Tuesday, January 7, 2014

Phó Thủ tướng CSVN: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động 2014

Phó Thủ tướng CSVN Vũ Đức Đam nhấn mạnh, năm 2014, trong nước vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó ngành lao động cần tập trung giải quyết bài toán việc làm trong nước và đẩy mạnh hơn nữa công tác xuất khẩu lao động.

Ngày 6/1, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác lao động - người có công và xã hội năm 2014. Theo báo cáo, năm 2013 đã xây dựng, trình 55 đề án, trong đó đã thông qua, ban hành 41 đề án; cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về giảm nghèo, chăm sóc người có công, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội.
 
Về vấn đề việc làm trong nước, thống kê trong năm 2013 cho thấy, đã có hơn 1,5 triệu lao động được giải quyết việc làm (đạt 96,45% kế hoạch); trong đó, giải quyết việc làm trong nước cho khoảng 1,4 triệu lao động, xuất khẩu lao động 88.155 người. Hơn 1,7 triệu người được dạy nghề (đạt 91,15% kế hoạch), trong đó dạy nghề cho khoảng 450.000 lao động nông thôn (tăng 10,2% so với thực hiện năm 2012). Tỷ lệ hộ nghèo cả nước ước cuối năm 2013 còn 7,8% theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011-2015, riêng các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a giảm bình quân 5%, từ 43,89% năm 2012 xuống còn 38,89%. Đến cuối năm 2013 có 82% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc; giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn xuống dưới 5,6%; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được tiếp cận các dịch vụ y tế không phải trả tiền tại cơ sở y tế công lập...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Công tác xây dựng pháp luật vẫn còn có văn bản chậm ban hành để hướng dẫn thực hiện. Chỉ tiêu tạo việc làm chưa đạt kế hoạch đề ra; tình trạng các doanh nghiệp đưa người lao động ngoài nước vào làm việc ở Việt Nam chấp hành không đúng các quy định của pháp luật còn tương đối phổ biến; lao động thiếu việc làm, việc làm thu nhập thấp làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn. Chỉ tiêu tuyển mới dạy nghề đạt thấp; trình độ tay nghề người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, doanh nghiệp. Đời sống nhân dân, người lao động, hộ nghèo, đối tượng xã hội còn  nhiều khó khăn…
Thay mặt Chính phủ ghi nhận sự nỗ lực của ngành Lao động, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, năm 2014 nền kinh tế nội địa vẫn gặp nhiều khó khăn. Do đó, ngành Lao động cần tập trung giải quyết bài toán việc làm trong nước và đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu lao động. Phó Thủ tướng cũng lưu ý cơ quan chức năng của Bộ cần giải quyết những tồn đọng trong liên quan đến các chính sách của Chính phủ dành cho các đối tượng xã hội, người có công với cách mạng; bức xúc của người lao động xung quanh vấn đề thu phí hơn mức quy định. Theo đó, đơn vị doanh nghiệp nào vi phạm cần xử lý nghiêm.

Hội nghị đã đề ra các chỉ tiêu trong năm 2014  như: Tạo việc làm cho 1.600 nghìn người, trong đó tạo việc làm trong nước 1.513 nghìn người, xuất khẩu lao động 87 nghìn người; Tuyển mới dạy nghề 1.780 nghìn người; giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,7 - 2% so với năm 2013, trong đó các huyện nghèo giảm 4%. 97% hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình hộ dân cư nơi cư trú. Về công tác cai nghiện, năm 2014 đặt mục tiêu phục hồi 35.000 lượt người; phòng ngừa nguy cơ phát sinh mới tệ nạn mại dâm; phòng, chống buôn bán người vì mục đích mại dâm, bóc lột tình dục...
Phạm Thanh

Xe tải tháo chạy, cán chết CSGT

(NLĐO) – Trong lúc tháo chạy, tài xế đánh xe tải vào lô cao su, ép mô tô của trung úy cảnh sát ngã xuống đường khiến người thi hành nhiệm vụ tử vong tại chỗ.


Thanh tại cơ quan công an
Thanh tại cơ quan công an

Khoảng 12 giờ ngày 7-1, trên đường tuần tra, làm nhiệm vụ tại ấp Vũng Tây, xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng – Bình Dương, Trung úy Đặng Minh Hải (Đội CSGT huyện Dầu Tiếng) phát hiện 3 xe tải chở gỗ bao bì cao su vi phạm luật, chở quá khổ, quá tải nên hiệu lệnh dừng xe kiểm tra.

Tuy nhiên, chỉ có 2 xe tải chịu dừng. Xe do tài xế Nguyễn Văn Thanh (SN 1972, ngụ phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một – Bình Dương) điều  mang BS 61C-084.20 không chấp hành hiệu lệnh mà tiếp tục lưu thông hướng về ngã 3 xã Long Tân.

Khi Trung úy Hải dùng mô tô đặc chủng đuổi theo đến khu vực vườn cao su thuộc nông trường Long Tân thì Thanh cho xe rẽ trái vào lô cao su và ép mô tô của trung úy Hải ngã xuống đường.

Bị bánh sau xe tải của Thanh cán lên người, anh Hải tử vong tại chỗ.

Ngay sau khi cán chết nạn nhân, Thanh tiếp tục lái xe về khu vực trạm thu phí Suối Giữa (TP Thủ Dầu Một) rồi về nhà phường Hiệp An. Được gia đình vận động, Thanh đã ra đầu thú vào khoảng 15 giờ cùng ngày.

Tin - ảnh: N. Phú

Dương Chí Dũng khai gửi đơn tố cáo tới ông Bá Thanh

Ông Dũng có viết đơn tố cáo gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và ông Nguyễn Bá Thanh (Trưởng Ban Nội chính Trung ương).

Chiều 7/1, tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án của Dương Tự Trọng, ông Dương Chí Dũng khai, sau khi xử xong vụ Vinalines, ông Dũng có viết đơn tố cáo gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và ông Nguyễn Bá Thanh (Trưởng Ban Nội chính Trung ương).

Theo đó, trong đơn ông Dũng cho rằng ông đã không nhận 1,666 triệu USD tiền lại quả từ việc mua ụ nổi.

Ông Dương Chí Dũng khai trước tòa cụ thể hơn về lá đơn tố cáo như sau: "Những điều trước đây tôi phản bác giờ tôi khai lại: Vấn đề vị cán bộ này nhận tiền, ngoài 500.000 USD thì còn khoản nữa. Liên quan đến việc đầu tư làm ăn nên tôi và bà Lan (công ty Vạn Thịnh Phát ở TP.HCM- PV) còn đưa cho anh 1 triệu USD. Hôm đưa tiền tôi gọi cho anh, anh nói 5h về đến nhà. Tôi mang túi vào phòng anh rồi để luôn hai cái túi ở phía bên trong nhà".

Phiên tòa xử vụ Vinalines kết thúc vào ngày 16/12/2013, sau ba ngày xét xử. Dương Chí Dũng bị tuyên án tử hình.

Vào phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng và các đồng phạm ngày 14/12/2013, Trưởng Ban Nội chính TƯ âm thầm một mình đến TAND Hà Nội tham dự.
Dương Chí Dũng khai gửi đơn tố cáo tới ông Bá Thanh
Ông Dương Chí Dũng.
Ông Nguyễn Bá Thanh đến khá sớm. Khi các phòng theo dõi phiên xử qua tivi còn chưa được mở, ông Thanh xuống xe ở cửa vào khu nhà hành chính của tòa, một mình đi thẳng vào khu vực phòng bố trí theo dõi phiên xử Dương Chí Dũng.
Và lần này, ngày 7/1/2014, ông Nguyễn Bá Thanh lại lặng lẽ đến theo dõi phiên tòa xét xử vụ án Dương Tự Trọng (em trai Dương Chí Dũng) cùng 6 đồng phạm về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Vụ án của Dương Chí Dũng và đồng phạm tại Vinalines là một trong 10 đại án tham nhũng mà Ban Nội chính TƯ, Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng TƯ đưa vào diện giám sát đặc biệt.
Quyết tâm phòng chống tham nhũng từng được ông Nguyễn Bá Thanh thể hiện bằng từng hành động, lời nói cụ thể.
Và khi nói về Luật chống bao che tham nhũng, ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng: “Nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng đã rõ rồi, vấn đề còn lại là phải làm. Vừa chống nhưng vừa phòng tham nhũng. Chống thì phải chống nhưng còn phải phòng nữa. Ngay cả một số dịch vụ công cũng xảy ra tham nhũng, thậm chí trong bệnh viện cũng xảy ra. Có điều là nơi nhiều, nơi ít, quy mô khác nhau thôi".

Hay ông cũng từng chia sẻ: "Việc xử lý các vụ án tham nhũng cực kỳ khó khăn, cần phải thận trọng. Quá trình điều tra, khởi tố cần phải chính xác đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan sai. Chính vì vậy các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải có thời gian".

Có lẽ cũng vì vậy trong đại án lần này ông luôn là người âm thầm theo dõi bởi như hồi tháng 9/2013, trong buổi tiếp xúc cử tri hai quận Hải Châu, Sơn Trà - Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh cũng bày tỏ: "Muốn làm nhanh những vụ án tham nhũng, nhưng làm chưa xong vụ này đã lại phát hiện ra vụ khác".

Nhà vệ sinh công cộng 5 sao của TP HCM sẽ thế này?

Sắp có biến động nhân sự lớn ở Tập đoàn Dầu khí



(Kienthuc.net.vn) - Năm 2014, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) sẽ có biến động nhân sự lớn do 2 lãnh đạo chủ chốt nghỉ hưu.
Tuy nhiên, theo ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, tập đoàn đã chuẩn bị đầy đủ cho việc thay thế nhân sự lần này. Ông Thực cũng cho biết, việc thay đổi nhân sự luôn có quy trình, quy định và quy hoạch rõ ràng nên không có điều gì xáo trộn với PVN.
Tại cuộc tiếp xúc với báo chí ngày 7/1/2014, ông Phùng Đình Thực cũng cho hay, không có chuyện PVN trả lại 5 dự án điện mà Chính phủ đã giao. Hiện tại, PVN đã đưa Nhà máy Thủy điện Hủa Na, công suất 180 MW vào vận hành đúng tiến độ. Các dự án khác như: Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 đang xúc tiến tiến độ hoàn thiện.
 Theo ông Phùng Đình Thực, việc thay đổi lãnh đạo chủ chốt không gây xáo trộn gì với PVN. Ảnh: Hải Sơn.
Đánh giá chung về nhiệm vụ tái cơ cấu PVN, lãnh đạo tập đoàn cho rằng PVN đang thực hiện hiệu quả tiến trình này. PVN đang thực hiện Đề án tái cơ cấu PVN giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng phê duyệt đầu năm 2013. Lãnh đạo PVN cho biết tất cả các đơn vị sau tái cơ cấu đều tập trung vào 5 lĩnh vực chính của Tập đoàn (thăm dò khai thác dầu khí; lọc - hóa dầu; công nghiệp khí; công nghiệp điện; dịch vụ dầu khí chất lượng cao). Những đơn vị không thuộc các lĩnh vực này sẽ được thoái vốn theo lộ trình nhằm bảo toàn vốn cao nhất cho Nhà nước.
Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil thuộc PVN) đã thực hiện tái cơ cấu trên cơ sở hợp nhất Công ty TNHH một thành viên Chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC) và Công ty Thương mại Dầu khí (Petechim). Đồng thời xây dựng đề án hợp nhất Trường đại học Dầu khí và Viện Dầu khí thành Học viện Dầu khí.
Chia sẻ về lộ trình thoái vốn tại các ngân hàng và công ty tài chính mà PVN đang đầu tư, ông Thực cho biết: Theo đề án tái cấu trúc tập đoàn đã phê duyệt thì PVN gần như đã rút dần khỏi các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành. Từ nay tới năm 2015, PVN sẽ rút hoàn toàn vốn khỏi Ngân hàng Oceanbank. Bên cạnh đó, Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí (PVFC) và Ngân hàng Phương Tây (Western Bank), sau khi được phép của Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành hợp nhất. Theo lộ trình, vào năm 2015, vốn sở hữu của PVN tại PVFC chỉ còn dưới 20%.
Cũng trong buổi họp báo, PVN công bố những kết quả đạt được trong năm 2013. Cụ thể, tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn đạt 762,86 nghìn tỷ đồng, vượt 18% kế hoạch năm. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 195,4 nghìn tỷ đồng, vượt 31,5% kế hoạch năm, tăng 4,5% so 2012.
Xét với kết quả hợp nhất, PVN đạt tổng doanh thu 384,4 nghìn tỷ đồng, bằng 109% kế hoạch năm. Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 62,8 nghìn tỷ đồng, bằng 127,5% kế hoạch năm. Các chỉ số tài chính khác đều đảm bảo an toàn và phát triển của Tập đoàn.
Tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 26,46 triệu tấn, bằng 105% kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng khai thác dầu đạt 16,71 triệu tấn vượt 4,4% kế hoạch năm; sản lượng khai thác khí đạt 9,75 tỷ m3, vượt 6% kế hoạch năm. Lượng điện sản xuất và cung cấp cho lưới điện quốc gia đạt 16,17 tỷ kWh, vượt 16,7% kế hoạch năm. Sản xuất xăng dầu các loại toàn tập đoàn đạt 6,6 triệu tấn, bằng 122,5% kế hoạch năm.
Năm 2014, PVN được Chính phủ giao doanh thu toàn tập đoàn 666,5 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách 140,5 nghìn tỷ đồng. Về kế hoạch hợp nhất, doanh thu hợp nhất được giao 350 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 52,5 nghìn tỷ đồng.
PVN cũng tự đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 55 nghìn tỷ đồng. Mức này thấp hơn so với thực hiện 2013 khoảng 12,4%.
Hải Sơn

Càng gần đến Tết, khi hàng hóa đổ về TP HCM nhiều thì thực phẩm vi phạm, bao gồm cả thực phẩm “bẩn” cũng tranh thủ ...


Hơn 1 tấn thịt động vật bốc mùi hôi thối vừa được lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội phát hiện vận chuyển từ tỉnh Bắc Giang vào TP HCM để tiêu thụ. Cùng thời điểm, Công an Hà Tĩnh cũng phát hiện một xe khách Bắc - Nam chở 1 tấn lòng lợn thối vào các tỉnh phía Nam để bán... Điều này cho thấy gần Tết, thực phẩm “bẩn” tràn vào TP HCM sẽ càng nhiều hơn.
Lực lượng thú y TP HCM vừa phát hiện một điểm tập kết thịt dê không qua kiểm dịch
Lực lượng thú y TP HCM vừa phát hiện một điểm tập kết thịt dê không qua kiểm dịch
Theo Chi cục QLTT TP HCM, trong 2 tuần gần đây (từ 18-12-2013 đến 2-1-2014), đơn vị này đã kiểm tra, xử phạt 107 vụ với số tiền phạt hành chính gần 1,2 tỉ đồng. Trong đó đáng chú ý là việc phát hiện nhiều vụ thực phẩm hết hạn sử dụng như 109 kg thịt bò đông lạnh hết “đát” từ tháng 8-2013 để trong kho lạnh tại địa bàn quận 5; nước giải khát hương trái cây 432 chai và 380 kg kẹo bắp đều hết hạn sử dụng từ tháng 9-2013...
Ông Phan Hoàn Kiếm, Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP HCM, nhận định giáp Tết là thời điểm hàng hóa về TP HCM tăng đột biến vì không chỉ phục vụ cho người dân thành phố mà còn đưa đi các nơi tiêu thụ nên hàng giả, hàng kém chất lượng cũng tranh thủ trà trộn vào. Do đó, Chi cục QLTT tiếp tục tăng cường kiểm soát thị trường trước Tết Giáp Ngọ 2014, tập trung kiểm tra việc buôn bán, vận chuyển, chứa trữ các mặt hàng thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá nhập lậu và các mặt hàng khác.
Còn theo lãnh đạo Chi cục Thú y TP HCM, từ nay đến cuối năm sẽ bố trí thêm lực lượng chốt chặn tại các cửa ngõ vào thành phố để kịp thời phát hiện và bắt giữ thịt “bẩn”. Bên cạnh đó, đơn vị sẽ tích cực phối hợp với CSGT, công an các quận, huyện, lực lượng thanh niên xung phong để tăng cường lực lượng ngăn thịt “bẩn” tràn vào thành phố.
Chưa xử vụ 12 tấn thịt bò ngoại hết “đát”
Liên quan đến vụ 12 tấn thịt bò nhập ngoại hết hạn sử dụng gần 2 năm đang bị tạm giữ tại kho lạnh Nhan Lý (đường Trần Đại Nghĩa, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM) mà Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 6-1, ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng Trạm Thú y huyện Bình Chánh, cho biết vẫn chưa có quyết định xử lý cuối cùng.
Hiện ông Hoàng Phan Anh, Tổng Giám đốc Công ty CP Nhất Nguyên Phương, đã nhận là chủ toàn bộ lô hàng. Ông Phan Anh có khai ngoài lượng hàng hết hạn sử dụng của công ty nhập khẩu trực tiếp do tiêu thụ không hết, Công ty CP Nhất Nguyên Phương còn gom thêm thịt bò ngoại hết “đát” từ một số nơi về để bán làm thức ăn gia súc (?). “Tuy khó tin việc doanh nghiệp thuê kho lạnh để bảo quản thức ăn dành cho gia súc có giá trị 5.000 đồng/kg nhưng cũng chưa có bằng chứng kết luận nơi này tuồn hàng ra để bán cho người sử dụng. Sắp tới, UBND huyện Bình Chánh sẽ tổ chức cuộc họp với đoàn kiểm tra liên ngành huyện để đưa ra hướng xử lý đối với vụ việc này” - ông Nguyên nói.

Bài và ảnh: Ngọc Ánh

Trục xuất ông già ăn xin xài …Iphone


Thứ Ba, 07/01/2014 11:26

(NLĐO)- Sáng 7-1, công an phường 7, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đã mời ông già xin ăn xài ... Iphone về công an phường để xác minh làm rõ.

Ông Võ Thành Châu, đi ăn xin tiền của học sinh nhưng xài điện thoại Iphone
Ông Võ Thành Châu, đi ăn xin tiền của học sinh nhưng xài điện thoại Iphone
Theo đó, ông này khai mình tên Võ Thành Châu (SN 1937), ngụ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, đến tỉnh Tiền Giang thuê nhà trọ để đi ăn xin.
Kiểm tra túi xách ông Châu mang theo vào lúc 8 giờ sáng 7-1, khi ông vừa xin tiền ở chợ Mỹ Tho ra, có đến hơn 800.000 đồng, một điện thoại Iphone 3, một điện thoại Nokia, một thẻ ATM mang tên ông, một giấy viết tay số tài khoản của người tên Võ Thi Lan. Ông Châu khai người đó là cháu ông, thỉnh thoảng có chuyển vài trăm ngàn hoặc một triệu đồng cho bà này.
Điện thoại và giấy tờ, thẻ ATM của ông già ăn xin xài Iphone
Điện thoại và giấy tờ, thẻ ATM của ông già ăn xin xài Iphone
Trong điện thoại di động còn chụp cả hình nơi Châu thuê ở trọ có một xe gắn máy hiệu Wawe, hình một người phụ nữ ngồi đếm tiền…. Theo công an thành phố Mỹ Tho, trường hợp này sau khi xác minh làm rõ sẽ xử phạt hành chính và trục xuất ông khỏi thành phố Mỹ Tho.
Học sinh thương cụ gia nên đã cho tiền rất nhiều
Học sinh thương cụ già nên đã cho tiền rất nhiều
Trước đó, lợi dụng lòng thương người của các học sinh trường THCS Lê Ngọc Hân và một số trường khác ở thành phố Mỹ Tho, hàng ngày ông Châu vẫn đều đặn đến trước cổng trường giờ tan học để xin tiền.

Tin-ảnh: Minh Sơn

Giám đốc trung tâm luyện thi ôm tiền bỏ trốn !!


Thứ Ba, 07/01/2014 19:31

(NLĐO) – Sau khi ký hợp đồng và nhận tiền ký quỹ làm việc cho gần 30 người chủ yếu là sinh viên mới ra trường, đang thất nghiệp, giám đốc trung tâm luyện thi đã "cao chạy xa bay".


Ngày 7-1, Công an phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã nhận được đơn tố cáo của gần 30 nạn nhân liên quan đến vụ việc một giám đốc trung tâm luyện thi ôm tiền ký quỹ xin việc rồi bỏ trốn.
Theo lời tố cáo của các nạn nhân, ông Phạm Hoàng H., người đại diện cho Trung tâm luyện thi Pascal (có trụ sở tại đường Trần Quý Cáp, phường Thạch Thang) đã ký hợp đồng và nhận tiền ký quỹ làm việc cho gần 30 nạn nhân trên. Hầu hết họ đều là sinh viên mới ra trường, đang thất nghiệp, đọc thông tin tuyển dụng ở Trung tâm này và đến xin làm việc.
Ông H. đã đại diện Trung tâm ký hợp đồng làm việc và đưa ra mức tiền ký quỹ cho mỗi người từ 10 đến 30 triệu đồng để làm các công việc khác nhau như văn phòng, thu ngân, kế toán… Ngoài ra, ông H. cũng nhận luyện thi đại học đảm bảo đậu cho các học viên và nhận trước số tiền gần 20 triệu đồng.
Hiện tại, các nạn nhân đã khai bị ông H. chiếm đoạt tổng cộng hơn 500 triệu đồng từ tiền ký quỹ xin việc, xin luyện thi. Đến sáng ngày 6-1, các nạn nhân đến trụ sở của Trung tâm Pascal nhưng trung tâm này đã đóng cửa và ông H. bỏ đi đâu không rõ. Vụ việc đang được Công an phường Thạch Thang điều tra.

B.Vân

Nghệ An: Khai giảng 5 tháng, 53 học sinh vẫn chưa đến trường ! ?


Thứ Ba, 07/01/2014 09:09

(NLĐO) - Bất bình với việc sát nhập điểm trường của chính quyền khiến con em mình mới học lớp 1-3 phải đi học xa cách 3-4 km, trong đó có nhiều đoạn có thể ngập sâu nguy hiểm vào mùa mưa, nhiều phụ huynh ở xã Quang Sơn (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) đến nay vẫn không cho con đến trường nhập học.




Phụ huynh nhất quyết phản đối việc đóng cừa điểm trường phụ.
Phụ huynh nhất quyết phản đối việc đóng cừa điểm trường tại xóm 8, xã Quang Sơn.

Chiều ngày 6-1, trao đổi với Báo Người Lao Động ông Nguyễn Tất Tây, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Đô Lương (tỉnh Nghệ An) cho biết sau 5 tháng kể từ ngày khai giảng 53 học sinh tiểu học trú tại xóm 8,9,10, xã Quang Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An vẫn chưa đến trường nhập học.
Sự việc bắt đầu từ khi UBND xã Quang Sơn quyết định xóa bỏ điểm trường đóng ở xóm 8 (nơi dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 của 3 xóm 8,9,10, xã Quang Sơn) kể từ năm học 2013-2014, để tập trung học sinh về học tại trường chính gần trung tâm xã. Theo UBND xã Quang Sơn, nguyên nhân sáp nhập là do trường chính vừa mới nâng cấp khang trang, trong khi các phòng học ở điểm trường cũ đã xuống cấp.
Không đồng tình với chủ trương trên, phụ huynh ở 3 xóm trên không cho con em đến trường. Lý do mà các phụ huynh đưa ra là điểm trường mới cách xa, khoảng 3-4 km, đường đi lại khó khắn gây trở ngại cho việc đi học của các em học sinh.
Chị Nguyễn Thị Tuyết (xóm 10, xã Quang Sơn), cho biết: “Từ nhà đến trường chính khoảng 3 km, đường gồ ghề nên việc đi lại rất khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa đoạn đường thường xuyên bị ngập sâu nên rất nguy hiểm. Các cháu mới học lớp 1-3 nên không thể tự đi lại được, nhà lại làm nông nghiệp nên không phải ngày nào cũng chở cháu đi học được. Điểm trường cũ xuống cấp người dân sẵn sàng đóng góp để sửa chữa cho các cháu học. Chúng tôi không đồng ý việc chuyển các cháu tới địa điểm học mới”.
Ông Lê Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND xã Quang Sơn, cho biết: Xã đã tổ chức tuyên truyền, vận động, thậm chí đã đầu tư tiền để sửa đường cho dân cho con em đi học, nhưng không có kết quả. Sau đó lãnh đạo huyện, Sở GD-ĐT  đã nhiều lần về đối thoại với dân. Khẳng định việc sáp nhập điểm trường lẻ này vào trường chính là đúng, việc phụ huynh ngăn cản các cháu đi học là vi phạm pháp luật nhưng người dân vẫn không nghe.
“Giờ việc tổ chức học cho các em là không thể vì các em đã nghỉ học mất 5 tháng. Hiện chúng tôi đang tiếp tục có gắng vận đông người dân sang năm học mới cho các cháu đến trường học theo chương trình” – Ông Nguyễn Tất Tây cho biết thêm.
Tin - ảnh: Đức Ngọc

Xe tải tháo chạy, cán chết CSGT


Thứ Ba, 07/01/2014 19:59

(NLĐO) – Trong lúc tháo chạy, tài xế đánh xe tải vào lô cao su, ép mô tô của trung úy cảnh sát ngã xuống đường khiến người thi hành nhiệm vụ tử vong tại chỗ.



Thanh tại cơ quan công an
Thanh tại cơ quan công an
Khoảng 12 giờ ngày 7-1, trên đường tuần tra, làm nhiệm vụ tại ấp Vũng Tây, xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng – Bình Dương, Trung úy Đặng Minh Hải (Đội CSGT huyện Dầu Tiếng) phát hiện 3 xe tải chở gỗ bao bì cao su vi phạm luật, chở quá khổ, quá tải nên hiệu lệnh dừng xe kiểm tra.
Tuy nhiên, chỉ có 2 xe tải chịu dừng. Xe do tài xế Nguyễn Văn Thanh (SN 1972, ngụ phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một – Bình Dương) điều  mang BS 61C-084.20 không chấp hành hiệu lệnh mà tiếp tục lưu thông hướng về ngã 3 xã Long Tân.
Khi Trung úy Hải dùng mô tô đặc chủng đuổi theo đến khu vực vườn cao su thuộc nông trường Long Tân thì Thanh cho xe rẽ trái vào lô cao su và ép mô tô của trung úy Hải ngã xuống đường.
Bị bánh sau xe tải của Thanh cán lên người, anh Hải tử vong tại chỗ.
Ngay sau khi cán chết nạn nhân, Thanh tiếp tục lái xe về khu vực trạm thu phí Suối Giữa (TP Thủ Dầu Một) rồi về nhà phường Hiệp An. Được gia đình vận động, Thanh đã ra đầu thú vào khoảng 15 giờ cùng ngày.

Tin - ảnh: N. Phú

Chịu hết nổi... Quốc lộ 14!


Thứ Ba, 07/01/2014 22:50

UBND tỉnh Bình Phước đã “trả” dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 cả 3 đoạn dài gần 100 km cho Bộ GTVT do các chủ đầu tư thi công quá ì ạch, giậm chân tại chỗ

    Theo ông Ngô Chí Tuyến, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Bình Phước, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 qua địa bàn tỉnh gồm 3 đoạn: Cây Chanh - Cầu 38, Cầu 38 - thị xã Đồng Xoài và thị xã Đồng Xoài - huyện Chơn Thành. Do yếu kém năng lực tài chính, các chủ đầu tư không thể thi công đúng tiến độ những công trình này như hợp đồng đã ký kết.
    Vô tư... nở ra, tóp lại
    Quốc lộ 14 đoạn Cầu 38 - Đồng Xoài dài 41,3 km, do Công ty Cổ phần Đức Thành - Gia Lai (trụ sở tại tỉnh Gia Lai) làm chủ đầu tư với vốn đăng ký trên 814 tỉ đồng, được UBND tỉnh Bình Phước ký hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) ngày 12-8-2009. Theo hợp đồng, đến tháng 5-2013, đoạn Cầu 38 - Đồng Xoài phải hoàn thành, mặt đường mở rộng lên 21 m.
    Quốc lộ 14 đoạn Cây Chanh - Cầu 38 đào xới ngổn ngang, các phương tiện lưu thông rất khó khăn
    Quốc lộ 14 đoạn Cây Chanh - Cầu 38 đào xới ngổn ngang, các phương tiện lưu thông rất khó khăn
    Ông Ngô Chí Tuyến cho biết do chủ đầu tư thiếu vốn nên hiện đoạn Cầu 38 - Đồng Xoài chỉ hoàn thành 70% khối lượng. Vì vậy, mới đây, ngày 2-1, UBND tỉnh Bình Phước đã bàn giao dự án cho Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thuộc Bộ GTVT quản lý, chịu trách nhiệm giải tỏa, đền bù, tái định cư; đến ngày 31-3 phải hoàn thành.
    Nhiều người dân sống ven Quốc lộ 14 đoạn Cầu 38 - Đồng Xoài gọi đây là “đoạn đường kỳ cục”. “Có đoạn chỉ trải nhựa trên nền đường cũ. Đến Km 9, đường nở ra, kéo dài sang Km 19 bỗng tóp lại ở đoạn dốc tiếp giáp Km 21”, ông Trần Văn Năm - ngụ xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng - dẫn chứng.
    Anh Ngô Huy Hoàng - nhà ven Quốc lộ 14 đoạn qua trước chợ xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng - cho biết mùa mưa, đường lầy lội, ô nhiễm trầm trọng. “Nguy hiểm hơn, những hố sâu ngập nước như giăng bẫy xe cộ qua lại. Nhiều người đi xe máy đã té ngã. Xe tải, xe khách gãy nhíp là chuyện thường. Mùa khô thì đường bụi mù trời. Nhiều gia đình thậm chí không buồn quét nhà vì cứ quét xong là bụi đất bám đỏ quạch. Nhà cửa buộc phải gắn kính để bảo vệ sức khỏe người trong gia đình” - anh  Hoàng nói.
    Đăng ký vốn đầu tư ảo
    So với đoạn Cầu 38 - Đồng Xoài thì đoạn Cầu 38 - Cây Chanh còn thi công ì ạch, ô nhiễm kinh khủng hơn. Đoạn này dài 33,8 km, do Công ty Cổ phần Đức Phú làm chủ đầu tư, cũng được UBND tỉnh Bình Phước ký hợp đồng BOT với tổng vốn công bố 667 tỉ đồng.
    Thế nhưng, vốn đầu tư đăng ký trên giấy chỉ là vốn ảo nên dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 đoạn Cầu 38 - Cây Chanh đã được chuyển cho Công ty Thái Sơn tiếp tục thực hiện. Song, do vướng mắc về áp giá giữa 2 bên nên việc thi công đoạn đường này đã phải dừng lại từ giữa năm 2011 đến nay.
    Ông Lê Văn Hùng - ngụ xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng - ngán ngẩm: “Khi đường chưa thi công, giao thông từ ngã ba Minh Hưng đến địa phận giáp Cây Chanh vẫn còn trật tự, người dân thấy dễ thở hơn. Song, từ lúc Công ty Đức Phú nhảy vô làm, giao thông trở nên lộn xộn vô cùng, đường bị đào xới lung tung. Nhiều đoạn, xe tải, ô tô phải dàn hàng ngang để chạy. Đường chỉ trải đá rồi bỏ đó nên xe cộ bể vỏ như cơm bữa”.
    Theo ông Ngô Chí Tuyến, đến nay, tỉnh Bình Phước vẫn chưa hoàn tất thủ tục cắt hợp đồng với Công ty Đức Phú do các ngành chức năng phải kiểm đếm khối lượng, chất lượng công trình mà chủ đầu tư này đã thi công. “Thời gian kiểm đếm khoảng vài tháng. Sau khi cắt hợp đồng, tỉnh sẽ giao dự án cho Bộ GTVT quản lý” - ông Tuyến cho biết.
    Trong khi đó, dự án nâng cấp, mở rộng đoạn Đồng Xoài - Chơn Thành dài khoảng 24 km, quy mô mặt cắt đường 25 m, cũng bị đào xới lên rồi bỏ đó không thi công vì thiếu vốn. Theo ông Tuyến, do số tiền đầu tư quá lớn trong khi lưu lượng xe qua lại khá ít, UBND tỉnh Bình Phước nhận thấy không khả thi nên không thể ký hợp đồng BOT với Công ty Cổ phần BOT Quốc lộ 14 Đồng Xoài - Chơn Thành.
    Vì vậy, dự án này cũng chuyển về Bộ GTVT quản lý, thực hiện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
    Tháng 12-2013, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước rút kinh nghiệm việc chỉ đạo thực hiện dự án; đồng thời phối hợp với Bộ GTVT chuyển giao công việc, đẩy nhanh tiến độ.

    Dự án Quốc lộ 13 cũng thiếu vốn
    Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đoạn từ An Lộc đến cửa khẩu Hoa Lư (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) do Công ty Cổ phần BOT Quốc lộ 13 làm chủ đầu tư cũng chậm tiến độ vì thiếu vốn. Trong các cuộc tiếp xúc đại biểu HĐND các cấp, người dân địa phương luôn phản ánh tình trạng ô nhiễm từ việc thi công dự án này.
    Ông Ngô Chí Tuyến cho rằng lưu lượng xe qua lại trên cung đường này không nhiều nên trước mắt, nhà đầu tư giảm chiều rộng đường từ 25 m xuống còn 18 m. Nhà đầu tư cũng cam kết hoàn thành việc trải thảm nhựa từ nay đến trước Tết Nguyên đán và hoàn thành đoạn đường vào cuối năm 2014.

    Bài và ảnh: TÂN TIẾN