Thursday, September 10, 2015

Phố đi bộ Nguyễn Huệ và câu chuyện về sự tiến bộ của một đất nước


Phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Có lần hẹn gặp một người bạn thân từ hồi đại học, tôi ca cẩm về tình hình xã hội Việt Nam đang kém đi, nào thất nghiệp, thu nhập thấp, nào lạm phát, xuất khẩu kém… thế là cô bạn tôi bổng nổi doá mà bảo rằng tôi suy nghĩ tiêu cực, không biết hài lòng với những gì đã có. Cô ấy dẫn chứng rằng Việt Nam mới thoát khỏi chiến tranh vài mươi năm, mà đã có… phố đi bộ, ngay tại khu trung tâm thành phố thế này. Cô cao hứng tiếp tục lý lẽ rằng con đường đi bộ này làm mới bộ mặt Sài Gòn, sành điệu hơn, sáng sủa hơn. Lúc đó tôi cũng tạch. Chẳng phải vì tôi đồng ý với bạn mình, mà bởi vì lý lẽ của cô ấy làm tôi suy nghĩ dài hơn cả con đường ấy.
Một phố đi bộ thế này, hẳn là khiến người dân Sài Gòn thấy… nở mặt nở mày lắm. Cũng đúng, vì dân chúng có nơi để đi bộ, để chụp hình, hẹn hò nhau ngay tại trung tâm thành phố thay vì phải chạy qua khu Phú Mỹ  Hưng, quận 7. Xa. Rồi thỉnh thoảng có chương trình phun nước, loa phát nhạc… Nghĩ tới đó, tôi cười ngượng. Tôi rẽ qua hướng nghĩ tới cái món nợ công 110 tỷ đô (theo số liệu World Bank) mà chẳng biết khi nào Việt Nam mới trả hết, rồi tôi nghĩ tới người nông dân Việt Nam trồng ra bao nhiêu hoa trái cũng đều bị lái buôn Trung Quốc chèn ép, đến độ mất giá phải đổ bỏ ngoài đồng cho trâu bò ăn, rồi nào là chích ngừa nhầm thuốc làm chết trẻ con, rồi sách giáo khoa dạy học sinh lòng dũng cảm bằng cách đi qua… miểng chai. Ở xứ này, hầu như không có lĩnh vực nào mà không có chuyện để than trời. Cái nghèo, cái khó luôn bủa vây người dân nghèo Việt Nam. Thì thử hỏi, làm sao tôi có thể huênh hoang vì một cái phố đi bộ Nguyễn Huệ như thế chứ?!
Dĩ nhiên không phải là không nên vui mừng vì thành phố có thêm một nơi sinh hoạt công cộng cho người dân, mà tôi cho rằng một con đường đi bộ cũng là xa xỉ phẩm nếu so sánh với tình trạng thiếu ăn thiếu mặc của đại đa số người dân khắp các tỉnh, thành ở Việt Nam. Thừa hưởng một con đường đi bộ chỉ là một bộ phận nhỏ, vốn là tầng lớp thị dân, trung lưu hay thượng lưu, ở Sài Gòn. Cho nên, tôi nghĩ rằng ta không nên để cái “bộ mặt” “sang chảnh”, sành điệu ấy che lấp đi những đắn đo về điều kiện sống cơ bản của đại đa số người dân ở một nước vẫn chưa thoát khỏi cái nghèo, cái đói như Việt Nam.
Mặt khác, tôi thấy lo. Lo vì những thành phần có học thức, được xem là tiến bộ và có tri thức như cô bạn tôi hoặc như tôi đây đang thụ hưởng những vật chất và tiện ích “văn minh” vốn chỉ tập trung ở những thành phố lớn như Sài Gòn, thì lại quên đi rằng đấy không phải là mẫu số chung cho cả một đất nước. Ta dường như bị xao nhãng khỏi những tiêu cực khác của xã hội bởi sự hoành tráng của một con phố đi bộ Nguyễn Huệ. Phố đi bộ Nguyễn Huệ như lớp son phấn được tô điểm cho gương mặt của một cô gái trẻ. Nhưng chớ nên quên rằng, cái giá trị cốt lõi vẫn nằm ở sức khoẻ, tri thức, hay tâm hồn của cô gái ấy.
Tôi không phủ nhận sự cần thiết của cái chỉnh chu, tươm tất của trung tâm thành phố bậc nhất đất nước như Sài Gòn. Nhưng điều đó không thể là sự ưu tiên, hay là cái bóng phủ mờ những thực trạng tiêu cực còn đầy rẫy của xã hội Việt Nam, vốn có khoảng cách khác biệt rất lớn giữa các vùng miền. Nếu có thể, chúng ta nên nhìn xa hơn, nhìn rộng hơn những gì đang bày ra trước mắt, nhất là những thông tin được cập nhật hàng ngày qua đủ mọi phương tiện truyền thông. Để rồi chúng ta có thể thấy được chiều sâu của những vấn đề bất cập của sự phát triển xã hội. Để ta thấy được rằng mỗi câu chuyện, mỗi thực trạng đều có nhiều tầng nhiều lớp ý nghĩa, hơn là cái bề nổi mà ta nhìn thấy bằng mắt thường.
Cách đây vài tháng, người dân và báo chí trong nước cũng vừa phản đối công trình tượng đài Bác Hồ 1,400 tỷ đồng ở Sơn La, vì nó “lãng phí” và “không cần thiết”. Tỉnh Sơn La còn rất nghèo, chiếm đa số là đồng bào các dân tộc miền núi. Người dân tỉnh vốn còn không đủ ăn, không đủ mặc, thì số tiền đầu tư nghìn tỷ ấy rõ ràng một điều vô lý, nếu không muốn nói là phi nghĩa. Thật khập khiểng nếu so sánh công trình phố đi bộ Nguyễn Huệ (tổng vốn 430 tỷ đồng), với công trình tượng đài Bác Hồ (Lúc đầu là 1,400 tỷ, về sau được cải chính thành 200 tỷ đồng tổng vốn đầu tư). Thế nhưng, điểm chung của 2 công trình công cộng này, như được báo chí và các lãnh đạo các tỉnh thành ấy lý giải, là để góp phần nâng cao diện mạo của tỉnh, thành phố.
Nếu trong trường hợp tỉnh Sơn La, chi tiêu quá tay cho công trình tượng đài liền gặp nhiều bàn tán phản đối từ cộng đồng mạng và báo chí, vậy thì sao chúng ta lại thiếu tinh thần phản biện trong công trình phố đi bộ Nguyễn Huệ? Để rồi tô vẽ nên một xã hội giàu mạnh, tiến bộ chỉ qua hình ảnh một con phố đi bộ. Cách nhìn này không sai, nhưng mà phiến diện, như là ếch ngồi đáy giếng (phải, dù chúng ta những người dân thị thành, luôn cần trong tay chiếc điện thoại thông minh, cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi nhưng vẫn là ngồi đáy giếng). Vì ta không nhìn xa hơn được cái facebook của mình, ta lại càng không nhìn xa ra hơn cái Sài Gòn nhộn nhịp, phồn hoa này, để thấy rằng Sài Gòn, Hà Nội, hay Đà Nẵng, cũng là những trường hợp đặc biệt mà thôi. Các thành phố này không thể là điển hình mặt bằng chung của một đất nước. Và cuối cùng thấy thấy rằng, Đài Loan hay Nam Triều Tiên  cũng cùng “trang lứa” với Việt Nam, vừa kết thúc chiến tranh vỏn vẹn vài mươi năm trước thôi, nhưng trình độ phát triển xã hội của họ đã không còn đo đếm chỉ bằng một cái phố đi bộ nào hết…

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Đạo văn


Thú thực, tôi không ngạc nhiên khi nghe người bạn đồng nghiệp nói như thế. Ngay trong lớp của tôi, một số sinh viên Việt Nam vẫn vấp cái lỗi đạo văn mặc dù trong những tuần lễ đầu tiên của học kỳ, bao giờ tôi cũng dặn đi dặn lại là tuyệt đối không được đạo văn. Tôi cũng dặn dò rất kỹ về phương pháp trích dẫn (quote) hay diễn đạt lại (paraphrase) và cách thức ghi xuất xứ các tài liệu lấy từ người khác. Vậy mà, hầu như năm nào cũng xảy ra tình trạng đạo văn.
Để cho công bằng, cần nói ngay, hiện tượng đạo văn xảy ra ở nhiều sinh viên thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, ngay cả sinh viên sinh trưởng tại Úc, tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, sinh viên Việt Nam chiếm một tỉ lệ khá cao.
Lý do đầu tiên khiến các em đạo văn, như lời nhận xét của bạn tôi, là do các trở ngại về ngôn ngữ. Hầu hết các em đều mới sang Úc được một vài năm, chuyện đọc còn khó, chuyện viết lại càng khó; viết theo phong cách hàn lâm với những đòi hỏi nhiêu khê, phiền phức ở đại học lại càng khó hơn nữa. Để viết một bài luận văn, sinh viên Úc chỉ mất khoảng 5,7 giờ, sinh viên Việt Nam có thể mất 5,7 ngày (Đó là chưa kể thời gian tìm và đọc các tài liệu tham khảo). Nhiều em chọn lựa một biện pháp dễ dãi nhất: copy từ sách báo hoặc trên internet. Hình thức copy ấy có nhiều mức độ: Nhẹ thì chỉ lấy vài đoạn; nặng thì lấy trọn bài của người khác, nhất là trong các bài điểm phim hay điểm sách.
Tuy nhiên, vấn đề không phải chỉ là do trở ngại về ngôn ngữ. Trong các lớp về văn hoá và chiến tranh Việt Nam do tôi dạy, để nâng đỡ các sinh viên Việt Nam, trong phần ngôn ngữ, tôi cho sinh viên được phép viết bằng tiếng Anh hoặc bằng tiếng Việt. Phần lớn các sinh viên du học đều chọn viết bằng tiếng Việt, thứ ngôn ngữ các em thông thạo nhất, vậy mà, nhiều em vẫn đạo văn.
Điều khiến tôi ngạc nhiên và băn khoăn nhất là những em ấy đều là những sinh viên thông minh, lanh lợi và khá chăm chỉ. Bởi vậy, khi phát hiện họ đạo văn, bao giờ tôi cũng có có cảm giác vừa sửng sốt vừa buồn rầu. Chẳng thà họ là những sinh viên kém. Đằng này…
Có thể nói, trong cuộc đời đi dạy của tôi, buồn nhất là những lúc phát hiện sinh viên đạo văn. Sinh viên học kém, rớt, buồn, đã đành. Nhưng những cái buồn ấy dù sao cũng dễ chịu. Năm nào cũng có một số sinh viên thi rớt như thế. Rớt kỳ này, họ học lại kỳ sau. Còn cái buồn trước việc đạo văn của sinh viên, nó cứ day dứt thế nào. Mỗi lần viết lời phê trong đó ghi các em bị điểm zero vì đạo văn, bao giờ tôi cũng thấy nặng nề. Nhất là khi sinh viên ấy lại là người Việt. Và không ngớt trăn trở tự hỏi: Tại sao?
Nếu không phải là lý do trở ngại ngôn ngữ thì đâu là lý do chính?
Trước hết, cần lưu ý là, như báo chí trong nước thường loan tin, đạo văn là một hiện tượng rất phổ biến tại Việt Nam. Không phải chỉ học sinh hay sinh viên đại học mới đạo văn. Ngay cả những người làm luận án Thạc sĩ cũng như Tiến sĩ cũng đạo văn. Hơn nữa, cả những giáo sư hay những người làm công tác nghiên cứu cũng đạo văn. Đâu đâu cũng có đạo văn dưới những hình thức và với những mức độ khác nhau.
Nhưng ghi nhận tính chất phổ biến của hiện tượng đạo văn như thế, chúng ta vẫn chưa trả lời được câu hỏi: Tại sao?
Theo tôi, đạo văn gắn liền, trước hết, với văn hoá gian lận. Đạo văn, một từ Hán Việt, nghe có vẻ “sang trọng”, nhưng thực chất chỉ là một hành động ăn cắp. Mà ăn cắp thì đầy tràn ở Việt Nam. Người nghèo ăn cắp, đã đành. Ngay cả những người giàu có và có chức tước cao trong xã hội cũng ăn cắp. Rút ruột các công trình xây dựng là một hình thức ăn cắp. Lợi dụng sự tin cậy của quần chúng để làm những điều phi pháp, có lợi cho bản thân mình cũng là một hành vi ăn cắp. Đánh tráo lịch sử để củng cố quyền bính của giới lãnh đạo cũng là một sự ăn cắp. Nguỵ trang những sự ăn cắp như thế dưới những chiêu bài và khẩu hiệu cao cả là một sự gian lận. Ăn cắp đi đôi với gian lận.
Bên cạnh sự gian lận, đạo văn còn gắn liền với sự thiếu tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Ở Việt Nam, dưới ảnh hưởng của một chế độ được xây dựng trên căn bản ăn cắp và ăn cướp, cái gọi là quyền sở hữu nói chung rất ít khi được tôn trọng. Các quyền sở hữu về trí tuệ lại càng ít được tôn trọng. Người ta thản nhiên ăn cắp các công trình từ tim óc của người khác. Câu văn và ý tưởng là những công trình như thế.
Cuối cùng, đạo văn gắn liền với phương pháp giáo dục tại Việt Nam vốn, từ tiểu học đến tận đại học, chỉ đòi hỏi việc học thuộc lòng. Tự bản chất, việc học thuộc lòng là một quá trình nội tâm hoá những kiến thức từ bên ngoài. Trong việc nội tâm hoá như thế, chỉ có câu chữ là còn lại, còn nguồn gốc các câu chữ ấy, tức là xuất xứ của kiến thức, thì bị rơi rụng mất. Học sinh và sinh viên thường được điểm cao và tự hào về việc nhớ thật nhiều kiến thức nhưng lại không bao giờ bị đòi hỏi phải ghi nhận nguồn gốc của các tư liệu mình sử dụng, do đó, họ không có ý niệm rõ ràng về cái gọi là đạo văn. Trường hợp người bạn tôi kể, sau khi đã bị cảnh cáo về đạo văn, một số sinh viên vẫn tiếp tục vấp phải lỗi đạo văn trong bài viết lần thứ hai cho thấy rõ sự mù mờ trong nhận thức này.
Để kết thúc, có một điều quan trọng tôi xin được nhấn mạnh: nạn đạo văn chỉ xảy ra ở một số sinh viên chứ không phải là tất cả. Đó chỉ là một con số hiếm hoi, trong cả lớp 30-40 sinh viên, chỉ có một hai người mắc phải. Nhưng mỗi năm, chỉ cần một hai người như thế cũng đủ tạo nên một bức tranh không mấy đẹp đẽ cho sinh viên Việt Nam. Tôi viết bài này với ước mong làm cho các sinh viên nói chung có chút giật mình và nghĩ lại, từ đó, bỏ được tật đạo văn vốn là một thứ bệnh trầm kha về phương diện trí thức và đạo đức học thuật ở Việt Nam.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cuộc sống người lao động VN không được đảm bảo khi về hưu

VOA-10.09.2015
95% người lao động ở Việt Nam lo lắng về tình trạng nghèo khó, thiếu tiền trang trải đời sống khi về hưu, theo cuộc khảo sát do Viện nghiên cứu Lão hóa Toàn cầu phối hợp với Tập đoàn Prudential Châu Á thực hiện.
Truyền thông trong nước hôm nay dẫn kết quả nghiên cứu mang tên ‘Từ Thách thức tới Cơ hội’ thu thập ý kiến và nguyện vọng của người lao động khi về hưu tại 10 nước ở Đông Á bao gồm Việt Nam.
Tại mỗi nơi được khảo sát, càng ngày càng có nhiều người mong khi về hưu được nhận các khoản tiền từ bảo hiểm và các nguồn quỹ niên kim, phương thức đầu tư khá phổ biến trong giới hưu trí ở các xã hội phát triển.
Ở Trung Quốc, Hong Kong, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, và Thái Lan, trong số 10 người được hỏi thì có từ 6 đến 8 người cho biết muốn có thu nhập từ các nguồn tài chính này khi về hưu.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, Philippines, và Indonesia chưa tới 1/4 những người lao động hôm nay muốn đầu tư vào các nguồn quỹ này để ổn định tài chính lúc về hưu.
Giới hữu trách Việt Nam nói số dân mua bảo hiểm xã hội trong nước đã vượt quá 10 triệu người. Tuy nhiên, báo nhà nước dẫn lời ông Phùng Đắc Lộ, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, cảnh báo có nguy cơ các nguồn quỹ bảo hiểm bị suy sụp vào năm 2032.
VNS dẫn lời bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Bảo hiểm Xã hội thuộc Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội Việt Nam cho biết hiện cứ 10 người cao tuổi ở Việt Nam thì hơn 6 người không có hưu bổng hoặc các khoản hỗ trợ an sinh xã hội.
Đa số người cao niên ở Việt Nam được con cháu cấp dưỡng hoặc tự kiếm sống bằng các công việc khác nhau và không có tiền dành dụm cho hưu trí hay tuổi già.
Cuộc nghiên cứu cho thấy những người ở tuổi hưu tại Đông Á đang lâm vào tình thế khó khăn vì càng ngày sự hỗ trợ từ con cái theo truyền thống gia đình Á Châu càng bớt dần đi trong khi chưa có được sự hỗ trợ từ xã hội và các chính sách của chính phủ.

Theo ANN, VNS

Hành trình xây dựng một Nhà thờ mới cho một Giáo xứ lâu đời

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-09-10
Tháp chuông còn lại của Nhà Thờ Tam Tòa cũ, bị trưng dụng làm chứng tích chiến tranh
Tháp chuông còn lại của Nhà Thờ Tam Tòa cũ, bị trưng dụng làm chứng tích chiến tranh-RFA
Hành trình xây dựng một giáo đường mới cho một giáo xứ có tuổi đời hơn một thế kỷ.
Tam Tòa là tên một ngôi nhà thờ lớn ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, do người Pháp xây dựng từ năm 1886.
Sau Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước năm 1954, đa số giáo dân Đồng Hới và các vùng quanh thành phố này di cư vào miền Nam. Từ 1850 đến tháng Năm 2006, giáo xứ Tam Tòa nằm dưới quyền giáo phận Huế . Rồi từ tháng Năm 2006 trở về sau này, các giáo xứ ở phía Nam sống Gianh, trong đó có Tam Tòa, đặt dưới quyền quản trị của giáo phận Vinh.
Sau này, Đức Giám Mục giáo phận Vinh cử linh mục Lê Thanh Hồng vào làm quản xứ Sen Bàng và các xứ còn lại từ Đồng Hới trở vào, trong đó bao gồm cả Tam Tòa.
Theo trang Web Du Lịch Quảng Bình-Nhà Thời Tam Tòa ngày 7 tháng Năm 2012, trong thời chiến Việt Nam nhà thờ Tam Tòa bị không lực Hoa Kỳ đánh phá tới 48 lần. Ngày 11 tháng Hai năm 1965, nhà thờ bị một trận bom phá sập, chỉ còn lại phần tháp chuông với nhiều vết đạn chi chít.
Đối với giáo dân của giáo xứ Tam Tòa, tháp chuông đổ nát chơ vơ trên nền đất hoang tàn vì bom đạn là biểu tượng của đức tin bền vững cùng thời gian và năm tháng.
Tuy nhiên đối với chính quyền sở tại, thị xã Đồng Hới, nơi bị bom Mỹ san bằng và tháp chuông nhà thờ trở thành di tích chiến tranh. Tháng Hai năm 1997, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình ra quyết định cần bảo vệ nghiêm ngặt khu vực tháp chuông nhà thờ Tam Tòa vì đó là Chứng Tích Tội Ác Chiến Tranh mà cũng là Di Tích Văn Hóa Lịch Sử cấp tỉnh.
Tháng Mười năm 2008, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình và Tòa Giám Mục xả Đoài ký bản ghi nhớ với nội dung là khuôn viên nhà thờ Tam Tòa cũ hiện là chứng tích tội ác chiến tranh, hai bên sẽ giữ nguyên và tôn tạo nhằm bảo vệ cũng như phục vụ cho việc nghiên cứu, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Vẫn theo văn bản này, Giáo hội có nhu cầu xây dựng cơ sở thờ tự thì làm thủ tục xin cấp đất theo đúng qui định, trên cơ sở quĩ đất của đụa phương và qui hoạch tổng thể thành phố Đồng Hới.
Đối với giáo dân của giáo xứ Tam Tòa, tháp chuông đổ nát chơ vơ trên nền đất hoang tàn vì bom đạn là biểu tượng của đức tin bền vững cùng thời gian và năm tháng.
Dù đã có thỏa thuận như vậy nhưng việc cấp đất vẫn bị trì hoãn và đến tháng Bảy 2009 thì bà con giáo dân kéo đến dựng một cái lán tạm trên nền đất của nhà thờ cũ. Đó là những ngày biến động ở Đồng Hới, công an kéo đến giật sập lều tạm, tịch thu vật liệu, bắt giữ 19 giáo dân với 7 người bị nêu danh khởi tố.
Ngày Chúa Nhật tiếp đó, hàng trăm ngàn giáo dân ở 18 sở hạt trên tổng số 19 giáo hạt thuộc giáo phận Vinh đở về giáo hạt của mình để hiệp thông cầu nguyện cho Tam Tòa. Buổi tối ngày 14 tháng Tám 2009, nhân ngày vọng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Tòa Giám Mục Vinh tổ chức buổi thắp nến hiệp thông để cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa. Buổi thắp nến và cầu nguyện diễn ra trong vòng trật tự với khoảng chứng 200.000 người tham dự.
Thánh lễ cầu bình an đầu năm cho Tam Tòa
Thánh lễ cầu bình an đầu năm cho Tam Tòa
Khi đó, chính quyền quyền Quảng Bình cũng có mời linh mục Lê Thanh Hồng đi làm việc nhưng ông từ chối vì:
Lý do thứ nhất đó là việc của Tòa Giám Mụ, lý do thứ hai là Tòa Giám Mục không cho phép tôi vào làm việc với công an thanh phố trước khi Tòa Giám Mục làm việc với tỉnh. Thứ ba nữa, trong thời gian các linh mục vào làm việc thành phố Đồng Hới không bảo đảm an toàn tính mạng. vì những lý do đó tôi trả lời là tôi không đi.
Khi đó, phó chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Tam Tòa lúc ấy cho hay là trong số 19 người bị tạm giam thì hết 18 được công an thả cho về, nói là tạm tha. Còn lại một người vẫn bị nhốt vì không chịu nhận tội.
Trước nguyện vọng xin đất để xây mới một nhà thờ Tam Tòa thế cho ngôi giáo đường cũ bị quây lại để làm chứng tích chiến tranh , đến tháng Giêng năm 2011 vị quản xứ Tam Tòa là linh mục Lê Thanh Hồng cho biết chính quyền địa phương đã đưa ra những địa điểm cho Tòa Giám Mục lựa chọn, trong đó có những khu đất với diện tích rộng nhưng lại quá xa đối với giáo dân:
Nhà thờ thì cần phải ở nơi đông dân để giáo dân có thể tham dự Thánh lễ.
Đến năm 2013, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình đồng ý cấp một khu đất ngay phường Nam Lý, thị xã Đồng Hới, cách nhà thờ Tam Tòa cũ chỉ khoảng hai cây số rưỡi. Vẫn lời linh mục Lê Thanh Hồng:
Từ khi thống nhất đến khi cấp đất là quá trình dài, ba bốn năm sau đó chính quyền mới cấp, rồi cuối 2013 họ đã cấp thẻ đỏ và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho mình xây dựng nhà thờ.
Với giáo dân giáo xứ Tam Tòa , đây là một tin vui rất lớn. Chị Mỹ Dung:
Tất cả mọi người đều vui, già trẻ bé lớn vui hết. Có một ngôi thánh đường đàng hoàng khang trang thì mình khỏi phải đi lễ ngoài đường ngoài mưa ngoài gió, xe cộ thì rất là sợ, cảm giác không an tâm, không biết lúc nào xe nó tông mình.
Sở dĩ chị Mỹ Dung nói như vậy vì từ nhiều năm qua người dân ở giáo xứ Tam Tòa phải mượn nhà của một giáo dân để làm nơi dâng Thánh lễ mỗi sáng Chúa Nhật:
Cha làm lễ ở trong nhà, giáo dân bắt ghế ngồi trên vĩa hè ngoài đường, , mưa thì chạy núp vô cây. Không tập trung được đâu, tiếng xe cộ, tiếng còi, bởi vì khu chỗ này là khu du lịch nữa, và gần biển thành xe chạy ầm ầm. Có kgi đang lễ nghe một cái rầm, tai nạn kế bên, trước mặt vậy đó. Nói chung đi lễ không an tâm, chia lòng chia trí lắm.
Giáo dân Tam Tòa dự Thánh Lễ ngoài đường phố
Giáo dân Tam Tòa dự Thánh Lễ ngoài đường phố

Từ khi thống nhất đến khi cấp đất là quá trình dài, ba bốn năm sau đó chính quyền mới cấp, rồi cuối 2013 họ đã cấp thẻ đỏ và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho mình xây dựng nhà thờ.
LM Lê Thanh Hồng
Ông Nguyễn Trung Chính, phó chủ tịch nội vụ Hội Đồng Giáo Xứ Tam Tòa:
Không riêng gì tôi mà tất cả giao dân trong Giáo xứ Tam Tòa là mừng lắm. Đã 8 năm nay Cha phải mượn nhà dân để làm lễ. Không riêng giáo dân của Tam Tòa cũ mà bà con tứ phương, kể cả Lương dân , có nghĩa sau khi Tỉnh đã cấp cho giáo xứ Tam Tòa thì mọi người ai cũng phấn khởi. Phần tôi thì tôi nghĩ đây là ơn Chúa.
Vị chủ chăn giáo xứ Tam Tòa hiện tại là linh mục Trần Văn Thành, được cử về đây hồi tháng Hai 2014:
Bắt đầu 2014 thì mọi thủ tục mới xong. Được cấp giấy đầy đủ thì tôi đã cho san bằng đất ở đó. Nếu có điều kiện tài chính thì khởi công xây. Hiện nay ngân quĩ của Giáo phận còn thiếu hụt rất nhiều vì mới xây Đại Chủng Viện xong. Tôi cũng đang còn kêu gọi người hảo tâm giúp. Chỉ mong một cái nhà nguyện để giáo dân qui tụ về đọc kinh dâng lễ hàng ngày cho nó dễ dàng hơn so với hiện nay.
Hiện nay vì điều kiện khó khăn quá, mượn nhà giáo dân ở góc phố gần chỗ nhà thờ cũ để dâng lễ, nắng gió hay mưa thì giáo dân ngoài đường phải chịu thôi. Giá như ở chỗ khác thì có thể dăng lên một tấm bạt, cái dù hoặc là tấm tôn để che thì cũng có thể qua ngày được nhưng mà ở đây vì giữa phố thì chính quyền họ không cho, cản trở giao thông và mất vẻ mỹ quan của thành phố cho nên họ không chấp nhận.
Khu đất nhà thờ đang được san bằng chuẩn cho việc xây dựng Nhà thờ mới
Khu đất nhà thờ đang được san bằng chuẩn cho việc xây dựng Nhà thờ mới

Tại sao trong suy nghĩ của người Đồng Hới và giáo xứ Tam Tòa sự hiện diện của một ngôi nhà thờ lại quan trong đến vậy. Cần biết toàn tỉnh Quảng Bình có khoảng 850.000 dân, trong đó người Công Giáo chiếm chừng 110.000.
Và riêng dân số của Đồng Hới là 170.000 , trong đó giáo dân hơn 1.500, còn lại là bên Lương hoặc bên các tôn giáo khác, chưa kể những người từ xa đến đây làm ăn.
Với hơn 110.000 giáo dân của tỉnh Quảng Bình và với xu thế của giới trẻ đang tập trung về thành phố để kiếm việc làm, Đồng Hới chắc chắn một ngày gần đây số lượng giáo dân không phải một ngàn rưỡi nữa mà có thể tăng lên gấp đôi hoặc gấp ba, đó là điều mà tôi có thể cảm nhận và thấy được.
Trong thời chiến Đồng Hới, Quảng Bình được coi là một vùng oanh kích tự do, nhưng đến thời bình thì đó là một di tích lịch sử, một di tích tôn giáo:
Từ sông Gianh đi vào đến sông Bến Hải là chưa hề có bóng ngôi nhà thờ nào cả, và nhất là thành phố Đồng Hới, trung tâm của tỉnh Quảng Bình, rất nhiều người qua lại như khách du lịch, người Công giáo, hoặc người Tây chẳng hạn, đến đó tìm nhà thờ để tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật mà không có thì cũng gây khó khăn cho họ. Thêm nữa là số giáo dân đổ về đó để làm ăn hoặc đi học, họ cần có một nhà thờ để đi lễ và tham dự các sinh hoạt khác. Tôi thấy Đồng Hới rất cần có một nhà thờ.
Vẫn theo lời vị quản xứ Tam Tòa, linh mục Trần Văn Thành, về mặt văn hóa thì không ai có thể phủ nhận truyền thống tôn giáo lâu đời ở Đồng Hới, trong lúc lịch sử cũng là một nét đặc thù của thành phố:
Nhà thờ Tam Tòa cũ ở một vị trí, theo tôi nhận định, đẹp nhất trong tất cả các điểm có thể xây được nhà thờ ở thành phố Đồng Hới. Nhưng vì điều kiện hiện nay là họ bao lại để làm chứng tích tội ác của đế quốc Mỹ thì mình cũng chịu thôi. Hiện nay chỗ mới rất gần trung tâm thành phố, không được như chỗ cũ nhưng cũng thuận lợi cho việc đi lại.
Đó là về địa điểm, còn thứ hai về vấn đề lịch sử thì vùng đất Tam Tòa này rất đặc biệt. Trước đây vùng đó từng có một giáo xứ lớn mạnh bậc nhất tỉnh Quảng Bình. Có mấy nhân vật để lại những dấu tích rất đặc biệt. chẳng hạn linh mục Leopold Carriere, một nhà khoa học, một nhà thám hiểm, một học giả uyên bác đã quảng bá động Phong Nha của Quảng Bình cho thế giới biết.
Về vấn đề lịch sử thì vùng đất Tam Tòa này rất đặc biệt. Trước đây vùng đó từng có một giáo xứ lớn mạnh bậc nhất tỉnh Quảng Bình. Có mấy nhân vật để lại những dấu tích rất đặc biệt. chẳng hạn LM Leopold Carriere, một nhà khoa học, một nhà thám hiểm, một học giả uyên bác đã quảng bá động Phong Nha của Quảng Bình cho thế giới biết
LM Trần Văn Thành
Thứ hai, một nhân vật lịch sử cũng rất quan trọng, đức cố Hồng Y Francisco Savier Nguyễn Văn Thuận từng phục vụ ở giáo xứ này.
Hơn nữa, ở đây có một người cũng rất nổi tiếng, nhà thơ Hàn Mặc Tử, đã sinh ở trên mảnh đất Tam Tòa này.
Và trên hết. mảnh đất Tam Tòa này đã thấm đậm máu các anh hùng tử đạo, trong 117 thánh tử đạo của Việt Nam được Giáo Hội phong thánh thì 7 đã đổ máu tại vùng đất này với biết bao nhiêu người khác đã đỗ máu cho niền tin của mình. Như vậy, hôm nay Quảng Bình có 110,000 giáo dân cũng là thành quả hy sinh của các thánh tử đạo, cho nên cần thiết phải có một ngôi nhà thờ.
Được biết giáo phận Tam Tòa đã lên phương an và kế hoạch xây dựng :
Vì đây là một giáo xứ mới hoàn toàn nên phải có kế hoạch làm sao để sau này có thể sử dụng vùng đất được cấp và tránh lãng phí . Đức Giám Mục đã có bản qui hoạch phối cảnh nhà thờ rồi những công trình liên quan đã xong rồi. Bây giờ chỉ cần có một chút tiền thì bắt đầu tiến hành dần dần theo thiết kế mà mình đã đưa ra.
Hiện linh mục Trần Văn Thành, quản xứ giáo xứ Tam Tòa, đang có mặt tại Hoa Kỳ. Nhân dịp này, một số đồng hương Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình , cùng nhau tổ chức một buổi gây quĩ tại Nam California ngày thứ Sáu 11 này, để kiếm thêm tài chính vào công việc xây cất một giáo đường khang trang đúng nghĩa cho thành phố quê nhà của họ.
Con đường bảo tồn và tái dựng nhà Chúa còn nhiều chông gai, linh mục Trần Văn Thành khẳng định, thế nhưng sức người và niềm tin của giáo dân Tam Tòa trong nước cũng như khắp nơi, mà điển hình qua tháp chuông trơ trọi sừng sững trên trên nền đất nhà thờ cũ bị bom đạn tàn phá gần đó, là yếu tố tiên quyết làm sống lại một giáo xứ Tam Tòa thuần thành với tuổi đời hơn một trăm năm.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng nơi đây. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị thứ Năm tuần tới.

Nông thôn ô nhiễm

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-09-09

Khói của nhà máy phân bón Lâm Thao ở thôn Thạch Sơn ở phía bắc của tỉnh Phú Thọ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

Khói của nhà máy phân bón Lâm Thao ở thôn Thạch Sơn ở phía bắc của tỉnh Phú Thọ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường-AFP

Thôn quê Việt Nam yên bình, hiền hòa và thơ mộng… Đó là những khái niệm xa lắc xa lơ đối với người Việt bây giờ bởi sự yên bình, thơ mộng và hiền hòa ấy không còn nữa. Bầu không khí ô nhiễm và tuổi trẻ bốc đồng, hung hãn đã làm cho bộ mặt nông thôn Việt Nam trở nên dị hợm, méo mó. Hệ thống cầm quyền địa phương luôn chạy theo sau sự phát triển, hay nói cách khác là bộ máy cầm quyền địa phương luôn trong tình trạng quá yếu kém về cả tri thức lẫn đạo đức đã dẫn đến sự nhếch nhác của hầu hết các vùng quê Việt Nam.
Qui hoạch ba rọi
Ông Trung, một cư dân huyện Hương Khê , Hà Tĩnh, chia sẻ: “Bioga bốc lên, ô nhiễm không khí ghê lắm, nguồn nước thì các nhà hàng mọc lên rồi thải nước bẩn, ô nhiễm nguồn nước ghê lắm. Rồi các lò mổ vịt, nó làm nhựa thông vô, khói là khói mù mịt, mùi khói ngửi vào là đau bụng ngay, ô nhiễm lắm. Ảnh hưởng đến đời sống của bà con hàng xóm xung quanh, không khí không trong lành được. Sáng dậy đã ngửi phải mùi khói độc, cảm thấy không an toàn, ô nhiễm!”
Theo ông Trung, vấn đề ô nhiễm vùng quê đã đến nước không thể cứu vãn được nữa. Trong đó, sự ô nhiễm này đến từ hai khía cạnh, ô nhiễm giáo dục và ô nhiễm qui hoạch. Đương nhiên, bao phủ lên trên hai khía cạnh này là phải nói đến tình trạng ô nhiễm quản lý. Nhưng vấn đề dễ thấy nhất và chi phối nặng nhất vẫn là ô nhiễm qui hoạch và ô nhiễm giáo dục.
Bioga bốc lên, ô nhiễm không khí ghê lắm, nguồn nước thì các nhà hàng mọc lên rồi thải nước bẩn, ô nhiễm nguồn nước ghê lắm. Rồi các lò mổ vịt, nó làm nhựa thông vô, khói là khói mù mịt, mùi khói ngửi vào là đau bụng ngay, ô nhiễm lắm
Ông Trung
Ở vấn đề ô nhiễm qui hoạch, ông Trung cho rằng do trình độ yếu kém của giới cán bộ qui hoạch, họ không bao giờ hoặc chưa bao giờ nhìn thấy chiều sâu của đời sống xã hội cũng như chưa bao giờ dự đoán được sự phát triển chung của xã hội nên mọi qui hoạch đều có tính manh mún và tư lợi. Chính vì điều này đã dẫn đến tình trạng qui hoạch ở thôn quê rơi vào ba rọi, nửa nạc nửa mỡ.
Lấy một ví dụ về việc phân lô đất và tổ chức bán đấu giá cho người dân, ông Trung lắc đầu bởi cách tính toán hết sức nông nổi của giới cán bộ qui hoạch cũng như giới lãnh đạo địa phương. Những con đường liên thôn, liên xã vốn là đường quê, đường đất, mới được cải tiến lên thành đường bê tông cách đây không quá mười năm. Đường này không thể gọi là đường phố được bởi nó không có hệ thống cấp thoát nước và giả sử nếu có hệ thống thoát nước thì vấn đề xử lý nước thải sẽ hết sức nan giải.
Nhưng khi qui hoạch, các cán bộ địa chính, qui hoạch lại phân lô với chiều ngang 5 mét, chiều dài tùy thuộc vào từng nơi. Các lô đất được phân nằm sát với nhau, khi xây nhà, tường dính liền tường và diện tích sử dụng chỉ còn chưa đến 4,5 mét bởi đào móng, xây tường. Đó là chưa nói đến việc chừa đường luồng để dắt xe ra vào, phơi áo quần.
Một cậu bé trên đường đi học về phải đeo khẩu trang vì bụi và khói
Phía sau các lô đất nhà cửa san sát nhau này là đồng ruộng. Và đương nhiên đồng ruộng trở thành nơi chứa nước thải của dãy nhà này. Mọi thứ mắm muối, phân heo, nước xà bông đều xả vào các đám ruộng. Hệ quả của việc này là các đám ruộng nằm gần khu dân cư mới trở nên dơ dáy và không thể canh tác được nữa.
Bên cạnh đó, khi hình thành một khu dân cư mới mà mọi thứ đều ngột ngạt, người dân buộc phải dùng đến máy lạnh nếu có đủ điều kiện, khí thải từ máy lạnh hay bếp gas đều thổi ra những cánh đồng. Loại hình sản xuất ở thôn quê cũng thay đổi đáng kể, vì ruộng đất ngày càng eo hẹp, những khu dân cư mới thường xuất hiện các dịch vụ massge, karaoke, hớt tóc thanh nữ, quán nhậu, quán cà phê cóc, tiệm mua bán tạp hóa… Đặc biệt là các điểm mua bán phế liệu ngày càng mọc ra đầy rẫy.
Ở vấn đề ô nhiễm qui hoạch, ông Trung cho rằng do trình độ yếu kém của giới cán bộ qui hoạch, họ không bao giờ hoặc chưa bao giờ nhìn thấy chiều sâu của đời sống xã hội cũng như chưa bao giờ dự đoán được sự phát triển chung của xã hội nên mọi qui hoạch đều có tính manh mún và tư lợi
Khí đốt từ các điểm mua bán phế liệu này làm ô nhiễm trầm trọng bầu không khí của thôn quê, nhanh chóng biến nơi hiền hòa, dễ thở thành nơi ngột ngạt, khó thở và chứa đầy khí độc. Hiện tại, mua phế liệu, đốt, xử lý và ép thành khối để xuất sang Trung Quốc đang là nghề ăn nên làm ra của nhiều người. Nhu cầu nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc càng cao thì bầu không khí của Việt Nam càng nhanh chóng bị ô nhiễm, đen đúa khí độc.
Ô nhiễm giáo dục và quản lý
Ông Minh, cư dân huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh buồn bã chia sẻ thêm:“Nói chung là khu công nghiệp Vũng Áng nắng nóng và khói bụi lắm. Tuy chưa hoạt động mà khói bụi vậy, khi nhà máy ở trong đó hoạt động thì khói bụi đầy.”
Theo nhận định của ông Minh, mọi vấn đề ô nhiễm môi trường hiện tại là hệ quả tất yếu của ô nhiễm trí tuệ, ô nhiễm quản lý. Cụ thể ở đây là ô nhiễm giáo dục và ô nhiễm quản lý nhà nước từ cấp trung ương xuống đến địa phương.
Ở khía cạnh ô nhiễm giáo dục, ông Minh cho rằng một nền giáo dục giáo điều, không đuổi kịp tri thức cũng như văn minh nhân loại và nhân cánh của người thầy, người quản lý ngành quá kém như hiện tại sẽ là bầu không khí ô nhiễm nặng, luôn có nguy cơ làm cho học sinh trở nên thực dụng, hung hãn và máu lạnh.
Một nền giáo dục mà ở đó, kiến thức để đối phó với các kì thi, để làm đà thăng tiến trong xã hội bị đặt nặng thái quá trong khi nhân cách, đạo đức của con người bị xem nhẹ, thậm chí bị bỏ qua, kéo theo nhân cách, đạo đức của người thầy bị đánh tráo bằng việc mua bán chữ. Và để được mua bán chữ, giáo viên phải bỏ ra một khoản đầu tư không nhỏ cho việc đút lót lãnh đạo ngành kiếm chỗ đứng gọi là biên chế nhà nước. Chính cái cơ cấu quản lý từ con người đến suy nghĩ một cách gắt gao và ấu trĩ của nhà nước từ trung ương xuống địa phương đã biến ngành giáo dục nhanh chóng trở thành cái ổ của tội lỗi và ô nhiễm.
Các lò đốt phế liệu có tồn tại được khi nhà cầm quyền làm việc nghiêm túc? Các căn nhà phân lô phân san sát nhau sẽ thải chất bẩn đi đâu? Và thôn quê sẽ ô nhiễm đến mức nào? Đây là những câu hỏi hết sức nan giải đối với thôn quê Việt Nam hiện tại.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Công nhân và những chia sẻ của cuộc sống (phần 1)

Chân Như, phóng viên RFA
2015-09-09
Công nhân may quần áo thể thao cho hãng Nike ở TPHCM
Công nhân may quần áo thể thao cho hãng Nike ở TPHCM -AFP
Và sau đây là mục diễn đàn bạn trẻ, trong kỳ phát thanh này và những kỳ tới Chân Như sẽ gởi đến quý vị loạt các chia sẻ của những bạn trẻ hiện đang là công nhân cho các công ty nước ngoài, hoặc đang là công nhân xuất khẩu lao động về cuộc sống của họ và những khó khăn họ gặp phải trong công việc, và những mơ ước của họ. Mời quý vị đến với kỳ đầu tiên sau đây.
Trong các diễn đàn trước đây, chân như đã gởi đến quý thính giả và các bạn nhiều chủ đề liên quan đến đời sống xã hội và chính trị, và được nhiều các bạn trẻ từ sinh viên, học sinh cho đến các bạn hoạt động xã hội tham gia chia sẻ, nhưng chưa bao giờ Chân Như có dịp được nói chuyện với các bạn công nhân, những bạn trẻ phải bỏ học hoặc không có điều kiện tiếp tục học phải bước vào đời với công việc làm thuê làm mướn ở các hãng xưởng của các công ty nước ngoài hoặc của nhà nước.  Tuần này để thay đổi không khí của diễn đàn, CN được một số bạn trẻ hiện đang làm việc cho các hãng xưởng của nhà nước hoặc của các công ty nước ngoài chia sẻ về đời sống công nhân của họ và những bất công gì họ thường gặp phải nơi công sở.
Chân Như: Xin chào các bạn, rất vui được các bạn nhận lời đến với chương trình, trước tiên các bạn có thể chia sẻ đôi chút về mình và công việc hiện tại của các bạn hay không?
Thành: Mình là công nhân ở dưới quê lên sống ở Sài Gòn được 3 năm rồi, cuộc sống có nhiều khó khăn hơn vì mưu sinh nên chấp nhận lên đây để đi làm kiếm tiền dành dụm gởi về quê một ít vậy thôi.  Mình làm trong ngành may mặc thì công việc cũng chiếm thời gian khá nhiều. Một ngày trung bình mình làm 12 tiếng thành ra không có thời gian đi chơi, chỉ nghỉ cuối tuần thôi. Bình thường thì đi làm, làm xong về nhà ngủ thôi.
Vĩnh: Em làm công nhân gần nhà nên cũng tiện về mọi thứ, làm cũng tùy vô công việc. Em cũng làm công ty may mặc. Công ty cổ phần của nhà nước, 60 phần trăm của nhà nuớc và 40 phần trăm của nước ngoài. Mọi chuyện thì nước ngoài đưa vải cho mình may gia công để xuất khẩu lại cho nước ngoài. Một ngày em  làm có khi 12 tiếng, khi 13 tiếng mấy, 14 tiếng. Điều này cũng tùy theo công ty vì những bữa nào công ty thích thì người ta sẽ cho mình làm đến khi nào hết hàng thì mình về.
Chân Như: Theo Thành chia sẻ vừa rồi thì đã làm việc trong hãng may được 3 năm rồi, và từ quê lên, tại sao lại không tiếp tục con đường học vấn mà lại bỏ dang dở?
Thành: Em cũng học được tới lớp 12. Ở dưới quê thì cũng nghèo lắm. Vì hoàn cảnh thôi, gia đình không có điều kiện cho đi học lên nữa thành ra phải nghỉ và đi làm phụ giúp gia đình.  Nhiều lúc cũng muốn học cái này cái kia nhưng mà mình nghĩ giờ xã hội này học nhiều nhưng không quen biết được ai thành ra mình cứ đi làm công nhân kiếm việc, có được số vốn về sau mình bỏ ra mình buôn bán nhỏ chứ không có ước mơ gì cao.
Chân Như: Có nghĩa là theo Thành cái mức lương hiện tại cũng tạm ổn để trang trải cho cuộc sống và gời chút về cho gia đình ở quê nhà?
Thành: Dạ nói chung là tạm đủ thôi chứ thực sự dư là không có đâu anh, nhiều khi còn bị âm tiền nữa.
Chân Như: Còn Vĩnh, chắc sẽ khá hơn đôi chút?
Vĩnh: Dạ lương của em thì cũng đủ cho người nhà em với lại em và cũng có để dành chút xíu tại vì công ty em làm cũng gần nhà chạy lại chút xíu là tới. Cuộc sống cũng tạm đủ ăn thôi chứ không có dư giả gì nhiều, nếu mà tháng nào tiết kiệm lắm thì mới có thể dư được anh.
Chân Như: Từ nãy đến giờ thì chắc là Châu cũng đang nghe phần chia sẻ vừa rồi của Thành và Vĩnh, Châu thì lại là một điển hình đặc biệt là Châu làm cho nhà nước thì có những gì khác so với Vĩnh và Thành không?
Châu: Dạ vâng, cũng khác nhưng cũng không khá hơn nhiều. Em cũng làm công ăn lương. Mức lương hiện tại thì cũng không cao và cuối tháng thì cũng hết; Tức là tiết kiệm trang trải thì cũng đủ và nhiều khi cũng không đủ mà còn phải vay nợ ngân hàng và phải trả lãi.  Nói chung là cuộc sống hiện nay ổn định chút nhưng thật ra vẫn chật vật. Vì mình không có cơ hội để  làm lại hoặc cũng không thể chuyển đổi nghề nghiệp. Hiện nay, ở Trung, chắc chắn là rất khó vì kinh tế xã hội kém phát triển. Nhìn chung chỉ an phận thôi, cũng cố gắng mà sống thôi nhưng chất lượng cuộc sống thì chưa thể nâng cao được.
Chân Như: Chúng ta chia sẻ tí về công việc nhé, ngoài đồng lương chỉ đủ để sống qua ngày, thế thì trong công việc, các bạn có gặp những bất công hoặc khó khăn gì?
Vĩnh: Bất công thì cũng nhiều. Công ty của em anh cứ coi nó như là một xã hội thu nhỏ có nhiều khâu lắm. Những khâu này mỗi người quản lý một khâu nhưng mà họ không có đoàn kết. Người này đấu đá người kia để mà tranh giành chức vị. Em nói thật mỗi ngày em không đi làm mà em không nghe chửi thì hầu như không ăn cơm được nên cái đó em cũng quen rồi. Nhà nước  nói là muốn đoàn kết trong công ty để mà hoàn thành sản phẩm họ đưa ra nhưng mà em nghĩ thực tế là  ở trong công ty em  không có đoàn kết và người này đấu đá người kia để mà họ tranh giành địa vị, những chức vụ cao hơn trong công ty.  Làm cho người kia phải chuyển công tác hay là xin nghỉ thì em nghĩ đó là thực trạng của Việt Nam. Tại Việt Nam, nhìn chung những người làm công như mình thì mình cũng không trách gì tại vì những người nghèo khó thì vô trỏng để đi làm công nhân thì phải khó khăn mới đi làm. Em nghĩ là trong xã hội Việt Nam mà còn những  tư tưởng đó thì nó không phải là một xã hội tiến bộ. Trong thế kỷ 21 này những nước tiến bộ người ta sống vì trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm với tổ quốc của mình  cao hơn. Ở Việt Nam thì họ sống vì họ không à.
Thành: Bất công. Nói ra nhiều khi không biết than với ai, cũng có chứ. Ví dụ thời gian mình làm nó nhiều quá không có thể nào mình đi đâu được hết nó khít lại một chỗ chỉ biết làm từ sáng tới trưa tới chiều tới tối rồi về nhà ngủ thôi.  Công việc nhiều khi cũng gặp trục trặc như hàng hoá bị hư, rồi họ trừ tiền của mình; Đi trễ bao nhiêu phút họ cũng nhắc nhở kiểm điểm; Nghỉ không phép hoặc nghỉ nửa buổi, nhiều cái mình cũng chịu chấp nhận thôi chứ mình không lên tiếng được.
Công nhân các ngành nghề
Công nhân các ngành nghề (minh họa)
Chân Như: Có nghĩa là cũng vì không có những công đoàn độc lập đứng ra để bảo vệ cho các công nhân như các em nên nó nẩy sinh ra nhiều vấn đề bất công trong công việc.  Chân Như cũng được biết  nếu có nộp đơn kiến nghị lên để xin giải quyết thì cũng mất nhiều thời gian và phải qua rất nhiều khâu và rất khó khăn.
Thành: Đúng rồi phải chấp nhận thôi vì chủ lao động họ mướn người bên công đoàn để làm việc cho họ thôi. Nếu mình lên tiếng lỡ bị nghiêm trọng có thể bị đuổi việc, hoặc bị khiển trách chứ không giỡn đâu.
Vĩnh: Ở công ty em, họ cũng đưa ra một đề nghị, một khuyến cáo là công nhân không được chụp hình hoặc là đưa ra những thông tin gì mà có hại cho công ty. Họ có thông báo trên loa là  không được đưa ra chụp hình hoặc quay phim những khu vực trong công ty, những nơi nhạy cảm hoặc  nói về những điều không tốt cho công ty thì sẽ bị phạt theo hình thức rất nặng.
Thành: Em có ý kiến nữa là thanh tra bên liên đoàn lao động xuống là mình phải họp trước một ngày mình nói những điều nào công ty cho nói mới được; Nói những điều tốt thôi, còn những điều khác mình không được nói.  Thanh tra xuống mình chỉ nói y chang như trả bài là xong nhiệm vụ của mình.
Vĩnh: Dạ đúng rồi, bên em thì, bên thành ủy  lâu lâu họ cũng qua thăm hỏi về công nhân. Tuy nhiên, lúc đó,  những bảng chấm công, bảng ghi năng suất, bao nhiêu giờ, làm được bao nhiêu cái.... thì công ty sẽ tự động họ ghi lại và họ cất đi.
Thành: Họ sắp xếp hết rồi, mình chỉ làm y chang vậy thôi không được khác gì hết
Vĩnh: Đúng rồi, nếu mình làm trái thì tội rất nặng.
Thành: Nhưng vì miếng ăn, cuộc sống nên mình phải chấp nhận thôi. Hiện tại, điều đó rất là phổ biến.
Vĩnh: Có những công ty nhà nước thì có thể sẽ ít hơn những công ty vốn nước ngoài 100% nhưng em nghĩ những công ty đó ít thôi.
Thành: Đặc biệt là những công ty vốn của Đài Loan và vốn của Trung Quốc đầu tư vô. Họ “đè” người công nhân, họ bóc lột hơi bị nặng, tại mình có một số người bạn làm ở công ty Pouyuen đó và có nghe họ nói.
Chân Như: Qua những chia sẻ của các bạn vừa rồi thì chúng ta cũng có phần nào thấy được những khó khăn và những hạn chế của một người công nhân khi làm việc cho các nhà đầu tư nước ngoài hoặc ngay cho chính nhà nước. Đó cũng là lý do vì sao người công nhân nên có được quyền lập cho mình một công đoàn độc lập để nguòi đại diện đứng lên giành quyền lợi cho công nhân mình. Và đó cũng là phần II mà chân như sẽ cùng các bạn nói chi tiết hơn về vấn đề công đoàn độc lập. Bây giờ vì thời gian có hạn nên mỗi các bạn đây hãy nói lên điều ước của mình cho công việc hiện tại?
Châu: Trước khi nói về ước mơ thì cho mình nói qua một thực trạng mà nãy anh có hỏi là hiện nay ở chỗ làm việc có những bất công gì? Thì rõ ràng là hai bạn đã nói về công đoàn trong đơn vị kinh tế. Trong đơn vị hành chính nhà nước thì nó cũng có những bất công của nó. Ví dụ như người đứng đầu tổ chức sơ bộ đơn vị thì thường là vị trí chi bộ hoặc là chủ tịch thì người ta lại độc quyền sắp xếp ai là vị trí của chủ tịch công đoàn. Người ta yêu mến người này thì người ta sẽ thiên vị hơn,  hoặc người ta ghét người kia, hoặc người kia có đúng đi nữa thì người ta vẫn  có thể bố trí con đường bất lợi. Công đoàn lệ thuộc hoàn toàn vào đó. Mỗi năm xét thi  đua, thường những người thẳng thắn và đặc biệt là người dân Nghệ An, Hà Tĩnh thì thường bị những chuyện là dù mình làm tốt đến bao nhiêu mà có vài lỗi nhỏ thì người ta sẽ tập trung vào đó còn người khác nguời ta thấy là bằng lòng hơn thì dù họ có thể làm lỗi nhiều hơn nhưng lại được bỏ qua. Người đứng đầu cơ quan nhà nước thì người ta thường chủ trì hội nghị, và  người ta có thể lèo lái mọi chuyện theo hướng đó, cho nên tồn tại rất nhiều những bất công.  Người làm tốt thì không được nâng lên người nịnh hót thì lại được. Vì thế, Châu có ước mơ là sắp tới thì mọi cái có thể phải thay đổi, và thay đổi càng nhanh càng tốt. Nếu như tình trạng này thì số công đoàn gần như là lệ thuộc và hình thức có thể nói là bù nhìn trong tổ chức đảng cho nên cũng khó để bảo vệ quyền lợi một cách chính đáng cho người lao động và công nhân viên chức.
Vĩnh: Ước mơ của em cũng đơn giản thôi. Em cũng muốn VN khi gia nhập vô những hội tổ chức quốc tế thì sẽ có những tiến bộ hơn so với bây giờ chứ em cũng không mong có thể bằng được quốc tế, nhất là những nước mà hàng đầu thế giới. Em cũng không mong hơn mà em chỉ mong là mức sống của người dân được đảm bảo hơn bởi tiền lương để giàn trả được đúng với mức lao động chứ không mập mờ.  Thí dụ như công ty của em tới tháng lãnh lương, họ chỉ đưa cho em tờ giấy, ghi những khoản trong chứ họ cũng không cho biết là cách tính như thế nào. Em chì mong là sắp tới VN sẽ gia nhập TPP thì những điều khoản trong hiệp định đó  sẽ giúp VN tiến bộ hơn một chút so với hiện giờ. Vậy là em mừng rồi.
Thành: Em uớc mơ sẽ có một tổ chức công đoàn hoạt động riêng, không liên quan đến liên đoàn nhà nước. Và em hy vọng tổ chức đó sẽ đứng về phiá người công nhân nhiều hơn và có tiếng nói mạnh hơn trước. Lúc đó công nhân mới có an tâm để mà làm việc, mới tạo ra thành quả lao động cho xã hội, cho một xã hội phát triển được ạ.
Cám ơn ba bạn Thành, Vĩnh và Châu đã dành thời gian đến với chương trình. Chúng ta hẹn vào kỳ tới để tiếp tục chia sẻ về những vấn đề công đoàn độc lập.

‘Hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh!’

Theo Người Việt-09-08-2015 7:04:47 PM
Ngô Nhân Dụng
Xin lỗi quý vị độc giả, phải nhìn thấy những chữ nặng nề trong tựa đề trên đây. Tám chữ đó người viết không đặt ra mà trích từ một lá thư công khai của ông Ngô Bảo Châu, một nhà toán học Việt Nam lỗi lạc được thế giới công nhận.

Ðộc giả Người Việt khi đọc tin đảng Cộng Sản ở tỉnh Sơn La, Việt Nam, tính đem 1,400 tỷ đồng (gần 70 triệu đô la Mỹ) ra làm khu công viên dựng tượng Hồ Chí Minh, nhiều người, ở trong và ngoài nước đã phản ứng bằng những lời lẽ nặng nề, thậm tệ hơn nữa. Nhưng những lời Giáo Sư Ngô Bảo Châu viết trên trang Facebook của ông đáng chú ý, vì ông chưa bao giờ tỏ ra phẫn nộ dùng lời lẽ như vậy khi bầy tỏ ý kiến về các vấn đề chung. Ông sinh ra và lớn lên trong chế độ Cộng Sản ở miền Bắc. Không thể gọi ông là người “chống Cộng,” nghĩa là bài bác chủ nghĩa Cộng Sản hay chống chế độ độc tài đảng trị. Ngược lại, ông vẫn thường cộng tác với chính quyền trong các dự án giáo dục; ông cũng không hay phản bác những chính sách của đảng Cộng Sản.

Lần này, ông Ngô Bảo Châu nổi giận có lý do. Ông viết: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1,400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh!”

Hàng ngày, đồng bào ta ở Hà Nội, Sài Gòn hay Hải Phòng, Ðà Nẵng cũng có thể nổi giận nói như vậy khi chứng kiến cảnh các đại gia ăn tiệc với những chai rượu giá hàng ngàn đô la đổ ra như nước lã, trong khi những đứa trẻ gầy còm, đen đủi, quần áo rách mướp, đang lê la ngoài phố, không được đi học. Nhưng rất ít người đứng ra nói lớn những lời phẫn nộ như ông Ngô Bảo Châu: Hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh!

Tại sao người ta không nổi giận, không phản kháng? Bởi vì họ đã nhìn thấy những cảnh đó nhiều quá rồi! Họ đã quen rồi, đã từng nói nhiều rồi mà không thấy hiệu quả nào hết. Có lẽ con số 1,400 tỷ đồng, 70 triệu đô la nó kích thích tình lân mẫn và đức liêm sỉ của mọi người mạnh hơn. Nhìn con số đó, người mẫn cảm nghĩ ngay tới những trẻ em “ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang” để so sánh, vì các em bé này có khi không được một đô la để sống mỗi ngày.

Nhiều nơi trong nước mình mỗi người dân đang sống với lợi tức dưới một đô la một ngày; hàng triệu người như vậy. Theo thống kê của nhà nước, Sơn La là một tỉnh nghèo bậc nhất. Tỷ lệ chính thức năm 2013 cho biết trong tỉnh có 27% các gia đình sống trong cảnh “nghèo.” Chữ “nghèo” đóng ngoặc kép ở đây được định nghĩa theo tiêu chuẩn nhà nước. Năm 2008, người dân thành thị sống với lợi tức là 370 nghìn đồng một tháng; dân nông thôn là 290 nghìn đồng một tháng được coi là “chuẩn nghèo.” Trong những năm từ 2011 tới 2015, một hộ nghèo ở nông thôn được định nghĩa là gia đình có mức thu nhập bình quân từ 400 ngàn đồng mỗi người một tháng trở xuống. Ở thành thị là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500,000 đồng một tháng hay thấp hơn.

Như vậy thì 27% các gia đình sống trong tỉnh Sơn La đang sống với mức lợi tức dưới 20 đô la một tháng. Sơn La có hơn một triệu 200 ngàn dân, thì 325 ngàn đồng bào đang sống với dưới 70 xu Mỹ mỗi ngày. Hai tỉnh bên cạnh, Ðiện Biên và Lai Châu còn thảm hơn. Tỷ lệ nghèo ở Lai Châu trên 27%, còn Ðiện Biên cao hơn 35%.

Người ta thường không tin các con số thống kê của các chế độ Cộng Sản, từ Liên Xô, Trung Cộng cho tới Cuba. Muốn thẩm lượng tính chất xác thực của các số thống kê trên, quý vị có thể đặt câu hỏi: Tỷ lệ nghèo ở các thành phố lớn là bao nhiêu? Ðọc thống kê của nhà nước, ta thấy liệt kê các “địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp hoặc không còn hộ nghèo” là: Thành phố Hồ Chí Minh (0%), Bình Dương (0%). Coi như cả tỉnh Bình Dương, cả thành phố Sài Gòn không có nhà nào “nghèo” hết, kể cả những gia đình sống trên lề đường. Có ai muốn tin các con số đó không? Các thành phố lớn và tỉnh tiếp theo có Ðồng Nai (0.66%), Thành phố Ðà Nẵng (0.77%), Bà Rịa-Vũng Tàu (0.,95%), Hà Nội (1.01%). Quý vị ở các địa phương trên có thể biết rõ hơn. Các số thống kê của nhà nước xưa nay vẫn đáng nghi ngờ.

Cho nên có thể đoán số người thuộc “chuẩn nghèo” ở Sơn La còn đông hơn, có thể hàng nửa triệu, và số thu nhập của họ còn thấp hơn, có thể chỉ tới nửa mỹ kim mỗi này. Một gia đình năm có thể phải sinh sống với lợi tức 3 đô la một ngày!

Những người Việt Nam mỗi ngày đang được ăn no, ở khắp thế giới, nghĩ đến những con số trên không khỏi rớt nước mắt. Nhất là trong số đó có các trẻ em.

Ngô Bảo Châu nghĩ tới những em “ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang.” Nghĩ như vậy, lại nghĩ tới số tiền 70 triệu đô la phung phí, trong lòng không nổi giận thì không phải là người. Ðúng là một lũ “Hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh!” Khi nghĩ tới các em, lại nhớ thời tôi ở tuổi các em bây giờ, 5 tuổi, 7 tuổi, tôi đã sống trong cảnh “ăn không đủ no, áo không đủ ấm” thật sự. Ðầu thời kháng chiến, gia đình tôi ở Cầu Ðất, Thái Nguyên. Có lúc mẹ đi xa cả tháng bị kẹt đường xe lửa hỏng, không về nhà được. Chị lớn của tôi năm đó 14, 15 tuổi thấy nhà hết gạo, đi vay gạo hàng xóm không ai có sẵn; chị đã đi bắt cua cả ngày đem ra chợ bán lấy tiền mua gạo và mua ngô (bắp) nuôi hai đứa em trai lên chín và lên ba. Em bé được ăn cháo, anh và chị ăn bắp. Chị em tôi may mắn không đến nỗi “sinh hoạt như lũ thú hoang” là nhờ thời đó có giáo dục gia đình. Nhờ làng xóm chung quanh vẫn còn sống trong nền nếp tinh thần cha ông để lại, chưa bị phá tan hoang như sau này. Việt Nam bây giờ nhiều em sinh hoạt như lũ thú hoang. Vì có khi ngay cả cha mẹ các em đã sống hoang dã rồi, không ai giáo dục con cái. Sau khi chiến tranh đã chấm dứt hơn 40 năm, vẫn thế.

Nhìn con số 70 triệu đô la, quả là một khoản tiền lớn. Ðó lại là tiền công quỹ, có thể đem dùng vào nhiều việc ích lợi cho dân. Ai cũng phải hỏi tại sao không đem tiền công quỹ đầu tư vào những hoạt động kinh doanh tạo công việc làm ăn cho dân bớt nghèo đi?

Người lãnh đạo tỉnh Sơn La mới giải thích rằng việc xây dựng tượng đài là “ước nguyện thiêng liêng của cấp ủy, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân, vân vân.” Tất nhiên, ước nguyện của bấy nhiêu ông bà có chức, có quyền, có súng, thì phải thắng ước nguyện của hơn 300 ngàn người sống với dưới một đô la một ngày! Ông Cầm Ngọc Minh, chủ tịch tỉnh Sơn La nói về con số 1,400 tỷ đồng mới bảo rằng “Không nên đặt vấn đề đắt rẻ.” Ông lại còn than thở, “Chưa có tượng đài là thiệt thòi cho chúng tôi.”

Thiệt thòi trước mắt là mất cơ hội rút ruột. Ở Việt Nam người ta biết từ 30% đến 45% chi phí khi thực hiện các dự án được bỏ vào túi các viên chức. Không xây dựng tượng là mất toi 30 triệu đô la. Thiệt thòi! Thiệt thòi cho chúng tôi quá! Cho nên không riêng tỉnh Sơn La, trên toàn quốc còn có 58 dự án xây dựng tượng đài, trong 14 năm nữa! Cứ mỗi vụ rút ruột được 30 triệu đô la, tổng số sẽ lên tới 1,740,000, 000 đô la!

Ðọc con số hơn tỷ rưỡi đô la này, thấy lớn. Nhưng thực ra cũng “chưa lớn” bởi vì phải chia cho rất nhiều quan chức, chia rải ra đến 14 năm trường. Chúng ta sẽ không thấy nó lớn, khi so sánh với những vụ tiền chạy đi mất tích ở cấp cao hơn. Một vụ Vinashin thôi, chỉ trong mấy năm đã thấy bốn tỷ đô la tiền nợ nước ngoài bay đi đâu mất để đến nỗi hết tiền trả nợ! Vì vậy, khi cả nước kêu lên về dự án phung phí 70 triệu đô la, bộ máy đảng và nhà nước ở trên cùng cũng không dám ngăn lại! Các anh đã nuốt mấy tỷ đô la ngon lành, đến lượt lũ chúng tôi chỉ ăn có bạc triệu anh lại dám ngăn cản à? Ðến đại hội đảng anh có cần phiếu của lũ chúng tôi không? Thế là im thin thít!

Giáo Sư Ngô Bảo Châu giữ tinh thần hoài nghi khoa học, đặt giả thuyết lũ người đem 1,400 tỷ đồng ra xây dựng để rút ruột là bọn “Hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh!”

Người dân Việt thì đã biết rõ từ lâu rồi, không có nghi ngờ gì nữa. Từ trên xuống dưới, chỉ toàn một lũ khốn nạn.