Hai vụ máy bay mất tích ở vùng Ðông Nam Á trong năm 2014 khiến các chuyên gia nhận thức được rằng ngành hàng không hãy còn nhiều khiếm khuyết về kỹ thuật và an ninh, cần phải được xem xét để cải tiến.
Ba ngày sau khi chiếc máy bay Airbus A320-200 của hãng hàng không giá rẻ AirAsia Indonesia mất tích trên đường bay từ Surababaya đến Singapore, các toán cấp cứu đã tìm thấy những mảnh vỡ màu đen, trắng, đỏ - màu sơn của máy bay hãng AirAsia - cùng thi hài của một số nạn nhân nổi trên mặt biển. Những vật này vớt được ngoài khơi khoảng 100 dặm và cách xa 6 dặm nơi tọa độ cuối cùng mà đài kiểm soát không lưu ghi nhận được trước khi máy bay mất liên lạc.
Cho tới hôm 19 Tháng Mười Hai, hơn 9 tháng sau khi chuyến bay MH370 mất tích, một số thân nhân của những hành khách nạn nhân người Hoa vẫn còn tới biểu tình trước trụ sở Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ở Bắc Kinh, phản đối việc họ không được thường xuyên cho biết tin tức cập nhật về việc tìm kiếm máy bay mất tích. (Hình: Greg Baker/AFP/Getty Images)
Như vậy tai nạn của chuyến bay QZ8501 làm 162 người thiệt mạng không còn là bí mật, dù cho đến bây giờ chưa hiểu rõ nguyên nhân.
Nhưng vụ chiếc máy bay Boeing 777-200ER của Malaysian Airlines chuyến MH370 với 239 người, mất tích từ đầu Tháng Ba, vẫn còn là hoàn toàn bí ẩn sau 11 tháng không tìm ra bất cứ một dấu vết gì.
2014 là năm nhiều thảm kịch của hàng không thương mại Ðông Nam Á kể cả vụ máy bay Malaysian Airlines chuyến MH17 bị bắn rớt ở miền Ðông Ukraine làm 298 người chết.
Chuyện trớ trêu là cả 3 tai nạn này đều liên quan đến Malaysia, quốc gia gặp rủi ro nặng nhất trong năm 2014. Hai tai nạn xảy ra cho hãng hàng không Malaysia Airlines làm thiệt mạng toàn thể 537 hành khách và phi hành đoàn. Tai nạn thứ ba là của AirAsia Indonesia, tổ hợp công ty AirAsia đặt trụ sở chính ở Malaysia giữ 49% cổ phần trong AirAsia Indonesia và đối với người dân Malaysia thì AirAsia là hãng hàng không của nước mình.
Trong ba tai nạn này có một điểm giống nhau, đó là sự thiếu khả năng theo dõi được máy bay ở tất cả mọi thời điểm của phi trình.
Trong hai tai nạn ở Malaysia và Indonesia, người ta theo dõi được máy bay qua sự báo cáo của phi hành đoàn hoặc bằng những dụng cụ tự động đã được lập trình sẵn. Nhưng khi xảy ra việc bất thường gì, thông tin chính xác không còn nữa và chỉ có thể dự đoán căn cứ trên việc nghiên cứu thêm các dữ kiện thu được ở các dụng cụ có chức năng và mục đích khác.
Còn ở Ukraine thì người ta tin rằng máy bay đã bị bắn rơi vì lầm lẫn. Ngày nay không dùng mắt để nhận diện một máy bay ở xa, do đó máy bay dân sự cần phải trang bị thêm các phương tiện thông báo khác để luôn luôn được xác nhận không lầm lẫn. Trong tương lai với sự phát triển các loại máy bay không người lái, vấn đề này sẽ còn phức tạp và cần thiết hơn nữa.
Chuyến MH370 và QZ8501 đều mất tích trên biển nhưng hai trường hợp khác hẳn nhau. Biển Java, nơi chuyến bay QZ8501 lâm nạn, là một biển nông nên máy bay rớt ở đây dễ tìm ra trong khi Nam Ấn Ðộ Dương là vùng biển hoang vắng và độ sâu của đáy biển nhiều nơi chưa được biết rõ. Máy bay A320-200 chỉ mang theo nhiên liệu đủ bay trong 4 giờ trong khi Boeing 777 có nhiên liệu để bay trong 7 giờ, cho nên sau khi mất liên lạc, MH370 có thể bay đi rất xa rồi mới rớt còn QZ8501 rõ ràng rớt gần tọa độ báo tin cuối cùng.
Khi máy bay đi qua biển, không có đài radar để tiếp vận liên lạc, các điều hành viên không lưu ấn định sẵn một phi trình và dựa vào những liên lạc radio với phi hành đoàn từng khoảng thời gian để theo dõi máy bay. Trong trường hợp tai nạn, báo cáo cuối cùng nhận được từ phi công sẽ là rất quan trọng để có thể xác định vị trí gần đúng của tai nạn.
Bình thường, dụng cụ chính để máy bay liên lạc với mặt đất là radar, có tên gọi là transponder. Ðể tìm biết một máy bay đang ở đâu và còn bay hay không, trạm kiểm soát phát đi một tín hiệu “ping” và transponder sẽ tự động trả lời. Nhưng nếu máy bay ở ngoài tầm sóng radar hoặc transponder bị tắt đi không rõ vì nguyên nhân gì như trường hợp của chuyến bay MH370 thì mặt đất sẽ không thể nhận được thông tin gì.
Ðể giải quyết việc này, kỹ nghệ hàng không đã chế ra kiểu transponder liên lạc qua vệ tinh gọi là ADS-B. Tuy nhiên không phải tất cả các máy bay hiện nay đều có bộ ADS-B và tại Hoa Kỳ, FAA đã có dự án đòi hỏi tất cả máy bay của các hãng hàng không Mỹ đều phải trang bị ADS-B trong năm 2015.
Những máy bay mới sau này còn có một hệ thống gọi là ACARS tự động báo tình trạng hoạt động của động cơ, nhiên liệu và những dữ kiện phi hành khác. Trên chuyến bay MH370 bộ ACARS cũng bị tắt nhưng vẫn tự động liên lạc với vệ tinh theo định kỳ dù không cung cấp dữ kiện thông tin gì và nhờ đó người ta biết phi cơ vẫn còn bay nhiều giờ sau khi mất liên lạc. Nhưng điều đáng tiếc là với những kỹ thuật vừa nói, chưa đủ để xác định nơi máy bay MH370 rớt dù chỉ là gần đúng.
Do đó không có bằng chứng nào để biết tại sao máy bay MH370 bỗng nhiên mất liên lạc rồi đổi hướng bay và không biết bay tới đâu thì bắt buộc phải rớt vì không còn nhiên liệu. Sự tính toán và dự đoán máy bay rớt xuống Ấn Ðộ Dương chưa hẳn đã là chính xác mà công tác tìm kiếm hàng tháng trời từ trên không, trên mặt biển và dưới đáy biển hãy còn tiếp tục nhưng chưa có thêm kết quả gì mới. Hơn nữa nếu may mắn tới một lúc nào đó tìm ra chiếc máy bay thì cũng chưa chắc hiểu thêm được nhiều điều về tai nạn bởi lẽ bộ phận ghi nhận các dữ kiện quen gọi là chiếc hộp đen đã hết năng lượng hoạt động và có thể bị hủy hoại sau một thời gian quá dài nằm dưới đáy nước.
Vì vậy trường hợp chuyến máy bay MH370 mất tích đến nay vẫn hoàn toàn là khó hiểu. Ðây là bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không thế giới, ở thời đại mà kỹ thuật thông tin liên lạc và định vị đã có rất nhiều tiến bộ chưa từng thấy. Nếu chuyện này xảy ra trong thế kỷ trước khi ngành hàng không mới phát triển thì phải chấp nhận, còn ngày nay tình trạng ấy không thể để xảy ra thêm một lần nào khác nữa. Ðó chính là bài học từ thảm họa năm 2014 mà các nhà kỹ thuật chế tạo máy bay và các chuyên viên hàng không chắc chắn phải tìm phương cách giải quyết để tăng cường an ninh cho hàng không ngày nay là phương tiện giao thông quan trọng bậc nhất của nhân loại.
12-31- 2014 6:31:46 PM
Hà Tường Cát/Người Việt
Wednesday, December 31, 2014
Ông Già Noel Bị Đàn Áp Ở Trung Quốc Nhưng Lãnh Đạo Chế Độ Này Lại Thích Ông
Frank Fang, Epoch Times 31 Tháng Mười Hai , 2014
Trong khi Giáng Sinh được ăn mừng như bình thường ở nhiều nơi trên thế giới thì ở Trung Quốc, Ông Già Noel cần phải cân nhắc nên tuột xuống ở ống khói nào. Ông Già Noel bị chính quyền Trung Quốc xem là nhân vật không được chào đón, nhưng ít nhất là ông cũng có được một người hâm mộ rất quan trọng – là một trong số quan chức của chế độ.
Giáng Sinh trở thành chủ đề nổi bật trên tin tức khắp Trung Quốc, với những nỗ lực của các quan chức nhằm trấn áp việc ăn mừng lễ hội này.
Ví dụ, sở giáo dục thành phố Ôn Châu thuộc miền đông nam tỉnh Triết Giang đã ban hành một chỉ thị đến tất cả các trường địa phương, bao gồm cả trường mẫu giáo, yêu cầu không tổ chức ăn mừng hay những hoạt động liên quan đến Giáng Sinh, theo tin báo của Tân Hoa Xã – cơ quan ngôn luận của chế độ – vào ngày 25 tháng 12.
__________________
Hiện tại, có rất nhiều cộng đồng giáo dân ở Trung Quốc. Điều ấy gây nhiều áp lực cho chế độ Trung Quốc, vì chế độ này không thể kiểm soát họ.
Hua Po, một bình luận viên chính trị
__________________
Đối với sinh viên Đại Học Tây Bắc ở thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Sơn Tây miền Tây Bắc, những bộ phim tuyên truyền chính là phương tiện giải trí vào những hôm Giáng Sinh. Xem những bộ phim này là nhiệm vụ bắt buộc, và giám hiệu nhà trường không cho phép sinh viên ra khỏi trường trước ngày 26 tháng 12, theo tin báo của cổng thông tin Mạng Trung Quốc Sina.
“Nhà trường bắt đầu giới nghiêm lúc 7 giờ tối (ngày 25 tháng 12). Hơn nữa, những sinh viên được phép ra sớm cũng không thể ra khỏi trường”, theo lời của một bảo vệ. “Mục đích là cấm sinh viên ăn mừng Giáng Sinh.”
Trong trường đại học, băng rôn mang những dòng chữ “Bảo Vệ Chống Lại Sự Lan Rộng Của Văn Hóa Phương Tây” và “Trở Thành Những Người Con Trung Hoa Đáng Tự Hào, Phản Đối Những Lễ Hội Phương Tây Mang Tính Phong Trào.”
“@ZhouFengSou: Sinh viên bị bắt học về Khổng Tử vào Đêm Giáng Sinh, và sẽ bị phạt nếu ăn mừng Giáng Sinh. Pic.twitter.com/ H9Lo2L8Rhm” 我看也是醉了。
- AaronZhou (@Aaronzhou) , Ngày 25 tháng 12 năm 2014
“Bắc Kinh vừa mới thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican. Vì thế việc này khiến phải có những giải pháp phòng ngừa trước để loại bỏ bất cứ ảnh hưởng nào Vatican có thể có bên trong Trung Quốc” – Hua Po, một bình luận viên chính trị ở Bắc Kinh đã nói với Epoch Times. “Chế độTrung Quốc đang cố làm giảm bất cứ ảnh hưởng nào tôn giáo có thể có đối với chế độ Trung Quốc.”
“Hiện tại, có quá nhiều cộng đồng giáo dân ở Trung Quốc. Điều này đã gây nhiều áp lực lên chế độ Trung Quốc vì chế độ không thể kiểm soát họ. Vì thế năm nay, chế độ Trung Quốc đã tăng thêm áp lực nhằm cấm những hoạt động ăn mừng Giáng Sinh” Hua cho biết.
Loại Bỏ Ảnh Hưởng Của Thiên Chúa Giáo
Wang Zou’an, giám đốc của Cơ Quan Quản Lý Sự Vụ Tôn Giáo đã đến thăm một nhà thờ ở Bắc Kinh đêm Giáng Sinh.
Ông ấy dùng dịp này để kêu gọi “quyết tâm chống lại bất cứ ảnh hưởng nào từ bên ngoài thông qua Thiên Chúa Giáo”, theo một báo cáo trên trang Chinanews.com thuộc nhà nước quản lý ngày 25 tháng 12.
Theo Wang, các giáo dân phải tìm ra những giá trị tương đồng giữa những lời dạy của Thiên Chúa Giáo và những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội. Văn phòng của Wang quyết định nhà thờ nào ở Trung Quốc là hợp pháp và vẫn có thể được mở cửa.
Vào ngày Giáng Sinh, Wang cũng đưa lên các trang báo của Huanqiu, một tờ Nhật Báo Nhân Dân, một bài viết ngắn phát biểu ý kiến chỉ trích những bình luận tôn giáo của một nhân vật nổi tiếng, nam diễn viên Sun Haiying, người đã thắng giải nam diễn viên có đóng góp nhiều nhất ở Liên Hoan Phim Quốc Tế Thượng Hải năm 2001.
Theo bài báo này, Sun đã làm xấu danh tiếng của chế độ Trung Quốc và Mao Trạch Đông bằng cách lan truyền ý tưởng và những giá trị của Hoa Kỳ qua những bình luận như: “Bạn chỉ biết được điều đó sau khi bạn trở thành một con chiên của Chúa”, đăng trên Weibo, một dạng Twitter của Trung Quốc.
Cũng đang có một chiến dịch ở nhiều nơi trong Trung Quốc loại bỏ thánh giá và dập sập nhà thờ. Ví dụ, Liên Đoàn Báo Chí ngày 25 tháng 12 đã có báo rằng chính quyền tỉnh Triết Giang đã loại bỏ thánh giá của 400 nhà thờ, một số là ngay trước Giáng Sinh, và đã dập sập nhiều nhà thờ.
Nếu như chủ nghĩa vô thần là không thể thiếu đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc, bên cạnh một sự thật là Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã gây ra nhiều vụ thảm sát chống lại Thiên Chúa Giáo, Đạo Giáo và Phật Giáo trong thời Cách Mạng Văn Hóa, thì việc chế độ Trung Quốc cắt xén thông tin về Giáng Sinh và việc trấn áp các nhà thờ độc lập cũng không phải là điều gì đáng ngạc nhiên.
Lãnh Đạo Trung Quốc Chào Đón Ông Già Noel
Tuy nhiên, mặc dù những bước mà chính quyền chế độ Trung Quốc đã tiến hành để trấn áp tinh thần Giáng Sinh, một ai đó thuộc chính quyền chế độ Trung Quốc đã có một cuộc gặp mặt rầm rộ với Ông Già Noel.
Tập Cận Bình, lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc xuất hiện trong một loạt những bức ảnh chụp với Ông Già Noel, đăng trên trang Những Người Hâm Mộ Liyuan trên Weibo ngày 25 tháng 12 với tựa đề “năm 2015 chỉ đang cách chúng ta sáu ngày rung chuông nữa thôi. Hãy cùng nhau cầu ước cho năm 2015.” Liyuan được nhắc đến chính là Peng Liyuan, vợ của Tập.
Một bức hình cho thấy Tập nhận một món quà được gói lại từ Ông Già Noel và một tấm khác chụp cảnh hai người đang bắt tay với một nụ cười tươi trên mặt ông Tập.
Tập bảo vệ chắc chắn lời hứa biến Giáng Sinh thành Ngày Học Tập Giáo Dục Yêu Nước Ăn Mừng Giấc Mơ Trung Hoa (gọi tắt là CCDPESD).
pic.twitter.com/sePaZe8ErT
- Chris Buckley
(@ChuBailiang) 25 tháng 12 năm 2014
Cư dân mạng đã phản ứng lại một cách rất thích thú với những bức ảnh Tập vui thú ngày lễ với Ông Già Noel.
Một cư dân mạng với bí danh “Gui – Ling-Xin-Tu” đã hỏi trong một trang cá nhân, “Tôi tự hỏi liệu những thành viên Đội Quân 50 Xu sẽ có thay đổi quan điểm hay không sau khi nói rằng Giáng Sinh là một hình thức thâm nhập của phương Tây.” Đội Quân 50 Xu là một nhóm các dư luận viên trên mạng do chế độ Trung Quốc thuê để bình luận trên mạng Internet ủng hộ chế độ Trung Quốc.
Một cư dân mạng với biệt danh “Tao-Sheng-Yi-Ran-07” đã hỏi trên Weibo, “Tập chụp ảnh ông ta với Ông Già Noel. Lại có những tấm băng rôn bên đường kêu gọi tẩy chay Giáng Sinh. Điều này nghĩa là gì? Tôi chẳng thể hiểu nổi.”
Đọc bản tiếng Hoa nguyên gốc ở đây.
Tiên sư Anh Tẹc Nét
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Cuối năm ngồi tính sổ, thấy chả có gì đáng cho ông khen. Chỉ toàn chuyện đáng chửi. Đáng chửi nhất, đối với ông, là thằng Anh Tẹc Nét.
“Như Trời đất sinh ra”, đã có Lưới Trời lồng lộng mai mốt ông chưa biết dông đường nào cho thoát, người lại còn sinh ra Lưới Mạng Toàn Cầu - bọn Tây gọi là Anh Tẹc Nét - để làm khổ thân ông.
Ông đang mồ yên mả đẹp, bỗng dưng treo lên giữa trời, lồ lộ những điều ông dấu diếm, ông xạo ke, ông phét lác quá cỡ thợ mộc xưa nay, ngót nghét trăm năm chứ nào phải ít. Tiên sư Anh Tẹc Nét, mày chơi ông cạn tàu ráo máng. Tội mày lấy hết trúc Trường Sơn làm bút, lấy sạch nước Biển Đông kể cả vùng nay đã quà hữu nghị cho Anh Hai làm mực viết cũng không xong, và trí nhớ của ông cũng giới hạn, nhơ đâu mổ đến đó.
Cha ông đang làm phó bảng vì ghét thực dân Tây mà từ quan, khiến ông cũng đâm ra căm thù nó mà bỏ học để ra đi tìm đường kíu nước. Thế mà mày, thằng Anh Tẹc Nét, làm rùm beng trên mạng rằng cha ông vì say rượu, đánh chết dân nên bị mất chức, còn ông mất chỗ nương thân phải nghỉ học ra đi tìm đường kíu đó; mày lại còn vớ đâu ra cái đơn ông xin thằng Tây cho học trường Bảo Hộ để sau này ra làm quan phục vụ cho nước Pháp, lại còn xin cho cha ông trở lại làm việc cho chính quyền bảo hộ.
Ông một đời vì nước vì non, không tơ vương mùi đời, quyết ăn ở đồng trinh sạch sẽ, không hề biết cái lá đa của đàn bà nó mọc ngược hay mọc xuôi, nằm ngang hay nằm dọc, nó mọc sau ót hay vắt chéo nơi thắt lưng, hay dấu dưới tóc trên đỉnh đầu. Thế mà mày, thằng Anh Tẹc Nét, chưng lên tên tuổi hình ảnh đủ khuôn mặt gái gú bảo có liên hệ tình cảm đến ông, lớp vợ đồng chí, lớp con gái Nga, gái Pháp, lại còn lấy vợ Tàu cưới hỏ đàng hoàng rồi bỏ, lớp phục vụ trong hang Pắc Bó phòi ra Cu Mạnh, lớp đưa về Hà Nội chơi có con rồi cho bóp cổ chết quăng thây ra đường giả làm xe cán, con thì đem cho Vũ Kỳ nuôi nay còn sống ở Hà Nội …
Ông vốn khiêm nhường dường ấy nhưng được nhiều người ái mộ viết sách ca ngợi, như “Cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” của Trần Dân Tiên, hay “Vừa đi vừa kể chuyện” của T. Lan v.v… Thế mà mày, thằng Anh Tẹc Nét một hai cứ khư khư chứng minh rằng thì là Trần Dân Tiên và T. Lan chính là ông.
Thôi, nếu kể ra cụ thể từng tội của ông, à quên, của mày, thằng Anh Tẹc Nét thì bao giờ cho xong, và cũng chuyện thừa, vì đại bộ phận người Việt Nam đều biết. Ông chỉ kể sơ qua tên những “ổ chứa” nội dung chống phá Kách Mạng mà mày phổ biến, treo lơ lửng giữa trời cho thiên hạ xem vô tội vạ.
Đó là những Đêm Giữa Ban Ngày, Mặt Thật, Hoa Xuyên Tuyết, Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Bản Chỉ Đường, Giọt Nước Trong Biển Cả, Gửi Mẹ Và Quốc Hội, Chuyện kể Năm Hai Ngàn, Kẻ Bị Vạ Tuyệt Thông, Hồi Ký Của Một Thằng Hèn, Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất, CảI Cách Ruộng Đất 50 Năm Nhìn Lại, Bên Thắng Cuộc, Đèn Cù... toàn là do những người xuất thân từ cái lò CS hay phục vụ cho CS, chứ nào phải bọn Ngụy gì cho cam!
Tại mày mà ông ký công hàm dâng biển đảo năm 1958, Hội nghị Thành Đô 1990, ông bị “bắt ngủ” với gái Tàu để đẻ ra con lai làm con tin, ông bắt bằng một bầy cháu thiếu nhi mặc đồ cụt cỡn trong trời rét căm căm cầm cờ Tàu 6 sao để đón tiếp chủ tịch Tập Cận Bình cho phải đạo bầy tôi, mày cũng phóng lên cho dân biết mà chửi tiên sư ông.
Nói chung, nói túm gọn: ông bảo ông đi tìm đường cứu nước, mày lại chứng minh ông đi tìm đường phá nước. Ông nói ông đánh Mỹ cứu nước, mày lại quả quyết nước ông cứu đây không phải nước VN mà nước Tàu, vì mày dẫn chứng lời Lê Duẩn “ta đánh Miền Nam là đánh cho ông Liên Xô và ông Trung Quốc mà ông không thể chối cãi được. Rồi ông giải phóng Miền Nam, mà lại phản bác rằng, Miền Nam bị phỏng hai hòn với lý luận là sau Tháng Tư 1975, hàng triệu người chạy nhào xuống biển, thà làm mồi cho cá hay hải tặc hãm hiếp còn hơn là rát chịu không thấu.
Bố khỉ, trời đã sinh ra Lưới Trời lồng lộng, ông đang lo mai mốt biết dông đường nào, thằng đế quốc Mỹ lại sinh ra Anh Tẹc Nét khiến ông đang ngôi đây mà cái mặt ông đã phải như cái mâm, cái thớt, vừa lem luốc nhọ nồi.
Tiền sư Anh Tẹc Nét, tội mày to ông không ôm xiết. Sang năm mới 2015 này, mày sẽ biết tay ông.
2015 vùng lên cứu nước
Nguyên Thạch (Danlambao) - Góp lời cho bài viết: "Bước vào năm 2015" của Dân Làm Báo
Tôi viết bài thơ hôm nay cho một Quê Hương đã mất!
Tôi muốn nói những lời cho dân tôi nhận ra sự thật
Từ "Cách Mạng Mùa Thu", Hồ Chí Minh đã ngầm theo lệnh của Tầu
Thực hiện ý đồ đen tối là làm chư hầu cho giặc.
80 năm cho miền Bắc
40 năm thắt chặt Việt Nam
Từ xa xưa, đã có Công Hàm (1)
Rồi sau đó là "Mật Nghị Thành Đô" (2) để giam dân Việt.
Người dân ơi
Có buồn?
Có thương?
Có tiếc?
Dãi hình cong chữ S, đâu còn xanh biếc ngàn xanh
Ngày hôm nay tất cả chúng ta đều thấu rõ ngọn ngành
Đảng cộng sản đã dâng đất nước cho đàn anh Hán phiệt.
Dân Tộc ơi
Nếu có còn chút lòng thương tiếc
Hãy mau vùng lên tiêu diệt cộng nô
Hãy mau xóa tan huyền thoại "Bác Hồ"
Một tên gián điệp đã bán trọn cơ đồ Tổ Quốc.
90 triệu dân Việt, hôm nay với nỗi đau chất ngất
Mất non sông... mất cả giấc mộng vàng...
Rồi đây Việt Nam sẽ chìm ngập trong khốn khó lầm than
Đời nô lệ dưới gót hung tàn bạo ngược.
4.000 năm tổ tiên dựng nước
Noi gương tiền nhân, vững bước tiến lên
Nợ non sông, nghĩa nước đáp đền
Và chấp nhận lằn tên mũi đạn.
2015, 90 triệu dân hay gọi nhau đứng lên chống ngoại xâm tặc Hán
Đạp đổ bầy đàn buôn bán non sông
90 triệu hãy mau dựng hội Diên Hồng
Hãy xứng đáng là con Lạc cháu Hồng nước Việt.
____________________________________
Chú thích:
1. Công hàm 1958 do Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng ký.
2. Hội Nghị Thành Đô ngày 3-4 tháng Chín, 1990.
Những người "thiếu một nửa bộ não"
Hoàng Lan Mộc Châu (Danlambao) - Tôi chưa có may mắn để đi khắp thế giới như ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch thủ đô Hà Nội - để có thể nói như ông ta:"không ở đâu đi lại lộn xộn như Thủ đô."(1) Biết đâu có một xứ mọi rợ nào đó người ta đi lại lộn xộn hơn Hà Nội, nhưng quả thật giao thông ở Hà Nội đối với tôi và nhiều người yếu bóng vía như tôi thì quả thật là đáng sợ.
Mỗi lần đi bộ qua đường tôi đều phải chờ có vài người đi chung, nhưng nếu lại đi chung với những người Hà Nội thì cũng sợ vì họ băng ngang đường chẳng sợ gì, cứ lừng lững đi, xe chẳng tránh ta, ta cũng chẳng thèm tránh xe. Họ mắng tôi: "Cứ như chị thì cả ngày không sang đường được, nó thế, mình cũng thế, rụt rè là nó đâm chết." Ấy thế là cứ vèo vèo, vùn vụt qua mặt nhau rồi cũng qua được bờ hạnh phúc bên kia. Đã có hai người ngoại quốc nổi tiếng bị tại nạn giao thông ở Hà Nội, tiến sĩ khảo cổ Nishimura Masanari bị xe tải đâm chết và giáo sư Seymour Papert, một nhà khoa học nổi tiếng thế giới làm việc tại MIT, bị một xe máy đâm phải khi ông băng qua đường khi vừa rời khách sạn.
Hà Nội, chỉ lang thang ngoài đường một buổi thôi là mặt mũi đen nhẻm đen nhèm, hai lỗ mũi như hai ống bô xe, nếu không mang kính mát ban ngày, kính trắng ban đêm, hai mắt sẽ ngứa ngáy, đỏ ké và hôm sau ngủ dậy đầy ghèn.
Nhà cửa 75 tuyến phố ở Hà Nội đã từng được chính ông Nguyễn Thế Thảo rót tới 50 tỷ năm 2010, để tân trang, trùng tu chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long, thế mà mới qua bốn năm, chính ông phải thừa nhận tình trạng nhếch nhác của nó. Một người bạn tôi đi tham quan khu phố cổ đã bị hắt vào người cả thau nước rửa bẩn thỉu của người đun bếp ngoài vỉa hè. Đó cũng là một lý do cô này không dám trở lại Việt Nam.
Tất cả điều ông Thảo nói người Hà Nội đều biết, cả nước đều biết, du khách ai đến Hà Nội cũng biết, biết trước và biết rõ hơn ông Chủ tịch nhiều, nhưng hình như không ai nói: "Người Hà Nội vốn lịch sự văn minh, tao nhã, nhưng giờ chẳng thấy đâu... Cái tinh hoa không hội nhập lại cứ nhập cái yếu kém vào" như ông Thảo nói. Ông Chủ tịch Hà Nội dã tạt cả thau nước bẩn vào những người Hà Nội vốn "văn minh tao nhã" để chạy tội của ông.
Ông Thảo phải biết rằng người điều hành thành phố là ông, thành phố có an ninh, sạch đẹp, ngăn nắp, không có người nấu bếp ngoài đường phần chính là do nhà cầm quyền. Dân mình đã từng đặt vè châm chọc, vạch ra thói xấu của người cộng sản là nhận vơ công vào mình và đá khuyết điểm qua người dân: "Mất mùa là tại thiên tai. Được mùa là tại thiên tài đảng ta". Lại nhớ ngày nào Ông Bí thư Phạm Quang Nghị trách cứ dân Hà Nội: "...nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm."
Tất cả cái nhếch nhác, thiếu văn hóa, văn minh ở Hà Nội bây giờ không thể đổ vấy tại người dân.
Người dân nào lót gạnh bao nhiêu tuyền vỉa hè Hà Nội để rồi vài tháng sau có cụ già, em nhỏ, bà bầu đi đường vấp ngã sút tay, gãy cổ, sẩy thai? Người dân nào ngu xuẩn bơi thuyền ra giữa hồ Hoàn Kiếm quét vôi trắng tháp Rùa thành cái mả? Người dân nào để giây điện như bẫy tử thần trên đầu dân? vân vân...
Ông Chủ tịch lại bảo ông mong người dân khi ra đường trật tự như Tp Hồ Chí Minh.
Xin ông đừng mong thế, đừng dạy Hà Nội theo chân thành phố phải mang tên họ Hồ. Cứ để đó, chỉ trong vài năm nữa thôi nếu mà những người "thiếu một nửa bộ não vẫn sống được" và họ vẫn còn lãnh đạo Hà Nội, lãnh đạo đảng cộng sản VN, thì HCM sẽ theo kịp Hà Nội thôi.
_____________________________________
Và đây mới thật sự... láo lếu!!!
Ban Bí thư kỷ luật ông Trần Văn Truyền
Xuân Hoa (Vnexpress) - Nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyềnnhận hình thức kỷ luật cảnh cáo từ Ban Bí thư vì vi phạm khuyết điểm trong việc thực hiện chế độ, chính sách nhà ở.
Ngày 30/12, Văn phòng Trung ương Đảng công bố Thông báo của Ban Bí thư về việc xem xét xử lý kỷ luật ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư ban cán sự Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ về thực hiện chế độ, chính sách nhà, đất ở và Báo cáo của Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ kết quả kiểm điểm ông Trần Văn Truyền về công tác cán bộ.
Căn nhà công vụ tại Bến Tre được gia đình ông Truyền
sử dụng làm đại lý cho một hãng bia. Ảnh: Thiện Nhân
Ban Bí thư quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Văn Truyền do có vi phạm, khuyết điểm trong việc thực hiện chế độ, chính sách nhà ở, đất ở và trong công tác cán bộ; Yêu cầu Ban thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre và Ban thường vụ Thành ủy TP HCM chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan rút kinh nghiệm về những thiếu sót, khuyết điểm trong việc quyết định, xử lý một số trường hợp về nhà, đất có liên quan đến sai phạm của ông Trần Văn Truyền.
Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ cần rút kinh nghiệm sâu sắc về những khuyết điểm có liên quan đến sai phạm của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trong công tác cán bộ; tiếp tục chỉ đạo thực hiện triệt để việc khắc phục và xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư tại phiên họp ngày 16/6.
Ban Bí thư cũng giao Ban cán sự Đảng Chính phủ xem xét và chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát việc sử dụng nhà ở công vụ của cán bộ lãnh đạo, quản lý, kiên quyết thu hồi ngay những trường hợp nhà công vụ sử dụng không đúng quy định của Đảng và Nhà nước.
*
Mời đọc lại vài bài về con chuột tổng thanh tra Trần Văn Truyền:
Việt Nam muốn kiến nghị với Trung Quốc nhắc nhở nhà thầu
HÀ NỘI (NV) - Đề nghị có vẻ ngược đời này là của Cục Quản Lý Xây Dựng và Chất Lượng Công Trình Giao Thông sau khi nhà thầu Trung Quốc thi công tuyến metro Cát Linh-Hà Đông lại gây tai nạn.
Hiện trường vụ sập giàn giáo tại công trường xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
Rạng sáng 28 tháng 12, giàn giáo trong công trình xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông, ở đoạn sát Bến Xe Hà Đông đột nhiên sụp xuống lúc đang đổ bê tông. May mắn là tai nạn xảy ra vào lúc rạng sáng, đường chưa đông người qua lại nên không có tổn thất nhân mạng. Sắt thép, bê tông chỉ đè nát phần đầu của một chiếc taxi vừa trờ tới. Tài xế taxi và ba hành khách trong xe không bị thương. Theo một số chuyên gia, giàn giáo sập do bị dịch chuyển lúc đang đổ bê tông.
Trước nữa, vào hạ tuần tháng 11, khi xây dựng một nhà ga trong tuyến metro Cát Linh-Hà Đông ở đoạn chạy qua quận Thanh Xuân, do cẩu bị đứt cáp, ba thanh dầm bằng thép đã rớt xuống đường, đè chết một người và làm hai người trọng thương. Lúc đó, Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam đã ra lệnh cho nhà thầu Trung Quốc tạm ngưng thi công để kiểm tra toàn bộ qui trình giám sát-bảo đảm an toàn. Nửa tháng sau, nhà thầu Trung Quốc được phép tiếp tục thi công và chỉ trong hai tuần lại gây thêm tai nạn khác.
Về nguyên tắc, quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu không liên quan tới bang giao giữa các quốc gia, thành ra việc Cục Quản Lý Xây Dựng và Chất Lượng Công Trình Giao Thông, đề nghị bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam gửi công hàm cho Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Việt Nam, yêu cầu “chấn chỉnh” nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện tuyến metro Cát Linh-Hà Đông là điều khác thường.
Dự án metro Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội, có chiều dài chỉ 13 cây số, lẽ ra phải hoàn tất vào năm 2012 nhưng đến nay vẫn còn dở dang. Nhà thầu Trung Quốc-phía được chọn thiết kế, cung cấp thiết bị, công nghệ và xây dựng tuyến metro này đã đòi nâng vốn đầu tư từ 553 triệu Mỹ kim lên 892 triệu Mỹ kim. Nếu Việt Nam đồng ý thì đến... tháng 6 năm 2015, Việt Nam mới... có thể khai thác tuyến metro Cát Linh-Hà Đông!
Hồi tháng 4 vừa qua, công chúng và báo giới Việt Nam từng lên tiếng chỉ trích kịch liệt việc Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam tán thành yêu sách của nhà thầu Trung Quốc: Đòi nâng vốn đầu tư của dự án metro Cát Linh-Hà Đông lên gần gấp đôi (từ 552 triệu Mỹ kim lên 891 triệu Mỹ kim).
Lý do phía nhà thầu Trung Quốc đòi tăng vốn đầu tư vì có nhiều “khoản phát sinh” trong chi phí xây dựng (tăng thêm 221 triệu Mỹ kim), chi phí giải phóng mặt bằng (tăng thêm 25 triệu Mỹ kim), chi phí thiết bị (tăng thêm 20 triệu Mỹ kim),...
Trong khi một viên phó thủ tướng của Việt Nam tên là Hoàng Trung Hải, chỉ yêu cầu Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam thẩm định, quyết định và chịu trách nhiệm vụ chi thêm 339 triệu Mỹ kim cho nhà thầu Trung Quốc, đồng thời yêu cầu các cơ quan có liên quan khác như Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư làm việc với Trung Quốc để “bổ sung nguồn vốn ODA của Trung Quốc cho phần vốn tăng thêm của dự án” thì nhiều chuyên gia khẳng định, việc đáp ứng yêu cầu vừa kể của nhà thầu Trung Quốc là “không thể chấp nhận được.”
Lúc đó, ông Nguyễn Đình Thám, một giảng viên của Đại Học Xây Dựng Hà Nội khẳng định: Không có cơ sở để tính “giá đội thầu” lên tới gần 100% tổng mức đầu tư ban đầu của dự án.
Ông Thám dẫn Luật Xây Dựng (quy định nhà thầu chỉ được điều chỉnh vốn đầu tư dự án với mức tăng tối đa 10% tổng mức đầu tư) để chứng minh cho nhận định của ông. Theo ông Thám, nếu việc điều chỉnh vốn đầu tư dự án tăng quá 10% tổng mức đầu tư, phải thẩm định lại dự án và việc tăng thêm vốn chỉ được chấp nhận khi điều đó có lợi cho nhà đầu tư (trong dự án này là phía Việt Nam).
Lúc đầu, tổng vốn đầu tư cho dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông là 552 triệu Mỹ kim và Việt Nam vay của Trung Quốc 419/552 triệu Mỹ kim này. Nếu chấp nhận tăng thêm 339 triệu Mỹ kim theo đòi hỏi của nhà thầu Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải vay thêm Trung Quốc khoản tiền đó. Theo thông lệ, nợ càng nhiều thì sức ép càng lớn và càng dễ nhương bộ.
Nhận xét về lý do khiến nhà thầu Trung Quốc yêu cầu tăng vốn, ông Nguyễn Đình Thám bảo rằng, việc xin điều chỉnh tổng vốn đầu tư với lý do chi phí thiết bị xây dựng tăng là “không thể chấp nhận” bởi chi phí đó đã được tính khi bỏ thầu, thành ra không thể điều chỉnh.
Một chuyên gia giao thông tên là Nguyễn Xuân Thủy, công khai bày tỏ băn khoăn vì chi phí thực hiện dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông quá đắt. Ông Thủy bảo rằng, trên thế giới, chi phí đầu tư trung bình cho đường sắt chạy ở trên cao trong đô thị chỉ khoảng 20 triệu đến 30 triệu Mỹ kim/km. Nếu tổng vốn đầu tư được nâng lên theo yêu cầu của nhà thầu Trung Quốc thì mỗi cây số đường sắt trong dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông ngốn gần 70 triệu Mỹ kim. Cao hơn gấp đôi là quá phi lý.
Các chuyên gia không đồng tình còn vì chính quyền vay nhưng dân chúng phải trả và họ cùng thắc mắc là tại sao lại có “cơ sự thế này” nhưng không ai màng đến trách nhiệm.
Chưa rõ thỏa thuận vay tiền của Trung Quốc và chọn nhà thầu lắt léo như thế nào để chính quyền Việt Nam phải lien tục nhượng bộ dù nhà thầu không tôn trọng hợp đồng và cuối cùng, phải đề nghị cơ quan ngoại giao đại diện Trung Quốc tại Việt Nam “chấn chỉnh” giùm. (G.Đ)
12-31- 2014 1:56:48 PM
Hiện trường vụ sập giàn giáo tại công trường xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
Rạng sáng 28 tháng 12, giàn giáo trong công trình xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông, ở đoạn sát Bến Xe Hà Đông đột nhiên sụp xuống lúc đang đổ bê tông. May mắn là tai nạn xảy ra vào lúc rạng sáng, đường chưa đông người qua lại nên không có tổn thất nhân mạng. Sắt thép, bê tông chỉ đè nát phần đầu của một chiếc taxi vừa trờ tới. Tài xế taxi và ba hành khách trong xe không bị thương. Theo một số chuyên gia, giàn giáo sập do bị dịch chuyển lúc đang đổ bê tông.
Trước nữa, vào hạ tuần tháng 11, khi xây dựng một nhà ga trong tuyến metro Cát Linh-Hà Đông ở đoạn chạy qua quận Thanh Xuân, do cẩu bị đứt cáp, ba thanh dầm bằng thép đã rớt xuống đường, đè chết một người và làm hai người trọng thương. Lúc đó, Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam đã ra lệnh cho nhà thầu Trung Quốc tạm ngưng thi công để kiểm tra toàn bộ qui trình giám sát-bảo đảm an toàn. Nửa tháng sau, nhà thầu Trung Quốc được phép tiếp tục thi công và chỉ trong hai tuần lại gây thêm tai nạn khác.
Về nguyên tắc, quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu không liên quan tới bang giao giữa các quốc gia, thành ra việc Cục Quản Lý Xây Dựng và Chất Lượng Công Trình Giao Thông, đề nghị bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam gửi công hàm cho Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Việt Nam, yêu cầu “chấn chỉnh” nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện tuyến metro Cát Linh-Hà Đông là điều khác thường.
Dự án metro Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội, có chiều dài chỉ 13 cây số, lẽ ra phải hoàn tất vào năm 2012 nhưng đến nay vẫn còn dở dang. Nhà thầu Trung Quốc-phía được chọn thiết kế, cung cấp thiết bị, công nghệ và xây dựng tuyến metro này đã đòi nâng vốn đầu tư từ 553 triệu Mỹ kim lên 892 triệu Mỹ kim. Nếu Việt Nam đồng ý thì đến... tháng 6 năm 2015, Việt Nam mới... có thể khai thác tuyến metro Cát Linh-Hà Đông!
Hồi tháng 4 vừa qua, công chúng và báo giới Việt Nam từng lên tiếng chỉ trích kịch liệt việc Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam tán thành yêu sách của nhà thầu Trung Quốc: Đòi nâng vốn đầu tư của dự án metro Cát Linh-Hà Đông lên gần gấp đôi (từ 552 triệu Mỹ kim lên 891 triệu Mỹ kim).
Lý do phía nhà thầu Trung Quốc đòi tăng vốn đầu tư vì có nhiều “khoản phát sinh” trong chi phí xây dựng (tăng thêm 221 triệu Mỹ kim), chi phí giải phóng mặt bằng (tăng thêm 25 triệu Mỹ kim), chi phí thiết bị (tăng thêm 20 triệu Mỹ kim),...
Trong khi một viên phó thủ tướng của Việt Nam tên là Hoàng Trung Hải, chỉ yêu cầu Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam thẩm định, quyết định và chịu trách nhiệm vụ chi thêm 339 triệu Mỹ kim cho nhà thầu Trung Quốc, đồng thời yêu cầu các cơ quan có liên quan khác như Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư làm việc với Trung Quốc để “bổ sung nguồn vốn ODA của Trung Quốc cho phần vốn tăng thêm của dự án” thì nhiều chuyên gia khẳng định, việc đáp ứng yêu cầu vừa kể của nhà thầu Trung Quốc là “không thể chấp nhận được.”
Lúc đó, ông Nguyễn Đình Thám, một giảng viên của Đại Học Xây Dựng Hà Nội khẳng định: Không có cơ sở để tính “giá đội thầu” lên tới gần 100% tổng mức đầu tư ban đầu của dự án.
Ông Thám dẫn Luật Xây Dựng (quy định nhà thầu chỉ được điều chỉnh vốn đầu tư dự án với mức tăng tối đa 10% tổng mức đầu tư) để chứng minh cho nhận định của ông. Theo ông Thám, nếu việc điều chỉnh vốn đầu tư dự án tăng quá 10% tổng mức đầu tư, phải thẩm định lại dự án và việc tăng thêm vốn chỉ được chấp nhận khi điều đó có lợi cho nhà đầu tư (trong dự án này là phía Việt Nam).
Lúc đầu, tổng vốn đầu tư cho dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông là 552 triệu Mỹ kim và Việt Nam vay của Trung Quốc 419/552 triệu Mỹ kim này. Nếu chấp nhận tăng thêm 339 triệu Mỹ kim theo đòi hỏi của nhà thầu Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải vay thêm Trung Quốc khoản tiền đó. Theo thông lệ, nợ càng nhiều thì sức ép càng lớn và càng dễ nhương bộ.
Nhận xét về lý do khiến nhà thầu Trung Quốc yêu cầu tăng vốn, ông Nguyễn Đình Thám bảo rằng, việc xin điều chỉnh tổng vốn đầu tư với lý do chi phí thiết bị xây dựng tăng là “không thể chấp nhận” bởi chi phí đó đã được tính khi bỏ thầu, thành ra không thể điều chỉnh.
Một chuyên gia giao thông tên là Nguyễn Xuân Thủy, công khai bày tỏ băn khoăn vì chi phí thực hiện dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông quá đắt. Ông Thủy bảo rằng, trên thế giới, chi phí đầu tư trung bình cho đường sắt chạy ở trên cao trong đô thị chỉ khoảng 20 triệu đến 30 triệu Mỹ kim/km. Nếu tổng vốn đầu tư được nâng lên theo yêu cầu của nhà thầu Trung Quốc thì mỗi cây số đường sắt trong dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông ngốn gần 70 triệu Mỹ kim. Cao hơn gấp đôi là quá phi lý.
Các chuyên gia không đồng tình còn vì chính quyền vay nhưng dân chúng phải trả và họ cùng thắc mắc là tại sao lại có “cơ sự thế này” nhưng không ai màng đến trách nhiệm.
Chưa rõ thỏa thuận vay tiền của Trung Quốc và chọn nhà thầu lắt léo như thế nào để chính quyền Việt Nam phải lien tục nhượng bộ dù nhà thầu không tôn trọng hợp đồng và cuối cùng, phải đề nghị cơ quan ngoại giao đại diện Trung Quốc tại Việt Nam “chấn chỉnh” giùm. (G.Đ)
12-31- 2014 1:56:48 PM
Ảo tưởng dân chủ
Nguyễn Hưng Quốc
VOA-01.01.2015
Trong bài “Những ngày cuối cùng của đảng Cộng sản?” (The last days of the Communist Party?) đăng trên tạp chí World Affairs ngày 23 tháng 12 năm 2014, Michael J. Totten mở đầu bằng một nhận định: “Việt Nam là một quốc gia độc đảng độc tài trông có vẻ như một xứ tự do”.
Rất nhiều người chỉ thấy mệnh đề sau “trông có vẻ như một xứ tự do” mà quên bẵng đi mệnh đề đầu “độc đảng độc tài” (authoritarian one-party state).
Cách đây hơn một tháng, tôi được mời giảng dạy một khoá ngắn về ngôn ngữ, văn hoá và chính trị Việt Nam cho một nhóm sinh viên Úc chuẩn bị sang Việt Nam nghiên cứu trong mấy tuần. Trong số ấy, có nhiều sinh viên đã từng du lịch sang Việt Nam. Họ có vẻ thích Việt Nam. Khi tôi hỏi cảm tưởng của họ về không khí chính trị tại Việt Nam, tất cả đều cho Việt Nam không có vấn đề gì về dân chủ và nhân quyền. Nó hoàn toàn khác với các quốc gia Hồi giáo hoặc Bắc Hàn hay ngay cả Trung Quốc mà họ từng biết. Ở Việt Nam, họ có thể đi khắp nơi, nói về mọi đề tài và làm bất cứ thứ gì họ muốn. Rất hiếm thấy công an hoặc nếu thấy, công an cũng không gợi lên bất cứ một ấn tượng đe doạ nào. Vào internet, họ cũng không gặp dấu hiệu nào của sự kiểm duyệt. Theo họ, Việt Nam khá dân chủ. Khi tôi kể kinh nghiệm của bản thân tôi, một nhà giáo và một người cầm bút tuyệt đối không tham gia chính trị, bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam hai lần mà không có lý do gì cả, họ rất ngạc nhiên. Và thú nhận: đó là điều họ không hề biết.
Thật ra, việc không biết như vậy cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tất cả những người ngoại quốc cho Việt Nam dân chủ đều là những kẻ cưỡi ngựa xem hoa. Họ chỉ đến Việt Nam vài tuần hoặc nhiều hơn, vài ba tháng. Họ không thấy được bản chất của chế độ cũng là điều dễ hiểu. Đáng ngạc nhiên hơn là chính người Việt Nam, chắc không phải ít, cũng cho là Việt Nam dân chủ hoặc khá dân chủ. Tôi gặp khá nhiều người, hầu hết thuộc thành phần trí thức, từ Việt Nam sang Úc với tư cách du lịch hoặc thường trú nhân (do thân nhân bảo lãnh). Phần lớn đều cho Việt Nam không còn độc tài nữa. Họ nêu lên ba lý do chính: Một, so với trước đây, Việt Nam càng ngày càng đi xa trên tiến trình dân chủ hoá; hai, ở Việt Nam, ngay trong lãnh vực chính trị, chính phủ cũng hành xử một cách dân chủ: dân chúng có thể thoải mái phê phán chính quyền một cách công khai trong các tiệm cà phê hay quán nhậu, thậm chí, trên các blog hay facebook; và ba, giới hạn trong phạm vi chính trị, nếu chính phủ thiếu dân chủ thì, tính chất thiếu dân chủ ấy vừa rất ít vừa có thể “thông cảm” được vì Việt Nam hiện đang đối diện với nguy cơ xâm lấn từ Trung Quốc.
Tôi cho nhận định của những người Việt Nam kể trên cũng như những người ngoại quốc đến Việt Nam một thời gian ngắn ngủi đều xuất phát từ sự mê hoặc trước ảo tưởng dân chủ mà nhà cầm quyền Việt Nam cố tình tạo nên để đánh lừa mọi người.
Để thoát khỏi sự lừa dối ấy, cần, nói theo ngôn ngữ cộng sản vẫn thường dùng trước đây, phân biệt bản chất và hiện tượng. Hiện tượng: ở Việt Nam, hầu như người ta có thể phát biểu về đủ thứ chuyện. Bản chất: đàng sau hiện tượng ấy, có một khu cấm: chính trị. Trong chính trị, về hiện tượng, người ta có thể phê phán chính quyền một cách gay gắt, tuy nhiên, về bản chất, có hai điều đáng chú ý: Một, chỉ phê phán bằng miệng; hai, nếu viết, người ta phải biết dừng lại ở một điều cấm kỵ: phê phán giới lãnh đạo. Trước, có ba điều cấm kỵ: Hồ Chí Minh, đảng cộng sản và giới lãnh đạo đương tại chức. Sau này, những khu vực cấm kỵ ấy dường như được thu hẹp lại. Phê phán Hồ Chí Minh? Người ta có thể khó chịu nhưng ít khi có phản ứng quyết liệt. Phê phán đảng Cộng sản? Dường như có tâm lý: cha chung không ai khóc. Nhưng đừng phê phán cá nhân những người đang cầm quyền. Đụng đến họ, nếu không phải chính họ thì cũng có đàn em của họ xúm vào trả thù ngay tức khắc.
Để đánh giá một chế độ cần nhìn vào cơ chế. Cơ chế ấy, ở Việt Nam, vẫn độc đảng, không hề có cạnh tranh và đối lập, hai yếu tố quan trọng nhất của dân chủ. Còn một yếu tố thứ ba nữa: sự minh bạch, Việt Nam hoàn toàn không có. Mọi chính sách của nhà nước, từ lớn đến nhỏ, đều… bí mật. Ngay cả đối với một vấn đề ai cũng quan tâm: quan hệ với Trung Quốc, người dân vẫn không hề biết giới cầm quyền Việt Nam đã cam kết gì với Trung Quốc trong hội nghị Thành Đô năm 1990 cũng như những kế sách, nếu có, họ đang theo đuổi để bảo vệ biển đảo của Việt Nam trước các âm mưu lấn chiếm của Trung Quốc.
Không phải ngẫu nhiên mà, theo các bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế, Việt Nam bao giờ cũng nằm ở cuối hoặc gần cuối về mức độ dân chủ, đặc biệt dân chủ trong lãnh vực truyền thông. Căn cứ vào các vụ bắt bớ dân chúng cũng như các biện pháp trừng phạt những người dân dám lên tiếng phản đối chính phủ được tường thuật trên báo chí, người ta cũng dễ dàng nhận thấy Việt Nam hoàn toàn không có dân chủ.
Trong bài báo dẫn ở đầu bài viết này, Michael J. Totten cho rằng mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam vẫn độc tài nhưng sự độc tài của họ không quá khắc nghiệt như Bắc Triều Tiên, Cuba hay Trung Quốc. Nó giống hơn với thời kỳ tiền-dân chủ (pre-democratic) ở Đài Loan hay Nam Triều Tiên trước đây. Với cái nhìn như thế, ông hy vọng những năm tháng chúng ta đang sống hiện nay là những ngày cuối cùng của chế độ cộng sản.
Trong lúc chúng ta mong sự lạc quan của Totten không phải là một ảo tưởng, chúng ta cũng nên biết một sự thật: Không có chế độ độc tài nào tự động chuyển sang dân chủ cả. Nói theo cách nói của Tây phương, tự do không bao giờ miễn phí (freedom ain't free). Tự do bao giờ cũng là kết quả của các cuộc đấu tranh. Điều đó cũng có nghĩa là tự do không đến từ chính phủ, từ trên xuống, như một kiểu phân phát hay ban bố. Tự do bao giờ cũng từ dưới lên, bắt đầu từ dân chúng, những người biết tự do là cái quyền căn bản của mình và sẵn sàng trả giá để có được cái quyền ấy.
Khi dân chúng không chấp nhận trả giá, cái gọi là những ngày cuối cùng (last days) có thể kéo dài, có khi, kéo dài mãi, cả mấy thập niên.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA-01.01.2015
Trong bài “Những ngày cuối cùng của đảng Cộng sản?” (The last days of the Communist Party?) đăng trên tạp chí World Affairs ngày 23 tháng 12 năm 2014, Michael J. Totten mở đầu bằng một nhận định: “Việt Nam là một quốc gia độc đảng độc tài trông có vẻ như một xứ tự do”.
Rất nhiều người chỉ thấy mệnh đề sau “trông có vẻ như một xứ tự do” mà quên bẵng đi mệnh đề đầu “độc đảng độc tài” (authoritarian one-party state).
Cách đây hơn một tháng, tôi được mời giảng dạy một khoá ngắn về ngôn ngữ, văn hoá và chính trị Việt Nam cho một nhóm sinh viên Úc chuẩn bị sang Việt Nam nghiên cứu trong mấy tuần. Trong số ấy, có nhiều sinh viên đã từng du lịch sang Việt Nam. Họ có vẻ thích Việt Nam. Khi tôi hỏi cảm tưởng của họ về không khí chính trị tại Việt Nam, tất cả đều cho Việt Nam không có vấn đề gì về dân chủ và nhân quyền. Nó hoàn toàn khác với các quốc gia Hồi giáo hoặc Bắc Hàn hay ngay cả Trung Quốc mà họ từng biết. Ở Việt Nam, họ có thể đi khắp nơi, nói về mọi đề tài và làm bất cứ thứ gì họ muốn. Rất hiếm thấy công an hoặc nếu thấy, công an cũng không gợi lên bất cứ một ấn tượng đe doạ nào. Vào internet, họ cũng không gặp dấu hiệu nào của sự kiểm duyệt. Theo họ, Việt Nam khá dân chủ. Khi tôi kể kinh nghiệm của bản thân tôi, một nhà giáo và một người cầm bút tuyệt đối không tham gia chính trị, bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam hai lần mà không có lý do gì cả, họ rất ngạc nhiên. Và thú nhận: đó là điều họ không hề biết.
Thật ra, việc không biết như vậy cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tất cả những người ngoại quốc cho Việt Nam dân chủ đều là những kẻ cưỡi ngựa xem hoa. Họ chỉ đến Việt Nam vài tuần hoặc nhiều hơn, vài ba tháng. Họ không thấy được bản chất của chế độ cũng là điều dễ hiểu. Đáng ngạc nhiên hơn là chính người Việt Nam, chắc không phải ít, cũng cho là Việt Nam dân chủ hoặc khá dân chủ. Tôi gặp khá nhiều người, hầu hết thuộc thành phần trí thức, từ Việt Nam sang Úc với tư cách du lịch hoặc thường trú nhân (do thân nhân bảo lãnh). Phần lớn đều cho Việt Nam không còn độc tài nữa. Họ nêu lên ba lý do chính: Một, so với trước đây, Việt Nam càng ngày càng đi xa trên tiến trình dân chủ hoá; hai, ở Việt Nam, ngay trong lãnh vực chính trị, chính phủ cũng hành xử một cách dân chủ: dân chúng có thể thoải mái phê phán chính quyền một cách công khai trong các tiệm cà phê hay quán nhậu, thậm chí, trên các blog hay facebook; và ba, giới hạn trong phạm vi chính trị, nếu chính phủ thiếu dân chủ thì, tính chất thiếu dân chủ ấy vừa rất ít vừa có thể “thông cảm” được vì Việt Nam hiện đang đối diện với nguy cơ xâm lấn từ Trung Quốc.
Tôi cho nhận định của những người Việt Nam kể trên cũng như những người ngoại quốc đến Việt Nam một thời gian ngắn ngủi đều xuất phát từ sự mê hoặc trước ảo tưởng dân chủ mà nhà cầm quyền Việt Nam cố tình tạo nên để đánh lừa mọi người.
Để thoát khỏi sự lừa dối ấy, cần, nói theo ngôn ngữ cộng sản vẫn thường dùng trước đây, phân biệt bản chất và hiện tượng. Hiện tượng: ở Việt Nam, hầu như người ta có thể phát biểu về đủ thứ chuyện. Bản chất: đàng sau hiện tượng ấy, có một khu cấm: chính trị. Trong chính trị, về hiện tượng, người ta có thể phê phán chính quyền một cách gay gắt, tuy nhiên, về bản chất, có hai điều đáng chú ý: Một, chỉ phê phán bằng miệng; hai, nếu viết, người ta phải biết dừng lại ở một điều cấm kỵ: phê phán giới lãnh đạo. Trước, có ba điều cấm kỵ: Hồ Chí Minh, đảng cộng sản và giới lãnh đạo đương tại chức. Sau này, những khu vực cấm kỵ ấy dường như được thu hẹp lại. Phê phán Hồ Chí Minh? Người ta có thể khó chịu nhưng ít khi có phản ứng quyết liệt. Phê phán đảng Cộng sản? Dường như có tâm lý: cha chung không ai khóc. Nhưng đừng phê phán cá nhân những người đang cầm quyền. Đụng đến họ, nếu không phải chính họ thì cũng có đàn em của họ xúm vào trả thù ngay tức khắc.
Để đánh giá một chế độ cần nhìn vào cơ chế. Cơ chế ấy, ở Việt Nam, vẫn độc đảng, không hề có cạnh tranh và đối lập, hai yếu tố quan trọng nhất của dân chủ. Còn một yếu tố thứ ba nữa: sự minh bạch, Việt Nam hoàn toàn không có. Mọi chính sách của nhà nước, từ lớn đến nhỏ, đều… bí mật. Ngay cả đối với một vấn đề ai cũng quan tâm: quan hệ với Trung Quốc, người dân vẫn không hề biết giới cầm quyền Việt Nam đã cam kết gì với Trung Quốc trong hội nghị Thành Đô năm 1990 cũng như những kế sách, nếu có, họ đang theo đuổi để bảo vệ biển đảo của Việt Nam trước các âm mưu lấn chiếm của Trung Quốc.
Không phải ngẫu nhiên mà, theo các bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế, Việt Nam bao giờ cũng nằm ở cuối hoặc gần cuối về mức độ dân chủ, đặc biệt dân chủ trong lãnh vực truyền thông. Căn cứ vào các vụ bắt bớ dân chúng cũng như các biện pháp trừng phạt những người dân dám lên tiếng phản đối chính phủ được tường thuật trên báo chí, người ta cũng dễ dàng nhận thấy Việt Nam hoàn toàn không có dân chủ.
Trong bài báo dẫn ở đầu bài viết này, Michael J. Totten cho rằng mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam vẫn độc tài nhưng sự độc tài của họ không quá khắc nghiệt như Bắc Triều Tiên, Cuba hay Trung Quốc. Nó giống hơn với thời kỳ tiền-dân chủ (pre-democratic) ở Đài Loan hay Nam Triều Tiên trước đây. Với cái nhìn như thế, ông hy vọng những năm tháng chúng ta đang sống hiện nay là những ngày cuối cùng của chế độ cộng sản.
Trong lúc chúng ta mong sự lạc quan của Totten không phải là một ảo tưởng, chúng ta cũng nên biết một sự thật: Không có chế độ độc tài nào tự động chuyển sang dân chủ cả. Nói theo cách nói của Tây phương, tự do không bao giờ miễn phí (freedom ain't free). Tự do bao giờ cũng là kết quả của các cuộc đấu tranh. Điều đó cũng có nghĩa là tự do không đến từ chính phủ, từ trên xuống, như một kiểu phân phát hay ban bố. Tự do bao giờ cũng từ dưới lên, bắt đầu từ dân chúng, những người biết tự do là cái quyền căn bản của mình và sẵn sàng trả giá để có được cái quyền ấy.
Khi dân chúng không chấp nhận trả giá, cái gọi là những ngày cuối cùng (last days) có thể kéo dài, có khi, kéo dài mãi, cả mấy thập niên.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
PICS:Sự thật kinh hoàng-Không qua khỏi cú đầu độc hèn hạ của Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về Đà Nẵng chiều ngày 2/1/2015
Theo Chân dung Quyền lực-1/01/2015
Ông Nguyễn Bá Thanh đã hoàn tất đợt hóa trị thứ 3, kết quả xét nghiệm tuỷ đồ không có dấu hiệu cải thiện, không đủ điều kiện ghép tủy, hiện các bác sĩ đang dùng mọi liệu pháp nhằm duy trì thể trạng để kéo dài cuộc sống. Thể theo nguyện vọng, gia đình đã quyết định đưa ông về Việt Nam để gặp mặt người thân, họ hàng và thành phố Đà Nẵng thân yêu lần cuối. Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về Việt Nam bằng máy bay cứu thương (air ambulance) của hãng Air Ambulance Specialists, Inc. Chuyến bay khởi hành từ Seattle, Washington, dự định sẽ hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng vào khoảng trưa hoặc chiều ngày 2/1/2015.
Ông Nguyễn Bá Thanh đã hoàn tất đợt hóa trị thứ 3, kết quả xét nghiệm tuỷ đồ không có dấu hiệu cải thiện, không đủ điều kiện ghép tủy, hiện các bác sĩ đang dùng mọi liệu pháp nhằm duy trì thể trạng để kéo dài cuộc sống. Thể theo nguyện vọng, gia đình đã quyết định đưa ông về Việt Nam để gặp mặt người thân, họ hàng và thành phố Đà Nẵng thân yêu lần cuối. Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về Việt Nam bằng máy bay cứu thương (air ambulance) của hãng Air Ambulance Specialists, Inc. Chuyến bay khởi hành từ Seattle, Washington, dự định sẽ hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng vào khoảng trưa hoặc chiều ngày 2/1/2015.
CHIỀU MAI 2/1/2015 CHÚNG TA SẼ RÕ HƠN nếu tin này là sự thật .
Ông Nguyễn Bá Thanh đã hoàn tất đợt hóa trị thứ 3, kết quả xét nghiệm tuỷ đồ không có dấu hiệu cải thiện, không đủ điều kiện ghép tủy, hiện các bác sĩ đang dùng mọi liệu pháp nhằm duy trì thể trạng để kéo dài cuộc sống. Thể theo nguyện vọng, gia đình đã quyết định đưa ông về Việt Nam để gặp mặt người thân, họ hàng và thành phố Đà Nẵng thân yêu lần cuối. Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về Việt Nam bằng máy bay cứu thương (air ambulance) của hãng Air Ambulance Specialists, Inc. Chuyến bay khởi hành từ Seattle, Washington, dự định sẽ hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng vào khoảng trưa hoặc chiều ngày 2/1/2015
Như chúng tôi đã đưa tin ngày 23-12-2014 về việc ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc chất phóng xạ ARS đã tiến triển thành ung thư máu bạch cầu cấp, hiện ông vẫn đang nằm tại Trung tâm Y tế Đại học Washington và được giáo sư, tiến sĩ Elihu Estey đến từ Khoa Điều trị ung thư của thành phố Seattle (Seattle Cancer Care Alliance Clinic - SCCA) làm bác sĩ trực tiếp điều trị.
Theo thông tin từ đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ TW và Ban Tổ chức TW sau khi qua Mỹ làm việc với bệnh viện về cho biết, tình trạng của ông Nguyễn Bá Thanh đang rất nguy kịch sau 2 đợt hóa trị tưởng chừng thành công nhưng cuối cùng vẫn thất bại khi các chỉ số xét nghiệm máu xấu đi nhanh chóng. Trước khi hóa trị lần 3, các giáo sư bệnh viện đã cân nhắc về tính độc hại của hoá chất và những tác dụng phụ sẽ gặp phải nhưng gia đình ông Nguyễn Bá Thanh vẫn quyết tâm điều trị. Theo bác sĩ Elihu Estey, dự kiến có 3 khả năng xảy ra:
1. Ông Nguyễn Bá Thanh có thể gặp nguy hiểm tính mạng trong quá trình hóa trị.
2. Nếu kết quả xét nghiệm tuỷ đồ không có dấu hiệu cải thiện, không đủ điều kiện ghép tủy thì chỉ còn cách duy nhất là điều trị duy trì thể trạng để kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân đến tối đa có thể.
3. Trong trường hợp may mắn nhất, nếu các chỉ số xét nghiệm máu đủ điều kiện để ghép tuỷ, sẽ tiếp tục tiến hành phẫu thuật ghép tuỷ và hi vọng kết quả điều trị sẽ thành công.
Và ngày 26/12/2014, đợt hóa trị lần 3 kết thúc và khả năng thứ 2 đã xảy ra, sau khi các bác sĩ tiến hành xét nghiệm tuỷ đồ đưa ra kết luận không có dấu hiệu cải thiện, không đủ điều kiện để tiếp tục phẫu thuật ghép tủy. Điều duy nhất các bác sỹ tại Trung tâm Y tế Đại học Washington có thể làm được hiện nay là cố gắng điều trị duy trì thể trạng để kéo dài sự sống cho ông Nguyễn Bá Thanh.
Ngày 27/12/2014, theo nguyện vọng của ông Nguyễn Bá Thanh, các bác sĩ Elihu Estey và Donnel Rizzuto đã gặp gia đình để trình bày toàn bộ về tình trạng của ông Thanh và đưa ra lời khuyên nên đưa ông Nguyễn Bá Thanh về Việt Nam sớm nhất có thể.
Ngày 29/12/2014, hãng Air Ambulance Specialists, Inc. xác nhận gia đình ông Nguyễn Bá Thanh đã đặt máy bay cứu thương Lear Jet. Chuyến bay sẽ khởi hành ngày 2/1/2015 từ Seattle, Washington (giờ Washington, Hoa kỳ), sau 15 giờ bay sẽ đưa ông Nguyễn Bá Thanh về đến sân bay quốc tế Đà Nẵng khoảng trưa hoặc chiều cùng ngày 2/1/2015 (theo giờ Việt Nam).
Máy bay cứu thương Lear Jet sẽ đưa ông Nguyễn Bá Thanh từ Seattle, Washington về thẳng sân bay quốc tế Đà Nẵng vào trưa hoặc chiều ngày 2/1/2015
Vậy là mọi hi vọng về kết quả điều trị thành công cho ông Nguyễn Bá Thanh đã thất bại, chúng ta phải chấp nhận sự thật và nhân dân, nhất là người dân Đà Nẵng hãy sẵn sàng đón người con ưu tú về với đất mẹ vào ngày 2/1/2015 tới đây. Dù sao đi nữa, chúng ta cũng không được để mất niềm tin, hãy tiếp tục duy trì đàn cầu an cho ông, cầu mong phép màu sẽ xảy ra để ông có thể hồi phục bất ngờ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất xảy ra.
Vậy là mọi hi vọng về kết quả điều trị thành công cho ông Nguyễn Bá Thanh đã thất bại, chúng ta phải chấp nhận sự thật và nhân dân, nhất là người dân Đà Nẵng hãy sẵn sàng đón người con ưu tú về với đất mẹ vào ngày 2/1/2015 tới đây. Dù sao đi nữa, chúng ta cũng không được để mất niềm tin, hãy tiếp tục duy trì đàn cầu an cho ông, cầu mong phép màu sẽ xảy ra để ông có thể hồi phục bất ngờ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất xảy ra.
Nghe nói, trong thời gian ở Mỹ, ông Nguyễn Bá Thanh đã chuẩn bị sẵn đơn tố cáo, chỉ đích danh Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người đã mượn tay Trung Quốc ám hại ông vì những động cơ chính trị thấp hèn.
http://chandungquyenluc3.blogspot.sg/…/ong-nguyen-ba-thanh-…
http://chandungquyenluc3.blogspot.sg/…/ong-nguyen-ba-thanh-…
Bộ Quốc phòng Đài Loan: Việt Nam đe dọa tiền đồn của Đài Loan ở Biển Đông
Ảnh đảo Ba Bình chụp từ Trạm không gian Quốc tế. Ba Bình là hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa, nằm cách Cao Hùng phía Nam Đài Loan chừng 1600 cây số về hướng Tây Nam.
VOA-01.01.2015
Một báo cáo của Đài Loan nói rằng sự mở rộng hoạt động quân sự của Việt Nam trên các đảo ở Biển Đông có thể đe dọa tiền đồn duy nhất của Đài Loan ở đây.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan trình lên Viện Kiểm sát đảo quốc này lưu ý rằng việc Việt Nam điều những hỏa tiễn và những khẩu pháo di động ra những căn cứ trên đảo có thể đề ra mối đe dọa cho tiền đồn quân sự của Đài Loan trên đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình), hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
Theo báo cáo này, đặc biệt đáng lo ngại là động thái mở rộng sự hiện diện quân số của Việt Nam trên đảo Sơn Ca, bao gồm việc triển khai tên lửa vác vai mới chống máy bay, cách đảo Ba Bình chỉ 11 km về phía đông. Tờ Đài Bắc Thời Báo dẫn báo cáo nói rằng trong trường hợp đó, những máy bay vận tải quân sự C-130 và tàu tiếp tế của Đài Loan hay thực hiện những chuyến thăm thường xuyên tới hòn đảo sẽ bị đe dọa trực tiếp.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Nghiêm Minh trấn an các nhà lập pháp nước này rằng các cơ sở quân sự và binh lính Đài Loan trú đóng ở tiền đồn này hiện tại không đối mặt với mối đe dọa từ Việt Nam vì, theo lời ông, những tên lửa vác vai vẫn chưa được điều ra ra đảo Sơn Ca.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Khâu Quốc Chính nói thêm rằng tên lửa của Việt Nam là loại SA-16 và SA-18 do Nga sản xuất, có tầm bắn tối đa là 5,5 km, và loại pháo 20mm của Việt Nam có tầm bắn là 2km, nên “chưa đề ra mối đe dọa cho đảo Thái Bình và máy bay vận tải C-130 của chúng ta.”
Đài Loan trong những tháng gần đây đã tìm cách tăng cường khả năng quân sự của mình trên đảo Ba Bình mà họ quản lý. Giới chức Đài Loan đã loan báo kế hoạch cải thiện đường băng để máy bay vận tải và máy bay tuần tra hải dương có thể sử dụng, và xây dựng một hải cảng cho phép những tàu hộ tống và tàu tuần duyên thường trú ở đó.
Nguồn: the diplomat, taipeitimes
Hà Nội thiếu văn minh đô thị?
BBC-30 tháng 12 2014
Ông Nguyễn Thế Thảo là Trưởng Ban chỉ đạo "Năm trật tự và văn minh đô thị 2014" của Hà Nội
"Không nơi nào đi lại lộn xộn bằng Hà Nội", Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo được truyền thông hôm 30/12 dẫn lời tại Hội nghị tổng kết một năm thực hiện Chỉ thị "Năm trật tự và văn minh đô thị 2014".
Ông nói rằng ông mong người dân Hà Nội khi ra đường đảm bảo được trật tự như ở Thành phố Hồ Chí Minh và "phải đi lại thế nào cho văn minh, lịch sự".
Những nhận xét trên của ông dường như đã làm lu mờ các nội dung tổng kết khác, theo đó nói trong năm qua, thành phố đã đạt những tiến bộ đáng kể trong việc tạo môi trường đường phố thông thoáng hơn, xanh sạch hơn, ít các điểm gây ùn tắc, tai nạn giao thông hơn.
Không chỉ riêng thói quen đi lại, mà tình trạng bụi bặm, nhếch nhác của thành phố cũng được ông đề cập tới.
Ông Thảo gọi những gì đang diễn ra, từ việc chăng đèn trang trí, treo biển quảng cáo tới việc kinh doanh nơi vỉa hè tại Hà Nội hiện nay là tình trạng "sử dụng đường phố không văn minh".
Ông cũng than phiền về thái độ văn hóa ứng xử nơi công cộng của người dân thành phố. "Người Hà Nội vốn lịch sự văn minh, tao nhã, nhưng giờ chẳng thấy đâu... Cái tinh hoa không hội nhập lại cứ nhập cái yếu kém vào," ông Thảo được trang tin infonet.vn dẫn lời.
Theo nội dung Chỉ thị 01 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, được ký hôm 2/1/2014, thì năm qua được chọn làm "Năm trật tự và văn minh đô thị", với mục tiêu "tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và của từng người dân Thủ đô".
Lãnh đạo Hà Nội hồi đầu năm 2014 đã đặt mục tiêu xây dựng thành phố văn minh, sạch đẹp
Sau một năm triển khai Chỉ thị 01, Hội nghị tổng kết cho rằng Hà Nội vẫn còn rất nhếch nhác
Chỉ thị này cũng yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo "Năm trật tự và văn minh đô thị", do ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố làm trưởng ban.
Với những gì đã thực hiện được sau một năm, lãnh đạo thành phố tự đánh giá "kết quả đạt được chưa như mong muốn" và đề xuất tiếp tục coi "Năm trật tự và văn minh đô thị" là chủ đề trọng điểm của năm mới 2015.
Trong một cuộc thảo luận trực tuyến gần đây của BBC Tiếng Việt về chủ đề "Hà Nội, Sài Gòn, đâu đáng sống hơn?", tiến sỹ Alan Phan, một blogger và nhà phân tích kinh tế, tài chính, nhận xét rằng cả hai thành phố với ông đều 'xấu xí' từ kiến trúc, đến cơ sở hạ tầng và 'tệ hại' về môi trường sống.
"Môi trường sống có thể nói rất là tệ hại," người cho điểm thấp cả Hà Nội (1 điểm) và Sài Gòn (2 điểm) trên thang điểm từ một tới mười nói.
Về con người, ông Alan Phan cho rằng không có sự khác biệt lớn giữa hai thành phố này.
"Bởi vì người Hà Nội vào Sài Gòn rất đông. Và sự đồng hóa, từ hồi di cư năm 1954, là đã có một sự thay đổi lớn về văn hóa, nhưng mà sau đó đến thời 1975, có thể nói văn hóa Sài Gòn bị biến đổi hàng ngày, hàng giờ."
"Và cho đến ngày hôm nay, như tôi nói chừng 10 năm nữa, có lẽ không phân biệt được giữa Sài Gòn với Hà Nội," ông Alan Phan nhận xét.
Subscribe to:
Posts (Atom)