Wednesday, April 22, 2015

Lại thêm một vụ lấn sông ‘bí ẩn’ ở Ðồng Nai

ÐỒNG NAI (NV) - Ðã có khoảng 2,000 mét khối đất, đá được đổ xuống sông, nhưng chính quyền địa phương cho biết chưa xác định được ai là người đã bỏ tiền lấn sông?

 
Dù việc lấp sông Ðồng Nai tại huyện Vĩnh Cửu xảy ra cả tháng trời nhưng cơ quan chức năng vẫn không rõ ai là “thủ phạm.” (Hình: Một Thế Giới)

Truyền thông Việt Nam loan tin, trong khi dự án lấn sông Ðồng Nai, ở phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, của công ty Toàn Thịnh Phát đang tạm dừng do phản ứng dữ dội của người dân để chờ kết luận và chỉ đạo của thủ tướng CSVN, thì mới đây người dân lại phát hiện thêm một vụ lấn sông khác diễn ra tại khu vực thuộc ấp Thái An, xã Tân An, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Ðồng Nai.

Trưa 21 tháng 4, phóng viên báo điện tử Một Thế Giới ghi nhận có đến cả ngàn mét khối đất, đá đã được đổ xuống bờ sông dài khoảng 5m. Ðất, đá tràn ra sông từ 10 đến 15m, với chiều dài bờ sông bị lấn lên tới hàng trăm mét. Phía bên ngoài, cách bờ khoảng 20m gần giữa dòng nước là cọc chỉ dấu mà chủ đầu tư dự định sẽ lấn sông ra tới đó.

Người dân địa phương cho biết, công trình lấn sông này là dự án xây dựng khu câu cá sinh thái giải trí ven sông của ông D., một cán bộ trong ngành thuế đang làm việc tại thành phố Biên Hòa. Việc san lấp sông đã diễn ra khoảng một tháng nay và người dân đã báo với chính quyền địa phương. Cách đây khoảng một tuần thì việc đổ đất, đá xuống sông tạm dừng.

Thế nhưng, chiều 21 tháng 4, trao đổi với báo Pháp Luật Sài Gòn, ông Nguyễn Hữu Bình, phó phòng Phòng Tài Nguyên-Môi Trường huyện Vĩnh Cửu, cho biết: “Ðến thời điểm này chúng tôi vẫn chưa xác định được ai là người đã đổ đất xuống sông để san lấp mặt bằng.” (Tr.N)

04-22- 2015 1:12:16 PM

Hàng ngàn phụ nữ Việt bị lừa ra ngoại quốc bán dâm

SÀI GÒN (NV) - Không chỉ vài trăm mà có đến hàng ngàn phụ nữ ở Việt Nam đã và đang bị lừa, hoặc ép sang các nước láng giềng bán dâm.

Con số khoảng 5,000 phụ nữ Việt Nam bị lừa gạt, ép buộc sang Malaysia và Singapore bán dâm đã làm mọi người tham dự hội thảo “Xây dựng chương trình hành động phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020” do ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của chính phủ tổ chức ngày 21 tháng 4 tại thành phố Sài Gòn phải giật mình.


Một trong những “ông trùm” đường dây lừa gạt, ép phụ nữ Việt Nam sang Malaysia bán dâm vừa bị công an bắt giữ. (Hình: báo Lao Ðộng)

Tờ Lao Ðộng dẫn tin từ Bộ Công An cho hay, tình hình mua bán phụ nữ và trẻ em diễn ra ở Việt Nam đang rất phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Theo con số thống kê được, từ năm 2011 đến 2015, Việt Nam xảy ra gần 2,000 vụ mua bán người, với 3,800 nạn nhân, trong đó số nạn nhân là phụ nữ chiếm 85%.

Tin cho hay, các tỉnh có nhiều loại tội phạm này là Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Lạng Sơn... Công an đã khám phá gần 1,200 vụ buôn người qua biên giới, bắt giữ hơn 2,500 người, giải cứu 564 nạn nhân...

Tại các tỉnh thành phía Nam, mỗi năm có khoảng 3,000 phụ nữ bị lừa gạt, ép buộc đưa qua Malaysia, 2,000 phụ nữ bị đưa sang Singapore hoạt động mại dâm bằng hình thức núp bóng môi giới hôn nhân trái phép, tuyển chọn làm vợ.

Bên cạnh đó, tại hội thảo cũng cho biết, nạn mua bán nội tạng tại Việt Nam cũng được cảnh báo. Có những trường hợp, dân nghèo bị dụ bán thận với giá từ 50-100 triệu đồng, nhưng bọn buôn người lại thu về số tiền hàng tỷ đồng/quả thận. Ngoài ra, tình trạng mua bán trẻ sơ sinh cũng đang gia tăng đáng kể. (Tr.N)
04-22-2015 1:14:13 PM

Huế: Nhiều cán bộ lãnh đạo xã xài bằng giả

HUẾ (NV) - Từ đơn tố cáo của người dân, qua kiểm tra đối chiếu, huyện Phú Vang khẳng định có 3 cán bộ lãnh đạo của 2 xã thuộc huyện nhà dùng bằng giả.

Tin từ Người Lao Ðộng, chiều 22 tháng 4, ủy ban kiểm tra huyện Phú Vang đã phúc trình với huyện ủy Phú Vang về việc 3 cán bộ thuộc xã Phú Mỹ và Phú Thượng đã xài bằng tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông giả.


Mua bằng giả ở Việt Nam dê như mua rau. (Hình: Báo Tiền Phong)

Theo ông Mai Xuân Hiền, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra huyện Phú Vang, cơ quan này đã xác định 3 cán bộ trên là: ông Lê Ngọc Kiên, phó chủ tịch xã Phú Thượng; ông Ðào Hữu Truyền, bí thư xã Phú Mỹ và ông Hoàng Công Phương, phó chủ tịch xã Phú Mỹ.

Ngày 7 tháng 4, Sở Giáo Dục Ðào Tạo tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có phúc trình xác minh văn bằng tốt nghiệp gởi Công an huyện Phú Vang, khẳng định bằng tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông (THPT) của ông Kiên vào năm 2014 không hợp pháp.

Theo đó, ông Kiên không dự thi tốt nghiệp THPT khóa ngày 2 tháng 6 năm 2014 tại tỉnh Thừa Thiên-Huế; bằng tốt nghiệp THPT của ông Kiên không phải do sở này cấp phát.

Tin cho hay, trước đó vào năm 2013, ông Kiên đã bị kỷ luật cảnh cáo do xài bằng giả tốt nghiệp THPT ghi năm 1988. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tấn Lý, chủ tịch xã Phú Thượng, cho biết sau khi bị kỷ luật, xã đã tạo điều kiện cho ông Kiên đi học một năm để thi tốt nghiệp, nhưng không hiểu vì sao tấm bằng thứ 2 lại là bằng không hợp pháp.

Ông Kiên khẳng định, ông và Nh. cùng đến Sở Giáo Dục Ðào Tạo tỉnh Thừa Thiên- Huế lấy bằng tốt nghiệp nhưng ông chỉ ngồi ngoài chờ nên không rõ thực hư.

Tương tự, bằng của ông Ðào Hữu Truyền được cấp vào năm 1998 cũng được xác nhận là giả. Ông Truyền thừa nhận tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm đó bị thiếu điểm nên trượt tốt nghiệp. Riêng ông Phương, mới học đến lớp 10 đã nghỉ học.

Theo ông Hiền những cán bộ này đều do huyện ủy Phú Vang quản lý nên việc xử lý kỷ luật sẽ do cơ quan này quyết định.

Những trường hợp cán bộ xài bằng giả ở Việt Nam không lạ với người dân. Còn nhớ cuối năm 2014, Sở Y Tế tỉnh Thanh Hóa cũng đã phát hiện vụ xài bằng giả chấn động ngành y tế ở Việt Nam với 20 cán bộ, y tá, bác sĩ, dược sĩ... sử dụng bằng giả. (Tr.N)
04-22-2015 1:18:15 PM

Nông sản Trung Quốc 'chiếm' thị trường của nông dân Việt

HÀ NỘI 22-4 (NV) - Sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam khi đến cửa khẩu phía Bắc thì kẹt cứng, trong khi đó thì nông sản Trung Quốc bán tràn lan tại các chợ Việt Nam, làm trùm ngay từ chợ bán sỉ.


Nông sản Trung Quốc vẫn được bày bán đầy ngập ở các chợ. (Hình: Tiền Phong)

“Tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), mỗi ngày có hàng chục xe tải chở các loại nông sản khô từ biên giới về tiêu thụ. Đây cũng là thủ phủ tập kết hàng Trung Quốc, tỏa đi các chợ dân sinh ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh... Các quầy hàng chất đống những bao tải chứa nông sản vẫn còn nguyên tem xuất xứ từ Trung Quốc.” Một bản ghi nhận tình hình thị trường nông sản trên tờ Tiền Phong hôm Thứ Tư 22 Tháng Tư cho biết như thế.

Việt Nam là một nước nông nghiệp, đa số là nông dân nghèo khó, nhưng phải nhập cảng một số lượng lớn thực phẩm hàng năm từ các loại thịt đến các loại rau, củ quả, lấn chiếm thị trường của nông dân địa phương. Việc báo động về sự “xâm lăng” của nông sản Trung Quốc không có gì mới vì từng được báo động những năm trước đây, dẫn đến các cuộc họp “chỉ đạo” của Bộ Công Thương “tìm đầu ra cho nông sản” nội địa rồi cũng chẳng thấy gì thay đổi.

Một trong những lý do nông sản Trung Quốc “lấn sân” thị trường nội địa được giới buôn bán sỉ nêu ra là sản phẩm của họ to hơn, đẹp mắt hơn.

“Hành, tỏi Trung Quốc to, đều, dễ bóc, còn hành, tỏi của mình bé, gừng xù xì, xấu mã, không ai hỏi,” bà Ngô Bình, chủ sạp hàng nông sản khô ở chợ Long Biên, nói với ký giả báo Tiền Phong. Bà chỉ vào hơn chục bao gừng, tỏi và hành (20kg/bao), có chữ Trung Quốc, cho hay số hàng này chuẩn bị được chuyển đi Bắc Ninh tiêu thụ.

Trước đây, theo nguồn tin, mỗi ngày sạp hàng bà Bình tiêu thụ hàng trăm bao hành, tỏi, gừng, nay số lượng giảm đi một nửa. “Bây giờ các chợ đầu mối đều buôn hàng Trung Quốc. Mặt hàng này tăng giá từng ngày. Hiện, tỏi Trung Quốc giá 30,000 đồng/kg, hành 35,000 đồng/kg, gừng 20,000 đồng/kg, gấp đôi năm ngoái,” bà Bình nói. Vậy mà hành ta đang vào mùa, giá chỉ có 15,000/kg. Còn tỏi, gừng của ta, giá cao hơn hàng Trung Quốc không đáng kể.

Vẫn theo tờ Tiền Phong kể, cách sạp hàng của bà Bình không xa, sạp nông sản khô của ông Nguyễn Khoái buôn cả hàng Trung Quốc, Việt Nam. Để dễ bán, ông bóc sẵn hành, tỏi rồi cho vào túi cước trông bắt mắt. Ông Khoái cho biết, “hành của Việt Nam trồng giá 15,000 đồng/kg, nhưng chỉ bán cho khách nhỏ lẻ, còn hành Trung Quốc giá đắt hơn gấp đôi tiêu thụ hàng chục kilôgam mỗi ngày”.

Báo Tiền Phong khảo sát tại các chợ Phùng Khoang, Bách Khoa, Đồng Tâm, Mễ Trì…, thấy giá hành, tỏi, gừng Trung Quốc về đến các chợ dân sinh trong nội thành giá bị nâng lên 20 đến 30%.

Tình hình thực tế các chợ thì như thế nhưng quan chức nhà nước đưa ra các dẫn chứng thống kê nói ngược lại. Nguồn tin trên thuật lời bà Nguyễn Thị Hà, chi cục trưởng Kiểm Dịch Thực Vật vùng VII (Cục Bảo Vệ Thực Vật) tại Lạng Sơn, cho biết: Nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc qua Lạng Sơn giảm dần từng năm. Đồng thời, nông sản Việt Nam xuất khẩu qua thị trường này lại tăng mạnh.

“Năm 2014, Việt Nam nhập khoảng 600 nghìn tấn rau củ quả từ Trung Quốc, nhưng xuất khẩu tới gần 2 triệu tấn. Vụ dưa hấu vừa rồi, giá trị nông sản xuất gấp 20 lần nhập khẩu, mặc dù lượng dưa năm nay thấp hơn năm ngoái,” bà Hà nói.

Người ta biết rằng hàng hóa đủ loại nhập khẩu “chính ngạch” từ Trung Quốc chỉ một phần. Một phần không nhỏ chúng được nhập cảng lậu suốt dọc 6 tỉnh biên giới qua những ngõ ngách khác nhau. Hệ quả, trong khi nông sản Trung Quốc tràn ngập từ “chợ đầu mối” tức chơ buôn bán sỉ đến các chợ bán lẻ, thì “Theo cơ quan Kiểm Dịch Thực Vật vùng VIII, trước đây, rau quả nhập từ Trung Quốc qua Lào Cai khoảng 10-20 xe/ngày, nhưng gần đây trong cảnh đìu hiu,” tờ Tiền Phong cho hay.

Đầu Tháng Tư vừa qua, nhiều tờ báo tại Việt Nam loan tin cả ngàn chiếc xe tải trong đó rất nhiều xe chở dưa hấu kẹt ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Thủ tục kiểm soát của hải quan Trung Quốc chỉ có thể cho thông quan trên dưới 300 chiếc một ngày dẫn đến tình trạng kẹt kéo dài cả chục cây số, nông sản chờ chực nhiều ngày hư hỏng phải đổ bỏ hoặc bán với giá lỗ vốn.

Mới đầu tháng này, người ta thấy chính quyền trung ương tổ chức phiên họp nghe Bộ Công Thương “trình bày đề án đổi mới phương thức kinh doanh nông sản nhằm phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững."

Gạo xuất cảng năm nào cũng thấy báo chí trong nước tường thuật cảnh nông dân rên siết “trúng mùa, rớt giá” thậm chí phải bán bên dưới giá thành, trong khi ông thủ tướng từ nhiều năm trước từng ra chỉ thị cho đám quan chức nông nghiệp và công thương phải mua lúa thế nào để nông dân “có lãi 30%”.

Giữa Tháng Bảy năm ngoái, đài phát thanh nhà nước VOV loan tin, “Nông sản Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường”  từ bắc chí nam trong khi giới nông dân Việt Nam điêu đứng vì không tiêu thụ nổi. Đấy là có một số bản tin khuyến cáo người tiêu dùng về 8 loại của quả nhập từ Trung Quốc (quýt tươi, cà rốt, nho tươi, chanh tươi, hồng quả, táo, cam tươi và củ cải trắng) có “dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép”.

Để qua mặt mọi người, theo tin tức của VOV, nông sản Trung Quốc khi nhập khẩu rồi nhiều lô hàng “được các tiểu thương dán mác Việt.”

Tờ Tiền Phong thuật lời ông Nguyễn Trí Ngọc, tổng thư ký Tổng Hội Nông Nghiệp Việt Nam, cho rằng, “dưa hấu, thanh long ùn tắc tại cửa khẩu, hành tím, hành tây, ớt, tỏi… của nông dân ê hề, phải đổ bỏ luôn là câu chuyện nóng bỏng”.

Nhưng cuối cùng chẳng ai lo, chẳng ai chịu trách nhiệm mà để mặc cho nông dân gánh hậu quả. Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT giống như đang đứng ngoài cuộc. “Trong khi đó, chương trình xúc tiến thương mại hằng năm “ngốn” không ít tiền... Vậy tiền đó đi đâu,” ông Ngọc nêu vấn đề trên báo Tiền Phong. (TN)

04-22-2015 3:41:00 PM

Lâm Đồng: Bị can nuốt bóng điện để tự sát

(Kiến Thức) - Nuốt bóng điện thủy tinh để tự sát, bị can Nguyễn Phú Cường được đưa đi cấp cứu kịp thời đã qua cơn nguy kịch.

Sự việc trên xảy ra vào khoảng 14h30 ngày 21/4, tại buồng giam số 5 thuộc nhà tạm giữ công an huyện Đam Rông (Lâm Đồng).

Theo điều tra, bị can Nguyễn Phú Cường bị Cơ quan điều tra Công an huyện Đam Rông khởi tố, điều tra và ra lệnh tạm giam hai tháng về hành vi trộm cắp tài sản. Cùng bị tạm giam với Cường ở buồng giam số 5 có hai bị can khác là Lê Văn Bằng và Trần Đình Nam.

Lam Dong Bi can nuot bong dien de tu sat
 Ảnh minh họa.

Vào khoảng thời gian trên, lợi dụng Bằng và Nam ra khu vực tắm nắng, Cường đã trèo lên thành bể nước trong buồng giam, bẻ bóng điện thủy tinh thắp sáng sau đó nuốt chửng vào bụng hòng tự sát.

Ngay sau khi phát hiện sự việc bị can nuốt bóng điện tự tử, cán bộ nhà tạm giữ nhanh chóng đưa bị can Nguyễn Phú Cường đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng cấp cứu.

Theo bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng, hiện còn ba mảnh thủy tinh trong ruột non của nạn nhân chưa được lấy ra, khả năng phải tiến hành làm phẫu thuật.

Cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, thu thập dấu vết, lấy lời khai nhân chứng để xử lý vụ việc bị can nuốt bóng điện.
12:19 22/04/2015
Tiến Dân

Bé hơn 2 tháng tuổi tử vong sau tiêm vắc xin

(Kiến Thức) - Tại Bắc Giang vừa xảy ra vụ việc bé gái hơn hai tháng tuổi tử vong sau tiêm vắc xin 5 trong 1 ở trạm y tế xã.

Tử vong sau tiêm vắc xin 5 trong 1

Khoảng 6h sáng nay (22/4) cháu Đinh Thị H.G (sinh ngày 3/2/2015, trú tại thôn Trung Hòa, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bất ngờ tử vong sau khi tiêm vắc xin định kỳ ở trạm Y tế xã Mai Trung.

Gia đình của cháu G. kể lại, ngày 21/4, cháu G. được mẹ là chị Tạ Thị Biên (SN 1986) đưa đến trạm Y tế xã Mai Trung, Bắc Giang tiêm vắc xin theo định kỳ, loại vắc xin 5 trong 1 phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não. Đến tối cùng ngày, cháu có nhiều biểu hiện như sốt, người khó chịu và liên tục quấy khóc. Đến 4h sáng ngày 22/4, cháu G. bị chảy máu ở mũi liên tục.

Be hon 2 thang tuoi tu vong sau tiem vac xin
 Trạm y tế xã Mai Trung - nơi xảy ra vụ việc.

Thấy vậy, gia đình cháu G. đã nhanh chóng chuyển cháu lên Bệnh viện Đa khoa huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang để cấp cứu. Đến khoảng 6h sáng cùng ngày thì cháu tử vong.

Anh Đinh Văn Nhật (SN 1984, bố của cháu G.) cho biết: “Trước khi đưa cháu đến trạm y tế xã tiêm vắc xin, cháu vẫn khỏe mạnh bình thường và không có biểu hiện gì ốm đau. Sau khi tiêm về thì con tôi bị như thế, chúng tôi đưa cháu đến BV huyện và các bác sĩ ở đây nhận định cháu tử vong do tiêm vắc xin”.

Cũng theo lời những người thân trong gia đình cháu G. khi họ đưa cháu bé đến trạm y tế xã Mai Trung thì y sĩ ở đây chỉ định tiêm luôn cho cháu bé mà không cần thực hiện việc khám sức khỏe. "Sau khi tiêm vắc xin thì bác sĩ để cho con tôi nghỉ khoảng 15 phút rồi mới đưa cháu về nhà. Các bác sĩ không hề khám cho cháu mà thực hiện việc tiêm luôn", anh Nhật khẳng định.

Biết cháu bé bị bệnh tim, bác sĩ vẫn tiêm vắc xin?

Theo thông tin từ gia đình cháu G. thì từ khi sinh ra cháu đã bị bệnh tim bẩm sinh (khám ở Bệnh viện E, Hà Nội). Tất cả hồ sơ, bệnh lý của cháu đã được đưa đến trạm y tế xã Mai Trung, các y bác sĩ ở đây cũng nắm được tình hình bệnh tật của cháu trước khi thực hiện việc tiêm vắc xin.

Tuy nhiên, trao đổi với PV Kiến Thức, ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng trạm y tế xã Mai Trung, lại khẳng định: "Chúng tôi không hề biết rằng cháu bị bệnh tim bẩm sinh. Nếu biết cháu G. bị bệnh tim chúng tôi đã không thực hiện việc tiêm vắc xin cho cháu. Chúng tôi cũng không ngờ sự việc xảy ra bất ngờ như vậy. Đây là lần đầu tiên xảy ra trường hợp đáng tiếc này".

Theo thông tin mới nhất mà PV Kiến Thức nhận được, lực lượng Công an cùng các ban ngành y tế tỉnh Bắc Giang đã đến trạm y tế xã Mai Trung để xác nhận và làm rõ vụ việc.

20:10 22/04/2015
Mạnh Hưng

"Bắt nạt" bà bán chuối, quản lý đô thị bị 1.000 học sinh bao vây

Bảo An | 21/04/2015 07:30

Gần 1.000 học sinh đã đổ xuống đường để bao vây xe của đội quản lý đô thị sau khi họ ức hiếp một bà bán chuối trước cổng trường ở thành phố Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

    Ngày 16/4, trong khi dẹp đường tại khu vực bên ngoài trường trung học cơ sở quận Chiêu Dương số 1, thành phố Chiêu Thông, 5 nhân viên quản lý đô thị đã thu các thùng chuối của cụ bà bán rong và định đánh bà. Sự việc xảy ra vào đúng giờ tan trường.
    Theo lời nhân chứng tại hiện trường, khi thấy các học sinh chạy tới, các nhân viên quản lý đô thị này đã vội vàng leo lên xe.
    Một nhân chứng khác đã chụp lại ảnh và đăng tải lên các trang mạng xã hội Trung Quốc. Người này viết: “Nhân viên quản lý đô thị quận Chiêu Dương định đánh một cụ bà không có khả năng tự vệ, phá xe và chuối của cụ trước cổng trường học.
    Khoảng 1.000 học sinh sau đó đã kéo ra để can thiệp”.
    Các em học sinh này thậm chí còn ném bóng rổ, bóng đá vào xe của các nhân viên quản lý đô thị để bày tỏ sự phản đối.
    Sự việc xảy ra bên ngoài trường trung học cơ sở quận Chiêu Dương số 1, thành phố Chiêu Thông.
    Sự việc xảy ra bên ngoài trường trung học cơ sở quận Chiêu Dương số 1, thành phố Chiêu Thông.
    Một thành viên trên mạng xã hội Sina Weibo bình luận: “Tôi ngưỡng mộ các bạn học sinh. Các bạn đã thể hiện nguyện vọng chân thành của tất cả những người bán rong ở Trung Quốc và lòng tự trọng của cả người dân Trung Quốc.
    Các bạn là tương lai của đất nước, các bạn là những người Trung Quốc chân chính".
    Ngày 17/4, chính quyền thành phố Chiêu Thông thông báo rằng các nhân viên quản lý đô thị không làm gì trái với “quy định của pháp luật” và cho rằng những người bán rong khác đã xúi giục học sinh tấn công nhân viên quản lý đô thị.
    Hai nhân viên quản lý đô thị được cho là đã bị thương.
    Đây không phải là lần đầu tiên người dân Trung Quốc công khai chống lại quản lý đô thị ở nước này.
    Đầu năm 2014, hơn 1.000 người dân đã tức giận bao vây xe của đội quản lý đô thị ở tỉnh Chiết Giang khi những người này bị cho là đã đánh đập một số người tới chết.
    Đám đông sau đó đã đánh chết 5 nhân viên quản lý đô thị.
    theo Trí Thức Trẻ

    Trung Quốc sẽ uy hiếp Biển Đông bằng "đảo nổi di động" khổng lồ

    Minh Thu | 22/04/2015 07:40

    Hình ảnh vệ tinh tố cáo Trung Quốc xây dựng trái phép một hòn đảo nhân tạo nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Không chỉ tiến hành bồi đắp lấp biển để biến các bãi đá ngầm thành sân bay, Trung Quốc còn đang xây dựng nhiều "hòn đảo nổi di động" khổng lồ trên Biển Đông để phục vụ mục đích quân sự.

      Trên tạp chí Popular Science,  hai chuyên gia Jeffrey Lin và P.W. Singer nhấn mạnh một cuộc họp báo hồi tháng này đã ra thông báo về việc Trung Quốc đang tiến hành xây dựng hàng loạt
      "hòn đảo nổi" mới. Theo đó, những hòn đảo này do hai công ty của Trung Quốc phụ trách xây dựng là Tập đoàn Phát triển Jidong (JDG) và Công ty Công nghiệp Hainan Hai.
      Ngoài ra, hòn đảo nổi đầu tiên sẽ được Trung Quốc sử dụng làm nơi khai thác khí đốt và dầu mỏ ngoài khơi trên Biển Đông.
      Tuy nhiên, chuyên gia Lin và Singer nhấn mạnh phát biểu tại cuộc họp báo, quan chức quân đội Trung Quốc còn tuyên bố những hòn đảo nổi sẽ phục vụ mục đích quân sự.
      "Những hòn đảo nổi có thể hỗ trợ các sứ mệnh dân sự và quân sự, bao gồm cả hoạt động cung ứng, đường băng máy bay và nhà kho cho các phương tiện đổ bộ", hai chuyên gia nói.
      Tạp chí National Interest cho hay, "hòn đảo nổi do JDG thiết kế là một khối kết cấu lắp ghép từ phần thân của các giàn khoan nửa nổi nửa chìm" và dựng theo 3 kích cỡ khác nhau.
      Hòn đảo nhỏ nhất có kích cỡ dài 300 m và rộng 90 m. Trong khi đó, hòn đảo nổi nhân tạo lớn nhất có chiều dài 900 m và rộng 120 m. Ngoài ra, phần kết cấu đảo nổi còn cho phép Trung Quốc dễ dàng mở rộng diện tích theo mong muốn.
      Theo giới chuyên gia, với trọng lượng từ 400.000 tấn – 1,5 triệu tấn, các đảo nổi sẽ được di chuyển tới mọi nơi. Tốc độ di chuyển của đảo nổi là 16 km/h.
      "Thiết kế linh động giúp mở rộng diện tích các hòn đảo một cách dễ dàng bằng cách lắp ghép thêm phần thân thiết vị khoan nửa nổi nửa chìm, tương tự như cách xếp các miếng lắp ghép Lego.
      Mặc dù, các tấm kết cấu có kích thước lớn, song những hòn đảo nổi vẫn có thể dễ dàng rắp nối ở khu vực biển sâu ngoài khơi", theo hai chuyên gia Lin và Singer.
      Đáng nói, phần kết cấu theo khối sẽ giúp các hòn đảo nổi khó có thể bị chìm. Thậm chí, hình ảnh minh họa trên máy tính còn cho thấy các hòn đảo nổi có thể được mở rộng diện tích tới 2 km.
      "Những căn cứ khổng lồ này có thể trở thành nơi đóng quân của các tiểu đoàn lính thủy đánh bộ và sân bay cho các chiến đấu cơ Trung Quốc.
      Đặc biệt, không như căn cứ cố định, những hòn đảo nổi di động có thể được dịch chuyển để tránh xa tầm tấn công của tên lửa đối phương".
      Trong khi đó, lâu nay, giới truyền thông đã nhiều lần cảnh báo về việc quân đội Trung Quốc đang tăng cường khả năng chiến đấu để triển khai lực lượng ra khu vực Biển Đông.
      Đây cũng là bước mở đầu cho tham vọng thiết lập "vùng nhận dạng phòng không" trên Biển Đông của Trung Quốc.
      Còn hiện nay, Bắc Kinh đang đẩy nhanh tốc độ biến các bãi đá thành đảo nhân tạo thông qua những dự án khai hoang quy mô lớn.
      Hồi tuần trước, hình ảnh vệ tinh do tạp chí quốc phòng IHS Jane’s đăng tải cho thấy Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trái phép sân bay đầu tiên trên bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
      theo Infonet

      Thanh Hóa: Một công an bị chém chấn thương nặng ở đầu

      Chi Lê | 22/04/2015 10:11

      Hình ảnh cắt từ clip.

      Một nhóm thanh niên đã cầm hung khí đánh tới tấp hai chiến sỹ công an, dù đã nhanh tay đỡ nhưng sự hung hãn của đối tượng đã khiến một chiến sỹ công an bị chấn thương ở phần đầu.

      Vụ việc trên xảy ra vào khoảng 11h ngày 21/4, trên địa bàn thôn Thành Mai, phường Quảng Thành , TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
      Một số nhân chứng cho biết, vào thời điểm trên, một số thanh niên từ trong quán nước lao ra đường cầm theo dao lùa đánh hai chiến sỹ công an.
      "Cuộc xô xát giữa các thanh niên và hai chiến sỹ công an diễn ra khoảng 10 phút. Nhóm thanh niên đã dùng đá, dao lao đến đâm, chém tới tấp hai chiến sỹ công an khiến một chiến sỹ bị thương ở cổ và đầu, máu đổ nhiều.
      Người dân phát hiện vụ việc đã kéo đến xem và la hét nên nhóm thanh niên mới dừng lại. Không ai dám vào can ngăn vì sợ bị đòn.
      Chừng khoảng ít phút sau, có thêm hai đồng chí công an đến hỗ trợ và đưa một chiến sỹ công an bị thương vào viện, đồng thời khống chế các đối tượng hung hãn đưa về trụ sở làm việc.
      Tuy đã được khống chế nhưng đối tượng vẫn cố tình chống đối", nhân chứng này kể.
      Đối tượng hung hãn tấn công chiến sỹ công an. Ảnh cắt từ clip.
      Đối tượng hung hãn tấn công chiến sỹ công an. Ảnh cắt từ clip.
      Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Long (Chủ tịch phường Quảng Thành) cho biết: “Khoảng 11h trưa 21/4, tôi có nhận được báo cáo của anh em về vụ việc, có hai đối tượng nghiện, nhiễm HIV tấn công hai đồng chí công an khi đi làm nhiệm vụ.
      Một đồng chí bị chấn thương ở phần đầu, lún sọ não đang điều trị tại bệnh viện.
      Ngay sau khi nhận được vụ việc, tôi có báo cho anh em và trưởng công an phường xuống nắm vụ việc. Anh em đã kịp thời đưa đồng chí công an vào viện và bắt các đối tượng hung hãn.
      Chiều 21/4, anh em tôi đang tiến hành vào thăm hỏi đồng chí công an bị thương. Vụ việc đang được  xử lý”.
      Ông Long cũng chia sẻ thêm, được biết hai đồng chí công an đang đi làm nhiệm vụ, có thấy hai nhóm thanh niên đang xô xát nhau trong quán nước, khi các đồng chí này vào can ngăn thì bị đánh.
      Một đồng chí công an phường cho biết: “Hiện đã bắt được ba đối tượng, các đối tượng thuộc dạng nghiện ngập, nhiễm HIV trên địa bàn”.
      Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
      Một số hình ảnh cắt từ clip vụ việc:
      theo Trí Thức Trẻ

      Thông tin mới nhất vụ 5 công an đánh chết nghi can ở

      Phú Yên  TẤN LỘC - Thứ Tư, ngày 22/4/2015 - 20:14
      (PLO)- Gia đình bị hại kháng cáo, đề nghị TAND Tối cao xét xử lại toàn bộ nội dung vụ án và đưa ra sáu đề nghị.
      Ngày 22-4, gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều (người bị công an đánh chết khi lấy lời khai nghi liên quan đến các vụ trộm cắp) đã gửi đơn đến TAND tỉnh Phú Yên, kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm ngày 7-4 của TAND tỉnh về vụ án dùng nhục hình, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại Công an TP Tuy Hòa.
      Đơn kháng cáo do bà Ngô Thị Tuyết (chị và là đại diện cho cha mẹ nạn nhân Ngô Thanh Kiều), đứng tên, đề nghị TAND Tối cao xét xử lại toàn bộ nội dung vụ án.

      Gia đình nạn nhân đau buồn tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: TẤN LỘC.
      Về trách nhiệm hình sự, cha mẹ người bị hại đưa ra sáu đề nghị:
      - Chuyển tội danh các bị cáo từ tội dùng nhục hình sang tội giết người;
      - Khởi tố Lê Đức Hoàn, nguyên Phó Công an TP Tuy Hòa và những người liên quan tội bắt người trái pháp luật;
      - Tăng hình phạt đối với bị cáo Lê Đức Hoàn;
      - Khởi tố ông Lê Minh Chánh, Viện trưởng VKSND TP Tuy Hòa tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội;
      - Làm rõ thương tích các vùng đầu, bụng, ngực của nạn nhân Ngô Thanh Kiều do ai gây ra;
      - Làm rõ có hay không âm mưu “thí tốt” trong vụ án này.
      Về trách nhiệm dân sự, cha mẹ người bị hại đề nghị tòa phúc thẩm căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước để bồi thường về dân sự vì cho rằng vụ án này thuộc trường hợp oan sai trong hoạt động tố tụng. Đồng thời buộc các bị cáo có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi cha mẹ già và người anh tàn tật của nạn nhân Ngô Thanh Kiều, tăng mức tiền cấp dưỡng nuôi hai con nhỏ của người bị hại.
      Đơn kháng cáo của chị Trần Thị Tâm (vợ nạn nhân Ngô Thanh Kiều) có nội dung tương tự trên, chỉ khác là đề nghị cấp phúc thẩm khi xử đúng tội danh theo yêu cầu của gia đình bị hại thì xem xét giảm nhẹ hình phạt đối với ba bị cáo, gồm Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Tấn Quang, Đỗ Như Huy.

      Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: TẤN LỘC
      Cùng ngày, LS Nguyễn Văn Thắng (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành) cho biết bị cáo Thành cũng đã có đơn kháng cáo kêu oan, đề nghị tòa phúc thẩm xử lại toàn bộ vụ án.
      Trước đó, tại phiên tòa diễn ra từ ngày 7 đến 15-4, TAND tỉnh Phú Yên tuyên phạt Lê Đức Hoàn (thượng tá, nguyên Phó Công an TP Tuy Hòa) chín tháng tù cho hưởng án treo về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tòa cũng tuyên phạt năm bị cáo cựu sĩ quan công an cùng tội dùng nhục hình, gồm Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, trinh sát Công an TP Tuy Hòa) tám năm tù, Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội- PC45 Công an tỉnh Phú Yên) hai năm sáu tháng tù, Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy) hai năm ba tháng tù, Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá) hai năm tù, Đỗ Như Huy (nguyên trung úy, đều cán bộ Công an TP Tuy Hòa) một năm tù cho hưởng án treo.
      Bản án kết luận: ngày 13-5-2012, trong quá trình lấy lời khai anh Ngô Thanh Kiều (sinh năm 1982, ngụ xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên), Quyền, Mẫn, Quang, Huy, Thành đã đánh nạn nhân dẫn đến tử vong. Lê Đức Hoàn với vai trò phó Công an TP Tuy Hòa, trưởng ban chuyên ban chuyên án đã thiếu trách nhiệm kiểm tra, để xảy ra việc dùng nhục hình, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
      Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra từ 26-3-2014 đến 3-4- 2014, TAND TP Tuy Hòa tuyên phạt Nguyễn Thân Thảo Thành năm năm tù, Nguyễn Minh Quyền hai năm tù, Phạm Ngọc Mẫn 18 tháng tù, Nguyễn Tấn Quang 15 tháng tù cho hưởng án treo, Đỗ Như Huy 12 tháng tù cho hưởng án treo. Các bị cáo đều phạm tội dùng nhục hình. Trong đó, Thành bị VKSND TP Tuy Hòa truy tố theo khoản 3 Điều 298 BLHS, các bị cáo còn lại bị truy tố theo Khoản 1 Điều 298 BLHS.
      Sau khi báo chí phản ánh, dư luận bày tỏ bất bình vì cho rằng mức án trên đối với các bị cáo quá nhẹ, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu viện trưởng VKSND Tối cao, chánh án TAND Tối cao chỉ đạo xử lý vụ án đúng quy định pháp luật.
      Ngày 29-4-2014, VKSND tỉnh Phú Yên có quyết định kháng nghị phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm của TAND TP Tuy Hòa, đề nghị TAND tỉnh xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm, theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.
      Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 9-7-2014, TAND tỉnh Phú Yên tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND TP Tuy Hòa để điều tra lại.
      Cuối tháng 9-2014, Cơ quan Điều tra VKSND Tối cao khởi tố bị can đối với Lê Đức Hoàn tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ngày 21-11-2014, VKSND Tối cao ban hành cáo trạng của vụ án.


      TẤN LỘC

      Lịch sử nhìn từ âm bản

      Đặng Thơ Thơ
      2015-04-21  

      Ánh mắt thất thần của những người di tản tháng 4/1975-Files photo

      Hàng năm cứ vào tháng tư, lúc cơn gió Hạ Lào khắc nghiệt xoáy về thành phố, những đám mây màu da cam lại bắt đầu phát sáng trên không, ký ức của tôi lại bừng sống dậy với những hình ảnh của một cuộc chiến không thể nào tàn. [1]

      30 tháng 4 năm 1975 là ngày miền Nam tiếp thu miền Bắc. Xe tăng Việt Nam Cộng Hòa đi từ năm cửa ô tiến vào đường Thanh Niên. Dân chúng đứng hai bên đường cầm cờ vàng ba sọc đỏ vẫy chào. Gió lùa lên từ hai phía hồ Tây và hồ Trúc Bạch phe phẩy những giải khăn tang trắng cột trước nòng đại bác. Những người lính thuộc nhiều binh chủng đều bị trọng thương, nhưng họ vẫn đứng nghiêm trong tư thế trình diện nhân dân Hà Nội. Xe tăng đi ngang Văn Miếu, vòng quanh chùa Một Cột rồi chuyển hướng tiến về phía quảng trường Ba Đình. Buổi trưa, tiếng xích sắt chiến xa nghiến rát bỏng trên mặt đường tráng nhựa.

      Cả thế giới bàng hoàng chứng kiến lịch sử trên những màn ảnh TV đen trắng. Ngày tàn của cuộc chiến. Cộng sản đã quy hàng. Nước Mỹ ngạc nhiên đến câm lặng và Kissinger buột mồm chửi Fuck! Tiếng chửi đã được đài BBC thu lại, được cả tỷ lỗ tai loài người thu lại. Sau này ông ta đã viết khá nhiều cuốn sách để bôi xóa nó đi.

      Ký ức của một người bị bắn vào đầu sẽ có nhiều sai lệch.

      Những gì tôi nhớ được đến ngày hôm nay, là do tôi cất giữ ở trong đầu. Nếu họ đập đầu tôi lúc đó, họ sẽ nhìn thấy…
      Xe tăng tiến từ từ đến quảng trường Ba Đình trong tiếng hô hào vang dội, rồi xe quay về

      phía lăng Hồ Chí Minh. Nhưng xe tăng không ủi xập tường, không phá hủy lăng như người ta tưởng. Quân đội miền Nam giữ đúng tư cách, họ giải giới vũ khí trong tinh thần nhân bản. Xe tăng ngừng giữa những hàng cây. Gió tháng tư hiu hiu ngọt mùi hoa sữa. Những ủy viên trung ương đảng cộng sản đang đứng dưới cột cờ. Họ đã bỏ quần áo đại cán thay trang phục thường dân. Họ gỡ lá cờ đỏ sao vàng xuống. Những người lính miền Nam lặng lẽ làm nhân chứng. Cuộc hạ kỳ nào cũng làm chúng ta bùi ngùi, dù lá cờ thuộc về phe nghịch. Đây là lúc gấp lại quá khứ như thể quá khứ chỉ là một mảnh vải hình chữ nhật, một mảnh vải che vừa vặn chiếc quan tài.

      Đầu những người lính miền Nam vẫn còn quấn băng che lỗ đạn bắn vào màng tang hôm trước. Dáng họ lảo đảo. Có thể thấy máu vẫn còn chảy bên dưới mớ tóc dính bệt trán, bên dưới thái dương…

      Ký ức tôi rất nhạy với mùi máu. Máu vẫn còn rỉ trong đất dù những xác chết đã ngưng thở. Chín cái xác người vẫn còn nằm đó, đại tá Đặng Sĩ Vinh và vợ con, mỗi người một viên đạn ghim giữa sọ. Những lá cờ vàng ba sọc đỏ đang che phủ thi thể và xác chết trở thành biểu tượng bình lặng nhất của cuộc chiến.[2] Nhưng mùi máu vẫn đi xuyên qua vải, xộc lên mũi, lạnh óc. Mà máu đâu chỉ là máu thôi? Máu còn là nước rửa tội. Có những tội lỗi chỉ rửa sạch được bằng máu này. Sự phản bội chẳng hạn. Cho nên chúng tôi cần nhiều máu lắm, để lau chùi sự phản bội của một tập thể, của những hiệp ước, của trước và sau chiến tranh, của một vị tướng ngang tàng đến đứa con cầu tự[3]. Sự phản bội không thuộc riêng ai, nó như thuộc tính của con người.


      Di tản tháng 4/1975

      Vậy là cuộc giải giới đã hoàn thành trong tình huynh đệ. Họ đã bắt tay nhau. Người chiến thắng đã đưa tay ra trước. Tấm hình người bộ đội và lính biệt động đứng cạnh nhau đã xuất hiện trên trang nhất của các nhật báo toàn cầu. Báo Times còn tiết lộ họ chính là anh em ruột (nguồn tin lấy từ tờ Chính Luận – Sài Gòn).

      Trong buổi lễ bàn giao ở trụ sở Trung Ương Đảng Hà Nội, người chiến thắng đã nói:

      “Trong chiến tranh, chúng ta dù theo đuổi những lý tưởng khác nhau, đều đã hành xử như những người lính can trường. Nỗ lực này cần phải được ghi nhận từ mọi phía. Con cháu chúng ta khi học lịch sử Việt Nam sẽ không khen người thắng không chê kẻ bại, nhưng sẽ ghi nhận sự can trường hay hèn nhát của những người tham chiến [4].

      Chúng tôi sẽ không bắt giam những người cách mạng. Bộ đội không phải đi học tập cải tạo, không phải lao động khổ sai. Ngay cả đảng viên cũng vậy. Chúng tôi sẽ không xử tử chủ tịch nước, không đấu tố tổng bí thư, không chôn sống bộ chính trị. Những nhà tù sẽ phải phá đi. Ba mươi năm qua chúng ta đã chơi một trò chơi điên rồ, và cám ơn Trời Phật, trò chơi đã chấm dứt.”

      Ký ức tôi vẫn chơi trò nhìn từ âm bản, nhìn bóng tối thành ánh sáng, nhìn trắng thành đen, nhìn cỏ xanh thấy ra máu đỏ.

      Tôi đang xoay chiều lịch sử trong thế giới của riêng mình, lịch sử của những người đã chết. Đó là một lịch sử rất hiền, hiền như bài luận văn ngày khai trường của tuổi thơ Nam bộ. Bài luận văn được nắn nót viết bằng mực tím.

      Nhưng lịch sử không viết bằng mực tím.

      Dưới chân tượng người lính Thủy Quân Lục Chiến, những giọt máu cuối cùng của Nguyễn Văn Long đang trút xuống để viết lên lịch sử. Máu tuôn ồng ộc trên những bậc thang. Máu rút qua khe cỏ thấm giữa lòng đá, máu trở về đất và nằm mãi nơi đó. Pho tượng lính đã bị kéo xập. Gạch vụn đổ lên xác người thiếu tá. Mỗi người có cách viết lịch sử riêng của họ. Người ta đã bôi xóa nhiều thứ khỏi thực tại nhưng vẫn còn ký ức là vùng bất khả xâm phạm. Bạn tôi Hồ Ngọc Cẩn đang đứng giữa phiên tòa công cộng. Anh đã dùng đến viên đạn cuối cùng. Đến phiên những người công an chĩa súng và bạn tôi trở thành tên phản động, thành tay sai đế quốc, thành kẻ phản bội nhân dân. Bản án của họ vội vã, lấp liếm, trá ngụy. Họ xử tử ngay giữa chợ. Hồ Ngọc Cẩn nói: “Cho tôi mặc quân phục miền Nam, cho tôi chào lá quốc kỳ lần chót, rồi hãy bắn tôi.”

      Trong ba điều ước, người cộng sản chỉ cho anh điều cuối.

      Những anh hùng liệt sĩ hai miền đang gượng dậy từ cuộc mất máu. Lê Anh Tuấn không nhặt khẩu colt .45 văng giữa lòng thuyền. Lê Văn Hưng nhét súng lục dưới nệm và bỏ quên ở đó. Lê Nguyên Vỹ bước tới tương lai, khẩu súng để lại dưới cột cờ của tổng hành dinh doanh trại[5]. Vũ khí không còn hữu dụng nữa. Họ cùng Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai và Nguyễn Khoa Nam đang chỉ huy đoàn xe tăng đi ngược đường Trường Sơn, theo Quốc Lộ 1 băng qua những vùng chiến thuật. Khắp nơi mặt đất nở hoa huệ trắng. Chỉ có mùi huệ tinh khiết mới át nổi mùi tử khí còn tươi roi rói.

      Ra đến Bắc, đoàn xe tăng biến thành xe tải đi khắp thành phố làng mạc. Những chiếc xe tải mang gạo, mang nhu yếu phẩm, mang thuốc men, mang sách vở từ trong Nam ra phân phát cho dân miền Bắc.

      Dân chúng ùa ra đường ăn mừng hòa bình. Những người con bộ đội đã trở về. Lưu Quang Vũ ngồi viết những bài thơ khác, trên sân khấu của anh là những vở kịch khác và một định mệnh khác ngoài đời. Dương Thu Hương nếu có khóc cũng sẽ là những giọt nước mắt khác, trên những vỉa hè khác, cho những thân phận khác. Truyền hình trên thế giới nhận định: “Đây mới là đổi đời thật sự. Người miền Bắc ăn mừng sự phá sản của chế độ tem phiếu và hộ khẩu. Họ ăn mừng ngày tàn của chế độ cộng sản. Từ nay trở đi, chuyện đấu tranh giai cấp chỉ là một khái niệm gớm ghiếc. Những từ ngữ ghê rợn như tịch thu nhà, đánh tư sản, kiểm kê, kinh tế mới… chỉ là những giải nghĩa lỗi thời trong tự điển. Cơn ác mộng của miền Bắc ba mươi năm ‘kháng chiến chống Mỹ’ đã qua đi.”

      Cơn ác mộng sẽ qua đi nếu chúng ta bám cứng vào cuộc sống? Buổi chiều trên dốc Thiên Thu, những vong linh ở nghĩa trang Quân Đội bay chập chờn lên đỉnh núi Châu Thới, những vong linh nhìn về trời và hát vu vơ:

      “Chiều lên trên đồi cao, hát trên những xác người, tôi đã thấy tôi đã thấy…”


      Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn tướng Trần Văn Hai tuẫn tiết trong ngày 30/4/1975.

      Trên cuộc đời, những hiện thực này không phủ nhận nhau. Những hiện thực của âm và dương không triệt tiêu nhau. Chúng cùng tồn tại.

      Ủy ban quân quản miền Nam quyết định lưu giữ tất cả những di tích văn hóa lịch sử dựng lên từ thời cộng sản. Họ cũng quyết định không đốt sách, dù là sách tuyên truyền, dù là nghệ thuật minh họa. Tượng Lê-nin đứng gác công viên Hà Nội cũng để nguyên. Những bài ca từ thời hồng và chuyên cũng vậy. Âm nhạc sẽ đi qua cánh đồng thời gian không biên giới. Tiến Quân Ca vẫn cứ là niềm tự hào của nhiều thế hệ từng tham gia kháng chiến.

      Ký ức tôi rất dễ bị tổn thương với những bài ca. Những ca khúc có khả năng chứa đựng ký ức giúp con người. Những lời ca vẫn làm tôi phải khóc như một đứa bé thơ: Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi, đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống… Bài hát đầu tiên trong đời sẽ là bài ca cuối cùng cưỡng chống lại quá trình tẩy xóa của quyền lực trên trí nhớ. Một nguyên tắc mặc nhiên đã ngấm vào ý thức: Dù cho thây phơi trên gươm giáo, thù nước lấy máu đào đem báo… Công dân ơi mau hiến thân dưới cờ…

      Bài ca này anh em chúng tôi sẽ hát trước giờ cố thủ, trước khi kề súng sát màng tang.

      Họ đã thành công trong việc cố thủ Cần Thơ, đã giữ được quân khu 4 và bảo toàn tỉnh Chương Thiện. Đoàn xe khởi hành đúng ngày 30 tháng 4. Theo hoạch định, họ sẽ đến Hà Nội kịp thời để dự đám tang tập thể trên phố Khâm Thiên. Phát tang vào đúng giờ thả bom, cả khu phố khoác áo xô gai để trở. Cả trăm cỗ quan tài đặt tạm trên nền hố bom, gạch vỡ. Nến chảy leo lét giữa những căn hộ không mái không tường.

      Mùi hương nặng mà vẫn không át nổi mùi tử thi trong trận dội bom B-52 hôm trước. Sáu giờ chiều là lúc cửa âm mở, là lúc những vong linh nhập vào làn khói đang bốc lên uể oải để hiện nguyên hình dạng. Khói hương lẩn khuất đọng giữa lối đi trên phố, không tan.

      Đám tang xong, những người lính sẽ quay về Huế thăm nấm mồ tập thể từ sau cuộc thảm sát Mậu Thân. Đoàn xe của họ sẽ lại băng ngang vĩ tuyến 17, nhiều lần như vậy, ranh giới ấy bây giờ chỉ còn là một đường nứt đã phai mờ.

      Đầu tôi mang một vết nứt rất tình cờ. Chính vết nứt đã làm mọi thứ không thể khít khao ăn khớp với nhau được nữa. Vết nứt là một biên giới trũng sâu đầy ma ảo. Chúng tôi đã vượt qua biên giới. Đất nước trải rộng trước mắt chúng tôi như cuốn phim chiếu lên màn trời: Đoàn xe băng ngang những giao thông hào, những đồi kẽm gai, những bãi mìn xương trắng. Những nấm mồ hoang quanh trại cải tạo. Những xác người phình trương sóng tấp vào bờ. Những căn nhà xiêu dột chỉ còn mẹ già nói chuyện với con trên bàn thờ liệt sĩ.

      Chúng tôi đi ròng rã nhiều năm, vẫn đang đi tới, đi không ngừng nghỉ. Chúng tôi đi theo dấu máu chảy và máu chúng tôi vẫn đổ ra không thể nào cầm. Máu của chúng tôi phải dư thừa, phải sung mãn, phải đủ để chia đều cho lương tâm thắng trận và danh dự của miền Nam bại trận.

      [1] Phỏng theo câu mở đầu trong bài văn Ngày Tựu Trường của Thanh Tịnh: “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc…”
      [2] Đại tá Đặng Sĩ Vinh cùng vợ và bảy người con cùng tự sát vào ngày 30 tháng 4, 1975 tại nhà riêng.
      [3] Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, tác giả cuốn hồi ký Con Cầu Tự, đã quay về định cư ở Việt nam.
      [4] Dựa theo nhận định của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trong cuốn hồi ký Can Trường Trong Chiến Bại.
      [5] Thiếu tá Hải Quân Lê Anh Tuấn sau lệnh bỏ súng của tổng thống Dương Văn Minh vẫn hiên ngang chỉ huy đoàn chiến đỉnh về Bến Lức. Khi bị chận đêm 30 tháng 4, 1975, không còn lối thoát, thiếu tá Tuấn tự sát bằng Colt 45 chứ không chịu đầu hàng (theo Hồ Văn Kỳ Thoại). Tướng Lê Văn Hưng sau khi tự bắn vào đầu đã giấu súng dưới nệm, vì sợ vợ ông tìm thấy súng sẽ tự vận theo (theo lời kể của bà Phạm Thị Kim Hoàng, vợ tướng Hưng). Tướng Lê Nguyên Vỹ đã tự sát dưới cột cờ tổng hành dinh Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Lai Khê trước sự chứng kiến của binh sĩ.

      Ngược đãi sau 30/4 là bi kịch lịch sử

      Nam Nguyên, phóng viên RFA
      2015-04-22
      Hình ảnh người thương phế binh VNCH không được hưởng bất cứ quyền lợi gì. Cụ ăn mày Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa Bùi Văn Thiệt, SQ 67/101890 TĐ3/TrĐ7/SD5BB KBC 4.737
      Hình ảnh người thương phế binh VNCH không được hưởng bất cứ quyền lợi gì. Cụ ăn mày Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa Bùi Văn Thiệt, SQ 67/101890 TĐ3/TrĐ7/SD5BB KBC 4.737-RFA files photos

      Đánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc, một vấn đề lại được đem ra mổ xẻ, đó là có hay không câu chuyện phân biệt đối xử ngược đãi quân dân cán chính VNCH sau khi miền Bắc thống nhất đất nước và đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam.

      Công dân hạng hai trên đất nước mình

      Sau khi chiến tranh Quốc-Cộng kết thúc vào ngày 30/4/1975, quân dân cán chính của chế độ VNCH chịu nhiều thống khổ và bị phân biệt đối xử. Tình trạng này chỉ được cải thiện vào cuối thập niên 1980 khi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiến hành đổi mới.

      Theo nhà báo Lê Phú Khải, nguyên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tại Đồng bằng sông Cửu Long thì dùng các từ “ngược đãi” “phân biệt đối xử” là chưa chuẩn xác, vì thực tế nó ghê gớm và kinh khủng hơn thế rất nhiều. Từ Saigon ông Lê Phú Khải nhận định:

      “ Đây là một đường lối sai lầm làm cho nhiều người khốn khổ, thậm chí có những người phải sống dở chết dở thì đây là bi kịch chứ không phải là ngược đãi, nó là bi kịch của cả một đất nước.”

      Trong khoảng một thập niên kể từ ngày 30/4/1975,  nếu nói quân dân cán chính VNCH và gia đình của họ trở thành công dân hạng hai ngay trên đất nước mình thì cũng có nhiều phần đúng. Bởi vì chính sách của Đảng Cộng sản đã thay đổi tận gốc nền tảng xã hội ở Nam Việt Nam, quyền tư hữu đất đai không còn, các đợt cải tạo công thương nghiệp tư doanh đã quốc hữu hóa đồng loạt khối doanh nghiệp tư nhân dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Ngoài ra rất nhiều tài sản và nhà ở của sĩ quan cao cấp, viên chức VNCH bị tịch thu với những lý do mơ hồ như có nợ máu với nhân dân, hoặc bị chụp mũ là tư sản.

      "Đây là một đường lối sai lầm làm cho nhiều người khốn khổ, thậm chí có những người phải sống dở chết dở thì đây là bi kịch chứ không phải là ngược đãi, nó là bi kịch của cả một đất nước"-nhà báo Lê Phú Khải

      Những sai lầm chết người

      Ông lê Phú Khải nhận thức từ hiểu biết qua công tác nhà báo của mình, ngay trong những năm đầu khi Miền Nam khởi sự được nếm mùi xã hội chủ nghĩa. Ông nói:

      “ Ngoài Hà Nội tôi đã chứng kiến rồi, chứ trong Nam đương nhiên là như thế, người ta nóng vội đi lên chủ nghĩa xã hội không tưởng, cái chủ nghĩa xã hội mà ông Nguyễn Phú Trọng nói là đến cuối thế kỷ này chưa chắc đã hình thành đấy. Người ta muốn đi lên thì người ta phải cải tạo, đó là một sai lầm chết người cho nên bao nhiêu là chủ xưởng, chủ nhà máy là những người lao động giỏi, của cải của họ bị tich thu hết, công tư hợp doanh hết, đi vào làm ăn đưa cho những người không biết quản lý lên quản lý thì nó đã làm tan nát hết nền kinh tế từ năm 1975-1976 cho tới đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986, sau đó là đổ mới thì mới bắt đầu có khá lên được.”


      Ngay cả những người đã mất cũng bị kỳ thị. Nghĩa trang quân đội Biên Hòa bị bỏ hoang mộ bia bị đập phá...

      Nhà báo Lê Phú Khải qua thời gian làm phóng viên, rồi thường trú Đài Tiếng nói VOV ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhớ lại một thời kỳ đảo điên ở miền Nam Việt Nam sau khi đất nước thống nhất. Ông nói:

      “ Tôi chứng kiến nhiều lắm, ví dụ một ông chủ tiệm giày bị đuổi đi khai hoang ở Tây Ninh, nhưng khi ông thấy “đổi mới” cán bộ bắt đầu đi giày rồi, bắt đầu nhảy đầm rồi thì ông ấy kéo cả gia đình về; bây giờ ông lại có tiệm giày. Hay là ông chủ ô tô chẳng hạn, ông ấy bảo tôi có chiếc xe chở khách họ biến thành công tư hợp doanh, tôi biết công tư hợp doanh sau này dứt khoát sẽ phải trả lại tôi. Vì sao, ông ấy bảo họ đến lấy cái ô tô nhưng phụ tùng chả ông nào lấy, tôi để phụ tùng dưới gầm giường. Tôi biết mấy ông này ở nhà quê ra chẳng biết gì về ô tô, ô tô cũ phải có phụ tùng để sửa chữa. Y rằng sau này phải trả lại ô tô cho chủ cũ. Như vậy nói là ngược đãi là chưa đúng phải nói là đường lối sai lầm dẫn đến những bi kịch, những thảm họa của đất nước.”

      Mặc dù hệ thống tuyên truyền của Nhà nước Việt Nam cố gắng viết lại lịch sử theo quan điểm chính trị chứ không phải những sự thật đã xảy ra, nhưng sự kiện hơn 100.000 sĩ quan và viên chức VNCH bị đưa vào các trại tù khổ sai được gọi một cách mỹ miều là tập trung cải tạo thì không thể nào chối cãi và nói khác đi được. Tất cả những quân cán chính VNCH bị đi cải tạo tập trung sau 30/4/1975 nói chung đều đã bị giam cầm cả chục năm, người ít nhất thì cũng từ 3 năm tới 5 năm.

      Ông Nguyễn Ngọc Tiên, cựu Trung úy Quân lực VNCH từng bị tù cải tạo 6 năm và sau khi được thả lại bị thêm 2 năm tù về tội phản động phát biểu từ San Jose Bắc California Hoa Kỳ:

      "Người ta muốn đi lên thì người ta phải cải tạo, đó là một sai lầm chết người cho nên bao nhiêu là chủ xưởng, chủ nhà máy là những người lao động giỏi, của cải của họ bị tich thu hết, công tư hợp doanh hết, đi vào làm ăn đưa cho những người không biết quản lý lên quản lý thì nó đã làm tan nát hết nền kinh tế từ năm 1975-1976"-nhà báo Lê Phú Khải

      “ Lịch sử của thế giới chưa bao giờ thấy một chính sách gọi là cải tạo nào mà giống như chính sách cải tạo của những người cộng sản từ ở bên Liên Xô, bên Tàu hay Việt Nam. Đó chỉ là những hình thức ngược đãi tù tội để mà hành hạ những người mà đi ngược lại với chủ trương của họ. Chúng tôi không thấy một hình thức nào gọi là muốn đào tạo cho người ta tốt hơn mà giống như hình thức của họ hết.”

      Ông Đỗ Mạnh Trường cựu viên chức VNCH đã bị cải tạo tập trung 8 năm và hiện định cư ở  Wesminster Quận Cam California phát biểu:

      “Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện, những người ở Miền Nam có gia đình họ ở Miền Bắc vào thăm thì họ cũng khuyên câu đầu tiên là các bác các chú ráng cải tạo cho tốt để được về với gia đình. Nhưng mà sau một thời gian thì những người này không dám nói điều đó nữa, đó là sự ngụy biện hoàn toàn, bởi vì nếu không có áp lực của thế giới thì chắc chắn là tất cả cựu quân nhân dưới danh nghĩa đi tù cải tạo sẽ chẳng còn được mấy người mà về. Xin nhấn mạnh rằng cho đến năm 1979 có một số người được chở vào Thanh Phong Thanh Hóa để biến thành trại viên thay vì phạm nhân theo danh nghĩa họ nói. Họ đã được trả lại đồng hồ được phép đi ra khỏi trại mà không phải có tụi nó dẫn theo thì họ lại được khuyến khích là trong một thời gian ngắn nữa các anh sẽ đưa vợ con các anh ra ngoài này. Thử  hỏi giả sử chính sách đó kéo dài thì thế hệ hay giai cấp có còn hay không hay tất cả con cái chúng ta đã trở thành người Thượng hết chỉ sau một thời gian rất ngắn.”

      Trong khi người chủ gia đình theo lệnh Chính quyền đi học tập cải tạo, thực chất là đi tù thì vợ con họ ở nhà trở thành công dân hạng hai, không thể xin việc làm, con cái những người sĩ quan, viên chức VNCH đi cải tạo bị tước đoạt cơ hội vào đại học. Vì chính quyền phân loại các thí sinh thi vào đại học thành 4 nhóm và mỗi nhóm còn chia tới 14 thành phần. Con “ngụy” thời đó gọi là như thế, muốn vào đại học phải có điểm thi nhiều gấp đôi con cán bộ đảng viên mới có thể trúng tuyển, thí sinh đại học thời đó từng chế câu “học tài thi phận” thành “học tài thi lý lịch”. Một sự thật không thể chối cãi là sau khi đất nước thống nhất, đã chẳng có hòa hợp hòa giải gì, mà ngay trong giáo dục cũng đã phân biệt đối xử giữa con cán bộ và con “ngụy quân-ngụy quyền.”

      "Lịch sử của thế giới chưa bao giờ thấy một chính sách gọi là cải tạo nào mà giống như chính sách cải tạo của những người cộng sản từ ở bên Liên Xô, bên Tàu hay Việt Nam. Đó chỉ là những hình thức ngược đãi tù tội để mà hành hạ những người mà đi ngược lại với chủ trương của họ"-Ông Nguyễn Ngọc Tiên

      Nhà báo Lê Phú Khải nhận định:

      “ Không chỉ ở miền Nam mà ở miền Bắc trước kia gia đình trí thức tiểu tư sản, địa chủ tư sản còn bị phân biệt đối xử nữa là sau này ‘giải phóng miền Nam thống nhất đất nước’. Cho nên việc thi vào đại học rồi đối xử không công bằng giữa các thành phần là chuyện hiển nhiên ai cũng thấy… Chuyện phân biệt đối xử lấy giai cấp công nông làm gốc rồi phân biệt đối xử với các giai cấp khác là sai lầm từ gốc rồi, cái này là có thật…mấy ông sử gia chẳng qua là bồi bút thôi, nói để vui lòng bè đảng để thăng quan tiến chức thôi. Chứ bản thân tôi là gia đình toàn cán bộ, thậm chí là cán bộ cao cấp của Đảng, nhưng khi ở Hà Nội ở xóm tôi mấy ông về hay đi xe máy, xe đạp do vậy xã nó phê cho là gia đình tư sản thế là 2 năm trời tôi không được vào đại học. Bản thân tôi đã chịu cái cảnh đó cho nên cái đó là có thật chứ không phải người ta bịa ra.”

      Sau chiến thắng 30/4/1975, nếu không bỏ lỡ một thập niên u mê đem chính sách cải tạo năm 1954 ở miền Bắc vào áp dụng ở miền Nam, thì có lẽ Việt Nam đã tiến xa hơn nhiều và nếu đảng Cộng sản thực tâm muốn hòa hợp hòa giải thì đã không có làn sóng vượt biển tìm tự do kéo dài từ giữa năm 1975 đến 1990. Nhiều người đã tìm được bến bờ tự do nhưng hàng trăm ngàn người không may đã vùi thây đáy biển.

      40 năm sau khi kết thúc cuộc chiến, ở đâu là nỗi vui mừng của người chiến thắng và ở đâu là tiếng thở dài u uất của người dân Việt.

      http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/discri-after-fall-saigon-04222015080143.html/04222015-discri-after-fall-saigon.mp3

      30 tháng Tư - vì sao vẫn chưa quên?

      Song Chi-2015-04-21
      000_Hkg10170720.jpg
      Panô tuyên truyền kỷ niệm 40 năm sau ngày 30/4/1975 trưng tại Hà Nội.AFP photo

      Theo dõi từ các hoạt động “kỷ niệm, chào mừng” của nhà cầm quyền VN cho đến tin, bài của người Việt trong và ngoài nước về ngày 30 tháng Tư năm nay sẽ thấy hơn hẳn từ quy mô cho đến số lượng. Các báo, đài lớn ở bên ngoài như BBC, RFA, Người Việt…còn tổ chức mời mọi người viết bài về ngày này. Cũng dễ hiểu. Năm nay là đúng 40 năm xảy ra biến cố lớn nhất trong lịch sử VN cận đại: 30 tháng Tư 1975-30 tháng Tư 2015.

      40 năm đối với lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc là một quãng thời gian ngắn như một cái chớp mắt, nhưng nếu so với dòng chảy hối hả của thế giới thì 40 năm qua biết bao sự kiện lớn lao đã xảy ra. Quan trọng nhất, cả một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa cũ đứng đầu là Liên Xô đã sụp đổ, thế giới không còn chia thành hai phe cộng sản-tự do đối đầu nhau nữa.

      Trên thế giới bây giờ cũng không còn là sự đối đầu hay chiến tranh về ý thức hệ mà là tôn giáo với những mối nguy từ các lực lượng Hồi giáo cực đoan, hoặc cạnh tranh về vị trí địa chính trị, về quyền lực trong đó Trung Quốc đã kịp thời trở thành một cường quốc rủng rỉnh tiền bạc, không ngừng gia tăng sức mạnh quốc phòng và ấp ủ một tham vọng quyền lực to lớn là một mối nguy khác…Trong cái dòng chảy đầy ắp sự kiện ấy, VN 40 năm qua đang đứng ở đâu, tiến hay lùi, nằm trong luồng hay ở ngoài rìa?

      Câu hỏi đầu tiên, 40 năm ai nhớ ai quên?

      Đối với đa số người Việt sống ở trong nước, nhất là thế hệ lớn lên hoặc sinh ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, có lẽ cái ngày này cũng chỉ là một dịp lễ, mấy năm gần đây lại được nghỉ ngơi dài ngày hơn trước kia, tha hồ vui chơi, xả hơi…Đối với cái số đông luôn tự dặn mình đừng quan tâm đến chính trị ấy, chiến tranh trong quá khứ hay mọi nguyên nhân, hệ quả từ đó, thực trạng hay thậm chí cả tương lai đất nước…dường như họ đều muốn gạt bỏ sang một bên cho nhẹ đầu. Họ còn phải chạy theo cơm áo gạo tiền hàng ngày, lo vun quén cho bản thân, gia đình, rồi tương lai của con cái, tuổi già…Họ không muốn nghĩ, muốn nhớ nhiều.
      Nhưng nhà cầm quyền VN và phần lớn những kẻ hưởng bổng lộc lớn từ chế độ này thì không quên. Mỗi lần 30 tháng Tư về là một dịp để nhà cầm quyền tìm mọi cách nhắc nhở với người dân những “chiến công” lẫy lừng đánh cho Mỹ cút ngụy nhào, thống nhất đất nước của đảng cộng sản.

      Khi thực tế VN hôm nay về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, chất lượng sống của người dân… đều tụt hậu quá xa ngay cả so với các nước trong khu vực, chứng tỏ sự thất bại không thể bào chữa, đổ thừa bằng bất cứ lý do nào của đảng cộng sản trong 40 năm cầm quyền sau chiến tranh, thì họ càng phải bám vào “những “chiến thắng, chiến công” trong quá khứ để tiếp tục lừa dối người dân về tính chính danh, vai trò không thể thay thế của đảng cộng sản.
      Những người lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN hôm nay, một mặt thì quỵ lụy, mong đợi vào sự phát triển trong mối quan hệ với Mỹ để có thể nhờ Mỹ mà khống chế phần nào mối nguy bị xâm lược từ Trung Quốc nhưng cứ hễ có dịp là lại tưng bừng kỷ niệm thời đánh Mỹ. Một mặt thì họ kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ, mặt khác, tiếp tục ăn mừng chiến thắng.

      Cứ thử nhìn vào “8 công trình TP HCM khánh thành mừng 40 năm thống nhất” (báo VNExpress) chẳng hạn, hết 5 công trình là ghi nhớ chiến công cách mạng. Thực chất là sự lãng phí tiền bạc, cứ tìm mọi cách vẽ vời để ăn vào ngân sách, vào tiền thuế của nhân dân.
      Ở một đầu cực khác, những người không thể quên là những người của “bên thua cuộc” cùng con cháu của họ. Những con người còn sống sót sau những năm tháng trong các trại học tập cải tạo, bị cưỡng chế nhà cửa, bị lùa đi kinh tế mới, bị mất sạch tài sản sau những đợt đổi tiền hay đánh tư sản mại bản, những tháng năm đói rách, bị phân biệt đối xử theo chủ nghĩa lý lịch, rồi sống sót sau những chuyến vượt biển kinh hoàng và bắt tay làm lại từ đầu trên nước người…Họ, gia đình họ, con cháu họ tất nhiên chưa quên.

      Nhưng ngày càng nhiều những thành phần khác trong xã hội, từ thái độ bàng quan về chính trị, không nghĩ ngợi nhiều về cái ngày 30 tháng Tư hàng năm, thậm chí vui mừng, kiêu hãnh ban đầu do được tuyên truyền, đã dần dần mất vui, cay đắng, chua xót, thậm chí ân hận.
      Họ là những người đã từng tham gia vào cuộc chiến tranh đánh lại Mỹ và miền Nam ruột thịt, đã góp phần tạo dựng nên cái chế độ này. Và khi thông tin đa chiều cũng như thực tế xã hội giúp họ thức tỉnh, để nhận ra mình bị lừa, dân tộc này bị lừa, con đường đi của đất nước dưới sự cầm quyền của đảng cộng sản đã hoàn toàn sai lầm ngay từ đầu cho đến tận bây giờ, không chỉ đã gây ra những hậu quả khủng khiếp cho đất nước, dân tộc mà còn đẩy VN bị lệ thuộc nặng nề về mọi mặt vào Trung Cộng.

      Họ là những người sinh ra sau chiến tranh, lớn lên dưới mái trường xã hội VN, bản thân và gia đình hoàn toàn không dính dáng gì đến chế độ VNCH, nhưng đã thấy, đã nhận ra. Có thể nhìn thấy sự đa dạng ấy từ xuất thân của các tác giả trong loạt bài viết về ngày 30 tháng Tư năm nay hay trên các trang mạng xã hội.

      Càng nhìn thấy thực tế xã hội VN trong tương quan so sánh với các nước khác, sự phát triển, mức độ văn minh, đời sống tự do dân chủ no ấm bình an của người dân các nước, người Việt càng ngậm ngùi thương cho số phận của VN, của dân tộc VN.

      Cũng có nhiều người tỏ ý chê trách người VN sao cứ mãi gậm nhấm quá khứ, nuôi giữ thù hận, sao không biết hòa giải hòa hợp, bỏ qua tất cả để bắt tay xây dựng đất nước, hoặc ngạc nhiên sao nhà nước này hòa giải với Mỹ với Tàu còn nhanh và dễ hơn với chính đồng bào mình?
      Thông thường trong đời sống của một cá nhân, người ta sẽ dễ quên đi quá khứ hơn khi nào cái hiện tại tốt đẹp hơn, hoặc chí ít cũng không tệ hơn. Mở rộng ra một dân tộc cũng không khác.

      Từ những người phải chịu thiệt thòi trong xã hội VN ngày hôm nay khi bản thân hay gia đình họ từng đóng góp xương máu cho chế độ này nhưng lại bị gạt ra một bên, bị đối xử bất công trong khi những kẻ cơ hội, không đổ một giọt máu nào lại leo sâu trèo cao hưởng mọi phú quý, cho đến những người mà gia đình thuộc về bên thua cuộc, phải bỏ nước ra đi…Tất cả có lẽ sẽ vui lòng chấp nhận những mất mát, thua thiệt, đau khổ của cha ông, gia đình mình, nếu 40 năm qua đảng cộng sản thực sự đưa VN trở thành một nước giàu mạnh trong khu vực, độc lập về chính trị, toàn vẹn về lãnh thổ; ngưởi dân ngay cả nếu chưa được được hưởng mọi quyền tự do dân chủ 100% nhưng chí ít, được sống trong no ấm, thịnh vượng, xã hội công bằng và tôn trọng luật pháp (như dân Singapore chẳng hạn). 40 năm qua người VN không phải vẫn tìm mọi cách bỏ nước ra đi, và khi đi ra bên ngoài không phải nhục nhã vì cứ mỗi lần thế giới đưa tìn về VN là toàn những tin tức không hay….Nếu được như thế, tin rằng người Việt sẽ bỏ qua mọi nỗi niềm cá nhân, cùng hợp sức với đảng cộng sản để xây dựng đất nước.

      Đến tận bây giờ, với những ai có hiểu biết, tất cả “công trạng” của đảng cộng sản mà họ luôn tuyên truyền hết cỡ là dối trá, là bóp méo lịch sử. Sự thật về “cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám giành chính quyền từ tay thực dân Pháp”, vì sao phải dẫn đến 9 năm chống Pháp, tên gọi, mục đích, ý nghĩa thực sự của cuộc chiến tranh đánh Mỹ, hay có cần thiết phải thống nhất bất chấp cái giá phải trả là quá đắt, cái sự thống nhất ấy có phải là mong muốn của dân miền Nam và thống nhất để làm gì khi đất nước như ngày hôm nay v.v…Và tất cả những điều mà đảng cộng sản VN lâu nay đang làm thực chất đi ngược hoàn toàn với lý thuyết xã hội chủ nghĩa, lý thuyết cộng sản chủ nghĩa, hay những lý tưởng mà họ rêu rao lúc đầu sẽ xây dựng một xã hội dân chủ gấp ngàn lần xã hội tư bản, một xã hội làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu…Bây giờ những cái “đổi mới”trong kinh tế, đời sống xã hội lại chính là tự sự sửa sai, đi lại con đường làm ăn kinh tế thị trường tư bản mà họ đã phá bỏ trước đây, đánh Mỹ để bây giờ lại quay sang cầu cạnh Mỹ…

      Chính tất cả những nghịch lý ấy làm cho nỗi đau trong lòng những người Việt đau đáu với thực trạng đất nước càng thêm đau, càng thêm ân hận, tiếc nuối, phẫn nộ…
      Và cũng vì vậy mà người Việt chưa thể quên ngày 30 tháng Tư. Ngay trong những người đã rời nước ra đi từ lâu, có một đời sống ổn định, thoải mái ở nước ngoài, có ai bắt họ phải ngày đêm theo dõi tình hình ở VN, phải khổ tâm?

      Còn nói đến chuyện vì sao 40 năm kêu gọi hòa giải hòa hợp dân tộc mà vẫn không làm được thì lại càng dễ hiểu.

      Thực sự thì giữa người Việt với nhau, chẳng có gì phải hòa giải hòa hợp cả. Chỉ có đảng cộng sản mới phải hòa giải hòa hợp với dân tộc VN vì mọi sự chia rẽ, mất mát, thương đau là do đảng cộng sản gây ra. Nhưng liệu đảng cộng sản có thực lòng muốn hòa giải hòa hợp và liệu người dân có chấp nhận, khi mà cái đảng cầm quyền ấy vẫn là một đảng độc tài toàn trị, tham nhũng lộng quyền, tàn phá đất nước, hèn với giặc ác với dân, tiếp tục để mất dần lãnh thổ lãnh hải vào tay Trung Cộng?
      Có lẽ chỉ khi nào đảng cộng sản sụp đổ, một chính thể mới tự do dân chủ đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập được thiết lập thì mọi chuyện tức khắc được hóa giải.
      Cũng như chỉ khi nào đất nước thoát khỏi cảnh tụt hậu về mọi mặt như hiện nay thì khi ấy người Việt mới thôi viết về những nỗi đau của ngày 30 tháng Tư.

      Nhưng nếu cả dân tộc không làm gì, chỉ ngồi chờ đợi, hết chờ cho đảng cộng sản thay đổi, lại mong chờ Mỹ giúp một tay thậm chí mong cho Trung Cộng sụp đổ trước để Việt Cộng sụp theo…thì cái ngày ấy chắc là…còn lâu lắm. Thậm chí có khi không còn một nước Việt Nam nữa!

      *Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

      Kinh tế Việt Nam đang 'hồi phục trong lòng hố'

      HÀ NỘI (NV) - Ðó là nhận định của một số chuyên gia kinh tế tại diễn đàn kinh tế mùa Xuân 2015, với chủ đề “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Biến lời nói thành hành động.”

      Tuy có một số dấu hiệu cho thấy kinh tế Việt Nam dường như đang hồi phục nhưng khi trình bày về những vấn đề đáng lưu ý của tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 và triển vọng năm 2015, ông Trần Ðình Thiên, một chuyên gia kinh tế, nhấn mạnh, dẫu thế, kinh tế Việt Nam vẫn chưa vượt ra khỏi miệng hố. Ông Thiên ví von, kinh tế Việt Nam vốn đã rớt xuống đáy, nay “bò lên được một chút” nhưng vẫn còn trong hố.


      Từ 2010 đến nay, doanh nghiệp Việt Nam thi nhau phá sản, xin tạm ngưng hoạt động hoặc xin giải thể nhưng năm nào, chế độ Hà Nội cũng báo cáo “tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực.” (Hình: TBKTSG)

      Theo ông Thiên, trong năm 2014, nhà cầm quyền CSVN đã thực hiện một số chính sách nhằm cải cách thể chế, ổn định kinh tế vĩ mô để hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Những chính sách này đã đạt được một số kết quả. Ví dụ, việc cải cách thể chế đã giúp giảm thời gian doanh nghiệp phải dành cho việc nộp thuế từ 537 giờ/năm xuống còn 247 giờ/năm,... song kinh tế Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức.

      Trong khi Việt Nam đã và đang đàm phán, ký kết hàng loạt hiệp định hội nhập ở đẳng cấp rất cao thì trình độ quản trị quốc gia rất thấp, năng suất lao động thua kém nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam rất yếu. Thành ra sự hồi phục chưa bền vững và có thể rơi trở lại quỹ đạo tăng trưởng thấp.

      Ông Thiên còn cảnh báo rằng, bởi tăng trưởng của kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào vốn đầu tư trực tiếp của ngoại quốc (FDI) còn thương mại thì lệ thuộc vào Trung Quốc nên có rất nhiều rủi ro song hành.

      Dẫu FDI đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng nhưng FDI đã làm thay đổi sâu sắc chủ thể phát triển. Cần phải chú ý là những gì các doanh nghiệp ngoại quốc đem vào Việt Nam có giúp thay đổi cơ bản đẳng cấp công nghiệp của Việt Nam hay không? Cho đến thời điểm này, đầu tư của các doanh nghiệp ngoại quốc vào Việt Nam vẫn chỉ là lắp ráp.

      Ông Thiên nhận định, chúng ta đã kéo thế giới đến với mình nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn không hội nhập được. Chẳng hạn Samsung đã đầu tư vào Việt Nam nhưng lựa mãi mà chỉ chọn được vài doanh nghiệp đủ khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp các phụ kiện cho họ.

      Ông Thiên còn lưu ý, khi xảy ra xung đột Việt-Trung do Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào thăm dò và khai thác dầu tại quần đảo Hoàng Sa, chúng ta từng lo ngại xung đột đó gây tác hại cho kinh tế, đặc biệt là cho thương mại Việt-Trung. Tuy nhiên nhập cảng hàng Trung Quốc đã tăng 31%.

      Khi nhập cảng hàng Trung Quốc không giảm mà tăng thì cấu trúc kinh tế Việt Nam không thể thay đổi được. Việt Nam vẫn không thoát ra khỏi nguy cơ lệ thuộc Trung Quốc không chỉ về cơ cấu thương mại mà lệ thuộc cả về cơ cấu kinh tế.

      Nợ nần của chính phủ Việt Nam cũng được ông Thiên nhấn mạnh là một loại rủi ro đe dọa kinh tế Việt Nam. Ngoài nợ ngoại quốc, nợ nần trong nước cũng đang tăng rất nhanh qua việc chính phủ Việt Nam bán trái phiếu cho các ngân hàng thương mại. Do lãi suất cao mà kỳ hạn lại ngắn, nghĩa vụ trả nợ sẽ vô cùng nặng nề và rất dễ bùng phát lạm phát.

      Không riêng ông Thiên mà một số chuyên gia kinh tế khác cũng đồng ý rằng kinh tế Việt Nam đang hồi phục trong lòng hố. Ông Cao Sỹ Kiêm, cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước nhận định, nhiều rủi ro vẫn song hành với sự hồi phục này vì “chi phí lót tay” nhiều làm chi phí đầu vào quá cao. Việc áp dụng chính sách, luật pháp quá chậm chạp. Thậm chí luật đem lại sự phấn chấn khi ban hành nhưng lúc thực hiện lại gây thất vọng bởi việc hướng dẫn thi hành chẳng đến đâu. (G.Ð)
      04-21- 2015 2:36:17 PM

      30 Tháng Tư, cô Kim Chi dứt khoát

      Theo Người Việt-04-21-2015 6:48:55 PM
      Ngô Nhân Dụng

      Ai đọc bài viết về ngày 30 Tháng Tư của diễn viên Kim Chi mà mắt không đẫm lệ thì chắc không phải là người Việt Nam. Nỗi đau đớn của người “nghệ sĩ ưu tú” này cũng là nỗi đau của tất cả dân tộc, nhất là những người đã bị lừa gạt, đã bị nghe tuyên truyền dối trá.

      Kim Chi hồi tưởng lại 40 năm trước, “Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, chúng tôi vui thực sự, vui đến phát khóc.” Rồi cô kể tâm trạng ngày nay: “Bây giờ tôi mới thấy đó là niềm vui ngộ nhận. Hóa ra, niềm vui, niềm tin và những hy vọng cứ sáng lên trong tôi suốt thời chiến trường khói lửa ấy là do ‘nghệ thuật tuyên truyền...’’”

      Năm 1954, Nguyễn Thị Kim Chi được đưa đi “tập kết” ra Bắc khi mới 11 tuổi, thân phụ cô đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Khi lớn lên, cô chỉ được nghe những lời “nghệ thuật tuyên truyền” của đảng Cộng Sản. Năm 21 tuổi cùng chồng là nhà quay phim Hồng Sến vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Nam. Năm 1964, đảng Cộng Sản đưa thêm quân từ Bắc vào, tăng cường độ chiến tranh để chiếm miền Nam nhanh chóng hơn. Một hậu quả là thúc đẩy chính phủ Mỹ phải đưa quân vào cứu chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Trong thời gian đó Mỹ vẫn còn lo lắng ngăn cản cuộc bành trướng của Trung Cộng xuống vùng Ðông Nam Á. Kim Chi tham dự cuộc chiến mà không biết mình đang đóng vai người một lính tiên phong, mở đường cho đạo “giải phóng quân” của Mao Chủ Tịch chiếm Hoàng Sa và Trường Sa sau này.

      Ðọc những cảm nghĩ của Kim Chi về các đồng đội đã chết trong thời chiến ai cũng phải rớt nước mắt. Bao nhiêu con người đã hy sinh. Mà kết quả cuộc chiến là một đất nước đau buồn. Ông Võ Văn Kiệt đã công nhận ngày 30 Tháng Tư có triệu người vui cũng có triệu người buồn. Nhưng ông Kiệt là một nhà chính trị, suy nghĩ trong thế giới trừu tượng. Kim Chi là một nghệ sĩ, cô sống với những nỗi vui buồn của đồng đội. Cô đau khổ khi đối diện với thực tế sau ngày 30 Tháng Tư 75, dần dần tỉnh giấc mơ. Mọi người nên đọc toàn thể bài cô viết để chia sẻ tâm trạng “Nỗi riêng lớp lớp sóng vùi - Nghĩ đòi cơn lại sụt sùi đòi cơn.”

      Là một nghệ sĩ với tấm lòng đa cảm, cô Kim Chi chỉ kể tâm trạng mình sau 40 năm thay đổi ra sao. Nhưng đọc toàn thể bài viết của cô, chúng ta có thể thấy đằng sau tâm sự đó còn chứa đựng những ý nghĩ dứt khoát. Cô Kim Chi không viết thẳng những ý kiến này, nhưng trong lòng cô đã lên án những sai lầm tác hại cho đất nước của đảng Cộng Sản.

      Ðiều dứt khoát thứ nhất là: Cuộc chiến xâm chiếm miền Nam là sai. Vì những hậu quả của cuộc chiến đó Kim Chi đã nhìn thấy rõ. Cô viết: “Với tôi bây giờ 30 Tháng Tư không phải là giải phóng miền Nam. Miền Nam trước đây là mơ ước của Thái Lan, của Singapore. Vậy mà bây giờ Việt Nam ta tụt sau họ hằng thế kỷ.” Kinh nghiệm cá nhân cô là, “Những văn nghệ sĩ trên chiến trường thời ấy, cũng như tôi, ai cũng tin tưởng sau chiến tranh Việt Nam sẽ có một tương lai tươi sáng. Nhưng bây giờ,... tôi lại phải khóc ‘trong nỗi đau thời cuộc,’ trong những nỗi buồn da diết!”

      Lớn lên ở miền Bắc nhưng bản chất Kim Chi vẫn là “người Nam Bộ.” Cô thông cảm được ngay với nỗi đau đớn của người miền Nam. Cô đã bất bình khi chứng kiến cảnh “những kẻ chiến thắng đã cư xử với người thua cuộc tàn bạo một cách tiểu nhân.” Mà một hậu quả họ gây ra là “hàng triệu người miền Nam buộc phải trở thành thuyền nhân. Ðã hàng ngàn người chết trôi, làm mồi cho cá mập. Khi nhận ra được sự tồi tệ này tôi thấy vô cùng đau đớn.”

      Năm 1975, Nguyễn Ðình Toàn đã từng khóc “Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên.” Năm nay, 2015, Kim Chi viết, “Nhiều lần tôi bay vào Sài Gòn cùng đồng đội về thăm căn cứ cũ ở miền Ðông, miền Tây Nam bộ.” Cô đã trả lại tên cho thành phố Sài Gòn, không dùng cái tên mới do “Bên Thắng Cuộc” đã áp đặt mà không người Sài Gòn nào chấp nhận.

      Ðiều dứt khoát thứ hai của cô Kim Chi trong bài viết về 30 Tháng Tư là: “Nô lệ Trung Cộng là sai.” Cũng như tất cả mọi người, Kim Chi nhìn thấy: “Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc một cách thảm hại cả kinh tế lẫn chính trị.” Cô nói thẳng: “Nhà nước lúc nào cũng ra rả 'bạn 16 chữ vàng' và '4 tốt.' Giờ luận điệu đó chỉ lừa được trẻ con chứ sao lừa được nhân dân.”

      Cô Kim Chi cũng dư biết rằng óc “tôn thờ Trung Quốc” đã bắt đầu từ thời Hồ Chí Minh. Trả lời một nhà báo Pháp, Hồ Chí Minh giải thích lý do ông không viết sách vì “tất cả những gì cần đã có Mao Trạch Ðông viết cả rồi.” Nghĩa là, chính ông Hồ chỉ cần học tập và thi hành mà thôi. Năm 1947, chỉ năm tháng sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu, Hồ Chí Minh đã gửi thư xin ý kiến đảng Cộng Sản Trung Quốc về đường lối kháng chiến. Ðiều này dễ hiểu vì ông đã từng làm thiếu tá trong Giải Phóng Quân Trung Cộng, làm một chuyên viên điện đài trong Ðệ Bát Lộ Quân. Khi đã làm chủ tịch nước Việt Nam rồi, Hồ Chí Minh cho các văn nô ca ngợi Trung Cộng bằng những câu thơ hèn hạ như: “Bên ni biên giới là nhà - Bên kia biên giới cũng là anh em” (Tố Hữu). Hồ Chí Minh đồng ý cho phổ biến câu thơ Chế Lan Viên: “Bác Mao không ở đâu xa - Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao,” chứng tỏ ông chấp nhận đóng vai một “phó bản” của Mao Trạch Ðông, một “Mao con.” Trong cuộc chiến tranh Nam Bắc, Lê Duẩn còn nói: “Ta đánh là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô.”

      Cũng chỉ vì Cộng Sản Việt Nam sợ Trung Cộng, cô Kim Chi nhận xét: “Lãnh đạo Việt Nam sợ Trung Quốc đến nỗi cho đục bỏ cả tên tuổi của các chiến sĩ khắc trên bia đá ở biên giới (những người hy sinh trong cuộc chiến tranh1979). Tàn nhẫn hơn là mỗi lần anh em chúng tôi tổ chức những cuộc tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh ở Gạc Ma, ở Hoàng Sa, ở biên giới đều bị đám côn đồ quấy phá, chửi bới tục tĩu.” Nỗi sợ hãi Trung Cộng của giới lãnh đạo đảng đã truyền xuống cả hạ tầng bộ máy cai trị. Nhà văn Dương Thu Hương mới kể rằng “...các sĩ quan của Bộ Nội Vụ cấm vợ con họ ăn các loại quả ngâm thuốc bảo quản xác chết nhung không để lọt tin ra vì 'tránh làm mất lòng nước bạn.'”

      Không cần nói ai cũng hiểu, chính quyền Cộng Sản sợ Trung Cộng chỉ là hậu quả, nguyên nhân là Hồ Chí Minh đã theo chủ nghĩa Cộng Sản. Suốt đời ông Hồ lúc nào cũng hãnh diện nhắc tới giờ phút quan trọng nhất đời ông là “giác ngộ chủ nghĩa Mác Lênin.” Năm 1950, đối mặt tay ba, Stalin đã “trao Việt Nam cho Mao Trạch Ðông phụ trách,” ông ông Hồ đã tuân hành. Ông Hồ vẫn răn dạy cán bộ: “Bác cháu chúng ta có thể nhầm chứ đồng chí Stalin không thể nhầm được.” Từ câu nói đó nhìn thấy số phận đau khổ của cả dân tộc.

      Cho nên trong bài mới viết cho ngày 30 Tháng Tư, cô Kim Chi cho thấy một điều dứt khoát thứ ba của cô, là nhìn nhận “Chọn lựa đưa nước ta theo chế độ Cộng Sản là sai.” Chính cô đã từng sung sướng tuyên thệ gia nhập đảng Cộng Sản: “Ngày ấy tôi tin mãnh liệt vào sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng NHÂN DÂN CÁCH MẠNG (đảng cộng sản đổi tên). Rằng “Giải phóng miền Nam để chấm dứt chiến tranh. Sẽ xây dựng một Việt Nam ẤM NO, TỰ DO, DÂN CHỦ, HẠNH PHÚC và GIÀU MẠNH.”

      Ngày nay, cô mỉa mai: “Những điều nói và làm khác biệt, 'làm ngược với nói' như thế, dân Nam Bộ chúng tôi đã đúc rút: 'Nói dzậy mà hổng phải dzậy... Bây giờ mỗi lần 30 Tháng Tư, tâm trạng tôi rất đau đớn, vì niềm tin vào đảng Cộng Sản Việt Nam và chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa hoàn toàn đổ vỡ. Nỗi đau buồn không diễn tả được bằng lời.’”

      Vì vậy, trong bài viết của Kim Chi chứa đựng điều dứt khoát thứ tư là: Phải chấm dứt chế độ Cộng Sản! Lý do thì ai cũng đồng ý với cô: Cộng Sản là một đảng cướp, cướp của cải, ruộng đất và đàn áp dân oan. Cô viết: “Có còn xứ sở nào nhiều dân oan như ở Việt Nam không? Ðoàn Văn Vươn đã khiến dư luận trong và ngoài nước phẫn nộ... Rồi cái chết của Ðặng Ngọc Viết ở Thái Bình càng khiến dư luận xót xa. Rồi tiếp nữa Cấn Thị Thêu ở Dương Nội đang phải ở tù vì bảo vệ đất... Khắp nơi dân oan khiếu kiện bị mất đất, mất nhà. Ðau xót lắm! Căm hận lắm!”

      Trong khi đó, cô viết: “Ðảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam vẫn quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường Chủ Nghĩa Xã Hội không tưởng. (Mặc dù Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng ‘có thể trăm năm nữa Xã Hội Chủ Nghĩa cũng chưa hoàn thiện.’)” Kim Chi lên án: “Chính vì cái đường lối kỳ quái này mà hiện nay đất nước vẫn đói nghèo lạc hậu.” Cho nên phải chấm dứt chế độ Cộng Sản thì mới có hy vọng, như Kim Chi ước mơ: “Nước Việt Nam sẽ đổi mới theo cùng thời đại trên trái đất này với một thể chế chính trị thực sự hợp lòng dân, không còn ‘độc đảng sinh ra đảng trị độc đoán, chuyên quyền,’... một đất nước thực sự có tự do, dân chủ, nhân quyền.”

      Sau khi đọc những lời tâm tình của Kim Chi, chúng ta thấy bốn tư tưởng dứt khoát trong suy nghĩ của cô, dù cô không viết đầy đủ: (1) Ðảng Cộng Sản gây chiến chiếm miền Nam là sai. (2) Tôn thờ, lệ thuộc Trung Cộng là sai. (3) Theo chủ nghĩa Cộng Sản, lập chế độ Cộng Sản là sai. (4) Duy trì chế độ Cộng Sản là sai; cần phải chấm dứt.

      Người Việt Nam hiện nay ai cũng đồng ý với Kim Chi; nhưng ít người dám nói dứt khoát như vậy. Năm 2013, cô Kim Chi đã can đảm từ chối không chấp nhận một bằng khen có chữ ký của Nguyễn Tấn Dũng với lý do là, “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.” Năm đó, trả lời ký giả Mặc Lâm, đài RFA, cô cho biết bốn chữ “làm khổ nhân dân” là do chồng cô đề nghị thêm vào. Trong cuộc phỏng vấn này cô cũng nhớ lại các đồng đội trong cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979: “Chị đã từng diễn trong lúc pháo bầy bắn tới, khán giả chết nhưng mà mình không chết. Chị di chuyển với đồng đội thì đồng đội bị bắt, bị giết, bị mổ vú, bị Tàu ăn thịt, nhưng chị vẫn còn sống.”

      Kim Chi giữ một niềm tin và tính Thiện của con người: “Quan niệm đầu tiên của chị là: sống phải tử tế. Sống trung thực, không cúi đầu trước bất cứ cái gì... Chị vững tin như thế vì con người có lương tri còn nhiều lắm. Lẽ phải còn nhiều lắm vì vậy những người mong cái gì tốt đẹp cho quê hương cho đất nước vẫn còn rất nhiều.”

      Chúng ta cũng đều tin tưởng của Kim Chi: “...tôi có một niềm tin mãnh liệt vào ý chí của toàn dân Việt Nam cả trong và ngoài nước, sẽ không để mặc cho những người lãnh đạo muốn làm gì cũng được. Theo xu thế văn minh tiến bộ của loài người nhất định nhân dân sẽ đòi được NHÂN QUYỀN, DÂN CHỦ. Phải có hai thứ đó thì mới mong THOÁT TRUNG. Chỉ có ‘Thoát Trung’ thì Việt Nam mới cất cánh... Tôi tin rồi sẽ tới lúc mọi người sẽ nhận ra mình phải tự cứu mình. Nhất định ngày đó sẽ tới... Khi đó, tôi ‘lại sẽ vui’ biết bao khi được đoàn tụ cùng tất cả bà con, anh chị em ở hải ngoại trở về cùng xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh.”