Tuesday, October 25, 2016

Lãnh đạo Đăk Nông: 'Công ty Long Sơn tự ý giải toả đất dẫn đến nổ súng'

Vnexpress-25-10-2016

Chánh Văn Phòng UBND tỉnh Đăk Nông Ngô Xuân Lộc khẳng định tỉnh đã yêu cầu doanh nghiệp và người dân phải để nguyên hiện trạng đất tranh chấp, song Công ty Long Sơn tự ý giải toả dẫn đến vụ xả súng làm 3 người chết, 16 người bị thương.

Ông đánh giá thế nào về việc người dân nơi xảy ra vụ nổ súng (giáp ranh hai xã Quảng Trực và Đăk Ngo, huyện Tuy Đức) nói rằng khu vực đất Công ty TNHH Long Sơn cho người đến san ủi, là của họ?
UBND tỉnh rất quan tâm đến vấn đề này. Tỉnh giao đất cho Công ty Long Sơn làm dự án năm 2008 và chỉ căn cứ trên bản đồ. Điều kiện của tỉnh thời bấy giờ và cũng do điều kiện địa lý khó khăn nên chưa thể có làn ranh chính xác phần đất giao cho doanh nghiệp.
Vụ xô xát xảy ra ngay tọa độ nào, có phải là đất giao cho công ty hay không, cần phải xác định bằng một phương pháp khoa học. Cơ quan chức năng cần phải đo đạc, xác minh rồi đối chiếu với tài liệu quản lý đất đai thì mới biết chính xác.
lanh-dao-dak-nong-cong-ty-long-son-tu-y-giai-toa-dat-dan-den-no-sung
Ông Ngô Xuân Lộc - Chánh Văn Phòng UBND tỉnh Đăk Nông. Ảnh: Quốc Thắng.
Rạng sáng 23/10, Công ty Long Sơn đưa nhiều máy xúc cùng hàng chục người mang theo gậy gộc, khiên, đá... đến san ủi vườn điều của ông Hoàng Văn Thắng (51 tuổi). Chính quyền địa phương đã thông qua kế hoạch "giải toả" này ra sao?
Tình trạng tranh chấp đất giữa công ty và người dân khu vực này diễn ra gay gắt, có lúc xảy ra xung đột. UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp và người dân phải để nguyên hiện trạng tại các khu vực tranh chấp. Việc Công ty Long Sơn san ủi khu đất là hành động tự phát, chính quyền địa phương không hề được thông báo.
Đây là khu vực hiểm trở, rất xa khu dân cư nên việc quản lý địa bàn chưa được sát sao. Khi xảy ra sự việc, lực lượng chức năng phải mất nhiều giờ mới vào đến hiện trường. Ngoài 3 người thiệt mạng, còn 16 người bị thương, trong đó có 3 nạn nhân rất nặng nhưng may mắn đã qua nguy kịch. Tính chất và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên cơ quan chức năng đang ráo riết điều tra, sớm xác định hành vi cụ thể của từng người để xử lý. 
Trình trạng đất tại nơi xảy ra vụ nổ súng và các khu vực xung quanh hiện như thế nào, thưa ông?
Nguyên thủy trước đây là đất lâm nghiệp, bao gồm đất rừng và đất không có rừng.
Hầu hết người dân từ nơi khác đến chiếm dụng canh tác. Thực sự khu vực này xa quá nên cơ quan quản lý khó giám sát.

UBND tỉnh đang triển khai lập lại trật tự đất đai tại khu vực này. Đối với những trường hợp người dân cho là chủ đất thì phải xét tính hợp pháp, nghĩa là phải chia các mốc thời gian. Theo Luật đất đai, nếu người dân khai thác trước năm 1993 sẽ được xem xét giao quyền sử dụng đúng quy định.
Người dân không kê khai thì chính quyền địa phương không thể giải quyết. Nhưng nếu có căn cứ xác định được mốc thời gian, có thể bằng tuổi những loại cây trồng, thì tỉnh sẽ xem xét.
Khi thực hiện xã hội hóa lâm nghiệp, tỉnh giao cho các doanh nghiệp để họ bỏ tiền đầu tư trồng và bảo vệ rừng nhằm thêm nguồn lực ổn định rừng. Tỉnh giao đất trên cơ sở là đất trống, cụ thể việc giao đất cho Công ty Long Sơn là hợp pháp. Nhưng tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp khi lấy đất nên có sự nhân đạo. Dù đất của người dân không hợp pháp nhưng họ cũng có thiệt hại về giống, hoa màu... thì doanh nghiệp có thể thỏa thuận, hỗ trợ.
lanh-dao-tinh-dak-nong-cong-ty-lam-son-tu-y-giai-toa-dat-tranh-chap-1
Hiện trường nơi xảy ra vụ nổ súng. Ảnh: Quốc Thắng.
Tranh chấp gay gắt giữa hai bên kéo dài, chưa được chính quyền địa phương giải quyết triệt để. UBND tỉnh đã có giải pháp nào để tránh xảy ra những xung đột nghiêm trọng như vừa qua?
Tỉnh có nhiều đợt kiểm tra, rà soát và đúng là tình trạng người dân xâm canh, xâm cư trái phép rất nhiều. Họ chủ yếu là người dân tự do, nghèo khó hay đồng bào dân tộc thiểu số từ các vùng đến. Do vượt quá tầm đầu tư, ổn định dân cư nên tỉnh đã báo cáo Trung ương để lập lại trật tự đất đai.
Gần đây nhất, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã trực tiếp đến thị sát và thống nhất cho tỉnh lập dự án. Theo đó, tỉnh đang triển khai bố trí và hiện đại dân cư hợp lý trên cơ sở có kiểm soát, nhằm hình thành đơn vị hành chính mới, lập xã mới ở đây.
Như đã nói, khu vực này chủ yếu là đất không hợp pháp, nếu mình dùng pháp chế để giải quyết sẽ làm dân điêu đứng. Chỉ có biện pháp trên mới ổn định lâu dài, giải quyết triệt để các mối quan hệ về đất đai.
Hơn 30 công nhân Công ty Long Sơn rạng sáng 23/10 đến vườn điều của ông Hoàng Văn Thắng (51 tuổi) cho máy xúc san ủi, hạ nhiều cây trồng. Công ty này cho rằng gia đình ông Thắng lấn chiếm đất dự án họ được giao.
Khoảng 8h, một nhóm người dân dùng súng hoa cải, súng săn bắn vào công nhân và bảo vệ của Công ty Long Sơn làm 3 người thiệt mạng và 16 người bị thương.
Cục Cảnh sát Hình sự phía Nam đã phối hợp Công an tỉnh Đăk Nông điều tra. Bước đầu, nhà chức trách tạm giữ ông Thắng và ông Đặng Văn Hiến (40 tuổi), thu giữ 10 khẩu súng nghi là hung khí gây án.
Quốc Thắng

Đoàn cứu trợ ra khỏi nhà dân, thôn đến thu lại tiền hỗ trợ

(NLĐO)- Chính quyền cho biết thu lại 400/500 ngàn đồng số tiền cứu trợ là để lấy mặt bằng toàn bộ, sau đó cân bằng mặt hàng rồi lập danh sách chia đều cho dân chứ không bỏ túi riêng.

Trong những ngày qua, nhiều tổ chức, cá nhân, đến thôn Trung Thôn, xã Quảng Trung (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) để trao quà ủng hộ, giúp đỡ nhằm chia sẻ những mất mát, khó khăn với người dân vùng lũ Quảng Bình bị thiệt hại nặng sau trận lũ lịch sử vừa rồi, nhưng khi đoàn cứu trợ vừa rời khỏi thôn là cán bộ thôn đến từng nhà để thu lại phần lớn số tiền mà người dân vừa nhận từ đoàn cứu trợ.

Bà Lê Thị Liệu (87 tuổi, ở thôn Trung Thôn) cho biết vào ngày 22-10, có một đoàn cứu trợ người miền Nam đến trao quà cho nhiều bà con có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong thôn trong đó có gia đình bà nhưng khi đoàn từ thiện rời đi thì cán bộ thôn đã đến thu lại tiền. "Đoàn từ thiện đó họ thấy cụ nghèo khổ, tài sản trôi hết nên họ hỗ trợ cho cụ cái phong bì 500 ngàn đồng. Cụ chưa kịp vui mừng thì có ông Bí thư Chi bộ thôn đến thu lại 400 ngàn đồng", bà Liệu bộc bạch.

Nhiều người dân thôn Trung Sơn rất bất bình trước việc làm của cán bộ thôn khi thu lại tiền hỗ trợ
Nhiều người dân thôn Trung Sơn rất bất bình trước việc làm của cán bộ thôn khi thu lại tiền hỗ trợ
Cách nhà bà Liệu không xa là hộ gia đình bà Lê Thị Nuôi (75 tuổi), bà bị tâm thần, câm điếc bẩm sinh từ nhỏ, khi nước lũ dâng lên nhà bà bị ngập tới nóc, mọi tài sản đều cuốn trôi theo dòng nước. Cũng trong ngày 22-10, khi đoàn cứu trợ đến gia đình bà trao quà và hỗ trợ cho gia đình 500 ngàn thì cán bộ thôn đến yêu cầu thu lại tiền hỗ trợ tuy nhiên bị gia đình phản đối. Anh Lê Vũ Thành (con trai bà Nuôi) cho biết gia đình anh thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở địa phương. "Cán bộ thôn đến đòi lấy lại toàn bộ số tiền để chia đều nhưng tôi thấy việc cắt lại tiền là vô lý nên tôi nhất quyết không cho lấy lại nhưng ông phó thôn bảo nếu không nộp thì những đợt cứu trợ sau gia đình tôi sẽ không có phần nữa”, anh Thành bức xúc nói.
Không chỉ 2 hộ dân trên mà tại thôn Trung Thôn còn nhiều trường hợp khác khi đoàn cứu trợ hỗ trợ 500 ngàn đồng như hộ gia đình bà Nguyễn Thị Quyên (90 tuổi), Phạm Thị Duyền (86 tuổi)... bị thôn thu lại 400 ngàn với mục đích "chia đều" số tiền cho toàn bộ người dân.

Ông Lê Văn Luận - Phó thôn Trung Thôn(bên trái) trần tình vụ việc thu lại tiền hỗ trợ của dân
Ông Lê Văn Luận - Phó thôn Trung Thôn(bên trái) trần tình vụ việc thu lại tiền hỗ trợ của dân
Ông Lê Văn Luận, Phó thôn Trung Thôn cho biết tính đến ngày 24-10 đã có 16 đoàn từ thiện từ khắp nơi đến đây trao quà ủng hộ người dân. Ông Luận thừa nhận có việc thu lại của dân mỗi hộ 400 nghìn đồng. Tuy nhiên, ông cho rằng việc làm này với mục đích là vì dân. "Chúng tôi thu lại 400/500 ngàn đồng số tiền cứu trợ là để lấy mặt bằng toàn bộ, sau đó cân bằng mặt hàng rồi lập danh sách chia đều cho dân chứ chúng tôi không bỏ túi riêng”, ông Luận khẳng định.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Nhân Tố, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Trung cho biết đã nhận được thông tin sự việc trên và sẽ chỉ đạo kiểm tra, chấn chỉnh để thu hồi toàn bộ số tiền để trả lại cho người dân. "Cảm ơn anh em đã phản ánh kịp thời, hôm qua chúng tôi có nghe thông tin nên xã đã triển khai cuộc họp khẩn cấp yêu cầu các thôn báo cáo sự việc nhưng thôn bảo là không có. Hôm nay tôi cử cán bộ xác minh xem thế nào rồi xử lý nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm và thu hồi lại tiền trả cho người dân", ông Tố khẳng định.
M.Tuấn

Thu lại tiền cứu trợ của dân để chia đều

Theo NLDO-25/10/2016 23:07

Chưa kịp mừng vì nhận được tiền cứu trợ của đoàn từ thiện thì người dân đã bị cán bộ thôn đến thu lại với lý do để chia đều

Trong những ngày qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã đến thôn Trung Thôn, xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình để trao quà nhằm chia sẻ những mất mát, khó khăn với người dân bị thiệt hại nặng sau trận lũ lịch sử vừa qua.
Cắt xén hơn phân nửa
Cụ Lê Thị Liệu (87 tuổi, ngụ thôn Trung Thôn) cho biết ngày 22-10, có một đoàn cứu trợ ở miền Nam đến trao quà cho nhiều bà con đặc biệt khó khăn trong thôn, trong đó có gia đình cụ nhưng khi đoàn từ thiện rời đi thì cán bộ thôn đã đến thu lại tiền. “Đoàn từ thiện thấy tôi nghèo khổ, tài sản trôi hết nên hỗ trợ 500.000 đồng. Tôi chưa kịp mừng thì ông bí thư chi bộ thôn đến thu lại 400.000 đồng” - cụ Liệu nói.

Gia đình bà Lê Thị Nuôi sau khi nhận được 500.000 đồng cứu trợ thì bị lãnh đạo thôn đến thu lại 400.000 đồng
Gia đình bà Lê Thị Nuôi sau khi nhận được 500.000 đồng cứu trợ thì bị lãnh đạo thôn đến thu lại 400.000 đồng
Cách nhà cụ Liệu không xa là gia đình bà Lê Thị Nuôi (75 tuổi) bị tâm thần, câm điếc bẩm sinh. Khi nước lũ dâng lên, nhà bà Nuôi bị ngập tới nóc, mọi tài sản đều trôi theo dòng nước. Trong ngày 22-10, khi đoàn cứu trợ đến gia đình bà Nuôi trao quà và tặng 500.000 đồng thì cán bộ thôn cũng yêu cầu nộp lại tiền hỗ trợ nhưng gia đình phản đối. Anh Lê Vũ Thành (con bà Nuôi) cho biết gia đình anh thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở địa phương. “Cán bộ thôn đến đòi lấy lại toàn bộ số tiền để chia đều nhưng tôi thấy việc này vô lý nên nhất quyết không đồng ý và ông phó thôn bảo nếu không nộp thì những đợt cứu trợ sau sẽ không có phần nữa” - anh Thành bức xúc.
Không chỉ 2 hộ dân trên mà thôn Trung Thôn còn nhiều trường hợp khác khi đoàn cứu trợ hỗ trợ 500.000 đồng như hộ gia đình bà Nguyễn Thị Quyên (90 tuổi), Phạm Thị Duyền (86 tuổi)... thì cũng bị cán bộ thôn thu lại 400.000 đồng với mục đích chia đều số tiền cho toàn bộ người dân.
Ông Lê Văn Luận, Phó thôn Trung Thôn, cho biết tính đến ngày 24-10, đã có 16 đoàn từ thiện từ khắp nơi đến đây trao quà hỗ trợ người dân. Ông Luận thừa nhận có việc thu lại của mỗi hộ 400.000 đồng nhưng với mục đích là vì dân. “Chúng tôi thu lại số tiền trên là để lấy mặt bằng toàn bộ, sau đó lập danh sách chia đều cho dân chứ không bỏ túi riêng” - ông Luận phân trần.
Trả lại tiền và xin lỗi dân
Theo báo cáo của UBND xã Quảng Trung vào chiều 25-10, sau đợt lũ lịch sử giữa tháng 10, đoàn từ thiện từ TP HCM liên hệ với thôn Trung Thôn nhờ lên danh sách các hộ có hoàn cảnh khó khăn, người già, neo đơn để trực tiếp đến hỗ trợ. Cán bộ thôn đã đưa ra danh sách 40 hộ dân đủ tiêu chí mà đoàn từ thiện yêu cầu. Ngày 22-10, đoàn từ thiện đến nhà văn hóa thôn để trao quà cho các hộ dân. Một phần quà có gạo, mì tôm, cùng các nhu yếu phẩm và phong bì 500.000 đồng. Sau đó, cán bộ thôn đến từng nhà trong danh sách 40 hộ yêu cầu nộp lại 400.000 đồng, tổng số tiền là 16 triệu đồng. Nhiều hộ phản đối nhưng rồi đành phải nộp khi cán bộ thôn đe dọa sẽ không đưa vào danh sách nhận quà đợt tiếp theo.
Ông Phạm Quang Long, Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn, bày tỏ bức xúc trước thông tin cán bộ thôn tự ý thu lại số tiền cứu trợ lũ lụt của người dân mà không thực hiện đúng chủ trương đề ra. “Việc làm này của các cán bộ thôn Trung Thôn là tự phát. Trước mắt, chúng tôi đã yêu cầu trả lại tiền cho người dân. Sau đó, các cán bộ này phải báo cáo cụ thể và UBND thị xã sẽ có hướng xử lý” - ông Long khẳng định.
Ngoài ra, theo ông Long, sau khi xảy ra sự việc, ông đã trực tiếp gọi điện cho lãnh đạo các xã, phường, thị trấn trên địa bàn để chấn chỉnh và nhắc nhở, đồng thời yêu cầu tuyệt đối không được thu lại tiền cứu trợ mà các đoàn từ thiện trao cho người dân.
Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, cho biết tỉnh vừa nhận được phản ánh của người dân thông qua báo chí và đang khẩn trương kiểm tra sự việc. “Nếu đúng xảy ra sự việc thu lại tiền mà các đoàn từ thiện cứu trợ cho người dân thì xử lý ngay những cán bộ này” - ông Hoài nhấn mạnh.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 25-10, ông Phạm Nhân Tố, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Trung, cho biết sau khi báo chí phản ánh và nhận được chỉ đạo của cấp trên thì lãnh đạo thôn Trung Thôn đã trả lại toàn bộ 16 triệu đồng. “Các cán bộ đã đến nhà từng người dân để trả lại tiền và xin lỗi về việc làm sai trái của mình” - ông Tố nói.
Diễn ra ở nhiều nơi
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, nhiều địa phương khác ở tỉnh Quảng Bình cũng có tình trạng tương tự.
Cụ thể, tại các thôn Tân Đông, Tân Thượng thuộc xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn, khi người dân nhận được 2 triệu đồng tiền cứu trợ thì cán bộ thôn thu 60.000 đồng tiền “lệ phí”; ở xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy, khi người dân nhận tiền và quà hỗ trợ thì cũng bị cán bộ thôn thu lại và chia đều...
Bài và ảnh: Minh Tuấn

Hòa giải hòa hợp dân tộc và Phan Anh…

10/24/2016 - 14:38 

Câu chuyện hòa giải, hòa hợp dân tộc đã được đặt lên bàn nghị sự và nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong suốt nhiều năm qua giữa Việt Nam với cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Tuy nhiên, càng lúc nhà cầm quyền Cộng sản càng có dấu hiệu gây tổn thương cho cộng đồng người Việt hải ngoại và dường như hòa hợp hòa giải dân tộc chỉ là chiêu bài chính trị của họ nhằm đạt những mục đích khác chứ chưa bao giờ người Cộng sản thực sự có ý thức về điều này. Nếu không muốn nói là họ đang công khai chống đối hòa giải, hòa hợp dân tộc, đẩy dân tộc Việt Nam đến chỗ phân li rõ rệt.
Vì sao tôi dám nói người Cộng sản đang cố gắng đẩy dân tộc Việt nam đến chỗ phân li một cách rõ rệt và tôi cho rằng người Cộng sản không muốn có hòa hợp hòa giải dân tộc?
Vì lẽ, tiến trình hòa hợp dân tộc phải bắt đầu từ việc hòa giải, và việc hòa giải phải bắt đầu từ sự cởi bỏ những định kiến, hiềm khích và cực đoan để dần đi đến xóa bỏ các ranh giới thù hận, xóa những biên giới ý thức hệ trên tinh thần anh em một nhà, cùng hướng về cội nguồn dân tộc và cùng đi đến tương lai. Để rồi sau đó, quá trình hòa hợp dân tộc giống như một hệ quả tất yếu, tự đến sau quá trình hòa giải.
Và tiến trình hòa giải dân tộc được xóa bỏ bởi những gắn kết. Tôi nói xóa bỏ bởi những gắn kết có nghĩa là lòng thù hận sẽ được xóa bỏ thông qua những gắn kết dân tộc, thông qua sự chia sẻ trong lúc đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn, đói khổ. Nói gì thì nói, cộng đồng người Việt hải ngoại đã hoàn thành việc này hết sức xuất sắc. Bởi họ không có khái niệm phân vùng Nam – Bắc trong các hoạt động thiện nguyện. Mọi nỗi khó khăn của đồng bào phía Bắc, từ vĩ tuyến 17 ra đến ải Nam Quan, đây là khu vực xếp vào vùng đỏ trong ý thức hệ, tuy nhiên, đây cũng là khu vực nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ của cộng đồng người Việt tại hải ngoại nhiều nhất.
Tình trạng biển chết ở miền Trung xảy ra sau hiện tượng khô hạn, nhiễm mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long nhưng lại được quan tâm rất cao và được cộng đồng người Việt hải ngoại ưu tiên chia sẻ từ vật chất đến tinh thần. Bởi dù sao thì miền Trung cũng không trù phú và dễ kiếm sống bằng Tây Nam Bộ. Rồi trận lũ ngày 14 tháng 10 đến ngày 16 tháng 10 vừa qua ở Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An cũng được cộng đồng người Việt hải ngoại chia sẻ rất mạnh. Đó là chưa muốn nói đến trận lũ vì lở núi ở Lào Cai, rồi những dân oan trên vườn hoa Mai Xuân Thưởng… Tất cả đều được cộng đồng người Việt hải ngoại quan tâm, hỗ trợ.
Điều này cho thấy biên kiến vùng miền đã hoàn toàn được xóa bỏ, định kiến về ý thức hệ cũng đã được xóa bỏ, người ta chỉ cần biết rằng nhìn đồng bào mình đau khổ, mất mát thì chia sẻ, lá lành đùm lá rách. Nghĩa cử mang lòng trắc ẩn, tình yêu thương này đã nhanh chóng xóa bỏ mọi ranh giới thù hận hay biên giới Nam – Bắc cũng như ý thức hệ trái chiều. Người ta nhanh chóng nhìn về tương lai để chia sẻ và yêu thương. Có thể nói rằng tiến trình hòa giải giữa người Việt trong nước và người Việt hải ngoại đã đạt thành tựu rất lớn, vượt ngoài khả năng dự đoán của đảng Cộng sản Việt Nam.
Và điều này nhanh chóng trở thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, bởi thứ họ muốn không phải là hòa hợp hòa giải dân tộc của gần một trăm triệu người dân trong và ngoài nước. Mà thứ họ cần chính là cộng đồng người Việt hải ngoại hòa giải và hòa hợp với hệ thống đảng Cộng sản Việt Nam về mặt văn bản hình thức và thể hiện điều này thông qua những đóng góp tài chính, kêu gọi quốc tế hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam cũng như các hoạt động góp tay cho sự vững mạnh của đảng Cộng sản mà các Việt Kiều phải thụ động thực hiện khi vướng vào cái bẫy hòa hợp hòa giải của họ (chứ không phải hòa giải hòa hợp theo qui luật xã hội).
Tiến trình hòa giải giữa người dân Việt với nhau nhanh chóng đâm hoa kết trái, những trăn trở, yêu thương, chia sẻ và đùm bọc của người Việt hải ngoại với người Việt trong nước đã nhanh chóng gắn kết họ lại với nhau sau mỗi cơn hoạn nạn, thiên tai. Và sự yêu thương, chia sẻ này đóng vai trò như những viên gạch, dần xây nên căn nhà đại đồng Việt Nam trong tương lai. Mỗi sứ giả thiện nguyện hay nhà hoạt động xã hội dân sự, nhà đấu tranh dân chủ đóng vai trò như một người thợ xây, đang tỉ mẫn bốc từng viên gạch, dán từng mạch hồ để căn nhà tương lai được vững chãi, đảm bảo thẩm mỹ.
Và, điều này cũng đồng ngĩa với cái gai trong mắt nhà cầm quyền ngày càng gây nhức nhối họ, các sứ giả thiện nguyện, những nhà hoạt động phổ biến dân chủ, xã hội dân sự nhanh chóng rơi vào đích ngắm của nhà cầm quyền và bị họ liệt vào diện “chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa”, “phản động”… Bởi hơn ai hết, người Cộng sản nhận ra mối nguy của họ trong tiến trình hòa giải, hào hợp dân tộc, đây là tiến trình được manh nha, hình thành và hoàn thiện trên nề tảng tiến bộ, văn minh, văn hóa và yêu thương, “máu chảy ruột mềm”. Và không có gì đáng sợ hơn đối với kẻ độc tài khi người dân trở nên tiến bộ, biết nương tựa, chia sẻ với nhau và cùng hướng đến tương lai, hướng đến văn minh nhân loại. Lúc đó, khối Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc sẽ là một khối sức mạnh chống độc tài cực lớn!
Người Cộng sản, có lẽ khi hô hào hòa hợp hào giải dân tộc, họ không ngờ tiến trình này lại phát triển theo khuynh hướng hiện tại. Và để tránh tình trạng phá sản dẫn đến tan rã của họ, đảng Cộng sản đã bắt đầu lộ rõ bản chất, họ có thể nhắm đánh và dùng đòn ác, đòn bẩn với bất kì những người nào được xếp vào hàng “hiện tượng” trong vai trò sứ giả yêu thương của nhân dân. Bởi chính những sứ giả này là những người thợ xây gỏi nhất trong căn nhà đại đồng Việt Nam trong tương lai.
Điều này giải thích tại sao Nguyễn Lân Thắng, Dũng Vova, Mẹ Nấm, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Tạ Phong Tần… Và gần đây nhất là Phan Anh bị mang ra đấu tố một cách không thương tiếc qua hệ thống dư luận viên và tuyên truyền viên của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Và cũng đừng bất ngờ khi có nhận định rằng người Cộng sản nói hòa hợp hòa giải nhưng họ lại rất sợ hòa giải hòa hợp dân tộc! Bởi khi dân tộc Việt Nam trở thành một khối vững mạnh, cái ung nhột cần được cắt bỏ sớm nhất chính là chủ nghĩa Cộng sản và đảng Cộng sản trên dải đất hình chữ S này!

Ở VN muốn làm người tử tế, muốn làm từ thiện ư? Đừng tưởng dễ!


Trong những ngày vừa qua chúng ta lại chứng kiến cảnh đồng bào miền Trung oằn mình chống chọi với bão lũ, phần do thiên tai phần nhân tai, do nạn xả lũ ồ ạt của một vài nhà máy thủy điện khiến lũ chồng lũ, dẫn đến hàng ngàn căn nhà bị ngập chìm tới tận mái, tài sản người dân bị hư hại nặng nề, hàng chục người bị chết, bị thương và mất tích. Những hình ảnh khó khăn, tang thương của người dân vùng lũ được báo chí và các trang mạng xã hội đưa lên khiến người Việt trong và ngoài nước không thể cầm lòng.
Một chiến dịch “lá rách đùm lá nát” được huy động mạnh mẽ, như truyền thống của người VN từ xưa đến giờ vẫn thế, và vẫn là các cá nhân, tổ chức dân sự, công giáo đã đi trước nhà nước một bước khi nhanh chóng kêu gọi mọi người chung tay hỗ trợ, tìm đến tận những nơi đang có lũ, đưa quà, chia sẻ với đồng bào.
Trong số đó nổi bật lên MC Phan Anh khi anh “nói là làm”, tuyên bố ủng hộ ngay 500 triệu VNĐ và kêu gọi đóng góp, chỉ sau 24 tiếng, đã có 10 tỷ VNĐ rót vào tài khoản của anh. Ngay khi số tiền lên tới 8 tỉ đồng, MC Phan Anh đã ra thông báo mong mọi người tìm một địa chỉ đáng tin cậy, một nhóm thiện nguyện khác để chuyển tiền vì sợ sức mình có hạn, không đáp ứng nổi lòng tin cậy của bà con, nhưng tiền vẫn tiếp tục rót vào tài khoản của Phan Anh. Sau 3 ngày, đã tăng lên 16 tỷ đồng, và nghe đâu sau đó đã lên đến 20 tỷ.
Sự ủng hộ ấy chứng tỏ sự tin cậy của mọi người dành cho anh chàng MC này. Nhưng rồi chuyện gì đã xảy ra trong những ngày qua?
Bên cạnh những lời khen ngợi, thương yêu, khâm phục, chia sẻ của rất nhiều người dành cho Phan Anh là những sự nghi ngờ, thóa mạ, dè bỉu nặng nề. Đến mức Phan Anh phải lên tiếng tự an ủi mình vững tâm, thanh thản trước những lời thị phi, và không muốn nhận thêm tiền vào tài khoản nữa.
Có những người yêu quý quá mức, đã vội vàng tung hô Phan Anh là “Tân Thủ tướng của VN”.
Thứ nhất, những người tung hô như vậy không muốn hiểu rằng là người tốt, có tâm có uy tín với xã hội, kêu gọi được mọi người cùng chung tay làm từ thiện và bản thân mình đã và đang làm rất tốt viêc từ thiện đó, không có nghĩa sẽ làm được công việc của một Thủ tướng, người phải giải quyết những việc lớn của quốc gia.
Vả chăng, đó là một chuyện khó mà trở thành hiện thực. Trong một quốc gia độc tài độc đảng như VN, hành trình để trở thành Thủ tướng là phải vào đảng cộng sản, phải leo qua bao nhiêu chức vụ từ thấp đến cao, trở thành ủy viên Bộ Chính trị rồi phải được Bộ Chính trị tiến cử, thông qua v.v… Năng lực, trình độ, kiến thức chưa chắc đã là quan trọng nhưng quan trọng là phải trung thành với đảng cộng sản, kiên quyết bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, đồng thời phải có quan hệ, vây cánh. Mà muốn như vậy, không loại trừ những chuyện tiêu cực ai cũng biết như phải "tranh thủ" tình cảm của nhân vật này nhân vật kia, phải “chạy” ghế, đấu đá tranh giành ghế…Và hoàn toàn không phải do dân bầu lên. Ngược lại, muốn làm Thủ tướng trong một xã hội tự do dân chủ thì phải có trình độ, năng lực, tầm nhìn, tài đức thật sự và phải do bầu cử công khai minh bạch.
Khi tung hô quá lố, nhiều ngưởi vô tình (hay cố ý) đã đẩy Phan Anh vào thế khó xử, vì nhiều khi nam MC làm từ thiện xuất phát từ tấm lòng muốn sẻ chia với đồng bào chứ chưa chắc đã muốn quan tâm, dính líu gì đến chính trị, và sẽ có hại hơn là có lợi cho Phan Anh trong một xã hội mà nhà cầm quyền rất dễ chụp mũ người dân bất cứ chuyện gì thành ý đồ chính trị.
Hành động yêu quý Phan Anh cho thấy sự ngưỡng mộ và khao khát lòng tốt, sự tử tế vốn đang ngày càng trở thành hiếm hoi trong xã hội VN, nhưng sự tung hô quá mức lại thể hiện một não trạng thích thần tượng, cái gì cũng muốn đẩy lên thành thần tượng của nhiều người Việt. Chúng ta đã từng thấy có những người vì lên tiếng, vì hoạt động đòi tự do dân chủ, nhân quyền đã được một số người tung hô hơi quá, khiến bản thân người đó đôi khi cũng trở nên ảo tưởng về chính mình và tự nhiên bị một số người khác ghen ghét, “dìm hàng”. Hoàn toàn không có lợi là vậy.
Xin hãy để cho lòng tốt phát triển một cách nhẹ nhàng, bình thường, hãy để cho Phan Anh làm việc của mình, được sống tử tế đồng thời truyền cảm hứng sống tốt, sống tử tế cho người khác, có lẽ là đúng với mong mỏi của Phan Anh nhất.
Chiều hướng thứ hai là những kẻ ghen ghét, đố kỵ. Thoạt đầu thì cho rằng MC này muốn đánh bóng tên tuổi, chơi trội, sau đó khi số tiền rót vào tài khoản của Phan Anh trở thành 10 rồi 16 tỷ chỉ trong một thời gian ngắn gây choáng váng cho mọi người và bản thân Phan Anh cũng trở thành một hiện tượng thì sự đánh phá trở nên dữ dội, bẩn thỉu hơn.
Đám bưng bô nịnh hót chế độ, đội ngũ dư luận viên… thì nóng mắt không chỉ riêng Phan Anh mà còn cả những cá nhân làm từ thiện độc lập, các tổ chức hoạt động dân sự khác, chỉ vì Phan Anh hay các cá nhân, tổ chức này đã dám “qua mặt” chính quyền, đi trước hỗ trợ đồng bào, khiến cho sự chậm chạp của nhà cầm quyền và các tổ chức đoàn đảng đi sau càng trở nên lộ rõ.
Chúng ta quá rõ ở VN thì đảng cộng sản độc quyền trong tất cả mọi việc. Không một cá nhân hay tổ chức nào được quyền “qua mặt” đảng, nổi trội hơn đảng, đặc biệt nhà cầm quyền luôn e sợ nếu cá nhân nào đó được quần chúng yêu mến quá, tôn lên làm lãnh tụ, hay một tổ chức nào đó đứng ra kêu gọi, tập hợp quần chúng dù chỉ với mục đích từ thiện.
Đội ngũ dư luận viên không chỉ dừng lại ở việc thóa mạ, vu cáo Phan Anh có dính líu đến Việt Tân, hay gieo rắc nghi ngờ là số tiền nhiều như vậy có thể do các tổ chức phản động, thù địch rót vào; mà còn tiến xa hơn, viết cả những bài báo kiểu như “MC Phan Anh đã vi phạm Nghị định 64/2008 và Nghị định 147/2007 của Chính phủ” (Việt Nam thời báo). Đưa cả Nghị định 64/2008 và Nghị định 148/2007 gì đó về “tổ chức, hoạt động của các quỹ xã hội, quỹ tử thiện” và về “vận động, tiếp nhân, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện” như thế nào ra để hù dọa.
Trong khi đó những người cực đoan, hoàn toàn không có lòng tin vào chế độ cộng sản thì cũng nghi ngờ, bôi nhọ Phan Anh theo kiểu khác, cho rằng “MC Phan Anh là một sản phẩm của truyền thông CS và tuyên giáo CS cài trên FB (facebook)”; ngay cả cái vụ Phan Anh bị “đấu tố” trên VTV trước đây cũng là trò dàn dựng nhằm làm cho Phan Anh nổi tiếng và được mọi người thương cảm, rồi đặt ra những câu hỏi đại loại như: “Tiền của Phan Anh quyên góp trong 2 ngày mà gần 9,3 tỷ là tiền của ai?...Đó là tiền của cộng sản và của những phe cánh, tay chân CS rải từ hải ngoại tới trong nước góp ra. Chỉ là một trò hề có đạo diễn…”
Bởi vì theo người này, chuyện “quyên tiền bão lụt xưa rày là độc quyền của cộng sản. CS không bỏ thừa một cắc cho dân bên ngoài.Thời hoàng kim những năm trước khi có bão lụt Trung Kỳ các tờ báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Công An …quyên góp hàng chục,hàng trăm tỷ đồng của bạn đọc Nam Kỳ.
Số tiền quyên này chưa bao giờ có sự minh bạch.
Nhưng hiện nay dân không tin những gì dính líu tới chánh quyền, thành ra năm nay “trăm hoa nở rộ” các cá nhân, hội đoàn quyên tiền trên mạng, lũ lụt là cơ hội cho đám này …Hôm nay CS xài con bài này trên mạng khi họ biết họ không còn khả năng kêu gọi dân chúng quyên góp”.
Khi tình cờ đọc được tất cả những “thuyết âm mưu”, “thuyết cơ hội” của đám dư luận viên, bồi bút binh chế độ hay ngược lại, của những người quá cực đoan, tất cả những người có đầu óc bình thường đều cảm thấy kinh ngạc vì không hiểu sao người khác có thể “diễn giải xa” đến thế.
Nhân tiện, một chuyện khác mới xảy ra cũng liên quan đến chủ đề “làm việc tốt không dễ, nhiều khi còn gặp rắc rối” là chuyện xảy ra vào chiều ngày 18.10. Một nam hành khách khi chứng kiến hai hành khách đàn ông khác hành hung một nữ nhân viên hàng không tại sân bay Nội Bài, đã bất bình lao vào đánh trả hai người kia để “giải cứu” nữ nhân viên. Nhưng thay vì được ghi nhận, khen ngợi thì hành khách này lại bị lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Bắc cho rằng “hành động này xét ở góc độ pháp lý là chưa đúng, có thể bị xử phạt vì hành vi gây mất trật tự nơi công cộng.” Nếu dư luận không bất bình lên tiếng mạnh thì có lẽ hành khách này đã bị xử phạt thật!
Như thế này thì còn ai muốn làm người tử tế, muốn làm từ thiện nữa?
Chả trách gì xã hội VN (cũng giống như xã hội Trung Quốc nơi mà mô hình thể chế chính trị rất tương đồng với VN) con người càng ngày càng vô cảm, càng ngần ngại khi muốn làm người tử tế, vì sợ mua phiền phức vào người, thậm chí bị dính vào luật pháp!
Từ những câu chuyên này, thêm một lần nữa chúng ta thấy rằng chế độ cộng sản đã hủy hoại đạo đức xã hội, hủy hoại nhân cách con người, đã làm hỏng con người rất nặng. Cả một xã hội thiếu vắng lòng tốt, thiếu vắng sự tử tế nên khi có một chuyện tử tế, lập tức gây bão. Con người quá thiếu lòng tin vào con người, và đầy những đố ky, ganh ghét, nghi ngờ. Mà chính mỗi chúng ta khi phải sống trong một chế độ như vậy cũng không ý thức hết được mức độ phá hoại, mức độ ảnh hưởng của nó lên từng suy nghĩ, cách nhìn cho tới nhân cách của mình.

Chiến hạm Mỹ tới Hoàng Sa: Bắc Kinh nổi giận, Hà Nội hài lòng


Khu trục hạm hỏa tiễn USS Decatur mới đi gần các đảo Phú Lâm và Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi bị Trung Quốc cướp từ 1974 nhưng Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền. (Hình: Wikipedia)
HÀ NỘI (NV) – Trong khi Bắc Kinh chửi Mỹ là “kẻ gây rối,” thì Hà Nội cho Bộ Ngoại Giao phát biểu những lời lẽ ám chỉ hài lòng về việc chiến hạm Mỹ đi gần các đảo của quần đảo Hoàng Sa.
Hôm 24 tháng 10, khi được báo chí hỏi phản ứng của Việt Nam về hoạt động của khu trục hạm Mỹ USS Decatur đi gần một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa vào ngày 21 tháng 10 , phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN Lê Hải Bình, không thấy trả lời trực tiếp mà trả lời kiểu nước đôi là: “Việt Nam khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.”
Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) tường thuật như trên và dẫn lời ông Lê Hải Bình rằng, “Việt Nam nhấn mạnh tất cả các quốc gia cần có đóng góp mang tính xây dựng và tích cực, phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.”
Một cách gián tiếp, Hà Nội bắn tiếng cho Bắc Kinh biết, quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam đã bị Trung Quốc cướp từ năm 1974 đến nay vẫn tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi.” Tàu USS Decatur đi vào khu vực đó, Việt Nam không phản đối.
“Là quốc gia ven Biển Ðông và quốc gia thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng việc các quốc gia thực hiện các quyền tại Biển Ðông phù hợp với quy định của công ước, trong đó có quyền tự do hàng hải và hàng không.”
Nói khác, Hà Nội coi hành động của USS Decatur là hành xử quyền tự do hải hành theo tinh thần của UNCLOS “đóng góp mang tính xây dựng và tích cực, phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.”
Một ngày sau khi khu trục hạm USS Decatur chỉ đi gần nhưng không đi vào trong phạm vi 12 hải lý của các đảo Phú Lâm và Tri Tôn, Bắc Kinh cho tờ Hoàn Cầu Thời Báo đả kích Mỹ là “kẻ gây rối.”
Trong bài bình luận ngày 22 tháng 10, 2016, Hoàn Cầu Thời Báo nói quần đảo Hoàng Sa (mà họ cướp của Việt Nam) đã do họ hoàn toàn kiểm soát và họ “không nhìn nhận có tranh chấp lãnh thổ ở đó.”
Ðây là cách tuyên bố của Bắc Kinh trong khi Hà Nội vẫn thường xuyên lập đi lập lại rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam với các bằng chứng lịch sử không thể tranh cãi.
“Một tàu chiến của Mỹ tới khu vực quần đảo Hoàng Sa có thể bị coi là một cách gia tăng khiêu khích,” Hoàn Cầu Thời Báo viết.
Quay sang phía Hà Nội tờ Hoàn Cầu Thời Báo kêu gọi, “Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ nhìn xuyên qua ý đồ của Mỹ và đừng rơi vào cái bẫy của họ.”
Mới đây, trong cuộc họp đối thoại quốc phòng cấp thứ trưởng với Mỹ, Thứ Trưởng Quốc Phòng CSVN Nguyễn Chí Vịnh nói rằng Việt Nam hoan nghênh các hoạt động của Mỹ trên Biển Ðông nếu điều đó đem đến hòa bình ổn định cho khu vực. Bắc Kinh thì lại thấy ngược lại. (TN)

Giấc mộng Trung Hoa và tương lai Việt Nam

 Ảnh minh hoạ.
Lê Anh Hùng
Theo VOA-22.10.2016 
Năm 1793, đặc sứ Lord Macartney của vua George III nước Anh đến Bắc Kinh để yết kiến hoàng đế Trung Hoa và đề đạt nguyện vọng thiết lập đại sứ quán ở đây. Viên đặc sứ mang theo một bộ sưu tập quà tặng từ Anh, một quốc gia mới bắt tay vào cuộc cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, Hoàng đế Càn Long đã đáp lại thiện chí của vua George III qua bức thư hồi âm như sau: “Thái độ khiêm nhường và phục tùng chân thành của ngài là điều rất dễ nhận thấy”, nhưng chúng tôi lại không có “một nhu cầu nào dù là nhỏ nhất đối với các sản phẩm chế tạo từ nước ngài.”
Trung Hoa của Càn Long lúc bấy giờ đang ở thời kỳ phát triển cực thịnh, với một nền kinh tế chiếm tới 1/3 GDP toàn cầu, cùng một vùng lãnh thổ quốc gia trải rộng tới 11.000.000 km2 (so với 9.600.000 km2) hiện nay. Năm 1799, sáu năm sau ngày đặc sứ Anh đến Bắc Kinh, Càn Long băng hà sau ba năm nhường ngôi cho con trai và làm thái thượng hoàng. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự đi xuống của Trung Quốc trong bối cảnh các cường quốc phương Tây, với động lực mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp, không ngừng phát triển với tốc độ chóng mặt.
Người Anh trở lại Trung Quốc vào cuối thập niên 1830. Lần này, họ không mang theo quà tặng cho hoàng đế Trung Hoa nữa. Thay vào đó là tàu chiến và súng ống, khởi đầu cho một thời kỳ mà người Trung Quốc vẫn gọi “thế kỷ ô nhục”, kéo dài cho đến đầu thế kỷ 20, trong bối cảnh quốc gia đông dân nhất thế giới này hết bị phương Tây sâu xé lại đến lượt bị Nhật Bản xâm lăng, giày xéo.
Tuy nhiên, kiếp nạn khủng khiếp nhất mà người Trung Quốc từng phải nếm trải lại không phải do ngoại bang mà do chính họ gây ra, khi đất nước này chìm đắm trong bóng đêm của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa Mao. Số người bị sát hại và bị chết đói dưới ách trị vì của vị “Hoàng đế đỏ” Mao Trạch Đông lên tới con số 70 triệu.
Con sư tử thức giấc
Thế rồi, từ đống đổ nát mà Mao Trạch Đông để lại, Trung Quốc đã kịp vươn mình trỗi dậy, trở thành cường quốc kinh tế - quân sự số 2 thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Theo ước tính, với tốc độ tăng trưởng hiện nay, chỉ trong vòng 10 năm nữa kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ.
Hơn hai thế kỷ trước, Napoleon Bonaparte từng nói: “Trung Hoa là một con sư tử đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ, bởi khi thức giấc, nó sẽ làm thế giới rung chuyển.” Và ngay từ năm 1939, khi Trung Quốc mới bước vào năm thứ 2 của cuộc kháng chiến chống Nhật Bản kéo dài 8 năm, Mao Trạch Đông đã viết trong tác phẩm Cách mạng Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc như sau: “Sau ngày đánh bại Trung Quốc, các nước đế quốc đã chiếm các nước phụ thuộc của Trung Quốc: Nhật Bản chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận; Anh chiếm Miến Điện, Bhutan, Hương Cảng; Pháp chiếm An Nam…” Năm 1963, Mao Trạch Đông lại nói với lãnh đạo Việt Nam tại Vũ Hán: “Tôi sẽ làm Chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á.”
Sau một thời gian kiên trì áp dụng chiến lược “thao quang dưỡng hối” do lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đề xuất – “bình tĩnh quan sát; lập trường vững chắc; bình tĩnh đối phó; che giấu khả năng và chờ đợi thời thế; duy trì ẩn mình; không bao giờ nắm vị trí dẫn đầu” – Trung Quốc không còn thèm che giấu cuồng vọng bành trướng vốn đã chảy trong huyết quản của họ từ thuở “khai thiên lập địa”, trong bối cảnh cường quốc số 1 thế giới là Mỹ bị sa lầy trong hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan.
Năm 2009, Đô đốc Timothy Keating, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Châu Á, cho biết là một viên tướng Trung Quốc đã đề nghị với ông rằng hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ lo gìn giữ hòa bình từ Hawaii về phía Tây, để cho Hoa Kỳ lo từ Hawaii sang phía Đông.
Năm 2013, China News Service (CNS), cơ quan truyền thông lớn thứ hai của Trung Quốc, đã ấn hành tài liệu nhan đề Sáu cuộc chiến Trung Quốc sẽ tiến hành trong 50 năm tới. Đó là các cuộc chiến (i) thu hồi Đài Loan; (ii) chiếm các đảo trên Biển Đông; (iii) thu hồi Nam Tây Tạng; (iv) thu hồi quần đảo Điếu Ngư và Ryukyu; (v) xâm lược Mông Cổ; và (vi) thu hồi lãnh thổ bị Nga chiếm đóng.
Đến năm 2015, Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng CSTQ, đã lên tiếng đòi Trung Quốc phải chuẩn bị chiến tranh “hất cẳng” Mỹ để trở thành bá chủ thế giới.
Mới đây nhất, ngày 4/9 vừa qua, Trung Quốc đã gây khó dễ khi đón tiếp Tổng thống Barack Obama đến Hàng Châu dự hội nghị thượng đỉnh G20, điều mà các nhà quan sát coi là hành động có tính toán nhằm hạ thấp hình ảnh và vị thế cường quốc số 1 thế giới của Mỹ.
Tham vọng của Tập Cận Bình
Chỉ vài tuần sau khi tiếp quản ngôi vị Tổng Bí thư Đảng CSTQ từ người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đã đưa ra học thuyết mới về sự trỗi dậy của Trung Quốc mà ông ta gọi là “giấc mộng Trung Hoa”, kèm theo lời mô tả: “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc”.
Để hiện thực hoá “giấc mộng Trung Hoa” đó, ngay sau khi trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, Tập Cận Bình đã bắt tay vào quá trình thâu tóm quyền lực. Và chỉ mới qua nửa nhiệm kỳ đầu tiên, ông ta đã được coi là lãnh tụ Trung Quốc có quyền lực lớn nhất kể từ thời “Hoàng đế đỏ” Mao Trạch Đông.
Song song với quá trình thâu tóm quyền lực, họ Tập đã tiến hành cuộc cải cách quân đội triệt để và sâu rộng nhất từ trước đến nay, và Chủ tịch Trung Quốc được truyền thông nhà nước tung hê như một vị “Tổng tư lệnh” với quyền uy tuyệt đối – một chức vụ từ trước tới nay chưa hề có. Nhật báo Libération (Pháp) nhận xét: chống tham nhũng, tăng cường năng lực hải quân và không quân, ông Tập đặt quân đội trong tư thế sẵn sàng để khống chế khu vực và củng cố quyền lực bản thân.
Với tham vọng quyền lực cháy bỏng, Tập Cận Bình đương nhiên sẽ tìm mọi cách để kéo dài thời gian trị vì sau khi đã chễm chệ trên ngôi báu. Đó chính là lý do khiến dư luận Trung Quốc gần đây chưa hết xôn xao về việc Tập Cận Bình cân nhắc bãi bỏ chế độ thường uỷ (7 uỷ viên Bộ Chính trị nắm giữ quyền lực tối cao), mở đường cho việc chuyển sang thể chế tổng thống, lại đến bàn tán khả năng ông ta sẽ phá vỡ luật bất thành văn để kéo dài nhiệm kỳ hơn 10 năm.
Xem ra “giấc mộng Trung Hoa” không đơn thuần là viễn cảnh mà họ Tập muốn Trung Quốc hướng tới – ông ta còn quyết tâm hiện thực hoá nó ngay trong nhiệm kỳ của mình.
Thế cục Mỹ - Trung ở Châu Á - Thái Bình Dương
Trung Quốc đang nuôi tham vọng trở thành cường quốc số 1 ở Châu Á - Thái Bình Dương trước khi soán ngôi bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Đó là lý do khiến chính quyền của Tổng thống Obama, ngay từ nhiệm kỳ thứ nhất của mình, đã triển khai chiến lược “xoay trục” sang khu vực “sân nhà” của Bắc Kinh.
Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn chiếm ưu thế vượt trội về quân sự trong khu vực, nhưng tình hình lại đang thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Theo Jeff Smith, giám đốc Chương trình An ninh Châu Á (Asian Security Programs) tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ (American Foreign Policy Council), Bắc Kinh đã tính toán là ngay bây giờ họ không thể ngăn chặn Mỹ hoạt động trong khu vực, nhưng khi năng lực hải quân của họ tăng lên thì điều đó có thể thay đổi. “Có nhiều thứ gợi lên rằng một ngày nào đó họ sẽ đủ khả năng hạn chế sự lưu thông trên biển của quân đội Mỹ và tin rằng họ có thể làm thế. Vì vậy khả năng về một cuộc đối đầu nào đó là rất thực tế”, Smith nhận định.
Kết cục của cuộc so găng thế kỷ Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng rất lớn, nếu không muốn nói là quyết định, đến tương lai Việt Nam. Chiến lược hiện thời của Trung Quốc là chú trọng tăng cường sức mạnh hải quân và không quân, đặc biệt là tìm cách ngăn chặn các lực lượng hải quân và không quân Hoa Kỳ tiếp cận khu vực thông qua việc sử dụng một mạng lưới các loại vũ khí chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD), từ đó từng bước đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, như chính cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nhận định, nếu Hoa Kỳ đánh mất vị thế vượt trội ở Châu Á - Thái Bình Dương, họ cũng sẽ mất nó trên phạm vi toàn cầu. Còn Việt Nam lúc đó sẽ trở thành miếng mồi ngon mà các ông chủ Trung Nam Hải sẽ quyết thôn tính hầu thoả khát khao từ ngàn xưa của họ.
Nhiều người đã liên tưởng Tập Cận Bình với hình ảnh Càn Long của thế kỷ 21. Điều đó đang khiến Biển Đông nói riêng và Thái Bình Dương nói chung vốn nổi sóng từ lâu lại càng thêm sôi sục. Việt Nam và Mỹ cần nhau và tìm đến nhau trong bối cảnh ấy. Tuy nhiên, vấn đề của Việt Nam lại không phải là cuồng vọng của Bắc Kinh hay tiềm lực và ý chí của Washington, mà nằm ở chỗ lợi ích của Đảng CSVN ngay từ khi ra đời đã không đồng hành với lợi ích của dân tộc đã sinh thành ra nó.
* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

‘Nhóm cá mập’ Bộ Công Thương tiếp tục hoành hành

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (giữa) tại lễ đón Thủ tướng Lào tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, ngày 15/5/2016.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (giữa) tại lễ đón Thủ tướng Lào tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, ngày 15/5/2016.
Phạm Chí Dũng
Theo VOA-22.10.2016 
Chỉ “nghỉ xả hơi” khoảng 5 tháng sau Đại hội XII và giữa hai lần bầu bán cùng tuyên thệ không mệt mỏi của “tam trụ”, nhóm lợi ích Bộ Công Thương lại quẫy đạp đùng đùng khiến dư luận xã hội phải liên tưởng đến hình ảnh hàm răng sắc nhọn đặc biệt của loài cá mập trắng ăn thịt người ở vùng biển Caribê.
Ngay sau khi Bộ Công Thương có bộ trưởng mới là ông Trần Tuấn Anh, một nhân vật “đặc biệt” vì là con ruột ông Trần Đức Lương, cựu chủ tịch nước, cơ quan này đã gây nhiều bất ngờ khiến dư luận phẫn nộ.
‘Đi đêm’ và ‘bế vào quy hoạch’
Bất ngờ đầu tiên là có nhiều dấu hiệu cho thấy Bộ Công Thương “đi đêm” với Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và cố ý làm trái để dự án thép Hoa Sen - Cà Ná của doanh nghiệp này được “bế” vào quy hoạch, trong lúc trước đó dự án này không hề nằm trong danh sách quy hoạch đó. Cú “đi đêm” này lại diễn ra trong bối cảnh việc xử lý hậu quả của vụ Formosa Hà Tĩnh vẫn cực kỳ tắc trách và dư luận kịch liệt lên án những hậu quả nặng nề không tránh khỏi về môi trường và môi sinh của dự án thép Hoa Sen - Cà Ná.
Không chỉ là con ruột của cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, tân Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh còn là anh em cột chèo với Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ - người đã đi vào lịch sử với câu nói “Ngu gì không làm thép!”.
Việt Nam đang đứng trước khúc quanh lịch sử với câu nói cửa miệng bi thiết của dân gian “Cả nhà làm quan, cả họ làm cướp”, trước tình trạng từ Bắc chí Nam đầy rẫy cảnh con ông cháu cha được bổ nhiệm vì “hót hay nhảy giỏi”.
Cảnh hoàng hôn chế độ lại đang bị nhuộm thêm màu tối Formosa. Nếu có thêm một “biển chết” nữa ở Nam Trung bộ là Ninh Thuận do nhà máy thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen gây ra, thì sẽ là quá đủ để người dân đào mồ chôn quan chức. Khi đó sẽ không một quan chức nào, từ Thủ tướng Phúc đến Chủ tịch Quang và cả Tổng Bí thư Trọng, có thể cứu được Trần Tuấn Anh và “danh gia họ Trần”.
Giá điện ăn cướp
Bất ngờ thứ hai liên tiếp là Bộ Công Thương vừa tung ra một dự thảo mở rộng thẩm quyền quyết định việc tăng giá điện, từ chỗ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không được quyết định (theo Quyết định 69 của Chính phủ) đến chỗ EVN được chủ động quyết định tăng đến 20% giá điện mỗi năm; đồng thời thẩm quyền của Bộ Công Thương cũng tăng tương ứng từ chỗ được quyết định tăng tối đa 20% mỗi năm lên đến 40% mỗi năm.
Cần nhắc lại, trước đây giá điện bình quân tăng từ 3% đến 5% thì thẩm quyền quyết định thuộc về Bộ Công Thương. Nếu giá điện bình quân tăng trên 5% thì thẩm quyền quyết định thuộc về Thủ tướng Chính phủ.
Trong những năm thuộc “triều đại Nguyễn Tấn Dũng”, EVN và Bộ Công Thương đã liên tục tung ra những chiến dịch tăng giá điện để “bù lỗ vào dân”. Nguồn cơn của những chiến dịch bù lỗ này là EVN đã đầu tư vào bất động sản, chứng khoán và bảo hiểm mà đã tạo nên núi lỗ đến hơn 30.000 tỷ đồng vào những năm 2007-2008.
Từ nhiều năm qua, EVN lại là một tác nhân gây “nợ máu” cho tuyệt đại đa số dân chúng Việt Nam bởi “thú tính” tăng giá điện bất chấp dân sinh. Chỉ riêng năm 2015, giá điện bình quân đã tăng gần 13%, giúp doanh thu của tập đoàn tăng đến 18,5% so với năm 2014, giúp cho doanh nghiệp này giảm được một phần số lỗ của mình.
Nhưng giảm lỗ và bù lỗ chưa đủ. Từ hàng chục năm qua, EVN đã nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá gấp ba lần giá điện sản xuất trong nước, bất chấp công suất sản xuất điện trong nước bị thừa thãi.
Được “bảo kê” bởi cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương với bộ trưởng trước Trần Tuấn Anh là Vũ Huy Hoàng, hồ sơ “tội ác” của EVN đã dày quá khổ, không chỉ bởi quá nhiều lần tăng giá điện vô tội vạ, vét sạch túi tiền vốn đã cạn kiệt của người dân, mà hành vi cực kỳ nhẫn tâm còn diễn ra vào mùa mưa bão cuối năm 2013: tập đoàn này hoàn toàn vô trách nhiệm khi để 15 nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ lên đầu người dân vùng rốn Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắc Lắc… gây ra cái chết cho hơn 50 mạng người. Tuy nhiên, toàn bộ vụ thảm sát này đã bị đẩy vào bóng tối, còn giới truyền thông đã bị cơ quan tuyên giáo bóp nghẹt, y hệt việc gần đây Ban Tuyên giáo trung ương đã áp dụng “tự do báo chí” đến mức thẳng tay cấm đoán các tờ báo nhà nước không được đề cập đến dự án thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen.
Vào năm 2014, một cuộc thanh tra của Tổng thanh tra chính phủ đã phát hiện không ít khuất tất trong hạch toán giá thành của EVN, trong đó tập đoàn này đưa cả việc xây dựng khách sạn và hồ bơi vào giá để “thanh toán” với nhân dân. Những tưởng vụ việc sẽ được làm rõ trắng đen, nhưng qua một thời gian, giới quan chức của hai bộ Tài chính và Công thương lại vẫn ung dung mở ra lối thoát cho EVN. Cuối cùng, vụ việc này đã hoàn toàn chìm xuồng.
Tàn hại dân sinh
Giờ đây năm cùng tháng tận, mối câu kết giữa các nhóm cá mập thuộc Bộ Công Thương đang một lần nữa ngóc đầu để tàn hại dân sinh.
Cùng với EVN, Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) thuộc quyền chủ quản của Bộ Công Thương lại đang vô cớ tăng giá vào những ngày này. Sau EVN, Petrolimex cũng là một “sát thủ” với việc quăng lên đầu dân chúng món lỗ 10.000 tỷ đồng từ chiến dịch đầu tư vào bất động sản và chứng khoán trước đây.
Trong lúc đó, một phép tính đơn giản của “chiến lược ngành điện” đã cho thấy để thu hồi được toàn bộ thất thoát do đầu tư trái ngành, EVN có thể sẽ phải tăng giá liên tục trong… 10 năm nữa!
EVN nằm trong nhóm các doanh nghiệp có nhiều khả năng nhất tác động đến dân sinh có thể làm dân chúng nổi loạn ở Việt Nam. Nhưng cho đến nay, cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vẫn đang ung dung “chữa bệnh” mà chưa thấy có dấu hiệu nào sẽ phải ra trước tòa án pháp luật và tòa án của những oan hồn.
Không có gì bảo đảm là dân chúng Việt Nam sẽ đủ sức chịu đựng sự hành hạ của EVN trong 10 năm tới. Không có gì chắc chắn là xã hội Việt Nam sẽ không “biến chứng” như đất nước Bungaria vào đầu năm 2013 khi hàng chục ngàn người dân ùa xuống đường, rốt cuộc đã làm cho toàn bộ chính phủ phải từ chức.
“Chính phủ kiến tạo” lại đang tiếp tục phạm hàng loạt sai lầm. Sau sai lầm khủng khiếp cố ý đơn phương thỏa thuận với Tập đoàn Formosa để đền bù 500 triệu USD cho ngư dân, hình như chính phủ này đang để mặc cho các “nhóm cá mập” trong Bộ Công Thương hoành hành dữ dội. Bằng chứng mới nhất và vô nhân đạo nhất là vụ xả lũ đột ngột của Thủy điện Hố Hô vừa xảy ra, giết chết đến hai chục mạng dân nghèo ở Hương Khê, Hà Tĩnh, còn đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã “làm việc” với đơn vị thủy điện này và kết luận lập lờ rằng “đáng lẽ Thủy điện Hố Hô có thể làm tốt hơn”!
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thủ tướng VN: Nếu xa rời Đảng, quân đội mất phương hướng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (giữa) tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc ở Lào hôm 7/9.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (giữa) tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc ở Lào hôm 7/9.
Theo VOA-24.10.2016
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh như thế hôm 23/10, đồng thời nói rằng “không chấp nhận tư tưởng 'phi chính trị hóa' lực lượng vũ trang”.

Báo Dân Trí dẫn lời ông Phúc nói tại sự kiện trao huân chương hạng nhất cho Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) rằng “trong thời gian tới, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp”.
Thủ tướng Việt Nam được trích lời nói thêm: “Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực diễn ra gay gắt, đặc biệt là ở Biển Đông. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; các thế lực thù địch tăng cường hoạt động chống phá về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa; đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”.
Theo ông Phúc, trong bối cảnh đó, quân đội Việt Nam phải “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân”.
Thủ tướng Việt Nam được trích dẫn nói tiếp rằng “việc xây dựng quân đội về chính trị là phải không ngừng tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Đây là giải pháp then chốt có tính bao trùm, xuyên suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội”.
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam được VnExpress dẫn lời nói tiếp: “Nếu xa rời sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quân đội sẽ mất phương hướng chính trị trong xây dựng và chiến đấu, sẽ phân rã về tư tưởng và tổ chức. Chúng ta kiên quyết không chấp nhận tư tưởng “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang”.

Sau Trung Quốc, ‘nhân vật số 2’ của Việt Nam đi Mỹ

Ông Đinh Thế Huynh đến dự lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Hà Nội, 21/1/2016.
Ông Đinh Thế Huynh đến dự lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Hà Nội, 21/1/2016.
 Hoàng Long
VOA Tiếng Việt -25.10.2016 
Người được cho nhiều khả năng lên kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng tới thăm Hoa Kỳ, sau khi hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh.
Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, bắt đầu chuyến công du Hoa Kỳ hôm 23/10, ít ngày sau khi tới Trung Quốc.
Theo tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry dự kiến sẽ đón tiếp, ăn trưa và trao đổi công việc với ông Huynh tại trụ sở của Bộ ngày 25/10.
Nhận định về chuyến đi mà báo chí trong nước chưa thấy loan tải, tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đặt tại Singapore, cho rằng chuyến thăm này “có hai ý nghĩa”.
Ông nói thêm:
“Thứ nhất, chuyến thăm Mỹ diễn ra ngay sau chuyến thăm Trung Quốc của ông Huynh cho thấy một điều là Việt Nam có vẻ muốn duy trì một sự cân bằng nào đấy trong quan hệ với hai cường quốc. Điều này cũng thể hiện lại lập trường lâu nay của Việt Nam là muốn duy trì một sự cân bằng giữa hai bên. Đấy là chính sách Việt Nam muốn ưu tiên trong bối cảnh hiện nay. Cái thứ hai có thể xuất phát từ phía Hoa Kỳ, phía Trung Quốc. Cũng có nhiều đồn đoán cho rằng ông Đinh Thế Huynh có thể là một ứng cử viên cho chức Tổng bí thư Đảng trong tương lai, nên các đối tác của Việt Nam cũng muốn tranh thủ mời ông Huynh sang thăm và làm việc để xây dựng quan hệ và tìm hiểu thái độ, xu hướng chính sách của ông.
Năm ngày trước đó, ông Huynh có mặt ở Bắc Kinh, gặp gỡ với các quan chức cấp cao nước chủ nhà, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trong khi đón tiếp quan chức được coi là ‘nhân vật số 2’ trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Tập thúc giục Hà Nội “coi trọng đà tiến tích cực trong quan hệ song phương”, cũng như kêu gọi hai nước “tiếp tục tình bạn hữu, duy trì quan hệ song phương hiện thời, xử lý đúng đắn tranh chấp, và mở rộng hợp tác”.
Trả lời Hoàng Long của VOA Việt Ngữ, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cho rằng chuyến đi Mỹ của ông Huynh mang “tầm quan trọng chiến lược” trong bối cảnh Trung Quốc có những hành động “xâm lăng” đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, ông nhận xét thời điểm của chuyến thăm Mỹ cho thấy Việt Nam vẫn xem mối quan hệ của mình với Trung Quốc là quan trọng nhất:
“Ông Đinh Thế Huynh sang Trung Quốc chỉ trong mấy ngày mang tính chất xã giao nhiều hơn là thực chất, bởi vì những vấn đề quan trọng nhất như là quan hệ về quân sự, kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được bàn thảo tương đối kỹ qua chuyến đi thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”.
Chưa rõ là ông Huynh sẽ thảo luận gì với các quan chức Mỹ, nhưng trong bối cảnh biển Đông chưa có lối thoát như hiện nay, theo các nhà quan sát, đây sẽ là vấn đề nằm cao trong nghị trình.
Còn trong lần ở Trung Quốc vài ngày trước, ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam này, theo VNA, lên tiếng đề nghị Trung Quốc “nỗ lực duy trì hoà bình, ổn định trên Biển Đông, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp”.
Trong một bài phân tích đăng trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nơi từng đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam tới phát biểu, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu của Chương trình Đông Nam Á của trung tâm này, nhận định rằng chuyến thăm của ông Huynh có thể được nhìn nhận là một phần của “hành động đu dây giữa các cường quốc”.
Chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ này viết tiếp: “Việt Nam phải cân bằng giữa nhu cầu linh hoạt về mặt ngoại giao và nhu cầu không làm mất lòng Trung Quốc, và những chuyến thăm nước ngoài của những nhà lãnh đạo Việt Nam đều được tính toán vì mục đích đó”.
Trước khi thực hiện chuyến công du lịch sử sang Hoa Kỳ năm 2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã sang Trung Quốc trước.