Monday, June 1, 2015

Việt Nam phải làm gì trong tình hình Biển Đông hiện nay?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-06-01
Tàu hải giám Trung Quốc (phải) sử dụng một khẩu pháo nước để tấn công một tàu cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp trên biển Đông ngoài khơi bờ biển miền Trung của Việt Nam


Tàu hải giám Trung Quốc (phải) sử dụng một khẩu pháo nước để tấn công một tàu cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp trên biển Đông ngày 2 tháng 5, 2014-AFP
Tình hình Biển Đông và khu vực trước sự leo thang của Trung Quốc, là hết sức nghiêm trọng. Việt Nam cần có thái độ và sách lược thế nào cho phù hợp?
Anh Vũ phỏng vấn TS. Đinh Hoàng Thắng, cựu đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng Nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao VN về vấn đề này.
Anh Vũ: Thưa ônghội nghị Shangri – La lần thứ 14 ở Singapore vừa kết thúc, xin ông đánh giá kết quả của hội nghị này?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Trong 2-3 ngày vừa qua tại phiên đối thoại Shangri-La, người ta nói nhiều về hành động của TQ gây ra đã trở thành hiểm họa đe dọa hòa bình và an ninh trong khu vực, nó vi phạm các nguyên tắc về tự do đi lại trong lĩnh vực hàng hải. Và đặc biệt là, các đoàn đều đưa ra những biện pháp và đỏi hỏi đòi TQ phải dừng ngay các hành động như thế.  Tôi cho rằng, nhìn về khung cảnh chung của hội nghị đó thì đây là một diễn đàn cực kỳ quan trọng đối với an ninh và phát triển của khu vực.
Anh Vũ: Tình hình Biển Đông trước sự leo thang của TQ, đến lúc này là nghiêm trọng. Tướng Vịnh, được Reuters dẫn lời cho rằng, đây có thể là dấu hiệu rất xấu cho một tình huống rất phức tạp ở Biển Đông. Theo ông, lúc này VN nên có thái độ thế nào ?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Thái độ của VN thì bao giờ cũng phản ảnh một chính sách chung và những chiến lược tổng thế của VN, mà cái chính sách và chiến lược đó như hai mặt như hai mặt của đồng tiền. Thứ nhất là nó phải bảo vệ được chủ quyền của biển đảo, mà cái này không phải là bảo vệ xuông, mà phải bằng hành động, việc làm và sự hiệu triệu dân chúng và cái mặt thứ 2 là phải đảm bảo được một môi trường hòa bình, không chỉ nhất thời mà phải là hòa bình bền vững.
Các đoàn đều đưa ra những biện pháp và đỏi hỏi đòi TQ phải dừng ngay các hành động như thế. Tôi cho rằng, nhìn về khung cảnh chung của hội nghị (Shangri-La) đó thì đây là một diễn đàn cực kỳ quan trọng đối với an ninh và phát triển của khu vực
TS. Đinh Hoàng Thắng
Nhưng do sự phức tạp của tình hình, đặc biệt là do cái sự nói và làm của TQ là nó không bao giờ đồng nhất cả. Cộng với cái tương quan lực lượng về mọi mặt của VN và TQ, đôi khi nó còn do cả cái quán tính của tư duy đối ngoại cũ của VN còn rơi rớt lại nữa. Cho nên có thể nói, VN gặp khá nhiều khó khăn, khá vất vả trong việc thực hiện chiến lược tổng thể nói trên. Tuy nhiên cũng may, quan hệ quốc tế ngày nay nó đã khác xa, ngày nay thì trong khu vực cũng như góc độ toàn cầu thì cái hệ thống đối tác chiến lược và hệ thống đối tác toàn diện của VN đã được định hình và đã phát huy tác dụng. Đó chính là cơ sở nền tảng để thái độ của VN ngày càng bắt nhịp với những chuyển hóa của thời đại.
Anh Vũ: Hôm nay (31/5), Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter tới thăm VN. Được biết Bộ trưởng Quốc phòng hai nước sẽ ký một thoả thuận hợp tác Quốc phòng (đầu tiên) về thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa 2 nước một cách thực chất. Ông có đánh giá gì về chuyến đi này?

Máy bay tuần thám đặc biệt của hoa Kỳ đã chụp được ảnh các tàu Trung Quốc đang xây thêm đảo nhân tạo ngày 22 tháng 5, 2015
Máy bay tuần thám đặc biệt của hoa Kỳ đã chụp được ảnh các tàu Trung Quốc đang xây thêm đảo nhân tạo ngày 22 tháng 5, 2015. Video clip/AFP


TS. Đinh Hoàng Thắng: Hai bên sẽ ký kết một văn kiện, gọi là tuyên bố hay thông cáo về “Tầm nhìn chung”, đây có thể là một cái đánh giá về việc hợp tác hiện nay và cũng có thể là một cái lượng định về viễn cảnh về quan hệ quốc phòng giữa 2 nước trong thời gian tới. Tất nhiên, theo thông tin sơ bộ thì khả năng phía Mỹ sẽ chính thức thông báo việc bán các vũ khí quân sự để hỗ trợ cho VN trong lĩnh vực tuần duyên và tiếp nối.  Nếu tuyên bố đó được bạch hóa trong bối cảnh TQ đang ráo riết bồi đắp và thổ hóa các đảo đá của VN, thì nó sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều đó nó cho thấy, VN đã chuyển sang một tâm thế chủ động hơn trong việc đối phó với những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của VN từ phía TQ.
Thứ 2 là việc xích lại gần hơn với Hoa kỳ trong thời điểm hiện nay cho thấy đây là một đòi hỏi khách quan và tất yếu, mà khó có ai hay thế lực nào có thể đẩy lùi. Và cái thứ 3 nữa là, việc ký kết này diễn ra giữa 2 chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo VN sau chuyến thăm Bắc kinh và trước chuyến thăm Washington của Tổng Bí thư VN cho thấy, VN đang cố gắng kiến tạo một thế quân bình động trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ với các nước lớn nói riêng.
Anh Vũ: VN luôn khẳng định không liên minh với một bên nào để chống lại bên thứ 3. Trong khi đó, ông Ashton Carter Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói rằng “Tại Châu Á, vẫn có môt số nước nghiêng về phía Trung Quốc, một số khác thì nghiêng về phía Hoa Kỳ, nhưng hầu hết thì không muốn phải có một sự lựa chọn dứt khoát nào, và tôi nghĩ rằng điều này cần thiết để giữ sự đa dạng trong quan hệ ngoại giao ngay tại khu vực, trong thời gian tới”. Theo ông, điều đó có ý nghĩa gì?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Vâng, đây là một vấn đề liên quan đến triết lý an ninh không chỉ là riêng VN, mà còn của nhiều nước trong khu vực Asian. Như lời của Tổng trưởng Quốc phòng Ashton Carter là hầu hết các nước châu Á không muốn và họ không thể có một sự lựa chọn nhất nguyên nào cả, vì bản thân nước Mỹ cũng thấy duy trì cái sự đa dạng về quan hệ ngoại giao trong khu vực Đông Nam Á hiện nay là điều cần thiết. Nó cần thiết không chỉ cho Đông Nam Á, mà nó còn cần thiết cho cả chiến lược xoay trục và chính sách tái cân bằng của Mỹ. Tuy nhiên, mọi lý thuyết về chính trị, an ninh nhiều khi cũng là màu xám và nó không phải là bất biến.
Đừng chú ý quá về sách lược, mà nhiều khi vấn đề Biển Đông lại như vấn đề ở Ukraina hay vấn đề ở tận Trung Đông chẳng hạn. Cho nên kết luận của tôi khi trả lời câu hỏi này là, mọi sách lược chỉ là nhất thời, nhưng nguy cơ của TQ đối với độc lập chủ quyền và lãnh thổ của VN cái nguy cơ đó là nguy cơ vĩnh viễn
TS. Đinh Hoàng Thắng
Anh Vũ: Thưa ông, ông có cho rằng một lúc nào đó chính sách quốc phòng “ba không” của VN sẽ buộc phải thay đổi?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Đa dạng hóa hay đa phương hóa hay hội nhập toàn diện thì chính cái ấy để hướng về một thế quân bình, nhưng cái quân bình bao giờ cũng chỉ là tạm thời và trong quá trình duy trì chính sách ba không, thì một khi môi trường an ninh thay đổi thì tôi nghĩ mọi việc và mọi sự nó có thể khác. Ở đây vấn đề không phải là theo ai để chống ai, vì cái này VN đã có một bài học đắt giá trong chiến tranh lạnh rồi. Mà vấn đề đặt ra ở đây là, VN có thể và cần phải làm gì?
Phải tập hợp lực lượng, lấy lợi ích quốc gia làm hệ quy chiếu, lấy lợi ích tối cao của đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền khi chính những quyền lợi tối cao của đất nước bị xâm phạm. Đấy là bình luận của tôi về cái khả năng thay đổi của chính sách “ba không”.
Anh Vũ: Trong bối cảnh tình hình khu vực hết sức phức tạp, theo ông VN cần có một sách lược thế nào cho phù hợp?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Một trong những vấn đề nhận thức quan trọng, là phải phân biệt thế nào là sự quan tâm chung của cộng đồng quốc tế đối với các căng thẳng trên Biển Đông hiện nay và thế nào là những nguy hiểm thực sự đối với VN do việc TQ bồi đắp và đảo hoá các bãi đá. Bởi vì các căng thẳng trên Biển Đông, nói như Tổng trưởng Quốc phòng Nhật bản vừa rồi nói tại Đối thoại Shangri-La là, TQ đang liều lĩnh đưa cả khu vực trên bờ vực hỗn loạn.
Riêng về phía VN, thì các ĐBQH đang họp ở Hà nội cũng rất quan ngại, có đại biểu đã bày tỏ quan ngại khi cho rằng nếu TQ lặp lại kịch bản như việc đánh chiếm Gạc ma vào năm 1988. Vì vậy, cần lượng định cái tầm vóc nghiêm trọng của các hoạt động đơn phương do TQ gây ra trong vùng quần đảo HS-TS của VN thì mới phân biệt được cái sách lược và chiến lược. Đương nhiên là bây giờ nó đã khác với trước đây 2-3 năm, chúng ta ở trong nước đã gọi sự vật đúng tên của nó, không buộc phải gọi ám chỉ tàu lạ, nước lạ… xâm phạm vùng biển của VN nữa. Nhưng đừng chú ý quá về sách lược, mà nhiều khi vấn đề Biển Đông lại như vấn đề ở Ucraina hay vấn đề ở tận Trung Đông chẳng hạn. Cho nên kết luận của tôi khi trả lời câu hỏi này là, mọi sách lược chỉ là nhất thời, nhưng nguy cơ của TQ đối với độc lập chủ quyền và lãnh thổ của VN cái nguy cơ đó là nguy cơ vĩnh viễn.
Anh Vũ: Xin cảm ơn TS. Đinh Hoàng Thắng đã dành cho RFA cuộc trao đổi này.

Việt Nam Hoa Kỳ chính thức ký kết hợp tác quốc phòng

RFA-01-06-2015

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (L) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh ký Bản Tuyên Bố Tầm Nhìn Chung Về Quan Hệ Quốc Phòng trong một buổi lễ tại Bộ Quốc phòng tại Hà Nội vào ngày 01 tháng 6, 2015.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (L) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh ký Bản Tuyên Bố Tầm Nhìn Chung Về Quan Hệ Quốc Phòng trong một buổi lễ tại Bộ Quốc phòng tại Hà Nội vào ngày 01 tháng 6, 2015.
Trong chuyến viếng thăm Hà Nội của ông Tổng Trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, hai nước đã ký Bản Tuyên Bố Tầm Nhìn Chung Về Quan Hệ Quốc Phòng, là văn kiện được ông Carter gọi là văn kiện định hướng mở rộng mối quan hệ song phương giữa quân đội 2 nước.
Ông Carter nói rằng cả 2 bên sẽ tăng cường quan hệ đối tác, vì sau 20 năm bình thường hóa, có nhiều điều mà Hoa Kỳ và Việt Nam có thể cùng làm với nhau.
Tin tức Ban Việt Ngữ chúng tôi ghi nhận được cho hay nội dung bản tuyên bố bao gồm cam kết tăng cường trao đổi, thảo luận giữa quân đội 2 nước, tiếp tục chương trình huấn luyện và hợp tác cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo mà quân đội 2 nước đã thực hiện trong những năm gần đây.
Ngoài ra, phía Hoa Kỳ cũng hứa giúp Việt Nam trong công tác gửi quân tham gia trong những đơn vị bảo vị bảo vệ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, song song với những công tác hai phái đều đang làm như tìm kiếm quân nhân mất tích, rà phá bom mìn, tẩy đọc dioxin.
Ông Tổng Trướng Quốc Phòng Hoa Kỳ cũng loan báo Washington sẽ giúp Việt Nam số tiền 18 triệu dollars để cảnh sát biển của Việt Nam mua tầu tuần tra cao tốc.
Số tiền này đã được Hoa Kỳ hứa giúp Việt Nam từ năm ngoái.
Liên quan đến Biển Đông, trong cuộc thảo luận với Đại Tướng Phùng Quang Thanh, ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ có nói đến quan điểm của Hoa Kỳ là để nghị các quốc gia trong khu vực nên ngưng ngay những công tác liên quan đến bồi đắp và cải tạo ở các khu vực đang trách chấp chủ quyền tại Trường Sa.
Trong cuộc họp báo, Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam cho biết đã giải thích cặn kẽ với người đối tác về những gì Việt Nam đã làm trong vùng tranh chấp này.
Đại Tướng Phùng Quang Thanh nói là Việt Nam hiện đang đóng quân trên 9 đảo nổi và 12 đảo chìm; ở những đảo nổi thì Việt Nam chỉ cho kè kín chung quanh để tránh bị sóng đánh lở, hầu đảm bảo an toàn cho cư dân và các đơn vị đang đóng quân trên đảo.
Ông Thanh nói thêm là ở các đảo chìm, phía Việt Nam chỉ dựng những căn nhà nhỏ, có rất ít người cư ngụ, nhấn mạnh Việt Nam không hể mở rộng các đảo đang giữ, mọi hoạt động đều nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam và tất cả đều mang tính dân sự.
Hai vị bộ trưởng quốc phòng Việt-Mỹ cũng đề cập đến chủ trương giải quyết mọi tranh chấp chủ quyền bằng những biện pháp hòa bình, theo đúng luật pháp quốc tế, cũng như việc các quốc gia ASEAN sẽ nỗ lực cùng Trung Quốc để sớm thành hình Bộ Quy Tắc Ứng Xử, thường được gọi tắt theo tiếng Anh là COC.
Ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Carter cho biết Hoa Kỳ ủng hộ lập trường của Việt Nam, xem Bộ Quy Tắc Ứng Xử là một diễn đàn đa quốc gia, thể hiện tình thần muốn giải quyết tranh chấp bằng những giải pháp hòa bình.
Cũng cần nói thêm kể từ ngày hai nước bình thường hóa quan hệ, đây là lần thứ 5 tổng trưởng quốc phòng Mỹ đến Việt Nam. Riêng với ông Ash Carter, đây là chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên của ông, kể từ ngày ông nhậm chức hồi giữa tháng Hai vừa rồi.
Sau Việt Nam, ông Tổng Trưởng Mỹ sẽ đến thăm Ấn Độ, cũng để thảo luận với các viên chức lãnh đạo Ấn về hợp tác quốc phòng, và tình hình an ninh Châu Á-Thái Bình dương trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng hoạt động quân sự.

Trương Duy Nhất: “Hãy lên tiếng!”

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
dbb45-tdnhat-622.jpg
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất (thứ hai từ phải sang) sau khi ra tù.Courtesy photo
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất sau hai năm ngồi trong trại giam với bản án vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự vừa được trả tự do đã có những chia sẻ với Mặc Lâm về những trải nghiệm anh đã qua cũng như những gì mà anh tiếp tục làm trong tương lai mời quý vị theo dõi.

Ấn tượng về Anh Điếu Cày

Mặc Lâm: Mọi người đều biết anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã có thời gian bị giam chung với anh, anh có thể nói chút ít về ấn tượng của anh đối với anh Hải cũng nhưng kỷ niệm gì mà hai anh có với nhau trước khi anh Hải sang Mỹ được không ạ?
Ấn tượng của tôi nhất về Điếu Cày thì đó là một con người bản lĩnh kiên cường, khó tìm một người nào có ý chí và bản lĩnh như anh Điếu Cày, khó lắm.
-Trương Duy Nhất
Trương Duy Nhất: Ấn tượng của tôi nhất về Điếu Cày thì đó là một con người bản lĩnh kiên cường, khó tìm một người nào có ý chí và bản lĩnh như anh Điếu Cày, khó lắm. Bởi vì tôi và anh Hải Điếu Cày ở hai phòng sát nhau, hai phòng có bức tường cao khoảng 3 hay 4 mét gì đó, họ cách ly hai phòng lại. Ban ngày khi mở cửa, tôi bị đau lưng trèo không được thì anh Hải ảnh trèo lên tường ngồi tâm sự với tôi. Anh em nói chuyện với nhau, tôi ngồi bên này còn ảnh ngồi bên đó. Ấn tượng ban đầu khi mới vào nhìn thấy anh tôi thương lắm. Người ốm khô ốm quắt da bụng nó như dính vào lưng, sợ thật. Trong đó chỉ có anh với tôi là hai người cương quyết nhất, mạnh bạo nhất đấu tranh với trại giam. Anh Hải là một người về mặt ý chí, bản lĩnh thì tôi cho rằng khó tìm ra một người như thế.
Mặc Lâm: Việc anh Hải bị mang ra thẳng phi trường để sang Hoa Kỳ có làm anh bất ngờ không? Sau khi anh Hải ra đi và một mình ở lại anh có cảm giác thế nào?
Trương Duy Nhất: Bất ngờ thì không bất ngờ lắm bởi vì việc anh Hải Điếu Cày ra trại sớm và đi Mỹ thì đã có thông tin trước đó mấy tháng kia, khi có một đoàn cán bộ an ninh vào làm việc. Anh Hải ảnh ra gặp ai, làm việc thế nào thì anh ấy đều kể hết cho tôi cũng như tôi ra thăm nuôi, làm việc với quản giáo thế nào thì tôi cũng kể hết cho anh Hải.
000_Hkg9564658.jpg
Blogger Trương Duy Nhất tại phiên tòa ở Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng số 374 đường Núi Thành Quận Hải Châu Đà Nẵng sáng hôm 4 tháng 3 năm 2014.
Cán bộ của Bộ Công an họ vào họ gặp anh Hải, họ gọi ra bảo bên Bộ Ngoại giao Mỹ có quan tâm đến vấn đề của anh và muốn anh định cư và sinh sống ở Mỹ, họ tác động để trả tự do cho anh. Anh Hải khi vào ảnh có trao đổi việc đó với tôi và hai anh em cũng bàn bạc thống nhất với nhiều ý cho nên đã chuẩn bị trước. Khi đi anh Hải cũng để lại tặng tôi rất nhiều vật dụng chăn màn quần áo, ngay cả cái bát ăn cơm, cái thìa uống cà phê anh Hải cũng để cho tôi. Hai anh em chuẩn bị trước đó cả hơn hai tháng rồi nên cũng không bất ngờ lắm, thứ nhất là mừng “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” mà.
Bởi vì chúng tôi ở hai phòng sát bên cho nên mỗi lần có những điều không nói được, vì không phải ai trong cái khu đó mình cũng có thể tâm sự được, nên khi anh Hải ảnh trèo lên tường thì tôi viết sẵn lời tâm sự để chia tay với anh ấy. Tôi đưa tờ giấy mà bây giờ thì anh cũng biết rồi đó, tôi nghĩ sau khi đọc xong thì anh ấy hủy nó đi, hóa ra khi tôi ra tù mới bữa hôm qua tôi mới biết là ổng đem tờ giấy đó qua tới bên Mỹ luôn. Tôi bảo là dù sao đi nữa “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” anh ra thì em mừng.
Mừng khi nghĩ lại khi anh đi rồi thì ngày nào cũng thế tôi gọi: “Này! lên đài!” lên đài tức là leo lên tường ngồi nói chuyện với tôi. Tôi nhớ mãi cái hình ảnh anh mặc quần đùi đưa xương sườn ngồi nói chuyện suốt với tôi. Anh Hải có tặng tôi một số bài thơ và một số giấy tờ ảnh ghi tặng cho tôi mà cuối cùng khi ra trại họ cũng thu hết. Không biết tại sao cái bài thơ của Điếu Cày mà họ cũng lấy?

Kêu gọi mọi người hãy lên tiếng

Mặc Lâm: Sau ba ngày tự do và có điều kiện để xem lại những thông tin mà anh không biết sau hai năm dài, sự kiện nào làm anh chú ý và suy nghĩ nhiều nhất?
Một người lên tiếng như Trương Duy Nhất có thể nó cũng chưa là gì cả nhưng 10 người lên tiếng thì khác, 100 người lên tiếng, hàng nghìn người lên tiếng thì nó sẽ tạo những cơn dư chấn lớn hơn.
-Trương Duy Nhất
Trương Duy Nhất: Cái tôi suy nghĩ nhiều nhất là sau hai năm tôi ở trong tù tôi ra thì tôi thấy xu hướng lên tiếng, như tôi kêu gọi là mọi người hãy lên tiếng mà! Một người lên tiếng như Trương Duy Nhất có thể nó cũng chưa là gì cả nhưng 10 người lên tiếng thì khác, 100 người lên tiếng, hàng nghìn người lên tiếng thì nó sẽ tạo những cơn dư chấn lớn hơn. Tôi thấy cái thay đổi rõ nhất mà cái này là chuyện đáng mừng đó là sự lên tiếng đặc biệt của tầng lớp trí thức, những người cầm bút, nó lan tỏa rộng hơn và thậm chí nó hình thành những phong trào mà tôi cho là nó tác động tạo những xoay chuyển sẽ là những xoay chuyển lớn.
Như anh Nguyên Ngọc thành lập hội văn bút độc lập, lại thêm cái hội nhà báo độc lập công khai, rồi tôi cũng bất ngờ, hơn hai mươi nhà văn xin ra khỏi Hội nhà văn Việt Nam để viết văn cho nó tốt hơn, cho nó văn hơn! Câu chuyện đó cũng làm tôi hơi bất ngờ mà đó là bất ngờ thích thú.
Mặc Lâm: Anh từng nhiều lần khẳng định rằng việc làm của mình có mục đích khiến cho chế độ tốt hơn chứ không phải là đạp đổ nó. Với kinh nghiệm đau đớn sau hai năm trong nhà giam anh có thay đổi lập trường đó hay không?
Trương Duy Nhất: Lập trường này nó vẫn như thế anh à, nó vẫn như thế mà tôi cũng sẽ làm như thế. Quan điểm của tôi tôi đã nói hết trước phiên tòa rồi cũng như trong lời cảm ơn của tôi, cũng như trong cái bài phỏng vấn của RFA ngay sau khi tôi ra tù tôi cũng nói chuyện đó rồi. Cách làm của tôi cũng như quan điểm của tôi nó vẫn thế và tôi sẽ làm mãi như thế. Còn làm thế nào cho nó hiệu quả hơn thì phải tính. Tôi tin rằng bây giờ làm thì nó sẽ thuận lợi hơn. Sau hai năm tôi ra tù bây giờ tôi lên tiếng thì tôi thấy có nhiều người, nhiều cánh tay họ giơ lên cùng tôi hơn, nhiều người đứng bên tôi hơn. Cái đó là nguồn cổ vũ nó tác động cho mình mạnh mẽ hơn để có thể làm mình rút ra cái điều mình làm. Họ bắt nhốt mình hai năm tù mà nghĩ là lung lạc được ý chí của những người cầm bút như tôi là điều sai lầm. Ngược lại, đó là sự nung nấu ý chí, nung nấu ngòi bút của tôi.
Mặc Lâm: Xin cám ơn anh.


Trương Duy Nhất: Vâng cũng qua anh xin chân thành cảm ơn quý đài cũng như tất cả bạn đọc đã quan tâm đến tôi và câu chuyện của tôi trong suốt hai năm qua và tôi hy vọng sẽ còn tiếp tục vẫn còn quan tâm và ủng hộ sự lên tiếng của tôi trong thời gian tới.

Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận võ khí sát thương

RFA-01-06-2015
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Đại tướng Phùng Quang Thanh đón chào Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (phải)  trong một buổi lễ tại Bộ Quốc phòng ở Hà Nội vào ngày 01 tháng 6 2015.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Đại tướng Phùng Quang Thanh đón chào Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (phải) trong một buổi lễ tại Bộ Quốc phòng ở Hà Nội vào ngày 01 tháng 6 2015. AFP
Bãi bỏ cấm vận võ khí sát thương là điều Hoa Kỳ nên làm vì quyền lợi của cả hai nước, và Washington không nên gắn nhân quyền vào quyết định liên quan đến việc này, là lời phát biểu Đại Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam, đưa ra ngày hôm nay trong cuộc họp báo chung ở Hà Nội với Tổng Trưởng Quốc Phòng Ash Carter của Hoa Kỳ.
Trong cuộc họp báo, Tướng Phùng Quang Thanh nói rằng chính phủ Việt Nam tôn trọng tự do và quyền con người, bảo thêm là Việt Nam và Hoa Kỳ giờ đây đã là bạn bè, là đối tác toàn diện, do đó phía Mỹ nên dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán võ khí sát thương đang áp dụng với Việt Nam.
Đại Tướng Phùng Quang Thanh cho rằng Hoa Kỳ nên làm điều đó để thể hiện sự tôn trông, tin cậy lẫn nhau.
Về vấn đề này, ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ash Carter trả lời rằng các quan chức Hoa Kỳ thường xuyên trình bày thẳng thắn quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ trong các cuộc thảo luận về quyền chính trị và quyền làm người với các giới chức lãnh đạo Việt Nam, nói thêm rằng những điều đó ảnh hưởng đến quan hệ giữa 2 nước.
Dựa vào những nguồn tin khác nhau, Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do chúng tôi được biết trong kỳ thảo luận nhân quyền mới diễn ra ở Hà Nội hồi đầu tháng trước, phái đoàn Hoa Kỳ nói với phía Việt Nam rằng Washington đang là đồng minh của nhiều quốc gia, và đồng minh có nghĩa là phải chia sẻ những giá trị căn bản và bền vững, trong đó có giá trị về nhân quyền.
Một viên chức ngoại giao ở Washington kể thêm rằng trong cuộc thảo luận đó, phía Hoa Kỳ cho Việt Nam biết rõ rằng ngay cả chuyện Washington và Hà Nội có đồng quan điểm về những việc làm sai trái của Trung Quốc thì điều này cũng không đủ để giúp cải tiến quan hệ, để Việt Nam có thể trở thành đồng minh thật sự của Mỹ, tương tự như quan hệ mà Hoa Kỳ đang có với Nhật Bản ở Châu Á, hay với Anh, Pháp ở Châu Âu.

Ai không cho thông qua Luật Biểu tình?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-05-31





Người dân phản đối Trung quốc đưa giàn khoan 981 vao lãnh hải việt Nam
Người dân phản đối Trung quốc đưa giàn khoan 981 vao lãnh hải việt Nam-AFP
Một số ĐBQH vừa hối thúc thông qua Luật Biểu tình, để người dân có điều kiện bày tỏ tâm tư, nguyện vọng trong bối cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của VN.
Ai hay thế lực nào đã làm cho Luật Biểu tình bị trì hoãn quá nhiều lần?
Quyền tự do biểu tình là một trong những quyền của công dân đã được quy định trong Hiến pháp Việt nam từ 1946 cho đến nay, ở đó đều quy định công dân Việt Nam có quyền tự do biểu tình.
70 năm Luật Biểu tình vẫn chưa thành luật
Tuy nhiên, tính đến nay đã gần 70 năm Luật Biểu tình vẫn chưa được thể chế thành luật, với nguyên nhân đã bị trì hoàn nhiều lần, với nhiều lý do khác nhau. Cuối cùng vẫn không được trình Quốc hội để xem xét và thông qua.
Đánh giá về ý nghĩa và sự cần thiết phải có của Luật Biểu tình, LS. Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định:
“Quyền tự do biểu tình đã được quy định trong Hiến pháp 1946, tính đến nay đã gần 70 năm, nhưng vẫn chưa được thể chế thành luật. Và trong Hiến pháp năm 2013, cũng quy định quyền tự do biểu tình theo quy định của luật do QH ban hành. Tuy vậy, đến bây giờ cũng chưa có một văn bản luật trên đất nước này quy định quyền tự do biểu tình cả. Theo tôi đánh giá thì luật về biểu tình là vấn đề bức thiết, đó là điều cần phải có và có càng sớm càng tốt. Nó không thể kéo dài hơn 70 năm được nữa.”
Trên thực tế đã cho thấy, cho dù Luật Biểu tình chưa được Quốc hội thông qua, song các cuộc biểu tình tự phát của công nhân ở các khu công nghiệp hay người dân ở các thành phố, thị xã ở VN vẫn xảy ra thường xuyên. Cho dù các cuộc biểu tình này bị coi là bất hợp pháp, bị giải tán dưới nhiều hình thức khác nhau, thậm chí là bị đàn áp.
Quyền tự do biểu tình đã được quy định trong Hiến pháp 1946, tính đến nay đã gần 70 năm, nhưng vẫn chưa được thể chế thành luật
LS. Trần Quốc Thuận
Theo VnExpress, nói về giá trị tích cực của Luật Biểu tình, ĐBQH Dương Trung Quốc khi trao đổi với báo chí đã khẳng định: "Quyền biểu tình không chỉ là nhu cầu thực tiễn của xã hội mà gần như là chuẩn mực của thế giới về quyền tự do. Nếu có Luật biểu tình, tôi nghĩ sẽ có tác dụng tích cực cho xã hội".
Cách đây đúng một năm, ngày 30 /5/ 2014, dự án luật biểu tình đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, dự kiến được thông qua cuối năm 2015.  Tuy vậy mới nhất, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đã thông báo với Quốc hội rằng: Chính phủ đã đề nghị lùi thời gian trình dự án Luật biểu tình sang kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV (tháng 10/2016).
Một phiên họp Quốc hội Việt Nam, ảnh minh họa.
Một phiên họp Quốc hội Việt Nam, ảnh minh họa.
Bình luận về vấn đề này, TS. Phạm Chí Dũng thấy rằng, trong một thời gian dài, phía chính quyền VN đã tìm mọi cách để cố ý trì hoãn và kéo dài các luật về quyền tự do của công dân. Ông nói với chúng tôi:
“Thực ra luật Biểu tình đã đưa ra cách đây 4 năm, nhưng vẫn có một số thế lực ngầm cản nó và cho rằng, chỉ thông qua luật Biểu tình vào năm 2020. Cho nên tôi không nghĩ rằng Luật Biểu tình sẽ ra đời sớm ở VN, đặc biệt khi Dự thảo luật vẫn nằm trong tay của Bộ Công An. Có lẽ sớm nhất phải là cuối năm 2016, dưới sức ép của quốc tế và áp lực của công luận, dư luận trong nước thì may ra lúc đó Luật Biểu tình mới có thể được vận hành và triển khai.”
Cùng ngày báo Dân Trí cho biết, một số ĐBQH đã hối thúc Luật Biểu tình khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của VN. Thậm chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN, Đặng Ngọc Tùng đã kêu gọi nhanh chóng thông qua Luật Biểu tình để người dân có điều kiện bày tỏ tâm tư, nguyện vọng trong bối cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia.
Quyền biểu tình không chỉ là nhu cầu thực tiễn của xã hội mà gần như là chuẩn mực của thế giới về quyền tự do. Nếu có Luật biểu tình, tôi nghĩ sẽ có tác dụng tích cực cho xã hội
ĐBQH Dương Trung Quốc
Nói về lý do vì sao, đột nhiên các ĐBQH lại nhận thấy rằng cần phải thông qua Luật biểu tình một cách nhanh chóng. TS. Phạm Chí Dũng nhận định:
“Tôi cho rằng nước lên thì thuyền lên, vào năm 2011 họ chưa quan tâm lắm đến chuyện này, nhưng cho đến nay thì người ta thấy không thể dừng được nữa. Và vấn đề TQ đã trở thành một hiểm họa khôn lường và đặc biệt là từ đầu năm 2015 đã xảy ra 02 chuyện lớn. Một là chiến dịch hạ sát cây xanh ở Hà nội và sau đó là cuộc đình công của 90 ngàn công nhân Poyuen đã khiến nổ ra các cuộc biểu tình lớn rộng của người dân. Nên QH đã không thể dừng được nữa và hơn nữa tôi cho rằng một yếu tố nữa là do áp lực quốc tế muốn VN luôn luôn phải thực thi dân chủ và nhân quyền.”
Thế lực nào đã trì hoãn Luật Biểu tình
Bằng một thái độ hết sức thận trọng, LS. Trần Quốc Thuận giải thích các nguyên nhân có thể xảy ra trong việc chậm trễ thông qua các bộ luật của Quốc hội. Ông nói với chúng tôi:
“Theo văn bản quy trình xây dựng pháp luật, thì tất cả các luật trình ra QH thì phải có cơ quan trình và có một văn bản phân công là cơ quan nào trình. Việc trình cũng có một thực tế là có thể do chưa chuẩn bị tốt, chuẩn bị chưa chu đáo hay còn có nhiều ý kiến khác nhau… đó là vấn đề kỹ thuật nên chưa trình được. Do vậy phải tiếp tục đấu tranh với nhau để thống nhất, chứ không phải là QH quyết làm là xong, mà các cơ quan bảo họ làm chưa xong thì chịu.”
Với một thái độ lạc quan, LS. Trần Quốc Thuận phân tích các khả năng có thể, để Quốc hội có cơ sở thông qua Luật Biểu tình vào năm 2016. Ông cho biết:
Luật Biểu tình vừa qua bị cản, chính là do Chính phủ chứ không phải Quốc hội. Nhưng trong thời gian tới tôi cho rằng lực cản có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi và mọi phía, một khi các chính khách họ thấy rằng tạo ra lực cản hay lực đẩy thì có lợi cho họ
TS. Phạm Chí Dũng
“Nếu chương trình làm luật sẽ thông qua QH vào tháng 3 (2016) thì khả năng cuối cùng nếu họ làm tốt thì sẽ thông qua, hoặc là họ sẽ chuyển sang QH khóa sau. Tức là QH sẽ bầu vào tháng 4 (2016), thì phiên họp đầu tiên của QH khóa sau sẽ họp vào tháng 6, cái phiên họp đầu tiên thì sẽ là rất khó nếu có một luật nào trình ra. Nhưng nếu họ chuẩn bị tốt thì QH sẽ thông qua vào tháng 6 hay vào cuối năm 2016. ”
Khi được hỏi: Ai hay thế lực nào đã và đang cố tình trì hoãn Luật Biểu tình?
Hiến pháp VN quy định Quốc hội là cơ quan lập pháp, đồng thời là cơ quan quyền lực cao nhất, tuy vậy trong trường hợp Luật Biểu tình cho thấy nhiều lúc Quốc hội cũng bất lực. TS. Phạm Chí Dũng khẳng định:
“Trước đây chúng ta vẫn nghĩ là từ lực lượng bảo thủ trong Đảng, nhưng mà từ cuối năm 2014, khi xuất hiện hiện tượng đấu đá quyết liệt trong Đảng thì lực cản thuộc về bên Đảng, song có lúc lực cản thuộc về bên Chính phủ. Luật Biểu tình vừa qua bị cản, chính là do Chính phủ chứ không phải Quốc hội. Nhưng trong thời gian tới tôi cho rằng lực cản có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi và mọi phía, một khi các chính khách họ thấy rằng tạo ra lực cản hay lực đẩy thì có lợi cho họ.”
Việc Quốc hội thông qua Luật Biểu tình không chỉ là để đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân đã được Hiến pháp VN khẳng định trong suốt thời gian 70 năm qua. Đồng thời nó cũng phù hợp với  Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị của LHQ quy định và VN đã tham gia với tư cách thành viên năm 1982. Điều đó không chỉ giúp VN nhanh chóng hòa nhập vào thế giới tiến bộ, mà còn góp phần cho việc dân chủ hóa đất nước ngày càng tốt đẹp.

Hướng đi nào cho các tổ chức XHDS ở Việt Nam?

Cát Linh, phóng viên RFA
2015-05-30
wpqnpham-minh-dap_gqva622.jpg
Câu lạc bộ StandBy You, là trường dạy tiếng Anh hoàn toàn miễn phí dành cho các học viên nghèo, được thành lập chưa tròn một năm, nay phải tuyên bố ngừng hoạt động vì những áp lực, khó khăn từ phía chính quyền thành phố Hà Nội. Đây không phải là lần đầu tiên một tổ chức XHDS gặp phải nhiều đối kháng từ chính quyền các cấp. Điều này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về sự tồn tại của một tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.
StandBy You, hay còn gọi là Ngôi nhà tiếng Anh của Phạm Minh Đáp được mở ra hoàn toàn do số tiền anh dành dụm được trong 6 năm bán bong bóng cùng với quan niệm “sinh viên, tuổi trẻ cần phải biết tiếng Anh để học hỏi tiến bộ của các nước văn minh”. Tấm lòng của chàng hiệu trưởng của gần 100 học viên nghèo nhận được nhiều sự ủng hộ của các bạn trẻ trong nước, trong đó có cả các bạn người nước ngoài sang Việt Nam du lịch và tình nguyện làm giáo viên giảng dạy.

Bị sách nhiễu, gây khó khăn

Bắt đầu ngày 14 tháng 4 thì phía chính quyền bắt đầu sang có hạch sách về giấy phép hoạt động, giấy mở lớp tiếng Anh miễn phí và giấy phép của tình nguyện viên. Rồi người ta nói visa du lịch thì không được phép làm từ thiện, chỉ được phép du lịch thôi.
-Phạm Minh Đáp
Thế nhưng, mục đích của StandBy You và cũng như thiện chí của các tình nguyện viên đã nhận phải nhiều đối kháng từ chính quyền địa phương. Phạm Minh Đáp cho biết về những khó khăn mà Ngôi nhà tiếng Anh gặp phải gần đây:
“Bắt đầu ngày 14 tháng 4 thì phía chính quyền bắt đầu sang có hạch sách về giấy phép hoạt động, giấy mở lớp tiếng Anh miễn phí và giấy phép của tình nguyện viên. Rồi người ta nói visa du lịch thì không được phép làm từ thiện, chỉ được phép du lịch thôi.”
Theo điều số 7, mục 1 của luật cấp visa vào Việt Nam (theo luật ban hành mới nhất vào tháng 1 năm 2005) thì những người vào Việt Nam với visa du lịch (tourist visa) thì không thể chuyển đổi visa đó thành visa làm việc (working visa). Nhưng không nêu rõ về trường hợp làm việc từ thiện.
Bên cạnh đó, một người không muốn nêu tên làm việc trong cơ quan nhận hồ sơ xin visa du lịch vào Việt Nam thì khẳng định “Visa du lịch vào Việt Nam có thể làm những công việc mang tính chất từ thiện.”
Không những trường học và các thành viên bị sách nhiễu, gây khó khăn buộc phải ngừng hoạt động, mà bên phía chính quyền địa phương còn tạo áp lực đến chủ nhà, buộc nơi CLB StandBy You không được tiếp tục việc giảng dạy ở nơi đang thuê.
“Bác chủ nhà điện thoại cho chúng em rằng không được phép mở lớp tiếng Anh nữa, nếu không thì họ phải cắt giấy phép kinh doanh của bác ấy.”
1418891447205_nguoitienphong1-400.jpg
Anh Phạm Minh Đáp với xe bán bong bóng của mình. Courtesy sbyvn.org
Cho đến ngày 25 tháng 5 vừa qua, các thành viên của Ngôi nhà tiếng Anh họp lại và quyết định:
“Tạm thời chúng em phải dừng các hoạt động trong ngôi nhà lại vì chúng em không còn phòng để học nữa. nhưng để tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có cơ hội tiếp tục học nữa thì chúng em mở các lớp học ngoài công viên. ngày hôm nay là buổi học đầu tiên. Và lớp học rất là tốt.”
Cuộc nói chuyện này của chúng tôi diễn ra ngay sau  buổi học đầu tiên ngoài công viên của Ngôi nhà tiếng Anh. Đáp rất phấn khởi khi tinh thần của học viên và các tình nguyện viên không bị suy giảm.
“Hôm nay lúc 3 giờ chiều thì chúng em bắt đầu tổ chức ngoài đó. Số lượng học viên có tầm hơn 20 bạn. Học rất là tốt.”
Tuy không bị gây cản trở như những buổi học trong trường lớp, nhưng Đáp và mọi người vẫn phải gặp những trở ngại như:
“Bên phía công viên thì ủng hộ và không thấy gì hết. Vào lúc tối có một lớp ngoài công viên nữa nhưng phía công viên thì cứ hỏi giấy cho phép vào công viên và giấy cho phép thì phải xin phép trước. Văn phòng bên quản lý thì nói rằng phải xin phép. Lần sau cứ 10 người vào công viên thì phải xin phép và phải nộp khoản phí là 30 nghìn.”
Một trong những học viên của CLB Ngôi nhà tiếng Anh là Phạm Toàn, dù mới tham gia học được 4 tháng nhưng bạn cho biết sẽ làm bất cứ điều gì CLB cần để mọi người có thể tiếp tục.
“Em cũng đã nói ở trung tâm nếu có vấn đề gì cần nhờ em thì em sẽ giúp đỡ hết mình.”
Nói về cảm nhận của mình đối với StandBy You, Toàn cho biết:
Đến đấy mình giao lưu và nói chuyện với các tình nguyện viên nước ngoài. Họ rất nhiệt tình giảng dạy. Em không hiểu sao chính quyền lại cấm đoán như thế.
-Phạm Toàn
“Đến đấy mình giao lưu và nói chuyện với các tình nguyện viên nước ngoài. Họ rất nhiệt tình giảng dạy. Em không hiểu sao chính quyền lại cấm đoán như thế, và mình cũng rất hụt hẫng. Khi biết trung tâm bị đình chỉ thì em rất buồn và thất vọng.”
Phạm Minh Đáp cho biết tất cả những học viên đều bất ngờ và buồn.
“Từ khi thông báo thì các bạn sinh viên rất buồn, có bạn khóc và bảo rằng cứ tiếp tục đi.”
Trần Hồng Gấm, là một tình nguyện viên của Ngôi nhà tiếng Anh cho biết tình cảm gắn bó của mình:
“Em làm tình nguyện ở đây rất vui vì mọi người ở đây, thứ 1 là học tiếng Anh tạo ra 1 môi trường thân thiện, mọi người xem như là gia đình và học với nhau được rất nhiều thứ.”

“Hãy có một chiến lược!”

Ở Việt Nam hiện nay, được cho là có không dưới 10 tổ chức xã hội dân sự. Hầu như tất cả là do tự cá nhân thành lập nên và có phương cách hoạt động riêng. Người được cho là thành công vì có được hưởng ứng từ người dân cũng như các cấp chính quyền địa phương khi thành lập tổ chức xã hội dân sự mang tên Sách Cho Nông Dân, là Nguyễn Quang Thạch chia sẻ:
“ Em biết ở Viêt Nam mình nếu biết cách làm, nếu dùng sự tận tâm của mình, và vận động chính quyền, những người trong chính quyền thì vẫn làm được. tổ chức dân sự nào với mục đích nào cũng phải có một chiến lược.”
Nói thêm về ý nghĩa của cách làm, Nguyễn Quang Thạch cho biết:
“Việc bị đóng cửa, mình phải xem người giám đốc kia, người khởi sự chương trình kia họ đã đăng ký với chính quyền hay không. Nếu chưa đăng ký, chưa có tư cách pháp nhân thì người ta đến kiểm tra là chuyện đương nhiên thôi.”
Dù đăng ký hay không đăng ký, một tổ chức mang tính xã hội dân sự được quyền rộng rãi hoạt động ở Việt Nam là điều mà những người hoạt động xã hội cho rằng không dễ xảy ra. Vì thế, các nhà hoạt động xã hội cũng tự đặt câu hỏi ,trong tương lai, chắc chắn sẽ còn rất nhiều những StandBy You, Sách Cho Nông Dân… nhưng để có thể tồn tại và phát triển hay không thì dường như ngay lúc này chưa ai có được câu trả lời.

Thế kẹt của CSVN hiện nay

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Chưa bao giờ CSVN lại nhiều vua, lắm chúa như thời nay, BCT có 16 ông bà vua, bên ngoài nhìn vào coi có vẻ đồng lòng với nhau, nhưng thực ra trong đó có 3 phe chính, phe thân Trung Cộng, phe ngả về Mỹ, phe dung hòa, gió chiều nào che chiều nấy.

Các phe phái này luôn âm thầm gầm gừ đấu đá nhau trong các cuộc họp kín, chỉ cần một chút sơ hở là đem nhau ra trước cuộc học, phê bình, mổ xẻ. đã có lúc phe Nguyễn Phú Trọng tưởng chừng như đã lật ngược được thế cờ, khi nắm những yếu điểm tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng, nhưng Nguyễn Tấn Dũng đã đảo lộn thế cờ lại 180o, cuối cùng NPT phải tuyên bố không kỷ luật một Đ/C "X". 

Cay cú đến độ chảy nước mắt ra, nhưng NPT đã kịp nuốt cục tức vào bụng, để gầy sòng Bạc lại, khi đã chắc ăn NPT tổ chức cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm, rốt cuộc một lần nữa NPT lại bị bẽ mặt trước đại hội khi kiểm phiếu bầu. Người mà NPT chắc mẫm kỳ họp này sẽ hạ bệ qua màn bỏ phiếu tín nhiệm lại được nhiều phiếu tín nhiệm nhất, kể từ đó NPT chỉ biết dậm chân tại chỗ, tới đâu hay tới đó vì đối thủ của mình quá nặng ký, kể cả NPT biết chắc rằng chọc giận Nguyễn Tấn Dũng lên là vuốt râu Hùm, nên chỉ ngậm miệng cưới cầu hòa, rồi xúi đàn em bới móc những tội lỗi của Nguyễn Tấn Dũng từ trước đến nay hầu làm giảm uy tín của đối thủ. 

Một phe đứng giữa là phe gió chiều nào che chiều đó, không ngả về phe nào, thấy phe nào mạnh thì hơi ngả về một chút, nhưng một chân vẫn thủ thế, nếu có chuyện gì thì rút chân kia về. 

Trong các Nước Tư Bản chỉ có một Vua hay một Tổng Thống nên việc điều hành đất nước khá hanh thông. Còn đảng CSVN có tới 16 vị vua nên khi vào họp lấy ý kiến thì nhao nhao như một cái chợ, người đồng ý, người không đồng ý, người chỉ trích, người phê phán, người im lặng không ý kiến. Nói chung tất cả bằng mặt, nhưng không bằng lòng. 

Đất Nước đang lâm nguy họ biết, giặc đang lăm le lấn chiếm từng mét đất Tổ Quốc, họ biết rất rõ, hơn thế nữa họ còn ngấm ngầm ủng hộ kẻ thù bằng cách bắt giữ, khủng bố hết những ai ra mặt chống đối bọn xâm lược. Không có thời đại nào, người yêu Nước thành kẻ phản động, thành thế lực thù địch, diễn biến hòa bình, người bán Nước lại là kẻ được trọng dụng nhất, những gương mặt mốc này cứ ngày nọ qua ngày kia nắm giữ vận mệnh sinh tử, sự tồn vong từng giờ của Tổ Quốc, nhưng họ cứ phớt lờ không đếm xỉa gì tới lời cảnh báo của Thế Giới và những người yêu Nước. 

Thật sự ra trong số họ cũng có người muốn nhân cơ hội Mỹ nhảy vào biển Đông để thoát Trung, những người này đã biết và đã nhìn thấy người thợ săn đang chán chường vì rừng hết thú, trước sau gì người thợ săn đó cũng đè từng con chó săn của mình ra làm thịt để ăn cho đỡ vã, nhưng đâu phải một vài người họ quyết định mà được, vì còn những kẻ thân Tàu, họ muốn cầu cạnh ký kết với phía Mỹ xin được bảo vệ để thoát khỏi cảnh bị Trung Cộng kiềm chế kiểm soát từ trên xuống dưới, nhưng lại vướng và bị gờm bởi phe thân Tàu. 

Sóng ngầm đã dâng lên cuồn cuộn, khi Trung cộng ngang nhiên xây các căn cứ quân sự trên các bãi đá ngầm tại Trường Sa, Mỹ đã cho máy bay lượn tới lượn lui để do thám tình hình, Trung Cộng đã kéo pháo ra các đảo đó để phòng thủ, nếu phe muốn dựa Mỹ không quyết định được, thì tất cả sẽ có nguy cơ bị người Dân đẩy hết vô lỗ cống, vì người Dân đã nhìn rõ nguy cơ mất Nước và làm nô lệ trở lại thời xa xưa. Còn nếu quyết định thì nội bộ sẽ rối beng, có khi sẽ có đổ máu khi phe ngả về phía Mỹ làm đảo chánh. Đó là thế kẹt hiện nay của đảng CSVN, theo Mỹ cũng kẹt, mà theo Tàu còn mau chết hơn nữa, vì sóng ngầm đã mạnh lên, có nguy cơ thành sóng Thần dữ dội khi một bên nổ một tiếng súng. 

Mong sao lần này phe ngả theo Mỹ sẽ mạnh dạn, đứng lên nhanh chóng chỉnh lý, xóa bỏ chế độ CS lỗi thời, bắt giữ những nhân vật trong phe thân Tàu. để VN thoát khỏi móng vuốt của con Hổ đói đang muốn xơi tái miếng mồi ngon là VN. 

01/06/2015



Nhân quyền và Vũ khí

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-06-01
000_Hkg10184207.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh (P) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter (T) tại Hà Nội vào ngày 01/6/2015.

Sáng ngày 1/6/2015 tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và người đồng nhiệm Hoa Kỳ Ashton Carter ký một Tuyên bố về tầm nhìn chung về Quốc phòng giữa hai quốc gia. Sau đó trong một cuộc họp báo, Đại tướng Phùng Quang Thanh được báo VietNamnet trích lời như sau: "Mong muốn của VN là Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm này. VN và Mỹ giờ đã là bạn bè, đối tác toàn diện, có làm như vậy mới thể hiện sự tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, phù hợp với lợi ích của cả hai nước". Bộ trưởng đồng thời cho rằng không nên gắn việc này với vấn đề nhân quyền mà ông khẳng định VN đang đảm bảo rất tốt.
Luật sư Nguyễn Văn Đài từ Hà Nội không đồng ý với ông Phùng Quang Thanh rằng Việt Nam đang đảm bảo rất tốt vấn đề nhân quyền.
Tôi đánh giá rằng tình trạng nhân quyền trong những năm vừa qua không có được cải thiện một cách đáng kể, ngoài việc chính quyền có giảm việc bắt giữ những người đấu tranh dân chủ và hoạt động nhân quyền trong nước. Nhưng thay vào đó họ tiến hành những chiến dịch bạo lực tấn công vào những người hoạt động nhân quyền.”
Nhà báo Võ Văn Tạo tại Nha Trang cũng đồng tình với ý kiến này và đưa ra ví dụ về chính bản thân ông, sau khi đi dự một hội thảo về truyền thông tại Singapore, một việc mà ông cho là rất bình thường, ông đã liên tục bị cơ quan công an thẩm vấn.
Nhân quyền đổi vũ khí?
Từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh, người thường xuyên theo dõi tình hình Việt Nam cũng như quan hệ quốc tế của Việt Nam, hoan nghênh Tuyên bố tầm nhìn chung mà hai vị Bộ trưởng vừa ký ở Hà Nội. Tuy nhiên ông có nhắc tới sự hiện diện của ông cựu Đại sứ Mỹ David Sheer hiện là trợ lý Bộ quốc phòng về các vấn đề Châu Á Thái Bình dương. Luật sư Khanh nhắc lại lời ông cựu đại sứ đã tuyên bố rằng nhân quyền là điều kiện quan trọng trong vấn đề buôn bán vũ khí với Việt Nam. Luật sư Khanh tiếp lời:
Cho tới giờ phút này chúng ta vẫn phải chờ đợi trong những ngày sắp tới Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Việt Nam loại vũ khí nào. Tôi nghĩ rằng điều kiện nhân quyền vẫn là điều kiện tiên quyết để Hoa Kỳ đi xa hơn nữa với Việt Nam trong vấn đề vũ khí.”
Tôi nghĩ rằng điều kiện nhân quyền vẫn là điều kiện tiên quyết để Hoa Kỳ đi xa hơn nữa với Việt Nam trong vấn đề vũ khí.
- Luật sư Vũ Đức Khanh
Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng việc gắn vấn đề vũ khí với thực trạng nhân quyền là hợp lý vì không thể để những loại vũ khí mua được đó được đem ra đàn áp người dân.
Một nhà hoạt động dân sự khác từ Hà nội là Tiến sĩ Nguyễn Quang A phân tích vấn đề các loại vũ khí có thể sẽ được Hoa Kỳ bán cho Việt Nam:
Tôi nghĩ là phía Hoa Kỳ nói rất rõ ràng là những vũ khí mà họ gỡ bỏ lệnh cấm là để tự vệ, chủ yếu dùng cho đại quân, phục vụ cho biển Đông, chứ còn những vũ khí dùng để đàn áp người dân chắc chắn là họ không bán.”
Ông nói thêm là vấn đề nhân quyền vẫn là rất gay cấn, và việc vũ khí và nhân quyền vẫn trong quá trình đàm phán kín mà người ngoài khó có thể biết được.
Một bạn trẻ giấu tên hoạt động trong các phong trào dân sự trong nước tiếp lời:
Người ta cũng đặt câu hỏi là gần đây có vẻ như Mỹ bỏ lơ hồ sơ về nhân quyền của Việt Nam, để tập trung vào hồ sơ khác của Việt Nam như hồ sơ về kinh tế trong khi Hà Nội chưa có cải thiện gì nhiều về nhân quyền. Tôi nghĩ là Mỹ nên tiếp tục chính sách (với những ưu tiên về nhân quyền)”
Khi được đặt câu hỏi là nếu vì lợi ích của chính mình mà Mỹ có thể bỏ qua vấn đề nhân quyền của Việt Nam, bán vũ khí cho Việt Nam với tư cách là một đồng minh tự nhiên trong việc chống lại Trung Quốc, thì bạn trẻ này không đồng ý quan điểm đó.
Luật sư Nguyễn Văn Đài đề nghị rằng Hoa Kỳ nên đưa ra cho Việt Nam một lộ trình cải thiện nhân quyền chứ không nên chỉ thảo luận với Việt Nam mà không đưa ra một kết quả nào cả.
Kế "rễ sâu bền gốc"
Nhà báo Võ Văn Tạo đưa ra kinh nghiệm về chuyện Việt Nam đã chi tiêu rất nhiều tiền để mua võ khí hiện đại của Nga nhưng không thể so sánh được với Trung quốc. Ông nói tiếp:
Số vũ khí mua được của Mỹ là bao nhiêu để mà cân đối với Trung quốc? Tôi không cho rằng chuyện đó là quan trọng. Mà chuyện quan trọng là nếu Việt Nam muốn chống lại âm mưu thôn tính biển Đông của Trung quốc bằng cái đường lưỡi bò thì chắc chắn Việt Nam phải đứng trong một liên minh quân sự của Hòa Kỳ, Nhật Bản, Úc và các quốc gia ASEAN có nguy cơ trực tiếp với Trung Quốc như là Philippines.”
Anh Nguyễn Anh Tuấn, cựu sinh viên Học viện Hành chính tại Hà Nội, hiện đang làm việc thiện nguyện cho tổ chức dân sự Voice đồng ý với ông Tạo rằng chuyện mua võ khí dù là của Hoa Kỳ đi nữa cũng không giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề. Anh Tuấn lấy ví dụ về nước Nhật thời kỳ đầu của cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân:
Khi đó nước Nhật người ta cũng sôi lên chuyện mua sắm hay chế tạo các loại vũ khí hiện đại. Nhưng mà ông Fukuzawa Yukichi, người được coi là người thầy của nước Nhật hiện đại có cảnh báo xã hội là không nên quá trông đợi vào vũ khí, bởi vì cái kế sâu rễ bền gốc để nước Nhật có thể thịnh vượng sánh ngang hàng với Tây phương là cải cách, cải cách giáo dục, thể chế, khoa học, chứ không phải chỉ là vũ khí.”
Anh Nguyễn Anh Tuấn nói thêm rằng vấn đề quan trọng của Việt Nam không phải là mua vũ khí mà là Việt Nam định vị mình ở đâu trong thế giới hiện đại, là một quốc gia dân chủ độc lập hay là nằm trong quĩ đạo ý thức hệ với Trung Quốc. Nếu nằm trong quĩ đạo ý thức hệ của Trung Quốc thì mãi mãi là kẻ đi sau và thất bại trước một láng giềng có nhiều tham vọng như thế.
Câu chuyện về sâu rễ bền gốc từ Nhật Bản mà anh Tuấn kể ra không phải là xa lạ trong lịch sử Việt Nam. Cách đây hơn 700 năm, sau khi đánh tan quân đội của nhà Nguyên bên Trung Quốc, người đứng đầu quân đội Đại Việt là Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo trả lời vua Trần bên giường bệnh là nếu giặc phương Bắc lại ầm ầm kéo sang thì rất dễ đánh, chỉ sợ chúng thực hiện chiến thuật tằm ăn dâu, khi đó thì phải dựa vào sức dân để có rễ sâu bền gốc.
Phải chăng câu chuyện rễ sâu bền gốc thời Đức Thánh Trần chính là câu chuyện nhân quyền của thế kỷ 21?

Đảng Cộng Sản Hà Nội bán con người Việt Nam như bán nô lệ!


I. Khái Quát

Mặc dù là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa - tức là một đường lối chính trị được rao giảng là vì người nghèo- cho người nghèo nhưng Việt Nam lại đang là nước đứng đầu về tệ nạn xuất khẩu con người ra năm châu bốn bể. Thân phận con người Việt Nam trong Xã Hội Chủ Nghĩa chẳng lẽ nào cũng ngang hàng như hàng hóa hay sao?

Bốn chữ "xuất khẩu lao động" không hề nghe đến và tưởng tượng nổi vào thời Việt Nam Cộng Hòa nhưng lại trở thành phổ biến dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa kể từ năm 1980 trở đi. Đi theo Chủ Nghĩa Xã Hội mà lại bán con người như thế thì là một sự khôi không thể ngờ được trong lịch sử Việt Nam ta.

Bốn chữ "xuất khẩu cô dâu" cũng là bốn chữ mà người dân Việt Nam Cộng Hòa không nghĩ ra nổi, cũng chỉ xuất hiện dưới thời đại Xã Hội Chủ Nghĩa mà thôi. Tệ nạn buôn người qua ngã "xuất khẩu cô dâu" đang lan rộng, trở thành là phương thức buôn bán con người hợp pháp.
Nhiều công nhân xuất khẩu Việt Nam chịu cảnh lao động khổ sai (1) 

Người nghèo cùng cực phải bán thân, bán sức lao động trở thành nô lệ ở xứ người mà sống, đất nước ngày nay sao còn có người chẳng thấy điều này là sỉ nhục, là căm phẩn mà vẫn nhởn nhơ toan tính chuyện mua quan bán tước, chạy chức chạy quyền vào Đảng để ấm thân.

II. Thành tích "xuất khẩu lao động" của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

1. Thống kê về “xuất khẩu lao động

Giới chức Cộng Sản Hà Nội thừa nhận trong số 500 ngàn lao động Việt Nam được xuất khẩu, thì ít nhất 246 ngàn người là lao động nữ. 

Không ráng tạo ra các chương trình an sinh xã hội, tài trợ tài chánh dồi dào cho người nghèo về nhà cửa, thực phẩm, giáo dục, Cộng Sản Hà Nội thúc đẩy bán con người ra năm châu bốn bể để lấy ngoại tệ về cho Đảng, bất kể người dân phải làm những công việc nặng nhọc, thấp hèn mà dân bản xứ chê bai không muốn làm. Việt Nam được coi là một trong những nước xuất khẩu lực lượng ở đợ OSIN nhiều nhất Đông Nam Á. 

Sau đây là bản thống kê thành quả buôn bán con người- xuất khẩu lao động của Cộng Sản Hà Nội ra năm châu bốn bể, tổng kết các tài liệu từ Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và thống kê của cơ quan Liên Hiệp Quốc: United Nations Inter-Agency Project on Human Trafficking- UNIAP

Số lượng 747 ngàn người xuất khẩu lao động quá nhiều như vậy chỉ có thể đạt khi chế độ Cộng Sản độc quyền ở Hà Nội thúc đẩy khuyến khích xuất khẩu lao động. Các công ty dịch vụ tuyển người lao động ra ngoại quốc điều do Nhà Nước hoặc Đảng nắm hết. 

Tất cả các nạn nhân của cái gọi là xuất khẩu lao động phải mượn tiền để lo các chi phí dịch vụ khi nộp đơn đăng ký xin được xuất khẩu lao động cho nên dù bị ngược đãi như nô lệ ở xứ người, các nạn nhân cũng phải ráng chịu đựng vì bị ngập chìm trong nợ nần do tổn phí lo lót nộp cho Đảng và Nhà Nước để được đi xuất khẩu lao động.

Trang web dưới đây (của Đảng) cho thấy rõ ý đồ thúc đẩy xuất khẩu lao động- mua bán con người công khai của Cộng Sản Hà Nội (2)

Các nạn nhân nghèo khổ cùng cực phải bán sức lao động mà sống làm gì mà có nổi phân nữa số tiền cước phí cũng như tiền đặt cọc (từ 200 Mỹ kim đến 600 Mỹ kim.)

Ở Việt Nam, nhiều khi dành dụm cả nửa đời bằng sức lao động xích-lô ba gác cũng chỉ gom góp được hai ngàn đô là cùng trong một quốc gia có 17.5% tỷ lệ nghèo khó- với mức thu nhập bình quân quốc dân thấp nhất Đông Nam Á, không quá hai ngàn Mỹ kim một năm.

Cho nên, hầu hết các nạn nhân phải mượn tiền cả hai đầu, một đầu cho vay nặng lãi của bọn cò mồi tay chân và một phần từ các ngân hàng do cán bộ Đảng nắm. Đó là chưa kể tiền "trà nước" hối lộ qua các cửa để hồ sơ được suôn sẻ xuôi lọt. 

Dân nghèo tay trắng, không học thức không nghề nghiệp lấy đâu ra 1,200 đô-la mà nộp phí ngoại trừ mượn nợ bán thân. Chưa gì mà các nạn nhân đã chìm ngập nợ nần khoảng trên dưới gần cả ngàn Mỹ kim để có thể lên đường đi lao động-trở thành một thứ hàng hóa nô lệ trong hoạt động buôn người của chế độ.

Chính phủ đã có tiền cho mượn đi xuất khẩu lao động cả ngàn đô, sao không dùng tiền đó, cho các nạn nhân mượn để ăn học chi phi ở Đại Học, khi ra trường nếu có việc làm thì từ trả lại trong thời hạn 30 năm? Không, Cộng Sản Hà Nội không biết tính toán kiểu đó, họ chỉ bán dân để lấy ngoại tệ liền ngay tức khắc mà thôi.

Đây là căn nhà của bà Loan, mẹ của anh Trần Văn Tuyên. Anh Tuyên sanh năm 1991, đi lao động ở Mã Lai, bị ngược đãi và chết cháy tại Mã Lai. Ở trong một căn nhà như vầy thì gia đình anh Tuyên làm gì có 1,200 Mỹ kim để nộp hồ sơ xin đi lao động trừ phi lún sâu trong nợ nần để được đi lao động. (3)

Các nạn nhân chìm ngập trong nợ nần nên cắn răng chịu đựng tù đày, mong vừa trả nợ, vừa giúp gia đình thoát khỏi nghèo khó cùng cực. Thật không ngờ, dân tộc Việt Nam, văn hiến kiêu hùng đánh bại Mông Nguyên nay lại phải bán thân ở đợ nhục nhã khắp năm châu, bị đối xử như nô lệ.

Phải chăng đó là thành quả tốt đẹp của cái gọi là Chủ Nghĩa Xã Hội, chống đối chuyện người bóc lột người?

2. Thảm cảnh của nạn buôn bán con người do Đảng Cộng Sản Hà Nội tiến hành

Hàng loạt các vụ các nạn nhân của "xuất khẩu lao động" sống tồi tệ như nô lệ lần hồi được khám phá phanh phui. Ngoài vụ xưởng may ở Nga năm 2012 với 14 công nhân bị chết cháy vì bị nhốt trong xưởng không đường thoát; vào tháng chín năm 2005, hơn ba mươi công nhân- xuất khẩu lao động của Việt Nam đã phải kêu cứu trước chính quyền sở tại Malyasia. Mọi người bàng hoàng trước tình trạng các công nhân này khi phải sống trong các thùng "container," không có cầu tiêu hay nhà vệ sinh, tiêu tiện tại chỗ như heo hay như tù.

Chỉ trong ba năm 2006 đến 2008, chỉ dựa trên tin tức, bản thống kê số người Việt Nam xuất khẩu lao động bị sát hại hay thiệt mạng sẽ như sau:

Bản thống kê 2: Số người Việt Nam bị thiệt mạng khi đi "xuất khẩu lao động" 2006-2008

Đó là chưa kể những tai nạn lao động mà người Việt phải cắn răng chịu đựng vì không có luật pháp hay công đoàn bảo vệ khi đi xuất khẩu lao động. Các tai nạn lao động xảy ra với người Việt Nam đi xuất khẩu lao động điều bị giấu nhẹm nhưng các cơ quan từ thiện của Liên Hiệp Quốc, giới truyền thông cũng đếm được 600 tại nạn lao động dành cho nhân công Việt Nam tại Mã Lai chỉ trong ba năm 2006 đến 2008. Đài Loan cũng có khoảng 500 tai nạn lao động trong cùng thời gian.

Theo bản thống kê 1, Việt Nam có khoảng 748 ngàn lao động ở ngoại quốc thuộc diện "xuất khẩu lao động,” sống chết đói khổ không thể biết được. Giới hữu trách của Liên Hiệp Quốc cho rằng nếu 30 ngàn công nhân Việt Nam tại Nga thuộc diện "xuất khẩu lao động" sống tồi tệ như những nô lệ không có công đoàn, không có luật pháp che chở thì lao động Việt Nam ở những nơi khác cũng sẽ gặp những bất công tương tự.

Giới chức trách tại Nga đã khẳng định 14 công nhân Việt Nam bị chết cháy tại xưởng may ở thành phố Yegoreev vào ngày 11 tháng Tám năm 2012 là do các công nhân này bị khóa nhốt như nô lệ trong xưởng khiến không thể thoát ra khi xưởng bóc cháy do chạm điện. Những công nhân này sang Nga làm việc dưới dạng xuất khẩu lao động, và phải sống trong điều kiện tồi tệ, giam cầm.

Chị Bùi Thị Mịa, một nạn nhân của cái gọi là "xuất khẩu lao động", được giới chức trách Nga cứu thoát khi điều tra sau vụ cháy cho RFI biết như sau: "Từ lúc em sang ấy đến lúc về là 18 tháng lúc em xuống sân bay Việt Nam, em không có một đồng tiền trong tay… làm việc mỗi ngày 16, 17 tiếng đồng hồ... ăn uống thì mỗi tháng được một lần rau quả tươi..."

Giới hữu trách Liên Hiệp Quốc cùng với Cộng Sản Hà Nội buộc lòng phải thừa nhận 40% trăm lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Mã Lai hoàn toàn sống trong điều kiện ngược đãi như nô lệ. Như vậy, theo bản thống kê 1, 40% của 193,531 lao động Việt tại Mã Lai là vào khoảng 77 ngàn người Việt Nam phải chịu cảnh ngược đãi, nô lệ cưỡng bức lao động mỗi ngày. 

Điều này không có nghĩa là ở những quốc gia khác, các công nhân xuất khẩu lao động Việt Nam có một tỷ lệ lệ đối xử khá hơn ở Mã Lai. Vụ 14 công nhân xuất khẩu lao động Việt Nam bị nhốt rồi chết cháy trong xưởng may của Nga càng chứng tỏ ở mọi nơi, mọi quốc gia, thân phận người Việt Nam nghèo khó xuất khẩu lao động đang bị Đảng Cộng Sản Hà Nội bán đi một cách hợp pháp thông qua chương trình xuất khẩu lao động, điều chịu cùng một tỷ lệ, một nguy cơ ngược đãi nô dịch khổ sở kinh khủng giống như ở Mã Lai.

Nếu đúng là như vậy, nhân rộng 40% bị ngược đãi ở Mã Lai cho tổng số 747 ngàn lao động thì con số nạn nhân bị Đảng Cộng Sản bán đi thông qua chương trình xuất khẩu lao động tính từ 2001 đến 2011, bị nguy cơ ngược đãi nô dịch khổ sở kinh khủng sẽ là khoảng 298 ngàn người.

Hơn một phần tư triệu con người Việt Nam sống như nô lệ, bị lao dịch mỗi ngày khắp bốn bể năm châu trên thế giới. Đó là kết luận sáng chói cho thành tích buôn người của Đảng Cộng Sản Hà Nội thông qua chương trình "xuất khẩu lao động." 

Và nếu LỆ PHÍ GIẤY TỜ NỘP CHO ĐẢNG- NHÀ NƯỚC là 1,200 Mỹ kim cho mổi thân phận Việt cùng đinh nghèo khó bán sức lao động thì thông qua thân phận của 747 ngàn con người bị XUẤT KHẨU, Đảng Cộng Sản Hà Nội thu trước về túi riêng bao nhiêu?

III. Thành tích "xuất khẩu cô dâu" của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Thế nhưng trong việc mua bán con người, Đảng Cộng Sản Hà Nội không dừng lại ở chương trình xuất khẩu lao động mà còn buôn người qua một chương trình khác- quy mô, tàn nhẫn hơn và đem về nhiều ngoại tệ không kém thông qua phí giấy tờ dịch vụ- Đó là chương trình xuất khẩu cô dâu.

"Xuất khẩu cô dâu" là một điều mà chẳng có một công dân Việt Nam Cộng Hòa nào mà có thể tưởng tượng hay nghĩ đến nổi. Chỉ có sự "sáng suốt" của Cộng sản Hà Nội mới có thể đẻ ra chiêu bài "xuất khẩu cô dâu" kinh rợn như thế.

Việt Nam trở thành một quốc gia xuất khẩu đàn bà đứng hàng đầu tại Đông Nam Á. Vấn đề hôn nhân là một vấn đề đòi hỏi thời gian, duyên phận và tình cảm nay đã bị Đảng Cộng Sản Hà Nội biến thành một giải pháp hợp pháp để tiếp tục xuất khẩu thân phận con người đổi lấy ngoại tệ.

Đảng Cộng Sản Hà Nội làm ngơ và lấy tiền cấp giấy phép cho các dịch vụ môi giới hôn nhân dành cho người ngoài quốc, nở rộ từ Nam chí Bắc. Nếu không có sự khuyến khích của Cộng Sản Hà Nội thì làm gì mà chuyện xuất khẩu cô dâu có thể lan rộng đại trà như vậy.

Nhờ đó, các hoạt động mua bán đàn bà cũng có cơ hội phát triển thông qua sự hôn nhân giả tạo sau khi đã đóng đầy đủ các cước phí giấy tờ.

Chỉ dựa trên tin tức từ các hãng thông tấn như BBC, VOA, các báo chí của Cộng Sản Hà Nội thì số lượng cô dâu Việt tại các quốc gia châu Á sẽ như sau:

Tuy nhiên, giới hoạt động chống mua bán phụ nữ trẻ em của Liên Hiệp Quốc cho rằng con số thống kê trên là cách biệt quá xa với con số thực tế trước tệ nạn mua bán phụ nữ Việt Nam đang diễn ra đại trà phổ biến do Đảng Cộng Sản Hà Nội âm thầm trợ giúp và làm ngơ để lấy ngoại tệ. 

Tin tức minh họa sự tố cáo của thế giới đối Với giới chức Cộng Sản Hà Nội Về những liên hệ mua bán phụ nữa trẻ em VN (4)

Cộng sản Hà Nội hời hợt khi đưa ra những con số thống kê về tệ buôn bán phụ nữ thông qua thủ tục hôn nhân và chỉ xuôi cò thừa nhận các dữ liệu thống kê khi đã được giới chức Liên Hiệp Quốc thông báo. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 30 ngàn cô dâu bị mất tích không biết rõ số phận ra sao. 

Vào ngày 15 tháng Giêng năm 2015, cảnh sát Mã lai đã giải cứu khoảng 136 phụ nữ Việt ra khỏi tình trạng bị cưỡng bức hành nghề mãi dâm. Trong số gái mãi dâm bị bắt tai Mã lai năm 2012, sở cảnh sát cho biết tổng số phụ nữ gái mãi dâm gốc Việt đã lên đến 3,456 người. Đương nhiên, con số mà nhà chức trách Mã Lai đưa ra không thấm vào đâu so với tổng số gái Việt hành nghề mãi dâm tại xứ này hiện chưa được pháp luật bắt bỏ tù. 

Số phụ nữ Việt Nam bị cưỡng bức hành nghề mãi dâm tại Mã Lai hầu hết đều là nạn nhân của hôn nhân giả tạo với người Trung Quốc, Đài Loan bán sang Mã Lai. Chỉ có 35% là nạn nhân của các vụ xuất khẩu lao động

Riêng tại Ghana, VOA đưa tin cảnh sát sở tại cùng với Interpol đã bắt và giải cứu 6 phụ nữ Việt Nam bị bắt làm nô lệ tình dục do các "má mì" Trung Quốc đưa sang. (5)

Tệ nạn xuất khẩu cô dâu qua ngã biên giới Trung-Việt đang gia tăng đến mức kinh khiếp và được mọi tổ chức của Liên Hiệp Quốc lên tiếng cảnh báo. Thành ngữ “Brides for sale” đang trở thành phổ biến trong giới truyền thông thế giới khi diễn tả những hoạt động buôn bán phụ nữ Việt Nam- xuất khẩu cô dâu (MARRIAGE TRAFFICKING) xuyên qua biên giới Việt-Trung.

Bản Đồ 1: Các trục lộ "Xuất Khẩu" buôn người từ Việt Nam sang Trung Quốc (source UNIAP*)

Chi tiết của bản đồ 2 phía dưới cho thấy các cô dâu Việt được "cung cấp" từ những nơi như Nghệ An, Yên Bái, Lào Cai, Tây Ninh và Sóc Trăng. Như vậy, "xuất khẩu cô dâu" đã trở thành đại nạn cho dân tộc Việt từ Nam chí Bắc sau 40 năm theo kinh tế Chủ Nghĩa Xã Hội độc tài Đảng trị. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy nền an sinh xã hội Việt Nam đã hoàn toàn đổ vỡ.

Bản đồ 2: Những địa phương "cung cấp" cô dâu Việt XUẤT KHẨU qua Trung Quốc (source: UNIAP*)


Xin ghi chú là các hoạt động bán mua phụ nữ cho vấn đề tình dục (sex trafficking) vẫn thường xuyên đội lốt hôn nhân giả tạo. Các tỉnh miền Bắc cung cấp 100% tổng số phụ nữ XUẤT KHẨU thuộc diện "sex trafficking" sang biên giới Việt Nam- Trung Quốc. Số liệu thống kê về tệ nạn mua bán phụ nữ Việt qua ngã xuất khẩu cô dâu còn bị rời rạc vì những báo cáo điều dựa trên sự phát hiện của giới hữu trách hoặc của giới truyền thông trong khi con số thực tế các hoạt động mua bán phụ nữ Việt Nam thông qua ngã hôn nhân thoát lưới Pháp Luật, thoát ánh mắt theo giới của báo chí, interpol thì sẽ cao hơn rất nhiều, không cách gì có thể ngờ đến nổi.

Các đường dây mua bán phụ nữ thông qua hôn nhân thì tổ chức ngày một tinh vi, có sự trợ giúp của các viên chức tham nhũng khiến tệ nạn mua bán phụ nữ, xuất khẩu cô dâu tại Việt Nam cứ mỗi lúc mỗi gia tăng. Sự việc trầm trọng đến nỗi buộc cộng sản Hà Nội phải thừa nhận có 30 ngàn cô dâu bị mất tích.

Vào năm 2006, trước áp lực của các tổ chức liên Hiệp Quốc, VN-Express phải làm bộ kêu hoảng cho có kêu vì từ đó đến nay, tình hình mua bán phụ nữa Việt qua ngã xuất khẩu cô dâu hay XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG vãn không hề thay đổi, suy giảm mà còn nguyên hiện trạng nhọc nhằn khổ đau.(6)

Cũng từ năm 2006 đến nay, tỉ lệ phụ nữ Việt Nam bị bán qua biên giới, nhất là biên giới Việt Trung vẫn không hề suy giảm, cho nên bản tin trên của VN_EXpress chỉ là một sự minh họa một đại nạn của dân tộc, đang gậm nhấm từ từ vào tinh thần, quốc hồn quốc túy và quốc sĩ của dân tộc, đang bất lực trước nạn buôn người ngày một hoành hành dưới sự trợ giúp của một chế độ, một đội ngũ công an lên đến cả triệu người, "chỉ biết còn Đảng còn mình"

Thân phận của những cô dâu XUẤT KHẨU cũng không khá gì hơn những người bị XUẤT KHẨU dưới diện lao động. Các cô dâu Việt bị xuất khẩu tường trình với giới chức trách của Liên Hiệp Quốc là họ bị bán đi bán lại cho nhiều gia đình, họ bị nhốt trong nhà, bị đánh đập và nếu không hiểu bên gia đình chồng nói gì vì khác biệt ngôn ngữ, họ bị phạt bằng cách bỏ đói.

Thảm cảnh của các cô dâu Việt bị xuất khẩu, đương nhiên, không thể vài dòng mà có thể diễn tả hết được nổi đau, máu và nước mắt của họ. Đây chỉ là một sự tóm lược tối thiểu về những gì mà thân phận người phụ nữ Việt Nam phải trải qua do chính sách khuyến khích bán buôn thân xác con người của chế độ Cộng Sản Hà Nội để kiếm ngoại tệ.

Trung bình, ngoài chi phí vé máy bay, chi phí du lịch và ăn ở, người đi mua cô dâu Việt phải tốn lệ phí giấy tờ cho Đảng là 2,700 Mỹ kim cho đến 5,500 Mỹ kim. Nếu thực sự là như vậy thì với 242 ngàn cô dâu đã XUẤT KHẨU, Đảng lấy về bỏ túi trước mắt là bao nhiêu?

KẾT

Tệ nạn XUẤT KHẨU con người qua diện xuất khẩu lao động hay diện xuất khẩu cô dâu lẩn mua bán thân xác phụ nữ tại Việt Nam sẽ không có hy vọng thuyên giảm hay "cải thiện"" khi mà chế độ Cộng Sản Hà Nội chỉ biết buôn dân kiếm ngoại tệ hơn là ban bố chinh sách tài trợ tài chánh dồi dào cho giới lao động nghèo có cơ hội học nghề, mua bán sinh nhai, cải thiện đời sống và phát triển thành đạt NGAY trên quê hương Việt.

Chưa từng có trong lịch sử, mỗi ngày dân tộc Việt Nam sẽ có hơn một phần tư triệu người đang sống tệ cơ cực tệ hơn cả con heo hay tù, làm lụng cắn răng để trả nợ cho Đảng, và chấp nhận chết chóc trong bi thương nhọc nhằn không ai thương xót. 

Cũng chưa từng có trong lịch sử, 30 ngàn cô dâu Việt Nam mất tích mãi mãi là một dấu hỏi cho lương tâm dân tộc Việt, bao giờ, chúng ta tìm thấy lại những đứa con bất hạnh của đất nước, đang trần truồng ghẻ lở đâu đó khóc gào kêu cứu, tiếng kêu cứu bi ai bị bít bùng trước những con người cờ đỏ Cộng Sản, trước những con người sợ cờ đỏ Cộng Sản, sống vô tri quên đi nổi đau của đồng loại.

Đâu rồi tiếng vọng ngàn thương tình tự dân tộc?

01/06/2015



_________________________________________

Chú thích:

(*) UNIAP: UNITED NATION INTER-AGENCY PROJECT ON HUMAN TRAFFICKING