Saturday, December 5, 2015

Hội Anh Em Dân Chủ và Trung Tâm Nhân Quyền VN tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền

 12/05/2015 - 04:02 

Sáng nay, ngày 5-12-2015, Hội AEDC và Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam đồng tổ chức Lễ kỷ ngày Quốc tế Nhân quyền 10-12-2015.
Các thành viên trong ban tổ chức như ông Phạm Văn Trội, Ms Nguyễn Trung Tôn, Ls Nguyễn Văn Đài, nhà thơ Trần Đức Thạch, ông Nguyễn Văn Túc đều bị an ninh canh gác và ngăn chặn từ hôm trước.
Nhờ sự nỗ lực của các đồng nghiệp và anh em, buổi Lễ đã diễn ra với sự tham gia của 80 đại biểu và khách mời. Do vào ngày nghỉ và dịp cuối năm, nên chỉ có Đại diện của Đại sứ quán Thụy Điển, cooVictoria tới tham dự.
Sau đây là toàn văn phát biểu khai mạc do ông JB Nguyễn Hữu Vinh trình bày:
Thưa quí vị đại biểu, thưa quí vị khách quí.
Đã gần 60 năm kể từ ngày bản Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền được LHQ thông qua. Và cũng kể từ đó, nhân quyền đã mang tính phổ quát toàn cầu. Đã là con người, dù sinh ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới này cũng đều được quyền tự do và bình đẳng, không bị phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ, địa vị xã hội, quan điểm chính trị,… Không ai bị tra tấn, nhục hình, đối xử hay trừng phạt một cách tàn bạo,… Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện,.. Mọi người đều có quyền tự do đi lại trong nước, xuất cảnh ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước của mình,… Đó là những quyền con người căn bản nhất đều đã được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật của Việt Nam. Nhưng trên thực tế thì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam như thế nào?
Thưa quí vị đại biểu và quí vị khách quí.
Trong hai năm qua, có hàng chục vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam được LHQ và cộng đồng quốc tế biết đến.
Vụ bắt giữ anh Nguyễn Hữu Vinh(Ba Sàm) và đồng nghiệp của anh ấy là chị Nguyễn Thị Minh Thúy vào ngày 2 tháng 5 năm 2014. Họ bị cáo buộc theo điều 258, đó là một tội danh thuộc trường hợp nghiêm trọng trong Bộ luật HS và thời hạn tạm giam tối đa với tội danh này là 8 tháng. Vậy mà tới nay họ đã bị tạm giam tới 19 tháng chưa đưa ra xét xử. Đây là một vụ án vi phạm nghiêm trọng về thời hạn tạm giam, và điều này là hết sức vô nhân đạo bởi cả hai người đều chưa bị coi là có tội. Ngoài ra còn nhiều người khác đang bị tam giam, điều tra chờ xét xử như Nguyễn Viết Dũng, Trần Anh Kim, Lê Vũ Đài, Nguyễn Hữu Thiên Ân,…
Trong hai năm qua, đã có cả chục nhà hoạt động nhân quyền bị tấn công bạo lực gây thương tích đổ máu như trường hợp của anh Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Đinh Quang Tuyến, Trần Bang, Phạm Ngọc An, Đỗ Thị Minh Hạnh,… ở Sài Gòn
Chị Trần Thị Nga, luật sư Nguyễn Văn Đài, Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Chí Tuyến, Trịnh Bá Tư, nhạc sĩ Tạ Chí Hải, Trần Quang Trung, Các thành viên nhóm NoU khi đang liên hoan. Đặc biệt là vụ tấn công hai luật sư Lê Luân và Trần Thu Nam ở Hà Nội.
Có trên 100 người hoạt động nhân quyền, dân chủ không được cấp hộ chiếu hoặc bị ngăn chặn xuất cảnh tại sân bay. Mà cơ quan an ninh chỉ đưa ra một lý do chung chung là vì an ninh quốc gia.
Ngoài ra các vụ sách nhiễu, câu lưu diễn ra thường xuyên với những người hoạt động nhân quyền như vụ 5 thành viên của chương trình Lương Tâm TV, vụ luật sư Trần Vũ Hải, vụ của chị Đỗ Minh Hạnh và anh Trương Minh Đức,..
Các vụ cản trở quyền tự do đi lại thì diễn thường xuyên hơn mỗi khi có các sự kiện trong nước hay có các đoàn khách quốc tế tới Việt Nam.
Mọi hành vi vi phạm các quyền con người đều là những hành động tàn bạo xúc phạm đến lương tâm và lương tri của nhân loại. Mọi hành vi vi phạm, xúc phạm đến các quyền con người đều phải được công động quốc tế lên án mạnh mẽ và cần được đưa tòa án quốc tế xét xử nhằm đem lại công lý cho các nạn nhân.
Thưa quí vị đại biểu và quí vị khách quí.
Trong hơn hai năm qua, những người hoạt động nhân quyền, các thành viên của các tổ chức XHDS mặc dù bị đàn áp, sách nhiễu, tấn công bạo lực, bắt giữ, cầm tù. Nhưng phong trào dân chủ nói chung và các tổ chức XHDS đã có sự phát triển mạnh mẽ, đã tạo được chỗ đứng và góp phần vào việc bảo vệ các quyền con người.
Các tổ chức XHDS và những người hoạt động nhân quyền tham gia và đóng vai trò tích cực và hiệu quả trong việc đấu tranh đòi thả người khi bị chính quyền câu lưu trái pháp luật. Như vụ Trần Quang Trung, Nguyễn Trung Dũng, bị câu lưu ở công an phường Nghĩa tân, vụ TS Nguyễn Quang A bị câu lưu ở sân bay NB, nhóm LTTV bị câu lưu ở quận HBT, vụ Ls Trần Vũ Hải bị câu lưu ở CA phường Xuân La,…
Trong năm 2015, các tổ chức XHDS, những người hoạt động nhân quyền và cộng đồng mạng, cùng với các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước đã đấu tranh để Tòa án TC của VN phải tạm ngưng thi hành án tử hình với 3 tử tù: Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, và Lê Văn Mạnh. Đây là 3 vụ án mà các tử tù và gia đình đình họ đã kêu oan cả chục năm qua.
Vụ em Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong tù, chúng ta cũng đã làm rất tốt công tác truyền thông, gây áp lực buộc cơ quan công an phải nhanh chóng vào cuộc.
Điều quan trong và đáng mừng nhất trong năm 2015 là đã có hàng chục luật sư trên khắp cả nước dấn thân tham gia miễn phí trong các vụ án có vi phạm nhân quyền. Những năm trước đây chỉ có 3-5 luật sư thực hiện các công việc này.
Thưa quí vị.
Cùng với việc Việt Nam đã là thành viên của HĐ Nhân Quyền, gia nhập TPP với 12 nước ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đã ký Hiệp định Đối tác Hợp tác PCA, và FTA với EU, và Việt Nam sẽ là chủ nhà của APEC 2017,… Các tổ chức XHDS và những người hoạt động nhân quyền tại Việt Nam sẽ có không gian chính trị rộng lớn hơn để hoạt động và đóng góp tích cực vào việc bảo vệ các quyền con người.
Điều quan trọng nhất trong thời gian tới là làm sao để các tổ chức XHDS, những người hoạt động nhân quyền đoàn kết, liên kết và hợp tác với nhau vì mục tiêu chung là bảo vệ nhân quyền và dân chủ hóa xã hội. Mỗi tổ chức XHDS phải không ngừng mở rộng thành viên, giúp đỡ cho thêm nhiều các tổ chức XHDS mới ra đời và hoạt động. Cùng nhau kêu gọi các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước ủng hộ tinh thần và vật chất cho các tổ chức XHDS. Kêu gọi sự ủng hộ và tham gia của mọi từng lớp người dân trong nước.
Nếu chúng ta cùng nhau làm tốt các công việc đó, các quyền con người của Nhân dân sẽ được bảo vệ và thực thi trong thực tiễn. Điều này sẽ mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho các thế hệ chúng ta ngày hôm nay và các thế hệ con cháu của chúng ta mai sau.
Xin chúc tất cả chúng ta sức khỏe, đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu bảo vệ quyền con người.
Xin cảm ơn các quí vị đại biểu, quí vị khách quí đã lắng nghe.
Chúa ban phước cho tất cả quí vị và đất nước, dân tộc Việt Nam.
Một số hình ảnh khác:

Đẽo chân Bác Hồ cho vừa giày Thủ tướng

— 12/04/2015 - 04:30 

Người ta có câu thành ngữ "Gọt chân cho vừa giày" để chỉ sự vụng chèo khéo trống của ai đó khi muốn lấp liếm một việc gì. Và không khó để hiểu câu thành ngữ này, nếu chúng ta hiểu rằng thay vì chọn giày cho vừa đôi đôi chân của mình, thì người ta lại chọn cách gọt chân, với hy vọng làm sao cho nó vừa với đôi giày. Đây là một việc hài hước và khó tin.
Vậy mà chuyện này lại xảy ra đối với Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của nhiều người Việt nam, mà người "đẽo chân Bác" không phải ai xa lạ. Đó là ông TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Xin thưa cho rõ, ông TS. Vũ Tiến Lộc đã đẽo "tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Marx-Lenin" cho vừa đôi giày "Kinh tế thị trường hoàn chỉnh" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyện đẽo chân Bác Hồ
Trong bài viết "Chủ tịch VCCI:"90 năm trước, Bác Hồ đã định hướng nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường", báo Infonet online cho biết, tại hội nghị giao ban doanh nghiệp ngày 25/8/2015 tại Đà NẵngChủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nêu rõ: “90 năm trước, Bác Hồ đã nói nền kinh tế Việt Nam phải là nền kinh tế nhiều thành phần. Mà nền kinh tế nhiều thành phần có nghĩa là nền kinh tế thị trường!"".
Theo đó, khi đặt vấn đề nguyên tắc của kinh tế thị trường hoàn chỉnh như vậy có trái với tư duy của Đảng, Nhà nước và những giá trị đặc thù của Việt Nam từ trước đến nay hay không? Ông Vũ Tiến Lộc đã thừa nhận đây là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người, vì nó liên quan đến đường lối của Đảng CSVN và Chủ nghĩa Marx-Lenin. Và ông Vũ Tiến Lộc khẳng định rằng: “Khi nghiên cứu vấn đề này, tôi đã rất bất ngờ và nói với các chuyên gia Mỹ: Các vị thử xem, lý thuyết kinh tế thị trường các vị đang làm hiện nay có khác gì với tư tưởng Hồ Chí Minh hay không? Chả khác gì cả. Tư tưởng kinh tế của Bác Hồ là tư tưởng hàng đầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, không hề thua kém kinh tế thị trường của Harvard hay các trường đại học nào khác!” 
Chuyện như đùa ấy hình như còn chưa đủ, ông Chủ tịch VCCI còn dẫn chứng cho rằng, "... năm 1925, lúc thành lập “Thanh niên Cách mạng đồng chí hội”, trong điều lệ của tổ chức tiền thân của Đảng này, nền kinh tế Việt Nam tương lai mà Bác Hồ định hướng là nền kinh tế thực hiện theo chính sách kinh tế mới của Lê Nin. Và đó là nền kinh tế nhiều thành phần." Ông còn nêu rõ: “90 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói nền kinh tế Việt Nam phải là nền kinh tế nhiều thành phần. Mà nền kinh tế nhiều thành phần có nghĩa là nền kinh tế thị trường!”.
Để củng cố cho luận điểm của mình, ông Vũ Tiến Lộc còn nêu thêm rằng, sau Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội và ở tại số nhà 48 Hàng Ngang của một nhà tư sản dân tộc là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Tại đây Bác đã viết bản “Tuyên ngôn độc lập” và Thường vụ TƯ Đảng họp cũng họp ở đây, để thông qua bản tuyên ngôn độc lập. Đó là những căn cứ để ông Chủ tịch VCCI khẳng định rằng lâu nay bác Hồ là người có xu hướng thân phương Tây. Ông Vũ Tiến Lộc nhận định: “Bác ở nhà của doanh nhân và đứng bên cạnh người Mỹ. Những người Mỹ là người nước ngoài duy nhất có mặt bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày chuẩn bị Quốc khánh 2/9. Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” Bác viết tại nhà của doanh nhân và đọc tại Quảng trường Ba Đình, những câu đầu tiên của Bác là trích từ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Bác hội nhập như thế, Bác chấp nhận những giá trị của phương Tây, luật pháp của phương Tây vào luật pháp Việt Nam. Bác là người đầu tiên hội nhập ở Việt Nam!”.
Không chỉ dừng lại ở đó, ông Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc còn nhận định rằng, Bác Hồ luôn có thiện cảm với giới doanh nhân Việt Nam, mà bằng chứng theo ông Vũ Tiến Lộc thì “Không phải công nhân, không phải nông dân… mà khách đầu tiên, giới đầu tiên Bác cần phải gặp trên cương vị Chủ tịch nước chính là doanh nhân, là các nhà tư sản dân tộc. Bác trông cậy ở họ và họ cũng đã đáp ứng niềm tin của Bác; riêng doanh nhân Hoàng Thị Minh Hồ và Trịnh Văn Bô đã đóng góp 5.000 lượng vàng."
Kết thúc phần phát biểu, ông Vũ Tiến Lộc đã khẳng định: “Trở lại với tư tưởng của Bác về kinh tế thị trường thì hoàn toàn trùng khớp với những khái niệm về kinh tế thị trường hiện đại. Trong những năm qua, vì nhiều lý do mà chúng ta không thực hiện được đúng những chỉ dẫn của Bác. Còn bây giờ, khi nói chúng ta đổi mới, thực ra là quá trình trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam xét trên một góc độ nào đó là sự trở lại với tư tưởng của Bác Hồ!”
Kinh tế thị trường là kẻ thù của Bác
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong kinh tế học của Chủ nghĩa Marx-Lenine và cũng là mục tiêu cuối cùng của các cuộc cách mạng do các đảng Cộng sản lãnh đạo, là tiến tới công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất của quốc gia, trở thành thuộc sở hữu toàn dân. Nghĩa là xóa bỏ kinh tế tư nhân để duy trì một thành phần kinh tế duy nhất: Kinh tế tập thể. Đây cũng là nội dung chính của Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đường lối của Đảng CSVN từ trước cho đến nay luôn luôn kiên định với con đường Chủ nghĩa Xã hội, lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng tư tưởng mà giai cấp nông dân và công nhân là lực lượng nòng cốt. Mọi biểu hiện lệch lạc trong việc vận dụng Chủ nghĩa Marx - Lenine đều bị coi là xét lại (trước kia) hay diễn biến và tự chuyển hóa (ngày nay). Đây là những kẻ thù nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự tồn vông của Đảng CSVN.
Ngay từ ngày đầu thành lập, luận cương 1930 của Tổng BT Đảng CS Đông Dương Trần Phú đã để ra chính sách "Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc, trốc tận rễ". Rồi đến cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam vào những năm 1953–1956. Cải cách ruộng đất tịch thu tài sản, đất đai của những người giàu và chia cho bần, cố nông, thông qua việc đấu tố và xử tội họ. Tiếp sau đó là các cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản, tư doanh tại miền Bắc sau năm 1954 và miền Nam sau năm 1975 để xóa bỏ nền kinh tế tư bản, nguồn gốc của sự bóc lột.
Những "kỳ tích" kể trên như Cải cách Ruộng đất, Nhân Văn giai phẩm, Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, nền kinh tế tem phiếu thời còn bao cấp v.v... mà đến nay nhắc lại người ta vẫn toát mồ hôi vì sự ác độc khủng khiếp một thời. Đây là hậu quả của việc Bác Hồ đưa vào và áp dụng Chủ nghĩa Marx-Lenin ở Việt Nam. Điều đó đã gây biết bao nhiêu tai họa cho dân tộc này.
Và chỉ đến năm 1986, khi cả nước đã đứng bên bờ vực chết đói thì Đảng CSVN buộc phải khởi xướng việc cải cách kinh tế để chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp theo mô hình Cộng sản, sang nền Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Mà cái đuôi "định hướng XHCN" được cho là sự sáng tạo của Đảng CSVN, nhằm khẳng định họ không đi chệch con đường XHCN.
Cần phải nhắc lại, trong Cương lĩnh Đại Hội Đảng CSVN lần thứ XI, đã khẳng định: "có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu". Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp Việt nam Sửa đổi năm 2013, quy định về chế độ kinh tế đó là"Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.".
Xin hỏi, đây là những biểu hiện đúng của một nền Kinh tế thị trường hoàn chỉnh hay sao?
Bác Hồ đối xử với Doanh nhân thế nào?
Nói đến Cải cách Ruộng đất thì không thể không nhắc tới bà Nguyễn Thị Nămhay Cát Hanh Long, đây là một địa chủ có công đóng góp tài sản cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Đây có lẽ là bài học điển hình cho việc Bác Hồ đối xử với Doanh nhân nước Việt
Theo các tài liệu lưu trữ cho biết, trước Cách mạng tháng Tám, gia đình bà Nguyễn Thị Năm từng ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bảy trăm lạng vàng) và sau đó giúp đỡ nhiều vật dụng, thóc gạo, y tế và nhà cửa. Khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức "Tuần lễ vàng", bà đóng góp hơn 100 lạng vàng. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Năm đã có hai con trai đi theo kháng chiến và nhiều cán bộ cách mạng quan trọng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh... từng được bà nuôi ăn và giúp đỡ.
Tuy vậy, khi Cuộc cải cách ruộng đất, những hành động yêu nước của Nguyễn Thị Năm bị cho là "giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại." và bà trở thành địa chủ đầu tiên bị đem ra "xử lý" với tội danh "tư sản địa chủ cường hào gian ác".
Trong bài viết "Địa chủ ác ghê" của C.B trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 có kể tội bà là "Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người...Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân...". Cũng theo đó, Nguyễn Thị Năm đã "thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến" và cũng theo đó thì Nguyễn Thị Năm "không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác".
Và theo tác giả Trần Đĩnh viết trong hồi ký Đèn cù cho biết, lúc bấy giờ ông là phóng viên báo Nhân Dân được Trường Chinh cử viết bài tường thuật về vụ đấu tố; theo Trần Đĩnh thì Hồ Chí Minh đã bịt râu và Trường Chinh thì đeo kính râm bí mật tới dự vụ đấu tố bà Nguyễn Thị Năm. Đồng thời ông Trần Đĩnh cũng khẳng định rằng, ông Hồ Chí Minh là tác giả bài báo kí tên C.B có nghĩa là "Của Bác" trên tờ Nhân dân để kết tội bà Năm.
Không biết ông TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và bạn đọc nghĩ gì về việc này?
Tại sao lại có chuyện như vậy?
Cần khẳng định, nền kinh tế Việt nam hiện nay không phải là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh như các quốc gia khác, là điều gây rất nhiều hạn chế trong việc hội nhập của Việt nam vào nền kinh tế thế giới. Đó là lý do rõ nhất vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng luôn đề nghị các nước phát triển Âu-Mỹ công nhận kinh tế Việt nam là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh với đặc trưng cơ bản nhất của nó là kinh tế tư nhân sẽ nắm vai trò chủ đạo.
Trong nhiều năm trở lại đây, trái lại với quan điểm của Đảng về vấn đề kinh tế, người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã luôn chủ trương cần phải xây dựng một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Cụ thể là, ngày 26/3/2015 vừa qua, phát biểu tại buổi chủ trì hội nghị giao ban về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế, đồng thời yêu cầu đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu khối doanh nghiệp nhà nước. Theo Thủ tướng, doanh nghiệp tư nhân là một động lực hết sức quan trọng, cần phải cổ phần hóa nhanh để "toàn dân làm kinh tế", đáng chú ý, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định và cho rằng: "Không có toàn dân làm kinh tế thì không có thắng lợi được đâu. Phải coi doanh nghiệp tư nhân là một động lực. Đây là của nhân dân chúng ta, không ai thay nhân dân được hết. Về phần Nhà nước là tạo điều kiện, hạ tầng, ban hành luật lệ".
Mới đây nhất, một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2015 là việc cổ phần hoá, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Tại cuộc họp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo: "Doanh nghiệp Nhà nước tập trung đẩy mạnh tiến độ lên, cái nào tư nhân mua được mà họ quản lý tốt thì các đồng chí bán luôn đi để chúng ta thu hồi vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết, quan trọng khác, nhất là đầu tư vào hạ tầng để tạo điều kiện cho phát phát triển, đây cũng là đúng theo định hướng của Trung ương".
Song nếu biết, ông TS. Vũ Tiến Lộc, ngoài chức vụ Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thì ông còn kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Thì việc ông Vũ Tiến Lộc , đã sử dụng diễn đàn giao ban doanh nghiệp ngày 25/8/2015 tại Đà Nẵng, để nhét chữ vào miệng Bác Hồ để phụ họa cho chủ trương đưa nền kinh tế Việt nam trở thành một nền Kinh tế thị trường hoàn chỉnh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì là điều dễ hiểu. Cho dù nó là một điều bi hài không thể kể hết, dù rằng cái gọi là Chủ nghĩa Marx-Lenine và Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn sờ sờ ra đó.
Thay cho lời kết
Dù rằng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và coi kinh tế tư nhân chiếm vai trò chủ đạo thực chất là việc làm theo quá trình ngược lại với mục tiêu của Chủ nghĩa Mark-Lenin, nghĩa là mang toàn bộ sở hữu nhà nước chuyển giao ngược lại cho tư nhân. Đó có thể coi là sự phản bội ghê gớm đối với học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa Marx - Lenine, vi phạm đường lối của Đảng và đồng thời là chủ trương vi phạm Hiến pháp Việt nam của Chính phủ. Nhưng bây giờ các nhà lãnh đạo Việt nam lại công khai khẳng định đó là quan điểm của ông Hồ Chí Minh, từ trước đến nay. Nghĩa là ông Hồ Chí Minh luôn có quan điểm trái ngược với Chủ nghĩa Mark-Lenin mà cả cuộc đời của ông đã theo đuổi. Và hình như người ta quên rằng, ông Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Ai có thể sai, nhưng các đồng chí Stalin và Mao Trạch Đông thì không bao giờ sai".
Khi viết đến đây, bất chợt nghĩ đến mẩu tin mới trên VnExprees: "Chủ tịch xã khai nhiều tuổi hơn mẹ để nhận huân chương", theo đó do không có thành tích trong kháng chiến, nhưng ông Đoàn Quốc Dũng (59 tuổi, nguyên Chủ tịch UBND xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã tự khai man thành tích, nhận  mình sinh năm 1932 (lớn hơn mẹ ruột 3 tuổi) để được nhận Huân chương Kháng chiến hạng Ba. Nếu đem ra so với những phát biểu của ông Vũ Tiến Lộc về vấn đề "Bác Hồ đã định hướng nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường" thì việc ăn gian tuổi của ông Chủ tịch xã có lẽ sẽ không bi hài, như chuyện lãnh đạo nhà nước công khai nhét chữ vào mồm lãnh tụ kính yêu của họ.
Đáng lo là vì, đây là những chuyện hết sức phổ biến và thịnh hành thời nhà Sản, khi mà vấn đề liên quan đến đường lối của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh mà họ cũng bất chấp sự thật để xuyên tạc, nhằm phục vụ cho lợi ích của một cá nhân.
Ngày 03/12/2015
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.

Những 'tàu ma' Bắc Hàn trôi dạt vào Nhật Bản

Simeon Paterson BBC News 

8 giờ trước

Image copyrightTBSJapan
Image captionCác 'tàu ma' đều được làm bằng gỗ, nặng nề và không có trang thiết bị hiện đại gì
Một cách bí ẩn, các "tàu ma" không thủy thủ đoàn đã dạt vào các khu vực bờ biển phía tây Nhật Bản.
Trong hơn hai tháng qua, đã có ít nhất 13 chiếc tàu gỗ như vậy, với hơn 20 thi thể đang phân hủy ở trên.
Người ta không biết gì nhiều về những con tàu này, nhưng các nhà điều tra đã tìm thấy một số bằng chứng về gốc gác của chúng.

Những 'tàu ma' này là gì?

Được gọi là 'tàu ma' bởi khi được phát hiện ra ở bờ biển phía tây Nhật Bản, trên các tàu này trống rỗng hoặc chỉ có vài xác chết trên boong. Chúng dạt vào dọc bờ biển từ tỉnh Fukui tới mũi phía nam của đảo Hokkaido.
Toàn bộ các thi thể hoặc đang bị phân hủy, hoặc đã trơ xương phần nào khi được tìm thấy, một chỉ dấu rõ ràng cho thấy những người xấu số đã chết từ trước đó rất lâu.
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên có các con tàu dạt vào bờ biển Nhật Bản hay vùng duyên hải viễn đông của Nga.
Lực lượng tuần duyền Nhật nói với BBC rằng đã có 65 con tàu như vậy dạt vào hồi năm ngoái, nhưng đợt mới nhất diễn ra với mức độ cao hơn mọi khi.
Image copyright

Từ đâu tới?

Chúng được cho là các tàu cá Bắc Hàn, ra khơi đánh bắt cua bể, cá mực và cá răng chéo vào thời điểm này trong năm. Các dấu hiệu đánh dấu trên ít nhất một con tàu bằng tiếng Triều Tiên cho thấy nó thuộc về quân đội Bắc Hàn.
Ở Bắc Hàn, quân đội tham gia hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực đánh bắt cá và nhiều lĩnh vực khác.
Một đoạn vải rách bươm trông giống như một phần của lá cờ Bắc Hàn bay phất phơ trên một con tàu khác cũng cho manh mối tương tự.
Không ngạc nhiên gì, Bắc Hàn không bao giờ nói gì về việc họ có những chuyến tàu mất tích.

Tại sao những người trên tàu lại chết?

Không phải tàu nào cũng có xác người ở trên.
Giới chức Nhật đang điều tra về nguyên nhân tử vong nhưng nói một số tử thi đã bị phân hủy quá nặng nề, khiến không thể xác định được nguyên nhân cái chết.
Hiện đang là mùa đông ở khu vực, và với lượng thức ăn ít ỏi trên tàu thì chuyện phải đối mặt với sóng nước, với thời tiết xấu và tình trạng đói khát cũng có thể là nguyên nhân.
Nhật thường cấm các tàu bè Bắc Hàn cập bến nhưng cũng bỏ ngỏ cho các trường hợp đặc biệt vì lý do nhân đạo, như cho tàu vào tránh bão.

Họ có phải là những người đào tẩu?

Image copyrightGetty
Image captionGiới chức Nhật Bản đang cố gắng xác định nguyên nhân tử vong của những người xấu số trên các 'tàu ma'
Một số người bình luận cho rằng nạn thanh trừng có thể là lý do đằng sau, và đồn đoán rằng các thủy thủ có thể đã tìm cách bỏ chạy khỏi chế độ Bắc Hàn.
Cũng đã có những tường thuật nói về việc kiểm soát gắt gao hơn đối với khu vực biên giới Trung-Triều, là tuyến bỏ trốn phổ biến nhất của người Bắc Hàn.
Thế nhưng nhiều người khác không thấy thuyết phục về cách giải thích này.
Tiến sỹ John Nilsson-Wright, giám đốc Chương trình Á châu thuộc viện nghiên cứu Chatham House nói với BBC rằng bên cạnh những mối liên hệ về văn hóa và ngôn ngữ, thì "sẽ không hợp lý mấy nếu bỏ chạy sang Nhật. Nam Hàn gần hơn nhiều nếu họ đi bằng thuyền."

Điều gì đã xảy ra với những con tàu giữa biển khơi?

Những con tàu gỗ đó khá là cũ kỹ, nặng nề và không có cả máy móc đủ hiện đại, đủ khỏe lẫn hệ thống định vị GPS.
Nếu ra khơi quá xa, chúng sẽ bị mất phương hướng và khó chống chọi được với dòng hải lưu, kể cả khi thủy thủ đoàn biết cần phải đi hướng nào, các phân tích gia nói.
Điều này cũng lý giải được phần nào tình trạng xảy ra trên các con tàu bị dạt vào Nhật Bản.
Thời tiết không phải là vấn đề gì, bởi Biển Nhật Bản tuy sóng dữ và thường có gió lớn trong tháng Mười Một, nhưng Lực lượng Tuần duyên Nhật nói với BBC rằng đó là những điều kiện bình thường ở vùng biển này.

Tại sao các ngư dân liều lĩnh ra khơi?

Image copyrightKRT
Image captionÔng Kim Jong-Un đã xuất hiện trên truyền hình, kêu gọi nhân dân Bắc Hàn nâng cao sản lượng
Một giả thuyết là giới lãnh đạo Bắc Hàn đòi họ phải đánh bắt được nhiều hải sản, và họ bị buộc phải ra khơi để đạt được chỉ tiêu.
Truyền hình nhà nước chiếu cảnh ông Kim Jong-Un tại các cơ sở đánh bắt cá, hô hào đất nước hãy tăng sản lượng khai thác.
"Năng suất nông nghiệp có vẻ tăng," Tiến sỹ Nilsson-Wright nói, cho thấy áp lực phải tăng năng suất khiến người ta phải liều mình.
Điều khá phổ biến tại Bắc Hàn là người lao động được giữ lại những phần sản phẩm họ làm vượt chỉ tiêu nhà nước đặt ra. Hệ thống trên thực tế giống như tư bản chủ nghĩa này đã giúp tăng hiệu quả lao động, giới phân tích nói.
Thế nhưng nếu bạn đặc biệt nghèo, như tình trạng hiện thời của nhiều người Bắc Hàn, thì "bạn sẽ làm bất kỳ thứ gì để cải thiện cho sự tồn tại của mình," tiến sỹ Nilsson-Wright nói.
Và điều đó có thể giải thích cho việc bất chấp những hiểm nguy ngoài biển, người ta vẫn ra khơi. "Có thể đơn giản chỉ là họ đã kém may mắn."

Seoul: Biểu tình lớn phản đối chính phủ

 Theo BBC-5 giờ trước 

Image copyrightAP
Image captionCuộc biểu tình hôm thứ Bảy diễn ra sau khi tòa bác yêu cầu của chính phủ, muốn cấm biểu tình
Hàng chục ngàn người biểu tình tại Nam Hàn đã tổ chức một cuộc tuần hành khổng lồ phản đối một loạt các chính sách của chính phủ, mà theo họ là làm suy yếu nền dân chủ.
Cuộc biểu tình được tổ chức với quy mô to lớn, ồn ào, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, nhưng không xảy ra tình trạng bạo lực vốn đã làm hoen ố một cuộc biểu tình tương tự hồi tháng trước.
Có khoảng 18 ngàn cảnh sát đã được triển khai tại thủ đô Seoul.
Người biểu tình phản đối các kế hoạch trong đó gồm cả việc thay đổi luật lao động và kiểm soát nhiều hơn nữa đối với sách giáo khoa môn lịch sử.
Image copyrightAP
Image captionCuộc tuần hành diễn ra một cách hòa bình, khác với bầu không khí của cuộc biểu tình tháng trước
Image copyrightAP
Image captionNhững người biểu tình không hài lòng về việc chính phủ của bà Park định đổi luật để cho phép sa thải người lao động dựa trên kết quả làm việc
Những người chỉ trích theo đường lối tả khuynh nói rằng điều này sẽ dẫn tới tình trạng tẩy trắng quá khứ độc tài ở Nam Hàn.
Chừng 14 ngàn người đã dự cuộc tuần hành, theo ước tính của cảnh sát, tức là ít hơn nhiều so với con số 60 ngàn người tham dự cuộc biểu tình hôm 14/11.
Sự kiện đã diễn ra hôm thứ Bảy, sau khi một tòa án bác bỏ việc chính phủ muốn xin lệnh cấm biểu tình sau những hậu quả bạo lực của cuộc biểu tình trước.
Những người biểu tình không hài lòng về các bước đi của chính phủ bảo thủ của Tổng thống Park Geun-hye, theo đó cho phép sa thải người lao động dựa trên kết quả làm việc và đặt mức trần đối với lương trả cho các nhân viên cao cấp, nhằm khuyến khích chủ lao động tuyển dụng người trẻ, giúp giảm bớt mức thất nghiệp trong giới thanh niên.
Image copyrightAP
Image captionTổng thống Park Geun-hye đã kêu gọi cấm người biểu tình che mặt
Image copyrightAP
Image captionCuộc biểu tình do các nhóm công nhân, nông dân và các nhóm dân sự cùng tổ chức, nhằm phản đối điều mà họ gọi là sẽ làm suy yếu tự do cá nhân và tự do chính trị
Một trát bắt đã được đưa ra đối với người đứng đầu hiệp hội các nhóm nghiệp đoàn, Liên minh Các Nghiệp đoàn Hàn quốc (KCTU), người đã chạy vào trú ẩn trong một ngôi chùa ở Seoul liên quan tới vụ tuần hành hôm 14/11.
Hôm thứ Bảy, ông Han Sang-gyun đã lặp lại lời kêu gọi tổng đình công chống lại "các điều kiện lao động chỉ nhằm nuôi béo bọn tư bản".
Tổng thống Park là vị nữ tổng thống đầu tiêu của Nam Hàn. Bà đắc cử cách đây hai năm.

Luật sư vụ Nguyễn Mai Trung Tuấn kháng cáo

 Theo BBC-5 tháng 12 2015 

Image copyrightFacebook
Image captionCha mẹ Nguyễn Mai Trung Tuấn đã bị xử tù hồi tháng 9/2015
Luật sư của Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, bị án tù 4 năm rưỡi vì 'cố ý gây thương tích', nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Hôm 24/11, Nguyễn Mai Trung Tuấn bị Tòa án Nhân dân huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, tuyên án 4 năm 6 tháng tù đồng thời yêu cầu bồi thường cho bị hại là công an Nguyễn Văn Thủy 42 triệu 600 ngàn đồng.
Ông Thủy tham gia đoàn công tác cưỡng chế giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đê bao chống lũ trong địa bàn huyện được thực hiện ngày 14/4/2015.
Gia đình Nguyễn Mai Trung Tuấn gồm cha mẹ và bản thân Tuấn bị buộc tội chống người thi hành công vụ và gây thương tích.
Hôm 3/12, luật sư đại diện cho Tuấn, ông Nguyễn Văn Miếng thuộc Văn phòng LS Luật Hồng Đức đã gửi đơn kháng cáo theo Điều 231 Bộ Luật Tố tụng Hình sự lên Tòa án Nhân dân tỉnh Long An và Tòa án Nhân dân huyện Thạnh Hóa.
Ngày 5/12, luật sư Miếng cho biết tòa đã nhận đơn.
Lá đơn kháng kiện cả hai nội dung trách nhiệm hình sự và dân sự. Lý do kháng cáo theo đơn của LS Miếng là 'bị cáo không phạm tội'.
Cũng theo đơn, luật sư yêu cầu cấp phúc thẩm "ra quyết định trưng cầu giám định pháp y lại để xác định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây ra cho bị hại Nguyễn Văn Thủy".
Theo Bản kết luận điều tra của công an huyện Thạnh Hóa, Nguyễn Mai Trung Tuấn bị cáo buộc hắt một ca axit vào người ông Nguyễn Văn Thủy, công an huyện bảo vệ vụ cưỡng chế, gây thương tích cho ông này là 35%.
Nay luật sư Miếng yêu cầu Viện Pháp y Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng giám định lại tỷ lệ này.
Đơn cũng yêu cầu trả tự do ngay cho bị cáo "để bị cáo tiếp tục đi học".

Mới 15 tuổi

Image copyrightOther
Image captionNgười dân theo dõi vụ xử bên ngoài phiên tòa 24/11 qua loa phóng thanh (Ảnh: Facebook Huy Phan)
Nguyễn Mai Trung Tuấn sinh ngày 31/03/2000, là con cả của ông Nguyễn Trung Can và bà Mai Thị Kim Hương. Trước đó hai vợ chồng ông Can và bà Hương đã bị truy tố về tội chống người thi hành công vụ trong vụ án xảy ra cùng ngày với vụ Trung Tuấn đang bị truy tố.
Tại thời điểm xảy ra vụ cưỡng chế, Trung Tuấn được 15 tuổi 14 ngày.
Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt ngay sau phiên tòa 24/11, luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết: “Tuấn là người chưa thành niên, đáng lý ra chỉ chịu mức án một nửa người đã thành niên thôi. Nhưng sau khi áp dụng tất cả các tình tiết, điều luật thì viện đề nghị là 4 năm 6 tháng tù đến 5 năm. Và bản án của tòa tuyên là 4 năm 6 tháng. Đây là mức án quá cao.
Tôi hy vọng là ít ra nó cũng bằng những người trong các vụ án trước, cao nhất chỉ có ba năm rưỡi thôi. Trường hợp của Tuấn lại đến bốn năm rưỡi là quá cao với người chưa thành niên.”

2015: Việt Nam 'chi tiêu sai' khoảng $2 tỷ

HÀ NỘI (NV) - Trong năm 2015 này, Việt Nam đã “chi tiêu sai” khoảng $2 tỷ! Đó là kết luận của thanh tra Bộ Tài Chính Việt Nam. So với năm ngoái, cơ quan này cho biết “chi tiêu sai” trong năm nay tăng khoảng... 93%!

Một công nhân của công ty môi trường đô thị Cà Mau, nơi đang bị chính quyền thành phố Cà Mau nợ 14 tỷ đồng.
(Hình: Tuổi Trẻ)

Từ đầu năm đến cuối Tháng Mười, thanh tra Bộ Tài Chính thực hiện 116,000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và 6,500 cuộc thanh tra hành chính. Kết quả là họ phát giác có 52,553 tỷ đồng bị “chi tiêu sai.”
Đề cập đến tình trạng tham nhũng ở Việt Nam, một bài viết công bố những số liệu vừa kể trên trang web của Bộ Tài Chính Việt Nam nhận định: “Tính chất tham nhũng càng ngày càng phức tạp. Thủ đoạn tinh vi hơn. Phạm vi và yếu có tổ chức của các vụ tham nhũng rõ nét hơn. Ngoài ra đã xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực.”

“Chi tiêu sai” vốn là một vấn nạn tồn tại ở Việt Nam trong nhiều thập niên và càng ngày càng nghiêm trọng. “Chi tiêu sai” đã đẩy Việt Nam vào tình trạng khủng hoảng tài chính, thu không đủ để bù cho chi, phải vay để chi nên nợ nần, bao gồm cả nợ ngoại quốc lẫn nợ trong nước càng lúc càng tăng.

Tin mới nhất cho biết, sau Bạc Liêu (ngân quỹ cạn tiền nhưng vẫn còn thiếu 1,350 tỷ đồng nợ tới hạn phải thanh toán nhưng không trả nổi), nay tới lượt chính quyền thành phố Cà Mau vỡ nợ. Chính quyền thành phố Cà Mau không còn đồng nào và đang mang khoản nợ khoảng 300 tỷ. Tháng này chưa rõ chính quyền thành phố Cà Mau sẽ moi tiền từ đâu để trả lương cho các viên chức, kể cả nhân viên các đơn vị trực thuộc như giáo viên, công nhân vệ sinh...

Tháng trước, khi Quốc Hội Việt Nam họp, các đại biểu từng than vắn, thở dài vì không tìm ra giải pháp nào khả thi để giải quyết tình trạng bội chi càng lúc càng cao và nợ nần càng ngày càng lớn. Một số đại biểu than rằng, sau khi xem xét các tài liệu về ngân sách, họ không biết cắt của ai, chia cho ai!
Ông Trần Văn, phó chủ nhiệm Ủy Ban Tài Chính và Ngân Sách Quốc Hội, cho biết, thu chi ngân sách mất cân đối từ năm 2011. Năm 2011, ngân sách bội chi 112,000 tỷ đồng, đến năm 2015 bội chi đã tăng lên 226,000 tỷ đồng.

Nợ nần của Việt Nam cũng tăng rất nhanh, từ 1.3 triệu tỷ đồng vào năm 2011 lên 2.7 triệu tỷ đồng trong năm nay. Trung bình, mỗi năm, nợ nần của Việt Nam tăng thêm 20%. Đáng lưu ý là từ năm 2013 đến nay, chính quyền Việt Nam không thể tìm đủ nguồn thu để trả các khoản lãi và các khoản nợ gốc đã đến hạn phải thanh toán. Cũng vì vậy, chính quyền Việt Nam phải vay nợ mới để trả một phần nợ cũ.

Dù bi đát như thế, nhưng “chi tiêu sai” của năm nay tăng... 93% và đáng lưu ý là từ thủ tướng Việt Nam trở xuống, không có bất kỳ viên chức nào bị kỷ luật hay tự thấy xấu hổ vì kém cỏi nên xin từ nhiệm. (G.Đ.)