Monday, December 8, 2014

Người Mỹ chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ chinh phục sao Hỏa


Bằng chứng cho nỗ lực chinh phục sao Hỏa của họ sẽ là chuyến bay thử nghiệm lần đầu tiên của phi thuyền Orion sẽ diễn ra vào sáng 4.12 (theo giờ của Mỹ). 
Hành trình bay của tàu Orion sẽ kéo dài 4,5 giờ và bay quanh trái đất 2 vòng ở cao độ 3.600 dặm so với bề mặt trái đất.
Đây là độ cao "đỉnh" nhất vì chưa có phi thuyền nào có thể bay ở độ cao tương tự trong vòng 40 năm qua. Chiều dài bay thử nghiệm của Orion cũng dài gấp 15 lần cột mốc các trạm không gian - trái đất.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay, không có bất cứ phi hành gia nào có mặt trên phi thuyền Orion trong chuyến bay thử nghiệm này.
William Hill, một quan chức cấp cao của NASA cho hay kế hoạch bay thử nghiệm Orion là dự án quan trọng nhất trong năm của NASA.
Do Orion có sứ mạng thâm nhập sâu vào khoảng không gian bên ngoài trái đất, nên thiết kế của Orion không giống với thiết kế của các mô-đun chở người và chở hàng mà các hãng Space X và Boeing từng làm. Các nhà khoa học kỳ vọng Orion có thể giúp con người khám phá những nơi mà họ chưa bao giờ có thể đến được trong quá khứ.
Kể từ khi Neil Amstrong đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969 và Eugene Cernan là người cuối cùng làm điều tương tự vào 1972, Cernan từng dự đoán con người sẽ đến sao Hỏa vào cuối thế kỷ 20. Nay ông thừa nhận dự báo của ông đã chậm trễ một chút. Và các nhà khoa học ở NASA hy vọng tàu Orion sẽ hiện thực hóa viễn cảnh con người chinh phục sao Hỏa của Cernan.
Là người đặt chân lên mặt trăng 42 năm về trước, Cernan từng tỏ ra chán chường với việc chương trình chinh phụ vũ trụ của Mỹ bị gián đoạn trong nhiều năm. Theo ông, không có lý do gì mà người Mỹ không thể chinh phục được sao Hỏa.
chinh phuc sao hoa
Phi hành gia Eugene Cernan là người cuối cùng lên mặt trăng vào 1972 . Ông từng dự đoán con người có thể chinh phục sao Hỏa vào cuối thế kỷ 20.
Tàu Orion là sản phẩm của chương trình vũ trụ do cựu Tổng Thống George W. Bush đứng ra điều hành. Chương trình này có tham vọng đưa người Mỹ trở lại với mặt trăng vào năm 2020. Tuy nhiên, khi ông Obama lên nhậm chức đãthay đổi mục tiêu chương trình.
Ông tuyên bố mục tiêu chinh phục của NASA vào năm 2020 phải là sao Hỏa vì người Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng từ lâu rồi.
Chỉ trong gần 10 năm kể từ khi hãng Lockheed nhận hợp đồng thiết kế phi thuyền Orion, NASA đã chi hơn 9 tỉ USD. NASA ước tính họ phải mất hơn 30 tỉ USD và 20 năm nữa để thực hiện được mục tiêu chinh phục sao Hỏa của Orion.
NASA cũng đang trong quá trình thiết kế một bệ phóng tên lửa để đưa Orion tiến sâu vào không gian. Tên lửa hạng nặng Delta IV sẽ được dùng để phóng tàu Orion trong cuộc chuyến bay thử nghiệm sẽ diễn ra vào thứ Năm tuần này.
Theo các nhà khoa học, Orion sẽ gặp vô vàn khó khăn trong chuyến hành trình đầu tiên của mình. Nó phải chống chọi lại với bức xạ không gian. Tàu phải chịu nhiệt độ cao, khoảng 4.000 độ F, trong lúc di chuyển với tốc độ 20.000 dặm một giờ.
Nếu mọi việc suôn sẻ, NASA sẽ thực hiện chuyến bay thứ hai của Orion vào năm 2018. Sớm nhất là năm 2021, Orion mới có thể lần đầu tiên chở người vào không gian, ông Mark Geyer, Giám đốc Chương Trình Orion của NASA cho biết.
 18:48 03-12-2014
Nguyễn Thị Quỳnh Như (theo Washington Post)

Vua tương lai nước Anh đến Mỹ lên án Trung Quốc

vua tuong lai nuoc Anh

Hoàng tử William hội đàm với Tổng thống Mỹ Obama
Hoàng tử William, vị Vua tương lai nước Anh đã có chuyến thăm cá nhân ngắn ngủi tại thủ đô Washington, DC, ngày 8.12 để gặp Tổng thống Mỹ Obama và có bài phát biểu tại Ngân hàng Thế giới kêu gọi dừng buôn bán động vật hoang dã.
Trong một cuộc trò chuyện ngắn giữa Tổng thống Obama và Hoàng tử William tại Nhà Trắng, hoàng tử đã tiết lộ rằng khi hoàng tử bé George chào đời ông đã mừng đến mức quên mất xem con của mình là trai hay gái.
"Tôi nhớ khi George đã được sinh ra, tôi quên xem con tôi là bé trai hay một bé gái. Do quá vui mừng mà tôi quên khuấy điều ấy. Thật ngạc nhiên nó là con trai ", ông nói đùa. Phát ngôn viên Kensington Palace tiết lộ Hoàng tử William đã tặng Tổng thống Mỹ một bức chân dung có chữ ký của mình và Kate. 
Những chi tiết này thể hiện sự quan hệ rất nồng ấm giữa Anh và Mỹ. Ông Obama và hoàng tử đã gặp nhau trước đây nhưng đây là lần đầu họ gặp nhau ở Mỹ. Lần cuối cùng hai người gặp nhau là tại lễ kỷ niệm lần thứ 70 của D-Day tại Normandy.
Vị Vua tương lai nước Anh cũng vừa phát biểu tại Ngân hàng Thế giới ngày 8.12 về nạn săn bắt động vật vật hoang dã và hợp tác quốc tế để ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã. 
"Theo quan điểm của tôi, một trong những hình thức tội phạm nguy hiểm nhất Thế giới ngày nay là việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp", ông nói đồng thời cảnh báo Trung Quốc là đầu mối khiến động vật hoang dã bị săn bắt.   
'Một số loài nguy cấp hiện nay có giá trị cao hơn vàng, làm cho các nỗ lực ngăn chặn việc buôn bán động vật hoang dã trở nên khó khăn hơn. Ví dụ, theo một số báo cáo, ở Trung Quốc,  giá bán ngà voi đã tăng từ  5 USD lên 2.100 USD trong 25 năm qua. Điều đó khiến cho nạn săn bắt gia tăng".
Báo Anh cũng chú ý chi tiết Công nương Kate Middleton đang mang bầu nhưng cũng gắng theo chồng tới Mỹ. Chính vì vạy, nhiều biện pháp đảm bảo y tế cho hoàng hậu tương lai nước Anh cũng được thiết lập khi cô đi thăm New York.
Công nương đến thăm Trung tâm phát triển trẻ em Northside trong khu phố Harlem của thành phố New York sáng 8.12, một xe cứu thương đã được nhìn thấy kè kè ở những nơi cô đến như là một biện pháp phòng ngừa.
  • 08:20 09-12-2014

  • Thiên Hà (theo Daily mail)

Việt Nam có môi trường gây viêm phổi cao trên thế giới

viem phoi

Việt Nam là 1 trong 15 quốc gia chiếm 75% về gánh nặng viêm phổi trên toàn thế giới - Ảnh minh họa
Việt Nam là 1 trong 15 quốc gia có môi trường lây nhiễm viêm phổi rất cao.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM đã cho biết như trên tại hội thảo “Giải pháp bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh do phế cầu” chiều 7.12.
Theo bác sĩ Khanh, điều đáng lo ngại hiện nay, các bệnh do phế cầu, trong đó có viêm phổi đang ngày càng gia tăng mức độ đề kháng với các loại kháng sinh, gây khó khăn cho điều trị, tạo áp lực gánh nặng lên ngành y tế và toàn xã hội.
Do đó, bác sĩ Khanh kiến nghị, ngành y tế cần phải xây dựng sự đáp ứng tốt trong miễn dịch của cộng đồng, giảm thiểu những ca nhập viện, hạn chế sự gia tăng của đề kháng kháng sinh. 
"Chủng ngừa cho trẻ từ sớm là giải pháp hiệu quả để bảo vệ cho trẻ khỏi các bệnh do phế cầu", bác sĩ Khanh nói.
Hiện nay, nhiễm phế cầu có thể gây ra những bệnh nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng như: viêm màng não (viêm hoặc sưng phù màng bao bọc quanh não), viêm phổi (nhiễm trùng đường hô hấp) và nhiễm trùng huyết (có vi khuẩn bất thường trong máu)… đến những bệnh ít nghiêm trọng hơn, nhưng thường mắc phải nhiều hơn như viêm xoang, viêm tai giữa.

05:44 09-12-2014

Hồ Quang

Đừng bỏ con mẹ ơi!

Dung bo con me oi

Một trong hai bé bị mẹ tiêm thuốc diệt cỏ vào người đã tử vong
Đừng bỏ con mẹ ơi! Đó là ca từ một bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Quốc Việt, nói thay cho những sinh linh sớm bị vứt bỏ vì nạn phá thai quá nhiều.
Nhưng còn đau đớn hơn là những trường hợp ba mẹ sinh ra con, nuôi con chưa thành người thì bỏ rơi con giữa chợ đời, thậm chí có trường hợp công an đang điều tra về việc nghi phạm tiêm thuốc diệt cỏ vào hai con nhỏ tuổi của mình, làm bé 2 tuổi tử vong là mẹ ruột của hai bé. 
Những tin tức như vậy liên tiếp trong những ngày gần đây gây nên quan ngại thật sự về quyền được sống trong gia đình của trẻ em. Khi mà cơ quan chức năng không làm gì được cho đến khi hậu quả xảy ra.
Dung bo con me oi
Đừng bỏ con mẹ ơi! 
Một bé trai 2 tuổi, khôi ngô kháu khỉnh bị bỏ rơi trên taxi như một đồ không còn cần thiết và bé hiện đang được UBND P.1, Q.8 tạm chăm sóc. Vào ngày 3.12 có người đàn ông tên Liêm ở Gò Vấp tự nhận là người thân đã nuôi bé trai này từ nhỏ. 
Bé có tên là Bo, cháu vợ ông Liêm, ba mẹ Bo kinh tế khó khăn nên cho vợ chồng ông nuôi từ khi mới sinh ra đời. Vừa rồi do mổ mắt nên ông Liêm gửi cho người thân ở Bà Rịa-Vũng Tàu giữ giùm nhưng không hiểu sao bị bỏ rơi trên taxi. Tuy nhiên ông Liêm không có bất cứ giấy tờ gì của cháu bé.
Ông Liêm nói mình chưa làm giấy khai sinh. Như vậy cho đến giờ cháu bé bị bỏ rơi trên taxi vẫn là một người vô danh vô tính, chúng ta tạm gọi đó là Baby Taxi.
Câu chuyện về Baby Taxi xảy ra cùng lúc với việc trưa 3.12 bé Huỳnh Quốc Em, 2 tuổi bị nhiễm thuốc diệt cỏ paraquat do tiêm đã tử vong tại BV Nhi Đồng 1, TP.HCM. Anh của bé là Huỳnh Văn Quốc 7 tuổi cũng bị tương tự, sau khi được điều trị đã tỉnh táo, tiếp xúc với xung quanh được. Chính Quốc cho biết mẹ 2 bé đã dẫn 2 bé ra vườn cao su đánh và lấy vật nhọn chích vào tay. Hiện công an đang điều tra làm rõ. Được biết ba mẹ của hai bé đang trong tình trạng bất hòa, có đánh nhau, người vợ mang hai con về Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu sống còn chồng thì ở An Giang.
Như vậy có người đã tiêm thuốc diệt cỏ vào hai bé, phù hợp với kết quả xét nghiệm độc chất trong máu và nước tiểu. Kết quả khám lâm sàng cho thấy ở vai, mông hai bé có vết chích bị hoại tử, phù hợp với lời khai của người thân bệnh nhi và bé Quốc. Thật kinh khủng!
Những trường hợp trẻ em bị bạo hành, ngược đãi, bỏ rơi, thậm chí bị người thân dự mưu giết chết… cơ quan chức năng hầu như không thể ngăn chặn được vì nó xảy ra trong phạm vi gia đình, các bé còn nhỏ không tự bảo vệ được mình và cũng không thể tố cáo. Mọi người chỉ biết khi hậu quả đã xảy ra.
Xã hội đau đớn vì bất lực trước các trường hợp như vậy. Tại TP.HCM và một số địa phương đã xuất hiện một số tổ chức, cá nhân làm công việc thiện nguyện nhằm giảm bớt tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, ngược đãi… bằng hình thức giúp các bà mẹ đơn thân giữ thai, sinh bé và nuôi dưỡng chăm sóc bé… trước khi có các quyết định tiếp theo về tương lai của bé như bà mẹ tiếp tục nuôi, cho con nuôi hay đưa vào trung tâm bảo trợ trẻ em.
Theo một người đang làm việc này thì thường bà mẹ sẽ nuôi bé luôn mà ít khi cho bé làm con nuôi hoặc vào trung tâm, giai đoạn dễ làm cho bà mẹ sai lầm dẫn tới bỏ rơi bé là khi mới mang thai hoặc mới sinh con. Nếu được tư vấn, giúp đở tích cực trong giai đoạn này thì người mẹ sẽ vượt qua sự khủng hoảng thông thường và đủ nghị lực để nuôi dưỡng con mình.
Nhưng những cá nhân, tổ chức thiện nguyện ấy dù rất tích cực nhưng vẫn thiếu nguồn lực so với thực tế trẻ em bị bỏ rơi, bạo hành, ngược đãi, thậm chi bị dự mưu giết chết từ người thân như chúng ta đã thấy từ vụ 2 bé thuốc diệt cỏ và Baby Taxi. 
Do đó, cần có những hoạt động chuyên nghiệp hơn từ phía cơ quan chức năng, tổ chức xã hội về vấn đề này.
08:32 09-12-2014
Hoàng Linh

Nguyên nhân thực đằng sau việc trấn áp các blogger?

Kính Hoà, phóng viên RFA 2014-12-08Blogger Nguyễn Quang Lập và blogger Hồng Lê Thọ
Blogger Nguyễn Quang Lập và blogger Hồng Lê Thọ-RFA screen capture
Trong một tuần lễ có đến hai blogger bị bắt giữ, mà hai người này lại là những người có ý kiến phản biện ôn hòa trên trang blog của họ. Câu hỏi nhiều người đặt ra lúc này là nguyên nhân thực đằng sau việc bắt bớ này. Sau đây là ghi nhận ý kiến các blogger Việt nam trong và ngoài nước về chuyện này.
Sự đấu đá nội bộ?
Cựu nhà báo, blogger Huỳnh Ngọc Chênh dẫn lời bình luận từ cổng thông tin điện tử của bộ Công an nói rằng blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập làm chia rẽ nội bộ bằng cách chê bay Tổng bí thư và khen Chủ tịch nước, từ đó ông Huỳnh Ngọc Chênh đặt giả thuyết:
Có thể là ổng bị bắt là do nội bộ của họ có vấn đề với nhau, cho nên ông Lập bị nghi ngờ là đứng ở phe này đấu đá phe kia.”
Đây cũng là ý kiến của nhà Nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho rằng việc bắt bớ này diễn ra trước thềm đại hội trung ương đảng, và ông Hồng Lê Thọ bị liên can.
Nhà báo tự do Phạm chí Dũng cũng có phần nghiêng về giả thuyết này, và ông cũng nhắc lại trường hợp hai blogger trước đây bị bắt là Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất:
Tôi không cho việc bắt giữ hai blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập vừa qua là một cú ra đòn trực tiếp đánh vào giới dân chủ việt Nam. Điều này cũng giống như là một năm trước khi mà người ta bắt giữ hai blogger Phạm Viết đào và Trương Duy Nhất, cũng có nhiều dư luận đồn đoán chuyện dân chủ Viêt Nam bị đàn áp. Thực chất không phải như vậy, mà vì một lý do khác. Lần này tôi cho cũng thế, mặc dù hoàn cảnh hai blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập khá là khác biệt. Nhưng mà thực chất đây chỉ là những vấn đề liên quan đến một số cá nhân cầm quyền và phần nào đó ẩn chứa những động thái nội bộ giữa các chính khách với nhau.
Mặc dù hoàn cảnh hai blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập khá là khác biệt. Nhưng mà thực chất đây chỉ là những vấn đề liên quan đến một số cá nhân cầm quyền và phần nào đó ẩn chứa những động thái nội bộ giữa các chính khách với nhau
Nhà báo tự do Phạm chí Dũng
Blogger Nguyễn Lân Thắng cũng ngạc nhiên về hai trường hợp bắt bớ này vì ông cho rằng sự phê bình hay chỉ trích chính phủ của hai ông Thọ và Lập đều rất ôn hòa, do đó theo ông Thắng thì nguyên nhân nằm ở chổ khác:
Tôi nghĩ rằng đây là một thủ đoạn chính trị, vừa làm gây sốc đối với các blogger và giới bất đồng chính kiến, đồng thời tạo ra một vấn đề thu hút dư luận quên đi những vẫn đề căng thẳng trước đại hội đảng.”
Cùng có suy nghĩ rằng chuyện bắt bớ hai blogger là do thời điểm trước đại hội trung ương đảng còn có hai blogger Đoan Trang và Điếu Cày. Hai blogger này trong một cuộc phỏng vấn với báo Người Việt tại Nam California sau khi ông Lập bị bắt, nói rằng blog của ông Lập thu hút nhiều người đọc, hình thành các nhóm liên kết với nhau, và nhà cầm quyền phải dập tắt.
Con tin chính trị hay sự khẳng định sức mạnh cầm quyền?
Bên cạnh nghi ngờ rằng có chuyện đấu đá nội bộ giữa các phe phái khác nhau trước thềm đại hội đảng, giới bất đồng chính kiến cũng đồn đoán rằng việc bắt giữ này của nhà cầm quyền Việt nam là để có cái để trao đổi với các quốc gia phương Tây mà Việt nam cần. Những đồn đoán này là có nguyên nhân từ những lần thả tù chính trị trước đây thường là trùng hợp với một chuyến thăm ngoại giao nào đó, hay một cuộc thương thảo thương mại, kinh tế, quốc phòng nào đó giữa Việt nam và các quốc gia phương Tây.
Nhưng ông Huỳnh Ngọc Chênh thì không đồng ý rằng đó là nguyên nhân của việc bắt bớ lần này, ông nói:
Tôi nghĩ rằng đây là một thủ đoạn chính trị, vừa làm gây sốc đối với các blogger và giới bất đồng chính kiến, đồng thời tạo ra một vấn đề thu hút dư luận quên đi những vẫn đề căng thẳng trước đại hội đảng
Blogger Nguyễn Lân Thắng
Tôi thì tôi không nghĩ vậy, họ bắt là có thể có một chủ trương mới nào đó, họ thấy cần phải uốn nắn, cần phải hạn chế quyền tự do ngôn luận, hạn chế sự phản biện của xã hội, cho nên họ nhắm một số người nào đó để mà bắt.”
Ngay sau khi Giáo sư Hồng Lê Thọ bị bắt thì một người bạn thân của ông là nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cũng nói với chúng tôi là ông ngờ rằng việc phản biện của giới trí thức Việt nam đã làm cho giới cầm quyền không hài lòng.
Blogger Mẹ Nấm thì nói là sự phản biện chưa bao giờ có ở Việt nam, ít nhất là trên phương diện chính thức. Cô cũng cho rằng sự lo ngại người dân sẽ bị những ảnh hưởng bởi những trang blog và mạng xã hội nên có xảy ra trấn áp.
Nói về thái độ của nhà cầm quyền Việt nam trước những vấn đề như tự do ngôn luận và quyền con người, blogger Mẹ Nấm nói tiếp:
Tôi thấy rằng chuyện bắt liên tiếp hai blogger cho thấy rằng những blogger Việt nam chúng tôi phản ứng chưa đủ mạnh cho nên nhà nước cứ bắt giữ các blogger mà không quan tâm đến sự quan ngại hay sự bày tỏ của chúng tôi. Về phía ngoại giao của nhà nước thì tôi thấy rằng họ đang chứng tỏ cho thấy rằng quyền tự do ngôn luận là một thứ xa xỉ, nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân hay nhà nước, thì họ sẳn sàng bắt những người bất đồng chính kiến thể hiện chính kiến một cách ôn hòa.”
Tôi thì tôi không nghĩ vậy, họ bắt là có thể có một chủ trương mới nào đó, họ thấy cần phải uốn nắn, cần phải hạn chế quyền tự do ngôn luận, hạn chế sự phản biện của xã hội, cho nên họ nhắm một số người nào đó để mà bắt
ông Huỳnh Ngọc Chênh
Trả lời câu hỏi liệu việc bắt bớ này có làm chùn bước các blogger đang dấn thân đấu tranh cho tự do ngôn luận hay không, blogger Mẹ Nấm nói rằng những người phản biện sẽ không chùn bước. Ông Huỳnh Ngọc Chênh thì nói là có thể cũng có những blogger chùn bước nhưng nhìn chung thì số đông phản ứng mạnh hơn mà không sọ hãi.
Blogger Nguyễn Văn Thạnh cũng đồng ý với nhận định này:
Nó cũng có tác động đối đáng kể với một số người, những người chưa đủ nhiệt tâm có thể cảm thấy bất an và dừng công việc của mình. Nhưng những người có cam kết mạnh mẽ hơn đối với lý tưởng sống của mình thì họ thấy cũng bình thường thôi.”
Đây cũng là điều mà blogger Nguyễn Lân Thắng phát biểu với chúng tôi:
Nếu mà sợ thì chúng tôi đã không làm việc này. Còn chuyện họ bắt ai, bắt như thế nào, họ toan tính điều gì, … thì chuyện đó nó kinh khủng đó, nhưng mà nó đã nằm trong dự tính của chúng tôi khi chúng tôi làm chuyện này.”
Nhà nước làm cái đó là không đúng, vì nếu như có những cuộc phản biện ôn hòa như thế thì cũng giống như mình có cái gương, mình xem chổ nào cái mặt mình nó bị lọ lem thì mình sửa, đằng này mình lại đập cái gương đi
Giáo sư Nguyễn Thế Hùng
Nói về sự phản biện xã hội, Giáo sư Nguyễn Thế Hùng, người tham gia điều hành trang mạng Bauxite Vietnam với nhiều hoạt động phản biện chính trị xã hội mạnh mẽ, khi được hỏi liệu thời gian sắp tới việc phản biện sẽ trở nên khó khăn hơn hay không thì ông nói là đối với nhà nước Việt nam thì rất khó đoán chuyện này, và ông nói thêm:
Nhà nước làm cái đó là không đúng, vì nếu như có những cuộc phản biện ôn hòa như thế thì cũng giống như mình có cái gương, mình xem chổ nào cái mặt mình nó bị lọ lem thì mình sửa, đằng này mình lại đập cái gương đi.”
Một nhà quan sát nước ngoài rất quan tâm đến Việt nam là giáo sư Jonathan London giảng dạy tại Đại học thành thị Hồng Kong cũng nói rằng chuyện bắt bớ vừa qua là không tốt
Tôi thấy là hơi tiếc vì trong một thời gian nhiều người chờ đợi những tiến bộ về mặt nhân quyền ở Việt nam mà có những sự kiện như thế này thì đáng lo. Tôi hy vọng là cả hai người sẽ được thả trong thời gian ngắn để Việt Nam thực sự bước vào một giai đoạn mới, bởi vì cứ có những chuyện như thế này thì rất khó để quan hệ chiến lược của Việt nam sẽ phát triển mạnh.”
Ý kiến của Giáo sư London cũng là hy vọng của nhiều blogger, nhà báo Việt nam về tự do ngôn luận và quyền con người trong tương lai, trong đó có nhà báo Phạm Chí Dũng. Ông nói rằng ông hy vọng sẽ không còn có người nào bị bắt nữa trong thời gian tới trước đại hội trung ương đảng cộng sản Việt nam.

Vụ án Ngô thanh Kiều: Luật sư bào chữa bị hăm dọa

 Gia Minh, biên tập viên RFA 2014-12-08
Gia đình Ngô Thanh Kiều cùng luật sư Võ An Đôn (bên trái) bảo vệ quyền lợi cho ông Kiều đến tòa
Gia đình Ngô Thanh Kiều cùng luật sư Võ An Đôn (bên trái) bảo vệ quyền lợi cho ông Kiều đến tòa- Photo Duy Thanh/TT
Tình trạng người công khai lên tiếng cho công lý và sự thật tại Việt Nam bị sách nhiễu, ám hại hiện xảy ra khá nhiều tại Việt Nam. Một trường hợp đang được dư luận quan tâm lên tiếng là của luật sư Võ An Đôn, người bào chữa trong vụ án nạn nhân Ngô Thanh Kiều bị năm công an thành phố Tùy Hòa dùng nhục hình đánh chết trong quá trình điều tra.
Ông này bị cơ quan liên ngành tỉnh Phú Yên đề nghị tước chứng chỉ hành nghề luật sư; ngay sau đó có thư kêu gọi ký tên ủng hộ vị luật sư này được công khai trên mạng.
Gia Minh hỏi chuyện luật sư Võ An Đôn về vấn đề liên quan bản thân ông như thế. Trước hết ông cho biết.
Luật sư Võ An Đôn: Vào ngày 20 tháng 11 năm 2014, liên ngành Công an, Viện Kiểm sát và thành phố Tuy Hòa có công văn đề nghị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên và Sở Tư Pháp tỉnh Phú Yên thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của tôi vì cho rằng tôi trong quá trình tham gia tố tụng cho bị hại Ngô Thanh Kiều trong vụ án 5 công an dùng nhục hình tại phiên tòa sơ thẩm đã có nhiều lời lẽ xúc phạm đến các bị cáo đồng thời lãnh đạo của các cơ quan nội chính, tư pháp tại tỉnh Phú Yên. Hơn nữa sau phiên tòa sơ thẩm tôi có nhiều trả lời phỏng vấn của các đài, báo nước ngoài tạo thành điểm nóng, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự xã hội tại địa phương cho nên với những lý do đó liên ngành Công an, Viện Kiểm sát, Thành phố Tuy Hòa đã ra công văn đề nghị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên và Sở Tư Pháp tỉnh Phú Yên thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư đối với tôi.
Gia Minh: Là người trong cuộc với những cáo buộc như vậy, luật sư thấy việc nói là dùng lời lẽ xúc phạm và trả lời các đài, báo nước ngoài gây tình hình bất ổn, tạo thành điểm nóng ở địa phương có chính xác không?
Luật sư Võ An Đôn: Khi tôi nhận được công văn này mà Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên cho tôi biết, tôi quá bất ngờ và bức xúc bởi vì nội dung công văn này mang tính qui chụp vì những vấn đề nêu trong công văn không đúng với tôi. Thứ nhất tôi không bao giờ, không có lời lẽ nào xúc phạm đến các vị lãnh đạo trong các cơ quan nội chính của tỉnh; cũng như việc tôi trả lời trên các phương tiện thông tin đại chúng đài nước ngoài, những thông tin đó hoàn toàn đúng sự thật. Điều mà liên ngành nói là không có căn cứ, là sự qui chụp.
Gia Minh: Như luật sư nói đó là những điều qui chụp, thì luật sư sẽ có những biện pháp gì để bảo vệ bản thân trước những qui chụp như thế?
Luật sư Võ An Đôn: Cho đến thời điểm này, Đoàn Luật sư chỉ thông báo cho tôi bằng miệng nói là Liên ngành Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án thành phố Tuy Hòa có công văn đề nghị Đoàn Luật sư và Sở Tư Pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư đối với tôi thôi chứ chưa có giấy mời cụ thể nào mời tôi đến làm việc. Nên tôi chưa biết sắp đến Đoàn Luật sư và Sở Tư Pháp sẽ mời tôi đến giải trình như thế nào thì tôi chưa biết, nhưng hiện tại tôi rất bất bình với công văn đó, vì công văn đó đã ảnh hưởng, xúc phạm đến uy tín, nhân phẩm người luật sư chúng tôi.
Gia Minh: Hẳn nhiên luật sư đã chuẩn bị tư thế sẵn sàng?
Luật sư Võ An Đôn: Riêng bản thân tôi đã chuẩn bị tư thế sẵn sàng rồi vì nội dung nêu trong công văn không đúng sự thật, không có chứng cứ nào để buộc tôi như công văn đã nêu bởi vì thứ nhất tôi không xúc phạm bất kỳ vị lãnh đạo nào của các cơ quan nội các của tỉnh Phú Yên vì những lời tôi nói là sự thật để bảo vệ công lý xã hội. Thứ hai cho rằng tôi phát biểu trên các đài-báo nước ngoài tạo thành điểm nóng, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị tại địa phương hoàn toàn không có căn cứ bởi vì việc trả lời của tôi hoàn toàn đúng sự thật. Việc cho rằng tôi có nhiều bài viết, bài phát biểu trên mạng Internet là không có vì từ trước đến nay tôi chưa hề có bài viết nào trên Internet hết. Liên ngành Công an- Viện Kiểm Sát- Tòa án thành phố (Tuy Hòa) cho rằng tôi có chơi facebook, đăng bài, có dự hội thảo trong nước- ngoài nước đều hoàn toàn không có.
Gia Minh: Luật sư có thể đánh giá vì sao chuyện này lại xảy ra đối với bản thân luật sư?
Luật sư Võ An Đôn: Theo đánh giá của tôi thì việc liên ngành Công an- Viện Kiểm sát- Tòa án Thành phố ra công văn kiến nghị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên và Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư đối với tôi thứ nhất là để trả đũa việc vừa rôi tôi tham gia bào chữa cho bị hại Ngô Thanh Kiều, làm sáng tỏ vụ án 5 công an dùng nhục hình. Thứ hai điều lớn nhất là tước quyền bào chữa- bảo vệ của tôi tại phiên tòa sắp tới vì hiện nay vụ án này xét xử rồi mà còn rất nhiều điểu uẩn khuất, không đúng pháp luật nên sợ tôi tham gia sẽ làm cho vụ án không được như mong muốn của các cơ quan chỉ đạo … Mục đích họ muốn loại tôi ra khỏi việc bào chữa cho bị hại Ngô Thanh Kiều.
Gia Minh: Trước đây luật sư từng làm trong các cơ quan công quyền của tỉnh Phú Yên và sau này mới sang làm luật sư, qua những diễn tiến và theo như luật sư là người ta muốn loại luật sư ra; nhưng luật pháp Việt Nam có thể ngăn ngừa việc người ta muốn thực hiện với luật sư không?
Luật sư Võ An Đôn: Theo kinh nghiệm của tôi trong thời gian làm cho Nhà nước thì trước khi cơ quan liên ngành ra công văn như thế là có sự chỉ đạo của cấp tỉnh, đặc biệt bên cơ quan đảng chỉ đạo cho cơ quan nội chính ra văn bản này, chứ ba cơ quan liên ngành như vừa nên bản thân họ không dám ra (công văn) đó đâu. Thứ hai để gây khó khăn không để tôi tham gia phiên tòa sắp tới nhưng khó thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của tôi lắm vì theo luật, việc Bộ Tư Pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho tôi, muốn tước phải có vi phạm kỷ luật nào đó và đề nghị đoàn luật sư hay liên đoàn can thiệp, kiểm điểm, khiển trách. Đây là một qui trình phức tạp mới có thể thu hồi chứng chỉ hành nghề của tôi được, chứ không thì không thể thu hồi được.
Gia Minh: Trong tình hình Việt Nam hiện nay và có nhiều sự việc xảy ra, về mặt luật pháp thì như thế nhưng người ta có thể sử dụng mọi thủ thuật, có thể nói là cả thủ đoạn, để đạt được mục tiêu không?
Luật sư Võ An Đôn: Theo cảm nhận của tôi và thực tế xã hội thì người ta có thể làm mọi thứ để đạt được mục đích, có thể qui chụp, có thể tạo cớ để mà bắt giam …; họ có hằng ngàn cớ, hàng ngàn cách nhưng riêng tôi không sợ vì mình làm đúng. Còn việc xảy ra trong tương lai đối với tôi thì (họ) có hằng ngàn cách mà tôi không thể biết được.
Gia Minh: Cám ơn Luật sư.

Con đường của Tân đại sứ Mỹ sẽ không trải đầy hoa hồng Việt Hà, phóng viên RFA 2014-12-08

Untitled-1.jpg
Tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius-Video captured
Cuối năm 2014, Việt Nam chuẩn bị đón chào vị tân đại sứ Hoa Kỳ mới vừa được Quốc hội Mỹ phê chuẩn việc bổ nhiệm vào tháng 11 vừa qua. Tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius sẽ đến Việt Nam giữa lúc có nhiều những thay đổi tích cực trong quan hệ hai nước nhưng đồng thời ông cũng sẽ phải đối mặt với những tin tức không mấy tốt đẹp về vấn đề nhân quyền ở đất nước mà ông yêu mến và đã từng có thời gian làm đại diện ngoại giao của Mỹ trước kia.
Trong đoạn video dài gần 2 phút được đưa lên internet vào đầu tháng 12 vừa qua, vị tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói rằng việc ông được bổ nhiệm trở thành đại sứ Mỹ ở Việt Nam đã biến ước mơ của ông trở thành hiện thực và ông mong muốn trong cương vị mới của mình ông sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Đoạn băng ngắn ngủi nhưng chưa đựng thông điệp về mong muốn không của chỉ một cá nhân vị tân đại sứ mà còn của cả chính phủ Mỹ đối với Việt Nam. Đó là nước Mỹ muốn thấy một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và tôn trọng nhân quyền, là người bạn đồng hành không thể thiếu được của Hoa Kỳ.
Những lý do để lạc quan
Tân đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius có thể có nhiều lý do để lạc quan về nhiệm kỳ sắp tới của ông tại Việt Nam. Chỉ cách đây hơn 1 năm, Việt Nam và Hoa Kỳ đã nâng tầm quan hệ hai nước lên thành hợp tác đối tác toàn diện, một bước tiến dài sau hơn 30 năm kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc.
Không những thế, vào đầu tháng 10 vừa qua, Mỹ cũng tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam như một nhìn nhận về những tiến bộ nhất định trong vấn đề cải thiện nhân quyền ở Việt Nam và để đáp ứng quyền lợi về an ninh chiến lược của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương. Chính vị tân đại sứ Mỹ là người đã tích cực ủng hộ việc dỡ bỏ này. Trong buổi điều trần trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ vào 18 tháng 6, ông Ted Osius nói rằng Việt Nam đã có tiến bộ trong một vài lĩnh vực như quyền của người lao động, chăm sóc người khuyết tật, cho phép không gian rộng mở hơn đối với xã hội dân sự và vấn đề tự do tôn giáo. Ông nhìn nhận dù những tiến bộ này còn khiêm tốn nhưng đã đến lúc Mỹ phải xem xét lại lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Ông cũng cho rằng đây là một cơ hội để Hoa Kỳ thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền.
Nhận xét về những thuận lợi trước mắt của tân đại sứ Mỹ, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cho biết:
Chắc chắn là cũng có những thuận lợi với ông Ted Osius vì dù sao thì ông cũng tới Việt Nam vào năm 2014 chứ không phải 2012 tại vì nếu ông tới Việt Nam vào năm 2012 thì lúc đó đàm phán Việt Mỹ về vấn đề nhân quyền vẫn chưa được diễn ra và phải đến tháng 4 năm 2013 mới bắt đầu có một số tín hiệu nào đó.
Đối thoại nhân quyền giữa hai nước được bắt đầu thực hiện từ năm 2006 nhưng vào năm 2012 bị chững lại một thời gian do tình hình nhân quyền xấu đi tại Việt Nam.
Trong đoạn video chào người dân Việt Nam, vị tân đại sứ cũng nói đến mong muốn thúc đẩy mối quan hệ toàn diện giữa hai nước thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, hợp tác trong lĩnh vực y tế và môi trường. Đây cũng có thể coi là những lĩnh vực hợp tác mạnh giữa hai nước. Theo báo cáo mới đây của Viện giáo dục quốc tế và Bộ Ngoại giao Mỹ, số du học sinh Việt Nam tại Mỹ trong năm 2014 là hơn 16 ngàn người, tăng 3% so với năm trước đó. Việt Nam hiện là nước nằm trong số 10 nước có du học sinh đông nhất tại Mỹ. Hoa Kỳ cũng là nước nhiều năm qua hỗ trợ Việt Nam trong các chương trình y tế, đặc biệt là chương trình phòng chống HIV/AIDS. Trong lĩnh vực môi trường, Hoa Kỳ mới đây cũng đã cam kết một khoản viện trợ 17 triệu đô la cho Việt Nam dành cho chương trình thích nghi và biến đổi khí hậu.
Con đường đầy chông gai?
Nhưng con đường trước mắt của vị tân đại sứ cũng không hẳn đã trải đầy hoa hồng mà còn có thể có nhiều chông gai, theo như lời bình luận của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng. Theo nhà báo này việc ông Ted Osius đến Việt Nam giữa lúc chính quyền Việt Nam vừa bắt giữ hai blogger nổi tiếng và ra tay đàn áp những hoạt động của giới dân chủ trong nước nhân ngày quốc tế nhân quyền ngày 10 tháng 12 đã tạo ra những thách thức không nhỏ cho vị tân đại sứ.
Có lẽ là một thách thức còn lớn hơn so với đại sứ cũ tới Việt Nam vì thời điểm đại sứ cũ đến thì chưa xảy ra những vụ bắt bớ các blogger như thế này và cũng chưa tới cái ngày quốc tế nhân quyền đang bị ngăn cản. Cho nên việc Ted Osius đến Việt Nam vừa nhận nhiệm sở và chuẩn bị trình quốc thư thì tôi cho đó là một thách thức lớn với ông Ted Osius vì có nhiều vấn đề ông phải giải quyết ở Việt Nam, mặc dù trước khi ông tới Việt Nam thì ông có vẻ lạc quan. Ông đã ra quốc hội và đề nghị giảm hạn chế bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Có lẽ cần phải có thời gian…. Khi ông đến Việt Nam thì tôi nghĩ là ông sẽ có thời gian suy nghĩ lại đặc biệt là về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Có lẽ là một thách thức còn lớn hơn so với đại sứ cũ tới Việt Nam vì thời điểm đại sứ cũ đến thì chưa xảy ra những vụ bắt bớ các blogger như thế này và cũng chưa tới cái ngày quốc tế nhân quyền đang bị ngăn cản.
- Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng 
Chỉ trong vòng một tuần qua, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ hai blogger nổi tiếng là Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập.
Báo cáo về tự do internet mới đây của tổ chức Freedom House đánh giá Việt Nam vẫn là nước không có tự do internet. Báo cáo cho biết chính quyền Việt Nam đã bắt giữ gấp đôi con số người dùng internet trong vòng 3 năm qua tính đến năm 2014 và thậm chí bỏ tù nhiều blogger hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Theo báo cáo, Việt Nam đã áp dụng các nghị định 72 và 174 để hạn chế tiếp cận internet, và áp dụng điều 258 của luật hình sự, một điều luật mù mờ về lạm dụng quyền tự do xâm phạm lợi ích hợp pháp của nhà nước và cá nhân, để bỏ tù các bloggers.
Blogger Hoàng Vi, thành viên của mạng lưới blogger Việt Nam, người đã từng nhiều lần tiếp xúc với đại diện ngoại giao Mỹ tại Việt Nam cho rằng mặc dù Mỹ đã gây áp lực lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền nhưng những thay đổi vẫn chưa đáng kể.
Em thấy vừa rồi Mỹ đã có những áp lực lên Việt Nam, buộc họ phải thay đổi một số thứ nhưng tuy nhiên vấn đề thay đổi ở Việt Nam chỉ để đáp ứng những cái thỏa thuận ngoại giao với Mỹ thôi chứ vấn đề đàn áp nhân quyền vẫn không thay đổi, có nghĩa là họ sẽ đem tù nhân lương tâm ra để trao đổi với phía Mỹ và các quốc gia khác. Sau đó họ lại đi đường khác và bắt nhiều người khác.
Không những thế, trong lĩnh vực kinh tế, đàm phán về hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên thái Bình Dương TPP giữa hai nước cũng chưa phải đã suôn sẻ dù lãnh đạo hai nước đều mong muốn sớm hoàn tất việc ký kết hiệp định này. Hôm 23 tháng 10 vừa qua, 8 dân biểu Mỹ đã có thư gửi đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman, người phụ trách đàm phán TPP với Việt Nam, thúc giục chính phủ Hoa Kỳ gắn vấn đề nhân quyền vào việc ký kết TPP với Việt Nam.
Vị tân đại sứ có thể có nhiều lạc quan về nhiệm kỳ sắp tới dựa vào kinh nghiệm đã từng phục vụ tại Việt Nam từ những năm đầu hai nước đặt nền tảng quan hệ ngoại giao của ông, cũng như những gì đã diễn ra trong quan hệ hai nước. Nhưng ông sẽ làm gì trước những khó khăn không nhỏ trong vòng 3 năm tới thì vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với nhiều người.

Trung Quốc: 'Tòa Trọng Tài về Luật Biển vô năng'

BẮC KINH (NV) - Ngoài tuyên bố vừa kể, một viên chức của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc còn nhận định, vụ Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng Tài về Luật Biển chỉ nhằm gây áp lực chính trị lên Trung Quốc.

Ðầu năm ngoái, Philippines khởi kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng Tài về Luật Biển, sau khi Trung Quốc cưỡng đoạt bãi Scarborough thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Philippines yêu cầu Tòa Trọng Tài về Luật Biển phán xét yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Ðông sau khi Trung Quốc đòi chủ quyền khoảng 80% diện tích biển Ðông, theo một bản đồ do Trung Quốc tự vẽ. Cho đến nay, các thủ tục tố tụng vẫn đang được thực hiện theo qui định của luật pháp quốc tế.


Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tập trận tác chiến biển trên Biển Ðông mỗi dịp đầu năm, răn đe các nước láng giềng. (Hình: báo Nhân Dân TQ)

Hồi đầu tháng 6, Tòa Trọng Tài về Luật Biển từng có thông báo yêu cầu Trung Quốc phải nộp hồ sơ phản biện trước ngày 15 tháng 12, 2014.

Hôm 7 tháng 12, 2014, trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã, ông Từ Hoằng, vụ trưởng Vụ Luật và Hiệp Ước của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, cho rằng, bản chất của việc phân xử trong vụ kiện vừa kể là “chủ quyền lãnh thổ” đối với một số đặc trưng về hàng hải ở biển Ðông mà điều đó vượt quá phạm vi của Công Ước về Luật Biển. cũng như quyền tài phán của Tòa Trọng Tài về Luật Biển.

Sau khi bị Philippines kiện, Trung Quốc từng tuyên bố không chấp nhận tham gia việc phân xử về chủ quyền của tòa án quốc tế. Trung Quốc lập luận rằng quốc gia này và Philippines đã từng đồng ý giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Ðông thông qua các công cụ song phương và Tuyên bố về Cách ứng xử của Các Bên ở biển Ðông (DOC). Thành ra việc Philippines đơn phương kiện Trung Quốc là vi phạm luật quốc tế.

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói với Reuters rằng, mục tiêu của Philippines không phải là tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp về chủ quyền mà chỉ nhằm gây sức ép chính trị đối với Trung Quốc, cản trở quyền hợp pháp của Trung Quốc ở biển Ðông. Tuy nhiên Philippines sẽ không thay đổi được lịch sử và thực tế về chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo ở Biển Ðông cũng như các vùng biển lân cận. Vụ kiện cũng sẽ không thể làm lung lay quyết tâm cũng như chính sách của Trung Quốc đối với lợi ích và việc giải quyết tranh chấp ở biển Ðông.

Ngay sau những tuyên bố vừa kể của các viên chức ngoại giao Trung Quốc, ông Albert del Rosario, ngoại trưởng Philippines nói với Reuters, chuyển các tranh chấp về chủ quyền trên biển Ðông cho Tòa Trọng Tài về Luật Biển phân xử là con đường duy nhất để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Các tuyên bố của Trung Quốc chỉ đẩy nhanh tiến độ của vụ kiện và quyết định có thể sẽ được thông qua trong quý 1 năm tới.

Yêu sách về chủ quyền trên biển Ðông của Trung Quốc không chỉ xâm hại chủ quyền của Philippines mà còn xâm hại chủ quyền của Việt Nam, Mã Lai, Brunei, Ðài Loan. Riêng với Việt Nam, chính quyền Việt Nam từng nhiều lần tuyên bố và ký kết đủ loại văn bản, hứa sẽ cùng Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng “đàm phán song phương”!

Mãi tới cuối tháng 5 vừa qua, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 đến thăm dò dầu khí ở quần đảo Hoàng Sa, tấn công các tàu công vụ (cảnh sát biển, kiểm ngư) của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, vụ trưởng Vụ Luật Pháp và Ðiều Ước Quốc Tế của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, mới đề cập đến “khả năng kiện Trung Quốc.” (G.Ð)
12-08- 2014 4:33:43 PM

Biến cố lịch sử không thể nào quên

Khi bài viết của tôi xuất hiện trên mặt báo thì chỉ còn vài ngày nữa là tới ngày 13 tháng 12.

Ðây là ngày mà cách đây 33 năm chế độ Cộng Sản Ba Lan đã ban hành tình trạng thiết quân luật, một sự kiện lịch sử kinh hoàng mà kể từ khi chế độ Cộng Sản sụp đổ vào năm 1989, không năm nào người Ba Lan không tưởng niệm.

Sau chuyến hành hương về thăm tổ quốc Ba Lan của Ðức Giáo Hoàng Joan Paolo II vào tháng 6 năm 1979, tháng 8 năm 1980 phong trào phản kháng Công Ðoàn Ðoàn Kết ra đời.

Ngày 24 tháng 9 năm 1980, Công Ðoàn Ðoàn Kết nộp đơn xin đăng ký hoạt động tại tòa án thành phố Warsaw, nhưng đã bị từ chối với lý do điều lệ của Công Ðoàn Ðoàn Kết không phù hợp với Hiến Pháp. Công Ðoàn Ðoàn Kết đe dọa sẽ tổng đình công. Ðích thân thủ tướng đương nhiệm phải đứng ra giải quyết. Cuối cùng đạt được thỏa thuận là Tòa án Tối Cao Ba Lan đồng ý đăng ký công nhận Công Ðoàn Ðoàn Kết là tổ chức hợp pháp, nhưng Công Ðoàn Ðoàn Kết phải điều chỉnh lại điều lệ, trong đó công nhận Hiến Pháp hiện hành và vai trò của đảng Cộng Sản đối với nhà nước Ba Lan.

Phong trào Công Ðoàn Ðoàn Kết phát triển nhanh chóng, quy tụ gần 10 triệu thành viên bao gồm mọi tầng lớp xã hội: công nhân, nông dân, trí thức, sinh viện đại học, v.v... trở thành một lực lượng đối lập mạnh. Dưới sự lãng đạo của Công Ðoàn Ðoàn Kết những cuộc đình công bãi công đòi dân chủ và cải thiện đời sống nổ ra liên tiếp trên toàn quốc

Lo sợ lực lượng này có thể gây ra cơn bão làm sụp đổ chế độ, nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan đã đưa ra biện pháp bạo lực nhằm ngăn chặn.

Ðêm 13 tháng 12 năm 1981, Ðại Tướng W. Jaruzielski, người đứng đầu đảng và nhà nước Cộng Sản Ba Lan, chủ tịch Hội Ðồng Quân Sự Cứu Nguy Dân Tộc, công bố thiết quân luật hay còn gọi là tình trạng chiến tranh, trên cả nước.

70 ngàn binh sĩ quân đội, hàng chục ngàn lính dự bị đặt trong thế sẵn sàng, 30 ngàn viên chức thuộc Bộ Nội Vụ, 1750 xe tăng và 1400 xe bọc thép, 500 chiến xa, 9000 xe ô tô, một số phi đội máy bay trực thăng và máy bay vận tải, đã được huy động cho đợt đàn áp. Liên lạc điện thoại bị vô hiệu hóa, giới nghiêm từ 19 giờ đến 6 giờ sáng, cấm công dân thay đổi nơi cư trú, ngưng phát hành báo chí (trừ báo của đảng và quân đội), phá sóng radio nước ngoài phát vào Ba Lan, đình chỉ công dân xuất cảnh, tạm thời đóng cửa các trường học,... 25% binh lực được tập trung trong và xung quanh thủ đô Warsaw.

Một chiến dịch đàn áp các nhà hoạt động đối lập được tiến hành với quy mô chưa từng có. 10 ngàn an ninh, mật vụ tham gia chiến dịch “Cây thông” bắt giữ những người được cho là nguy hiểm đối với an ninh quốc gia, đưa họ tới các nhà tù và những trung tâm giam giữ đã được chuẩn bị trước.

An ninh Ba Lan còn được hỗ trợ tích cực bởi an ninh của Ðông Ðức thông qua nhóm tác chiến của Stasi tại Warsaw và KGB của Liên Xô.

Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của thiết quân luật, trong các nhà tù và trại giam đã có khoảng 5 ngàn người. Trong suốt thời kỳ thiết quân luật (gần hai năm), có khoảng 10 ngàn người bị bắt giữ trong 49 trại giam trên cả nước, đa số gồm các nhà lãnh đạo của Công Ðoàn Ðoàn Kết, trí thức liên kết với họ và nhà các hoạt động đối lập dân chủ. Bốn ngàn người trong số này đã bị buộc tội và có án tù, hàng ngàn công nhân bị sa thải. Khoảng 100 người chết do bị bắn hoặc bị đánh đập.

Không khí khủng bố bao trùm, xã hội ngột ngạt. Có tới gần 2900 người tự tử trong năm 1981. Hàng trăm ngàn người dưới 35 tuổi đã bỏ chạy khỏi Ba Lan sang các nước phương Tây. Một cuộc exodus vĩ đại không khác gì cuộc vượt biên tị nạn Cộng Sản của người dân miền Nam Việt Nam sau 30 tháng 4 năm 1975.

Tuy nhiên, ngay trong thời gian thiết quân luật, các cuộc biểu tình vẫn nổ ra.

Trong ngày Quốc Tế Lao Ðộng, 1 tháng 5, 1982, hàng chục ngàn người đã xuống đường phản đối tình trạng thiết quân luật với biểu ngữ “Thiết quân luật là bất hợp pháp.”

Ngày 31 tháng 8, 1982, người Ba Lan đồng loạt xuống đường tại 34 tỉnh thành. Hơn 5,000 người đã bị bắt giữ, 3,000 người bị tòa án buộc các tội khác nhau, một số tờ báo bị đóng cửa (như tờ “Kultura,” hay “Czas”) và 800 nhà báo bị sa thải.

Thế giới lên án mạnh mẽ và cô lập Ba Lan. Mỹ và nhiều nước phương Tây tuyên bố bao vây kinh tế Ba Lan và thúc đẩy viện trợ tiền bạc, vật chất cho Công Ðoàn Ðoàn Kết.

Ngày 22 tháng 7 năm 1983, nhà cầm quyền Cộng Sản đã buộc phải chấm dứt tình trạng chiến tranh và giải thể Hội Ðồng Quân Sự Cứu Nguy Dân Tộc.

Ngày 13 tháng 12 năm 1981, đánh dấu một giai đoạn bi thảm của lịch sử Ba Lan. Sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ vào năm 1989, Tòa án Hiến Pháp của Ba Lan năm 2011 đã phán quyết việc ban hành tình trạng chiến tranh vi phạm các nguyên tắc về tính hợp pháp của chính Hiến Pháp của nhà nước Cộng Sản lúc bấy giờ.

Ông A. Kwasniewski, một cựu bộ trưởng Ba Lan thời Cộng Sản, tổng thống Ba Lan dân chủ hai nhiệm kỳ (1995-2005) đã phát biểu rằng, “Có nhiều ngày kỷ niệm chúng ta không được quên. Bởi vì nếu làm khác đi, chúng ta sẽ tạo ra một lỗ hổng trong nhận thức xã hội mà từ đó có thể sinh ra các loại bệnh tật.” Năm 2001, nhân dịp ngày lễ tưởng niệm 13 tháng 12 với tư cách một người trong cuộc, ông đã xin lỗi nhân dân Ba Lan về tình trạng chiến tranh.

Tác giả chính của tình trạng thiết quân luật, Tướng W. Jaruzelski vào năm 2009 trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình TVN24 đã xin lỗi về sự chịu đựng kinh hoàng của người Ba Lan do tình trạng thiết quân luật gây nên. Tuy nhiên, ông nói rằng, tình trạng thiết quân luật ra đời là điều chẳng đặng đừng, nó đã ngăn ngừa được sự can thiệp của quân đội Liên Xô vào Ba Lan. Nhưng sự đàn áp dã man lực lượng đối lập đã phủ nhận bao biện của ông, không giúp được ông thoát khỏi cáo buộc về trách nhiệm trước tòa án. Một tiến trình tố tụng được xem đi xét lại, hủy bỏ, rồi lại tiếp tục của tòa án các cấp diễn ra triền miên suốt từ năm 1991 đến lúc ông qua đời vào tháng 5 năm 2014.

Từ sự đàn áp phong trào đối lập của nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan chúng ta có thể kết luận rằng, bộ máy đàn áp của các chế độ Cộng Sản nào ở mọi nơi đều giống nhau. Sử dụng bạo lực tàn bạo, trấn áp lực lượng đối lập để giữ chế độ là bản chất của mọi nhà nước độc tài.

Từ những năm 1956, khi một trăm ngàn người xuống đường ở thành phố Poznan, 10 ngàn binh sĩ Ba Lan dưới sự chỉ huy của Tướng Liên Xô Stanislav Poplavsky đã dìm cuộc biểu tình trong biển máu.

Sau các cuộc đàn áp tiếp theo của nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan trong những năm 1970, 1972, tình trạng thiết quân luật trong năm 1981 là đỉnh cao của sự khủng bố.

Chế độ Cộng Sản Việt Nam cũng giống Cộng Sản Ba Lan, không ngừng đàn áp các hoạt động dân chủ, nhân quyền, nhưng về quy mô điều động lực lượng mang quân phục nhà nước và về số người bị bắt giữ thì kém hơn nhiều. Tuy thế phương pháp của nhà cầm quyền Việt Nam thâm độc hơn một bực.

Ðó là, công an mặc thường phục giả dạng côn đồ xã hội đen hoặc công an sử dụng côn đồ xã hội đen thực để quậy phá, sách nhiễu, đánh đập những người bất đồng chính kiến, hoặc những người tham gia các hoạt động dân chủ. Một hình thức ném đá giấu tay rất đểu cáng, lưu manh! Bằng cách này nhà cầm quyền ngăn chặn được nạn nhân tố cáo, khiếu nại công an vi phạm pháp luật.

Chị Bùi Thị Minh Hằng, anh Huỳnh Ngọc Tuấn bị ném đồ dơ bẩn vào nhà. Các blogger Nguyễn Hữu Vinh, Lê Quốc Quân, Nguyễn Hoàng Vy, v.v... bị côn đồ hành hung dã man. Chị Trần Thúy Nga bị đánh gãy chân. Gần đây nhất, nhà báo Trương Minh Ðức bị đánh nguy kịch phải nhập viện hay ông tổng lãnh sự Pháp tại Sài Gòn Emmanuel Batallan bị tấn công. Tất cả mọi vụ việc đều bị nhà cầm quyền làm ngơ, không điều tra xem xét, không một kẻ tội phạm nào bị vạch mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ôn lại biến cố ngày 13 tháng 12 năm 1981 tại Ba Lan để chúng ta không ảo tưởng về một chế độ Cộng Sản nào, rằng Cộng Sản Châu Âu ít xấu hơn Cộng Sản Châu Á. Tuy nhiên, phương pháp hành động có sự khác biệt. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thuộc hàng chợ búa, lưu manh, mọi rợ và hèn hạ. Chống cự lại một bộ máy bị côn đồ và lưu manh hóa khó hơn nhiều lần đối diện với những sư đoàn lính chính quy, hiện đại.
12-08-2014 2:19:39 PM
Lê Diễn Ðức
Theo Người Việt

Sắt và máu

Người ta gọi cờ của Cộng Sản Việt Nam là lá cờ máu, mà không phải chỉ Việt Nam, các nước Cộng Sản trên thế giới đều có lá cờ nền đỏ, từ Liên Bang Xô Viết, Trung Cộng, Bắc Hàn hay Cuba. 


Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, nơi tưởng niệm các binh sĩ VNCH và Hoa Kỳ hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam. (Hình minh họa: David McNew/Getty Images)

Chính cái màu máu đó Hồ Chí Minh đã vác về từ Liên Xô gây thảm họa cho dân tộc Việt Nam. Tố Hữu trong bài “Hoa và Máu” đã ca tụng “Người” của ông, nhưng có kết quả ngược, khi đọc lên, người ta thấy Hồ Chí Minh quả thật là một nhân vật ngoi lên từ vũng máu:

“Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu
Người vươn lên như một thiên thần!”

Và cả dân tộc này đang hân hoan phấn khởi được ngụp lặn, vùng vẫy trong máu:

“Ta lại về ta, những đứa con
Máu hòa trong máu, đỏ như son.”

Từ chủ trương sắt máu đó Tố Hữu cũng đã hò hét:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong...”

Không ai nghĩ ra vì sao phải đổ máu cho tốt ruộng đồng và thu thuế nhanh hơn, phải chăng đó là một lối cai trị bằng sắt máu và khủng bố!
Ngay trong bài quốc ca “Tiến Quân Ca” chúng ta đã phải rùng mình khi nghe những lời hát man dại của Văn Cao:

“Thề phanh thây uống máu quân thù
Tiến mau ra xa trường, tiến lên!”

Những nhà thơ khác như Xuân Diệu cũng nhập cuộc, chủ trương:

“Máu kêu máu trả thù.
Súng đâu, anh em đâu.
Bắn nó thủng yết hầu,
Bắn tỉa nó dài lâu!”

Lời kêu gọi của những con người thèm khát nhìn thấy máu này, đã đưa dân tộc đến thảm sát Mậu Thân, pháo kích trường học ở Cai Lậy, bắn pháo trên “đại lộ Kinh Hoàng,” gây biển máu trên Quốc Lộ 7B và những vụ trả thù ghê gớm trong ngày miền Nam thất thủ. Những người thèm máu trong chiến tranh, hôm nay ngày hòa bình đã có kết quả.

Ngày xưa có những bài toán trừ: “10 tên lính Mỹ giết 6 tên, còn lại mấy tên?” Nhưng ngày nay Việt Nam mon men lại gần Mỹ, “hoan nghênh việc Hạ Viện Hoa Kỳ lần đầu tiên thông qua một nghị quyết ủng hộ những nỗ lực giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, và việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông,” thì bài toán có máu sẽ đổ lên đầu trẻ thơ vô tội, là, “10 ngón tay bị chặt đứt 2 ngón, tính ra còn mấy ngón tay?” Cũng là máu!

Trên những trang báo trong nước ngày nay, không có ngày nào là không có chuyện máu. Người ta giết nhau không cần đến súng, mà bằng búa bằng dao. Sư giết người yêu chôn trong vườn chùa, cha giết con, con cầm dao giết mẹ, anh em vợ chồng đoạt mạng nhau, còn phân thây, vứt bên lề đường, vùi trong bụi chuối, ao hồ. Mới đây là chuyện thiếu niên mới 15 tuổi giết cô chăn bò 52 tuổi, lột lấy bông tai và hiếp dâm thi thể, một thanh niên khác trấn nước nạn nhân cho đến chết, rồi kéo lên bờ làm chuyện tồi bại.

Bây giờ là thời buổi của ma quỷ hiện hình cũng như con người khát máu ưa chém giết nhau, chỉ vì không biết phù phép, bùa chú, yểm ma trừ tà, không chịu chôn hay thiêu đốt mà để con quỷ dâm dục, khát máu, bạo tàn sống nằm khô héo nhăn răng trong lăng.

Chúng ta thường nghĩ, chiến tranh là chuyện bất đắc dĩ, khi tiếng súng đã im trên chiến trận, dù ai chết, bên này hay bên kia, thì cũng là người, ai cũng có những người thân, cũng có một mái ấm. Phải là người lính của miền Nam ngày trước mới có được nỗi buồn xót xa, nhân bản như Tô Thùy Yên:

“Trời ơi, những xác thây la liệt
Con ai, chồng ai, anh em ai?

Hay như Trần Hoài Thư:

“Ai bạn, ai thù sao quá thảm,
Trên một dòng cuồn cuộn oan gia!”

Trong khi đó, những người Cộng Sản hả hê:

“Ném lựu đạn cho người vui vật sướng!”

Hay cầm súng giết người mà hãnh diện:

“Ôi êm ái khi tay cầm vũ khí!” (Xuân Diệu)

Ngay cái hầm chông của du kích là một vũ khí giết người, khi một con vật sa vào bẫy, dù thèm miếng thịt cũng bất nhẫn, khi thấy con vật giẫy giụa đau đớn trong máu me, nhưng Chế Lan Viên đã “yêu,” ca tụng nó, thứ vũ khí giết người:

“Hỡi cái hầm chông
Ta yêu ngươi hơn vạn đóa hoa hồng
Cái hầm chông nhọn hoắt...”

Sau khi giết người, họng súng của con người Cộng Sản “phải reo ca,” nên chế độ ấy, ngày nay sinh sản ra những con người sát nhân, hiếp dân, vứt xác xong về đi ngủ, hay ra quán ngồi nhậu tiếp.

Thời buổi cai trị bằng sắt máu, dùng bạo lực, công an là lực lượng trung thành trấn áp nhân dân, “còn đảng còn ta” nên cảnh giết người, đánh đập người dân trong các đồn công an trong khi lấy khẩu cung gây nên cảnh chết chóc, dàn cảnh tự tử không hiếm tại Việt Nam hôm nay. Cảnh cướp đất, cướp nhà đã dồn người dân lành thành dân oan, ăn đường, ngủ bụi, oán thán ngất trời.

Chúng ta trông đợi, hy vọng gì ở cái xã hội suy đồi bại hoại này, nó phát xuất từ cây đa Tân Trào, hay hang Pác Bó thì cũng đem lại cái chết cho hàng triệu thanh niên và ngày nay là đạo lý suy đồi. Hay biết mấy những câu thơ của Tố Hữu áp dụng cho hoàn cảnh hôm nay:

“...Càng tức nước, càng xui bờ vỡ
Lòng dân ta như lửa thêm dầu
Lưỡi lê, mũi súng, nhà tù
Càng đau, càng khổ, càng thù, càng căm!”
(Ba mươi năm đời ta có đảng)

Rồi đây, có lẽ sẽ không có “Cách Mạng Nhung,” “Cách Mạng Hoa Lài,” gì nữa hết. Chúng khởi đầu con đường đi bằng máu, sợ rồi đây nó sẽ tự kết thúc bằng máu như Tố Hữu đã từng kêu lên, “Máu kêu trả máu, đầu kêu trả đầu!”
12-07-2014 2:31:17 PM
Tạp ghi Huy Phương
Theo Người Việt

'Quyền con người' ở Việt Nam chỉ là tuyên truyền

SÀI GÒN (NV) - Nhà cầm quyền CSVN vừa lớn tiếng tuyên bố “luôn tôn trọng mọi cam kết quốc tế của mình, nhất là trong lĩnh vực quyền con người; thể hiện quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ chống lại mọi hành vi tra tấn, đối xử tàn bạo.”

 
Blogger Mẹ Nấm biểu tình ở chợ Vĩnh Thạnh, Nha Trang, với tấm biểu ngữ vận động nhân quyền. Chị đã bị bắt giữ, thẩm vấn. (Hình: Dân Làm Báo)

Một cuộc hội thảo về “Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người” ở Sài Gòn hôm Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014 do Bộ Ngoại Giao CSVN phối hợp với Chương Trình Phát Triển LHQ (UNDP) phối hợp tổ chức.

Cuộc hội thảo, theo lời ông Vũ Anh Quang, vụ trưởng Vụ Các Tổ Chức Quốc Tế, Bộ Ngoại Giao, được TTXVN tường thuật cho biết hội thảo “nhằm giới thiệu tổng quát và toàn diện về Công Ước CAT; qua đó nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các quy định của pháp luật, các cơ chế hiện hành trong việc ngăn ngừa và bảo vệ mọi người khỏi hình thức tra tấn.”

TTXVN nói rằng, “Ngày 28 tháng 11 vừa qua, Quốc Hội phê chuẩn Công Ước CAT chứng tỏ Việt Nam luôn tôn trọng mọi cam kết quốc tế của mình, nhất là trong lĩnh vực quyền con người; thể hiện quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ chống lại mọi hành vi tra tấn, đối xử tàn bạo.”

Cuộc hội thảo nói trên được tổ chức hai ngày trước khi có “Ngày Quốc Tế Nhân Quyền” hàng năm 10 tháng 12 mà hãng thông tấn chính thức của nhà nước CSVN khoe, “Việt Nam luôn tôn trọng mọi cam kết quốc tế về quyền con người.”

Một ngày trước cuộc hội thảo ở Sài Gòn, ngày Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014 tại Nha Trang, blogger Mẹ Nấm cùng một số người bạn đã bị bắt vì đứng trước chợ Vĩnh Thạnh với các tấm bảng viết bằng 2 thứ tiếng Việt và tiếng Anh với nội dung: “Tôi ủng hộ nhân quyền bởi vì: Nếu không có Nhân Quyền sẽ không có Tự Do và Dân Chủ không tồn tại.”


Ðoàn Chủ Tịch điều hành hội thảo. (Hình: Quang Nhựt/TTXVN)

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng với một số thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã nhận lời tham gia chiến dịch “Human Rights Challenge - Thử thách của Nhân Quyền” do Ðại Sứ Quán Ðức ở Hà Nội chủ xướng và mời gọi mọi người tham gia. Ðây là một trong nhiều hoạt động mà Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) dự trù sẽ tiến hành để cùng lúc kỷ niệm 1 năm thành lập MLBVN.

Năm ngoái, cũng vào dịp này, một số blogger ở Sài Gòn, Hà Nội và Nha Trang đi phân phát ở công viên các bản “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” và “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị” mà nhà cầm quyền CSVN ký cam kết tuân hành từ nhiều chục năm trước. Họ đã bị công an giả dạng côn đồ cướp tài liệu và hành hung dã man ngay chỗ công cộng một số người.

Dù nhà cầm quyền Việt Nam ký “Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người” từ cuối năm 2013, từ đó đến nay, đã có hơn 20 người dân đã bị công an CSVN tra tấn, nhục hình đến chết khi vừa mới bị bắt một ít giờ. Nhiều nạn nhân trong số đó bị vu cho là “tự tử” nhưng tất cả đều dầy những dấu tích tra tấn, nhục hình trên thân thể.

Nhiều cựu tù nhân lương tâm, đi thăm nhau hoặc đến các đại sứ quán Tây phương quan tâm vấn đề nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam, đã bị công an hành hung tàn nhẫn ngay trên đường lộ. Những trường hợp tiêu biểu gần đây là các ông Trương Minh Ðức, Nguyễn Bắc Truyển. Nhà của nhiều người tham gia đấu tranh vận động dân chủ hóa Việt Nam thường xuyên bị công an canh giữ.

Nạn tra tấn, nhục hình của hệ thống công an vô cùng phổ biến suốt từ nhiều chục năm qua. Các bản án oan sai vô cùng nhiều, do tra tấn ép cung mà có, kể cả án tử hình, từng được Quốc Hội của chế độ nhìn nhận. Công an CSVN được dung dưỡng nên hầu hết không bị truy cứu trách nhiệm dù có các bằng chứng phạm tội giết người hiển nhiên.

Trong năm nay, người ta chỉ thấy chế độ Hà Nội giải oan cho một nạn nhân của công an là ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang. Ba trường hợp khác thì được tạm dừng án tử hình để điều tra lại. (TN)
12-08- 2014 4:37:43 PM

Biển Đông càng 'nóng', Mỹ càng tham gia sâu?

Trong tương lai, Mỹ sẽ vẫn tiếp tục tham gia vào nỗ lực quản lý căng thẳng ở biển Đông, nếu các tranh chấp trong việc phân định lãnh thổ và các quyền trên biển vẫn còn nhức nhối.

Trong tương lai, Mỹ sẽ vẫn tiếp tục tham gia vào nỗ lực quản lý căng thẳng ở biển Đông, nếu các tranh chấp trong việc phân định lãnh thổ và các quyền trên biển vẫn còn nhức nhối.

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu Nghiên cứu Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp tại biển Đông từ 1995* của M. Taylor Fravel. Tác giả là PGS Khoa học chính trị và là thành viên của Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts.

Bốn đặc điểm

Một đặc trưng nổi bật trong quan hệ quốc tế của Đông Á trong 5 năm qua là sự nóng lên dần của các căng thẳng trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán trên biển ở Biển Đông. Mặc dù không phải là bên tuyên bố chủ quyền đối với bất kỳ thực thể tranh chấp nào, song Mỹ ngày càng chú ý và tham gia nhiều hơn vào các nỗ lực quản lý tranh chấp trong khu vực.

Chính sách của Mỹ đối với các tranh chấp trên biển Đông có bốn đặc điểm.

Thứ nhất, Mỹ điều chỉnh nội dung chính sách đã tuyên bố của mình theo mức độ căng thẳng trong tranh chấp. Nói cách khác, Mỹ tham gia sâu hơn khi sự căng thẳng giữa các bên tuyên bố gia tăng.

Thứ hai, chính sách của Mỹ đối với biển Đông dựa trên nguyên tắc duy trì sự trung lập đối với các tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Tuy vậy, giữa nguyên tắc duy trì sự trung lập và tham gia nhiều hơn vào nỗ lực kiểm soát căng thẳng trong tranh chấp đã tiềm ẩn xung đột, đặc biệt khi một nước được xác định là đối tượng chính khiến căng thẳng leo thang.

Thứ ba, khi tham gia nhiều hơn vào tiến trình quản lý căng thẳng, Mỹ nhấn mạnh đến những quá trình và nguyên tắc mà các bên tuyên bố chủ quyền cần theo đuổi, và sử dụng các nguyên tắc này làm nền tảng cho chính sách của Mỹ, thay vì tập trung vào kết quả hay giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp. Đặc biệt Mỹ nhấn mạnh đến hướng quản lý xung đột thông qua việc ký kết một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc giữa ASEAN và TQ.

Thứ tư, chính sách của Mỹ ở Biển Đông nỗ lực điều chỉnh cách hành xử của TQ trong khu vực bằng cách nhấn mạnh đến những cái giá mà nước này phải trả nếu sử dụng các biện pháp cưỡng ép và theo đuổi những yêu sách không phù hợp với luật pháp quốc tế. Cái giá mà Bắc Kinh phải trả có thể là hình ảnh hoen ố của một đất nước vi phạm luật pháp quốc tế (đặc biệt là Công ước UNCLOS), quan hệ xấu đi với các quốc gia khác trong cuộc tranh chấp, vị thế lớn hơn của Mỹ trong khu vực với vai trò là đối tác của các bên khác trong tranh chấp. Tuy vậy, tuân thủ nguyên tắc trung lập, Mỹ đang cố gắng làm sao để có thể can dự nhiều hơn mà không nghiêng về bên nào.

Trong tương lai, Mỹ sẽ vẫn tiếp tục tham gia vào nỗ lực quản lý căng thẳng ở biển Đông, nếu các tranh chấp trong việc phân định lãnh thổ và các quyền trên biển vẫn còn nhức nhối, và các quốc gia tranh chấp vẫn có tuyên bố hoặc hành động khẳng định, bảo vệ yêu sách của mình. Song, nếu căng thẳng dịu bớt ngay cả khi các vấn đề tranh chấp cơ bản vẫn còn nguyên đó, sự tham gia của Mỹ có thể sẽ giảm. Khi mức độ căng thẳng ở Biển Đông còn liên quan đến hành động của TQ, thì Biển Đông sẽ tiếp tục là vấn đề trong mối quan hệ Mỹ - Trung.

Biển Đông, Mỹ, giàn khoan 981, Trung Quốc, tự do hàng hải, Unclos, EEZ, thềm lục địa. DOC, COC, ASEAN
Những năm qua, Biển Đông luôn là một khu vực căng thẳng. Ảnh: Hoàng Sang

Các mối quan tâm của Mỹ ở Biển Đông

Mỹ có hai mối quan tâm chính ở Biển Đông: quyền tiếp cận và sự ổn định. Trước hết, Mỹ quan tâm mạnh mẽ đến việc duy trì quyền tự do tiếp cận các vùng nước của khu vực này. Theo quan điểm của Washington, tất cả các quốc gia đều có quyền tự do, bao gồm cả quyền tự do hàng hải, trên vùng biển nằm ngoài vùng lãnh hải rộng 12 hải lý của bất kỳ quốc gia ven biển nào.

Có hai lý do khiến quyền tự do tiếp cận các vùng nước ở Biển Đông lại quan trọng đến vậy. Thứ nhất là quyền này củng cố động lực kinh tế của khu vực, vốn dựa trên hoạt động thương mại rộng khắp không chỉ ở khu vực, mà còn trên quy mô quốc tế. Vùng nước này là nơi lưu chuyển hơn 5 nghìn tỉ đô-la giao dịch thương mại mỗi năm, trong đó có hơn 1 nghìn tỉ đô-la là giao dịch thương mại với Mỹ.

Thứ hai, khả năng tiếp cận tự do giúp Mỹ duy trì năng lực dự phóng sức mạnh quân sự, không chỉ ở Đông Á mà khắp thế giới. Để ra Ấn Độ Dương và Vịnh Ba Tư, nhiều tàu hải quân của Mỹ từ bờ Tây và Nhật đều phải đi qua Biển Đông.

Tuy nhiên, khả năng tự do tiếp cận ở Biển Đông gặp phải những thách thức sau.

Trước hết là cách diễn giải của TQ về quyền của các quốc gia ven biển đối với Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của mình. Từ sau vụ đụng độ với máy bay EP-3 của Mỹ năm 2001 trên đảo Hải Nam, TQ đã sử dụng đủ mọi lý lẽ pháp lý nhằm mục đích hạn chế các hoạt động quân sự của Mỹ trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của nước mình. TQ cũng tìm cách áp đặt quy định giới hạn tương tự trên toàn Biển Đông.

Thách thức thứ hai là hoạt động hiện đại hóa của lực lượng hải quân TQ (PLAN), dần dà tiến trình này sẽ được sử dụng để đánh bật tàu hải quân của Mỹ ra khỏi các vùng nước của khu vực. Tuy nhiên, với tham vọng bành trướng ở Biển Đông, sẽ phải mất vài chục năm nữa Hạm đội Nam Hải của PLAN mới có thể đủ năng lực làm việc này.

Thứ hai, Mỹ rất quan tâm đến việc gìn giữ hòa bình và sự ổn định trong khu vực Đông Nam Á. Tương tự như quyền tiếp cận mở và tự do, sự ổn định của khu vực cũng giúp duy trì sự thịnh vượng không chỉ của Đông Á mà còn cả của Mỹ.

Sự ổn định của khu vực Biển Đông phải đối mặt với một số nguy cơ. Trước hết là nguy cơ xung đột vũ trang giữa các bên có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng lấn đối với các thực thể như đảo và dải san hô, và quyền trên biển như Vùng Đặc quyền Kinh tế. Chẳng hạn hai lần đụng độ giữa VN và TQ vào năm 1974 (Nhóm đảo Lưỡi liềm, quần đảo Hoàng Sa) và năm 1988 (đảo Gạc Ma).

Nguy cơ thứ hai đe dọa sự ổn định là tần suất sử dụng ngày càng thường xuyên các biện pháp cưỡng ép, không bao gồm xung đột vũ trang, để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền. Việc TQ đe dọa các công ty dầu khí của Mỹ hoạt động tại khu vực này năm 2007 và 2008 là một ví dụ.

Nguy cơ thứ ba là hoạt động hiện đại hóa lực lượng hải quân của các nước trong khu vực. Vòng xoáy ốc bất ổn định trong các tranh chấp chủ quyền và quyền lãnh hải có thể phát triển thành cuộc chạy đua năng lực và đối đầu an ninh, và theo hướng này khả năng xảy ra đụng độ sẽ gia tăng.

Nguồn thứ tư, là nguy cơ gia tăng nỗ lực tương ứng của TQ và Mỹ trong vấn đề đe dọa và duy trì quyền tiếp cận. Đáp lại năng lực "chống can thiệp/phong tỏa khu vực" mới phát triển của TQ, bao gồm một tên lửa đạn đạo đối hạm, quân đội Mỹ đã phát triển một khái niệm hoạt động mới là Thủy Không tác chiến, nhằm đảm bảo Mỹ có thể tiếp cận các vùng nước này khi chiến sự nổ ra. Những nỗ lực phát triển năng lực như vậy trong thời bình rất dễ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang "quyền tiếp cận" và khiến nguy cơ bất ổn định gia tăng.

Ngoài quyền tiếp cận và sự ổn định, Mỹ còn quan tâm đến việc duy trì cam kết với các đồng minh trong khu vực, nhưng đồng thời không để các đồng minh lôi mình vào những tranh chấp cụ thể. Một mối quan tâm khác là duy trì mối quan hệ hợp tác và ổn định với TQ, trong đó các tranh chấp hàng hải ở Đông Á chỉ là một phần.

(Còn tiếp)

Hà Trang (lược dịch theo RSIS)

Tên tiếng Anh của Nghiên cứu là "U.S. Policy Towards the Disputes in the South China Sea Since 1995". Tiêu đề các phần chuyển ngữ do Tuần Việt Nam đặt.
Trong tương lai, Mỹ sẽ vẫn tiếp tục tham gia vào nỗ lực quản lý căng thẳng ở biển Đông, nếu các tranh chấp trong việc phân định lãnh thổ và các quyền trên biển vẫn còn nhức nhối.


LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu Nghiên cứu Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp tại biển Đông từ 1995* của M. Taylor Fravel. Tác giả là PGS Khoa học chính trị và là thành viên của Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts.

Bốn đặc điểm

Một đặc trưng nổi bật trong quan hệ quốc tế của Đông Á trong 5 năm qua là sự nóng lên dần của các căng thẳng trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán trên biển ở Biển Đông. Mặc dù không phải là bên tuyên bố chủ quyền đối với bất kỳ thực thể tranh chấp nào, song Mỹ ngày càng chú ý và tham gia nhiều hơn vào các nỗ lực quản lý tranh chấp trong khu vực.

Chính sách của Mỹ đối với các tranh chấp trên biển Đông có bốn đặc điểm.

Thứ nhất, Mỹ điều chỉnh nội dung chính sách đã tuyên bố của mình theo mức độ căng thẳng trong tranh chấp. Nói cách khác, Mỹ tham gia sâu hơn khi sự căng thẳng giữa các bên tuyên bố gia tăng.

Thứ hai, chính sách của Mỹ đối với biển Đông dựa trên nguyên tắc duy trì sự trung lập đối với các tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Tuy vậy, giữa nguyên tắc duy trì sự trung lập và tham gia nhiều hơn vào nỗ lực kiểm soát căng thẳng trong tranh chấp đã tiềm ẩn xung đột, đặc biệt khi một nước được xác định là đối tượng chính khiến căng thẳng leo thang.

Thứ ba, khi tham gia nhiều hơn vào tiến trình quản lý căng thẳng, Mỹ nhấn mạnh đến những quá trình và nguyên tắc mà các bên tuyên bố chủ quyền cần theo đuổi, và sử dụng các nguyên tắc này làm nền tảng cho chính sách của Mỹ, thay vì tập trung vào kết quả hay giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp. Đặc biệt Mỹ nhấn mạnh đến hướng quản lý xung đột thông qua việc ký kết một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc giữa ASEAN và TQ.

Thứ tư, chính sách của Mỹ ở Biển Đông nỗ lực điều chỉnh cách hành xử của TQ trong khu vực bằng cách nhấn mạnh đến những cái giá mà nước này phải trả nếu sử dụng các biện pháp cưỡng ép và theo đuổi những yêu sách không phù hợp với luật pháp quốc tế. Cái giá mà Bắc Kinh phải trả có thể là hình ảnh hoen ố của một đất nước vi phạm luật pháp quốc tế (đặc biệt là Công ước UNCLOS), quan hệ xấu đi với các quốc gia khác trong cuộc tranh chấp, vị thế lớn hơn của Mỹ trong khu vực với vai trò là đối tác của các bên khác trong tranh chấp. Tuy vậy, tuân thủ nguyên tắc trung lập, Mỹ đang cố gắng làm sao để có thể can dự nhiều hơn mà không nghiêng về bên nào.

Trong tương lai, Mỹ sẽ vẫn tiếp tục tham gia vào nỗ lực quản lý căng thẳng ở biển Đông, nếu các tranh chấp trong việc phân định lãnh thổ và các quyền trên biển vẫn còn nhức nhối, và các quốc gia tranh chấp vẫn có tuyên bố hoặc hành động khẳng định, bảo vệ yêu sách của mình. Song, nếu căng thẳng dịu bớt ngay cả khi các vấn đề tranh chấp cơ bản vẫn còn nguyên đó, sự tham gia của Mỹ có thể sẽ giảm. Khi mức độ căng thẳng ở Biển Đông còn liên quan đến hành động của TQ, thì Biển Đông sẽ tiếp tục là vấn đề trong mối quan hệ Mỹ - Trung.

Biển Đông, Mỹ, giàn khoan 981, Trung Quốc, tự do hàng hải, Unclos, EEZ, thềm lục địa. DOC, COC, ASEAN
Những năm qua, Biển Đông luôn là một khu vực căng thẳng. Ảnh: Hoàng Sang
Các mối quan tâm của Mỹ ở Biển Đông

Mỹ có hai mối quan tâm chính ở Biển Đông: quyền tiếp cận và sự ổn định. Trước hết, Mỹ quan tâm mạnh mẽ đến việc duy trì quyền tự do tiếp cận các vùng nước của khu vực này. Theo quan điểm của Washington, tất cả các quốc gia đều có quyền tự do, bao gồm cả quyền tự do hàng hải, trên vùng biển nằm ngoài vùng lãnh hải rộng 12 hải lý của bất kỳ quốc gia ven biển nào.

Có hai lý do khiến quyền tự do tiếp cận các vùng nước ở Biển Đông lại quan trọng đến vậy. Thứ nhất là quyền này củng cố động lực kinh tế của khu vực, vốn dựa trên hoạt động thương mại rộng khắp không chỉ ở khu vực, mà còn trên quy mô quốc tế. Vùng nước này là nơi lưu chuyển hơn 5 nghìn tỉ đô-la giao dịch thương mại mỗi năm, trong đó có hơn 1 nghìn tỉ đô-la là giao dịch thương mại với Mỹ.

Thứ hai, khả năng tiếp cận tự do giúp Mỹ duy trì năng lực dự phóng sức mạnh quân sự, không chỉ ở Đông Á mà khắp thế giới. Để ra Ấn Độ Dương và Vịnh Ba Tư, nhiều tàu hải quân của Mỹ từ bờ Tây và Nhật đều phải đi qua Biển Đông.

Tuy nhiên, khả năng tự do tiếp cận ở Biển Đông gặp phải những thách thức sau.

Trước hết là cách diễn giải của TQ về quyền của các quốc gia ven biển đối với Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của mình. Từ sau vụ đụng độ với máy bay EP-3 của Mỹ năm 2001 trên đảo Hải Nam, TQ đã sử dụng đủ mọi lý lẽ pháp lý nhằm mục đích hạn chế các hoạt động quân sự của Mỹ trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của nước mình. TQ cũng tìm cách áp đặt quy định giới hạn tương tự trên toàn Biển Đông.

Thách thức thứ hai là hoạt động hiện đại hóa của lực lượng hải quân TQ (PLAN), dần dà tiến trình này sẽ được sử dụng để đánh bật tàu hải quân của Mỹ ra khỏi các vùng nước của khu vực. Tuy nhiên, với tham vọng bành trướng ở Biển Đông, sẽ phải mất vài chục năm nữa Hạm đội Nam Hải của PLAN mới có thể đủ năng lực làm việc này.

Thứ hai, Mỹ rất quan tâm đến việc gìn giữ hòa bình và sự ổn định trong khu vực Đông Nam Á. Tương tự như quyền tiếp cận mở và tự do, sự ổn định của khu vực cũng giúp duy trì sự thịnh vượng không chỉ của Đông Á mà còn cả của Mỹ.

Sự ổn định của khu vực Biển Đông phải đối mặt với một số nguy cơ. Trước hết là nguy cơ xung đột vũ trang giữa các bên có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng lấn đối với các thực thể như đảo và dải san hô, và quyền trên biển như Vùng Đặc quyền Kinh tế. Chẳng hạn hai lần đụng độ giữa VN và TQ vào năm 1974 (Nhóm đảo Lưỡi liềm, quần đảo Hoàng Sa) và năm 1988 (đảo Gạc Ma).

Nguy cơ thứ hai đe dọa sự ổn định là tần suất sử dụng ngày càng thường xuyên các biện pháp cưỡng ép, không bao gồm xung đột vũ trang, để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền. Việc TQ đe dọa các công ty dầu khí của Mỹ hoạt động tại khu vực này năm 2007 và 2008 là một ví dụ.

Nguy cơ thứ ba là hoạt động hiện đại hóa lực lượng hải quân của các nước trong khu vực. Vòng xoáy ốc bất ổn định trong các tranh chấp chủ quyền và quyền lãnh hải có thể phát triển thành cuộc chạy đua năng lực và đối đầu an ninh, và theo hướng này khả năng xảy ra đụng độ sẽ gia tăng.

Nguồn thứ tư, là nguy cơ gia tăng nỗ lực tương ứng của TQ và Mỹ trong vấn đề đe dọa và duy trì quyền tiếp cận. Đáp lại năng lực "chống can thiệp/phong tỏa khu vực" mới phát triển của TQ, bao gồm một tên lửa đạn đạo đối hạm, quân đội Mỹ đã phát triển một khái niệm hoạt động mới là Thủy Không tác chiến, nhằm đảm bảo Mỹ có thể tiếp cận các vùng nước này khi chiến sự nổ ra. Những nỗ lực phát triển năng lực như vậy trong thời bình rất dễ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang "quyền tiếp cận" và khiến nguy cơ bất ổn định gia tăng.

Ngoài quyền tiếp cận và sự ổn định, Mỹ còn quan tâm đến việc duy trì cam kết với các đồng minh trong khu vực, nhưng đồng thời không để các đồng minh lôi mình vào những tranh chấp cụ thể. Một mối quan tâm khác là duy trì mối quan hệ hợp tác và ổn định với TQ, trong đó các tranh chấp hàng hải ở Đông Á chỉ là một phần.

(Còn tiếp)

Hà Trang (lược dịch theo RSIS)

Tên tiếng Anh của Nghiên cứu là "U.S. Policy Towards the Disputes in the South China Sea Since 1995". Tiêu đề các phần chuyển ngữ do Tuần Việt Nam đặt.