ÐỒNG NAI (NV) - Trước sự phản đối kịch liệt của dư luận, dự án lấn sông Ðồng Nai phải ngừng thi công. Nay, chính khúc sông bị lấp dang dở này đã trở thành eo chứa rác thải đủ loại, gây ô nhiễm trầm trọng.
Theo Dân Trí ngày 13 tháng 8, 2015, nhiều vị trí tại dự án lấn sông Ðồng Nai dang dở ở khu phố 2, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, hiện cỏ dại mọc um tùm xen lẫn giữa những đống sắt thép, cát đá, máy móc, ống cống thoát nước, cùng nhiều vật dụng khác bị bỏ lại trên công trường.
Công trường san lấp dở dang giờ thành nơi chứa đủ loại rác thải động, thực vật bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm cho khu dân cư và cả nguồn nước cung cấp cho hàng vạn hộ dân. (Hình: Dân Trí)
Phía ngoài, khu vực cát đá được đổ xuống để lấn sông là đủ loại rác, bèo đọng lại. Thảm thực vật đang phân hủy với dòng nước đen ngòm này rất gần với trạm bơm của nhà máy xử lý nước Biên Hòa, nơi cung cấp nguồn nước cho hàng vạn hộ dân ở Sài Gòn, Biên Hòa...
Chưa hết, hiện đang là mùa mưa, những bụi cỏ dại phát triển mạnh là môi trường lý tưởng cho ruồi, muỗi sinh sôi. Chưa kể, các hộ dân có nhà sát bờ sông gần công trình này luôn phải chịu cảnh hôi thối bốc lên từ các đám bèo tây, rác, lẫn với xác chết động vật trôi theo con nước lên xuống của thủy triều tấp vào khu vực này.
Bà Nguyễn Thị Lan (62 tuổi), nhà ở gần Ðình Phước Lư, khu phố 2, phường Quyết Thắng quan ngại: “Dự án bỏ dở này đã vô tình tạo thành cái eo chứa rác đủ loại luôn bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường cho người dân sinh sống xung quanh. Ðể giảm bớt sự ô nhiễm, mỗi tuần người dân phải bỏ tiền ra để thuê ghe cào rác đến dọn dẹp, nhưng chỉ được vài hôm thì đâu lại vào đấy.”
Không chỉ có nhà dân, tình trạng ô nhiễm trên cũng đã khiến các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, giải khát... ven sông Ðồng Nai, gần dự án ế ẩm, không có khách.
Theo báo Dân Trí, ông Phạm Thành Long, chủ tịch phường Quyết Thắng xác nhận, việc ô nhiễm của dự án lấn sông Ðồng Nai dang dở đang ảnh hưởng đến đời sống cư dân ở khu phố 2. (Tr.N)
08-13- 2015 4:17:05 PM
Thursday, August 13, 2015
Dân lại khổ vì ống dẫn nước về Hà Nội vỡ lần thứ 13
HÀ NỘI (NV) - Ðường ống dẫn nước sông Ðà-Hà Nội lại bị vỡ lần thứ 13, khiến việc cung cấp nước sinh hoạt cho hàng trăm ngàn cư dân ở thành phố Hà Nội bị gián đoạn, người dân bực tức.
Truyền thông Việt Nam loan tin, khoảng 3 giờ 30 ngày 13 tháng 8, 2015, đường ống dẫn nước sạch sông Ðà-Hà Nội lại tiếp tục bị vỡ, khiến hàng chục ngàn hộ dân tại thành phố Hà Nội mất nước sạch sinh hoạt. Ðây là lần thứ 13 đường ống dẫn nước này bị vỡ liên tiếp trong thời gian ngắn.
Cả trăm công nhân đang tiến hành sửa chữa khắc phục. (Hình: Tiền Phong)
Tại hiện trường khu vực xảy ra đường ống vỡ, nước chảy lênh láng, hàng chục công nhân hối hả đào xới kiểm tra, khắc phục hư hỏng.
Theo Tiền Phong, trước đó khoảng 22 giờ ngày 24 tháng 7, “đường ống dễ vỡ” này bị vỡ ống lần thứ 12 tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Thế nhưng trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Văn Tốn, tổng giám đốc công ty nước sạch Vinaconex cho rằng, “Sự cố chỉ là rò rỉ nước chứ không phải vỡ.”
Như vậy, đây là lần thứ 13 đường ống dẫn nước sạch sông Ðà bị vỡ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng trăm ngàn người. Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây vỡ ống.
Cách đây vài tuần, ngày 14 tháng 7, cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công An đã tống đạt quyết định khởi tố bảy cán bộ thuộc công ty ống sợi thủy tinh Vinaconex, ban quản lý dự án cấp nước sông Ðà, cùng một số đơn vị liên quan về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.”
Bảy bị can này có trách nhiệm trực tiếp trong việc đường ống dẫn nước sạch sông Ðà liên tiếp bị vỡ trong thời gian qua.
Việc đường ống dẫn nước sạch này liên tục gặp hư hỏng trong nhiều năm qua, kể từ cuối năm 2012 đến nay đã gây thất thoát gần 1.3 triệu mét khối nước, phải mất hơn 9.3 tỷ đồng để khắc phục sửa chữa. Ðồng thời, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của hàng chục ngàn hộ dân. (Tr.N)
08-13-2015 4:12:13 PM
Yên Bái: Tranh chấp nương rẫy, 4 người bị giết
YÊN BÁI (NV) - Vụ thảm sát kinh hoàng này xảy ra tại xã Lâm Giang, huyện Văn Yên. Bốn nạn nhân bị giết là người trong cùng một gia đình dân tộc Dao Tuyển. Hàng trăm công an đang truy bắt hung thủ.
Lán trông rẫy của gia đình 4 nạn nhân và cũng là hiện trường vụ án. (Hình: Tuổi Trẻ)
Theo tin tờ Tuổi Trẻ, công an địa phương đang huy động toàn bộ lực lượng truy bắt hung thủ gây ra vụ giết 4 người vào chiều tối 12 tháng 8, 2015 tại xã Lâm Giang, huyện Văn Yên.
Tin cho biết, chiều ngày 12 tháng 8, gia đình anh Long đang ở lán trên nương để tiện cho việc làm rẫy. Có thể do tranh chấp đất canh tác trên nương với Hùng, nên giữa hai bên đã xảy ra mâu thuẫn. Sau đó, nghi phạm đã cầm dao chém chết hai vợ chồng anh Long, chị Hoa. Trên đường bỏ đi, y tiếp tục chém chết cháu bé trai 2 tuổi và bé gái 15 tuổi.
Cơ quan công an huyện Văn Yên xác định, các nạn nhân là người trong cùng một gia đình dân tộc Dao Tuyển gồm: anh Trần Kim Long (23 tuổi); chị Phạm Thị Hoa, vợ anh Long; cháu Trần Văn Truyền (2 tuổi), con trai anh Long; chị Hoa và em Phạm Thị Hà (15 tuổi), em ruột chị Hoa, đều trú tại thôn 16 (làng Cài), xã Lâm Giang.
Thi thể các nạn nhân được người dân chuẩn bị mang về làng an táng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Cũng may vào thời điểm xảy ra vụ thảm sát, một nạn nhân đã điện thoại được về báo cho gia đình biết tên hung thủ nên công an đã xác định được nghi phạm Ðặng Văn Hùng (27 tuổi), người dân tộc Dao Tuyển, trú cùng thôn 16 để tiến hành truy bắt. Sau khi gây án bằng dao, nghi phạm lấy theo súng và cùng người yêu bỏ trốn lên rừng.
Nguồn tin cho biết thêm, muốn đến hiện trường phải đi bộ nhiều cây số, trong đó có những đoạn núi dựng đứng, phải trèo lên. Khi đến lưng chừng núi mới đến khu vực người dân phát nương làm rẫy.
Tại khu vực này có 3 lán như một căn nhà nho nhỏ của người dân để họ sống, sinh hoạt hàng ngày. Trong căn nhà trên cao nhất của anh Long có thi thể cháu nhỏ 2 tuổi và bé gái 15 tuổi.
Mở rộng tìm kiếm các khu vực xung quanh, cơ quan công an phát hiện 2 thi thể của vợ chồng anh Long, chị Hoa ở gần bìa rừng khu vực nương của gia đình này. Các nạn nhân đều bị giết bằng hung khí sắc, vết chém chủ yếu ở phần đầu và phần cổ. (Tr.N)
08-13-2015 4:14:09 PM
Lán trông rẫy của gia đình 4 nạn nhân và cũng là hiện trường vụ án. (Hình: Tuổi Trẻ)
Theo tin tờ Tuổi Trẻ, công an địa phương đang huy động toàn bộ lực lượng truy bắt hung thủ gây ra vụ giết 4 người vào chiều tối 12 tháng 8, 2015 tại xã Lâm Giang, huyện Văn Yên.
Tin cho biết, chiều ngày 12 tháng 8, gia đình anh Long đang ở lán trên nương để tiện cho việc làm rẫy. Có thể do tranh chấp đất canh tác trên nương với Hùng, nên giữa hai bên đã xảy ra mâu thuẫn. Sau đó, nghi phạm đã cầm dao chém chết hai vợ chồng anh Long, chị Hoa. Trên đường bỏ đi, y tiếp tục chém chết cháu bé trai 2 tuổi và bé gái 15 tuổi.
Cơ quan công an huyện Văn Yên xác định, các nạn nhân là người trong cùng một gia đình dân tộc Dao Tuyển gồm: anh Trần Kim Long (23 tuổi); chị Phạm Thị Hoa, vợ anh Long; cháu Trần Văn Truyền (2 tuổi), con trai anh Long; chị Hoa và em Phạm Thị Hà (15 tuổi), em ruột chị Hoa, đều trú tại thôn 16 (làng Cài), xã Lâm Giang.
Thi thể các nạn nhân được người dân chuẩn bị mang về làng an táng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Cũng may vào thời điểm xảy ra vụ thảm sát, một nạn nhân đã điện thoại được về báo cho gia đình biết tên hung thủ nên công an đã xác định được nghi phạm Ðặng Văn Hùng (27 tuổi), người dân tộc Dao Tuyển, trú cùng thôn 16 để tiến hành truy bắt. Sau khi gây án bằng dao, nghi phạm lấy theo súng và cùng người yêu bỏ trốn lên rừng.
Nguồn tin cho biết thêm, muốn đến hiện trường phải đi bộ nhiều cây số, trong đó có những đoạn núi dựng đứng, phải trèo lên. Khi đến lưng chừng núi mới đến khu vực người dân phát nương làm rẫy.
Tại khu vực này có 3 lán như một căn nhà nho nhỏ của người dân để họ sống, sinh hoạt hàng ngày. Trong căn nhà trên cao nhất của anh Long có thi thể cháu nhỏ 2 tuổi và bé gái 15 tuổi.
Mở rộng tìm kiếm các khu vực xung quanh, cơ quan công an phát hiện 2 thi thể của vợ chồng anh Long, chị Hoa ở gần bìa rừng khu vực nương của gia đình này. Các nạn nhân đều bị giết bằng hung khí sắc, vết chém chủ yếu ở phần đầu và phần cổ. (Tr.N)
08-13-2015 4:14:09 PM
Như một giấc mơ điện ảnh
Tuankhanh—08/12/2015 - 04:02
Như một cuốn phim dài hấp dẫn chưa có hồi kết, chàng thanh niên Hoàng Chí Phong lại lên tiếng cho biết anh vẫn tiếp tục hành trình của mình, vì một Hồng Kông trong ước mơ của những người rất trẻ.
Những tuyên bố mới nhất của Hoàng Chí Phong trên tạp chí Le Monde vào tháng trước, cho thấy cuốn phim Cách Mạng Dù Vàng năm 2014 có thể là một cuộc trình diễn đầy ngẫu hứng, không định trước cái kết cho mình, nhưng những gì sắp tới đây, sẽ là một bộ phim được sản xuất hết sức chặt chẽ, với phần kịch bản và diễn viên chính cũng sẽ do Hoàng Chí Phong đảm trách.
Nhân vật 18 tuổi này, được tờ Fortune bình chọn là 1 trong 10 có ảnh hưởng quan trọng nhất trên hành tinh năm 2015, giải thích lý do cuộc Cách Mạng Dù Vàng lại kết thúc đáng tiếc như vậy, là vì họ đã không giới thiệu sâu rộng kế hoạch của phong trào đến từng người dân Hồng Kông, để có được một sự hưởng ứng mạnh mẽ và thống nhất hơn. Hoàng Chí Phong nói mọi thứ trong tương lai phải khác. Tương lai cho một cuộc Cách Mạng Dù Vàng quay trở lại sẽ nhắm đến một cuộc đấu tranh cho việc thay đổi về thể chế chính trị, mà thời hạn đạt được là năm 2030, trước khi thời hạn cho phép "một quốc gia, hai chế độ" sẽ kết thúc vào năm 2047. Đây được coi là cơ hội cuối cùng cho thế hệ mới ở Hồng Kông trong việc bứt ra khỏi gọng kềm của Bắc Kinh, chọn cho vùng đất của mình một con đường tự do, dân chủ mà họ đã quyết chọn.
Không khác gì những khán giả xem phim, những ai quan tâm đến cuộc Cách Mạng Dù Vàng ở Hồng Kông vẫn hồi hộp chờ xem kẻ ác sẽ đến từ đâu, nhân vật chính sẽ thoát hiểm và có thành công hay không.
Có lẽ vào lúc này, giới chính trị phụng sự quyền lực cho Bắc Kinh đang căng thẳng để vận dụng mọi bùa phép nhằm ngăn trở cuộc cách mạng. Đổng Kiến Hoa, nhân vật được Bắc Kinh giao trọng trách nhận lại Hồng Kông từ người Anh vào năm 1997, đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ bị mất chế độ ở vùng đất này, đã kêu gọi bổ sung luật pháp từ đại lục, phủ lên luật pháp hiện hành của Hồng Kông. Thậm chí, Stanley Ng., đại diện cho thành phần hãnh tiến thân Bắc Kinh cũng kêu gọi soạn thảo một đạo luật chống lật đổ.
"Chúng tôi cần 3-4 năm", Hoàng Chí Phong nói về một khoảng lặng dự kiến, trước khi có một trận cuồng phong mới của những người cầm dù vàng. Trong cuộc xuống đường năm 2014, người Hồng Kông nói rằng đã có đến 1,2 triệu người tham gia, bằng 1/6 tổng số của cư dân của vùng đất này.
Trước khi có một sự thay đổi nào đó xuất hiện, tâm trạng buồn chán về thể chế cộng sản-khác biệt đang lấn dần trong đời sống, đã khiến giới trẻ Hồng Kông lên tiếng về nhiều mặt văn hoá, xã hội, đạo đức... của đại lục đang tràn vào, khiến họ cảm thấy không còn là chính mình, không còn là vùng đất của mình. Sự chuyển động này âm ỉ và lớn dần, không khác gì đêm trước của một cuộc cách mạng.
Một trong những cuốn sách gần đây khiến chính quyền Bắc Kinh tức giận, là tác phẩm Lost in transition (tạm dịch: lạc lõng trong chuyển giao) của tác giả Yui-Wai Chu, xuất bản năm 2014. Tựa cuốn sách này nhại lại bộ phim Lost in translation (2003) của nữ đạo diễn Sofia Coppola. Trong sách, vị giáo sư của trường đại học Hồng Kông đã đáp đúng tâm trạng của hàng triệu người vô cùng tiếc nhớ khi nói về một vùng đất tươi đẹp, trước khi trao trả cho Trung Quốc. Ông mô tả một Hồng Kông đang mất dần sự độc đáo của mình, bởi sự xoá bỏ rất chủ tâm của Bắc Kinh. Giới trẻ Hồng Kông đọc và gối đầu giường về một quá khứ kiêu hãnh, đặc biệt không quên nhận định sắc bén của giáo sư Chu: "thống nhất địa lý hoàn toàn không thể thống nhất được văn hoá, và sự thống nhất đó giúp chúng ta nhìn rõ hơn tình trạng 'một quốc gia, hai nền văn hoá' (one country, two cultures) hiện nay".
Dĩ nhiên, người Hồng Kông không phản bội lại tổ tiên mình, nhưng họ không chịu nổi những người từ đại lục có chút tiền, ăn to nói lớn, mua vét, ăn cạn mọi thứ đang có trên đảo quốc này. Họ cũng không chịu nổi chuyện những người mẹ đi từ Bắc Kinh đến, tự nhiên cho con ăn hoặc tiêu tiểu ngay trên tàu. Sự khác biệt đó đang là hố ngăn cách sự thống nhất trong lòng người, ngày càng lớn dần.
Mốt nhại lại câu nói "một quốc gia, hai chế độ" do Bắc Kinh tuyên truyền cứ nở rộ. Giới làm điện ảnh Hồng Kông cứ hay đùa bằng khẩu ngữ "một bộ phim, hai phiên bản" (one movie, two version) để nói về chuyện làm phim cứ phải phập phồng chờ lưỡi kéo kiểm duyệt. Hồng Kông từng là kinh đô điện ảnh của Châu Á trong nhiều thập niên, nhưng giờ đây, mọi thứ đã nhạt nhẽo, và là sự tiếc nuối của người dân Hồng Kông, cũng như của cả một thế kỷ những người hâm mộ điện ảnh Hương Cảng.
Trong danh sách 100 bộ phim hay nhất một thời đại mà các trang mạng của Hồng Kông bình chọn, hầu hết những cuốn phim được nhớ mãi mãi, đều được sản xuất trước năm 1997. Edmmund Lee, nhà bình luận điện ảnh nổi tiếng của tạp chí Time Out, đã nói trong chương trình kỷ niệm 100 năm điện ảnh Hồng Kông (2012) rằng "chúng ta sẽ khó mà tìm lại được, dù nhiều tiền hơn hay nhiều diễn viên giỏi hơn".
Trong những kỳ vọng lẻ loi mà người Hồng Kông còn nghĩ đến, có lẽ đó là Hoàng Chí Phong và hành trình đến tương lai đẹp như điện ảnh của anh. Vượt lên sự nhàm chán và áp đặt của ý nghĩa thống nhất địa lý và chính trị từ chính quyền trung ương, người sinh viên trẻ này đang cùng thế hệ của mình, dần hình thành một siêu phẩm, với tuyên ngôn "hãy để chúng tôi sống với tự do mà chúng tôi đã chọn".
tuankhanh's blog
Như một cuốn phim dài hấp dẫn chưa có hồi kết, chàng thanh niên Hoàng Chí Phong lại lên tiếng cho biết anh vẫn tiếp tục hành trình của mình, vì một Hồng Kông trong ước mơ của những người rất trẻ.
Những tuyên bố mới nhất của Hoàng Chí Phong trên tạp chí Le Monde vào tháng trước, cho thấy cuốn phim Cách Mạng Dù Vàng năm 2014 có thể là một cuộc trình diễn đầy ngẫu hứng, không định trước cái kết cho mình, nhưng những gì sắp tới đây, sẽ là một bộ phim được sản xuất hết sức chặt chẽ, với phần kịch bản và diễn viên chính cũng sẽ do Hoàng Chí Phong đảm trách.
Nhân vật 18 tuổi này, được tờ Fortune bình chọn là 1 trong 10 có ảnh hưởng quan trọng nhất trên hành tinh năm 2015, giải thích lý do cuộc Cách Mạng Dù Vàng lại kết thúc đáng tiếc như vậy, là vì họ đã không giới thiệu sâu rộng kế hoạch của phong trào đến từng người dân Hồng Kông, để có được một sự hưởng ứng mạnh mẽ và thống nhất hơn. Hoàng Chí Phong nói mọi thứ trong tương lai phải khác. Tương lai cho một cuộc Cách Mạng Dù Vàng quay trở lại sẽ nhắm đến một cuộc đấu tranh cho việc thay đổi về thể chế chính trị, mà thời hạn đạt được là năm 2030, trước khi thời hạn cho phép "một quốc gia, hai chế độ" sẽ kết thúc vào năm 2047. Đây được coi là cơ hội cuối cùng cho thế hệ mới ở Hồng Kông trong việc bứt ra khỏi gọng kềm của Bắc Kinh, chọn cho vùng đất của mình một con đường tự do, dân chủ mà họ đã quyết chọn.
Không khác gì những khán giả xem phim, những ai quan tâm đến cuộc Cách Mạng Dù Vàng ở Hồng Kông vẫn hồi hộp chờ xem kẻ ác sẽ đến từ đâu, nhân vật chính sẽ thoát hiểm và có thành công hay không.
Có lẽ vào lúc này, giới chính trị phụng sự quyền lực cho Bắc Kinh đang căng thẳng để vận dụng mọi bùa phép nhằm ngăn trở cuộc cách mạng. Đổng Kiến Hoa, nhân vật được Bắc Kinh giao trọng trách nhận lại Hồng Kông từ người Anh vào năm 1997, đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ bị mất chế độ ở vùng đất này, đã kêu gọi bổ sung luật pháp từ đại lục, phủ lên luật pháp hiện hành của Hồng Kông. Thậm chí, Stanley Ng., đại diện cho thành phần hãnh tiến thân Bắc Kinh cũng kêu gọi soạn thảo một đạo luật chống lật đổ.
"Chúng tôi cần 3-4 năm", Hoàng Chí Phong nói về một khoảng lặng dự kiến, trước khi có một trận cuồng phong mới của những người cầm dù vàng. Trong cuộc xuống đường năm 2014, người Hồng Kông nói rằng đã có đến 1,2 triệu người tham gia, bằng 1/6 tổng số của cư dân của vùng đất này.
Trước khi có một sự thay đổi nào đó xuất hiện, tâm trạng buồn chán về thể chế cộng sản-khác biệt đang lấn dần trong đời sống, đã khiến giới trẻ Hồng Kông lên tiếng về nhiều mặt văn hoá, xã hội, đạo đức... của đại lục đang tràn vào, khiến họ cảm thấy không còn là chính mình, không còn là vùng đất của mình. Sự chuyển động này âm ỉ và lớn dần, không khác gì đêm trước của một cuộc cách mạng.
Một trong những cuốn sách gần đây khiến chính quyền Bắc Kinh tức giận, là tác phẩm Lost in transition (tạm dịch: lạc lõng trong chuyển giao) của tác giả Yui-Wai Chu, xuất bản năm 2014. Tựa cuốn sách này nhại lại bộ phim Lost in translation (2003) của nữ đạo diễn Sofia Coppola. Trong sách, vị giáo sư của trường đại học Hồng Kông đã đáp đúng tâm trạng của hàng triệu người vô cùng tiếc nhớ khi nói về một vùng đất tươi đẹp, trước khi trao trả cho Trung Quốc. Ông mô tả một Hồng Kông đang mất dần sự độc đáo của mình, bởi sự xoá bỏ rất chủ tâm của Bắc Kinh. Giới trẻ Hồng Kông đọc và gối đầu giường về một quá khứ kiêu hãnh, đặc biệt không quên nhận định sắc bén của giáo sư Chu: "thống nhất địa lý hoàn toàn không thể thống nhất được văn hoá, và sự thống nhất đó giúp chúng ta nhìn rõ hơn tình trạng 'một quốc gia, hai nền văn hoá' (one country, two cultures) hiện nay".
Dĩ nhiên, người Hồng Kông không phản bội lại tổ tiên mình, nhưng họ không chịu nổi những người từ đại lục có chút tiền, ăn to nói lớn, mua vét, ăn cạn mọi thứ đang có trên đảo quốc này. Họ cũng không chịu nổi chuyện những người mẹ đi từ Bắc Kinh đến, tự nhiên cho con ăn hoặc tiêu tiểu ngay trên tàu. Sự khác biệt đó đang là hố ngăn cách sự thống nhất trong lòng người, ngày càng lớn dần.
Mốt nhại lại câu nói "một quốc gia, hai chế độ" do Bắc Kinh tuyên truyền cứ nở rộ. Giới làm điện ảnh Hồng Kông cứ hay đùa bằng khẩu ngữ "một bộ phim, hai phiên bản" (one movie, two version) để nói về chuyện làm phim cứ phải phập phồng chờ lưỡi kéo kiểm duyệt. Hồng Kông từng là kinh đô điện ảnh của Châu Á trong nhiều thập niên, nhưng giờ đây, mọi thứ đã nhạt nhẽo, và là sự tiếc nuối của người dân Hồng Kông, cũng như của cả một thế kỷ những người hâm mộ điện ảnh Hương Cảng.
Trong danh sách 100 bộ phim hay nhất một thời đại mà các trang mạng của Hồng Kông bình chọn, hầu hết những cuốn phim được nhớ mãi mãi, đều được sản xuất trước năm 1997. Edmmund Lee, nhà bình luận điện ảnh nổi tiếng của tạp chí Time Out, đã nói trong chương trình kỷ niệm 100 năm điện ảnh Hồng Kông (2012) rằng "chúng ta sẽ khó mà tìm lại được, dù nhiều tiền hơn hay nhiều diễn viên giỏi hơn".
Trong những kỳ vọng lẻ loi mà người Hồng Kông còn nghĩ đến, có lẽ đó là Hoàng Chí Phong và hành trình đến tương lai đẹp như điện ảnh của anh. Vượt lên sự nhàm chán và áp đặt của ý nghĩa thống nhất địa lý và chính trị từ chính quyền trung ương, người sinh viên trẻ này đang cùng thế hệ của mình, dần hình thành một siêu phẩm, với tuyên ngôn "hãy để chúng tôi sống với tự do mà chúng tôi đã chọn".
tuankhanh's blog
Yêu Bác như thế bằng mười hại Bác!
Kami—08/09/2015 - 03:37
Việc Sơn la, một tỉnh nghèo ở Tây bắc sẽ xây dựng tượng đài "Bác Hồ với đồng bào Tây bắc" với kinh phí khoảng 1.400 tỷ đồng - xấp xỉ 65 triệu đô la Mỹ bằng nửa ngân sách chi tiêu của tỉnh này trong một năm. Trong lúc tỉnh Sơn la hàng năm vẫn phải ngửa tay xin nhà nước hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng để chi tiêu đã là cho dư luận hết sức bất bình.
Không thể phủ nhận rằng ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN - đảng cầm quyền duy nhất đã và đang từ bỏ hầu hết mọi vấn đề lý luận liên quan đến Chủ nghĩa cộng sản để đưa quốc gia này trở thành một quốc gia có nền kinh tế thị trường ở mức tư bản hoang dã, điều mà người ta đã từng thấy ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII. Tuy vậy, trong thể chế chính trị của Việt nam lúc này, vai trò của công tác tuyên giáo cũng không khác gì ở mấy nước cộng sản còn sót lại, như Bắc Triều tiên hay Trung quốc. Ở đó, người ta vẫn chủ trương tôn sùng các lãnh tụ một cách quá mức, coi lãnh tụ là cái phao cứu sinh cho chế độ, vì những người cầm quyền luôn nghĩ rằng với chính sách tuyên truyền một chiều và sự tô vẽ quá mức trong một thời gian dài thì dân chúng sẽ luôn luôn yêu kính và biết ơn lãnh tụ. Đảng cầm quyền bằng mọi cách và mọi giá để tạo nên các dấu ấn về lãnh tụ trên khắp cả nước, không chỉ ướp xác, xây lăng hoặc các loại hình tuyên truyền cổ động khác, gần đây là việc xây dựng vô tội vạ các tượng đài ở các tỉnh cũng là một ví dụ. Đi nó theo là những khoản kinh phí khổng lồ lấy từ ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế còn bê bết, trong khi người dân hầu như chưa được hưởng những khoản an sinh xã hội tối thiểu do nhà nước cung cấp. Đó là điều cực kỳ vô lý.
Cho dù việc ghi nhớ, tôn vinh ông Hồ Chí Minh thông qua việc ướp xác hay dựng tượng đều được đảng cầm quyền cho rằng xuất phát từ tâm tư và nguyện vọng của nhân dân. Song hầu như các cơ quan có trách nhiệm chưa hề làm và công bố kết quả điều tra dư luận xã hội (poll) về việc này, để xem có nên làm những việc đó hay không? Và nếu như có ai nói rằng, việc nhà nước Việt nam xây quá nhiều tượng đài Hồ Chí Minh đã gây ra sự bất bình đối mỗi người Việt nam có lương tri, và là điều khó có thể chấp nhận nổi thì rất dễ bị chụp cáo mũ "suy thoái tư tưởng". Tới mức dư luận xã hội, có cả những quan chức của đảng - những người vẫn đang ăn bổng lộc của nhà nước này cũng không chấp nhận được buộc phải lên tiếng. Trên các phương tiện thông tin đại chúng do nhà nước quản lý ,chúng ta dễ dàng tìm thấy các ý kiến của một số trí thức có uy tín, kể cả các cán bộ tuyên huấn khét tiếng của đảng cũng không đồng tình, thậm chí là kiên quyết phản đối.
Theo báo Dân Trí, Giáo sư Mạch Quang Thắng, giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nói. “Xây tượng đài hoành tráng không hợp với tấm lòng Bác cũng như truyền thống văn hóa Việt Nam. Theo tôi điều quan trọng nhất lúc này hãy tập trung xây dựng tượng đài Bác Hồ trong lòng dân”, còn PGS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Lịch sử Đảng chia sẻ với VnExpress: "Suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống tiết kiệm, tự trồng rau, nuôi cá, ăn cơm độn giống nhân dân. Xây tượng đài tốn kém, Bác biết sẽ không an lòng".
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Infonet, ông Lê Văn Cuông, nguyên Nguyên Phó đoàn ĐBQH Thanh Hóa cũng cho rằng, “Bây giờ làm tượng Bác hoành tráng như thế giải quyết vấn đề gì? Hơn nữa, sinh thời Bác từng nói việc gì dù nhỏ nhưng có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Học Bác thì phải làm vậy. Tôi nghĩ Bác còn sống, Bác không bao giờ đồng tình cho việc làm này. Nếu có tình cảm đích thực với Bác thì học Bác, việc gì có lợi cho dân dù nhỏ thì hãy cố gắng mà làm” trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước đang hết sức khó khăn, thu không đủ chi như hiện nay, việc xây dựng công trình tốn kém như vậy là không nên.
Và theo chương trình thời sự lúc 18h00 ngày 06/8/2015 của Đài Tiếng Nói Việt Nam VOV.1 sẽ được nghe . Theo đó GS-TS. Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “Về tượng đài, sinh thời Bác không muốn làm cái gì rềnh rang tốn kém như công sở v.v…, ngay cả lăng mộ Bác cũng không muốn xây. Bác chỉ muốn chôn trên đồi Ba Vì, để mỗi người đến viếng trồng một cái cây để lâu ngày cho bóng mát cho mọi người, nhưng chúng ta lại xây Lăng. Vậy làm như vậy thì chúng ta có tôn trọng tâm nguyện của Bác hay không?”. Còn GS. Hoàng Chí Bảo cũng cho rằng việc xây dựng quá nhiều, tràn lan với mức đầu tư khổng lồ trong hoàn cảnh nhân dân còn nghèo là điều không nên và cần phải được xem xét lại cho phù hợp.
Tác giả Ông Giáo Làng trong bài viết "Chuyện tượng đài" có nhận xét rằng "Liệu nếu còn sống, ông Hồ Chí Minh sẽ nghĩ gì khi biết tượng mình ở cái thành phố phát triển nhất đất nước cũng chỉ tốn chưa đầy 10 tỷ, trong khi ở tỉnh nghèo cũng vào loại nhất nước, lại được xây dựng với 200 tỷ đồng, trong khi ở ngay đó, dưới chân nơi ông đứng, nguời dân còn đang đói rách, trẻ con còn phải đi vồ cóc, bắt chuột làm thức ăn, muốn tới trường phải đu dây, chui vào bao ni-lông khi qua suối, những cái lều vịt được gọi là lớp học, là nơi bán trú… Nhiều tiền như thế chi ra để ghi khắc hình ảnh ông trong tâm khảm mọi người hay là để đẩy ông ra xa quần chúng, để làm mai một tình cảm của nguời dân với lãnh tụ?"
Những ai sinh ra và lớn lên dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa "tươi đẹp", hầu như không thể quên được những điều mà nhà nước giáo dục cho dân về hình ảnh của bác Hồ, đó là một con người bình di, khiêm tốn, tiết kiệm hết lòng vì nước vì dân. Điều này đã được Nhà thơ Tố Hữu trong bài “Bác ơi!” viết năm 1969, sau khi ông Hồ Chí Minh mất, được cho là thể hiện đúng tầm vóc của con người Bác. Đó là:
"Một đời thanh bạch chẳng vàng son,
Mong manh áo vải hồn muôn trượng,
Hơn tượng đồng phơi giữa lối mòn."
Điều đó cũng thể hiện trong Di chúc của ông Hồ Chí Minh, mà nguyện vọng cá nhân của ông được ghi rất rõ ràng như sau:
Về việc riêng Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ Cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là "hỏa táng". Tôi mong rằng cách "hỏa táng" sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì "điện táng" càng tốt hơn.
Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.
Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ để nghỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão.
Rồi từ đó, trong suốt máy chục năm qua những người lãnh đạo đảng CSVN hết lớp này đến lớp khác đã chủ trương mở cuộc vận động "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại", và sau này được đổi thành "Học tập theo gương Bác" để giáo dục đạo đức và tấm gương Hồ Chí Minh cho toàn thể nhân dân Việt nam noi theo.
Nếu như ông Hồ Chí Minh là con người có tấm gương đạo đức đáng để học tập như thế, thì tại sao sau khi ông mất cho đến nay (không kể những chuyện như công bố ngày mất không đúng hay sửa chữa Di chúc của ông) nguời ta đã không chỉ xây Lăng mà còn dựng tượng cho ông tràn lan, vô tội vạ với các khoản ngân sách khổng lồ.
Theo Tạp chí Tuyên giáo cho biết: "Theo số liệu thống kê hiện trên cả nước có 134 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh các loại. Trong đó, tại các khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị trên cả nước có 103 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh . Tượng đài được xây dựng tại quảng trường, trung tâm hành chính, chính trị là 31 tượng. Ngoài ra vừa qua các tỉnh, thành phố đề xuất đưa vào quy hoạch xây dựng mới tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến hết năm 2030 là 58 tượng đài.". Được biết, mỗi công trình tượng đài này thường kéo theo hàng loạt các công trình phù trợ như: quảng trường, hệ thống chiếu sáng, vườn hoa v.v... với kinh phí lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Dư luận đã đặt câu hỏi rằng tại sao không dùng những khoản ngân sách ấy để đầu tư cho trường học, bệnh viện, đường xá... cho toàn dân? Chắc chắn những việc làm như thế là điều hoàn toàn trái với tâm nguyện của ông Hồ Chí Minh, không những thế nó còn càng làm xấu đi hình ảnh Bác Hồ, người vốn được đông đảo người Việt nam vẫn tôn sùng và yêu kính.
Thử hỏi nếu như như ông bà cha mẹ của các bạn, trong di chúc của họ để lại có mong muốn được mồ yên mả đẹp, xây trên đồi núi có bóng cây. vậy mà các bạn mang thi hài của họ ra phanh thây, mổ xác để ướp . Chưa đủ, còn bày ra để cho trăm họ đến xem thì thiên hạ người ta chửi bạn là đồ vô phúc thì có oan không? Những người lãnh đạo nhà nước Việt nam nghĩ gì về điều này?
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, mọi sự thật không thể bưng bít và nói dối được mãi, kể cả sự nghiệp và cuộc đời của Bác Hồ cũng vậy. Chính vì thế lòng tin của dân chúng về Bác Hồ cũng theo xu hướng giảm dần chứ không thể tăng lên. Vậy mà các quan chức lãnh đạo ở các tỉnh cứ mượn cớ yêu Bác để tiêu xài lãng phí ngân sách, nhằm bòn rút tham nhũng tiền ngân sách để bỏ túi riêng, trong lúc những vấn đề thiết thực liên quan đến cuộc sống của dân chúng thì không thèm quan tâm. Thì chắc chắn ai ai cũng sẽ bất bình.
Người Việt nam có câu “Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau” trong trường hợp này thì phải gọi là "Yêu Bác như thế bằng mười hại Bác" có đúng không, thưa các bạn? ./.
Ngày 09/8/2015
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
Kami's blog
Việc Sơn la, một tỉnh nghèo ở Tây bắc sẽ xây dựng tượng đài "Bác Hồ với đồng bào Tây bắc" với kinh phí khoảng 1.400 tỷ đồng - xấp xỉ 65 triệu đô la Mỹ bằng nửa ngân sách chi tiêu của tỉnh này trong một năm. Trong lúc tỉnh Sơn la hàng năm vẫn phải ngửa tay xin nhà nước hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng để chi tiêu đã là cho dư luận hết sức bất bình.
Không thể phủ nhận rằng ở Việt nam hiện nay, đảng CSVN - đảng cầm quyền duy nhất đã và đang từ bỏ hầu hết mọi vấn đề lý luận liên quan đến Chủ nghĩa cộng sản để đưa quốc gia này trở thành một quốc gia có nền kinh tế thị trường ở mức tư bản hoang dã, điều mà người ta đã từng thấy ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII. Tuy vậy, trong thể chế chính trị của Việt nam lúc này, vai trò của công tác tuyên giáo cũng không khác gì ở mấy nước cộng sản còn sót lại, như Bắc Triều tiên hay Trung quốc. Ở đó, người ta vẫn chủ trương tôn sùng các lãnh tụ một cách quá mức, coi lãnh tụ là cái phao cứu sinh cho chế độ, vì những người cầm quyền luôn nghĩ rằng với chính sách tuyên truyền một chiều và sự tô vẽ quá mức trong một thời gian dài thì dân chúng sẽ luôn luôn yêu kính và biết ơn lãnh tụ. Đảng cầm quyền bằng mọi cách và mọi giá để tạo nên các dấu ấn về lãnh tụ trên khắp cả nước, không chỉ ướp xác, xây lăng hoặc các loại hình tuyên truyền cổ động khác, gần đây là việc xây dựng vô tội vạ các tượng đài ở các tỉnh cũng là một ví dụ. Đi nó theo là những khoản kinh phí khổng lồ lấy từ ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế còn bê bết, trong khi người dân hầu như chưa được hưởng những khoản an sinh xã hội tối thiểu do nhà nước cung cấp. Đó là điều cực kỳ vô lý.
Cho dù việc ghi nhớ, tôn vinh ông Hồ Chí Minh thông qua việc ướp xác hay dựng tượng đều được đảng cầm quyền cho rằng xuất phát từ tâm tư và nguyện vọng của nhân dân. Song hầu như các cơ quan có trách nhiệm chưa hề làm và công bố kết quả điều tra dư luận xã hội (poll) về việc này, để xem có nên làm những việc đó hay không? Và nếu như có ai nói rằng, việc nhà nước Việt nam xây quá nhiều tượng đài Hồ Chí Minh đã gây ra sự bất bình đối mỗi người Việt nam có lương tri, và là điều khó có thể chấp nhận nổi thì rất dễ bị chụp cáo mũ "suy thoái tư tưởng". Tới mức dư luận xã hội, có cả những quan chức của đảng - những người vẫn đang ăn bổng lộc của nhà nước này cũng không chấp nhận được buộc phải lên tiếng. Trên các phương tiện thông tin đại chúng do nhà nước quản lý ,chúng ta dễ dàng tìm thấy các ý kiến của một số trí thức có uy tín, kể cả các cán bộ tuyên huấn khét tiếng của đảng cũng không đồng tình, thậm chí là kiên quyết phản đối.
Theo báo Dân Trí, Giáo sư Mạch Quang Thắng, giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nói. “Xây tượng đài hoành tráng không hợp với tấm lòng Bác cũng như truyền thống văn hóa Việt Nam. Theo tôi điều quan trọng nhất lúc này hãy tập trung xây dựng tượng đài Bác Hồ trong lòng dân”, còn PGS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Lịch sử Đảng chia sẻ với VnExpress: "Suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống tiết kiệm, tự trồng rau, nuôi cá, ăn cơm độn giống nhân dân. Xây tượng đài tốn kém, Bác biết sẽ không an lòng".
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Infonet, ông Lê Văn Cuông, nguyên Nguyên Phó đoàn ĐBQH Thanh Hóa cũng cho rằng, “Bây giờ làm tượng Bác hoành tráng như thế giải quyết vấn đề gì? Hơn nữa, sinh thời Bác từng nói việc gì dù nhỏ nhưng có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Học Bác thì phải làm vậy. Tôi nghĩ Bác còn sống, Bác không bao giờ đồng tình cho việc làm này. Nếu có tình cảm đích thực với Bác thì học Bác, việc gì có lợi cho dân dù nhỏ thì hãy cố gắng mà làm” trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước đang hết sức khó khăn, thu không đủ chi như hiện nay, việc xây dựng công trình tốn kém như vậy là không nên.
Và theo chương trình thời sự lúc 18h00 ngày 06/8/2015 của Đài Tiếng Nói Việt Nam VOV.1 sẽ được nghe . Theo đó GS-TS. Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “Về tượng đài, sinh thời Bác không muốn làm cái gì rềnh rang tốn kém như công sở v.v…, ngay cả lăng mộ Bác cũng không muốn xây. Bác chỉ muốn chôn trên đồi Ba Vì, để mỗi người đến viếng trồng một cái cây để lâu ngày cho bóng mát cho mọi người, nhưng chúng ta lại xây Lăng. Vậy làm như vậy thì chúng ta có tôn trọng tâm nguyện của Bác hay không?”. Còn GS. Hoàng Chí Bảo cũng cho rằng việc xây dựng quá nhiều, tràn lan với mức đầu tư khổng lồ trong hoàn cảnh nhân dân còn nghèo là điều không nên và cần phải được xem xét lại cho phù hợp.
Tác giả Ông Giáo Làng trong bài viết "Chuyện tượng đài" có nhận xét rằng "Liệu nếu còn sống, ông Hồ Chí Minh sẽ nghĩ gì khi biết tượng mình ở cái thành phố phát triển nhất đất nước cũng chỉ tốn chưa đầy 10 tỷ, trong khi ở tỉnh nghèo cũng vào loại nhất nước, lại được xây dựng với 200 tỷ đồng, trong khi ở ngay đó, dưới chân nơi ông đứng, nguời dân còn đang đói rách, trẻ con còn phải đi vồ cóc, bắt chuột làm thức ăn, muốn tới trường phải đu dây, chui vào bao ni-lông khi qua suối, những cái lều vịt được gọi là lớp học, là nơi bán trú… Nhiều tiền như thế chi ra để ghi khắc hình ảnh ông trong tâm khảm mọi người hay là để đẩy ông ra xa quần chúng, để làm mai một tình cảm của nguời dân với lãnh tụ?"
Những ai sinh ra và lớn lên dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa "tươi đẹp", hầu như không thể quên được những điều mà nhà nước giáo dục cho dân về hình ảnh của bác Hồ, đó là một con người bình di, khiêm tốn, tiết kiệm hết lòng vì nước vì dân. Điều này đã được Nhà thơ Tố Hữu trong bài “Bác ơi!” viết năm 1969, sau khi ông Hồ Chí Minh mất, được cho là thể hiện đúng tầm vóc của con người Bác. Đó là:
"Một đời thanh bạch chẳng vàng son,
Mong manh áo vải hồn muôn trượng,
Hơn tượng đồng phơi giữa lối mòn."
Điều đó cũng thể hiện trong Di chúc của ông Hồ Chí Minh, mà nguyện vọng cá nhân của ông được ghi rất rõ ràng như sau:
Về việc riêng Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ Cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là "hỏa táng". Tôi mong rằng cách "hỏa táng" sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì "điện táng" càng tốt hơn.
Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.
Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ để nghỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão.
Rồi từ đó, trong suốt máy chục năm qua những người lãnh đạo đảng CSVN hết lớp này đến lớp khác đã chủ trương mở cuộc vận động "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại", và sau này được đổi thành "Học tập theo gương Bác" để giáo dục đạo đức và tấm gương Hồ Chí Minh cho toàn thể nhân dân Việt nam noi theo.
Nếu như ông Hồ Chí Minh là con người có tấm gương đạo đức đáng để học tập như thế, thì tại sao sau khi ông mất cho đến nay (không kể những chuyện như công bố ngày mất không đúng hay sửa chữa Di chúc của ông) nguời ta đã không chỉ xây Lăng mà còn dựng tượng cho ông tràn lan, vô tội vạ với các khoản ngân sách khổng lồ.
Theo Tạp chí Tuyên giáo cho biết: "Theo số liệu thống kê hiện trên cả nước có 134 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh các loại. Trong đó, tại các khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị trên cả nước có 103 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh . Tượng đài được xây dựng tại quảng trường, trung tâm hành chính, chính trị là 31 tượng. Ngoài ra vừa qua các tỉnh, thành phố đề xuất đưa vào quy hoạch xây dựng mới tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến hết năm 2030 là 58 tượng đài.". Được biết, mỗi công trình tượng đài này thường kéo theo hàng loạt các công trình phù trợ như: quảng trường, hệ thống chiếu sáng, vườn hoa v.v... với kinh phí lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Dư luận đã đặt câu hỏi rằng tại sao không dùng những khoản ngân sách ấy để đầu tư cho trường học, bệnh viện, đường xá... cho toàn dân? Chắc chắn những việc làm như thế là điều hoàn toàn trái với tâm nguyện của ông Hồ Chí Minh, không những thế nó còn càng làm xấu đi hình ảnh Bác Hồ, người vốn được đông đảo người Việt nam vẫn tôn sùng và yêu kính.
Thử hỏi nếu như như ông bà cha mẹ của các bạn, trong di chúc của họ để lại có mong muốn được mồ yên mả đẹp, xây trên đồi núi có bóng cây. vậy mà các bạn mang thi hài của họ ra phanh thây, mổ xác để ướp . Chưa đủ, còn bày ra để cho trăm họ đến xem thì thiên hạ người ta chửi bạn là đồ vô phúc thì có oan không? Những người lãnh đạo nhà nước Việt nam nghĩ gì về điều này?
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, mọi sự thật không thể bưng bít và nói dối được mãi, kể cả sự nghiệp và cuộc đời của Bác Hồ cũng vậy. Chính vì thế lòng tin của dân chúng về Bác Hồ cũng theo xu hướng giảm dần chứ không thể tăng lên. Vậy mà các quan chức lãnh đạo ở các tỉnh cứ mượn cớ yêu Bác để tiêu xài lãng phí ngân sách, nhằm bòn rút tham nhũng tiền ngân sách để bỏ túi riêng, trong lúc những vấn đề thiết thực liên quan đến cuộc sống của dân chúng thì không thèm quan tâm. Thì chắc chắn ai ai cũng sẽ bất bình.
Người Việt nam có câu “Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau” trong trường hợp này thì phải gọi là "Yêu Bác như thế bằng mười hại Bác" có đúng không, thưa các bạn? ./.
Ngày 09/8/2015
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
Kami's blog
Gây tội ác với dân oan ngay tại trụ sở tiếp dân.
Nguyễn Tường Thụy— 08/13/2015 - 09:12
Những dân oan chờ chực khiếu kiện ở số 1 Ngô Thì Nhậm quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, sáng ngày 12/8/2015, bà Nguyễn Thị Hiền, dân oan Bắc Giang đã bị một nhóm bảo vệ đánh. Một bảo vệ tên Hòa đã dùng hết sức đá vào bụng bà. Do bị đòn quá mạnh, bà Hiền đã đổ máu mồm, ôm bụng quằn quại đau đớn.
Bà Hiền bị đánh khi vừa giang biểu ngữ tố cáo quan chức tỉnh Bắc Giang tham nhũng đất đai. Thấy tình trạng nguy hiểm, công an và bảo vệ phòng tiếp dân Trung ương số 1 Ngô Thì Nhậm gọi xe cứu thương đến, đưa bà Hiền lên xe xong thì rũ bỏ trách nhiệm. Đi cùng để chăm sóc bà Hiền chỉ có dân oan với nhau, đó là bà Bình và 2 dân oan khác cùng là dân oan Bắc Giang.
Tại bệnh viện Hà Đông, bà Hiền được siêu âm và chụp X quang. Tuy nhiên, bác sĩ nói cần phải theo dõi thì mới kết luận được vì hiện hay dạ dày của bà “rất phức tạp”. Bác sỹ không dám ghi vào bệnh án như lời khai của bà Hiền, mà ghi là đau dạ dày. Nếu ghi theo lời khai của nạn nhân, họ “sợ bị kiện tụng”.
Bà Nguyễn Thị Hiền về Hà Nội để khiếu kiện việc chính quyền cướp đất và kéo đường dây điện cao thế qua nhà bà nhưng bồi thường rất thấp.
Là dân oan đi khiếu kiện nên bà con rất nghèo. Khi vào viện, mọi người vét túi chỉ có 100 nghìn đồng, tiền làm thủ tục hết 80 nghìn đồng. Được biết, một dân oan mang đến cho bà vay 700 nghìn đồng, Hội Phụ nữ nhân quyền đã giúp bà 2 triệu đồng để bà có tiền thanh toán viện phí và phục hồi sức khỏe.
Cô Phước, dân oan tỉnh Bình Phước? cho biết thêm về người đánh bà Hiền tên Hòa như sau: Hắn là đội trưởng bảo vệ trụ sở tiếp dân nhưng hành xử như côn đồ côn đồ chứ không phải là bảo vệ nữa. Hắn thường đe dọa mọi người mỗi khi bà con làm điều gì không vừa ý. Bản thân cô Phước cũng bị hắn đe dọa nếu tiếp tục quay phim chụp hình sẽ bị công an bắt. Cô Phước lo lắng “con có chụp hình cho cô Hiền như vậy, công an gặp chủ nhà trọ xin số điện thoại để gặp mặt con, không biết có chuyện gì xảy ra với con nữa đây”.
Như mọi người đã biết, việc dân oan đổ về Trung ương khiếu kiện thường xuyên phải đối mặt với chuyện bị đàn áp, bắt bớ, đánh đập thậm chí tù đầy. Họ luôn ở tình trạng rất nguy hiểm.
Trường hợp bà Nguyễn Thị Hiền, Văn phòng tiếp dân TW phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sức khỏe, tính mạng và các chi phí để chạy chữa phục hồi sức khỏe cho bà, kể cả trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Hiện nay (sáng 13/8) có bà Bình ở lại trông nom bà Hiền tại bệnh viện Hà Đông. Bà Hiền hiện còn đau và mệt, chỉ ăn được chút cháo. Mọi người quan tâm có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bà Hiền qua số máy của bà Bình: 0976 935 122
Clip: Cô Phước dân oan tỉnh Đồng Nai là nhân chứng kể lại sự việc (cùng ngồi với cô Phước là ông Nguyễn Đình Tu, dân oan Thanh Hóa và con trai 4 tuổi của cô Phước theo mẹ đi khiếu kiện):
[youtube https://www.youtube.com/watch?v=aZL70SUznrA&w=560&h=315]
13/8/2015
NTT
Việt Nam Thời Báo
nguyentuongthuy's blog
Những dân oan chờ chực khiếu kiện ở số 1 Ngô Thì Nhậm quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, sáng ngày 12/8/2015, bà Nguyễn Thị Hiền, dân oan Bắc Giang đã bị một nhóm bảo vệ đánh. Một bảo vệ tên Hòa đã dùng hết sức đá vào bụng bà. Do bị đòn quá mạnh, bà Hiền đã đổ máu mồm, ôm bụng quằn quại đau đớn.
Bà Hiền bị đánh khi vừa giang biểu ngữ tố cáo quan chức tỉnh Bắc Giang tham nhũng đất đai. Thấy tình trạng nguy hiểm, công an và bảo vệ phòng tiếp dân Trung ương số 1 Ngô Thì Nhậm gọi xe cứu thương đến, đưa bà Hiền lên xe xong thì rũ bỏ trách nhiệm. Đi cùng để chăm sóc bà Hiền chỉ có dân oan với nhau, đó là bà Bình và 2 dân oan khác cùng là dân oan Bắc Giang.
Bà Hiền mang biểu ngữ dân oan
Tại bệnh viện Hà Đông, bà Hiền được siêu âm và chụp X quang. Tuy nhiên, bác sĩ nói cần phải theo dõi thì mới kết luận được vì hiện hay dạ dày của bà “rất phức tạp”. Bác sỹ không dám ghi vào bệnh án như lời khai của bà Hiền, mà ghi là đau dạ dày. Nếu ghi theo lời khai của nạn nhân, họ “sợ bị kiện tụng”.
Bà Nguyễn Thị Hiền về Hà Nội để khiếu kiện việc chính quyền cướp đất và kéo đường dây điện cao thế qua nhà bà nhưng bồi thường rất thấp.
Là dân oan đi khiếu kiện nên bà con rất nghèo. Khi vào viện, mọi người vét túi chỉ có 100 nghìn đồng, tiền làm thủ tục hết 80 nghìn đồng. Được biết, một dân oan mang đến cho bà vay 700 nghìn đồng, Hội Phụ nữ nhân quyền đã giúp bà 2 triệu đồng để bà có tiền thanh toán viện phí và phục hồi sức khỏe.
Cô Phước, dân oan tỉnh Bình Phước? cho biết thêm về người đánh bà Hiền tên Hòa như sau: Hắn là đội trưởng bảo vệ trụ sở tiếp dân nhưng hành xử như côn đồ côn đồ chứ không phải là bảo vệ nữa. Hắn thường đe dọa mọi người mỗi khi bà con làm điều gì không vừa ý. Bản thân cô Phước cũng bị hắn đe dọa nếu tiếp tục quay phim chụp hình sẽ bị công an bắt. Cô Phước lo lắng “con có chụp hình cho cô Hiền như vậy, công an gặp chủ nhà trọ xin số điện thoại để gặp mặt con, không biết có chuyện gì xảy ra với con nữa đây”.
Như mọi người đã biết, việc dân oan đổ về Trung ương khiếu kiện thường xuyên phải đối mặt với chuyện bị đàn áp, bắt bớ, đánh đập thậm chí tù đầy. Họ luôn ở tình trạng rất nguy hiểm.
Trường hợp bà Nguyễn Thị Hiền, Văn phòng tiếp dân TW phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sức khỏe, tính mạng và các chi phí để chạy chữa phục hồi sức khỏe cho bà, kể cả trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Hiện nay (sáng 13/8) có bà Bình ở lại trông nom bà Hiền tại bệnh viện Hà Đông. Bà Hiền hiện còn đau và mệt, chỉ ăn được chút cháo. Mọi người quan tâm có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bà Hiền qua số máy của bà Bình: 0976 935 122
Kẻ đánh bà Hiền khiến bà phải đi cấp cứu
Bà Hiền ôm bụng quằn quại
Tại bệnh viện Hà Đông
Clip: Cô Phước dân oan tỉnh Đồng Nai là nhân chứng kể lại sự việc (cùng ngồi với cô Phước là ông Nguyễn Đình Tu, dân oan Thanh Hóa và con trai 4 tuổi của cô Phước theo mẹ đi khiếu kiện):
[youtube https://www.youtube.com/watch?v=aZL70SUznrA&w=560&h=315]
13/8/2015
NTT
Việt Nam Thời Báo
nguyentuongthuy's blog
Con người đang giết nhau âm thầm
TTO - Tuổi Trẻ ngày 9-8-2015 có bài viết “Chất cấm trong thịt heo tăng báo động” cùng những trăn trở của người nội trợ giữa vòng vây thực phẩm không an toàn, bởi thực tế không chỉ thịt heo là có chất cấm, có thuốc tăng trọng.
Một trại heo có mẫu xét nghiệm dương tính với chất tạo nạc - Ảnh tư liệu
Trong rau, củ, quả và các loại thịt khác chắc chắn cũng sẽ có dư thừa chất cấm nếu được kiểm tra và vì thế dù có tránh, có kỹ cỡ nào cũng sẽ “dính” phải chất cấm trong từng bữa ăn hằng ngày.
Bây giờ ăn gì cũng không an toàn, ai cũng lắc đầu ngao ngán về thực tế đó nhưng rồi vẫn phải ăn để sống. Chất lượng cuộc sống giảm sút từ chính sự tăng trưởng về lương thực, thực phẩm bởi sự tăng trưởng cao nhưng không an toàn.
Tức là một sự tăng trưởng không bền vững, bởi chính sự tăng trưởng của lương thực, thực phẩm dẫn tới tăng trưởng bệnh tật. Từ thịt tới rau, món nào người ta cũng sử dụng thuốc tăng trọng, tăng trưởng, cho dư liều lượng phân, thuốc theo quy định vì chỉ nghĩ tới lợi nhuận mà không cần biết sản phẩm của mình gây hại như thế nào cho xã hội, cho những người khác.
Tôi có vài người quen ở quê, sản xuất rau, lúa... vẫn thường chia sẻ rằng đây là rau sạch, đậu sạch, gạo sạch nhà làm riêng để sử dụng - đó là những lần họ về quê, đem quà biếu và tự hào khoe.
Còn trên những khoảnh canh tác rộng lớn, đại trà khác (để bán ra thị trường) thì không tránh được việc phun thuốc, sử dụng phân hóa học nhiều hơn hẳn - nhằm nhanh thu, nhanh bán, kích thích tăng trưởng của cây trồng, vật nuôi vì lợi nhuận. Đó là cách sản xuất chỉ biết lợi và tránh phần mình, tuy nhiên cách nghĩ đó được nhân ra theo xu hướng chung, ai cũng sẽ ứng dụng như vậy nên dù tránh được một vài thứ do mình “tự cung tự cấp” (sạch) thì cũng không thể nào tránh hết được những thực phẩm có hàm lượng phân, thuốc, chất tăng trưởng cao, ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.
Vì thế, có câu chuyện bà bán trái cây thì tuyệt đối không dám ăn, không cho gia đình ăn trái cây vì biết rõ cách thức dùng thuốc để tiêm cho trái chín, bảo quản trái cây tươi lâu... có hại như thế nào. Bà bán rau cải, bán thịt ở chợ cũng thế, nhưng rồi cũng mua trái cây để ăn và ngược lại bà bán trái cây vẫn ăn rau cải, thịt, cá... (có lẽ vì khuất con mắt nên vô tư dùng?).
Như vậy có nghĩa là con người ai cũng muốn cái lợi trước mắt và chỉ nghĩ ngắn như thế nên cứ sản xuất những lương thực, thực phẩm không an toàn, để rồi tự giết nhau một cách âm thầm.
Ông bà mình nói “bệnh tùng khẩu nhập”, mọi bệnh tật sinh ra phần lớn do ăn uống, đem vào từ đường miệng. Điều đó dễ hiểu khi nhìn vào thực tế cuộc sống hiện tại có quá nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, tim mạch, huyết áp, béo phì...
Những bệnh tật tràn lan ấy chắc chắn có một phần nguyên nhân từ ăn uống các thực phẩm, lúa gạo không an toàn vì có quá nhiều dư chất hóa học độc hại.
Chỉ vì thấy cái lợi trước mắt mà quên mất cái hại dài lâu, đó là vấn nạn bệnh tật đè lên xã hội, ngành y tế, an sinh của con người...
Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần nghiêm khắc trong việc kiểm tra các sản phẩm lương thực, thực phẩm để đảm bảo an tâm trong đời sống người dân từ những bữa cơm hằng ngày, đó cũng chính là kiến tạo một xã hội hạnh phúc hơn, dù có thể trước mắt năng suất sẽ giảm, thu nhập của người trồng trọt, chăn nuôi sẽ xuống.
Nhưng như thế vẫn hơn là đầu độc nhau một cách bất lương vì hám lợi, lâu dần cũng là đầu độc bản thân, tạo ra bất an, bệnh tật cho cả xã hội...
Bài viết thể hiện quan điểm của bạn đọc Tấn Khôi. Mời bạn chia sẻ suy nghĩ, quan điểm của bạn qua phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết. Bạn cũng có thể bày tỏ những câu chuyện, suy ngẫm của mình qua email tto@tuoitre.com.vn.
10/08/2015 12:55
TẤN KHÔI
Một trại heo có mẫu xét nghiệm dương tính với chất tạo nạc - Ảnh tư liệu
Trong rau, củ, quả và các loại thịt khác chắc chắn cũng sẽ có dư thừa chất cấm nếu được kiểm tra và vì thế dù có tránh, có kỹ cỡ nào cũng sẽ “dính” phải chất cấm trong từng bữa ăn hằng ngày.
Bây giờ ăn gì cũng không an toàn, ai cũng lắc đầu ngao ngán về thực tế đó nhưng rồi vẫn phải ăn để sống. Chất lượng cuộc sống giảm sút từ chính sự tăng trưởng về lương thực, thực phẩm bởi sự tăng trưởng cao nhưng không an toàn.
Tức là một sự tăng trưởng không bền vững, bởi chính sự tăng trưởng của lương thực, thực phẩm dẫn tới tăng trưởng bệnh tật. Từ thịt tới rau, món nào người ta cũng sử dụng thuốc tăng trọng, tăng trưởng, cho dư liều lượng phân, thuốc theo quy định vì chỉ nghĩ tới lợi nhuận mà không cần biết sản phẩm của mình gây hại như thế nào cho xã hội, cho những người khác.
Tôi có vài người quen ở quê, sản xuất rau, lúa... vẫn thường chia sẻ rằng đây là rau sạch, đậu sạch, gạo sạch nhà làm riêng để sử dụng - đó là những lần họ về quê, đem quà biếu và tự hào khoe.
Còn trên những khoảnh canh tác rộng lớn, đại trà khác (để bán ra thị trường) thì không tránh được việc phun thuốc, sử dụng phân hóa học nhiều hơn hẳn - nhằm nhanh thu, nhanh bán, kích thích tăng trưởng của cây trồng, vật nuôi vì lợi nhuận. Đó là cách sản xuất chỉ biết lợi và tránh phần mình, tuy nhiên cách nghĩ đó được nhân ra theo xu hướng chung, ai cũng sẽ ứng dụng như vậy nên dù tránh được một vài thứ do mình “tự cung tự cấp” (sạch) thì cũng không thể nào tránh hết được những thực phẩm có hàm lượng phân, thuốc, chất tăng trưởng cao, ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.
Vì thế, có câu chuyện bà bán trái cây thì tuyệt đối không dám ăn, không cho gia đình ăn trái cây vì biết rõ cách thức dùng thuốc để tiêm cho trái chín, bảo quản trái cây tươi lâu... có hại như thế nào. Bà bán rau cải, bán thịt ở chợ cũng thế, nhưng rồi cũng mua trái cây để ăn và ngược lại bà bán trái cây vẫn ăn rau cải, thịt, cá... (có lẽ vì khuất con mắt nên vô tư dùng?).
Như vậy có nghĩa là con người ai cũng muốn cái lợi trước mắt và chỉ nghĩ ngắn như thế nên cứ sản xuất những lương thực, thực phẩm không an toàn, để rồi tự giết nhau một cách âm thầm.
Ông bà mình nói “bệnh tùng khẩu nhập”, mọi bệnh tật sinh ra phần lớn do ăn uống, đem vào từ đường miệng. Điều đó dễ hiểu khi nhìn vào thực tế cuộc sống hiện tại có quá nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, tim mạch, huyết áp, béo phì...
Những bệnh tật tràn lan ấy chắc chắn có một phần nguyên nhân từ ăn uống các thực phẩm, lúa gạo không an toàn vì có quá nhiều dư chất hóa học độc hại.
Chỉ vì thấy cái lợi trước mắt mà quên mất cái hại dài lâu, đó là vấn nạn bệnh tật đè lên xã hội, ngành y tế, an sinh của con người...
Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần nghiêm khắc trong việc kiểm tra các sản phẩm lương thực, thực phẩm để đảm bảo an tâm trong đời sống người dân từ những bữa cơm hằng ngày, đó cũng chính là kiến tạo một xã hội hạnh phúc hơn, dù có thể trước mắt năng suất sẽ giảm, thu nhập của người trồng trọt, chăn nuôi sẽ xuống.
Nhưng như thế vẫn hơn là đầu độc nhau một cách bất lương vì hám lợi, lâu dần cũng là đầu độc bản thân, tạo ra bất an, bệnh tật cho cả xã hội...
Bài viết thể hiện quan điểm của bạn đọc Tấn Khôi. Mời bạn chia sẻ suy nghĩ, quan điểm của bạn qua phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết. Bạn cũng có thể bày tỏ những câu chuyện, suy ngẫm của mình qua email tto@tuoitre.com.vn.
10/08/2015 12:55
TẤN KHÔI
Ăn cướp là phải trừng trị
Thế là một thời gian sau, chúng đánh tôi, tôi cho chúng lên bờ xuống ruộng. Luật bất thành văn là thế, nó đánh ta, ta đánh nó, nó cướp giật ta trừng trị thẳng tay. Mấy miếng võ mà tôi học được, thấy vậy mà hữu ích vô cùng, ngoài việc đối phó với những kẻ hiếp đáp tôi, tôi còn sử dụng chúng để trị tội bọn lưu manh cướp giật. Lời nói ngày nào của má, nó đã ăn sâu trong tôi, là công dân VN, khi tổ quốc lâm nguy, ta phải quyết liệt hành động, quyết đứng lên trừng trị quân bành trướng cướp nước.
Nói đến trộm cướp thì nó muôn hình vạn trạng, từ cướp nhỏ đến cướp to, cướp gà cướp vịt, cướp tiệm vàng, hay đột nhập vào nhà cướp tài sản, cướp bằng dao, cướp bằng vũ khí v.v... Nói đến cướp là phạm tội, mà đã phạm tội thì phải bị trừng trị, dù sống trong xã hội nào, dù ở thể chế chính trị nào cũng vậy thôi. Trong mọi hình thái cướp, có lẽ tội cướp nước, cướp đất đai biển đảo và cướp cả linh hồn của dân tộc nước khác là không thể dung thứ được. Ấy vậy mà bọn Tàu Cộng, chúng đã ngang nhiên làm thế với đất nước ta, với dân tộc ta. Bây giờ phải làm sao đây? Chả lẽ 90 triệu dân VN này khoanh tay đứng nhìn chúng? Không còn chần chờ gì nữa, dân tộc ta hãy đồng lòng đứng dậy, phải trừng trị chúng, trừng trị chúng thật thích đáng.
Ông cha ta thường nói: "Buôn có bạn bán có phường", đó là việc đối trọng theo lẽ tự nhiên, cũng như việc trừng trị bọn Tàu cộng, ta là nước nhỏ, lực kém, tất nhiên ta phải tìm bạn bè, đồng minh hỗ trợ. Ai cũng biết lúc này là thời cơ vàng để VN ta thực hiện điều đó, cụ thể như: Ta xích lại gần Mỹ hơn, ta thân thiện với Mỹ hơn, cũng có thể trong tương lai VN trở thành một đông minh của Mỹ, dù rằng ngày trước VN với Mỹ là kẻ thù, còn mãi đến ngày hôm nay VN với Tàu Cộng vẫn chung chí hướng CS. Bây giờ bên nào nặng bên nào nhẹ, bên nào chánh bên nào tà, ai ai cũng biết cả rồi, một kẻ miệng thì ngon ngọt nhưng tâm địa lang soái, chúng đã, đang và sẽ cướp nước ta, còn một người thì đang dang hai tay ra che chở cho ta, chỉ có loại đầu óc bã đậu mới không nhận ra. Rồi xung quanh ta còn có một số nước bầu bạn anh em như: Nhật, Philippin, Úc, Mã Lai v.v... Tất cả họ sẵn sàng giúp ta nếu có cuộc chiến VN - Tàu Cộng xảy ra. Như thế đây có phải là cơ hội vàng không? Vậy thì còn gì nữa mà nhân dân ta không vùng lên, còn gì nữa mà hơn 3 triệu cái đầu CS không cùng với nhân dân phất cờ khởi nghĩa để cứu dân cứu nước trừng trị thích đáng bọn Tàu Cộng, cho chúng biết thế nào là một dân tộc VN anh hùng vang tiếng từ ngàn xưa về việc đánh đuổi quân ngoại xâm.
Thực trạng đã nhãn tiền, bọn Tàu Cộng khi biết VN mua máy bay, tàu ngầm, tên lửa, chúng tức giận phát điên, nhất là những ngày gần đây, chúng thấy VN ta ngày càng thân thiện hơn với Mỹ, chắc chắn bọn đầu não Tàu Cộng đang điên cuồng, và lên kế hoạch tấn công VN. Tên Mã Đỉnh Thịnh, ủy viên Chính hiệp tỉnh Quảng Đông, biên tập viên đài Phượng Hoàng Hồng Công, huênh hoang lên tiếng đe dọa đòi san bằng các căn cứ quân sự, gồm tất cả hải cảng, căn cứ không quân của VN, dọa sẽ sử dụng tên lửa và cả tên lửa mang đầu đạng hạt nhân để tấn công ta. Trên các trang tin tức, những tướng lãnh diều hâu luôn tỏ thái độ muốn ăn tươi nuốt sông đất nước này, dã tâm của chúng tỏ rõ như ban ngày, thế giới nhiều nước cũng đã có thái độ.
Philippin đã lôi cổ bọn Tàu Cộng ra tòa án quốc tế, dù là nước nhỏ, nhưng dựa vào luật pháp quốc tế, Philippin sẵn sàng đối chọi với bọn Tàu Cộng. Thủ Tướng Nhật Bản từng tuyên bố, sẵn sàng đáp trả quyết liệt mọi hành hành động xâm lược của Tàu Cộng. Miến Điện một thời từng là cận thần, bây giờ nhìn rõ cái thâm độc của giòng máu Đại Hán, liền khước từ dự án đường sắt và thủy điện do Tàu Cộng đầu tư khoảng 4 tỷ Dola, ban giao hai nước trở lên lạnh nhạt. Mã Lai cũng từng bị ràng buộc về kinh tế, quan hệ giữa họ và Tàu Cộng như răng với môi, trước tình hình biển Đông, họ nhìn ra con quái thú, thò lưỡi muốn chiếm trọn biển đông, thế là họ quay lưng, lên tiếng phản đối hành động ngang ngược của Tàu. Còn nước Nga, với Tàu Cộng thế giới xem như là đôi bạn song hành, thế mà trước hình lưỡi bò và các hành vi xây dựng bất hợp pháp ở một số đảo Trường Sa của ta, ngoại trưởng Nga đã có thái độ không đồng tình với chính quyền Bắc Kinh.
Tôi đồng tình với tác giả Bá Tân (blog Nguyễn Thông): "Hành động của TQ phải gọi đúng tên cho cả thế giới biết là TQ xâm lược VN, hành động ấy phải bị tố cáo và phải bị lên án" Còn với tôi: phải dùng mọi biện pháp đáp trả và trừng trị đích đáng vì đó là hành động cướp nước trắng trợn của bọn Tàu Cộng.
Ôi! Tổ Quốc tôi ơi! Tôi như nghe âm vang lời hiệu triệu... 90 triệu con người Việt Nam ta ơi! Hãy cùng đứng lên đáp lời hiệu triệu của hồn thiêng sông núi, đánh đuổi và trừng trị quân cướp nước, giành lại đất đai và biển đảo về cho tổ quốc ta, phải quyết định hành động đừng để đến khi quá muộn, chừng ấy máu xương dân tộc ta sẽ đổ nhiều hơn, Tổ Quốc ta sẽ tan tác và thê lương hơn... Không thể chần chờ, ỡm ờ, đu đưa như lâu nay lãnh đạo CSVN đã làm, phải quyết chí cùng đứng lên đánh bại bọn bành trướng Bắc Kinh. Dân tộc ta là thế, một dân tộc anh hùng, không phải bây giờ mà hàng nghìn năm về trước, dân tộc ta đã từng trừng trị và đánh bại chúng rồi.
13/8/2015
Sinh Nguyễn Pr
danlambaovn.blogspot.com
13/8/2015
Sinh Nguyễn Pr
danlambaovn.blogspot.com
Quảng Ngãi: Một phụ nữ tự thiêu chống cưỡng chế đất
Bạn đọc Danlambao - Quá uất ức trước việc bị CA, cán bộ kéo đến cưỡng chế để bảo vệ người khác xây nhà trên phần đất của gia đình, một phụ nữ tại Quảng Ngãi đã phải tưới xăng lên người tự thiêu phản đối.
Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 12/8/2015. Nạn nhân là bà Phạm Thị Lê, 52 tuổi, cư ngụ tại xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Theo bản tin trên báo Dân Trí, người tự thiêu sau đó đã được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Trước khi xảy ra vụ việc, bà Phạm Thị Lê có xảy ra tranh chấp đất đai đối với ông Thạch Cảnh Phổ. Đây vốn là mảnh đất thuộc sở hữu của gia đình bà Lê, nhưng đã bị người khác chiếm đoạt và bán lại cho ông Phổ để xây nhà.
Sau khi UBND huyện Đức Phổ ngang nhiên công nhận đây là mảnh đất thuộc sở hữu của ông Phổ, bà Lê đã nhiều lần gửi đơn khiếu kiện đến UBND tỉnh Quảng Ngãi và toà án nhưng đều bị bác đơn.
Khi vụ tranh chấp chưa được giải quyết thì vài sáng ngày 12/8/2015, giới chức địa phương đã huy động hàng chục CA, cán bộ kéo đến cưỡng chế để bảo vệ cho ông Phổ xây nhà.
Để phản đối hành vi bao che cướp đất của các quan chức địa phương, bà Phạm Thị Lê đã xông đến phản đối việc thi công nhưng bị ngăn cản. Quá uất ức, người phụ nữ này đã tưới xăng lên người và doạ sẽ tự thiêu.
Video tại hiện trường cho thấy cảnh bà Lê bị bao vây bởi nhiều người mặc sắc phục. Có thể nghe được giọng nói một người chỉ đạo: “Đề nghị các đồng chí đưa cô đi. Khẩn trương. Mời về cơ quan làm việc, vi phạm mấy lần mà nãy giờ chưa nói gì”.
“Đề nghị đưa đi, mời cô về...”, khi người này chưa dứt lời thì ngọn lửa đã bất ngờ bùng lên bao lấy khắp người bà Lê.
Lực lượng cưỡng chế và những người có mặt tại hiện trường đã nhanh chóng dập tắt ngọn lửa. Nạn nhân sau đó được đưa đi cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng và nguy kịch đến tính mạng.
Nghệ An: Cháy ở xưởng chưng cất nhựa thông, khói bốc lên ngùn ngụt
Dân trí Khu xưởng của một cơ sở sản xuất, chưng cất nhựa thông trên địa bàn giáp ranh giữa hai xã Nghi Liên (TP Vinh) và xã Nghi Vạn (huyện Nghi Lộc), tỉnh Nghệ An bất ngờ bốc cháy làm nhiều người dân tại đây hoảng hốt.
Theo người dân địa phương, vụ cháy xảy ra vào khoảng 16h10’, ngày 13/8, tại một cơ sở sản xuất, chưng cất nhựa thông thuộc địa bàn giáp ranh xã Nghi Liên (TP.Vinh) với xã Nghi Vạn (huyện Nghi Lộc).
Vào thời gian trên, ngọn lửa bất ngờ bốc lên từ khu vực bên ngoài khu chưng cất nhựa thông của một công ty (chưa rõ tên công ty). Trong chốc lát, ngọn lửa bùng cháy nghi ngút, cột khói đen bốc cao hơn cả chục mét.
Phát hiện đám cháy, công nhân và người dân phụ cận đã dùng xô, chậu múc nước tiến hành dập lửa, đồng thời gọi điện cho lực lượng PCCC đến can thiệp.
Sau hơn 15 phút, ngọn lửa đã được khống chế và không có thiệt hại về kinh tế. Điều đáng nói, ngọn lửa bốc cháy kèm theo cột khói đen bốc cháy, cao cả chục mét khiến khu dân cư tại đây hoang mang.
Được biết, xưởng chế biến nhựa thông đóng chân ở địa bàn nói trên đã hoạt động được 5 năm qua.
Ngọn lửa, cột khói bốc cao hơn cả chục mét.
Cột khói bốc cao.
Người dân cùng công nhân tiến hành dập đám cháy.
Thứ Năm, 13/08/2015 - 23:06
Nguyễn Duy
Những “sử nô” và đài tưởng niệm!
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Việc ông GS sử học Văn Tạo tự hỏi và nói được: “tại sao ta lại chỉ xây tượng đài những vị lãnh đạo mà ta không nghĩ đến xây một tượng đài nói lên cái khổ ải, cái đau thương của dân?" mà ông là một sử gia, đồng bào với hàng trăm oan hồn CCRĐ biết rất rõ nỗi oan khuất đau thương to lớn ấy nhưng không dám đề nghị xây tượng đài tưởng niệm cho họ thì sự lên tiếng của ông không hơn một hành vi “đạo đức giả”. Chỉ có ở những kẻ là “sử nô” chứ không hề là của một nhà sử học chân chính, hy vọng bài viết này như một chút hành trang đạo lý làm người liệm vào quan tài tiễn đưa ông phút cuối xuống tuyền đài, để kiếp sau nếu có làm người ông sẽ có nhân cách tốt hơn.
*
Sử Ký Tư Mã Thiên (Thời Xuân Thu): Tướng quốc nước Tề là Thôi Trữ giết vua Tề là Trang Công để thâu tóm quyền lực, vụ việc giết vua được quan Thái Sử nước Tề chép vào quốc sử ghi rõ là: “Hạ ngũ nguyệt Thôi Trữ thích quân” (nghĩa là vào tháng 5 mùa hạ, Thôi Trữ giết vua).- Thôi Trữ bắt quan Thái sử phải chép lại khác đi là vua chết vì bệnh nặng, Thái sử không nghe nên bị Thôi Trữ hành quyết. Người em quan Thái sử kế thừa công việc chép lại y như anh mình. Thôi Trữ nổi giận lại bắt giết. Đến người em thứ ba nối nghiệp vẫn chép y nguyên cũng bị giết. Tới người em thứ tư vẫn chép y như vậy, dứt khoát không chịu theo lệnh, Thôi Trữ hỏi: Không sợ bị giết hay sao? Người chép sử bình thản trả lời: Ông giết bao nhiêu người cũng được, nhưng sự thật thì không thể, người viết sử mà không viết đúng sự thật thì thà chết còn hơn. Nghe xong Thôi Trữ lắc đầu thở dài, chùn tay không dám giết tiếp.
Nhắc lại câu chuyện xứ người, để thấy dũng khí của người viết sử là kiên định sắt đá như thế nào, họ thà chết chứ không bao giờ “dĩ hòa vi quí” nói và viết sai, tránh né bản chất của sự thật.
Còn dưới chế độ CS/Việt Nam hôm nay, sau khi sự việc xây tượng đài Hồ Chí Minh 1400 tỷ ở tỉnh Sơn La gây nên cơn bão bất bình trên các phương tiện truyền thông thì mới đây ngày 11/08/2015 ông giáo sư sử học Việt Nam Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học trả lời phỏng vấn của đài “BBC” ông lên tiếng đề nghị xây bia tưởng niệm cho những nạn nhân chết vì đói năm Ất Dậu 1945, ông nói rằng:
Giáo sư sử học “đạo đức giả” -Văn Tạo |
"Xây dựng tượng đài những anh hùng liệt sĩ, những ông lãnh đạo như tượng ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Cụ Hồ ở chỗ này chỗ nọ - nghĩa là xây nhiều - Thế thì tại sao ta lại chỉ xây tượng đài những vị lãnh đạo mà ta không nghĩ đến xây một tượng đài nói lên cái khổ ải, cái đau thương của dân?" (Giáo sư sử học Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam)(VnExpress.)
Và sau khi phát biểu với “yếu tố nước ngoài BBC” sợ bị “nhà nước đảng ta” hiểu lầm là lợi dụng tự do dân chủ té nước theo mưa chỉ trích xây tượng đài vị GS diễn giải thêm: “Nhắc lại nạn đói không phải khơi gợi nỗi đau quá khứ mà để người sống ứng xử nhân văn, tử tế với đồng bào đã chết” ông nhấn mạnh.
Người ta lấy làm lạ một “sử gia” mang hàm Giáo Sư “thầy của thiên hạ” tuổi gần 90 từng đào tạo hơn 80 Tiến sĩ trong vai trò phản biện mà Báo An Ninh thế giới Online 30/06/2006 của Bộ CA khen rằng: “Ông là một người làm sử có cái tâm và theo tôn chỉ mục đích: Công minh, lịch sử và công bằng xã hội”!? Chúng ta thử tìm hiểu xem giá trị lời khen này “cân nặng” được bao nhiêu.
Ông giáo sư sử gia này nói: “... chỉ xây tượng đài những vị lãnh đạo mà ta không nghĩ đến xây một tượng đài nói lên cái khổ ải, cái đau thương của dân?" là nạn nhân chết vì đói Ất Dậu, nhưng ông lờ đi, không dám động đến (cái khổ ải, cái đau thương của dân) kinh hoàng, mang tầm vóc lớn lao không thua gì nạn đói Ất Dậu mà đôi khi nghiệm suy về bản chất đạo lý nó còn tàn ác “khủng khiếp” hơn nhiều đó là chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) đẫm máu “long trời lở đất” (chữ trong tư liệu đảng CSVN) do Hồ Chí Minh chỉ đạo triển khai, đấu tố “vu oan gá họa” đào tận gốc trốc tận rễ “trí Phú Địa Hào” trực tiếp giết hại gần 200.000 đồng bào, gián tiếp làm tan hoang ly tán không biết bao nhiêu gia đình, tàn phá giềng mối xã hội dân tộc làm đảo lộn luân thường đạo lý nghiêm trọng chưa từng có trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. (Chi tiết đầy đủ trong bài viết mang tựa “Cuộc cải cách ruộng đất 50 năm trước đây tại miền bắc” Tác giả là một người trong cuộc: Ông Nguyễn Minh Cần - năm 1951 - 1962 là cán bộ Thành Ủy/Ủy viên Thường vụ kiêm phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội) . (Nếu ai chưa xem thì ở tại đây) (1)
Liệu ông giáo sư này có đúng (là một người làm sử có cái tâm và theo tôn chỉ mục đích: (Công minh, lịch sử và công bằng xã hội)? Khi ông biết chắc rằng dù không to lớn nhưng các linh hồn nạn nhân chết vì đói năm Ất Dậu đã “hân hạnh” cũng tạm có một chốn “đi về” là: Nhà bia tưởng niệm tại khu tập thể 8 tháng 3, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Nhà bia tưởng niệm tại khu tập thể 8-3, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Còn hàng trăm ngàn đồng bào bị giết oan trong CCRĐ thì 70 năm qua oan hồn vất vưởng “nhà nước, đảng ta” không hề lấy một cái “gò đất hay hốc cây” nào để đặt bát hương tượng niệm “Giải Oan” cho họ!? như là: “để người sống ứng xử nhân văn, tử tế với đồng bào đã chết”.(theo GS Văn Tạo)?
Một hành vi, nghĩa cử mà ngay cả một người dân thường thôi củng phải mủi lòng ngậm ngùi thể hiện bởi tình đồng bào “máu chảy ruột mềm” như câu chuyện của ông ĐB/QH Dương Trung Quốc dưới đây...
Trong một bài viết ông Dương Trung Quốc kể lại (nguyên văn): Tôi thường đến thăm nhà ông bác trong tộc họ thấy bên cạnh trên bàn thờ gia tiên trong nhà có thờ bức chân dung một người phụ nữ và một vài gương mặt khác. Tôi hỏi, bác tôi bảo rằng đó là những người cùng thời, không có quan hệ máu mủ họ hàng, nhưng bác lại biết rất rõ đó là những người bị chết vì nhiều oan khuất, bác thờ họ như để chia sẻ trách nhiệm của một người biết mà không làm được gì để giải oan cho họ. Người phụ nữ trong ảnh có tên là Nguyễn Thị Năm, địa chủ từng giúp đỡ tài sản và nuôi dưỡng nhiều vị lãnh đạo đảng CSVN nhưng lại là người đầu tiên bị xử tử trong cuộc Cải cách ruộng đất vào năm 1953.(2)
CCRĐ: “cái khổ ải, cái đau thương” của dân
Tuổi gần 90 có nghĩa thập niên 50 (cao điểm CCRĐ) ông GS Văn Tạo này đủ lớn, đủ tư duy để biết sợ hãi và khủng khiếp kinh hoàng với “đấu tố” giết người trong CCRĐ là như thế nào, vậy liệu ông Giáo sư sử học Văn Tạo có thấy lương tâm, trái tim mình nhói đau chút nào không? trước nghĩa cử của một đồng bào vô danh không học vị bằng cấp như ông nhưng “nhân bản” nhân ái thì hơn ông rất nhiều lần!
Việc ông GS sử học Văn Tạo tự hỏi và nói được: “tại sao ta lại chỉ xây tượng đài những vị lãnh đạo mà ta không nghĩ đến xây một tượng đài nói lên cái khổ ải, cái đau thương của dân?" mà ông là một sử gia, đồng bào với hàng trăm oan hồn CCRĐ biết rất rõ nỗi oan khuất đau thương to lớn ấy nhưng không dám đề nghị xây tượng đài tưởng niệm cho họ thì sự lên tiếng của ông không hơn một hành vi “đạo đức giả”. Chỉ có ở những kẻ là “sử nô” chứ không hề là của một nhà sử học chân chính, hy vọng bài viết này như một chút hành trang đạo lý làm người liệm vào quan tài tiễn đưa ông phút cuối xuống tuyền đài, để kiếp sau nếu có làm người ông sẽ có nhân cách tốt hơn.
13/8/2015
_________________________________________
Chú Thích:
Người tù dân oan trẻ tuổi nhất ở Việt Nam vì một hệ thống cưỡng cướp có tổ chức của nhà nước
Em Nguyễn Mai Trung Tuấn - người tù dân oan trẻ tuổi nhất Việt Nam
Phạm Dương Đức Tùng (Danlambao) - Chúng ta hãy lắng người xuống để nghe lời kêu gọi thống thiết của một người Dân Oan: "Đối với cộng sản, những gì họ đã cướp sẽ không bao giờ trả lại cho dân. Chúng tôi đã mất hết tất cả, chúng tôi không hề trông mong lấy lại nhà đất nữa mà chúng tôi đòi công lý, đòi quyền sống, đòi quyền con người, dù phải chết"... "Chúng tôi đang sống trong một nhà tù, chúng tôi bị chế độ này nghiền nát, họ cướp đất đai nhà cửa, bóp nghẹt tiếng nói và cấm đoán ngay cả việc đi đứng, suy nghĩ, sinh sống. Chúng tôi sẵn sàng chết để đất nước này, xã hội này có một tương lai tốt đẹp hơn. Chúng tôi cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để vận động cho những quyền làm người căn bản nhất tại đất nước này"... Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí của các gia đình dân oan trên cả 3 miền đất nước và tự hỏi "chúng ta sẽ nghĩ gì, làm gì?", để đồng cảm và quan tâm nhiều hơn nữa với thảm cảnh Dân Oan tại Việt Nam...
*
1/ Dân Oan là ai?
Dân oan Việt Nam là một bộ phận đáng kể của người dân trên 3 miền đất nước, ngày càng quyết liệt trong cuộc đấu tranh đòi công lý, đòi quyền con người và chống chế độ độc tài.
Dân Oan là những người dân lương thiện đã trở thành nạn nhân của những chính sách bất cập trong sở hữu và quản lý đất đai, trong đó các quan chức nhà nước cấu kết với giới đại gia, lợi dụng danh nghĩa đầu tư phát triển để thu hồi đất đai, tịch thu nhà cửa và toàn bộ tư liệu sản xuất của người dân, đổi lại một số tiền đền bù rất ít ỏi từ nhà nước, rồi sau đó bán lại với giá thành 10, 20 lần cao hơn.
Đối diện với cả một hệ thống cưỡng cướp bằng bạo lực có tổ chức của nhà nước, các gia đình dân oan, trên khắp 63 tỉnh thành của đất nước, lâm vào cảnh cùng khổ, bất cứ với sự lựa chọn nào.
Hoặc họ chấp nhận sự đền bù tượng trưng và bất công, để mất trắng thành quả của mấy chục năm lao động và bắt đầu cuộc sống mới với hai bàn tay trắng.
Hoặc họ phản đối và trở thành Dân Oan, bị cưỡng chế, đánh đập, tống giam vào tù với những điều luật mơ hồ của Bộ Luật Hình Sự: “chống đối người thi hành công vụ”, “gây rối trật tự công cộng”, “cố ý gây thương tích” mà mức án là từ 2 đến 7 năm tù.
Nhưng Dân Oan cũng là những người bị công an đánh đổ máu oan, bị kết án oan, bị tù oan, bị khép tội oan và bị chết oan ức trong đồn công an.
Trong 2 năm vừa qua, từ Nam Chí Bắc, càng lúc càng có nhiều cuộc biểu tình tuần hành của Dân Oan để phản đối những hành động của lực lượng công an sử dụng bạo lực và nhà tù để đàn áp, bắt giam những người vô tội, hòng cướp đoạt tài sản, đất đai và nhà ở của nhân dân. Đồng thời, những cuộc biểu tình tuần hành của Dân Oan cũng để lên án cán bộ quan chức tham nhũng, đòi Quyền Làm Người và kêu gọi thả tự do cho những người bị án oan trở thành Tù nhân lương tâm.
2/ Một trường hợp tiêu biểu
“Xóm Dân Oan”, khu phố 3, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An - một trường hợp tiêu biểu trong hàng triệu trường hợp thương tâm của dân oan trên khắp 63 tỉnh thành của đất nước Việt Nam.
Vào ngày 16/10/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An phê duyệt dự án đê bao chống lũ và giao trách nhiệm cho UBND huyện Thạnh Hóa tiến hành việc thu hồi đất đai và bồi thường cho những hộ dân có đất, có nhà bị giải tỏa trong khu vực của dự án, tại khu chợ Tuyên Nhơn, thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
Ủy ban Huyện đề nghị bồi thường cho các hộ dân này với giá 300 ngàn đồng/m², bằng từ 1/40 đến 1/80 so với giá trị bình thường. Với số tiền đền bù không hợp lý đó, các hộ dân này không thể nào mua lại được bất cứ một nơi nương náu nào khác, vì giá trung bình của một mét vuông trong khu vực là từ 12 triệu 500 ngàn đến 25 triệu đồng một mét vuông. Và lý do thứ hai của sự chống đối, là vì sau cơn lũ cao nhất vào năm 2000, mặt bằng của khu vực đã được nâng cao hơn đỉnh lũ nên việc giải tỏa cả một khu vực để xây một bờ kè là điều hoàn toàn không hợp lý.
Sau khi các đơn khởi kiện đều bị bác ở các cấp huyện Thạnh Hóa và tỉnh Long An, sau những lần bị đoàn cưỡng chế dùng xe ủi san bằng nhà cửa, là những lần 13 hộ dân còn lại ở khu phố 3 dựng lại ngay trên khu vực bị phong tỏa những cái chòi nhỏ bằng lá, ny lông và những tấm tôn để dùng làm nơi tạm nương náu cho cả gia đình, vì họ không có điều kiện mua nhà khác và không biết đi đâu. Họ đành phải tạm nương náu như thế để tiếp tục sinh nhai bằng những nghề làm ruộng, lao động chân tay, buôn bán nhỏ, và sống qua ngày trong điều kiện thiếu thốn điện nước, thiếu thốn vệ sinh. Sống trong tình trạng cùng cực như thế, họ vẫn liên tục bị xử phạt hành chánh vì tội “chiếm lại đất thu hồi”.
Trước những quyết định vẫn tiến hành cưỡng chế, giải phóng mặt bằng của UBND huyện, một số dân oan, bị dồn vào đường cùng, quyết tâm “tử thủ”, đánh đổi mạng sống của mình để giữ đất, giữ vài tấm thiếc được dựng lên làm chỗ ở cho toàn thể gia đình của họ.
Đó là trường hợp của khu hộ của vợ chồng anh chị Nguyễn Trung Can - Mai Thị Kim Hương. Họ sống bằng nghề sửa xe, bán bình gió đá và nước mía. Hai con nhỏ là Nguyễn Mai Trung Tuấn (15 tuổi) và Nguyễn Mai Thảo Vy (14 tuổi) được gửi sống nhờ ở nhà người dì để có thể tiếp tục đi học. Hộ dân Trung Can - Kim Hương đã bị cưỡng chế tất cả là 3 lần, lần thứ nhất là vào tháng 3 năm 2012, lần thứ nhì ngày 31/7/2014 và lần cuối cùng vào ngày 14/4/2015.
Gia đình dân oan Nguyễn Trung Can - Mai Thị Kim Hương.
Em Nguyễn Mai Trung Tuấn ngoài cùng bên phải.
3/ Vụ việc ngày 14 tháng 4 năm 2015
Sau lần cưỡng chế cuối cùng không thành vào ngày 31/7/2014 đối với các hộ Nguyễn Trung Can, Nguyễn Thị Nhanh và Nguyễn Trung Tài, UBND huyện Thạnh Hóa ra thông báo việc cưỡng chế lần thứ 3 vào 9 giờ sáng ngày 14/4/2015.
Trước khi xảy ra vụ cưỡng chế, gia đình dân oan
Nguyễn Trung Can và Mai Thị Hương tuyên bố sẽ liều chết để giữ đất.
Nguyễn Trung Can và Mai Thị Hương tuyên bố sẽ liều chết để giữ đất.
Sáng hôm đó, một lực lượng cưỡng chế hùng hậu hơn 100 người đã đến để san bằng khu hộ, gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của các thành viên trong gia đình Nguyễn Trung Can và Mai Thị Kim Hương gồm 10 người, với sự ủng hộ của 3 người bạn hàng xóm khác, cố thủ trong và ngoài nhà với những vũ khí cá nhân tự tạo để đốt nhà và chống lại đoàn cưỡng chế. Họ mặc áo thun vàng có dòng chữ “Trả quyền làm người cho dân” phía trước ngực, đầu chít khăn trắng với hàng chữ “Dân Oan”. Một trong 3 người hàng xóm có mặt là chị Phùng Thị Ly, cũng là dân oan lâu năm trong khu vực, đồng thời là một thành viên của “Phong Trào Liên Đới Dân Oan Tranh Đấu Việt Nam”, đến để ghi hình cận cảnh cưỡng chế và phát tán trên các trang mạng xã hội.
Một cuộc ẩu đả đã xảy ra, 16 người của lực lượng cưỡng chế bị thương và 13 người dân oan bị bắt giam.
Chính quyền huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An huy động hàng trăm tên
gồm công an mặc sắc phục, công an giả côn đồ, cảnh sát cơ động... tới đàn áp
gia đình dân oan Mai Thị Kim Hương-Nguyễn Trung Can.
Sau khi công an huyện đã kết luận điều tra vào ngày 9/7/2015, UBND huyện Thạnh Hóa công bố Cáo Trạng vào ngày 4/8/2015 trước Tòa án nhân dân huyện, quyết định khởi tố 10 người (*) về tội “chống người thi hành công vụ” theo khoản 2 điều 257 Bộ luật hình sự và 2 người khác (**) về tội danh “cố ý gây thương tích” theo khoản 2 điều 104 Bộ luật hình sự. Mức án phạt cho 2 tội danh này là từ 2 đến 7 năm tù giam.
4/ Người tù dân oan trẻ tuổi nhất ở Việt Nam
Nguyễn Mai Trung Tuấn sinh ngày 31/3/2000, 15 tuổi, học lớp 9, là trưởng nam của anh Nguyễn Trung Can và chị Mai Thị Kim Hương, dân oan từ năm 2009.
Khi gia đình bị cưỡng chế lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2012, Tuấn học lớp 6, 12 tuổi. Cha mẹ dọn ra sinh sống ở tấm lều tạm, còn Tuấn và em gái được gửi đến nhà người dì để tiếp tục việc học.
Công an địa phương tạo áp lực lên các địa lý bình oxy và khách hàng sửa xe của ba Tuấn hòng cắt đường kinh tế của gia đình. Phương tiện sinh sống còn lại duy nhất của gia đình là một chiếc xe đẩy bán nước mía, trên một mặt bằng 10m2 trong khu chợ, bên vài tấm thiếc được dựng lên làm chỗ ở cho gia đình. Nguồn thu nhập mỗi ngày là khoảng 15 ly nước mía được bán với giá 5.000đ/ly.
Chiều ngày 10 tháng 2 năm 2015, công an đến giăng dây cô lập khu vực 10m2 đó để cấm gia đình buôn bán. Vì Tuấn cố gắng bảo vệ Mẹ bị ép tới đường cùng khi bị ngăn cản không cho buôn bán để nuôi gia đình, nên đã bị công an huyện Thạnh Hóa siết cổ đến bất tỉnh và phải đưa vào nhà thương.
Vào ngày cưỡng chế lần cuối cùng 14/4/2015, Tuấn đã bị bắt cùng 12 người khác về Trại tạm giam công an huyện Thạnh Hóa. Trong quá trình tạm giam, mọi người đều bị công an đánh rất dữ trong đồn, ông bà ngoại của Tuấn được đưa đi bệnh viện, ông ngoại của Tuấn bị dập phổi và chấn thương phần mềm. Tuấn cũng được thả ngay tối hôm đó để về nhà chữa trị căn bệnh tim và suyễn vốn có từ nhỏ.
Vì không chịu được cảnh công an đến trường học mời vào đồn để làm việc hàng ngày, Tuấn bỏ học để ra ở nhà người cậu ở tỉnh Ninh Thuận để tiếp tục được chữa trị, đến ngày 6 tháng 8 thì bị hơn 10 công an đưa xe ra bắt tại nhà, áp giải về thành phố Phan Rang, Tháp Chàm, trước khi đưa về Trại giam công an tỉnh Long An và bị truy tố về tội “cố ý gây thương tích” theo khoản 2 điều 104 Bộ luật hình sự, với án tù từ 2 đến 7 năm.
Cha mẹ Tuấn bị bắt từ ngày 14/4, nay đến lượt Tuấn, chỉ còn lại ở ngoài đứa em gái tên Thảo Vy, 14 tuổi. Khi được hỏi ước nguyện lớn nhất bây giờ của con là gì, Thảo Vy đáp: “con chỉ muốn cả gia đình con được thả”.
Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, là người tù dân oan trẻ tuổi nhất ở Việt Nam.
5/ Hệ thống cưỡng cướp tài sản có tổ chức của nhà nước
UBND huyện Thạnh Hóa đã đề nghị đền bù cho gia đình Nguyễn Trung Can - Mai Thị Kim Hương số tiền 100.584.580 đồng (khoảng 4500$ usd) và cho chị Phùng Thị Ly số tiền 157.475.891 đồng (khoảng 7100$ usd).
Gia đình Trung Can-Mai Hương không chấp nhận sự đền bù không hợp lý đó, vì so với giá thành của khu vực, nếu muốn mua lại một chỗ ở mới, thì với số tiền đền bù đó họ chỉ mua được từ 4 đến 8 mét vuông, còn chị Phùng Thị Ly chỉ mua được từ 6 đến 12 mét vuông.
Vì không có sự lựa chọn nào khác, những người dân oan đó đã bám víu vào vài tấm bạt ny lông và những tấm thiếc để sinh tồn. Và họ đã không thể chống lại sự cưỡng chế bạo lực từ phía nhà cầm quyền.
Hôm nay, trong khi cả hai gia đình 13 người phải nằm tù nhiều năm, những tấm lều của họ đã bị ủi sạch. Vài năm sau, khi đã mãn hạn tù, bước chân ra ngoài, họ không có được một địa chỉ để trở về “nhà”. Đi ngang qua “căn nhà” ngày xưa, họ sẽ thấy một bờ kè dài, thô thếch và vô dụng.
Và họ còn sẽ phải đối đầu với một món nợ rất lớn phải trả cho nhà nước. Theo bản Cáo Trạng, số tiền bồi thường cho 2 người công an bị thương ngày 14/4 là 78.316.000 đồng. Và theo lời công an huyện Thạnh Hóa đã báo với gia đình, tổng chi phí việc cưỡng chế ngày 14/4 là khoảng 200 triệu đồng, cũng sẽ phải được các can phạm trả nốt. Lấy số tiền được đề nghị đền bù 100 triệu, trừ lại 278 triệu bị phạt, còn lại số âm nợ 178 triệu.
*
Trên đất nước CHXHCN Việt Nam độc lập - tự do - hạnh phúc, bất cứ ai cũng có thể ngày một ngày hai trở thành Dân Oan, bị triệt đường sống, bị đánh đập đến đổ máu, bị bỏ tù, bị cướp trắng nhà cửa đất đai, và còn mang theo số nợ sẽ không bao giờ trả hết. Đã có những dân oan vì uất ức mà tự thiêu, như trường hợp bà Phạm Thị L, sn 1963, trú xã Phố Nhơn, huyện Đức Phố, Quảng Ngãi vào ngày 12/8/2015. Đã có những dân oan bị xe xúc đất của đoàn cưỡng chế cán qua người như trường hợp bà Lê Thị Châm, dân oan xã Cầm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương vào sáng ngày 10/7/2015.
Dân oan có thể sẽ là một người thân của chúng ta. Không ít người trong gia đình chúng ta cũng đã từng là Dân Oan trong quá khứ.
Sau năm 1975 khi cưỡng cướp miền Nam Việt Nam bất hợp pháp, nhân danh "đánh tư sản mại bản", ĐCS đã lấy tài sản của dân giao cho cán bộ còn dân thì bị đày đi "kinh tế mới" tại những vùng trung du, miền núi, biên giới, hải đảo khắc nghiệt. Trong suốt 27 năm, từ 1976 đến 1998, hơn 6 triệu người đã thành Dân oan, nạn nhân của "kinh tế mới", một hình thức để cướp tài sản và đày người dân vào những chỗ chết.
Chúng ta hãy lắng người xuống để nghe lời kêu gọi thống thiết của một người Dân Oan: "Đối với cộng sản, những gì họ đã cướp sẽ không bao giờ trả lại cho dân. Chúng tôi đã mất hết tất cả, chúng tôi không hề trông mong lấy lại nhà đất nữa mà chúng tôi đòi công lý, đòi quyền sống, đòi quyền con người, dù phải chết".
Chúng ta hãy mở trừng mắt để thấy nơi họ không chỉ là những người đi đấu tranh vì lợi ích của cá nhân của riêng mình mà là những người luôn đi tuyến đầu trong việc đòi hỏi công lý và nhân quyền phải được tôn trọng tại Việt Nam, đòi sự thay đổi thật sự cho đất nước: "Chúng tôi đang sống trong một nhà tù, chúng tôi bị chế độ này nghiền nát, họ cướp đất đai nhà cửa, bóp nghẹt tiếng nói và cấm đoán ngay cả việc đi đứng, suy nghĩ, sinh sống. Chúng tôi sẵn sàng chết để đất nước này, xã hội này có một tương lai tốt đẹp hơn. Chúng tôi cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để vận động cho những quyền làm người căn bản nhất tại đất nước này".
Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí của các gia đình dân oan trên cả 3 miền đất nước và tự hỏi "chúng ta sẽ nghĩ gì, làm gì?", để đồng cảm và quan tâm nhiều hơn nữa với thảm cảnh Dân Oan tại Việt Nam.
Paris, 12 tháng 8 năm 2015
__________________________________________
Chú thích:
(*), (**):
(*), (**):
- 10 người bị khởi tố về tội “chống người thi hành công vụ”
1/ Mai Thị Kim Hương sn 1979
2/ Mai Văn Đạt sn 1980, em trai của Hương
3/ Mai Quốc Hẹn, sn 1986, em trai của Hương
4/ Mai Văn Tưng, sn 1955, cha của Hương
5/ Nguyễn Thị Thắng, sn 1958, mẹ của Hương
6/ Nguyễn Trung Can, sn 1974, chồng của Hương
7/ Nguyễn Trung Tài, sn 1966, anh trai của Can
8/ Nguyễn Văn Tôi, sn 1939, hàng xóm
9/ Phùng Thị Ly, sn 1963, hàng xóm
10/ Phùng Văn Tuân, sn 1977, em trai của Ly
- 3 người bị khởi tố về tội “cố ý gây thương tích”:
1/ Nguyễn Trung Linh, sn 1994, con trai của Tài
2/ Mai Văn Phong, sn 1978, anh trai của Hương
3/ Nguyễn Mai Trung Tuấn, sn 2000, con trai của Hương
Trên 13 người, 4 người được tại ngoại là Mai Văn Tương, Nguyễn Thị Thắng, Mai Quốc Hẹn, Nguyễn Văn Tôi.
6 người bị giam tại Trại tạm giam công an huyện Thạnh Hoá là Mai Văn Đạt, Nguyễn Trung Tài, Nguyễn Trung Can, Nguyễn Trung Linh, Mai Văn Phong, Phùng Văn Tuân
3 người bị giam tại Trại tạm giam công an tỉnh Long An là Mai Thị Kim Hương, Phùng Thị Ly, Nguyễn Mai Trung Tuấn
Subscribe to:
Posts (Atom)