Saturday, July 28, 2018

Việt Nam trở thành bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực

Theo VOA-28/07/2018 
Việt Nam vừa trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN. Cũng trong năm nay, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất của hàng hóa Việt Nam.
Cũng trong năm nay, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất của hàng hóa Việt Nam.
Trung Quốc cho biết Việt Nam đã vượt qua Malaysia để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nước này trong khu vực Đông Nam Á, theo truyền thông trong nước.
Tại cuộc họp báo do Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức ở Hà Nội hôm 26/7, Tham tán thương mại Hồ Tỏa Cẩm được trích lời nói kim ngạch thương mại trung bình hàng tháng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua con số 10 tỷ USD.
Trong tháng 6 năm nay, giá trị trao đổi thương mại Việt-Trung đạt 11,2 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với con số 9,3 tỷ USD giá trị trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Malaysia, theo VN Plus, một ấn phẩm của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trong sáu tháng đầu năm nay, thương mại hai chiều giữa hai quốc gia giáp đường biên giới này tăng 28,8% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn mức tăng trưởng 15,5% về thương mại giữa Trung Quốc và Malaysia, theo VOV.
Ông Hồ cho biết với đà tăng trưởng như hiện nay, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ có đột phá mới trong năm 2018.
Vào tháng 2 năm nay, Trung Quốc thay thế Mỹ đã trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm của Việt Nam. Sau 15 năm Mỹ thống trị thị trường xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á này, Trung Quốc đã vươn lên chiếm lĩnh vị trí số 1, theo số liệu thống kê của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) được Bloomberg trích dẫn.
Tuy nhiên điều này gây ra lo ngại rằng Việt Nam sẽ càng trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế.
Bloomberg từng cảnh báo với kim ngạch xuất khẩu gần tương đương 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2017, việc quá phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu có thể đặt ra rủi ro cho kinh tế Việt Nam. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi thị trường đó là Trung Quốc, theo các chuyên gia kinh tế trong nước.
Năm ngoái, vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Trung Quốc tại Việt Nam đã vượt qua con số 2,1 tỷ USD và là mức cao nhất trong lịch sử, theo tham tán thương mại Trung Quốc.
Đại sứ quán Trung Quốc nói sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc tới Việt Nam đầu tư.
Tuy nhiên, các chuyên gia đã cảnh báo về dòng vốn FDI của Trung Quốc khi ồ ạt vào Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế TS Bùi Trinh được IAVietnam trích lời nói chiến lược của chính phủ Trung Quốc hiện nay là khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để thu lợi, bù đắp cho những khó khăn trong nước.
Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cho biết FDI của Trung Quốc chỉ chú ý nhiều đến khai thác tài nguyên của Việt Nam và kém trong chuyển giao công nghệ. Theo IAVietnam, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên trải dài từ bắc đến nam của Việt Nam, trong đó nổi nhất là dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Đây là một trong những lo ngại của người dân Việt Nam khi Quốc hội đưa ra dự luật đặc khu kinh tế trong đó cho các nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm và công chúng cho rằng các dự án đầu tư sẽ có nhà đầu tư Trung Quốc đứng đằng sau.
Trong tháng trước, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở khắp Việt Nam và trên thế giới nơi có nhiều người Việt sinh sống để phản đối dự luật này.

Định lại nghĩa của ‘kiên định’, ‘dũng cảm’

Theo VOA-Trân Văn/27/07/2018
Theo ông Thơ, phải có sự đánh giá công bằng với những “cán bộ tốt” bởi họ kiên định, mạnh dạn đấu tranh với những sai phạm liên quan đến Vũ ‘Nhôm’ (trong hình). (VnExpress)
 Theo ông Thơ, phải có sự đánh giá công bằng với những “cán bộ tốt” bởi họ kiên định, mạnh dạn đấu tranh với những sai phạm liên quan đến Vũ ‘Nhôm’ (trong hình). (VnExpress)
Thiên hạ phát hoảng sau khi nghe ông Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, đồng thời còn là đại biểu của Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, đề cập đến… “kiên định”, “dũng cảm”. Dường như về mặt ngữ nghĩa, “kiên định”, “dũng cảm” nay đã… khác hẳn hiểu biết của đa số người Việt!
Theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì chiều 24 tháng 7, khi có dịp gặp gỡ ông Thơ, cử tri thành phố Đà Nẵng đã chất vấn ông rằng: Tại sao tập thể Ban Thường vụ của Thành ủy Đà Nẵng bị kỷ luật mà ai cũng bình yên (1)? Hồi tháng 10 năm ngoái, tập thể này bị cảnh cáo vì vi phạm kỷ luật Đảng, Nhà nước và pháp luật về đủ thứ chuyện: Qui chế làm việc, Công tác cán bộ, Lãnh đạo – chỉ đạo trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng, đô thị (2)
Đáng chú ý là ông Thơ – thành viên Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng - đã trả lời một cách hết sức dõng dạc rằng, dẫu cùng bị kỷ luật nhưng chỉ có một số thành viên bị xử lý vì “không phải mọi người đều giống nhau”. Ông Thơ đòi phải có sự đánh giá công bằng với những “cán bộ tốt” trong Ban Thường vụ Thành ủy và UBND thành phố Đà Nẵng bởi họ: Kiên định, mạnh dạn đấu tranh với những sai phạm liên quan đến Vũ ‘Nhôm’…
Ngoài chuyện nhấn mạnh, trong công cuộc đấu tranh chống tiêu cực, chống lợi ích nhóm, nếu không có sự… dũng cảm của nhiều lãnh đạo thành phố Đà Nẵng thì không có vụ án Vũ ‘Nhôm’ như hiện nay, ông Thơ nói thêm, rằng Vũ ‘Nhôm’ đã sử dụng nhiều cách thức để can thiệp nhằm lấy công thổ và công thự tại Đà Nẵng nhưng không được và đó cũng là nguyên nhân “sinh ra chuyện khác”. Tập thể lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã làm đúng nguyên tắc và quy định pháp luật, bất kỳ sự can thiệp nào không phù hợp thì tập thể này cũng phủ nhận!
Nếu ông Thơ… đúng thì có nhiều chuyện rất đáng hỏi, đáng bàn…
Hồi tháng 7 năm 2017, tại sao những “cán bộ tốt” trong Ban Thường vụ Thành ủy và tập thể Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, kiêm nhiệm vai trò Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng, lại bỏ phiếu miễn nhiệm ông Đặng Việt Dũng khỏi vai trò Phó Chủ tịch Thường trực của thành phố Đà Nẵng, giúp tỉ lệ phiếu miễn nhiệm tròn trĩnh ở mức… 100% (49/49 phiếu), để rồi đúng một năm sau, tháng 7 năm 2018 – thời điểm những kẻ can thiệp, tiếp sức cho Vũ ‘Nhôm’ thất thế, ông Dũng được lôi trở lại, đặt lại vào ghế Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng (3)?
Ông Dũng hẳn cũng là “cán bộ tốt” mới được lôi trở lại làm Phó Chủ tịch Thường trực của thành phố Đà Nẵng. Vậy tại sao những “cán bộ tốt” trong Ban Thường vụ Thành ủy và tập thể Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, kiêm nhiệm vai trò Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng lại loại ông Dũng ra - lúc 100% nhất trí loại một “cán bộ tốt” thì sự… dũng cảm đang ở đâu? Khi 44/48 người bỏ phiếu (91%) nhất trí đặt một “cán bộ tốt” từng bị loại vào vị trí cũ thì tại sao không ai thắc mắc, tự hỏi mình, hỏi nhau, trước đó một năm, ai cho sự kiên định, mạnh dạn đấu tranh với những sai phạm liên quan đến Vũ ‘Nhôm’… nghỉ phép? Nếu tập thể lãnh đạo thành phố Đà Nẵng luôn làm đúng nguyên tắc và quy định pháp luật, bất kỳ sự can thiệp nào không phù hợp cũng bị tập thể này phủ nhận, chẳng lẽ chỉ cần một năm, nguyên tắc và quy định pháp luật có thể thay đổi theo hai hướng ngược nhau?
Dường như cũng… ngượng khi đề cập đến… “cán bộ tốt”, ông Thơ nói xa, nói gần về việc do những “cán bộ tốt” ngăn chặn, không thỏa mãn nỗ lực giúp Vũ “Nhôm” chiếm đoạt công thổ, công thự nên mới “sinh ra chuyện khác”. Trong số những chuyện đó, hẳn có chuyện tài sản của ông.
Năm ngoái, công chúng từng xôn xao trước tin, ông Thơ là chủ một biệt thự 300 mét vuông, bốn thửa đất có diện tích từ 150 mét vuông đến 1.021 mét vuông ở khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Chưa kể ông Thơ còn sở hữu một trại nuôi tôm diện tích 1,5 héc ta, đồng sở hữu một cánh rừng, bốn cơ sở sản xuất kinh doanh và sở hữu một khối lượng lớn cổ phiếu của Công ty Dana – Ý.
Trong khi công chúng thắc mắc, đòi làm rõ vì sao ông Thơ có khối gia sản kếch xù như vậy thì ông Thơ khăng khăng ông bị “kẻ xấu” hãm hại - tung Bản kê khai tài sản mà ông thực hiện hồi năm 2014 để tổ chức xem xét, quyết định bổ nhiệm ông làm Chủ tịch thành phố Đà Nẵng ra cho thiên hạ dè bỉu. Ban Thường vụ Thành ủy và UBND thành phố Đà Nẵng – nơi tập trung những “cán bộ tốt” như ông Thơ - cũng có cùng mối quan tâm như ông Thơ, họ không bận tâm tại sao ông Thơ giàu có bất thường mà chỉ yêu cầu điều tra vì sao Bản Kê khai tài sản của ông Thơ “bị lọt ra ngoài” (4).
Những gì ông Thơ trình bày trong buổi gặp gỡ cử tri thành phố Đà Nẵng hôm 24 tháng 7 cho phép suy đoán, tuy giàu có bất thường, vi phạm đủ thứ từ kỷ luật Đảng đến các qui định của Nhà nước, pháp luật nhưng giới lãnh đạo Đảng CSVN vẫn xem ông Thơ là “cán bộ tốt” là đương nhiên ông Thơ trở thành nhân vật đủ cả năng lực lẫn đạo đức để tiếp tục đảm nhận vai trò Chủ tịch thành phố Đà Nẵng.
Nhìn rộng hơn, công cuộc chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng trên toàn quốc cũng vậy. Được ca ngợi là kiên định, dũng cảm dẫn đầu cuộc đấu tranh với sai trái, tiêu cực, không ngần ngại, chấp nhận bất kỳ vùng cấm nào như ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN thì sau một giai đoạn dài hô hào nhóm lò, đốt củi, cuối cùng ông Trọng vẫn phải thỏ thẻ: Công khai các bản kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân (5)! Thật ra quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân gì đó chỉ là cách nói, công khai các bản kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó chỉ vì cán bộ nào cũng… tốt như ông Thơ! Thế thôi.
Rõ ràng, không dễ hiểu nghĩa mới của hai từ “kiên định”, “dũng cảm” nhưng biết làm sao bây giờ. Trước mắt có lẽ chỉ có một cách để bớt hoang mang đó là phải tự dặn lòng, cùng dùng tiếng Việt nhưng những người CSVN có một bộ tự điển khác, thành ra nghe họ nói là một chuyện, đừng vội tin rằng đã hiểu, đó là chuyện khác, rất khác.

Chú thích

Xử kín Vũ ‘Nhôm’ để khỏi lộ quan chức?

Theo VOA-Phạm Chí Dũng/27/07/2018 
Vũ "Nhôm" (áo trắng) tại Đà Nẵng, tháng Tư, 2016.
Vũ "Nhôm" (áo trắng) tại Đà Nẵng, tháng Tư, 2016.
Trong toàn bộ vở bi hài kịch mang tên ‘Vũ Đã Về’, thật ra có một cơ sở tạm thuyết phục để Tòa án Hà Nội mà đứng phía sau cơ quan ‘án bỏ túi’ này hẳn là Bộ Công an, xếp vụ Vũ ‘Nhôm’ vào diện điều 25 bộ luật Tố tụng hình sự 2015 để xử kín: ngay từ thời điểm phát lệnh truy nã Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ vào cuối tháng Mười Hai năm 2017, tội danh áp cho Vũ ‘Nhôm’ đã được mặc định là ‘Cố ý làm lộ bí mật nhà nước’ - tức đã có một sự tính toán trước để tương hợp với cơ chế xử kín dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng Bảy năm 2018.
Chỉ là cái cớ
Thế nhưng vì sao trước bức xúc của rất nhiều dư luận xã hội và đặc biệt là đòi hỏi phải công khai ‘làm lộ tài liệu bí mật nhà nước là tài liệu gì?’ của giới cựu thần trong nội bộ đảng cầm quyền, cho tới nay Bộ Công an vẫn không công khai bất kỳ chi tiết nào về ‘tài liệu bí mật’ liên quan vụ án Vũ ‘Nhôm’?
Tính chất bí mật tuyệt đối trên của Bộ Công an lại lồng trong cảnh nạn bộ này đang xì tóe quá nhiều vụ bê bối tham nhũng, đấu đá nội bộ và cả vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, đã khiến dư luận không thể không liên tưởng chế độ bí mật và cơ chế xử kín vụ Vũ ‘Nhôm’ đó là nhằm bưng bít và che giấu cho những bí mật động trời khác thuộc về nội bộ Bộ Công an, còn việc viện dẫn điều 25 bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về ‘trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự’ chẳng qua chỉ là cái cớ quá sức thô thiển.
‘Tài liệu bí mật’ mà Vũ ‘Nhôm’ sở hữu là cái gì mà phải được xử kín? Danh sách tình báo viên, danh sách công ty bình phong của ngành công an, danh mục tài sản của các quan chức hay hình ảnh ăn chơi thác loạn của giới quan chức công an cùng các bộ ngành liên đới?
3 đỉnh của một tam giác
Nếu nhìn lại, có thể nhận ra là chỉ 3 tháng sau khi Vũ ‘Nhôm’ bị bắt, Tổng cục V (tình báo) Bộ Công an đã có một mùa gặt hái thắng lợi chưa từng có: một tướng tình báo cùng họ Phan với Phan Văn Anh Vũ - ông Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ Công an, đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố và tống giam về hành vi ‘Cố ý làm lộ bí mật nhà nước’ vào ngày 17/4/2018.
Cùng bị bắt với tướng Tuấn trong đợt đó là Nguyễn Hữu Bách, cán bộ Bộ Công an, cũng về hành vi ‘Cố ý làm lộ bí mật nhà nước’. Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách là hai cái tên đầu tiên trong danh sách 7 người bị bắt và câu lưu của Bộ Công an.
Cho đến nay và liên quan đến tội danh “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, đã xuất hiện ít nhất một tam giác với 3 đỉnh: Phan Hữu Tuấn - Nguyễn Hữu Bách - Phan Văn Anh Vũ.
Tất cả đều là người của Tổng cục Tình báo Bộ Công an!
Nếu quả thực Phan Văn Anh Vũ có tài liệu bí mật và chủ ý làm lộ tài liệu bí mật ấy, tài liệu này có thể được chỉ đạo cung cấp bởi tướng Phan Hữu Tuấn, còn cán bộ Nguyễn Hữu Bách là người trực tiếp chuyển giao tài liệu.
Tài liệu nào?
Vào thời gian Phan Văn Anh Vũ bị truy nã, đã xuất hiện một luồng dư luận cho rằng Vũ có trong tay danh sách màng lưới tình báo viên cùng danh sách các công ty bình phong và công ty sân sau của ngành công an đang hoạt động ở trong và ngoài nước. Nếu bản danh sách này bị lộ ra thì đó sẽ là một chấn động không chỉ đối nội mà còn đối ngoại và mang tầm cỡ quốc tế, khiến không chỉ Tổng cục Tình báo mà cả Bộ Công an cũng “đi đứt”.
Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy có một danh sách như thế được công khai hóa trên mạng xã hội hay được đề cập bởi báo chí quốc tế.
Trong khi đó, thực tế có thể hình dung ngay là trong tay Vũ ‘Nhôm’ rất có thể đã nắm được những tài liệu mà khiến nhiều quan chức đang mất ngủ có thể là những tài liệu mang tính bằng chứng về mối quan hệ ngầm trong giới quan chức lãnh đạo, những phi vụ ‘xămxônai’ (cách gọi loại vali chứa đầy đô la) mà các quan chức “lại quả” cho nhau, hoặc những hình ảnh sống động về giới quan chức đã thác loạn với gái trên giường… Những tài liệu và bằng chứng này chắc hẳn là nhiều hoặc rất nhiều mà Vũ ‘Nhôm’ đã khai báo với cơ quan điều tra kể từ khi bị dẫn độ từ Singapore về Việt Nam vào đầu tháng Giêng năm 2018 đến nay.
Những tài liệu đó có thể liên đới số quan chức nào?
Tướng Thành ‘còn rất nhiều việc phải làm’?
Từ tháng Tư năm 2017, một bàn tay bí ẩn đã tung lên mạng xã hội hàng loạt văn bản đóng dấu ‘MẬT’ và kể cả ‘TUYỆT MẬT’, mang danh nghĩa Bộ Công an liên hệ với nhiều cơ quan và tổ chức, chủ yếu với chính quyền TP.HCM để giới thiệu Công ty Nova 79 của Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ ‘Nhôm’) là ‘công ty bình phong’. Dựa vào những văn bản này, Vũ ‘Nhôm’ đã tiến hành các phi vụ làm ăn mua rẻ bán đắt liên quan đến bất động sản ở Đà Nẵng, Sài Gòn và một số tỉnh thành khác. Chỉ trong một thời gian ngắn, Vũ ‘Nhôm’ đã được đồn đoán là một trong những quan chức giàu nhất Việt Nam với tài sản vừa bất động sản vừa cổ phiếu và tiền mặt có thể lên đến 50.000 tỷ đồng Việt (khoảng 2,3 tỷ USD), và đương nhiên phải chịu chung chi cho cấp trên không ít.
Theo các văn bản được công bố trên mạng xã hội, hai quan chức Bộ Công an ký tên nhiều nhất vào các văn bản của bộ này giới thiệu cho Vũ ‘Nhôm’ đi ‘quan hệ’ là Thượng tướng, thứ trưởng Trần Việt Tân (đã nghỉ hưu) và Trung tướng, thứ trưởng Bùi Văn Thành vẫn còn đương chức.
Cho tới nay, Bộ Công an hoàn toàn không có bất kỳ phản ứng (công khai) nào trước những văn bản được cho là của bộ này tung ra trên mạng xã hội.
Vào đầu tháng Bảy năm 2018, tức một tháng trước khi xử kín vụ Vũ ‘Nhôm’, Bộ Công an đã bất ngờ thông báo công khai, chứ không phải thông báo nội bộ như ‘truyền thống bảo mật’ trước đó, về một quyết định điều chỉnh nhiệm vụ hai thứ trường của bộ này, theo đó toàn bộ chức trách nhiệm vụ về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hậu cần – kỹ thuật của viên thứ trưởng - Trung tướng Bùi Văn Thành đã được chuyển giao cho hai viên thứ trưởng khác là Thượng tướng Lê Quý Vương và Trung tướng Nguyễn Văn Sơn.
Vào thời gian trên, Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an và được cử làm người phát ngôn của cơ quan này, vội vã giải thích với báo Giao Thông: “Thứ trưởng Bùi Văn Thành còn rất nhiều việc khác phải làm, tham gia vào rất nhiều công việc khác của Bộ Công an. Có nhiều việc anh Thành hiện nay được giao nhưng liên quan đến bí mật Nhà nước chúng tôi không thể nói được”.
Nhưng lại thật khó hình dung ‘đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành’ còn việc gì để làm khi toàn bộ chức trách nhiệm vụ của ông ta đã bị chuyển giao cho người khác. Cùng lúc rộ lên nhiều đồn đoán về khả năng tướng Thành sắp phải vào ‘lò’.
Chỉ từ đầu năm 2018 đến nay, Thiếu tướng Lương Tam Quang đã bị ‘hố’ nặng hai vụ Phan Văn Anh Vũ và Phan Văn Vĩnh khi toàn phát ngôn ‘chưa có thông tin gì’, nhưng sau đó cả hai nhân vật này đều bị bắt.
Trường hợp giải thích về tướng Bùi Văn Thành có lẽ cũng ‘hố’ như thế. Đúng là tướng Thành còn rất nhiều việc phải làm, nhưng rất có thể phải ‘làm việc’, hay nói cách khác là phải ‘đi cung’ với chính những đồng chí đồng sự trong Bộ Công an.
Một tiết lộ nhỏ
Chỉ ít ngày trước khi phiên tòa xử kín Vũ ‘Nhôm’ diễn ra, lần lượt hai quan chức đầu não của Đà Nẵng đã một lần nữa xuất hiện để giải thích với cử tri thành phố này về tính chất bí mật của phiên tòa Vũ ‘Nhôm’. Trong khi bí thư Đà Nẵng là Trương Quang Nghĩa vẫn chỉ giải thích theo luật mà không nêu được bất kỳ cơ sở đáng thuyết phục nào, chủ tịch Đà Nẵng là Huỳnh Đức Thơ lại tiết lộ ‘nếu cơ quan công an không bắt Vũ thì sự việc phức tạp hơn vì liên quan đến nhiều cán bộ, lãnh đạo’, và khẳng định rằng sau phiên tòa này, tất cả những câu hỏi liên quan đến ‘quân hàm thượng tá’ và ‘nhiệm vụ’ của Vũ ‘Nhôm’ chắc chắn sẽ được giải đáp.
Sau cuộc chiến Huỳnh Đức Thơ - Nguyễn Xuân Anh vào năm 2017, ông Thơ là quan chức đã chỉ nhận hình thức xử lý cảnh cáo đảng và cảnh cáo về mặt chính quyền nhưng vẫn yên vị giữ ghế để cho tới nay nghiễm nhiên trở thành ‘một hổ một rừng’, trong khi Nguyễn Xuân Anh rơi vào thảm trạng ‘bị cách mọi chức vụ’.
Huỳnh Đức Thơ cũng là nhân vật được đồn đoán ‘thân anh Bảy Phúc’ (tức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc).
Tiết lộ của ông Huỳnh Đức Thơ có thể được hiểu là một trong những nội dung quan trọng nhất trong phiên tòa xử kín Vũ ‘Nhôm’ sẽ là lời khai của Vũ ‘Nhôm’ trước tòa, sau khi đã khai trước cơ quan an ninh điều tra, về quan chức công an cao cấp nào đã ký quyết định quân hàm thượng tá cho Vũ ‘Nhôm’ và ‘tạo mọi điều kiện thuận lợi’ để Vũ làm ăn trong thế giới ngầm.
Quan chức đó là ai?
‘Bèo’ nhất cũng phải là cấp thứ trưởng Bộ Công an.
Hẳn tính chất xử kín Vũ ‘Nhôm’ của Tòa án Hà Nội là nhằm bảo vệ cho ‘uy tín’ không biết còn lại được mấy phần trăm của Bộ Công an.

Cuba đã tỉnh, Việt Nam khi nào qua cơn mê?

Theo VOA-28/07/2018 
Thiên Hạ Luận 
Một người Cuba đứng trên căn hộ của mình ở Havana, 2 tháng Sáu, 2018, trong khi Quốc Hội nước này bắt đầu thảo luận hiến pháp mới.
Một người Cuba đứng trên căn hộ của mình ở Havana, 2 tháng Sáu, 2018, trong khi Quốc Hội nước này bắt đầu thảo luận hiến pháp mới.
Trân Văn
Sự kiện Nhà nước Cuba soạn thảo rồi trình, Quốc hội Cuba xem xét rồi công khai bày tỏ sự tán thành Dự thảo Hiến pháp mới và kêu gọi dân chúng Cuba góp ý cho dự thảo này mà theo đó, Cuba chính thức loại bỏ mục tiêu “xây dựng xã hội cộng sản”, thừa nhận và cam kết tôn trọng quyền tư hữu,… đã tạo nên một cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội của Việt Nam.
Rất nhiều người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam đã vui vẻ kêu… Trời vì từ nay, chỉ còn một mình Việt Nam “canh giữ hòa bình thế giới”. Sở dĩ nhiều người vui vẻ kêu… Trời, lo âu theo kiểu… bỡn cợt như Nguyen Tuan Lynh: “Thằng” canh, “thằng” ngủ, giờ chỉ còn một, chắc “thằng” này thức luôn, mà thức hoài không ngủ, thế nào “thằng” đó cũng… chết! - vì sự kiện vừa kể khiến họ liên tưởng tới phát biểu để đời của ông Nguyễn Minh Triết, cựu Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi ông đến thăm Cuba hồi tháng 10 năm 2009: Có người ví von, Việt Nam – Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hoà bình cho thế giới! Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ...
Thật ra, dành sự mỉa mai, miệt thị ấy cho ông Triết là không thỏa đáng, bởi ông không phải là tác giả phát biểu cho thấy sự ngô nghê về nhận thức tới mức kỳ quái như thế. Không phải tự nhiên mà khi phát biểu về quan hệ hữu nghị Việt Nam – Cuba, ông Triết nhấn mạnh: Có người ví von… Thế ai là người đầu tiên ví von như vậy? Hồi tháng 5 năm 2015, qua báo điện tử Công Lý, ông Phạm Tiến Tư, cựu Đại sứ Việt Nam tại Cuba, giờ là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba, tiết lộ, tác giả thật của phát biểu đó là… “Bác Hồ” – lúc “Người” còn… sinh tiền! Khăng khăng khẳng định đó là nhận thức – phát biểu của ông Triết vừa tội cho ông, vừa xâm hại tác quyền của… “Bác”!
***
Ngoài chuyện vui vẻ kêu… Trời vì ái ngại trước viễn cảnh chỉ còn Việt Nam kiên định với trọng trách “canh giữ hoà bình cho thế giới”, có những facebooker như Doan Khac Xuyen, mắng yêu Cuba là một “đứa học trò hư, bao nhiêu chữ trả hết cho thầy”. Ông Xuyen tỏ ra tiếc cho “cụ Tổng”, vừa cất công đến tận Cuba hồi tháng 3 để rao giảng tiếp về “đường lên Thiên đường”, vậy mà đến giờ Cuba… xổ toẹt. Ông Xuyen tự vấn thêm: Nghĩ lại, mình phải thế nào nó mới vậy chứ nhỉ ? Cũng theo xu hướng mắng yêu ấy, Tho Nguyễn Xuân cho rằng Cuba “lừa thầy, phản bạn”, Pham Hung Nghi khẳng định: Cuba “đại ngu” khi rũ bỏ cái áo… vừa rách, vừa hôi!
Bên cạnh số người giả vờ buồn, lo, trách móc để diễu cợt, cũng có những facebooker như Nguyen Nam Viet nói thẳng, chuyện Cuba chính thức loại bỏ mục tiêu “xây dựng xã hội cộng sản” ra khỏi dự thảo Hiến pháp mới, thừa nhận và cam kết tôn trọng quyền tư hữu là tin mừng cho chính Cuba và thế giới. Chỉ có Đảng CSVN thấy buồn khi Cuba – đồng chí son sắt - từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và vứt vào sọt rác mớ lý luận giáo điều, xuẩn ngốc không thương tiếc. Viet nêu thắc mắc: Cuba đã thức tỉnh! Còn Việt Nam thì đến bao giờ mới vượt qua cơn mê? Theo khuynh hướng đó, Tuan Toni nhận định: Thiên hạ đã đào sâu, chôn chăt chủ nghĩa cộng sản từ lâu rồi... “Từ” bỏ bây giờ tuy muộn nhưng còn hơn là không bao giờ... Còn Chảy Xiết Con Sông thì nhấn mạnh: Mình muốn được như Cuba.
So sánh giữa Cuba với Việt Nam, facebooker Nguyen Dang Hung cho rằng, Cuba đang “tự diễn biến”. Dù khởi đầu như thế là khá rụt rè nhưng nếu trong việc thừa nhận và cam kết tôn trọng quyền tư hữu, Cuba công nhận quyền tư hữu đất đai thì đó sẽ là một thay đổi trọng đại. Điều mà vì không chịu từ bỏ đặc quyền - đặc lợi, cơ hội làm giàu cho các băng nhóm, Việt Nam vẫn cố giữ bất chấp đó là khổ đau cho 90 triệu dân! Ông Hung dự đoán, Cuba sẽ thay đổi nhanh vì xã hội Cuba không tha hóa trầm trọng như Việt Nam, Cộng sản Cuba không lũng đoạn tôn giáo như Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo tương đối còn trong sạch, còn có sĩ diện, đạo đức – những thứ mà Việt Nam đã đánh mất từ lâu!
Giống như nhiều facebooker khác, Phan Văn Trường chúc mừng Cuba đã bước vào con đường đúng đắn phát triển bền vững trong sự phấn khởi của toàn dân. Theo Trường, làm như thế không dễ vì toàn bộ hệ thống phải nhìn nhận thực trạng hiện nay là lỗi lầm trong nhiều thập niên, nhiều thế hệ Cuba phải sống trong thiếu thốn, lo âu, hi sinh nhiều thứ. Giờ không biết sẽ vứt những giáo điều của Fidel Castro đi đâu. Trường tin sự phát triển rất nhanh trong tương lai, no âm của Cuba sẽ là bằng chứng từ hiện thực, chẳng cần lý luận, bàn cãi vớ vẩn nữa. Trường ca ngợi giới lãnh đạo Cuba can đảm đặt lợi ích quốc gia lên trên mớ lý thuyết giáo điều để thực hiện một “cú nhảy lịch sử”.
Cũng nhìn sự kiện Cuba chính thức loại bỏ mục tiêu “xây dựng xã hội cộng sản”, thừa nhận và cam kết tôn trọng quyền tư hữu gần giống như vậy, facebooker Đỗ Minh Tuấn khẳng định, những người Cộng sản Cuba tử tế, trung thực và văn minh hơn Đảng CSVN. Ông Tuấn nhấn mạnh: Dẫu giữ nguyên hai chữ “cộng sản” trong tên Đảng nhưng về thực chất, Đảng CSVN là một thứ “hồn Trương Ba. da hàng thịt”, một kiểu “Tư bản chui” hoặc “Tư bản kép” - bắt cá hai tay, vừa bóc lột tàn bạo như bọn tư bản hoang dã, tư bản rừng rú mà Marx lên án, vừa giả mạo, bịp bợm dùng các tiêu chí của Cộng sản để làm công cụ pháp lý và đạo lý cướp hết quyền của dân, giống như bọn cướp mặc áo cà sa, giả vờ thờ kính rồi dùng tượng Phật nện vào đầu các nhà sư và tín đồ để cướp chùa, bán tượng Phật, lấy tiền công đức chia nhau. Tham, ác và lưu manh nhất quả đất! Ông Tuấn hỏi mà như than: Dân tộc phải thế nào thì Đảng Cộng sản (dởm) Việt Nam mới tồn tại ngạo mạn và ngông ngênh như lũ lưu manh như thế chứ? Câu hỏi ấy được Nguyễn Đức Long trả lời cũng y hệt như một tiếng than: Vâng! Tất cả phụ thuộc vào thái độ của người dân Việt Nam!
Giữa cuộc thảo luận hết sức sôi nổi quanh sự kiện Cuba chính thức loại bỏ mục tiêu “xây dựng xã hội cộng sản”, thừa nhận và cam kết tôn trọng quyền tư hữu, đã có một vài facebooker như Hoàng Nguyên Vũ thẳng tay tạt những “gáo nước lạnh” vào đám đông: Các anh, các chị buồn cười vừa vừa thôi. Cuba bỏ cụm từ “chủ nghĩa cộng sản” ra khỏi Hiến pháp của họ mà các anh, các chị cũng lấy làm sung sướng. Nó cộng sản hay tư bản thì mặc con mẹ nhà nó, khi nào đến nước các anh, các chị thì các anh, các chị hãy sung sướng chứ. Cuba thay đổi Hiến pháp thì anh Nhạ vẫn làm Bộ trưởng Giáo dục, anh Thể vẫn làm Bộ trưởng Giao thông – Vận tải, chị Tiến vẫn làm Bộ trưởng Y Tế… Da mặt họ vẫn không mỏng đi thì các anh, các chị nghĩ xa làm gì? Ai lại kiểu ăn mắm tôm chống đói mà đi nói chuyện thế giới bao giờ? Rồi nữa, đâu cũng râm ran sắp tới bắt ông này, xử ông nọ, các anh, các chị lại túm năm tụm bảy, hết cà phê quán này đến nhậu quán nọ, các anh, các chị nói cứ như là các anh, các chị bắt được ấy. Có bắt đến trăm thằng thì BOT nó vẫn bóp cổ dân, thuế vẫn cứ chồng thuế và nhân dân vẫn khổ. Các anh, các chị bỏ lê la nhậu nhẹt chạy thêm taxi, xe ôm kiếm tiền nuôi con nuôi vợ trong thời buổi tiền mất giá này có khi hay hơn đấy ạ. Bắt vài con cá trong biển thì nhằm nhò gì mà các anh, các chị cảm giác như gậy thần Tôn Ngộ Không đang giáng xuống địa ngục đầy yêu ma vậy? Rồi các anh, các chị hỏi sao anh Nhạ, chị Tiến,… không từ chức, rồi có vẻ phấn khởi vì anh Nhạ hết nói ngọng. Đ… mẹ, các anh, chị ấy từ chức sẽ để các anh, các chị lên thay chắc? Các anh, các chị tuổi nào? Con ai? Có mấy trăm tỉ? Con các anh, các chị có bị nâng điểm không mà các anh, các chị đòi làm quan nhỉ? Các anh, các chị tin rằng các anh, chị này từ chức thì đứa lên thay da mặt nó sẽ mỏng hơn à? Ngay cả anh Nhạ hết nói ngọng thì cũng là chuyện của anh ấy, tư duy anh ấy còn ngọng hay không là chuyện của cái đất nước này đấy các anh, các chị ạ.

Mẹ của Trần Hoàng Phúc “gia đình sẽ đồng hành đến cùng với Phúc”

Theo RFA-Tuấn Khanh-2018-07-28   
Sinh viên Trần Hoàng Phúc
Sinh viên Trần Hoàng Phúc-Courtesy of FB Nguyen Thien Nhan
Sau phiên tòa ngày 10/7 xử 3 nhân vật Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc, thì đến cuối tháng 7, nhân vật cuối cùng trong nhóm mới được thăm nuôi và gặp mặt thân nhân trước khi bị chuyển sang trại giam.
Ngày 19/7/2018, gia đình Phúc đã vào Trại tạm giam số 1 gặp mặt.
Phúc nói với mẹ mình, rằng: dù chế độ nhà tù có khắc nghiệt, dù ai đó muốn dùng những trò hèn kế bẩn với Phúc thì Phúc vẫn sẽ không bao giờ tuyệt thực. Phúc sẽ ăn để sinh tồn vì có sinh tồn thì Phúc mới có thể đấu tranh cho nhân quyền, cho công lý.
Dưới đây là cuộc trò chuyện, thăm hỏi nhanh với bà Huỳnh Thị Út, mẹ của Trần Hoàng Phúc
--------------
Xin chị cho biết về tình hình sức khỏe của Phúc hiện nay, cũng như cho biết thêm những chi tiết mà chị nhận biết ở tại tòa phúc thẩm
- Nếu nói về sức khỏe của Phúc thì nước da của Phúc trắng bệch, người rất ốm. Nếu so với lúc ban đầu chưa bị bắt, thì Phúc bị ốm đi đến 12-13 kí lô.  Ở tòa phúc thẩm, các luật sư được vào trước. Sau khi khai mạc phiên tòa xong thi mình mới được cho vào. Và việc nhìn thấy nhau trong tòa chỉ là nhìn thấy thôi.  Chỉ đến khi giải lao, mấy anh an ninh còng tay 3 người là anh Thuận, anh Điển và Phúc đưa đi ra, dẫn đi đâu thì mình không biết. Đến lúc 2g chiều xử lại, mình được vào trước nên có được chút xíu thời gian nhìn thấy người ta đưa Phúc vào phòng xử bằng lối hành lang. Tôi chỉ kịp chạy ra, xin nắm tay Phúc một cái rồi thôi. Lúc nghị án, thì họ làm rất nhanh, còng tay đưa 3 người ra ngoài ở đâu đó. Khi tuyên án thì 3 người được dẫn vào nghe án, xong rồi lập tức đưa ra đi ngoài mang đi, đi thật nhanh. Mọi thứ diễn biến nhanh quá nên tôi không nói được lời nào với Phúc.
Vậy thì lúc tạm giam sau sơ thẩm cho đến lúc tòa phúc thẩm, có lúc nào chị được thăm nuôi Phúc không?
- Trong thời gian ở trong trại tạm giam số 1, tôi đã gửi đơn xin thăm gặp rất nhiều lần đến Tòa án, đến Viện kiểm sát, Công an thành phố, trại tạm giam... nhưng họ không giải quyết. Tôi chỉ được mua đồ ở căn-tin gửi vào cho Phúc thôi. Mà ngay cả số tiền gửi đồ cho Phúc cũng bị giới hạn. Sau đó khi tìm hiểu, thi tôi biết được thì các tù nhân khác không chịu mức giới hạn tiền gửi đồ như Phúc.
 Lúc nghị án, thì họ làm rất nhanh, còng tay đưa 3 người ra ngoài ở đâu đó. Khi tuyên án thì 3 người được dẫn vào nghe án, xong rồi lập tức đưa ra đi ngoài mang đi, đi thật nhanh. - Bà Huỳnh Thị Út
Họ nói chỉ cho mình gửi từ 1,2 đến 1,3 triệu một lần gửi đồ. Sau khi tìm hiểu đủ chứng cứ và làm mạnh lên thì họ mới nhượng bộ cho gửi 1,9 triệu / lần gửi.
Được biết 8 vị luật sư bào chữa cho Phúc đã gửi thư đến Tòa án và Viện Kiểm sát để yêu cầu việc (1) phải trình chiếu các tang vật rõ ràng để luận tội, (2) phải triệu tập các điều tra viên để đối chất, (3) phải cho thân nhân và tất cả những người quan tâm đến dự tòa, nhưng dường như tất cả yêu cầu này đều bị làm ngơ, điều này có đúng không?
- Phía luật sư cho biết rằng họ đã làm tất cả mọi thứ theo luật pháp nhưng không thấy phản hồi. Nhưng một vài các luật sư cho tôi biết rằng vì trong phiên tòa đã không trình chiếu các chứng cứ để xem xét luận tội, cũng như việc vắng mặt các điều tra viên... đó là cơ sở cho việc yêu cầu giám đôc thẩm. Về vấn đề này tôi phải thảo luận lại với gia đình để đi đến chuyện có giám đốc thẩm hay không.
Được biết là Trần Hoàng Phúc đã chọn thái độ im lặng trước tòa, phía các luật sư thì có ý kiến ra sao về điều này?
- Dạ, tôi được biết là các luật sư tôn trọng thái độ của Phúc và không có ý kiến gì. Còn theo luật sư Trần Vũ Hải nhận định thì phiên tòa này là phần chủ động đã không thuộc về tòa án, mà thuộc về Trần Hoàng Phúc và các luật sư. Nguyên văn, ông viết trên facebook là "trong phiên toà phúc thẩm Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc tuyền truyền chống Nhà nước.., cùng với 10 đồng nghiệp khác, bị cáo Phúc và các bị cáo khác phản đối chủ toạ và đại diện Viện Kiểm sát, vì cho rằng phiên toà được tiến hành không đúng thủ tục tố tụng, cụ thể phiên toà vẫn tiến hành khi các giám định viên và một số điều tra viên được triệu tập nhưng không đến phiên toà. Bị cáo Phúc tuyên bố không trả lời kiểm sát viên và Hội đồng xét xử, giữ quyền "im lặng", chỉ trả lời luật sư".
Việc bắt Phúc và xử trái pháp luật như vậy, gia đình không thể chấp nhận. Việc không chấp nhận sẽ không đơn thuần là một phản ứng, mà gia đình sẽ đồng hành cùng Phúc, quyết làm sáng tỏ vấn đề này, quyết đấu tranh cho Phúc đến cùng. - Bà Huỳnh Thị Út
Với tư cách là một người mẹ, có đứa con đang rơi vào vòng lao lý. Nhiều tháng nay phải ngược xuôi Sài Gòn - Hà Nội để lo mọi thứ cho Phúc, chị có nghĩ rằng việc làm của Phúc là bồng bột, gây vạ cho gia đình? Chị nghĩ sao về lý tưởng vào con đường đã chọn của Phúc?
- Phúc có lý tưởng của Phúc. Phúc có hoài bão của Phúc. Gia đình rất tôn trọng ý kiến, suy nghĩ của Phúc. Những việc của Phúc làm hôm nay, rõ ràng không hề vi phạm pháp luật, Những điều của Phúc làm chỉ giúp cho cộng đồng, cho xã hội, cho sự tiến bộ của nhân loại, cho nhân quyền và dân chủ. Chí vì vậy, gia đình không bao giờ phải đối những chuyện Phúc làm.
Việc bắt Phúc và xử trái pháp luật như vậy, gia đình không thể chấp nhận. Việc không chấp nhận sẽ không đơn thuần là một phản ứng, mà gia đình sẽ đồng hành cùng Phúc, quyết làm sáng tỏ vấn đề này, quyết đấu tranh cho Phúc đến cùng.
---------------------------
Trích ý kiến của luật sư Ngô Anh Tuấn, sau tòa phúc thẩm
Tôi hiểu cái khó của vị chủ toạ phiên toà này;
Tôi hiểu giới hạn quyền xét xử của vị chủ toạ phiên toà này;
Tôi hiểu và cảm thông với những điều khó nói của ông nhưng điều ấy không có nghĩa là ông có quyền trút mọi gánh nặng lên vai người khác và tước đoạt hết các quyền của họ, trong đó có quyền được nói. Hành vi của ông thẩm phán, chủ toạ phiên toà này là sự thể hiện của sự yếu kém về năng lực, hiểu biết pháp luật cũng như vi phạm tư cách, đạo đức của một người thẩm phán chân chính.
Trích ý kiến của luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, sau tòa phúc phẩm
Để phán đối việc thân chủ của tôi là bị cáo Trần Hoàng Phúc bị chủ tọa phiên tòa tước đoạt quyền tự bào chữa một cách thiếu căn cứ và không chính đáng.
Tôi quyết định từ bỏ quyền bào chữa của mình để tỏ thái độ, qua đó ủng hộ và bảo vệ bị cáo Trần Hoàng Phúc.
Tôi chỉ muốn nói rằng: Chính quyền Batixta tại Cuba vào thập niên 50 của thế kỷ trước bị xem là độc tài, quân phiệt nhưng đã để cho Fidel Castro phát biểu tự bào chữa liên tục và kéo dài 4 tiếng đồng hồ trong vụ án hoạt động lật đổ chính quyền vào năm 1959 mà mọi người biết đến nội dung qua tác phẩm “Lịch xử sẽ xóa án cho tôi” do NXB Công an nhân dân xuất bản.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của đài Á Châu Tự Do

Chính trị nội bộ đảng qua trường hợp Trương Minh Tuấn

Theo RFA-Nguyễn Anh Tuấn -2018-07-28  
Hình chụp hôm 30/6/2016: Cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Trương Minh Tuấn phát biểu tại một cuộc họp báo ở Hà Nội
 Hình chụp hôm 30/6/2016: Cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Trương Minh Tuấn phát biểu tại một cuộc họp báo ở Hà Nội-AFP
Trong chế độ một đảng, không phải lá phiếu cử tri mà kỷ luật đảng mới là thứ quyết định sinh mệnh chính trị của chính khách.
Việt Nam là một trường hợp như thế, nơi mà đảng cộng sản cầm quyền trừng phạt đảng viên của họ theo 4 mức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
Trong 4 bước này, từ mức cảnh cáo đến cách chức là một sự thay đổi quan trọng, vậy nên, thuộc thẩm quyền của các cấp ủy đảng khác nhau. Chẳng hạn, theo Điều lệ đảng cộng sản, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có quyền cảnh cáo Uỷ viên Trung ương Đảng nhưng cách chức trở lên thì cần sự chuẩn thuận của Ban Chấp hành Trung ương.
Đã từng có một thời gian dài hiếm khi đảng cộng sản dùng mức kỷ luật cách chức đối với cán bộ vi phạm của họ, nhất là với cán bộ cấp cao. Những trường hợp vi phạm rất nghiêm trọng thường được cho nghỉ bằng hình thức ‘thôi giữ chức’.
Tuy nhiên, thực tiễn ‘giơ cao đánh khẽ’ này thường xuyên bị các cấp ủy đảng lạm dụng để bảo vệ cán bộ sai phạm, nên không khỏi gây hoài nghi trong dư luận về quyết tâm trừng trị sai phạm của đảng cầm quyền.
Tuy nhiên, thực tiễn ‘giơ cao đánh khẽ’ này thường xuyên bị các cấp ủy đảng lạm dụng để bảo vệ cán bộ sai phạm, nên không khỏi gây hoài nghi trong dư luận về quyết tâm trừng trị sai phạm của đảng cầm quyền.
Có lẽ bởi thế nên từ Quy định 181 năm 2013 đến Quy định 102 năm 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên đều quy định rằng nếu đảng viên ‘vi phạm tới mức cách chức thì cần phải cách chức, không cho thôi giữ chức’.
Thế nhưng có vẻ như vẫn còn khoảng cách từ nghị quyết đảng đến thực tiễn cuộc sống, thể hiện qua trường hợp kỷ luật Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn mới đây.
Hình thức kỷ luật chính thức mà Trương Minh Tuấn phải chịu là cảnh cáo, cho thôi giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng của Bộ. Chiếu theo Quy định 102 hiện hành có thể đặt ra câu hỏi là sai phạm của Trương Minh Tuấn đã tới mức cách chức chưa? Nếu chưa thì vì sao lại ‘cho thôi giữ chức’? Còn nếu đã tới mức đó thì sao không cách chức theo đúng tinh thần chỉ đạo của Quy định 102?
Hay Bộ Chính trị lo lắng rằng lúc đưa ra Ban Chấp hành Trung ương sẽ không có đủ số phiếu kỷ luật cách chức đối với Trương Minh Tuấn như cái dớp đồng chí X năm nào? Và rồi số phận Trương Minh Tuấn liệu có giống Đinh La Thăng không khi mà Bộ Chính trị có thể đi đường vòng, không cần thông qua Ban Chấp hành Trung ương, mà dùng công cụ đình chỉ sinh hoạt đảng để khởi tố, kết án rồi dựa vào đó buộc Trung ương phải khai từ theo Điều lệ đảng? [Dù rằng việc Bộ Chính trị đình chỉ sinh hoạt đảng một Ủy viên Trung ương là trái thẩm quyền theo Quy định 30 năm 2016]
Với tầm quan trọng của kỷ luật đảng trong thể chế chính trị hiện hành, việc công cụ này đang được sử dụng như thế nào có thể thành thang đo đáng tin cậy đối với thời tiết chính trị Ba Đình. Theo đó, có thể nói từ sau Đại hội 12, Bộ Chính trị đang từng bước khuynh loát Ban Chấp hành Trung ương để có tiếng nói quyết định đối với sinh mệnh chính trị của cán bộ cấp cao, nhờ vào hàng loạt các quy chế được sửa đổi theo hướng tập trung quyền lực, kèm theo đó là việc Bộ Chính trị vận dụng linh hoạt  - đôi khi tới mức vi phạm - các quy chế mà họ chưa thể sửa được vì còn vướng khuôn khổ mà Điều lệ đảng đặt ra.
Tuy nhiên, chính việc buộc phải đi đường vòng không qua Ban Chấp hành Trung ương một khi muốn chấm dứt sinh mệnh chính trị của cán bộ cấp Ủy viên Trung ương trở lên, Bộ Chính trị cho thấy họ vẫn chưa tự tin hoàn toàn đã kiểm soát toàn diện Ban Chấp hành Trung ương theo kiểu cấp trên-cấp dưới. Nghĩa là, mặc dù xu hướng tập quyền đã tăng lên đáng kể từ sau Đại hội 12, mức độ tập quyền của chính trị nội bộ Việt Nam vẫn còn khoảng cách đáng kể so với Trung Quốc, và bởi thế, mối quan hệ Bộ Chính trị-Ban Chấp hành Trung ương vẫn là một trong những chủ đề phức tạp nhất của chính trị đương đại Việt Nam.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Mưu lừa mới qua công nghiệp 4.0

Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Bộ mặt thế giới trong công nghệ sẽ biến đổi nhanh chóng, nhờ vào sự dịch chuyển khởi đầu của cuộc "Cách mạng Công nghiệp 4.0 [1]". Mới đây bạn nghe nói thấp thoáng đến kỹ thuật 5G [2], cũng là một bước tiến mới của nhân loại, sẽ nói tới trong một bài khác. Thời gian gần đây, giới cầm quyền đảng csVN lên giọng khoe khoang “Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế” để đảng csVN sẽ dẫn dắt nhân dân vào hạnh phúc qua cuộc cách mạng tân tiến mới. Thuật ngữ “công nghiệp 4.0” được Hanoi khai thác tựa mưu toan lừa đảo giống như năm 2006 từng khua chuông gõ mõ trước khi thành lập Tập Đoàn Kinh Tế, trong đó Vinashin là tổng công ty, mang danh hiệu “mũi nhọn” nền kinh tế quốc gia. Khi “quả đấm thép” Vinashin, Vinalines tan chảy các năm 2012 - 2014, cũng là lúc dân Việt Nam phải gánh món nợ hàng chục tỷ Mỹ Kim.

Nắm độc quyền từ 70 năm qua, 43 trên cả nước, 32 năm đổi mới, đảng csVN phá tan hoang và đẩy Việt Nam tụt hậu so với các nước trong vùng. Họ lừa dối dân chúng ngay từ ngày đầu tiên, đến nay vẫn muốn bịt miệng, trói tay, trấn áp... buộc dân chúng tiếp tục nghe lời phỉnh gạt của họ. 

Bạn thử nghĩ xem, những cán bộ cao cấp trong guồng máy cầm quyền đã không đọc nổi tên một sản phẩm công nghệ trong thời đại tin học. Như Facebook thì ấp úng, vất vả mãi mới rặn ra là phê-cờ-bóc. Khi nhìn vào một sản phẩm, thì từ người buôn thúng bán bưng, bà nội trợ đến cụ già trong xóm cũng đọc và hiểu “made in Viet Nam” là mặt hàng làm tại nước ta, thì chính ông Thủ Tướng đương nhiệm phải toát mồ hôi hột mới nói được là ma-dzê-in Việt Nam... Đã vậy còn dương dương, tự đắc nhắc lại mấy lần trước hội nghị "Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước" hôm 29-04-2016 ở Sài Gòn. 

"Cách mạng Công nghiệp 4.0" được truyền thông và nhiều quan chức VC xem như thuật ngữ thời thượng. Gần như khắp nơi, đều nói đến cụm từ này như biểu tượng của những “con người trí tuệ” trong một nước có 72 ngàn Giảng Viên Đai Học, 43 ngàn Thạc sỹ và 24 ngàn Tiến Sỹ. Phong trào to mồm khoe kiến thức qua nhóm chữ “công nghiệp 4.0” có mang dụng ý lừa dân như kiểu đại tập đoàn “mũi nhọn quả đấm thép” Vinashin, Vinalines... Cuối cùng tiền dân đóng thuế lại vào túi một phường ăn cắp vô tôi vạ. 


Trong phiên họp chính phủ tháng 03 năm ngoái, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đe nẹt “Các Bộ trưởng cần nhận thức rõ, tránh tình trạng chỗ nào cũng nói cách mạng 4.0, nhưng hỏi làm gì cho bản thân Bộ mình, ngành mình thì không ai biết rõ ràng”. Ông Phúc tiếp rằng, nói về cuộc cách mạng 4.0 thì Việt Nam không bi quan, vì có nhiều tiềm năng, lợi thế, nhưng cần làm rõ xem các lợi thế, các thời cơ và thách thức đó là gì mới có thể tham gia cuộc cách mạng này thành công. (Trích Báo Dân Trí 04-04-2017) 

Mới đây, 13-07-2018, khi đến tham dự diễn đàn cao cấp và triển lãm công nghệ 4.0, Thủ Tướng Phúc nói “cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội tốt để Việt Nam đảo chiều về đầu tư thương mại [3], dịch vụ và giáo dục”! 

Mời bạn xem sơ tiến trình các cuộc cách mạng công nghệp trên thế giới: công nghiệp đầu tiên xuất phát từ thế kỷ 18 khi người ta biết dùng hơi nước và máy móc để thay cho sức người, sau đó đến lượt điện - dây chuyền sản xuất và các mô hình sản xuất quy mô lớn ra đời tạo nên cuộc cách mạng thứ 2. Khi máy tính ra đời vào những năm 1970, bắt đầu cho một loạt thay đổi về cách người ta cách mạng tin học và tự động hóa bằng robot, cuộc cánh mạng thứ 3 được xướng tên. Và bây giờ, chúng ta có cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hay còn gọi là Industry 4.0

"Cách mạng Công nghiệp 4.0" đang diễn ra tại nhiều nước phát triển, đặc biệt tại Đức từ năm 2013. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế. Nhưng đồng thời đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. 

Công nghiệp 4.0 đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị doanh nghiệp. 

Công nghiệp 4.0 cũng có mặt trái rất đáng sợ đối với các quốc gia đa số có nguồn nhân lực vận hành bằng “cơ bắp”, quen thuộc với lối làm công cho các công ty nước ngoài như kiểu Việt Nam. Gia đình nào có công nhân làm cho công ty nước ngoài được hàng xóm cho điểm “gia đình danh giá”. Bạn sống và làm việc tại quốc gia đa phần cung cấp nhân công phổ thông cho lãnh vực FDI, thì công nghiệp 4.0 sẽ giết chết thị trường công nhân lao động. 

Những con robot, hay máy móc, sẽ được kết nối vào những hệ thống máy tính (như hình minh họa). Các hệ thống này sử dụng thuật toán machine learning để học hỏi và điều khiển máy móc, cần rất ít hoặc thậm chí là không cần sự can thiệp nào từ con người cả. Đây là lý do mà nhiều người gọi Industry 4.0 như là một "nhà máy thông minh". Loại nhà máy này sẽ cung cấp cho nhân loại những sản phẩm hoàn hảo, phẩm chất cao, giá thành rẻ. Vì thế, các sản phẩm làm ra từ các nhà máy dùng công nhân tay chân không thể cạnh tranh nổi. 

Muốn đầu tư thành công vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quốc gia đó phải theo một thể chế thực sự phục vụ người dân, đem lại dân chủ, tự do với nền giáo dục giáo dục hội nhập vào các chuẩn mực mới, và nền pháp quyền đích thực để mọi thứ đều minh bạch trước nhà đầu tư, công nhân và người dân. Từ căn bản đó, mới biết sẽ làm gì trong thế giới đang mạnh mẽ tiến vào cuộc cách mạng thứ 4 trong nền công nghiệp. 

Nhưng nếu quốc gia nào không chuẩn bị bước vào kỷ nguyên 4.0, thì trong khoảng 10 hay tối đa 15 năm nữa, cũng sẽ bị đào thải hoàn toàn khỏi đà tiến nhân loại. 

Bạn thử nhìn kỹ lại xem, cs Việt Nam đã có những điều kiện nào. Nếu không có các điều kiện vừa đủ, sẽ tới lúc muốn hiến quốc gia thành một xưởng thợ, chỉ muốn kiếm bát cơm theo kiểu làm tôi người ngoài như bây giờ Hanoi đang làm, e cũng khó. 

Nếu Hanoi còn duy trì lối giáo dục ngu dân, thi cử gian lận, khắp thế giới đều dè bửu; vốn liếng nghèo nàn; nhân lực thì phải hồng hơn chuyên hay phải là hậu duệ; có tiền; quan hệ; sau cùng mới đến trí tuệ. Một nước có tình trạng như vừa nói mà cố tình bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 theo một số cơ chế trung gian tán tỉnh, mối lái thì đúng là cái bẫy bọn Mafia đã giăng sẵn như Vinashin, Vinalines để qua đó, đám cầm quyền bòn rút vô tôi vạ nguồn lợi quốc gia; còn đám cơ chế trung gian lại kiếm mớ tiền qua việc gả bán máy móc công nghệ cũ do các nước đào thải. 

Chắc bạn đọc còn nhớ Vinalines mua tầu giá 661 tỷ, đến khi muốn bán có 89 để khỏi lỗ thêm [4] cũng khó khăn! Tiền khác biệt giữa giá “ma” và giá “thật” phải vào túi quan tham và trung gian môi giới (?) 

Tương lai là của thế hệ Trẻ Việt Nam, các bạn tự xem xét và quyết định lấy vận hội của đời mình. 

*

Chú thích:







27.07.2018

Con Hổ giấy của Tàu Cộng sắp sửa bị vò nát

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Từ ngàn năm về trước nước VN ở tận bên những tỉnh giáp ranh với Trung Quốc nhưng vì chúng ta trước đây chỉ là một bộ lạc nhỏ khi mới lập quốc nên bị các nước lân bang lấn chiếm lần.

Cho đến nay nước gặm nhấm đất đai của chúng ta nhiều nhất vẫn là Tàu Cộng, chiếm đất Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam chưa thoả mộng xâm lăng chúng vẫn còn thèm khát miếng mồi ngon ngay sát nách chúng và muốn thôn tính nốt để sát nhập, nhiều cuộc chiến tranh của các Tiền Nhân giữ nước đã dạy cho chúng bài học đích đáng như Ngô Quyền trận Bạch Đằng Giang phá tan quân Nam Hán, Hưng Đạo Vương cũng tại Bạch Đằng chiến thắng quân Nguyên, Quang Trung trận Đống Đa đại thắng quân nhà Thanh, những trận chiến thắng nhớ đời lẫy lừng như thế mà sau đó chúng mau quên để rồi chứng nào tật nấy, mộng bành trường lại nổi lên không bao giờ từ bỏ ý định đó. Cái tham vọng đó trải qua bao nhiêu thế kỷ vẫn âm ỉ trong đầu của các triều đại vua chúa Trung Quốc, rõ nét nhất kể từ thời họ Mao lên nắm quyền hành, chúng đã khơi mào cho trận chiến Điện Biên Phủ khi gài người giả là Nguyễn Tất Thành vào nắm quyền hành tại VN sau đó gởi cố vấn và viện trợ súng đạn cho Việt Minh lúc bấy giờ để chống pháp với 2 mục đích. - Nếu không thắng nổi Pháp thì chúng đã mượn tay người Pháp giết hàng vạn thanh niên gia nhập bộ đội Việt Minh để tiêu hao lực lượng hầu sau này chúng có qua xâm lược thì bớt được một số lượng chống trả đáng kể.
- Nếu Việt Minh thắng được Pháp thì sau này chúng sẽ đòi nợ chiến tranh bằng đủ mọi cách, lương thực, thực phẩm, khoáng sản, tiền bạc kể cả biển đảo đất đai như bây giờ.

Sau khi chấm dứt trận Điện Biên Phủ, Pháp thua trận rút về nước thì Tàu Cộng lại phà hơi cho HCM phát động chống Mỹ cứu nước cho dù trước khi TT Ngô Đình Diệm bị lật đổ không có bóng người lính Mỹ nào bên VN chỉ có các cố vấn dân sự, mãi sau khi chế độ đệ nhất cộng hoà sụp đổ Mỹ mới có cơ hội đem nửa triệu lính Mỹ vào VN, mọi mưu ma chước quỷ là Tàu Cộng chỉ thị cho HCM làm theo lệnh. Tàu Cộng ma giáo trong cuộc chiến tranh với Mỹ tại miền Nam VN, lúc bấy giờ phe Liên Sô trong đó có các nước trong liên bang Sô Viết viện trợ quân sự bằng vũ khí rất nhiều, khi quá cảnh ngang qua Tàu Cộng thì số vũ khí này được đóng mác "Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa" rồi mới chuyển qua cho csvn đưa vào Nam bằng đường bộ và đường thuỷ. Vì thế cho tới giờ csvn vẫn chưa trả hết số nợ chiến tranh mà Tàu Cộng đã ghi nợ đểu.

Tới thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào thì phe Liên Sô đã xụp đổ csvn cuống cuồng sợ đảng cũng theo thế cờ Domino đổ theo phe Liên Sô, nên đã qua làm hoà và cầu cứu Tàu Cộng bảo hộ bằng cách ký hiệp ước Thành Đô xin làm chư hầu sát nhập với Tàu Cộng vào năm 2020 do Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười dẫn đầu.

Qua tới thời Tập Cận Bình thì càng rõ nét hơn bao giờ hết, biển đảo, đất đai càng ngày càng mất, càng co cụm lại.

Chúng ta đều biết từ khi họ Tập lên nắm giữ quyền hành thì 2 vấn đề chính họ Tập rất quan tâm là Kinh Tế và trang bị Quốc Phòng tối đa. Nhờ năm 1973 Mỹ qua bắt tay với Tàu Cộng để giải tán phe Liên Sô cũ thì Mỹ đã tạo điều kiện cho Tàu Cộng phát triển kinh tế vượt trội, kinh tế đứng thứ 2 thế giới vì nhiều mặt hàng sản xuất tại Tàu Cộng được xuất qua Mỹ nhiều hơn Mỹ xuất hàng qua Tàu Cộng, vì thế nền kinh tế và tài chính của Tàu Cộng thời Tập nổi bật hơn các đời họ Mao họ Giang và họ Cẩm rất nhiều, kinh tế vững mạnh họ Tập nghĩ ngay đến việc phải tổ chức và củng cố lại quốc phòng bằng cách mua các thiết bị, máy bay, tàu ngầm, súng đạn sản xuất nhái những mặt hàng này ngay trong nước để nhân lên cấp số, trang bị nhiều vũ khí hiện đại cho quân đội để chuẩn bị cho kế hoạch lưỡi bò liếm sạch biển đông.

Họ Tập đã chiếm các đảo của csvn và xây dựng thành phố Tam Sa, các sân bay và các căn cứ quân sự trên đảo để làm bàn đạp dễ bề thôn tính các nước chung quang khi có chiến tranh xảy ra.

Tàu Cộng tham vọng sẽ chiếm lĩnh ngôi siêu cường của Mỹ, áp đảo Mỹ bằng kinh tế chiếm lĩnh thị trường Mỹ bằng đủ loại mặt hàng, nhiều nhất là mặt hàng điện tử và sắt thép làm cho nhiều người dân Mỹ thất nghiệp, vì hàng Mỹ tồn đọng lại giá cao hơn mặt hàng của Tàu Cộng cùng chủng loại.

Về quốc phòng Tàu Cộng tân trang con tàu cũ do Ucraina bán sắt vụn thành tàu sân bay Liêu Ninh và một tàu đóng mới chuẩn bị cho xử dụng. Tiếp tục sản xuất nhân rộng ra các loại vũ khí mua của Liên Sô và các nước khác bằng cách nhái hàng. 

Gần đây Tàu Cộng đem giàn Rada ra đảo Trường Sa đã chiếm của VN và đã đặt những giàn tên lửa đánh chặn ra 2 đảo Hoàng và Trường Sa để chiếm độc quyền biển Đông, cấm tàu bè qua lại nếu không được sự đồng ý cho phép của tàu cộng.

Thời TT Obama của đang dân chủ chỉ chú tâm ở thế thủ nên Tập thừa thắng xông lên làm mưa làm gió đòi lấn lướt Mỹ. Từ khi TT Donald Trump lên làm Tồng Thống thay Obama thì ông đã tuyên bố "Nước Mỹ là số 1", mọi cái phải ưu tiên cho nước Mỹ trước cái đã các chuyện khác tính sau, vì thế ông Trump đã thực hiện các bước kinh tế để người dân Mỹ có công ăn việc làm, người Mỹ phải dùng đồ Mỹ sản xuất, Tàu Cộng không xuất được các mặt hàng như trước đây, lại nữa ông Trump đã ra lệnh đánh thuế cao các mặt hàng từ Tàu Cộng có cái 20% như sắt thép mặt hàng điện tử v.v... Họ Tập bị Mỹ đánh cho một đòn kinh tế khá nặng, các công ty Mỹ và Ngoại Quốc bán tháo cổ phiếu thu hồi vốn rút về nước, làm chứng khoán Tàu Cộng chuẩn bị sập sàn, kinh tế Tàu Cộng xụp đổ tới nơi, bao nhiêu ngàn tỷ Dollar tiêu thành mây khói thì lấy gì để nuôi chiến tranh.

Như thế con Hổ giấy gầm gừ ngoài biển đông có nguy cơ bị Mỹ vò nát bằng đòn kinh tế và có nguy cơ người dân nổi dậy vì thất nghiệp, cái ghế của họ Tập kỳ bầu cử tới sẽ bị lung lay là điều rất dễ hiểu. Trước đây TT Regan đã bắt tay với Tàu Cộng giải tán khối Liên Sô ngày nay hy vọng TT Trump cũng bắt tay với Liên Sô để giựt đổ Tàu Cộng, xé lẻ Tàu Cộng ra thành nhiều quốc gia nhỏ như thời Xuân Thu Chiến Quốc trước đây.

Ngày 27/07/2018