Monday, December 16, 2013

Triều Tiên dọa biến đảo Hàn Quốc thành nghĩa địa

Hàng nghìn tài liệu tuyên truyền của Triều Tiên hôm qua được rải xuống một đảo mà hai nước tranh chấp, đe dọa tấn công vào các binh sĩ Hàn Quốc đang đóng ở đây.  

quan-doi-trieu-tien-4166-1387253348.jpg
Quân đội Triều Tiên trong một cuộc tập trận. Ảnh: KCNA
Theo Yonhap, một đơn vị thủy quân lục chiến Hàn Quốc đóng tại đảo Baengnyeong thu thập được những tờ rơi được rải xuyên biên giới.
Tờ rơi đe dọa việc rải bom và cho rằng các lính thủy đánh bộ là mục tiêu đầu tiên. Triều Tiên cũng cảnh báo trong tờ rơi rằng quân đội nước này sẵn sàng tấn công hòn đảo bằng hỏa lực "chưa từng có" và biến nó thành "một nghĩa địa lớn". 
Các quan chức quân sự Hàn Quốc chưa xác nhận thông tin mà Yonhap đưa.
Lời cảnh báo diễn ra chỉ vài ngày sau khi Triều Tiên xử tử ông Jang Song-thaek, người được coi là có quyền lực thứ nhì ở nước này trước đây. Ông Jang bị tử hình vì một loạt cáo buộc, trong đó có âm mưu lật đổ người cháu trai và tham nhũng. Đây được coi là biến cố chính trị lớn nhất kể từ khi ông Kim lên nắm quyền cách đây hai năm. 
Hàn Quốc cũng đang cảnh giác trước những ảnh hưởng tiềm tàng của cuộc thanh trừng tại quốc gia nằm ở biên giới phía bắc, khi Tổng thống Park Geun-hye cảnh báo nguy cơ "khiêu khích liều lĩnh" của Bình Nhưỡng. 
Biên giới hai nước trên biển Hoàng Hải là nơi từng chứng kiến một số vụ đụng độ chết người. Năm 2010, tàu Cheonan của hải quân Hàn Quốc bị chìm gần Baengnyeong, khiến 46 người chết. Cư dân Hàn Quốc tại các đảo tiền tuyến luôn sống trong nỗi lo sợ bị tấn công kể từ khi Triều Tiên nã đạn vào hòn đảo Yeonpyeong, làm 4 người thiệt mạng cuối năm 2010.
Năm 2004, hai bên nhất trí ngừng rải truyền đơn xuyên biên giới. Tuy nhiên, quân đội Hàn Quốc tiếp tục rải truyền đơn chống Bình Nhưỡng hồi cuối năm 2010 khi căng thẳng quân sự leo thang, còn Triều Tiên làm việc tương tự vào năm 2012.  
Các nhà hoạt động Hàn Quốc, trong đó có những người lưu vong từ Triều Tiên, thường thả bóng bay chứa truyền đơn chống Bình Nhưỡng qua biên giới, bất chấp việc Triều Tiên đe dọa nã đạn vào họ. 
Vị trí đảo Baengnyeong ở biển Hoàng Hải. Đồ họa: Guardian
Vị trí đảo Baengnyeong ở biển Hoàng Hải. Đường màu đỏ là ranh giới tạm thời trên biển mà Triều Tiên không đồng ý, cho rằng phải lùi xuống phía nam hơn nữa. Đồ họa: Guardian
Trọng Giáp

VIDEO - CÔ GIÁO DẠY TRẺ BẰNG DÉP VÀ THÌA INOX

PICS : Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM

Bóp cổ, gí đầu xuống đất, lấy khăn bịt mũi, tát bôm bốp vào mặt... là những “phương pháp sư phạm” mà các “cô giáo” ở Trường mầm non tư thục Phương Anh (18 đường Hiệp Bình, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM) dùng để “dạy” các bé mầm non.

Trường mầm non tư thục Phương Anh nằm ở mặt tiền đường Hiệp Bình, xung quanh được bao bọc bởi các bức tường, phía sau tiếp giáp với bãi đất trống cây cỏ mọc um tùm. Quản lý trường mầm non là bà Lê Thị Đông Phương, nhân viên giúp việc ngoài Nguyễn Thị Điều còn có một cấp dưỡng.


Những bữa ăn đẫm nước mắt

7h ngày 12-12, cánh cửa Trường mầm non tư thục Phương Anh hé mở, nhiều phụ huynh hối hả chở con tới gửi rồi lật đật lao vào cuộc mưu sinh. Rời tay cha mẹ, nhiều bé hoảng hốt bật khóc, cố bấu víu đòi về. 9h30, Điều “lùa” nhóm trẻ từ trong nhà ra sân ximăng rộng khoảng 20m2 ở phía sau cho ăn giữa buổi. Tại đây, một số bé lớn bị Điều chỉ tay vào mặt quát tháo bắt tự bưng bát xúc ăn. Số trẻ không tự ăn Điều túm cổ đặt lên ghế rồi đưa muỗng thức ăn liên tục vào miệng.

Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 1
Vừa ăn được vài muỗng, một bé trai có dấu hiệu nôn ra ngoài và khóc. Điều trợn mắt đặt bát cháo xuống bàn, tay trái bóp mạnh vào đỉnh đầu ghì toàn thân bé xuống sát đất, tay phải đập mạnh mười cái trên sống lưng, đầu và mông. Bé trai giãy giụa khóc thét lên. Khoảng một phút sau, Điều tiếp tục bặm môi, vạch hai bàn tay của bé trai này đánh sáu cái vì nuốt cháo chậm.

Cứ vậy, bé trai càng khóc càng nuốt cháo chậm, Điều lại giở các miếng “võ tay” đánh đập khắp người. Mỗi lần bị đánh, thức ăn từ miệng bé lại phun xuống nền đất, nước mắt nước mũi tuôn chảy. Trong quá trình cho ăn, Điều cũng liên tục giơ tay lên đầu hoặc chỉ trỏ ngón tay vào mặt bé để hù dọa.

Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 2
Trước đó sáng 9-12, Điều đặt một bé trai gương mặt kháu khỉnh ngồi lên ghế cho uống sữa. Vừa cho muỗng sữa đầu tiên vào miệng, bé này nhăn mặt ói òng ọc ra chén. Mặc cho bé khóc lóc, Điều vô tư đổ nhiều muỗng sữa vào miệng làm bé ho sặc sụa. Lúc sau, Điều quay qua xúc cơm trắng trộn nước cho một bé gái ăn. Trước sự hung dữ của Điều, bé gái chỉ dám đứng chôn chân một chỗ, há hốc miệng nhận cơm và nuốt chứ không kịp nhai. Vừa nuốt, nước mắt nước mũi bé chảy dài theo gò má xuống tận khóe miệng.

Cứ như thế, muỗng cơm này ăn chưa xong muỗng khác lại được Điều đưa dồn dập khiến miệng bé gái căng phồng rồi phun ra ngoài. Điều ném bát cơm sang một bên, xách hai tay xốc ngược bé gái lên cao rồi nắm tóc cho chúi đầu vào trong thùng phuy đựng nước cao 1,5m bên cạnh mặc cho bé gái la hét, hai tay bấu víu lấy chân van xin tuyệt vọng. Trong quá trình dìm đầu bé gái vào thùng phuy, Điều luôn miệng quát tháo: “Thấy không? Sợ chưa? Sợ chưa?”. Nửa phút sau, Điều xách bé gái này thả phịch xuống đất và tiếp tục đút cơm như chọc muỗng vào miệng.

Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 3
Ăn vì... sợ

Tại Trường mầm non tư thục Phương Anh, hầu hết các bé sợ bà Phương một phép vì mỗi lần cho ăn, bà ta thường giở các “ngón nghề” hành hạ dã man như lấy khăn bịt mũi, bóp cổ, túm đầu các bé lắc như... búp bê.

Khoảng 10h40 ngày 10-12, tại khu cho trẻ ăn, một bé gái 10 tháng tuổi gầy gò, xanh xao gào khóc thất thanh vì bị bà Phương dùng chân kẹp người, kê đầu lên mặt bàn rồi dùng tay đè đầu, bịt mũi cho uống sữa.

Bé gái càng giãy giụa, bà Phương lại càng đè đùi lên người đổ sữa vào miệng. Lúc sau, bé gái khóc càng dữ dội, miệng trào sữa liên tục, bà Phương luôn miệng chửi rủa, rồi dùng khăn bịt kín miệng, mũi rồi nắm đầu bé gái lắc mạnh hàng chục lần.

Khi mới cho ăn, bà Phương còn dùng muỗng nhưng sau đó thì đổ thẳng cốc sữa vào miệng. Trong vòng 30 phút, bà Phương đã thực hiện màn bóp cổ, bịt mũi và lắc đầu... bé gái hàng chục lần. Kết thúc bữa ăn đầy nước mắt, bé gái lả người ngồi ngơ ngác trên ghế, đầu tóc bù xù, miệng vẫn không thôi khóc ré lên vì sợ hãi.

Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 4

Ngày 11-12, bà Phương tiếp tục cho ba trẻ ăn và giở lại những “miếng” đánh tàn bạo. Bà Phương ngồi tại ghế và bắt bé trai đứng để đút cháo. Sợ bị đánh nên bé trai này chỉ biết dán mắt vào bát cháo trước mặt và nuốt.

Nhiều lần bé trai muốn ói thì ngay tức khắc bà Phương dùng roi nhựa đánh vào chân, và dùng tay nhúi mạnh vào trán làm bé trai ngã ngửa ra sau. Ngồi ăn cạnh bên, nhiều bé khác do Điều cho ăn cũng nước mắt ngắn dài vì bị đánh đập.

Sau khi cho bé trai này ăn xong, bà Phương tiếp tục xách bé gái 10 tháng tuổi ghì nằm ngửa xuống bàn đổ cháo vào miệng. Cũng giống như những lần trước, lần này bà Phương cũng dùng chân kẹp, đè lên người bé gái rồi bẻ ngửa mặt ra phía sau bịt mũi đổ cháo. Thậm chí có lúc cháu bé nôn cháo ra chén, bà Phương đổ ngược thức ăn vừa nôn cho cháu bé ăn lại.

Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 5

Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 6

Trong sáng 11-12, khi vừa dứt tay hành hạ bé gái 10 tháng tuổi, bà Phương lao vào kéo bé trai gương mặt kháu khỉnh tát bôm bốp vào mặt, sau đó dùng hai tay bóp cổ cháu bé như muốn ăn tươi nuốt sống.

Bé trai bị bà Phương xô văng ra khoảng 1m, đưa tay dụi mắt bật khóc nức nở. Thấy vậy, bà Phương chỉ ngón tay vào mặt bé quát tháo, rồi nắm cổ áo đánh thẳng vào mặt, lưng.

Không dừng lại ở đó, bà Phương kéo, xô đẩy và khóa chặt hai tay bé trai này đánh đấm túi bụi. Chỉ trong vòng khoảng 1 phút, bà Phương đã nắm tay, giật cổ áo tát 28 cái vào mặt và lưng đứa bé, miệng không ngớt tiếng chửi rủa.

Và cứ thế, với những đứa trẻ vô tội, chuỗi ngày ở trường mầm non trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng bởi những trận đòn tàn bạo của các “cô giáo”.

Những hình ảnh hành hạ trẻ gây phẫn nộ:


Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 7
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 8
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 9
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 10
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 11
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 12
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 13
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 14
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 15
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 16
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 17
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 18
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 19
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 20
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 21
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 22
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 23
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 24
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 25
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 26
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 27
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 28
Ảnh chụp từ clip
Bóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ mầm non tại TP HCM 29

Bi kịch đại gia phá sản dạt về biệt thự hoang

Từ giã những ngôi nhà phố khang trang lộng lẫy, không ít các đại gia BĐS âm thầm chuyển về quê sống trong những ngôi biệt thự giữa đồng không mông quạnh.


Lên núi ở ẩn
Từng có một ngôi biệt thự lớn ở Mỹ Đình nhưng hiện nay đại bản doanh của ông Thành, một giám đốc công ty BĐS lại lui về tận một thôn heo hút ở huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Thời kỳ làm ăn khấm khá, giá nhà đất tăng vùn vụt mỗi ngày, túi ông lúc nào cũng rủng rỉnh. Khi ấy, ngôi nhà của ông được ví chẳng khác gì vua chúa ngày xưa, đủ cả, từ đồ cổ đến cao lương mỹ vị ông đều từng tận hưởng. Ngôi biệt thự 3 tầng lúc nào cũng tấp nập người ra vào bàn chuyện làm ăn, có lúc ông phải thuê thêm ba thanh niên trai làng lực lưỡng để làm bảo vệ.
Tuy nhiên, cái thời “ăn sung mặc sướng” ấy bỗng chốc chấm hết. Cơn sốt nhà đất đi qua nhanh chóng cuốn theo của ông bao nhiêu của cải. Dự án đình trệ, người mua nhà lúc nào cũng nheo nhéo bên tai, còn các chủ nợ thì bao vây tứ phía. Cực chẳng đã, ông đành bán bớt số tài sản trong nhà để trang trải nợ nần.
đại-gia, đại-gia-nhà-đất, biệt-thự-hoang, biệt-thự-bỏ-hoang, chủ-đầu-tư, nhà-đất,
Những ngôi biệt thự bỏ hoang lại là chỗ tá túc của đại gia BĐS.
Càng cầm cự bao nhiêu, hy vọng của ông về “một ngày mai tươi sáng” lại vụt tắt bấy nhiêu, bỗng chốc ông Thành không còn gì bên mình. Con xe BMW ông bán phá giá chỉ 400 triệu đồng để rồi đi thuê xe chạy hàng ngày. Ngôi nhà biệt thự rao bán hơn 20 chục tỷ cũng không có người mua, rồi cũng vào tay của ngân hàng. Xe, vàng bạc, nhà cửa của vợ con cũng vơi dần...
Càng về sau, áp lực càng lớn, ông Thành chọn một trong 36 kế “tẩu thoát vẫn là thượng sách”. Người ta cho rằng, ông khá khôn ngoan khi lui về vườn ở trong ngôi biệt thự của chính dự án của mình. “Dù sao vẫn còn chỗ để trú thân, vui thú điền viên”, ông Thành nói.
Lợi cả đôi đường, số chủ nợ cũng giảm hẳn việc gọi điện, đòi gặp ông. Đường xá xa xôi muốn gặp họ phải mất công đi hàng chục km mới tới nơi, chưa kể nếu không nắm đường có thể bị lạc. Cứ nhắc tới chuyện này, ông Thành lại hồ hởi: “Lắm ông lên tận đây thấy cây cối xanh mát, hoa trái đầy vườn lại hạ hỏa, mình an ủi động viên vài câu lại vui vẻ. Đi về lại được tặng thêm ít rau thịt cây nhà lá vườn, bố nào cũng vui như Tết”.
Xung quanh cả dự án hàng nghìn mét vuông, toàn những ngôi biệt thự đang xây dựng nham nhở phải dừng lại vì thiếu vốn, chẳng bóng người, mỗi nhà ông được gọi là bề thế. Trước đây, nó cũng từng được làm nhà mẫu, nơi các khách hàng ở thủ đô được xe công ty đưa rước tới tận nơi để ăn chơi, nghỉ ngơ và mua đất. Cái viễn cảnh về một ngôi nhà thứ hai giữa rừng xanh chan hòa hồi đó vẫn còn in đậm trong tâm thức bao người mua nhà, nhưng thực tế thì chắc còn phải chờ xa lắm...
Bỏ nhà phố ra biệt thự hoang 
Nói về câu chuyện bỏ phố về quê phải kể tới ông Tâm, một giám đốc văn phòng nhà đất ở Trung Hòa Nhân Chính. Từ một cò đất, ông nhanh chóng xây dựng cho mình một cơ ngơi bề thế, một văn phòng nhà đất với 10 nhân viên. 
Đầu tư vào bất động sản rồi gặp thời bất động, ông lâm vào tình cảnh khó khăn. Toàn bộ vốn đã nằm im trong đất, trong khi đó số nợ ngày càng chồng chất. Ngôi biệt thự hoành tráng trên mảnh đất 200m2 đang thi công đã phải trao tay người khác vì ông có nguy cơ vỡ nợ. Cả nhà và đất được định giá hơn 15 tỉ đồng cũng không thấm vào đâu. Cuối cùng, ông cũng đành bán hết, đóng cửa văn phòng, tạm nói lời chia tay với toàn bộ nhân viên.
đại-gia, đại-gia-nhà-đất, biệt-thự-hoang, biệt-thự-bỏ-hoang, chủ-đầu-tư, nhà-đất,
Những ngôi nhà vắng hoe giữa khu đô thị lại là nơi an cư mới của sếp nhà đất.
Không còn được hưởng cuộc sống ung dung giữa trung tâm thành phố, ông dạt về ngôi biệt thự hoang ở khu đô thị mới dưới Hà Đông. Nói là biệt thự hoang cũng không đúng bởi so với cả khu đô thị, ngôi nhà này ông vẫn đang ở và ông là chủ.
Nhìn vào ngôi nhà mới hoàn thành phần thô bên ngoài, chẳng ai nghĩ ông lại “xuống cấp nghiêm trọng” như vậy. Bên trong ngôi nhà, chỉ vài cái bóng đèn, dây điện loằng nhoằng, các phòng hoàn thiện tạm bợ. Những thiết bị tối tân cho cuộc sống của một đại gia bất động sản trước đây đã không còn xuất hiện trong ngôi nhà này.
Thỉnh thoảng ông Tâm trầm ngâm: “Dẫu sao cũng còn có cái nhà để ở, chứ như mấy ông bạn tôi bán sạch, nhà còn phải đi thuê.”
Bắt đầu cuộc sống mới đối với ông gặp khá nhiều khó khăn nhưng dần ông cũng phải chấp nhận thực tế. Ông đã vui hơn, không còn âu rầu, ông tự an ủi mình là “làm ăn có thời, giàu mấy chốc”.
Có lẽ, đây là tài sản giá trị mà ông vẫn còn có thể sử dụng được, bởi nhiều lô đất khác vẫn còn là bãi đất hoang, là ruộng rau muống ở mãi tận Mê Linh, Hoài Đức. Một trong những lý do nó “chưa thể ra đi” bởi ông cũng đã rao bán nhiều lần nhưng không có khách.
Trong giới bất động sản, thỉnh thoảng người ta kháo nhau “ông A, ông B về quê hay lên núi ở ẩn rồi”, lúc đó mọi người đều tự hiểu với nhau rằng “lại thêm một người ra đi”. May cho họ vẫn còn một chỗ để trú thân, bởi không ít những người nợ nần 30-40 tỷ đã phải lẳng lặng bỏ thủ đô về Lạng Sơn, Yên Bái hay vào Nam trốn nợ.
Duy Anh

Tết nghèo, dân bóp bụng trữ hàng sớm

- Thu nhập giảm sút, lại không dám trông chờ vào món tiền thưởng cuối năm để sắm Tết, năm nay, nhiều người đã rục rịch mua các mặt hàng khô, thực phẩm về tích trữ sớm. Họ sợ cảnh tranh giành mua bán với giá cắt cổ vào cận Tết.

“Thưởng Tết ơi, chào mi”
Những ngày gần đây, thông tin về thưởng Tết ngập tràn trên báo chí. Nhiều công ty không ngần ngại tuyên bố không thưởng hoặc sẽ cắt giảm mạnh khoản thưởng Tết.
Ở hầu hết các cơ quan, công sở, vấn đề lương thưởng Tết đang được bàn tán xôn xao. Đa phần các chị em đều không hy vọng mấy vào chuyện thưởng Tết, bởi ngay cả tiền lương năm vừa rồi cũng bị giảm đi một khoản đáng kể.
Chị Ngọc Ánh - nhân viên một công ty trên đường Bà Triệu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) than thở, năm nay chuyện kinh doanh khó khăn, lương của chị bị cắt giảm 30%. Các khoản thưởng quý, du lịch hè cũng mất hút mà không một lời giải thích, vậy thì trông đợi gì vào chuyện tiền thưởng Tết cao?.
Tết-Nguyên-đán, thực-phẩm, tích-trữ, tăng-giá, hàng-hóa, hàng-Tết, đồ-khô, đặc-sản, thưởng-tết
Măng khô - một trong những hàng khô được nhiều nhà mua tích trữ sớm cho Tết
“Những năm trước còn ngóng thưởng Tết để mua sắm cuối năm, năm nay thì chẳng hy vọng gì. Nếu có thưởng thì nhiều lắm cũng chỉ bằng nửa năm trước”, chị Ngọc Ánh bần thần.
Nhắc đến chuyện thưởng Tết, vợ chồng anh Trần Văn Quang ở Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội) còn buồn hơn khi công ty của vợ anh làm vừa rồi tuyên bố Tết này sẽ không có thưởng.
Anh Quang cho biết, cả nhà chỉ trông chờ vào tiền thưởng cuối năm của vợ để tính chuyện sắm sửa lo cho cái Tết. Công ty anh đã tuyên bố mức thưởng chỉ bằng 1/3 năm ngoái. 4 tháng lương còn nợ nhân viên cũng sẽ lùi thời hạn trả chứ không đúng dịp Tết như đã hứa.
Đành trữ hàng Tết sớm
Mặc dù còn gần 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng chị Trần Thu Trang ở xóm 6 (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) đã mua gần đủ số hàng hóa, thực phẩm mà gia đình cần dùng trong dịp Tết này.
Chị Trang kể rằng, năm ngoái vì chờ tiền thưởng Tết mới mua sắm nên cái gì chị cũng phải mua với giá đắt đỏ, chưa kể còn phải xếp hàng chen chân trong siêu thị. Rút kinh nghiệm, năm nay chị lên kế hoạch mua sắm sớm. Từ giữa tháng 10 âm, chị đã nhờ người quen đặt hàng và tìm mua đồ khô ngon, như măng khô, miến, nấm hương, mộc nhĩ, gạo nếp... Đây đều là hàng dễ bảo quản, không sợ hỏng.
Tết-Nguyên-đán, thực-phẩm, tích-trữ, tăng-giá, hàng-hóa, hàng-Tết, đồ-khô, đặc-sản, thưởng-tết
Người dân tranh thủ ra siêu thị chọn mua hàng hóa, thực phẩm có thể để lâu, tránh cảnh càng cận Tết giá càng tăng, mua bán chen lấn
Theo chị Trang, cái lợi của mua sớm là giá rẻ. Chị dẫn chứng, năm ngoái, sát Tết chị phải mua măng khô với giá gần 300.000 đồng/kg thì hiện chị chỉ phải chi 175.000 đồng, rẻ gần một nửa.
Tương tự, năm nay, gia đình anh Nguyễn Trung Quân ở Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng có kế hoạch tích trữ thực phẩm Tết trước hai tháng. Anh Quân kể rằng hai tuần trước, nhân chuyến đi công tác Tây Bắc, chị nhà anh đã giao nhiệm vụ mua thịt trâu gác bếp với lạp xưởng, gạo nếp trên đó về làm quà biếu và để gia đình dùng trong dịp Tết.
Chị Nguyễn Thị Nhung ở ngõ 175 (Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng chia sẻ, sợ nhất là càng gần đến Tết giá thực phẩm càng tăng mạnh. Thế nên, tuần trước chị đã ra đại lý gần nhà khuân về nào bia, nước ngọt, rượu, bánh kẹo... tích đó để Tết dùng và đi biếu. “Thế mà, chỉ sang đầu tuần này, 4 ngày sau khi tôi mua, giá mỗi thùng bia đã tăng lên thêm 15.000 đồng”, chị khoe.
Ngoài tích trữ những mặt hàng khô, thực phẩm chế biến sẵn, hàng xóm nhà chị Nhung còn tích trữ cả bưởi. Chị cho hay: “Cách đây nửa tháng, họ đã chở 200 quả bưởi Đoan Hùng về làm quà biếu và ăn Tết. Họ bảo bưởi để thoải mái không bị hỏng, mua trước giá rẻ chứ đợi đến Tết giá có thể tăng gấp đôi, gấp ba lần, mà có khi chẳng có hàng để mua”.
Thừa nhận chuyện trên, chị Nguyễn Ngọc Yến, chủ cửa hàng thực phẩm online chuyên bán đặc sản vùng miền tiết lộ, từ tháng 10 âm lịch, đã có nhiều khách hàng đặt mua các loại đặc sản như: gạo nếp, thịt trâu gác bếp, lạp xưởng, măng khô, miến, nấm hương rừng, mộc nhĩ... để ăn Tết. Đây chủ yếu là hàng khô, dễ bảo quản. Chứ để gần Tết, mặt hàng nào ít biến động giá cũng tăng thêm 30%, thậm chí có mặt hàng còn tăng 50%.
Bảo Hân

Debug: ADS tracking link http://vietnamnet.vn/kinh-te

Đại gia Lê Ân trồng vườn rau, quả sạch cho vợ trẻ ăn riêng


Ở khu biệt thự đang xây mới, ông Lê Ân sẽ cho làm vườn trái cây không sử dụng hóa chất để người vợ trẻ Mai Thị Mai tự tay hái ăn cho “nó lành.
Cùng với việc sắm “siêu giường”, đại gia Lê Ân cho biết đang xây một ngôi biệt thự khoảng 50 tỷ đồng trên khu đất rộng 6.000 m2 có giá gần 100 tỷ đồng, để làm trụ sở cho một quỹ từ thiện mang tên ông.


Ở thành phố Vũng Tàu, đại gia Lê Ân sở hữu một khu đất rộng khoảng 1,5 ha ven biển, được du khách biết đến với tên gọi làng du lịch Chí Linh.
Lê-Ân, vợ-trẻ, siêu-xe, siêu-giường, 6-tỷ, chơi-ngông, đại-gia, Chí-Linh, Vũng-Tàu
Hàng rào khu biệt thự.
Tại đây, đại gia này sẽ dành một diện tích khoảng 6.000 m2 để làm vườn cây cảnh, cây ăn trái và xây khu biệt thự, tổng giá trị khoảng 50 tỷ đồng. Ông Lê Ân cho biết, khu đất này có giá trị trên dưới 100 tỷ đồng.
Lê-Ân, vợ-trẻ, siêu-xe, siêu-giường, 6-tỷ, chơi-ngông, đại-gia, Chí-Linh, Vũng-Tàu
Khu biệt thự rộng khoảng 6.000 mét vuông.
Từ đường Nguyễn Hữu Cảnh đi vào sẽ gặp khu đất này trước rồi mới vào cổng chính của làng du lịch Chí Linh. Hiện ông Lê Ân đang cho xe lu làm con đường nhựa vào khu đất, xây hàng rào.
Lê-Ân, vợ-trẻ, siêu-xe, siêu-giường, 6-tỷ, chơi-ngông, đại-gia, Chí-Linh, Vũng-Tàu
Khoảng 2 năm nữa mới hoàn thành.
Ngoài ra, tại đây đại gia này khu nhà nghỉ tiện nghi dành cho những người làm vườn. Theo ông Ân, khoảng 2 năm nữa biệt thự mới hoàn thành.
Lê-Ân, vợ-trẻ, siêu-xe, siêu-giường, 6-tỷ, chơi-ngông, đại-gia, Chí-Linh, Vũng-Tàu
Vườn trái cây.
Điều đặc biệt nữa ở khu biệt thự này là ông Lê Ân sẽ cho làm vườn trái cây không sử dụng hóa chất để người vợ trẻ Mai Thị Mai tự tay hái ăn cho “nó lành”. “Nơi đây cũng là trụ sở của quỹ từ thiện 1.500 tỷ đồng mang tên tôi”, ông Lê Ân tiết lộ.
Theo Một thế giới

Debug: ADS tracking link http://vietnamnet.vn/kinh-te

Thế giới 24h: Tân Cương lại bạo động

Truyền thông Trung Quốc loan tin về một vụ tấn công mới xảy ra ở khu tự trị Tân Cương; Triều Tiên dọa tấn công một đảo tiền tiêu của Hàn Quốc... là các tin nóng.

Nổi bật
Truyền thông Trung Quốc ngày 16/12 cho biết, có ít nhất 16 người đã bị thiệt mạng trong một vụ đụng độ tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Trung Quốc vào đêm 15/12.

Cụ thể theo cổng thông tin Thiên Sơn của chính quyền sở tại, trong lúc truy bắt một nghi phạm tại huyện Sơ Phụ, phía cảnh sát đã bị một nhóm người tấn công bằng dao và chất nổ.
Trung Quốc, Tân Cương, bạo động, khủng bố
An ninh tại Tân Cương được thắt chặt. (Ảnh: Reuters)

Tân Hoa xã cho biết, lực lượng cảnh sát đã chống trả quyết liệt và bắn chết 14 tên khủng bố, bắt giữ được hai kẻ tình nghi. Tuy nhiên phía cảnh sát cũng có hai người bị thiệt mạng.

Đây là vụ bất ổn mới nhất liên quan đến Tân Cương xảy ra trong vòng chưa đầy hai tháng sau vụ tấn công khủng bố ở ngay trước quảng trường Thiên An Môn tại thủ đô Bắc Kinh.

Vụ tấn công tại Thiên An Môn đã khiến Trung Quốc rúng động, khi những kẻ tấn công lao xe vào một đám đông khách du lịch làm 5 người thiệt mạng và 38 người khác bị thương.

Hồi tháng 11, một vụ tấn công khác nhằm vào lực lượng cảnh sát cũng đã xảy ra ở Tân Cương. Trong vụ bạo động này, có ít nhất 9 dân thường, cùng hai cảnh sát đã bị thiệt mạng.

Tin vắn
- Ngày 16/12, Cơ quan mua sắm quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nước này đã chọn 2 công ty Mỹ cùng phát triển bom dẫn đường bằng GPS cho các máy bay chiến đấu của họ.
- Tờ JoongAng Ilbo dẫn lời một quan chức Hàn Quốc cấp cao tiết lộ, năm 1996, Jang Song Thaek từng lên kế hoạch đảo chính lật đổ chính quyền của anh vợ là ông Kim Jong-il.
- Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đang cân nhắc miễn tội cho cựu nhân viên tình báo Edward Snowden, nếu như nhân vật này chấp thuận ngừng tiết lộ những tài liệu bí mật.
- Bộ phận thông tin của Hải quân Mỹ thông báo rằng, trong năm 2014, Lầu Năm Góc sẽ bắt đầu triển khai tại châu Âu các tàu khu trục trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.
- Ngày 16/12, một đội tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga lên đường đến căn cứ hải quân Maizuru ở đảo Honshu của Nhật Bản, diễn tập tìm kiếm, cứu hộ chung.
- Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chiều ngày 16/12 khẳng định Washington sẽ viện trợ cho Việt Nam 18 triệu USD nhằm mua thêm 5 chiếc tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển.
- Ngày 16/12, một máy bay trực thăng MH-60 Seahawk của Hải quân Mỹ bị rơi sau khi hạ cánh khẩn cấp bất thành ở gần Tokyo, làm hai trong phi hành đoàn 4 người bị thương.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoigu ngày 16/12 cho biết rằng ông đã ủy quyền cho Bộ Tổng tham mưu soạn thảo kế hoạch quốc phòng mới của đất nước.
- Triều Tiên đã rải hàng ngàn truyền đơn trên một hòn đảo tiền tiêu của Hàn Quốc cùng với lời đe dọa sẽ mở cuộc tấn công vào các binh sĩ Hàn Quốc đang đồn trú ở khu vực này.
- Ngày 16/12, CHDCND Triều Tiên đã tổ chức một cuộc họp với sự tham dự của những quan chức quân đội nhằm khẳng định sự trung thành đối với nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
- Thủ tướng Australia Tony Abbott xác nhận nước này đã hoàn thành rút toàn bộ quân chiến đấu khỏi Afghanistan, kết thúc 12 năm đưa quân đến Afghanistan tham chiến với Mỹ.
Tin ảnh
Trung Quốc, Tân Cương, bạo động, khủng bố
Tổng thống Hàn Quốc lo nguy cơ gia tăng hành động khiêu khích từ phía Triều Tiên. (Ảnh: AP)
Phát ngôn Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon hôm 16/12 đã nói, vụ Triều Tiên xử tử ông Jang Song Thaek là một diễn biến đầy kịch tính và bất ngờ.
Sự kiện
Nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng người Đức, Ludwig van Beethoven, sinh vào ngày 17 tháng 12 năm 1770.
Thanh Vân(tổng hợp)

Quân đội Triều Tiên thề trung thành với Kim Jong-un

Hàng nghìn binh sĩ Triều Tiên hôm nay tập trung tại quảng trường ở Bình Nhưỡng và thề bảo vệ nhà lãnh đạo Kim Jong-un bằng mạng sống của mình.

north-8554-1387203748.jpg
Các binh sĩ tập trung trước Cung tưởng niệm Kumsusan hôm nay và thề sẽ trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: KCNA/AFP
Cuộc mít tinh diễn ra bên ngoài Cung tưởng niệm Kumsusan, nơi đặt thi hài hai cố lãnh đạo của nước này, một ngày trước ngày giỗ ông Kim Jong-il, cha của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un.
"Hãy trở thành những khẩu súng và những lá chắn để bảo vệ chỉ huy tối cao", các binh sĩ hô vang trong lễ tưởng niệm.
Choe Ryong-hae, người đứng đầu Bộ chính trị của quân đội, kêu gọi các binh sĩ bảo vệ nhà lãnh đạo Kim Jong-un "bằng chính mạng sống của mình" và trở thành "những viên đạn sống, quả bom sống" vì ông Kim Jong-un.
Choe, người được coi là có quyền lực cao nhất trong quân đội kể từ sau khi ông Jang Song-thaek bị xử tử, cũng nói rằng quân đội Triều Tiên sẽ không nản chí trước "cơn gió mạnh" và sẽ bảo vệ nhà lãnh đạo trẻ dù phải hy sinh, bất chấp "thủ đoạn của những kẻ phản bội".
Sự ủng hộ và tuyên thệ trung thành tuyệt đối của quân đội là khá quan trọng đối với Kim Jong-un sau việc xử tử người chú rể, cũng là người quyền lực thứ hai đất nước, từng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố chính quyền kể từ khi nhà lãnh đạo trẻ lên nắm quyền hai năm trước. 
Theo AFP, sau vụ xử tử Jang Song-thaek, Kim dường như đã cố gắng để chứng minh quyền lực vững chắc của mình, đồng thời cũng khiến cả Seoul và Washington phải có thái độ cảnh giác hơn bởi điều bất ngờ có thể xảy đến bất cứ lúc nào từ quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hôm nay đã tổ chức cuộc gặp với các quan chức hàng đầu về an ninh và quốc phòng của quốc gia, để sẵn sàng đối phó với những khiêu khích hoặc bất ổn có thể xảy ra từ phía Triều Tiên.
Cũng trong ngày hôm nay, hàng nghìn tờ rơi tuyên truyền của Triều Tiên được thả xuống hòn đảo tiền tiêu Baengnyeong và dọa tấn công đơn vị đồn trú của Hàn Quốc tại đó, Yonhap cho hay. Triều Tiên từng nã đạn vào một hòn đảo tiền tiêu khác hồi tháng 11/2010, làm 4 người, bao gồm cả dân thường, thiệt mạng. Nữ tổng thống Hàn Quốc cũng kêu gọi quân đội theo dõi chặt chẽ khu vực biên giới trên bộ và trên biển với Triều Tiên.
Vũ Hà

PICS :Lịch sử đường Nguyễn Huệ qua ảnh



(LHVV) - Hằng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, đường Nguyễn Huệ - một trong những con đường đẹp nhất của Sài Gòn, nằm trải dài từ trước trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố đến Bến Bạch Đằng, với nhiều tòa nhà cao tầng và những trung tâm thương mại mua bán sầm uất, biến thành một đường hoa rực rỡ, thu hút rất nhiều khách viếng thăm, và trở thành một địa chỉ quen thuộc cho những vị khách du xuân.

Nếu làm một cuộc viễn du về quá khứ, chúng ta sẽ khám phá được rất nhiều điều thú vị và bất ngờ trong lịch sử hình thành con đường này.
Khởi thủy đường Nguyễn Huệ là 1 con kênh dẫn vào thành Gia Định (còn gọi Thành Bát Quái 1790-1835). Người Pháp gọi là Kênh Grand, người Việt gọi là Kênh Chợ Vải.
Dọc bờ kênh là một con đường được người Pháp đặt tên là đường Charner (đường bên phải trong ảnh), hay một tên gọi khác là đường Quảng Đông (Rue de Canton), bởi đa số người Hoa làm nghề buôn bán ở đây đều là người Quảng Đông. Phía đối diện bờ kênh là đường Rigault de Genouilly.
Ảnh này chụp cuối Kênh Chợ Vải, chúng ta có thể thấy có 1 cây cầu để nối hai bờ kênh, xa xa là Bến Nhà Rồng.
Bên phía đường Canton chúng ta có thể thấy một ngôi chợ. Chợ đã hình thành từ trước khi người Pháp chiếm Sài Gòn, nằm cạnh bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.
Vào năm 1887, người Pháp cho lấp con kênh và sát nhập hai con đường ở hai bờ lại làm một thành đại lộ Charner. Dân bản xứ gọi nôm là đường Kinh Lấp. Trong ảnh chúng ta thấy cha ông đang trải nhựa cho con đường mới hết sức cực nhọc bằng phương tiện thủ công.
Chợ Bến Thành cũ, hướng nhìn ra đường Kinh Lấp - Charner.
Phía trước mặt chợ Bến Thành cũ nhìn ra đường Kinh Lấp - Charner. Có thể đoán ảnh này được chụp khoảng năm 1909-1914, vì ở phía xa ta đã thấy tòa nhà Dinh Xã Tây - nay là UBND TPHCM. năm 1914 chợ không còn năm vị trí này.
Con đường bên hông chợ Bến Thành cũ, nay là đường Ngô Đức Kế (?). Chợ được dời về vị trí hiện nay vào năm 1914. Vị trí chợ cũ nay là tòa nhà Bitexco và kho bạc. 
Ít ai ngờ rằng vị trí tháp đồng hồ trước cao ốc Sunwah trên đường Nguyễn Huệ ngày nay từng là pháp trường của người Pháp.
Đại lộ Charner - Kinh Lấp nhìn về hướng sông Sài Gòn, tòa nhà ta thấy bên phải ngày nay vẫn còn, đó chính là thương xá Tax.
Công viên nhỏ rất đẹp trước dinh Xã Tây (nay là UBND TPHCM), vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Một hướng nhìn khác của Đại lộ Charner về phía Dinh Xã Tây. Tiếc là công viên nhỏ ở trong hình ngày nay đã không còn nữa.
Vào thập niên 50, Đại Lộ Charner - Nguyễn Huệ là một trong những con đường đẹp nhất của Hòn Ngọc Viễn Đông - Sài Gòn. Trên không ảnh chúng ta có thể thấy đàng xa là hai tháp chuông của nhà thờ Đức Bà.
 
Trước năm 1975, trong chế độ cũ, đại lộ Nguyễn Huệ thật sầm uất và đầy màu sắc.
Trải qua hơn 200 năm hình thành và phát triển, đại lộ Nguyễn Huệ đã biến đổi từng bước theo thời cuộc và cho đến ngày nay nó vẫn là con đường đẹp bậc nhất của Sài Gòn hoa lệ.


Khắc Huy tổng hợp và biên soạn