Wednesday, November 29, 2023

Đầu năm 2024 Việt Nam sẽ có thay đổi nhân sự cấp cao

 Phú Nhuận- 30.11.2023

(VNTB) – Kỳ họp bất thường đầu năm 2024 sẽ quyết định số phận của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

 Chiều 18-1-2023, Quốc hội đã thống nhất miễn nhiệm chức vụ chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 – 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc. Đây là kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội khóa XV diễn ra dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. 

Tại phiên họp đó, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn nhiệm chức vụ chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 – 2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc. 

Thông cáo báo chí ở kỳ họp viết: Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, ông Nguyễn Xuân Phúc đã có đơn gửi Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xin thôi giữ chức vụ chủ tịch nước, chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV, nghỉ công tác và nghỉ hưu. 

Sau khi nghe ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến, Quốc hội đã thảo luận tại đoàn về tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Quốc hội đã bỏ phiếu kín và biểu quyết thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 – 2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc. 

Kỳ họp bất thường lần thứ 3 của Quốc hội khóa XV cũng đã kết thúc trong chiều 18-1-2023. 

Trước đó, trong chiều 17-1-2023, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Nguyễn Xuân Phúc – ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026. 

Tại cuộc họp báo hôm 29-11-2023 công bố kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết hiện nay các cơ quan đang báo cáo cấp có thẩm quyền để có thể có thêm kỳ họp bất thường vào đầu tháng 1-2024. 

Hai cái tên cùng nằm trong nghi vấn ‘trảm tướng’ ở ‘kỳ họp bất thường vào đầu tháng 1-2024’ là đương kiêm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, và đại biểu Quốc hội khóa XV Lê Minh Hưng – người có 4 năm, 217 ngày là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nhiệm kỳ 2016 – 2020. 

Ông Lê Minh Hưng hiện là Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Ông được cho là có liên quan đến việc quản lý thời kỳ là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, góp phần cho các sai phạm kéo dài của bà Trương Mỹ Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát. 

Ông Lê Minh Hưng có thân phụ là Bộ trưởng Bộ Công an Lê Minh Hương. 

Kế nhiệm ông Lê Minh Hưng là bà Nguyễn Thị Hồng cũng được cho là liên quan, và với chính sách siết chặt tín dụng của bà được quy kết đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. 

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tín dụng cho vay đối với nền kinh tế 10 tháng năm 2023 đạt hơn 12,8 triệu tỷ đồng, tăng 7,39% so với cuối năm 2022. Như vậy so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 ở mức 14 – 15% thì con số này chỉ xấp xỉ 50%. Trong khi đó, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến hết năm 2023, việc tín dụng tăng chậm cũng là một nguyên nhân và phản ảnh mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá thấp. 

Nhiều phê phán đưa ra rằng trong quý 4-2022 Ngân hàng Nhà nước siết chặt quá mức về tín dụng, thậm chí các nhà băng dừng hẳn việc cho vay đối với lĩnh vực bất động sản kéo theo hàng loạt doanh nghiệp điêu đứng. Việc thắt chặt đột ngột và quá liều đó đã lan tỏa khiến các ngân hàng thương mại bắt đầu hạn chế cho vay ở nhiều lĩnh vực, đồng thời mạnh tay tăng lãi suất. 

Những khó khăn đó đã tiếp tục kéo dài đến năm 2023. Nhiều doanh nghiệp khi có nhu cầu vay thì gặp khó khăn do bị hạ hạn mức tín dụng. Thậm chí ngay từ giữa năm nay, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chú ý tín dụng bất động sản nhằm hỗ trợ thị trường, nhưng các ngân hàng vẫn dè dặt, không cởi mở cho lĩnh vực này.

 Đặc biệt, đối với việc kéo giảm lãi suất, mặc dù lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm đã giảm mạnh, nhưng lãi suất các khoản vay cũ của doanh nghiệp vẫn còn neo ở mức rất cao. Điều này khiến doanh nghiệp đã khó càng thêm khó, khi phải gồng gánh chi phí vốn rất lớn…


 https://vietnamthoibao.org https://vietnamthoibao.org/vntb-dau-nam-2024-viet-nam-se-co-thay-doi-nhan-su-cap-cao/ .

Phóng sự ảnh: Xóm đường rầy Sài Gòn

 Minh Sơn-30.11.2023

 Ở Sài Gòn có người gọi đường ray, cũng có người gọi đường rầy. Đó là con đường hẹp hơi ngoằn ngoèo, một bên là hàng rào chắn bảo vệ đường xe lửa, một bên là nhà dân, mà người ta quen gọi là “xóm đường rầy”. 

Xóm ven đường rầy, con đường trước nhà cũng là đường đi cho những ai muốn “trốn” đường lớn kẹt xe mà rẽ vào.

 Những quán ăn vỉa hè cho thực khách vừa thưởng thức vừa ngắm xe lửa chạy ngang qua, cũng là một nét sinh hoạt thú vị ở xóm đường rầy.


 Đứng nép sát vào những ngôi nhà cạnh đường rầy vẫn cảm nhận rõ tiếng đất rung bần bật. Cái âm thanh nghe qua đã thấy sợ đó từ lâu đã trở thành một phần trong cuộc sống của người dân nơi đây. 

Đi trên con đường nhỏ hẹp ven đường rầy ấy, như đi suốt dọc dài những rẻo đất quê hương. Mảng xanh hiếm hoi mang hương vị ba miền như một đường kẻ xanh dài chạy dọc thành phố, chia sớt gánh nặng khói bụi nơi đô thị ngày càng vơi đi bóng mát. 

Có ai đó mơ mộng, nếu cứ đi mãi trên con đường này, thì có lẽ sẽ ra tới Huế, tới Hà Nội…

 Từng con người cứ lướt qua nhau như đoàn tàu vào ga cập bến rồi lại rời ga tiếp tục hành trình. Chợt nghĩ mình đã tự bao giờ ôn lại ký ức của đời mình rằng hồi nhỏ mình học với ai, lớn lên yêu ai, trưởng thành lập gia đình với ai, về già sống với ai chưa? Dòng đời nhiều khi tựa như chuyến tàu ngang qua đường rầy thoáng chốc ồn ào rồi thôi…


https://vietnamthoibao.org https://vietnamthoibao.org/vntb-phong-su-anh-xom-duong-ray-sai-gon/ .

Ai bảo kê ai?

 Nguyễn Nam   


(VNTB) – Những vụ bảo kê ‘bán đường’ khi vỡ lỡ, thì  nhà báo ‘tép riu’ nào đó sẽ thành… ‘đầu vụ’ của thủ ác.  

 Sinh thời, nhà báo T. ở Đà Nẵng kể với người viết rằng hồi anh còn trong ngành công an, những chuyện ‘bán đường’ tuyến quốc lộ của cái gọi là ‘làm luật’, thường để tránh điều tiếng và ‘phủi trách nhiệm’, sẽ ‘liên kết’ với tay nhà báo nào đó ở các tòa soạn miễn sao đó không phải là chủ quản Tỉnh ủy/ Thành ủy. Cánh phóng viên mảng nội chính có tiếng quan hệ rộng với các khối ngành tư pháp, sẽ là một lựa chọn thích hợp cho tìm kiếm ‘liên kết’ này giữa công an – nhà báo. 

Vụ nhà báo Lê Danh Tạo vừa bị bắt ở Hà Tĩnh là một đơn cử. 

Thông tin từ Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hà Tĩnh, cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh này vừa khởi tố 3 đối tượng về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”. Theo đó, Lê Danh Tạo (57 tuổi, trú phường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh) cầm đầu. Tham gia trong đường dây còn có Hồ Thị Hải (41 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông Sống khỏe và Pháp luật) là vợ của Lê Danh Tạo và Hồ Kim Cường (35 tuổi) là em trai của Hồ Thị Hải. 

Hồ sơ ban đầu từ phía công an đưa ra, Lê Danh Tạo từng là nhà báo, cộng tác viên của một số tờ báo, tạp chí như: Pháp luật Việt Nam, Vận tải ô tô, Môi trường đô thị, Thương hiệu – Công luận… Quá trình hoạt động nghề nghiệp, Lê Danh Tạo quen biết nhiều cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông trên các tỉnh, thành trong cả nước, đồng thời cũng quen biết với một số nhà xe vận tải hàng hóa đường dài. 

Từ mối quan hệ trên nên Lê Danh Tạo đứng ra làm trung gian hòa giải cho chuyện nhiều lái xe khi mắc các lỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Mỗi lần ‘phải quấy’ như vậy, Lê Danh Tạo đã yêu cầu các lái xe này chung chi từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng/1 xe để nhận được ‘bảo kê’ từ mối quan hệ này với công an của Lê Danh Tạo. Tạo cam kết chỉ cần nói là “xe của Tạo” thì lực lượng chức năng ‘hiểu’ và sẽ ‘bỏ qua’ hoặc nếu bị dừng, kiểm tra thì Lê Danh Tạo sẽ trực tiếp gọi điện can thiệp. 

Trường hợp cảnh sát giao thông hoặc thanh tra giao thông không đồng ý, thì nhó, nhà báo này sẽ đe dọa viết bài bôi nhọ, xuyên tạc, tìm mọi cách để phát hiện các sai phạm trong quá trình công tác của lực lượng cảnh sát giao thông, từ đó đe dọa, khống chế. 

Để hợp pháp hóa các khoản ‘làm luật’, theo hồ sơ điều tra, nhóm nhà báo trên đã thành lập doanh nghiệp hợp tác xã vận tải, các nhà xe ‘khổ chủ’ muốn ‘mua đường’ cứ việc đóng ‘phí’ hàng tháng là xong. Với phương thức có vẻ đơn giản đó, phía công an điều tra nói rằng mỗi tháng nhóm nhà báo do Lê Công Tạo đứng đầu đã thu về số tiền hơn 1 tỷ đồng. 

Số bạc tỷ trên được chia chác ra sao thì chưa thấy tài liệu điều tra công bố. 

Bàn luận quanh vấn đề trên, một nhà báo từng là thủ trưởng ở tòa soạn tờ báo chuyên về pháp luật, nói rằng thông thường để đạt được ‘thỏa thuận’ của ‘trục liên minh ma quỷ’ này giữa nhóm nhà báo nào đó với nhóm công an giao thông đường bộ, đa phần đều có hậu thuẫn của biên tập viên tờ báo đó.

 “Đầu tiên là đánh tiêu cực kiểu đòi ‘bánh mì’ từ một số cảnh sát giao thông. Kiểu ‘đánh’ này có thể là dàn dựng để tài xế ‘chung chi’ và phóng viên canh để chụp ảnh, sau đó chủ động ‘đánh tiếng’ để nhóm cảnh sát này ‘cảm thấy lộ’ mà đàm phán. Dĩ nhiên trước đó là nhóm phóng viên bỏ công viết những phóng sự dài kỳ quanh chuyện tiêu cực mua bán đường. Tất cả đều phải qua được ‘gác cửa’ là biên tập viên chuyên trách của tòa soạn. 

Trường hợp khác, là qua mối quan hệ lúc lấy tin, phía nhóm công an nào đó chủ động ‘gợi ý’ về cú áp-phe liên kết trong bảo kê ‘truyền thông’ về các vấn đề tiêu cực; đồng thời thông qua báo chí để hợp thức hóa các nguồn nhũng nhiễu. Rất có thể vụ nhà báo Lê Công Tạo rơi vào trường hợp này. Và dù đến từ duyên cơ nào thì thủ trưởng tòa soạn đó khó thể nói là mình không biết đến mức… vô can” – vị nhà báo ‘từng là thủ trưởng’, kể vậy.

 Trước nhà báo Lê Công Tạo, ở Hà Tĩnh hồi giữa năm nay có nhà báo Trần Huy Lâm của tạp chí Vận tải ô tô cũng nhận làm trung gian ‘bảo kê’ xe tải. Ở vụ này cũng không thấy có cán bộ công an nào vướng lao lý như vụ nhà báo Lê Công Tạo.


https://vietnamthoibao.org https://vietnamthoibao.org/vntb-ai-bao-ke-ai/ .

Chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” và tự... đào huyệt

 11/29/2023 - 00:50 — DongPhungViet


Kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và  những đơn vị, tổ chức có liên quan” đang làm dư luận rúng động chỉ là một trong chuỗi sự kiện giựt gân mà tác giả là đảng CSVN.

Năm 2016, BCH Trung ương đảng CSVN khóa 12 quyết định bổ sung “đạo đức” vào “công tác xây dựng đảng”. Cùng với ba yếu tố - tư tưởng, chính trị, tổ chức - đã được xác định là trụ cột của “công tác xây dựng đảng” từ 1960, “đạo đức” trở thành trụ cột thứ tư và đảng CSVN chính thức tiến hành công cuộc “tự chỉnh đốn”. Sự nghiệp “tự chỉnh đốn” sắp tròn 14 năm nhưng càng ngày càng nhiều những vụ án kiểu “giải cứu”, “Việt Á”, “Vạn Thịnh Phát”,... số lượng đảng viên phạm pháp không những càng ngày càng cao mà tính chất, mức độ phạm pháp, cũng như mức độ thiệt hại cho quốc gia, dân tộc càng lúc càng nghiêm trọng. Đảng viên phạm pháp không còn là hiện tượng cá biệt. Ngoài những kết luận điều tra – cáo trạng – bản án đã được công bố, thông báo về kết quả các kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra thuộc BCH TƯ đảng khóa trước và khóa này (1) cũng cho thấy, đảng viên câu kết thành băng, nhóm để phạm pháp và điều đó đã trở thành điều bình thường ở tất cả các ngành, các cấp, thậm chí liên ngành, liên cấp!

Vì sao “tự chỉnh đốn”  lại dẫn đến kết quả tệ hại như vậy? Cư như những gì đã biết thì dường như đó là hệ quả tất yếu của nỗ lực chống “tự diễn biến” (tự biến đổi theo chiều hướng nào đó) và chống “tự chuyển hóa” (tự biến đổi từ dạng này sang dạng khác)...  

***

Cuối tuần vừa qua, lang thang trên Internet, sau khi đọc vô số nhận định, bình phẩm về vụ “Vạn Thịnh Phát”, kẻ viết bài này tình cờ lạc vào trang facebook của UCSD (University of California, San Diego - một trong những đại học công lập ở California) và nhìn thấy câu “Curiousity will take you everywhere” - Hiếu kỳ sẽ đưa bạn đi khắp nơi (2). Chắc chắn việc UCSD khuyến khích sinh viên kiểu đó có liên quan đến kết quả đào tạo của họ cũng như việc US News and World Report xếp UCSD thứ 20 trong số các đại học trên thế giới, thứ 28 trong số các đại học tại Mỹ. Lang thang trên Internet còn giúp kẻ viết bài này có dịp đọc lại “Nỗi ám ảnh của quá khứ” được Giáo sư Trần Quốc Vượng (1934 – 2005, vốn rất nổi tiếng vì những đóng góp cho lĩnh vực sử học và khảo cổ học) viết năm 1991 và dường như sự hỗn loạn hiện tại ở Việt Nam là lý do khiến một số người sử dụng mạng xã hội cùng post và chia sẻ bài viết này (3). Xin trích một vài đoạn được xem như  có liên quan đến việc chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa”...

Tư duy là công việc của mỗi CON NGƯỜI, vì về bản chất, con người là một sinh vật có tư duy, có ý thức và vì có tư duy, có ý thức mà được / phải có quyền tự do lựa chọn mô hình hành động, cho chính mình (tự do cá nhân), cho chính cộng đồng mình (nhà mình, làng mình, nước mình…) và phải / được chịu trách nhiệm về chính sự lựa chọn đó.

... Xã hội Việt Nam truyền thống cũ có nhiều nét hay, vẻ đẹp nên ở cạnh nước lớn, bị xâm lăng, đô hộ, đè nén hàng ngàn năm vẫn trỗi dậy phục hưng dân tộc, “trở thành chính mình”. Nhưng xã hội quân chủ – nông dân – nho giáo từ sau thế kỷ XV có nhiều “khuyết tật trong cấu trúc” – nói theo các nhà khoa học hôm nay:

Ở trong NHÀ thì có thỏi GIA TRƯỞNG, tuy tâm niệm “con hơn cha là nhà có phúc” mà vẫn không thích “ngựa non háu đá”, “trứng khôn hơn vịt”.

Ở trong LÀNG thì có nạn CƯỜNG HÀO, với tinh thần ngôi thứ, chiếu trên, chiếu dưới, “miếng giữa làng hơn sàng xó bếp”.

Ở trong VÙNG thì có nạn SỨ QUÂN, thủ lĩnh vùng thích “nghênh ngang một cõi”, gặp dịp là sẵn sàng “rạch đôi sơn hà”.

Ở cả NƯỚC thì có nạn QUAN LIÊU, quan tham nhũng, tân quan tân chính sách, luật không bằng lệ, kiện thì cứ kiện nhưng “chờ được vạ má đã sưng”, nên chỉ cứng đầu thì dại, “khôn ngoan” nhất là “luồn cúi” và trí thức “lớn” thì cũng tự an ủi “gặp thời thế thế thời phải thế”.

Vì ngoài thì “bế môn toả cảng”, trong thì “chuyên quyền độc đoán”, cho nên sĩ khí ắt phải bạc nhược.

Thế giới giờ đây thay đổi đã nhiều. Song trong nước mình thì chưa đổi được bao nhiêu. “Nỗi ám ảnh của Quá khứ” vẫn còn đè nặng.

***

Nỗi ám ảnh của quá khứ” là một trong 17 bài viết của Giáo sư Trần Quốc Vượng được ông tập hợp lại và đặt tên là “Trong Cõi”. “Trong Cõi” được Nhà Xuất bản Trăm Hoa ở California in và phát hành năm 1993. Theo ông Nhữ Đình Văn thì sau đó, “Trong Cõi” được Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn in và phát hành năm 2014 nhưng phần viết về gia thế ông Hồ Chí Minh và “Nỗi ám ảnh của quá khứ” – bài cuối cùng trong số 17 bài, tuy rất thú vị nhưng đáng tiếc đã bị cắt bỏ (4), có thể xem toàn văn tại (5). Cứ đặt “Nỗi ám ảnh của quá khứ” được viết cách nay hơn 30 năm, rồi những “Curiousity will take you everywhere” (hiếu kỳ sẽ đưa bạn đi khắp nơi) mà UCSD chỉ là ví dụ vì phần lớn thiên hạ khuyến khích như thế, bên cạnh hàng loạt đại án và những thông báo về kết quả các kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra thuộc BCH TƯ đảng xử lý hết băng đảng viên này đến kỷ luật băng đảng viên khác hẳn bạn có thể tự nhận định chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” là tiến bộ hay phản động và thực trạng như đang thấy có khác gì tự... đào huyệt chăng?

Tham khảo

(1) https://ubkttw.vn/hoat-dong-cua-ubkt-trung-uong

(2) https://www.facebook.com/UCSanDiego/posts/pfbid028Xz4NmyeEMuK4HAGkQDNUS2CWj6bvHWoUFVhBaefjyEUotfCNGMqaiH32oSGjnq8l

(3) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02s6uTGinSzhb42dNcjTUwQf25c77Cb5EYTfmrKS2sDoiVeouEjtrqFfPWkGA2vwkjl&id=100007974016227

(4) https://nhudinhvan.blogspot.com/2014/11/cuon-trong-coi-cua-gs-tran-quoc-vuong.html

(5) https://vanhocsaigon.com/noi-am-anh-cua-qua-khu-tran-quoc-vuong/

GP VINH CHO SÓI GỬI CHÂN: NHỮNG BÀI HỌC MÁU XƯƠNG CÒN ĐÓ

11/28/2023 — nguyenhuuvinh

Những ngày gần đây, giáo dân Giáo phận Vinh hết sức bất bình và đầy cảnh giác với hiện tượng lạ: Từ Tòa Giám mục Xã Đoài, cho đến Linh địa Trại Gáo và một số nơi, những hoạt động “đầu tư” của quân đội với nhãn hiệu “tình nghĩa quân dân”. Quân đội vào làm sân bóng, làm khu vui chơi giải trí của Tòa Giám mục và Linh địa Trại Gáo trong sự hân hoan của Giáo quyền và sự cảnh giác, xa lánh của giáo dân.

Người ta xôn xao bàn tán: Sao bỗng dưng có chuyện quân đội nhân dân không còn việc gì làm hay sao mà quan tâm đến Giáo hội Công giáo một cách thái quá, lộ liễu như vậy?

Hay dạo này biển đảo đã giao bạn vàng quản lý, Giáo dân Vinh không còn biểu tình chống Formosa xả thải, giết hại môi trường nên Quân Khu 4 không cần điều động thiết giáp, xe tăng đến tận Cổng Tòa Giám mục Xã Đoài nữa, nên đưa dần binh lính vào “Gìn giữ hòa bình tại đây”?

Mà sao quân đội chỉ thích đầu tư vào chỗ đất đai của Giáo hội mà không làm mới một khu nào đó tặng cho Giáo dân và Quân đội cùng thể hiện “Tình quân dân” có hơn không?

Và người dân kháo nhau: Vậy ra, chỉ vì mấy chục nhân công lấy từ bộ đội mà Tòa Giám mục cần họ giúp đỡ, hay vì Tòa Giám mục thiếu tiền, nên muốn quân đội đầu tư? Hay vì lý do nào khác tế nhị không tiện nói ra?

Thậm chí có người còn độc miệng rằng: Hình như Tòa Giám mục lo xa, sợ những vấn đề mà dân quan tâm cần được làm rõ như vụ Hồ Hữu Hòa, vụ đất đai, vụ tiền bạc hoặc vấn đề nọ kia không được xử lý đến nơi đến chốn, nên Tòa hữu hảo dần với chính quyền, với quân đội, chính quyền, công an. Để rồi nếu chẳng may có ngày giáo dân kéo đến Tòa Giám mục như năm nào đó thì còn có chỗ mà nhờ cậy chăng?

Tất cả những điều đó, chỉ là những lời đồn đãi, dị nghị.

Nhưng, xưa nay vẫn vậy, cái gì không rõ ràng, không minh bạch thì người dân dị nghị rồi đồn đãi cũng là chuyện bình thường thôi.

Có điều, hình như các chức sắc của TGM GP Vinh hoặc mắc mớ điều gì đó không muốn làm sáng tỏ, hoặc coi thường giáo dân đến mức chẳng thèm chấp thì không biết.

Cho sói gửi chân từ trong ngụ ngôn đến Giáo hội Việt Nam.

Truyện ngụ ngôn cho sói gửi chân, luôn được nhắc nhở cho mọi người nhiều khi có thể mất cảnh giác, nhất là trong những hoàn cảnh mà sói và dê cừu cứ lẫn lộn dễ mất cảnh giác.

Đại ý của câu chuyện, là có con sói muốn tấn công một con người, nó chỉ nhờ gửi một chiếc chân vào nhà, vì ở ngoài trời lạnh và rất khổ sở, và đứa bé động lòng trắc ẩn cho nó gửi một chân thôi, mặc dù đã được dạy nhiều lần rằng phải cảnh giác với con sói, vì nó có thể tấn công người bất cứ lúc nào và âm mưu của nó thì luôn sẵn có. Thế rồi từ một chân được gửi vào, chó lại kêu ca, nằn nì gửi được chân thứ hai, và con người thấy nó có bộ mặt không đến nỗi gớm guốc lắm, thậm chí là thân thiện nữa, nên cho nó gửi tiếp chân thứ 3 cho đến khi nó nhảy được vào nhà thì nó ăn thịt luôn con người.

Câu chuyện ngụ ngôn ấy được lan truyền khắp thế giới để lại bài học cho con người hãy cảnh giác với ma quỷ, với những hạng người lang sói.

Giáo hội Công giáo được hình thành đã 500 năm tại mảnh đất Việt Nam, là một tôn giáo có tổ chức, liên tục và phục vụ người dân, xây dựng đất nước, xây đắp nên nền văn hóa Kito giáo tại vùng đất này từ thuở hoang sơ. Công giáo đã đưa vào mảnh đất này ánh sáng văn minh, những tư duy mới lạ tiến bộ, khoa học khai hóa mảnh đất này.

Những cơ sở của Giáo hội Công giáo từ khi sơ khai được mua, được sắm, được xây dựng đã hàng trăm năm trước khi có Cộng sản xuất hiện.

Thế rồi bỗng dưng xuất hiện cái gọi là “Đảng cộng sản” rồi xúi giục người dân trong cơn cướp bóc mang tên Cách mang, mà ở đó: “Chúng ta không có gì để mất, nếu mất, chỉ mất xiềng xích đói nghèo, nếu được, sẽ được tất cả”.

Với cái lý thuyết ấy, đảng đã lôi kéo được đám tiện dân chạy theo lý thuyết của đám lục lâm thảo khấu mà cướp, mà làm cách mạng, rồi đến khi cướp chính quyền năm 1945 và cướp luôn ngôi vị cai trị đất nước, nhân dân đến nay với cái lý thuyết rằng: “Vật chất quyết định ý thức” – Nghĩa là cứ cướp được, có tiền, thì sẽ có ý thức tử tế.

Ở đó, với chính sách quyết tâm tiêu diệt mọi tôn giáo để “tiến hành cuộc Cách mạng về Tư tưởng và văn hóa” chỉ nuôi mỗi lý thuyết duy vật vô thần Cộng sản tại Việt Nam, các tôn giáo đã bị đàn áp, tiêu diệt tàn bạo.

Và Giáo hội Công giáo trở thành nạn nhân của hệ thống này.

Hàng loạt các biện pháp dai dẳng từ việc tiêu diệt sạch không thành công, thì bóp nghẹt không cho phát triển. Hàng loạt chủng viện, nơi đào tạo bị giải tán, bị cướp đoạt. Kìm kẹp hàng ngũ tu sĩ, linh mục và hệ thống giáo hội từ hàng giáo phẩm đến giáo dân.

Hàng ngàn cơ sở vật chất của Giáo hội bị mượn, bị cướp, bị lấy đi không cần bất cứ một cơ sở luật pháp nào.

Thế nhưng, những biện pháp đó, đã không thể nào tiêu diệt được Đức tin của người Công giáo vốn đã được hun đúc từ nhiều đời, với niềm tin vào Thiên Chúa, họ đã và sẵn sàng trả giá máu cho Đức tin của mình.

Thế rồi, đến khi biết không thể kìm hãm được lòng tin, đức tin của giáo dân, thì nhà cầm quyền CSVN giở bài khuynh loát.

Cho đến nay, nhà cầm quyền CSVN đã cướp trắng nhiều cơ sở, tu viện, nơi thờ tự, thánh thất của Giáo hội Công giáo. Hiện nay, theo thống kê của Giáo hội, vẫn còn 2.500 cơ sở tôn giáo bị nhà nước “mượn” nhưng đòi thì không trả. Có thể kể đến nhiều cơ sở như vậy tại Việt Nam. Hầu như giáo phận nào, Giáo xứ nào cũng đều là nạn nhân của hệ thống công quyền cộng sản kể từ khi cướp được chính quyền đến nay. Riêng Hà Nội, con số đó là 150 cơ sở.

Điển hình là những năm gần đây, những tiếng kêu liên tục vang lên ở ngay không xa, là hai phía Bắc và Nam của Giáo phận Vinh. Đó là tại Thái Hà và Đan viện Thiên An, Huế.

Tại Thái Hà, cách đây mấy hôm, nhà cầm quyền ngang nhiên đập phá sửa chữa phi tang cơ sở của Nhà dòng được xây dựng từ năm 1928-1931, nghĩa là trước khi xuất hiện cái nòi cộng sản ở Việt Nam cả chục năm.

Thế rồi lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, nhà cầm quyền vào gặp linh mục Nguyễn Ngọc Bích để “Mượn” nhà dòng cho học sinh, cho bộ đội… Khi được trả lời rằng: “Tôi là linh mục quản lý không có quyền cho mượn” tên quan chức Quận Đống Đa đã chỉ mặt Linh mục mà rằng: “Ông không có quyền, thì tôi có quyền”. Và nhà cầm quyền đã “mượn” nhà dòng với cả loạt nhà cao tầng, nhà thờ và mọi cơ sở của Giáo xứ làm Bệnh viện Đống Đa từ đó đến nay.

Thế rồi quá trình giáo dân, giáo xứ, nhà dòng đòi lại liên tục, dai dẳng từ năm 1996, mỗi khi Bệnh viện muốn làm gì, thì đều phải sang xin phép Nhà Dòng. Bỗng nhiê, năm 2004, nhà cầm quyền CSVN tự ý đầu tư vào đó vài hạng mục, nghĩa là thực hiện kế sách chó sói gửi chân.

Và từ đó trở đi, nhà cầm quyền CSVN coi rằng Nhà Dòng đó đã được công sản hóa.

Đó là chính sách cuớp đoạt, dựa trên sự tử tế của tôn giáo để thể hiện bản tính rừng rú của mình.

Còn Đan viện Thiên An, Huế, từ những năm 1940, hai linh mục cũng là hai đan sĩ người Pháp đã sang đây mua mảnh đất tại đồi Thiên An, Huế để trồng thông và lập Đan viện Thiên An tại đây. Theo bản đồ của Ty Điền địa Thừa Thiên – Huế cấp cho Đan viện Thiên An, tổng diện tích của Đan Viện là 107 ha.

Tại đây, Đan viện Thiên An đã xây dựng một trường tiểu học, trại cô nhi, trại cá và xây dựng Đồi Đức Mẹ, Đồi Thánh Giá và một đập nước cung cấp nước cho cả khu vực. Kể từ đó, Đan viện Thiên An tồn tại và sử dụng nơi này liên tục, kể cả sau biến cố 1975.

Năm 1976, nhà nước đến “mượn” nhà trường Tiểu học, sau đó xin cho Ty Lâm nghiệp được “quản lý đồi thông”. Việc mượn này có giấy tờ mượn cái nhà hẳn hoi. Thế nhưng, câu chuyện chó sói gửi chân đã bắt đầu từ đây. Văn bản “mượn” nhà Trường của Đan viện Thiên An được đưa đến và cứ vậy họ chiếm dụng từ đó đến nay, tròn 40 năm không trả lại.

Năm 1998, nhà nước có văn bản “thu hồi” 49 ha “đất hoang”, thế nhưng, thực tế họ đã chiếm đất của Đan viện, nơi đã trồng cây và chăm bón suốt nửa thế kỷ trước cho đến lúc đó. Trước khi “thu hồi” không hề có một buổi làm việc, hoặc bất cứ một sự bồi thường tài sản cho Đan Viện.

Và đến nay, Đan Viện vẫn cứ là nạn nhân của trò cướp đoạt nhân danh “Mượn” của nhà cầm quyền CSVN.

Trở lại với Giáo phận Vinh hôm nay

Giáo phận Vinh nổi tiếng là Giáo phận kiên cường và anh dũng với đức tin sáng ngời của giáo dân trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của Giáo hội Công giáo tại đây.

Sự kiên vững đó, được thể hiện trong lịch sử của Giáo phận đã phải viết nên bằng chính máu, chính mạng sống của các linh mục, tu sĩ, giáo dân, đặc biệt là trong thời kỳ Văn Thân đến nay dưới thời Cộng sản sắt máu.

Thế nhưng, giáo dân Vinh dù phải trả bằng giá máu, bằng mạng sống của mình, vẫn kiên trung với Đức tin và trung thành, vâng lời các linh mục và hàng giáo phẩm.

Đã có những thời, người dân gửi gắm tất cả niềm tin yêu, tính mạng và cuộc sống của họ vào tay các linh mục mà không hề phân vân, đắn đo hoặc nghi ngờ. Đã có một thời, Linh mục, Giám mục, hàng giáo phẩm như là chính hiện thân của Chúa với giáo dân Vinh. Họ vâng lời tuyệt đối, họ tin tưởng tuyệt đối và họ sẵn sàng xả thân bảo vệ Giáo hội, bảo vệ chủ chăn.

Nhiều sự kiện đã chứng minh điều này cách hùng hồn nhất.

Gần đây, sự kiện giáo dân GP Vinh bị đàn áp dữ dội khi đòi quyền lợi của mình do biển bị Formosa đầu độc, cũng như nhiều vụ việc khác, đã làm cho Giáo dân GP Vinh càng hiểu hơn về thái độ của nhà cầm quyền CSVN đối với Giáo hội công giáo Việt Nam nói chung và Giáo phận Vinh nói riêng.

Bỗng nhiên, gần đây, giáo dân Vinh chộn rộn, hoang mang trước việc Tòa Giám mục GP Vinh có những động thái lạ, có nhiều hoạt đông giao lưu đề huề với chính quyền Cộng sản. Và ngạc nhiên hơn nữa, là gần đây, quân đội rất quan tâm và có nhiều hoạt động ngay trên Tòa Giám mục và Trung tâm hành hương Trại Gáo cũng như một số hiện tượng tương tự ở một số nơi trong giáo phận.

Phải chăng, đến nay nhà cầm quyền Nghệ An đã thay đổi cách nhìn, thay đổi thái độ và đường lối đối với Tôn giáo nói chung và Giáo phận Vinh nói riêng?

Xin thưa là không.

Xưa nay, đường lối của đảng cộng sản luôn được tự kết luận là nhất quán: Tôn giáo, là một phạm trù lịch sử, sẽ tự tiêu vong khi Chủ nghĩa Cộng sản phát triển đến mức nào đó. Và khi không thể tiêu diệt được tôn giáo bằng hành động trực tiếp, thì phải đối chính sách thành “Liên minh tiêu diệt” – Nghĩa là cần phải liên minh với tôn giáo, để tiêu diệt tôn giáo. Mà trước hết là “Tận dụng những phần tử tiến bộ trong Tôn giáo để phục vụ sự nghiệp cách mạng của đảng”.

Nhìn những hành động này của nhà cầm quyền Nghệ An, người ta nhớ lại những ngày Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp mới về Giáo phận Vinh.

Khi đó, cũng đầy những việc giao hảo, hữu nghị và đầy sự tương tác thân tình. Trước hết, những nơi nào lấn cấn đòi lại đất đai, xung khắc với chính quyền, hầu như ĐGM giải quyết bằng cách rút êm không gây căng thẳng… Những linh mục khó bảo, không chịu chính quyền trong việc đòi lại đất đai của Giáo xứ, Tỉnh có văn bản yêu cầu chuyển đổi đi nơi khác, thì được đáp ứng. Thậm chí, trong kỳ Tĩnh tâm các linh mục, thay vì cấm phòng và các việc đạo đức khác, ĐGM Phaolo Nguyễn Thái Hợp còn mời luật sư về để giảng dạy cho các linh mục nghe về Luật đất đai của nhà nước. Chương trình này đã bị các linh mục phản đối dữ dội và ngài phải bỏ giữa chừng.

Và chỉ cần như vậy, chính quyền Nghệ An tung hứng, ca ngợi và ưu ái ĐGM Nguyễn Thái Hợp lên mây xanh. Thậm chí, Báo Nghệ An, cơ quan của Tỉnh ủy Nghệ An lúc đó còn rất hăng hái ca ngợi một “Đức Giám mục uyên thâm, tài cao, học rộng” sẽ dẫn dắt đàn chiên đi đúng đường hướng “Tốt đời, đẹp đạo”.

Thế là ĐGM Phaolo Nguyễn Thái Hợp bị đặt vào thế kẹt giữa lòng dân và tình thương mến thương với chính quyền Cộng sản.

Ngài đã bước đi bằng chính sách đu dây giữa hai bên. Nhiều khi có những vấn đề thực tế ngài không thể xử lý khi mà Ý đảng luôn đi ngược, nhưng lại đã đi ngược trắng trợn với lòng dân. Chẳng hạn khi linh mục cùng với giáo dân đi cứu trợ ở Quảng Bình bị công an chặn lại ở Bến Thủy vô cớ, thì ĐGM Phaolo đã đành gọi linh mục trở lại trong nỗi bất bình của giáo dân.

Chính khi đó, chúng tôi đã thưa với ngài rằng: Thưa Đức cha, ngài sẽ phải sống với 500.000 giáo dân Giáo phận Vinh, với hàng linh mục, tu sĩ Vinh chứ không phải với chính quyền, công an cộng sản mà để mấy thằng an ninh muốn gọi, muốn nói gì với ngài vào khi nào cũng được. Tiếc rằng khi đó, ngài vẫn nghĩ rằng mình đúng và với tài cao học rộng của mình, những lời đó bị bỏ ngoài tai và thậm chí thành “thế lực không thân thiện”.

Thế rồi, đến khi vụ Mỹ Yên xảy ra, khi nhà cầm quyền Nghệ An trở mặt với giáo dân, giở những trò bẩn thỉu, bội ước, nuốt lời, bắt cóc giáo dân… thì khi đó, nhà cầm quyền Nghệ An trông đợi bước hóa giải của ĐGM Phaolo Nguyễn Thái Hợp như mọi khi.

Thế nhưng khi đó, ĐGM Phaolo Nguyễn Thái Hợp đang vướng lễ Phong chức Giám mục Phero Nguyễn Văn Viên không kịp thời giải quyết.

Chỉ cần có vậy, bài báo trên tờ Nghệ An tường thuật lễ Tấn phong Giám mục trên báo Nghệ An với những lời lẽ thân thiện chưa kịp ráo mực, thì Báo Nghệ An đã trở mặt ngay lập tức réo tên Nguyễn Thái Hợp lên mà xỉ vả, mà quy trách nhiệm, mà chửi rủa đủ mọi ngôn từ.

Dàn dư luận viên của Đảng, báo đài nhà nước ở cả trung ương lẫn địa phương đa quay ngoắt 180 độ như đã thay lưỡi để tuôn ra những lời thóa mạ và quy kết.

Và từ đó, đổ bể mối quan hệ “tốt đời, đẹp đạo” giữa hai bên.

Thế rồi, nhà cầm quyền CSVN phát động một phong trào hạ nhục và hạ bệ ĐGM Nguyễn Thái Hợp bằng mọi cách, kể cả cách bẩn thỉu nhất.

Nhưng, khi đó, lời nhắc nhở của chúng tôi khi xưa đã thành sự thật. Khi đó, ĐGM Nguyễn Thái Hợp cô đơn giữa ngay chính bạn bè mình, giữa những cây bút công giáo vốn bênh vực các ĐGM dám hy sinh. Và cơ đồ của ngài ngàn cân treo sợi tóc giữa bầy quỷ dữ.

Chính sự đoàn kết mạnh mẽ của Linh mục Đoàn GP Vinh, của giáo dân Vinh, kể cả những người giáo dân như Đông Yên, là nạn nhân của đường lối của ngài, thì ngài mới đứng vững được đến ngày hồi hưu.

Bài học đó chưa cũ.

Thế rồi, Giáo phận Vinh một lần nữa thay đổi từ khi ĐGM Phaolo Nguyễn Thái Hợp vào Hà Tĩnh để một ĐGM mới về làm Giám mục Chính tòa: ĐGM Alf. Nguyễn Hữu Long.

Và ĐGM Chính tòa mới đã rất nhanh chóng thể hiện rằng sẽ bước đi theo con đường mà đấng tiền nhiệm đã bước.

Sau những việc làm, những hành động của ĐGM Alf. Nguyễn Hữu Long vừa qua từ sau khi nhậm chức, đã bị nhiều người lên tiếng, chất vấn và kết luận.

Có thể kết luận mọi vấn đề thì còn hơi sớm trong đời một Giám mục. Bởi đường xa mới biết ngựa hay, con đường phía trước còn dài cho một Giám mục thể hiện trước đàn chiên mình là ai, đứng nơi nào trong việc coi sóc đoàn chiên của mình, thái độ của mình ra sao trước đoàn chiên đang giữa bầy lang sói để sau đó họ trả lời trước mặt Chúa về trách nhiệm của mình.

Đã nhiều ĐGM thể hiện điều này thành công và cũng không thiếu những sự thất bại để đời cho con cháu, giáo hội sau này ghi nhận. Thế nên thiết nghĩ, và hy vọng rằng ĐGM Alf. Nguyễn Hữu Long có đủ trí khôn được quan phòng, để suy nghĩ thấu đáo hơn những bước đi, những đường hướng của mình hầu để sau đây, con cháu Giáo phận Vinh còn nhắc đến ngài như một niềm tự hào trong lịch sử Giáo phận.

Hẳn nhiên, điều ai cũng biết là con cháu GP Vinh sẽ chẳng nhắc lại chuyện cái nhà to, cái sân lớn. Bởi nó sẽ bị đập đi không lâu sau đó khi xã hội tiến lên. Điều còn lại, với giáo dân, với Giáo hội, đó là tinh thần, ngọn lửa bất diệt của truyền thống Vinh trong giai đoạn này ra sao.

Nhưng, có một điều nhắc lại cũng không thừa rằng: Đừng bao giờ mất cảnh giác với bầy sói, nếu mình thật sự là một chủ chăn. Những bài học cho chó sói gửi chân vẫn còn rất mới, rất đau đớn của Giáo hội Việt Nam cho đến nay.

Riêng lịch sử Giáo phận Vinh gần đây đã chứng minh nhiều điều mà nếu đọc kỹ, mỗi người sẽ rút ra được kinh nghiệm cho mình trước khi hành động.

28.11.2023

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ – việc xong, thong dong giũ áo qua cầu

 Song Chi-11/28/2023 


HÒA THƯỢNG TUỆ SỸ NẰM XUỐNG, ĐỂ LẠI BAO NHIÊU THƯƠNG TIẾC

Những ngày qua kể từ khi Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch, trong lúc truyền thông nhà nước gồm khoảng trên dưới 800 tờ báo và tạp chí, hơn 70 cơ quan đài phát thanh và truyền hình (chỉ trử hai trang tin Phật Giáo và Giác Ngộ, hai tờ báo Tuổi Trẻ và Một Thế Giới) đều im lặng, thì các báo đài tiếng Việt bên ngoài và trên mạng xã hội tràn ngập thông tin về sự ra đi của Hòa thượng, nhân thân, tiểu sử, những đóng góp lớn lao của Thầy trong lĩnh vực Phật học, triết học và thi ca. Điều an ủi là từ sự mất mát to lớn này, có những người chưa từng nghe đến tên Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, chưa từng đọc cuốn sách nào của Hòa thượng (hay chỉ đọc được vài bài thơ), chưa từng biết đến sự tồn tại của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất – hoàn toàn độc lập, bên cạnh Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, hoạt động dưới sự chỉ đạo, kiểm soát của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam…bỗng tò mò, ngạc nhiên tìm hiểu rồi hoàn toàn bị chinh phục bởi cuộc đời và trí tuệ, nhân cách, phẩm hạnh của con người được ca ngợi là đại bi–đại trí–đại dũng, và cùng với Thiền sư Lê Mạnh Thát-Thích Trí Siêu, được coi là 2 nhà sư-thiền sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam này.

Một điều thứ hai cũng dễ nhận thấy, so với vài nhân vật cũng nổi tiếng lẫy lừng khác của Phật giáo Việt Nam từ dưới chế độ VNCH như Thích Nhất Hạnh, Thích Trí Quang mà sự ra đi của họ để lại bao nhiêu dư luận, tranh cãi trái chiều, đối với Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, chỉ có một sự kính trọng, ngưỡng mộ và tiếc thương. Toàn bộ cuộc đời của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ toàn tâm toàn ý trọn vẹn dâng hiến cho đạo pháp và dân tộc, để lại cho Phật giáo Việt Nam rất nhiều công trình nghiên cứu, khảo luận triết học, thơ ca, dịch thuật Phật giáo, đặc biệt là công trình dịch thuật cuối đời: 29 cuốn Kinh, Luật và Luận thuộc Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời thực hiện và Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam thực hiện dưới sự lãnh đạo của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời. Cuộc đời đó hoàn toàn vô cùng thanh bạch, hoàn toàn xa lạ với danh lợi, với những lời chúc tụng của đám đông hay võng lọng phủ dụ của chế độ độc tài. Cuộc đời đó là một hình mẫu xứng đáng với những chữ như trí thức, chân tu, thiền sư…theo ý nghĩa đúng đắn nhất, cao đẹp nhất. Và cuối cũng, cuộc đời đó gắn liền với vận mệnh của Phật giáo Việt Nam trong những giai đoạn hưng thịnh phát triển sáng chói cũng như những bi kịch và giai đoạn mạt pháp hiên nay dưới chế độ độc tài toàn trị.

Cũng như rất nhiều bậc đại đức cao tăng của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, một Giáo hội không được nhà nước cộng sản Việt Nam thừa nhận và bị gạt ra ngoài lề, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ từng trải qua 2 lần tù đày: lần thứ nhất 3 năm từ 1978-1981, lần thứ hai vào tháng 9 năm 1988, ông và Lê Mạnh Thát-Thích Trí Siêu bị tuyên án tử hình vì tội “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”. “Do sự tranh đấu tích cực của các nhân sĩ trong và ngoài nước, cùng sự can thiệp của các cơ quan nhân quyền quốc tế, Hà Nội phải vội vã giảm án hai Thầy xuống còn 20 năm khổ sai, đem giam Hòa thượng tại Xuân Lộc, Đồng Nai, sau đó chuyển riêng Hòa thượng ra trại A-20 tỉnh Phú Yên… Năm 1998, Hà Nội trả tự do cho Hòa thượng, cùng với một số người khác. Trước đó, Hòa thượng đã tuyệt thực trong tù. Vì trước khi thả, nhà cầm quyền áp lực buộc Hòa thượng ký vào lá đơn gửi ông Chủ tịch nước “xin khoan hồng”, Hòa thượng đã trả lời nội dung: “Chúng tôi đã không công nhận giá trị của phiên tòa này, tính pháp lý của bản án này, các ông không có quyền giam giữ chúng tôi thì sao lại có quyền khoan hồng hay ân xá chúng tôi.” Công an thuyết phục: không viết đơn thì không có lý do để thả được. Hòa thượng đã khẳng khái đáp: “Đó là việc của các ông; nhưng nếu các ông cứ áp lực buộc chúng tôi ký đơn, tôi sẽ tuyệt thực phản đối.” Và Hà Nội đã phải trả tự do cho Hòa thượng vào ngày 01/9/1998, sau 10 ngày” (trích tiểu sử chính thức của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ từ Hoằng Pháp, trang nhà của Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN). Sau khi ra khỏi tù, cũng như Hòa thượng Thích Quảng Độ, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ còn nhiều lẩn bị quản thúc tại gia.

Nhưng cũng cần phải nói rõ thêm, thầy Thích Tuệ Sỹ không chủ ý muốn làm chính trị, như chính lời kể lại của những đệ tử thân cận, Thầy cảm thấy không thoải mái khi người ta nhắc nhiều quá đến giai đoạn khó khăn, tù đày, những lời nói bất khuất của Thầy trước cường quyền. Thầy cũng không thực sự muốn đứng ra nhận lãnh công việc lãnh đạo Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất khi Đức Đệ Ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ qua đời. Công việc mà Thầy thực sự muốn chuyên tâm thực hiện cả đời là nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy, bởi vì theo quan điểm của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, muốn cho Phật giáo Việt Nam tồn tại và phát triển dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, việc hoằng dương chánh pháp và truyền thừa cho thế hệ sau là những nhiệm vụ quan trọng nhất. Cuộc đời đó tự nó không hề và không cần là “huyền thoại”. Tài năng, trí tuệ, đạo đức cho đến những khổ nạn đã trải qua là thật. Và do đó hoàn toàn xa lạ với hai chữ “huyền thoại. Ngay cả những nhà sư “quốc doanh”, báo chí quốc doanh cũng không dám có một lời nào không đúng đắn về Thầy.

MỘT XÃ HỘI TỰ DO LÀ MÔI TRƯỜNG CHẤP CÁNH CHO MỌI TÀI NĂNG

Sau khi đất nước chia đôi, Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975 trầm lắng hẳn vì bị kiểm soát, khống chế, đàn áp. Ông Đỗ Trung Hiếu, một cán bộ giữ vai trò trọng yếu trong Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam tham gia vào việc thống nhất Phật giáo Việt Nam, năm 1990 ông ra khỏi đảng do bất đồng chính kiến, từng viết trong thiên hồi ký “Hồ sơ thống nhất phật giáo” : “Hầu hết chùa, nhà thờ ở miền Bắc mà tôi đã đến thăm đều rêu phong tàn tạ. Các nhà sư (sư ông, sư bà) lẩm cẩm sợ sệt, một báo cáo cụ, hai báo cáo cụ. Các linh mục, giám mục đóng kín cửa lạc hậu với thời cuộc, Phật tử gần như không còn gì nữa, chỉ ẩn hiện dưới dạng mê tín, cúng bái linh tinh và rất e dè trước khách lạ. Tín đồ Thiên Chúa giáo thì khổ cực, hằn sâu trong mắt họ những nét u uất thâm nghiêm, nhưng rực lửa và sẵn sàng bốc cháy khi có mồi. Đó là mối nguy lớn, chứ không phải thành công của tôn giáo vận.

Cán-bộ tôn giáo vận ở trung ương và các tỉnh miền Bắc văn hóa thấp kém, chính trị non nớt, nghiệp vụ chuyên môn giáo điều cũ kỹ và tổ chức bộ máy tôn giáo vận xộc xệch quê mùa. Như vậy làm sao đói ứng nổi với bộ máy hiện đại của các tôn giáo ở miền Nam. Cho nên rốt cuộc chỉ áp-dụng "chuyên-chính vô-sản". (hết trích)

Trong khi đó, nhìn lại giai đoạn 1954-1975 ở miền Nam, không thể phủ nhận những thành tựu rực rỡ của báo chí, văn học nghệ thuật, triết học và Phật học. Riêng trong lĩnh vực triết học và Phật học, ở miền Nam thời bấy giờ có bao nhiêu tờ báo, tạp chí, tập san nghiên cứu Phật học. Các tuần san Hải Triều Âm, Thiện Mỹ, Đuốc Tuệ, Đại Từ Bi, các nguyện san Vạn Hạnh, Giữ Thơm, Quê Mẹ, Liên Hoa, Từ Quang, tập san nghiên cứu Tư Tường, nhật báo Chánh Đạo, Đất Tổ…Giai đoạn này, chính triết lý sâu sắc của giáo pháp nhà Phật đã thu hút hàng loạt học giả, nhà nghiên cứu, giáo sư, văn nghệ sĩ… đến với báo chí Phật giáo. Nhiều vị Hòa thượng, Đại đức, cư sĩ, học giả có trình độ học vấn uyên thâm như Hòa thượng Thích Tâm Châu, hòa thượng Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Trí Siêu, hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, hòa thượng Thích Thiện Minh, Thích Mãn Giác, Thích Minh Châu, thiền sư Nhất Hạnh, nhà thơ, triết gia, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện, học giả Nguyễn Đăng Thục, Dương Thiệu Tống, Lê Tôn Nghiêm v.v…Rồi trường đại học Vạn Hạnh--đây là viện đại học tư thục Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam--quy tụ nhiều tinh hoa trí tuệ thuộc hàng uyên bác nhất của miền Nam với một thư viện sách đồ sộ, trong đó có nhiều bộ sách bách khoa và tự điển của nhiều ngôn ngữ, sách thuộc các lĩnh vực triết học, lịch sử, văn hóa, văn học...,cập nhật những dòng/xu hướng tư tưởng mới nhất của thời đại…Tóm lại, vô cũng phong phú, hiện đại, tự do.

Không có bầu không khí tự do đó, sẽ không có một nền Phật học sáng chói với những học giả, những bậc chân tu có trí tuệ, kiến thức, phẩm hạnh hơn người mà thầy Thích Tuệ Sỹ là một ví dụ nổi bật.

PHẬT GIÁO SAU NGÀY 30/4/1975 VÀ TƯƠNG LAI

Dưới chế độ độc tài toàn trị do đảng cộng sản lãnh đạo, kiểm soát và đàn áp tôn giáo là một chính sách xuyên suốt. Nhà nước Việt Nam có muôn ngàn thủ đoạn, biện pháp để trấn áp, cô lập, chia rẽ, lũng đoạn các tôn giáo. Đối với Phật giáo, hậu quả của gần thế kỷ đàn áp đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất bị gạt ra ngoài lề, những bậc chân tu, học giả chân chính không có cơ hội để truyền thừa kiến thức chánh đạo, Phật giáo vừa bị chính trị hóa, vừa bị thương mại hóa, trở nên biến tướng, tha hóa rất nhiều. Thậm chí “kinh doanh chùa” còn là một thứ “nghề” ăn nên làm ra. Chùa được xây nhiều, có những ngôi chùa to “khủng”, tọa lạc trên những địa thế đẹp, nổi bật, kiến trúc hoành tráng mà để xây dựng cần quỹ đất rất lớn, kể cả san rừng bạt núi, người dân đi chùa đông như trẩy hội nhưng Phật giáo suy tàn, đủ thứ trò mê tín dị đoan, sư nhiều mà bậc chân tu thì vô cũng hiếm…

Chính vì vậy mà sự ra đi của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ càng để lại một khoảng trống khó bù đắp và nỗi lo âu cho vận mệnh, tương lai của Phật giáo Việt Nam.

Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam đã tồn tại hàng ngàn năm qua bao nhiều giai đoạn khó khăn chông gai, bao nhiều trang sử đen tối, nhưng vẫn tồn tại, phát triển và gắn chặt với vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Lịch sử đảng cộng sản dù có dài trăm năm và so với hàng ngàn năm ấy thì chỉ là một quãng ngắn, rồi cũng phải kết thúc, không một chế độ độc tài nào có thể tồn tại mãi mãi.

Nhìn vào niềm thương tiếc của bao nhiều người Việt dành cho thầy, mới thấy sự thất bại của nhà nước Việt Nam trong việc tìm cách tha hóa, lũng đoạn Phật giáo, tiêu diệt những tài năng.

Thầy Tuệ Sỹ ra đi, tiếp bước bao nhiều vị cao tăng đại đức đã trọn đời tận tụy với đạo pháp, với đất nước, dân tộc, nhưng Thầy đã để lại cả một di sản lớn lao: ngoài những công trình nghiên cứu, khảo luận, dịch thuật đồ sộ, Thầy đã để lại một tinh thần vô úy không sợ hãi, một hình mẫu của một bậc trí thức, bậc chân tu, thiền sư đúng nghĩa. 

Nhà thơ, dịch giả, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện từng nói về Thầy Tuệ Sỹ: "Vị Thiền sư lỗi lạc nhất, thông minh nhất, uyên bác nhất, trong sạch nhất của Việt Nam hiện nay. Tôi xin gọi hai vị này [Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát] là thiền sư với tất cả đắn đo thận trọng, với tất cả ý nghĩa cao đẹp và như thực của một danh xưng xung thiên chí".

Còn nhà văn, nhà bình luận chính trị Trần Trung Đạo, pháp danh Thị Nghĩa thì cho rằng: "Không một bậc cao tăng thạc đức nào thật sự ra đi. Hành trạng của quý ngài vẫn in dấu sâu đậm trong lòng Dân Tộc và Đạo Pháp. Tác phẩm của các ngài viết, những lời dặn dò của các ngài sẽ còn mãi mãi….”

Đọc ‘Kết Luận Điều Tra’ vụ Vạn Thịnh Phát: Chết và hóa giải trách nhiệm (Phần 2)

 Trân Văn-29/11/2023

Tòa nhà Times Square ở trung tâm Sài Gòn thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Tòa nhà Times Square ở trung tâm Sài Gòn thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Vụ tự tử của ông Nguyễn Ngọc Dương, 49 tuổi, xảy ra đúng một tuần sau khi năm bị can đầu tiên trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt. Vào thời điểm đó...

Quyết định khởi tố vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng với quyết định khởi tố và tạm giam năm bị can đầu tiên được ký và thực hiện ngày 7/10/2022 nhưng trước đó một ngày – hôm 6/10/2023 – ông Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt) đột tử tại tư gia (1). Vào thời điểm đó, dựa vào các thông tin trên mạng xã hội, tờ Người Việt cho biết, ông Thành “té lầu” (2). Việc ông Thành “bất đắc kỳ tử” chỉ trước khi những cá nhân dính líu sâu đến hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị khởi tố và tạm giam một ngày có phải là ngẫu nhiên không?

Không thể khẳng định là có hay không nhưng đây là nhận định của công an trong Kết Luận Điều Tra (KLĐT) vừa được công bố: "Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" được chia làm bốn nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau”. Trong bốn nhóm này, tại trang 5 và 6, KLĐT xác định nhóm thứ nhất là “nhóm định chế tài chính” và nguyên văn như sau: “Nhóm định chế tài chính Việt Nam gồm SCB, Công ty Chứng khoán Tân Việt, Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú”! Không chỉ có ông Thành, lãnh đạo của một doanh nghiệp quan trọng trọng nhóm thứ hai mà KLĐT xác định là “Nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam” là ông Nguyễn Ngọc Dương (Tổng Giám đốc Saigon Peninsula) cũng đột tử.

Tại trang 8, KLĐT chỉ xác định ông Dương – người đứng đầu Công ty cổ phần Tập đoàn Saigon Peninsula, pháp nhân đứng hàng thứ ba trong số “các pháp nhân có liên quan đến vụ án” (chỉ sau Công ty cổ phần Tập đoàn Van Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lam là Chủ tịch HĐQT và Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát do em dâu bà Lan là bà Ngô Thanh Nhã làm Tổng Giám đốc) – “đã chết” nhưng ông Dương chết hoàn toàn khác thường. Tờ Người Việt dẫn các thông tin trên mạng xã hội cho biết, ông Dương tự tử bằng cách nhảy từ một căn hộ ở tầng 12 thuộc chung cư Grand Riverside, tọa lạc ở 278 – 283 đường Bến Vân Đồn, quận 4, TP.HCM xuống đất vào sáng 14/10/2023.

Vụ tự tử của ông Nguyễn Ngọc Dương, 49 tuổi, xảy ra đúng một tuần sau khi năm bị can đầu tiên trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt. Vào thời điểm đó, người sử dụng mạng xã hội chuyển cho nhau xem “Lời dặn gia đình” được cho là đã tìm thấy trong người ông Dương. Qua lá thư tuyệt mạng chỉ có sáu dòng, ông Dương căn dặn vợ “nghỉ việc, lo cho hai con em nhé”, căn dặn con trai “giá nào cũng phải học thành tài, lo cho gia đình và đất nước”, con gái “mạnh mẽ và học nhé!” Rồi kết thúc bằng: “Ba đã phải trả giá bằng cả cuộc đời, nên gia đình phải hạnh phúc!”. Tuy nhiên chỉ có mạng xã hội và các cơ quan truyền thông bên ngoài Việt Nam công bố những thông tin này.

***

Từ khi báo giới Việt Nam khai thác các KLĐT, chẳng mấy người tin vụ án “Tham ô tài sản, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và hoạt động khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Tham ô tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan” chỉ vì “100% thành viên Đoàn thanh tra nhận tiền để dung túng SCB” (3). Chẳng lẽ những người nếu không hỗ trợ thì cũng làm ngơ để bà Lan thâu tóm vô số bất động sản thuộc loại đắc địa trong vài thập niên, rồi thâu tóm SCB và tiếp tục “chọc trời, khuấy nước” thêm một thập niên nữa hoàn toàn vô tư nên vô can?

Nếu ông Thành không “đột tử” tại tư gia trước khi quyết định khởi tố vụ án được công bố, lệnh khởi tố và tạm giam bị can được thực thi, bà Hồng không “đột tử” trong trại tạm giam, ông Dương không tự tử,... công an có thể khoanh lại rồi trút toàn bộ trách nhiệm quản trị - điều hành của hệ thống công quyền lên các viên chức tham gia thanh tra SCB không? Hai tháng trước khi bà Trương Mỹ Lan bị khởi tố, một vài cơ quan truyền thông tại Việt Nam từng đề cập đến những trục trặc trong việc thực hiện Dự án Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và nhà ở đô thị tọa lạc tại phường Phú Tân, quận 7, TP.HCM mà Công ty cổ phần Tập đoàn Saigon Peninsula đang làm chủ đầu tư.

Năm 2007, chính quyền TP.HCM đã giao khoảng 110 héc ta đất cho liên doanh có Vạn Thịnh Phát. Dự án không được thực hiện nên chính quyền TP.HCM phải gia hạn lần một vào năm 2009 và lần hai vào năm 2011. Bởi dự án còn khoảng 8 héc ta nữa cần thương lượng với dân sở tại để trả tiền bồi thường, nhận chuyển nhượng nhưng không thực hiện đúng thỏa thuận nên cuối năm 2022, có 29 gia đình kiện Saigon Peninsula – đại diện của Vạn Thịnh Phát ở Tòa án quận 7 đòi phải thanh toán khoảng 2.100 tỉ đồng tiền đền bù đất và lãi suất do chậm thanh toán. Dù Saigon Peninsula không xuất trình được chứng cứ đã thanh toán cho người được ủy quyền nhưng tòa án vẫn bác đơn kiện của dân (4)...

Những lùm xùm kiểu đó cho thấy, dính dáng đến bà Lan và Vạn Thịnh Phát không chỉ có thanh tra ngân hàng... Ngày 19/11/2022 – hai tháng rưỡi sau khi bà Trương Mỹ Lan bị tạm giam – báo chí Việt Nam loan tin ông Hứa Ngọc Thuận (cựu Phó Chủ tịch TP.HCM từ 2009 đến 2016) “qua đời sau một tai nạn tại nhà riêng trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM” (5), nhiều người sử dụng mạng xã hội không tin đó là “tai nạn”, họ cho rằng ông Thuận tự tử, cũng như họ không tin rằng ông Nguyễn Văn Hùng (Ủy viên BCH TƯ đảng đảm nhiệm vai trò Phó Chủ nhiệm UBKT của BCH TƯ đảng CSVN) “đột ngột từ trần” hai ngày sau khi ông Thuận bị “tai nạn” (6) là “bình thường (7)...

***

Cố tình cung cấp thông tin sai lạc, vừa hăm dọa vừa trừng phạt để răn đe - ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, nhận định và lập lờ trong việc xác nhận sự kiện là lý do chính khiến KLĐT vụ án có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát trở thành hết sức đáng ngờ khi thiên hạ chịu khó so sánh, đối chiếu với những gì họ đã biết. Trong bối cảnh như hiện nay và từ chính nội dung được thể hiện trong KLĐT, liệu sự mệnh một của những nhân vật liên quan đến Vạn Thịnh Phát có phải là những sự kiện ngẫu nhiên mà nhờ vậy hóa giải trách nhiệm cho nhiều nơi, nhiều người?

Chú thích

(1) https://vietnamnet.vn/chu-tich-chung-khoan-tan-viet-nguyen-tien-thanh-dot-ngot-qua-doi-2067746.html

(2) https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/chua-vinh-nghiem-xac-nhan-dam-tang-nguyen-ngoc-duong-vu-van-thinh-phat/

(3) https://vnexpress.net/100-thanh-vien-doan-thanh-tra-nhan-tien-de-dung-tung-cho-scb-4679130.html

(4) https://vietnambiz.vn/dien-bien-moi-tai-du-an-mui-den-do-2022831143136379.htm

(5) https://tienphong.vn/ban-tin-8h-nguyen-pho-chu-tich-ubnd-tphcm-hua-ngoc-thuan-qua-doi-post1487893.tpo

(6) https://tuoitre.vn/pho-chu-nhiem-uy-ban-kiem-tra-trung-uong-nguyen-van-hung-tu-tran-202211212249419.htm

(7) https://baotiengdan.com/2023/11/22/dang-va-nha-nuoc-phai-chiu-trach-nhiem-ve-qua-bom-van-thinh-phat/

Tang lễ cố Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ vẫn diễn ra tốt đẹp dù an ninh gây khó khăn

RFA-2023.11.29

Tang lễ cố Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ vẫn diễn ra tốt đẹp dù an ninh gây khó khănPhật tử tham dự tang lễ Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ-Hoà thượng Thích Vĩnh Phước

 Tang lễ của cố Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ, người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn diễn ra một cách bình thường mặc dù cơ quan an ninh có các động thái gây khó khăn.

Sáng ngày 29/11, nhục thân của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được đưa đi trà tỳ ở Đồng Nai, tro cốt dự kiến sẽ được rải xuống Thái Bình Dương theo di nguyện của ông.

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ vào tháng 8/2022 được suy cử làm Chánh Thư ký xử lý thường vụ Viện Tăng Thống của giáo hội có từ thời Việt Nam Cộng Hòa theo di chúc của Đệ ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, người viên tịch trước đó vào tháng 2/2020.

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch vào lúc 16 giờ chiều ngày 24/11 vừa qua tại chùa Phật Ân, tỉnh Đồng Nai, hưởng thọ 81 tuổi. Tang lễ của vị chân tu này bắt đầu từ sáng ngày hôm sau.

Hoà thượng Thích Vĩnh Phước, trụ trì chùa Phước Bửu (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) thuộc Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong chiều ngày 29/11 ngay sau khi ông trở về từ đám tang.

Vị này cho biết nhà chức trách tỉnh Đồng Nai trong ngày đầu tang lễ đã đến chùa Phật Ân để yêu cầu nhà chùa gỡ bỏ băng-rôn có dòng chữ “Tang lễ cố trưởng lão hòa thượng Thích Tuệ sỹ- Chánh Thư ký Kiêm Xử lý thường vụ Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.”

Ông kể lại:

Trong tang lễ của cố hòa thượng Thích Tuệ Sỹ- Chánh thư ký kiêm xử lý thường vụ Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, an ninh họ tới làm việc với Hoà thượng Viện chủ chùa Phật Ân yêu cầu Hòa thượng gỡ cái băng-rôn để tang lễ của cố trưởng lão xuống.”

Tuy nhiên, yêu cầu trên đã bị cự tuyệt một cách kiên quyết, vị hoà thượng cho hay.

Tôi không trực tiếp tham gia nhưng mà được nghe Thượng tọa trụ trì Trung Đạo nói lời của Viện chủ là Hoà Thượng Thích Minh Tâm: Nếu quý bị bắt tôi gỡ xuống thì các vị đem súng mà bắn tôi đi rồi muốn gỡ gì thì gỡ.”

Nhạc sĩ Tuấn Khanh tường thuật lại vụ việc trên blog của RFA cho biết, một phái đoàn của an ninh, ban tôn giáo, chính quyền địa phương đến tìm trụ trì chùa Phật Ân, đòi tháo tấm biểu ngữ trong điện thờ và tất cả những gì có ghi danh tính của hoà thượng Thích Tuệ Sỹ với hàng chữ Chánh thư ký, kiêm xử lý thường vụ, Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Một tăng sĩ kể lại là khi phái đoàn của nhà nước bị đặt câu hỏi “tại sao?” thì đã có người nói GHPGVNTN là một tổ chức không được công nhận. Câu trả lời dứt khoát của các thầy ở chùa Phật Ân là “khi nào GHPGVNTN có văn bản đặt ra ngoài vòng pháp luật, chúng tôi sẽ bàn thảo về chuyện này”

Cuối cùng thì băng-rôn với nội dung trên vẫn tồn tại ở cổng ra vào của chùa Phật Ân và một số nơi khác thuộc khu vực tang lễ.

Bên cạnh đó, nhà chức trách Việt Nam cũng đưa nhiều nhân viên mặc thường phục vào khu vực tang lễ để theo dõi sự kiện, và quay phim các tăng lữ khi họ đến viếng. Dường như lực lượng an ninh được điều động từ nhiều tỉnh thành. Hoà thượng Thích Vĩnh Phước thuật lại:

Họ không gây khó khăn gì cho việc đi đến nhưng mà có điều là khi xe quý thầy và các đoàn tới thì đều bị quay phim rất là kỳ. Điển hình như tôi, tôi mà vừa bước xuống chưa kịp sửa áo quần gì cả thì họ đã quay phim.”

Tuy nhiên, theo vị hoà thượng này, tang lễ của người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất vẫn diễn ra êm đẹp. Ông tổng kết:

Tang lễ của Ôn diễn ra một cách rt là tốt đẹp, được nhiều chư tăng và phật tử từ trong nước và ngoài nước về dự lễ và cũng không đến nỗi phải khó khăn lắm.”

Phóng viên gọi điện thoại cho ông Nguyễn Kim Long, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh Đồng Nai thì ông này yêu cầu phóng viên gửi câu hỏi về cơ quan này theo đường bưu điện. Phóng viên gửi email cho cơ quan Công an tỉnh với đề nghị xác minh thông tin nhưng chưa nhận được ngay câu trả lời.

Báo chí nhà nước viết gì về tang lễ?

Chỉ có báo Giác Ngộ online, cơ quan ngôn luận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh và hai trang báo mạng Một Thế Giới của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, và Tuổi Trẻ đưa tin về tang lễ của Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ.

Các báo còn lại hoàn toàn im lặng về sự ra đi của một bậc chân tu, người từng bị kết án tử hình nhưng sau chuyển thành án 17 năm tù giam bởi chính quyền độc đảng ở Việt Nam sau năm 1975.

Tuy nhiên, ba báo mạng nói trên cũng đưa tin về tang lễ một cách sơ sài. Thậm chí, các bài báo đăng trên ba báo trên không giới thiệu chức vụ của Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ, cũng không nhắc đến tên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức tôn giáo có từ thời Việt Nam Cộng hòa.

Các báo chỉ nói Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ là đệ tử của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, vị chủ tịch đầu tiên của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Ban chỉ đạo Trung ương “đánh trận giả”

 Bình luận của blogger Trần Hiếu Chân từ TPHCM-2023.11.27

Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp dưới sự chỉ đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội hôm 22/11/2023-Nhân Dân

Nếu Đảng và Nhà nước Việt Nam muốn đánh trận thật, loại trừ nạn lũng đoạn và nhũng lạm ra khỏi hệ thống ngân hàng thì phải “đào tận gốc, trốc tận rễ” Vạn Thịnh Phát, chứ không chỉ “diễn trò”, cho truyền thông quốc doanh trưng phần nổi của tảng băng chìm là đủ.

_________________

Sáng 22/11, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo, BCĐ) đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. TBT Trọng ca ngợi công tác phòng chống tham nhũng đang ngày càng tốt lên, nhưng yêu cầu các cơ quan phải “hợp đồng tác chiến” và chớ “làm ví dụ, làm để cho có”. Cả trang tin trên nhandan.vn dài trên 2.100 từ hoàn toàn không có nội dung gì mới. Cái khác của bản tin lần này so với kỳ họp đẩu năm là thành tích “đốt lò” nổi bật của đồng chí TBT. Đã có đến 76 tổ chức Đảng bị kiểm tra vì liên quan đến các vụ án lớn ở Tập đoàn FLC, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty AIC... Theo đó, 57 đảng viên đã bị xử lý kỷ luật, trong đó có bảy cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, bao gồm ba nguyên Bí thư Tỉnh ủy, bốn Chủ tịch, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (1).

Cuộc họp của BCĐ kỳ này diễn ra trong những hoàn cảnh khá đặc biệt. Thứ nhất, tin tức rúng động liên quan đến Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) vừa được công khai qua hệ thống truyền thông trong nước và nhiều tờ báo lớn của quốc tế. Ngoài cựu Cục trưởng Ngân hàng Nhà nước, trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn nhận hối lộ 5,2 triệu USD thì các thành viên còn lại trong đoàn thanh tra đều nhận tiền của Ngân hàng SCB, ít nhất hơn 100 triệu đồng và nhiều nhất 8,7 tỷ đồng. Chỉ riêng số tiền nhận hối lộ của bà Nhàn cũng đủ thấy, "scandal" này rất nghiêm trọng và hết sức nguy hiểm đối với chế độ (2). Thứ hai, cuộc họp của BCĐ diễn ra sau khi Bộ Chính trị ĐCSVN dường như trong cùng một thời điểm đã ban hành hai Quy định 131 (27/10) và 132 (21/11). Cả hai văn bản này đều cùng một nội dung, đề cập đến việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (3) cũng như trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán (4).

Nhưng có lẽ ít ai đủ kiên nhẫn để follow-up (theo dõi) các bản tin về những kỳ họp của Ban chỉ đạo cũng như các quy định thượng dẫn của Bộ chính trị. Chúng khuôn sáo và “tràng giang đại hải” trên hàng vạn con chữ. Chính sự mù mờ và rối rắm của các văn bản này đặt ngay ra một vấn đề, phải chăng BCĐ và BCT đang tiến hành ngụy trang cho những “cuộc đánh trận giả”? Vụ án động trời Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát đâu phải hôm nay “mới được lên sóng”! Cho dù giờ đây, truyền thông Nhà nước đã được phép “giật tít” như “Những sai phạm lớn nhất từ vụ án Vạn Thịnh Phát” (5), nhưng cũng chẳng có tờ báo quốc doanh nào dám nhắc lại lời khai trước Tòa từ năm 2012 của Dương Chí Dũng (vụ Vinalines) về đường dây Trương Mỹ Lan – Phạm  Quý Ngọ – Trần Đại Quang sau khi mấy ông trùm công an này bị vô hiệu hóa “một cách đúng quy trình” (6). Có phải vì một triệu USD mà Mỹ Lan đã nhờ Chí Dũng “chuyển giúp mấy ông anh” này trên Bộ, nên bà trùm SCB đã có thêm được hơn 10 năm để “chọc trời khuấy nước” trên “vương quốc của lãnh chúa Lê Thanh Hải”? Phải chăng đây là minh chứng rõ nhất cho “huấn thị” của TBT Trọng, chống tham nhũng khó lắm, bởi vì, đó là “ta đánh ta”? Ta đánh ta, nên chỉ đánh trận giả thôi, đánh trận thật cho dân biết mà chết chùm, cả nút à!!!

Trên sa-bàn, các cánh quân, các binh chủng “ra đòn” trông rất đẹp mắt, theo đúng các kịch bản huấn luyện. Hàng loạt các hệ thống kiểm soát và giám sát về chuyên môn, về công tác Đảng được “áp sát” các ngân hàng từ địa phương lên trung ương. Đấy là chưa nói  tới hệ thống “đặc tình” các cấp được cài cắm ngay vào nội bộ các ông trùm, bà trùm. Tưởng con chim cũng khó lọt lưới hệ thống thanh tra, kiểm soát ấy của Đảng và chính quyền. Ấy vậy nhưng “khủng long cái” Trương Mỹ Lan vẫn thao túng SCB và chỉ huy “các trùm cuối” như chỗ không người. Hàng ngàn tỷ đồng được giao dịch ngoài luồng bằng “đấu đong xe chở” sau khi bà chủ SCB đã “trám miệng” người đứng đầu Cục thanh tra NHNH trên 5,2 triệu USD và ông Phó chánh thanh tra chính phủ gần 40 vạn USD (7). Số tiền thị chiếm đoạt lên tới 304 ngàn tỷ VND, tương đương với 3,2% GDP của cả nước! Những con số không thể nào tin nổi!

truongmylan.jpeg
Bà Trương Mỹ Lan. Hình: RFA edit

Công luận lên án “thanh bảo kiếm” của NHNN Đỗ Thị Nhàn là đúng nhưng chưa đủ. Bên cạnh “máu tham hễ thấy hơi đồng” là mê của mọi loại quan chức nhà Sản thời “mạt pháp”, mụ này nhận tiền còn do nỗi khiếp sợ và rất có thể, mụ là đầu mối để “phân phối quả thực” cho lãnh đạo cấp trên nữa. Nếu không nhận tiền từ Mỹ Lan, mụ có thể bị “văng” khỏi hệ thống vốn đã rất hoàn chỉnh của “rừng luật mafia”, từ luật “giữ im lặng” (Omerta) đến nhiều loại “luật Tam hoàng” khác. Chính từ tình thế này, giới phân tích đã chỉ ra “tình trạng liệt kháng” của những phiên họp BCĐ cũng như các quy định nói trên của BCT. Đúng như bình luận của Facebooker Mai Hoa Kiếm: “Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản nắm quyền “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối”. Tất cả mọi thứ, từ cho phép thành lập ngân hàng, cơ cấu lại ngân hàng, xử lý công nợ… đều được chính phủ trình Bộ Chính trị, xin ý kiến. Thế nhưng, khi sự cố xảy ra, ảnh hưởng tới đời sống của người dân; thì những kẻ “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” lại trốn tránh trách nhiệm”....”Các  lực lượng công an luôn đe doạ, đàn áp thẳng tay người dân gởi tiền và các nhà đầu tư trái phiếu, khi họ đến đòi rút tiền tại SCB, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng cấm báo chí quốc doanh đưa tin xấu về SCB, về Vạn Thịnh Phát, nhưng cuối cùng Tuyên giáo cũng không bưng bít nổi thông tin...” (8)

Cảm  giác BCT đang cho “đánh trận giả” còn xuất phát từ một thực tế khác. Đây là cuộc hỗn chiến giữa“quân xanh” và “quân đỏ”, bởi các cánh quân đụng độ nhau trong trận này, và nhiều trận trước đây nữa (Từ thời Nước hoa Thanh Hương đến vụ các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn...), hết thảy đều là “quân ta” cả. SCB từ đâu ra? Ngân hàng này ra đời tháng 1/2012, trên cơ sở số vốn của ba ngân hàng: SCB, Ficombank và TinNghiaBank, với mạng lưới hoạt động khắp 28 tỉnh/thành cùng đội ngũ hơn 7.000 người và 239 điểm giao dịch trên cả nước. Nếu không có những Nguyễn Văn Bình, những Lê Minh Hưng (hiện là Chánh văn phòng của TBT) hối bấy giờ đang nắm NHNN, thì làm thế nào mà hệ thống SCB vận hành được suôn sẻ trong thời gia dài như thế? Cho nên, nếu BCT và BCĐ muốn đánh trận thật, muốn thực sự chấm dứt nạn lũng đoạn trong các ngần hàng, kể cả nNhà nước lẫn thương mại thì phải thẳng tay triệt hạ các luật ngầm nếu tồn tại trong 49 ngân hàng. Trong số này, có 31 ngân hàng thương mại cổ phần (tư nhân) và một số trong các ngân hàng này là sân sau của các tập đoàn bất động sản, hoạt động như những chiếc máy ATM cấp tiền cho chủ. SCB xem ra chỉ là một quân cờ domino đã đổ, nếu không áp dụng các biện pháp cấp bách, sẽ kéo theo các “đồng chí đồng đội” khác cùng xuống hố cả nút (9). 

_________

Tham khảo:

  1. https://nhandan.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-chu-tri-hop-thuong-truc-ban-chi-dao-trung-uong-ve-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-post783893.html
  2. https://tuoitre.vn/so-tien-nhan-hoi-lo-vu-van-thinh-phat-mot-scandal-rat-nghiem-trong-nguy-hiem-20231123082859502.htm.
  3. (3) https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-
  4. dang/quy-dinh-so-132-qdtw-ngay-27102023-cua-bo-chinh-tri-ve-kiem-soat-quyen-luc-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-trong-hoat-dong-dieu-9876
  1. https://baotintuc.vn/chinh-tri/toan-van-quy-dinh-131-cua-bo-chinh-tri-ve-kiem-soat-quyen-luc-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-20231031194306098.htm
  2. https://tuoitre.vn/nhung-sai-pham-lon-nhat-tu-vu-an-van-thinh-phat-20231125141955318.htm
  3. https://www.voatiengviet.com/a/duong-chi-dung-khai-ten-thu-truong-bo-cong-an/1824825.html
  4. https://www.voatiengviet.com/a/dai-an-van-thinh-phat-truong-doan-thanh-tra-bi-mua-chuoc-hang-hang-trieu-usd/7362507.html
  5. https://baotiengdan.com/2023/11/22/dang-va-nha-nuoc-phai-chiu-trach-nhiem-ve-qua-bom-van-thinh-phat/
  6. https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/van-thinh-phat-hoi-chuong-bao-tu/

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do