TỔNG HỢP (NV) - Lửa bùng phát giữa đêm kéo dài 3 tiếng đã thiêu rụi 21 kiốt ở chợ Tam Nông, tỉnh Ðồng Tháp. Ðến sáng hôm sau, “bà hỏa” lại viếng thăm một công ty sơn ở Ðà Nẵng, gây hại hơn 9 tỷ đồng.
Hiện trường chợ Tam Nông sau vụ hỏa hoạn. (Hình: VNExpress)
VNExpress đưa tin, khoảng 21 giờ ngày 14 tháng 7, 2015, chợ Tam Nông, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Ðồng Tháp, đã xảy ra cháy lớn. Do buổi tối chợ đóng cửa, không có bảo vệ trông coi, nên lửa bén vào các kiốt chứa vải sợi, quần áo, mỹ phẩm, hàng tạp hóa và lan rất nhanh. Khi mọi người phát hiện thì đám cháy đã bao trùm, không kịp trở tay.
Ông Lê Hoàng Nam, phó chủ tịch huyện Tam Nông cho biết, hỏa hoạn không gây thương vong, song đã thiêu rụi nửa chợ với 21 kiốt đầy hàng hóa. Ước tính thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng. Nguyên nhân có thể do chập điện.
Sau khi xảy ra cháy, công an huyện Tam Nông cùng người dân địa phương hợp sức dập lửa. Ðến đầu giờ sáng ngày 15 tháng 7, ngọn lửa được dập tắt hoàn toàn. Hiện công an tỉnh Ðồng Tháp tiến hành khám nghiệm hiện trường để xác minh làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Ðám cháy lớn gây khói lửa mù mịt khắp cả khu vực xung quanh công ty Thành Hoàng Châu. (Hình: VNExpress)
Ðến khoảng 10 giờ 40 ngày 15 tháng 7, 2015, một vụ cháy lớn lại xảy ra tại kho sơn của công ty Thành Hoàng Châu, đường Kinh Dương Vương, quận Liên Chiểu, thành phố Ðà Nẵng.
Ðám cháy lớn gây khói lửa mù mịt khắp cả khu vực xung quanh. Lính cứu hỏa đã phải điều 12 xe chữa cháy đến hiện trường. Trong quá trình chữa cháy, một tiếng nổ lớn vang dội, khiến nhiều người hốt hoảng.
Trao đổi với phóng viên Dân Trí lúc 15 giờ 15, ông Lê Thọ, trưởng phòng Cảnh Sát Phòng Cháy Chữa Cháy số 4, Sở Cảnh Sát Phòng Cháy Chữa Cháy Ðà Nẵng cho biết, dù ngọn lửa đã cơ bản được khống chế, nhưng nếu không phun nước liên tục, ngọn lửa sẽ bùng phát trở lại. Nguyên nhân là do số lượng thùng sơn và hóa chất trong kho quá lớn.
Theo chủ nhà, tuy không có người bị thương trong đám cháy do mọi người đã kịp thoát ra ngoài, nhưng “bà hỏa” đã gây thiệt hại tài sản khoảng 9 tỷ đồng. (Tr.N)
07-15-2015 3:11:41 PM
Wednesday, July 15, 2015
Tội phạm ở Việt Nam ngày càng ‘liều lĩnh, manh động và dã man’
HÀ NỘI (NV) - Hàng ngày trên mặt báo chí tại Việt Nam, người ta thường xuyên thấy càng ngày càng nhiều các thứ tin cướp của, giết người, xác trôi sông, xác chết trong rừng, dưới cống rất dã man.
Truyền thông Việt Nam loan tin, theo phúc trình từ một hội nghị về phòng chống tội phạm, từ đầu năm 2015 đến nay, lực lượng chức năng đã điều tra, khám phá trên 21,400 vụ phạm pháp hình sự, bắt và xử lý gần 42,000 đối tượng.
Người dân kéo đến nơi xảy ra vụ án ở Bình Phước hôm 7 tháng 7, 2015 để theo dõi. (Hình: báo Lao Ðộng)
Báo Lao Ðộng dẫn lời ông Phan Văn Vĩnh, tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát, cho rằng, tuy số vụ phạm pháp ở Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2015 giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm 2014. Song, theo phúc trình của Tổng Cục Cảnh Sát cho hay, việc cướp tài sản lại tăng 6.3%.
Theo nguồn tin này, “Tội phạm trộm cắp tài sản vẫn diễn ra rất nhiều (chiếm gần 45% tổng số vụ phạm pháp hình sự), nhất là trộm cắp tài sản ở khu vực nông thôn; Tội phạm chống người thi hành công vụ tăng, hành vi chống đối manh động, côn đồ, liều lĩnh xảy ra ở nhiều địa phương, nhất là chống lại lực lượng công an; Tội phạm mại dâm gia tăng, tổ chức mại dâm “sex tour,” xuất hiện nhiều vụ xưng là người mẫu.”
Nguồn tin thuật lại rằng, công an triệt phá trên 1,200 băng, nhóm tội phạm; phát hiện 7,800 vụ phạm tội về kinh tế, 114 vụ tham nhũng, trên 6,400 vụ vi phạm pháp luật về môi trường; điều tra, khám phá 150 vụ án mua bán người, bắt 244 đối tượng và xác minh, giải cứu, tiếp nhận 449 nạn nhân và bắt giữ trên 7,300 vụ với 11,600 đối tượng phạm tội về ma túy...
Nổi bật nhất trong 6 tháng qua là đã xảy ra nhiều vụ giết nhiều người, giết người cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng, gây chấn động dư luận. Ðiển hình như: Vụ án giết chủ quán cơm chay, cướp 1 xe máy ở Bà Rịa-Vũng Tàu, hung thủ khai nhận trong tháng 8 và 9 năm 2014 đã gây ra 3 vụ giết người, cướp tài sản tại 3 nơi Hải Phòng, Sài Gòn. Quảng Ngãi.
Hay gần đây nhất là vụ giết 6 người ở Bình Phước, 4 người ở Nghệ An được coi như những cảnh báo về tình trạng tội phạm ngày càng “manh động, liều lĩnh hơn,” có tính chất nghiêm trọng gia tăng. (Tr.N)
07-15- 2015 3:09:58 PM
Truyền thông Việt Nam loan tin, theo phúc trình từ một hội nghị về phòng chống tội phạm, từ đầu năm 2015 đến nay, lực lượng chức năng đã điều tra, khám phá trên 21,400 vụ phạm pháp hình sự, bắt và xử lý gần 42,000 đối tượng.
Người dân kéo đến nơi xảy ra vụ án ở Bình Phước hôm 7 tháng 7, 2015 để theo dõi. (Hình: báo Lao Ðộng)
Báo Lao Ðộng dẫn lời ông Phan Văn Vĩnh, tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát, cho rằng, tuy số vụ phạm pháp ở Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2015 giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm 2014. Song, theo phúc trình của Tổng Cục Cảnh Sát cho hay, việc cướp tài sản lại tăng 6.3%.
Theo nguồn tin này, “Tội phạm trộm cắp tài sản vẫn diễn ra rất nhiều (chiếm gần 45% tổng số vụ phạm pháp hình sự), nhất là trộm cắp tài sản ở khu vực nông thôn; Tội phạm chống người thi hành công vụ tăng, hành vi chống đối manh động, côn đồ, liều lĩnh xảy ra ở nhiều địa phương, nhất là chống lại lực lượng công an; Tội phạm mại dâm gia tăng, tổ chức mại dâm “sex tour,” xuất hiện nhiều vụ xưng là người mẫu.”
Nguồn tin thuật lại rằng, công an triệt phá trên 1,200 băng, nhóm tội phạm; phát hiện 7,800 vụ phạm tội về kinh tế, 114 vụ tham nhũng, trên 6,400 vụ vi phạm pháp luật về môi trường; điều tra, khám phá 150 vụ án mua bán người, bắt 244 đối tượng và xác minh, giải cứu, tiếp nhận 449 nạn nhân và bắt giữ trên 7,300 vụ với 11,600 đối tượng phạm tội về ma túy...
Nổi bật nhất trong 6 tháng qua là đã xảy ra nhiều vụ giết nhiều người, giết người cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng, gây chấn động dư luận. Ðiển hình như: Vụ án giết chủ quán cơm chay, cướp 1 xe máy ở Bà Rịa-Vũng Tàu, hung thủ khai nhận trong tháng 8 và 9 năm 2014 đã gây ra 3 vụ giết người, cướp tài sản tại 3 nơi Hải Phòng, Sài Gòn. Quảng Ngãi.
Hay gần đây nhất là vụ giết 6 người ở Bình Phước, 4 người ở Nghệ An được coi như những cảnh báo về tình trạng tội phạm ngày càng “manh động, liều lĩnh hơn,” có tính chất nghiêm trọng gia tăng. (Tr.N)
07-15- 2015 3:09:58 PM
Không chịu… thoát nghèo
Theo Tuổi trẻ-07-15-2015
Không ít địa phương có tỉ lệ chi ngân sách bình quân đầu người rất cao, thậm chí còn cao hơn cả bình quân đầu người của địa phương (GRDP) đó.
Tỉnh nghèo xây nhà khách sang.Tỉnh Quảng Nam xây dựng một nhà khách 165 tỉ đồng – Ảnh tư liệu: Tấn Vũ
Trong khi tỉ lệ chi ngân sách so với GDP của cả nước đạt mức xấp xỉ 30% đã là con số khá cao so với nhiều nước trong khu vực thì tỉ lệ chi ngân sách của một số địa phương, đặc biệt các địa phương nghèo, lên đến 70 – 80%, thậm chí có địa phương lên đến trên 100% GRDP quả là quá cao.
Với cơ sở thuế nghèo nàn, các tỉnh này không thể tự huy động đủ nguồn thu để tài trợ nhu cầu chi tiêu cơ bản của địa phương. Chính vì vậy, mỗi năm ngân sách trung ương phải chi bổ sung cho các địa phương rất nhiều thông qua các khoản bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu.
Nếu như các khoản bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ những đối tượng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia thì chi bổ sung cân đối để bù đắp cân đối ngân sách địa phương. Nguồn lực do trung ương chuyển giao được kỳ vọng sẽ giúp các tỉnh nghèo có điều kiện phát triển kinh tế. Những khoản chi ngân sách nhà nước có tác động làm tăng thu nhập của người dân và kích thích sức cầu của nền kinh tế, nhờ đó khuyến khích các hoạt động sản xuất và đầu tư phát triển kinh tế địa phương.
Thế nhưng những khoản chi ngân sách này thực tế chỉ có tác động kích thích kinh tế địa phương khác hoặc “nhập khẩu” từ bên ngoài, do nền tảng sản xuất hàng hóa của những địa phương này hầu như không có khả năng đáp ứng. Kết quả là sau bao nhiêu năm, không mấy tỉnh trong số này thật sự có thể vươn lên thoát khỏi tỉnh nghèo và giảm lệ thuộc ngân sách trung ương.
Cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay vô hình trung đang làm nhiều tỉnh không muốn “giàu” mà lại muốn “nghèo” để tiếp tục được trợ cấp, hay ít ra không bị cắt bớt trợ cấp từ trung ương.
Rõ ràng việc trợ cấp chéo giữa các địa phương là cần thiết nhằm đảm bảo tính công bằng trong phát triển, nhưng ràng buộc của bài toán không chỉ có công bằng mà còn phải hiệu quả.
Chính sách điều tiết thu nhập từ tỉnh giàu sang tỉnh nghèo như cách chúng ta đang áp dụng hiện nay đã làm giảm động cơ tiết kiệm chi tiêu và tối ưu hóa nguồn thu của cả tỉnh giàu lẫn tỉnh nghèo, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thâm thủng ngân sách.
Thực tế cho thấy ngân sách trung ương hằng năm đều thâm hụt trong khi ngân sách các địa phương đều thặng dư. Nếu điều chỉnh ngược trở lại các khoản bổ sung của trung ương cho địa phương thì kết quả sẽ ngược lại, tức trung ương thặng dư trong khi phần lớn các địa phương thâm hụt.
Trong số 63 tỉnh, thành phố hiện nay chỉ có 13 tỉnh, thành phố có nguồn thu ngân sách chuyển giao ròng cho trung ương và không nhận bổ sung cân đối từ trung tương, còn lại 50 địa phương khác đều nhận bổ sung cân đối từ trung ương, chưa kể những khoản thu bổ sung có mục tiêu cũng không hề nhỏ cả về số tương đối lẫn tuyệt đối.
Trong số các địa phương có nguồn thu chia sẻ về trung ương thì TP.HCM và Hà Nội là hai địa phương có tỉ lệ nguồn thu được phép giữ lại thấp nhất, tương ứng 23% và 42%. Đây là hai địa phương đầu tàu về tăng trưởng kinh tế của cả nước nên việc chia sẻ nguồn thu để hỗ trợ các tỉnh kém phát triển hơn cũng là lẽ đương nhiên.
Tuy nhiên, chúng ta biết rằng các địa phương này cũng đang đối mặt với rất nhiều nút thắt trong phát triển, mà để giải quyết đòi hỏi phải có nguồn lực không nhỏ. Việc điều tiết về trung ương một phần lớn thu nhập như vậy sẽ làm giảm động cơ các địa phương này nỗ lực để tối đa hóa nguồn thu của mình.
Ngược lại, các địa phương nghèo cũng không có nhiều nỗ lực để cải thiện nguồn thu và tiết giảm nhu cầu chi tiêu của mình, thay vào đó là tâm lý trông chờ và ỷ lại vào trung ương.
Chung quy của vấn đề nằm ở cơ chế khuyến khích ngược, tức là chúng ta lập kế hoạch ngân sách dựa vào nhu cầu chứ không phải khả năng.
Do vậy, các địa phương đều có xu hướng đẩy nhu cầu chi tiêu của mình lên cao, bất chấp khả năng tự cân đối ngân sách bởi trung ương sẽ lo phần thiếu hụt đó. Nếu không thiết kế lại cơ chế khuyến khích thuận, ngân sách sẽ không bao giờ hết thâm hụt mà nhiều tỉnh sẽ mãi không chịu “thoát nghèo”.
Không ít địa phương có tỉ lệ chi ngân sách bình quân đầu người rất cao, thậm chí còn cao hơn cả bình quân đầu người của địa phương (GRDP) đó.
Tỉnh nghèo xây nhà khách sang.Tỉnh Quảng Nam xây dựng một nhà khách 165 tỉ đồng – Ảnh tư liệu: Tấn Vũ
Trong khi tỉ lệ chi ngân sách so với GDP của cả nước đạt mức xấp xỉ 30% đã là con số khá cao so với nhiều nước trong khu vực thì tỉ lệ chi ngân sách của một số địa phương, đặc biệt các địa phương nghèo, lên đến 70 – 80%, thậm chí có địa phương lên đến trên 100% GRDP quả là quá cao.
Với cơ sở thuế nghèo nàn, các tỉnh này không thể tự huy động đủ nguồn thu để tài trợ nhu cầu chi tiêu cơ bản của địa phương. Chính vì vậy, mỗi năm ngân sách trung ương phải chi bổ sung cho các địa phương rất nhiều thông qua các khoản bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu.
Nếu như các khoản bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ những đối tượng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia thì chi bổ sung cân đối để bù đắp cân đối ngân sách địa phương. Nguồn lực do trung ương chuyển giao được kỳ vọng sẽ giúp các tỉnh nghèo có điều kiện phát triển kinh tế. Những khoản chi ngân sách nhà nước có tác động làm tăng thu nhập của người dân và kích thích sức cầu của nền kinh tế, nhờ đó khuyến khích các hoạt động sản xuất và đầu tư phát triển kinh tế địa phương.
Thế nhưng những khoản chi ngân sách này thực tế chỉ có tác động kích thích kinh tế địa phương khác hoặc “nhập khẩu” từ bên ngoài, do nền tảng sản xuất hàng hóa của những địa phương này hầu như không có khả năng đáp ứng. Kết quả là sau bao nhiêu năm, không mấy tỉnh trong số này thật sự có thể vươn lên thoát khỏi tỉnh nghèo và giảm lệ thuộc ngân sách trung ương.
Cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay vô hình trung đang làm nhiều tỉnh không muốn “giàu” mà lại muốn “nghèo” để tiếp tục được trợ cấp, hay ít ra không bị cắt bớt trợ cấp từ trung ương.
Rõ ràng việc trợ cấp chéo giữa các địa phương là cần thiết nhằm đảm bảo tính công bằng trong phát triển, nhưng ràng buộc của bài toán không chỉ có công bằng mà còn phải hiệu quả.
Chính sách điều tiết thu nhập từ tỉnh giàu sang tỉnh nghèo như cách chúng ta đang áp dụng hiện nay đã làm giảm động cơ tiết kiệm chi tiêu và tối ưu hóa nguồn thu của cả tỉnh giàu lẫn tỉnh nghèo, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thâm thủng ngân sách.
Thực tế cho thấy ngân sách trung ương hằng năm đều thâm hụt trong khi ngân sách các địa phương đều thặng dư. Nếu điều chỉnh ngược trở lại các khoản bổ sung của trung ương cho địa phương thì kết quả sẽ ngược lại, tức trung ương thặng dư trong khi phần lớn các địa phương thâm hụt.
Trong số 63 tỉnh, thành phố hiện nay chỉ có 13 tỉnh, thành phố có nguồn thu ngân sách chuyển giao ròng cho trung ương và không nhận bổ sung cân đối từ trung tương, còn lại 50 địa phương khác đều nhận bổ sung cân đối từ trung ương, chưa kể những khoản thu bổ sung có mục tiêu cũng không hề nhỏ cả về số tương đối lẫn tuyệt đối.
Trong số các địa phương có nguồn thu chia sẻ về trung ương thì TP.HCM và Hà Nội là hai địa phương có tỉ lệ nguồn thu được phép giữ lại thấp nhất, tương ứng 23% và 42%. Đây là hai địa phương đầu tàu về tăng trưởng kinh tế của cả nước nên việc chia sẻ nguồn thu để hỗ trợ các tỉnh kém phát triển hơn cũng là lẽ đương nhiên.
Tuy nhiên, chúng ta biết rằng các địa phương này cũng đang đối mặt với rất nhiều nút thắt trong phát triển, mà để giải quyết đòi hỏi phải có nguồn lực không nhỏ. Việc điều tiết về trung ương một phần lớn thu nhập như vậy sẽ làm giảm động cơ các địa phương này nỗ lực để tối đa hóa nguồn thu của mình.
Ngược lại, các địa phương nghèo cũng không có nhiều nỗ lực để cải thiện nguồn thu và tiết giảm nhu cầu chi tiêu của mình, thay vào đó là tâm lý trông chờ và ỷ lại vào trung ương.
Chung quy của vấn đề nằm ở cơ chế khuyến khích ngược, tức là chúng ta lập kế hoạch ngân sách dựa vào nhu cầu chứ không phải khả năng.
Do vậy, các địa phương đều có xu hướng đẩy nhu cầu chi tiêu của mình lên cao, bất chấp khả năng tự cân đối ngân sách bởi trung ương sẽ lo phần thiếu hụt đó. Nếu không thiết kế lại cơ chế khuyến khích thuận, ngân sách sẽ không bao giờ hết thâm hụt mà nhiều tỉnh sẽ mãi không chịu “thoát nghèo”.
Nước mắt chứng khoán Trung Quốc
MỸ LOAN-15/07/2015 11:31
TT - “Cơn lốc màu đỏ” của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã khiến
hàng loạt hộ gia đình trắng tay, nhiều tỉ phú
mất hàng tỉ USD.
Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Trung Quốc chơi chứng khoán kiểu đánh bạc cầu may (ảnh chụp tại sàn chứng khoán Thượng Hải ngày 14-7) - Ảnh: Reuters |
Dù thị trường đã tăng nhẹ trở lại sau khi chính quyền Bắc Kinh tung ra gói giải cứu thị trường nhưng giới chuyên gia chẳng mấy an tâm. Có ý kiến quan ngại hiện tượng lao dốc có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Nhưng những gì thực tế đã có thể thấy trong thời gian gần đây. “Đây là một thảm họa thị trường chứng khoán. Nó đã quét sạch tài sản của tầng lớp trung lưu tích lũy hơn 10 năm qua. Thảm họa này đã cướp đi giấc mơ của toàn bộ thế hệ trẻ Trung Quốc” - một nhà đầu tư trả lời qua WeChat.
Sự bốc hơi tài sản của hơn 80 triệu nhà đầu tư lẻ sẽ dẫn đến những vấn đề xã hội khó tưởng tượng nổi
|
Chuyên gia TRIỆU HI QUÂN (phó giáo sư Trường Tài chính thuộc Đại học Nhân Dân) |
Nhà nghèo trắng tay
Truyền thông Trung Quốc mấy ngày qua liên tục đưa tin về những bi kịch từ thị trường chứng khoán. Theo tạp chí Tài Kinh hôm 10-7, công chức họ Lưu ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây đã dùng dao giết vợ sau khi vợ ông làm mất hết tài sản do chơi chứng khoán. Lưu là một người hiền lành, còn vợ ông lại đam mê chứng khoán. Bà đã chạy vay nợ khắp nơi để đầu tư vào chứng khoán.
Khi thị trường bắt đầu lao dốc sau ngày 12-6, vì không am hiểu, bà lại đổ thêm tiền mua cổ phiếu. Hậu quả, bà mất trắng 1,8 triệu nhân dân tệ (hơn 290.000 USD), bao gồm tiền vay mượn, cầm cố hết nhà cửa.
Tuy nhiên khi thua trắng tay, người vợ này không chịu dừng mà lại tiếp tục lao vào ăn thua. Bà bắt chồng con tiếp tục đi vay tiền của người thân để mua cổ phiếu. Ông Lưu và những người con không đồng ý, họ đã cãi vã dữ dội. Trong lúc không kiềm chế được, Lưu đã xuống tay hạ sát người vợ hơn 30 năm chung sống.
Lý giải nguyên nhân xảy ra những “thảm kịch chứng khoán”, Hãng tin Reuters dẫn lời giới chuyên gia cho biết phần lớn nhà đầu tư chứng khoán lẻ ở Trung Quốc là những nông dân chân lấm tay bùn và người lao động chưa học hết bậc trung học.
“Không như các thị trường chứng khoán khác do các nhà quản lý tài chính chuyên nghiệp chi phối, các nhà đầu tư lẻ chiếm 85% trong giao dịch ở Trung Quốc” - Hãng tin Reuters phân tích.
Còn tạp chí Tài Kinh dẫn chứng: phần lớn các nhà đầu tư mới ở thị trường Trung Quốc chưa học hết trung học, “thậm chí có đến 6% là mù chữ”. Họ chơi theo quán tính, thấy hàng xóm, người thân mua chứng khoán thì mua theo nên nhiều người đã trắng tay.
“Sự bốc hơi tài sản của hơn 80 triệu nhà đầu tư lẻ sẽ dẫn đến những vấn đề xã hội khó mà tưởng tượng nổi” - chuyên gia Triệu Hi Quân, phó giáo sư Trường Tài chính thuộc Đại học Nhân Dân, nhận định.
Nhà giàu cũng méo mặt
“Cơn bão đỏ” của thị trường chứng khoán sau ngày 12-6 đến nay đã khiến túi tiền giới tỉ phú giàu nhất Trung Quốc bốc hơi gần 800 triệu USD. Tổng thiệt hại trong sáu tháng đầu năm 2015 của giới tỉ phú Trung Quốc do giá cổ phiếu giảm lên đến 34 tỉ USD.
Nhiều người vừa được tạp chí Hồ Nhuận (Trung Quốc) và Forbes (Mỹ) xếp hạng giàu nhất Trung Quốc và thế giới cũng đã mất ngôi vị. Báo Chứng Khoán Trung Quốc cho biết một trong số này là tỉ phú Vương Kiện Lâm.
Tính đến ngày 14-7, tài sản của nhà sáng lập tập đoàn đầu tư bất động sản và chuỗi rạp chiếu phim The Dalian Wanda Group đã mất khoảng 661 triệu USD. Cổ phiếu của Wanda Cinema Line niêm yết ở thị trường Thâm Quyến liên tục giảm giá trước khi tạm ngưng giao dịch vào ngày 8-7.
Thiệt hại nặng nề nhất là nữ tỉ phú giàu nhất Trung Quốc Chu Quần Phi. Tài sản cá nhân của bà đã mất khoảng 4,8 tỉ USD sau khi cổ phiếu của tập đoàn chuyên sản xuất mặt kính đồng hồ và kính điện thoại Lens của bà lao dốc đến 36%, chỉ sau ba tháng niêm yết trên thị trường.
Nhà sáng lập trang bán hàng trực tuyến hàng đầu Trung Quốc Alibaba, tỉ phú Mã Vân (Jack Ma) cũng không ngoại lệ khi tài sản của ông bốc hơi khoảng 123 triệu USD sau khi cổ phiếu loại A của Alibaba tuột dốc không phanh ngày 7-7.
Người đứng đầu tập đoàn bán hàng trực tuyến khổng lồ ở Trung Quốc JD.com, tỉ phú Lưu Cường Đông cũng “đứng hình” khi mất khoảng 344 triệu USD.
Sự nổi tiếng của các minh tinh màn bạc Trung Quốc cũng không giúp gì cho họ trong canh bạc thị trường. Thiệt hại nặng nề nhất là “con chim én nhỏ Tiểu Yến Tử” Triệu Vi. Tài sản của cô mất khoảng 570 triệu USD.
Triệu Vi sở hữu 1,93 tỉ cổ phiếu của Công ty điện ảnh Alibaba Pictures niêm yết tại thị trường chứng khoán Hong Kong và 1,7 triệu cổ phiếu trong Công ty điện ảnh quốc tế Talent ở Bắc Kinh.
“Hoa đán” Chương Tử Di mất khoảng 60,6 triệu USD khi số cổ phiếu của Công ty Vạn Đạt niêm yết ở thị trường Hong Kong lao dốc. Hãng tin Tân Hoa xã cho biết chỉ trong hai tháng, nữ nghệ sĩ Phạm Băng Băng đã chịu thiệt hại khoảng 100 triệu nhân dân tệ do giá cổ phiếu giảm.
Tài sản của vị hoàng đế trong phim “tể tướng Lưu gù” Trương Quốc Lập cũng hao hụt 120 triệu nhân dân tệ.
Đổ sang mua nhà đất
Nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đang bán tháo chứng khoán lấy tiền mặt để mua bất động sản ở các nước như Anh, Mỹ, Canada và Úc do quan ngại thị trường lại “mất đà” lần nữa. Họ đã bán gần 60 tỉ USD tiền cổ phiếu trong 5 tháng đầu năm 2015 để chuyển hướng đầu tư.
Báo South China Morning Post dẫn kết quả thăm dò của Công ty tư vấn bất động sản Đông Tây ở Hong Kong cho biết có hơn 50% khách hàng là Trung Quốc đang tìm kiếm hướng đầu tư bất động sản ở nước ngoài.
Ông Sam Van Horebeek, nhà sáng lập công ty tư vấn trên, cho biết nhiều người Trung Quốc đang quan ngại nền kinh tế tăng trưởng chậm và lo lắng về thị trường chứng khoán không ổn định do chính phủ nước này can thiệp quá sâu vào thị trường.
|
Hạn chế của Trung Quốc: quyền lực mềm
Người ta dự tính sẽ có khoảng 1.000 Viện Khổng Tử vào năm 2020.
Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA-16.07.2015
Để trở thành một siêu cường, hay chỉ để có thế giá trên trường quốc tế, một quốc gia cần phải có song song hai thứ quyền lực: quyền lực cứng (hard power) và quyền lực mềm (soft power).
Quyền lực cứng chủ yếu dựa trên kinh tế và quân sự, quyền lực mềm chủ yếu dựa trên văn hoá và ngoại giao. Quyền lực cứng nhắm đến việc chinh phục người khác bằng sức mạnh, sự cưỡng bức và trừng phạt; quyền lực mềm chinh phục người khác bằng sự thuyết phục và cảm hoá. Quyền lực cứng đánh vào bao tử và sinh mệnh của người khác nhằm tạo nên những thuộc hạ hoặc chư hầu; quyền lực mềm đánh vào tâm lý nhằm tạo nên những đồng minh và những người bạn. Quyền lực cứng làm cho người khác khiếp sợ; quyền lực mềm làm cho người khác cảm mến và quy phục.
Không ai có thể hoài nghi, trong mấy thập niên vừa qua, Trung Quốc đã tạo nên được một thứ quyền lực cứng rất ngoạn mục. Kinh tế họ phát triển rất nhanh, hiện nay đã là một nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, và theo sự tiên đoán của một số học giả, trong vài thập niên tới, có thể qua mặt Mỹ để trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cũng trong mấy thập niên vừa qua, Trung Quốc đổ rất nhiều tiền cho quốc phòng. Hiện nay, họ có một đội quân đông nhất trên thế giới với những vũ khí và thiết bị quân sự tuy chất lượng chưa thật cao nhưng số lượng thì thật lớn có thể thách thức bất cứ một quốc gia nào khác, trừ Mỹ. Về cả quân sự lẫn kinh tế, Trung Quốc hiện đang là một cường quốc trong khu vực có lẽ hơn hẳn Nhật Bản và Ấn Độ.
Sở hữu một thứ quyền lực cứng lớn lao như vậy, Trung Quốc dần dần ngắm nghía đến việc tạo dựng quyền lực mềm. Từ năm 2007, dưới thời Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc bắt đầu nói đến quyền lực mềm. Nhưng người cổ vũ cho quyền lực mềm mạnh mẽ nhất là Tập Cận Bình. Năm 2011, khi chuẩn bị lên cầm quyền, Tập Cận Bình tuyên bố một trong những mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc là trở thành một “siêu cường quốc văn hoá xã hội chủ nghĩa” (socialist cultural superpower); năm 2014, ông nhấn mạnh lại rõ ràng hơn:
“Chúng ta phải gia tăng quyền lực mềm của Trung Quốc, đưa ra một tự sự thật đẹp về Trung Quốc và gửi những thông điệp hay hơn về Trung Quốc cho cả thế giới”. Theo sự ước tính của nhiều học giả, số tiền Trung Quốc bỏ ra cho việc tuyên truyền đối ngoại là khoảng 10 tỉ Mỹ kim mỗi năm, gấp mấy chục lần ngân sách của Mỹ (khoảng 666 triệu Mỹ kim/năm).
Hai trong những trung tâm của chiến lược xây dựng quyền lực mềm của Trung Quốc là gia tăng viện trợ cho các nước và phát triển các Viện Khổng Tử trên khắp thế giới. Viện trợ Trung Quốc đổ ra nhiều nhất là cho các quốc gia châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Còn Viện Khổng Tử thì được dựng khắp nơi, hiện nay cứ khoảng bốn ngày thì có một Viện mới ra đời. Người ta dự tính sẽ có khoảng 1000 Viện Khổng Tử vào năm 2020, tức trong năm năm tới.
Nhưng các việc viện trợ và phát triển các Viện Khổng Tử ấy có tác dụng thế nào trong việc củng cố quyền lực mềm của Trung Quốc? Hầu hết các học giả đều cho các thành quả mà Trung Quốc gặt hái được không nhiều. Có. Nhưng không nhiều. Kết quả các cuộc thăm dò dư luận được thực hiện ở Bắc Mỹ, Âu châu, Ấn Độ và Nhật Bản đều cho thấy cách dân chúng nhìn Trung Quốc vẫn đầy tiêu cực. Chỉ ở châu Mỹ La Tinh và châu Phi là dân chúng còn tương đối có thiện cảm với Trung Quốc. Tuy nhiên, ở đây lại có hai yếu tố cần lưu ý: Một là chỉ tương đối thôi; hai là các quốc gia ấy đều nghèo yếu, và đặc biệt, xa xôi quá, đứng về phương diện quân sự, họ không có ảnh hưởng gì trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Các Viện Khổng Tử mới được mọc lên rất nhanh, nhưng gần đây số lượng những Viện Khổng Tử bị đóng cửa hoặc bị phê phán cũng tăng nhanh không kém. Số còn lại đều bị dân chúng cũng như chính quyền địa phương nhìn một cách đầy nghi ngờ và e ngại.
Tất cả những điều này có thể được thấy rất rõ từ kinh nghiệm của Việt Nam: Mặc dù được sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam qua những khẩu hiệu “4 tốt” và “16 chữ vàng”, dân chúng Việt Nam nói chung vẫn rất ghét Trung Quốc. Cảm giác thù ghét ấy trầm trọng đến độ Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng, phải lấy làm “lo lắng”.
Có thể nói, so với số tiền khổng lồ họ bỏ ra, Trung Quốc đã thất bại trong việc củng cố quyền lực mềm của họ.
Tại sao?
Trong bài “The Limits of Chinese Soft Power”, giáo sư Joseph S. Nye, cha đẻ của thuật ngữ “quyền lực mềm”, cho có hai lý do chính làm hạn chế các nỗ lực tuyên truyền của Trung Quốc.
Thứ nhất là do chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. Giới cầm quyền Trung Quốc hay nói đến việc xây dựng “giấc mơ Trung Quốc”, nhưng với các quốc gia láng giềng của Trung Quốc, nội dung chính của giấc mơ ấy là bành trướng, là xâm lược. Điều này được thấy rõ nhất ở các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải với Trung Quốc như Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam. Ngay cả những quốc gia trước vốn ít nhiều thân thiện với Trung Quốc như Indonesia, Singapore, Miến Điện và Thái Lan cũng dần dần đâm ra lo sợ và e dè trước Trung Quốc. Nam Triều Tiên và Nhật Bản thì nhìn Trung Quốc một cách đầy cảnh giác. Có thể nói Trung Quốc đang mua bạn ở xa (tận châu Phi và châu Mỹ La Tinh) nhưng lại mất gần hết các láng giềng gần.
Hạn chế thứ hai của Trung Quốc là bản thân họ là một quốc gia độc tài. Theo Joseph S. Nye, quyền lực mềm được xây dựng từ ba nguồn chính: văn hoá, các giá trị chính trị và chính sách ngoại giao. Văn hoá Trung Quốc vốn rất lâu đời và rất rực rỡ, cách ngoại giao của họ cũng khá khéo léo, nhưng những giá trị chính trị của họ thì quá tồi tệ, có tác dụng ngược với văn hoá cổ truyền mà họ muốn biểu dương. Hơn nữa, một quyền lực mềm chỉ được phát triển một cách hiệu quả dựa trên các cá nhân, các tổ chức phi chính phủ và các xã hội dân sự. Ở Trung Quốc thì khác. Tất cả đều qua tay của nhà nước. Mà bàn tay của nhà nước Trung Quốc lại đầy máu và nước mắt của nhân dân nước họ. Guồng máy tuyên truyền của Trung Quốc dù được tài trợ nhiều tiền đến mấy cũng không che giấu được các sự thật ấy. Thực tế độc tài và chà đạp nhân quyền của Trung Quốc khiến các cuộc vận động tuyên truyền của họ tan thành mây khói. Hình ảnh Olympic ở Bắc Kinh năm 2008 cũng như hình ảnh Thượng Hải Expo năm 2009 bị lu mờ ngay tức khắc trước việc chính phủ bắt giam nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba và sau đó, Ngải Vị Vị. Trên thế giới ngày nay, nhắc đến Trung Quốc, người ta nhớ ngay đến vụ đàn áp thanh niên sinh viên ở Thiên An Môn cũng như cuộc xâm lược và sau đó, trấn áp người dân Tây Tạng..
Với sự thất bại trong việc xây dựng quyền lực mềm, Trung Quốc hiện nay là một cường quốc không có đồng minh, hoặc nếu có, cũng rất đỗi hoạ hoằn. Riêng ở châu Á, ngoài Bắc Triều Tiên, hầu như họ chỉ mới mua chuộc được Campuchia.
Một cường quốc như thế không thể nói được là mạnh.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA-16.07.2015
Để trở thành một siêu cường, hay chỉ để có thế giá trên trường quốc tế, một quốc gia cần phải có song song hai thứ quyền lực: quyền lực cứng (hard power) và quyền lực mềm (soft power).
Quyền lực cứng chủ yếu dựa trên kinh tế và quân sự, quyền lực mềm chủ yếu dựa trên văn hoá và ngoại giao. Quyền lực cứng nhắm đến việc chinh phục người khác bằng sức mạnh, sự cưỡng bức và trừng phạt; quyền lực mềm chinh phục người khác bằng sự thuyết phục và cảm hoá. Quyền lực cứng đánh vào bao tử và sinh mệnh của người khác nhằm tạo nên những thuộc hạ hoặc chư hầu; quyền lực mềm đánh vào tâm lý nhằm tạo nên những đồng minh và những người bạn. Quyền lực cứng làm cho người khác khiếp sợ; quyền lực mềm làm cho người khác cảm mến và quy phục.
Không ai có thể hoài nghi, trong mấy thập niên vừa qua, Trung Quốc đã tạo nên được một thứ quyền lực cứng rất ngoạn mục. Kinh tế họ phát triển rất nhanh, hiện nay đã là một nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, và theo sự tiên đoán của một số học giả, trong vài thập niên tới, có thể qua mặt Mỹ để trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cũng trong mấy thập niên vừa qua, Trung Quốc đổ rất nhiều tiền cho quốc phòng. Hiện nay, họ có một đội quân đông nhất trên thế giới với những vũ khí và thiết bị quân sự tuy chất lượng chưa thật cao nhưng số lượng thì thật lớn có thể thách thức bất cứ một quốc gia nào khác, trừ Mỹ. Về cả quân sự lẫn kinh tế, Trung Quốc hiện đang là một cường quốc trong khu vực có lẽ hơn hẳn Nhật Bản và Ấn Độ.
Sở hữu một thứ quyền lực cứng lớn lao như vậy, Trung Quốc dần dần ngắm nghía đến việc tạo dựng quyền lực mềm. Từ năm 2007, dưới thời Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc bắt đầu nói đến quyền lực mềm. Nhưng người cổ vũ cho quyền lực mềm mạnh mẽ nhất là Tập Cận Bình. Năm 2011, khi chuẩn bị lên cầm quyền, Tập Cận Bình tuyên bố một trong những mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc là trở thành một “siêu cường quốc văn hoá xã hội chủ nghĩa” (socialist cultural superpower); năm 2014, ông nhấn mạnh lại rõ ràng hơn:
“Chúng ta phải gia tăng quyền lực mềm của Trung Quốc, đưa ra một tự sự thật đẹp về Trung Quốc và gửi những thông điệp hay hơn về Trung Quốc cho cả thế giới”. Theo sự ước tính của nhiều học giả, số tiền Trung Quốc bỏ ra cho việc tuyên truyền đối ngoại là khoảng 10 tỉ Mỹ kim mỗi năm, gấp mấy chục lần ngân sách của Mỹ (khoảng 666 triệu Mỹ kim/năm).
Hai trong những trung tâm của chiến lược xây dựng quyền lực mềm của Trung Quốc là gia tăng viện trợ cho các nước và phát triển các Viện Khổng Tử trên khắp thế giới. Viện trợ Trung Quốc đổ ra nhiều nhất là cho các quốc gia châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Còn Viện Khổng Tử thì được dựng khắp nơi, hiện nay cứ khoảng bốn ngày thì có một Viện mới ra đời. Người ta dự tính sẽ có khoảng 1000 Viện Khổng Tử vào năm 2020, tức trong năm năm tới.
Nhưng các việc viện trợ và phát triển các Viện Khổng Tử ấy có tác dụng thế nào trong việc củng cố quyền lực mềm của Trung Quốc? Hầu hết các học giả đều cho các thành quả mà Trung Quốc gặt hái được không nhiều. Có. Nhưng không nhiều. Kết quả các cuộc thăm dò dư luận được thực hiện ở Bắc Mỹ, Âu châu, Ấn Độ và Nhật Bản đều cho thấy cách dân chúng nhìn Trung Quốc vẫn đầy tiêu cực. Chỉ ở châu Mỹ La Tinh và châu Phi là dân chúng còn tương đối có thiện cảm với Trung Quốc. Tuy nhiên, ở đây lại có hai yếu tố cần lưu ý: Một là chỉ tương đối thôi; hai là các quốc gia ấy đều nghèo yếu, và đặc biệt, xa xôi quá, đứng về phương diện quân sự, họ không có ảnh hưởng gì trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Các Viện Khổng Tử mới được mọc lên rất nhanh, nhưng gần đây số lượng những Viện Khổng Tử bị đóng cửa hoặc bị phê phán cũng tăng nhanh không kém. Số còn lại đều bị dân chúng cũng như chính quyền địa phương nhìn một cách đầy nghi ngờ và e ngại.
Tất cả những điều này có thể được thấy rất rõ từ kinh nghiệm của Việt Nam: Mặc dù được sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam qua những khẩu hiệu “4 tốt” và “16 chữ vàng”, dân chúng Việt Nam nói chung vẫn rất ghét Trung Quốc. Cảm giác thù ghét ấy trầm trọng đến độ Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng, phải lấy làm “lo lắng”.
Có thể nói, so với số tiền khổng lồ họ bỏ ra, Trung Quốc đã thất bại trong việc củng cố quyền lực mềm của họ.
Tại sao?
Trong bài “The Limits of Chinese Soft Power”, giáo sư Joseph S. Nye, cha đẻ của thuật ngữ “quyền lực mềm”, cho có hai lý do chính làm hạn chế các nỗ lực tuyên truyền của Trung Quốc.
Thứ nhất là do chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. Giới cầm quyền Trung Quốc hay nói đến việc xây dựng “giấc mơ Trung Quốc”, nhưng với các quốc gia láng giềng của Trung Quốc, nội dung chính của giấc mơ ấy là bành trướng, là xâm lược. Điều này được thấy rõ nhất ở các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải với Trung Quốc như Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam. Ngay cả những quốc gia trước vốn ít nhiều thân thiện với Trung Quốc như Indonesia, Singapore, Miến Điện và Thái Lan cũng dần dần đâm ra lo sợ và e dè trước Trung Quốc. Nam Triều Tiên và Nhật Bản thì nhìn Trung Quốc một cách đầy cảnh giác. Có thể nói Trung Quốc đang mua bạn ở xa (tận châu Phi và châu Mỹ La Tinh) nhưng lại mất gần hết các láng giềng gần.
Hạn chế thứ hai của Trung Quốc là bản thân họ là một quốc gia độc tài. Theo Joseph S. Nye, quyền lực mềm được xây dựng từ ba nguồn chính: văn hoá, các giá trị chính trị và chính sách ngoại giao. Văn hoá Trung Quốc vốn rất lâu đời và rất rực rỡ, cách ngoại giao của họ cũng khá khéo léo, nhưng những giá trị chính trị của họ thì quá tồi tệ, có tác dụng ngược với văn hoá cổ truyền mà họ muốn biểu dương. Hơn nữa, một quyền lực mềm chỉ được phát triển một cách hiệu quả dựa trên các cá nhân, các tổ chức phi chính phủ và các xã hội dân sự. Ở Trung Quốc thì khác. Tất cả đều qua tay của nhà nước. Mà bàn tay của nhà nước Trung Quốc lại đầy máu và nước mắt của nhân dân nước họ. Guồng máy tuyên truyền của Trung Quốc dù được tài trợ nhiều tiền đến mấy cũng không che giấu được các sự thật ấy. Thực tế độc tài và chà đạp nhân quyền của Trung Quốc khiến các cuộc vận động tuyên truyền của họ tan thành mây khói. Hình ảnh Olympic ở Bắc Kinh năm 2008 cũng như hình ảnh Thượng Hải Expo năm 2009 bị lu mờ ngay tức khắc trước việc chính phủ bắt giam nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba và sau đó, Ngải Vị Vị. Trên thế giới ngày nay, nhắc đến Trung Quốc, người ta nhớ ngay đến vụ đàn áp thanh niên sinh viên ở Thiên An Môn cũng như cuộc xâm lược và sau đó, trấn áp người dân Tây Tạng..
Với sự thất bại trong việc xây dựng quyền lực mềm, Trung Quốc hiện nay là một cường quốc không có đồng minh, hoặc nếu có, cũng rất đỗi hoạ hoằn. Riêng ở châu Á, ngoài Bắc Triều Tiên, hầu như họ chỉ mới mua chuộc được Campuchia.
Một cường quốc như thế không thể nói được là mạnh.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bản đồ Google đổi tên một bãi cạn ở Biển Đông theo yêu cầu của Philippines
VOA-15.07.2015
Google cho biết đã đổi tên một bãi cạn đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông, xóa tên mà Trung Quốc đặt cho bãi cạn này để sử dụng tên gọi được quốc tế công nhận, là bãi cạn Scarborough.
Tin của CNN hôm nay cho hay Google hành động như vậy sau khi nhiều người dân Philippines phản đối việc sử dụng tên đặt của Bắc Kinh cho bãi cạn này, là đảo Hoàng Nham thuộc quần đảo Trung Sa, qua một kiến nghị trên trang Change.org.
Báo The Independent của Anh tường thuật rằng hàng trăm người Philippines đã ký vào bản kiến nghị, kêu gọi Google xoá tên mà Trung Quốc đặt cho bãi cạn mà người Philippines gọi là Panatag.
Google giải thích rằng quyết định của họ đổi tên của bãi cạn phù hợp với chính sách toàn cầu lâu năm của công ty trong việc gọi tên các khu vực đang trong vòng tranh chấp như thế nào để thể hiện chủ trương là Google không nghiêng về phe nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ.
Hành động của Google đã bị người sử dụng mạng Trung Quốc phản đối.
CNN tường thuật rằng một người Trung Quốc sử dụng trang mạng Weibo của Trung Quốc kêu gọi dân mạng nước ông hãy tẩy chay Google và các sản phẩm của Google, và đuổi Google ra khỏi Trung Quốc.
Theo CNN, The Independent.
Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông
Tàu tác chiến cận duyên USS Fort Worth (LCS 3) trong cuộc tuần tra trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông với tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen. (Ảnh: US Navy/Joe Bishop).
VOA-15.07.2015
Tin của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ hôm 14/7 cho biết hai tàu chiến của Mỹ vừa hoàn tất cuộc tuần tra phối hợp ở Biển Đông.
Trang mạng ABS-CBNnews tường thuật rằng đây là lần đầu tiên tàu tác chiến cận duyên USS Fort Worth phối hợp tuần tra vùng biển tranh chấp ở Biển Đông với tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen.
Bản tin cho biết cuộc tuần tra đã khởi sự từ hôm 9 tháng Bảy, và trích dẫn một thông cáo báo chí của Chỉ huy tàu Fort Worth Rich Jarrett, nói rằng các hoạt động có phối hợp với tàu khu trục USS Larsen “thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương và Á Châu-Thái Bình Dương, đồng thời chứng tỏ khả năng của chúng tôi thực hiện các hoạt động tự do trên biển cả”.
Ông Jarrett cho biết thêm là với tour luân phiên kéo dài 16 tháng, các tàu tác chiến cận duyên như Fort Worth sẽ duy trì sự hiện diện thường xuyên để đóng góp cho việc duy trì ổn định trên Biển Đông”.
Hải quân Hoa Kỳ cho biết Đệ Thất Hạm đội thường xuyên thực hiện các hoạt động hàng hải để bảo vệ các lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ tại khu vực Ấn Độ dương và Á Châu-Thái Bình Dương.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ quan ngại là Trung Quốc đang dùng sức mạnh và quân số đông đảo của mình để hiếp đáp các nước nhỏ hơn trong vùng biển tranh chấp. Nhà lãnh đạo Mỹ nói Hoa Kỳ tin là có thể giải quyết tranh chấp bằng đường lối ngoại giao, nhưng không chấp nhận việc Trung Quốc “hiếp đáp Philippines hay Việt Nam, chỉ vì các nước này nhỏ hơn Trung Quốc”.
Hãng tin CNN hôm 14/7 dẫn lời các giới chức Mỹ cho biết là Hoa Kỳ đang cân nhắc việc triển khai thêm máy bay và tàu để thách thức những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại các hòn đảo trên Biển Đông.
Trong cùng ngày, Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ chớ có hành động nào có thể được xem là khiêu khích, theo Xinhua, cơ quan thông tấn của nhà nước Trung Quốc.
Bản tin dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng trong khi Bắc Kinh ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông, ‘Hoa Kỳ phải thận trọng và sử dụng quyền này một cách đúng đắn’.
Bà Hoa Xuân Oánh nói “Tự do hàng hải không cho phép tàu chiến và máy bay chiến đấu của một nước tự do tiếp cận các vùng biển thuộc lãnh hải và không phận của một nước khác.”
Theo AP, CNN.
VOA-15.07.2015
Tin của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ hôm 14/7 cho biết hai tàu chiến của Mỹ vừa hoàn tất cuộc tuần tra phối hợp ở Biển Đông.
Trang mạng ABS-CBNnews tường thuật rằng đây là lần đầu tiên tàu tác chiến cận duyên USS Fort Worth phối hợp tuần tra vùng biển tranh chấp ở Biển Đông với tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen.
Bản tin cho biết cuộc tuần tra đã khởi sự từ hôm 9 tháng Bảy, và trích dẫn một thông cáo báo chí của Chỉ huy tàu Fort Worth Rich Jarrett, nói rằng các hoạt động có phối hợp với tàu khu trục USS Larsen “thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương và Á Châu-Thái Bình Dương, đồng thời chứng tỏ khả năng của chúng tôi thực hiện các hoạt động tự do trên biển cả”.
Ông Jarrett cho biết thêm là với tour luân phiên kéo dài 16 tháng, các tàu tác chiến cận duyên như Fort Worth sẽ duy trì sự hiện diện thường xuyên để đóng góp cho việc duy trì ổn định trên Biển Đông”.
Hải quân Hoa Kỳ cho biết Đệ Thất Hạm đội thường xuyên thực hiện các hoạt động hàng hải để bảo vệ các lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ tại khu vực Ấn Độ dương và Á Châu-Thái Bình Dương.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ quan ngại là Trung Quốc đang dùng sức mạnh và quân số đông đảo của mình để hiếp đáp các nước nhỏ hơn trong vùng biển tranh chấp. Nhà lãnh đạo Mỹ nói Hoa Kỳ tin là có thể giải quyết tranh chấp bằng đường lối ngoại giao, nhưng không chấp nhận việc Trung Quốc “hiếp đáp Philippines hay Việt Nam, chỉ vì các nước này nhỏ hơn Trung Quốc”.
Hãng tin CNN hôm 14/7 dẫn lời các giới chức Mỹ cho biết là Hoa Kỳ đang cân nhắc việc triển khai thêm máy bay và tàu để thách thức những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại các hòn đảo trên Biển Đông.
Trong cùng ngày, Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ chớ có hành động nào có thể được xem là khiêu khích, theo Xinhua, cơ quan thông tấn của nhà nước Trung Quốc.
Bản tin dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng trong khi Bắc Kinh ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông, ‘Hoa Kỳ phải thận trọng và sử dụng quyền này một cách đúng đắn’.
Bà Hoa Xuân Oánh nói “Tự do hàng hải không cho phép tàu chiến và máy bay chiến đấu của một nước tự do tiếp cận các vùng biển thuộc lãnh hải và không phận của một nước khác.”
Theo AP, CNN.
Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng có quan trọng hay không?
Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-07-15
2015-07-15
Trước khi ông Nguyễn Phú Trọng đi sang Hoa Kỳ thì ông đã đi qua Bắc Kinh, gặp ông Tập Cận Bình chủ tịch nước Trung Quốc-Source photos AFP
Chuyến thăm viếng nước Mỹ của người đứng đầu đảng cộng sản Việt nam Nguyễn Phú Trọng đã kết thúc vào ngày 10/7. Xung quanh chuyến đi này có những đánh giá khác nhau về tầm quan trọng của nó. Sau đây là lược lại những ý kiến khác nhau đó về chuyến công du của ông Nguyễn Phú Trọng đến nước Mỹ.
Chuyến đi không có gì quan trọng
Khuynh hướng thứ nhất trong việc đánh giá chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng là cho rằng chuyện này sẽ không làm thay đổi điều gì đáng kể.
Một trong những người có quan điểm này là Giáo sư Vũ Tường, giảng dạy môn chính trị tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ. Giáo sư Tường cho rằng chuyến đi là kết quả của việc đấu đá nội bộ trong đảng cộng sản Việt nam, và áp lực ngày càng tăng của Trung quốc. Ông kết luận rằng chuyến đi này thể hiện một phần sự bế tắc trong nền chính trị Việt nam hiện nay.
Một số nhà hoạt động bất đồng chính kiến trong nước cũng không đánh giá cao chuyến viếng thăm này. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cho rằng ông không hy vọng là ông Trọng sẽ thực hiện được điều gì cao hơn những nhà lãnh đạo khác đã làm được với Hoa Kỳ trước ông Trọng là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang thì cho rằng ông Trọng cũng sắp mất quyền lực rồi cho nên chuyện ông sang Mỹ cũng không quan trọng.
Một ý kiến khác cũng không đánh giá cao chuyến đi vừa rồi của ông Trọng là của ông Nguyễn Minh Cần. Ông Cần hiện sống tại Nga, và là một trong những người đầu tiên ly khai khỏi đảng cộng sản Việt nam từ rất sớm. Ông nói:
Trước khi ông Nguyễn Phú Trọng đi sang Hoa Kỳ thì cũng phải nhớ ông đã đi qua Bắc Kinh, đã gặp tổng bí thư và chủ tịch nước Trung Quốc...Từ chỗ đó, chuyến đi tháng Bảy này của ông Nguyễn Phú Trọng tôi nghĩ không thể có một hy vọng rằng ông sẽ bắt tay với Hoa Kỳ để làm bạn để mà đối trọng lại với Trung Quốcông Nguyễn Minh Cần
Trước khi ông Nguyễn Phú Trọng đi sang Hoa Kỳ thì cũng phải nhớ ông đã đi qua Bắc Kinh, đã gặp tổng bí thư và chủ tịch nước Trung Quốc, thì ta thấy đường lối của Việt Nam thể hiện qua ông Nguyễn Phú Trọng và cả đoàn đại biểu là một đường lối khuất phục rõ ràng trước những bước tiến công của Trung Quốc. Từ chỗ đó, chuyến đi tháng Bảy này của ông Nguyễn Phú Trọng tôi nghĩ không thể có một hy vọng rằng ông sẽ bắt tay với Hoa Kỳ để làm bạn để mà đối trọng lại với Trung Quốc.
Một chuyến đi quan trọng
Có những ý kiến khác đánh giá cao chuyến đi Mỹ của ông Trọng.
Một trong những người lên tiếng đầu tiên đánh giá cao chuyến đi của ông Tổng bí thư là ông Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á của Học viện quốc phòng Australia. Ông cho rằng chuyến đi này thể hiện sự công nhận đảng cộng sản Việt nam từ phía Hoa kỳ.
Cùng có ý kiến này là Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á Thái Bình Dương ở Hawaii, ông nói về chuyến đi của ông Trọng:
“Về phía Mỹ thì họ công nhận cái thực tế Việt nam, cái thông điệp ngầm mà có lẽ phía Mỹ muốn gửi, và ít nhất phía Việt nam cũng hiểu được, đó là cái sự chấp nhận của Mỹ đối với chính thể cộng sản ở Việt nam, chấp nhận vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt nam, chấp nhận cái tính gọi là chính danh của chế độ cộng sản ở Việt nam, thì tôi nghĩ đó là sự hiểu ngầm giữa hai bên. Và cái đó chính là một yếu tố rất là quan trọng để mà nó nâng cao cái lòng tin chiến lược.”
Về cá nhân ông Trọng, không như những ý kiến cho rằng ông không phải là người có quyền lực, ông Vũ Hồng Lâm nói rằng phía Mỹ xem ông là người lãnh đạo tối cao ở Việt nam. Ý kiến này cũng là của ông Nguyễn Gia Kiểng, người sáng lập Tập hợp dân chủ đa nguyên tại Pháp, khi ông cho rằng đừng xem ông Trọng là con người mờ nhạt, và một cách chính thức ông chính là người đại diện cao nhất của Việt nam.
Cùng quan điểm này, nhà báo Ngô Nhân Dụng từ California cho rằng chuyến đi của ông Trọng là quan trọng vì ông đại diện cho toàn bộ đảng cộng sản Việt nam, và điều đó thể hiện sự thay đổi quan điểm của đảng này đối với nước Mỹ.
Nhận định về sự thay đổi đó, ông Vũ Hồng Lâm nhận xét:
“Thứ nhất có thể nói rằng bản thân nó đã là một sự thay đổi. Thứ hai là để có được nó thì đã phải thay đổi rất nhiều. Thứ ba là sau khi có nó rồi thì nó sẽ tiếp tục tạo thành một cái đà, tạo thành một biểu tượng để người ta có thể tiếp tục thay đổi. Còn nếu hỏi sự thay đổi là gì thì tôi có thể nói là một sự thay đổi rất là lớn, trong quan hệ quốc tế, trong mối quan hệ tay ba, giữa Việt nam, Mỹ và Trung quốc, dẫn đến những thay đổi trong khu vực. Và đồng thời là sẽ có những thay đổi trong nội bộ Việt nam.”
Tôi có thể nói là một sự thay đổi rất là lớn, trong quan hệ quốc tế, trong mối quan hệ tay ba, giữa Việt nam, Mỹ và Trung quốc, dẫn đến những thay đổi trong khu vực. Và đồng thời là sẽ có những thay đổi trong nội bộ Việt namông Vũ Hồng Lâm
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Virginia, Hoa Kỳ cho rằng nếu sau chuyến đi của ông Trọng tới Hoa kỳ mà quan hệ giữa hai bên nâng cao hơn trên phương diện chiến lược và quân sự thì điều này sẽ xóa đi quan ngại từ trước tới nay là ông Trọng có quan điểm thân Trung quốc. Giáo sư Hùng nói tiếp là sự thành công của chuyến đi sẽ đặt tiền lệ cho chính sách từ đây về sau của đảng cộng sản Việt Nam trong việc xích lại gần Hoa kỳ hơn.
Nhân quyền và địa chính trị
Đối với nhiều nhà hoạt động dân sự trong nước thì có một sự lo lắng rằng nước Mỹ sẽ không gây sức ép đủ mạnh để Việt nam cải thiện thành tích nhân quyền của mình.
Báo chí Mỹ cũng có nhận xét là mặc cho Việt nam vẫn còn là một quốc gia không dân chủ được lãnh đạo bởi một đảng cộng sản, nhưng do những quyền lợi địa chính trị dài lâu mà Washington đã thực hiện một bước đi ngoại giao để kéo Việt nam lại gần mình hơn trong thế cờ đối địch với Trung quốc.
Một nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Singapore là Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp trong bài lược lại lịch sử quan hệ Mỹ Việt cũng cho rằng những quyền lợi trong tranh chấp quốc tế đóng vai trò rất quan trong cho mối quan hệ này. Ông trích lời Lord Palmerston, một nhà chính trị của nước Anh rằng không có những kẻ thù và đồng minh vĩnh viễn mà chỉ có những quyền lợi vĩnh viễn.
Trả lời câu hỏi là liệu trong chuyến thăm Mỹ của ông Trọng, vấn đề nhân quyền có bị xem nhẹ quá hay không! Nhà báo Ngô Nhân Dụng trả lời rằng nước Mỹ tiếp cận vấn đề này bằng cách mở rộng bang giao để làm thay đổi những quốc gia khác.
Còn Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm thì nói rằng:
“Trên cái cán cân tính toán của nước Mỹ thì những cái mà nước Mỹ được, từ cái quan hệ nồng thắm với Việt nam nó sẽ nhiều hơn rất nhiều so với những gì nước Mỹ mất khi phải phần nào nhắm mắt làm ngơ trước những cái vi phạm dân chủ, nhân quyền, sự thiếu tự do ở Việt nam. Thì đây là một sự tính toán.”
Ông nói thêm là những giá trị về nhân quyền vẫn là những giá trị mà tất cả những chính trị gia của nước Mỹ có trong máu của mình, và trên con đường lâu dài khi họ thực hiện các chính sách đối ngoại thì họ vẫn tâm niệm rằng sớm hay muộn họ cũng sẽ thực hiện điều đó.
Kịch bản “khất” nhân quyền sẽ lập lại với TPP?
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-07-15
2015-07-15
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc họp với các nhà lãnh đạo thuộc các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh vào ngày 10 tháng 11 năm 2014-AFP
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Duơng TPP có triển vọng hoàn tất đàm phán trong năm 2015. Việt Nam cũng như tất cả các nước tham gia sẽ phải tiến hành cải cách cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn cao của TPP, trong đó có các cam kết đối với Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc.
Điều này được xác định rõ trong Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt-Mỹ sau Hội đàm Barack Obama - Nguyễn Phú Trọng ngày 7/7/2015 tại Nhà Trắng. Nam Nguyên phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long hiện sống và làm việc ở Hà Nội về vấn đề liên quan.
Nam Nguyên: Trong 4 nguyên tắc của Tuyên bố ILO 1998 thì đáng chú ý là Doanh nghiệp phải ủng hộ việc tự do thành lập hiệp hội và thừa nhận quyền thương lượng tập thể. Như thế Việt Nam sẽ phải soạn thảo và ban hành Luật lập hội, chấp nhận công đoàn độc lập, Giáo sư nhận định gì?
PGSTS Ngô Trí Long: Đây là vấn đề bàn thảo rất lớn hiện nay ngay từ trước khi tham gia đàm phán TPP. Việt Nam hiện có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Lập hội, nghiệp đoàn còn là vấn đề nan giải đối với Việt Nam bởi vì còn có những quan điểm và tư tưởng hoàn toàn khác nhau mà chưa tuân thủ một thể chế chính trị tự do thực sự.
Nam Nguyên: Thưa trong Hiến pháp có ghi là người dân có quyền lập hội, chỉ còn vấn đề thực thi Hiến pháp và bây giờ có phải là lúc tiến hành cải cách hay không?
PGSTS Ngô Trí Long: Nói chung tư tưởng của Hiến pháp là tiến bộ nhưng thực thi bằng những luật, bằng pháp lệnh, nghị định, thông tư và quyết định thì còn là một vấn đề có khoảng cách rất là xa. Việc này tuy tư tưởng như vậy nhưng nhiều khi Hiến pháp ghi như vậy nhưng việc thực thi còn là vấn đề còn cần được bàn luận và còn nan giải mà vấn đề thực thi đó khó có khả năng dù Hiến pháp đã yêu cầu, mục tiêu của Hiến pháp đã đặt ra.
VN hiện có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Lập hội, nghiệp đoàn còn là vấn đề nan giải đối với VN bởi vì còn có những quan điểm và tư tưởng hoàn toàn khác nhau mà chưa tuân thủ một thể chế chính trị tự do thực sựPGSTS Ngô Trí Long
Nam Nguyên: Một vấn đề khác trong Tuyên bố ILO 1998 là loại bỏ sự phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động và việc làm. Điều này có nan giải với nhà nước hay không, khi còn vấn đề qui hoạch cán bộ lãnh đạo và chức danh chủ chốt đều dành cho Đảng viên?
PGSTS Ngô Trí Long: Tôi nghĩ nếu thay đổi được thì triết lý chính trị phải thay đổi về mặt lý thuyết là như vậy. Triết lý chính trị và quan điểm của họ chưa thay đổi thì vấn đề này khó thay đổi lắm. Thực tế đó là vấn đề tối tế nhị, vấn đề nhạy cảm, vấn đề nóng và bức xúc hiện nay mà người ta đang quan tâm. Nhưng để triển khai và thực hiện được những điều đó, tôi nghĩ là còn phải chờ đợi một quá trình của nó không phải là đơn giản.
Nam Nguyên: Thưa, có một câu chuyện mà người ta bàn tới đó là Việt Nam cuối cùng có thể vẫn gia nhập TPP nhưng còn khất một số điều kiện và sẽ chỉ hưởng lợi một phần, nghĩa là không được giảm thuế suất đúng mức. Điều này từng xảy ra trong quá khứ như BTA với Hoa Kỳ. Nhận định gì?
PGSTS Ngô Trí Long: Tôi nghĩ kịch bản này chắc chắn lập lại, tại vì triết lý chính trị hai bên khác nhau và trình độ, điều kiện của Việt Nam khác với các nước. Đấy là hai rào cản lớn nhất mà ngay khi đặt vấn đề với Tổng thống Obama của Hoa Kỳ thì Tổng Bí thư cũng đã nêu vấn đề này. Tổng thống Hoa Kỳ nói là do vấn đề triết lý chính trị khác nhau còn Tổng Bí thư có nói là trình độ phát triển của các nước khác nhau, của hai nước hoàn toàn khác nhau không thể tương đồng coi đây là những khó khăn và chính những điều kiện này sẽ là rào cản khó thực hiện những cái thuận lợi mà Hiệp định TPP đặt ra.
Tổng thống Hoa Kỳ nói là do vấn đề triết lý chính trị khác nhau còn Tổng Bí thư có nói là trình độ phát triển của các nước khác nhau, của hai nước hoàn toàn khác nhau không thể tương đồng coi đây là những khó khăn và chính những điều kiện này sẽ là rào cản khó thực hiện những cái thuận lợi mà Hiệp định TPP đặt raPGSTS Ngô Trí Long
Nam Nguyên: Vấn đề dân chủ nhân quyền cải cách đều bàng bạc trong nhiều lĩnh vực của đàm phán TPP hay là trong các FTA khác nữa. Xu hướng hội nhập rất là triệt để của Việt Nam đồng nghĩa với sớm muộn cũng phải cải cách cả chính trị lẫn kinh tế. Thưa Giáo sư nhận định gì.
PGSTS Ngô Trí Long: Trong văn kiện của Đảng cương lĩnh chính thống Tuyên ngôn của Đảng thì Đảng là một Đảng cầm quyền, từ những điều này thể hiện toàn bộ hoạt động. Theo tôi nghĩ từ thực tế tới hành động còn là một quá trình mà cũng không thể thay đổi ngay được một lúc. Cho nên trong bối cảnh trong tình hình như vậy nếu Việt Nam mà còn những rào cản đó chưa được dỡ bỏ; hoặc còn những tư duy đó; những triết lý chính trị như vậy thì chắc chắn trong quá trình hội nhập sẽ có những vấn đề hết sức là thiệt thòi đối với quá trình thực thi hoặc thực hiện một cách không hoàn hảo như vậy. Đây là những vấn đề rất tế nhị đối với quan điểm và triết lý chính trị cho nên không thể một sớm một chiều có thể thay đổi được…mà xu hướng thế giới, xu hướng thực tiễn nó sẽ trả lời mà vào lúc nào đó buộc Việt Nam phải tranh thủ.
Nam Nguyên: Thưa như vậy Giáo sư lạc quan hay bi quan về vấn đề cải cách ở Việt Nam?
PGSTS Ngô Trí Long: Nói lạc quan thì nhìn nó như thế nào. 5 lạc quan và 5 không lạc quan tôi có thể nói như vậy. Chưa thể lạc quan và nói không lạc quan thì cũng không được. Có nghĩa là một nửa thôi, 5 lạc quan và 5 không lạc quan.
Nam Nguyên: Cảm ơn PGSTS Ngô Trí Long đã trả lời phỏng vấn.
Chuyện nộp lệ phí đường bộ gây bức xúc từ nhiều năm
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Theo RFA-2015-07-15
Theo RFA-2015-07-15
Một trạm thu phí trên đường cao tốc-Courtesy dailo.vn
Câu chuyện nộp lệ phí đường bộ là một câu chuyện có vấn đề, khuất tất và dai dẳng tại Việt Nam suốt nhiều năm. Hiện tại, vấn đề nộp lệ phí giao thông nông thôn cũng như các trạm thu phí đường bộ tồn tại quá lâu trong khi đường đã hư hỏng đang là đề tài thảo luận tại Quốc hội Việt Nam và mọi chuyện vẫn chưa được ngả ngũ.
Tuy nhiên, ở một số vùng nông thôn hẻo lánh, giới chức địa phương vẫn đang tận thu lệ phí giao thông nông thôn và ở một số tỉnh, vấn đề thu phí đường bộ vẫn diễn ra hằng ngày. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế cá nhân và khoản tiền lệ phí đi về đâu vẫn còn là câu hỏi không có trả lời.
Chiếc xe gánh quá nhiều thuế
Một người tên Diệp, sống ở Lệ Thủy, Quảng Bình, chia sẻ:“Tự mình khai là mình có bao nhiêu chiếc xe máy rồi nó đi thu giấy khai lại cộng với lệ phí. Thì vậy đó, mình đóng thuế rồi, ít nhất là thuế xăng. Nó giải thích là để sữa đường, sữa cầu nhưng dân không chịu, nó sung vào công quỹ. Sau khi dân phản đối thì nó bảo sung vào công quỹ rồi, không trả lại. Nó bảo vậy, cố tình tăng thêm một ít thu nhập cho quốc gia ấy mà không được thì thôi, cái gì cũng phải có tính hợp pháp chứ, còn nó bảo vào túi quần túi áo của ai thì làm sao mình biết.”
Theo ông Diệp, chuyện thu lệ phí giao thông nông thôn là một chuyện hết sức vô lý bởi tính chồng chéo và bất minh của nó. Thứ nhất, về tính chồng chéo, ông Diệp nói rằng ngay trong một lít xăng đổ vào xe để chạy hay mua bất cứ thứ phụ tùng gì để gắn vào xe đều đã qua thuế VAT tức thuế giá trị gia tăng. Trong đó có tính cả thuế bảo trì đường bộ, thuế tái thiết và bảo vệ tài nguyên, môi trường, thuế xây dựng xã hội… Trong một lít xăng đã gánh cả khối thuế, chính vì vậy, xăng Việt Nam có thể tăng giá gấp rưỡi, thậm chí có lúc gấp đôi so với thế giới bởi nó là loại hàng hóa có thuế giá trị gia tăng.
Đó là chưa nói đến người nông dân, khi đóng thuế cho hợp tác xã, từ thuế vườn tược cho đến thuế thủy lợi cũng có đóng cả thuế bảo trì giao thông nông thôn, thuế duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ địa phương và thuế đền ơn đáp nghĩa nhằm xây dựng, thờ cúng các liệt sĩ Cộng sản. Thế nhưng đến hẹn lại lên, mỗi năm, người dân đều phải đóng thuế cho chiếc xe máy của mình với mức 100 ngàn đồng cho xe có dung tích xi-lanh từ 100cc trở lên và 50 ngàn đồng cho xe có dung tích xi-lanh từ 50cc đến 90cc.
Và đây là khoản thuế bắt buộc, nếu người dân nào không đóng, sẽ bị cán bộ phường, xã lập biên bản phạt khi ra đầu ngõ. Những cán bộ công an xã, công an thôn tự biến mình thành cảnh sát giao thông, ra đứng ở đầu làng để chặn xe kiểm tra biên lai thuế giao thông nông thôn. Nếu không có biên lai sẽ bị phạt số tiền cao hơn và có thể là tạm giữ phương tiện.
Theo ông Diệp, đây là chuyện hết sức vô lý, bởi khi mua xe, nếu không phải đóng những khoản thuế từ giao thông cho đến bảo trì đường bộ thì chiếc xe chỉ còn chưa được nửa giá tiền mua trên thị trường. Trong khi đó, chiếc xe gắn máy hay xe hơi tại Việt Nam gánh quá nhiều thứ thuế, trong đó gồm cả thuế bảo trì đường bộ cho quá trình sử dụng xe nên chiếc xe mới lên gấp đôi hoặc hơn gấp đôi giá do hãng qui định.
Người Việt Nam mua xe mắc gấp đôi, gấp ba lần người Lào, người Campuchia hay người Nhật, hàn Quốc mua xe là vì trong chiếc xe của người Việt Nam gánh rất nhiều khoản thuế và gánh cả khoản thuế bảo trì hệ thống giao thông trong suốt cuộc đời hoạt động của chiếc xe. Vậy còn thu riêng thuế giao thông đường bộ hay thuế giao thông nông thôn là chuyện hết sức phi lý.
Còn một khoản nữa, khi tham gia giao thông, người sở hữu xe có thể bị công an giao thông gọi bất kì giờ nào và các nhân viên công an này sẽ tìm cách mè nheo, vòi vĩnh, thậm chí hù dọa để lấy cho được những khoản tiền đút lót của người đi đường.
Ông Diệp nói rằng người Việt Nam sắm một chiếc xe gắn máy hay chiếc xe hơi, nếu tính đến khi chiếc xe hết hạn sử dụng sẽ đắt gấp mười lần một chiếc xe cùng chủng loại của người Nhật, người Mỹ hay người Hàn Quốc sắm.
Ông Diệp nói rằng người Việt Nam sắm một chiếc xe gắn máy hay chiếc xe hơi, nếu tính đến khi chiếc xe hết hạn sử dụng sẽ đắt gấp mười lần một chiếc xe cùng chủng loại của người Nhật, người Mỹ hay người Hàn Quốc sắm.
Vì lẽ, lúc mua thì nhân đôi, nhân ba giá so với giá ở các nước này, lúc đổ xăng, hoạt động thì các khoản phí gấp chín, mười lần so với khoản phí ở các nước vừa nêu, trong đó chưa cộng với khoản tiền chung chi cho công an giao thông đứng đường. Có lẽ chính vì vậy mà người Việt Nam có thói quen xem chiếc xe là tài sản lớn, khác với quan niệm coi chiếc xe chỉ là phương tiện đi lại ở các nước lân cận.
Các trạm thu phí tồn tại dai dẳng
Ông Cứ, tài xế lái xe đường dài ở Quảng Trạch, Quảng Bình, chia sẻ: “Thu phí đường bộ ô tô thì mỗi tỉnh ít nhất có một trạm thu, mấy trạm này chủ yếu nằm ở phía bắc hoặc phía nam của tỉnh đó, nó bảo là thu để sung vào công quỹ để chi phí bảo trì. Có tỉnh có cả hai trạm. Mức phí thì nó thu theo trọng tải, bao nhiêu người - số hành khách, tùy…”
Theo ông Cứ, hiện tại, có một số trạm thu phí đường bộ tồn tại đã trên mười năm nay ở một số tỉnh trên cả nước nhưng mãi cho đến nay, nó vẫn tồn tại trong khi đường bộ mà nó thu phí đã xuống cấp trầm trọng. Và có một điều hết sức kì cục là chưa có bất kì một trạm thu phí nào dám công khia khoản thu và chi hằng năm trước công luận trong khi đó là việc nên làm và bắt buộc phải làm ở một nước có dân chủ, có công bằng.
Ông Cứ đưa ra một phép toán, ví dụ như trung bình mỗi ngày có tối thiểu 3000 chuyến xe đi qua trạm thu phí ở một tỉnh, trong đó, chia trung bình mức thu giữa xe tải, xe khách và xe cá nhân thì mỗi chiếc ước chừng 25000 đồng, lấy 25000 đồng nhân với 3000 thì ra được khoản tiền 75 triệu đồng trên mỗi ngày. Lấy 365 ngày nhân với 75 triệu đồng sẽ cho ra số tiền gần ba chục tỉ đồng. Và mỗi trạm tồn tại ít nhất mười lăm năm, sẽ cho ra số tiền ngót nghét ba trăm tỉ đồng.
Trên đất nước có sáu mươi bốn tỉnh thành và đương nhiên có ít nhất là sáu mươi bốn trạm thu phí. Có trạm sau mười lăm năm đã đóng cửa, có trạm vẫn đang tồn tại. Thử lấy số tiền thu phí đường bộ của mười lăm năm là ba trăm tỉ đồng ở mỗi trạm, nhân với sáu mươi tư tỉnh thành, sẽ cho ra số tiền gần hai mươi ngàn tỉ đồng. Với số tiền hai mươi ngàn tỉ đồng, người ta có thể xây dựng một hệ thống đường bộ mới với tiêu chuẩn cao theo chiều dọc đất nước nếu như không có nạn tham nhũng và móc ngoặc như hiện tại.
Nhưng đó chỉ là con số ước tính, con số thực thu sẽ cao hơn rất nhiều nhưng cho đến bây giờ, số tiền thu phí đường bộ vẫn còn là một bí mật, mọi khoản xây dựng giao thông mới lại là tiền vay vốn ODA, chủ nợ mới của Việt Nam là Trung Quốc. Như vậy, khoản tiền nhân dân đã đóng bằng mồ hôi, nước mắt và sự vất vả vào ngân sách nhà nước đã đi đâu? Và nhân dân còn đóng thuế một cách vô tội vạ như vậy cho đến bao giờ? Trong khi đó, nợ công vẫn mỗi lúc một tăng cao.
Ông Cứ nói rằng không cần phải nhìn vào điều gì cao siêu, chỉ cần bước ra đường, nhìn cách chạy xe của người dân và nhìn xuống mặt đường là thấy ngay đất nước đó có tiến bộ hay đang lạc hậu. Rất tiếc, tại Việt Nam, kết luận chung là quá lạc hậu!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Hàng chục ngôi mộ người Việt ở Campuchia bị đập phá
Sơn Trung, thông tín viên RFA, Campuchia
2015-07-15
Việc đập phá được thực hiện có quy mô và hơn nữa những người này còn cố ý quay video phát tán- Photo by Sơn Trung,RFA
Mới đây, một số mộ phần của người Việt ở tỉnh Kadal, Campuchia bị các đối tượng lạ mặt đập phá. Video về hành động đó được truyền tải trên mạng internet khiến cộng đồng người Việt tại Campuchia bức xúc. Từ Campuchia, Sơn Trung có bài tường trình như sau.
Hôm 14 tháng 7 năm 2015, chúng tôi có mặt tại khu nghĩa địa thuộc ấp Knong Prek, xã Prek Koy, huyện Sa Ang, tỉnh Kandal. Khu nghĩa địa này có diện tích khoảng nửa héc-ta với hơn 300 ngôi mộ của người Việt theo cả Công giáo và Phật giáo. Theo quan sát của chúng tôi, trong số hơn 300 ngôi mộ này có 16 ngôi mộ bị đập phá cây thánh giá và phần bia, một số ngôi mộ bị đập nát phần di ảnh của người quá cố. Những ngôi mộ bị đập phá này nằm ở hàng phía trước, dọc bên đường, riêng những ngôi mộ ở phía sau không bị gì.
Nhiều lần đập phá
Chúng tôi đến Nhà thờ Họ đạo Sa Ang, một trong những nơi phụ trách quản lý khu nghĩa địa này. Tiếp xúc với chúng tôi, Thầy Nguyễn Văn Thọ, phụ trách thánh lễ ở nhà thờ này hơn 20 năm cho biết đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng này. “Trước kia, trong lúc lộn xộn, đợt bầu cử trước (năm 2013) thì nó đập đất thánh của người Công giáo hai lần, mới đây thì đập thêm của Phật giáo”.
Cũng theo Thầy Thọ, cơ quan chức năng của Campuchia đã tìm ra thủ phạm, tuy nhiên, do những người này nghe nói bị tâm thần nên không bị truy cứu trách nhiệm gì.
Khu nghĩa địa này nằm ở khu vực đồng vắng, cách xóm của người Việt khoảng 2 km nên người ta ít khi đến đây ngoại trừ các dịp lễ lộc như Tết, Thanh minh, hay chôn cất người mới. Nhiều người cho biết việc đập phá phần mộ diễn ra thường xuyên, hầu như vào mỗi dịp Thanh minh đều phải sửa chữa hay xây mới. Tuy nhiên, đây chỉ là hành vi phá hoại của một số người nghiện ma túy, không có mục đích rõ ràng và chỉ đập phá phần thánh giá và một số chi tiết nhỏ. Nhưng nay, cũng theo người dân ở đây thì việc đập phá được thực hiện có quy mô và gây thiệt hại cao, hơn nữa những người này còn cố ý quay video phát tán chứng tỏ đây là hành vi cố ý phá hoại và gây hấn.
"Nhưng nay, cũng theo người dân ở đây thì việc đập phá được thực hiện có quy mô và gây thiệt hại cao, hơn nữa những người này còn cố ý quay video phát tán chứng tỏ đây là hành vi cố ý phá hoại và gây hấn"
Một người Việt không muốn nêu tên cho rằng việc phá hoại mồ mả này có thể có liên quan đến một số mâu thuẫn biên giới Việt Nam – Campuchia đang diễn ra và rất có thể những đối tượng phá hoại này mang nặng tư tưởng phân biệt dân tộc và muốn trả thù người Việt.
Chúng tôi mang vấn đề này trao đổi với ông Phó Cảnh sát Trưởng huyện Sa Ang thì ông này cho biết không thể đưa ra bình luận gì vì sự việc vẫn đang nằm trong quá trình điều tra của cơ quan chức năng.
Bức xúc, đau buồn nhưng không dám kiện
Theo văn hóa Việt Nam, mồ mả ông bà có ảnh hưởng rất lớn đến con cháu, những người còn sống. Một khi âm trạch bị ảnh hưởng, hay động mồ động mả sẽ khiến con cháu gặp nhiều bất ổn, thâm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Khi phát hiện mộ phần của người thân bị đập phá, người dân hết sức lo lắng cho vận mệnh bản thân và gia đình. Ông Phạm Út Em có phần mộ của cha bị ảnh hưởng chia sẽ: “Luôn luôn lúc nào cũng vậy hết, động mồ động mã sẽ gây ra nhiều chuyên khó khăn lắm, nhưng mà mình cũng phải dằn lòng lại. Mình cũng cúng vái để cho qua cái vụ động mồ động mã này. Chỉ có ngày Thanh Minh và ngày 25 Tết mới mình có quyền phát mồ phát mã (xây dựng và sửa chữa lại) thôi. Cũng buồn lắm chớ nhưng mà chỉ để bụng thôi chứ biết làm sao bây giờ”.
Bức xúc, đau buồn nhưng khi được chúng tôi hỏi rằng liệu họ có kiện để cơ quan chức năng xử lý những đối tượng phá hoại hay không, ông Út Em và một số người có mộ phần tổ tiên bị phá cho biết: “Bây giờ kiện cáo thì ý muốn kiện nhưng mà tôi cũng không biết làm sao mà nói nè. Mà nếu có kiện thì cũng không biết mấy anh (giới chức Campuchia) có giải hòa giải quyết cho vụ này được hay không. Bây giờ chỉ muốn từ đây trở về sau đừng có cho đập nữa. Sợ kiện cáo nó thù, nó ghét, nó đập nữa. Ở đây mình đi làm. Việt Nam ở đây cũng khó lòng lắm. Mình thưa gửi, gợi lên quá khứ thì làm ăn khó khăn lắm”.
"Bây giờ kiện cáo thì ý muốn kiện nhưng mà tôi cũng không biết làm sao mà nói nè. Mà nếu có kiện thì cũng không biết mấy anh (giới chức Campuchia) có giải hòa giải quyết cho vụ này được hay không. Bây giờ chỉ muốn từ đây trở về sau đừng có cho đập nữa. Sợ kiện cáo nó thù, nó ghét, nó đập nữa"-ông Út Em
Đối với người chết, người Việt ai ai cũng muốn họ được mồ yên mã đẹp, riêng thân nhân của người quá cố thì mong người thân của mình được yên ấm để phù hộ con cháu làm ăn thuận lợi. Nơi yên nghĩ của tổ tiên được xem là linh thiên và kiêng kỵ của người Việt. Người ta luôn tránh gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh của mộ phần. Khi gặp hoàn cảnh bất đắc dĩ thì người ta mới dám tác động lên mộ phần. Riêng việc đập phá là hành vi bất kính với người quá cố và không thể chấp nhận được.
Trong khi đó đối với người Việt ở huyện Sa Ang thì dường như việc bảo vệ nơi yên nghĩ của thân nhân là một việc gì đó nằm ngoài khả năng của họ. Bà Nguyễn Thị Gương vui mừng khi mộ phần chồng của bà may mắn không bị ảnh hưởng sau ba lần phá hoại nhưng bà không chắc chắn rằng liệu lần thứ 4 có xảy ra thì chồng bà có được yên hay không. Bà Gương, 64 tuổi chia sẽ: “Tùy theo mấy ổng đi. Có đập thì đập chớ biết làm sao bây giờ. Lo thì có lo, buồn cho ổng chết rồi mà không yên, nằm không yên. Thì kệ chứ biết làm sao bây giờ. Mấy đứa nhỏ con tôi cũng nói má ơi giờ phần số ba bị đập vậy thì cũng êm thôi chứ biết làm sao bây giờ. Có nói gì bây giờ đâu”.
Cộng đồng người Việt là cộng đồng người nước ngoài đông nhất và định cư lâu đời tại Campuchia. Tuy nhiên người Việt cũng là cộng đồng dễ bị tổn thương nhất ở xứ chùa tháp này. Do nhiều lý do về lịch sử và chính trị, người Việt tại Campuchia không được nhà nước Campuchia bảo hộ và họ cũng không được sự thừa nhận từ chính quyền cộng sản Việt Nam.
Sơn Trung tường trình từ Campuchia.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-grav-in-campu-destroyed-07152015130350.html/07152015-vn-grav-in-campu-destroyed.mp3
2015-07-15
Việc đập phá được thực hiện có quy mô và hơn nữa những người này còn cố ý quay video phát tán- Photo by Sơn Trung,RFA
Mới đây, một số mộ phần của người Việt ở tỉnh Kadal, Campuchia bị các đối tượng lạ mặt đập phá. Video về hành động đó được truyền tải trên mạng internet khiến cộng đồng người Việt tại Campuchia bức xúc. Từ Campuchia, Sơn Trung có bài tường trình như sau.
Hôm 14 tháng 7 năm 2015, chúng tôi có mặt tại khu nghĩa địa thuộc ấp Knong Prek, xã Prek Koy, huyện Sa Ang, tỉnh Kandal. Khu nghĩa địa này có diện tích khoảng nửa héc-ta với hơn 300 ngôi mộ của người Việt theo cả Công giáo và Phật giáo. Theo quan sát của chúng tôi, trong số hơn 300 ngôi mộ này có 16 ngôi mộ bị đập phá cây thánh giá và phần bia, một số ngôi mộ bị đập nát phần di ảnh của người quá cố. Những ngôi mộ bị đập phá này nằm ở hàng phía trước, dọc bên đường, riêng những ngôi mộ ở phía sau không bị gì.
Nhiều lần đập phá
Chúng tôi đến Nhà thờ Họ đạo Sa Ang, một trong những nơi phụ trách quản lý khu nghĩa địa này. Tiếp xúc với chúng tôi, Thầy Nguyễn Văn Thọ, phụ trách thánh lễ ở nhà thờ này hơn 20 năm cho biết đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng này. “Trước kia, trong lúc lộn xộn, đợt bầu cử trước (năm 2013) thì nó đập đất thánh của người Công giáo hai lần, mới đây thì đập thêm của Phật giáo”.
Cũng theo Thầy Thọ, cơ quan chức năng của Campuchia đã tìm ra thủ phạm, tuy nhiên, do những người này nghe nói bị tâm thần nên không bị truy cứu trách nhiệm gì.
Khu nghĩa địa này nằm ở khu vực đồng vắng, cách xóm của người Việt khoảng 2 km nên người ta ít khi đến đây ngoại trừ các dịp lễ lộc như Tết, Thanh minh, hay chôn cất người mới. Nhiều người cho biết việc đập phá phần mộ diễn ra thường xuyên, hầu như vào mỗi dịp Thanh minh đều phải sửa chữa hay xây mới. Tuy nhiên, đây chỉ là hành vi phá hoại của một số người nghiện ma túy, không có mục đích rõ ràng và chỉ đập phá phần thánh giá và một số chi tiết nhỏ. Nhưng nay, cũng theo người dân ở đây thì việc đập phá được thực hiện có quy mô và gây thiệt hại cao, hơn nữa những người này còn cố ý quay video phát tán chứng tỏ đây là hành vi cố ý phá hoại và gây hấn.
"Nhưng nay, cũng theo người dân ở đây thì việc đập phá được thực hiện có quy mô và gây thiệt hại cao, hơn nữa những người này còn cố ý quay video phát tán chứng tỏ đây là hành vi cố ý phá hoại và gây hấn"
Một người Việt không muốn nêu tên cho rằng việc phá hoại mồ mả này có thể có liên quan đến một số mâu thuẫn biên giới Việt Nam – Campuchia đang diễn ra và rất có thể những đối tượng phá hoại này mang nặng tư tưởng phân biệt dân tộc và muốn trả thù người Việt.
Chúng tôi mang vấn đề này trao đổi với ông Phó Cảnh sát Trưởng huyện Sa Ang thì ông này cho biết không thể đưa ra bình luận gì vì sự việc vẫn đang nằm trong quá trình điều tra của cơ quan chức năng.
Bức xúc, đau buồn nhưng không dám kiện
Theo văn hóa Việt Nam, mồ mả ông bà có ảnh hưởng rất lớn đến con cháu, những người còn sống. Một khi âm trạch bị ảnh hưởng, hay động mồ động mả sẽ khiến con cháu gặp nhiều bất ổn, thâm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Khi phát hiện mộ phần của người thân bị đập phá, người dân hết sức lo lắng cho vận mệnh bản thân và gia đình. Ông Phạm Út Em có phần mộ của cha bị ảnh hưởng chia sẽ: “Luôn luôn lúc nào cũng vậy hết, động mồ động mã sẽ gây ra nhiều chuyên khó khăn lắm, nhưng mà mình cũng phải dằn lòng lại. Mình cũng cúng vái để cho qua cái vụ động mồ động mã này. Chỉ có ngày Thanh Minh và ngày 25 Tết mới mình có quyền phát mồ phát mã (xây dựng và sửa chữa lại) thôi. Cũng buồn lắm chớ nhưng mà chỉ để bụng thôi chứ biết làm sao bây giờ”.
Bức xúc, đau buồn nhưng khi được chúng tôi hỏi rằng liệu họ có kiện để cơ quan chức năng xử lý những đối tượng phá hoại hay không, ông Út Em và một số người có mộ phần tổ tiên bị phá cho biết: “Bây giờ kiện cáo thì ý muốn kiện nhưng mà tôi cũng không biết làm sao mà nói nè. Mà nếu có kiện thì cũng không biết mấy anh (giới chức Campuchia) có giải hòa giải quyết cho vụ này được hay không. Bây giờ chỉ muốn từ đây trở về sau đừng có cho đập nữa. Sợ kiện cáo nó thù, nó ghét, nó đập nữa. Ở đây mình đi làm. Việt Nam ở đây cũng khó lòng lắm. Mình thưa gửi, gợi lên quá khứ thì làm ăn khó khăn lắm”.
"Bây giờ kiện cáo thì ý muốn kiện nhưng mà tôi cũng không biết làm sao mà nói nè. Mà nếu có kiện thì cũng không biết mấy anh (giới chức Campuchia) có giải hòa giải quyết cho vụ này được hay không. Bây giờ chỉ muốn từ đây trở về sau đừng có cho đập nữa. Sợ kiện cáo nó thù, nó ghét, nó đập nữa"-ông Út Em
Đối với người chết, người Việt ai ai cũng muốn họ được mồ yên mã đẹp, riêng thân nhân của người quá cố thì mong người thân của mình được yên ấm để phù hộ con cháu làm ăn thuận lợi. Nơi yên nghĩ của tổ tiên được xem là linh thiên và kiêng kỵ của người Việt. Người ta luôn tránh gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh của mộ phần. Khi gặp hoàn cảnh bất đắc dĩ thì người ta mới dám tác động lên mộ phần. Riêng việc đập phá là hành vi bất kính với người quá cố và không thể chấp nhận được.
Trong khi đó đối với người Việt ở huyện Sa Ang thì dường như việc bảo vệ nơi yên nghĩ của thân nhân là một việc gì đó nằm ngoài khả năng của họ. Bà Nguyễn Thị Gương vui mừng khi mộ phần chồng của bà may mắn không bị ảnh hưởng sau ba lần phá hoại nhưng bà không chắc chắn rằng liệu lần thứ 4 có xảy ra thì chồng bà có được yên hay không. Bà Gương, 64 tuổi chia sẽ: “Tùy theo mấy ổng đi. Có đập thì đập chớ biết làm sao bây giờ. Lo thì có lo, buồn cho ổng chết rồi mà không yên, nằm không yên. Thì kệ chứ biết làm sao bây giờ. Mấy đứa nhỏ con tôi cũng nói má ơi giờ phần số ba bị đập vậy thì cũng êm thôi chứ biết làm sao bây giờ. Có nói gì bây giờ đâu”.
Cộng đồng người Việt là cộng đồng người nước ngoài đông nhất và định cư lâu đời tại Campuchia. Tuy nhiên người Việt cũng là cộng đồng dễ bị tổn thương nhất ở xứ chùa tháp này. Do nhiều lý do về lịch sử và chính trị, người Việt tại Campuchia không được nhà nước Campuchia bảo hộ và họ cũng không được sự thừa nhận từ chính quyền cộng sản Việt Nam.
Sơn Trung tường trình từ Campuchia.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-grav-in-campu-destroyed-07152015130350.html/07152015-vn-grav-in-campu-destroyed.mp3
Phóng sự Quyền Phụ nữ Việt Nam tại LHQ Genève
Ỷ Lan, thông tín viên RFA, Genève
2015-07-15
2015-07-15
Công an, cảnh sát đặc biệt đàn áp, đánh đập các người dân oan, kể cả phụ nữ... File Photo
Khóa họp lần thứ 61 của Uỷ ban Xóa bỏ tất cả các Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ gọi là Uỷ ban CEDAW của LHQ đang diễn ra tại Điện Quốc Liên, Genève từ ngày 6 đến ngày 24 tháng7. Hai ngày 9 và 10 dành cho việc xem xét bản Phúc trình của Việt Nam, và cũng là dịp Chuyên gia LHQ gặp gỡ hỏi han các tổ chức Phi Chính phủ lấy ý kiến trước cuộc chất vấn Phái đoàn Việt Nam.
Ngoài bản Phúc trình chính thức của Nhà nước Việt Nam, và phúc trình của tổ chức “Phi chính phủ” đến từ Hà Nội và do Phái đoàn Hà Nội dẫn theo có tên là “Liên hiệp các tổ chức Gencomnet, Dovipnet, và New”, mà thuật ngữ trong giới hoạt động nhân quyền gọi là GONGO thay vì NGO, còn có các Phúc trình phản bác của các tổ chức Phi chính phủ khác như “Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam”, “ Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam”, một tổ chức trong nước nhưng do một phụ nữ ở Canada đại diện, “Diễn đàn Tự do của người Khmer Krom”, và “Liên đoàn Khmers Kampuchea Krom”.
Phái đoàn Hà Nội gồm 12 người do ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao đông Thương binh Xã hội cầm đầu, tháp tùng là các đại diện các bộ Ngoại giao, Tư Pháp, Y tế Giáo dục và đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư. Đây là phúc trình thứ 7 và 8 góp chung trước Ủy ban CEDAW.
23 Chuyên gia LHQ thuộc Uỷ ban CEDAW chất vấn Phái đoàn Hà Nội trong suốt ngày 10 tháng 7 trên các lĩnh vực mà LHQ quan ngại, như : Bạo hành gia đình, buôn bán phụ nữ và trẻ em, giới nữ bị nhiễm HIV, các vi phạm quyền sinh nở, kỳ thị giới tính trong sách giáo khoa, quyền lao động, hố sâu giàu nghèo, đặc biệt đối với phụ nữ dân tộc ít người, như Dega, người Thượng, Khmer Krom, v.v...
Một vấn đề sôi nổi là tình trạng của những tổ chức xã hội dân sự độc lập, và người phụ nữ bảo vệ nhân quyền bị đánh đập, sách nhiễu, đe doạ, do các Phúc trình phản bác cung cấp.
Vì chúng tôi đọc được nhiều phúc trình về vấn đề những phụ nữ hoạt động bảo vệ nhân quyền bị bắt bớ tuỳ tiện và hiện còn bị giam giữ. Tôi xin quý ngài cung cấp các thông tin về hiện trạng những người bị bắt giam nàyBà Patten hỏi phái đoàn VN
Bà Leinarte, Chuyên gia nước Lithuani hỏi : “Xin cho biết tình trạng các Xã hội dân sự tại Việt Nam, những điều kiện hoạt động của họ diễn tiến ra sao ?”.
Tiếp đấy, Bà Patten, Chuyên gia nước Mauritius lên tiếng : “Tôi muốn biết Việt Nam có luập pháp đặc thù dành cho quyền giới tính và chính sách bảo vệ phụ nữ hoạt động cho nhân quyền, đặc biệt những điều luật bảo vệ họ trước những đàn áp, cho phép họ làm ăn trong cộng đồng mà không sợ hãi bị báo thù ? Vì chúng tôi đọc được nhiều phúc trình về vấn đề những phụ nữ hoạt động bảo vệ nhân quyền bị bắt bớ tuỳ tiện và hiện còn bị giam giữ. Tôi xin quý ngài cung cấp các thông tin về hiện trạng những người bị bắt giam này”.
Ông Diệp, Trưởng phái đoàn, trả lời: Ở Việt Nam không có bất cứ ngăn cấm nào về việc bảo vệ nhân quyền. Tất cả những hoạt động trong khuôn khổ pháp luật đều được bảo vệ. Tôi bất ngờ, tôi không nghe bất kỳ một trường hợp nào hoạt động vì bảo vệ nhân quyền mà bị bắt”.
Bà Leinarte, Chuyên gia nước Lithuani, đáp ngay và đưa ra trường hợp của bà Trần thị Nga bị công an đánh đập gần đây (trường hợp mà Ông Võ Văn Ái đã nêu lên với các Chuyên gia LHQ qua buổi hội luận góp ý).
Phái đoàn Hà Nội trả lời là chúng tôi không có thông tin gì trong vụ này.
Phụ nữ và đàn ông rất khác nhau là điều rất đúng. Nhưng sự sai khác đến từ văn hoá truyền thống, chứ không đến từ vấn đề sinh học biến người phụ nữ hoặc bình đẳng với đàn ông, hoặc thấp hạng và mất đặc quyềnBà Leinarte
Ủy ban CEDAW cho Phái đoàn Hà Nội 48 tiếng đồng hồ để điều tra và trả lời.
Chuyên gia Lilian Hofmeister nước Austria than phiền : “Theo cấu trúc quốc gia người phụ nữ và bé gái Việt Nam bị xem như công dân hạng hai theo truyền thống văn hoá, là điều vi phạm nhân quyền. 30 năm sau khi Việt Nam tham gia ký kết Công ước CEDAW, vẫn tồn tại ở Việt Nam việc thích quý con trai, và sự mất cân bằng phi tự nhiên về vấn đề chọn lựa trai/gái trong các vụ phá thai. Chẳng nghi ngờ gì nữa việc đàn ông và thiếu nhi nam mang nhiều đặc quyền trong xứ sở các ông. Với những nỗ lực nào chính phủ ông thay đổi thái độ phụ hệ đang hăm doạ hằng ngày các điều kiện sống của các bé gái và phụ nữ ? Các ông có chương trình gì khai thông chống lại sự phá các thai nhi gái, bắt trẻ em cưới hỏi, bán dâm, xâm phạm tình dục trẻ em ?”.
Ông Bruun, Chuyên gia nước Finland tỏ vẻ lo âu về những vi phạm lao động đối với phụ nữ : “Sự chênh lệch lương bỗng giữa phụ nữ và đàn ông. Lương phụ nữ chỉ bằng 70 tới 80% lương đàn ông. Rất đông phụ nữ làm công trong các khu vực không chính thức không được hưởng quyền an sinh xã hội hay các quyền lợi xã hội khác. Các ông sẽ làm gì để bảo vệ họ ? Các phúc trình cho chúng tôi biết một số trường hợp kỳ thị đối xử trong thực tế, ví dụ như hợp đồng lao động bắt không được mang thai trong thời hạn hợp đồng ba năm”.
Ông cũng nêu lên nhiều vấn đề khác, như Bộ Luật Lao Động cấm sách nhiễu tình dục nơi làm việc, nhưng chẳng đưa ra biện pháp nào để kỷ luật những người chủ vị phạm; việc Việt Nam có danh sách 38 điều cấm phụ nữ làm một số công việc do vấn đề sinh học của phái yếu, là điều trái với Công Ước CEDAW, đảm bảo bình đẳng giới tính.
Bà Leinarte, Lithuania, đồng ý với ông Bruun và nhấn mạnh : Phụ nữ và đàn ông rất khác nhau là điều rất đúng. Nhưng sự sai khác đến từ văn hoá truyền thống, chứ không đến từ vấn đề sinh học biến người phụ nữ hoặc bình đẳng với đàn ông, hoặc thấp hạng và mất đặc quyền.
Cái cơ chế và giám sát đối với đất đai thì quả thực là một cơ chế khá cồng kềnh. Ờ ờ… không phải là cồng kềnh mà là khá phức tạp về nội dung Luật đất đai, thì nó rất là phức tạp. Thế còn cái số liệu bao nhiêu người… bao nhiêu người cái thông tin đó khá cụ thể vì nó thay đổi từng ngày, công việc rất là dài. Về cái thông tin này thì chúng tôi xin lỗi không nắm đượcÔng Diệp phái đoàn VN
Nhiều câu hỏi không được Phái đoàn Việt Nam trả lời, trá hình dưới cách nói chung chung, trích dẫn luật pháp để biện minh. Thỉnh thoảng phái đoàn lâm tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Như khi các chuyên gia hỏi về thông tin phụ nữ mại dâm hay bị nhiễm HIV bị kỳ thị nhiều hơn so với giới đàn ông, Ông Doãn Mậu Diệp Trưởng phái đoàn bác bỏ :
Cái ghi nhận của xã hội là không hề có cái sự phân biệt là nam bị nhẹ hơn, nữ bị nặng hơn, không hề có cái sự đó
Trái lại, bà đại diện bộ Y tế thì “Theo một cái cuộc điều tra quy mô nhỏ mới nhất, năm 2014, thì chúng tôi thấy là nhóm phụ nữ bán dâm và phụ nữ bị nhiễm HIV là hai nhóm có tỷ lệ kỳ thị vẫn còn cao, trong khi, cùng một trường hợp nhiễm thì người nam giới có kỳ thị còn nhẹ nhàng hơn so với phụ nữ”.
Suốt 5 tiếng đồng hồ, các chuyên gia LHQ chất vấn từ tốn, lễ phép, nhưng lắm khi hóc búa, làm cho Phái đoàn Hà Nội lúng túng. Chẳng hạn như bà Acosta Chuyên gia xứ Peru hỏi về luật đất đai. Bà nói theo luật đất đai năm 2013 cho phép phụ nữ cùng chồng đứng tên trên giấy sử dụng đất đai, nhưng trong thực tế thì thế nào ? Có bao nhiêu phần trăm phụ nữ ký tên cùng chồng ? Có bao nhiêu phụ nữ goá bị mất đất khi chồng chết ?
Ông Diệp ấp úng nói : “Cái cơ chế và giám sát đối với đất đai thì quả thực là một cơ chế khá cồng kềnh. Ờ ờ… không phải là cồng kềnh mà là khá phức tạp về nội dung Luật đất đai, thì nó rất là phức tạp. Thế còn cái số liệu bao nhiêu người… bao nhiêu người (cười) cái thông tin đó khá cụ thể vì nó thay đổi từng ngày, công việc rất là dài. Về cái thông tin này thì chúng tôi xin lỗi không nhắm được”.
Các câu chất vấn nào Phái đoàn không trả lời được, Uỷ ban cho phép Phái đoàn 48 tiếng đồng hồ để điều tra và trả lời.
Sắp tới, vào ngày 24 tháng 7 Uỷ ban CEDAW sẽ công bố Kết luận cuộc xem xét Phúc trình Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị yêu sách thực hiện cho việc bảo vệ và thăng tiến Quyền Phụ nữ chiếu theo Công ước Xóa bỏ tất cả các Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW) của LHQ.
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á Châu Tự do tường trình từ LHQ Genève
Nhóm tín hữu Cao Đài chân truyền tại An Hòa lại bị tấn công và hành hung
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-07-15
Các tín hữu Cao Đài chơn truyền đang tiến hành tụng kinh cúng lễ bỉ an ninh bao vây và trấn áp (năm 2011)-File photo
Một vụ xô xát giữa nhón tín đồ Cao Đài chân truyền và nhóm do Hội đồng Chưởng quản theo Nhà nước xảy ra hôm nay tại tư gia của bà Nguyễn thị Kim Thoa, ấp An Quới, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Vụ việc căng thẳng gây thương tích cho người trong gia đình được báo cho công an xã cũng như huyện, thế nhưng phía bị nạn cho rằng công an đến mà không giải quyết gì.
Bà Nguyễn thị Kim Thoa trình bày:
“ Tôi nhờ chức sắc của Hội thánh Cao Đài gốc năm 1926 cùng các đại hữu tu tại gia đến để cầu nguyện để tôi thờ Thánh tượng Thiên Nhãn; thế mà cai quản Thánh Thất là thượng tự Thanh dẫn đầu một nhóm gồm đạo tỳ và đạo hữu qua đập cửa, khóa và phá nhà của tôi. Dù tôi đang cúng cũng nắm đầu đạp vào tôi, đập bể kiếng nhà. Chồng tôi không thấy đường cũng bị đánh, con tôi thấy vậy chạy đến ngăn cũng bị đánh.”
Bà Thoa cho biết khi xảy ra vụ việc có báo cho công an xã nhưng không được giải quyết; sau đó gia đình báo lên công an huyện. Cả hai cấp cũng không giải quyết can ngăn kịp thời.
Vào lúc 3 giờ chiều, gia đình đến tại trụ sở công an huyện Trảng Bảng đề khiếu nại sự việc và người trực ban yêu cầu làm đơn kê khai trình báo để giải quyết sau.
Chúng tôi gọi điện thoại đến trực ban Công an huyện Trảng Bàng nhưng máy luôn bận.
Được biết đây là lần thứ hai nhóm tín hữu Cao Đài chân truyền tại xã An Hòa, huyện Trảng Bàng bị nhóm theo Nhà nước hành hung nhưng công an không hề ngăn cản.
Tình trạng hành hung những tín đồ Cao Đài chân truyền bởi nhóm do Nhà nước lập ra gọi là Hội đồng Chưởng Quản được các nạn nhân cho biết lâu nay còn xảy ra ở nhiều địa phương khác nữa trên cả nước. Và mỗi khi xảy ra sự việc, người bị nạn đều chỉ biết kêu cứu đến công an địa phương; nhưng công an làm ngơ như vụ tại ấp An Quới, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh trong ngày hôm nay 15 tháng 7 năm 2015.
2015-07-15
Các tín hữu Cao Đài chơn truyền đang tiến hành tụng kinh cúng lễ bỉ an ninh bao vây và trấn áp (năm 2011)-File photo
Một vụ xô xát giữa nhón tín đồ Cao Đài chân truyền và nhóm do Hội đồng Chưởng quản theo Nhà nước xảy ra hôm nay tại tư gia của bà Nguyễn thị Kim Thoa, ấp An Quới, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Vụ việc căng thẳng gây thương tích cho người trong gia đình được báo cho công an xã cũng như huyện, thế nhưng phía bị nạn cho rằng công an đến mà không giải quyết gì.
Bà Nguyễn thị Kim Thoa trình bày:
“ Tôi nhờ chức sắc của Hội thánh Cao Đài gốc năm 1926 cùng các đại hữu tu tại gia đến để cầu nguyện để tôi thờ Thánh tượng Thiên Nhãn; thế mà cai quản Thánh Thất là thượng tự Thanh dẫn đầu một nhóm gồm đạo tỳ và đạo hữu qua đập cửa, khóa và phá nhà của tôi. Dù tôi đang cúng cũng nắm đầu đạp vào tôi, đập bể kiếng nhà. Chồng tôi không thấy đường cũng bị đánh, con tôi thấy vậy chạy đến ngăn cũng bị đánh.”
Bà Thoa cho biết khi xảy ra vụ việc có báo cho công an xã nhưng không được giải quyết; sau đó gia đình báo lên công an huyện. Cả hai cấp cũng không giải quyết can ngăn kịp thời.
Vào lúc 3 giờ chiều, gia đình đến tại trụ sở công an huyện Trảng Bảng đề khiếu nại sự việc và người trực ban yêu cầu làm đơn kê khai trình báo để giải quyết sau.
Chúng tôi gọi điện thoại đến trực ban Công an huyện Trảng Bàng nhưng máy luôn bận.
Được biết đây là lần thứ hai nhóm tín hữu Cao Đài chân truyền tại xã An Hòa, huyện Trảng Bàng bị nhóm theo Nhà nước hành hung nhưng công an không hề ngăn cản.
Tình trạng hành hung những tín đồ Cao Đài chân truyền bởi nhóm do Nhà nước lập ra gọi là Hội đồng Chưởng Quản được các nạn nhân cho biết lâu nay còn xảy ra ở nhiều địa phương khác nữa trên cả nước. Và mỗi khi xảy ra sự việc, người bị nạn đều chỉ biết kêu cứu đến công an địa phương; nhưng công an làm ngơ như vụ tại ấp An Quới, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh trong ngày hôm nay 15 tháng 7 năm 2015.
Subscribe to:
Posts (Atom)