Monday, February 27, 2017

Nhà báo yêu cầu quan chức giải thích việc 'dùng hàng hiệu' bị cách chức

Theo BBC-27 tháng 2 2017 

PCT Đoàn Ngọc HảiBản quyền hình ảnhZING
Image captionTrong những tấm ảnh chụp ông Đoàn Ngọc Hải về sau không còn thấy ông đeo đồng hồ và điện thoại hàng hiệu (ảnh của báo Zing)
Một tờ báo thuộc Hội Luật gia Việt Nam ra văn bản cách chức nhà báo gửi "văn bản trái quy định" liên quan vụ việc ông này yêu cầu một quan chức cấp quận ở TP Hồ Chí Minh giải thích về ảnh chụp cho thấy "dùng điện thoại Vertu và đồng hồ Patek'.
Quyết định của Tổng biên tập báo Đời sống & Pháp luật, thuộc Hội Luật gia Việt Nam, đề ngày 25/2 ghi: "Kỷ luật ông Trần Thanh Thắng, Phó trưởng cơ quan đại diện phía Nam của báo Đời sống & Pháp luật với hình thức cách chức từ ngày 25/2 vì hành vi tự ý ban hành văn bản ngày 15/2 trái quy định, vi phạm nghiêm trọng quy chế của tòa soạn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của báo."
Văn bản ngày 15/2 được xác định là của ông Thắng gửi ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 1, TP Hồ Chí Minh với nội dung: "Ngày 15/2, báo Đời sống & Pháp luật nhận được phản ảnh của bạn đọc về việc có một tấm ảnh chụp ông Đoàn Ngọc Hải trên đường phố với những điểm bất thường."
"Sau khi xem bức ảnh này, báo phát hiện, chiếc điện thoại ông Đoàn Ngọc Hải đang sử dụng là điện thoại hạng sang Vertu. Bên cạnh đó, chiếc đồng hồ trên tay ông Đoàn Ngọc Hải cũng là dòng đồng hồ hạng sang."
"Nay, báo Đời sống & Pháp luật đề nghị ông Đoàn Ngọc Hải sắp xếp một buổi tiếp xúc để làm rõ các nghi vấn nêu trên để phản ánh đến bạn đọc."
Trong tấm ảnh bị đặt nghi vấn có chiếc đồng hồ được cho là của thương hiệu Patek Philippe.
Hôm 27/2, BBC gọi điện cho ông Trần Thanh Thắng nhưng tổng đài báo "số máy này tạm thời không liên lạc được".
Cùng ngày, ông Vương Tiến Thành, Phó tổng biên tập báo Đời sống & Pháp luật nói với BBC rằng ông "đang chủ trì cuộc họp gấp nên không thể trả lời về vụ việc này".
Hôm 27/2, trả lời BBC từ Hà Nội, luật sư Nguyễn Hà Luân, Trưởng văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long, nói: "Tôi hết sức ngạc nhiên là ông Thắng làm ở một tờ báo của Hội Luật gia mà soạn một văn bản không phù hợp quy định pháp luật như vậy."
"Nếu chỉ dựa trên hình ảnh thì không thể khẳng định những vật trên tay ông Hải là đắt tiền, trị giá hàng chục, hàng trăm ngàn đôla."
"Một bức ảnh không nói lên điều gì."
"Đó là tài sản cá nhân, khó xác định giá trị cao thấp nếu chỉ nhìn qua một bức ảnh rồi phán đoán."

'Không phải không có cơ sở'

"Nếu ông Thắng muốn cáo buộc ông Hải thì khẳng định được đồng hồ, điện thoại ông Hải đang dùng là hàng hiệu thứ thiệt."
"Mà việc này thì phải qua điều tra thì mới xác định được."
"Tôi biết cũng có người đặt câu hỏi rằng: Nếu không phải hàng hiệu thật sự thì tại sao trong những ảnh chụp hiện trường sau đó, người ta không còn thấy ông Hải đeo những vật này nữa?"
"Có thể ông ấy tháo vì muốn tránh điều tiếng chứ không có cơ sở nói ông ấy lo sợ."
Luật sư cũng cho biết thêm: "Tôi khẳng định là báo chí không có quyền đòi ông Hải mang những vật dụng đó đến để 'làm rõ' như yêu cầu trong văn bản."
"Tuy vậy, nói đi cũng phải nói lại, sở dĩ trên mạng xã hội người ta đặt vấn đề về chuyện quan chức từ cấp quận huyện trở lên sử dụng vật đắt tiền không phải không có cơ sở."
"Là luật sư có nhiều dịp tiếp xúc với quan chức, tôi nhận ra họ [quan chức] ít khi dùng hàng 'giả cầy', mà thường có sự lựa chọn những sản phẩm đắt tiền."
"Nhưng khi báo giới muốn đặt vấn đề thì phải có thông tin kiểm chứng rõ ràng chứ không dựa vào một bức ảnh rồi cáo buộc người ta."
Hôm 27/2, một phóng viên báo Dân Việt đề nghị không nêu danh tính nói với BBC: "Trong vụ việc của nhà báo Trần Thanh Thắng, tôi để ý thấy chỉ một số phóng viên đang làm tự do thì ủng hộ, còn những người đang làm ở các tòa soạn thì không đồng tình."
"Họ cho rằng ông Thắng ra văn bản vậy không phải là vì nhu cầu thông tin cho bạn đọc mà nhằm mục đích khác."
"Dù gì đi nữa, tôi thấy ông Thắng bị cách chức và thu hồi thẻ nhà báo như vậy là quá nặng."
"Nhưng làm báo ở Việt Nam thì cũng hiểu là trong những vụ thế này đúng là 'trời kêu ai nấy dạ'.
Một nguồn tin của BBC cũng cho hay ông Trần Thanh Thắng, ngoài nghiệp vụ làm báo còn làm chủ một công ty PR - dịch vụ truyền thông đóng tại quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

Giải tỏa Quận 1: 'Cần làm đúng pháp luật'

Theo BBC-27 tháng 2 2017 

Saigon streetBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY
Image captionMột khu nhà ở thành phố Hồ Chí Minh
Một luật sư ở thành phố Hồ Chí Minh cho rằng việc Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 1, ông Đoàn Ngọc Hải chỉ huy đoàn giải tỏa vỉa hè trong những ngày qua là điều đáng hoan nghênh, nhưng cần làm đúng theo quy định của pháp luật.
Luật sư Đặng Trọng Dũng nói với BBC Tiếng Việt hôm 27/02 rằng ông rất hoan nghênh hành động này, tuy nhiên, "với tư cách luật sư, khi tôi quan sát và đọc báo thì bắt đầu lo vì thấy cảnh ông ấy đứng chỉ huy mặt đằng đằng sát khí, có những lực lượng xông vào tòa nhà ở trụ sở ở quận Nhất, bẻ khóa, khiêng đi tài sản trong đó, có những máy tính đắt tiền.
"Việc lấy lại lòng lề đường cho người dân rất đáng được hoan nghênh, nhưng phải làm đúng quy trình pháp luật," ông Đặng Trọng Dũng nhận xét.
Chia sẻ quan điểm này, luật sư Hà Huy Sơn từ Hà Nội cho rằng, để thuyết phục được những hành động của đoàn giải tỏa Quận 1 là đúng, thì "khi cưỡng chế phải trình ra quyết định cưỡng chế ra cho dân và thông báo có thời gian hợp lý mà luật quy định".
Bên cạnh đó, người dân có quyền hỏi công chức, những người thực thi pháp luật trình văn bản, lệnh yêu cầu bằng văn bản và thực hiện cưỡng chế theo quy định nào, theo luật sư.
Hôm 24/02, truyền thông Việt Nam đưa tin một đoàn lực lượng chức năng do ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Quận 1 dẫn đầu, đã ra quyết định xử lý phạt hàng loạt sai phạm.
Hình ảnh trên truyền thông cho thấy ông Hải được đã lệnh cho phá bỏ một căn nhà đề là của Khu phố 6, phường Bến Thành, Quận 1, cũng như xử phạt xe cộ đỗ sai chỗ.
Đặng Trọng Dũng lawyerBản quyền hình ảnhDANG TRONG DUNG FB
Image captionLuật sư Đặng Trọng Dũng nói ông kỳ vọng vào quyết tâm lấy lại lòng đường cho người dân thành phố Hồ Chí Minh của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng

'Nghi ngờ'

Giải thích thêm quan điểm đối với đợt giải tỏa ở quận 1, luật sư Hà Huy Sơn cho rằng, dù có thể có cá nhân hay tổ chức vi phạm việc sử dụng vỉa hè, "hay nói theo cách khác là vi phạm hành chính" thì cũng cần có các cấp có thẩm quyền và làm theo trình tự như "lập biên bản vi phạm, ra quyết định xử phạt và sau khi cá nhân, tổ chức vi phạm đó không thực hiện thì người có thẩm quyền mới ra quyết định cưỡng chế".
"Những hình ảnh mà tôi xem trên mạng thì thấy Phó Chủ tịch Đào Ngọc Hải khi đến nhà của dân phòng khu phố ông ấy chỉ hỏi hình như cán bộ phường cái này là của ai. Không biết ông ấy có biên bản hay quyết định xử phạt, cưỡng chế hay chưa mà ông ấy cho phá luôn thế thì tôi cho rằng đây là tuân thủ không đúng luật pháp đã có của Việt Nam."
Cả hai luật sư cùng cho rằng, cá nhân hoặc tổ chức bị hủy hoại tài sản mà không đúng thủ tục pháp luật quy định thì có quyền khiếu nại hoặc thậm chí khởi kiện hành vi hành chính này ra tòa án.
Ha Huy Son lawyerBản quyền hình ảnhHA HUY SON FB
Image captionLuật sư Hà Huy Sơn
Luật sư Đặng Trọng Dũng nhấn mạnh thêm, theo quy định thì ủy ban nhân dân phường là cấp đầu tiên thực hiện giải tỏa, cưỡng chế, nhưng "qua báo chí tôi được biết là ủy ban nhân dân phường họ không làm vì có nhiều đụng chạm và không quyết tâm làm nên ông phó chủ tịch phải trực tiếp xuống tận hiện trường và đôn đốc các cơ quan dưới quyền ông ấy.
"Ông ấy nên họp chủ tịch ủy ban nhân dân các phường và yêu cầu họ quyết tâm làm theo đúng quy định thì hơn là chỉ huy đội quân như thế thì về mặt pháp luật là chưa chặt chẽ, đầy đủ.
"Tất cả các cơ quan phải làm theo đúng quy định của pháp luật về xử phạm vi phạm hành chánh, và để làm cũng không khó, cứ làm theo quy định từng bước một. Chứ làm đùng đùng như ông ấy như mấy hôm nay thì rất nhiều người hoan nghênh nhưng người hiểu biết pháp luật lại nghi ngờ là chúng ta có luật mà không thực hiện đầy đủ."
Bình luận về các ý kiến ủng hộ ông Đoàn Ngọc Hải, Luật sư Hà Huy Sơn nói: "Để xây dựng xã hội thì cần pháp luật, nếu nói ai đó là ủng hộ hành vi không cần đến pháp luật trong khi pháp luật đã có rồi thì đất nước không thể phát triển được. Điều này thì giới chuyên môn luật sư và luật gia cần dùng kiến thức chuyên môn của mình và lên tiếng cùng xã hội."
Hôm 27/02, truyền thông Việt Nam dẫn lời Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Hoan khẳng định lãnh đạo Quận 1 đã 'làm đúng'.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Hoan nói: "Tất cả đều có vận động thuyết phục, thông báo tuyên truyền từ trước nhưng chưa có kết quả. Tôi tin quận 1 làm đúng theo quy định".
Ông Hoan giải thích thêm: "Chẳng hạn như trường hợp bức tường trước trụ sở Bộ Công thương, anh em quận 1 đã làm đúng. Không nên để tình trạng cơ quan nhà nước mà lấn chiếm lòng lề đường".
"Chúng tôi ủng hộ quận 1. Dứt khoát trả lại lòng lề đường cho đúng chức năng. Cơ quan nhà nước phải chấp hành. Phải có tinh thần lớn hơn chứ không thể cục bộ được".

Loa phường đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử?

Theo BBC-27-02-2017
Nhiều người trong chính quyền ở Việt Nam ủng hộ bỏ loa phường ở đô thị, nhưng nói loa phường vẫn còn tiện dụng ở vùng sâu vùng xa.

Gần 90% trong 3.000 ý kiến nói hệ thống loa phường không cần thiết, theo một khảo sát của thành phố Hà Nội. Ý kiến cho rằng loa phường cần thiết chỉ chiếm 3,81%.
Gần 90% trong 3.000 ý kiến nói hệ thống loa phường không cần thiết, theo một khảo sát của thành phố Hà Nội. Ý kiến cho rằng loa phường cần thiết chỉ chiếm 3,81%
Khảo sát của Sở Thông tin và Truyền thông sẽ được báo cáo cho UBND TP Hà Nội để quyết định "số phận" của loa phường.
Khảo sát của Sở Thông tin và Truyền thông sẽ được báo cáo cho UBND TP Hà Nội để quyết định "số phận" của loa phường.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung được dẫn lời nói loa phường đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử và cần xem xét loa phường có còn phù hợp nữa hay không.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung được dẫn lời nói loa phường đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử và cần xem xét loa phường có còn phù hợp nữa hay không.
Nhưng có những người tỏ ra “băn khoăn”. Ông Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, nói “Vấn đề là sử dụng nó như thế nào cho phù hợp và vẫn phát huy hiệu quả.”
Nhưng có những người tỏ ra “băn khoăn”. Ông Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, nói “Vấn đề là sử dụng nó như thế nào cho phù hợp và vẫn phát huy hiệu quả.”
Tại buổi gặp mặt các cán bộ hưu trí của Bộ TT&TT chiều 16/1, ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Việt Nam, nói: "Loa phường đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó rồi.”
Tại buổi gặp mặt các cán bộ hưu trí của Bộ TT&TT chiều 16/1, ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Việt Nam, nói: "Loa phường đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó rồi.”
Cũng ở buổi gặp, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn nói: “Loa phường ở đô thị đã hoàn thành sứ mệnh, nhưng ở vùng sâu, vùng xa chưa hoàn thành sứ mệnh của mình và vẫn rất tiện dụng.”
Cũng ở buổi gặp, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn nói: “Loa phường ở đô thị đã hoàn thành sứ mệnh, nhưng ở vùng sâu, vùng xa chưa hoàn thành sứ mệnh của mình và vẫn rất tiện dụng.”
Loa công cộng là hình thức tuyên truyền tại miền Bắc xã hội chủ nghĩa những năm chiến tranh.
Loa công cộng là hình thức tuyên truyền tại miền Bắc xã hội chủ nghĩa những năm chiến tranh.
Nay không ít người tại Việt Nam cho rằng loa phường “phát oang oang” đã không còn phù hợp.
Nay không ít người tại Việt Nam cho rằng loa phường “phát oang oang” đã không còn phù hợp.
Một đề xuất “dung hòa” được đưa ra là Hà Nội có thể xem xét khu vực nào còn phù hợp thì giữ, không phù hợp thì xóa bỏ hoặc thay thế.
Một đề xuất “dung hòa” được đưa ra là Hà Nội có thể xem xét khu vực nào còn phù hợp thì giữ, không phù hợp thì xóa bỏ hoặc thay thế.
Đã có tờ báo chính thống nói trước mắt, các phường, xã hãy “chọn lọc” thông tin để phát sóng trong những khung giờ phù hợp sinh hoạt của người dân, với âm lượng đủ nghe.
Đã có tờ báo chính thống nói trước mắt, các phường, xã hãy “chọn lọc” thông tin để phát sóng trong những khung giờ phù hợp sinh hoạt của người dân, với âm lượng đủ nghe.

Hồi trống rước cờ




Tiếng trống:

Nguoiviettudo (Danlambao) - Tuần rồi rảnh rỗi mở youtube xem tình cờ gặp được cái clip của Đoàn Trống La San. Buổi biểu diễn mang tên "Hồi Trống Rước Cờ". Cảm giác đầu tiên là trên cả tuyệt vời. Từ cách xử dụng đến âm thanh vang dội hùng tráng như đánh thức tâm tư yêu nước khiến cuộc trình diễn cuốn hút và rung động tới tận đáy lòng. Ai chưa thưởng thức hãy thử đi, bảo đảm sẽ bị hớp hồn.
Trong thấp thoáng những bạn trẻ là hình ảnh của quân tướng Đại Đế Quang Trung đang tung hoành xông pha giết giặc. Tiếng vang vang lúc khoan thai lúc dồn dập từ những chiếc trống có hình chim Lạc và màu cờ Vàng uy nghi rực rỡ như bước chân rầm rập tấn công lăn xả vào quân thù.

Thật bất ngờ khi một đoàn thiếu nữ bước ra trong chiếc áo dài như bóng dáng nữ binh Hai Bà Trưng, của Anh Hùng Dân Tộc Triệu Thị Trinh “Tôi thà đạp sóng dữ, chém cá kình biển Đông còn hơn làm thê thiếp cho người…”, của nữ tướng Lê Chân, Bùi Thị Xuân…, các bạn trẻ nữ không kém tài khi so với bạn nam cùng lứa. Có thể nói mọi thành viên đều thể hiện tài tình, vượt mức sự tập luyện của mình.

Đó là một thể hiện thành công vẽ lên được hình ảnh giữa đoàn hùng binh của Đại Đế Quang Trung là hàng lớp con cháu các anh thư dân tộc, đánh động vào tâm thức từng người Việt thời quốc loạn, sẵn sàng đứng lên đáp lời kêu gọi của núi sông tiên tổ.

Bài biểu diễn trống này chắc hẳn người sáng tác, đạo diễn phải là một con dân của xứ Bình Định?, chẳng những thể hiện được mãnh lực đoạt hồn bạt vía kẻ thù trong từng hồi vang dội còn vẽ lại khí thế chống giặc như triều dâng khi gặp nguy biến của con dân Lạc Hồng. Kẻ thù nào có thể đứng vững trước sức tiến công của chiến binh Tây Sơn được tiếp sức bởi các nữ quân tướng anh thư trong giòng sử dân tộc?.

Tôi thấy bài trống Rước Cờ rất xứng đáng với điểm A plus plus ( A++)

Ai chưa xem xin hãy xem rồi quí vị cũng sẽ bị mê mẩn như tôi. Sau này tôi thấy có thêm Đoàn Trống Thiên An mà chưa dịp theo dõi.

Bây giờ thì tôi biết tại sao quân Tôn Sĩ Nghị chạy cong đít vứt hết mọi chai xì dầu (còn đeo) trên người cho nhẹ để tranh nhau chạy về Tàu!!

Trường Burnsville HS , Minnesota:

Đầu tiên tôi nhìn thấy một nhóm thiếu niên nam nữ còn đang ở tuổi teen trên khán đài. Khi zoom in chỉ có một bạn gái trẻ với nét mặt Á Đông (tôi đoán người Việt Nam) phần còn lại đều là da trắng.

Cho tới khi họ bắt đầu cất tiếng tôi giật mình. Họ hát thật chuẩn, không có nét ngây ngô của người mới tập phát âm Việt Ngữ. Từ câu đầu tiên “Này công dân ơi…” cho tới chữ cuối cùng "giòng giống Lạc Hồng.."

Điểm đáng nói là tất cả (còn ở trong tuổi teen) không phải thành phần ca sĩ chuyên nghiệp. Tôi đoán con cháu Việt Nam thứ thiệt chắc cũng chỉ diễn tả hay đến như thế, và thật cảm động khi thấy tuổi trẻ Hoa Kỳ hát Quốc Ca của chúng ta.

Tôi đã xem dàn nhạc ở Ukraine hòa tấu qua bài phối âm của nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Dàn nhạc này cũng diễn đạt được hùng khí nhưng dù sao họ là những nhạc sĩ chuyên nghiệp, còn học sinh trường trung học Burnsville chắc phải tập dượt rất lâu để phát âm nhuần nhuyễn tiếng Việt. Không loại trừ các bạn hiểu chút đỉnh về ý nghĩa nội dung cho nên hát rất có hồn và gương mặt ít nhiều diễn tả sống động uy linh hào khí Việt Nam Cộng Hoà.

Cũng cần phải cảm ơn những người đã bỏ công sức mình để phố biến Quốc Kỳ Quốc Ca của một chính thể Tự Do Dân Chủ ra khắp thế giới.

Một thắc mắc: chẳng ở đâu ngoài Việt Nam người ta chịu phí hơi sức để hòa tấu, ca hát bài “Đoàn quân Việt Nam đi…”

Tại sao vậy?

Phần viết thêm: 

- Rất biết ơn vị nào đã huấn luyện Đoàn Trống La San trong buổi trình diễn Rước Cờ hùng tráng, tuyệt vời.

- Rất biết ơn quí vị nào đã có sáng kiến và biến thành hiện thực việc huấn luyện các em học sinh hát bài Quốc Ca VNCH tại trường HS Burnsville Minnesota.

- Các bạn trẻ VN trong nước nên xử dụng thời gian của mình một cách có ích. Thay vì search các website XXX nên theo dõi những đoạn video clip (như kẻ trên) để hiểu biết thêm về lịch sử.

Xem và so sánh với những điều các bạn bị nhồi sọ trên ghế nhà trường.



Tuổi trẻ Yêu nước Hải ngoại tổ chức hội luận nhân quyền

VOA Tiếng Việt-28/02/2017 
Hội luận Nhân quyền của nhóm Tuổi trẻ Yêu nước Hải ngoại được tổ chức ở thành phố Garden Grove, Nam California, ngày 26/2/2017.
Hội luận Nhân quyền của nhóm Tuổi trẻ Yêu nước Hải ngoại được tổ chức ở thành phố Garden Grove, Nam California, ngày 26/2/2017.

Ngày 26/2, nhóm Tuổi trẻ Yêu nước Hải ngoại đã tổ chức ngày ‘Hội luận Nhân quyền’, với sự tài trợ của Cộng đồng Việt Nam Nam California, thành phố Garden Grove.
Từ California, anh Nguyễn Thiện Thành, thành viên của nhóm Tuổi trẻ Yêu nước, nói với VOA rằng ngoài đề tài nhân quyền, hội luận còn đề cập đến phong trào dân chủ, diễn biến hòa bình, tổ chức xã hội dân sự, truyền thông mạng xã hội, chính sách đối ngoại và kinh tế của Tổng thống Donald Trump:
“Hội luận lần này, thứ nhất, là để tổng kết lại phong trào đấu tranh của Tuổi trẻ Yêu nước, việc các thành viên trong nước bị cầm tù, bị đàn áp sau khi ra tù. Thứ hai, chúng tôi mời một số diễn giả có hiểu biết sâu về tình hình chính trị để tham gia hội luận với chúng tôi. Họ giúp hướng dẫn cho tuổi trẻ có ý thức và đường hướng đúng về đấu tranh dân chủ trong nhiệm kỳ Tổng tống Donald Trump.”
Theo anh Thành, các diễn giả thuyết trình tại hội luận bao gồm tiến sĩ Lê Minh Nguyên tổng kết các phong trào đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam thời gian qua, dược sĩ Christina Cao bàn về các giải pháp đấu tranh cho cộng đồng Việt hải ngoại, kỹ sư Lê Thành Nhân và ông Phan Thanh Châu bàn về diễn biến hòa bình, ông Đỗ Như Diện và ông Phạm Đạt nói về vai trò của các tổ chức xã hội dân sự.
Ngoài ra, theo anh Thành hội luận còn bàn về sự thay đổi các chính sách kinh tế, chính trị của Tổng thống Trump qua sự trình bày của ông Lý Văn Quý, giáo sư Nguyễn Bá Lộc, ông Đặng Văn Âu; vai trò của mạng truyền thông xã hội qua tham luận của nhà báo Uyên Vũ …
Anh Thành nói rằng hội luận sẽ giúp xây dựng đường hướng đấu tranh cho giới trẻ, đặc biệt khi hiện nay người dân đã ý thức các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền:
“Người dân ngày càng ý thức hơn về tự do dân chủ, nhân quyền. Họ thấy được dân chủ gắn liền với dân sinh. Bây giờ họ nhận thấy lợi ích của họ là phải đấu tranh. Những người đầu tàu giúp cho người dân hiểu rõ các vấn đề thì đang bị cầm tù hay để ý nhằm mục đích triệt hạ các nguồn cung cấp kiến thức và phương thức đấu tranh. Với đà bắt bớ này chứng tỏ một sự sợ hãi của chính quyền Việt Nam.”
Anh Thành kỳ vọng rằng sẽ có đổi mới trong phương thức đấu tranh trong thời gian sắp tới khi tăng cường kết hợp hoạt động đấu tranh cho nhân quyền với hoạt động truyền thông mạng xã hội Internet.
Phát biểu tại hội luận nhân quyền, cựu tù nhân chính trị Tạ Phong Tần giải thích vì sao nên thành lập các tổ chức xã hội dân sự hiện nay tại Việt Nam, chứ không nên thành lập tổ chức chính trị:
“Theo luật pháp của Việt Nam hiện hành, tổ chức XHDS được phép tồn tại và không bị cấm, còn tổ chức chính trị hiện nay bị cấm vì bị quy vào điều 79 Bộ Luật hình sự, tội lật đổ chính quyền. Mục tiêu của chúng ta là đấu tranh nhưng phải bảo toàn lực lượng. Tôi viết hơn 1000 bài báo, họ bắt nhốt tôi vì họ cảm thấy tôi là người nguy hiểm. Bộ Ngoại giao Mỹ nói là họ đàm phán với Việt Nam để đưa tôi sang đây rất khó khăn vì Việt Nam nói Tạ Phong Tần là một người rất nguy hiểm. Mặc dầu trong 1.000 bài viết đó không có một câu, một chữ nào là ‘lật đổ chính quyền. Trong cáo trạng, họ nói rằng ‘Tạ Phong Tần đang thực hiện chiến tranh tâm lý.’”
Bà Tạ Phong Tần nói rằng ý thức được quyền con người là vấn đề cốt lõi của xã hội dân sự:
“Muốn có xã hội dân sự phải có con người của xã hội dân sự. Đó là con người có ý thức về nhân quyền, về quyền con người của mình.”
Bà Tạ Phong Tần, chủ trang blog Công lý và Sự thật, bị bắt vào ngày 5/9/2011 và bị kết án tù 10 năm vào năm 2012 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Bà được trả tự do trước thời hạn và sang Mỹ ngày 19/9/2015. Bà Tần cũng là một trong những thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do cùng với blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) năm 2007.
Anh Nguyễn Thiện Thành là thành viên của nhóm Tuổi trẻ Yêu Nước tại Việt Nam từ năm 2011. Sau khi thực hiện nhiều đợt kêu gọi thanh nhiên chống lại sự bá quyền của Trung Quốc, anh bị truy lùng nên phải sang Thái Lan tị nạn vào năm 2012 và sau đó định cư tại Hoa Kỳ.

Bản cáo trạng chế độ của Linh Mục Đặng Hữu Nam tại giáo xứ Song Ngọc

Bản cáo trạng chế độ của Linh Mục Đặng Hữu Nam tại giáo xứ Song Ngọc
Các Linh Mục Công Giáo tại Việt Nam lại tiếp tục là những người dám công khai đứng lên nói thẳng sự thật trước giáo dân của mình về sự thối nát của chế độ CSVN.
Theo Amen TV, vào ngày Thứ Bảy 25/02/2017, Linh Mục Antôn Đặng Hữu Nam- trong thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình tại giáo xứ Song Ngọc- Nghệ An- đã có bài giảng để bày tỏ sự hiệp thông với Linh Mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân trong cuộc đi khiếu kiện Formosa, bị chính quyền CSVN đàn áp, vu khống trong ngày 14/02. Bài giảng có đoạn giống như một bản cáo trạng tố cáo sự thối nát, bất lực của chế độ CSVN.
Trong bài giảng về Sứ Điệp Fatima của mình, Linh Mục Đặng Hữu Nam đã khuyên giáo dân hãy dùng cảm làm theo lời Chúa dạy để bảo vệ Công Lý & Hòa Bình cho đất nước, dân tộc Việt Nam. Linh Mục đã điểm qua những nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng, khi biên giới phía Bắc, Hoàng -Trường Sa, những địa điểm trọng yếu của Việt Nam đều rơi vào sự kiểm soát của Trung Cộng.
Linh Mục Nam cũng nhắc lại sự tụt hậu của đất nước về mọi mặt, từ kinh tế, cho đến giáo dục, đạo đức xã hội. GDP của Việt Nam đã thua xa các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, những quốc gia mà trước 1975 đều đã từng mơ sẽ phát triển được như Việt Nam. Nhưng bây giờ, Việt Nam là một quốc gia mà theo ông: “… thầy không ra thầy, trò không ra trò, lãnh đạo không ra lãnh đạo, còn người dân thì trở thành dân oan và lưu vong ngay trên quê hương của mình…”.
Nguyên nhân của sự tụt hậu này? Linh Mục Đặng Hữu Nam đã chỉ đích danh là do chính quyền CSVN tham nhũng, yếu kém. Một chính quyền thường xuyên có những lời tuyên bố sai sự thật. Nhưng họ lại không muốn nghe những lời góp ý chân thật từ những người yêu nước, và luôn chụp mũ cho những nhà đấu tranh cho mội trường, dân chủ, nhân quyền… là những kẻ phản động.
Linh Mục Đặng Hữu Nam đã kêu gọi toàn dân Việt Nam hãy tôn trọng sự thật, không sợ hãi, không thờ ơ, không lùi bước trước cái xấu, cái ác. Hành động khiếu kiện Formosa, bảo vệ môi trường biển của giáo dân xứ Song Ngọc là một việc làm hoàn toàn đúng đắn theo lời dạy của Thiên Chúa.
Mời quí độc giả xem trích đoạn trong bài giảng của Linh Mục Đặng Hữu Nam.


Đoàn Hưng / SBTN

Nhà báo bị cách chức vì muốn hỏi về đồng hồ, điện thoại của lãnh đạo Quận 1 – Sài Gòn

Nhà báo bị cách chức vì muốn hỏi về đồng hồ, điện thoại của lãnh đạo Quận 1 – Sài Gòn
Chiếc đồng hồ và điện thoại của ông Hải được nhiều độc giả đặt nghi vấn. (Ảnh: VietnamNet)
Ông Trần Thanh Thắng- phó ban đại diện báo Đời Sống Và Pháp Luật ở phía Nam- đã bị tờ báo này cách chức vào ngày 25/2/2017. Ông Thắng còn bị đề nghị thu hồi thẻ nhà báo. Lý do là vì ông đã gửi một công văn đến cho ông Đoàn Ngọc Hải, phó Chủ tịch quận 1 (Sài Gòn), đề nghị có buổi tiếp xúc nhằm giải đáp những khúc mắc của độc giả về tài sản mà ông Hải mang trên người.
Trong quyết định cách chức, báo Đời sống và Pháp luật cho rằng, ông Trần Thanh Thắng đã “tự ý ban hành văn bản” trái với quy định. Văn bản được nhắc đến chính là công văn gửi đến ông Đoàn Ngọc Hải. Theo lãnh đạo tờ báo, việc làm trên của ông Thắng đã “…vi phạm nghiêm trọng quy chế của tòa soạn gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của báo…”.
Trước đó, ông Đoàn Ngọc Hải đã ra đường phố, chỉ đạo cho cán bộ dưới quyền của mình phải chấn chỉnh lại vỉa hè, giành lại lối đi cho khách bộ hành. Một trong những lần trực tiếp xuống đường, ông Hải đã đeo trên tay chiếc đồng hồ Patek Philippe trị giá vài chục ngàn USD, và chiếc điện thoại Vertu hạng sang.
Sau khi nhìn thấy hình ảnh đó, rất nhiều độc giả đã đặt ra nghi vấn, chỉ với mức lương vài triệu đồng một tháng, một công bộc như ông Hải lấy đâu ra tiền để trang bị những thứ xa xỉ như thế.
Hình ảnh ông Hải với đồng hồ Patek và điện thoại Vertu đã nhanh chóng lan truyền trên Internet. Trong những lần ra đường sau đó, người ta không còn thấy ông Hải đeo đồng hồ Patek và điện thoại Vertu nữa.
Ngày 15/2, để giải đáp những khúc mắc của độc giả, phóng viên Trần Thanh Thắng đã gửi công văn đến cho ông Đoàn Ngọc Hải để mong có câu trả lời. Và câu trả lời mà ông Thắng nhận được là quyết định cách chức, và sau đó có thể là bị “đề nghị tịch thu thẻ nhà báo”.
Ngọc Quân / SBTN

2016: '11 người bị bắt, 202 người bị đánh'

Theo VOA-28/02/2017
Một cuộc biểu tình vì môi trường
Một cuộc biểu tình vì môi trường

Ngày 27/2, Hội cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam công bố cáo cáo vi phạm nhân quyền giai đoạn 2015-2016.
Báo cáo cho biết chính quyền gia tăng “tấn công nhắm vào những người tham gia mạng xã hội, người bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền, và cả dân thường,” với 11 người bị bắt giam và 202 người bi đánh đập trong năm 2016.
Báo cáo cũng cho biết trong năm 2015 số người bị bắt là 9 và số người bị đánh đập là 157.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, điều phối viên của Hội cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam cho VOA biết:
“Báo cáo vi phạm nhân quyền ở Việt Nam 2015-2016 tập trung việc trấn áp của chính quyền với người bất đồng chính kiến và những người bảo vệ nhân quyền, đặc biệt trong số đó có thường dân, những nạn nhân của chính sách bất cập. Chúng tôi làm rõ vấn đề chính quyền Việt Nam đã sử dụng bạo lực để tấn công những người này. Chúng tôi cũng kêu gọi nhà nước Việt Nam cần chấm dứt các hành động dùng bạo lực.”
Trong báo cáo này lần này, Hội cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam tập trung vào mối tương quan giữa chính quyền và người bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền. Con số trong thống kê này không thể hiện đầy đủ, và được thu thập qua các hệ thống truyền thông trong và ngoài nước và mạng lưới cộng tác viên.
Biểu đồ - Báo cáo vi phạm Nhân quyền Việt Nam 2015-2016 của FVPOC. (Ảnh: FVPOC.org)
Biểu đồ - Báo cáo vi phạm Nhân quyền Việt Nam 2015-2016 của FVPOC. (Ảnh: FVPOC.org)

“Chúng tôi cũng muốn cho thế giới thấy rõ Việt Nam trong 3 năm qua là thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhưng họ không thật sự cải thiện vấn đề tôn trọng nhân quyền. Theo số liệu chúng tôi công bố, thì càng ngày chính quyền Việt Nam càng trấn áp thô bạo hơn đối với người bất đồng chính kiến.”
Theo anh Phạm Bá Hải, Hội cựu tù nhân lương tâm là một tổ chức xã hội dân sự có các thành viên là cựu tù nhân lương tâm, theo khái niệm của tổ chức Ân xá Quốc tế, đã từng trải qua nhiều năm trong tù.
Nhiệm vụ của hội là đấu tranh “cho một đất nước Việt Nam không còn tù nhân lương tâm. Hội kêu gọi Việt Nam thả các tù nhân lương tâm hiện còn ở trong tù, dù biết rằng công việc này là rất khó khăn “thậm chí chúng tôi phải đối mặt với nguy cơ tiếp tục đi vào tù một lần nữa”, anh Hải cho biết.
“Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh và tiếp tục lên tiếng trong và ngoài nước, kêu gọi các tổ chức quốc tế, các tổ chức nhân quyền ra áp lực Việt Nam thả tất cả các tù nhân.”
“Theo như chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu, chính quyền Việt Nam có đánh đập và bắt bớ nhiều từ giữa năm 2016 đến nay, sau sự kiên Formosa. Số lượng nạn nhân vị đánh đập rất lớn, đó là những người đã tuần hành ôn hòa và bị cảnh sát cơ động và cảnh sát môi trường đánh đập. Tiếp theo sau đó là những người sử dụng mạng truyền thông để đưa tin về vấn đề này, trong đó cũng có vấn đề bất cập về chính sách an sinh xã hội. Các blogger làm truyền thông đều trở thành đối tượng của các vụ bất bớ gần đây.”
Theo anh Hải, nhóm anh Lưu Văn Vịnh bị bắt giữ theo điều 79, cho thấy “chính quyền Việt Nam sợ hãi tất cả những ai bày tỏ ước vọng rằng Việt Nam sẽ tiến đến nền dân chủ đa nguyên thì họ đều mạnh tay bắt bớ.”
Anh Hải nói trong hai tháng đầu năm của 2017, người bị tấn công bị liên quan đến vấn đề Formosa và khuynh hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong năm nay.
Hội cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam kêu gọi chính quyền Việt Nam phải chấm dứt sử dụng bạo lực tấn công giới bất đồng chính kiến, tôn trọng nhân phẩm và quyền con người khi người dân thực thi quyền của mình, đặc biệt là quyền bày tỏ ôn hòa nơi công cộng. Ngoài ra, Hội kêu gọi chính quyền Việt Nam thừa nhận và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập phát triển, và đồng thời thả vô điều kiện tất cả 66 tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ.

Bình chuột

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Nhà em có một Bình Chuột. Sáng chúng kêu chít chít, chiều chúng ăn kít kít, tối chúng la ít ít. Vì chê ít nên chúng ăn hoài, sáng chít, chiều kít, tối ít, cứ thế mà ăn, ngày này qua tháng khác đến nay non chừng hơn nửa thế kỷ.

Bình Chuột nhà em khởi thủy được cha già chuột cHù lấm la lấm lét vác về nhà, sau khi móc lên từ cống rãnh Bắc Kinh chạy ngang Tử Cấm Thành.

Cướp xong chính quyền, chuột già cHù đặt tên cho nó là Bình Lông-Đạo và phán rằng trong vương quốc chuột-đi-2-cẳng người-bò-4-chân, Bình Lông-Đạo là duy nhất và muôn năm. Bác chuột cHù cười đểu nguệch ngoạc lên Bình Lông-Đạocụm từ "cần kiệm liêm chính". Sau ngày bác cHù đứt đuôi, cong râu, thẳng cẳng, con cháu chuột nhà bác lại cười đểu viết thêm lên bình hàng chữ "sống, chiến đấu, học tập theo gương bác cHù vĩ đại".

Bình chuột từ ống cống Bắc Kinh của bác cHù mang lại tên cũ là Bình Cộng Tài Sản.

Con cháu nhà chuột sau một thời gian chơi theo gương bác cHù vừa đi đường vừa kể chuyện với Don-Ni-Wat-Cơ, chiến đấu với thịt cầy, đạo đức với xóm chân dài, đã làm lại căn cước với tên mới: Bình Bản Đỏ và chia làm hai phe: Chuột Lợi Ích và Chuột Quyền Lực. Tiền sinh quyền, quyền sinh tiền - tưởng rằng khác phái nhưng chung một nòi: Chuột.

Đứng đầu băng đảng Chuột Bản Đỏ ngày nay là chuột già Tổng Bú lí.

Tổng Bú lí chít chít chuyện chuột-ném-chuột-đừng-vỡ-bình-chuột. Muốn thế thì các đồng chuột phải có mắt nhìn ti hí chiến lược. Phải kiên quyết nhưng bình tỉnh, không say xỉn. Phải "giữ cho được ổn định để các chuột ta tiếp tục sáng chít chít, chiều kít kít, tối ít ít, sáng chít chít..." Thỉnh thoảng, để có vẻ ta đây sống chiến đấu tập tành theo lời cha già chuột cHù "Cần Kiệm Liêm Chính", Bú lí đem vài đồng chí chuột ra đả muỗi đập ruồi, nhưng phải giữ ổn định cho cái bình lúc nhúc 3 triệu chuột lãnh đạo, chuột cống, chuột đại, chuộc trung, chuột nhắc, lẫn chuột lão thành kắt mạng đang chít chít sổ hưu, cấm làm rối tung, tạo nghi kỵ, rối loạn vương triều nhà Chuột.

Chít chít, kít kít, ít ít... Như chuột cHù ngày xưa đã dạy “đánh chuột nhưng mà đừng để vỡ bình chuột”. Thế nến chuột Bú lí tuyên rằng: "Cái tư tưởng này rất là quan tâm." "Có đúng thế không ạ? Hoàn toàn sự thật là như thế."

Ừ sự thật nó phải là như thế! Không như thế thì còn gì bản chất được truyền đời từ thời chuột cHù. 

Cho nên trong cái Bình Chuột nhà em, cứ thế mà sáng chúng kêu chít chít, chiều chúng ăn kít kít, tối chúng la ít ít. Và trên cái bình này vẫn luôn phất phới một tấm biểu ngữ đỏ đỏ hồng hồng, tả tơi như cái quần lót của nhân dân: Đảng chuột cHù quang vinh muôn năm! Bác chuột cHù sống mãi trong bình, lẫn trong quần chúng nó!

28.02.2107

Ai "xử" ai?

Nguyễn Dư (Danlambao) - Đi tập thể dục mỗi ngày, quen một ông bạn, hể gặp mặt là ông đem cộng sản ra mà chửi. Ông chửi từ Nguyễn Xuân Phúc đến Nguyễn Phú Trọng, rồi kéo ra cả các quan đầu tỉnh. Ông nói cuộc đời ông chưa bao giờ thấy một ông thủ tướng nào ăn nói tệ hại, ngu dốt như ông thủ niễng của công sản hiện nay. Ông gọi ông Trọng là một tên lú lẫn, giáo điều... Rồi ông bi quan: Chắc có lẽ với số tuổi hiện nay thì đời ông không thể nào nhìn được ngày cộng sản sụp đổ bởi vì dân mình bị chế độ ru ngủ, lừa mị suốt mấy chục năm, không còn sức đề kháng; chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ, đua đòi chạy theo vật chất...

Tôi thì không suy nghĩ như ông. Nói là bị cộng sản lừa gạt bằng cách tuyên truyền làm cho người dân mụ mị không còn sức đề kháng để đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi thì không hẳn hoàn toàn như thế đâu. Nếu nghĩ như thế thì trong thời điểm hiện nay, phương tiện truyền thông đầy dẫy, dân biết rõ bộ mặt thật tội ác cộng sản trong một thời gian khá dài, đã đủ mà sao không có cuộc phản kháng nào gọi là một mất một còn với nhà cầm quyền? Tôi không nghĩ đơn giản như ông, mà phải kể rằng trong đó còn có cả dân tộc tính nữa.

Nhìn lại dân tộc những nước Bắc Phi, họ ảnh hưởng bởi sự đô hộ của nền văn hóa Tây phương lâu đời; hơn nữa họ sống trên một lục địa tiếp cận gần gũi với các xứ tự do và văn minh ("gần đèn thì sáng") nên họ ý thức được rằng quyền sống của con người là tuyệt đối; từ chỗ đó họ tự đứng lên lật đổ nhà cầm quyền độc tài khi bị chúng áp bức, đàn áp dẫn đến bất công trong toàn xã hội. 

Dân tộc mình thì khác, gần trăm năm đô hộ giặc Tây so với đời người thì dài nhưng chưa đủ để dân ý thức về sự tự do và quyền bình đẳng; nhưng chưa đủ dài để đẩy lùi cái nề nếp Nho giáo tam cương và ngũ thường ("gần mực thì đen"). Cái lối sống quân thần, phụ tử, phu phụ nó ăn sâu vào máu thịt của người dân sau cả ngàn năm nô lệ giặc Tàu thì cái trăm năm đô hộ giặc Tây không có... nghĩa lý gì cả.

Quan quyền ở xứ mình ngày xưa bóc lột, hà hiếp người dân trong khi dân đóng thuế nuôi họ. Đã vậy, mỗi lần đến cửa quan thì dân khú núm, đút lót, xin xỏ coi như là một sự ban bố đặc ân "trong nhờ, đục chịu" đúng theo cách hành xử "quân thần".

Những quốc gia bị nhà cầm quyền đàn áp dã man của xứ Bắc Phi, nếu so ra thì làm sao bằng sự tàn bạo suốt hơn bảy mươi năm trời thời kỳ cộng sản ngự trị trên đất nước Việt Nam. Chưa ai làm thống kê để so sánh, nhưng người ta cũng đủ cảm nhận được rằng nhà cầm quyền CSVN quá tàn bạo với dân của họ nếu tính ra từ thời cải cách ruộng đất cho đến nay.

Một trăm mấy chục ngàn người chết oan trong đợt cải cách ruộng đất, đó chưa phải là tội ác hay sao? CSVN trước đây chỉ mới "đốt sách" chứ chưa đến nỗi phải "chôn sống học trò". Nhưng giới trí thức sống dưới chế độ bị đàn áp khốc liệt. Ở miền Bắc có nhóm Nhân Văn. Sau năm bảy mươi lăm, nhiều văn nghệ sĩ miền Nam bị đốt sách, đi tù là một bằng chứng còn nguyên sau hơn bốn mươi năm chưa phai mờ theo năm tháng.

Sau năm bảy mươi lăm, nhiều gia đình miền Nam bị tan nhà nát cửa, vợ chồng con cái chia lìa, chết chóc, nếu gộp lại như thế chưa đủ để nuôi mối hận toàn dân cả hai miền hay sao!? Tội nghiệp, người ta dễ quên, mau quên và chấp nhận sống dưới sự cai trị hà khắc chế độ quân chủ của triều đại cộng sản! Thế mà mới đây, ông Lê Kiên Thành con trai tên đồ tể cộng sản Lê Duẩn, trong một cuộc phỏng vấn, kể ơn: nhờ công ơn nhân đạo, khoan hồng của cha hắn (đảng) mà dân miền nam không bị tắm máu (lợm tởm chưa!). Chắc có lẽ hắn nghĩ giết người, đập đầu bằng cuốc, chôn sống cũng trong cùng một thời kỳ như bọn Pol Pot thì mới gọi là tàn bạo hay sao!? Giết người tập thể bằng cách đập đầu; hay cướp của, ly gián gia đình, đày ải cái gọi là kẻ thù để họ chết lần chết mòn trong các nhà tù thì cách nào cũng tàn bạo như nhau mà thôi. Đừng lên giọng khoan hồng, nhân đạo của một kẻ cả bỉ ổi như thế.

Nhắc tới chuyện vượt biên, chết chóc trên biển, nhân chứng sống còn đây. Những di tích ghi lại những đau thương trên đảo bị cộng sản cho người xóa đi dấu vết, đó cũng đủ chứng tỏ là một việc làm tàn ác, nhẫn tâm để che đậy tội ác, xóa vết tích của các nạn nhân và những người còn sống

Nói đến tội ác cộng sản thì không thể bỏ qua chuyện gần nhất là Formosa ở Vũng Áng. Như mọi người đều thấy, mới đây nhà cầm quyền đưa ra những con... cầy tế thần, một hình thức liếm môi, vuốt mặt, huề cả làng như thế có đủ xoa dịu lòng dân? Chuyện sai lầm của nhà máy có số vốn đến cả chục tỉ Mỹ kim, quyết định cho họ đầu tư không phải chỉ mình ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Võ Kim Cự hay một vài đồng chí của họ. Một chủ trương lớn của đảng như thế thì phải là có một sự biểu quyết của bộ chính trị. Thế mà khi người dân đòi bồi thường thì trung ương không ông nào đứng ra giải quyết hòng tìm cách xoa dịu; ngược lại mấy ông còn sai côn đồ ra "xử đẹp".

Đảng quá nhiều tội ác từ xưa nay đã đủ để làm giọt nước tràn ly chưa!? Thêm trong chuyện Formosa này, đáng lý ra nếu lòng dân của các nước Phương Tây - hay tệ hơn là các xứ Bắc Phi - thì phải đem đảng ra "xử" chứ không phải ngược lại như đảng sai côn đồ đi "xử" dân mình đâu!

Thêm một tội ác mới chất chồng đáng ghi vào lịch sử dân Việt.

28.02.2017