên như vậy liệu chất lượng đoạn đường này có đảm bảo?.
05:30 25/12/2014
Nhân Hồng

PICS:Rác ngập đường Hồ Gươm sau đêm Noel 2014

(Kiến Thức) - Dòng người kéo về trung tâm Hà Nội đón Noel càng đông thì lượng rác thải càng nhiều. Nhiều người vô tư xả rác bừa bãi.


Theo ghi nhận của PV Kiến Thức từ khoảng 10h đêm 24/12, dòng người bắt đầu đổ ra khu vực Hồ Gươm, Hà Nội để đón Noel 2014.

Họ vô tư ăn uống..

...xả rác xuống đường bừa bãi.

...khiến khu vực quanh Hồ Gươm nhầy nhụa, bẩn thỉu.

Mặc dù có thùng rác ngay cạnh nhưng mọi người vẫn vô tư xả rác xuống đường.

Lối vào cửa hàng kem ngập rác.

Tuy nhiên, trong số rất nhiều người vô ý thức, vẫn còn những người tự giác giữ gìn vệ sinh công cộng.

2 cô gái trẻ, tươi cười, động viên nhau cùng nhặt rác ...

... mặc kệ dòng người qua lại.

Càng về khuya, lượng người đến khu vực Hồ Gươm càng đông. 2 cô gái trẻ vẫn kiên trì nhặt hết rác thải để ngày mai, khuôn viên Hồ Gươm sạch đẹp hơn.
07:24 25/12/2014
Tiến Dũng

Đêm Giáng Sinh:Thêm dịch vụ... 1 tiếng, "cò nhà nghỉ" phát tài

(Baodatviet) - Dù đã tăng giá gấp đôi binh thường nhưng các nhà nghỉ trên địa bàn Hà Nội vẫn rơi vào tình trạng... cung không đáp ứng nổi cầu

Bài ca cháy phòng

Đêm Giáng Sinh, người ta đổ ra đường đi chơi, đi ăn, và hầu hết các dịch vụ ăn theo như hàng quán đồ ăn vỉa hè, dịch vụ trông xe cũng tăng giá bất ngờ. Một chiếc xe máy gửi gần Bờ Hồ có giá 100.000 đồng. Một nồi lẩu vỉa hè trên đường Nguyễn Trãi có giá 400.000 đồng, tăng gấp đôi so với giá thường. Tuy nhiên tăng giá như vậy, nhưng nhiều nhà vẫn không đủ hàng để bán cho khách.
Còn về nhà nghỉ, vẫn như mọi năm, tình trạng cung không đáp ứng được cầu được lặp lại. Khảo sát một vòng các nhà nghỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong đêm Giáng Sinh từ 23h00, đại đa số các nhà nghỉ ngoài mặt đường, mặt ngõ đều treo biển hết phòng, hoặc khi vào gặp lễ tân đều có một điều khúc được nhắc đi nhắc lại "hết phòng anh ơi."
Nghịch lý, nhà nghỉ nào còn phòng mới treo biển thông báo, còn không treo biển thì hầu như đã kín phòng
Nghịch lý, nhà nghỉ nào còn phòng mới treo biển thông báo, còn không treo biển thì hầu như đã kín phòng
Thậm chí có nhiều nhà nghỉ trên đường Trần Duy Hưng, Chùa Láng, Pháo Đài Láng, Nguyên Hồng, Nguyễn Khang... còn có trường hợp chỉ cho thuê phòng theo tiếng. Tầm từ tối đến 24h, chủ nhà chỉ cho khách thuê dao động trong thời gian 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi, và giá phòng được tăng gấp đôi, gấp ba.
Chủ nhà nghỉ H.H trên đường Nguyễn Khang cho biết: "Làm như vậy để khai thác triệt để số phòng của mình có trong đêm nay. Những năm trước hoặc các mùa lễ hội khác chúng tôi biết có nhiều khách hàng đã lường trước nên họ thuê phòng, sau đó mới kéo nhau đi chơi, vì thế rất thiệt hại. Mỗi người một tiếng, tiếng rưỡi, trong một tối nhà tôi có thể cho được ba đôi như vậy thuê. Đến đêm mới cho khách ở qua đêm."
Theo khảo sát, đại đa số các nhà nghỉ đều tăng giá, trung bình là tăng gấp đôi, từ 120.000 đồng - 150.000/đêm đồng tăng lên thành 250.000 - 300.000 đồng/đêm.
Chủ nhà nghỉ M.T trên đường Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết để đáp ứng nhu cầu cho ngày này, nhiều phòng trước làm kho chứa chăn ga gối đệm, phòng cho nhân viên ở, phòng cho chủ nhà ở đều đã được dọn dẹp để biến thành phòng cho khách thuê nhằm tận thu trong đêm một năm mới có một lần này.
Không thiếu những trường hợp bi hài về việc tăng giá này. Tại cửa nhà nghỉ H.V trong một ngõ trên đường Chùa Láng, một cô gái bẽn lẽn đứng trước cửa nhà nghỉ. Phải mất khoảng 10 phút chàng trai mới đến. Nghe câu chuyện của họ, phóng viên mới biết được rằng nhà nghỉ tăng giá đột ngột và chàng sinh viên đã về ký túc xá để vay nhưng không ai có tiền, vì thế họ đành ngậm ngùi đi chơi Giáng Sinh một cách... trong sáng.
Cò nhà nghỉ lên ngôi
Tuy nhiên việc đông khách, đắt đỏ tăng giá như vậy chỉ diễn ra với những nhà nghỉ ở mặt đường, mặt ngõ dễ tìm, còn nhiều nhà nghỉ nằm trong ngõ ngách, khách không tìm đến đều cần một lực lượng cò để dẫn khách. Ngoài ra, cò còn được sử dụng để cạnh tranh, tranh khách của các nhà với nhau với mục đích lấp càng kín phòng cho chủ càng tốt.
Đội ngũ cò nhà nghỉ này hầu hết là đội ngũ xe ôm quanh khu vực đó. Trao đổi với ông N.H.H (SN 1970, Yên Định, Thanh Hóa) đang làm cò nhà nghỉ trên đường Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy, Hà Nội), ông H. cho biết: “Bình thường mình làm xe ôm, nhưng hôm nay phải làm thêm nghề này, kiếm khá phết, đúng là một năm chỉ có một lần.”
Đôi nam nữ được cò nhà nghỉ N.H.H đưa đến nơi
Đôi nam nữ được cò nhà nghỉ N.H.H đưa đến nơi "đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, kín đáo"
Ông H. chia sẻ: “Mình làm cò cho mấy nhà nghỉ quanh đây từ mùa Giáng Sinh trước rồi. Năm trước còn lớ ngớ, nhưng qua mấy vụ ngày lễ Tình yêu, ngày phụ nữ quốc tế, quốc tế thiếu nhi, trung thu, rồi phụ nữ Việt Nam… đến giờ thì thành cò chuyên nghiệp rồi. Một khách được dẫn vào nhà nghỉ thì cò phải đợi cho khách lên phòng, ổn định xong thì cò mới rời đi. Bởi lúc đó bàn giao khách cho chủ nhà xong xuôi, tôi mới được tính người khách này vào danh sách của mình. Mỗi khách như vậy tôi được 20% giá phòng.”
Với những câu chào mời, quảng cáo như “giá rẻ, kín đáo, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi…” hay “ngoài nhà anh ra đố em đi được đến nhà nào mà còn phòng nữa…” được sử dụng hết công xuất trong đêm Giáng Sinh.
“Những dịp lễ hội thế này, cũng phải cảm ơn các bạn trẻ có nhu cầu cao mà mình cũng tranh thủ kiếm thêm được vài trăm vài triệu, cũng bằng công chạy xe ôm mấy ngày chứ không ít.” – ÔNg H. cho biết.
Minh Tuệ

Xăng Việt đắt hơn Mỹ: Dàn đồng thanh kêu lỗ... lạ

(Baodatviet) - Về mặt lợi ích, chẳng doanh nghiệp nào muốn giảm giá cả. Họ có thể vin vào cái cớ liên bộ tăng thuế để không phải giảm giá bán.

Kêu lỗ thì lạ quá!
Từ tháng 6/2014 tới nay, giá dầu thế giới đã giảm khoảng một nửa, khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu đâu sẽ là mức sàn cho giá nhiên liệu này. Để đối phó với việc giá dầu thô giảm mạnh, dẫn đến nguồn thu xuất khẩu dầu thô và thu thuế nhập khẩu đều giảm, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư quy định, kể từ ngày 6/12 điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng xăng dầu theo hướng tăng lên để bù cho khoản thâm hụt. 
Cụ thể, thuế nhập khẩu xăng từ mức 18% tăng lên mức 27%, dầu diezen từ mức 14% tăng lên mức 23%, dầu hỏa từ mức 16% tăng lên mức 26%, dầu mazut từ mức 15% tăng lên mức 24%.
Với mức thuế trên, liên bộ cho phép doanh nghiệp giảm mức trích quỹ bình ổn từ 600 đồng/lít xuống còn 300 đồng/lít với tất cả các chủng loại xăng dầu.
TS Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) phân tích, nguồn thu từ xăng dầu đóng góp rất lớn vào ngân sách nhà nước, hơn 100.000 tỷ đồng. Chính vì thế, khi giá xăng dầu giảm quá mạnh, ngân sách bị hụt thu, ảnh hưởng đến đầu tư công, nợ công.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, giá dầu thô sụt giảm mạnh có thể không ảnh hưởng tới thu ngân sách năm 2014 mà sẽ tác động tới thu ngân sách năm 2015 mà dự toán thu vừa mới được Quốc hội thông qua với giá dầu thô dự toán khoảng 100 USD/thùng. Trong trường hợp xấu giá dầu thô bình quân năm 2015 chỉ còn 40 USD/thùng, Việt Nam sẽ thiệt hại so với giá dự tính khoảng 120 nghìn tỷ đồng riêng từ khai thác và xuất khẩu dầu thô, ngân sách hụt thu từ dầu thô khoảng 60.000 tỷ đồng chưa kể khoản hụt thu từ giảm giá nhập khẩu và tiêu thụ xăng dầu.
Khi Nhà nước không tăng được nguồn thu thì phải tính đến phương án cắt giảm chi tiêu, ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp và người dân. Việc Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu xăng dầu là biện pháp đối phó với diễn biến giá dầu đang lao dốc trên thị trường thế giới, ổn định nguồn thu. 
Từ giữa năm tới nay, giá dầu thế giới đã giảm khoảng một nửa
Từ giữa năm tới nay, giá dầu thế giới đã giảm khoảng một nửa
Còn theo PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công thương, thông thường, khi giá xăng dầu thế giới tăng, có hai phương án: sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu và giảm thuế nhập khẩu xăng dầu để mức tăng không quá lớn, giảm bớt thiêt hại cho người tiêu dùng và chi phí đó Nhà nước gánh chịu. Còn khi giá xăng dầu giảm, Nhà nước tăng thuế nhập khẩu để bù lại những thiệt hại trước đây.
Dù vậy khác nhau về quan điểm như vậy nhưng cả hai chuyên gia này đều cảm thấy "tức cười" khi chính các doanh nghiệp xăng dầu đồng loạt kêu lỗ. PGS.TS Phạm Tất Thắng nói: "Doanh nghiệp xăng dầu kêu lỗ thì lạ quá". Ông thẳng thắn, doanh nghiệp xăng dầu luôn có một dạng đồng thanh như trên, lúc nào cũng kêu lỗ, ngay cả lúc tăng giá liên tục. Ông Thắng đề nghị, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ các doanh nghiệp này có lỗ thật hay không.
Trong khi đó, TS Nguyễn Đức Độ chỉ ra rằng, doanh nghiệp luôn kêu vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Không một doanh nghiệp nào muốn giảm giá xăng dầu, bởi thế, khi đề nghị bộ tăng thuế họ có thể vin vào cái cớ đó để không phải giảm giá.
"Tăng thuế hay không không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp vì tăng thuế bao nhiêu họ tăng giá bán bấy nhiêu và ngược lại. Giá vốn tăng thì giá bán tăng, giá bán là giá vốn cộng các loại thuế phí cộng với lợi nhuận định mức, nước nổi thì bèo nổi.
Độc quyền nên không cần giảm giá?
Trước ý kiến so sánh giá xăng Việt đắt hơn giá xăng Mỹ, TS Nguyễn Đức Độ cho rằng đó là điều hiển nhiên và không nên so sánh như vậy bởi Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nên có chi phí vận chuyển, ngoài ra còn liên quan đến chính sách thuế của nhà nước. "Nếu Nhà nước áp thuế cao hơn Mỹ thì giá xăng Việt Nam cao hơn Mỹ cũng là chuyện bình thường".
Cũng theo ông Độ, suốt nhiều năm, mỗi lần giá xăng thay đổi liền dẫn đến một cuộc co kéo giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. 
"Nếu là thị trường xăng dầu cạnh tranh thật sự thì đã là chuyện có bao nhiêu bán bấy nhiêu tuỳ theo năng lực của doanh nghiệp, đã không có "ông lớn" nào chiếm 2/3 thị trường. Vấn đề mấu chốt của xăng dầu Việt Nam vẫn chưa được giải quyết, vẫn còn độc quyền và Nhà nước vẫn can thiệp bằng các biện pháp hành chính, được người nọ mất người kia, thuế cao thì dân thiệt, ngân sách và doanh nghiệp được lợi và ngược lại.
Đó là một cuộc co kéo và mỗi khi giá xăng thay đổi lại dẫn đến một cuộc co kéo khác, cứ loanh quanh như thế. Nếu cứ để độc quyền thì suốt ngày phải giải quyết chuyện giá cao-thấp, luôn phải đặt câu hỏi về số liệu, lợi nhuận... có minh bạch hay không. 
Đồng quan điểm, PGS.TS Phạm Tất Thắng nhấn mạnh, phải giảm bớt tính độc quyền nếu không, những vấn đề lâu nay vẫn đề cập về thị trường xăng dầu sẽ vẫn tồn tại vì cái gốc không được xử lý. 
"Nhà nước xác định xăng dầu là một mặt hàng đặc biệt và chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới được phép kinh doanh, thậm chí trong đàm phán các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được tham gia kinh doanh dầu nhờn mà không được phép kinh doanh xăng. Nói cách khác, Nhà nước đã dành thế độc quyền cho các doanh nghiệp. Nhà nước hy vọng với thế độc quyền như vậy, các doanh nghiệp sẽ là công cụ để Nhà nước quản lý và đảm bảo an toàn về năng lượng cho quốc gia.
Tuy nhiên, thực tế trong kinh tế thị trường mà bất cứ doanh nghiệp nào được rơi vào thế độc quyền thì người ta cũng sẽ phát huy tối đa lợi ích của độc quyền. Như giá xăng chẳng hạn, bởi độc quyền nên người ta chẳng cần phải giảm giá làm gì. Như vậy, nó mâu thuẫn với môi trường chung là chúng ta phát triển một nền kinh tế thị trường, thể chế thị trường".
  • Thành Luân

Quy định xử phạt hàng giả ở Việt Nam 'đá' nhau

SÀI GÒN (NV) - Tình trạng hàng giả, hàng nhái ở Việt Nam ngày càng phức tạp không chỉ do mất kiểm soát mà còn ảnh hưởng bởi chính sách quản lý chồng chéo khó hiểu từ nhà cầm quyền CSVN.

Theo báo Tiền Phong, tại cuộc họp báo “Cập nhật tình hình phòng chống hàng nhái, hàng giả dịp Tết 2015” của Hiệp Hội Chống Hàng Giả và Bảo Vệ Thương Hiệu Việt Nam (VATAP) sáng 23 tháng 12 tại thành phố Sài Gòn, ông Lê Thế Bảo, chủ tịch VATAP đã nhận định, quy định xử lý hàng giả ở Việt Nam hiện nay đang “đá nhau.”


Rượu ngoại có thương hiệu mạnh được làm giả nhiều nhất ở Việt Nam. (Hình: Tiền Phong)

Ông Bảo dẫn chứng: “Hiện có khoảng 35 văn bản quy định về chống hàng giả, hàng nhái nhưng nhiều quy định lại đá nhau, không phù hợp thực tế.”

Chẳng hạn, Bộ Y Tế quản lý nước đóng chai; Bộ Công Thương, nước giải khát; Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quản lý về tinh bột; còn tinh bột dinh dưỡng thì là cơ quan khác.

Về xử phạt hàng hóa bị làm giả, có văn bản thì nói “tịch thu, tiêu hủy” cái thì nói “loại trừ yếu tố vi phạm.” có nghĩa là vẫn được sử dụng.

Luật Sư Bùi Quang Nghiêm, phó chủ nhiệm Ðoàn Luật Sư Sài Gòn cũng đồng tình rằng, cơ chế thực thi hiện còn chồng chéo, chưa đồng bộ về số lượng cũng như chất lượng. Sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, xử lý chưa nghiêm...

Ông Bảo cũng cho biết, trong số hơn 31 mặt hàng bị làm giả, làm nhái mà VATAP thống kê được, rượu bia là mặt hàng được quan tâm đặc biệt, nhất là trong thời điểm cận Tết, với khoảng 10-15% mặt hàng rượu là hàng giả, hàng nhái. Ðặc biệt, có hiện tượng bán rượu giả cho khách ở một số nhà hàng khi khách đã ngà ngà say.

Trong khi đó, ông Ðỗ Hồng Hải, Phó tổng thư ký Hiệp Hội Bia-Rượu-Nước Giải Khát Việt Nam cũng thông tin rằng, không có sản phẩm, nhãn hiệu rượu mạnh quốc tế nào được phép sản xuất ở Việt Nam. Vì thế bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sản xuất các sản phẩm này đều là làm giả.

Ngoài ra, một mặt hàng khác được làm giả, làm nhái với tốc độ nhanh nhất là mỹ phẩm. Nếu sản phẩm gây được tiếng vang trên thị trường, thì chỉ tháng trước tháng sau là hàng giả, hàng nhái đã tràn lan. Bên cạnh đó, các mặt hàng điện tử điện lạnh, thậm chí là gas, xăng dầu... cũng bị làm giả rất nhiều.

Ðiều bất ngờ là ông Ðàm Thanh Thế, thư ký Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, không chỉ trong nước mà ở nước ngoài cũng sản xuất hàng giả hàng nhái gắn mác Việt Nam. Cơ quan chức năng vừa bắt 4 tấn nhãn mác thương hiệu có uy tín của Việt Nam để họ tuồn hàng về rồi đóng mác này vào. (Tr.N)

12-24- 2014 1:29:30 PM

Việt Nam 'đi mà không biết đi đâu'

HÀ NỘI  (NV) .- "Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được”.


Phụ nữ gánh vàng mã bán rong ở trung tâm thành phố Hà Nội. Thứ trưởng KH&ĐT CSVN than “chúng ta đi mà không rõ đi đâu”. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Ông Nguyễn Chí Dũng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư CSVN than thở như thế  tại hội thảo khoa học "Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam" do Ngân hàng Thế giới, và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 22/12/2014.

Cho tới nay, chế độ Hà Nội vẫn “kiên định tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa” với các kế hoạch kinh tế vá víu “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” giúp cho hàng triệu cán bộ đảng viên từ trên xuống dưới thi nhau tham nhũng, ăn hối lộ, đất nước thì tụt hậu.

Ông Nguyễn Chí Dũng chỉ trích các chương trình cải cách kinh tế của Việt Nam như “cải cách doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, xây dựng pháp luật… nhưng có vẻ chưa đủ nên ta lại tiếp tục cải cách thể chế.”

Theo đó, cải cách chỉ là để ra các rào cản mới, thấy sai, thấy tệ hơn bèn dẹp rào cản rồi tự ca ngợi là “cải cách”.

Ông ví von, theo tường thuật của tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn (TBKTSG), “cuộc sống đang là dòng chảy, thì Nhà nước đưa ra quy định để đổ đá và be đắp làm tắc nghẽn dòng chảy. Khi thấy sai rồi, nhà nước bỏ đá đi, thì gọi là cải cách, hay đổi mới thể chế.”

Theo TBKTSG kể lại, ông Nguyễn Chí Dũng đặt câu hỏi: “Như thế có phải là cải cách không? Tất cả câu chuyện như vậy ta phải nhìn như thế nào?". Và ông tự trả lời: "Chứ cá nhân tôi thấy, nếu dòng chảy đang tốt thì chúng ta phải hướng cho dòng chảy đúng chỗ nhanh hơn, mạnh hơn, thế mới là cải cách. Chứ không thể tư duy là bỏ đống đá vào, rồi thấy vướng, lại dỡ bỏ ra là cải cách".

Trong cuộc hội thảo nói trên, ông Nguyễn Đình Cung, viện trưởng CIEM nêu ra cho thấy Hàn Quốc thời thập niên 1960 kinh tế của họ cũng chỉ tương tự như Việt Nam. Sang đến thập niên 1980, Hàn Quốc đã bước vào giai đoạn hai của quá trình phát triển, trong khi Việt Nam ở giai đoạn một.

“Giờ họ đã bước sang giai đoạn 3; còn ta vẫn ở giai đoạn 1”, ông Cung nói. “Đó chính là sự khác biệt của họ và ta. Vì thế, cần nhấn mạnh vào sự khác biệt này để ta thay đổi, chứ không phải nhấn mạnh mãi những sự khác biệt để du di cho đổi mới.”

Tham dự cuộc hội thảo, ông Raymond Mallon, Cố vấn cao cấp Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam “chỉ ra hàng loạt các vấn đề hiện nay như nền kinh tế chậm chuyển đổi sang kinh tế thị trường cạnh tranh, thiếu sáng tạo trong kinh doanh, tăng trưởng chậm đối với khu vực doanh nghiệp nói chung, và các nhóm lợi ích có quan hệ với giới chức quyền lực giàu có nhanh nhờ có đặc quyền tiếp cận vốn, đất đai và thị trường.”

Ông Jeong Ho Kim, giáo sư Trường Chính sách và quản lý công Hàn Quốc, diễn giả chính tại hội thảo, trình bày rằng Chính phủ Hàn Quốc đã có hàng loạt các thay đổi để có được nền kinh tế thị trường ngày nay, làm quốc gia này trở nên thịnh vượng.

Trong đó, chính phủ Hàn quốc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gỡ bỏ các luật lệ bảo hộ các ngành công nghiệp công ích như vận tải, và doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, chính phủ Hàn Quốc cũng khuyến khích tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do; tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển; và tăng phúc lợi xã hội.

“Ông Kim cho biết, để đạt được sự thịnh vượng, Hàn Quốc phát triển dựa ba trụ cột của nước họ là chính trị đa nguyên, xã hội dân sự, và kinh tế dựa vào ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và sáng tạo cao”theo TBKTSG tường thuật.

Hai con đường trái ngược nhau, một con đường “12-24- 2014 4:34:19 PM  ta đi mà không biết đi đâu!" vẫn kiên định nhắm mắt đi tới và con đường phú cường thịnh hùng mạnh. (TN)

Quân đội - công an theo Tàu bảo vệ đảng

Phạm Trần (Danlambao) - Những ngày cuối năm 2014 ở Việt Nam chỉ thấy lan tràn những lời Lãnh đạo nhắc Quân đội và Công an phải tuyệt đối trung thành và chịu lãnh đạo toàn diện của đảng để chống “diễn biến hòa bình”, chống phá “các thế lực thù địch”, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và ngăn chặn việc “hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước.”

Nhưng cũng có biến chứng lạ dòng chói tai đã hết lời ca tụng sự giúp đỡ của Trung Cộng mà không dám nói đến tội ác của Bắc Kinh đã gây ra cho nhân dân Việt Nam trong 2 cuộc chiến ở biên giới phía Bắc (1979 – 1989) và Tây Nam (1978) vào dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội.

Mở đầu cho lệnh “mọi quyền lãnh đạo quân đội luôn thuộc về Đảng” và “chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sự lãnh đạo quân đội không thể phân chia cho bất kỳ một cá nhân nào, một lực lượng chính trị nào khác” đến từ Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng ngày 18/12/2014.

Nhưng tại sao ông Trọng lại phải nói ra điều bất thường này vào lúc đảng chuẩn bị Đại hội các cấp Đảng bộ tiến tới Đại hội đảng khóa XII vào đầu năm 2016?

Lý do vì từ 2 năm nay, nhiều thành phần đảng viên, kể cả những lão thành cách mạng, trí thức và cựu Sĩ quan đã gửi Thư và Kiến nghị chỉ trích Lãnh đạo tiếp tục lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin lạc hậu làm nền tảng xây dựng đất nước. 

Nhóm 61 Trí thức (trong thư ngày 28 tháng 07 năm 2014), đứng đầu bởi Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, vào Đảng năm 1939, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng khóa III, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, và 20 Sĩ quan (trong Kiến nghị ngày 02 tháng 09 năm 2014), do Trung tướng Lê Hữu Đức, nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu cầm đầu đã lên án việc Đảng sử dụng Lực lượng võ trang mà Quân đội và Công an là nồng cốt để đàn áp nhân dân đòi công bằng, dân chủ, tự do, chống chủ trương chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Cộng nhưng đảng lại lơ là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trước “mưu đồ biến Việt Nam thành “chư hầu kiểu mới” của Bắc Kinh.

Nhóm 61 Trí thức kêu gọi: "Với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa.

Trong khi đó 20 cựu Sĩ quan đòi hỏi: “Là người chủ và người bảo vệ đất nước, Nhân dân và lực lượng vũ trang phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của Quốc gia.

Phản ứng gay gắt

Trước đòi hỏi bất ngờ và quyết liệt của nhiều thành phần có úy tín trong đảng và quân đội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Cục chính trị Quân đội đã phối hợp tung ra nhiều bài viết phản bác để bảo vệ quan điểm đảng phải tiếp tục lãnh đạo toàn diện quân đội, công an và toàn xã hội.

Một trong số lập luận gay gắt nhất đã phản ảnh trong bài viết "Cảnh giác với những quan điểm sai trái lợi dụng “Dân chủ, nhân quyền” chống phá cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng" của Tác giả Đại tá, PGS, TS KHQS Trần Nam Chuân, ngày 11/12/2014 trên báo điện tử đảng CSVN.

Ông Chuân viết: “Thời gian gần đây, các thế lực thù địch đã và đang tăng cường chống phá cách mạng nước ta bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và quyết liệt. Cùng với các hoạt động phá hoại vào nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, trên các phương diện khác, chúng đặc biệt chú trọng lợi dụng các trang mạng xã hội để tiến công ta.” 

Tác giả không nêu đích danh nhóm nào nhưng viết tiếp rằng: "Dưới những chiêu bài "dân chủ, nhân quyền”, một số người tự xưng mình là những người có "sứ mệnh", một số người tự xưng là “trung thành “ với đảng, đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền” Việt Nam. Vậy thực chất quan điểm chính trị của họ là gì? Họ thường xuyên đăng tải những thông tin sai trái, thù địch, bịa đặt lợi dụng vấn đề "dân chủ, nhân quyền" nhằm nói xấu chế độ, chống phá nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước ở Việt Nam. 

Âm mưu và sự chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của các thế lực thù địch thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình” (DBHB) suy cho cùng hòng làm cho tình hình chính trị ở Việt Nam mất ổn định.” 

Để hậu thuẫn cho những cáo buộc không cần bằng chứng của mình, ông Trần Nam Chuân không ngần ngại vẽ ra nhiều âm mưu xấu để “phun nọc độc” vào đội ngũ những người đối lập với Đảng: “Chúng tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân, với nhiều chiêu bài, như “hỗ trợ kinh phí để thực hiện việc khiếu kiện”; “hỗ trợ nhân đạo kèm theo những điều kiện bắt buộc như tham gia hội, nhóm, tham gia tọa đàm, hội thảo...”; “kích động những người bất mãn với xã hội viết bài xuyên tạc, bôi nhọ cán bộ, công kích cấp ủy, chính quyền địa phương với mức trả thù lao rất cao.”

Nhưng ông này không ngừng ở đây mà còn tìm cách che đậy biến chứng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đang lan rộng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã mất niềm tin vào đảng. 

Ông Chuân cho biết: “Ngoài ra, các thế lực thù địch lợi dụng việc nhận thức hạn chế của một bộ phận nhân dân, kích động, gây bức xúc, hoặc lợi dụng sự bức xúc trong đời sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; dùng các thủ đoạn tác động vào lợi ích trước mắt để mua chuộc lòng tham của con người, hòng đạt tới mục tiêu gây ra sự bất ổn về chính trị, gây sự hoài nghi về vị trí, vai trò, khả năng lãnh đạo xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, từng bước hạ thấp vai trò của Đảng, phủ nhận lịch sử; tiến đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với xã hội, từ đó làm thay đổi chế độ chính trị, nhằm tạo ra cơ hội chính trị và lợi ích cho chính bản thân họ mà không hề mang lại lợi ích gì dù là nhỏ nhất cho tuyệt đại bộ phận các tầng lớp nhân dân trong xã hội.” 

Nhưng liệu những lời hù họa này có che dấu được nỗi lo ngại đảng đang gặp khó khăn vì chính ông Chuân đã cảnh giác: “Các thế lực thù địch cấu kết với bọn phản động trong nước và nước ngoài tăng cường các hoạt động chống phá nước ta bằng chiến lược “DBHB” (diễn biến hòa bình) với những thủ đoạn, hình thức mới hết sức thâm độc, nguy hiểm.”

Tư tưởng lung lay

Nhưng “diễn biến hòa bình” không phải là chứng bệnh nhập cảng như các dư luận viên của đảng vẫn rêu rao mà nó là căn bệnh phát ra từ trong nội bộ đảng, ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, quân đội và công an.

Bởi vì Tổng cục Chính trị quân đội đã chỉ đạo tăng cường công tác tư tưởng trong toàn quân vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân 22/12.

Một bài viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 16/12/2014 của Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho biết: "Trong những năm tới, bên cạnh thuận lợi là cơ bản, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường, tác động đen xen ảnh hưởng đến tình hình tư tưởng và công tác tư tưởng trong quân đội. Tình hình trên đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT (công tác Đảng, công tác chính trị) nói chung, công tác tư tưởng nói riêng.”

Ông Phấn đã lưu ý các đơn vị Quân đội rằng: “Công tác tư tưởng phải luôn giữ vững định hướng chính trị, kiên định Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng; chủ động, nhạy bén, bám sát đặc điểm tình hình nhiệm vụ, diễn biến tư tưởng của bộ đội… Tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Giáo dục tình hình, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ QS, QP, nhiệm vụ của quân đội, của đơn vị; giáo dục làm rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.”

Đây chính là lý do tại sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đòi đảng phải là lực lượng duy nhất và độc quyền lãnh đạo để bảo vệ chế độ tiếp tục theo Chủ nghĩa Cộng sản.

Nhưng liệu người lính Việt Nam có còn là những con cừu ngây thơ trước tình hình có vẻ như Quân đội cũng đang rạn nứt?

Tướng Phấn đã hé lộ vết nẻ này khi chỉ đạo phải theo dõi tư tưởng từng người lính. Ông nói: “Các cơ quan, đơn vị quán triệt và thực hiện tốt nội dung, yêu cầu các khâu, các bước của công tác quản lý tư tưởng ở đơn vị cơ sở, bảo đảm nắm chắc tình hình, diễn biến tư tưởng của bộ đội… toàn quân đẩy mạnh đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa, chủ động, tích cực phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Ông còn ra lệnh cho các đơn vị phải: “Đẩy mạnh đấu tranh tư tưởng-lý luận, phê phán những quan điểm, tư tưởng sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và các phần tử phản động, cơ hội chính trị, góp phần bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực, chủ động phòng ngừa, khắc phục, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong quân đội, lấy phòng ngừa, tự bảo vệ là chính…. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch nhằm thực hiện “phi chính trị hóa” quân đội, chia rẽ Đảng, Nhà nước với quân đội và nhân dân; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...”

Ghi công Trung cộng

Nhưng tại sao lãnh đạo Đảng và Quân đội lại có những hành động làm nhụt chí chiến đấu của bộ đội khi không dám có hành động tích cực chống lại kế hoạch chiếm đóng biển đảo Việt Nam của Trung Cộng ở Biển Đông?

Lập luận của Lãnh đạo là sử dụng các biện pháp hòa bình để đấu tranh với Trung Cộng, nhưng Bắc Kinh đã hành động để chiếm chủ quyền biển đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập trường “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” với Bắc Kinh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được Trung Cộng đáp trả bằng hành động mở rộng các bãi đá và đảo chiếm của Việt Nam ở Trường Sa thành các căn cứ quân sự kiên cố, bến cảng và sân bay để chiếm tài nguyên và đe dọa an ninh trực tiếp với Việt Nam.

Càng ngạc nhiên hơn, vào đúng ngày kỷ niệm 70 năm của Quân đội 22/12/2014, báo Quân đội Nhân dân đã đăng bài viết “Dấu ấn sâu đậm của tình hữu nghị Việt – Trung” của Lê Nguyên An để ghi công giúp đỡ của Trung Cộng trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Tác giả Lê Nguyên An mở đầu bài viết như thế này: “Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã phát triển từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từng bước đánh bại kẻ thù xâm lược có sức mạnh hơn mình gấp nhiều lần, viết nên truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng”, trở thành Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng. Có nhiều nhân tố góp phần vào sự lớn mạnh và trưởng thành của QĐND Việt Nam, trong đó sự ủng hộ, giúp đỡ từ Chính phủ, Quân đội và nhân dân Trung Quốc là một dấu ấn quan trọng.”

Viết về vai trò của Trung Cộng trong trận Điện Biên Phủ, Tác giả kể: "Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, với tinh thần và ý chí quyết chiến quyết thắng, sau 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, quân-dân Việt Nam đã giành thắng lợi vang dội. Góp phần vào thắng lợi to lớn đó, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của Trung Quốc. Trung Quốc đã chi viện cho chiến dịch 3.600 viên đạn pháo 105mm, là số đạn đi theo 24 khẩu pháo viện trợ đưa về Việt Nam từ cuối năm 1953, chiếm 18% tổng số đạn pháo sử dụng trong chiến dịch. Trong những ngày cuối chiến dịch, Trung Quốc còn giúp thêm một tiểu đoàn ĐKZ 75mm và 12 dàn hỏa tiễn (cachiusa) 6 nòng. Đây là hỏa lực mạnh nhất mà Việt Nam có được lúc bấy giờ và kịp thời tham gia đợt tổng công kích cuối cùng diễn ra chiều 6-5-1954, phát huy tác dụng rất lớn cho trận đánh quyết định ở Điện Biên Phủ.

Ngoài ra, Trung Quốc còn cử đoàn cố vấn quân sự và chính trị sang Việt Nam. Để giữ bí mật, đoàn cố vấn quân sự lấy tên là Đoàn công tác Hoa Nam gồm 79 người do đồng chí Vi Quốc Thanh làm trưởng đoàn. Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Trung Quốc cử một đoàn cố vấn quân sự ra nước ngoài. Ngoài đoàn cố vấn quân sự, Trung Quốc còn cử đồng chí Trần Canh (nguyên Phó tư lệnh cánh quân Tây Nam, Tư lệnh Quân khu Vân Nam) cùng một số cán bộ quân sự, trực tiếp làm cố vấn trong một số chiến dịch của QĐND Việt Nam.”

Vậy trong cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam Việt Nam thì Trung Cộng đã giúp bộ đội những gì? Lê Nguyên An kể tiếp: “Bước sang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, từ cuối năm 1954, đầu năm 1955, ngay khi miền Bắc vừa được giải phóng, nhân dân Việt Nam gặp khó khăn về mọi mặt, Tổng hội Cứu tế Trung Quốc đã kịp thời gửi 10.000 tấn gạo, 5 triệu thước vải cho nhân dân Việt Nam. Đó là nguồn động viên và trực tiếp góp phần giúp nhân dân miền Bắc vượt qua những ngày đầu khó khăn sau giải phóng.

Cùng với sự giúp đỡ về lương thực, phát huy tình đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Trung Quốc đã nhận đào tạo ngắn hạn và dài hạn hàng nghìn học viên Việt Nam tại các cơ sở đào tạo của Trung Quốc. QĐND Việt Nam còn nhận được một khối lượng vũ khí, đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật và hậu cần tương đối lớn từ Trung Quốc. Nguồn vũ khí, trang thiết bị chiến tranh đó đã được khẩn trương bổ sung, trang bị cho các đơn vị trong lực lượng vũ trang, góp phần phục vụ trực tiếp công tác huấn luyện và nâng cao sức mạnh sẵn sàng chiến đấu của QĐND Việt Nam.”

Tuy không nói gì đến số 320,000 quân lính Trung Cộng và cố vấn đã tham chiến ở Việt Nam giúp miền Bắc xâm lược Việt Nam Cộng hòa từ 1960 đến 1975, nhưng Lê Nguyên An đã kết luận: “Sự ủng hộ, giúp đỡ của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đối với QĐND Việt Nam đến nay vẫn là dấu ấm sâu đậm của tình hữu nghị Việt-Trung. Đó cũng là tài sản quý giá cần được gìn giữ, phát huy trong giai đoạn cách mạng mới.”

Cũng ngạc nhiên không thấy có bài viết nào ghi ơn Nga và các nước thuộc khối Liên Xô cũ đã giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo đuổi chiến tranh ở Nam Việt Nam, Lào và Cao Miên.

Như vậy, viết ra công lao của Trung Cộng nhưng lại cố tình tránh không dám nói đến những thảm họa cực kỳ dã man mà quân Trung Cộng đã gây ra cho nhân dân 6 tỉnh biên giới trong cuộc chiến kéo dài từ 1979 đến 1989, và số lượng vũ khí, đạn dược của Bắc Kinh dành cho quân Khmer đỏ trong chiến tranh chống Việt Nam và tàn sát hàng ngàn dân lành ở biên giới Tây Nam năm 1978 là hành động không có từ nào lên án nhẹ hơn là “khiếp nhược” của báo Quân đội Nhân dân trước tội ác không thể quên được của Bắc Kinh.

Như vậy thì Quân đội CSVN có còn là của dân, do dân và vì dân nữa không, hay đã theo lệnh đảng để nịnh hót Trung Cộng từ lời nói đến hành động?

Đối với lực lượng “Công an nhân dân” thì có khá hơn trong những ngày tháng cuối năm 2014?

Tuy không có những luận điệu gay gắt, cực kỳ bảo thủ nhưng Bộ trưởng Công an, Đại tướng Trần Đại Quang cũng đã công khai kế hoạch hợp tác chặt chẽ với Quân đội để bảo vệ quyền lãnh đạo của đảng và chủ nghĩa Mác-Lênin.

Trong bài viết ngày 19/12/2014 nhân kỷ niệm 70 năm Quân đội, Đại tướng Công an Trần Đại Quang nói: “Bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, quan hệ phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa Công an nhân dân và Quân đội nhân dân trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được nâng lên tầm cao mới dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng.”

Tướng Quang còn chỉ thị Công an phải: “Kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động phá hoại nội bộ, chia rẽ giữa Công an và Quân đội của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử xấu.”

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương (UVTW) Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy CATW, Thứ trưởng Thường trực còn nói ngày 21/12/2014: "Nhiệm vụ công tác công an năm 2015, cần tập trung nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.”

Đưa ra quyến định như thế thì rõ ràng cả cái lực lượng Công an thường phô trương là bạn dân cũng không còn là của dân nữa. 

Như vậy là cả hai lực lượng bảo vệ an ninh nòng cốt của Quốc gia, Quân đội và Công an, đã vượt khỏi tầm tay của nhân dân để biến thành công cụ cho đảng độc tài sử dụng bảo vệ chế độ y hệt như bên Trung Cộng đang làm. -/-

(12/014)


Những công nghệ quốc phòng đi trước thời đại của Mỹ

(Baodatviet) - Sau loạt thử nghiệm đột phá về công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng, Mỹ tiếp tục khiến phần còn lại của thế giới 'choáng' với tiêm kích dùng cồn thay xăng.

Tiêm kích dùng nhiên liệu sạch
NavyNews dẫn nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết, lực lượng này vừa có thử nghiệm mang tính đột phá khi cho tiêm kích hạm F/A-18 bay với vận tốc siêu thanh bằng nhiên liệu cồn rượu (ATJ).
Theo nguồn tin, Hải quân Mỹ kết hợp với tập đoàn Gevo - nhà sản xuất nhiên liệu isobutanol duy nhất trên thế giới, đã thử nghiệm thành công một chuyến bay siêu thanh sử dụng động cơ không dùng xăng tại Trung tâm Tác chiến Không Hải quân ở Patuxent River, Maryland.
Đây là thử nghiệm đầu tiên nhằm đánh giá một cách toàn diện hoạt động của động cơ sử dụng nhiên liệu ATJ pha xăng ở tốc độ siêu thanh (trên Mach 1) để chuẩn bị cho chiến đấu cơ F/A-18 chuyển sang sử dụng hoàn toàn nhiên liệu ATJ.
Hải quân Mỹ hiện đang tìm kiếm các loại nhiên liệu thay thế cho xăng trên các chiến đấu cơ nhằm tăng cường khả năng linh hoạt của các chỉ huy quân sự trên chiến trường và giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Các loại nhiên liệu thay thế được kiểm nghiệm và chứng nhận tại trung tâm Patuxent River với đội ngũ chuyên gia thuộc Đội Nhiên liệu Hải quân. Cuộc kiểm tra nhiên liệu ATJ trên chiến đấu cơ F/A-18 là một dấu mốc quan trọng để tiến tới việc tiêu chuẩn hóa quân sự loại nhiên liệu này. Nếu đạt tiêu chuẩn quân đội, nhiên liệu ATJ có thể chính thức được cung cấp cho Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.
Tiêm kích F/A-18 của Hải quân Mỹ
Tiêm kích F/A-18 của Hải quân Mỹ
Nhiên liệu ATJ được hãng Gevo chế tạo tại nhà máy sinh học ở Silsbee, bang Texas, sử dụng nguyên liệu isobutanol tại cơ sở lên men ở bang Minnesota. Isobutanol là một hợp chất hữu cơ không màu, dễ cháy và có thể được sử dụng như một nhiên liệu sinh học thay thế cho xăng.
Ông Patrick Gruber, Tổng giám đốc Gevo cho biết: “Chúng tôi rất tự hào vì đã đóng góp vào thành công trong chuyến bay thử của Hải quân Mỹ sử dụng nhiên liệu ATJ. Đây là thành quả của 4 năm trời nghiên cứu, và chúng tôi đã chứng minh được rằng ATJ là nhiên liệu thay thế khả dĩ cho cả lĩnh vực quân sự và dân sự”.
Hệ thống phòng thủ 'cực độc' của chiến hạm Mỹ
Theo Tạp chí National Defense (Nga) dẫn nguồn tin quân sự Mỹ tiết lộ, Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ độc đáo cho cụm tàu sân bay với tên gọi 'sương mù Pandarra'.
Hệ thống phòng thủ mới này có khả năng đối phó với bất kỳ mối nguy hiểm nào từ trên không, kể cả tên lửa hành trình. Nguồn tin cho biết thêm, cuộc thử nghiệm này đã được Mỹ tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến 25/6 tại đảo Guam.
Theo kịch bản của cuộc thử nghiệm, hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke của Mỹ là USS Mustin và USS Wayne E Meyer được giao nhiệm vụ bảo vệ tàu tiếp liệu chuyên hỗ trợ cho tàu ngầm USS Frank Cable - được ngụy trang như một tàu sân bay.
Hai chiếc khu trục hạm đã bắn ra những đám mây sợi carbon được gọi là “sương mù Pandarra” để bảo vệ cho chiếc tàu không bị tên lửa hành trình (mô phỏng) đánh trúng. Tạp chí quân sự Nga còn mô tả ưu điểm của “sương mù Pandarra” đó là chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các hệ thống đánh chặn tên lửa khác đang được sử dụng.
Đại úy David Adams - trưởng bộ phận ý tưởng công nghệ thuộc Hạm đội 7 cho biết, các hệ thống phòng thủ dạng màn sương vẫn được phát triển và hoàn thiện. Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu, nếu được đưa vào sử dụng hệ thống phòng thủ trên sẽ mở ra một trang mới cho lực lượng Hải quân Mỹ.
Theo kế hoạch, hệ thống phòng thủ mới này sẽ được trang bị trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke đầu tiên, Đại úy David Adams cho biết.
Hệ thống phòng thủ 'sương mù Pandarra' được thử nghiệm trên khu trục hạm
Hệ thống phòng thủ 'sương mù Pandarra' được thử nghiệm trên khu trục hạm lớp Arleigh Burke.
Đạn tự thay đổi hướng bay
Tờ Business Insider dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, Cơ quan Các dự án phòng thủ tiên tiến của Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) đã làm được điều gần như không thể và tưởng như chỉ có thể thấy trong phim, đó là chế tạo ra loại đạn có thể tự đổi hướng để bắn chính xác mục tiêu trong một môi trường bất lợi hay khi mục tiêu đang ẩn nấp.
Trong năm 2014, DARPA đã thử nghiệm thành công đạn cỡ 50 ly tự định hướng và thay đổi quỹ đạo khi đang bay. Đây là một cuộc thử nghiệm trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu có tên là “Đạn Chuyên dụng Siêu Chính xác”, viết tắt là EXACTO của DARPA. Dự án này có mục đích “phát triển những khí tài quân sự có tầm bắn xa hơn, giảm thiểu thời gian đối đầu trực tiếp với mục tiêu, và bớt đi những lần bắn trượt có thể làm lộ vị trí của người bắn”.
Loại đạn này có nguyên lý hoạt động tương tự như bom định hướng bằng laser được sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Vài tháng trước, DARPA đã thử nghiệm thành công đạn định hướng 50 ly với khoảng cách gần 2km. Đạn có những cảm biến quang học trước mũi nhằm thu thập thông tin khi bay đi và những hệ thống điện tử cho phép điều khiển cánh nhỏ của đạn, rất có thể sẽ bật ra khi đang bay.
Gần đây, chương trình EXACTO của DARPA đã tiến hành thử nghiệm bắn đạn thật, cho thấy khả năng dẫn đường khi đang bay của các loại đạn 50 ly. Một đoạn video đã được đăng tải, cho thấy đạn tự định hướng khi bay đến mục tiêu mà súng bắn tỉa với đạn thường không thể bắn trúng được.
Đoạn video cho thấy một cuộc thử nghiệm đạn định hướng của DARPA với súng trường được cố ý ngắm sang bên phải mục tiêu. Trong đoạn video này, đạn bay gần đến mục tiêu, thay đổi quỹ đạo bay và bắn trúng. Nếu công nghệ này được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ, lính bắn tỉa sẽ không còn phải lo đến những lần bắn hụt do điều kiện thời tiết nữa.
Hòa Sơn (tổng hợp)

Bộ trưởng mới của Nhật khiến Trung Quốc lo sợ?

(Baodatviet) - Người ủng hộ việc Nhật có thể tấn công phủ đầu kẻ thù khi sắp bị tấn công được chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng.

Quốc hội Nhật Bản đã tái bổ nhiệm ông Shinzo Abe làm thủ tướng vào ngày 24/12, dọn đường cho ông lập nội các mới với một bộ trưởng quốc phòng ủng hộ chiến lược tấn công phủ đầu.
Thủ tướng Nhật đã quyết định sẽ thay thế Bộ trưởng quốc phòng Akinori Eto bằng chính khách Gen Nakatani, đồng thời sẽ giữ nguyên những vị trí còn lại. Ông Akinori Eto trước đó bị nghi ngờ về cách sử dụng các nguồn ngân quỹ chính trị.
Ông Nakatani, 57 tuổi, đã từng đảm nhiệm chức vụ này và là người ủng hộ việc Nhật Bản có thể tấn công phủ đầu kẻ thù trong trường hợp sắp bị tấn công.
Lựa chọn của ông Abe cho vị trí lãnh đạo Bộ Quốc phòng xác nhận các mối lo ngại của Nhật về những đe dọa gia tăng từ CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc.
“Nếu các bạn nghĩ về những gì sẽ xảy ra một khi Mỹ rút đi thì chúng ta phải tính đến khả năng đáp trả. Đó là vì chúng tôi không thể ngồi nhìn và chờ chết” - ông Nakatani từng nói với hãng tin Reuters hồi đầu năm 2014.
Giới quan sát nhận định việc bổ nhiệm ông Nakatani có thể sẽ khiến Trung Quốc chỉ trích, nhất là khi mục tiêu công khai của ông Abe là thắt chặt chính sách an ninh, trong đó có việc sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép Tokyo đem quân ra nước ngoài.
Ông Gen Nakatani đến văn phòng Thủ tướng Abe ngày 24/12.
Ông Gen Nakatani đến văn phòng Thủ tướng Abe ngày 24/12.
Trước đó, phát biểu trong cuộc họp báo tại Tokyo ngay sau khi kết quả bầu cử Hạ viện được công bố, ông Abe nói: "Cải tổ Hiến pháp luôn là một mục tiêu của Đảng Dân chủ Tự do ngay từ khi nó được thành lập. Và tôi sẽ nỗ lực làm việc để củng cố niềm tin của người dân và để nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ công chúng".
Những dự định của Thủ tướng Abe về việc nới lỏng các hạn chế trong bản hiến pháp hòa bình của Nhật Bản, mà Mỹ áp đặt sau khi Thế chiến II kết thúc, đã vấp phải những phản ứng trái chiều từ dư luận trong nước và làm gia tăng những căng thẳng vốn đã tồn tại từ lâu trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Bên cạnh hiến pháp, ông Abe cho biết muốn thực hiện cả những cải cách giáo dục, với hy vọng có thể truyền bá chủ nghĩa yêu nước cho trẻ em và kêu gọi dư luận có cái nhìn bao dung hơn đối với các hành động bị chỉ trích của Nhật Bản thời chiến tranh.
Hơn nữa, cùng với việc sửa đổi hiến pháp, Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch hiện đại hóa lực lượng quốc phòng qua việc mua các máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, máy bay trinh sát, xe bọc thép lội nước và tàu ngầm chủ yếu của Mỹ. Chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua, Thủ tướng Abe sẽ càng có nhiều cơ hội thực hiện những bước đi này.
Trước đó, khi ông Abe mới trúng cử làm Thủ tướng cũng đã khiến Trung Quốc có nhiều lo lắng. Bên cạnh việc khôi phục nền kinh tế Nhật Bản, Abe còn đang nỗ lực tăng cường khả năng quân sự và tìm kiếm sự hỗ trợ cũng như hợp tác quốc phòng với các nước láng giềng, các đồng minh, đặc biệt là Mỹ. Ông luôn giữ một thái độ vô cùng cứng rắn đối với Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng cho biết trên Thời báo Phố Wall (WSJ), các quốc gia khác đang muốn Nhật Bản đóng vai trò tiên phong hơn nữa trong khu vực để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông thể hiện lo ngại rằng “Trung Quốc đang muốn thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hơn là luật pháp”.
Tuy nhiên, ông khẳng định: “Nếu chọn con đường đó, Trung Quốc sẽ không thể trỗi dậy trong hòa bình. Không chỉ Nhật Bản mà nhiều nước khác cũng đang lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhiều nước mong muốn Nhật Bản thể hiện quan điểm mạnh mẽ hơn. Họ hy vọng Trung Quốc phải hành động có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế”.

Tuyết Minh 
(Tổng hợp
)

Sập hầm Đạ Dâng: Nếu cứ quy tội... ông Trời

(Baodatviet) - Cần phải xem lại từ khâu thiết kế, giám sát tới thi công. Đương nhiên phải có sai chỉ là nằm ở khâu nào.

Ông Nguyễn Thế Phùng - Chuyên gia Hội đồng thẩm định Nhà nước về công trình ngầm là người có mặt tại hiện trường, tham gia giải cứu 12 nạn nhân bị mắc kẹt trong suốt 4 ngày, đánh giá đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo ông, để đưa ra kết luận nguyên nhân ngay lúc này thì còn quá vội vàng.

Song cũng như nhiều chuyên gia khác, ông Phùng khẳng định việc sập hầm Đạ Dâng, Chủ đầu tư đổ lỗi cho địa chất là lời bao biện, thiếu chuyên môn.

Cảnh tiếp tế sữa, cháo cho nạn nhân mắc kẹt
Cảnh tiếp tế sữa, cháo cho nạn nhân mắc kẹt

Địa chất nào sẽ có thiết kế đấy. Trong thành phố địa chất còn yếu hơn nhiều người ta vẫn làm được hầm. Không thể đổ lỗi cho địa chất, bản chất vụ việc là giải pháp kỹ thuật của đơn vị thi công thế nào?

Theo đó, ông Phùng cho rằng, cần phải xem lại từ khâu thiết kế, giám sát tới thi công. "Đương nhiên phải có sai chỉ là nằm ở khâu nào", ông Phùng khẳng định.

Bên cạnh đó, công trình này đã được chuyển qua rất nhiều đời chủ đầu tư, thời gian thi công cũng bị kéo dài nhưng thi công lại không có đánh giá, giải pháp kỹ thuật phù hợp thì cũng là nguyên nhân dẫn tới sự cố này.

Là người trực tiếp có mặt tại hiện trường, theo đánh giá sơ bộ và theo quan sát của vị chuyên gia này, thì công tác thi công tại dự án này rất sơ sài. Hầm đã bị bỏ lâu, nếu muốn thi công phải tiến hành thẩm định, kiểm tra, đánh giá lại tất cả nhưng nếu không làm mà cứ thế kéo vào thi công, sự cố xảy ra là tất yếu.

Ông cho rằng, khảo sát phải đánh giá đúng, không thể nói là lỗi bất khả kháng được. Đất nào sẽ có giải pháp kỹ thuật phù hợp, trừ khi khảo sát không phát hiện ra.

Biết địa chất yếu vẫn làm?

TS Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia giao thông nhận định, sự cố là do nhiều nguyên nhân. Có khách quan, có chủ quan nhưng nguyên nhân chính là do yếu tố con người. Đổ thừa cho chuyện địa chất yếu, cũng có nghĩa biết địa chất yếu nhưng vẫn cố tình thi công, đào ào ào để cho đổ, như vậy chẳng phải là làm bừa, là do chủ quan, do lỗi của con người.

Ở đây là sự thiếu trách nhiệm của nhà thầu, của chủ đầu tư, đơn vị giám sát, thi công...

Về quy trình thi công cũng thể hiện rõ có vấn đề. Việc gia cố tạm bợ, thiếu khoa học, không đảm bảo an toàn nhưng vẫn được thi công để dẫn tới sự cố sập hầm khiến 12 người mắc kẹt.

Việc giám sát, theo dõi quá trình đào không chặt chẽ. Trong quá trình đào nếu phát hiện rung chuyển, thiếu an toàn phải lập tức dừng lại và rút lui. Tuy nhiên, lại để xảy ra sự cố này chứng tỏ việc xem xét kỹ thuật ngay từ đầu đã bị xem nhẹ.

Một công trình quan trọng như vậy mà làm việc với tinh thần chủ quan, thiếu ý thức trách nhiệm thì sự cố xảy ra là điều được báo trước.

Tóm lại, các cơ quan chức năng cần phải xem xét một cách toàn diện. Thứ nhất phải, xem xét lại khâu khảo sát địa chất đã đánh giá đúng, đủ và có đưa ra những cảnh báo về nguy cơ địa chất, phương pháp ứng phó thế nào?

Thứ hai, giám sát thi công ẩu, không đảm bảo an toàn.

Thứ ba, khảo sát địa chất sai, dẫn tới công nghệ không tương thích là nguyên nhân dẫn tới khả năng tai nạn cao.

Thứ tư, khi làm có yếu tố chủ quan. Thi công cẩu thả, không tuân thủ các quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt dẫn tới sập hầm.

Cuối cùng, thiếu chuyên nghiệp, chủ quan, thiếu năng lực dẫn tới xác xuất tai nạn cao nên và đã xảy ra tai nạn.

Việc quy trách nhiệm thế nào? Trước hết, trách nhiệm chính ở đây là chủ đầu tư. Chủ đầu tư ngoài việc phải bồi thường, chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự cố còn phải chịu trách nhiệm về pháp luật nếu có.

Tất nhiên, có thể xem xét một số yếu tố khách quan, nhưng đó chỉ là nhân tố để xem xét giảm nhẹ chứ không thể trốn tránh, lẩn tránh trách nhiệm.

Lập đơn vị giám định độc lập xác định rõ nguyên nhân

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội, cho rằng cần phải lập Hội đồng giám định độc lập để xác định nguyên nhân, truy rõ trách nhiệm cụ thể.

Nguyên tắc trong xây hầm quan trọng nhất là biện pháp thi công, quá trình thi công không tốt, thời điểm thi công không phù hợp sẽ xảy ra sập hầm.

Trong sự cố vừa qua, có thể thấy đơn vị thi công đã không thể chủ động và không xử lý được tình huống.

Sập hầm Đạ Dâng: Minh oan cho "ông địa"

Ông Hùng bức xúc khi chủ đầu tư cho rằng đây là lỗi bất khả kháng, do địa chất yếu. Theo ông, không thể nói lún, nứt do thời tiết, vỡ ống nước Sông Đà là do khách quan.... điều kiện thiên nhiên có trước, làm sập hầm là do con người. Do không đảm bảo an toàn khi thi công, không xử lý được tình huống, không coi trọng tính mạng con người, do chạy đua tiến độ... việc đổ lỗi cho địa tầng yếu là cách thường thấy sau mỗi sự cố xảy ra.

Cách giải thích của chủ đầu tư thể sự bao biện, chưa cầu thị, chưa nhìn nhận trách nhiệm của mình. Với thái độ như vậy thì sẽ còn nhiều vụ việc tương tự xảy ra, vì cứ có lỗi lại đẩy cho ông trời, không thừa nhận sự yếu kém của mình để khắc phục.
Thứ Năm, 25/12/2014 06:49
Vũ Lan