Monday, September 21, 2015

Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm

Sinh Nguyễn Pr (Danlambao) -  Đây là câu nói mà cố TT-VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã nói cách đây trên 40 năm, dù đã qua một thời gian dài, cũng đã qua biết bao đớn đau cho đất nước, dưới sự độc tôn cai trị của chế độ CS, dân tộc ta mới thấy cái chính xác của câu nói càng cao. Xét qua những gì CS nói, nhìn qua những gì CS làm trong bao năm qua, ta mới thấy câu nói này là những nhát dao đâm thẳng vào những trái tim, là những nhát búa đập thẳng vào đầu những đảng viên CS nào còn được chút lương tri, để rồi "Tự diễn biến".

Hiện nay, CSVN rất sợ lực lượng này, cho nên, cứ nay ta nghe chỉnh đốn đảng, mai ta lại nghe chỉnh đốn đảng, ông trùm tuyên giáo Đinh Thế Huynh phải mỏi miệng biết dường nào. Đúng là hùm chết để da, người ta chết để tiếng. Dù rằng ngày trước TT Thiệu khi còn lãnh đạo VNCH, không tiêu diệt được CS, bây giờ ông cũng chết rồi, nhưng ông đã để lại cho nhân dân một câu nói, cũng chính câu nói này, nhân dân mới hiểu rõ về ông, một lực lượng không nhỏ đảng viên CS mới thấy rõ mặt trái cái lý tưởng mà chúng đang theo, rồi: "Tự diễn biến". Vì có nằm trong chăn của CS mới biết con rận CS to hay nhỏ, đúng hay sai, thiện hay ác, gian tà hay chính trực, xảo trá hay thật thà. Tôi tin rằng sẽ có một ngày, chính lực lượng "Tự diễn biến" này sẽ góp một phần công sức trong việc diệt trừ đảng CS. 

Chuyện nói và làm của ĐCS thì có hàng ngàn hàng vạn chuyện, tựu trung đều nằm trong bản chất cố hữu của chúng là: Nói một đàng, làm một nẻo, dối trá gian tà, đến nỗi dân tộc VN chỉ còn biết vờ vĩnh làm ngơ, xem như tai mình đã điếc, mắt mình đã mù, miệng mình đã căm, duy chỉ còn có cái mũi còn ngửi được mùi thối, cái mùi CS. Ở đây tôi tạm lược sơ một vài mẩu chuyện... 

- Năm 2013, CSVN cho sửa đổi hiến pháp, quốc hội CSVN phát động phong trào "Lấy ý kiến toàn dân", mới nghe qua cũng tạm mừng, tưởng chừng dân chủ đã về và điều 4 hiến pháp sẽ đến hồi cáo chung, rồi thì phường phường xã xã góp ý tưng bừng, thậm chí một số đông nhân sĩ trí thức, có cả đảng viên CS lão thành, có cả những người đã từng là cố vấn cho các đời thủ tướng trước đây, và kiến nghị 72 dâng lên triều đình, bằng tất cả tâm huyết của 72 vị nhân sĩ trí thức cùng ký tên, nội dung kiến nghị 72 là hủy bỏ điều 4 (đảng độc quyền lãnh đạo), kêu gọi đổi mới thể chế chính trị, đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, tôn trọng tự do, dân chủ nhân quyền và cuối cùng... chóp bu CSVN đã vứt kiến nghị 72 vào sọt rát, rồi họ mông mông má má với cái lũ y tờ, bọn này đã nút bầu sữa của CSVN ban cho, nên ký ký, cuối cùng chóp bu CSVN tuyên bố: tuyệt đại đa số nhân dân đồng tình, rồi cho ra đời hiến pháp 2013 VŨ NHƯ CẨN... Nói và làm của CS đấy. 

- Chuyện anh em Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý ở Tiên Lãng Hải Phòng, cả nước đều biết, một sự cướp phá tài sản công dân một cách trắng trợn, CA dân phòng đã mở chiến dịch cướp, một trận đánh đẹp như mơ, đập phá tan tành tài sản và nhà cửa của gia đình anh Vươn, một chiến công vĩ đại, đáng viết thành sách để những trận cướp tiếp theo học tập (nói theo lời tên đại tá công an tên Ca). Nhưng trên thực tế thì chúng có đầy đủ súng đạn, lực lượng hùng mạnh, chúng đã dồn gia đình anh Vươn vào chân tường... và gia đình anh buộc phải tự vệ... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến: Chính quyền Tiên Lãng Hải Phòng làm thế là sai, là vi phạm pháp luật và chỉ đạo: kẻ nào làm sai sẽ bị đưa ra pháp luật trừng trị... Thế mà cuối cùng kẻ bị hại là gia đình anh Vươn phải vào tù, còn kẻ cướp vi phạm pháp luật, cụ thể như tên đại tá CA tên Ca là người trực tiếp chỉ huy trận cướp phá đó lại lên tướng. Như thế chúng ta mới thấy rõ chân tướng của CS. 

- Tháng 4 năm 2015, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (có yếu tố Tàu cộng) ở Tuy Phong Bình Thuận, bụi xí than đã bay mù, gây ô nhiễm trầm trọng cả vùng huyện Tuy Phong, nhân dân xã Vĩnh Tân nói riêng và huyện Tuy Phong nói chung, đã tựu họp phản đối khá trầm trọng, chính quyền và CA tỉnh Bình thuận phải can thiệp, chính chủ tịch tỉnh Bình Thuận đến tận hiện trường mục thị và chỉ đạo: Nhà máy sai, phải khắc phục, còn riêng với người dân vì quá bức xúc nên làm vậy. Chủ tịch tỉnh Bình Thuận cũng ra chỉ thị: Tất cả các lực lượng từ chính quyền đến CA không được phép bắt bớ hoặc đụng chạm đến người dân... Thế mà khi xong việc, 7 người dân Vĩnh Tân phải vào tù vì tội tụ tập đông người, gây mất trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ... Thế đấy, cách hành sử của CS đấy. 

- Luật sư Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng (Luật pháp không cấm), chính quyền CSVN tức giận trả thù bằng cách: Bỏ bao cao su vào khách sạn ông Vũ ở, cho CA vào khám xét, phát hiện bao cao su, bắt ông Vũ vô tù vì tội tệ đoan xã hội. 

- Trần Huỳnh Duy Thức có bài viết góp ý đảng, nhà nước, chính quyền CSVN muốn diệt trừ vì không muốn ai nói cái sai, cái dở của mình, thế là bắt Thức đi tù 12 năm... CS mà, 

- Trong các kỳ đại hội từ BCT, TƯ đến QH, lúc nào cũng chiêu bài: Do dân, vì dân, phải hợp lòng dân, dân là trên hết, phải làm cho dân được ấm no hạnh phúc, từ TƯ đến các tỉnh thành, phải lập phòng tiếp dân, phải giải quyết thỏa đáng mọi nguyện vọng của dân. CS nói là thế đấy, nhưng không phải vậy đâu đừng tin, ví dụ : 12 công dân huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An bị thu hồi đất bất hợp lý, khiếu kiện, chống cưỡng chế và... cả 12 người đi vào nhà lao ngày 16/9/2015 theo bản án của tòa án Long An. Thế mà cũng vào sáng ngày 16/9/2015 tại v/p thanh tra bộ CA tỉnh Hà Đông, lãnh đạo thanh tra bộ CA đã thừa nhận với bà con dân oan đi khiếu kiện rằng: Việc đi khiếu kiện của bà con dân oan là không sai... Đấy, CS nói và làm đấy. 

- Vừa quét qua các trang mạng, chợt thấy tin chị Tạ Phong Tần đã đến Hoa Kỳ lúc 11h50" sáng nay (20/9), vì được chính quyền CSVN đưa từ trại giam ra sân bay đi thẳng. Lạ nhỉ, tại sao một tội phạm hình sự mà được chính quyền CSVN cho qua Mỹ? Ông TBT Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố cho cả thế giới này biết là VN không có tù nhân chính trị, thế thì chị Tạ Phong Tần là tù nhân gì? Ôi thôi, CS nói mà, hơi đâu tin, dù lời nói đó là của vua CS. 

- Trong tứ trụ triều đình: Hùng, Dũng, Sang, Trọng, tại các hội nghị khi nói về chống tham nhũng, ông Nguyễn phú Trọng nói: Đảng và nhà nước ta phải diệt sạch, ông Nguyễn Tấn Dũng nói: Phải diệt sạch, ông Trương Tấn Sang nói: Phải diệt sạch và ông Nguyễn Sinh Hùng nói: diệt sạch lấy ai để làm việc?... Ấy chết, sao kỳ vậy, cũng là mệnh quan tầm chóp bu, sao người nói này người nói khác? Ôi! ông SINH NGUYỄN Pr ơi.!. Hãy im ngay và nghe đây: Đó là CS nói. 

- Sắp đến đại hội XII ĐCSVN, nghe đâu ban tuyên huấn TW vừa phát động lấy ý kiến toàn dân, đóng góp cho các văn kiện của đại hội, mình cũng là một công dân VN, sao nhỉ? Lại cũng ông nữa rồi, có muốn chết không? 90 triệu dân chưa thể nói được gì, ông là cái thá gì mà mò đến việc ấy, mị dân đấy ông có biết không? Tôi cứ nhắc ông hoài là: Đừng nghe những gì CS nói... Ông nghe tôi nói có rõ không? 

Có lẽ từ lời nói, cách làm của ĐCS, dân tộc VN đã quá hiểu, quá rành, từ cách xảo quyệt, loạn ngôn ai ai cũng thấm thía, cụ thể như: Đảng CSVN dám đem một tên cáo già, gian manh, lừa lọc, chỉ sinh năm 1890 mà phong là vị cha già của dân tộc, thử hỏi, đã nói là một dân tộc thì cả một quá trình lâu dài, từ đời đời này truyền sang đời đời khác, tôi chỉ nói từ thời nhà Đinh rồi Lê, Lý, Trần, rồi hậu Lê, rồi Nguyễn, chả lẽ các vị vua các đời ấy cũng phải gọi HCM bằng cha? (vì cha già dân tộc mà), những cách loạn ngôn như vậy mà CSVN cũng thốt lên được, thế thì còn gì để phải nói với chúng bây giờ. Thật đúng là CS nói. 

"Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỷ những gì CS làm", dù sao cũng chỉ cho những lớp trẻ sau này có cái nhìn xác thực hơn về một chế độ CS, dù sao cũng giúp cho một số đảng viên CS quay lại mà nhìn, còn đa phần nhân dân VN, đã vô cảm với cái chế độ CS này rồi, có lẽ chỉ biết làm ngơ, tai như không nghe, mắt như không thấy, và miệng thì câm đi, chỉ còn cái mũi, đi đến đâu cũng ngửi ra mùi thối tha của CS.

Sinh Nguyễn Pr
danlambaovn.blogspot.com

12 dân oan ở Thạnh Hóa bị dồn tới đường cùng như thế nào?

Huỳnh Anh Tú (Danlambao) - Cũng như bao Dân oan khác (gia đình anh Đoàn Văn Vươn, Hải Phòng; anh Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình...), việc gia đình Dân Oan Nguyễn Trung Can chống lại chính quyền, chống lại đoàn cưỡng chế bằng mọi khả năng có thể để bảo vệ quyền lợi và tài sản hợp pháp của mình đều là chính đáng. Lẽ ra chính quyền nhà nước phải trực tiếp đứng ra bảo vệ họ, nhưng không, chính quyền luôn xem mình là kẻ bề trên, đã dùng quyền lực hành chính để áp đặt lên mọi vấn đề. Do đó sự bùng phát chống lại chính quyền, chống lại “người thi hành công vụ” tất cả đều là qui luật tự nhiên. Con giun xéo mãi cũng quằn...

*

Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “chống người thi hành công vụ - cố ý gây thương tích” khép lại vào ngày 16/9/2015. Tòa án huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đã định đoạt số phận cho 12 dân oan bằng những mức án khác nhau:

1/ Nguyễn Trung Can 3 năm tù giam.

2/ Nguyễn Trung Tài 3 năm tù giam.

3/ Mai Thị Kim Hương 3 năm 6 tháng tù giam.

4/ Mai Văn Phong 3 năm 6 tháng tù giam.

5/ Nguyễn Trung Linh 3 năm 6 tháng tù giam

6/ Phùng Thị Ly 3 năm tù giam.

7/ Mai Văn Tưng 3 năm tù giam.

8/ Phùng Văn Tuân 2 năm tù giam.

9/ Mai Văn Đạt 2 năm tù giam

10/ Nguyễn Thị Thắng 2 năm 6 tháng tù treo, 5 năm thử thách.

11/ Nguyễn Văn Tôi 2 năm tù treo, 4 năm thử thách.

12/ Mai Quốc Hẹn 2 năm tù treo, 4 năm thử thách.

Phiên tòa kết thúc, đã để lại cho những người tham dự cũng như công luận nhiều suy nghĩ và cảm xúc trái chiều nhau; khen – chê, yêu – ghét hoặc phẫn nộ - đồng cảm dành cho họ. Trong phạm vi bài này, tôi không muốn nhận xét thêm về tính chất của phiên tòa xét xử. Nhưng tôi muốn bày tỏ sự đồng cảm của mình đối với những “phạm nhân” bất hạnh này.

Họ là ai!? Tại sao phải đương đầu chống trả với một lực lượng cưỡng chế hùng hậu được trang bị đầy đủ áo gáp, dùi cui và súng ống.

Hầu hết trong số 12 người này đều thuộc tầng lớp “dân đen - thấp cổ bé họng” đang sống dưới chế độ đầy rẫy sự bất công và nạn tham nhũng tràn lan. Họ vốn xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, với bản chất thật thà, chất phác, cả cuộc đời chỉ biết gắn bó với nương rẫy ruộng vườn. Bỗng dưng, sóng gió từ đâu ập đến, làm xáo trộn cuộc sống thanh bình mà họ đang có. Hạnh phúc đơn sơ dưới mái ấm gia đình nơi miền thôn dã, nay đã không còn nữa, thay vào đó là bao nỗi thống khổ, lầm than. Những mảnh đời bất hạnh ấy đã bị cuốn sâu vào vòng xoáy bi thương của cuộc đời.

Như chúng ta đều biết, bất cứ chuyện gì đều có nguyên nhân sâu xa của nó.

Sự việc xảy ra cách đây gần 10 năm, kể từ khi dự án đê bao chống lũ tỉnh Long An được “ra đời”.

Ngày 16/7/2007 ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành quyết định số: 2639/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án án đê bao chống lũ thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa. Ngày 5/11/2007 Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành quyết định số: 2772/QĐ-UBND về việc giao Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Hóa (UBND-TH) thực hiện tiểu dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với “dự án đê bao chống lũ thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa”. (Trích theo cáo trạng Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Hóa – ngày 4/8/2015)

Việc giải tỏa mặt bằng trong cư dân nhằm phục vụ lợi ích chung cho xã hội cho đất nước đều là chính đáng. Nếu như các dự án hoặc những công trình làm khang trang thêm diện mạo của xã hội, thì tại sao người dân lại phải từ chối đóng góp? Nếu như các cấp chính quyền “của dân - do dân - vì dân” có những qui hoạch cụ thể và minh bạch, thì tại sao người dân lại ra sức phản đối?.

Được biết gia đình ông Nguyễn Trung Can cũng đã hiến một phần đất tổ tiên của mình, dành cho dự án đê bao chống lũ của tỉnh Long An. Theo lý, gia đình ông Can có quyền hy vọng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn so với những người khác, từ những chính sách ưu đãi nào đó từ phía chính quyền. Nhưng đáng tiếc không phải vậy! mọi thứ đều trái ngược hoàn toàn. Bè lũ tham quan vô tâm đã cấu kết nhau cướp đi mọi hy vọng và quyền lợi chính đáng của họ.

Với lời biện hộ của luật sư Nguyễn Văn Miếng cho các Dân Oan tại phiên tòa, chúng ta cần phải suy ngẫm: “cơ sở pháp lý cho thấy cuộc cưỡng chế này có một số vấn đề chưa được chặt chẽ.” Cũng như câu, “Việc xác định vị trí cưỡng chế chưa rõ ràng...”

“Vấn đề chưa được chặt chẽ” và “việc xác định vị trí cưỡng chế” có phải đây là điểm mấu chốt của sự việc dẫn đến gia đình ông Nguyễn Văn Can sẵn sàng đổi lấy mạng sống của mình để giữ gìn tài sản và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Trước đây, gia đình ông Can có sở hữu mảnh đất diện tích 120 m2 tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Sau khi dự án bờ kè được triển khai, gia đình ông cũng đã hy sinh hơn ½ diện tích đất (75,5 m2) của mình để phục vụ dự án.

Mặc dù theo mức giá tiền đền bù của tỉnh áp đặt cho phần “đất thổ” nhà ông là rất thấp, chỉ là 3.000.000đ/m2 (ông Can từng nói trước tòa số tiền 300.000đ không bằng tiền lương một ngày của viên trung tá công an), nhưng UBND-TH vẫn diện lý do là “không có điều kiện” và đã quyết định hạ mức giá đền bù cho phần đất nhà ông Can xuống còn 15% so với mức giá ban đầu (0,15. 300.000đ = 45.000đ/m2) – Số tiền 45.000đ này không thể so sánh ngày lương của viên trung tá công an nữa, vì nó chỉ tương đương tiền lương một ngày của anh dân phòng khu phố.

Không thỏa đáng với quyết định trên, ông Can đã nhiều lần nộp đơn khiếu nại về sự bất công này. Cuối cùng UBND-TH mới chịu “nhả ra” với mức giá đền bù ban đầu của tỉnh Long An đưa ra (300.000đ/m2).

Sự việc không dừng lại ở đó. Diện tích đất trước đây của gia đình ông Can vốn dĩ sở hữu là 120 m2. Nhưng trong quá trình đo đạc diện tích đất phải thu hồi (75,5 m2) của ông Can, các “chuyên gia” bằng cách nào đó, vừa đo vừa “hô biến” phần đất còn lại (44,5 m2) không còn thuộc sở hữu gia đình ông Can nữa.

Ngày 27/5/2011 ông Can đã tiếp tục nộp đơn khiếu kiện về sự việc “mất đất” của mình lên Phòng Tài Nguyên – Môi Trường tỉnh Long An nhưng không được giải quyết. Trớ trêu thay, mọi việc chưa được sáng tỏ, thì vào ngày 13/9/2011 UBND-TH lại có quyết định xử phạt hành chính đối với ông Can vì cho rằng ông đã có hành vi chiếm đất công. Nhưng thực tế gia đình ông đang ở nhà tạm trên phần đất của mình 44,5 m2, không thuộc phần đất của dự án.

Đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng nào về phần diện tích đất 44,5 m2 bị “bốc hơi”, cũng như chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra giải quyết dứt điểm cho sự vấn đề uẩn khúc này. Do đó gia đình ông Can trở thành nạn nhân đang định cư “trái phép” ngay chính mảnh đất của ông bà tổ tiên của mình.

Cũng như bao Dân oan khác (gia đình anh Đoàn Văn Vươn, Hải Phòng; anh Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình...), việc gia đình Dân Oan Nguyễn Trung Can chống lại chính quyền, chống lại đoàn cưỡng chế bằng mọi khả năng có thể để bảo vệ quyền lợi và tài sản hợp pháp của mình đều là chính đáng. Lẽ ra chính quyền nhà nước phải trực tiếp đứng ra bảo vệ họ, nhưng không, chính quyền luôn xem mình là kẻ bề trên, đã dùng quyền lực hành chính để áp đặt lên mọi vấn đề. Do đó sự bùng phát chống lại chính quyền, chống lại “người thi hành công vụ” tất cả đều là qui luật tự nhiên. Con giun xéo mãi cũng quằn...

Thật xót xa khi phải chứng kiến những thành viên trong gia đình ông Can phải “nhận lãnh” các mức án tù oan nghiệt. Lẽ ra gia đình ông Can phải có cuộc sống tốt đẹp hơn, được chính quyền nhà nước quan tâm và giúp đỡ nhiều hơn. - Nỗi uất ức có ai thấu hiểu chăng.

Càng nghĩ càng căm uất bè lũ quan quyền vô liêm sỉ đang ngày đêm toan tính để hại nước hại dân. Và càng nghĩ càng xót thương những số phận “Dân Oan” đang bị dồn đến bước đường cùng rồi sau đó phải lâm vào cảnh tù đày...

22/9/2015

Không Chiêu, mà Hồi

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - (Viết để chào mừng Cô Tạ Phong Tần vừa đến Mỹ)

Từ anh Bộ đội cụ Hồ đến chị Công an Nhân dân, không “bị” ai chiêu dụ cả, nhưng đã tự mình bỏ tà Cộng Sản quy chánh Quốc Gia.

Trước 1975, để chống lại cuộc chiến tranh trời đánh thánh đâm Chống Mỹ cứu nước Tàu do bác và đảng phát động, Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã mở chương trinh Chiêu Hồi để kêu gọi Bội đội Miền Bắc “tung cánh chim tìm về tổ ấm”, với kết quả là hàng trăm ngàn người từ bên kia chiến tuyến đã giã từ bác đảng, trở về với chính nghĩa quốc gia. Những người này lúc đó được gọi là “người hồi chánh”, và được chính quyền đãi ngộ như đã hứa qua các lời kêu gọi họ trở về.

Nhưng, như mọi người đã biết, số người trở về tuy không nhỏ, đã chẳng làm sức mạnh “giặc Miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu anh em” yếu đi, khi số người chở vào bằng xe Molotova ngày một rầm rộ, công khai, và thoái mái vì “Đồng minh” của Miền Nam đã “tháo chạy” giữa lúc “các nước anh em” * thừa thắng xông lên "giúp đỡ nhiều" * hơn trước. Kết quả là “thầy, trò”, kẻ chiêu lẫn người hồi đều bị “phỏng” vào nhà tù của Cắt Mạng.

Trong nhà tù, “người hồi chánh” bị kết tội rất nặng, có tội hơn “giặc ngụy”; đại khái, “sợ gian khổ, sợ hy sinh, tham sống sợ chết, tin theo lời hứa của địch, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân, mất lập trường, theo giặc...” "Dân chiêu hồi" chỉ tù chung với “Ngụy quân, Ngụy quyền” một thời gian ngắn sau ngày phỏng hai hòn, sau đó đưa đi, có khi giữa đêm khuya. Không biết đi đâu.

Chính quyền VNCH không còn, chính sách Chiêu Hồi đã bị “chuông gọi hồn ai” 40 năm rồi. Đảng “đại thắng mùa xuân”, “Đất nước sạch bóng quân thù”, sao “quân ta” cứ bỏ ngũ mà đi thế này. Bỏ, đi không vì lợi quyền, mà bị mất sạch quyền lợi đang ê hề của một đảng viên sĩ quan Công An “chỉ biết còn đảng còn mình”, cần côn đồ có côn đồ, cần tiền hồ có ngay tiền hồ, để đi vào vòng tù tội, tan nát cửa nhà, thân nhân bị liên lụy, mẹ phẫn uất đến nỗi phải tự thiêu... như chị Tạ Phong Tần. Cớ sao lại phải bỏ nơi sung sướng, để “tìm những chốn đoạn trường mà đi”?

Hỏi là tự trả lời rồi! Có thắc mắc chăng, là:

Lâu nay cứ tưởng chỉ có quân “Ngụy” thuộc “bên thua cuộc” mới phải bỏ của chạy lấy người để ôm chân đế quốc, ai ngờ hết anh bộ đội cụ Hồ từ Miền Bắc đi giải phóng Miền Nam “đại thắng mùa xuân”, nay lại đến chị Công an Nhân dân gốc Miền Nam “thành đồng của Kách Mạng”... cũng không khá hơn.

Nhưng suy cho cùng:

Đúng là “Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây“. Mẹ Việt Nam vẫn còn đây nên ngày nay mới có cảnh chúng con, anh lính “ngụy” già hom hoem lưu lạc trên đất khách quê người nay “hồ hởi phấn khởi” xin quá giang xe ra phi trường mới hôm trước đi rước anh bộ đội cụ Hồ Nguyễn Văn Hải tự Điếu Cày, hôm nay lại tay cầm hoa đón chào cô Công an Việt Cộng sang đây “ đoàn tụ”.

Thế là chúng con Trung Nam Bắc “thuộc diện” đoàn tụ một nhà USA.

Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com

Ông Thức: 'Tổ quốc từ chối mới đi tị nạn'

Theo BBC-4 giờ trước

Image copyrightInternet
Image captionÔng Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án 16 năm tù
Người cuối cùng trong danh sách Mỹ đòi trả tự do hiện vẫn còn ngồi tù và để ngỏ khả năng 'tị nạn' nếu buộc phải ra đi, theo gia đình ông.
Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức nằm trong danh sách bốn người được Hoa Kỳ nêu đích danh và đòi Việt Nam trả tự do tại phiên kiểm định định kỳ phổ quát về nhân quyền hồi đầu năm 2014 tại Geneva.
Hai người trong danh sách, ông Cù Huy Hà Vũ và Điếu cày Nguyễn Văn Hải, đã từ nhà tù sang thẳng Hoa Kỳ, tương tự như trường hợp cuối tuần qua của bà Tạ Phong Tần.
Người thứ tư, luật sư Lê Quốc Quân, cũng đã mãn hạn tù và đã được tự do.
Nói chuyện với BBC hôm 21/9/2015 qua điện thoại từ Sài Gòn, cha của ông Thức, ông Trần Văn Huỳnh, người từng có mặt tại phiên kiểm định nhân quyền năm 2014 ở Geneva, nói:
"Chúng tôi cũng mong là trong quan hệ ngày càng gần hơn giữa hai nước Mỹ - Việt Nam thì tình hình sẽ cải thiện và việc những tù nhân lương tâm được trả tự do, luật sư Cù Huy Hà Vũ, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và mới nhất là nhà báo Tạ Phong Tần, vừa đến Mỹ cách đây hai ngày, chúng tôi cũng mong rằng việc của Thức cũng sẽ được xem xét và trả tự do.
"Nhưng mà Thức thì cho đến thời điểm chúng tôi gặp hồi 22/8 trong thời gian gặp hàng tháng vừa qua thì Thức nói rằng vẫn giữ kiên định là mong muốn ở lại Việt Nam sau khi được tự do để tiếp tục làm tất cả những gì có thể để xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước Việt Nam."
"... Thức nói rằng chỉ khi nào mình bị Tổ quốc từ chối thì mới nghĩ đến việc tị nạn."
Ông Huỳnh nói thêm trong phỏng vấn với Nguyễn Hùng hôm 21/9:
"Thức cũng mong rằng về tình hình nhân quyền, với các tin tức vừa đây mà các tù nhân lương tâm như là Cù Huy Hà Vũ, rồi Điếu Cày, Lê Quốc Quân thì trường hợp của Thức cũng được xem xét để giải quyết, trong tinh thần tiến tới kết thúc [Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương] TPP giữa Mỹ và Việt Nam.
"Nhưng mà Thức cho rằng là đối với Thức thì vẫn mong muốn ở lại Việt Nam để sau khi được tự do thì tiếp tục cống hiến cho đất nước với tư cách là công dân có trách nhiệm với đất nước, với quyền con người mà mọi người được mặc định là có, không phải xin và không ai phải cho.
"Đó là quyền phát biểu, đóng góp vào ích lợi chung của cộng đồng dân tộc."
Trước khi bị bắt và đưa ra xét xử với mức án 16 năm tù giam và năm năm quản chế vì cáo buộc lật đổ, ông Thức là tổng giám đốc công ty dịch vụ điện thoại internet, OCI.

'Muốn giám đốc thẩm'

Ông Huỳnh cũng nói con trai ông đã có đơn khiếu nại gửi các cơ quan liên quan của Việt Nam về việc đã bị "oan sai" cũng như bị "bức cung, nhục hình" trong giai đoạn bị giam giữ trước khi xử án ở Trại B34 của Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 24/5/2009 tới ngày có bản án sơ thẩm hôm 20/1/2010.
Image captionÔng Trần Văn Huỳnh (phải - khi ở Geneva hồi tháng 2/2014) hy vọng con ông sớm được tự do
Và con trai ông hy vọng đơn sẽ được xem xét và giải quyết trên cơ sở những thay đổi trong Hiến pháp và pháp luật ở Việt Nam gần đây, theo ông Huỳnh.
"Thức có nói qua thông tin thì biết rằng có hội đồng thẩm phán của Tòa án Nhân dân Tối cao họp kỳ đầu tiên để mở ra giai đoạn mới đối với việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm và hội đồng này sẽ thực hiện quyền tư pháp độc lập theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức tòa án vừa có hiệu lực," ông Huỳnh nói.
"Với thông tin này, chúng tôi cũng mong sự việc của Thức sẽ được xem xét lại trong tinh thần hội đồng thẩm phán của Tòa án Nhân dân Tối cao sẽ thực hiện quyền tư pháp độc lập đó để xem xét tái thẩm, giám đốc thẩm trường hợp của con tôi là Trần Huỳnh Duy Thức."

Mỗi tháng năm phút

Ông Huỳnh nói ngoài chuyện mỗi tháng được gặp gia đình một lần, ông Thức cũng liên hệ qua thư và điện thoại với người thân từ trại giam Xuân Lộc:
"Thức mỗi tháng được gọi điện thoại năm phút về cho gia đình và đồng thời cũng được viết thư gửi về nhà qua hệ thống bưu điện.
"Thức để thời giờ rất nhiều để viết thư cho gia đình và đồng thời cũng nói những suy nghĩ, trăn trở của mình, về tình hình đất nước về những diễn biến mà Thức cho đó là chuyển biến tích cực.
"Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế qua vấn đề Biển Đông."
Ông Huỳnh cũng nói thêm ông Thức cho rằng sự gần gũi hơn với Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác hiện nay là "cơ hội ngàn năm có một" để Việt Nam thay đổi.
Khi được hỏi về liên hệ của ông Thức với vợ và hai con gái, ông Huỳnh nói con gái thứ hai của ông Thức đang học ở Việt Nam và hàng tháng vẫn cùng mẹ vào thăm ông Thức trong khi con gái lớn đang học ở San Francisco cũng vào thăm ông mỗi khi về Việt Nam.
Ông Huỳnh nói thêm: "Thức đối với gia đình thì rất yêu thương vợ và các con, làm những bài thơ tặng sinh nhật cho vợ, con...
"Những tháng gần đây Thức đều viết thư đều đặn, mỗi tháng hai lần gởi về nhà qua hệ thống bưu điện trong đó Thức kể cho gia đình, cho cha là tôi và cho anh chị em của Thức ... Thức đều nói về những suy nghĩ của mình về những diễn biến tích cực đang diễn ra trên đất nước."

Người già trên phố

Những ngày này Hà Nội bỗng dịu mát. Sau vài cơn mưa dông dai dẳng đầu thu, tiết trời cứ se lạnh man mác. Mọi người ra đường bắt đầu mặc thêm áo gió. Nhìn những ông cụ bà cụ lom khom chầm chậm đi bộ quanh hồ Gươm, lòng cứ dấy lên cảm giác buồn khó tả. Tôi lúc nào cũng có một sự thương cảm đặc biệt dành cho người già, khác với bạn bè tôi, họ khoái con nít hơn. Giả sử có người ăn xin hay bán kẹo trên đường, tôi thường sẽ giúp đỡ họ nếu là người già cả.

Vài tháng trước tôi có dịp vào Sài Gòn làm việc. Nơi tôi ở trên đường Cách Mạng Tháng Tám, đông đúc sầm uất nhất thành phố, đủ mọi tầng lớp người qua lại. Tôi đã đi qua nhiều thành phố tại nhiều nước, những người già, nghèo khổ, vô gia cư lang thang cũng từng thấy, nhưng vẻ khổ sở, xơ xác đến chạnh lòng thì có lẽ chỉ thấy được trên con phố này. Có cụ già cụt chân, quần áo rách rưới, lem nhem, hai bàn tay xỏ đôi dép tổ ong, lê từng bước. Đến các nhà hàng có người ngồi ăn, cụ cứ thế “quỳ” dưới chân bàn xin từng đồng. Chủ quán thấy thế hờ hững như đã quen, khách hàng thì ái ngại nhìn, đưa cho vài đồng tiền lẻ. Ngày nào cũng thấy ông lê đi cả dọc phố dài từ sáng đến tối mịt. Chả ai rõ ông đi đâu về đâu.  Đi qua ngã tư Tôn Đức Thắng - Pasteur, luôn luôn thấy có bà cụ già thật già ngồi vật vờ trên vỉa hè gần cây đèn xanh đèn đỏ, bên cạnh đặt một cái hộp con con để người đi đường dừng lại thấy thương thì bỏ tiền lẻ vào. Nhiều con đường khác còn thấy có bà cụ ngồi quỳ khoác áo tang trắng ôm mặt khóc rưng rức.
Tự hỏi chẳng lẽ không có một cơ quan đoàn thể nào đứng ra giải quyết những trường hợp như vậy, cứ để họ vất vưởng nay đây mai đó trên những góc phố nắng nôi bụi bặm? Những ngày đầu ở đây, tôi cứ nghĩ mãi về câu trả lời và đã từng hỏi một người già ăn xin rằng liệu cụ có muốn được giúp đỡ nếu có tổ chức, trung tâm từ thiện nào đến cưu mang mình không. Câu trả lời bất ngờ quá, họ cưu mạng cụ nhưng có cưu mang được con cụ còn ốm, còn đau nằm nhà không? Thì ăn xin, cũng như bán vé số, kẹo cao su, bây giờ đơn giản là một cái nghề để mưu sinh trong cuộc đời này. Và đã là cái nghề, thì cũng đủ thứ cạnh tranh từ “nhân sự” đến “địa bàn”. Chưa kể cũng có những “ông chủ” bảo kê, quản lý. Chỉ là một khúc phố ngắn Nguyễn Văn Đang, kẹp giữa đường bờ đê và Cách Mạng Tháng Tám, luôn luôn thấy quanh đi quẩn lại 1 ông lão tóc trắng mặc đồ bệnh nhân đi xin tiền chữa bệnh, một cặp con nít bé xíu dắt díu nhau líu lo bán kẹo cao su, đôi ba bà trung niên đội gánh bán túi xoài, chim cút…Chỉ trong một quãng phố ngắn mà ta nhìn thấy được phần nào số phận của nhiều thế hệ Việt, một cách sinh động nhất, trần trụi nhất, đang nai lưng bươn chải chỉ mong lo được đủ bữa cơm ngày hôm nay, còn chắt chiu được là may mắn.
Khó có thể đổ lỗi lên đầu ai, nếu nói đây là trách nhiệm của nhà nước thì lời nói chỉ như đang ném vào khoảng không vô định. Bản thân tôi nghĩ bởi dân tộc mình trong những ngày này đang thờ ơ quá, ích kỷ quá. Những số phận ngoài kia không phải là vấn đề của mình. Tâm lý “ăn xổi ở thì” không biết bao giờ mà trở thành lối sống của từng cá nhân. Thấy được cái lợi trước mắt thì cứ hưởng, cứ lấy, có dành dụm cũng là dành dụm cho đời mình, dành được ngần nào hay ho ngần ấy. Cứ thế mà lan ra thành cả hệ thống, dẫn đến một hệ lụy là tham nhũng. Cả đất nước là những vùng biển chết khép kín, không mở lòng, không chia sẻ, không một lần thả suy nghĩ về mai sau, để hành động vì những cá thể không phải là bản thân mình. Tôi vô cùng tâm đắc một câu nói mà nhạc sĩ Tuấn Khanh từng chia sẻ: “Một đời người đôi khi không đủ dài để dành dụm cho mai sau, nhưng cũng quá ngắn vì hối hả trong sự tham lam vô độ. Có những con người dành dụm lặng lẽ và khó nhọc như nhịp giọt mồ hôi rơi xuống, toả sáng trong cần lao. Và cũng có những con người dành dụm bằng nhịp chạy của đôi giày được đánh bóng, giẫy đạp trên lưng đồng loại mình, với mưu tính và quyền lực.”
Người già trên phố, biết đâu trong số họ có những người đã từng nghĩ về mai sau mà cầm súng ra chiến trường chiến đấu. Vậy thế hệ của chúng ta, đã có ai cúi mặt tự hỏi cả gần nửa thế kỷ sau chiến tranh, đất nước như trong một đoạn phim quay chậm, hòn ngọc Viễn Đông xìn màu theo năm tháng với nạn trộm cướp ngày một tăng cao, già trẻ ăn xin đầy đường, và đáng báo động hơn là cả triệu con người vẫn cứ điềm nhiên chấp nhận một cuộc sống như thế quanh mình.
* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cô dâu 14 tuổi và hành trình bị bán sang Trung Quốc

Ảnh cưới của Lý Thị Minh lúc 14 tuổi, và ông Pay Long Phe, một thợ hồ Trung Quốc.
Ảnh cưới của Lý Thị Minh lúc 14 tuổi, và ông Pay Long Phe, một thợ hồ Trung Quốc.
Trà Mi-VOA
20.09.2015
Hôn nhân đổi chác giữa các cô gái Việt với đàn ông nước ngoài không phải là hiếm, nhưng câu chuyện gửi tới các bạn hôm nay sẽ phơi bày sự thật đau lòng về thảm trạng buôn người mà nạn nhân là các bé gái ở những vùng biên giới của Việt Nam đang hàng ngày bị bắt cóc bán cho những người đàn ông nông thôn ở Trung Quốc mua về làm vợ.

Đó là nghịch cảnh của 3 chị em Lý Thị Sua, Lý Thị Minh, và Lý Thị Sinh cùng bị bắt cóc và bị bán sang Trung Quốc vào năm 2011 lúc Sua mới lên 13, Minh tròn 14, và Sinh bước vào tuổi 20. Hai người em là Sua và Minh đã tìm cách thoát về Việt Nam, còn cô chị hiện chưa biết tung tích ở đâu, sống chết thế nào.
Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi với Minh, cô gái dân tộc Hmong không nói được tiếng Kinh, bị gián đoạn rất nhiều lần vì nỗi sợ hãi, lo lắng, và những chấn động tâm lý chưa nguôi ngoai sau khi cô vượt thoát người chồng Trung Quốc trở về Việt Nam với gia đình ở xóm Khuổi Vin, xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) hôm 22/7 vừa qua.
Sau khi Hiền cùng đồng bọn đưa 3 chị em chúng tôi tới đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc, họ cho chúng tôi xuống xe và tát chúng tôi mỗi người một cái. Lúc đó, chúng tôi mới tỉnh vì trước đó họ có cho chúng tôi uống nước và có thể có chứa chất gây kích thích tâm lý. Họ đòi điện thoại của chúng tôi. Hiền và đồng bọn đã đánh 3 chị em tôi, đưa dao kề cổ khống chế và dọa giết nếu chúng tôi bỏ chạy.
Tôi nghe nói vợ Việt Nam rất dễ dạy, ngoan hiền, lại siêng năng làm lụng.

Tiếng nói bên ngoài và cuộc đấu tranh bên trong

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok -2015-09-21  
Các nhà đấu tranh Blogger Điếu Cầy, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Blogger Tạ Phong Tần
Các nhà đấu tranh Blogger Điếu Cầy, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Blogger Tạ Phong Tần Các nhà đấu tranh Blogger Điếu Cầy, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Blogger Tạ Phong Tần -RFA
Thêm một tù nhân chính trị tại Việt Nam, cô Tạ Phong Tần, đến Hoa Kỳ do áp lực của chính quyền Mỹ cũng như sự lên tiếng lâu nay về tình hình nhân quyền- dân chủ tại Việt Nam.
Thực tế tiếng nói từ bên ngoài giúp cho phong trào đấu tranh cho quyền con người trong nước đến đâu và vai trò của người dân trong nước thế nào?
Lên tiếng từ bên ngoài
Nhiều người thừa nhận nếu không có sự can thiệp từ phía chính phủ Hoa Kỳ, thì những cựu tù nhân chính trị tại Việt Nam như tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hay blogger Sự Thật & Công Lý Tạ Phong Tần sẽ không được viên chức ngoại giao của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cùng đi theo trên chuyến bay từ Việt Nam sang đến Xứ Cờ Hoa.
Ông Trần Văn Huỳnh, cha của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, hiện đang thụ án 16 năm tù tại trại giam ở Xuyên Mộc, Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết về sự lên tiếng từ bên ngoài và con ông nằm trong danh sách của những tù nhân chính trị tại Việt Nam được nêu ra:
“ Khi Thức tròn 6 năm ở trong tù, danh sách của Thức được chính thức 36 tổ chức xã hội dân sự, trong đó 20 tổ chức ở nước ngoài và 16 tổ chức trong nước, yêu cầu trả tự do cho Thức.
Thứ hai, trong lần 3 nhà báo thế giới được ông Obama tiếp kiến có Nguyễn Văn Hải- Điếu Cày, danh sách đưa ra có Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, rồi một số người nữa.
Và trong những đối thoại nhân quyền của giới chức Mỹ sang Việt Nam ( cách đây chừng vài tháng- tôi không nhớ rõ), ông Tom Malinowski- trợ lý của ngoại trưởng Kerry, cũng đề nghị đến trường hợp của các tù nhân lương tâm được khuyến nghị trả tự do, trong đó có Thức.”
Vào ngày 21 tháng 9, tham tán Terry White, đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội được hãng thông tấn AP trích dẫn phát biểu rằng phía Hoa Kỳ hoan nghênh quyết định của cơ quan chức năng Việt Nam trả tự do cho cô Tạ Phong Tần người quyết định đi Mỹ sau khi ra khỏi tù; tuy nhiên phía Hoa Kỳ vẫn rất quan ngại về trường hợp của những người bị bỏ tù chỉ vì thực thi nhân quyền và các quyền căn bản của họ. Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tất cả những tù nhân này và cho phép tất cả những người Việt Nam được quyền bày tỏ chính kiến của họ mà không sợ bị trừng phạt.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch qua phát biểu của ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á, cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do ngay cho những nhà hoạt động khác và nếu họ muốn ở lại trong nước thì phải đáp ứng nguyện vọng của họ; đồng thời ngưng can thiệp vào các hoạt động chính trị và ngưng vi quyền của những người đó. Danh sách những tù nhân chính trị mà Human Rights Watch nêu lên với yêu cầu trả tự do ngay cho họ gồm Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ thị Bích Khương, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Trần Vũ Anh Bình, Võ Minh Trí tức nhạc sĩ Việt Khang, Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Ngô Hào và nhiều tù nhân chính trị khác nữa.
Ủy ban Bảo Vệ Ký giả từ New York vào ngày 20 tháng 9 cũng ra thông cáo báo chí hoan nghênh việc trả tự do cho blogger Tạ Phong Tần, đồng thời kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do cho những nhà báo và bloggers khác đang bị cầm tù.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử 3 bị cáo phạm tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo Điều 88, Bộ luật Hình sự (gồm bị cáo Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải)
Phiên tòa sơ thẩm xét xử 3 bị cáo phạm tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, theo Điều 88, Bộ luật Hình sự (gồm bị cáo Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải) Ngày 24 tháng 9 năm 2012
Tác động
Nhà hoạt động Trần thị Nga, từ Hà Nam cho biết tác động của sự lên tiếng của người Việt ở nước ngoài, các nước khác và các tổ chức quốc tế đối với phong trào đấu tranh cho quyền con người và dân chủ tại Việt Nam:
“Góp sức của người Việt hải ngoại đối với công cuộc đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam từ vấn đề truyền thông cho đến liên lạc với quốc tế để đưa ra sự thật tình trạng vi phạm nhân quyền do chính phủ Việt Nam đối với người dân Việt Nam… Đây là công sức của người Việt hải ngoại mà tôi hết sức trân quí. Đó là động lực để cho những người trong nước đấu tranh như tôi có niềm tin mình không đấu tranh đơn độc vì mình còn có đồng bào quốc tế, các tổ chức quốc tế nữa.
Thông qua những lần trao đổi với đại sứ quán của các nước, tôi thấy họ cũng rất quan tâm, cũng hổ trợ chúng tôi. Trong ngoại giao với chính quyền Việt Nam họ cũng nêu lên những vi phạm nhân quyền; trong khi Việt Nam là một thành viên của tổ chức nhân quyền thế giới mà vi phạm, chà đạp lên những điều đã ký. Đó là một điều mà chúng tôi thấy rất tốt.”
Thiết yếu của đấu tranh từ trong nước
Theo chị Trần Thị Nga thì dù có những tác động tích cực từ bên ngoài như thế nhưng người dân trong nước phải vượt qua sợ hãi, ý thức được quyền của bản thân để cùng tham gia đòi hỏi:
“Còn công cuộc chính để có hiệu quả, để người dân Việt Nam thực sự được hưởng quyền con người của mình trước hết phụ thuộc vào người dân trong nước dám đứng lên, dám đấu tranh đòi những quyền của mình.
Sự nổ lực giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, cũng như của đồng bào người Việt hải ngoại có tác dụng thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam, còn nếu người trong nước mà thờ ơ về việc quyền căn bản của mình bị chính quyền chà đạp thì những sự hổ trợ từ bên ngoài sẽ không có tác dụng mạnh mẽ được.”
Một cựu tù nhân chính trị khác và cũng là một nhà hoạt động tích cực hiện nay, luật sư Nguyễn Văn Đài, cũng có ý kiến về việc tự thân nổ lực trong công cuộc đấu tranh để thay đổi hiện trạng Việt Nam hiện nay:
“ Bất kỳ cuộc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở quốc gia nào cũng vậy thôi, khi mình ở thế yếu luôn phải nhờ đến cộng đồng quốc tế. Trong khi đó chính phủ Hoa Kỳ là chính phủ quan tâm nhất đến tình trạng nhân quyền ở các nơi trên thế giới, chúng ta vẫn phải nhờ họ, vận động, kêu gọi họ ủng hộ cho chúng ta; nhưng chúng ta không đặt tất cả niềm tin hay hy vọng ở họ. Chúng ta muốn thay đổi triệt để đất nước của mình phải là chính nổ lực của mỗi người dân, của mỗi nhà hoạt động nhân quyền, mỗi nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam. Chúng ta phải cố gắng giành quyền của mình, cũng như chúng ta xây dựng các tồ chức xã hội dân sự. Điều đó mới thay đổi được đất nước của mình.”
Tình trạng sách nhiễu, hành hung, bắt bớ và bỏ tù những người công khai lên tiếng đấu tranh cho các quyền căn bản của người dân tại Việt Nam cũng như công cuộc dân chủ hóa đất nước được những người trong cuộc cho biết vẫn diễn ra. Bản thân họ sẵn sàng chấp nhận hy sinh, mất mát; tuy nhiên họ luôn kêu gọi sự hỗ trợ thông qua việc lên tiếng từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế yêu cầu chính quyền Hà Nội thực thi những điều đã ký kết với thế giới. Ngoài ra những người công khai đấu tranh cũng mong mỏi ngày càng nhiều dân chúng trong nước ý thức được quyền căn bản của con người và cùng lên tiếng đòi hỏi.