Saturday, April 2, 2016

TC Chận Đường CSVN Đi Mỹ

Vi Anh-01/04/2016  00:00:00 
Phân tích cho thấy TC cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Thường Vạn Toàn viếng thăm VNCS hai ngày là để làm một công ba việc. Một là vừa đánh vừa đàm, mặt này ngoài biển TC cho giàn khoan vào thăm dò trong vùng biển VN, mặt kia TC cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Thường Vạn Toàn viếng thăm hữu nghị, nhắc nhở hai bên họp tác song phương và hoà bình trong vấn đề biển đảo. Hai là ủng hộ Thái Thú Nguyễn phú Trọng với tư cách tổng bí thư Đảng CSVN đang đảo chánh Nguyễn tấn Dũng và phe thân Mỹ bằng cách dùng Quốc Hội khoá 13 phê chuẩn tân Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang, Tân Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc và tân Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trái với hiến pháp, sai với thể thức bàn giao và tập tục tổ chức chánh quyền của CSVN. Ba là chận đường CSVN đi với Mỹ khi TT Obama có thể viếng VN vào tháng 5 theo lời hứa của TT Obama với TT Dũng.

Thực vậy, tin VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ, Phùng Quang Thanh “Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung tay bắt, mặt mừng” với Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn ở Hà Nội ngày 28-3-2016 trong cuộc gặp song phương, trong chuyến viếng thăm 2 ngày của người đứng đầu quân đội của TC. Theo Thông tấn xã CSVN, ông Thanh và ông Thường đã “trao đổi thẳng thắn về tranh chấp trên biển, cho rằng hai nước cần tiếp tục xử lý thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị”, “quân đội hai nước phải kiềm chế, kiểm soát tốt tình hình, không đe dọa sử dụng vũ lực, không để xảy ra xung đột, cùng giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác và lợi ích của hai nước, khu vực và thế giới”. Ai cũng biết giải quyết song phương giữa một nước lớn với một nước nhỏ thì thiệt hại, thiệt thòi ắt thuộc về nước nhỏ, như bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine giữa con Sói và con Trừu Non với câu: “La raison du plus fort est toujours la meilleure” (Lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng).

Trong khi Bộ Trưởng QP/TQ tay bắt mặt mừng với tên gia nô của TC đang làm Bộ Trưởng Quốc Phòng VN, thì ngoài biển của VN, TC cho giàn khoan Hải Dương 943 của TC vào khoan thăm dò ở Biển Đông từ 25/3 đến 31/7. Cục hải sự Trung Quốc (MSA), còn ra lịnh cấm tàu bè không được qua lại trong vùng bán kính một hải lý xung quanh. Không nghe thấy Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng quang Thanh hở môi nói một tiếng nào về việc TC đưa giàn khoan vào vùng biển VN. Và Bộ Trưởng Quốc Phòng TC Thường vạn Toàn coi đó là việc dĩ nhiên như TC cho giàn khoan thăm dò trong vùng biển của TQ, coi biển đảo của VN đã thuộc chủ quyền của TQ rồi.

Còn tại thủ đô của VNCS, thì Tổng bí Thư Đảng CS Nguyễn phú Trọng được sự ủng hộ của TC sau khi độc diễn tiếp tục bám được chức Tổng bí thư Đảng, y cho hai bộ hạ Hoàng trung Hải thuộc một gia đình Hoa Kiều chánh tông lên nắm đầu thủ đô chánh trị Hà nội và Đinh La Thăng một người Bắc kỳ đặc sệt vào Miền Nam nắm đầu thành uỷ Saigon, thủ đô kinh tế của VN.

Tiếp theo Trọng lại giở trò phù thuỷ chánh trị bá đạo trái hiến pháp, trái tập tục chuyển giao chánh quyền của chính CSVN, là bảo Quốc Hội khoá 13 tấn phong Chủ Tịch Nước Trần đại Quang, Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc, lẽ ra đó là nhiệm vụ của Quốc Hội khoá 14 sẽ bầu vào cuối tháng 5. Trọng làm đám cưới chạy tang như vậy, để đảo chánh nội các của Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng và Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang, hầu tháng 5 nếu TT Obama của Mỹ viếng VN thì không còn dấu vết của TT Dũng và nội các chủ trương xích lại gần Mỹ để thoát Trung về kinh tế và để giải toả áp lực của TC xâm chiếm bờ cõi, biển đảo của VN.

Mấy trò chánh trị phù thuỷ và bá đạo của Tổng Trọng thần phục TC và của Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng quang Thanh gia nô của TC như trên cho thấy TC đã đắp thêm mô trên đường chế độ CSVN đi xích lại gần Mỹ. Kiểu tráo bài ba lá của CSVN lâu nay chơi hai mang đã bị bể mánh. Kiểu đi đu dây của CSVN bị TC bứt dây. Mỹ không còn lý do gì nữa để giúp VNCS lấy lại biển đảo bị Trung Cộng chiếm cứ. Đừng nói Ngoại Trưởng Kerry người “nhiệt tình” ủng hộ Mỹ bình thường hoá bang giao và giao thương với CS Hà nội, ngay Đệ Nhứt Phu Nhân Mỹ Michelle Obama đầu ắp tay gối với TT Obama giả sử có năn nỉ, ỉ ôi TT Obama và dù Mỹ có tung hạm đội, tăng cường tàu chiến tuần tra vùng Biển Đông, chống TC lập vùng nhận dạng phòng không đi nữa -- Mỹ cũng không giúp VN giành lại chủ quyền ở Biển Đông.

Lý do: Một, về tâm lý chánh trị, chánh quyền Mỹ không thể thuyết phục công luận dân chúng Mỹ để Mỹ giúp VNCS. Thực tế đã cho thấy CSVN đã theo đuổi TC một cách rõ ràng như hai với hai là bốn rồi. Bằng cớ rõ rệt sau đại hội Đảng thứ 12, CSVN chuyển hướng ngoại giao với Mỹ ngược 180 độ.

Hai nếu Mỹ chia xẻ tin tình báo với quân đội, cảnh sát biển, bán vũ khí kỹ thuật cao và mật cho VNCS là giao trứng cho ác, nhắm con mắt cũng biết hai bộ trưởng quốc phòng của CSTQ và VN tuy hai nhưng là một rồi.

Ba, về tình hình Biển Đông, VN không có một vai trò kinh tế, chánh trị, quân sự, ngoại giao nào thiết yếu cho Mỹ trong chiến lược chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương. Về kinh tế, VNCS cần thị trường Mỹ, chớ Mỹ không cần VN làm nơi bỏ vốn đầu tư.

Bốn, Mỹ ngăn cản TC ở Biển Đông của VN, hoàn toàn không phải vì VN. Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương và ngăn chận TC chiếm cứ Biển Đông vì quyền lợi tự do hàng hải trước tiên là của Mỹ và đồng minh của Mỹ, Nhựt, Nam Hàn, chớ không phải vì muốn giúp cho VN tái chiếm lại biển đảo.

Năm và sau cùng, CSVN ắt phải đi với TC, vì con đường CSVN đi không phải do CSVN chọn, mà do Đảng CS Trung Quốc sắp xếp, vạch ra, dàn dựng. CSVN về ý thức hệ như đệ tử đối với quan thầy TC, về tổ chức chánh quyền như thần tử đối với long nhan là Hán Triều.

Mỹ hoàn toàn hết lý do giúp CSVN dù TT Obama quen thuật hùng biện nói đạo lý nghe cho êm tai, là chống kẻ mạnh TC hiếp VN yếu. Nhưng bây giờ kẻ yếu ấy đã theo phe mạnh là TC thì dù có uống cả kí lô thuốc liều, TT Obama, Quốc Hội Mỹ cũng không thể liều mạng chánh trị giúp cho một chế độ CS chư hầu của TC./.(Vi Anh)

Theo Việt Báo

Sau Đại Hội Đảng Cộng Sản XII, Điều Gì Nhân Dân Cần Biết?

Nguyễn Thị Cỏ May-02/04/201600:00:00

Trước Đại Hội XII, có không ít người Việt nam ở hải ngoại đã có thể đặt câu hỏi "Người Việt nam kỳ vọng gì ở Đại Hội đảng XII?". Nếu đó là những người cộng sản hay thân cộng thì rất bình thường. Nhưng nều họ là những người "Quốc gia chống cộng" thì câu hỏi này khá bất thường. Bởi chính người dân trong nước, không có mấy người dám kỳ vọng ở kết quả Đại Hội. Họ thừa biết là đảng phải làm đại hội vì làm để có ăn. Đại Hội là chu kỳ mới phân bố lại quyền lợi với nhau để bảo đảm thế quân bình trong đảng hầu kéo dài đời sống của đảng, tức của đảng viên. Một cách tái phân bố lao động để thay phiên nhau làm giàu mà không phải lao động!

Hôm 11/3 rồi, ở Paris, có một hội thảo nhan đề " Sau Đại Hội đảng cộng sản việt nam lần thứ XII: gián đoạn hay tiếp tục? " Câu trả lời là "tiếp tục". Không phải chỉ tiếp tục lãnh đạo mà tiếp tục giữ đường lối mác-xít và phụ thuộc đảng cộng sản tàu. Khẳng định sự tiếp tục, phải chăng vì đảng công sản hà nội, trước Đại Hội, đã nhận của Bắc kinh hơn 15 tỷ mỹ kim để tổ chức Đại Hội, kết quả đã được Bắc kinh thu xếp trước phải phù hợp với quyền lợi của họ?

Khi biết chuyện này, điều mà dân chúng việt nam chờ đợi, sau Đại hội, chắc chắn không gì khác hơn là ông Nguyễn Phú Trọng nên báo cáo rỏ cho dân chúng biết số tiền hơn 15 tỷ mỹ kim đó được xài như thế nào? Bao nhiêu dành cho phát triển đất nước? Bao nhiêu chia chác nhau? Ông Tổng Bí thư đảng, Bộ Chánh trị, Ba Chấp Hành Trung ương,... mỗi người được bao nhiêu như thù lao công cúc cung phục vụ thiên triều?

16 chữ vàng và 4 tốt

Trong quan hệ nhân xã, không ở đâu có những lời đẹp bằng ở nước cộng sản. Không chỉ dân dưới chế độ cộng sản bị gạt mà cả thế giới văn minh, khoa học, kỷ thuật tiên tiến, cũng đều bị cộng sản gạt như thường. Nhưng về 16 chữ vàng, 4 tốt, Hà nội hoàn toàn không bị gạt khi nhận lảnh. Trái lại, đó là một thành công ngoại giao. Một trao đổi bằng chủ quyền, lãnh thổ và lãnh hải của Việt nam cho Tàu. Cái thành tích này được Nguyễn Phú Trọng, nhơn vận động Đại Hội đảng, đã đem giáo dục đảng viên địa phương: "Nhờ đó mà ngày nay, ta mới ngồi đây mà bàn chuyện tổ chức Đại Hôi đảng!".

Văn hóa chánh trị của Tàu xưa nay vẫn không ngoài trao đổi trên căn bản tiền. Thật ra, chánh trị ngoại giao cũng không gì khác hơn là trao đổi quyền lợi với nhau. Nhờ biết khéo léo khai thác cái trìết lý chánh trị này mà người Tàu đi tới đâu cũng sống được, làm giàu được. Và nhờ đó mà người Tàu có mặt trên khắp thế giới. Từ hang cùn, ngỏ hẻm. Chổ nào có oxy là có chú chệt.

Khi Bắc kinh dùng 16 chữ vàng ngụ ý nhắc nhở đảng cộng sản hà nội ở chữ VÀNG. Chớ "16 chữ " hay mấy chữ, đều không quan trọng.

Những ngày đầu sau 30/04/4975, Chợ lớn nhà nhà đều treo cờ Trung cộng. Chỉ trong mấy ngày, sau đó, cờ Trung cộng đều bị hạ xuống, đem cất hết. Nhiều chú chệt, mặt mày phờ phạt.

Cỏ May tôi quen một người Tàu dạy học ở Trường Trung học Bác Ái, đường Nguyễn Trải, Quận V, Sài gòn, có một cửa hàng bán hàng vải ở đường Khổng Tử, trước Bưu điện Chợ lớn, lúc này đã phải dẹp hàng vải, bày ra bán dụng cụ làm vườn, làm ruộng và thợ mộc.

Tôi lấy cái búa trên kệ, cầm đưa lên và nói với anh bạn chủ tiệm "Anh có cái này hộ mạng rồi. Còn lo gì nữa?". Anh ấy chụp cái liềm, tay kia cầm thêm cái búa, vừa trả lời tôi "Cái này đập không đủ thì cái này móc giựt lên. Chắc ăn. Không chạy đâu cho khỏi".

Cả hai cùng cười với nhau. Sau đó, anh ấy mới nói, như để tự trấn an: "Anh đừng có lo. Mình chỉ bị khó khăn trong lúc đầu thôi. Mọi việc sẽ bình thường trở lại.

Anh nói tiếp, vừa đưa hai ngón tay vào miệng túi áo sơ-mi của anh như để minh họa thêm lời nói: "Anh nên nhớ chừng nào túi áo may miệng trút xuống thì mình mới sợ. Chớ túi áo còn mở ra hướng lên trên, thì đừng sợ vì như vậy, mình vẫn nhét vào được cái gì người ta muốn".

Anh cười: "Chó có bao giờ chê cứ... đâu!" (Dĩ nhiên, nói chó ở Việt nam).

Cái triết lý này ngày nay vẫn còn giá trị thực dụng. Và nhờ nó mà người Tàu tràn ngập ở Phi châu. Cả ở Âu châu. Ở Việt nam, nó cho phép người Tàu tự tung, tự tác như chủ nhà chớ không còn là "khách trú" nữa.

Hơn 15 tỷ đô-la của Bắc kinh

"Năm rồi, Bắc kinh đưa cho đảng cộng sản hà nội hơn 15 tỷ đô-la dưới nhiều hình thức như đầu tư, hợp tác, giúp những hoạt động trong khối Asean (Hiệp Hội Đông Nam Á) và đưa trực tiếp các nhà lãnh đạo đảng ở Việt nam".

Câu chuyện này chưa ồn ào trong dư luận vì ít người biết tới tuy nó đã được phổ biến trên tập san Hérodote, số 157, chuyên về Việt nam, do nhà La Découverte, 9 bis, rue Abel-Hovelacque, 75013, Paris, phát hành giửa năm rồi.

Đây là tập san của nhóm nhà báo, nhà biên khảo có xu hướng khuynh tả do nhà biên khảo François Maspero chủ trương. Ông từng là bạn của Hà nội trong chiến tranh chống thực dân pháp.

Tập Hérodote ấn bản quí II - 2015 với chủ đề "Những thách thức địa chánh của Việt nam" (Les enjeux géopolitiques du Viêtnam) qui tụ 18 nhà biên khảo chuyên về Vìệt nam và Á châu thực hiện dưới cùng trách nhiệm của học giả Benoit de Tréglodé, một chuyên viên tên tuổi lớn về Việt nam. Riêng phần ông, ông có bài mở đầu "Việt nam, Đảng, Quân đội và Nhơn dân". Ông lược qua tình hình chánh trị việt nam từ "Đổi Mới", những khủng hoảng, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của "Nhà nước-Đảng" (Etat-Parti) và sự lệ thuộc chánh trị của đảng cộng sản hà nội với đảng cộng sản bắc-kinh. Về điểm này, ông phơi bày rất rỏ:

“Những nhà lãnh đạo đảng ở Việt nam, họ cũng biết bổ nhiệm những chức vụ lãnh đạo tối cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng luôn luôn phải có sự đồng ý trên thực tế của đảng cộng sản bắc kinh. Trong quan hệ chánh trị với Hà nội, việc đi đêm này tốn kém cho Bắc kinh khá lớn”.

Duy trì một người ở chức vụ lãnh đạo ở Việt nam sau này đòi hỏi phải có quan hệ tốt với Tàu và có tiền để chia chác trong bộ máy cầm quyền. Nhờ sử dụng hành lang này mà quan hệ giữa hai Nhà nước-Đảng Tàu và Việt nam trở thành tốt đẹp, tránh được mọi mâu thuẩn, xung đột không cần thiết.

Đặc biệt những dự án kinh tế ở Việt nam, những chương trinh đầu tư vào Việt nam đều phải thông qua những thảo luận và duyệt xét của những nhà lãnh đạo chánh trị.

Như vậy phải chăng Đại Hội đảng cộng sản XII vừa qua ở Hà nội được Bắc kinh mua trọn với giá hơn 15 tỷ mỹ kim? Số tiền này đươc đưa cho đảng cộng sản hà nội qua nhiều hình thức, nhưng đều đưa qua tay của đảng cộng sản hà nội. Nghĩa là qua tay của ông Nguyễn Phú Trọng vì ông là đảng trưởng.

Những khoảng tiền dành cho phát triển, hợp tác,... là bao nhiêu? Được xử dụng thật sự là bao nhiêu, còn bao nhiêu chạy vào túi của ai? Riêng khoản tiền "yểm trợ trực tiếp những nhà lãnh đạo" việt nam là bao nhiêu? Có bao nhiêu người được chia phần? Và những người này, mỗi ngưới được bao nhiêu? Riêng ông Nguyễn Phú Trọng bỏ túi được bao nhiêu? Và ông Nguyễn Tấn Dũng tới giờ chót chịu rút lui êm, nhận được bao nhiêu? Hay chỉ có lời dạy bảo ngụ ý răn đe của Tập Cận Bình " Hảy đi chổ khác chơi. Ăn tới đây đủ rồi"?

Câu chuyện "hơn 15 tỷ đô-la" này có thể tin được. Không phải chỉ vì uy tín của nhà biên khảo lớn của Pháp, ông Benoit de Tréglodé, mà còn vì hiện tượng bất thường đã xảy ra ở những ngày sắp mở đại hội. Nguyễn Tấn Dũng đang trên đà chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua chiếm ghế Tổng Bí thư bổng tuyên bố rút lui. Đám đàn em thân tín của Dũng, chỉ trong môt sớm một chiều, quay lưng lại với Dũng và chiếm được chổ tốt như mong đợi. Nguyễn Phú Trọng ở lại một nhiệm kỳ nữa tuy theo nội qui đã quá tuổi. Lý do ở lại chức vụ vì sự “ổn định và sự đoàn kết trong đảng”.

Giá những món hàng hà nội bán cho Tàu

Cái triết lý "miệng túi áo mở ra phía trên" của văn hóa chánh trị tàu đang được trìệt để áp dụng ở Việt nam và quả thật nhờ đó mà quyền lực và trật tự xã hội được ổn định. Hệ thống này dành cho mọi người. Trong dân chúng, người ta bảo nhau. “Ai có tiền, hảy vào đảng. Vào đảng sẽ giàu thêm".

Mọi chức vụ và mọi quyết định của người ở chức vụ đều được trả giá. Theo tác giả Benoit de Tréglodé thì từ hai nhiệm kỳ đảng và chánh phủ gần đây, Thủ tướng muốn có đa số thì phải chi. Giá cho một Dân biểu bỏ phiếu thuận là 100 000 mỹ kim. Giá mua Ủy vìên Bộ chánh trị và Trung ương đảng cao hơn. Còn muốn làm Ủy viên Bộ Chánh trị phải trả hơn 1 triêu mỹ kim.

Như vậy quá hiển nhiên là Bắc kinh bỏ túi trọn đảng cộng sản ở Việt nam một cách êm ái. Ngược lại, đảng cộng sản ở Việt nam đã ăn thì phải ngậm miệng để còn ăn nữa hoặc yên ổn để tiêu hóa. Việt nam có lên tiếng phản kháng Bắc kinh chiếm biển, uy hiếp chủ quyền, chỉ là nói cho có nói. Chớ thật sự hoàn toàn không nghĩ tới bảo vệ quyền lợi đất nước. Chỉ có đàn áp thanh niên biểu tình chống Tàu là thiệt. Cướp đất của dân, đàn áp nạn nhơn chống đối là làm chí tình.

Cả hai đảng cộng sản Bắc kinh và Hà nội ngày nay tồn tại nhờ biết dựa trên hai cột trụ vững chắc "quyền lực" làm sức mạnh và "tiền" làm lý tưởng.

Trong truyện "Xe lên, Xe xuống" của Nguyễn Bình Phương, xb Diển Đàn Thế kỷ, Huê kỳ, có một giai thoại rất thú vị. Nó có thể lột trần bản chất cộng sản ở Việt nam. Trùm Thổ Phỉ Chu Chồ Sền gặp Tướng Chu văn Tấn, bảo "Chúng mày vì nghèo đi làm cách mạng. Chúng tao vì nghèo đi làm thổ phỉ. Tụi mình giống nhau". Chu văn Tấn bảo "Không giống nhau" nhưng không nới ra.

Trong lúc đó, Tướng Chu văn Tấn nói thầm "Chúng nó làm thổ phỉ, chúng nó nhhận. Mình cũng làm thổ phỉ nhưng lại nói làm cách mạng để xây dựng một“ xã hội người không bốc lột người. “Thì làm sao giống chúng nó được!"

Theo Việt Báo

Cán Bộ Đưa Con Cháu Rời VN, Ngân Sách Lo Sụp Đổ Vì Nợ...

Theo Việt Báo-02/04/201600:00:00
HANOI -- Có một câu hỏi được một đại biểu Quốc hội nêu lên: Tại sao cán bộ hay cho con cháu định cư ở nước ngoài...

Câu trả lời hẳn là đơn giản: con cháu định cư ở nước ngoàì, sẽ làm giấý tờ bảo lãnh cha mẹ sang định cư luôn...

Có thê trả lời thêm: đây là cách tuồn tài sản ra nước ngoài an toàn hơn.

Báo Tuổi Trẻ ghi lời Đại biểu Trương Trọng Nghĩa khi thắc mắc: tại sao cán bộ không giữ con cháu ở lại với thiền đường xã hội chủ nghĩa?

Trong khi đó, báo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn nêu lời báo nguy từ Vũ Thành Tự Anh rằng nợ công quá nặng, và cơ nguy vay nợ để trả nợ hoài...

Báo Tuổi Trẻ hôm 1-4-2016 có đoạn ghi lời Đại biểu Trương Trọng Nghĩa:

“...Tại sao trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân giỏi muốn bỏ nước ra đi? Tại sao cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho mình hay con cháu mình ra định cư ở nước ngoài?".

“Không phải vì đất nước nghèo mà vì họ cảm thấy không vui, không an toàn về pháp lý, các quyền tự do dân chủ không được đầy đủ và lo sợ đất nước bị lệ thuộc. Điều này ai cũng thấy cũng biết!” - Đại biểu Trương Trọng Nghĩa tự hỏi và trả lời.

“Phải bảo đảm cho người dân nếu chưa giàu thì cũng phải được tự do dân chủ, an toàn, an ninh và công lý, được xã hội quan tâm, sống với nhau có tình nghĩa, đạo đức tốt đẹp. Nhân dân tự hào về người Việt Nam, nước Việt Nam, cho dù chúng ta còn nghèo và chưa phát triển” - Đại biểu Trương Trọng Nghĩa mong muốn.”(ngưng trích)

Có phaả ông Nghĩa đang nằm mơ, khi hy vọng Đảng CSVN ban phát dân chủ?

Trong khi đó, qua bài viết tựa đề “Không còn dư địa ngân sách!” của Vũ Thành Tự Anh (Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright) trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có lời báo động như sau:

“Trong 20 năm trở lại đây, chưa bao giờ bức tranh ngân sách xấu như bây giờ. Chi thường xuyên tăng nhanh bất thường, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2012, khiến cho toàn bộ thu ngân sách hầu như chỉ vừa đủ cho chi thường xuyên.

Điều này cũng có nghĩa là để đầu tư phát triển buộc phải đi vay, và kết quả tất yếu là thâm hụt ngân sách triền miên, cả nợ chính phủ và nợ công đều đã vượt trần.

Thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ

Với sự năng nổ của ngành tài chính, tốc độ tăng thu ngân sách danh nghĩa của Việt Nam khá cao, trung bình 16% trong giai đoạn 2003-2015 (số liệu của 2014 và 2015 là ước tính), trong khi chỉ số giá tiêu dùng trung bình trong cùng giai đoạn chỉ là 8,8%. Thế nhưng ngay cả với tốc độ tăng nhanh như thế mà ngân sách hiện nay cũng không đủ để bù đắp chi thường xuyên và trả nợ.

Như minh họa trong hình 1, trong giai đoạn 2003-2011, chênh lệch giữa một bên là thu ngân sách (gồm cả viện trợ) và bên kia là chi thường xuyên và trả nợ (bao gồm cả nợ gốc và lãi) liên tục tăng. Thế nhưng trạng thái này thay đổi đột ngột từ năm 2012: từ mức thặng dư khá lớn là 112.000 tỉ đồng, thu ngân sách bị hụt so với chi thường xuyên và trả nợ tới 14.000 tỉ đồng. Xu hướng này vẫn đang tiếp tục và ước tính mức hụt của năm 2015 sẽ lên tới gần 100.000 tỉ đồng.

Khi thu ngân sách không đủ bù đắp cho chi thường xuyên và trả nợ thì hệ quả tất yếu là để có ngân sách cho đầu tư phát triển, Chính phủ buộc phải đi vay. Điều này có nghĩa là Chính phủ cứ đầu tư thêm đồng nào thì ngân sách sẽ thâm hụt thêm và nợ công sẽ tăng thêm đồng ấy...”(ngưng trích)

Bi quan....

Câu cuối của bài viết là lời cản báo của Vũ Thành Tự Anh:

“...Nếu không chấm dứt tình trạng này, sự sụp đổ của nền tài khóa quốc gia là điều không thể tránh khỏi.”

Nếu là chủ tịch QH hay chủ tịch Nước tôi sẽ thề khác

Lưu Trọng Văn-04-02-2016



Cả hai vị chủ tịch QH và chủ tịch Nước đều tuyên thệ : “Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp...”. 

Cả hai vị đều tuyên thệ về hành động:  “Nỗ lực hết sức mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”.

Trước hết khách quan mà nói gã rất hoan nghênh việc hai vị một tay đặt trên cuốn Hiến pháp, một tay giơ cao trước QH  trân trọng tuyên thệ như thế. Nói gì thì nói đó là việc cần làm của bất cứ ai muốn dấn thân cho đất nước. Nói gì thì nói đó là một cử chỉ đẹp của những ai muốn minh bạch và chính danh nhận sứ mệnh lãnh đạo quốc gia.

Tuy vậy, gã nghĩ lời tuyên thệ, tức lời thể phải vừa ngắn gọn và phải vừa đủ ý sứ mệnh cốt lõi thiêng liêng và trên hết phải chính xác, cụ thể, thuyết phục và rung cảm được  toàn dân.

Về điểm này, lời tuyên thệ của hai vị gã thấy có ngắn gọn, nhưng chưa mạnh mẽ, chưa minh bạch, dứt khoát những nguyên tắc cơ bản, chưa thuyết phục và đủ sứ mệnh cốt lõi.

Gã xin có vài nhời bàn như sau.

Câu tuyên thệ đầu thể hiện rất rõ các vị là ai, với chức danh gì mà tuyên thệ, và tuyên thệ trước ai.  Vì vậy, các vị không hề đưa câu “Tuyệt đối trung thành với Đảng”  vào là rất đúng. Nhưng sau khi thề rất đúng như thế lập tức khi chuyển qua hành động, tức điều quan trọng nhất  của một lời thề, của một lời tuyên thệ thiêng liêng thì các  vị lại không minh bạch rõ ràng với chính lời thề “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Hiến pháp” mà chính các vị vừa thề.  Vì với cương vị chủ tịch QH và chủ tịch Nước cương vị chính danh mà các quý vị thề thốt thì trước hết và trên hết các vị phải thực thi tốt nhất những sứ mệnh và nhiệm vụ của Tổ quốc, Nhân dân, QH cơ quan quyền lực cao nhất của Đất nước theo quy định của Hiến pháp giao phó .

Làm sao các  vị có thể để cho Nhân dân tin rằng các  vị tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp khi các  vị  trước hết chỉ hết lòng phấn đấu thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước chỉ là những thành viên, chỉ là một bộ phận của  Nhân dân và QH-cơ quan quyền lực tối cao giao phó? 

 Và làm sao Nhân dân có thể giám sát lời thề của các  vị được các  vị thực hiện thế nào, nếu chính Nhân dân không được quyền trực tiếp trao nhiệm vụ cho quý vị qua trưng cầu dân ý  và chả người dân nào biết được cái nhiệm vụ mà mình trao ấy là thế nào? 

Vâng đây là câu chuyện của thuận lòng dân. Đây cũng là khẩu hiệu nằm lòng của các vị: Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra.

Có thuận lòng dân sẽ có tất cả.

Chỉ có thuận lòng dân thì những lời thề tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp của các vị mới có ý nghĩa, thưa các vị!

Vì vậy, nếu là gã, gã sẽ tuyên thệ như sau:

Tôi xin thề tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân,  với Hiến pháp mà  Nhân dân đã dân chủ chọn lựa.

Tôi xin thề  thượng tôn Hiến pháp, đem hết sức mình cùng toàn dân tộc đưa Đất nước trở nên hùng cường, tự do, dân chủ, văn minh, giàu có và  luôn vẹn toàn lãnh thổ của Tổ tiên.

*** 

Có ai đó sẽ thắc mắc thế Đảng ở đâu?

Xin thưa, Đảng chỉ là một tổ chức chính trị. Nếu gã là Đảng viên thì đương nhiên gã sẽ thề: Tuyệt đối trung thành với Đảng và tuyệt đối tuân thủ Điều lệ và sự lãnh đạo của Đảng, tuyệt đối hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng giao phó tại lễ kết nạp Đảng hay tại Đại hội Đảng nếu gã được bầu là lãnh đạo Đảng.

 Còn đây là QH. Lời thề trước QH của toàn Dân đương nhiên phải khác với lời thề trước Đảng của...Đảng - một thành viên trong Dân.

Chính danh là như thế.

(FB Lưu Trọng Văn)

Thợ giày gọt chân cho vừa số 88

Phương Thảo-04-03-2016

(VNTB) - Có lẽ chính quyền Việt nam cho rằng, một khi với các bản án được gọt đẽo cho vừa chiếc giày số 88 thì họ sẽ kiểm soát tuyệt đối được tư tưởng và phong trào dân chủ đang lan truyền âm ỉ trong nước khi họ đang tỏ ra bất lực trước ảnh hưởng của blog và các trang mạng và báo chí không thuộc lề phải.

Theo báo cáo vào cuối năm 2015 của Hiệp Hội Bảo vệ Phóng Viên tại Việt nam hiện có ít nhất 6 phóng viên bị giam giữ là Trần Huỳnh Duy Thức, Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy, và Nguyễn Đình Ngọc- Nguyễn Ngọc Già.

Chỉ vài ngày sau khi Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cô Nguyễn Thị Minh Thúy bị tuyên án về tội “lạm dụng quyền tự do dân chủ” theo điều 258 Bộ Luật Hình Sự tại Hà nội thì ông Nguyễn Đình Ngọc đã bị Tòa án Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh xử bốn năm tù giam và 3 năm quản chế với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Tổ chức Bảo vệ Phóng Viên đã phản đối bản án của chính quyền Việt nam dành cho blogger Nguyễn Đình Ngọc tức Nguyễn Ngọc Già và yêu cầu chính quyền Việt nam phải trả tự do ngay cho những nhà báo bị giam giữ trái phép ở Việt nam.

Bản án dành cho Nguyễn Ngọc Già cho thấy các nhà lãnh đạo Việt nam sẽ làm bất cứ điều gì bất thường để ngăn chặn bất kỳ sự chỉ trích nào dành cho họ. Shawn Crispin đại diện cao cấp của Hiệp Hội Bảo Vệ Phóng Viên  ở Đông Nam á nói “ Thay vì bỏ tù các nhà báo về tội vu khống, thay vào đó chính quyền Việt nam nên tiến tới xóa bỏ các điều luật thường xuyên được sử dụng để đàn áp tự do ngôn luận và báo chí độc lập.” 

Trước đó, Liên Hiệp Quốc - The United Nations, Tổ Chức Quan Sát Nhân quyền - Human Rights Watch, Hiệp hội Bảo vệ Nhà Báo - The Committee to Protect Journalists và Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới -  Reporters Without Borders đã đưa ra những tuyên bố không đồng tình với bản án của Tòa án Nhân dân Hà Nội. Thế nhưng những yêu cầu này đã không được chính quyền Việt nam đếm xỉa đến.

Ngay sau khi kết án nhà báo Nguyễn Đình Ngọc, chính quyền Việt nam lại tiếp tục gọt chân cho vừa giày khi ghép 3 người phụ nữ gần 60 tuổi vào tội biểu tình trái phép và chống phá nhà nước cũng theo Điều 88, Bộ luật Hình sự vì Hội đồng xét xử nhận định đây là vụ án rất nghiêm trọng, xâm phạm đến an ninh quốc gia, xuyên tạc, kích động, gây nghi ngờ, mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Khi nhìn những bị can trong vụ án này bị giải đi, những người có chút tư duy không thể nào không bật cười về sự ngu xuẩn của hội đồng xét sử khi họ tin rằng 3 người phụ nữ tóc bạc trắng tay lại có khả năng đe dọa đến an ninh quốc gia như báo chí lề phải loan tải.

Có lẽ chính quyền Việt nam cho rằng, một khi với các bản án được gọt đẽo cho vừa chiếc giày số 88 thì họ sẽ kiểm soát tuyệt đối được tư tưởng và phong trào dân chủ đang lan truyền âm ỉ trong nước khi họ đang tỏ ra bất lực trước ảnh hưởng của blog và các trang mạng và báo chí không thuộc lề phải.

Tình hình nhân quyền cũng như tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Việt nam tưởng như đã có thể có chút hơi hướng chuyển mình khi Việt nam tham gia Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Thế nhưng chỉ trong những ngày cuối tháng Ba, nhân quyền ở Việt nam lại có những bước lùi đáng kinh ngạc mà có những người chua chát cho rằng đây là “tháng Ba đen cho nền dân chủ ở Việt Nam.”


Chỉ chưa đầy hai tháng nữa, Tổng Thống Obama có thể sẽ có chuyến công du đến Việt Nam. Khi đề cập đến nhân quyền ở nước anh em Cuba với Raul Castro, Obama và các phóng viên đã nhận được câu trả lời rằng “Hãy đưa cho tôi danh sách những người bị giam cầm, tôi sẽ thả họ ra ngay.” Khi đến Việt nam, có lẽ Obama sẽ có sẵn ngay một danh sách sáu nhà báo và 3 người phụ nữ dân oan để trao cho ông Trọng. Thế nhưng cũng có thể đặt câu hỏi là với những sự kiện đàn áp nhân quyền như vậy, liệu Obama có lại hoãn chuyến đi lần này đến quốc gia cộng sản độc đảng ở Đông Nam Á hay không?

Báo cáo về các trường hợp xâm phạm quyền tự do tôn giáo của công dân quý I năm 2016

Trong tháng 1/2016 có tới 4 trường hợp nhà cầm quyên vi phạm quyền tự do tôn giáo và sách nhiễu những tín đồ tôn giáo.
Trường hợp thứ nhất:
Huế: Công an đánh đập quý thầy Đan viện Thiên An
Vấn đề đất đai của các cơ sở tôn giáo bị chiếm dụng luôn là một vấn đề nhức nhối liên quan đến tự do tôn giáo. Sự việc liên quan đến khu đất của Đan Viện Thiên An đã được nêu lên trong các báo cáo trước đây. Được biết, Đan viện Thiên An có khoảng 107 ha đất rừng thông, do không quản lý hết nên quý đan sĩ giao rừng thông cho nhà cầm quyền quản lý nhưng không giao đất, tuy nhiên họ đã lật lọng với lòng tham muốn ‘cướp’ đất của đan viện.
Trước đây, vào tháng 11.2014, 63 hécta đất của Đan viện bị nhà cầm quyền ‘cướp’ để làm khu du lịch hồ Thủy Tiên. Nhiều tờ báo trong nước cho biết, khu du lịch hồ Thủy Tiên ‘đã trở nên hoang phế, xuống cấp chỉ sau một vài năm đi vào hoạt động’.
Theo thông tin ngày 2/1/2016 chúng tôi nhận được rằng có khoảng gần 200 công an, dân phòng, Hội phụ nữ của xã, huyện, tỉnh gây khó khăn, đánh đập một số đan sĩ của Đan viện Thiên An, tỉnh Thừa Thiên Huế, vào chiều ngày 02.01.2016. Những đan sĩ của đan viện bị đạp vào mặt, người và bị lăng mạ.
Trường hợp vi phạm thứ 2:
Lễ đản sanh đức Huỳnh giáo chủ lần thứ 96 bị ngăn cản thô bạo
Ngày 04 tháng 1 năm 2016 kỷ niệm 96 năm ngày Đản sinh của Huỳnh Giáo chủ. Đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo khắp nơi đổ về An Giang để hành lễ và bước đầu đã gặp sự cản trở của an ninh, công an phối hợp với cảnh sát giao thông và côn đồ bằng mọi cách không cho họ tới Quang Minh Tự, nơi được xem là cơ sở chính thức để tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập tập trung cầu nguyện và hành lễ tưởng niệm Đức Thầy.
96 năm đã trôi qua kể từ ngày Đức Thầy đản sanh và 66 năm đã trôi qua kể từ ngày Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ bị Việt Minh sát hại. Tín đồ và giáo hội PGHH tại quê nhà đã và đang cùng với vận nước và đồng bào trải qua một thời kỳ đen tối nhất của Pháp nạn và Quốc nạn, với vận mệnh của Đất Nước và Tổ Quốc đang lơ lững trên bờ diệt vong bởi Hán hoá và xâm lăng của kẻ tử thù phương Bắc do nội thù phản quốc CSVN gây ra.
Hôm nay, 03-01-2016, nhằm 24 tháng 11 Âm lịch, chỉ còn hai mươi tiếng nữa là vào Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ. Từ ngày 01-01, các tín đồ PGHH ở miền Tây đã bị công an “canh cửa” nhằm ngăn chặn đến dự ngày Lễ Đản Sanh.
Tín đồ PGHH Nguyễn Hoàng Nam từ Châu Đốc chia sẻ.
Trước đó, một trường hợp vi phạm khác nằm trong chuỗi sự kiện lễ đản sanh của đức Huỳnh giáo chủ. Tại tư gia nhà ông Út Nguyễn Văn Điền nguyên Trưởng ban Phổ Thông Giáo Lý tỉnh Sa Đec (trước năm 1975), hiện là Hội Trưởng TUGHPGHH Thuần Tuý. Đã tiến hành khai mạc Đại lễ Đảng Sanh ĐỨC HUYNH GIAO CHU PGHH lần 96. Từ lúc sáng sớm cảnh sát Giao Thông phối hợp với công an an ninh các cấp và công an xã. Xuống trạm ngăn cản không cho đồng đạo các nơi về dự lễ. Vì thế, tại điễm lễ nhà ông Hội Trưởng, chỉ có vài đồng đạo ở xóm đến tham dự.

Trường hợp vi phạm thứ 3: Liên quan đến thông tin mảnh đất của giáo xứ Vinh Lưu, Giáo phận Phan Thiết bị đe dọa cưỡng chế
Theo kế hoạch vào sáng nay, ngày 14.01.2016, nhà cầm quyền thành phố Phan Thiết sẽ huy động lực lượng công quyền cưỡng chế sân bóng đá của giáo xứ Vinh Lưu, thuộc Giáo phận Phan Thiết.
Thông tin trên cũng được nhà cầm quyền địa phương thông báo cho Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Vinh Lưu.
Nhà cầm quyền cưỡng chế đất sân bóng đá với diện tích khoảng 8000 m2 của giáo xứ để xây dựng nhà văn hóa, nhưng không được sự đồng tình của bà con giáo dân, bởi vì đây là nơi duy nhất cho các con em trong giáo xứ luyện tập các môn thể dục thể thao. Hằng năm, giáo xứ thường tổ chức giải bóng đá cho giới trẻ.
Trước đây, nhà cầm quyền đã chiếm dụng đất của giáo xứ để xây dựng trường mẫu giáo nhưng không bồi thường cho giáo xứ một cách thỏa đáng.
Giáo xứ Vinh Lưu được thành lập từ năm 1955. Vào thời điểm đó, có gần 4000 giáo dân -đa phần là bà con gốc xứ Lưu Mỹ, xứ thuận Nghĩa thuộc giáo phận Vinh- di cư đến vùng rừng hoang lập nghiệp trên miền đất cát nắng cháy và nghèo đói thuộc xã Phú Lâm tỉnh Bình Thuận (nay thuộc xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận).
Trường hợp vi phạm thứ 4: Giáo xứ Cửa Lò bị sách nhiễu đe dọa
Theo một nguồn tin từ dân địa phương cho biết ngày 15/01/2016 chính quyền Nghệ An sẽ tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ và giải phóng mặt bằng trên khu đất rộng lớn thuộc sở hữu của giáo họ Mai Lĩnh, giáo xứ Cửa Lò, giáo phận Vinh. Giáo dân đang lo sợ nhà cầm quyền sẽ đàn áp bạo lực để quyết chiếm cho được khu đất “đắc địa” này.
Thông báo được chủ tịch phường Thu Thủy – ông Nguyễn Thanh Tuyền, thành phố Vinh, Nghệ An kí ngày 14/01/2016 cho biết nếu sau 10 giờ ngày 15/01/2016 mà giáo họ Mai Lĩnh chưa bàn giao mặt bằng thì lực lượng chức năng tiến hành tháo dỡ, giải tỏa các công trình dây dựng trên thửa đất số 55 tờ bản đồ số 1 tại khối 3, thuộc phường Thu Thủy.
“Công trình xây dựng trái phép” mà UBND yêu cầu dỡ bỏ là cột hàng rào mà giáo dân dựng lên xung quanh sân bóng của giáo họ. Khu sân bóng này có một vị trí rất thuận lợi, đây là khu đất nằm trong khu dân cư, sát bên đường lộ và có giá trị kinh doanh cao, do đó mà chính quyền muốn giành lấy để phân lô và bán cho tư nhân.
Giáo họ Mai Lĩnh có một mảnh đất có giấy tờ hợp pháp rộng trên 100 hecta từ trước năm 1975. Nhưng sau 1975 thì dần bị lấn chiếm cả bởi nhà nước và một số người dân. Trước đây, chính quyền cũng đã từng “xoay xở” để ông trưởng ban mục vụ giáo họ kí giấy cho nhà nước mượn lô đất rộng khoảng 10 hecta để xây dựng trường và khuôn viên trường tiểu học Thu Thủy. Nhà nước đã không trả lại đất. Vụ việc chiếm đất để kinh doanh này đã gây bức xúc trong dân. Và nay nhà nước lại đang tâm cưỡng chiếm tiếp không gian sinh hoạt thể thao của cộng đồng càng gây phẫn nộ cho bà con giáo dân.
Trong tháng 2/2016 có 1 trường hợp nhà cầm quyền vi phạm quyền tự do tôn giáo
Trường hợp vi phạm Mục sư Nguyễn Công Chính đang bị nguy khốn trong lao tù.
Một thông báo của Ms. Nguyễn Hoàng Hoa gửi đến Hội Đồng Liên Tôn và quý Hội Đoàn XHDS độc lập trong và ngoài nước, cho biết tình trạng của Mục sư Nguyễn Công Chính – Hội trưởng Giáo hội đang bị nguy hiểm đe dọa đến tính mạng hàng giờ, hàng ngày trong nhà tù như sau:
- Ms. Nguyễn Công Chính bị bắt vào ngày 28/4/năm 2011, bị cáo buột vào điều 87 bộ luật hình sự, mức án là 11 năm tù giam. Hiện nay ông đang bị giam tại Khu A, phân trại số 2, trại giam An Phước, huyện Phú giáo, tỉnh Bình Dương. Ông bị bắt đã gần 5 năm và đã chuyển 2 lần trại giam, Giáo hội có cử đại diện, kết hợp với gia đình mục sư Chính đến thăm 2 lần. Nhưng về phía đại diện giáo hội không được giám thị trạm cho vào gặp với lý do: không có tên đăng ký trong sổ thăm nuôi.
Cô Hồng vợ ông Chính được vào thăm nuôi, hết giờ thăm nuôi cô Hồng trở ra báo cho chúng tôi biết Ms. Chính đang trong tình trạng hết sức nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng; lý do vì ông không chịu nhận tội để được khoan hồng theo yêu cầu của công an trại. Mục sư Chính nói ông không có tội gì hết nên không nhận vì thế bọn họ thường xuyên khủng bố tinh thần, hành hạ thân xác như: đánh đập, thậm chí tổ chức cho tù xã hội đen gây han kiếm chuyện đánh Mục sư Chính.
Cô Hồng cho biết cuộc gặp hôm nay Mục sư Chính cự cải quyết liệt với giám thị, phản đối họ không cho chúng tôi vào thăm, không cho nhận cuốn lịch của Hội thánh gửi vào, phản đối việc họ không cho ông sử dụng nước sinh hoạt mấy tháng vừa qua.
Trong tháng 3/2016 có tới 4 trường hợp nhà cầm quyên vi phạm quyền tự do tôn giáo và sách nhiễu những tín đồ tôn giáo.
Trường hợp vi phạm thứ nhất: Chính quyền Gia Lai đàn áp phụ nữ và trẻ con
Sáng 7/3/2016, chị Trần Thị Hồng(vợ mục sư Nguyễn Công Chính) gặp ông Garrett Harkins, tuỳ viên chính trị của Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, để trình bầy về việc chồng chị - mục sư Nguyễn Công Chính hiện nay đang bị ngược đãi và khủng bố tinh thần trong trại giam Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Vì chính quyền ra sức ngăn cản bất cứ phái đoàn ngoại giao nào đặt chân lên Tây Nguyên nên việc phía Hoa Kỳ muốn đến viếng thăm gia đình chị Hồng gần như bất khả sau cuộc gặp của gia đình chị với đặc phái viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Katherine Lawson năm 2014 tại Pleiku. Lần này, chị phải đích thân đến gặp họ.
Gia đình mục sư Nguyễn Công Chính là một trong số những nạn nhân bị đàn áp khốc liệt nhất vì những nỗ lực đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo của người sắc tộc ở Tây nguyên. Họ từng bị chính quyền Kon Tum và Gia Lai ủi sập nhà nguyện (cũng là nhà ở) tại làng Con R'Bàng, xã Vinh Quang thuộc tỉnh Kon Tum. Hơn chục năm qua, hai vợ chồng mục sư bị an ninh côn đồ theo dõi, đánh đập, khủng bố tinh thần liên tục trước khi chính quyền bắt mục sư Chính và áp đặt lên ông bản án 11 năm.
Trong lúc ở Sài Gòn diễn ra cuộc gặp của chị Hồng với ông Harkins, ở Gia Lai, công an Gia Lai đã mang lực lượng hàng chục người xông vào nhà chị Hồng đòi kiểm tra hộ khẩu, thực chất là để khiến các con chị (đều còn rất nhỏ, từ 5-13 tuổi) hoảng sợ. Các cháu hiện tại vẫn chưa hết bàng hoàng vì sự xâm nhập bất hợp pháp của an ninh Gia Lai vào nhà mình trong khi ở nhà không có người lớn.
Trường hợp vi phạm thứ 2: Công trình tượng Chúa Ki- tô Vua và nhà thờ Giáo xứ Vĩnh Hội – Hà Tĩnh bi đe dọa bắt dừng thi công.
Theo thông tin được chia sẻ từ một bạn trẻ giáo dân của Giáo xứ Vĩnh Hội cho biết: Vào ngày 7/3 khi các công nhân được nhà xứ thuê để xây dựng công trình tượng Chúa Ki-tô Vua và nhà thờ giáo xứ Vĩnh Hội Giáo Hạt Ngàn Sâu đang tiến hành thuận lợi thì bị chính quyền đến quấy rối và cho bắt dừng công trình Chúa Ki-tô Vua.
Sự việc này đã gặp phản ứng dữ dội của bà con giáo dân Giáo xứ Vĩnh Hội. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi thông tin về vụ việc này.
Trường hợp vi phạm thứ 3: Hội Thánh Tin Lành tại Quảng Bình bị đàn áp
Ngày 29/3 đã có rất đông người lạ bịt mặt, bao vây Điểm nhóm Tin lành tại nhà cô Nguyễn Thị Kim Liễu - thôn 7 xã Lộc Ninh- TP Đồng Hới - Quảng Bình.
Họ xông vào nhà hành hung tín hữu, ném mắm tôm vào nhà. Sau đó họ chực sẵn bên ngoài ai ra về thì chặn đánh tiếp. Mục sư NC Bùi Quốc Phong và 2 tín hữu từ Hà nội vào thăm cũng bị hành hung.
Đây không phải là lần đầu, những người lạ đã nhiều lần ngang nhiên đánh đập, khủng bố tinh thần, bao vây nhà tín hữu, phá hoại tài sản, tìm mọi cách không cho tín hữu sinh hoạt tín ngưỡng kể từ đầu năm 2015 đến nay.
Ngày 26 tháng 7 năm 2015 đoàn công tác Tổng hội do Mục sư Bùi Văn Sản - Phó Hội trưởng I làm trưởng đoàn tới làm việc với Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình, khi đoàn đến thăm Điểm nhóm cũng bị rất đông người lạ chặn trước nhà cô Liễu hành hung và đập xe ô tô.
Trường hợp vi phạm thứ 4: Người thân của mục sư Nguyễn Công Chính liên tiếp bị tấn công đàn áp sách nhiễu và đe dọa
Những ngày vừa qua, công an chìm nổi bốp ráp xung quanh nhà bà Hồng –phu nhân Mục sư Nguyễn Công Chính, canh giữ một cách cẩn mật, khiến những trẻ trong nhà sợ hãi và lo lắng không biết sẽ xảy ra chuyện gì cho gia đình.
Thông tin trên được bà Hồng –phu nhân Mục sư Nguyễn Công Chính cho biết vào tối ngày 29.03.2016.
Bà Hồng nói: “Khi tôi đi ra ngoài chở con đi học thì họ áp tải tôi đi.Còn khi tôi bước vào cổng nhà thì họ đứng đầy phía trước cổng. Những cảnh tượng này cứ lập đi lập lại trong suốt nhiều năm qua rồi mà hiện giờ cứ tiếp diễn. Gia đình tôi hiện nay rất mong sự hiệp thông,cầu nguyện của quý con dân Chúa khắp nơi.”
Bà Hồng nói rằng, nguyên nhân bị canh giữ có thể do nhà cầm quyền muốn ngăn cản cuộc gặp mặt giữa ông Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế David Saperstein với gia đình bà vào ngày 30/3.
Và đến sáng ngày 30/3 tại Gia Lai, Chị Trần Thị Hồng, vợ mục sư Nguyễn Công Chính bị công an vây ráp, ép vào lòng đường, vặn tay, bắt lên taxi giữa đường...khi chị đến điểm hẹn gặp phái đoàn Hoa Kỳ đặc cách về tự do tôn giáo.
Chị có cuộc hẹn lúc 10h sáng với phái đoàn đặc trách về tự do tôn giáo ở tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, số 1 đường Nguyễn Tất Thành.
Lúc 9h30 chị và con trai 10 tuổi, còn 100m nữa đến điểm hẹn thì bị lực lượng mật vụ(thường phục) chặn yêu cầu về trụ sở công an Phường Hoa lư. Họ giới thiệu họ là công an tỉnh phụ trách tôn giáo. Họ túm 2 tay chị vặn về phía sau kéo khỏi xe máy. Chị Hồng giằng co và ko đồng ý đi về Phường Hoa Lư vì nơi đây đã từng đánh đập chị nhiều lần.
Chị bị mật vụ đẩy lên taxi chở về lại nhà, an ninh bao vây trước nhà. Một lát sau phái đoàn Hoa Kỳ gồm 4 vị đã đến thẳng nhà chị hỏi thăm tình hình về tự do tôn giáo, về tình hình gia đình chị. Bốn vị có nhận xét rằng mật vụ(công an chìm) rất mất lịch sự khi đứng trước nhà chị trong lúc họ nói chuyện và đã vi phạm quyền tự do đi lại của công dân.
Phần II: Đánh giá
Trong quý 1/2016 tình trạng vi phạm tự do tôn giáo vẫn diễn ra ở mức độ nghiêm trọng đối với những vấn đề đất đai của giáo hội và những tín đồ tôn giáo. Việc ngăn cản các nghi thức tôn giáo đối với các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cho thấy chính quyền vẫn quyết tâm đàn áp nhóm này bất chấp công luận.
Tiếp đó vấn đề đất đai của các tôn giáo như trường hợp của Đan Viện Thiên An, Chùa Liên Trì, Giáo xứ Vĩnh Hội, Giáo xứ Cửa Lò của Giáo phận Vinh, Giáo xứ Vinh Lưu – GP. Phan Thiết thường xuyên bị đe dọa cưỡng chế và cướp đất.
Nghiêm trọng hơn là hành vi xúc phạm các đan sĩ của Đan viện Thiên An và đe dọa vợ của mục sư Nguyễn Công Chính là bà Trần thị Hồng trong suốt những ngày chị nhận được lời mời của phái đoàn Hoa Kỳ đặc cách về tự do tôn giáo.
Bên cạnh đó, một động thái khác đáng ghi nhận và hoan nghênh về việc UBND tỉnh Điện Biên ra văn bản chấp thuận thành lập giáo xứ Điện Biên.
Giáo xứ Điện Biên, sau nhiều lần đề nghị và nhiều năm chờ đợi kể từ khi TGM Hưng Hóa gửi văn bản về việc thành lập giáo xứ (lần đầu năm 2007), ngày 16/3/2016, UBND tỉnh Điện Biên đã có công văn trả lời chấp thuận.
Trong những năm qua, các cộng đoàn thuộc giáo xứ Điện Biên đã sinh hoạt tôn giáo tương đối ổn định tại những Nhà nguyện trên khuôn viên đất thuộc các tư gia, hàng tuần có các giờ kinh nguyện và hàng tháng có thánh lễ.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Điện Biên, TGM Hưng Hóa cũng đã đồng thời đề nghị thành lập một giáo xứ khác nữa nhưng chưa được chấp thuận, đó là giáo xứ Mường Nhé, bao gồm 150 giáo dân người Kinh và 1500 giáo dân người H’mông thuộc 2 huyện giáp biên là Mường Nhé và Nậm Pồ. Tuy nhiên, với văn bản chấp thuận lần này, UBND tỉnh Điện Biên đã có một bước tiến rất lớn về chính sách tôn giáo so với các tỉnh khác trong khu vực. Đây cũng còn là một kết quả thiết thực trong việc kiên trì đối thoại giữa TGM Hưng Hóa và UBND tỉnh Điện Biên trong thời gian qua.
Theo VNTB-04-03-2016