Tuesday, October 6, 2015

Đảng viên lão thành dùng 'chủ nghĩa lý lịch' tấn công cha con thủ tướng Dũng

Trương Nhân Tuấn - “Chủ nghĩa lý lịch” của người cộng sản hiện đang làm khó gia đình anh Ba X.

Oan oan tương báo, gậy ông đập lưng ông, cho dầu anh Ba là người cầm chịch hội đồng nhà nước. Đàn em dưới trướng anh Ba đầy dẫy, ngoài xã hội cũng như trên facebook. Từ công an, quân đội cho tới đám cò ke lục chốt dư luận viên trên các mạng xã hội đều ở dưới trướng anh Ba. Dầu vậy anh Ba cũng khó có thể tránh được món “ám khí”, đòn đánh ngay bọng dái... Từ những người đồng chí thân thuơng của anh Ba.

Chủ nghĩa lý lịch ở VN từ xưa đến nay là ông thần hộ vệ cho chế độ. Người ta thấy nó thể hiện man mác khắp mọi nơi, mọi lúc. Đi xin một tờ giấy, bất kỳ cho mục đích gì, người xin phải điền vào khoảng trống trong tờ giấy rõ ràng nguồn gốc, nghề nghiệp của anh em, cha mẹ, ông bà… của mình. Tức là xét lý lịch ba đời. Đến nay đã gần ½ thế kỷ nhưng câu hỏi “trước 1975 làm gì” vẫn còn thấy tồn tại trên các đơn từ quan trọng.

Người ta phân loại nhân dân VN bằng “hồ sơ lý lịch”. Loại “tốt”, có hồ sơ lý lịch trong sáng, kiểu “gia đình có công với cách mạng”, hay ba đời vô sản, làm nông, làm lao động… Còn loại “xấu” là những người có liên hệ đến “ngụy quân”, “ngụy quyền”… nói chung là những thành phần có quan hệ với chế độ cũ. Những người có lý lịch “xấu” muôn đời không vào làm việc trong các cơ quan nhà nước.

Sống trong xã hội cộng sản ai cũng trải qua cái cảnh mọi người phải dè chừng lẫn nhau. Người này để ý người kia. Thấy người nào “nói xấu chế độ” là người kia có bổn phận phải đi tố cáo. Người nào bị kẻ khác tố cáo là “phản động”, cuộc đời xem như đi vào ngõ hẹp. Cái nhãn “phản động” ảnh huỏng đến con cháu ba đời. Đây cũng là chủ nghĩa “lý lịch”.

Cái phản xạ “lý lịch” đến nay vẫn còn man mác trong xã hội. Không cần tìm đâu xa, bản thân cá nhân tôi là một thí dụ.

Tôi có người thân quen lâu đời, tình cờ thấy anh này có tài khoản facebook nên liền “kết nối” với anh ấy. Chưa kịp viết lời “tay bắt mặt mừng” thì anh này đã hủy “kết nối” chưa kịp nóng. Tôi thông cảm cho hành động anh này, người VN ai cũng sợ bị “liên lụy” hết. Trong khi những gì tôi viết đều có thể bị kết vào “phản động”, “chống cách mạng”… Điều phiền một cái là anh này đang sống ở Mỹ.

Tôi cũng để ý, sau một bài viết của tôi (có vẻ chạm nọc một chút), thì có năm ba người huỷ “kết nối” với tôi. Không bao giờ tôi phiền hà về việc này. Sau kinh nghiệm của anh bạn kia, tôi không bao giờ tự động “kết bạn” với bất kỳ ai khác. Hiện nay con số này, có lúc lên 5000 người, có lúc trụt xuống. Những người kết bạn với tôi đều do họ tự nguyện. Họ tự nguyện kết bạn thì họ tự nguyện hủy. “Dầu đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người”. Tôi không hề muốn những tư tưởng, những ý kiến của mình sẽ làm “liên lụy” đến bất kỳ một người nào khác.


Chủ nghĩa lý lịch không chỉ tàn phá mối giềng đạo lý giống nòi, mà làm cho con người VN nghi kị lẫn nhau. Con tố cha, vợ tố chồng, anh em tố cáo lẫn nhau… là chuyện thường ngày trong xã hội VN. Sự nghi kị tác hại như át xít, nó sẽ làm phân hủy gia đình, xã hội. Quốc gia chờ ngày tan rã.

Một thống kê, cách đây khá lâu, cho thấy chủ nghĩa “lý lịch” tác động ngay trên chính sách đầu tư của nhà nước. Các vùng, miền… tỉ lệ đầu tư khác nhay vì chủ nghĩa lý lịch. Miền Nam, trên mọi mặt từ giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông… đều không được ưu tiên. Dân chúng miền Nam vẫn bị kỳ thị về lý lịch, như là một giống dân thứ cấp: “ngụy dân”.

Chủ nghĩa lý lịch đã giúp cho đảng CSVN giữ vững được quyền lực. Cha làm quan thì tất nhiên con cũng ưu tiên được làm quan, theo kiểu cha truyền con nối. Bằng không một người làm quan cả họ được nhờ.

Thử nhìn qua thân thế gia đình anh Ba X. Anh lên cầm chịch hội đồng nhà nước thì con cái anh, đứa lớn thì làm thuợng thư kiêm luôn tổng đốc, đứa kế thì nắm chắc hầu bao làm chủ ngân hàng (mới nghe nói làm chủ tới 50 tỉ tiền obama), còn đứa út thì được đôn lên làm xếp đảng đoàn chi đó…

Nhìn qua chung quanh, sự việc nhân sự lãnh đạo các huyện toàn là người nhà, hay việc bổ nhiệm nhân sự tỉnh Quảng Nam… cũng là nhờ lý lịch.

Trở lại vấn đề anh Ba X. Con gái anh Ba bị các đồng chí của anh tố cáo có quốc tịch Mỹ. Đúng sai không cần biết, điều đáng nói là bây giờ anh Ba trở thành nạn nhân của “chủ nghĩa lý lịch”.

Ở các xứ giẫy chết, khi con cái quá tuổi trưởng thành thì cha mẹ không còn trách nhiệm. Chuyện của con là chuyện của con, không liên quan gì đến cha.

Oan oan tương báo là vậy.

Nhiều tiếng nói đả kích “ba vị giáo sư khả kính” tố cáo con gái anh Ba, bênh vực con gái anh Ba. Dịp này như "tát đìa", cạn nước cá nổi lên, sẽ biết ai là phe anh Ba, ai là phe chống đối.

Tôi thì tin thuyết nhân quả, luân hồi. Anh Ba đã sử dụng “lý lịch” để ngoi lên tột đỉnh thì chắc chắn anh cũng sẽ bị “lý lịch” vùi anh xuống tận đáy. Anh gây tội ác quá nhiều. Ác lai ác báo.

Trương Nhân Tuấn
Facebook

Bầu cử lãnh đạo - Dân chủ và Đảng chủ!

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Nhân dịp đảng (PAP) đạt thắng lợi trong bầu cử vừa qua - Ngài Lý Hiển Long tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Cộng Hòa Singapore. Ngày 3/10/2015, ông Thủ tướng nhà nước XHCN/CS Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện mừng. (TTXVN-vietnamplus.vn - 3/10/15).

Bầu cử đa nguyên Singapore ở một góc nhìn khác thì nó như một tiệc “Buffet” trưng ra nhiều món cho người dân chọn lựa món ngon nhất và theo trực giác, khi thấy một món ngon mà mọi người và ngay cả chính mình đều công nhận đúng là chất lượng “ngon thật” tuyệt vời đến nỗi phải gửi điện chúc mừng người “đầu bếp” Lý Hiển Long. Nhưng không biết ngài Thủ tướng “đảng ta” có tự vấn với chính mình rằng: Sao cũng có cùng một thứ nguyên liệu mà mình không thể chế biến được món ngon y như vậy, của người ta?.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long-trình diện nội các mới của Chính phủ

Để có được niềm vinh quang tự hào ngày hôm nay với người dân và thiên hạ quốc tế thì trước đó ông Lý Hiển Long đã phải Giải tán Quốc Hội (theo Hiến Pháp) để trong quang minh chính đại cùng Đảng Hành Động (PAP) cật lực vận động tranh cử công bằng chính trực với 2 đảng chính trị đối lập khác là Đảng Công nhân (WP) và Đảng Dân chủ (SDP) đang ráo riết cạnh tranh để cầm quyền. Đích thân ông phải xuống đường trong các buổi diễn thuyết để vận động cử tri Singapore bỏ phiếu cho các ứng cử viên Đảng Hành Động (PAP) mà ông là thủ lĩnh kế thừa từ người cha Lý Quang Diệu… 

Đảng Công nhân (WP) - Đảng Dân chủ (SDP) - Đảng Hành động (PAP) 

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (trái) và các thành viên đảng PAP sau khi kết quả bầu cử được công bố. (Nguồn: AFP)

Và kết quả không ngoài dự đoán của báo chí, người dân Singaore vẫn thủy chung với chính đảng (PAP) của tượng đài Lý Quang Diệu người tạo ra tiền đề thịnh vượng cho Singapore ngày nay.

Quay về Việt Nam, (giống như Singapore) Nhà nước “đảng ta” cũng đang chuẩn bị bầu ra nhân sự các vị trí chóp bu lãnh đạo quốc gia. Sáng 5/10, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11 đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội (nhưng không như đa đảng Singapore) Việt Nam chỉ duy nhất độc đảng CS nên cũng độc diễn một mình TBT/ đảng Nguyễn Phú Trọng chủ trì.

Chủ đích là từ cái danh xưng của Quốc Gia: (CHXH/CN/VN- Độc Lập-Tự Do_Hạnh Phúc) nó đâu có đề cập hay kèm theo từ ngữ nào nói là “Dân Chủ”, mà đất nước thì không thể vô chủ, vì thế “đảng làm chủ” là hiển nhiên rồi!?

Mà Dân chủ như Singapore thì người dân mới có quyền bỏ phiếu lựa chọn. Còn “đảng chủ” như Việt Nam thì chỉ duy nhất nội bộ “đảng ta” tự chọn tự bầu với nhau, người dân không được chõ mũi vào dù đảng CSVN luôn nói rằng toàn dân là chủ.

Được biết nội dung hội nghị triển khai trong 4 ngày làm việc, 200 nhân vật quyền lực trung ương đảng sẽ họp bàn những vấn đề cơ mật về sắp xếp và chia chác nhân sự, chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ 12 sắp tới vào năm 2016. Hội nghị lần này có tính quyết định đối với các vị trí lọt vào bộ chính trị khóa tới, thời điểm mà hơn một nửa số ủy viên trung ương hiện nay sẽ phải về hưu do quá tuổi. (VietnamPlus- TTXVN)

Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã họp nhiều lần, thảo luận kỹ dự kiến danh sách giới thiệu ứng cử Ủy viên Trung ương Đảng khóa ​12, các phương án lựa chọn, xem xét một cách khách quan, công tâm, toàn diện, tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), về các phương án lựa chọn các chức danh lãnh đạo chủ chốt để đưa ra tập thể trung ương đảng bầu chọn. (thông báo của Bộ Chính trị CSVN).

Tuy nhiên căng thẳng lần này là có Trường hợp ‘đặc biệt’.

Xét về quy định tuổi tác, 4 chức danh “tứ trụ” hiện nay trong chế độ CSVN (bao gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội) sẽ phải nghỉ hưu do vượt quá độ tuổi 65 tại đại hội 12 sắp tới.

Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, sinh năm 1949, đang có tham vọng sẽ trở thành tổng bí thư vào năm 2016 khi đã ngấp nghé tuổi 67.

Theo dự đoán, nhờ khả năng thâu tóm đa số thành viên trung ương đảng, 3 Dũng có thể gây áp lực để buộc các đối thủ chấp nhận cho ông ta ở lại bộ chính trị như “trường hợp đặc biệt”. Tuy nhiên, nếu kịch bản này xảy ra thì nhiều ủy viên bộ chính trị đến tuổi về hưu như: Trương Tấn Sang, Phạm Quang Nghị, Phùng Quang Thanh, Lê Hồng Anh, Lê Thanh Hải... cũng sẽ đòi cho được quyền miễn trừ “đặc biệt” này.

Do đó, vấn đề nhân sự liên quan đến “trường hợp đặc biệt” sẽ gay cấn tại hội nghị trung ương lần thứ 12. Các cuộc mật họp sẽ diễn ra và dự kiến kết thúc vào ngày 11/10/2015 sắp tới. Đã bước vào giai đoạn nước rút, nên các tranh chấp quyền lực trong nội bộ cộng sản vẫn đang bất phân thắng bại để có một danh sách chính thức tại đại hội đảng toàn quốc 12 dự kiến diễn ra vào tháng 1/2016, chóp bu CSVN sẽ chỉ còn 2 tháng để đưa ra quyết định cuối cùng về mặt nhân sự.

Và đã nói là “bầu và cử” thì phải vận động… Như Singapore, chế độ dân chủ đa nguyên, đích thân ông Lý Hiển Long phải cực khổ hàng tháng ròng rã xuống đường trong các buổi diễn thuyết để vận động cử tri người dân Singapore bỏ phiếu cho các ứng cử viên Đảng Hành Động (PAP).

Còn theo chế độ bầu cử “Đảng Chủ” của Việt Nam nó “phẻ re” và “dzui” hơn nhiều… như màn vận động “cử tri” (các thành viên trung ương đảng) bỏ phiếu cho mình mới nhất sau đây của 2 ngài Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng...

Trong khi không khí Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN do TBT/ đảng Nguyễn Phú Trọng chủ trì đang nóng lên như bốc khói.

Để đối phó với nước cờ “tiên hạ thủ vi cường” của 3X Nguyễn Tấn Dũng trước hội nghị 3 ngày - Ngày 2/10, ông Nguyễn Tấn Dũng ký các quyết định bổ nhiệm 4 trung tướng vào vị trí thứ trưởng Bộ Quốc phòng (tiêu chuẩn cần để lên Thượng Tướng) cho các Trung Tướng: Lê Chiêm, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội - Võ Trọng Việt, Trung tướng Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Bế Xuân Trường Trung tướng, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội và Trần Đơn, Trung Tướng Tư lệnh quân khu 7. Cả 4 ông này đều là “Ủy viên Trung ương Đảng”. (Đất Việt Online)

Thì chiều 5/10, tại Phủ Chủ tịch nước “Tư Sâu” Trương Tấn Sang tốc hành “hạ thủ bất hườn” ký và trao quyết định “thăng quân hàm Đại tướng” cho hai Thượng tướng Quân đội là Ngô Xuân Lịch, Ủy Viên ban chấp hành TW đảng Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương và Đỗ Bá Tỵ, UV/BCH/Trung Ương đảng - Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. (VTC News- 06/10/2015). 

“Tư Sâu” CT/Nước Trương Tấn Sang trao Quyết định thăng quân hàm Thượng tướng lên Đại tướng cho Ngô Xuân Lịch và Đỗ Bá Tỵ

Bầu cử lãnh đạo đất nước Việt Nam “đảng ta” cũng đang làm tiệc “Buffet” bầu cử… Nhưng trước tiên thì hơn 200 thực khách BCH/TƯ đảng chọn và “sơi” trước đã… mấy chục triệu toàn dân thì… cứ đứng từ xa mà chờ, sang năm 2016 được “bắt buộc” chọn những cái sái… như sái thuốc phiện, hợp thức hóa Quốc Hội và Chính phủ thông qua đảng cử dân bầu.

05/10/2015

Đồng chí Pháo hoa Phan Đăng Long và nỗi lo thiếu pháo!

Trần Thị Hải Ý (Danlambao) - "Diễn gì diễn, dân biết tỏng mọi kịch bản, y chang Ngộ Không trong bàn tay Phật tổ. Ai nói gì nói, HY em tin chắc Còn hay Không còn đ/c Long Pháo hoa, dân vẫn nghèo khó lâu dài, chứ bản thân đ/c ấy thì rất khó nghèo. Đừng tưởng về hưu là đã 'hạ cánh an toàn' muôn năm!"

*

Hưu Pháo hoa Phan Đăng Long (05/10/2015). Ảnh Soha.vn

“Sau ngày sinh nhật hôm nay (30/9), đến ngày 1/10, tôi sẽ chính thức về hưu”(1). Vậy là đồng chí Phan Đăng Long, bí danh Long Pháo hoa – Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã nghỉ hưu theo chế độ công tác được 5 ngày.

[Thấy ông có vẻ lo nhiều về kinh tế sau khi nghỉ hưu, chúng tôi đặt câu hỏi, nhiều người làm quan vài năm về không phải suy nghĩ gì đến tiền nong. Anh làm lãnh đạo mấy chục năm rồi mà cũng khó khăn thế ư?

Cứ tưởng rằng, ông sẽ không trả lời nhưng rồi ông cười và tâm sự một cách rất thẳng thắn.

“Anh cũng chẳng giấu gì, anh ở căn nhà của gia đình để lại cho ở phố Hàng Trống, anh lấy vợ muộn, 50 tuổi anh mới lập gia đình.

Con anh còn bé, một đứa năm nay học lớp 5, một đứa học lớp 3”, ông Long nói.

Ông Long cũng thừa nhận, nhiều người khi nghỉ hưu đầy đủ cả, còn gia đình ông thì gần như không có tích lũy.”

“Anh không có đầu óc kinh tế. Anh bỏ lỡ nhiều cơ hội lắm, thậm chí có những cơ hội có thể giúp anh kiếm được rất nhiều tiền nhưng anh đều bỏ lỡ”.] (2). 

*

Tâm tư 1: Để có thể ở lại tiếp tục hy sinh phục vụ… đảng chí ít đến 05/7/2020, theo Mật ước Thành Đô 1990 giai đoạn I, theo HY em, chỉ 2 cách: 

Một, đ/c Long nên kíp tìm đ/c BT Trần Đại Quang học chiêu gôm bớt độ 5-7 tuổi, quy lỗi cho thằng cha, con mẹ đánh máy ất ơ nào đó gõ nhầm. Chẳng phải "Khai man cũng vì yêu nước" đó sao? Còn nhớ mới đây, chính đ/c Long từng tuyên bố: "Tôi cũng có nhiều bạn bè, khai tăng tuổi, cho đá vào túi quần... để được đi bộ đội. Lúc đó, chúng ta cho rằng đó là những hành động tuy là gian dối, nhưng rất đáng yêu vì tấm lòng yêu nước"! (PĐL, 06/8/2013). Vả lại, "lừa được tổ chức là hết sức bình thường" (PĐL, 13/1/2015), nữa là lừa dân!

Hai, đ/c Long chớ vội nhàn sống kiếp sống hưu (hơi) non, khi Hội nghi Trung ương hiệp thương song phương về ngai, về nhân sự “đặc biệt” trong ĐHĐ 12 chưa ngã ngũ, hầu lập nên triều đại VN xã nghĩa 2016-2021. Biết đâu đ/c Long lại thuộc diện “nhân sự đặc biệt” (= + 65 tuổi), huống hồ từ 01/10/2015, đ/c Long mới tròn hoa giáp. Đ/c Long Pháo hoa chào đời ngày 30/9/1955 tại Đức Bình, Đức Thọ - Hà Tĩnh.

Tâm tư 2: "Xem bắn pháo hoa, thưởng thức bắn pháo hoa giúp người nghèo quên đi cái nghèo, cái khó" (PĐL, 25/1/2015). Tưởng chuyện gì to tát cho cam, chứ lỡ đụng cái khó, cái nghèo thì khác nào chặt một cây xanh: Ua chầu chầu, hãy tự giải quyết, "không cần phải hỏi ý kiến dân!" (PĐL, 25/3/2015), vì “nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm.” (đương kim Bí thư Thành ủy Hà Lội Phạm Quang Nghị xã luận về lụt, 02/11/2008).

Tâm tư 3: Gia nhập binh đoàn "Bán Vé Số vì có thu nhập cao"! (BT Giàng Seo Phử, 11/6/2014).

Tâm tư 4: Cùng lắm thì đi ăn "cướp có văn hóa!" (PĐL, 03/3/2015).

Tâm tư 5: Diễn gì diễn, dân biết tỏng mọi kịch bản, y chang Ngộ Không trong bàn tay Phật tổ. Ai nói gì nói, HY em tin chắc Còn hay Không còn đ/c Long Pháo hoa, dân vẫn nghèo khó lâu dài, chứ bản thân đ/c ấy thì rất khó nghèo. Đừng tưởng về hưu là đã "hạ cánh an toàn" muôn năm!

Để xem, sau khi hết chức hết quyền, xuống làm cha già 2 đứa dân mọn, đ/c Long còn kiên định khuyến khích đảng và nhà nước bắn pháo hoa để quên cái nghèo khó không. Chẳng may vấn đề nhân sự "đặc biệt" kỳ này bỏ sót đ/c Long, thì cũng tích cực mong rằng, sau khi về hưu, Tiến $ĩ Văn hóa học Phan Đăng Long sẽ có thừa thời giờ "học tập và làm theo gương đạo đức" làm chồng, làm cha, làm dân có văn hóa! Thế nhé. Nah! 

(05/10/2015)


_____________________________________

Chú thích:

Cái lý của những kẻ gian

Nguyễn Dư (Danlambao) - Không ai mà không biết cái thời mà "miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng", người Sài Gòn thời đó phần đông tin theo cộng sản, nghe họ ăn nói trên trời dưới đất, cái gì cũng tin. Nhất là cái đám lóc cóc lon con cách mạng ba mươi (đi làm cách mạng vào mùa xuân, bắt đầu kể từ ngày ba mươi tháng tư năm ấy) thì tin "đảng ta" sái cổ! Ai mà có gia đình anh chị em hoặc thân nhân "chạy theo cái bọn thực dân đế quốc" thì kể như đừng có hòng phấn đấu vào đoàn vào đảng - "để có cơ hội phục vụ nhân dân, đất nước đắc lực" - cho phí công; có khi còn bị phường, xã, tổ đem ra đấu tố, trù ém cái gọi là gia đình phản quốc.

Thế rồi chỉ vài ba năm sau, "đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng" là chính con cái của các đảng viên gạo cội cũng chạy theo "ôm chân cái bọn phản động đế quốc"tuốt luốt. Chạy cho đến ngày hôm nay, bằng mọi cách, ai có điều kiện thì vẫn cứ chạy.

Chuyện đã xưa, nhưng nay nhắc lại vì mới đây con gái ông đương kim thủ tướng nước ta viết một bức thư trên trang cá nhân của cô để trần tình về việc cô bị ba ông, nguyên là Gs.Ts của đảng đấu tố cô mang quốc tịch Mỹ. Lời lẽ trong thư tuy viết rất nhẹ nhàng nhưng có vẻ mang đầy uất ức, hằn học bởi vì cô bị hàm oan.

Tạm tin lời của cô, rằng ba ông tiến sĩ kia vu khống, nhưng một bí thư đảng bộ ngân hàng như cô mà đi lấy "Mỹ giấy" thì đã là cái tội rồi, bất kể có mang quốc tịch hay không quốc tịch. Cô là con gái đương kim thủ tướng, có chồng Mỹ thì đương nhiên nước Mỹ là quê hương thứ hai; cái "vé" đi qua Mỹ, về Việt Nam hai chiều qua lại rất dễ dàng như đi chợ, cần chi phải học ngôn ngữ để thi vào quốc tịch Mỹ cho mang tiếng; có khi cái bọn đế quốc thực dân xét lý lịch đến ba đời, moi móc từ ông bà cố nội cố ngoại cho đến đời cha mẹ cô ra là họ chống Mỹ thì còn rách việc!

Lợi dụng trong bức thư, cô còn kể công rằng bên nội ngoại là liệt sĩ, cha cô bị thương tích đầy mình chỉ vì hy sinh chiến đấu đánh đuổi ngoại bang, giành độc lập và thống nhất đất nước nên "không ai nhẫn tâm" - vào quốc tịch Mỹ - "phản bội lại cha ông mình". Dĩ nhiên, cô, và không ai lại đi phản bội cha ông mình! Nhưng cô đi lấy Mỹ là mang cái tội chạy theo ngoại bang, là phản quốc đấy cô ạ.

Cái lý của những kẻ gian tiếp theo là ba ông đứng đầu quốc gia: Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng. Trên cửa miệng ba ông này lúc nào cũng nói leo lẻo đến vấn đề chuyện bất đồng trên biển đông, giải quyết bằng luật pháp theo công ước quốc tế, tranh chấp trong hòa bình bằng cách đàm phán với "nước bạn". Trời đất! Người ta xâm lấn hải phận, chiếm đảo, cướp tàu cá, bắn giết ngư dân mà không ông nào dám hó hé, cứ để mặc cho người phát ngôn ngoại giao sủa như con chó chạy quanh quẩn hàng rào trong sân nhà; lập đi lập lại những ngôn từ cũ rích, vô thưởng vô phạt.

Phải chi ngày xưa cái hiệp định năm 1954 và năm 1973 đảng của các ông giải quyết theo luật quốc tế, đàm phán trong hòa bình giữa người Việt với người Việt thì nội bộ đất nước đâu có phân hóa trầm trọng, nghèo đói, lạc hậu như ngày hôm nay. Và cũng là: phải chi nếu các ông chịu ngồi lại với nhau, nói chuyện với những người Việt bất đồng chính kiến, với những tù nhân lương tâm bằng luật pháp theo công ước quốc tế, giải quyết bất đồng bằng phương pháp hòa bình thì đâu có cái cảnh đài ải, trấn áp các người, bắt bỏ tù bằng vũ lực. Và, phải chi các người biết suy nghĩ rằng mình nghĩ cái gì, nói cái gì và làm cái gì thì đâu có bị thiên hạ chửi.

05/10/2015

Một học sinh mất tích bí ẩn

(PLO)- Một học sinh lớp 6 bất ngờ mất tích gần một tháng nay, gia đình đã đi tìm nhiều nơi nhưng vẫn chưa có kết quả.  
Sáng 6-10, trao đổi với phóng viên, chị Lê Thị Thanh (ngụ xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) cho biết con trai chị là cháu Nguyễn Hữu Lợi (học sinh lớp 6A10, Trường THCS Phú An, xã Phú An, thị xã Bến Cát) đã mất tích gần một tháng nay vẫn chưa tìm thấy.

Cháu Lợi mất tích gần một tháng nay.
Kể lại sự việc, chị Thanh cho biết vào chiều 9- 9, Lợi có xin phép gia đình đến lớp làm lồng đèn Trung thu. Đến tối, không thấy con về nên chị Thanh tìm nhưng không thấy. Khi Lợi mất tích, gia đình đã đăng ảnh lên mạng nhờ bạn bè tìm kiếm nhưng đến nay vẫn chưa có tin tức của cháu Lợi.
Thầy Nguyễn Bình Khang, Hiệu trưởng Trường THCS Phú An cho biết: “Sau khi hay tin cháu Lợi mất tích bí ẩn, nhà trường đã tìm gặp giáo viên chủ nhiệm, các học sinh trong lớp hỏi xem có tin gì về em Lợi không nhưng không có học sinh nào biết. Qua tìm hiểu, các bạn của Lợi cho biết em Lợi rất mê chơi game. Em có học lực yếu, năm học vừa qua Lợi phải ở lại lớp”.
Đại diện Công an xã An Tây cho biết sau khi tiếp nhận vụ việc, công an địa phương đã chỉ đạo lực lượng tổ chức tìm kiếm, rà soát từng tiệm Internet trên địa bàn các xã Phú An, An Tây để tìm kiếm thông tin về cháu bé mất tích. Ngoài ra, địa phương đã sao chép nhiều hình ảnh về em Lợi, cung cấp cho từng ấp, tổ phòng, chống tội phạm… để khi có thông tin về em Lợi là báo ngay lên công an và gia đình.
Nếu ai biết thông tin về bé Nguyễn Hữu Lợi xin thông báo đến Công an xã Phú An hoặc qua số điện thoại: 0169.917.9660.
Vũ Hội

TPP: Việt Nam ai mừng ai lo?

Tiến sĩ Jonathan LondonGửi cho BBC Tiếng Việt từ Hong Kong
4 giờ trước 

Image copyrightReuters
Image captionDệt may Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng nhờ TPP
Sau nhiều nỗ lực và không biết bao nhiều vòng đàm phán, Hiệp định thương mại TPP, là Hiệp định thương mại lớn nhất trong lịch sử, gồm 40% của tổng GDP toàn cầu, cuối cùng đã được cả 12 nước thành viên đồng ý.
Dù vẫn còn một số trở ngại trong Quốc hội Hoa Kỳ...dường như TPP đã được đàm phán thành công.
Việc này sẽ có những tác động đáng kể đối với sự phát triển của nền kinh tế Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Vậy, dân Việt Nam nên mừng về kết quả này? Hay mừng bao nhiêu %? Ở đây chỉ xin chia sẻ vài ấn tượng đơn giản, chưa sâu.
Thứ nhất, gần như tất cả những nhà quan sát đều đồng ý “Việt Nam” sẽ là một trong những “người” thắng – tức là sẽ là một “big winner,” chủ yếu vì TPP sẽ (1) mở rộng và nâng cao khả năng của các công ty sản xuất tại Việt Nam để tiếp cận những thị trường lớn trong khối, trong đó có Hoa Kỳ.
(2) Do đó, cũng sẽ khuyến kích FDI vào Việt Nam. Oh, nhiều tiền hơn hả? Thế thì tốt quá! Phải không? Cũng tốt chứ, nhưng tiền đó sẽ đi đâu, vào túi của ai? Các công ty (cả của Việt Nam lẫn ngoại quốc) sẽ ‘ăn’ bao nhiêu? Còn người dân? Những đồng tiền này sẽ tác động đến tài chính công cộng/ngân sách nhà nước như thế nào? Nhiều câu hỏi lắm. Chính vì thế nói “Việt Nam” sẽ có nhiều lợi ích là chưa được. Phải hỏi và nói cụ thể: Việt Nam là ai? Ai ở Việt Nam sẽ được quyền lợi .v.v…
(3) Điểm được đề cập và nêu ít hơn nhưng tôi thấy quan trọng hơn, liên quan đến khả năng của TPP để kích thích những bước phát triển trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tại Việt Nam.
Ở đây phải xin lỗi vì tiếng Việt của mình còn quá hạn chế để nói/viết đúng. Theo Hiệp định TPP (cũng như hiệp định EU đã được ký cách đây mấy tháng) để được miễn thuế v.v., những hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam phải gồm những “đầu vào” (inputs) từ trong nước (hay các nước thành viên của TPP khác).
Điều này có thể khuyến khích các nhà sản xuất tại Việt Nam đầu tư nhiều hơn trong nước, và đồng thời giảm sự hấp dẫn của mô hình nhập khẩu đầu vào từ Trung Quốc lắp ráp tại Việt Nam. Như nhiều người Việt Nam thấy, kinh tế “lắp ráp” chưa thực sự là một nền kinh thế công nghiệp đúng nghĩa.

Khuyến khích chất lượng

Như vậy, TPP có thể khuyến khích các ngành công nghiệp ở Việt Nam có những bước đột phá đối với công nghệ, sáng tạo, v.v., đầu từ mạnh hơn vào việc nâng cấp công nghệ, nâng cao chất lượng...
Vậy, sao ở đầu bài tôi hàm ý chưa chắc nên mừng về TPP? Tất nhiên, việc TPP sẽ mở rộng những cơ hội cho Việt Nam cũng như gia tăng FDI vào Việt Nam là hai tác động hứa hẹn. Nhưng, cuối cùng, những lợi ích của TPP đối với người dân Việt Nam sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của các thể chế chính trị và kinh tế trong nước.
Với vị trí chiến lược và những lợi thế đó, chắc chắn nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục có tăng trưởng từ 5% trở lên. Nhưng câu hỏi đặt ra là không phải Việt Nam có thể có tăng trưởng kinh thế như thế nào mà là chất lượng của sự phát triển của Việt Nam sẽ ra sao?
Nếu ở các nước tư bản có câu nói rằng chủ nghĩa tư bản là quan trọng để cho những nhà tư bản quản lý, thì có lẽ ở Việt Nam có thể nói kinh tế thị trường là quan trọng để thống trị bằng một hệ thống thiếu minh bạch.
Như vậy, đối với TPP tôi thấy nếu cải cách thể chế theo hướng minh bạch bao nhiều, số người dân Việt Nam có lý do để mừng về Hiệp định TPP sẽ tăng bấy nhiêu.
Tóm lại: TPP sẽ mang lại những cơ hội tốt cho Việt Nam. Nhưng những tác động của TPP tới sự phát triển của Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của các thể chế chính trị, kinh tế ở Việt Nam trong những năm tới. Còn sớm là đúng.
Bài đã đăng trên trang web cá nhân, thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tiến sỹ, giảng viên tại Đại học Thành thị Hong Kong.

'Đừng sợ mất lương hưu'

Th.S Nguyễn Tiến TrungGửi cho BBC từ Sài Gòn
3 tháng 10 2015

Image copyrightAFP
Image captionĐảng Cộng sản Việt Nam vừa đánh dấu 70 năm cuộc cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2/9.
Tháng Chín vừa qua lại chứng kiến thêm các vụ 'bắt - thả', 'xuất - nhập kho' khi một tù nhân lương tâm 'được thả', đó là bà Tạ Phong Tần, cựu sỹ quan công an, thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, từ nhà tù bị đưa thẳng ra nước ngoài hôm 19/9/2015 .
Tuy nhiên, ngay sau đó, một cựu tù nhân chính trị khác lại bị bắt lại hôm 21/9 là cựu trung tá quân đội Trần Anh Kim và còn một số người khác nữa.
Có vẻ dưới sức ép của quốc tế, đặc biệt là từ Hoa Kỳ, nhà cầm quyền đã có những hành động thả tù chính trị để chứng tỏ đang có tiến bộ về nhân quyền.
Đó cũng là điều đáng hoan nghênh, song việc bắt, bắt lại, trấn áp những nhà hoạt động xã hội ôn hòa, các cựu tù chính trị, lương tâm khác thì sao?
Đặc biệt, việc đưa quyền con người lên chương 2 của hiến pháp 2013 và việc nhà cầm quyền Việt Nam có chân trong Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc có thực sự chứng tỏ đang có tiến bộ về nhân quyền thì thế nào? Bài viết này xin đề cập một vài khía cạnh liên quan, dưới đây.
Những động thái đó thật ra không chứng tỏ được gì nhiều, vì chế độ pháp trị để bảo vệ những quyền con người ấy không tồn tại ở Việt Nam mà chỉ chứng tỏ rõ ràng hơn về sự cầm quyền của một chế độ đảng trị.
Thật vậy, trong lời mở đầu của Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế đã ghi rất rõ:
“Xét rằng điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ pháp trị (rule of law) bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng, phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền.”

Chế độ pháp trị

Ai cũng biết rằng chế độ pháp trị phải được bắt đầu từ bản hiến pháp chuẩn mực của toàn dân.
Từ bản Hiến pháp đó mới quy định ra thế nào là tự do, bình đẳng, dân chủ, nhân quyền, hệ thống nhà nước tam quyền phân lập, v.v… Đó là cách thức bền vững nhất để bảo vệ nhân quyền, để thực hiện mục tiêu “công bằng, dân chủ, văn minh” của chính đảng cộng sản.
Năm 2013, toàn dân, các trí thức như nhóm Kiến nghị 72 đã sôi nổi góp ý để sửa đổi hiến pháp theo hướng dân chủ, pháp trị. Dù hiến pháp 2013 đã được thông qua mà không thèm đếm xỉa đến nguyện vọng của toàn dân, nhưng hoạt động để có một bản hiến pháp dân chủ bảo vệ quyền con người luôn là vấn đề thời sự, cấp bách nhất của đất nước.
Image copyrightAFP
Image captionTác giả đặt lại câu hỏi về tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền hiện nay.
Mới đây, nhìn vào việc dự thảo Luật tự do lập hội lại bị nhà cầm quyền trì hoãn, hay nhìn vào đề án quy hoạch báo chí tiếp tục ngăn cấm báo chí tư nhân, chỉ còn cho duy trì báo chí của đảng cộng sản thì ta thấy rõ là dù quyền con người được ghi rất trang trọng trong chương 2 hiến pháp nhưng đều chỉ là hình thức.
Chắc chắn chế độ độc đảng không bao giờ chấp nhận dân có quyền tự do lập hội hay ra báo, nếu nhà cầm quyền chấp nhận điều đó thì họ sẽ không thể nào tiếp tục duy trì chế độ độc đảng với đầy đặc quyền đặc lợi cho tầng lớp cai trị bên trên.
Do đó, đấu tranh cho quyền con người thiết thực nhất chính là liên kết, đứng cùng nhau, không phân biệt cộng sản hay là không, vận động vì mục tiêu nền tảng chung là “nhân dân làm chủ, pháp luật chuẩn mực”, bắt đầu từ bản một bản Hiến pháp của toàn dân.

Chính danh, bình đẳng

Với cái nhìn đó, điều 21 của Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế lại là điều quan trọng nhất với tinh thần ý dân là nền tảng của quyền lực, tự do ứng cử, tự do bầu cử, lãnh đạo quốc gia phải do dân bầu ra qua bầu cử tự do và công bằng, có định kỳ.
Nói cách khác, nhà nước phải chính danh.
Nếu ở quốc gia nào mà điều 21 bị vi phạm, nhà cầm quyền không chính danh thì chắc chắn tất cả những quyền con người khác đều sẽ bị vi phạm vì quyền của dân không chỉ đã bị mâu thuẫn, xung đột mà còn bị lấn át, xâm phạm nghiêm trọng bởi quyền lực của nhà cầm quyền không do dân bầu lên.
Viết đến đây, tôi nhớ đến các biểu ngữ đang giăng đầy đường phố để quảng bá cho luật Bình đẳng giới, ví dụ như câu “Nam nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước”, “Nam nữ bình đẳng trước pháp luật"…
Thế thì có bao giờ các lãnh đạo của đảng cộng sản nghĩ đến việc cần ra luật bình đẳng giữa công dân là đảng viên cộng sản và công dân ngoài đảng cộng sản hay không?
Vì thật ra bất công giữa lãnh đạo đảng cộng sản và người dân mới là bất công lớn nhất hiện nay, và đó cũng là mâu thuẫn gây ra đổ vỡ xã hội,
Nếu không làm được chuyện đó thì tất cả những điều tốt đẹp mà nhà cầm quyền đã quảng bá về chủ nghĩa xã hội để hướng tới mục tiêu xã hội công bằng, hoặc kêu gọi hòa hợp hòa giải đều chỉ là nói suông, không thực.

Lương hưu, công lao

Rất nhiều các cựu chiến binh, kể cả các sỹ quan an ninh nhà nước Việt Nam mà tôi có dịp tiếp xúc cũng hiểu rõ nhu cầu dân chủ, pháp trị của đất nước.Tuy nhiên, họ lại sợ bị mất lương hưu nếu chuyển đổi qua thể chế dân chủ.
Nhìn sang các nước mà “diễn biến hòa bình” (theo cách gọi của Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam) đã thành công như nước Đức hay nước Nga, các cựu chiến binh, công chức không hề bị mất lương hưu. Thậm chí, lương còn được tăng lên. Cũng không có chuyện trả thù hay đổ máu gì.
Image copyrightGetty
Image captionTác giả nhắc lại lời của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại diễn đàn Liên Hợp Quốc hôm 25/9 nói các quần đảo ở Biển Đông 'từ thời cổ đại là lãnh thổ của Trung Quốc.'
Vì sao? Vì thể chế dân chủ, pháp trị đảm bảo quyền con người, không phân biệt đó là người cộng sản hay người không cộng sản, cũng không phân biệt lý lịch của công dân.
Một vấn đề khác đó là dân chủ để chống ngoại xâm. Mới đây, trong một cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng ngày 25/9/2015, Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã không ngần ngại khẳng định trước thế giới rằng “Các quần đảo ở Nam Hải (tức Biển Đông) từ thời cổ đại là lãnh thổ của Trung Hoa”.
Điều này một lần nữa chỉ chứng tỏ dã tâm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là không thay đổi. Theo tôi được biết, vẫn có nhiều chiến sỹ và các tướng tá quân đội sôi sục ý chí chống xâm lược, cụ thể ở đây là Trung Quốc. Họ sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
Thế nhưng, nếu các chiến sỹ và tướng tá của quân đội hi sinh để bảo vệ đất nước, nhiều khả năng người dân chỉ đánh giá là quân đội đang chiến đấu để bảo vệ cho chế độ độc đảng không chính danh, chiến đấu chỉ vì lãnh đạo đảng cộng sản ra lệnh chứ không phải vì dân vì nước. Sự hi sinh của quân đội vì thế sẽ không hoặc khó được lịch sử, nhân dân ghi công đúng mức.
Ngay cả những chiến sỹ hi sinh trong chiến tranh với Khmer Đỏ hay với Trung Quốc từ năm 1979 trở lại đây cũng bị nhà cầm quyền lãng quên vì quyền lợi ích kỉ của giới lãnh đạo trong việc thân thiết với Bắc Kinh. Chỉ trong chế độ dân chủ, pháp trị, quân đội chiến đấu theo mệnh lệnh của một chính quyền chính danh, do dân bầu ra, thì sự hi sinh và công lao của các chiến sĩ, tướng lãnh mới thật sự có ý nghĩa cao quý là bảo vệ Tổ quốc, nhân dân và được người dân tưởng nhớ, biết ơn và suy tôn.

Hành động thế nào?

Người dân bây giờ lại có câu nói đùa rằng: Anh/chị ấy là đảng viên [cộng sản] nhưng mà là người tốt.
Nếu nhà cầm quyền bảo thủ không chấp nhận cải cách dân chủ, lại đợi đến khi chỉ còn hai lựa chọn “đổi mới hoặc chết” như năm 1986 hay bây giờ với việc ký rất nhiều các hiệp định thương mại tự do và buộc phải chấp nhận công đoàn độc lập để vào TPP (Hiệp định hợp tác đối tác xuyên Thái Bình Dương), nếu để dân phải dùng đến bạo lực để chống lại áp bức, bất công thì lúc đó không còn đảng viên cộng sản tốt.
Trong mắt dân lúc đó tất cả đảng viên cộng sản đều xấu. Tính mạng và tài sản của các đảng viên cộng sản e khó mà bảo đảm trong tình trạng vô chính phủ như vậy.
Image copyrightAFP
Image captionTác giả đặt vấn đề liệu các đảng viên cộng sản và thành viên lực lượng vũ trang có nên lựa chọn đứng về phía nhân dân và dân chủ?
Do đó, các chiến sĩ và tướng lãnh quân đội, công an cần dứt khoát ủng hộ thể chế dân chủ.
Thể chế dân chủ cũng sẽ giải phóng các đảng viên cộng sản cấp trung và cấp thấp khỏi những ràng buộc phi lý, vi hiến, phạm pháp như 19 điều đảng viên không được làm.
Vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia đang rất cấp bách, thế nhưng chỉ có thể bảo vệ được chủ quyền khi có chính phủ chính danh hành động theo ý dân, đoàn kết được toàn dân để các công chức nói chung, quân đội, công an nói riêng có thể cống hiến, hi sinh.
Và tất cả những vấn đề nóng khác của xã hội như quyền con người, xã hội dân sự, giáo dục, y tế, môi trường, kinh tế… chỉ có thể giải quyết khi vấn đề nền tảng đã được giải quyết xong.
Đó là “nhân dân làm chủ, pháp luật chuẩn mực”, bắt đầu từ bản hiến pháp của toàn dân.
Đó cũng là nền tảng thiết thực nhất để mọi người cùng đi tới, kể cả đảng cộng sản.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nhà vận động cho dân chủ hóa ở Việt Nam, cựu tù nhân chính trị, đang sống ở Sài Gòn.