Saturday, August 11, 2018

Bà mẹ anh hùng thời tướng đi ‘ăn cướp’

Theo VOA-Nguyễn Hùng/0/08/2018 
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy. (Facebook Nguyễn Văn Đài).
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy. (Facebook Nguyễn Văn Đài).
Sau blogger Mẹ Nấm và nhà hoạt động Trần Thị NgaHuỳnh Thục Vy là người đấu tranh vì quyền làm người mới nhất phải tạm thời xa những đứa con của mình [Khi bài viết này được đăng lên mục Blog VOA, Huỳnh Thục Vy đã được về nhà và chính thức bị khởi tố với cáo buộc ‘xúc phạm quốc kỳ’, bị quản thúc tại gia và cấm xuất cảnh - VOA]. Khác với thời chiến, khi đa số các bà mẹ không có lựa chọn nào khác là phải để những đứa con của mình đối diện với tử thần, những người mẹ thời bình có thể chọn sống cuộc đời cam chịu nhằm tránh nguy cơ phải xa những đứa con thơ. Bởi vậy những người phụ nữ trẻ chấp nhận sự hy sinh lớn nhất của cuộc đời – xa những đứa trẻ chưa tới hai năm tuổi như trường hợp của Huỳnh Thục Vy hoặc còn vị thành niên như đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga - thực sự là những người hùng.
Bất chấp những “tội” mà chính quyền đưa ra với những người phụ nữ tranh đấu, lý do chính họ bị tù tội là dám thách thức sự độc quyền quyền lực trong xã hội độc đảng. Những vụ xử lý một loạt tướng công an và quân đội mới đây và xa hơn nữa là sự liên kết của tướng công an với tội phạm sừng sỏnhư Năm Cam đã chứng minh điều luôn đúng – “quyền lực tuyệt đối có xu hướng tham nhũng tuyệt đối”. Sự tham nhũng quyền lực của các tướng công an và quân đội là bảo kê cho tội phạm hoặc trực tiếp phạm tội nhằm trục lợi cá nhân. Sự tham nhũng quyền lực của Đảng Cộng sản thể hiện ở chỗ họ sẵn sàng vi phạm các quyền con người căn bản, trong đó có việc kết án nặng tới 10 năm tù cho phụ nữ đấu tranh bất bạo động vì một xã hội cởi mở, dân chủ và văn minh hơn, để bảo vệ tới cùng sự độc quyền quyền lực. Về lý thuyết chính quyền nói lý do họ vẫn theo đuổi Chủ nghĩa Cộng sản ngoại nhập vì nó ưu việt hơn Chủ nghĩa Tư bản. Nhưng họ lại cũng sẵn sàng để những chính phủ kém ưu việt hơn đón về những công dân Việt bị tù tội vì dám thách thức hệ thống chính trị một cột. Mới đây Đức tiếp nhận thẳng từ nhà tù hai nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà còn trong những năm gần đây Hoa Kỳ cũng đón từ nhà tù các nhà tranh đấu Cù Huy Hà VũBlogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải và bà Tạ Phong Tần.
Đấu tranh bất bạo động để đòi những quyền căn bản của con người trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới ở những thời điểm khác nhau. Biểu tượng của nhiều người tranh đấu vì quyền con người, cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, đã bị giam cầm gần 20 năm chỉ vì dám thách thức chế độ phân biệt chủng tộc apartheid. Các quyền tự do mà người dân ở các nước như Anh hay Mỹ giờ có được không phải của trời cho. Phụ nữ Anh được quyền bỏ phiếu 100 năm về trước có phần nhờ sự đấu tranh bền bỉ và sự chấp nhận bị giam cầm của người hùng Emmeline Pankhurst mà Hội Phụ nữ Việt Nam từng giới thiệu. Tại Hoa Kỳ, đó là nhờ những người đấu tranh vì quyền của người lao động như Clara Lemlich Shavelson, về sau là đảng viên Đảng Cộng sản Hoa Kỳ. Báo New York Times mới đây viết về bà trong loạt bài “không còn bị lãng quên”, vốn nhằm tôn vinh những phụ nữ mà đáng ra phải được tôn vinh từ lâu:
“Cho tới khi bà nói chuyện hôm đó, tại Nghiệp đoàn Cooper [của công nhân may mặc] ở Manhattan [New York], bà đã bị bắt 17 lần và bị cảnh sát cũng như các bảo vệ công ty đánh khiến bà gãy sáu xương sườn. Bà đã không để cho bố mẹ biết bà bị thương vì sợ họ sẽ cấm bà trở lại hàng rào người ngăn công nhân đi làm [khi có đình công].
“Cuộc Nổi dậy của 20.000 [người] kết thúc khi nhiều xưởng may đồng ý trả lương cao hơn và thuận theo [chế độ làm việc] 52 giờ một tuần cũng như công nhận Nghiệp đoàn Công nhân May mặc Quốc tế tại nhà máy.”
Đó là cuộc đấu tranh của phụ nữ Hoa Kỳ hồi năm 1909. Hơn 100 năm sau, những người mẹ như Mẹ Nấm, Trần Thị Nga và Huỳnh Thục Vy vẫn đang đòi những quyền mà phụ nữ Mỹ và Anh đã có – quyền tự do lập hội để đòi quyền lợi chính đáng cho mình và cho cộng đồng.
Những người sẵn sàng bước đi trên những con đường chông gai không bao giờ là số đông. Đây có lẽ là lý do blogger Osin Huy Đức treo hai câu “[c]ái cây tìm sự cô đơn ở trên cao, [n]gọn cỏ tìm sự đông đảo ở dưới đất”. Hiện cũng đang có phong trào kêu gọi viết thư tay cho hai nữ tù nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga. Cả hai người đều bị kết tội nói xấu chính quyền và đây là chuyện không có gì mà ẫm ĩ ở những nước không phải là thiên đường Xã hội Chủ nghĩa. Trang Zing của Việt Nam từng dẫn câu châm biếm chính phủ Hoa Kỳ của người dân nước này: "Chính trị gia như những chiếc tã lót, chúng cần được thay thường xuyên, bởi cùng một lý do". Ở Việt Nam ‘tã lót’ chính trị có thế nào cũng lâu lâu mới thay một lần và thường để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu để ý sẽ thấy người đứng đầu về Đảng ở thành phố Hồ Chí Minh thời tướng cướp Năm Cam hoành hành, ông Trương Tấn Sang, sau này thành chủ tịch nước thứ bảy của Việt Nam. Còn người đứng đầu ngành công an trong giai đoạn nhiều tướng công an có hành vi chẳng khác gì tướng cướp lại kế nhiệm ông Sang và đang là chủ tịch nước thứ tám của Việt Nam. Bởi vậy cuộc đấu tranh của những phụ nữ anh hùng để hệ thống chính trị không còn kiểu lái xe buồn ngủ tự tát vào mặt mình rồi lái tiếp thay vì để người khác lái sẽ còn dài.

Nhật bắt 3 người Việt trong đường dây ăn cắp đồ

Theo VOA-10/08/2018 
Cửa hàng bán đồ ở khu trung tâm Tokyo, Nhật Bản. Trộm cắp trong các siêu thị và cửa hàng là hành vi phạm pháp phổ biến nhất của người Việt ở Nhật vào năm ngoái, theo Kyodo News.
Cửa hàng bán đồ ở khu trung tâm Tokyo, Nhật Bản. Trộm cắp trong các siêu thị và cửa hàng là hành vi phạm pháp phổ biến nhất của người Việt ở Nhật vào năm ngoái, theo Kyodo News.
Cảnh sát Nhật đã đột nhập và bắt giữ ba người Việt Nam bị tình nghi thuộc một đường dây ăn cắp 1.700 mặt hàng bị phát hiện tàng trữ tại một căn hộ ở thành phố Kawaguchi.
VNExpress dẫn nguồn tin của Sankei cho biết một trong ba người Việt bị bắt là Pham Trong Ha, 26 tuổi. Hai người Việt còn lại chưa rõ danh tính.
Kho hàng ăn cắp lớn của nhóm người Việt bị phát hiện có 300 sản phẩm là thuốc và mỹ phẩm. Số hàng này dường như do nhiều nhóm người Việt ăn cắp và đưa đến căn hộ của Ha tập kết trước khi vận chuyển về Việt Nam tiêu thụ, theo VNExpress.
Ha bị cảnh sát bắt giữ theo lời khai của một đồng hương từng tham gia một vụ trộm đồ vào tháng 5 và bị cảnh sát quận Ishikawa bắt giữ. Người này thú nhận rằng hầu hết các đồ tàng trữ trong căn hộ của mình là đồ ăn cắp, theo bản tin của Sankei ra ngày 6/8.
Đầu năm nay, Nhật cũng đã khởi tố ba người mang quốc tịch Việt Nam về tội ăn cắp đồ. Những người này thực hiện hơn 100 vụ ăn cắp tại các tỉnh Ibaraki, Kyoto và Nara.
Năm ngoái, một viên chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam bị cảnh sát Nhật Bản tạm giữ vì bị tình nghi ăn cắp đồ trong một siêu thị ở Nhật.
Kyodo News hồi tháng 4 dẫn số liệu của cảnh sát Nhật Bản cho biết người Việt đứng đầu về số vụ phạm pháp ở nước này. Các công dân Việt Nam đã gây ra 5.140 vụ phạm pháp trong năm 2017, tăng từ 3.177 vụ trong năm 2016 và chiếm 30% tổng số vụ phạm pháp mà người nước ngoài là thủ phạm.
Trộm cắp trong các siêu thị và cửa hàng là hành vi phạm pháp phổ biến nhất của người Việt với hơn 2.000 vụ được ghi nhận vào năm ngoái. Hiện có khoảng 260.000 người Việt Nam sống ở Nhật Bản chưa có thẻ thường trú, tăng 6 lần so với năm 2008.

Công an phải thế nào dân mới như vậy chứ!

Theo VOA-Trân Văn/10/08/2018 
Thiên Hạ Luận
Hai tướng công an Bùi Văn Thành (trái) và Trần Việt Tân (phải) vừa bị hình thức kỷ luật của Đảng Cộng sản.
Hai tướng công an Bùi Văn Thành (trái) và Trần Việt Tân (phải) vừa bị hình thức kỷ luật của Đảng Cộng sản.
Chẳng ai ngờ tấm ảnh chụp hai thành viên của lực lượng công an nhân dân, trong đó nữ trung sĩ đang xốc nách, đỡ một cụ bà đứng dậy, còn nam thiếu úy xuống tấn nâng chiếc xe đạp dường như mới đổ ra đường, lòng đường vương vãi vài trái cam… lại thành scandal – khắc họa hết sức sinh động về lòng dân đối với đội ngũ đảm nhân vai trò bảo vệ, thực thi pháp luật tại Việt Nam!
Hồi đầu tuần này tấm ảnh vừa kể được người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam chuyền cho nhau kèm theo nhiều bình phẩm qua đó cho thấy, số đông không những không tin lực lượng công an nhân dân có khả năng làm điều thiện, việc nghĩa mà còn phẫn nộ vì lực lượng này cứ toan bịp họ! Rất nhiều facebooker thắc mắc kiểu bỡn cợt như Doan Khac Xuyen: Công an đâu sẵn mà quần áo, mũ nón chỉnh tề vậy bây? Thậm chí tới hai chứ không phải một đã vậy lại còn có nữ, có nam cho đủ cặp! Chẳng bù những lúc kẹt xe, tìm một ông cảnh sát giao thông khó như tìm chim… Theo xu hướng đó, Manh Duc Nguyen – một trong những thân hữu của ông Xuyen – giải thích nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của tấm ảnh vừa kể là từ chuyện cặp công an mải… tán nhau nên đâm phải cụ bà, do đó phải đỡ… cụ dậy! Pham Hung Nghi – một thân hữu khác của ông Xuyen – thì thản nhiên huỵch toẹt, đó là “đóng ‘phinh’ để… phỉnh”. Nguyễn Chương – một thân hữu khác nữa - thì than: Té ra còn có “cảnh sát diễn viên”, chắc phải có thêm danh hiệu… “Nghệ sĩ nhân dân vũ trang”!
Rất khó tìm thấy trên mạng xã hội những cá nhân tin tấm ảnh vừa kể ghi lại “nghĩa cử” của hai thành viên lực lượng công an nhân dân (giúp người già bị tai nạn) là… thật và tấm ảnh làm họ xúc động, thêm tin yêu lực lượng này. Tác dụng duy nhất của nó dường như chỉ là gợi thêm sự khinh miệt, chán ghét lực lượng công an đến mức nhân dân hết cả… tế nhị. Sau nhận định khôi hài của Nguyen Lan Thang: Độ này, dường như các cụ đi xe hơi ẩu! Dong Trong Long – ban Thang - tâm sự, xem xong ảnh, Long thấy xúc động như… “vừa có đứa vả mình nổ đom đóm mắt”. Cũng có những facebooker như Thuong NV trách cứ đầy phẫn nộ: Các cụ già rồi mà… ngu thật. Để bọn cảnh khuyển nó lợi dụng làm màu! Đó cũng là lý do để nhiều facebooker như Bao Trung Nguyen phỏng đoán nửa đùa, nửa thật: Công an giờ có thêm nhiệm vụ bắt cặp rồi đi tìm kiếm các cụ bà dùng xe đạp chở cam. Do gợi ý của Bao thiếu rõ ràng, có thể các thành viên của lực công an nhân dân hiểu không đến nơi, đến chốn, tổ chức tuyên truyền về hình ảnh công an nhân dân không đạt yêu cầu, Chí Thắng Trần – bạn Bao – chỉ dẫn thêm, cặn kẽ hơn: Phải bố trí một đồng chí rình để đạp các cụ té!
Tấm ảnh vừa kể cũng là tác nhân kích thích không ít facebooker bỏ công sức, thời gian tra cứu, giới thiệu lại những tấm ảnh vốn được dùng để quảng bá “nghĩa cử” của lực lượng công an nhưng… phản tác dụng vừa vì dàn dựng quá vụng về, vừa phi thực tế do khác xa cách hành xử của lực lượng công an nhân dân trên thực tế. Có những facebooker như Sangia Le, sau khi đăng lại tấm ảnh sĩ quan cảnh sát giao thông đang ân cần cho một cụ ông uống nước, từng khuấy động dư luận một thời vì khi phóng to, ai cũng thấy chai nước mà sĩ quan cảnh sát giao thông trong ảnh đưa đến tận miệng cụ ông chưa… mở nắp – bình luận thêm: Kiên quyết láo khoét đến tận cùng. Bố tiên sư lũ khốn! Dường như không thể nhẫn nại được nữa, Nguyen Qui Duc chất vấn: Sao lại bỏ tiền quảng cáo kiểu xạo, láo này? Sao không bỏ tiền huấn luyện lại anh chị em công an từ trên xuống dưới cách đối xử với nhân dân đàng hoàng đúng phép tắc? Tung Dang – ban Bao Trung Nguyen – không tin giới lãnh đạo lực lượng công an nhân dân có khả năng nhìn ra vấn đề bởi đó là “bò Đỏ”. Theo Tung Dang: Bò Đỏ biết sẽ bị dân chúng vạch mặt và chửi nhưng không thể bỏ thói tuyên truyền dối trá cố hữu. Điểm ngu xuẩn nhất của chế độ này là vẫn coi dân như lũ khờ .
***
Giới lãnh đạo lực lượng công an nhân dân từng tuyên bố hết sức tự hào rằng nhân dân luôn luôn đứng sát phía sau, hỗ trợ họ, nhờ có “tai, mắt nhân dân”, công an nhân dân dư khả năng để hoàn thành nhiệm vụ. Giờ, có rất nhiều bằng chứng cho thấy, “tai, mắt nhân dân” đã đổi hướng. Một trong những đối tượng mà “tai, mắt nhân dân” dõi theo chính là lực lượng công an nhân dân.
Nhân dân đã dùng “tai, mắt” của mình để tìm, nghe rồi bảo với nhau trên mạng xã hội rằng, tấm ảnh chụp hai thành viên của lực lượng công an nhân dân “giúp người già bị tai nạn” không chỉ là tấm ảnh tuyên truyền bình thường. Tác giả của tấm ảnh ấy (Phạm Ngọc Châu) là người duy nhất được trao giải A về nhiếp ảnh trong “Cuộc thi sáng tác quảng bá tác phẩm chủ đề ‘Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh’ đợt 1 ( 2016 - 2018)” do tỉnh Đồng Tháp tổ chức. Theo Ban Tổ chức, sở dĩ tấm ảnh vừa kể và 21 tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh khác được chọn - trao các loại giải khác nhau vì “mỗi tác phẩm đều thể hiện tấm lòng, cảm xúc chân thực, sâu sắc của nghệ sĩ nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung dành cho Bác Hồ, cũng như biểu dương tinh thần học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống”.
Nhân dân cũng đã dùng “tai, mắt” của mình để tìm, nghe rồi bảo với nhau trên mạng xã hội rằng, trước khi tấm ảnh đã kể được trao giải A trong cuộc thi vừa kể, hồi tháng 10 năm 2017, một tấm ảnh có bố cục, ý tưởng tương tự đã từng được báo Vĩnh Phúc sử dụng để minh họa cho bài “Đổi mới tác phong, lề lối, phương pháp làm việc của cán bộ, chiến sĩ CAND”. Hai tấm ảnh chỉ khác nhau về diện mạo của các nhân vật, cấp bậc, kiểu cảnh phục của các nhân vật là công an (một tấm sử dụng cảnh phục mùa Đông, một tấm sử dụng cảnh phục mùa Hè) và tác giả (tác giả ảnh đoạt giải A là Phạm Ngọc Châu, tác giả tấm ảnh đã đăng trên báo Vĩnh Phúc là An Nhi). Cũng vì vậy, scandal trở thành phức tạp hơn vì tạo thêm nhiều nghi vấn khác: Hoặc một trong hai tác giả đã ăn cắp từ bố cục đến ý tưởng của người khác. Hoặc bố cục và ý tưởng ấy là gợi ý từ một nguồn nào đó, chẳng hạn Tổng cục Chính trị của Bộ Công an. Chẳng lẽ ăn cắp hoặc dàn dựng bất chấp thực tế để đánh bóng hình ảnh, nâng cao uy tín của lực lượng công an nhân dân là một trong những nội dung của “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”?
Có một tình tiết hết sức thú vị là dường như nhột nhạt, chịu hết xiết trước những bình phẩm của công chúng, nên ông Nguyễn Hữu Nhân, Thư ký Tòa soạn báo Văn nghệ Đồng Tháp – địa phương tổ chức “Cuộc thi sáng tác quảng bá tác phẩm chủ đề ‘Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh’ đợt 1 ( 2016 - 2018)”, đã “Cấp báo, khẩn cấp kính báo” trên trang facebook của ông rằng, có kẻ thuộc loại “thù địch, phản động”, đang “lợi dụng” tấm ảnh đã kể để “mạt sát, chửi rủa công an nói chung và công an Đồng Tháp nói riêng”. Ông Nhân kêu gọi mọi người bình tĩnh “đừng để bị rơi vào cái bẫy nguy hiểm khôn lường”.
Giống như nhiều viên chức khác trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam, ông Nhân không dè, dân chúng chẳng những đã hết… “thuần” mà còn rất… dữ. “Cấp báo, khẩn cấp kính báo” của ông Nhân lập tức trở thành vạ cho chính ông, nhiều người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam chẳng ngần ngại chút nào khi gọi ông là “thằng”, là “bất nhân”, là “thối tha”... Vài facebooker như Khai Nguyen Van chửi thề: M… Bay trơ trẽn quá thì dân chửi chứ phản động m… gì. Vài facebooker lịch thiệp hơn như Truong Châu Hữu Danh thì tỏ ra vừa ái ngại, vừa thương hại ông Nhân do quá dại dột: Lấy dầu chữa cháy! Chịu không nổi, ông Nhân vứt cả lập trường, lẫn sự tin yêu lực lượng công an nhân dân mà ông vừa đăng ký, tự ý đục bỏ “Cấp báo, khẩn cấp kính báo”. Kẹt cho ông Nhân là status “Cấp báo, khẩn cấp kính báo” đã bị chụp lại, bày ra ở nhiều nơi rồi.
Miểng từ sự bất bình, ác cảm của công chúng đối với lực lượng công an nhân dân không chỉ văng trúng một số cá nhân, chẳng hạn tác giả tấm ảnh đã kể trúng cả ngàn miểng theo kiểu mà nhiều facebooker như Nguyen Viet Hung thể hiện: Tiên sư thằng chụp ảnh bịp bợm. Tiên sư truyền thông bẩn dành hết phần lố bịch của người khác, rồi Nhà thơ – Nhà báo Nguyễn Hữu Nhân… mà còn xâm hại cả uy tín của các nghệ sĩ – nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam.
Trên mạng xã hội, không ít người than như Kimdung Tong: Nghệ thuật “nhíp” ảnh của ta chỉ đến thế thôi! Hay nêu ra những thắc mắc đầy vẻ khinh bỉ như Gia Hưng: Nhà báo mà viết bậy bạ, nhẹ thì gọi là bồi bút, nặng thì gọi là đ… bút, còn nhiếp ảnh dàn dựng thì gọi là gì nhỉ?
Bởi trên góc trái của tấm ảnh đã kể có biểu tương của VAPA (Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam), cực chẳng đã, ông Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch VAPA, phải phân bua với công chúng thông qua Infonet – cơ quan ngôn luận của Bộ Thông tin Truyền thông, rằng VAPA không liên quan gì đến chuyện tặng giải cho tấm ảnh đã kể, rằng đó là chuyện của tỉnh Đồng Tháp, rằng tấm ảnh “chưa được khách quan, chưa trung thực”.
Dường như muốn “chiêu hồi”, nhà thơ – Nhà báo Nguyễn Hữu Nhân, người từng “Cấp báo, khẩn cấp kính báo” về khả năng sẽ sụp bẫy “nguy hiểm khôn lường” nếu bình phẩm về tấm ảnh đã kể, vội vàng dẫn lại bài phỏng vấn ông Khánh của Infonet, kèm bình luận: “Vậy được rồi”…
***
Chẳng rõ phản ứng của công chúng quanh tác phẩm “Giúp người già” như đã kể có khiến lực lượng công an nhân dân soi vào nhân tâm để tự vấn về mình không? Liệu ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN, người từng hết sức tự hào khi ưỡn ngực bảo với cử tri: Mình phải thế nào thì người ta mới thế chứ - có chất vấn giới lãnh đạo lực lượng công an nhân dân: Các đồng chí phải thế nào thì dân mới như vậy chứ? – không?

‘Cân nhắc lại’ luật Đặc khu: Sợ dân hay sợ nội bộ đảng?

Theo VOA-Phạm Chí Dũng/10/08/2018 
Cảnh sát và người biểu tình đối mặt nhau trên quốc lộ 1 ở Bình Thuận, 11/6/2018.
Cảnh sát và người biểu tình đối mặt nhau trên quốc lộ 1 ở Bình Thuận, 11/6/2018.
Hoàn toàn không như những gì mà nhóm lợi ích của luật Đặc khu hình dung quy trình thông qua sẽ thông thống suôn sẻ, bộ luật ác nghiệt này không chỉ phải chịu lời oán thán và lên án từ Bắc chí Nam của nhiều triệu người dân Việt, mà còn có thể trở thành một trong những tâm điểm của cuộc chiến ác liệt giữa các thế lực trong nội bộ đảng vào nửa cuối năm 2018 và kéo sang cả năm 2019.
Bất ngờ ‘cân nhắc lại’
Vào những ngày đầu tháng Tám năm 2018, nỗi lo sợ và phẫn nộ của người dân Việt về ‘Luật bán nước’ (một tục danh mà nhân dân đặt cho dự luật Đặc khu) đã một lần nữa tạm dịu xuống khi một bản thông cáo mới nhất về chương trình kỳ họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - được phát đi từ Văn phòng Quốc hội - đã bất ngờ biến mất nội dung ‘cho ý kiến về dự án luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu)’ như chương trình được lên trước đó.
Dự án luật này “đang được cân nhắc lại” - Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc viện dẫn lý do.
Lần đầu tiên nỗi lo sợ của dân tạm lắng là vào tháng Sáu năm 2018 khi ‘đảng và nhà nước ta’ buộc phải lùi thông qua luật Đặc khu sau cuộc biểu tình khổng lồ lên đến hàng trăm ngàn người ở Sài Gòn và lan ra hơn 50% tỉnh thành trong cả nước, biến thành một sự kiện phản ứng chính trị chưa từng có đối với chế độ cầm quyền kể từ thời đểm năm 1975.
Thân phận của dự luật Đặc khu vào năm 2018 đang ngày càng nhái lại số phận Điều 60 luật Bảo hiểm xã hội ba năm trước.
Bài học Điều 60 Luật Bảo Hiểm Xã Hội
Vào cuối tháng Ba năm 2015, cuộc đình công của gần 90.000 công nhân tại công ty Pou Yuen ở Sài Gòn và công nhân ở một số tỉnh thành khác phản đối Điều 60 Luật Bảo Hiểm Xã Hội quá bất công khi không cho nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã mang tính quy mô chưa từng thấy, cũng là lần đầu tiên không phải công nhân phản đối doanh nghiệp mà chính là phản ứng quyết liệt mang tính đối đầu với một chính sách nhà nước.
Tình thế khẩn cấp khi đó là nếu Luật Bảo Hiểm Xã Hội không được sớm sửa đổi và công nhân không thể nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trong đó đương nhiên phải bỏ quy định phi lý về việc người đóng bảo hiểm xã hội dưới 20 năm mới được nhận trợ cấp một lần, rất nhiều cuộc đình công và biểu tình của lớp người dưới đáy xã hội này sẽ tái bùng phát và còn ghê gớm hơn nhiều ở các địa phương Việt Nam.
Với tinh thần “nước đến chân mới nhảy” bất di bất dịch trong hệ thống chính trị Việt Nam, chỉ đến lúc giới công nhân đồng loạt phản ứng dữ dội thì 500 đại biểu quốc hội và 200 ủy viên trung ương mới giật mình lo sợ “tình hình sẽ diễn biến phức tạp.”
Sau đó, và như một “phép màu, phía chính phủ phát ra kiến nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh Điều 60 Luật Bảo Hiểm Xã Hội theo hướng trước mắt cho phép người lao động khi chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu, sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì có quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần, hoặc tiếp tục bảo lưu thời gian đóng như quy định của Luật Bảo Hiểm Xã Hội Luật năm 2006.
Phong trào đình công không khoan nhượng của hàng trăm ngàn công nhân đã thắng lợi!
3 năm sau, 2018. Tình trạng còn trầm trọng hơn nhiều. Không chỉ là một điều luật bất cập mà còn mang nguy cơ mất nước trong những nội dung ‘cho thuê như bán’ của dự luật Đặc khu và khiến ‘Mật ước Thành Đô’ trở nên sờ sờ trườc mắt cho tương lai gần Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc, dù cho tới nay chẳng người dân nào được nhìn thấy bản mặt của mật ước này.
Chính - Ngân và Phúc?
Bất chấp phản ứng dữ dội của dư luận xã hội và hàng triệu cử tri về ý đồ nhượng địa trong dự luật Đặc khu và cảnh báo đặc khu có thể bị Trung Quốc lợi dụng để di dân, vào giữa năm 2018 Quốc hội Việt Nam vẫn một lần nữa chứng tỏ cái năng lực nổi bật của nó: không chỉ hùa theo các nhóm lợi ích để tăng vọt thuế và ‘bóc lột dân ta đến tận xương tủy’, ‘cơ quan dân cử’ này còn tiến xa hơn một bước bằng một kỳ họp châu đầu vào ‘luật bán nước’, trong khi hoàn toàn không thèm ngó ngàng gì đến cảnh nạn hàng ngàn người dân ở ‘Khu đô thị mới Thủ Thiêm’ đã bị chính quyền TP.HCM biến thành dân oan, phải tha phương cầu thực và cả những cái chết tự treo cổ do quá phẫn uất khi bị cưỡng chế đẩy đuổi khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất.
Trừ một số rất hiếm hoi dân biểu phát tiếng nói phản biện, tuyệt đại đa số còn lại trong số gần 500 đại biểu quốc hội vẫn tiếp tục thói ‘ngủ ngày’ trong cơn mộng du vong bản và vong dân.
Mạng xã hội đã biến thành một chiến trường gầm vang với vô số chỉ trích, kể cả chửi rủa nhắm vào Bộ Chính trị đảng, đặc biệt xoáy vào những nhân vật có liên quan trực tiếp đến dự luật này là Phạm Minh Chính - Ủy viên bộ chính trị, Trưởng ban Tổ chức trung ương và là bí thư tỉnh Quảng Ninh vào thời lập dự án cho đặc khu Vân Đồn tại tỉnh này; Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch quốc hội và là nhân vật đã ủng hộ tuyệt đối ‘Luật bán nước’, thậm chí còn áp dụng tiểu xảo chính trị với phát ngôn đầy tính áp đặt ‘Bộ Chính trị đã kết luận rồi…’ như một cách nói để không cho ai nói khác với đảng; và cả Nguyễn Phú Trọng - một tổng bí thư mà sau chuỗi hô hào ‘lò nóng lên rồi!’ thì lại gần như mất dạng trước con sóng phẫn nộ của nhân dân đòi hoãn hay hủy bỏ dự luật Đặc khu.
Cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu năm 2018 chống luật Đặc khu đã chứng tỏ cái sức mạnh biển trời của nó trước con thuyền mục nát của chính quyền. Cuộc biểu tình khổng lồ này cũng là đầu tiên xác quyết không chỉ phản đối một chủ trương hay một chính sách của chính quyền, mà còn thể hiện sự phản kháng trực tiếp đối với chính quyền.
Sang tháng Bảy năm 2018, lồng trong bầu không khi căng thẳng và tàn nhẫn khi công an lao vào ‘bắt nguội’ và đưa ra xử án nhiều người dân biểu tình, Thủ tướng Phúc bắt đầu lấp ló ‘sẽ xin ý kiến nhân dân về luật Đặc khu’.
Chính phủ đã quan tâm đến ‘ý kiến nhân dân’ từ khi nào thế?
Còn nhân dân thì làm sao quên được một sự thật quá sức trần trụi: một trong những quyền dân đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1992 là trưng cầu dân ý vẫn chưa hề được luật hóa cho đến tận giờ đây.
‘Luật bán nước’ là một minh chứng hùng hồn về quan điểm quên dân và gạt dân. Dù đã được âm thầm chuẩn bị trong nội bộ đảng cầm quyền từ vài năm trước, nhưng chỉ đến sát kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2018, ‘luật bán nước’ mới được công bố một cách chính thức như đặt sự đã rồi. Còn trước đó, đã không có bất kỳ một động tác nào, dù là nhỏ nhất hoặc chỉ mang tính mị dân, nhắm đến việc thông báo cho dân hoặc lấy ý kiến của dân về dự luật đặc khu. Và càng tuyệt đối không có bất kỳ ý tưởng nào của chính quyền về ‘trưng cần dân ý’ đối với dự luật gắn liền với cơ thể chủ quyền lãnh thổ này.
Sợ dân và sợ lẫn nhau
Không còn nghi ngờ gì nữa, hiệu ứng của cuộc tổng biểu tình Mười tháng Sáu và phong trào văn thư kiến nghị, phản bác trước đó của giới trí thức đã buộc đảng cầm quyền, chính phủ và một quốc hội ‘đầu sai của đảng’ phải lùi thông qua dự luật Đặc khu để ‘nghiên cứu tiếp’, để cho đến nay phải tìm cách hoãn bàn về ‘luật bán nước’ vì lo sợ sẽ bùng nổ một phong trào biểu tình khổng lồ mới của dân chúng, dù trước đó đã muốn đặt dự luật này vào sự đã rồi mà không thèm quan tâm đến quan điểm, chính kiến và ý kiến của các tầng lớp nhân dân.
Không chỉ sợ dân chúng biểu tình, giới quan chức cao cấp và đặc biệt là những quan chức đã hứa hẹn với đủ điều với Bắc Kinh về một mô hình đặc khu ‘dành cho người Trung Quốc’, những quan chức đã âm thầm gom đất trong các đặc khu để chờ ngày đặc khu được thông qua chính thức thì sẽ ‘xả hàng’ với giá cao ngất trời…, còn sợ hãi lẫn nhau.
Hiện tượng Ủy ban Thường vụ quốc hội của người đàn bà nổi tiếng diêm dúa Nguyễn Thị Kim Ngân bất thần thông báo hoãn bàn về ‘Luật bán nước’ đã hé ra một sự thật: trong đảng và trong khối cơ quan chính phủ cùng các tỉnh thành, không phải quan chức nào cũng ‘đồng cam cộng khổ’ về lợi ích đất đai và xu hướng ‘Thiên triều hóa’ với dự luật Đặc khu, không phải quan chức cũng sẵn sàng cúi gật một cách vô não và vô đạo như một nghị trường ‘cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp’.
Từ trước khi dự luật Đặc khu được đưa ra trung ương nghị bàn, một số cựu thần và một bộ phận trong giới cách mạng lão thành đã có những phản ứng nhất định. Nhưng sau khi nổ ra cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu của dân chúng và khi người ta chứng kiến một Nguyễn Phú Trọng cũng nói nước đôi chứ không thể ủng hộ tuyệt đối ‘luật bán nước’ theo cách mà những Phạm Minh Chính, Nguyễn Thị Kim Ngân có lẽ rất mong muốn, đã có những cựu thần công khai lên tiếng phản đối dự luật Đặc khu trước ông Trọng và trong các cơ quan đảng. Hẳn sự phản ứng này, được tích tụ từ trước tháng Sáu và phát ra mạnh hơn sau tháng Sáu, đã tạo nên một sức ép đủ lớn khiến bộ phận quan thức yêu mến ‘luật bán nước’ phải chùn tay mà chưa dám đặt dự luật này lên bàn nghị luận như một hành vi khiêu khích toàn dân.
Không chỉ có thế, những động thái lạ lùng vừa công khai vừa âm thầm xảy ra xung quanh luật Đặc khu từ tháng Năm năm 2018 đến nay càng cho thấy nếu dự luật này được nhóm lợi ích thúc đẩy theo cách cố đấm ăn xôi, nó có thể trở thành một trong những tâm điểm của cuộc chiến ác liệt giữa các thế lực trong nội bộ đảng vào nửa cuối năm 2018 và kéo sang cả năm 2019, dẫn đến những hậu quả tung tóe mà không một quan chức dây phần nào muốn nhìn thấy.

Ai sẽ học ngành ‘thạc sĩ chống tham nhũng’?

Theo VOA--Trân Văn/09/08/2018
ĐHQG HN công bố chương trình thạc sĩ chống tham nhũng đầu tiên của Việt Nam hôm 2/8/2018.
 ĐHQG HN công bố chương trình thạc sĩ chống tham nhũng đầu tiên của Việt Nam hôm 2/8/2018.
Kế hoạch đào tạo “Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Nhà nước và Phòng – Chống tham nhũng” của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã khuấy động dư luận suốt từ cuối tuần trước đến cuối tuần này. Cho dù bà Nguyễn Thị Quế Anh, Chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, hết lời biện bạch rằng kế hoạch ấy nhằm “đào tạo chuyên gia có kiến thức toàn diện, chuyên sâu cho cơ quan, tổ chức có nhu cầu về lĩnh vực này ở Việt Nam như: Cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cơ sở học thuật, cơ quan truyền thông...” và chi phí đào tạo chỉ chừng 20 triệu đồng/cá nhân (1) nhưng nhìn chung, công chúng không đồng tình.
Chẳng riêng công chúng, một số viên chức làm việc trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo như ông Nguyễn Hoàng Giáp, Giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng không đồng tình. Công chúng không đồng tình bởi dưới mắt họ, kế hoạch đào tạo “Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Nhà nước và Phòng – Chống tham nhũng” là một kiểu “vẽ rắn thêm chân”, còn những người như ông Giáp không đồng tình vì không cần thiết. Ông Giáp lưu ý:Nghiên cứu phòng – chống tham nhũng hầu hết là cán bộ làm công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức và kiểm tracho nên đối tượng này mới cần được đào tạo”. Bởi thực tế đúng như ông Giáp nhận định nên một luật sư tên là Nguyễn Tiến Thơm cũng cho rằng: Đào tạo về quản trị nhà nước và phòng - chống tham nhũng nên được thực hiện trong nội bộ các trường Đảng, trường bồi dưỡng cán bộ” (2).
Nếu nhìn ở góc độ… thị trường, khi phòng – chống tham nhũng là “nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài” của toàn bộ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam và được quảng bá rầm rộ ít nhất cũng đã ba thập niên, rất dễ hiểu tại sao Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội sọan thảo, giới thiệu kế hoạch đào tạo “Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Nhà nước và Phòng – Chống tham nhũng”. Tuy nhiên kế hoạch tưởng như bám rất sát thị trường ấy khó khả thi vì phòng như thế nào, chống ra sao vẫn do giới lãnh đạo Đảng CSVN quyết định. Thường dân, kể cả thường dân có học vị thạc sĩ chuyên ngành “Quản trị Nhà nước và Phòng – Chống tham nhũng” cũng không có chỗ trong công cuộc phòng – chống tham nhũng.
***
Cách nay hai tháng, ông Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) Đảng CSVN, cựu Phó Ban Tuyên giáo BCH TƯ Đảng CSVN, hiện là Tổng Giám đốc Đài Phát thanh Quốc gia (VOV), công bố bài “Phòng, chống tham nhũng: Những bài học lịch sử và hành động của chúng ta hôm nay” (3).
Nhìn một cách tổng quát thì bài viết dài khoảng 6.000 chữ của ông Phó Giáo sư chưa từng dạy ở đại học nào và có học hàm Tiến sĩ chưa rõ ở đâu cấp (?) này không có gì mới. Tác dụng duy nhất của bài viết vừa dẫn dường như chỉ là gieo thêm hoang mang cho độc giả: Tại sao quyết tâm của giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam rất cao và hành động rất… quyết liệt (chỉ tính riêng từ 2014 đến nay, để phòng – chống tham nhũng, lãnh đạo Đảng CSVN đã ban hành chừng một chục Nghị quyết, Chỉ thị, song song với việc tổ chức hàng chục hội nghị, Quốc hội Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã soạn – sửa – bổ phiếu thông qua 94 luật, pháp lệnh, 88 Nghị quyết, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành 694 Nghị định, 518 Nghị quyết, 281 quyết định,…) mà tham nhũng ở Việt Nam vẫn không giảm, hậu quả mà tham nhũng gây ra cho cả chính trị, kinh tế lẫn xã hội càng ngày càng nặng nề?
Giống như nhiều viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam, ông Kỷ tiếp tục khẳng định, phải củng cố vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN trong công cuộc phòng - chống tham nhũng và hứa hẹn “từng bước mở rộng hoạt động phòng – chống tham nhũng ra ngoài khu vực nhà nước, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng”.
Năm 2013 – thời điểm Việt Nam đang thu thập ý kiến để sửa Luật Hình sự 2009, từ sự gợi ý của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và sự tiếp sức của tổ chức này thông qua “Dự án Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam”, một số viên chức của Quốc hội và Bộ Tư pháp Việt Nam đã đề nghị đưa thêm vào Luật Hình sự của Việt Nam tội “làm giàu bất chính” để truy tố những cá nhân giàu có một cách bất thường. Theo hướng này, nếu viên chức nào đó có tài sản lớn khác thường so với thu nhập hợp pháp và không thể giải thích hợp lý về nguồn gốc tài sản thì sẽ bị xem là phạm tội “làm giàu bất chính” để điều tra - truy cứu trách nhiệm hình sự (4). Năm 2015 - khi bỏ phiếu thông qua Luật Hình sự mới, rồi năm 2017 khi sửa Luật Hình sự mới sửa năm 2015, Quốc hội Việt Nam liên tục gạt bỏ đề nghị xác định hành vi “làm giàu bất chính” là tội phạm.
Đó là lý do đến nay, dân chúng Việt Nam chỉ có thể dè bỉu viên chức này khi ông ta biện bạch, sở dĩ ông ta giàu nứt khố đổ vách nhờ… bện chổi, viên chức kia phân bua tiền xây nhà cao cửa rộng là khoản tích lũy do… chạy xe ôm,… rồi… thôi! Còn hệ thống tư pháp thì vẫn tiếp tục khoanh tay ngắm các viên chức sống như những ông hoàng, bà hoàng, thi thoảng cả hệ thống tư pháp nghiêng mình nghe dân chửi rồi… lắc đầu vì Đảng chưa cho phép“mở rộng hoạt động phòng – chống tham nhũng ra ngoài khu vực nhà nước”tới mức có đủ cơ sở loại bỏ vĩnh viễn những câu chuyện thoạt nghe thì khôi hài song dẫu ráng thiên hạ cũng không thể cười đó.
Tương tự, dẫu đã ký Công ước Phòng - Chống tham nhũng (United Nations Convention against Corruption - UNCAC) năm 2003 nhưng bảy năm sau (2009), Việt Nam mới chịu phê chuẩn UNCAC. Tại sao xác định tham nhũng là quốc nạn, viên chức tham nhũng là một thứ “giặc” nguy hiểm mà giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam lại tỏ ra hết sức ngần ngại trong việc phê chuẩn một văn kiện quốc tế mà mục tiêu chỉ nhằm nâng cao hiệu lực giải trừ tham nhũng thông qua việc đặt định hàng loạt qui ước, chuẩn mực về tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, buộc công chức phải tuân thủ các tiêu chí chung về hành xử khi thi hành công vụ, hệ thống tư pháp phải độc lập, hệ thống công quyền phải minh bạch, phải để các tổ chức dân sự tham gia giám sát, chưa kể phê chuẩn còn giúp Việt Nam gia tăng hợp tác đa quốc gia nhằm cùng truy tìm – thu hồi tài sản thủ đắc từ tham nhũng trên phạm vi toàn cầu? Còn một điểm khác đáng thăc mắc không kém là tại sao đã hứa “mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng” nhưng khi phê chuẩn UNCAC, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đột nhiên tuyên bố giành quyền bảo lưu (không thực thi) một số nội dung của UNCAT? Tại sao hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính, thực hiện thủ tục dẫn độ… lại… chưa phù hợp và vì lẽ gì mà Việt Nam vẫn đòi thực hiện UNCAC theo Hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam chứ không áp dụng trực tiếp các qui định của UNCAT (5)?
Vì sao phòng – chống tham nhũng đã được xác định là “không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ” mà Dự luật sửa luật phòng – chống tham nhũng liên tục được nâng lên rồi bị đặt xuống suốt ba năm vừa qua (6)? Đã “không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ”thì tại sao giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam nhất loạt đòi gạt bỏ chuyện xử lý tài sản của những viên chức bị xác định là kê khai gian dối sang một bên và dứt khoát không tán thành đề nghị giải quyết tài sản của những viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc bằng cách định giá rồi buộc nộp thuế theo tỉ lệ 45% tính trên tổng giá trị, hoặc tịch thu sung công, nếu cần, truy cứu trách nhiệm hình sự vì làm giàu bất chính (7)? Chuyện đơn giản nhất: Chỉ công bố bản kê khai tài sản mà các viên chức đã nộp – mà ông Nguyễn Phú Trọng, người dẫn đầu công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam - cũng cho là “nhạy cảm”, “rất khó” (8) thì lúc nào mới thực sự “mở rộng hoạt động phòng – chống tham nhũng ra ngoài khu vực nhà nước, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng” để “không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ”?
***
Thật ra kế hoạch đào tạo “Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Nhà nước và Phòng – Chống tham nhũng” của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội bám rất sát đường lối, chủ trương của giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam. Chỉ có điều khoảng cách từ đường lối, chủ trương đến tính khả thi và hiệu quả, luôn luôn rất lớn và gần như không thể thu hẹp. Đâu phải tự nhiên mà ông Nguyễn Hoàng Giáp, Giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định chắc nịch, phòng tham nhũng thế nào, chống tệ nạn này ra sao là công việc do các cán bộ của Đảng CSVN đảm nhận, quyết định. Còn khuya mới có chỗ cho các Thạc sĩ “Quản trị Nhà nước và Phòng – Chống tham nhũng” tương lai thi thố sở học. Triển vọng thăng tiến nghề nghiệp tất nhiên sẽ chỉ là một số không tròn trĩnh.
Ngay cả khi học phí chỉ 20 ngàn (chứ không phải 20 triệu) chắc cũng chẳng có bao nhiêu thường dân mặn mà vì ít nhất cũng phải dùi mài kinh sử vài năm song cầm chắc là chẳng đến đâu. Nói theo kiểu bình dân, đào tạo “Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Nhà nước và Phòng – Chống tham nhũng” của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội là một kế hoạch giàu trí tưởng… bở. Thường dân giờ đã rất khôn, số người giàu trí tưởng… bở hiện rất hiếm, không dễ thành công đâu.
Chú thích

2-9 Tổng biểu tình, cả nước xuống đường

Nguyên Thạch (Danlambao) - Ngày 2 tháng 9 sắp đến và sau đó sẽ là những ngày mà toàn dân đứng dậy để thể hiện quyền công dân của khối dân tộc mà Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Quang Trung Nguyễn Huệ... đã là những gương rực sáng trong việc đánh đuổi ngoại bang và tiêu trừ nội phản. 2-9 và tiếp nối sẽ là những ngày mà khối dân VN sẽ thể hiện tinh thần hào hùng bất khuất của con cháu các vua Hùng.

Toàn quốc xuống đường, cả nước tổng nổi dậy, với số lượng hàng triệu, hàng chục triệu người thì không có bất cứ guồng máy cai trị nào có thể đứng vững. Vâng, muốn xóa bỏ cơ cái cơ chế độc tài thối nát này, chính người dân chúng ta sẽ làm được dù trong tay không một tấc sắt.

*

Qua chuỗi bằng chứng về lời nói và việc làm của Hồ Chí Minh cùng ĐCSVN trên 70 năm ở miền Bắc và 43 năm cho cả nước, toàn dân Việt Nam đã nhận biết rằng đảng cùng guồng máy cầm quyền của nó không như những ước vọng mà người dân Việt Nam lầm tưởng. Đây là một cơ chế độc tài toàn trị mà ĐCSVN chỉ lo vun vén và củng cố cho một guồng máy cai trị của đảng chứ không phải là một đảng phái chính trị tài ba, cũng như một nhà nước do dân, vì dân.

Sự kiên trì nhẫn nại nào cũng phải đến hồi kết thúc, sức chịu đựng của người dân đã đến lúc cạn kiệt, không thể kéo dài thêm nữa khi quê hương đã mất dần đất liền, những điểm trọng yếu chiến lược, vịnh thác, biển đảo dưới sự nhắm mắt làm ngơ và thậm chí còn tiếp tay nối giáo cho giặc Tàu Cộng chiếm cướp và thôn tính Việt Nam.

Hiểm họa NÔ LỆ ngày càng hiển hiện qua những cái gọi là "Đặc khu kinh tế" Vân Đồn (miền Bắc), Bắc Vân Phong (miền Trung) và Phú Quốc (miền Nam) giao cho Trung Cộng. Và để bảo vệ cho chuyện bán nước này, guồng máy tay sai còn ban hành "Luật an ninh mạng" nhằm khống chế cũng như bịt miệng người dân phản đối. 

Với guồng máy hiện hành, một nhà nước tay sai ích kỷ và ươn hèn, đảng nô Tàu cùng guồng máy tôi tớ cho ngoại bang này sẽ không bao giờ nghe ngóng, đón nhận ý dân (là ý Trời) mà ngược lại ngày càng thêm hống hách, ngông cuồng không ngưng nghỉ để đạt đến những kế sách bán đứng toàn bộ Tổ Quốc và Dân tộc.

Trước tình hình bi đát như vậy, là người dân, chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm đứng lên để bảo vệ mảnh đất mà tiền nhân tổ tiên đã đổ biết bao xương máu dầy công gầy dựng. Là con dân của một đất nước đang đối mặt với nguy cơ mất nước, đang đứng bên bờ vực thẳm vong nô... Tất cả hãy nói rằng: Không, ngàn lần không, người Việt Nam không thể để đảng biến thành nô lệ cho bọn Tàu phù phương Bắc.

Biển người phẫn nộ trong cuộc biểu tình ở Sài Gòn ngày 10/6/2018. Ảnh: Facebook

Ngày 2 tháng 9 sắp đến và sau đó sẽ là những ngày mà toàn dân đứng dậy để thể hiện quyền công dân của khối dân tộc mà Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Quang Trung Nguyễn Huệ... đã là những gương rực sáng trong việc đánh đuổi ngoại bang và tiêu trừ nội phản. 2-9 và tiếp nối sẽ là những ngày mà khối dân VN sẽ thể hiện tinh thần hào hùng bất khuất của con cháu các vua Hùng.

Toàn quốc xuống đường, cả nước tổng nổi dậy, với số lượng hàng triệu, hàng chục triệu người thì không có bất cứ guồng máy cai trị nào có thể đứng vững. Vâng, muốn xóa bỏ cơ cái cơ chế độc tài thối nát này, chính người dân chúng ta sẽ làm được dù trong tay không một tấc sắt.

2 tháng 9, ngày toàn dân tổng nổi dậy bằng mọi hình thức.


Tàu về Tàu

CTV Danlambao - Sau 6 lần lùi rồi tiến, loay hoay đến 7 năm  thì hôm 09.08.2018, dự án tuyến đường sắt trên cao nhiều tai tiếng tại Hà Nội vừa chạy thử nghiệm trên đường ray tuyến 2A từ Cát Linh đi Hà Đông.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,05km, xây dựng bằng vốn vay của Tàu cộng với các điều kiện đi kèm như: phục vụ xây lắp, mua đoàn tàu, thiết bị, đào tạo, vận hành và tư vấn giám sát đều do các "đồng chí lạ" thực hiện.

Dự án bắt đầu chính thức xây dựng vào ngày 10/10/2011 với dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 6/2014. từ tháng 10/2014 đến tháng 6/2015 sẽ tổ chức chạy thử và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 30/6/2015. 

Tổng mức đầu tư ban đầu dự kiến hơn 552,8 triệu USD, trong đó, vốn vay từ Tàu cộng là 419 triệu USD.

Tuy nhiên, dự án liên tục bị đình trệ do phải xác định lại tổng mức đầu tư và đợi vốn vay giải ngân. Đến năm 2016, tổng mức đầu tư dự án được điều chỉnh thành 868,04 triệu USD (đội vốn hơn 315 triệu USD, hơn 40% tổng mức đầu tư ban đầu). Trong đó, phần vốn vay của Tàu tăng lên 250,62 triệu USD.

Hiện nay, mỗi năm Việt Nam phải trả nợ cho Tàu cộng 650 tỷ đồng cho chỉ riêng khoản bị “đội vốn” (250,62 triệu USD) trong dự án này. Chưa kể khoản vay 419 triệu USD. 

Công nghệ được sử dụng cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là công nghệ từ Tàu cộng, vốn đã lạc hậu và không còn được sử dụng trên thế giới. Ông Đinh La Thăng, khi còn là Bộ trưởng Bộ GTVT từng cho biết: Nhà thầu Trung Quốc trong dự án đường sắt “rất kém” nhưng không thể thay.

Trong ngày 11 tháng 08, mạng xã hội facebook tại Việt Nam lan truyền mạnh mẽ một bức hình chụp lại tấm “Thẻ Lên Tàu” thuộc Dự án đường sắt đô thị Hà Nội. Tấm thẻ sử dụng song ngữ Việt, Hoa do Cục 6, đường sắt Tàu cộng đóng dấu đỏ. 

Trên trang facebook cá nhân của mình, nhà văn Đoàn Bảo Châu viết: “Đây là một bước chuẩn bị cho một điều gì khác chăng? Tôi sẽ không bước chân vào tàu nếu phải cầm cái thẻ Tàu này.”

Tại sao tàu ở Hà Nội phải ghi tiếng Tàu? Phải chăng, CSVN đang phải gấp rút thực hiện những bước cuối cùng trong Hiệp ước Thành Đô nhằm sáp nhập Việt Nam thành một tỉnh của Tàu cộng?

12.08.2018

Lực lượng chống đảng

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Chế độ độc tài csVn chưa bị dân đứng lên đạp đổ, không có nghĩa là không bao giờ xảy ra. Thời gian sẽ trả lời chỉ có tốc độ nhanh chậm mà thôi. Băng đảng man rợ Ba Đình thường xử dụng công an côn đồ vì đảng kiếm xương gậm rồi ra tay bắt bớ tù đày thủ tiêu thành phần đi tiên phong trước khi đàn áp nặng nề triệt hạ đám đông. Đảng trấn áp lực lượng công khai chống đối xong rồi tưởng là thành công khi mở rộng nhà tù dồn dân vào bốn bức tường đếm lịch. Nhưng đảng quên đi rằng lực lượng công khai chống đối là nhân tố rất quan trọng trong chiều hướng làm ánh trăng soi đường trong đêm tối cho lực lượng thầm lặng. Mà cái thực chất của lực lượng thầm lặng khi vỡ òa ra như sóng tsumi, như hiện tượng núi lửa bùng cháy. 

Không ai có thể phỏng đoán hay đếm được con số lực lượng thầm lặng. Nhưng người ta có thể nhìn vào ánh mắt người mẹ dân quê thả hồn về chân trời vô tận rồi chép miệng: "Nhờ đảng mà mình không có đất sống. " Người ta có thể nhận diện khuôn mặt ưu tư của người cha già khi nhìn đàn con trong gia đình không biết tương lai của chúng làm nô lệ cho Trung cộng như thế nào trong lúc ông biết rằng Trọng lú đã và đang bán với nhượng biển đất cho giặc phương bắc. Người ta có thể nhìn vào lớp công nhân thợ thuyền lao tâm lao lực bị đảng cấu kết với chủ để bóc lột sức lao động làm cật lực mà miệng không đủ nhai với đồng lương rẻ mạt, vật giá lại leo thang. Người ta có thể nhìn nỗi đớn đau trên khuôn mặt ngư dân khi họ phải tìm cách phân chia gia đình ly tán đi khắp nơi kiếm nghề khác nuôi thân trong lúc thuyền đánh cá treo lên bờ cát với lý do là bị Trung cộng cấm đánh bắt cả dù là thuộc chủ quyền hải phận VN. Người ta có thể nhìn bao nhiêu cái tượng đài đảng xây để rớt nước mắt nhìn bệnh nhân nằm la liệt trong ngoài bệnh viện chờ đến lượt khám. Người ta có thể nhìn cảnh con cháu mình phải bán gia sản chạy tiền xin đi làm nô lệ nước ngoài dù có người đàn bà phải đi làm đĩ. Người ta phải ăn đồ bị tẩm thuốc độc, phải uống nước dơ bẩn, phải thở không khí nhà máy xả thải khói độc, phải chèo thuyền trong phố khi có mưa. 

Người ta bị đảng đày đọa, bị bịt mắt, bị chận họng. Ngay cả chùa chiền Phật tự tại đảng cũng trói tay. Thánh giá trên nóc giáo đường đảng cũng bẻ cong. Người ta là ai? Là mọi thành phần trong xã hội bị đè nén áp bức dưới gót giày đảng cs hung tàn, bạo lực. 

Đảng có thể khủng bố giam cầm lực lượng công khai chống đối. Nhưng đảng không thể lấy trái tim yêu nước ra khỏi lồng ngực của họ dù bị tù 10 năm, 20 năm, khổ sai, chung thân. Bài học lịch sử chuốc lấy thêm thù hận không bao giờ gột sạch được còn đó, khi đảng tạo ra trại tù cải tạo để giết chết cả tinh thần lẫn thể xác hàng triệu người thuộc quân cán chính miền nam sau ngày 30 tháng 4 năm 75. Đảng không hàn gắn vết thương chiến tranh tình huynh đệ một nhà, đảng khoét thêm hố chia rẽ trong khi tuyên truyền hòa giải một cách bịp bợm lố bịch. 

Chế độ độc tài csVN đã và đang đối diện với lực lượng thầm lặng chống đảng. Đảng bắt bỏ tù dài hạn lực lượng công khai chống đối như Mẹ Nấm Nguyễn Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Trần Huỳnh Duy Thức và nhiều người khác cũng như mới đây đảng trấn áp cấm cửa. . . Huỳnh Thục Vy. Công khai chống đối để đảng cải cách dân sinh dân quyền, làm sạch môi trường sống để đáp ứng nhu cầu thiết thực cho dân cho nước không phải là cái tội. Công khai chống đối bán đất bán biển là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và giành sông núi cho con cháu đời này tới đới sau thụ hưởng. Đó không phải là chống cái gọi là chính quyền nhân dân (có bầu ra đâu mà do đảng cs độc tài áp đặt thôi) mà thật sự chống cái đảng bán nước. Trọng lú mới đích danh là kẻ phản động số một. Trọng lú ôm Mác Lê lỗi thời ngồi trên đầu trên cổ làm lực cản phát triển đất nước. Lú lãnh đạo đảng cs phá cho đất nước tan hoang. Đảng ăn rừng, ăn đất, ăn mọi tài nguyên đất nước, quan to quan nhỏ tham nhũng vơ vét ăn tận tàu ráo máng không chừa một thứ gì của dân. Phe phái chia nhau ăn không đồng đều rồi phe đương quyền thống trị phát động chiêu trò đánh tham nhũng để cướp của nhau lại về phần băng đảng của mình củng cố giữ thế lực trị vì. Trọng tội của lú đáng kể nhất là lú cậy quyền ký nhiều văn kiện bán nước cho Trung cộng. Đó là tội đồ đáng xử trảm. Lú coi sinh mạng người dân VN như cái móng tay (mượn chữ trong bài thơ cô giáo Lam Hà Tĩnh) của giặc Đại Hán. Đảng của lú quản lý bộ xương mẹ VN bằng công thức cộng sản = sản xây+ sản ăn + dân phá sản. 

Qua bao nhiêu năm dưới sự cai trị hà khắc phi nhân. Đảng csVn dồn dân tộc vào tận cùng đau khổ. Tức nước phải vỡ bờ. Đó là định luật của thiên nhiên. 

Bánh xe vận hành lịch sử theo trào lưu văn minh tiến bộ không thể quay lùi thời kỳ đồ đá mà đảng đá, đạp, lăn con người theo ý đảng. 

Lực lượng thầm lặng chống đối trong quần chúng tới lúc đã chín mùi cho một cuộc "Đứng cả dậy".