Friday, May 27, 2016

Quan ngại sức khỏe Trần Huỳnh Duy Thức sau 3 ngày tuyệt thực

 Xuân Nguyên, thông tín viên RFA 2016-05-27 
duy-thuc-622
 Ông Trần Huỳnh Duy Thức trong một lần gặp gỡ gia đình tại trại giam trước đây. Courtesy photo
Gần 100 người đấu tranh đang tuyệt thực cùng với tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức. Tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực ngày thứ 3 ở trại giam số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Những người đấu tranh đang lo ngại điều gì sẽ xảy ra với anh Thức?

Sức khỏe Anh Thức trước khi tuyệt thực rất yếu

Ngày 5/5/2016 vừa qua, tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức bị chuyển từ Trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai đến trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An. Theo lời kể của người nhà, anh Thức đã bị còng tay và bịt miệng suốt quảng đường này. Nguyên nhân là do anh đã phản đối việc chuyển trại giam.
Sau khi đến trại giam số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực để đòi hỏi‘sự thượng tôn pháp luật và trưng cầu dân ý việc để người dân tự quyết định thể chế chính trị cho đất nước’. Tù nhân này nói với người nhà rằng, sẽ tuyệt thực từ ngày 24/5/2016 cho đến khi nào chính quyền Việt Nam thực hiện những đòi hỏi của anh mới thôi.
Tôi cũng không muốn anh ‘tuyệt thực đến chết’ như anh đã tuyên bố, bởi vì tôi rất mong được gặp lại anh, và anh cũng là một nhân vật rất quan trọng trong phòng trào dân chủ tại Việt Nam.
-LS Lê Công Định
Bên ngoài trại giam, gần 100 người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam và ở các quốc gia khác đã đồng hành tuyệt thực cùng với anh Thức. Và hôm nay, đã là ngày thứ ba, những người này tuyệt thực.
Lo ngại cho tình trạng xấu có thể xảy ra đối với tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức, cựu tù nhân Huỳnh Anh Tú cho rằng, việc tuyệt thực để đòi hỏi quyền lợi là việc chính đáng, và việc tuyệt thực là chuyện thường xảy ra đối với các tù nhân chính trị. Bản thân anh cũng đã tuyệt thực rất nhiều lần và không ít lần cán bộ trại giam đã phải nhượng bộ cho anh, tuy nhiên không phải lần nào cũng thành công.
Với kinh nghiệm tuyệt thực nhiều lần trong gần 14 năm bị giam giữ, cựu tù nhân Huỳnh Anh Tú nói tiếp:
“Đối với anh Trần Huỳnh Duy Thức, những đòi hỏi của anh đưa ra là rất chính đáng, nhưng với mục tiêu quá lớn như vậy thì tôi cũng rất lo ngại cho anh. Dù cho họ có đáp ứng hay không đáp ứng thì cán bộ trại giam cũng sẽ trả thù cách riêng tư, rồi chèn ép những người tuyệt thực, và dĩ nhiên là người tuyệt thực sẽ bị biệt giam vào ngục tối, các chế độ sinh hoạt sẽ bị hạn chế”.
Cựu tù nhân Huỳnh Anh Tú còn cho biết thêm, cán bộ trại giam sẽ không trả thù khi các tù nhân đang tuyệt thực hoặc khi vừa tuyệt thực xong, mà họ sẽ trả thù khi các tù nhân ăn uống trở lại bình thường. Cho nên những người đang đồng hành trong cuộc tuyệt thực này cần quan tâm và làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ cho anh Thức.
Một người bạn cùng chung vụ án oan sai và từng phải ngồi tù cùng với anh Thức khi hứng chịu phiên tòa bất công diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010. Lo ngại đến tình trạng hiện nay của bạn mình, cựu tù nhân – luật sư Lê Công Định chia sẻ trong nghi ngại:
000_Par3002025-622.jpg
Từ trái sang: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và LS Lê Công Định tại TAND TPHCM hôm 20/1/2010.
“Tôi thực sự cũng không muốn anh Thức lựa chọn giải pháp khắc nghiệt như vậy, nhưng tôi biết tại sao anh ấy lại lựa chọn như vậy. Anh Thức lựa chọn như vậy là vì anh muốn tranh đấu cho nền dân chủ và tự do thực sự tại Việt Nam. Và anh cũng đang ở trong tình trạng bị đối xử rất tệ hại, việc duy nhất và vũ khi duy nhất của anh là tuyệt thực.
Nhưng mà tôi cũng không muốn anh ‘tuyệt thực đến chết’ như anh đã tuyên bố, bởi vì tôi rất mong được gặp lại anh, và anh cũng là một nhân vật rất quan trọng trong phòng trào dân chủ tại Việt Nam.”
Khi được hỏi, hiện tại có phương thức nào liên lạc để tìm hiểu tình trạng sức khỏe của anh Thức hay không? Luật sư Lê Công Định than thở rằng, gia đình đã đến trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An để thăm nuôi anh Thức vào ngày 17/5/2016, cho nên phải chờ đến lần thăm nuôi tiếp theo mới được gặp anh Thức. Và cũng theo thông tin từ thân nhân, tình trạng sức khỏe của Anh Thức trước khi tuyệt thực là rất yếu.

Mong muốn và kêu gọi sự quan tâm

Sau lời kêu gọi tuyệt thực lần thứ nhất, trên mạng xã hội Facebook đã xuất hiện lời kêu gọi ‘tiếp tục đồng hành tuyệt thực cùng Trần Huỳnh Duy Thức’. Lời kêu gọi đã được rất nhiều người ủng hộ.
Cựu tù nhân Lê Văn Sơn – người từng bị chính quyền Việt Nam xử 4 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân – theo điều 79, bộ luật hình sự’ anh cho biết, khi biết anh Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực trong trại giam, tôi và một số anh em đã ‘tuyệt thực cùng với anh Thức’.
Đang có lần kêu gọi tuyệt thực lần thứ hai, và sẽ tiếp tục có lần thứ ba, thứ bốn, thứ năm… cho đến khi nào biết tin chính thức về những đòi hỏi, những yêu chính đáng của anh Thức được chính quyền thực hiện.
-Anh Lê Văn Sơn
Anh Lê Văn Sơn mong muốn rằng:
“Đến bây giờ thì đang có lần kêu gọi tuyệt thực lần thứ hai, và sẽ tiếp tục có lần thứ ba, thứ bốn, thứ năm… cho đến khi nào biết tin chính thức về những đòi hỏi, những yêu chính đáng của anh Thức được chính quyền thực hiện hoặc biết tin về tình trạng anh Thức như thế nào mới thôi.”
Anh Lê Văn Sơn còn mong muốn, chính quyền Việt Nam cần đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của anh Thức. Đồng thời cần có những thay đổi theo hướng tôn trọng, trả lại những quyền căn bản vốn có của người dân. Và anh Sơn còn mong muốn các quốc gia dân chủ, các tổ chức nhân quyền cần quan tâm đến trường hợp của tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức cách đặc biệt, bằng việc tìm cách áp lực chính quyền Việt Nam phải thay đổi, để hỗ trợ cho anh Thức cách hiệu quả nhất.
Luật sư Lê Công Định muốn gửi thông điệp đến những người đã đồng hành hoặc chưa đồng hành với anh Thức rằng:
“Anh Thức là người đã tranh đấu và hy sinh cho quyền công dân và quyền con người ở Việt Nam, chúng ta là người được hưởng thành quả đấu tranh đó. Và tôi mong rằng mọi người sẽ ủng hộ anh Thức, không chỉ riêng qua hành động tuyệt thực, mà còn qua nhiều hành động khác, ví như cùng lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam thay đổi cách ứng xử đối với tù nhân lương tâm nói chung và quan trọng hơn là đối với anh Trần Duy Thức.”
Cuối cùng, luật sư Lê Công Định chia sẻ trong nghi ngại rằng, tính mạng của anh Thức đang rất bấp bênh, bởi theo lời kể của thân nhân ‘Anh Thức đã từ biệt và xin lỗi người cha già đau yếu, vợ con và các anh chị em trong gia đình mình trước khi thực hiện chuyến đi xa định mệnh này’. Do đó, tất cả chúng ta hãy đồng hành cùng với anh Thức khi còn có cơ hội.

Tiền đâu Vietjet Air mua 100 máy bay Boeing?

HÀ NỘI (NV) - Một hãng hàng không tư nhân nhỏ tại Việt Nam vừa ký hợp đồng mua 100 máy bay chở hành khách của Boeing nhân dịp Tổng Thống Barack Obama tới Hà Nội gây ngạc nhiên khi tin được loan báo.

Máy bay của hãng Vietjet Air tại phi trường Nội Bài, Hà Nội. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Hợp đồng mà Vietjet Air mua 100 máy bay Boeing 737 trị giá $11.3 tỷ USD được ký kết giữa hãng hàng không nhỏ của Việt Nam với đại diện công ty Boeing trong sự chứng kiến của Tổng Thống Mỹ Barack Obama và chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang khi ông Obama tới thăm Việt Nam hôm 23 tháng 5, 2016.

Hãng hàng không Vietjet Air mới chỉ được thành lập từ năm 2011, có một số đường bay quốc nội và một ít chuyến bay ra các nước trong khu vực với giá vé rẻ. Nhưng với tầm vóc như thế họ lấy tiền ở đâu ra để mua một số lượng máy bay nhiều như vậy, được mô tả là kỷ lục trong lịch sử mua sắm của các hãng máy bay tại Việt Nam, gồm cả hãng quốc doanh Vietnam Airlines.

Hồi tháng 8 năm 2012, Vietjet Air đã làm thiên hạ trợn tròn mắt khi phóng lên youtube và trang mạng của công ty một video clip dài 3 phút màn biểu diễn của một số cô gái mặc bikini và quấn xà rông trên máy bay, quảng cáo đường bay mới từ Sài Gòn tới Nha Trang.

VietJet Air nói đây là lần đầu tiên họ có hoạt động làm hành khách “ngạc nhiên và thú vị” như thế này tại Việt Nam. Hãng cũng tặng tất cả các hành khách trên chuyến bay Sài Gòn-Nha Trang quà lưu niệm. Tuy nhiên VietJetAir đã bị phạt 20 triệu đồng (khoảng 1,000 USD) vì đã “không đăng ký việc tổ chức tặng quà hay màn biểu diễn trên máy bay với cơ quan quản lý.”

Tháng 2 vừa qua, Vietjet Air đã đặt mua một số động cơ của hãng Mỹ Pratt & Whitney trọ giá $3 tỷ USD để lắp trên các máy bay họ mua của tập đoàn sản xuất máy bay Âu Châu Airbus.

Vietjet Air là một công ty cổ phần hỗn hợp phát triển khá nhanh. Theo thống kê, đến giữa quý 1 của năm 2016, công ty này đã chuyển vận được 18.7 triệu lượt hành khách, gia tăng 31% so với cùng thời kỳ của năm ngoái. Hiệp Hội Vận Chuyển Hàng Không Quốc Tế (IATA) phỏng định Việt Nam là một trong 10 nước có tỉ lệ tăng trưởng ngành hàng không nhanh nhất thế giới từ nay đến 20 năm tới.

Hiện công ty này đang có 250 chuyến bay mỗi ngày trên 50 đường bay nội địa và một số nước lân cận như Singapore, Đài Loan, Myanmar. Vietjet Air nói rằng kể từ khi thành lập đến nay, công ty tăng trưởng mỗi năm 20%. Năm ngoái, lợi tức của họ đạt $488 triệu USD và lợi tức ròng đạt được $50 triệu USD.

Sự khấm khá này cũng không phải là hoàn toàn suôn sẻ với các tiếng tốt. Giữa năm 2014, một chuyến bay Vietjet từ Hà Nội đi Đà Lạt đã không đáp xuống đây mà lại đổ hành khách tới Nha Trang. Tháng 10 năm ngoái, một chuyến bay đáp xuống đúng phi trường nhưng lại đáp ngược phi đạo. Những tai nạn như thế cùng với những tai tiếng về bay không đúng giờ, phục vụ khách hàng kém, chẳng làm công ty đẹp mặt chút nào.

Hai cô gái mặc bikini biểu diễn trên máy bay Vietjet Air quảng cáo đường bay mới mở Sài Gòn-Nha Trang. (Hình: Traveling)

Trước đó, hồi tháng 8, 2015, báo chí tại Việt Nam đưa tin phi công của Vietjet Air đánh nhau với hành khách. Tháng 4, 2015, dư luận phẫn nộ khi báo chí đưa tin tiếp viên Vietjet Air từ chối phục vụ người khuyết tật.

Đứng đầu công ty này là một phụ nữ mới 45 tuổi tên Nguyễn Thị Phương Thảo. Bà là một trong những nữ tỷ phú đô la của Việt Nam. Chồng bà, Nguyễn Thanh Hùng, chủ tịch của công ty Sovico Holdings, công ty mẹ của Vietjet Air. Công ty Vietjet Air dự trù bán cổ phần ra công chúng vào cuối năm nay.

Hiện chưa có chi tiết gì về việc bán cổ phần của Vietjet Air nhưng nhiều phần công ty này sẽ bán khoảng 30% trị giá cổ phần với ước tính khoảng $1 tỷ đô la sẽ đạt được.

Bà Thảo, những ngày gần đây, được nêu tên trên danh sách “Hồ sơ Panama” - là hồ sơ mà giới chuyên môn cho là bao gồm những người “lách luật.”

Trong số hàng chục người được nêu tên trong “Hồ sơ Panama” người ta thấy có ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Kiêm tổng giám đốc công ty chứng khoán Sài Gòn, bà Đàm Bích Thủy, cựu CEO ngân hàng ANZ, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, bà chủ Vietjet Air.

Cả bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông chồng Nguyễn Thanh Hùng đều có tên trong “Hồ sơ Panama” của công ty Luật Mossack Fonseca bị tổ chức minh bạch báo chí quốc tế tiết lộ trên Internet. Bà Thảo bác bỏ những nghi vấn không lương thiện mà nói rằng công ty luật vừa kể chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn cho một khu nghỉ dưỡng mà công ty Sovico tạo mãi.

Khi tin tức về vụ ký kết mua 100 máy bay Boeing 737 được phổ biến nhanh chóng trên internet, rất khó cho người ta hình dung ra được số tiền $11.3 tỷ đô la mà Vietjet Air lấy từ đâu ra để mua. Là một công ty tư nhân, công ty này không thể dựa thế nhà nước để vay. Dù đang phát triển khá tốt về mặt lợi nhuận tài chính nhưng cái két sắt của họ cũng không có bao nhiêu cho một chuyến mua sắm khổng lồ như thế. (TN)

27-05-2016 5:00:54 PM 

Sản xuất rượu Chivas, Hennessy bằng nước màu kho cá

BÌNH DƯƠNG (NV) - Mua rượu Ballantines với giá 200,000 đồng/chai trộn với Vodka, nước màu kho cá là công thức để chế ra các loại rượu như Chivas 12 và 18, Hennessy, Martin rồi mang đi bán cho các nhà hàng, quán bar.

Bùi Văn Hoài và dụng cụ dùng để pha chế rượu ngoại giả, cùng lượng lớn thành phẩm Chivas “dỏm” tại hiện trường. (Hình: Người Lao Động)

Theo báo Công An Sài Gòn, ngày 27 Tháng Năm, công an thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, đã quyết định bắt giữ ông Bùi Văn Hoài (26 tuổi, quê Nghệ An) về tội “sản xuất rượu giả.”

Qua điều tra, từ Tháng Tư công an phát hiện ông Hoài thuê nhà ở khu phố Thống Nhất, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, để pha chế rượu giả mang đi bán. Khoảng 7 giờ tối ngày 20 Tháng Năm, khi ông Hoài chở một thùng chứa 15 chai rượu Ballantines để về pha chế rượu giả thì công an tiến hành kiểm tra.

Khám xét nơi ở của ông Hoài, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ nhiều dụng cụ đóng nắp chai, tem nhãn của các loại rượu nổi tiếng như Chivas, Hennessy, Martin cùng hàng trăm vỏ chai rượu ngoại các loại. 

Theo báo Người Lao Động, khai với công an, ông Hoài cho biết đã mua lại những chai rượu Ballantines của một số người chưa rõ danh tính. Cách làm rượi giả như sau, trộn hai lít rượu Ballantine’s Finest với năm lít rượu Vodka và phẩm màu. Sau đó, Hoài đóng nắp, dán tem chống hàng giả rồi đem bán cho các đại lý và quán bar trên địa bàn. (Tr.N)

27-05- 2016 3:44:47 PM 

Trung Quốc càng khoe khoang, nghi ngại càng gia tăng

VIỆT NAM (NV) - Bộ Ngoại Giao Trung Quốc loan báo, vừa có thêm Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải ủng hộ “lập trường của Trung Quốc về Biển Đông.” Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (SCO) thành lập năm 1996. Đến nay bao gồm: Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.


Ông Rashid Olimov, tổng thư ký SCO, nhân vật được Tân Hoa Xã cho là đã thay mặt SCO tuyên bố ủng hộ “lập trường của Trung Quốc về Biển Đông.” Với cách Trung Quốc đang dùng, có thể ông Olimov cũng sẽ muốn “nói lại cho rõ.” (Hình: Tân Hoa Xã)


“Lập trường của Trung Quốc về Biển Đông” có thể tóm tắt lại thành ba điểm: (1) Trung Quốc có chủ quyền “bất khả tranh biện” đối với khoảng 80% diện tích Biển Đông, theo đường chín đoạn mà Trung Quốc tự vạch. (2) Tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông không phải là chuyện của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề giữa Trung Quốc và từng quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông. (3) Tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông chỉ có thể được giải quyết bằng đàm phán song phương giữa Trung Quốc với từng quốc gia có bất đồng về chủ quyền. Trung Quốc không chấp nhận sự can dự của bên thứ ba, kể cả các tòa án quốc tế.

Hồi cuối tuần trước, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc từng khoe là đã có hơn 40 quốc gia ủng hộ “lập trường của Trung Quốc về Biển Đông.” Điểm đáng chú ý là Trung Quốc không công bố danh sách 40 quốc gia này mà chỉ kể tên vài quốc gia như: Fiji (một chuỗi đảo ở phía Nam Thái Bình Dương với dân số chưa tới 900,000 người), Slovenia (chỉ có khoảng hai triệu dân ở châu Âu), Bosnia - Herzegovina (chỉ có khoảng bốn triệu dân ở Âu Châu)... Hoặc những quốc gia rất nghèo và chắc chắn không biết Biển Đông ra sao như: Burundi, Niger, Mozambic… (cùng ở Phi Châu).

Tuy lúc đó, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, tỏ ra rất cẩn thận, thông báo thêm rằng, trong số hơn 40 quốc gia sự ủng hộ “lập trường của Trung Quốc về Biển Đông” thì một số bày tỏ sự ủng hộ bằng văn bản, một số bày tỏ sự ủng hộ “bằng các biện pháp khác nhau” nhưng Trung Quốc vẫn bị bẽ mặt.

Ít nhất đã có Fiji và Slovenia lên tiếng phủ nhận việc gia ủng hộ “lập trường của Trung Quốc về Biển Đông”.

Trung Quốc đã từng bị bẽ mặt giống hệt như vậy hồi cuối tháng trước. Lúc đó, sau khi đi  thăm một số quốc gia Đông Nam Á, ông Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Quốc, khoe rằng, cả Brunei, Campuchia lẫn Lào đều tán thành “lập trường của Trung Quốc về Biển Đông.

Ngay sau đó, ông Phay Siphan, phát ngôn viên của chính phủ Campuchia, đã vội vàng cải chính là ngoại trưởng Trung Quốc có đến thăm Campuchia nhưng hai bên không thảo luận và cũng không có bất kỳ thỏa thuận nào. Sở dĩ Campuchia phải lập tức cải chính vì điều mà ông Vương Nghị “khoe” đã khiến Campuchia, Lào. Brunei bị các thành viên ASEAN chỉ trích kịch liệt do tiêu lòn với Trung Quốc.

Lào và Brunei vẫn im lặng không thừa nhận cũng không phủ nhận “thành tích” của ông Vương Nghị. Mới đây, hôm 26 Tháng Năm, tại hội nghị thường niên của bộ trưởng quốc phòng các quốc gia ASEAN lần thứ 10 (ADMM 10), tướng Chansamone Chanyalath, bộ trưởng quốc phòng Lào, khẳng định: “Cần phải tránh các hành động đơn phương và thay đổi nguyên trạng Biển Đông.” Tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Lào được xem như một lời thóa mạ “lập trường của Trung Quốc về Biển Đông”.

Brunei dù không lên tiếng nhưng bộ trưởng quốc phòng Brunei đã ký vào tuyên bố chung của ADMM 10. Theo đó, duy trì hòa bình, sự ổn định, an ninh và quyền tự do lưu thông tại Biển Đông là điều đặc biệt quan trọng. Tuyên bố còn nhấn mạnh yêu cầu phải tuân thủ luật pháp quốc tế và những nguyên tắc đã được đặt định trong công ước về Luật Biển.

Sở dĩ Trung Quốc phải ráo riết tìm kiếm sự ủng hộ “lập trường của Trung Quốc về Biển Đông” là vì Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc sắp công bố phán quyết, phân xử vụ Philippines kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông. Phán quyết này được dự đoán là sẽ bất lợi cho Trung Quốc.

Trung Quốc cần sự ủng hộ có tính cách quốc tế để vô hiệu hóa hậu quả khi phủ nhận phán quyết này.
Cho đến nay, Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Liên Âu đều đã trực tiếp khuyến cáo Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết mà Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc sẽ công bố. ASEAN đã vài lần nhấn mạnh, tôn trọng luật pháp quốc tế là phương thức duy nhất được chấp nhận để giải quyết các tranh chấp một cách ôn hòa và duy trì hòa bình, sự ổn định trong khu vực.

Mới đây, ông David Cameron, thủ tướng Anh, vừa tuyên bố Anh không bao giờ chấp nhận chuyện Trung Quốc áp đặt yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền trên Biển Đông. Ông Cameron nói thêm là không chỉ Anh mà ngay cả cộng đồng quốc tế cũng muốn thấy Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, bất kể phán quyết đó như thế nào.


Đây là lần đầu tiên nguyên thủ của Anh nêu quan điểm của Anh về Biển Đông. Dẫu là cường quốc nhưng kinh tế của một số cường quốc vẫn có sự phụ thuộc nhất định vào thị trường Trung Quốc thành ra họ không thể không cân nhắc về những vấn đề có liên quan đến quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, sự hung hăng và thái độ trịch thượng của Trung Quốc trong thời gian vừa qua đang đẩy Trung Quốc đến chỗ bất lợi. (G.Đ)

27-05-2016 4:23:28 PM 

Bộ binh Hoa Kỳ và Việt Nam có thể luyện tập chung bất kỳ lúc nào

VIỆT NAM (NV) - Trung Tướng Stephen Lanza, tư lệnh Quân Đoàn 1 của bộ binh Hoa Kỳ, nhận định “Bộ binh Hoa Kỳ và Việt Nam có thể luyện tập chung bất kỳ lúc nào.” Đây là quân đoàn mà phạm vi trách nhiệm bao gồm toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Một đại tá bộ binh Hoa Kỳ hỏi thăm một người lính bộ binh Malaysia đang được huấn luyện kỹ năng mưu sinh - thoát hiểm trong rừng nhiệt đới ở đợt luyện tập chung thuộc Pacific Pathways hồi năm ngoái. (Hình: US Army)

Theo tướng Lanza, chuyến thăm Việt Nam của ông Obama đã giúp quan hệ an ninh-quốc phòng giữa hai bên trở nên chặt chẽ hơn và trong bối cảnh Quân Đoàn 1 đã sẵn sàng luyện tập với bộ binh của các quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Việc luyện tập chung giữa bộ binh Hoa Kỳ với bộ binh Việt Nam có thể thực hiện bất cứ lúc nào mà giới lãnh đạo cao cấp của hai bên thấy có thể.

Từ năm 2014 đến nay, bộ binh Hoa Kỳ đã mở rộng việc luyện tập chung với bộ binh của nhiều quốc gia Châu Á qua kế hoạch có tên là “Pacific Pathways” (tạm dịch là “Những Con Đường Ở Thái Bình Dương”). Mục tiêu của Pacific Pathways là thiết lập sự hợp tác giữa bộ binh/quân đội Hoa Kỳ với bộ binh/quân đội các quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương để gia tăng khả năng phối hợp nhằm đối phó với các mối đe dọa về an ninh trong khu vực.

Các đơn vị của bộ binh Hoa Kỳ đã được đưa đến tận nơi để luyện tập chung với quân đội: Úc, Nhật, Nam Hàn, Mông Cổ, Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan... Từ Tháng Bảy đến Tháng Chín năm nay, quân đội Canada, Nhật, Singapore sẽ đến các tiểu bang Alaska, Washington và Hawaii của Hoa Kỳ để luyện tập chung với bộ binh Hoa Kỳ.

Hồi giữa tháng này, trong một cuộc trò chuyện với tờ Army Times, tướng Lanza tiết lộ rằng, Hoa Kỳ đang thảo luận với Ấn Độ, Bangladesh, Brunei và Campuchia để đưa bộ binh Hoa Kỳ đến luyện tập chung với bộ binh của những quốc gia này.

Tướng Lanza cho rằng, những đợt luyện tập kéo dài từ ba đến bốn tháng tại nhiều quốc gia khác nhau sẽ giúp bộ binh Hoa Kỳ làm quen và thích nghi với các môi trường khác nhau.

Tướng Lanza nói thêm là bộ binh Hoa Kỳ đang xem xét đến khả năng điều động các đơn vị bộ binh của địa phương quân (Army National Guard) và của lực lượng dự bị (Army Reserve) tham gia Pacific Pathways.
Pacific Pathways là một phần trong kế hoạch chuyển trọng tâm chiến lược sang Châu Á của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ thì như thế, vậy còn Việt Nam? Do sức ép cả từ Trung Quốc lẫn dân chúng Việt Nam càng ngày càng lớn, trong vài năm gần đây, chính quyền Việt Nam đã gia tăng sự hợp tác về an ninh-quốc phòng với nhiều quốc gia, song song với việc khăng khăng khẳng định, tiếp tục duy trì “chính sách ba không:” Không liên minh quân sự. Không cho bất kỳ quốc gia nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào một quốc gia khác.

Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam đã mở quân cảng Cam Ranh, chấp nhận cho các chiến hạm của Hoa Kỳ cùng với các chiến hạm của Nhật, Nga ghé vào bảo trì, nhận tiếp liệu,…

Theo giới quan sát thời sự thì lối hành xử của chính quyền Việt Nam cho thấy, họ chưa vượt qua được sự ngán ngại Trung Quốc.

Cũng vì vậy, sự phối hợp giữa quân đội Việt Nam với quân đội Hoa Kỳ được chính quyền Việt Nam kềm giữ ở mức: Xin viện trợ, nhờ đào tạo, tổ chức giao lưu thường niên riêng trong lực lượng hải quân.
Các đợt giao lưu thường niên giữa hải quân Hoa Kỳ với hải quân Việt Nam chỉ xoay quanh những hoạt động phi tác chiến và nâng cao những kỹ năng liên quan đến quân y, tìm kiếm-cứu nạn, an ninh hàng hải, bên cạnh các hoạt động phục vụ cộng đồng, giao lưu thể thao. Mãi tới gần đây mới có thêm các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng điều khiển chiến hạm, kiểm soát thiệt hại trên tàu, giải cứu tàu ngầm.

Đối với những cuộc tập trận đa quốc gia do Hoa Kỳ tổ chức, Việt Nam chỉ gửi “quan sát viên.”

Thế nhưng với những diễn biến như vừa qua, với bối cảnh như hiện tại và triển vọng quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam trong tương lai, vừa có vài tín hiệu mới: Ví dụ, Hoa Kỳ và Việt Nam đang thảo luận về kế hoạch xây dựng hệ thống kho tiếp liệu tại Đà Nẵng.

Trước đó, hồi Tháng Ba, Ðại Tướng Dennis L. Via, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận của bộ binh Hoa Kỳ đã giới thiệu kế hoạch xây dựng hệ thống kho tiếp liệu, dự trữ quân cụ, quân nhu tại Việt Nam nhằm giúp quân đội Hoa Kỳ triển khai nhanh nhờ các nguồn tiếp liệu đã sẵn sàng. Tuy tướng Via nhấn mạnh, quân nhu và quân cụ dự trữ chỉ nhằm hỗ trợ thực hiện các chiến dịch nhân đạo, ứng cứu và giúp giải quyết hậu quả thiên tai nhưng rõ ràng tính chất hệ thống kho tiếp liệu của quân đội khác rất xa với hệ thống kho dự trữ của các tổ chức cứu trợ nhân đạo.

Dường như không phải ngẫu nhiên mà hệ thống truyền thông Trung Quốc chỉ trích ông Obama một cách kịch liệt khi ông thăm Việt Nam. Tân Hoa xã - hãng thông tấn của chính quyền Trung Quốc, Hoàn Cầu Thời báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cùng khẳng định, ông Obama tiếp tục tìm cách thả lưới, vây Trung Quốc kể cả khi nhiệm kỳ tổng thống của ông chỉ còn vài tháng. (G.Đ)

27-05-2016 4:33:08 PM 

TT Obama thăm Hiroshima: 'Không lập lại điều ma quỷ'

HIROSHIMA, Nhật (NV) Tổng Thống Barack Obama đến Hiroshima hôm Thứ Sáu, đánh dấu lần đầu tiên một tổng thống còn tại chức của Mỹ đến thăm thành phố nơi xảy ra cuộc tấn công nguyên tử đầu tiên của thế giới khoảng hơn 70 năm trước đây.



Tổng Thống Obama tiếp cụ ông Shigeaki Mori, người sống sót trong vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima năm 1945. (Hình: Atsushi Tomura/Getty Images)


Bản tin của hãng thông tấn UPI cho hay ông Obama đến Hiroshima vào trưa ngày Thứ Sáu, và cùng với Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe đã đến đặt vòng hoa tại Ðài Tưởng Niệm Hòa Bình Hiroshima, nơi được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Nơi đây từng là một tòa nhà triển lãm, được xây năm 1915, và là kiến trúc duy nhất còn tồn tại gần trung tâm nơi nổ bom.

Ông Obama, đến Nhật để dự hội nghị thượng đỉnh G7 ở Ise-Shima, sau khi thăm Việt Nam, nói rằng “bảy mươi năm trước đây, vào một buổi sáng quang đãng, thần chết đã từ trên trời rơi xuống và thay đổi cả thế giới.”
Ông nói thêm, “Một tia chớp sáng lòa và một tường lửa phá hủy thành phố, và cho thấy con người có trong tay khả năng tự hủy diệt chính mình.” Ông cho hay, “Ngày hôm nay chúng ta đến đây để tưởng nhớ những người chết và để khẳng định sẽ không lập lại điều ma quỷ này.”

Có khoảng 80,000 người - chừng một phần ba dân số Hiroshima lúc đó, đã thiệt mạng vì sức công phá của bom và trong biển lửa. Khoảng 70,000 người khác bị thương. Có hàng ngàn người khác chết nhiều thập niên sau đó vì bệnh tật do phóng xạ.

Từ đó đến nay, chưa một tổng thống Mỹ nào tới Hiroshima và chỉ mới tháng qua, Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry trở thành giới chức cao cấp Mỹ đầu tiên đến đài tưởng niệm.


Sau khi thăm Hiroshima, ông Obama sẽ rời khỏi căn cứ không quân của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tại Iwakuni để lên đường về lại Washington D.C., với chặng ngừng tiếp tế nhiên liệu tại Alaska.(V.Giang)


27-05-2016 2:40:51 PM 

Tổng Thống Mỹ để lại 'Hội Chứng Obama' ở Việt Nam

VIỆT NAM - Tổng Thống Obama đã rời Việt Nam nhưng hình như dư âm của cuộc thăm viếng ba ngày sẽ còn lưu lại lâu dài trên đất nước này cũng như trong những người Việt hải ngoại quan tâm về quê hương.
Một người dân Hà Nội đi xe máy ngang tấm bích chương chào đón Tổng Thống Obama, treo trước một tiệm may. (Hình; Linh Pham/Getty Images)

Thành quả nổi bật nhất trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama mà mọi người đều thấy là ông đã hoàn toàn thu phục được lòng mến mộ và niềm tin tưởng của nhân dân Việt Nam.

Nhưng theo hướng nhìn khác, nhiều dư luận và các nhà bình luận lại hoài nghi rằng chuyến thăm của ông Obama thể hiện những miễn cưỡng ở cả hai phía Mỹ – Việt cũng như chưa có gì bảo đảm sẽ đem đến kết quả cụ thể bền vững.

Ý kiến trái ngược là điều bình thường và mọi tranh luận khó khi nào đi tới sự đồng thuận cuối cùng. Đóng góp cho sự nhận định sáng tỏ hơn, bài viết này nhắm tóm lược và phân tích khách quan những mục đích cùng thành quả từ chuyến viếng thăm, qua các sinh hoạt của ông Obama trong 64 giờ ở Việt Nam.

Trong chiến lược chuyển trọng tâm về Châu Á và đương đầu với sự bành trướng của Trung Quốc, nước Mỹ cần có một đồng minh có tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á. Trên mọi bình diện địa chính trị, kinh tế, quân sự, không nước nào hơn Việt Nam để đảm nhận vai trò ấy, nhưng chưa ở hoàn cảnh sẵn sàng và còn thiếu một số điều kiện.

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama do đó nhắm vào ba mục tiêu chính. Thứ nhất, thắt chặt các mối quan hệ hữu nghị và đủ tin cậy với Việt Nam. Thứ hai, trợ giúp Việt Nam trở thành một đối tác có tầm cỡ về cung cấp sản phẩm dịch vụ và đồng thời là một thị trường tiêu thụ có giá trị cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Nằm trong mục tiêu này, trước mắt cần thúc đẩy cho Việt Nam trở thành thí điểm đầu tiên trong 12 nước đi vào việc khởi động thi hành và chứng minh được hiệu quả của hiệp định TPP. Thứ ba, từng bước đưa Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu phù hợp với những chuẩn mực phổ quát của cộng đồng quốc tế.

Để hoàn thành những mục tiêu ấy cần phải vượt qua nhiều trở lực, đồng thời tránh gây ra những phản ứng phụ tai hại ngoài ý muốn từ quốc nội Mỹ, tại Việt Nam và phía Trung Quốc. Như thế, theo một cách đánh giá, có thể nói chuyến thăm Việt Nam là một kịch bản đã được dàn dựng hết sức công phu, tỷ mỉ từng chi tiết, và ông Obama là người thủ diễn xuất sắc vai trò tế nhị này.

Kịch bản gồm có màn chính thức và những diễn biến bên lề, hiểu theo nghĩa có thể là không nằm trong lich trình công bố hay dự tính, tuy nhiên lại có thể có tác động lớn hơn.

Không ít dư luận cho là nhà cầm quyền Việt Nam đã đón tiếp Tổng Thống Obama một cách thờ ơ lạnh nhạt với một số nghi lễ ngoại giao theo thủ tục bình thường hay dưới bình thường. Người ta nói là máy bay Air Force One đến phi trường Nội Bài vào lúc gần nửa đêm Chủ Nhật, ông Obama bước xuống thảm đỏ, nhưng viên chức nghênh đón chỉ là cấp thứ trưởng và một cô sinh viên trao tặng bó hoa mà ông trao cho một nhân viên tùy tùng ngay sau đó trước khi lên xe. Sáng Thứ Hai, trong lễ đón tiếp chính thức tại phủ Chủ Tịch, có chào cờ, ban quân nhạc và duyệt đội quân danh dự nhưng không có 21 phát đại bác bắn chào... Theo những nhận định này, sự đón tiếp long trọng mà nhà cầm quyền Việt Nam dành cho nhà lãnh đạo nước Mỹ kém xa so với khi đón nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây.

Cách phê phán ấy là theo quan niệm cổ điển và không xét đoán đầy đủ đến những điều kiện hay sự kiện khác. Vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi ông Obama đến Việt Nam là việc Hoa Kỳ đến nay vẫn cấm bán các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam. Ông Obama đã loan báo quyết định này ngay sau cuộc họp đầu tiên với Chủ Tịch Trần Đại Quang và ông này tuyên bố rằng sự kiện ấy chứng tỏ Việt Nam – Hoa Kỳ đã hoàn toàn bình thường hóa trên con đường tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài.

Đằng sau những thỏa thuận ấy, người ta có thể hiểu là trong mối quan hệ với hai cường quốc có thế lực và ảnh hưởng quan trọng nhất đối với quốc gia mình, Việt Nam đã công khai chấp nhận thiên hẳn về phía Hoa Kỳ. Sự đón tiếp Tập Cận Bình và Obama khác nhau không chỉ ở hình thức mà chủ yếu là về nội dung. Có thể hiểu trong chuyến thăm của Tổng Thống Obama, Mỹ - Việt đã bàn luận và thỏa thuận đầy đủ tất cả mọi chi tiết trong đó có vấn đề tế nhị là làm sao cho Việt Nam không lâm vào thế khó xử và không có lợi ích gì để khiêu khích Trung Quốc quá đáng. Cũng có thể nhận ra là nhà cầm quyền Việt Nam đã cố tình muốn đóng vai trò thụ động, mặc nhiên để cho phía Mỹ hoạch định lịch trình hoạt động của ông Obama ở Việt Nam.

Ngược lại, phía Mỹ cũng chấp nhận một số việc mang tính cách tượng trưng, trong chừng mực vừa phải, để trấn an chính quyền Việt Nam. Đến thăm nhà sàn trước kia của Hồ Chí Minh và cùng với bà Chủ Tịch Quốc Hội, Nguyễn Thị Kim Ngân, thả đồ ăn xuống ao cho cá ăn là một hành động nằm trong sự thể hiện điều kiện chấp nhận nguyên trạng chính trị tại Việt Nam. Trong tuyên bố chung với chủ tịch Trần Đại Quang và trong những lời phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà hoạt động xã hội dân sự, nói chuyện truyền hình trực tiếp toàn quốc ở  hội trường Mỹ Đình và nói chuyện với giới trẻ ở Sài Gòn, Tổng Thống Obama đều nhắc lại nguyên tắc Mỹ không can thiệp vào chính trị Việt Nam và người Việt quyết định tương lai của đất nước mình.

Những sinh hoạt chính thức kiểu nhà nước ấy chỉ giới hạn trong một buổi sáng Thứ Hai và phần thời gian còn lại trong ba ngày ở Việt Nam của Tổng Thống Obama là lịch trình do Mỹ định đoạt. Một chi tiết không được nhiều người biết đến là nữ ca sĩ Mỹ Linh hát bài quốc ca Việt Nam trước buổi nói chuyện của Tổng Thống Obama tại hội trường Mỹ Đình. Tờ Tuổi Trẻ nói rằng có nhiều tranh cãi cho rằng hát quốc ca phải có dàn nhạc hay đội đồng ca theo cách thông thường của Việt Nam. Nhưng Mỹ Linh giải thích rằng việc chọn ca sĩ cũng như lối hát “a capella”  không có nhạc đệm là theo lối Mỹ và do tòa đại sứ Mỹ đã chọn lựa rất kỹ.

Sinh hoạt nổi tiếng nhất của Tổng Thống Obama tất nhiên là bữa ăn bún chả ở quán Hương Liên. Tuy vậy, cũng có những người khó tính, hay cố tình phản biện, nói rằng đây là hành động được dàn dựng. Cần ghi nhận rằng dân chúng Hà Nội hoàn toàn ngạc nhiên, thích thú và khâm phục một nhà lãnh đạo siêu cường quốc có thái độ bình dân cởi mở, hòa mình với xã hội, sẵn sàng bắt tay, chụp hình 'selfie' với tất cả mọi người. Nếu bài nói chuyện của Tổng Thống Obama đánh động được tâm lý tình cảm của người dân bằng những lời dẫn thơ Lý Thường Kiệt, Nguyễn Du, Nhất Hạnh, nhạc Trịnh Công Sơn, Văn Cao thì chuyện ăn bún chả, vui vẻ bắt tay người dân cũng sẽ có tác động sâu xa và ảnh hưởng rất lâu dài đến xã hội Việt Nam về mặt văn hóa, xã hội và chính trị.

Hàng chục ngàn người đứng dài hai bên những con đường Sài Gòn mà đoàn xe Tổng Thống Obama đi qua đã làm cho nhiều giới chức Mỹ trong đoàn tháp tùng Obama phải ngạc nhiên nói rằng họ chưa bao giờ thấy một sự đón tiếp đông đảo và nhiệt tình như vậy. Người dân miền Nam đã quen biết và tán thành sự trở lại của Mỹ nhưng dân miền Bắc dù sao hãy còn những "lấn cấn" trong quan hệ với Mỹ. ông Obama không chỉ xóa tan sự ngại ngùng ấy mà còn lôi cuốn họ hoàn toàn về phía mình.

Dự đoán tại Sài Gòn, Tổng Thống Obama có thể có một hành động tương tự như chuyện bún chả “Hà Nội,” hàng ngàn người đứng chờ trước khách sạn hy vọng thấy ông bước ra. Nhưng có lẽ với một chương trình hoạt động đã quá bận rộn, ông đã không đáp ứng điều ấy. Tại Sài Gòn, Tổng Thống Obama có hai cuộc gặp gỡ với giới trẻ và cũng trở thành thần tượng của thành phần này với lối nói chuyện thân mật cởi mở, đáp ứng những nguyện vọng của họ về tự do, sáng tạo về phát triển xã hội tương lai. Ông còn chứng tỏ sự am hiểu về giới trẻ Việt Nam khi nói chuyện và yêu cầu cô ca sĩ nhạc rap, Suboi, hát một câu trong buổi nói chuyện với 800 sinh viên.

Một nữ độc giả từ Việt Nam, viết trong một email: "Ông Obama đi rồi, em vẫn còn lâng lâng. Em nhớ ông ấy!"

Nói hết về những gì Tổng Thống Obama đã đem đến cho nhân dân Việt Nam trong chuyến thăm 64 giờ sẽ cần hàng trăm trang giấy. Chỉ có thể tóm tắt rằng “hội chứng Obama” không chỉ trong lãnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, cái quan trọng nhất sẽ là ảnh hưởng chuyển biến toàn thể xã hội Việt Nam trên mọi bình diện trong một tương lai không xa. (HC)

26-05-20162016 6:35:54 PM 

Ai đã cắt xén và cố tình dịch sai bài diễn văn của Tổng thống Obama?

Phùng Hoài Ngọc & Nguyễn Đại Hoàng-28-05-2016
VNTB - Dù ai đã chỉ đạo thông dịch và biên dịch ăn gian bài diễn văn của TT.Obama thì Bộ ngoại giao vẫn phải chịu trách nhiệm, cùng với tổng biên tập các tờ báo, nói riêng báo Lao Động, cần phải sòng phẳng công bằng xin lỗi chính phủ Mỹ và khán giả độc giả Việt Nam. Chúng ta nên làm quen với việc đính chính xin lỗi khi sai sót để chứng tỏ Việt Nam là một đất nước văn minh.


Sự kiện tổng thống Mỹ  Barack Obama nói chuyện tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia ở Hà Nội với 2000 khán giảngày 24. 5. 2006 là một việc quan trọng. Người thông dịch tại chỗ và những người phiên dịch văn bản sau đó cho các báo đăng theo một sự chỉ đạo cắt xén và dịch sai cố ý đã gây phẫn nộ trong công luận. Ai đã chỉ đạo thông dịch và biên dịch ăn gian thì Bộ ngoại giao vẫn phải chịu trách nhiệm, cùng với tổng biên tập các tờ báo, nói riêng báo Lao Động, cần phải sòng phẳng công bằng xin lỗi chính phủ Mỹ và khán giả độc giả Việt Nam. Chúng ta nên làm quen với việc đính chính xin lỗi khi sai sót để chứng tỏ Việt Nam là một đất nước văn minh.

Rõ ràng nhà cầm quyền đã bày tỏ thái độ thiếu tôn trọng quốc khách, đồng thời cố ý bưng bít và coi thường người dân Việt Nam một cách trắng trợn. (Ai đã từng ngang ngược thay đổi cả Bản Di chúc của Hồ Chí Minh thì cắt xén lươn lẹo cái gì cũng chẳng e ngại nữa).

Bạn đọc đối chiếu với bản gốc do chính phủ Mỹ công bố sẽ biết được lỗi cố ý và lỗi vô ý của những người  dịch.

 Bài diễn văn ấy đã được nhiều cơ quan truyền thông, báo chí dịch ra tiếng Việt. Trong các bản dịch sai thì bản dịch của Báo Lao Động có nhiều sai sót đến mức bị cho là “bản dịch lươn lẹo”. Nhà báo Phạm Quang Tuấn đã vạch ra 12 sai sót của tờ báo nói trên và đưa ra những câu dịch đúng hơn. Tuy nhiên chúng tôi thấy bản dịch củanhà báo PQT cũng có những câu, từ, đoạn dịch chưa ổn. Vì vậy, với tất cả tinh thần khiêm tốn học hỏi, phấn đấu cho một văn bản chính xác hơn nữa, chúng tôi xin đưa ra những đoạn bình và câu chỉnh dịch cần thiết. Chúng tôi thấy rõ: thông dịch và phiên dịch viên đã cố ý cắt bỏ nhiều đoạn, dịch cố ý sai để né tránh những vấn đề “nhạy cảm” của Việt Nam, bên cạnh những non yếu chuyên môn thuần túy.

Dưới đây là nguồn bản gốc do Nhà Trắng công bố:

(Ghi chú: Trong bài đối chiếu dưới đây, phần in nghiêng là của chúng tôi, chữ in đậm là có vấn đề).

1/ ObamaSo I come here mindful of the past, mindful of our difficult history, but focused on the future -- the prosperitysecurity and human dignity that we can advance together
Lao Động: Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng chúng ta hướng vềtương lai, sự thịnh vượng, an ninh và SỰ ỔN ĐỊNH để chúng ta có thể thúc đẩy lẫn nhau.

+ Phạm Quang Tuấn (PQT): Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng hướng về tương lai - sự thịnh vượng, an ninh và PHẨM GIÁ CON NGƯỜI để chúng ta có thể cùng tiến.

Mindful : dịch là quan tâm đúng hơn là ý thức.
To focuse : dịch là tập trung  đúng hơn là hướng về.
·         Bởi vậy khi đến đây, tôi quan tâm về một thời quá khứ, quan tâm về một giai đoạn lịch sử khó khăn của hai nước, nhưng chủ yếu tập trung về một tương lai- thịnh vượng, an ninh và phẩm giá con người, để chúng ta có thể cùng nhau tiến bộ.   

2/ Obama: Ho Chi Minh evoked the American Declaration of Independence. He said, “All people are created equal. The creator has endowed them with inviolable rights. Among these rights are the right to life, the right to liberty, and the right to the pursuit of happiness.”

LAO ĐỘNG: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, rằng mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được hưởng các quyền khác nhau trong đó có quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc.

PQT: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, rằng Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. TẠO HÓA CHO HỌ NHỮNG QUYỀN KHÔNG AI CÓ THỂ XÂM PHẠM ĐƯỢC; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

To evoke : dịch là gợi nhớ, gợi lại chính xác hơn là trích, trích dẫn (to quote). Tại sao? 
Câu đầu trong đoạn thứ 2 trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ ghi rằng :
We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness.

Trang Đại Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam dịch là :
Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.

Hãy để ý rằng phần sau của câu này trong bài diễn văn của Obama có hơi khác:
All people are created equal. The creator has endowed them with inviolable rights. Among these rights are the right to life, the right to liberty, and the right to the pursuit of happiness.

Đó có thể vì người ta đã dịch ngược ra tiếng Anh từ câu phát biểu bằng tiếng Việt của chủ tịch Hồ Chí Minh: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Như vậy phát biểu trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam của Chủ Tịch Hồ Chí Minh có phần khác biệt so với phát biểu trong Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ. Nghĩa là chủ tịch Hồ Chí Minh lấy ý của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ, chứ không phải trích dẫn. Nếu trích dẫn thì phải chính xác. Phải chăng vì thế mà ông Obama dùng động từ EVOKE (gợi nhớ) mà không phải là động từ QUOTE ( trích dẫn)? Obama nói chính xác hơn người dịch Việt Nam.

·          Phát biểu của chủ tịch Hồ Chí Minh gợi nhớ bản Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

3/ Obama: You’re also raising your voices for causes that you care about, like saving the old trees of Hanoi.

: [bỏ hẳn một đoạn dài trong đó có câu này].

+ PQT: Các bạn cũng đang nâng cao tiếng nói cho các vấn đề mà các bạn quan tâm, nh
ư cứu sống những cây cổ thụ của Hà Nội.

Raising your voices : dịch là cất cao tiếng nói hoặc lên tiếng một cách mạnh mẽ nghe ổn và quen thuộc hơn là nâng cao tiếng nói.
Causes : dịch là  những sự việc chính nghĩa ổn hơn là các vấn đề
·         Các bạn cũng đang lên tiếng một cách mạnh mẽ về những sự việc chính nghĩa mà các bạn quan tâm, như việc cứu những hàng cây cổ thụ ở Hà Nội chẳng hạn.
·         Người dịch đã cố tình bỏ qua sự kiện “thảm sát cây xanh” Hà Nội do Phạm Quang Nghị và Nguyễn Thế Thảo chủ mưu.

4/ Obama: We learned a lesson taught by the venerable Thich Nhat Hanh, who said, “In true dialogue, both sides are willing to change.”
: [bỏ hẳn một đoạn dài trong đó có câu này].

PQT: [hai n
ước] chúng ta đã học được một bài học được giảng dạy bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đã nói, "Khi đối thoại thực sự, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi."

·         Chúng ta học được một bài học từ thiền sư Thích Nhất Hạnh khi ngài dạy rằng: Chỉ có những cuộc đối thoại chân thành mới làm cho cả hai bên sẵn sàng thay đổi

5/ Obama: Let’s also not forget that the reconciliation between our countries was led by our veterans who once faced each other in battle.
: Quá trình hòa giải của hai nước chúng ta không chỉ là liên quan đến các cựu chiến binh.

PQT: Đừng quên rằng sự hòa giải giữa hai n
ước chúng ta đã được dẫn đầu bởi các cựu chiến binh hai bên đã từng phải đối mặt với nhau trong trận chiến.

·         Cũng đừng quên rằng sự hòa giải giữa hai nước chúng ta là do những cựu chiến binh của cả hai bên– những người từng đối đầu nhau ngoài mặt trận– khởi xướng. 

6/ Obama: We've shown that progress and human dignity is best advanced by cooperation and not conflict.

-: Với sự tiến bộ, những giá trị tốt đẹp của con người cần được thúc đẩy chứ không phải là chiến tranh hay xung đột

PQT: Chúng ta đã cho thấy rằng sự tiến bộ và PHẨM GIÁ CON NG
ƯỜI được thúc đẩy tốt nhất bằng sự hợp tác chứ không phải bằng xung đột.

·         Chúng ta đã chứng tỏ rằng sự tiến bộ và phẩm giá con người được thúc đẩy tốt nhất bởi hợp tác, không phải bởi xung đột.

7/ Obama: . In our global economy, investment and trade flows to wherever there is rule of law, because no one wants to pay a bribe to start a business. Nobody wants to sell their goods or go to school if they don’t know how they're going to be treated. In knowledge-based economies, jobs go to where people have the freedom to think for themselves and exchange ideas and to innovate.

- LĐ: Nền kinh tế sẽ phát triển, đặc biệt ở các nước có pháp quyền và có hành lang pháp lý đúng đắn. Nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia 
ưu tiên cho giáo dục

PQT: Trong nền kinh tế toàn cầu, đầu tư và th
ương mại chảy vào bất cứ nơi nào có chế độ pháp trị, vì KHÔNG AI MUỐN TRẢ TIỀN HỐI LỘ ĐỂ KHỞi LẬP MỘT DOANH NGHIỆP. Không ai muốn bán được hàng, đi học NẾUHỌ KHÔNG BIẾT HỌ SẼ ĐƯỢC ĐỐI XỬ RA SAO. Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, công ăn việc làm sẽ đi đến những nơi mà NGƯỜI DÂN CÓ QUYỀN TỰ DO TỰ SUY NGHĨ VÀ TRAO ĐỔI Ý KIẾN VÀ ĐỔI MỚI.


·         Trong nền kinh tế toàn cầu, dòng đầu tư và thương mại sẽ đổ vào nơi nào có pháp quyền, vì không ai muốn mất tiền hối lộ để khởi nghiệp. Và cũng chẳng  ai muốn buôn bán, hay đi học, nếu không rõ sẽ bị đối xử ra sao. Trong nền kinh tế tri thức, công ăn việc làm sẽ đến nơi nào người dân có quyền tự do tư duy, trao đổi ý kiến, và đổi mới.
·         Câu này Lao Động đã cố tình bỏ đoạn nói về nhân quyền.

8/ Obama: This fall, the new Fulbright University Vietnam will open in Ho Chi Minh City -- this nation’s first independent, non-profit university -- where there will be full academic freedom and scholarships for those in need.

: mùa thu năm nay đại học Fullbright sẽ đi vào hoạt động tại TPHCM. Đại học này phi lợi nhuận, chất l
ượng cao sẽ cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam và đóng góp cho hợp tác giáo dục giữa hai nước.
PQT: mùa thu năm nay Đại học Fulbright Việt Nam sẽ đi vào hoạt động tại TPHCM – ĐH ĐỘC LẬP, phi lợi nhuận đầu tiên của VN - NƠI SẼ CÓ TỰ DO HỌC THUẬT HOÀN TOÀN và học bổng cho những người cần.

·         Mùa thu năm nay, tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ khai giảng Đại Học Fulbright Việt Nam- một đại học tự chủ, phi lợi nhuận đầu tiên của đất nước – nơi có tự do học thuật hoàn toàn, và học bổng cho sinh viên hoàn cảnh khó khăn.
Báo Lao Động cắt bỏ “tự do học thuật”.

9/ Obama: [nói về TPP] For the first time here in Vietnam, the right to form independent labor unions andprohibitions against forced labor and child labor.

: Có thể người lao động tổ chức nghiệp đoàn, thúc đẩy bảo vệ môi trường.

PQT: [nói về TPP] Lần đầu tiên tại Việt Nam, QUYỀN THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP và cấm đối với lao động cưỡng bức và lao động trẻ em.

·         Lần đầu tiên ở Việt Nam nhắc đến quyền thành lập Công Đoàn Độc Lập, và luật cấm lao động cưỡng bức, lao động trẻ em.

10/ Obama: They're written into the Vietnamese Constitution, which states that “citizens have the right to freedom of speech and freedom of the press, and have the right of access to information, the right to assembly, the right to association, and the right to demonstrate.” That’s in the Vietnamese Constitution. (Applause.) So really, this is an issue about all of us, each country, trying to consistently apply these principles, making sure that we - those of us in government - are being true to these ideals.

: [bỏ hẳn đoạn này]

PQT: NHỮNG [QUYỀN] NÀY ĐÃ GHI VÀO HIẾN PHÁP VIỆT NAM, TRONG ĐÓ NÓI RẰNG "CÔNG DÂN CÓ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN VÀ TỰ DO BÁO CHÍ, VÀ CÓ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN, QUYỀN HỘI HỌP, QUYỀN LẬP HỘI VÀ QUYỀN BIỂU TÌNH." HIẾN PHÁP VIỆT NAM NÓI VẬY ĐÓ. (vỗ tay.) Vì vậy, thực sự, đây là một vấn đề về tất cả chúng ta, mỗi nước, cố gắng để luôn luôn áp dụng những nguyên tắc này, ĐẢM BẢO RẰNG CHÚNG TA - NHỮNG NGƯỜI CHÍNH PHỦ - THỰC TÂM VỚI NHỮNG LÝ TƯỞNG ẤY.

·         Những quyền này được ghi trong Hiến Pháp Việt Nam rằng: Công dân có quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền lập hội, và quyền biểu tình. Hiến Pháp Việt Nam đã ghi như vậy. Do đó, đây thực sự là một vấn đề cho tất cả chúng ta, mỗi nước cố gắng thường xuyên áp dụng những nguyên tắc này, đảm bảo rằng– chúng ta, những người trong chính phủ- thực tâm với những lý tưởng nói trên.
11/ Obama: In recent years, Vietnam has made some progress. Vietnam has committed to bringing its laws in line with its new constitution and with international normsUnder recently passed laws, the government willdisclose more of its budget and the public will have the right to access more information. And, as I said, Vietnam has committed to economic and labor reforms under the TPP. So these are all positive steps.
: [bỏ hẳn đoạn này]

PQT: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ. Việt nam đã cam kết sửa đổi luật pháp của mình cho phù hợp với hiến pháp mới của mình và với tiêu chuẩn quốc tế. theo luật vừa được thông qua, chính phủ sẽ tiết lộ nhiều hơn về ngân sách và công chúng sẽ có quyền truy cập thêm thông tin. Và, nh
ư tôi đã nói, Việt Nam đã cam kết cải cách kinh tế và lao động theo TPP. Đây là những bước tích cực.

·         Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ. Việt Nam đã cam kết sửa đổi luật pháp cho phù hợp với Hiến Pháp mới, và chuẩn mực quốc tế. Theo luật vừa được thông qua, chính phủ sẽ công khai nhiều hơn về ngân sách, và công chúng sẽ có quyền truy cập nhiều thông tin hơn. Và, như tôi đã nói, Việt Nam đã cam kết cải cách kinh tế và lao động theo hiệp ước TPP. Vậy là đã có những bước đi tích cực.

12/ Obama: When there is freedom of expression and freedom of speech, and when people can share ideas and access the Internet and social media without restriction, that fuels the innovation economies need to thrive. That's where new ideas happen. That's how a Facebook starts. That's how some of our greatest companies began-- because somebody had a new idea. It was different. And they were able to share it.
When there’s freedom of the press -- when journalists and bloggers are able to shine a light on injustice or abuse-- that holds officials accountable and builds public confidence that the system works.
When candidates can run for office and campaign  freely, and voters can choose their own leaders in free and fair elections, it makes the countries more stable, because citizens know that their voices count and that peaceful change is possible. And it brings new people into the system.

When there is freedom of religion, it not only allows people to fully express the love and compassion that are at the heart of all great religions, but it allows faith groups to serve their communities through schools and hospitals, and care for the poor and the vulnerable.
And when there is freedom of assembly -- when citizens are free to organize in civil society -- then countries can better address challenges that government sometimes cannot solve by itself. So it is my view that upholdingthese rights is not a threat to stability, but actually reinforces stability and is the foundation of progress.

: [bỏ hẳn đoạn này]

PQT:

Khi có tự do phát biểu và tự do ngôn luận, và khi mọi người có thể chia sẻ ý tưởng và truy cập internet và các phương tiện truyền thông xã hội không bị hạn chế, những cái đó sẽ là nhiên liệu mà nền kinh tế sáng tạo cần để phát triển. Đó là nơi những ý tưởng mới xảy ra. Đó là cách Facebook bắt đầu. Đó là cách mà một số công ty lớn nhất của chúng tôi đã bắt đầu - vì ai đó đã có một ý tưởng mới.  khác biệt. Và họ có thể chia sẻ nó.

Khi có tự do báo chí - khi các nhà báo và blogger có thể chiếu sáng những bất công và lạm dụng quyền lực –cái đó sẽ bắt các quan chức phải chịu trách nhiệm và xây dựng lòng tin của công chúng rằng guồng máy chạy tốt.

Khi các ứng cử viên có thể ứng cử và tranh cử tự do, và cử tri có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo của mình trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng, thì sẽ làm cho nước ổn định hơn, bởi vì người dân biết rằng tiếng nói của họ được tôn trọng và sự thay đổi hòa bình là có thể. Và  đem những người mới vào guồng máy [chính quyền].

Khi có tự do tôn giáo, không chỉ cho phép mọi người thể hiện đầy đủ tình yêu thương và lòng từ bi cốt yếu của tất cả các tôn giáo lớn, nhưng còn là cho phép các nhóm tôn giáo phục vụ cộng đồng của mình qua các trường học và bệnh viện, và chăm sóc cho người nghèo và người yếu thế. và khi có tự do hội họp - khi người dân được tự do tổ chức trong xã hội dân sự - thì quốc gia sẽ có thể đối phó tốt hơn những thách thức mà đôi khi chính quyền không thể tự mình giải quyết. Vì vậy, quan điểm của tôi là bảo vệ, khuyến khích các quyền này không đe dọa sự ổn định, mà lại thực sự củng cố sự ổn định và là nền tảng của sự tiến bộ.

·         Khi có tự do phát biểu, tự do ngôn luận, và khi mọi người có thể chia sẻ ý tưởng, có thể truy cập Internet và và các phương tiện truyền thông xã hội, mà không bị ngăn chặn- thì những điều đó sẽ là nhiên liệu cần cho sự phát triển nền kinh tế sáng tạo. Đó là nơi những ý tưởng mới xuất hiện. Đó là cách Facebook bắt đầu. Đó là cách mà một số công ty lớn nhất của chúng tôi bắt đầu- vì mỗi người đều có ý tưởng mới. Ý tưởng này rất khác biệt. Và họ có thể chia sẻ nó.

·         Khi có tự do báo chí -khi các nhà báo và blogger có thể soi rọi vào những bất công và lạm quyền – điều đó sẽ khiến các viên chức phải có ý thức trách nhiệm, và xây dựng được lòng tin trong công chúng rằng hệ thống vận hành tốt.

·         Khi các ứng cử viên có thể ứng cử và tranh cử tự do, có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo của mình thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng, thì điều đó làm cho đất nước vững bền hơn, bởi người dân biết tiếng nói của họ được quan tâm và sự biến chuyển ôn hòa là có thể được. Và điều đó sẽ đem đến cho hệ thống những nhân sự mới.
·         Khi có tự do tôn giáo, thì điều này không những cho phép mọi người thể hiện trọn vẹn tình yêu thương và lòng từ bi, vốn là cốt lõi của tất cả các tôn giáo lớn, mà còn cho phép các nhóm tín ngưỡng phục vụ cộng đồng của họ thông qua trường học và bệnh viện, chăm sóc cho người nghèo và người cô thế, dễ bị tổn thương.
·         Và khi có tự do hội họp- nghĩa là khi công dân được tự do thành lập nghiệp đoàn trong xã hội dân sự- thì quốc gia sẽ có thể ứng phó tốt hơn với những thách thức mà đôi khi chính quyền không thể tự mình giải quyết được.
·         Vì vậy, quan điểm của tôi là: việc gìn giữ bảo vệ các quyền nói trên không những không đe dọa sự ổn định, mà còn thực sự củng cố sự ổn định, và là nền tảng của tiến bộ.